Atisa: CHUỖI NGỌC BỒ TÁT

-Tựa Đề Tạng Ngữ (Tibetan Title): བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་ནོར་བུའི་ཕྲེང་བ།
-Tác giả (author): Dipamkaraśrijñana (Je Atisa)
-Việt ngữ: Hồng Như, bản nháp 2019

Chuỗi Ngọc Bồ Tát

Tựa đề tiếng Phạn: Bodhisattvamanevali 
Tựa đề tiếng Tạng: changchub sempé norbü trengwa

Kính lễ Tâm Đại Bi
Kính lễ chư Thượng Sư
Kính lễ chư Tôn của tín tâm

1. Nghi hoặc vướng tâm, buông bỏ hết
Dốc tâm tận lực nơi pháp hành
Chìm, chậm và lười đều triệt bỏ
Phải luôn nỗ lực và tinh tấn

2.  Chánh niệm, tỉnh giác, bất phóng dật
Luôn dùng để giữ cửa giác quan
Ban ngày ba buổi, đêm ba buổi
Luôn xét tới lui dòng tâm thức

3. Lỗi ở nơi mình phải nói lớn
Còn lỗi người khác chớ tìm tòi
Công đức của mình nên giữ kín
Công đức của người phải nói ra

4. Phú quí, vinh quang, đều từ bỏ
Lợi danh mọi lúc đều phải buông
Phải biết thiểu dục và tri túc
Thọ ơn thì phải biết trả ơn

5. Tâm từ tâm bi, phải huân tập
Giữ tâm bồ đề thật vững chắc
Mười điều bất thiện, luôn từ bỏ
Tín tâm luôn giữ thật vững bền

6. Phẫn nộ ngã mạn đều phải diệt
Còn tâm khiêm hạ giữ bên mình
Nghề nghiệp bất thiện phải từ bỏ
Sinh sống bằng nghề thuận chánh pháp

7. Tài vật hết thảy đều buông bỏ
Trang điểm bằng tài sản Thánh nhân [xem chi tiết đoạn 25-26]
Bao nhiêu náo nhiệt buông ra cả
Ở nơi lan nhã mà an trú

8. Chuyện phiếm tào lao buông bỏ hết
Phải luôn tự chủ lời nói ra
Khi gặp đạo sư, thầy truyền giới
Khởi tâm thành kính muốn hầu Thầy

9. Đối với những ai có mắt pháp
Hay với chúng sinh mới nhập môn
Phải biết tất cả là Đạo sư
Khi gặp bất kỳ chúng sinh nào
Biết là cha mẹ, con cháu mình

10. Bạn bè bất thiện buông bỏ hết
Bậc thiện tri thức, phải nương vào
Bỏ tâm giận dữ và không vui
Còn chỗ nào vui, phải đi đến

11. Bất kể tham gì, cũng bỏ hết
Phải về trú ở sự không tham
Tham thì thiện đạo cũng không đạt
Và làm đứt mạng của giải thoát

12. Hễ thấy pháp gì mang vui đến
Cứ luôn ở đó mà dụng công
Đầu tiên bắt đầu như thế nào
Thì hãy cứ thế mà tu trước
Được vậy mọi sự đều sẽ tốt
Bằng không sẽ chẳng việc gì xong

13. Vì không hề vui cùng việc ác
Cho nên hễ khởi niệm tự cao
Thì ngay lúc ấy chặt ngã mạn
và phải nhớ lời dạy của Thầy

14. Bao giờ tâm lý nổi chán chường
Thì phải tán thưởng, nâng tâm lên
Quán về tánh không của cả hai.
Khi gặp cảnh nào khiến tham sân
Thì thấy chỉ như giả, như huyễn

15. Khi nghe phải lời nói khó nghe
Phải thấy chỉ như là tiếng vang
Bao giờ thân thể bị thương tổn
Phải thấy đó là do nghiệp cũ

16. Trú nơi lan nhã miền xa vắng
Giống như xác chết loài thú hoang
Phải tự dấu kín bản thân mình
Và phải trú ở sự không tham

17. Luôn luôn giữ vững thệ nguyện mình.
Khi nào nổi cơn lười giải đãi
Khi ấy hãy tự đếm lỗi mình
Nhớ lại tinh túy của giới luật

18. Khi nào gặp mặt bất kỳ ai
Thì lời nói phải nhẹ và thật
Mặt mày cau có đều bỏ hết
Phải luôn gìn giữ một nụ cười

19. Nói chung mỗi khi gặp người khác
Hãy vui mà cho, đừng bủn xỉn
Đố kị ghét ghen đều từ bỏ

20. Vì để giữ gìn tâm người khác
Nên mọi tranh chấp đều bỏ đi
Giữ tâm kham nhẫn cạnh bên mình

21. Đừng dua nịnh cũng đừng thay đổi
Trước sau như một, đáng tin cậy
Bỏ hết thái độ khinh rẻ người
Ngược lại luôn giữ lòng thành kính

22. Bao giờ cho người lời giáo huấn
Phải bằng tâm từ bi lợi tha
Giáo pháp Phật cho đừng phỉ báng
Pháp nào mà lòng thiết tha muốn
Thì nơi mười cửa pháp hạnh này
Ngày đêm chia ra mà dụng công

23. Ba thời thiện đức được bao nhiêu
Hồi hướng về đại vô thượng giác
Rãi hết công đức cho chúng sinh
Thất chi đại nguyện luôn hiến cúng

24. Làm được như vậy thì hai kho
Tư lương phước trí sẽ viên thành
Và hai chướng ngại sẽ đoạn diệt
Thân người này sẽ đầy ý nghĩa
Quả vô thượng giác sẽ viên thành

25. Tài sản sự tin và giữ giới
Tài sản của sự cho, sự nghe
Tài sản của tâm tàm, tâm quí
Và của trí tuệ, bảy kho tàng.

26. Hết thảy ngọc báu thắng diệu này
Là bảy tài sản không vơi cạn
Ai không phải người, đừng cho biết.

Ở giữa đám đông xét lời nói
Khi ở một mình tự xét tâm

Đến đây chấm dứt bài pháp Chuỗi Ngọc Bồ Tát do Sư trưởng Ấn độ Dipamkaraśrijñana soạn tác

༄༅༎རྒྱ་གར་སྐད་དུ།བོ་དྷི་སཏྭ་མ་ཎྀ་ཨ་བ་ལི།  བོད་སྐད་དུ།བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་ནོར་བུའི་ཕྲེང་བ།  ཐུགས་རྗེ་ཆེན་པོ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ༎  བླ་མ་རྣམས་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ༎  དད་པའི་ལྷ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ༎  ཐེ་ཚོམ་ཐམས་ཅད་སྤང་བྱ་ཞེང་།  བསྒྲུབ་ལ་ནན་ཏན་གཅེས་སུ་བྱ༎  གཉིད་རྨུགས་ལེ་ལོ་རབ་སྤང་ཞིང་།  རྟག་ཏུ་བརྩོན་འགྲུས་འབད་པར་བྱ༎  དྲན་དང་ཤེས་བཞེན་བག་ཡོད་པས༎  དབང་པོའི་སྒོ་རྣམས་རྟག་ཏུ་བསྲུང༌༎  ཉིན་མཚན་དུས་གསུམ་ཡང་དང་ཡང༌༎  སེམས་ཀྱི་རྒྱུད་ལ་བརྟག་པར་བྱ༎  བདག་གི་ཉེས་པ་བསྒྲག་བྱ་ཞིང༌༎  གཞན་གྱི་འཁྲུལ་པ་བཙལ་མི་བྱ༎  བདག་གི་ཡོན་ཏན་སྦ་བྱ་ཞིང༌༎  གཞན་གྱི་ཡོན་ཏན་བསྒྲག་པར་བྱ༎  རྙེད་དང་བཀུར་སྟི་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  ཁྱེད་གྲགས་རྟག་ཏུ་སྤང་བར་བྱ༎  འདོད་པ་ཆུང་ཞིང་ཆོག་ཤེས་དང་༎  བྱས་ལ་དྲིན་དུ་བཟོ་བར་བྱ༎  བྱམས་དང་སྙིང་རྗེ་བསྒོམ་བྱ་ཞིང༌༎  བྱང་ཆུབ་སེམས་ནི་བརྟན་པར་བྱ༎  མི་དགེ་བཅུ་ནི་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  རྟག་ཏུ་དད་པ་བརྟན་པར་བྱ༎  ཁྲོ་དང་ང་རྒྱལ་གཞོམ་བྱ་ཞིང༌༎  དམན་པའི་སེམས་དང་ལྡན་པར་བྱ༎  ལོག་པའི་འཚོ་བ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  ཆོས་ཀྱི་འཚོ་བས་འཚོ་བར་བྱ༎  ཟང་ཟིང་ཐམས་ཅད་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  འཕགས་པའི་ནོར་གྱིས་བརྒྱན་པར་བྱ༎  འདུ་འཇི་[‘འཛི?]ཐམས་ཅད་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  དགོན་པ་ལ་ནི་གནས་པར་བྱ༎  འཁྱལ་བའི་ཚིག་རྣམས་སྤང་བང་ཞིང༌༎  རྟག་ཏུ་ངག་ནི་བསྡམ་པར་བྱ༌།  བླ་མ་མཁན་པོ་མཐོང་བའི་ཚེ ༎  གུས་པར་རིམ་གྲོ་བསྐྱེད་པར་བྱ༎  གང་ཟག་ཆོས་ཀྱི་མིག་ཅན་དང་།  ལས་དང་པོ་པའི་སེམས་ཅན་ལ༎  སྟོན་པའི་འདུ་ཤེས་བསྐྱེད་པར་བྱ༎  སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་མཐོང་བའི་ཚེ༎  ཕ་མ་བུ་ཚའི་འདུ་ཤེས་སྐྱེད༎  སྡིག་པའི་གྲོགས་པོ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  དགེ་བའི་བཤེས་གཉེན་བསྟེན་པར་བྱ༎  སྡང་དང་མི་བདེའི་སེམས་སྤངས་ཞིང༌༎  གང་དུ་བདེ་བར་འགྲོ་བར་བྱ༎  གང་ལའང་ཆགས་པ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  ཆགས་པ་མེད་པར་གནས་པར་བྱ༎  ཆགས་པས་བདེ་འགྲོའང་མི་ཐོབ་ཅིང་།  ཐར་པའི་སྲོག་ཀྱང་གཅོད་པར་བྱེད༎  གང་དུ་བདེ་བའི་ཆོས་མཐོང་བ༎  དེར་ནི་རྟག་ཏུ་འབད་པར་བྱ༎  ཐོག་མར་བརྩམས་པ་གང་ཡིན་པ༎  དང་པོར་དེ་ཉིད་བསྒྲུབ་བྱ་སྟེ༎  དེ་ལྟ་ན་ནི་ཀུན་ལེགས་བྱས༎  གཞན་དུ་གཉིས་ཀ་འགྲུབ་མི་འགྱུར༎  རྟག་ཏུ་སྡིག་དང་དགའ་བྲལ་བས༎  གང་དུ་མཐོ་བའི་སེམས་བྱུང་ཚེ༎  དེ་ཚེ་ང་རྒྱལ་བཅག་བྱ་ཞིང༌༎  བླ་མའི་གདམས་ངག་དྲན་པར་བྱ༎  ཞུམ་པའི་སེམས་ནི་བྱུང་བའི་ཚེ༎  སེམས་ཀྱི་གཟེངས་ནི་བསྟོད་པར་བྱ༎  གཉིས་ཀ་སྟོང་པ་ཉིད་དུ་བསྒོམ༎  གང་དུ་ཆགས་སྡང་ཡུལ་བྱུང་ཚེ༎  སྒྱུ་མ་སྤྲུལ་པ་བཞིན་དུ་ལྟ༎  མི་སྙན་ཚིག་རྣམས་ཐོས་པའི་ཚེ༎  བྲག་ཆ་བཞིན་དུ་བལྟ་བར་བྱ༎  ལུས་ལ་གནོད་པ་བྱུང་བའི་ཚེ༎  སྔོན་གྱི་ལས་སུ་བལྟ་བར་བྱ༎  བས་མཐའ་དགོན་པར་རབ་གནས་ཤིང༌༎  རི་དྭགས་ཤི་བའི་རོ་བཞིན་དུ༎  བདག་གིས་བདག་ཉིད་སྦ་བྱ་ཞིང༌༎  ཆགས་པ་མེད་པར་གནས་པར་བྱ༎  རྟག་ཏུ་ཡི་དམ་བརྟན་བྱ་ཞིང༌༎  ལེ་ལོ་སྙོམས་ལས་སེམས་བྱུང་ཚེ ༎  དེ་ཚེ་བདག་ལ་རྔན་བགྲང་ཞིང༌༎  བརྟུལ་ཞུགས་སྙིང་པོ་དྲན་པར་བྱ༎  གལ་ཏེ་གཞན་དག་མཐོང་བའི་ཚེ༎  ཞི་དེས་གསོང་པོར་སྨྲ་བ་དང་། ༎  ཁྲོ་གཉེར་ངོ་ཟུམ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  རྟག་ཏུ་འཛུམ་ཞིང་གནས་པར་བྱ༎  རྒྱུན་དུ་གཞན་དག་མཐོང་བའི་ཚེ ༎  སེར་སྣ་མེད་ཅིང་སྦྱིན་ལ་དགའ༎  ཕྲག་དོག་ཐམས་ཅད་སྤང་པར་བྱ༎  གཞན་གྱི་སེམས་ནི་བསྲུང་བའི་ཕྱིར༎  རྩོད་པ་ཐམས་ཅད་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  རྟག་ཏུ་བཟོད་དང་ལྡན་པར་བྱ༎  ངོ་དགའ་མེད་ཅིང་གསར་འགྲོགས་མེད༎  རྟག་ཏུ་ཚུགས་ནི་ཐུབ་པར་བྱ༎  གཞན་ལ་བརྙས་པ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎  གུས་པའི་ཚུལ་གྱིས་གནས་པར་བྱ༎  གཞན་ལ་གདམས་ངག་བྱེད་པའི་ཚེ༎  སྙིང་རྗེ་ཕན་སེམས་ལྡན་པར་བྱ༎  ཆོས་ལ་བསྐུར་བ་མི་འདེབས་ཤིང་།     གང་མོས་དེ་ལ་འདུན་པ་དང་༎  ཆོས་སྤྱོད་རྣམ་བཅུའི་སྒོ་ནས་ནི༎  ཉིན་མཚན་ཕྱེད་པར་འབད་པར་བྱ༎  དུས་གསུམ་དགེ་བ་ཅི་བསགས་པ༎  བླ་མེད་བྱང་ཆུབ་ཆེན་པོར་སྔོ༎  བསོད་ནམས་སེམས་ཅན་རྣམས་ལ་བདར༌༎  རྟག་ཏུ་ཡན་ལག་བདུན་པ་ཡི༎  སྨོན་ལམ་ཆེན་པོ་གདབ་པར་བྱ༎  དེ་ལྟར་བྱས་ན་བསོད་ནམས་དང་༎  ཡེ་ཤེས་ཚོགས་གཉིས་རྫོགས་པར་འགྱུར༎  སྒྲིབ་པ་གཉིས་ཀྱང་ཟད་འགྱུར་ཏེ༎  མི་ལུས་ཐོབ་པ་དོན་ཡོད་པས༎  བླ་མེད་བྱང་ཆུབ་ཐོབ་པར་འགྱུར༎  དད་པའི་ནོར་དང་ཚུལ་ཁྲིམས་ནོར༎  གཏོང་བའི་ནོར་དང་ཐོས་པའི་ནོར༎  ཁྲེལ་ཡོད་ངོ་ཚ་ཤེས་པའི་ནོར༎  ཤེས་རབ་ཉིད་ཀྱི་ནོར་བདུན་ཏེ༎  ནོར་གྱི་དམ་པ་འདི་དག་ནི༎  མི་ཟད་པ་ཡི་ནོར་བདུན་ཏེ༎  མི་མ་ཡིན་ལ་བརྗོད་མི་བྱ༎  མང་པོའི་ནང་དུ་ངག་ལ་བརྟག༎  གཅིག་བུར་འདུག་ན་སེམས་ལ་བརྟག༎  རྒྱ་གར་གྱི་མཁན་པོ་དཔལ་ལྡན་མར་མེ་མཛད་བཟང་པོ་ཡི་ཤེས་སྙིང་པོས་མཛད་པ༎བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་ནོར་བུའི་ཕྲེང་བ་རྫོགས་སོ༎




Lama Zopa Rinpoche: LỢI ÍCH TỤNG KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM

TỤNG KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM cho Hòa Bình Thế Giới

Nguồn: Recite The Golden Light Sutra For World Peace <PDF>
Tác giả: Lama Zopa Rinpoche - Hồng Như chuyển Việt ngữ
Hạ tải văn bản tiếng Việt: <PDF>
Mỗi Ngày Mươi Phút Trì Tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim <Web>

Ai người mong cầu thế giới được bình an, hãy trì tụng Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim. Đây là pháp hành trọng yếu khi cần ngăn chận bạo động chiến tranh trên thế giới. Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim là một trong những phương pháp hữu ích nhất có khả năng mang lại nền hòa bình. Ai cũng làm được, bất kể bận rộn đến mức nào, dù chỉ đọc mỗi ngày một trang, hay vài hàng, cứ liên tục như vậy, hàng ngày đều đọc tụng Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim.

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim nhiệm mầu này là vua của các kinh, vô cùng mãnh liệt, có khả năng toàn thành mọi nguyện ước, và có khả năng mang lại niềm an vui hạnh phúc đến cho khắp cả chúng sinh, chí đến quả vô thượng bồ đề. Kinh này đặc biệt mãnh liệt đối với nền hòa bình thế giới, bảo vệ cho sự an nguy của mỗi người, bảo vệ quốc gia, bảo vệ trái đất. Và kinh này cũng có khả năng xoa dịu chữa lành mọi thống khổ của người dân trong một nước.

Ai người mong cầu an vui hạnh phúc cho bản thân và cho tất cả, thì đây chính là Diệu Pháp giúp ta thực hiện điều này mà không phải gây hại cho bất cứ một ai, không cần chỉ trích xung đột vẫn đạt được nguồn an vui.

Kinh này ai cũng đọc được, Phật tử hay ngoại đạo ai người cầu mong hòa bình đều có thể đọc.

Kinh này cũng bảo vệ cho cá nhân từng người và bảo vệ cho quốc gia thoát cảnh thường gọi là thiên tai, liên quan đến các thành phần đất, nước, lửa, gió, như nạn động đất, lũ lụt, sóng thần, cuồng phong, hỏa hoạn v.v… Gọi là thiên tai, nhưng không phải nhiên không mà có, đều do nhân duyên. Do ý nghĩ và hành động độc ác của chúng ta đã từng gieo trong quá khứ, cùng những nguyên nhân đến từ ngoại cảnh.

Lợi ích đọc tụng kinh này không thể nghĩ bàn. Lời kinh nói rằng dù mang vàng ngọc châu báu nhiều bằng số lượng vi trần trong Thái Bình Dương cúng dường cho vô lượng Phật đà, công đức ấy vẫn không thể sánh với công đức đọc tụng dù chỉ vài dòng Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim.

Đọc tụng kinh này sẽ đưa ta đến với quả giác ngộ. Công đức đọc tụng kinh này nhiều đến nỗi mọi việc đều trở nên suông sẻ, đời sống thuận tiện dễ dàng, muốn gì được nấy, đều nhờ năng lực tịnh nghiệp và tích phước vô cùng khó tin. Bằng cách này chúng ta có thể giúp vô lượng chúng sinh thoát biển rộng khổ đau sinh tử, đưa chúng sinh đến bờ giác ngộ.

Vậy ở đây, Thầy xin chắp cả hai tay, cầu khẩn quí vị hãy vì niềm an vui phúc lợi của thế gian này mà đọc tụng Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, càng nhiều càng tốt.

–Lama Zopa Rinpoche-

 




KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM: Trì Tụng – Thượng nhân Thích Trí Quang dịch giải

do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)
Nghe kinh: <theo từng phẩm>
Tài liệu thông tin tiếng Anh (Lama Zopa Rinpoche): <FPMT:Golden Light Sutra>
Lợi ích tụng Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim <Hạ tải văn bản: PDF>    <web>

MỜI CÙNG ĐỌC KINH

Trang Web này dành để trì tụng Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Bạn nào muốn đồng hành, xin cùng đọc, mỗi ngày một ít (từ 5 đến 15 phút, tùy đoạn)

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chón vánh;
    • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
    • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
      nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
      nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
      vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

Chúng ta sẽ đọc bản kinh do Ngài Thích Trí Quang chuyển Việt ngữ. Thật vô cùng may mắn có được bản dịch như thế này để đọc tụng.

Tạ ơn Ân sư đưa chúng con vào với Ánh Sáng Hoàng Kim, pháp hội vĩ đại, cảnh giới rạng ngời, hộ trì lớn lao.

Với lời nguyện cát tường,

Đệ tử Hồng Như
16 tháng 8 năm 2018


Cách Đọc

Ở đây sẽ phân sẵn ra thành từng phần nhỏ để tiện việc trì tụng mỗi ngày. Hôm nào có thời gian muốn đọc nhiều hơn, xin cứ đọc tiếp phần sau. Hôm nào bận thì nghỉ, đọc đến đâu lần sau cứ ngang đó mà đọc tiếp. Xong hết cuốn thì đếm một lần, nếu thích có thể đáo trở lại tiếp tục trì tụng.

Bạn nào muốn hành trì pháp sám hối theo kinh này thì làm theo Nghi Thức Sám Hối do Ngài Thích Trí Quang hướng dẫn. Nếu không cứ hãy có giờ là đọc, ở đâu cũng được không nhất thiết phải ngồi trước bàn thờ. Trước khi đọc lắng tâm nhớ lại vì sao mình muốn tụng kinh này, Đọc xong hồi hướng như đã ghi. Nếu có hồi hướng riêng, có thể thêm vào.

Kinh này không dễ đọc. Phần Tổng quan sẽ giúp hiểu kinh dễ dàng hơn, xin dành chút thời gian tham khảo.


Lịch Trì Tụng

Đợt — :

  • Khởi động: —
  • Bắt đầu trì tụng —-
 Khởi động  Tham khảo các phần giới thiệu
| Tổng Quan | Nghi Thức Sám Hối |
Chánh Văn Kinh | T7 | CN | T2 | T3 | T4 |T5 | T6 |
Tuần 1 –    | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 |
Tuần 2 –  08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Tuần 3 –  | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
Tuần 4 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 2728 |
Tuần 5 –  | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
Tuần 6 –  | 36 | 37 | 38 | 39 |4041 | 42 |
Tuần 7 –  | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 |
Tuần 8 –  | 50 | 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 |
Tuần 9 –  | 57 | 58 | 59 | 60| 61 | 62 | 63 |
Tuần 10 –  | 64 | 65 | 66 |  [hết]

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
Kim quang minh tối thắng vương kinh [i]

bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh
Trí quang dịch
2538 – 1994

Ghi chú: ([i]) Tên kinh này gọi đủ là Kim quang minh tối thắng vương. Kim quang minh : ánh sáng hoàng kim. Tối thắng vương : chúa tể tối thượng.


