Category Archives: Luận – Chánh Văn

Milarepa Trăm Ngàn Bài Ca: 1: CÂU CHUYỆN THUNG LŨNG HỒNG THẠCH NGỌC

– Extract from The Hundred Thousand Songs of Milarepa, first story: “The Tale of Red Rock Jewel Valley”
Tác Giả – Author: Milarepa
– Việt ngữ: Hồng Như Việt dịch – Vietnamese only
Điều kiện – Prerequisites: Mọi người đều có thể đọc – Everyone can read

 

Continue reading

ĐẠO SƯ DU GIÀ Lama Tsongkhapa (Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Đâu Xuất Tịnh Độ – Ganden Lha Gyama)

 – English Title: Hundreds Deities of Tushita
– Tibetan:  GANDEN LHA GYA MA
– Ngôn ngữ: Anh – Việt – Tạng Âm
Việt ngữ: Hồng Như
Điều kiện – Prerequisites: Mọi người đều có thể đọc và hành trì – Everyone can read and practice

Continue reading

Lama Tsongkhapa: NỀN TẢNG MỌI THIỆN ĐỨC

 – English Title: The Foundation of All Good Qualities
– Tibetan:  ཡོན་ཏན་གཞིར་གགྱུར་མ།
Tác Giả (Author):
Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug)
Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2011.
Continue reading

Dza Patrul Rinpoche: KHO TÀNG TÂM CỦA ĐẤNG GIÁC NGỘ

Tác Luận: Dza Patrul Rinpoche
CHÁNH VĂN: Công Phu Kiến, Tu và Hạnh
Còn có tên là: Bài Pháp Đầu, Giữa, Cuối Đều Thiện
Việt dịch: Hồng Như, bản hiệu đính tháng 09/2015.

Continue reading

Gyalse Thogme Zangpo: TRÊN ĐƯỜNG TU BỆNH KHỔ GÁNH LÀM SAO

 

TRÊN ĐƯỜNG TU BỆNH KHỔ GÁNH LÀM SAO
༈ ནད་ལ་སོགས་པ་ལམ་དུ་འཁྱེར་ཚུལ།
Tác luận: རྒྱལ་སྲས་ཐོགས་མེད་བཟང་པོ། Gyalse Thogme Zangpo (1297-1371)
Việt ngữ: Hồng Như, 2015, nhuận văn 2018, 2021

Continue reading

Langri Thangpa: TÁM THI KỆ CHUYỂN TÂM

 – [Eight Verses for Training the Mind] –
Tác Giả (Author): Geshe Langri Thangpa (thế kỷ thứ 12) –
Ngôn ngữ (language): Việt – English –
Việt ngữ: hồng như – bản dịch 2006

Continue reading

Kamalashila: TRÌNH TỰ TU THIỀN – Quyển Trung

EnglishStages of Meditation, by Acharya Kalamashila (not available here) –
Tác giả (Author): Liên Hoa Giới  (Kamalashila) –

Việt ngữ: Hồng Như – 
bản hiệu đính, 06/2008, nhuận văn 07/2009, 06/2015.
Hạ Tải văn bản chánh văn tại www.hongnhu.org/thu-muc/#trinh-tu-tu-thien

Continue reading

Lama Tsongkhapa: LAMRIM TINH YẾU LUẬN: Chứng Đạo Ca

– English Title: Song of Experience
– Tác Giả (Author):
Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug)
– Việt ngữ: Hồng Như
      1: Bản mới, nhuận văn 2021 (dịch từ Tạng ngữ)
      2: Bản mới 2019: Tạng Anh Việt (dịch từ Tạng ngữ)
      3: Bản cũ 2004 (dịch từ Anh ngữ)

      BẢN MỚI, DỊCH TỪ TẠNG NGỮ (2019, nhuận văn 2021)

      Tiếng Việt

      Tibetan title: Lam rim nyams mgur
      Tựa đề tiếng Việt: LAMRIM CHỨNG ĐẠO CA
      : Tinh Yếu Trình Tự Đường Tu Giác Ngộ

      1. Thân sinh ra từ / muôn vạn thiện lành;
      Lời nói toàn thành / nguyện ước chúng sinh;
      Ý thấy khắp cả / đúng như sự thật:
      Trước bậc đứng đầu / dòng họ Thích ca / con xin đảnh lễ.

      2. Là trưởng tử của / bậc Thầy vô song,
      Đảm đương việc làm / của khắp chư Phật,
      Du hí thị hiện / hằng sa cõi giới:
      Di Lạc, Văn Thù / con xin kính lễ.

      3. Dù nghĩa Phật mẫu / thậm thâm khó lường,
      Vẫn giảng đúng như / ý thật của Phật:
      Long thọ, Vô trước, / ba cõi danh lừng,
      Đê đầu dưới chân / con xin kính lễ.