MỤC LỤC

Tổng Quan
Một, tổng quan văn bản
Hai, tổng quan ngoại hình
Ba, tổng quan nội dung

Nghi Thức Sám Hối Đơn Giản Trước Khi Tụng Kinh

KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM

CUỐN 1
Phẩm 1 Mở đầu pháp thoại 
Phẩm 2 Thọ Lượng Thế Tôn

CUỐN 2
Phẩm 3 Phân Biệt Ba Thân
Phẩm 4 Âm Thanh Trống Vàng

CUỐN  3
Phẩm 5 Diệt Trừ Nghiệp Chướng

CUỐN 4
Phẩm 6 Minh Chú Tịnh Địa

CUỐN 5
Phẩm 7 Hoa Sen Ca Tụng
Phẩm 8 Minh Chú Kim Thắng
Phẩm 9 Trùng Tuyên Về Không
Phẩm 10 Mãn Nguyện Vì Không
Phẩm 11 Thiên Vương Quan Sát

CUỐN 6
Phẩm 12 Thiên Vương Hộ Quốc

CUỐN 7
Phẩm 13 Minh Chú Ly Nhiễm
Phẩm 14 Ngọc Báu Như Ý
Phẩm 15/1 Đại Biện Thiên Nữ

CUỐN 8
Phẩm 15/2 Đại Biện Thiên Nữ
Phẩm 16 Cát Tường Thiên Nữ
Phẩm 17 Tăng Trưởng Tài Vật
Phẩm 18 Kiên Lao Địa Thần
Phẩm 19 Dược Xoa Đại Tướng
Phẩm 20 Vương Pháp Chính Luận

CUỐN 9
Phẩm 21 Thiện Sinh Luân Vương
Phẩm 22 Tám Bộ Hộ Trì
Phẩm 23 Thọ Ký Thành Phật
Phẩm 24 Chữa Trị Bịnh Khổ
Phẩm 25 Truyện Của Lưu Thủy

CUỐN 10
Phẩm 26 Xả Bỏ Thân Mạng
Phẩm 27 Bồ Tát Tán Dương
Phẩm 28 Diệu Tràng Tán Dương
Phẩm 29 Thọ Thần Tán Dương
Phẩm 30 Biện Tài Tán Dương
Phẩm 31 Ký Thác Kinh Vua 3

Ghi chú (của Ngài Thích Trí Quang)

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim: Kim quang minh tối thắng vương kinh
bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh
Trí quang dịch
2538 – 1994

[Sơ Khởi] 

Tổng quan


[Phần này mượn phần thâu âm của Thy Mai [Trung Tâm Diệu Pháp Âm]

Một, tổng quan văn bản

(1)

Kim quang minh kinh, theo Phật học nghiên cứu (Bài 10 trang 52), có 6 bản dịch. Bản Một, Kim quang minh kinh, 4 cuốn, 19 phẩm, Đàm mô sấm dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 414-426. Bản Hai, Kim quang minh kinh, 7 cuốn, 21 phẩm, Chân đế dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 548-569. Bản Ba, Kim quang minh kinh tục, 4 cuốn, Quật đa da xá dịch. Bản Bốn, Kim quang minh kinh ngân chủ chúc lụy phẩm, Xà na quật đa dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 561-600. Bản Năm, Kim quang minh kinh, còn gọi là Hợp bộ Kim quang minh kinh, 8 cuốn, Bảo quí san tiết, niên đại 598. Bản Sáu, Kim quang minh tối thắng vương kinh, 10 cuốn, 31 phẩm, Nghĩa tịnh dịch. Sẽ ghi riêng ở dưới.

(2)

Nhưng hiện nay trong Đại tạng kinh bản Đại chính chỉ còn các bản Một, Năm và Sáu.

Bản Một còn nguyên vẹn, mang số hiệu 663, Đàm mô sấm dịch. Ngài là vị đã dịch kinh Đại bát niết bàn và Phật sở hành tán rất nổi tiếng. Văn và nghĩa tất cả dịch phẩm của ngài này rất là trong sáng. Chỉ tiếc kinh Kim quang minh thì Phạn bản của ngài căn cứ chắc chắn thiếu sót. Thế nhưng trước bản Sáu, bản Một này được quan tâm nhiều lắm. Mục lục Đại tạng kinh bản Đại chính ghi có 5 bản sớ giải (số hiệu 1783-1787), toàn do các vị đại sư viết, trong đó có các ngài Trí giả, Cát tạng. Mục lục Tục tạng kinh bản chữ Vạn ghi 6 bản, trong các tập 30-31. Gần như nói kinh Kim quang minh là nói bản Một.

Bản Năm, nói là hợp, nhưng Phật học nghiên cứu (bài 10 trang 52) nói là san tiết 4 bản trước. Thế là việc làm công ít hơn tội. San tiết đến mức nào, theo tiêu chuẩn nào, thì chưa quyết đoán được, nay, sơ khởi, chỉ xét đại thể, thì bản Năm này hợp 18 phẩm của bản Một  ; 4 phẩm (3, 5, 6, 9) của bản Hai, nhưng toàn là những phẩm rất quan trọng  ; lại hợp 2 phẩm (11 và 24) của bản Bốn.

Đáng thống trách là bản Hai của ngài Chân đế dịch đã không còn. Không những dịch giả là ngài Chân đế, mà bản này khá đủ (28 phẩm), nên bản này chắc chắn quan trọng. Nhưng hiện nay đã mất. Nếu bản Năm cũng có trách nhiệm phần nào trong sự mất ấy thì bản Năm công ít hơn tội.

(3)

Nay nói riêng bản Sáu. Đó là chính văn tôi dịch. Chính văn bản này nằm trong Chính 16/403-456. Ở đó, chót hết, trang 456, có ghi : Phạn bản kinh này là của hiệp hội Asia hoàng gia Anh quốc. So với bản dịch của ngài Nghĩa tịnh, thì Phạn bản này có chỗ thiếu. Tức như minh chú thiếu khá nhiều. Căn cứ bản dịch của Tây tạng (Đồ thư quán đại học Tôn giáo của Nhật) mà đối chiếu, thì kinh Kim quang minh Tây tạng có 2 bộ. Một trong 2 bộ ấy đúng là bản Hoa văn của ngài Nghĩa tịnh dịch, dẫu tựu trung vẫn có khác chút ít.

Như vậy Phạn bản kinh này, vì quá phổ thông, sao chép không ít, nên Phạn bản của các bản Một Hai đã khác nhau, lại khác với bản Sáu. Phạn bản của bản Sáu cũng khác chút ít với Phạn bản hiện còn, với bản dịch Tây tạng. Chưa hết, theo ghi chú của chính ngài Nghĩa tịnh (Chính 16/437) mà tôi ghi lại (số 78) thì khi dịch kinh này, ngài Nghĩa tịnh có trong tay không phải chỉ có 1 Phạn bản. Thế nhưng, nhìn chung bản Một và bản Sáu, suy đoán thêm bản Hai, thì có thể biết Phạn bản tuy sao chép không hoàn toàn đồng nhất mà lại rất đồng nhất về đại thể.

Dịch giả bản Sáu, ngài Nghĩa tịnh, thì lược truyện nằm trong Chính 50/710-711. Nhưng ở đây chỉ trích 2 lời ghi. Một, Chính 98/662 ghi : Ngài người Tề châu, họ Trương, tự Văn minh, năm 671 du học Ấn độ, năm 695 về nước. Năm 700-711 dịch Kim quang minh tối thắng vương kinh v/v, lại viết Đại đường tây vức cầu pháp cao tăng truyện v/v. Năm 713 viên tịch. Hai, Phật học nghiên cứu (bài 10 trang 18) ghi : Ngài Nghĩa tịnh năm 15 tuổi đã nuôi chí du học Ấn độ, nhưng năm 37 tuổi mới đi được. Ban đầu có đồng chí vài mươi người, nhưng rồi lui cả. Ngài phấn chí độc hành. Trải đủ gian nan hiểm nạn. Đến đâu cũng biết tiếng nói ở đó. Tù trưởng nào cũng trọng. Trải 25 năm, qua hơn 30 tiểu quốc, lưu học Na lan đà 10 năm. Khi về, mang theo Phạn bản kinh luật luận gần 400 bộ, dịch được 56 bộ, 230 cuốn (kiểm tra Chính 98/662 liệt kê thì 58 bộ, 236 cuốn). Sau ngài Huyền tráng chỉ một ngài này mà thôi. Ngài viết Đại đường tây vức cầu pháp cao tăng truyện, Nam hải ký qui truyện, Nội pháp truyện, toàn là sách quí về chưởng cố của Phật giáo. Cuốn hạ Cầu pháp truyện, nơi truyện Huyền lục, ngài tự thuật du tích khá rõ.

Bản dịch kinh này của ngài Nghĩa tịnh có 3 bản sớ giải. Trung hoa có bản của ngài Tuệ chiểu (số hiệu 1788), Nhật bản có 2 bản (các số hiệu 2196 và 2197). Dĩ nhiên bản của ngài Tuệ chiểu phải được tham khảo hơn cả. Tôi đã tham khảo bản này mà dịch. Về ngài Tuệ chiểu thì là tam truyền của ngài Huyền tráng, tác giả Duy thức liễu nghĩa đăng. Chính 98/659 ghi : Húy là Huyền, họ đời là Lưu, người Bành thành, ở chùa Đại vân thuộc Truy châu. Thâm đạt huyền chỉ Pháp tướng tông, viết nhiều sớ giải. Lại tham dự dịch trường của các ngài Nghĩa tịnh và Bồ đề lưu chí. Viên tịch năm 714. Vậy là dịch giả và sớ giả bản Sáu viên tịch cách nhau có 1 năm, lại cọng sự phiên dịch, thì bản sớ giải của ngài Tuệ chiểu được viết lúc ngài Nghĩa tịnh đang còn, chắc là như vậy.

Hai, tổng quan ngoại hình

(1)

Trước hết nên thu xếp 31 phẩm lại một chút.

Phần một là phẩm 1 “mở đầu pháp thoại”.

Phần hai là phẩm 2 “thọ lượng Thế tôn” và phẩm 3 “phân biệt ba thân” là nói pháp thân bất diệt.

Phần ba là phẩm 4 “âm thanh trống vàng”, phẩm 7 “hoa sen ca tụng” phụ thuộc phẩm 4, phẩm 5 “diệt trừ nghiệp chướng”, tất cả đều nói sám trừ ác nghiệp.

Phần bốn là phẩm 6 “minh chú tịnh địa” là nói 10 địa 10 độ.

Phần năm là phẩm 9 “trùng tuyên về Không” và phẩm 10 “mãn nguyện vì Không” là nói do Không mới sám trừ ác nghiệp và tu hành địa độ.

Phần sáu là phẩm 8 “minh chú Kim thắng”, phẩm 13 “minh chú Ly nhiễm”, phẩm 14 “ngọc báu Như ý”, là nói minh chú căn bản, nhất là phẩm 8 và phẩm 13.

Phần bảy là các phẩm 11 (phụ vào là phẩm 12), phẩm 15, phẩm 16 (phụ vào là phẩm 17), phẩm 18, phẩm 19, phẩm 22, tất cả là nói thiên thần hộ trì (chư thiên và thiện thần hộ trì cho nhân loại).

Phần tám là phẩm 20 “vương pháp chính luận” và phẩm 21 “Thiện sinh luân vương” là nói tư cách quốc trưởng.

Phần chín là phẩm 23 “thọ ký làm Phật”, phẩm 24 “chữa trị bịnh khổ” và phẩm 25 “truyện của Lưu thủy” là nói năng lực trì kinh (qua tiền thân).

Phần mười là phẩm 26 “xả bỏ thân mạng” nói một bồ tát hạnh của Phật.

Phần mười một là các phẩm 27, 28, 29 và 30, là nói sự tán dương Phật.

Phần mười hai là phẩm 31 “ký thác kinh vua”, kết thúc pháp thoại.

(2)

Tất cả 12 phần trên, trừ phần đầu và phần cuối, còn lại nên chia ra 2 bộ phận. Bộ phận chính thuyết, gồm có phần hai đến phần năm. Bộ phận phụ thuyết gồm 6 phần còn lại.

Bộ phận chính thuyết cốt nói sám hối, diệt trừ ác nghiệp, là vì bản thể là pháp thân trong sáng, vì ác nghiệp là Không. Cũng từ Không mà viên mãn thệ nguyện và hoàn thành 10 địa mà thực hiện pháp thân.

Bộ phận phụ thuyết nói uy linh của minh chú và sự hộ vệ của chư thiên thiện thần  ; nói tư cách, đặc biệt tư cách quốc trưởng, được sự hộ vệ ấy  ; nói vài tiền thân của Phật liên hệ kinh này. Tất cả đều cốt để duy trì và quảng bá kinh này (mà bộ phận chủ thuyết đã nói).

(3)

Tựu trung có vài chỗ cần nói. Phần bốn phẩm 6 nói số lượng chư Phật tuyên thuyết minh chú cho 10 địa có vẻ ước lệ quá. Đoạn nói sự trạng mà 10 địa thấy thì có mấy sự trạng hơi lạ.

Phần mười phẩm 26 nói tiền thân của Phật xả thân cho mẹ con cọp đói ăn. Về văn tự, phần chỉnh cú của phẩm này rõ ràng sao chép có phần thiếu thứ tự, hóa ra như có chỗ trùng lặp. Nhưng cái điều đáng nói là, qua chỉnh cú 80, 81 và 82, nói cọp mẹ sau là Đại thế chúa (?), 7 cọp con là 5 vị tỷ kheo đầu tiên và các ngài Xá lợi phất và Mục kiền liên, sự kết thúc này cho thấy hành động xả thân của Phật đã không là xúc động thiếu suy xét. Bởi vì, hoặc do quá chân thành mà cảm ra, hoặc do quá biết trước sẽ xảy ra, đàng nào việc Phật làm vẫn có hậu quả là cọp mẹ cọp con đều không còn là cọp nữa. Trước đó, trong văn trường hàng, đã thuật lời tiền thân của Phật, rằng “Ngày nay ta sai cái thân này làm cái việc cao cả. Trong biển sinh tử, nó phải là thuyền tàu to lớn”. Vậy thì tiền thân Phật xả thân không vì xúc cảm thiếu suy xét, càng không vì chán mình.

(4)

Kinh này dầu là loại hiển mật, nhưng hiển giáo vẫn là phần chính. Xét phần này thì thấy kinh này chịu ảnh hưởng rõ rệt, quá rõ rệt, của các kinh sau đây.

Trước hết là ảnh hưởng của Pháp hoa. Phần hai, với phẩm 2 và 3, cho thấy như vậy. Không những pháp thân bất diệt, mà báo thân cũng bất diệt. Phật bất diệt là như vậy.

Rồi đến ảnh hưởng của Bát nhã. Phần ba với phẩm 5, phần năm với phẩm 9 và phẩm 10, đích thị là chủ yếu của kinh này, mà căn bản là cái Không vừa siêu việt, vừa biện chứng, vừa tích cực.

Sau hết, ảnh hưởng cũng không nhỏ của kinh Giải thâm mật và kinh Duy ma cật. Không nói rải rác đây đó, mà chỉ nói phần bốn phẩm 6 và phần năm phẩm 10 cũng quá đủ để thấy ảnh hưởng ấy.

Tuy nhiên, tuy kinh này có đến 31 phẩm, qui nạp thành 12 phần, và chịu ảnh hưởng nhiều kinh, nhưng kinh này vẫn có tư tưởng hệ riêng và rõ, rất thống nhất và hoàn chỉnh.

Ba, tổng quan nội dung

(A/1)

Toàn bộ Phật giáo, bất kể nguyên thỉ, bộ phái hay đại thừa, đều rất trọng cái thân loài người. Nói tu theo Phật giáo là nói do cái thân người và do ý thức nơi thân ấy. Kinh này, trước hết, cũng là như vậy.

Không cần lặp lại, Phật tử thì ai cũng biết thân người dễ tu chứng, nhân loại là nơi Phật thị hiện thân Phật. Vì ở đây không quá khổ quá sướng, ở đây tư duy và hành động sắc bén, quả cảm. Nhưng kinh này còn nói rõ chính nơi cái thân ngũ uẩn mà phát hiện pháp thân và thực hiện pháp thân ấy.

Rõ ràng hơn nữa, kinh này nói “thân này thì bản thân, yếu tố, đối cảnh, đối tượng, kết quả, tất cả toàn là dựa vào chân như, và nó thật khó mà nghĩ bàn. Thân này là cỗ xe vĩ đại, là thể tánh Như lai, là bào thai Như lai” (phẩm 3). Câu đầu đoạn văn này phải giải thích. Bản thân thì thân này là thắng thân (cái thân đặc thù, hơn hết), làm cái dụng cụ chứa đựng Phật pháp. Yếu tố là thắng thiện (điều thiện đặc thù, hơn hết) đời trước làm nhân tố có ra thân này. Đối cảnh là trí tuệ và phước đức mà thân này vin lấy. Đối tượng là đối tượng tối thượng và tối hậu mà thân này nhắm đến, hoạt động theo, đó là đại bồ đề. Kết quả là sự đại giải thoát hội nhập chân như. Bản thân là dị thục quả, yếu tố là tăng thượng quả, đối cảnh là đẳng lưu quả, đối tượng là sĩ dụng quả, kết quả là ly hệ quả. Trọn vẹn kinh này, hay bất cứ kinh nào, nằm gọn như vậy trong cái thân này.

(A/2)

Dựa vào thân ấy mà kinh này nói về diệu pháp sám hối. Sám hối là chủ đề của kinh này. Sám hối là vì một, bản thể là bất diệt và hai, ác nghiệp vốn Không.

Bản thể bất diệt nghĩa là bản thể không sinh diệt, vốn và vẫn trong sáng. Bản thể ấy là chân như. Do vậy mà phải sám hối và có thể sám hối được. Tựa như trăng vốn và vẫn sáng, nên mây mù phải được, và có thể được, xua tan đi.

Bản thể ấy thực hiện là Phật. Nên Phật thì bất diệt, thọ lượng bất tận. Niết bàn chỉ là sự thị hiện vì cần phải thị hiện như vậy. Nhưng Phật bất diệt không phải chỉ là pháp thân bất diệt. Có 2 trường hợp nữa. Một, cái nhân thọ lượng bất diệt (bất sát và dữ thực) Phật rất viên mãn, nên báo thân của Phật là bất diệt. Phật thường ở Linh sơn, kinh Pháp hoa và kinh này đều nói minh bạch như vậy. Hai, Phật ở ngay cạnh ta. Ta không thấy được vì cái thấy của ta thấy sống thấy chết. Cái thấy ấy không thể thấy được cái không sống chết là Phật. Phật là thực tướng hiện tiền. Ác nghiệp diệt trừ thì đương xứ tiện thị, bản lai như thị.

(A/3)

“Thiện nam tử, tất cả các pháp sinh từ yếu tố tương quan  ; Như lai đã nói sự thể này sinh thì sự thể khác diệt, vì yếu tố khác biệt với nhau, nên sám hối sinh thì nghiệp chướng diệt. Do vậy, ác pháp đã có thì diệt trừ vì sự sám hối, nên nghiệp chướng không còn sót lại  ; thiện pháp chưa sinh thì phát sinh vì sự sám hối, nên nghiệp chướng không thể sinh nữa. Lý do là vì, thiện nam tử, tất cả các pháp toàn là Không  ; Như lai đã nói không ngã nhân chúng sinh thọ giả, không sinh không diệt, không cả hành pháp sám hối. Thiện nam tử, tất cả các pháp toàn dựa vào căn bản chân như, nên cũng không thể diễn tả — vì căn bản chân như thì siêu việt tất cả trạng thái sinh diệt. Thiện nam hay thiện nữ nào hội nhập diệu lý như vậy mà kính tin, thì thế là không chúng sinh mà có căn bản — Chính vì ý nghĩa này mà nói đến sự sám hối, diệt trừ nghiệp chướng” (phẩm 5). Chưa kinh luận nào có văn ý đơn giản mà rõ ràng như đoạn văn này, nói về sự sám hối, về Không trong sự sám hối. Cái Không ấy vừa là siêu việt, vừa là biện chứng, lại vừa là tích cực. Cái Không tích cực là “vì Không mà các pháp được thành tựu”, nên kinh này nói 10 địa độ, nói “mãn nguyện vì Không”.

Và như vậy thì nội dung bộ phận chủ thuyết của kinh này có thể tạm ngừng ở đây. Dưới đây là nội dụng bộ phận phụ thuyết.

(B/1)

Có cái điều này chẳng phải chỉ là nội dung của bộ phận phụ thuyết, mà là chủ yếu của trọn kinh này. Ấy là kinh này rất trọng cái gọi là thắng diệu lạc : hạnh phúc đặc thù và tuyệt hảo trong nhân loại và chư thiên, nhưng đặc biệt vẫn là trong nhân loại. Rất giống kinh Địa tạng, kinh này đề cao thắng diệu lạc từ đầu đến cuối. Kinh này không nói gì cao xa, chỉ nói sự yên ổn, yên vui, nhất là sự yên vui của quốc gia. Tiền tài, danh vọng, kinh này không khinh thị. Nhưng thắng diệu lạc, trước hết, vẫn là thoát ly “cái khổ trong lĩnh vực Diêm vương”, trong các ác đạo.

Thế nhưng thắng diệu lạc là xuất từ kinh này và có khả năng theo kinh này. Thắng diệu lạc không có cho ai có khả năng vì thắng diệu lạc mà làm trái kinh này. Cho nên tiền tài, danh vọng, nói rộng ra cho đến nền thanh bình của một quốc gia, không thể có được từ những nguyên nhân và dẫn đến hậu quả phi chánh pháp. Minh chú và chư thiên thiện thần không giúp được ước vọng thắng diệu lạc phi thực chất thắng diệu lạc.

Điều cần nói thêm là thắng diệu lạc của một quốc gia thực chất phải là hoán cải theo chánh pháp. Trong thực chất ấy, rõ hơn bất cứ kinh luận nào, kinh này đối với nền an ninh quốc gia không phủ nhận mà trái lại còn đề cao quân lực, đề cao chiến đấu, và chiến đấu thành công, trong sự tự vệ. Kinh này phủ nhận hoàn toàn sự xâm lăng, bành trướng, chấp nhận rõ ràng các quốc gia phải sống hòa bình tương nhượng, nên nếu bị giặc thù xâm lăng thì sự chống trả được hỗ trợ.

Nhưng trên đây chỉ mới nói giặc. Không thắng diệu lạc còn có 2 sự nữa được kinh này luôn luôn nêu lên, ấy là đói (nhân mãn) và dịch (truyền nhiễm). Không một chút khó khăn gì để thấy tại sao kinh này quan tâm đến 2 điều này.

(B/2)

Nhưng thắng diệu lạc của quốc dân và quốc gia tùy thuộc, nếu không hoàn toàn thì cũng là chủ yếu, vào chức vị nguyên thủ. Chức vị đó được gọi là quốc vương, hay là gì, chỉ là vì thể chế, nhưng thực sự vẫn chịu trách nhiệm đối với quốc dân và quốc gia. Kinh này, vì vậy, nói khá nhiều về quốc vương.

Căn bản của quốc vương là phục vụ quốc dân và quốc gia bằng sự áp dụng chánh pháp cho bản thân, thân quyến và quốc dân. Ông phải tự cấm và tự trừng trị ông, phải cấm và từng trị những kẻ gian tham và dua nịnh. Ông không được để những kẻ này phá hoại quốc gia và quốc dân như những con voi điên dẫm đạp hoa viên. Ông không đáng gọi là quốc vương nếu không áp dụng chánh pháp, trừng trị phi pháp. Ông phải tự làm và làm cho quốc dân “hướng về nhau bằng từ tâm”. Nếu ông là một quốc vương xứng danh và thực như vậy thì quốc dân và quốc gia của ông thịnh vượng vì quân lực, vì thương nghiệp và nông nghiệp, không thể bị hoành hành vì giặc, đói và bịnh.

(B/3)

Kinh này dĩ nhiên đề cao sự hộ vệ của chư thiên thiện thần. Chư thiên và thiện thần kinh này nói mà ít thấy ở kinh khác, đó là Phạn vương, Đế thích, Thiên vương, Đại biện tài thiên nữ, Đại cát tường thiên nữ, Kiên lao địa thần, Bồ đề thọ thần, Chánh liễu tri đại tướng. Hãy chú ý vị cuối cùng. Đấy là đại tướng thủ lãnh của bộ loại Dược xoa. Dược xoa là Kim cang quyến thuộc, trong Mật tông thì thống thuộc Kim cang tạng bồ tát (Phổ hiền bồ tát của Hiển giáo). Bộ loại Dược xoa mạnh, nhanh, bí mật, do nghiệp lực mà có cũng có, do nguyện lực mà có cũng có. Bộ loại này được nói đến trong sự hộ trì kinh chú và người trì kinh chú, trong sự hộ vệ quốc gia và quốc dân.

Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ. Phải chú ý sự tương quan này mới nói đến sự hộ vệ của chư thiên thiện thần.

Đương cơ của kinh này là Diệu tràng, một vị bồ tát người thành Vương xá. Trong danh sách bồ tát loài người, thời Phật, phải kê thêm tên vị này. Và thật là dễ hiểu khi thấy đặc tính nhân bản rất rõ và nhất quán của kinh này.

12.1.2538

[Hết phần Tổng Quan do Ngài Thích Trí Quang chắp bút]

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

Nghi Thức Sám Hối Đơn Giản Trước Khi Tụng Kinh


[Phần này mượn phần thâu âm của Thy Mai [Trung Tâm Diệu Pháp Âm]

Một

Nếu không phải ăn chay trường thì nên chọn ngày ăn chay. Phải đánh răng, súc miệng, tắm rửa, thay đồ sạch. Chưng hoa quả nếu có, thắp hương đèn. Rồi đứng nghiêm chỉnh, chắp tay, lắng lòng trong nửa phút, đọc chú tịnh pháp giới Án lam sa ha 7 lần, chú tịnh tam nghiệp Án sa phạ bà phạ, thuật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ thuật độ hám cũng 7 lần, rồi quì xuống, đọc lời cúng hương :

Nguyện hương vân này
khắp cả pháp giới,
hiến cúng chư Phật
hiến cúng Phật pháp
hiến cúng Bồ tát
Độc giác Thanh văn,
duyên khởi ánh sáng
thi thố việc Phật :
xông cho chúng sinh
phát tâm bồ đề,
viễn ly vọng nghiệp
viên thành Phật đạo.

Xá 1 xá rồi tác bạch lời cầu nguyện :

Hôm nay con tên XX, pháp danh XX, nguyện vì bản thân, vì thân nhân, vì mọi người, vì chúng sinh, mà trì tụng kinh Ánh sáng hoàng kim. Trước khi trì tụng, con xin sám hối y như kinh dạy.

Chú ý : vì thân nhân và vì mọi người là nói chung. Khi vì ai đích thị thì phải nói tên ra.

Hai

Trước hết kính lạy Tam bảo : Nhất tâm đảnh lễ giáo chủ kinh Ánh sáng hoàng kim là đức Bổn sư Thích ca mâu ni thế tôn, cùng với hết thảy Phật bảo (1 lạy). Nhất tâm đảnh lễ kinh Ánh sáng hoàng kim cùng với hết thảy Pháp bảo (1 lạy). Nhất tâm đảnh lễ liệt vị Bồ tát Độc giác Thanh văn trong pháp hội Ánh sáng hoàng kim, cùng với hết thảy Tăng bảo (1 lạy).

Rồi quì xuống đọc 3 lần lời sám hối sau đây : Kính lạy đức Thích ca mâu ni, bậc Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, là đấng Thế tôn của con. Xin đức Thế tôn từ bi nhiếp thọ cho con, chứng minh cho con sám hối ác nghiệp. Vì hoặc chướng và vì báo chướng, con đã tạo ra bao nhiêu nghiệp chướng. Thân làm, miệng nói, ý nghĩ, toàn là phi chánh pháp. Ngày nay con xin sám hối tất cả, nguyện cắt đứt sự liên tục của ác nghiệp. Ngưỡng nguyện Thế tôn da trì cho con vượt qua mọi nghịch cảnh, thắng được mọi thói quen, chí hướng thượng không thoái lui, tâm tu hành không suy giảm, trừ sạch nghiệp chướng, thể hội pháp thân. Con lại xin thay cho cha mẹ thân nhân, thay cho đa sinh phụ mẫu, thay cho mọi người, thay cho chúng sinh, mà sám hối như vậy. Ngưỡng mong Thế tôn, bậc Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, từ bi da trì cho sự sám hối của con được thành tựu.

Đứng dậy lạy Phật :

Kính lạy đức Thích ca mâu ni như lai,
Kính lạy đức Bất động như lai ở hướng đông,
Kính lạy đức Bảo tràng như lai ở hướng nam,
Kính lạy đức A di đà như lai ở hướng tây,
Kính lạy đức Thiên cổ âm như lai ở hướng bắc,
Kính lạy đức Quảng chúng đức như lai ở hướng trên,
Kính lạy đức Minh đức như lai ở hướng dưới,
Kính lạy đức Bảo tạng như lai,
Kính lạy đức Phổ quang như lai,
Kính lạy đức Phổ minh như lai,
Kính lạy đức Hương tích vương như lai,
Kính lạy đức Liên hoa thắng như lai,
Kính lạy đức Bình đẳng kiến như lai,
Kính lạy đức Bảo kế như lai,
Kính lạy đức Bảo thượng như lai,
Kính lạy đức Bảo quang như lai,
Kính lạy đức Vô cấu quang minh như lai,
Kính lạy đức Biện tài trang nghiêm tư duy như lai,
Kính lạy đức Tịnh nguyệt quang xưng tướng vương như lai,
Kính lạy đức Hoa nghiêm quang như lai,
Kính lạy đức Quang minh vương như lai,
Kính lạy đức Thiện quang vô cấu xưng vương như lai.
Kính lạy đức Quan sát vô úy tự tại vương như lai,
Kính lạy đức Vô úy danh xưng như lai,
Kính lạy đức Tối thắng vương như lai,
Kính lạy hết thảy các đức Như lai,
Kính lạy đức Quan tự tại đại bồ tát,
Kính lạy đức Địa tạng đại bồ tát,
Kính lạy đức Hư không tạng đại bồ tát,
Kính lạy đức Diệu cát tường đại bồ tát,
Kính lạy đức Kim cang thủ đại bồ tát
Kính lạy đức Phổ hiền đại bồ tát,
Kính lạy đức Vô tận ý đại bồ tát,
Kính lạy đức Đại thế chí đại bồ tát,
Kính lạy đức Từ thị đại bồ tát,
Kính lạy đức Thiện tuệ đại bồ tát,
Kính lạy tất cả các vị Bồ tát, Độc giác, Thanh văn.

Ba

Ngồi xuống tụng kinh Ánh sáng hoàng kinh. Tụng theo cuốn hay tụng theo phẩm. Mỗi lần tụng đều mở đầu bằng nghi thức này, cho đến hết bộ. Nếu muốn mỗi ngày tụng 1 lần, tụng thường xuyên, thì có thể chỉ tụng phẩm Diệt trừ nghiệp chướng (cuốn 3 phẩm 5). Khi tụng cũng mở đầu bằng nghi thức này. Bắt đầu tụng thì niệm 3 lần Nam mô Bổn sư Thích ca mâu ni thế tôn.

Bốn

Tụng kinh rồi trì minh chú Kim thắng : Nam mô, rát na, tra da da, tát da tha, kun tê, kun tê, ku sá tê, ku sá lê, ku sá lê, ích chi li, mi ti li, soa ha. Chú ý : tra da da, chữ tra đọc theo vần Pháp văn (tr-a). Trì minh chú này 7 lần, 21 lần, 49 lần, hay hơn nữa tùy ý.

Năm

Rồi hồi hướng : Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo. Và tam tự qui : Tự qui y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.

[Hết phần Nghi Thức Sám Hối Trước Khi Tụng Kinh do Ngài Thích Trí Quang soạn thảo ]

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

Nội dung sách: | Mục Lục | Tổng Quan | Nghi Thức Sám Hối | Chánh Văn | Ghi chú |

CHÁNH VĂN KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM

 [NGÀY 1]

Cuốn 1

Phẩm 1: Mở đầu pháp thoại


[Thâu Âm ngày 1, Hồng như đọc]

Tôi nghe như vầy. Một thời đức Thế tôn, tại đỉnh Thứu phong thuộc thành Vương xá, Ngài ở nơi pháp giới rất trong sáng, rất sâu xa. Pháp giới ấy là lĩnh vực của Phật đà, là trú xứ của Thế tôn.

Bấy giờ chúng đại bí sô có chín mươi tám ngàn vị, toàn là a la hán ; khéo tự thuần hóa, in như voi chúa  ; sơ hở đã hết, không còn phiền não ; tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát ; việc làm hoàn tất, bỏ mọi gánh nặng ; đạt đến tự lợi, hết sạch kiết sử ; được đại tự tại, ở trong tịnh giới ; phương tiện khéo léo, tuệ giác trang nghiêm ; được tám giải thoát, đến bờ bên kia. Danh hiệu các vị là

cụ thọ A nhã kiều trần như,
cụ thọ A thuyết thị đa,
cụ thọ Bà thấp ba,
cụ thọ Ma ha na ma,
cụ thọ Bà đế lị ca,
tôn giả Đại ca nhiếp ba,
tôn giả Ưu lâu tần loa ca nhiếp,
tôn giả Dà da ca nhiếp,
tôn giả Na đề ca nhiếp,
tôn giả Xá lị tử,
tôn giả Đại mục kiền liên,
tôn giả A nan đà, người ở vị trí đang còn tu học.

Các vị đại thanh văn như vậy, sau lúc quá trưa cùng xuất định, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba vòng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía.

Chúng đại bồ tát trăm ngàn vạn ức vị, có uy đức lớn, như đại long vương ; tiếng khen vang khắp, ai cũng biết đến ; thường thích phụng hành tịnh thí tịnh giới ; nhẫn nhục tinh tiến qua vô số kiếp ; vượt mọi thiền định, tâm ở trước mắt ; mở cửa tuệ giác, thiện dụng phương tiện ; tự tại du hành thần thông vi diệu ; thành đạt tổng trì, hùng biện vô tận ; cắt đứt phiền não, hệ lụy không còn ; đã gần thành đạt trí tuệ toàn giác ; chế ngự ngoại đạo cho sinh tịnh tâm ; chuyển đẩy pháp luân, hóa độ người trời ; mười phương cõi Phật đều trang hoàng cả ; sáu nẻo hữu tình đều nhờ ích lợi ; thành tựu đại trí, viên mãn đại nhẫn ; có tâm đại từ bi, có lực đại kiên cố ; phụng sự chư Phật, không nhập niết bàn ; phát nguyện rộng lớn, cùng tận vị lai ; nơi các đức Phật trồng sâu tịnh nhân ; cả ba thì gian ngộ vô sinh nhẫn ; vượt qua lĩnh vực nhị thừa bước đi ; đem đại thiện phương tiện mà hóa đạo thế giới ; phu diễn được hết giáo huấn của Phật ; với đạo lý Không sâu xa bí mật, đều thấu triệt cả không còn nghi hoặc. Danh hiệu các vị là

bồ tát Vô chướng ngại chuyển pháp luân,
bồ tát Thường phát tâm chuyển pháp luân,
bồ tát Thường tinh tiến,
bồ tát Bất hưu tức,
bồ tát Từ thị,
bồ tát Diệu cát tường,
bồ tát Quan tự tại,
bồ tát Tổng trì tự tại vương,
bồ tát Đại biện trang nghiêm vương,
bồ tát Diệu cao sơn vương,
bồ tát Đại hải thâm vương,
bồ tát Bảo tràng,
bồ tát Đại bảo tràng,
bồ tát Địa tạng,
bồ tát Hư không tạng,
bồ tát Bảo thủ tự tại,
bồ tát Kim cang thủ,
bồ tát Hoan hỷ lực,
bồ tát Đại pháp lực,
bồ tát Đại trang nghiêm quang,
bồ tát Đại kim quang trang nghiêm,
bồ tát Tịnh giới,
bồ tát Thường định,
bồ tát Cực thanh tịnh tuệ,
bồ tát Kiên cố tinh tiến,
bồ tát Tâm như hư không,
bồ tát Bất đoạn đại nguyện,
bồ tát Thí dược,
bồ tát Liệu chư phiền não bịnh,
bồ tát Y vương,
bồ tát Hoan hỷ cao vương,
bồ tát Đắc thượng thọ ký,
bồ tát Đại vân tịnh quang,
bồ tát Đại vân trì pháp,
bồ tát Đại vân danh xưng hỷ lạc,
bồ tát Đại vân hiện vô biên xưng,
bồ tát Đại vân sư tử hống,
bồ tát Đại vân ngưu vương hống,
bồ tát Đại vân cát tường,
bồ tát Đại vân bảo đức,
bồ tát Đại vân nhật tạng,
bồ tát Đại vân nguyệt tạng,
bồ tát Đại vân tinh quang,
bồ tát Đại vân hỏa quang,
bồ tát Đại vân điện quang
bồ tát Đại vân lôi âm,
bồ tát Đại vân tuệ vũ sung biến,
bồ tát Đại vân thanh tịnh vũ vương,
bồ tát Đại vân hoa thọ vương,
bồ tát Đại vân thanh liên hoa hương,
bồ tát Đại vân bảo chiên đàn hương thanh lương thân,
bồ tát Đại vân trừ ám,
bồ tát Đại vân phá ế.

Các vị đại bồ tát như vậy, sau lúc quá trưa cùng xuất định, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba vòng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía.

Lại có năm trăm tám ngàn đồng tử Lê xa tì, tên là

đồng tử Sư tử quang,
đồng tử Sư tử tuệ,
đồng tử Pháp thọ,
đồng tử Nhân đà ra thọ,
đồng tử Đại quang,
đồng tử Đại mãnh,
đồng tử Phật hộ,
đồng tử Pháp hộ,
đồng tử Tăng hộ,
đồng tử Kim cang hộ,
đồng tử Hư không hộ,
đồng tử Hư không hống,
đồng tử Bảo tạng,
đồng tử Cát tường diệu tạng.

Những đồng tử như vậy làm người đứng đầu. Họ cùng đứng vững nơi vô thượng giác, thâm tín vui thích đối với đại thừa. Sau lúc quá trưa họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba vòng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía. Có bốn mươi hai ngàn thiên tử, tên là

thiên tử Hỷ duyệt,
thiên tử Nhật quang,
thiên tử Nguyệt kế,
thiên tử Minh tuệ,
thiên tử Hư không tịnh tuệ,
thiên tử Trừ phiền não,
thiên tử Cát tường.

Những thiên tử như vậy làm người đứng đầu. Họ phát đại nguyện hộ vệ đại thừa, làm cho chánh pháp rực rỡ liên tục. Sau lúc quá trưa, họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba vòng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía. Có hai mươi tám ngàn long vương,

long vương Liên hoa,
long vương Ế la diệp,
long vương Đại lực,
long vương Đại hống,
long vương Tiểu ba,
long vương Trì sử thủy,
long vương Kim diện,
long vương Như ý.

Những long vương như vậy làm người đứng đầu. Họ thường thích nhớ chánh pháp đại thừa, tin tưởng sâu xa, tán dương duy trì. Sau lúc quá trưa, họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba vòng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía. Có ba mươi sáu ngàn Dược xoa, đứng đầu bởi Tì sa môn thiên vương, tên của họ là

dược xoa Yêm bà,
dược xoa Trì yêm bà,
dược xoa Liên hoa quang tạng,
dược xoa Liên hoa diện,
dược xoa Tần mi,
dược xoa Hiện đại bố,
dược xoa Động địa,
dược xoa Thôn thực.

Những dược xoa như vậy ưa thích chánh pháp của đức Thế tôn, chân thành duy trì, không hề giải đãi. Sau lúc quá trưa, họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba vòng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía. Có bốn mươi chín ngàn yết lộ trà vương, đứng đầu bởi Hương tượng thế lực vương ; có kiền thát bà, a tô la, khẩn na la, mạc hô lạc dà, vân vân ; có các thần tiên rừng núi sông biển ; có quốc vương của các quốc gia lớn, được tháp tùng bởi hoàng hậu hoàng phi ; có nam nữ đức tin trong sáng. Các chúng nhân loại và chư thiên cùng đến vân tập, cùng nguyện hộ vệ đại thừa tối thượng, đọc xét văn nghĩa, tụng tập thuộc lòng, học hỏi tiếp nhận, nắm giữ trong trí, sao chép lưu thông ([1]). Sau lúc quá trưa, họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba vòng theo chiều phải, rồi lui ra cùng ngồi mỗi chúng một phía.

Đại hội như vậy, bao gồm thanh văn, bồ tát, nhân loại, chư thiên, tám bộ long thần, vân tập cả rồi, ai cũng nhất tâm, chắp tay cung kính, chiêm ngưỡng Thế tôn, mắt không rời Ngài. Họ thích thú muốn nghe chánh pháp siêu việt, nhiệm mầu.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
    • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

Nội dung sách: | Mục Lục | Tổng Quan | Nghi Thức Sám Hối | Chánh Văn | Ghi chú |

— [NGÀY 2] —

Lúc ấy đức Thế tôn, sau lúc quá trưa, xuất khỏi thiền định, quan sát đại hội mà nói những lời chỉnh chú sau đây.

(1) Ánh sáng hoàng kim,
bản kinh nhiệm mầu,
siêu việt hơn hết,
vua của các kinh.
Kinh ấy rất sâu,
khó mà được nghe ;
kinh ấy chính là
lĩnh vực của Phật.

(2- 3) Như lai ngày nay
sẽ tuyên thuyết đến
bản kinh như vậy
cho cả đại hội.
Hướng đông có đức
A súc như lai,
hướng nam có đức
Bảo tướng như lai,
Như lai hướng tây
là Vô lượng thọ,
Như lai hướng bắc
là Thiên cổ âm,
bốn đức Như lai
bốn hướng như vậy
cùng đem uy thần
hộ trì kinh này.

(4) Như lai sẽ nói
pháp mầu sám hối,
pháp ấy cát tường
pháp ấy thù thắng.
Năng lực pháp ấy
diệt mọi tội ác,
loại trừ sạch sẽ
những hành vi ác,

(5) tiêu tan mọi nỗi
khổ não tai họa,
thường xuyên đem lại
yên vui khó lường.
Căn bản pháp ấy
là nhất thế trí,
và được trang hoàng
bởi bao phẩm chất.

(6) Những ai cơ thể
không được hoàn hảo,
đời sống sắp sửa
đi đến hủy diệt,
những sự đáng sợ
đã biến hiện ra,
chư thiên thiện thần
cùng lánh xa cả.

(7) Thân hữu tức giận,
thân quyến phân ly,
mọi phía chống nhau,
sản vật tan tác,

(8) ác tinh tác quái,
tà độc xâm phạm,
ưu sầu quá nhiều,
khổ não lại ép,

(9) ngủ nghỉ ác mộng
từ đó phiền não.
Người ấy phải nên
tắm rửa sạch sẽ,
và mặc y phục
sạch sẽ tinh khiết.

(10) Đối với kinh này
bản kinh mầu nhiệm,
rất mực sâu xa
Như lai ca tụng,
hãy nên chuyên chú
lòng không tán loạn,
nghiên cứu, tụng thuộc,
lắng nghe, tiếp nhận,
nắm giữ trong trí
chuyên tâm phụng trì.

(11) Thì nhờ uy lực
của kinh pháp này
mà được tách rời
mọi sự tai họa,
bao nỗi khổ sở
cùng trừ diệt cả.

(12) Bốn vị thiên vương
hộ vệ thế giới,
cùng với đại thần
tùy thuộc của họ,
vô lượng dược xoa
nhất tâm hộ vệ.

(13 – 14) Lại có thiên nữ
tên Đại biện tài,
thần sông Ni liên,
thần mẹ Ha lị,
địa thần Kiên lao,
Phạn vương, Đế thích,
cùng với long vương,
và khẩn na la,
kim sí điểu vương,
tu la, chư thiên.

(15) Bao nhiêu chư thiên
thần chúng như vầy
ai cũng đem theo
tùy tùng của mình,
cùng đến hộ vệ
cho người như vậy,
cả ngày liền đêm
thường không tách rời

(16) Như lai sẽ nói
về kinh pháp này,
bản kinh rất sâu,
chỗ Như lai đi,
và là mật giáo
của chư Như lai,
ngàn vạn đời kiếp
khó mà gặp được.

(17) Ai nghe kinh này,
đem nói cho người,
hay sinh tùy hỷ
hoặc thiết cúng phẩm,

(18) thì người như vậy
sẽ vô lượng kiếp
được các thiên nhân
long thần kính trọng.

(19) Cái khối phước đức
nhiều hơn hằng sa,
nghiên cứu, tụng thuộc
kinh pháp như vầy,
thì sẽ có được
khối phước đức ấy,

(20) được chư Thế tôn
khắp trong mười phương,
được chư Bồ tát
tu hành sâu xa,
cùng hộ trì cho
tách rời khổ nạn.

(21) Hiến cúng kinh này
thì như đã nói
tắm rửa sạch sẽ,
phụng hiến hoa hương,
khởi ý từ bi
vì người phụng hiến.

(22) Muốn nghe kinh này
tâm phải sạch sẽ,
thường sinh hoan hỷ
lớn thêm công đức.

(23) Đem lòng tôn trọng
mà nghe kinh này,
thì thế chính là
khéo làm thân người,
rời xa mọi nỗi
khổ não tai nạn.

(24) Kẻ ấy thiện căn
đã là thuần thục,
được chư Như lai
cùng nhau ca tụng,
mới nghe kinh này
và sám pháp này.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

Nội dung sách: | Mục Lục | Tổng Quan | Nghi Thức Sám Hối | Chánh Văn | Ghi chú |

— [NGÀY 3] —

Phẩm 2 – Thọ Lượng Thế Tôn

Trong thành Vương xá có vị bồ tát tên Diệu tràng ([2]), đã ở nơi quá khứ vô lượng chư Phật phụng sự, hiến cúng, trồng các thiện căn. Bấy giờ bồ tát Diệu tràng một mình ở chỗ thanh vắng, nghĩ rằng, vì lý do nào mà đức Thích ca thế tôn thọ lượng ngắn ngủi, chỉ tám mươi năm. Lại nghĩ, như đức Thế tôn dạy, có hai lý do được thọ lượng lâu dài. Hai lý do ấy là gì, một là không hại sinh mạng, hai là hiến cho ẩm thực. Mà đức Thích ca thế tôn thì đã vô số đại kiếp không hại sinh mạng, làm mười thiện nghiệp ; lại thường đem ẩm thực hiến cho chúng sinh đói khát, thậm chí máu thịt xương tủy của mình cũng đem mà cho, huống chỉ ẩm thực.