      4. Là người tiếp giữ / mọi điểm tinh yếu / kho tàng khai thị / đầy đủ không sai
      Của hai đường tu / tri kiến thâm sâu, / thiện hạnh quảng đại,
      Được truyền xuống từ / nhị đại tổ sư.
      Đức Atisa (Di-pam-ka-ra), con xin kính lễ.

      5. Ân sư là mắt / cho chúng con nhìn / muôn trùng kinh điển;
      Là lòng sông cạn / đưa kẻ thiện duyên / sang bờ giải thoát;
      Từ bi vận dụng / mọi thiện phương tiện, / soi tỏ lối đường:
      Khắp đấng Ân sư / con xin kính lễ.

      6. Là ngọc trang nghiêm / trên đỉnh bậc trí / cõi Diêm phù đề;
      Tràng phang danh xưng / lẫy lừng khắp chúng;
      Pháp chân truyền từ / Long thọ, Vô trước:
      Là Trình Tự Đường / Dẫn Đến Giác Ngộ.

      7. Vì bởi pháp này / làm tròn nguyện ước / chín loại chúng sinh
      Nên đây chính là / vua của vua pháp,
      Là lòng biển rộng / rạng ngời khéo giảng,
      Nơi ngàn dòng suối / luận văn đổ về.
      Giúp người tu hiểu / trăm vạn pháp môn / vốn không mâu thuẫn;
      Giúp trọn pháp Phật / tỏa rạng thành lời / trực chỉ khai thị / trong trí người tu;
      Giúp cho dễ dàng / hiểu được ý Phật;
      Giúp giữ người tu / thoát khỏi hố thẳm / của đại ác hạnh.
      Vì vậy nhiều bậc / thiện duyên Ấn-Tạng
      Dốc tâm nương vào / diệu pháp này đây.
      Trình tự đường tu / ba căn cơ này,
      Kẻ trí không ai / không bị cuốn hút.

      8. Pháp này thu nhiếp / trọn lời Phật dạy,
      Nên giảng hay nghe / dù chỉ một lần,
      Đều như giảng, nghe / toàn bộ diệu Pháp,
      Lợi ích nhất định / sẽ như sóng cả, / vì vậy hãy nên / chuyên chú tư duy.