Khi bồ tát Diệu tràng nghĩ về đức Thế tôn như vậy thì, do uy lực của Ngài, phòng ông bỗng nhiên rộng lớn, đẹp và sạch, với những thứ ngọc đế thanh lưu ly màu sắc xen nhau mà trang hoàng, in như tịnh độ của chư Phật. Có hơi thơm tuyệt diệu, quá hơn hương liệu chư thiên, thơm tho khắp cả. Bốn phía phòng ấy có bốn bảo tọa sư tử, thượng hạng và tinh hảo, được tạo thành bởi bốn loại ngọc. Ở trên bảo tọa trải vải quí của chư thiên. Bốn bảo tọa đều xuất hiện hoa sen tuyệt diệu, trang sức bằng những thứ ngọc quí, tầm cỡ tương xứng với các đức Thế tôn. Trên bốn hoa sen có bốn đức Thế tôn : Bất động thế tôn ở phương đông, Bảo tướng thế tôn ở phương nam, Vô lượng thọ thế tôn ở phương tây, Thiên cổ âm thế tôn ở phương bắc. Mỗi đức Thế tôn cùng ngồi xếp bằng trên một bảo tọa, phóng ánh sáng lớn chiếu rực cả thành Vương xá, cả đại thiên thế giới, cả mười phương hằng sa cõi Phật. Thiên hoa mưa xuống, thiên nhạc tấu lên. Bấy giờ trong Thiệm bộ châu và đại thiên thế giới, bao nhiêu chúng sinh đều nhờ uy lực của chư vị Thế tôn mà hưởng được cái vui siêu việt, tinh tế, không thiếu gì cả. Ai cơ thể bất toàn thì toàn hảo. Ai mù thì thấy đuợc. Ai điếc thì nghe được. Ai ngọng thì nói được. Ai ngu thì khôn. Ai điên thì tỉnh. Ai rách rưới thì được y phục. Ai bị khinh ghét thì được kính trọng. Ai dơ bẩn thì được thanh khiết. Thế giới này, bao chuyện hiếm có đều diễn ra.

Bấy giờ bồ tát Diệu tràng thấy bốn đức Thế tôn và bao điều hiếm có thì vui mừng hết sức, chắp tay, nhất tâm, chiêm ngưỡng tướng hảo thù thắng của các Ngài. Bồ tát lại nghĩ đến công đức vô lượng của đức Thích ca thế tôn, chỉ hoài nghi về thọ lượng của Ngài, rằng tại sao Thế tôn công đức vô lượng mà thọ lượng ngắn ngủi, chỉ có tám thập kỷ  ? Lúc ấy bốn đức Thế tôn bảo bồ tát Diệu tràng, thiện nam tử, ông không nên nghĩ Thích ca như lai thọ lượng dài ngắn. Tại sao  ? Vì, thiện nam tử, chư Như lai không thấy chư thiên, nhân loại, phạn vương, ma vương, sa môn, bà la môn, tất cả nhân loại và phi nhân loại, có ai tính mà biết được giới hạn thọ lượng của đức Thích ca như lai, trừ ra các bậc Vô thượng biến giác. Bốn đức Thế tôn muốn nói thọ lượng của đức Thích ca thế tôn. Do uy lực của các Ngài, chư thiên cõi Dục và cõi Sắc, tám bộ long thần, vô số bồ tát cùng đến vân tập trong cái phòng tuyệt diệu của bồ tát Diệu tràng. Đối với đại hội như vậy, bốn đức Thế tôn muốn hiển thị thọ lượng của đức Thích ca thế tôn nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Biết được số giọt
nước các biển cả,
mà không thể biết
thọ lượng Thích tôn.

(2) Nghiền núi Tu di
thành những hạt cải,
số hạt cải ấy
có thể biết được,
mà không biết được
thọ lượng Thích tôn.

(3) Có thể biết được
số bụi đại địa,
không thể đếm biết
thọ lượng Thích tôn.

(4) Lường tính không gian
biết được biên tế,
mà không lường nổi
thọ lượng Thích tôn.

(5) Nếu ai sống đến
trăm ngàn đời kiếp,
tận lực thường xuyên
dùng toán mà tính,
cũng không biết được
thọ lượng Thích tôn.

(6) Không hại sinh mạng,
hiến cho ẩm thực,
chính do hai loại
diệu nhân như vậy
làm cho đạt được
thọ lượng lâu dài.

(7) Do đó thọ lượng
của bậc Đại giác
khó có người nào
biết được số lượng.
Tựa như thì gian ([3])
vô cùng vô tận,
thọ lượng Thích tôn
cũng y như thế.

(8) Diệu tràng, nên biết :
không nên hoài nghi ;
thọ lượng các đấng
Siêu việt bậc nhất,
không một người nào
biết được số lượng.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

— [NGÀY 4] —

Lúc ấy bồ tát Diệu tràng nghe bốn đức Thế tôn nói thọ lượng bất tận của đức Thích ca thế tôn, thì tác bạch như vầy, kính bạch chư vị Thế tôn, tại sao đức Thích ca thế tôn thị hiện thọ lượng ngắn ngủi  ? Bốn đức Thế tôn dạy bồ tát Diệu tràng, thiện nam tử, khi đức Thích ca thế tôn xuất hiện trong giai đoạn đủ cả năm thứ dơ bẩn, thì thọ lượng nhân loại chỉ trên dưới bách kỷ, bẩm tính thấp hèn, thiện căn kém mỏng, không tin hiểu gì. Nhân loại như vậy đa số quan niệm bản ngã, quan niệm sinh thể, quan niệm linh hồn ; quan niệm tồn tại — những quan niệm bồi dưỡng, quan niệm sai lầm — quan niệm bản ngã và sở hữu của bản ngã, quan niệm vĩnh hằng, quan niệm hư vô ([4]). Để lợi ích cho những kẻ dị sinh và dị giáo như vậy, làm cho họ phát sinh lý giải chính xác, mau chóng đạt đến tuệ giác tối thượng, nên đức Thích ca như lai thị hiện thọ lượng ngắn ngủi. Thiện nam tử, đức Thích ca như lai muốn làm cho chúng sinh thấy Ngài niết bàn để sinh ý tưởng khó gặp, ý tưởng lo lắng ; đối với kinh pháp Ngài nói, họ lo cấp tốc tiếp nhận, ghi nhớ, cứu xét, tụng thuộc cho thông suốt, đem nói cho người, không hề khinh thường. Vì muốn như vậy mà đức Thích ca như lai thị hiện thọ lượng ngắn ngủi. Lý do ở đây là, chúng sinh như đã nói ở trước, nếu thấy đức Thích ca như lai không nhập niết bàn, thì không có ý tưởng kính trọng, khó gặp ; đối với kinh pháp sâu xa mà Ngài tuyên thuyết cũng không lo tiếp nhận, ghi nhớ, cứu xét, tụng thuộc cho thông suốt, và đem nói cho người. Tại sao như vậy, vì thường xuyên thấy Phật thì không kính trọng nữa. Thiện nam tử, ví như có kẻ thấy cha mẹ mình có lắm của cải vàng ngọc thì, đối với tài sản ấy, người con không sinh ý tưởng hiếm có, khó gặp, tại sao, vì đối với cha mẹ, và tài sản của cha mẹ, người con có ý tưởng còn mãi. Thiện nam tử, chúng sinh kia cũng vậy, nếu thấy đức Thích ca như lai không nhập niết bàn thì không sinh ý tưởng hiếm có, khó gặp, lý do là vì thường thấy. Thiện nam tử, ví như có kẻ cha mẹ nghèo nàn, thiếu thốn tài sản, người con nghèo thiếu đến cung vua chúa hay đến dinh đại thần, thấy tài sản tràn đầy, thì sinh ý tưởng hiếm có, khó gặp. Người con này muốn có tài sản nên làm lụng đủ cách, siêng năng không nhác, lý do là để hết nghèo nàn, hưởng an lạc. Thiện nam tử, chúng sinh kia cũng vậy, nếu thấy đức Thích ca như lai nhập vào niết bàn mới có ý tưởng khó gặp, ý tưởng lo lắng. Họ nghĩ, vô số kiếp Phật mới xuất hiện, như hoa ô đàm lâu lắm mới có một lần. Nghĩ vậy nên họ có ý tưởng hiếm có, ý tưởng khó gặp. Và gặp Phật thì tôn kính, tin tưởng, nghe Ngài thuyết pháp thì có ý tưởng nói thật, bao nhiêu kinh pháp đều tiếp nhận, ghi nhớ, chớ không khinh thường. Thiện nam tử, vì lý do đã nói trên đây mà đức Thích ca như lai không ở đời lâu dài, niết bàn mau chóng. Thiện nam tử, như thế đó, chư vị Như lai áp dụng phương tiện khéo léo mà tác thành chúng sinh. Nói như vậy rồi, bốn đức Thế tôn bỗng nhiên ẩn mất.

Bấy giờ bồ tát Diệu tràng cùng với vô lượng bồ tát, và vô số chúng sinh, cùng nhau đi đến trên đỉnh Thứu phong, chỗ đức Thích ca thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài rồi đứng qua một bên. Bồ tát Diệu tràng đem sự thể trên đây trình bạch đầy đủ với đức Thế tôn. Lúc ấy bốn đức Thế tôn cũng đã đến Thứu phong, chỗ đức Thích ca thế tôn. Tùy phương hướng của mình, các Ngài đến bảo tọa mà ngồi, rồi bảo vị bồ tát thị giả, rằng thiện nam tử, ông hãy đến chỗ đức Thích ca như lai, thay lời Như lai mà vấn an Ngài, rằng Ngài ít bịnh ít phiền, cử động linh hoạt, sống yên vui chăng. Ông lại tác bạch như vầy : Lành thay đức Thế tôn, xin Ngài nay có thể tuyên thuyết kinh Ánh sáng hoàng kim, pháp yếu cực sâu, để lợi ích chúng sinh, loại bỏ đói khát, làm cho yên vui. Đức Thế tôn của con xin tùy hỷ việc này. Các vị thị giả cùng đến chỗ đức Thích ca thế tôn, đảnh lễ hai chân của Ngài, rồi đứng qua một bên, cùng tác bạch rằng, bạch đức Thế tôn, đức Thầy trời người của chúng con vấn an vô lượng, rằng Ngài ít bịnh ít phiền, cử động linh hoạt, sống yên vui chăng. Các vị thị giả lại tác bạch như vầy : Lành thay đức Thế tôn, xin Ngài nay có thể tuyên thuyết kinh Ánh sáng hoàng kim, pháp yếu cực sâu, để lợi ích chúng sinh, loại bỏ đói khát, làm cho yên vui. Đức Thầy trời người của chúng con xin tùy hỷ việc này. Bấy giờ đức Thích ca thế tôn, bậc Như lai, bậc Ứng cúng, bậc Chánh đẳng giác, nói với các vị bồ tát thị giả, rằng lành thay, bốn đức Như lai muốn làm cho chúng sinh lợi ích yên vui mà khuyến cáo Như lai tuyên dương pháp yếu ! Ngài nói mấy lời chỉnh cú sau đây.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

— [NGÀY 5] —

(9) Như lai thường trú
trên đỉnh Thứu phong,
tuyên thuyết kinh bảo
Ánh sáng hoàng kim ;
nhưng vì tác thành
cho bao chúng sinh,
Như lai thị hiện
nhập vào niết bàn.

(10) Chúng sinh phàm phu
quan niệm lầm lẫn,
nên không tin được
lời Như lai nói ;
chính vì tác thành
chúng sinh như vậy,
Như lai thị hiện
nhập vào niết bàn.

Bấy giờ trong đại hội có một vị bà la môn họ Kiều trần như, tên Pháp sư thọ ký, cùng vô số bà la môn hiến cúng đức Thế tôn rồi, nghe Ngài nói nhập vào niết bàn, thì nước mắt nước mũi xen nhau chảy ra, bước tới lạy chân Ngài, thưa rằng, bạch đức Thế tôn, nếu thật đức Thế tôn có lòng đại từ bi đối với chúng sinh, thương xót ích lợi, làm cho yên vui, in như cha mẹ không ai sánh bằng ; Ngài làm chỗ nương tựa cho cả thế giới, in như vầng thái âm tròn đầy ; Ngài soi sáng bằng tuệ giác lớn lao, in như vầng thái dương mới mọc ; Ngài nhìn khắp cả, thương tưởng đồng đều, coi ai cũng như tôn giả La hô la — thì con xin Ngài ban cho con một điều ước nguyện. Nghe thưa như vậy, đức Thế tôn chỉ im lặng. Nhưng do uy lực của Ngài, trong đại hội có một vị đồng tử Lê xa tì tên Ai cũng thích nhìn, nói với bà la môn Kiều trần như, rằng thưa đại bà la môn, ông muốn xin đức Thế tôn điều ước nguyện gì, tôi có thể thỏa mãn cho ông. Bà la môn Kiều trần như nói, đồng tử, tôi muốn hiến cúng ([5]) đức Thế tôn tối thượng, nên cầu xin Ngài cho tôi một chút xá lợi chỉ bằng hạt cải. Tại sao tôi cầu xin như vậy  ? Vì tôi từng nghe nói, nếu thiện nam hay thiện nữ nào được xá lợi của đức Thế tôn chỉ bằng hạt cải thôi, để tôn kính hiến cúng, thì sẽ sinh lên tầng trời Đao lợi mà làm Đế thích. Nghe như vậy, đồng tử Lê xa tì nói với bà la môn, nếu ông muốn sinh lên Đao lợi hưởng thụ quả báo hơn người, thì hãy dốc lòng mà nghe kinh Ánh sáng hoàng kim. Kinh này hơn hết các kinh khác, khó lý giải, khó hội nhập. Thanh văn Độc giác không thể hiểu nổi. Kinh này sinh ra vô biên quả báo phước đức, cho đến hoàn thành tuệ giác vô thượng. Tôi nay chỉ nói cho ông vắn tắt như vậy. Bà la môn nói, lành thay đồng tử ; nhưng kinh Ánh sáng hoàng kim cực sâu, tối thượng, khó lý giải, khó hội nhập, Thanh văn Độc giác không thể hiểu nổi, huống chi chúng tôi, những kẻ biên dã, trí tuệ kém cỏi, làm sao hiểu được. Do vậy, hôm nay tôi chỉ cầu xin xá lợi của đức Thế tôn bằng hạt cải thôi, để đem về bản xứ, tôn trí vào trong hộp ngọc, tôn kính hiến cúng. Thì mạng chung rồi được làm Đế thích, thường hưởng yên vui. Tại sao đồng tử không thể từ đấng Đủ sự sáng cầu xin cho tôi môt điều ước nguyện như vậy  ? Bà la môn nói rồi, đồng tử Lê xa tì liền nói cho ông nghe những lời chỉnh cú sau đây.

(11) Dòng nước chảy xiết
của sông Hằng hà
có thể mọc lên
hoa sen bạch liên ;
loài chim màu vàng
có thể thành trắng,
hay chim màu đen
có thể thành đỏ ;

(12) hoặc cây thiệm bộ
sinh trái đa la,
cây khát thụ la
sinh trái yêm la ;

(13) sự vật hiếm có
có thể chuyển biến,
xá lợi Thế tôn
cũng không thể có.

(14) Giả sử lông rùa
dệt thành áo đẹp,
áo đó có thể
mặc vào mùa lạnh,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(15) Giả sử chân muỗi
đỡ được lầu đài
vô cùng kiên cố
không thể lay động,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(16) Giả sử miệng đỉa
mọc lên răng trắng
đã dài lại lớn
sắc như mũi nhọn,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(17) Giả sử sừng thỏ
làm thành cái thang
và leo thang ấy
lên đến cung trời,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(18) Chuột leo thang ấy
lên đánh tu la
che khuất mặt trăng
ở trong không gian,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(19) Ruồi uống rượu say
bay khắp làng xóm
dựng lên bao nhiêu
là những nhà cửa,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(20) Giả sử mõm lừa
đỏ lên in như
trái cây tần bà
lại khéo ca vũ,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(21) Quạ với cú mèo
đứng được một chỗ
và cả hai bên
thuận tùng với nhau,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(22) Nếu lá ba la
thành được tàn lọng
có thể che được
cơn mưa to lớn,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(23) Giả sử thuyền lớn
chở đầy vàng ngọc
mà lại lướt đi
trên mặt đất liền,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

(24) Và nếu chim ri
mỏ ngậm Hương sơn
tùy theo ý muốn
bay đâu cũng được,
thì mới tìm được
xá lợi Thế tôn.

Bà la môn Pháp sư thọ ký nghe những lời chỉnh cú ấy, thì cũng đem chỉnh cú mà đáp lại đồng tử Ai cũng thích nhìn.

(25) Lành thay đồng tử
bậc đại cát tường,
khéo léo sử dụng
tuệ giác phương tiện,
nên được Thế tôn
thọ vô thượng ký.

(26) Uy đức Thế tôn
cực kỳ vĩ đại,
đầy cả năng lực
cứu hộ thế giới ;
ông hãy nghe tôi
tuần tự nói đến.

(27) Lĩnh vực Thế tôn
rất khó nghĩ thấu,
toàn thể thế giới
không ai đồng đẳng ;
pháp thân của Ngài
thể tánh thường trú,
tu hành cũng không
làm cho sai biệt.

(28) Chư vị Thế tôn
thể tánh đồng nhất,
Pháp các Ngài nói
cũng là như vậy ;
nên chư Thế tôn
vốn phi tạo tác,
lại nữa cũng là
vốn phi sinh khởi.

(29) Thân thể kim cương
của chư Thế tôn
quyền biến thị hiện
thân thể ứng hóa ;
thế nên xá lợi
của chư Thế tôn
cũng vốn không có
bằng một hạt cải.

(30) Thân chư Thế tôn
không phải máu thịt,
làm sao mà có
linh cốt xá lợi ;
thế nhưng phương tiện
lưu lại linh cốt,
là để lợi ích
bao loại chúng sinh.

(31) Pháp thân là Phật,
pháp giới cũng Phật ;
pháp thân mới thật
là thân của Phật,
Pháp của Phật nói
là pháp giới ấy.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

— [NGÀY 6] —

Trong đại hội có ba mươi hai ngàn thiên tử, nghe nói như vậy về thọ mạng bất diệt đức Thế tôn, ai cũng phát tâm vô thượng bồ đề, hoan hỷ, phấn chấn, cảm được sự thể chưa bao giờ có, nên khác miệng mà đồng tiếng, nói mấy lời chỉnh cú sau đây.

(32) Phật không nhập diệt,
Pháp cũng bất diệt,
chỉ vì ích lợi
cho bao chúng sinh,
nên Phật thị hiện
có sự diệt tận.

(33) Phật thì đích thị
bất khả tư nghị,
thân mầu của Phật
không hề biến đổi,
nhưng vì ích lợi
cho bao chúng sinh
mà Phật thị hiện
mọi sự trang nghiêm.

Bấy giờ bồ tát Diệu tràng đích thân đối trước đức Thế tôn, trước bốn đức Thế tôn, trước hai vị đại nhân và bao nhiêu thiên tử, nghe nói thọ lượng của đức Thế tôn, thì lại từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa với Ngài, rằng bạch đức Thế tôn, nếu thật chư vị Thế tôn không nhập niết bàn, không có xá lợi, thì tại sao trong các kinh trước đây nói Ngài có niết bàn, và có xá lợi để cho nhân loại và chư thiên tôn kính hiến cúng  ? Chư vị Thế tôn đã quá khứ rồi, hiện có linh cốt phân bố trong đời, người trời hiến cúng phước được vô hạn. Vậy mà ngày nay lại nói không có, gây ra hoài nghi. Con thỉnh cầu đức Thế tôn thương mà giải thích phong phú cho chúng con.

Vào lúc ấy, đức Thế tôn bảo bồ tát Diệu tràng, và cả đại hội, rằng các người phải nhận thức, nói có niết bàn và có xá lợi là nói theo ý nghĩa bí mật. Ý nghĩa như vậy hãy chuyên nhất tâm trí mà nghe. Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nên biết như vầy : có mười sự thể có thể lý giải ý nghĩa chân thật của Như lai nói có niết bàn vĩ đại và cứu cánh. Thế nào là mười  ? Một là chư Như lai cứu cánh diệt hết phiền não chướng và sở tri chướng nên nói là niết bàn. Hai là chư Như lai khéo léo thấu triệt nhân vô tánh và pháp vô tánh nên nói là niết bàn. Ba là chư Như lai có thể chuyển thân y và pháp y nên nói là niết bàn. Bốn là chư Như lai đối với chúng sinh, một cách tự nhiên, tạm ngừng hóa độ [khi cơ duyên hóa độ đã hết], nên nói là niết bàn. Năm là chư Như lai chứng được pháp thân không có sai biệt nên nói là niết bàn. Sáu là chư Như lai thấu triệt cái tánh bất nhị của sinh tử với niết bàn nên nói là niết bàn. Bảy là chư Như lai thấu triệt căn bản của các pháp, thực hiện thanh tịnh nên nói là niết bàn. Tám là chư Như lai khéo léo tu hành sự bất sinh diệt của các pháp nên nói là niết bàn. Chín là chư Như lai chứng được chánh trí đối với chân như nên nói là niết bàn. Mười là chư Như lai chứng được sự không sai biệt của tánh các pháp và tánh niết bàn nên nói là niết bàn. Như thế đó là mười sự thể nói có niết bàn.

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nên biết như vầy : có mười sự thể nữa có thể lý giải ý nghĩa chân thật của Như lai nói có niết bàn vĩ đại và cứu cánh. Thế nào là mười  ? Một là mọi thứ phiền não lấy ưa muốn làm gốc, từ ưa muốn mà sinh, chư Như lai dứt ưa muốn nên nói là niết bàn. Hai là chư Như lai dứt hết ưa muốn, không thủ đắc một pháp nào cả : vì không thủ đắc mà không đi không đến nên nói là niết bàn. Ba là vì không đi đến, không thủ đắc, thế là pháp thân bất sinh diệt : bất sinh diệt nên nói là niết bàn. Bốn là sự bất sinh diệt thì không phải ngôn ngữ nói thấu : ngôn ngữ loại bỏ nên nói là niết bàn. Năm là không có bản ngã và sinh thể, tư duy sự sinh diệt của các pháp mà được chuyển y nên nói là niết bàn. Sáu là phiền não là khách, pháp tánh là chủ, không đến không đi : chư Như lai thấu triệt như vậy nên nói là niết bàn. Bảy là chân như là thật, ngoài ra là giả : chân như là Như lai nên nói là niết bàn. Tám là thật tế thì không hý luận : chỉ có Như lai chứng pháp thật tế, vĩnh diệt hý luận nên nói là niết bàn. Chín là vô sinh thì thật, sinh thì dối : người ngu chìm đắm sinh tử, còn thật thể Như lai thì không giả dối nên nói là niết bàn. Mười là cái pháp không thật thì do duyên sinh, cái pháp chân thật thì phi duyên sinh, mà pháp thân Như lai là chân thật nên nói là niết bàn. Như thế đó là mười sự thể nói có niết bàn.

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nên biết như vầy : có mười sự thể nữa có thể lý giải ý nghĩa chân thật của Như lai nói có niết bàn vĩ đại và cứu cánh. Thế nào là mười  ? Một là Như lai khéo biết bố thí và quả báo của bố thí là không bản ngã và sở hữu của bản ngã ; đối với bố thí và quả báo của bố thí, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Hai là Như lai khéo biết trì giới và quả báo của trì giới là không bản ngã và sở hữu của bản ngã ; đối với trì giới và quả báo của trì giới, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Ba là Như lai khéo biết nhẫn nhục và quả báo của nhẫn nhục là không bản ngã và sở hữu của bản ngã ; đối với nhẫn nhục và quả báo của nhẫn nhục, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Bốn là Như lai khéo biết tinh tiến và quả báo của tinh tiến là không bản ngã và sở hữu của bản ngã ; đối với tinh tiến và quả báo của tinh tiến, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Năm là Như lai khéo biết thiền định và quả báo của thiền định là không bản ngã và sở hữu của bản ngã ; đối với thiền định và quả báo của thiền định, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Sáu là Như lai khéo biết trí tuệ và quả báo của trí tuệ là không bản ngã và sở hữu của bản ngã ; đối với trí tuệ và quả báo của trí tuệ, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Bảy là Như lai khéo biết chúng sinh phi chúng sinh, các pháp phi các pháp, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Tám là thương mình thì đeo đuổi, theo đuổi thì đau khổ ; Như lai dứt thương mình, hết theo đuổi : hết theo đuổi nên nói là niết bàn. Chín là các pháp hữu vi thì toàn có số lượng, pháp tánh vô vi thì số lượng loại hết ; Như lai rời hữu vi, chứng vô vi, không số lượng nên nói là niết bàn. Mười là Như lai thấu triệt chúng sinh và các pháp toàn không : không tánh là pháp thân chân thật nên nói là niết bàn. Như thế đó là mười sự thể nói có niết bàn.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

— [NGÀY 7] —

Lại nữa, Thiện nam tử, đâu phải chỉ có cái việc không nhập niết bàn của Như lai là hiếm có, mà còn có mười sự hiếm có nữa là việc Như lai làm. Thế nào là mười  ? Một, sinh tử thì tội lỗi, niết bàn thì vắng lặng, thế nhưng Như lai chứng được sự bình đẳng của sinh tử với niết bàn, nên không ở sinh tử, không ở niết bàn, không chán bỏ phản bội chúng sinh, đó là việc Như lai làm. Hai, đối với chúng sinh, Như lai không nghĩ họ là ngu phu, đi theo quan niệm thác loạn, bị phiền não ép buộc, Như lai phải khai thị cho họ siêu thoát ; thế nhưng do sức mạnh của từ bi quá khứ, nên đối với chúng sinh vẫn tùy trình độ, ý thích và nhận định ([6]) của họ mà tự nhiên cứu độ, chỉ thị và huấn dụ cho họ lợi ích và hoan hỷ ([7]) mà không phân biệt gì hết, cùng tận thì gian, không có kết thúc, đó là việc Như lai làm. Ba, Như lai không nghĩ Như lai phu diễn mười hai thành phần của giáo pháp ([8]), lợi ích chúng sinh ; thế nhưng do sức mạnh từ bi quá khứ, vẫn tuyên thuyết phong phú cho chúng sinh, cho đến cùng tận thì gian, không có kết thúc, đó là việc Như lai làm. Bốn, Như lai không nghĩ đi đến thị thành, thôn quê, những nơi dân cư, vào nhà vua chúa, đại thần, bốn giai cấp xã hội mà khất thực ; nhưng do sức mạnh huân tập của thân miệng ý quá khứ mà tự nhiên đi đến, vì lợi ích cho họ mà khất thực, đó là việc Như lai làm. Năm, Như lai thì thân không đói khát, cũng không đại tiểu, nên tuy khất thực mà không thọ thực ; nhưng vì tự nhiên ích lợi chúng sinh nên hiện có ăn uống, đó là việc Như lai làm. Sáu, Như lai không nghĩ chúng sinh có cao vừa thấp, tùy trình độ của họ mà thuyết pháp cho ; nhưng Như lai không phân biệt mà vẫn tự nhiên tùy trình độ ([9]) chúng sinh, khéo ứng theo cơ duyên mà thuyết pháp cho họ, đó là việc Như lai làm. Bảy, Như lai không nghĩ có người không tôn kính Như lai, thường phát ngôn phỉ báng, Như lai không thể đối thoại ; có người tôn kính Như lai, thường phát ngôn ca tụng, Như lai có thể đối thoại ; thế nhưng Như lai thường có tâm từ bi, bình đẳng bất nhị, đó là việc Như lai làm. Tám, Như lai không có thương ghét, kiêu ngạo, tham tiếc, và mọi thứ phiền não đồng đẳng như vậy ; mà Như lai thường thích vắng lặng, khen thiểu dục, tách rời huyên náo, đó là việc Như lai làm. Chín, Như lai không có một pháp nào không biết và không khéo thông suốt, đối với toàn bộ các pháp thì cảnh trí ([10]) như ở trước mắt và không có phân biệt ; thế nhưng Như lai vẫn thấy công việc của chúng sinh, tùy ý họ mà phương tiện dẫn dụ cho họ siêu thoát, đó là việc Như lai làm. Mười, Như lai thấy ai giàu thịnh thì không mừng, thấy họ suy bại cũng không lo ; nhưng thấy họ làm theo chánh hạnh thì vô ngại đại bi tự nhiên gia hộ, thấy họ làm theo tà hạnh thì vô ngại đại bi tự nhiên cứu hộ, đó là việc của Như lai làm. Thiện nam tử, nên biết Như lai nói có vô lượng diệu hạnh như vậy, và đó là sắc thái thật của niết bàn. Còn có khi các người thấy Như lai nhập niết bàn, thì đó là phương tiện thích nghi ; các người lại thấy lưu lại xá lợi thì đó là để cho chúng sinh tôn kính hiến cúng. Những việc như vậy toàn là do sức mạnh từ bi của Như lai, để ai hiến cúng xá lợi thì vị lai xa rời tám nạn, gặp được chư vị Như lai, gặp được các bậc Thiện tri thức, thiện tâm liên tục chứ không mất, phước báo vô cùng, mau được siêu thoát, không bị sinh tử trói buộc. Diệu hạnh như vậy các người nên nỗ lực mà làm, đừng có phóng dật.

Bồ tát Diệu tràng nghe đức Thế tôn đích thân nói đến sự không nhập niết bàn và những diệu hạnh cực sâu, thì chắp tay, cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, ngày nay con mới biết bậc Thầy cao cả không nhập niết bàn và lưu lại xá lợi, nhưng vì lợi ích một cách rộng lớn cho chúng sinh [mà thị hiện niết bàn và lưu lại xá lợi]. Cả cơ thể và tâm trí đều phấn chấn, vui đẹp, bồ tát Diệu tràng than rằng thật là sự thể chưa bao giờ có.

Khi phẩm thọ lượng Thế tôn được tuyên thuyết hoàn tất thì vô số chúng sinh phát tâm vô thượng bồ đề. Và bốn đức Thế tôn đều ẩn mất. Bồ tát Diệu tràng đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, rồi đứng dậy trở về chỗ cũ.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

— [NGÀY 8] —

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim – Cuốn 2

Phẩm 3 – Phân Biệt Ba Thân

Lúc ấy đại bồ tát Hư không tạng ở trong đại hội từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt pháp y ở vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay tôn kính, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, đem cái lọng thượng hạng có gắn tràng phan và kết những thứ hoa vàng ngọc tinh hảo mà hiến dâng lên Ngài, thưa rằng, bạch đức Thế tôn, bồ tát đại sĩ tu hành chính xác như thế nào về bí mật sâu xa của chư vị Thế tôn  ? Đức Thế tôn dạy, thiện nam tử, hãy nghe cho kỹ, hãy khéo suy nghĩ, Như lai sẽ phân tích giải thích cho ông.

Thiện nam tử, chư vị Như lai có ba thân, một là hóa thân, hai là ứng thân, ba là pháp thân. Ba thân như vậy bao quát đầy đủ về vô thượng bồ đề, nhận thức chính xác thì mau chóng siêu thoát sinh tử. Thiện nam tử, bồ tát nên nhận thức hóa thân như thế nào  ? Nên nhận thức rằng Như lai quá khứ ở trong vị trí tu hành, vì chúng sinh mà tu tập diệu pháp. Tu tập cho đến vị trí viên mãn. Thì do sức mạnh tu tập mà được sự tự tại lớn lao. Được sự tự tại nên tùy ý muốn của chúng sinh, tùy việc làm của chúng sinh, tùy thế giới của chúng sinh, biết rành tất cả. Rồi không chờ đợi cơ hội, không lỡ mất cơ hội, thích ứng địa phương, thích ứng thì gian, thích ứng việc làm, thích ứng thuyết pháp, mà thị hiện mọi loại thân hình, đó là hóa thân. Thiện nam tử, bồ tát nên nhận thức ứng thân như thế nào  ? Nên nhận thức rằng Như lai vì làm cho bồ tát được sự thông đạt mà nói về chân đế, rằng do thấu triệt sinh tử với niết bàn là nhất thể, do loại trừ sự sợ hãi và sự vui mừng của chúng sinh chấp ngã, do làm căn bản cho vô biên phẩm chất Phật đà, do sức mạnh bản nguyện thích ứng đích thực với như như trí của như như lý, mà hình thành thân thể với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi nét đẹp, sau cổ là vầng sáng tròn, đó là ứng thân. Thiện nam tử, bồ tát nên nhận thức pháp thân như thế nào  ? Nên nhận thức rằng do loại trừ phiền não chướng và sở tri chướng, do đầy đủ thiện pháp, mà chỉ có như như lý của như như trí ([11]), đó là pháp thân.

Thiện nam tử, hai thân trước là có giả, thân thứ ba mới có thật, làm căn bản cho hai thân trước. Tại sao  ? Vì tách rời như như lý và như như trí thì chư vị Như lai không có phẩm chất nào cả. Nhưng chư vị Như lai thì tuệ giác toàn hảo, phiền não diệt tận, thủ đắc vị trí Phật đà tối cực thanh tịnh. Thế nên như như lý và như như trí tổng quát tất cả phẩm chất Phật đà.

Thiện nam tử, chư vị Như lai tuyệt đối lợi ích mình người ([12]). Lợi ích mình là như như lý. Lợi ích người là như như trí. Như như lý và như như trí làm cho đạt được tự tại trong sự lợi ích mình người, hoàn thành vô biên diệu dụng, do vậy mà phẩm chất Phật đà có vô biên các dạng dị biệt. Thiện nam tử, ví như do vọng tưởng mà nói các loại phiền não, các loại nghiệp dụng, các loại quả báo ; cũng y như vậy, do như như lý và như như trí mà nói các pháp Phật đà, các pháp Độc giác, các pháp Thanh văn. Do như như lý và như như trí mà tự tại hoàn thành tất cả Phật pháp, đó là sự thể bậc nhất, bất khả tư nghị. Thiện nam tử, như vẽ đồ dùng trong không gian, đó là sự khó thể nghĩ bàn ; do như như lý và như như trí mà hoàn thành phẩm chất Phật đà cũng khó nghĩ bàn như vậy. Tại sao như như lý và như như trí cả hai đều không phân biệt mà lại tự tại hoàn thành sự thể  ? Điều này ví như Như lai nhập niết bàn, nhưng do nguyện lực tự tại mà thành được đủ mọi sự thể. Như như lý và như như trí mà tự tại hoàn thành mọi sự cũng là như vậy. Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nhập định vô tâm ([13]), nhưng do nguyện lực trước đó mà xuất định vẫn làm mọi sự ; như như lý và như như trí không phân biệt mà vẫn tự tại thành sự cũng vậy. Như trời trăng không có phân biệt, nước gương không có phân biệt, ánh sáng không có phân biệt, nhưng cả ba thứ này hợp lại thì có hình ảnh ; như như lý và như như trí không phân biệt, nhưng do nguyện lực tự tại mà chúng sinh thấy có ứng thân và hóa thân. Thiện nam tử, rất nhiều nước gương do ánh sáng mà không ảnh ([14]) hiện ra đủ hình dạng khác nhau, nhưng không gian thì không có hình dạng như vậy. Cũng y như vậy, những người tiếp nhận giáo hóa chính là hình ảnh của pháp thân. Do nguyện lực mà hai thân đủ mọi hình tướng, nhưng pháp thân thì không có hình tướng khác nhau.

Thiện nam tử, do hai thân mà nói chư vị Như lai là niết bàn hữu dư, do pháp thân mà nói chư vị Như lai là niết bàn vô dư, vì những gì dư lại đã tuyệt đối diệt tận. Lại do ba thân mà nói chư vị Như lai không trụ niết bàn. Hai thân là không trụ niết bàn, còn tách rời pháp thân thì không có Phật thân nào biệt lập, [nên pháp thân cũng là không trụ niết bàn]. Tại sao hai thân không trụ niết bàn, vì hai thân là có giả, sinh diệt như mỗi ý nghĩ, không cố định trụ lại, lại luôn luôn xuất hiện chứ không cố định. Pháp thân thì không như vậy. Nên hai thân thì không trụ niết bàn, còn pháp thân thì vì bất nhị [với hai thân] nên cũng là không trụ niết bàn mà thôi. Do vậy, căn cứ ba thân mà nói chư vị Như lai không trụ niết bàn ([15]).

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

— [NGÀY 9] —

Thiện nam tử, phàm phu vì ba tướng mà có ràng buộc, có ngăn cách, rời xa ba thân, không đạt đến ba thân. Ba tướng là gì, một là biến kế, hai là y tha, ba là thành tựu. Ba tướng như vậy mà không thể lý giải [cái nên lý giải], không thể diệt trừ [cái nên diệt trừ], không thể trong sáng [cái nên trong sáng], thế nên không thể đạt đến ba thân. Ba tướng như vậy mà có thể lý giải, có thể diệt trừ, có thể trong sáng, thì toàn hảo ba thân của chư vị Như lai. Thiện nam tử, phàm phu chưa trừ bỏ được ba tâm nên rời xa ba thân, không thể đạt đến. Ba tâm là gì, một là tâm sinh sự, hai là tâm dựa vào căn bản, ba là tâm căn bản. Do đạo tạm dẹp mà tâm sinh sự diệt tận, do đạo đoạn trừ mà tâm dựa vào căn bản diệt tận, do đạo hơn hết mà tâm căn bản diệt tận. Tâm sinh sự diệt tận thì biến hiện hóa thân, tâm dựa vào căn bản diệt tận thì hình thành ứng thân, tâm căn bản diệt tận thì hiển lộ pháp thân. Do vậy, chư vị Như lai đủ cả ba thân.

Thiện nam tử, nơi thân thứ nhất thì chư vị Như lai đồng nhất công việc, nơi thân thứ hai thì chư vị Như lai đồng nhất ý muốn, nơi thân thứ ba thì chư vị Như lai đồng nhất thể tánh.

Thiện nam tử, thân Phật thứ nhất là tùy ý chúng sinh có lắm dạng nên hiện ra lắm dạng, do vậy mà nói thân này là nhiều. Thân Phật thứ hai thì ý của đệ tử là một tướng nên hiện ra một tướng, do vậy mà nói thân này là một. Thân Phật thứ ba siêu việt tất cả dạng tướng, không phải lĩnh vực dạng tướng, do vậy mà nói thân này là phi nhất phi dị.

Thiện nam tử, thân thứ nhất dựa ứng thân mà biểu hiện, thân thứ hai dựa pháp thân mà biểu hiện, còn thân thứ ba thì có thật, không cần chỗ dựa.

Thiện nam tử, ba thân như vậy có nghĩa nói là thường còn, có nghĩa nói là vô thường. Hóa thân thường chuyển pháp luân, nơi nơi tùy duyên, phương tiện liên tục, không có chấm dứt, nên nói là thường còn ; nhưng không phải là căn bản, đại dụng đầy đủ không được biểu hiện, nên nói là vô thường. Ứng thân thì vô thỉ đến nay liên tục bất đoạn, thu giữ được hết thảy phẩm chất đặc hữu của chư vị Như lai, chúng sinh vô tận nên diệu dụng cũng vô tận, nên nói là thường còn ; nhưng cũng không phải là căn bản, đại dụng đầy đủ cũng không biểu hiện, nên nói là vô thường. Pháp thân không phải là hữu vi ([16]), không có các dạng khác nhau, mà là căn bản, tựa như không gian, nên nói là thường còn. Thiện nam tử, rời như như trí thì không có tuệ giác tối thượng nào nữa, rời như như lý thì không có đối cảnh tối thượng nào nữa. Một mặt là như như của các pháp, một mặt là như như của tuệ giác, hai mặt như như ấy là như như, phi đồng nhất phi dị biệt. Do vậy, pháp thân thì tuệ giác trong sáng, diệt trừ trong sáng, do hai sự trong sáng này mà pháp thân hoàn toàn trong sáng.

Thiện nam tử, phân biệt ba thân thì có 4 sự khác nhau : có hóa thân không phải ứng thân, có ứng thân không phải hóa thân, có hoá thân cũng là ứng thân, có không phải hoá thân cũng không phải ứng thân. Hóa thân không phải ứng thân là thế nào, là chư Như lai nhập niết bàn rồi, do đại nguyện tự tại mà vẫn tùy duyên lợi ích chúng sinh. Ứng thân không phải hóa thân là thế nào, là cái thân được thấy bởi bồ tát trước mười địa [17]). Hóa thân cũng là ứng thân là thế nào, là cái thân ở nơi niết bàn hữu dư. Không phải hóa thân cũng không phải ứng thân là thế nào, là chính pháp thân. Thiện nam tử, pháp thân như vậy do hai sự vô sở hữu mà hiển lộ. Hai sự vô sở hữu là thế nào, là nơi pháp thân thì ngã chấp pháp chấp ([18]) toàn là không, phi có phi không, phi một phi khác, phi số lượng phi siêu số lượng, phi sáng suốt phi ngu tối, ấy vậy, như như trí thì không thấy ngã chấp pháp chấp, không thấy phi có phi không, cho đến không thấy phi sáng suốt phi ngu tối. Thế nên phải biết đối cảnh trong sáng với tuệ giác trong sáng là bất khả phân biệt, không phải ở giữa [những khái niệm đối lập lẫn nhau] ; làm căn bản cho diệt đế và đạo đế ([19]), nên pháp thân đầy tính năng biểu hiện đủ loại sự nghiệp của chư vị Như lai.

Thiện nam tử, thân này ([20]) thì bản thân, yếu tố, đối cảnh, đối tượng, kết quả, tất cả toàn là dựa vào căn bản [như như lý] ([21]) và nó thật khó mà nghĩ bàn. Nếu hiểu nghĩa ấy thì biết thân này là cỗ xe vĩ đại, là thể tánh Như lai, là bào thai Như lai ([22]). Dựa vào thân này thì được cái tâm vị trí mới phát và cái tâm vị trí tu hành đều hiện ra, cái tâm vị trí bất thoái cũng hiện ra, cái tâm vị trí bổ xứ, cái tâm vị trí kim cang, cái tâm vị trí Như lai cũng hiện ra cả, vô lượng vô biên phẩm chất tinh tế của Như lai cũng hiện ra. Thiện nam tử, dựa vào pháp thân mà đại định và đại trí được thực hiện, và do đó mà hóa thân dựa vào đại định với ứng thân dựa vào đại trí cũng được thực hiện. Pháp thân như vậy do tự thể của Nó mà nói là thường và nói là ngã, do đại định của Nó mà nói là lạc, do đại trí của Nó mà nói là tịnh. Do vậy mà Như lai thường trú, tự tại, an lạc, thanh tịnh ([23]).

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

— [NGÀY 10] —

Do đại định mà hết thảy thiền định, định Thủ lăng nghiêm và các định đồng đẳng, hết thảy niệm xứ, đại pháp niệm xứ và những niệm xứ đồng đẳng, đại từ đại bi, hết thảy tổng trì, hết thảy thần thông, hết thảy tự tại, hết thảy bình đẳng, hết thảy các pháp Phật đà như vậy đều được thực hiện. Do đại trí mà mười lực, bốn vô úy, bốn vô ngại biện, một trăm tám mươi pháp bất cọng ([24]), hết thảy các pháp bất khả tư nghị như vậy đều được thực hiện. Ví như do ngọc như ý mà vô số các loại ngọc quí đều được xuất hiện, cũng là như vậy, do ngọc đại định và ngọc đại trí mà xuất ra vô số diệu pháp của chư vị Như lai.

Thiện nam tử, pháp thân như vậy, và đại định đại trí của Nó, toàn là siêu việt hết thảy khái niệm ([25]), không vướng mắc khái niệm nào hết, không thể phân biệt, phi thường phi đoạn, gọi là trung đạo ([26]) ; tuy phân biệt mà thể tánh không phân biệt, tuy có ba số ([27]) mà thể tánh không phải ba số, bất tăng bất giảm, tựa như mộng ảo không có năng chấp với sở chấp ; là pháp thể như như, là xứ sở giải thoát, vượt qua lĩnh vực của vua chết, vượt qua luôn sự tối tăm của sinh tử, là chỗ chúng sinh không thể tu hành và đạt đến [bằng khái niệm của mình], là chỗ an trú của chư vị Phật đà và chư vị Bồ tát.

Thiện nam tử, như người muốn có vàng nên tìm kiếm khắp nơi, và tìm được mỏ vàng. Rồi đập ra, chọn phần nào tinh hơn thì bỏ vào lò mà luyện, nên thành vàng ròng, chế tạo đủ thứ đồ trang sức, đồ trang sức khác nhau mà vàng không biến đổi. Thế nên, thiện nam tử, thiện nam hay thiện nữ nào muốn cầu giải thoát siêu việt mà tu hành thiện căn thuộc phạm vi thế gian ([28]), thì được thấy chư vị Như lai, và đệ tử của các Ngài, được thân gần, rồi thưa rằng, bạch đức Thế tôn, cái gì là thiện  ? cái gì là ác  ? cái gì là chính tu hành được thanh tịnh hạnh  ? Chư vị Như lai, và đệ tử của các Ngài, thấy họ hỏi thì nghĩ, thiện nam thiện nữ này muốn cầu thanh tịnh, muốn nghe chánh pháp. Nghĩ vậy nên liền nói cho họ khai ngộ. Họ nghe rồi chính xác ghi nhớ, phát tâm tu hành, được sức mạnh tinh tiến, loại trừ sự chướng ngại vì biếng nhác, diệt mọi tội lỗi, đối với giới pháp họ tách rời sự không tôn trọng, ngưng cả sự háo động và tiếc nuối, nên nhập vào địa thứ nhất. Do tâm của địa thứ nhất này loại trừ sự chướng ngại cho sự lợi ích chúng sinh, nên nhập vào địa thứ hai. Trong địa thứ hai này loại trừ sự chướng ngại cho sự không áp bức quấy rối chúng sinh, nên nhập vào địa thứ ba. Trong địa thứ ba này loại trừ sự chướng ngại cho tâm mềm dịu trong sáng, nên nhập vào địa thứ tư. Trong địa thứ tư này loại trừ sự chướng ngại cho phương tiện khéo léo, nên nhập vào địa thứ năm. Trong địa thứ năm này loại trừ sự chướng ngại vì thấy chân đế tục đế đối lập với nhau, nên nhập vào địa thứ sáu. Trong địa thứ sáu này loại trừ sự chướng ngại vì thấy có hành tướng, nên nhập vào địa thứ bảy. Trong địa thứ bảy này loại trừ sự chướng ngại vì không thấy sự diệt, nên nhập vào địa thứ tám. Trong địa thứ tám này loại trừ sự chướng ngại vì không thấy sự sinh, nên nhập vào địa thứ chín. Trong địa thứ chín này loại trừ sự chướng ngại cho lục thông, nên nhập vào địa thứ mười. Trong địa thứ mười này loại trừ sự chướng ngại vì ngu muội các pháp sở tri, loại trừ cái tâm căn bản, nên nhập vào Như lai địa. Như lai địa do ba sự trong sáng mà gọi là cực trong sáng. Ba sự ấy là những gì  ? Một là trong sáng vì loại trừ phiền não, hai là trong sáng vì loại trừ khổ não, ba là trong sáng vì loại trừ tập khí. Như vàng thật chảy ra vì nung luyện, nung luyện rồi thì không còn quặng bẩn nữa, chứng tỏ vàng vốn trong sáng, chứ không phải không có vàng. Như nước dơ mà lọc trong thì không còn cặn bẩn, chứng tỏ nước vốn trong suốt, chứ không phải không có nước. Cũng là như vậy, pháp thân vốn tách rời phiền não, khổ và tập loại trừ rồi thì không còn tập quán thừa lại, chứng tỏ thể tánh pháp thân vốn trong sáng, chứ không phải không có thể tánh. Như không gian bị khói mây bụi mù che đi, trừ cái che ấy rồi thì không gian trong sáng, chứ không phải không có không gian ; pháp thân cũng vậy, mọi sự khổ não loại bỏ hết rồi thì nói là trong sáng, không phải không có thể tánh pháp thân. Như có kẻ trong mộng thấy bị trôi theo dòng nước sông lớn, nên vận dụng cả tay chân mà bơi qua, đến được bờ bến bên kia, ấy là do cả thân tâm kẻ ấy không nhác, không lùi. Khi mộng tỉnh thì không còn thấy nước, thấy bờ bên này bờ bên kia, nhưng không phải không có cái tâm : vọng tưởng sinh tử loại bỏ hết rồi thì tuệ giác trong sáng, chứ không phải không có tuệ giác. Ấy vậy, pháp thân thì mọi thứ vọng tưởng không còn phát sinh nên nói là trong sáng, chứ không phải chư vị Như lai không có thật thể.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