      9. Rồi sẽ thấy ra / gốc rễ duyên lành
      Cho mọi thiện lành / đời này kiếp sau
      Nằm ở nỗ lực / mang tâm và hạnh / nương dựa đúng cách
      Nơi đấng đạo sư, / là người chỉ cho / đường tu giác ngộ.
      Thấy điều này rồi / cho dù mất mạng / cũng không từ bỏ,
      Phải gắng làm cho / đạo sư hoan hỉ / bằng cách tu theo / lời của đạo sư.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy,
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      10. Thân người ung dung / quí giá còn hơn / bảo châu như ý
      Đến chỉ một lần / cực kỳ khó gặp,
      Lại dễ mất như / tia chớp giữa trời.
      Thấy rõ kiếp người / chóng vánh như vậy,
      Chuyện đời khác gì / trấu lép loạn bay.
      Nên ngày lẫn đêm / phải luôn tận dụng / tinh túy thân này.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy,
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      11. Chết rồi chắc gì / không rơi ác đạo,
      Giúp thoát sợ này / chỉ có Tam Bảo.
      Vậy tâm qui y / phải giữ cho chắc,
      Đừng bao giờ để / phá hạnh qui y.
      Muốn được như vậy / phải khéo nghĩ về / nghiệp quả thiện ác,
      Để biết chọn việc / nên bỏ, nên làm.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy,
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      12. Thân người đủ mọi / phẩm tướng cần thiết / để theo thắng đạo,
      Nếu như thiếu đi / thì đường giác ngộ / không thể bứt phá.
      Vậy phải gắng sao / cho có đủ cả.
      Vì bởi ba cửa / nhuốm đầy cấu nhiễm / ác nghiệp, rơi đọa,
      Khẩn thiết nhất là / tẩy tịnh nghiệp chướng,
      Nên bốn sám lực / phải thường trân quí / áp dụng siêng năng.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      13. Tai hại khổ đế / không nỗ lực quán
      Thì tâm cầu thoát / không thật phát sinh.
      Nguyên nhân của khổ / luân chuyển thế nào, / nếu không quán chiếu
      Thì gốc luân hồi / không biết cách chặt.
      Cần nhất phải biết / chán khổ sinh tử, / khởi tâm cầu thoát,
      Và biết điều gì / trói buộc mình trong / sinh tử luân hồi.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy,
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      14. Phát tâm bồ đề / là cốt lõi của / đường tu Đại thừa;
      Nền tảng, chỗ dựa / của khắp muôn trùng / sóng cả thiện hạnh;
      Tựa như thuốc tiên / hóa sắc thành vàng, / biến tất cả thành / hai kho phước trí;
      Là cả kho tàng / công đức đồ sộ, / chứa hết vô lượng / thiện đức bồ đề.
      Vì biết điều này / nên chư bồ tát / uy dũng tự tại
      Gìn giữ tâm ấy / sâu thẳm bên trong / cốt tủy pháp hành.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      15. Thí là ngọc quý / toàn thành ước nguyện / cho khắp chúng sanh;
      Vũ khí thượng thặng / chặt phăng nút thắt / của lòng keo bẩn;
      Là hạnh bồ tát / sinh nguồn dũng cảm / không hề chán mệt;
      Và là nền tảng / khiến cho danh lành / truyền khắp mười phương.
      Vì biết điều này / nên người có trí / xả hết thân mạng / tài sản công đức,
      Chỉ để nương theo / con đường lành này.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      16. Giới là nước trong / giặt sạch tất cả / vết nhơ ác nghiệp;
      Là ánh trăng thanh / xoa dịu nỗi đau / rát bỏng phiền não;
      Đứng giữa phàm phu, / thân thể rạng ngời / như núi Tu di,
      Không cần thị uy / nhiếp phục khắp cả.
      Vì biết điều này / nên chư giác giả,
      Giữ giới đã thọ / quí như đôi mắt.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      17. Nhẫn là trang sức / quí giá nhất cho / người có quyền năng;
      Là sức chịu đựng / tuyệt bậc dành cho / bức bách phiền não;
      Là kim sí điểu / bay vút giữa trời, / làm khắc tinh của / rắn thù sân hận;
      Là lớp giáp bào / kiên cố ngăn chận / vũ khí ác ngữ.
      Biết vậy cho nên / giáp bào kham nhẫn,
      Bằng đủ mọi cách / phải tập làm quen.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      18. Khoát lớp giáp bào / tinh tấn bất thoái
      Thì học và chứng / tăng trưởng nhanh như / trăng đến độ rằm,
      Làm gì cũng đều / tràn đầy ý nghĩa,
      Và đều mang đến / kết quả mong cầu.
      Vì biết như vậy / nên chư bồ tát
      Cuộn sóng tinh tấn / quét sạch hết thảy / mọi kiểu biếng lười.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      19. Định là đại vương / ngự trị tâm thức.
      Để yên, bất động / như núi Tu Di
      Mở ra, thu nhiếp / toàn bộ thiện pháp,
      Cho hỉ lạc nhờ / nhu nhuyễn thân tâm.
      Vì biết vậy nên / hành giả tự tại
      Luôn nương pháp định / diệt thù tán tâm.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      20. Tuệ là đôi mắt / thâm chứng tánh Như;
      Là con đường bứng / sạch gốc luân hồi;
      Là kho tánh đức / kinh luận tán thán;
      Và nổi danh là / ngọn đèn vô thượng / xua bóng vô minh.
      Vì biết như vậy / nên người có trí / tìm cầu giải thoát
      Nỗ lực đủ cách / tu theo đường này.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      21. Nếu chỉ dựa vào / mỗi định-nhất-tâm / thì không thấy được
      Khả năng chặt đứt / gốc rễ luân hồi.
      Nếu chỉ có tuệ / thiếu đi tịnh chỉ
      Thì dù quán chiếu / truy tìm đến đâu / vẫn không thể nào / dứt được phiền não.
      Vì vậy kẻ trí / lấy tuệ thâm nhập / vào chân thực tại
      Cưỡi trên lưng ngựa / tịnh chỉ diệu trạm;
      Dùng vũ khí bén / luận lý Trung đạo / không vướng biên kiến
      Phá tan hết thảy / khái niệm phân biệt / chấp thường chấp đoạn.
      Dùng tuệ rộng lớn / quán chiếu chính xác
      Để làm khai mở / trí chứng tánh Như.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      22. Nhờ thiền nhất tâm / mà đạt tam muội,
      Chẳng gì đáng nói. / Dùng quán sát trí
      Truy xét tầm tư, / mà vẫn yên lắng,
      Bất động vững vàng / nơi chân thực tại,
      Thấy rồi nỗ lực / hợp nhất chỉ quán,
      Đây mới chính thật / là điều nhiệm mầu.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      23. Khi vào trong định, Không – như không gian;
      Khi xuất trở ra, Không – như huyễn cảnh;
      Tán dương những ai / nhờ tu như vậy / hợp nhất phương tiện / cùng với trí tuệ
      Nhờ đó siêu việt / các hạnh bồ tát.
      Để chứng điều này / nên bậc thiện duyên
      Không đành lòng với / đường tu riêng lẻ.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      24. Như thế chính là / đường tu phổ thông, / thiết yếu cho hai / thắng đạo đại thừa.
      là cỗ xe nhân / và cỗ xe quả.
      Tu rồi hãy tìm / nương sự che chở / của bậc thuyền trưởng / trí tuệ tài ba
      Để mà bước vào / biển cả mật pháp.
      Rồi nhờ dựa vào / lời giảng toàn hảo
      Sẽ không phí uổng / thân người có đây.
      Thầy là hành giả / đã tu như vậy
      Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.