— [NGÀY 11] —

Lại nữa, thiện nam tử, pháp thân do làm sạch hoặc chướng mà biểu hiện ứng thân, do làm sạch nghiệp chướng mà biểu hiện hóa thân, do làm sạch trí chướng mà pháp thân tự biểu hiện. Ví như do không gian mà phát điện lực, do điện lực mà phát ánh sáng ; cũng là như vậy, do pháp thân mà biểu hiện ứng thân, do ứng thân mà biểu hiện hóa thân. Do thể trong sáng mà pháp thân tự biểu hiện, do trí trong sáng mà biểu hiện ứng thân, do định trong sáng mà biểu hiện hóa thân. Ba sự trong sáng như vậy là pháp tánh như như, bất dị như như, nhất vị như như, giải thoát như như, cứu cánh như như, do vậy, chư vị Như lai thì thể tánh không có dị biệt. Thiện nam tử, nếu thiện nam hay thiện nữ nào nói đức Thế tôn là bậc Thầy cao cả của tôi, tin tưởng quyết định như vậy, thì người ấy, từ trong tâm trí sâu xa, thấu hiểu pháp thân Như lai không có dị biệt. Và thiện nam tử, do vậy mà, đối với các pháp, người ấy loại trừ hết cả sự tư duy không chính xác, biết các pháp là phi nhị biên, là vô phân biệt, là thánh giả tu hành. Đối với các pháp, chính xác tu hành sự không có nhị biên như thế nào, thì đối với các chướng cũng loại trừ như vậy ; loại trừ các chướng như thế nào thì như như lý và như như trí cũng tối cực trong sáng như vậy ; như như lý và như như trí trong sáng như thế nào thì mọi sự tự tại cũng như vậy, bao quát đầy đủ, thành đạt tất cả. Các chướng loại trừ, các chướng lọc sạch, đó là chân tướng của như như lý và như như trí. Thấy như vậy là cái thấy của thánh giả, và thế gọi là thật thấy Như lai, tại sao, vì đó là đúng như sự thật mà thấy như như lý của các pháp. Do vậy, chư vị Như lai thấy biết tất cả chư vị Như lai. Còn chư vị Thanh văn và Độc giác tuy siêu thoát ba cõi, nhưng cầu mà không thể thấy biết như như lý. Thánh giả mà còn không thể thấy biết, huống chi phàm phu thì nghi hoặc, phân biệt thác loạn, nên không thể vượt đến. Khác nào thỏ mà bơi qua biển cả thì bơi không qua được, vì sức lực của thỏ quá kém, phàm phu cũng vậy, họ không thể thông đạt như như lý của các pháp. Nhưng chư vị Như lai thì siêu phân biệt, nên được đại tự tại đối với hết thảy các pháp, được đầy đủ tuệ giác trong sáng và sâu xa, và đó là lĩnh vực của chư vị Như lai, chứ không phải chung cùng với người khác. Do vậy mà biết chư vị Như lai trong vô số kiếp không tiếc tính mạng, làm khổ hạnh khó làm, mới được pháp thân tối thượng, không thể sánh bằng, bất khả tư nghị, vượt quá lĩnh vực ngôn ngữ, vắng lặng nhiệm mầu, rời hết mọi sự sợ hãi ([29]).

Ấy vậy, thiện nam tử, thấy biết như như lý của các pháp thì không sinh không già không chết, thọ lượng bất tận, không ngủ nghỉ, không đói khát, tâm thường thiền định, không có loạn động. Đối với Như lai mà tranh luận thì thế là không thể thấy được Như lai. Chư vị Như lai thì nói gì cũng lợi ích, ai nghe cũng giải thoát, và vì nghe pháp mà phước báo bất tận, đến nỗi chim dữ, thú dữ, người dữ, quỉ dữ, tất cả không bao giờ gặp phải. Nhưng chư vị Như lai không có sự vô ký ([30]), không sinh tâm muốn biết đối với các pháp [mà vẫn tự nhiên biết hết], không có ý tưởng sinh tử với niết bàn khác nhau. Chư vị Như lai phán quyết gì cũng là chắc chắn. Chư vị Như lai thì tất cả cử động toàn là tuệ giác, tất cả sự việc toàn là từ bi, không có gì không vì lợi ích yên vui chúng sinh. Thiện nam tử, đối với bản kinh Ánh sáng hoàng kim này, thiện nam hay thiện nữ nào nghe, tin, hiểu, thì không sa vào các nẻo địa ngục, ngạ quỉ, bàng sinh, tu la, thường sinh trong nhân loại và chư thiên mà không phải những nơi thấp hèn ; thì thân gần chư vị Như lai, nghe và tiếp nhận chánh pháp ; thì thường sinh thế giới trong sạch của chư vị Như lai : tất cả thành quả này là do nghe được kinh pháp cực kỳ sâu xa này. Thiện nam hay thiện nữ như vậy là được Như lai đã thấy biết và đã ghi nhận sẽ được không thoái chuyển vô thượng bồ đề. Thiện nam hay thiện nữ nào được kinh pháp cực kỳ sâu xa này một khi lướt qua thính giác, thì nên biết người ấy không phỉ báng Phật, không hủy hoại Pháp, không khinh dể Tăng. Ai chưa gieo trồng thiện căn họ làm cho gieo trồng, ai gieo trồng thiện căn rồi họ làm cho tăng trưởng và thành thục. Họ khuyến khích mọi người trong mọi thế giới làm theo sáu pháp ba la mật.

Bấy giờ đại bồ tát Hư không tạng, Phạn vương, Đế thích, bốn Thiên vương, chư thiên, tức thì từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, chắp tay cung kính, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, rồi thưa rằng, bạch Ngài, ở đâu mà có giảng diễn bản kinh mầu nhiệm Ánh sáng hoàng kim này, thì quốc gia ấy có bốn cái lợi. Một, quân đội hoàng gia cường thịnh, không có thù địch, vua và dân không bịnh tật, sống lâu dài, an lạc cát tường, hưng hiển Phật pháp. Hai, hoàng gia và quần thần vui đẹp với nhau, rời xa sự dua nịnh, vua cũng trọng nể. Ba, tu sĩ và quốc dân thực tu Phật pháp, không bịnh, yên vui, không ai uổng tử, phụng sự tất cả ruộng phước. Bốn, ngày đêm cơ thể điều hòa, thư thái, chư thiên tăng thêm giữ gìn hộ vệ, tâm lý từ bi, bình đẳng, không có sự thương tổn, tác hại, làm cho ai cũng qui kính Tam bảo, ai cũng nguyện tu tập bồ đề hạnh. Như thế đó là bốn cái lợi. Bạch đức Thế tôn, chúng con cũng thường xuyên vì làm cho kinh pháp này lan rộng nên theo dõi những người thọ trì, họ ở đâu chúng con cũng đem lại lợi ích cho họ. Đức Thế tôn dạy rằng, lành thay các thiện nam tử, các người hãy làm đúng như vậy. Các người hãy nỗ lực phổ biến bản kinh nhiệm mầu và chúa tể này, và thế là làm cho Phật pháp ở đời lâu dài.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 12]

Phẩm 4 – Âm Thanh Trống Vàng ([31])

Vào lúc bấy giờ, bồ tát Diệu tràng đích thân ở trước đức Thế tôn nghe diệu pháp Ngài nói, thì hoan hỷ, phấn chấn, nhất tâm tư duy, trở về chốn cũ. Trong đêm hôm ấy, bồ tát mộng thấy cái trống vàng ròng to lớn, ánh sáng rực rỡ như vầng thái dương. Trong ánh sáng ấy, bồ tát thấy được chư vị Thế tôn khắp mười phương hướng, cùng ngồi trên pháp tòa lưu ly ở dưới cây ngọc, được bao quanh bởi đại chúng gồm có vô số người. Bồ tát lại thấy một vị Bà la môn cầm dùi mà đánh trống vàng ấy, xuất ra âm thanh to lớn. Âm thanh này nói lên những bài chỉnh cú nhiệm mầu, diễn đạt diệu pháp sám hối. Bồ tát Diệu tràng nghe rồi nắm giữ tất cả trong ký ức, buộc trí nhớ lại như ở trước mắt. Trời sáng, bồ tát cùng với hàng trăm hàng ngàn người đem các cúng phẩm ra khỏi thành Vương xá, vào đỉnh Thứu phong, đến chỗ đức Thế tôn. Bồ tát đảnh lễ ngang chân của Ngài, sắp hương hoa ra, đi quanh Ngài ba vòng, lui lại ngồi một phía, chấp tay cung kính, chiêm ngưỡng tôn nhan mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong đêm vừa rồi, con mộng thấy một vị Bà la môn lấy tay cầm dùi, đánh một cái trống bằng hoàng kim, rất đẹp, xuất ra âm thanh rất lớn. Âm thanh ấy nói lên những bài chỉnh cú nhiệm mầu, diễn đạt diệu pháp sám hối. Nghe rồi, con nắm giữ trong trí tất cả. Kính xin đức Thế tôn đại từ đại bi, cho con tường thuật. Đối trước đức Thế tôn, bồ tát Diệu tràng nói những chỉnh cú sau đây.

(1) Đêm hôm vừa rồi
trong mộng con thấy
cái trống bằng vàng
rất lớn và đẹp,
khắp cả thân trống
có ánh sáng vàng.

(2) Như vầng thái dương,
ánh sáng như vậy
chiếu rực khắp cả
mười phương thế giới,
làm ai cũng thấy
chư vị Thế tôn.

(3) Dưới những cây ngọc,
các Ngài cùng ngồi
pháp tòa lưu ly,
có hàng ngàn người
rất mực cung kính
bao quanh các Ngài.

(4) Một bà la môn
cầm dùi mà đánh
trống vàng hoàng kim
phát âm thanh lớn,
và chính âm thanh
phát từ trống ấy
nói những chỉnh cú
nhiệm mầu sau đây.

(5) Trống vàng sáng rực
phát ra tiếng mầu
vang khắp tất cả
đại thiên thế giới,
diệt tội cực nặng
trong ba đường ác
cùng bao khổ ách
của trong nhân loại.

(6) Uy lực âm thanh
của trống vàng này
diệt hẳn hết thảy
phiền não chướng ngại
loại trừ sợ hãi
làm cho yên vui,
in như chính đấng
Mâu ni tự tại.

(7) Chính trong cái nơi
biển cả sống chết,
Thế tôn tu hành
thành trí toàn giác,
làm cho chúng sinh
đủ các giác phần,
cứu cánh qui về
biển cả công đức.

(8) Trống vàng xuất ra
âm thanh mầu nhiệm
người nghe cùng được
phạn âm thâm thúy,
và rồi chứng được
vô thượng bồ đề,
thường chuyển pháp luân
trong sáng nhiệm mầu.

(9) Lại được thọ lượng
bất khả tư nghị,
tùy nghi thuyết pháp
lợi ích chúng sinh,
cắt đứt dòng nước
bao nhiêu khổ lụy,
bao nhiêu phiền não
cũng diệt trừ cả.

(10) Những người ở trong
nẻo đường rất dữ,
ngọn lửa dữ dội
phủ cả châu thân,
nghe được tiếng mầu
của trống vàng này
thì liền thoát khổ
qui y Phật đà.

(11) Và rồi thành được
trí biết đời trước,
nhớ được quá khứ
đến trăm ngàn đời,
nên cùng nhớ đến
đức Đại mâu ni,
được nghe kinh pháp
sâu xa của Ngài.

(12) Bởi nghe tiếng mầu
xuất từ trống vàng,
nên thường thân gần
chư vị Thế tôn,
lại thường rời bỏ
mọi hành vi ác,
thuần túy tu tập
các loại thiện pháp.

(13) Tất cả chúng sinh
nhân loại chư thiên
thiết tha chí thành
nguyện cầu những gì,
thì nghe tiếng mầu
xuất từ trống vàng
là thỏa mãn cả
những nguyện cầu ấy.

(14) Những kẻ sa vào
địa ngục vô gián,
lửa dữ bùng lên
đốt cháy thân thể,
và kẻ ở nơi
không ai cứu hộ,
nghe tiếng trống vàng
khổ sở mất cả.

(15) Chư thiên nhân loại
và các loài khác,
những ai hiện chịu
bao nỗi khổ nạn,
mà nghe tiếng mầu
xuất từ trống vàng
cũng hết đau khổ
và được giải thoát.

(16) Nguyện cầu tất cả
đấng Lưỡng túc tôn
hiện tại đang ở
mười phương thế giới,
đem lòng đại bi
nhớ nghĩ đến con.

(17) Tất cả những ai
không nơi nương tựa
không ai cứu hộ,
con nguyện làm nơi
nương tựa lớn lao
cho những người ấy.

(18) Trước đây con làm
bao nhiêu tội lỗi
trong đó gồm có
ác nghiệp nặng nề,
ngày nay đối trước
các đấng Thập lực
dốc lòng chí thành
sám hối tất cả.

(19) Con đã không tin
chư vị Thế tôn,
cũng không kính trọng
cha mẹ tôn trưởng,
không chăm tu hành
mọi thứ thiện nghiệp,
nên thường tạo ra
bao nhiêu ác nghiệp.

(20) Con đã tự thị
tôn quí cao sang
dòng dõi đẳng cấp
tiền tài địa vị,
tự thị trẻ mạnh
kiêu xa phóng túng,
nên thường tạo ra
bao nhiêu ác nghiệp.

(21) Tâm trí thường xuyên
nổi dậy tà niệm,
miệng nói độc ác,
không thấy tội lỗi,
nên thường tạo ra
bao nhiêu ác nghiệp.

(22) Con đã thường xuyên
làm việc phàm phu,
vô minh ám chướng
đi theo bạn xấu,
nên thường tạo ra
bao nhiêu ác nghiệp.

(23) Hoặc vì ăn chơi,
hoặc vì buồn nản,
ham muốn, tức giận
thắt kết trong lòng,
nên thường tạo ra
bao nhiêu ác nghiệp.

(24) Thân với người xấu,
keo kiết, ganh ghét
nghèo nàn, cùng khổ
nịnh hót, lừa dối,
nên thường tạo ra
bao nhiêu ác nghiệp.

(25) Cũng có những lúc
không thích tội ác,
nhưng vì e sợ,
vì bị sai sử,
nên thường tạo ra
bao nhiêu ác nghiệp.

(26) Hoặc vì háo động
hoặc vì hận thù
hoặc vì đói khát
dày vò hành hạ,
nên thường tạo ra
bao nhiêu ác nghiệp.

(27) Vì ăn vì mặc
vì ham nữ sắc,
vì lửa phiền não
thiêu đốt nung nấu,
nên thường tạo ra
bao nhiêu ác nghiệp.

(28) Với Phật Pháp Tăng
không biết tôn kính,
nên đã tạo ra
ác nghiệp như trên,
ngày nay con xin
sám hối tất cả.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 13]

(29) Độc giác Bồ tát
cũng không kính trọng,
nên đã tạo ra
ác nghiệp như trên,
ngày nay con xin
sám hối tất cả.

(30) Phỉ báng Phật pháp
bất hiếu cha mẹ,
nên đã tạo ra
ác nghiệp như trên,
ngày nay con xin
sám hối tất cả.

(31) Ngu muội kiêu căng
tham lam giận dữ
nên đã tạo ra
ác nghiệp như trên,
ngày nay con xin
sám hối tất cả.

(32) Trong mọi thế giới
hiến cúng vô lượng
chư vị Thế tôn,
con nguyện cứu vớt
cho bao chúng sinh
thoát ly khổ nạn.

(33) Nguyện cầu chúng sinh
đứng trong mười địa,
tròn đầy phước trí
thành Phật đà rồi
hướng dẫn bao kẻ
mê mờ ngu muội.

(34) Con vì chúng sinh
tu hành khổ hạnh
trăm ngàn đời kiếp,
đem đại trí lực
mà làm cho họ
vượt qua biển khổ.

(35) Con vì chúng sinh
diễn giảng kinh pháp
Ánh sáng hoàng kim,
bản kinh tối thượng
năng lực trừ được
bao thứ ác nghiệp.

(36) Những ai trải qua
trăm ngàn đời kiếp
tạo ra bao tội
cực kỳ nặng nề,
mà biết phát lộ
thì cũng tiêu trừ.

(37) Y theo kinh pháp
Ánh sáng hoàng kim,
sám hối như trên,
thì mau tận diệt
bao nhiêu ác nghiệp
đã gây đau khổ.

(38) Cả trăm cả ngàn
thiền định siêu việt,
cùng với tổng trì
bất khả tư nghị,
năm căn năm lực
bảy chi tuệ giác
tám chi thánh đạo
ba mươi bảy pháp,
con nguyện thường xuyên
tu tập không mỏi.

(39) Và con sẽ đến
mười bồ tát địa,
nơi đầy đủ cả
mọi thứ quí báu,
viên mãn tất cả
phẩm chất Phật đà,
cứu vớt chúng sinh
vượt dòng sinh tử.

(40) Đối với biển cả
quả vị Phật đà,
và với kho tàng
công đức sâu xa,
tuệ giác mầu nhiệm
bất khả tư nghị,
con nguyện thành tựu
một cách đầy đủ.

(41) Nguyện cầu mười phương
chư vị Thế tôn
hộ niệm cho con,
đem tâm đại bi
thương tưởng chấp nhận
cho con sám hối.

(42) Trong bao đời kiếp
con tạo ác nghiệp,
do ác nghiệp ấy
mà sinh đau khổ,
nguyện Phật thương tưởng
cho con trừ diệt.

(43) Con gây ác nghiệp
nên thường lo sợ,
trong mọi cử động
đi đứng nằm ngồi,
chưa hề có được
một chút vui vẻ.

(44) Thế tôn đại từ
trừ cho chúng sinh
bao nỗi sợ hãi,
nguyện xin chấp nhận
cho con sám hối
thoát ly lo sợ.

(45) Con có đủ cả
hoặc chướng nghiệp hướng
cùng với báo chướng,
nguyện xin Thế tôn,
đem nước đại bi
rửa cho sạch sẽ.

(46) Ác nghiệp quá khứ
ác nghiệp hiện tại
mà con tạo ra,
con xin chí thành
phát lộ tất cả
nguyện tiêu diệt hết.

(47) Và bao ác nghiệp
trong thì vị lai,
con xin giữ gìn
không cho nổi dậy,
giả sử vi phạm
lời thệ nguyện này
thì không bao giờ
con dám che giấu.

(48) Thân có ba nghiệp
miệng có bốn nghiệp,
ý có ba nghiệp
trói buộc chúng sinh
vô thỉ đến nay
thường xuyên liên tục.

(49) Do thân miệng ý
mà tạo thập ác,
tội ác như vậy
rất nhiều sắc thái,
ngày nay con xin
sám hối tất cả.

(50) Ác nghiệp con làm
sẽ phải tự chịu
ác báo đau khổ
[nếu không sám hối] ;
ngày nay đối trước
chư vị Thế tôn
con xin chí thành
sám hối tất cả.

(51) Đại lục Thiệm bộ
và bao thế giới
trong đó được có
bao nhiêu thiện nghiệp,
ngày nay con xin
tùy hỷ tất cả.

(50) Nguyện bỏ thập ác
nguyện tu thập thiện
an trú mười địa
thường thấy Thế tôn.

(53) Bao nhiêu những nghiệp
phước đức trí tuệ
mà thân miệng ý
của con tu được,
con xin vận dụng
thiện nghiệp như vậy
mau chóng đạt đến
tuệ giác tối thượng.

(54) Nay con đích thân
đối trước Thế tôn
chân thành phát lộ
lắm cái ác nạn  :
cái nạn ngu muội
si mê ba cõi,
cái nạn thường làm
ác nghiệp cực nặng,

(55) cái nạn tập hợp
dục vọng, tà kiến,
cái nạn tham ái
thường xuyên chảy dài,
cái nạn đam mê
thế giới hiện hữu,
cái nạn toàn là
phiền não phàm phu,

(56) cái nạn cuồng phóng
náo động thác loạn,
cái nạn thân gần
bạn bè bất lương,
cái nạn tham nhiễm
trong chốn sinh tử,
cái nạn sân si
ngu độn làm ác,

(57) cái nạn sinh nhằm
tám nơi không rảnh ([32]),
cái nạn chưa hề
tập hợp công đức,
nay con đối trước
các đấng Tối thắng
sám hối vô số
ác nạn như vậy.

(58) Nay con qui y
các đấng Thiện thệ,
kính lạy các đấng
Biển đức vô thượng ;
Ngài, núi vàng lớn
chiếu sáng khắp cả,
nguyện xin từ bi
gia hộ cho con.

(59) Thân Phật rực lên
ánh sáng hoàng kim,
mắt Phật tựa như
lưu ly xanh biếc ;
là đấng cát tường
uy đức đặc tôn,
Ngài đem mặt trời
của lòng đại bi
xua tan u ám
cho bao chúng sinh.

(60) Phật như mặt trời
sáng soi khắp cả,
sáng không vẩn đục,
sáng sạch bụi dơ  ;
Phật như mặt trăng
sáng soi mát mẻ,
sáng tan nhiệt lực
của bao phiền não.

(61) Ba hai tướng tốt
châu thân uy nghiêm,
tám mươi tướng phụ
toàn hảo cả người,
phước đức tuyệt bậc
khó nghĩ khó bàn,
như vầng thái dương
chiếu soi thế giới.

(62) Sắc thân tựa như
lưu ly trong suốt
lại như trăng đầy
ở giữa không trung.
Thân vàng như phủ
mạng lưới pha lê
rực rỡ bởi những
ánh sáng đủ màu.

(63) Trong cái thác nước
sinh tử khổ não,
già bịnh lo rầu
trôi cuốn chúng sinh ;
biển khổ như vậy
khó mà chịu nổi,
mặt trời Phật đà
chiếu cho khô cạn.

(64) Con xin lạy đấng
Trí tuệ toàn giác,
đấng Hiếm có nhất
thế giới đại thiên,
đấng mình vàng tía
sáng lên rực rỡ,
đấng trang sức mình
với bao cái đẹp.

(65) Ngài như đại dương
mênh mông khó biết,
Ngài như đại địa
bụi nhỏ khó tính,
Ngài như núi cao
trọng lượng khó cân,
Ngài như không gian
giới hạn khó cùng.

(66) Phật đức là vậy,
chúng sinh khó biết ;
càng nghĩ càng xét
trong lắm đời kiếp,
càng không biết nổi
bờ biển Phật đức.

(67) Nghiền nát đại địa
toán biết cực vi,
toán biết nước giọt
của cả đại dương
số lượng Phật đức
vẫn không biết nổi.

(68) Tất cả chúng sinh
cùng nhau ca tụng
phẩm chất danh tiếng
tướng hảo thanh tịnh
uy nghiêm nhiệm mầu
của đức Thế tôn,
cũng không khả năng
hết được giới hạn.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 14]

(69) Bao nhiêu thiện nghiệp
mà con có được,
con nguyện mau chóng
thành đấng Vô thượng,
thuyết pháp phong phú
ích lợi sinh linh,
làm cho tất cả
giải thoát khổ đau.