      25. Vì để huân tập / tâm của chính mình,
      Cũng để làm lợi / cho hàng thiện duyên,
      Thầy đã giải thích / bằng lời dễ hiểu
      Trọn vẹn đường tu / khiến Phật đẹp lòng.
      Nương công đức này / nguyện cho chúng sinh
      Không bao giờ lìa / chánh đạo tối thượng.
      Thầy là hành giả / đã nguyện như vậy.
      Con cầu giải thoát / cứ hãy nguyện theo.

      Trình tự đường tu giác ngộ được trình bày ngắn gọn theo dạng dễ nhớ khó quên, do tỷ kheo đa văn, người đã buông xả, tên Lobsang Drakpa [Lama Tsongkhapa] viết nơi núi lớn lan nhã tại Geden Nampar Gyalwai Ling.

      Bản tiếng Việt: Hồng như Thupten Munsel, 2019: Bản mới dịch lại từ Tạng ngữ, tham khảo với ba bản dịch, Alex Berzin, Thupten Jinpa và Ven. Joan Nicell.

      Atisa: BỒ ĐỀ ĐẠO ĐĂNG LUẬN: Ngọn Đèn Soi Đường Giác Ngộ

      English version: A Lamp for the Path to Enlightenment << Link to Lama Yeshe Wisdom Archives >> –
      Tác Giả: Atisha Dipamkara Shri Jnana (982-1054) –
      Tựa Đề: Bồ Đề Đạo Đăng Luận (Đèn Soi Đường Giác Ngộ) – 
      Việt ngữ:  Hồng Như, ấn bản tháng 07 năm 2005.
      Hạ Tải văn bản chánh văn tại www.hongnhu.org/thu-muc/#bo-de-dao-dang-luan

      Continue reading

      Jamgon Kongtrul đời thứ 1: GỌI THẦY TỪ CHỐN XA

      – English Title: A Prayer Calling the Lama from Afar – (Not available on this website) –
      Tựa đề tiếng Tạng: ༄༅།།བླ་མ་རྒྱང་འབོད་ཀྱི་གསོལ་འདེབས་མོས་གུས་སྙིང་གི་གཟེར་འདེབས་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།། –
      Tác luận (Author): Jamgon Kongtrul đời thứ nhất Lodro Thayé –
      Việt ngữ: Hồng Như – Bản dịch hiệu đính tháng 7/2015.
      Điều kiện hành trì: Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc tụng.

      Continue reading

      Dza Patrul Rinpoche: CHÓI RẠNG ÁNH MẶT TRỜI (Cẩm Nang Hành Trì Nhập Bồ Đề Hạnh Luận)

       – A commentary on Shantideva’s Bodhisattva Way Of Life, by Patrul Rinpoche
      ༄༅། །བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་སྤྱོད་པ་ལ་འཇུག་པའི་སྒོམ་རིམ་རབ་གསལ་ཉི་མ་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ། ། –
      Tác Luận: Đức DZA PATRUL RINPOCHE
      Việt ngữ
      : Hồng Như, bản tháng 9/2013
      Hạ Tải PDF:  <<Chói Rạng Ánh Mặt Trời – Sách PDF  >>
      Điều kiện hành trì: Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc và hành trì.

      Cẩm nang hành trì: Thọ Bồ Tát Giới – Tu Bồ Tát Hạnh theo Nhập Bồ Đề Hạnh Luận của ngài Tịch Thiên (Shantideva) –
      Continue reading

      Shantideva: NHẬP BỒ ĐỀ HẠNH LUẬN

       Entering the Bodhisattva Way Of Life (English translation not available here) –
      Bước Vào Đường Đi của Bồ Tát
      Tác Luận: Thánh Giả Tịch Thiên [Shantideva] –
      Vìệt dịch: hồng như – Bản hiệu đính, 21/03/2014.
      Điều kiện hành trì: Pháp phổ thông, ai cũng có thể đọc và hành trì.

      Continue reading

      image_pdfimage_print