(70) Chiến thắng ma quân
có sức mạnh lớn,
chuyển đẩy bánh xe
chánh pháp tối thượng,
ở đời với những
thì gian khó tính,
con đem cam lộ
sung mãn chúng sinh.

(71) Y như quá khứ
các đấng Tối thắng
đã viên mãn cả
sáu ba la mật,
hủy diệt tham dục
sân hận ngu si,
loại trừ phiền não,
triệt đoạn khổ lụy.

(72) Con nguyện thường được
trí biết đời trước
nhớ được quá khứ
cả trăm ngàn đời,
nhất là thường nhớ
đấng Đại mâu ni,
được nghe diệu pháp
rất sâu của Ngài.

(73) Nguyện con biết đem
thiển căn như vậy
phụng sự vô biên
các đấng Tối thắng,
viễn ly hết thảy
nghiệp nhân bất thiện,
thường được tu hành
Pháp mầu chân thật.

(74) Làm cho chúng sinh
trong mọi thế giới
khổ não thoát ly
yên vui thật hiện,
bao kẻ giác quan
không được toàn hảo
thì làm cho được
cơ thể đầy đủ.

(75) Những ai gặp phải
khổ vì bịnh tật,
thân hình ốm yếu
không nơi nương tựa,
thì con làm cho
hết cả bịnh khổ,
sức khỏe tướng tốt
cùng được đủ cả.

(76) Những ai phạm pháp
sắp bị hành hình,
khổ sở hành hạ
lo sợ dày vò  ;
khi họ đau khổ
cực độ như vậy,
không biết nhờ ai
thì con cứu giúp.

(77) Ai bị đánh khảo
gông cùm xiềng xích,
đủ loại hình cụ
hành hạ thân thể,
trong khi vô số
những nỗi lo sợ
dày vò tâm trí
không chút yên vui  ;

(78) thì con làm cho
thoát được giam cầm
mà bao hình cụ
đã làm khổ họ,
sắp bị hành hình
thì toàn tính mạng,
bao khổ sở khác
cũng hết vĩnh viễn.

(79) Có những chúng sinh
đói khát hoành hành,
thì con làm cho
hưởng đủ mỹ vị,
làm mù được thấy
làm điếc được nghe
làm què được đi
làm ngọng được nói.

(80) Những kẻ nghèo nàn
thì được kho báu,
kho lẫm dẫy đầy
không thiếu thốn chi.
Con làm tất cả
hưởng vui thượng thặng,
không còn một ai
chịu lấy đau khổ.

(81) Người nào cũng được
mọi người thích nhìn,
dung nghi phong nhã
mà lại nghiêm chỉnh,
ai nấy cùng được
hiện tại yên vui,
đời sống phong phú
phước đức đủ cả.

(82) Tùy ý chúng sinh
nghĩ đến âm nhạc,
âm nhạc tuyệt hảo
tức thì tấu lên  ;
và nghĩ đến nước
nước mát đầy hồ,
sen màu hoàng kim
nổi trên nước ấy.

(83) Tùy ý chúng sinh
nghĩ đến vật dụng,
vật dụng đủ cả
cơm áo ghế giường,
đủ vàng đủ ngọc,
đủ ngọc lưu ly,
chuỗi ngọc vòng xuyến
có đủ hết thảy.

(84) Lại làm chúng sinh
không nghe tiếng dữ,
cũng không nhìn thấy
những gì trái ý ;
dung mạo có được
toàn là đoan trang,
và hướng về nhau
toàn bằng lòng từ.

(85) Lạc cụ để sống
nghĩ là có đủ,
vàng ngọc có được
không hề tiếc nuối,
phân cho tất cả
những ai cần thiết.

(86) Các loại hương liệu
và các loại hoa
từ cây rơi xuống
mỗi ngày ba lần,
tùy ý hưởng dụng
lòng tràn hoan hỷ.

(87) Con nguyện chúng sinh
đều biết hiến cúng
các đấng Tối thắng
thế giới mười phương,
hiến cúng Diệu pháp
hoàn bị cả ba
cỗ xe sáng sủa,
hiến cúng Thánh chúng
đủ cả Bồ tát
Độc giác Thanh văn.

(88) Con nguyện chúng sinh
đừng ai ở vào
những nơi hèn hạ
những chỗ tám nạn,
thường sinh làm người
có thể tu hành,
thường được phụng sự
chư vị Thế tôn.

(89) Con nguyện chúng sinh
sinh nhà sang giàu
tài sản bảo vật
đầy kho đầy lẫm,
tướng mạo, danh tiếng
không ai sánh bằng,
thọ lượng trải qua
nhiều kiếp lâu dài.

(90) Con nguyện chúng sinh
nữ biến thành nam
thông minh khỏe mạnh
đa trí đa năng,
và ai cũng đi
đường đi bồ tát
là siêng mà tu
sáu ba la mật.

(91) Con nguyện chúng sinh
thường thấy chư Phật
an tọa bảo tòa
dưới những cây ngọc —
bảo tòa sư tử
bằng chất lưu ly,
thường được thân nghe
Phật chuyển pháp luân.

(92) Quá khứ hiện tại
nếu con luân hồi
ở trong ba cõi
tạo các ác nghiệp
khả năng rước lấy
ác báo đáng ghét,
thì nguyện diệt sạch
không còn thừa sót.

(93) Ở trong biển có ([33])
bao nhiêu chúng sinh
bị buộc thắt chặt
trong lưới sinh tử,
con nguyện vì họ
cắt đứt lưới ấy
bằng kiếm trí tuệ,
làm cho mau chóng
thoát khỏi sinh tử
chứng đắc tuệ giác.

(94) Đại lục Thiệm bộ
hay thế giới khác,
chúng sinh trong đó
tạo bao thắng phước,
nay con nguyện xin
tùy hỷ tất cả.

(95) Con nguyện vận dụng
sự tùy hỷ này,
và bao thiện hạnh
của thân miệng ý,
làm cho thắng nghiệp
thường xuyên lớn lên,
thực hiện mau chóng
tuệ giác vĩ đại.

(96) Bao nhiêu thắng phước
lễ bái tán dương
công đức chư Phật,
với tâm sâu xa
cực kỳ trong sáng
không chút gợn bẩn,
con đem hồi hướng,
lại đem phát nguyện,
thì sáu mươi kiếp
vượt nẻo đường dữ.

(97) Nếu có thiện nam
hay thiện nữ nào,
hoặc các vọng tộc
như Bà la môn,
chắp tay dốc lòng
tán dương chư Phật,
thì sinh ở đâu
cũng nhớ đời trước,

(98) giác quan toàn hảo
cơ thể toàn mỹ
và hoàn thành hết
công đức siêu việt,
thì trong vị lai
sinh ra ở đâu
chư thiên nhân loại
cũng thường chiêm ngưỡng.

(99) Người ấy không phải
ở nơi một đức
mười đức Phật đà
tu tập thiện căn
mà nay nghe được
pháp sám hối này,
mà phải ở nơi
trăm ngàn Phật đà
gieo trồng thiện căn,
mới được nghe đến
pháp mầu sám hối
như thế này đây.

Bấy giờ đức Thế tôn nghe những lời chỉnh cú ấy thì tán dương bồ tát Diệu tràng, rằng lành thay thiện nam tử, âm thanh xuất từ trống vàng mà ông mộng thấy, đã tán dương công đức Phật đà và diệu pháp sám hối. Ai nghe âm thanh như vậy cũng được rất nhiều phước đức. Âm thanh ấy lợi ích rộng lớn cho bao chúng sinh, loại trừ nghiệp chướng cho họ. Ông nên biết sự thể siêu việt này nguyên nhân là do tập quán quá khứ ông đã quen tán dương chư Phật và sám hối phát nguyện, lại do uy lực chư Phật da trì cho ông. Nguyên nhân ấy, rồi đây vì ông mà Như lai sẽ nói đến ([34]).

Lúc ấy, cả đại hội nghe pháp thoại này, ai cũng hoan hỷ, tin chịu, phụng hành.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 15]

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim – cuốn 3

Phẩm 5 – Diệt Trừ Nghiệp Chướng

Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn ở nơi sự phân biệt chính xác, vào trong sự thiền định sâu xa, từ những lỗ chân lông của Ngài phóng ánh sáng lớn đầy những màu sắc. Thế giới chư Phật hiện cả trong ánh sáng ấy, nhiều đến bao nhiêu sự tính toán so sánh đều không có khả năng diễn đạt. Cái thế giới đang ở trong thời kỳ đầy cả năm sự vẩn đục này cũng được ánh sáng ấy chiếu đến. Chúng sinh trong đó, những kẻ làm mười ác nghiệp, năm tội vô gián, phỉ báng Tam bảo, bất hiếu cha mẹ, khinh dể sư trưởng và bà la môn, đáng lẽ phải sa vào địa ngục ngạ quỉ bàng sinh ; những kẻ ấy nhờ ơn ánh sáng của đức Thế tôn chiếu đến chỗ họ ở. Họ thấy ánh sáng ấy rồi thì, nhờ sức mạnh của ánh sáng ấy, họ được hoan hỷ, sắc tướng toàn hảo, phước trí trang nghiêm, thấy được chư Phật. Bấy giờ Đế thích, các chúng chư thiên, nữ thần sông Hằng, cùng các chúng khác, nhờ ánh sáng của đức Thế tôn chiếu đến một cách hiếm có, nên cùng đến chỗ Ngài, đi quanh Ngài ba vòng, rồi lùi lại, mỗi chúng ngồi một phía. Lúc này Đế thích, vâng theo uy thần của đức Thế tôn, đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay hướng về đức Thế tôn mà thưa, rằng bạch đức Thế tôn, thiện nam hay thiện nữ làm sao nguyện cầu vô thượng bồ đề, tu hành đại thừa, nhiếp hóa những kẻ tà kiến thác loạn  ? Những kẻ đã tạo nghiệp chướng thì làm sao sám hối để trừ diệt cho được  ?

Đức Thế tôn dạy Đế thích, rằng lành thay thiện nam tử, ông hỏi như vậy chính là tu hành, muốn làm cho vô lượng chúng sinh thanh tịnh giải thoát. Ông thương xót thế giới, ích lợi hết thảy. Thiện nam tử, những người đã vì nghiệp chướng mà gây tội lỗi, thì phải thúc dục lấy mình, ngày đêm sáu buổi, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính, nhất cái tâm, chuyên cái niệm, miệng tự nói rằng, con xin qui mạng kính lạy chư vị Thế tôn hiện tại mười phương, những đấng đã chứng đắc vô thượng bồ đề, chuyển đẩy bánh xe chánh pháp nhiệm mầu, bánh xe chánh pháp chói sáng, mưa nước Pháp vĩ đại, gióng trống Pháp vĩ đại, thổi loa Pháp vĩ đại, dựng cờ Pháp vĩ đại, cầm đuốc Pháp vĩ đại, vì lợi ích yên vui cho chúng sinh mà thường thực thi pháp thí, dạy dỗ cho những kẻ mê mờ bước tới, làm cho họ được quả báo vĩ đại, thường lạc. Chư vị Thế tôn như vậy, con xin đem cả thân miệng ý mà cúi đầu qui mạng kính lạy. Chư vị Thế tôn như vậy đem tuệ giác chân thật, con mắt chân thật, sự chứng minh chân thật, sự bình đẳng chân thật, mà biết hết thấy hết thiện nghiệp ác nghiệp của chúng sinh. Từ vô thỉ đến giờ, con xuôi theo dòng nước tội ác mà cùng chúng sinh tạo ra nghiệp chướng, bị tham sân si buộc chặt. Khi chưa biết Phật, khi chưa biết Pháp, khi chưa biết Tăng, khi chưa biết thiện ác, thì con do thân miệng ý mà làm năm tội vô gián, là ác tâm làm chảy máu thân Phật, phỉ báng Phật pháp, phá Tăng hòa hợp, hại A la hán, hại cha hại mẹ ; con do thân ba miệng bốn ý ba mà làm mười ác nghiệp, bằng cách tự làm, bảo người làm, thấy người làm mà mừng theo ; đối với người hiền, con phỉ báng ngang ngược, dụng cụ cân lường thì dối trá, cho tà là chánh, đem ẩm thực phẩm xấu mà cho người ; đối với cha mẹ nhiều đời ở trong sáu đường thì con tàn hại ; đối với tài vật của Tháp, của Tăng bốn phương, của Tăng hiện diện, con trộm cướp, tự do sử dụng ; đối với giới pháp và giáo pháp của đức Thế tôn, con không thích tuân thủ phụng hành, sư trưởng huấn dụ cũng không thuận theo, thấy ai đi theo cỗ xe Thanh văn, cỗ xe Độc giác, cỗ xe vĩ đại, thì con nhục mạ, quấy phá  ; thấy ai hơn mình, con liền ganh ghét, pháp thí tài thí con tiếc lẫn cả, con để vô minh ngăn che, tà kiến mê hoặc, con không tu nhân lành mà lại tăng thêm nhân ác ; con phỉ báng đến cả chư vị Thế tôn, pháp thì con nói là phi pháp, phi pháp thì con nói là pháp. Bao nhiêu tội lỗi như vậy, chư vị Thế tôn đem tuệ giác chân thật, con mắt chân thật, sự chứng minh chân thật, sự bình đẳng chân thật, mà biết hết, thấy hết, nên ngày nay con xin qui mạng kính lạy. Đối trước chư vị Thế tôn, con không dám che giấu. Tội chưa làm thì con không dám làm, tội đã làm thì con xin sám hối. Những nghiệp chướng đáng sa vào sáu đường tám nạn mà con đã làm, những nghiệp chướng mà hiện con đang làm, con nguyện được tiêu diệt cả. Những báo chướng của những nghiệp chướng ấy, con nguyện vị lai khỏi phải lãnh chịu. Tựa như các vị đại bồ tát quá khứ tu hành bồ đề hạnh thì bao nhiêu nghiệp chướng đều đã sám hối, nghiệp chướng của con cũng vậy, ngày nay con xin sám hối cả. Con phát lộ hết, không dám che giấu. Tội đã làm, con nguyện được tiêu diệt, tội chưa làm, con nguyện không dám làm nữa. Tựa như các vị đại bồ tát vị lai tu hành bồ đề hạnh thì bao nhiêu nghiệp chướng đều sám hối cả, nghiệp chướng của con cũng vậy, ngày nay con xin sám hối cả. Con phát lộ hết, không dám che giấu. Tội đã làm, con nguyện được tiêu diệt cả, tội chưa làm, con nguyện không dám làm nữa. Tựa như các vị đại bồ tát hiện tại tu hành bồ đề hạnh thì bao nhiêu nghiệp chướng đều đã sám hối, nghiệp chướng của con cũng vậy, ngày nay con xin sám hối cả. Con phát lộ hết, không dám che giấu. Tội đã làm, con nguyện được tiêu diệt cả, tội chưa làm, con nguyện không dám làm nữa.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 16]

Thiện nam tử, vì [như cách nói đã chỉ] trên đây, nên có lỗi thì trong một sát na đã không được che giấu, huống chi một ngày một đêm cho đến hơn nữa. Ai phạm tội mà muốn được trong sạch thì phải biết xấu hổ, tin chắc vị lai phải có ác báo, rất e sợ mà sám hối. Như bị lửa cháy tóc cháy áo thì phải lập tức dập tắt, lửa chưa tắt thì không thư tâm được ; người phạm tội cũng vậy, phải sám hối cho hết liền đi. Muốn sinh nhà giàu vui, nhiều tiền lắm của, hay hơn nữa muốn phát tâm tu tập đại thừa, thì cũng phải sám hối mà diệt trừ nghiệp chướng. Muốn sinh vào nhà hào quí của các giai cấp bà la môn hay sát đế lợi, vào nhà luân vương đủ cả bảy người vật quí báu, thì cũng phải sám hối mà diệt trừ nghiệp chướng. Thiện nam tử, muốn sinh Tứ thiên vương thiên, Tam thập tam thiên, Dạ ma thiên, Đỗ sử đa thiên, Lạc biến hóa thiên, Tha hóa tự tại thiên, thì cũng phải sám hối mà diệt trừ nghiệp chướng. Muốn sinh Phạn chúng thiên, Phạn phụ thiên, Đại phạn thiên ; Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Cực tịnh quang thiên ; Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên ; Vô vân thiên, Phước sinh thiên, Quảng quả thiên ; Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện hiện thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu cánh thiên, thì cũng phải sám hối mà trừ diệt nghiệp chướng. Thiện nam tử, muốn cầu Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất hoàn quả, A la hán quả, thì cũng phải sám hối mà diệt trừ nghiệp chướng. Muốn cầu ba minh, sáu thông, Thanh văn bồ đề, Độc giác bồ đề, Tự tại bồ đề, cho đến Cứu cánh địa ; muốn cầu Nhất thế trí trí, Tịnh trí, Bất tư nghị trí, Bất động trí, Chánh biến trí, thì cũng phải sám hối mà diệt trừ nghiệp chướng. Tại ([35]) sao như vậy  ? Vì, thiện nam tử, tất cả các pháp sinh từ yếu tố tương quan ([36]) ; Như lai đã nói sự thể này sinh thì sự thể khác diệt, vì yếu tố khác biệt với nhau, [nên sám hối sinh thì nghiệp chướng diệt]. Do vậy, ác pháp đã có thì diệt trừ [vì sự sám hối], nên nghiệp chướng không còn sót lại ; thiện pháp chưa sinh thì phát sinh [vì sự sám hối], nên nghiệp chướng không thể sinh nữa. Lý do là vì, thiện nam tử, tất cả các pháp toàn là Không ; Như lai đã nói không ngã nhân chúng sinh thọ giả, không sinh không diệt, không cả hành pháp [sám hối]. Thiện nam tử, tất cả các pháp toàn dựa vào căn bản [chân như], nên cũng không thể diễn tả — vì [căn bản chân như] thì siêu việt tất cả trạng thái [sinh diệt]. Thiện nam hay thiện nữ nào hội nhập diệu lý như vậy mà kính tin, thì thế là không chúng sinh mà có căn bản — Chính vì ý nghĩa này mà nói đến sự sám hối, diệt trừ nghiệp chướng ([37]).

Thiện nam tử, người nào thành tựu bốn pháp này thì trừ diệt nghiệp chướng mà vĩnh viễn thanh tịnh. Một là không nổi tà tâm mà thành tựu chánh niệm. Hai là không phỉ báng diệu lý sâu xa. Ba là đối với các vị bồ tát mới tu cũng nổi dậy Nhất thế trí tâm ([38]). Bốn là đối với chúng sinh thì nổi dậy Tứ vô lượng tâm. Đó là bốn pháp. Đức Thế tôn nói lời chỉnh cú sau đây.

Chuyên tâm giữ ba nghiệp
không phỉ báng diệu pháp,
nghĩ là Nhất thế trí ([39]),
từ tâm : sạch nghiệp chướng.

Thiện nam tử, có bốn nghiệp chướng khó thể diệt trừ. Một là phạm tội rất nặng của bồ tát giới. Hai là phỉ báng đại thừa. Ba là không tăng trưởng được thiện căn của mình. Bốn là tham vướng mà không có ý thoát ly ba cõi. Lại có bốn pháp đối trị được nghiệp chướng. Một là dốc lòng thân gần chư vị Như lai, phát lộ mọi sự tội lỗi. Hai là khuyến thỉnh chư vị Như lai nói diệu pháp sâu xa cho chúng sinh. Ba là tùy hỷ bao nhiêu công đức mà chúng sinh có. Bốn là hồi hướng bao nhiêu thiện căn mình có về nơi vô thượng bồ đề.

Đế thích lại thưa, bạch đức Thế tôn, thế giới có bao nhiêu là nam tử nữ nhân, đối với pháp hạnh đại thừa, có kẻ làm được, có kẻ không làm, vậy làm sao tùy hỷ được công đức của hết thảy chúng sinh  ? Đức Thế tôn dạy, thiện nam tử, có người tuy chưa thể tu tập đại thừa, nhưng ngày đêm sáu thời, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chuyên tâm chú ý mà làm sự tùy hỷ thì được phước vô lượng– bằng cách tác bạch như vầy, mười phương thế giới, bao nhiêu chúng sinh hiện tại tu hành bố thí, trì giới, thiền định, trí tuệ, con nay tùy hỷ tất cả một cách sâu xa. Làm cái phước tùy hỷ như vậy thì quyết định đạt được kết quả cao trọng, siêu việt, không gì ở trên, không thể sánh bằng, cùng cực mầu nhiệm. Cũng một cung cách như vậy mà tùy hỷ tất cả đối với công đức của hết thảy chúng sinh quá khứ và vị lai. Lại nữa, hiện tại các vị bồ tát mới tu, phát bồ đề tâm có bao nhiêu công đức ; các vị bồ tát đã trải qua trăm kiếp tu hành bồ tát hạnh có bao nhiêu công đức to lớn ; các vị bồ tát được vô sinh pháp nhẫn, được bất thoái chuyển, được nhất sinh bổ xứ, tất cả những khối công đức như vậy, con xin dốc lòng tùy hỷ tán thán tất cả. Quá khứ và vị lai, tất cả bồ tát có bao nhiêu công đức, con cũng xin tùy hỷ tán thán như vậy. Lại nữa, hiện tại mười phương thế giới, tất cả chư vị Phật đà, Ứng cúng, Chánh biến tri, chứng được tuệ giác bồ đề vi diệu, vì độ thoát vô biên chúng sinh mà chuyển đẩy pháp luân vô thượng, thi hành pháp thí vô ngại, đánh trống pháp, thổi loa pháp, dựng cờ pháp, mưa nước pháp, thương xót khuyến hóa tất cả chúng sinh, làm cho ai cũng tin chịu, nhờ ơn pháp thí, sung túc mọi nỗi an lạc vô tận ; các vị Bồ tát, Thanh văn, Độc giác tập hợp công đức, chúng sinh chưa có công đức ấy thì làm cho có cả — [tất cả công đức của chư vị Phật đà và chư vị Thánh giả hiện tại như vậy], con xin tùy hỷ hết thảy. Quá khứ và vị lai, chư vị Phật đà và chư vị Thánh giả, có bao nhiêu công đức, con cũng hết lòng tùy hỷ tán thán như vậy. Thiện nam tử, tùy hỷ như vậy thì sẽ được cái khối công đức vô lượng. Hằng sa đại thiên thế giới, chúng sinh trong đó đều dứt phiền não, đều thành La hán ; nếu có thiện nam hay thiện nữ nào suốt đời hiến cúng y phục, ẩm thực, ngọa cụ, dược phẩm, toàn loại thượng hạng, thì công đức ấy vẫn không bằng một phần ngàn của công đức tùy hỷ như trên, vì sao, vì công đức hiến cúng có số có lượng, không bao gồm mọi công đức, còn công đức tùy hỷ thì vô số vô lượng, bao gồm tất cả công đức quá khứ hiện tại vị lai. Ấy vậy, ai muốn tăng thêm công đức siêu việt thì phải tu cái công đức tùy hỷ như thế. Nữ nhân nào ước nguyện chuyển nữ thân thành nam tử, thì cũng phải tu tập công đức tùy hỷ, cái nguyện chuyển thành nam tử tất được tùy tâm.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 17]

Bấy giờ Đế thích lại thưa, bạch đức Thế tôn, công đức tùy hỷ con đã được biết, còn công đức khuyến thỉnh thì con thỉnh cầu đức Thế tôn dạy cho, để cho vị lai các vị bồ tát sẽ chuyển đẩy pháp luân, các vị bồ tát hiện tại thì chính xác tu hành. Đức Thế tôn dạy, Đế thích, thiện nam hay thiện nữ nào nguyện cầu vô thượng bồ đề thì phải tu hành đạo hạnh của thanh văn độc giác và đại thừa, ngày đêm sáu thời cử động như trên đã nói, chuyên tâm chú ý mà tác bạch như vầy, con xin qui y kính lạy mười phương chư vị Thế tôn ; các Ngài đã thành tựu vô thượng bồ đề mà chưa chuyển đẩy bánh xe chánh pháp vô thượng, muốn xả bỏ sinh thân mà nhập niết bàn, thì con xin chí thành đảnh lễ, khuyến thỉnh các Ngài lăn xe pháp lớn, mưa nước pháp lớn, đốt đèn pháp lớn, soi sáng ý hướng của Pháp mà thực thi pháp thí vô ngại, đừng nhập niết bàn mà ở đời cho lâu, độ thoát an lạc tất cả chúng sinh, cho đến sung túc mọi nỗi an lạc vô tận như trên đã nói. Con lại đem công đức khuyến thỉnh này hồi hướng vô thượng bồ đề ; như quá khứ vị lai hiện tại các vị đại bồ tát đã đem công đức khuyến thỉnh hồi hướng vô thượng bồ đề, thì con cũng làm như vậy, đem công đức khuyến thỉnh mà hồi hướng vô thượng bồ đề. Thiện nam tử, giả sử có ai đem bảy chất liệu quí báu đầy cả đại thiên thế giới mà hiến cúng chư vị Như lai, và người khác, khuyến thỉnh chư vị Như lai chuyển đẩy bánh xe chánh pháp vĩ đại, thì công đức của người này phước hơn người trên. Vì sao, vì người trên là tài thí, người này là pháp thí. Thiện nam tử, hãy gác lại sự bố thí bảy chất liệu quí báu đầy cả đại thiên thế giới, mà nói nếu ai đem bảy chất liệu quí báu đầy cả hằng sa đại thiên thế giới, hiến cúng tất cả chư vị Như lai, thì công đức khuyến thỉnh vẫn hơn công đức hiến cúng ấy. Lý do là vì pháp thí thì có năm sự lợi ích siêu việt. Một là pháp thí lợi cả mình người, tài thí không được như vậy. Hai là pháp thí làm cho chúng sinh siêu thoát ba cõi, cái phước tài thí không siêu thoát ba cõi. Ba là pháp thí làm trong sáng pháp thân, tài thí chỉ tăng thêm sắc tướng. Bốn là pháp thí thì vô cùng, tài thí thì hữu tận. Năm là pháp thí đoạn trừ vô minh, tài thí chỉ tạm dẹp tham ái. Do vậy, thiện nam tử, công đức khuyến thỉnh thì vô lượng vô biên, khó có gì có thể đối chiếu. Như chính Như lai xưa kia, khi đi theo đường đi bồ tát, Như lai đã khuyến thỉnh chư vị Như lai chuyển đẩy bánh xe chánh pháp vĩ đại, do công đức này mà ngày nay tất cả Phạn vương Đế thích đã khuyến thỉnh Như lai chuyển đẩy bánh xe chánh pháp vĩ đại. Thiện nam tử, khuyến thỉnh chuyển đẩy bánh xe chánh pháp là muốn độ thoát an lạc cho chúng sinh. Như lai xưa kia, khi tu bồ đề hạnh, đã khuyến thỉnh chư vị Như lai ở đời lâu dài, đừng nhập niết bàn ; do công đức này mà nay Như lai đạt được mười lực, bốn vô úy, bốn vô ngại biện, đại từ đại bi, thực hiện vô số phẩm chất bất cọng, nên dẫu Như lai nhập niết bàn đi nữa, chánh pháp của Như lai vẫn tồn tại lâu dài. Còn pháp thân của Như lai thì trong sáng tuyệt đối, tướng tốt đủ dạng, trí tuệ vô lượng, tự tại vô lượng, công đức vô lượng, khó thể tư duy, khó thể thảo luận, các loại chúng sinh đều nhờ lợi ích, trăm ngàn vạn kiếp nói cũng không cùng. Pháp thân bao quát các pháp, các pháp không thể bao quát pháp thân. Pháp thân thường trú mà không sa vào quan điểm thường, pháp thân đoạn diệt mà không sa vào quan điểm đoạn. Pháp thân phá được cho chúng sinh đủ loại quan điểm đối nghịch, sinh được cho chúng sinh đủ loại quan điểm chính xác. Pháp thân cởi mở được cho chúng sinh mọi thứ ràng buộc, mặc dầu không thật có mọi thứ ràng buộc được cởi mở. Pháp thân gieo trồng cho chúng sinh những gốc rễ công đức, ai chưa thành thục thì làm cho thành thục, ai đã thành thục thì làm cho giải thoát. Pháp thân bất tác bất động, rời xa ồn náo, vắng lặng vô vi, tự tại an lạc, siêu việt thì gian mà vẫn thị hiện theo thì gian. Pháp thân siêu việt lĩnh vực Thanh văn Độc giác, làm đối tượng tu hành của các vị đại bồ tát. Pháp thân thì chư vị Như lai không có khác biệt thể tánh. Tất cả phẩm chất trên đây toàn là do sức mạnh của công đức khuyến thỉnh mà có. Pháp thân như vậy Như lai đã chứng đắc. Thế nên ai muốn đạt được vô thượng bồ đề, thì đối với một câu một kệ trong kinh cũng nói cho người, và công đức đã vô hạn, huống chi khuyến thỉnh Như lai chuyển đẩy bánh xe chánh pháp vĩ đại, ở lâu trong đời chứ đừng nhập niết bàn.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 18]

Bấy giờ Đế thích lại thưa, bạch đức Thế tôn, thiện nam thiện nữ vì cầu vô thượng bồ đề mà tu tập đạo hạnh của cả tam thừa, thì công đức họ có được làm sao hồi hướng về trí Nhất thế trí  ? Phật dạy Đế thích, thiện nam tử, ai cầu vô thượng bồ đề, tu tập đạo hạnh tam thừa, có bao công đức mà nguyện hồi hướng, thì ngày đêm sáu thời, thiết tha chí thành, tác bạch như vầy, con từ vô thỉ đến nay, nơi Tam bảo con tu hành được bao công đức, cho đến cho loài bàng sinh một chút thực phẩm, hoặc khéo lời hòa giải tranh chấp, hoặc lãnh thọ ba pháp qui y và các giới pháp, hoặc sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỷ, tất cả công đức trên đây, nay con tác ý, thu góp lại hết, xoay về hiến cho hết thảy chúng sinh, không có tâm lý tiếc lẫn, và đó là công đức thống thuộc phần giải thoát. Như chư vị Thế tôn thấy biết thì không thể cân lường, trong sáng vô ngại, có bao nhiêu công đức đều đem xoay lại hiến cho tất cả chúng sinh, không trú tướng cũng không xả tướng ([40]), thì con cũng làm như vậy, đem công đức mà hồi hướng hiến cho chúng sinh, nguyện cho chúng sinh được cái tay như ý, chỉ trong không gian cũng xuất ra vàng ngọc, thỏa nguyện của họ, giàu vui vô tận, trí tuệ vô cùng, diệu pháp và biện tài đều không trì trệ, cùng chúng sinh cùng chứng vô thượng bồ đề, được Nhất thế trí. Rồi do công đức này mà xuất sinh ra nữa vô lượng công đức, và cũng hồi hướng vô thượng bồ đề. Lại như quá khứ các vị đại bồ tát tu hành công đức thì xoay lại cả mà hồi hướng Nhất thế chủng trí, các vị bồ tát hiện tại vị lai cũng làm như vậy ; [con nay cũng làm như vậy], bao nhiêu công đức có được, con hồi hướng vô thượng bồ đề, và đem công đức này nguyện cùng chúng sinh cùng thành chánh giác. Y như chư vị Thế tôn khi ngồi dưới bồ đề thọ trong bồ đề tràng, thì thanh tịnh đến bất khả tư nghị và không còn chướng ngại, an trú trong tổng trì vô tận pháp tạng, trong định Thủ lăng nghiêm, phá tan quân đội đông đảo của ma vương Ba tuần, những gì phải thấy biết và phải thông suốt thì, trong một sát na, chư vị Thế tôn đã soi sáng tất cả, và phần sau của đêm ấy các Ngài được pháp cam lộ, chứng nghĩa cam lộ. Thì con và chúng sinh cũng nguyện cùng chứng diệu giác như vậy. Y như chư vị.

Vô lượng thọ như lai,
Thắng quang như lai,
Diệu quang như lai,
A súc như lai,
Công đức thiện quang như lai,
Sư tử quang minh như lai,
Nhật quang minh như lai,
Võng quang minh như lai,
Bảo tướng như lai,
Bảo diệm như lai,
Diệm minh như lai,
Diệm thịnh quang minh như lai,
Cát tường thượng vương như lai,
Vi diệu thanh như lai,
Diệu trang nghiêm như lai,
Pháp tràng như lai,
Thượng thắng thân như lai,
Khả ái sắc thân như lai,
Quang minh biến chiếu như lai,
Phạn tịnh vương như lai,
Thượng tánh như lai.

Đồng đẳng như vậy, trong quá khứ vị lai và hiện tại, chư vị Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, vì hóa độ chúng sinh mà thị hiện ứng hóa thân, chứng vô thượng bồ đề, chuyển vô thượng pháp luân, nay con cũng nguyện được như vậy, như trước đã nói rõ.

Thiện nam tử, thiện nam hay thiện nữ có đức tin trong sáng, đối với phẩm Diệt trừ nghiệp chướng này của kinh Ánh sáng hoàng kim mà tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc, nhớ kỹ không quên, đem nói cho người một cách phong phú, thì được khối công đức vĩ đại, vô lượng vô biên. Ví như bao nhiêu chúng sinh trong đại thiên thế giới một lúc cùng được thân người, được thân người rồi thành Độc giác ; thiện nam thiện nữ nào suốt đời kính trọng, hiến cúng bốn sự, lại hiến cúng mỗi vị Độc giác một khối bảy chất liệu quí báu bằng núi Tu di, các vị Độc giác này nhập diệt thì đối với vị nào cũng đem ngọc quí xây tháp mà hiến cúng, tháp ấy cao rộng đến mười hai du thiện na, hiến cúng thường xuyên bằng hoa hương, bảo cái, tràng phan, thì thiện nam tử, ý ông nghĩ thế nào, người hiến cúng ấy được công đức nhiều không  ? Đế thích thưa, rất nhiều, bạch đức Thế tôn. Thiện nam tử, mặt khác, có ai đối với phẩm Diệt trừ nghiệp chướng này của kinh Ánh sáng hoàng kim, bản kinh nhiệm mầu, vua của các kinh, mà biết tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc, nhớ kỹ không quên, đem nói cho người một cách phong phú, thì công đức người này có được, công đức hiến cúng của người trước không bằng một phần trăm, một phần ngàn, mười ngàn, trăm ngàn, cho đến toán số ví dụ cũng không thể diễn tả. Tại sao, vì người này đứng trong chánh hạnh, khuyến thỉnh chư vị Như lai chuyển đẩy pháp luân vô thượng và được các Ngài hoan hỷ tán thán. Thiện nam tử, Như lai đã nói rồi, trong mọi sự bố thí, pháp thí hơn hết. Do vậy, thiện nam tử, hiến cúng Tam bảo cũng không thể sánh bằng. Khuyến khích thọ ba qui y, giữ các giới pháp, không có vi phạm, ba nghiệp không trống rỗng, cũng không thể sánh bằng. Mọi chúng sinh trong mọi thế giới, tùy sức lực, tùy khả năng, tùy nguyện ước, mà đối với tam thừa khuyên người phát bồ đề tâm, cũng không thể sánh bằng. Trong mọi thế giới quá khứ hiện tại và vị lai, bao nhiêu chúng sinh đều được vô ngại, mau chóng làm cho thành đạt vô lượng công đức, cũng không thể sánh bằng. Tất cả chúng sinh trong các quốc độ quá khứ hiện tại vị lai đều làm cho không chướng ngại, thực hiện ba tuệ giác bồ đề, cũng không thể sánh bằng. Tất cả chúng sinh trong các quốc độ quá khứ hiện tại vị lai, khuyến khích cho họ mau chóng thoát ly cái khổ bốn nẻo đường dữ, cũng không thể sánh bằng. Tất cả chúng sinh trong các quốc độ quá khứ hiện tại vị lai, khuyến khích cho họ diệt trừ ác nghiệp rất nặng, cũng không thể sánh bằng. Tất cả chúng sinh khổ não, khuyến khích làm cho họ giải thoát cả, cũng không thể sánh bằng. Tất cả chúng sinh sợ hãi, khổ não bức bách, làm cho họ thoát cả, cũng không thể sánh bằng. Trước chư vị Như lai trong quá khứ hiện tại và vị lai, bao chúng sinh có bao công đức, khuyến khích cho họ tùy hỷ, phát bồ đề tâm, cũng không thể sánh bằng. Khuyến khích cho họ trừ khử hành vi độc ác, nhục mạ, mọi công đức đều mong họ thành tựu, và sinh ra ở đâu cũng khuyến khích cho họ hiến cúng, tôn trọng, tán thán tất cả Tam bảo, khuyến khích cho họ tịnh tu công đức, thành tựu bồ đề, cũng không thể sánh bằng. Thế nên phải nhận thức rằng, khuyến thỉnh Tam bảo quá khứ hiện tại vị lai trong mọi thế giới, khuyến thỉnh hoàn bị sáu ba la mật, khuyến thỉnh chuyển đẩy pháp luân vô thượng, khuyến thỉnh ở đời lâu đến vô lượng kiếp, diễn nói vô lượng diệu pháp rất sâu, công đức rất sâu như vậy thì không thể sánh bằng ([41]).

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 19]

Bấy giờ Đế thích, nữ thần sông Hằng, vô lượng Phạn vương, thiên chúng của bốn Đại thiên vương, cùng từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay đảnh lễ rồi thưa rằng, bạch đức Thế tôn, chúng con được nghe kinh Ánh sáng hoàng kim này, nay xin tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc, một cách thông suốt, đem nói phong phú cho người, và y theo pháp của kinh ấy mà sống. Tại sao, bạch đức Thế tôn, vì chúng con muốn cầu vô thượng bồ đề, nên tùy thuận những sắc thái siêu việt của nghĩa lý kinh này mà thực hành đúng cách. Phạn vương, Đế thích, những vị đồng đẳng, ngay nơi chỗ đức Thế tôn thuyết pháp mà cùng nhau đem hoa mạn đà la rải trên Ngài. Đại thiên thế giới tức thì đại động. Thiên cổ và thiên nhạc không gióng mà tự kêu. Ánh sáng hoàng kim được phóng ra, trải đầy thế giới, xuất ra âm thanh tuyệt diệu. Đế thích lại thưa, bạch đức Thế tôn, tất cả cảnh tượng trên đây toàn là sức mạnh uy thần của kinh Ánh sáng hoàng kim, từ bi phổ độ, lợi ích đa dạng, đa dạng tăng trưởng công đức bồ tát, diệt trừ nghiệp chướng. Phật dạy Đế thích, đúng như vậy, đúng như ông nói. Tại sao, thiện nam tử, Như lai nhớ xưa kia, lâu hơn vô lượng trăm ngàn vô số kiếp, có đức Như lai danh hiệu là Bảo vương đại quang chiếu, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, xuất hiện thế giới, tồn tại sáu trăm tám mươi ức kiếp. Lúc ấy đức Bảo vương đại quang chiếu như lai vì muốn độ thoát nhân loại, chư thiên, Đế thích, Phạn vương, sa môn, bà la môn, và hết thảy chúng sinh, làm cho họ yên vui, nên khi xuất hiện, thuyết pháp đại hội đầu tiên, Ngài hóa độ trăm ngàn vạn ức người đều thành A la hán, sạch hết mọi sự sơ hở, ba minh sáu thông đều tự tại vô ngại ; thuyết pháp đại hội thứ hai, Ngài hóa độ chín mươi ngàn vạn ức người đều thành A la hán, sạch hết mọi sự sơ hở, ba minh sáu thông đều tự tại vô ngại ; thuyết pháp đại hội thứ ba, Ngài hóa độ cho chín mươi tám ngàn vạn ức người, đều thành A la hán, viên mãn những phẩm chất đã nói như trên. Thiện nam tử, bấy giờ Như lai làm thân nữ nhân, tên là Phước bảo quang minh. Trong đại hội thứ ba, được thân gần đức Bảo vương đại quang chiếu như lai, vì cầu vô thượng bồ đề nên tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc kinh Ánh sáng hoàng kim, nói rộng rãi cho người. Nên bấy giờ đức Bảo vương đại quang chiếu như lai thọ ký cho, rằng thiện nữ Phước bảo quang minh này vị lai sẽ được trở thành Phật đà, danh hiệu là Thích ca mâu ni, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, bậc Hoàn hảo sự sáng, bậc Khéo qua niết bàn, bậc Lý giải vũ trụ, bậc Không ai trên nữa, bậc Thuần hóa mọi người, bậc Thầy cả trời người, bậc Tuệ giác hoàn toàn, bậc Tôn cao nhất đời. Thế rồi Như lai xả bỏ nữ thân, và từ đó đến nay vượt qua bốn nẻo đường dữ, sinh trong nhân loại và chư thiên, hưởng thụ sự yên vui thượng diệu, tám mươi bốn trăm ngàn đời làm chuyển luân vương, và ngày nay thành bậc Chánh giác, danh tiếng vang khắp thế giới. Vào lúc bấy giờ cả đại hội đột nhiên ai cũng nhìn thấy đức Bảo vương đại quang chiếu như lai đang chuyển đẩy pháp luân vô thượng, diễn nói chánh pháp nhiệm mầu– [dầu cả đại hội vẫn chưa biết đức Thế tôn mình thấy là ai]. [Đức Thế tôn nói với Đế thích], thiện nam tử, cách thế giới Sách ha này, về hướng đông, qua trăm ngàn hằng sa cõi Phật, thì có thế giới tên là Bảo trang nghiêm, đức Bảo vương đại quang chiếu như lai hiện còn ở đó, chưa nhập niết bàn, nói pháp nhiệm mầu quảng hóa chúng sinh. Đấng mà đại hội các người nhìn thấy, chính là đức Như lai ấy. Thiện nam tử, thiện nam hay thiện nữ nào nghe được danh hiệu của đức Bảo vương đại quang chiếu như lai thì không còn thoái chuyển vị trí bồ tát, đạt đến đại niết bàn. Nữ nhân nào nghe danh hiệu của đức Bảo vương đại quang chiếu như lai, thì khi lâm chung được thấy Ngài đến chỗ mình. Thấy Ngài rồi tuyệt đối không còn làm nữ thân nữa. Thiện nam tử, Ánh sáng hoàng kim, bản kinh nhiệm mầu này lắm cách lợi ích, lắm cách tăng thêm công đức bồ tát, diệt trừ nghiệp chướng.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 20]

[Ghi chú: phần này và phần trên cùng một đoạn, không xuống hàng]

Thiện nam tử, bí sô, bí sô ni, ô ba sách ca, ô ba tư ca, những vị này ở chỗ nào giảng nói cho người bản kinh nhiệm mầu Ánh sáng hoàng kim này, thì quốc gia ấy được bốn sự phước lợi. Một là quốc vương vô bịnh, không mọi tai ách. Hai là thọ lượng lâu dài, không bị trở ngại. Ba là không có thù nghịch, quân đội hùng cường. Bốn là yên ổn sung túc, Phật pháp lưu thông. Tại sao được như vậy, vì vị nhân vương này thường được Đế thích, Phạn vương, bốn vị Thiên vương, bộ chúng Dược xoa, cùng nhau hộ vệ. Đức Thế tôn hỏi chúng chư thiên ấy, các thiện nam tử, có đúng như vậy không  ? Đế thích, Phạn vương, bốn vị Thiên vương, bộ chúng Dược xoa, đồng thanh trả lời đức Thế tôn, rằng đúng như vậy, đúng như vậy, bạch đức Thế tôn. Quốc gia nào mà có tuyên giảng hay đọc tụng bản kinh vua của các kinh này, thì quốc vương của quốc gia ấy thường được chúng con hộ vệ, cùng chung đi đứng. Quốc vương ấy nếu có mọi sự tai nạn và thù nghịch, thì chúng con làm cho tan biến, sự ưu sầu và bịnh truyền nhiễm cũng được trừ khử cho lành mạnh, thọ lượng tăng thêm, cảm ứng điềm lành, ước nguyện toại ý, luôn luôn vui vẻ. Chúng con cũng làm cho quốc gia ấy có quân đội hùng cường. Đức Thế tôn nói, lành thay các thiện nam tử, đúng như lời các người đã nói, các người hãy thực hiện như vậy. Bởi vì vị quốc vương ấy khi làm đúng Phật pháp thì toàn thể dân chúng đều theo quốc vương mà làm đúng Phật pháp. Các người cũng nhờ [hộ vệ cho họ] mà sắc tướng và sức lực đều hơn lên, cung điện sáng hơn lên, thân thuộc thịnh hơn lên. Đế thích, Phạn vương, cùng các vị đồng đẳng, thưa rằng đúng như vậy, bạch đức Thế tôn. Đức thế tôn nói, chỗ nào có giảng đọc và lưu hành kinh pháp mầu nhiệm này, thì trong quốc gia ấy các vị đại thần cùng quan thuộc có bốn cái lợi. Một là thân nhau, hòa nhau, tôn trọng và thương nhớ đến nhau. Hai là thường được quốc vương mến trọng, lại được sa môn, bà la môn, đại quốc, tiểu quốc, đều kính mến. Ba là khinh của trọng đạo, không cầu lợi lộc, tiếng tốt vang khắp, ai cũng kính ngưỡng. Bốn là thọ lượng lâu dài, yên ổn thích thú. Đó là bốn cái lợi. Quốc gia nào tuyên thuyết kinh này, thì sa môn, bà la môn ở đó có bốn cái lợi. Một là đồ mặc, đồ ăn, đồ nằm, thuốc men, không thiếu gì cả. Hai là yên tâm mà tư duy đọc tụng. Ba là ở núi rừng, sống yên vui. Bốn là tùy ý muốn gì cũng thỏa nguyện cả. Đó là bốn cái lợi. Quốc gia nào tuyên thuyết kinh này thì dân chúng ai cũng sung túc, hạnh phúc, không mọi thứ bịnh tật và truyền nhiễm, thương khách qua lại, được lắm bảo vật và hàng hóa, tràn đầy thắng phước. Đó là cái lợi đa dạng.

Lúc ấy Phạn vương, Đế thích, bốn vị Thiên vương, và cả đại hội, cùng thưa, bạch đức Thế tôn, kinh điển như thế này nghĩa lý rất sâu xa, nếu còn thì ba mươi bảy giác phần còn cả, chưa mất ; nếu mất thì chánh pháp cũng mất. Đức Thế tôn nói, đúng như vậy, các thiện nam tử. Do vậy, đối với kinh Ánh sáng hoàng kim này, dầu một câu hay một bài chỉnh cú, dầu một phẩm hay trọn bộ, các người phải nhất tâm mà chính xác đọc tụng, chính xác nghe nhớ, chính xác suy nghĩ, chính xác tu tập, vì chúng sinh mà quảng bá rộng rãi, thì luôn luôn yên vui, phước lợi vô cùng. Bấy giờ đại hội nghe đức Thế tôn nói rồi, ai cũng được lợi ích siêu việt, hoan hỷ mà thọ trì.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 21]

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim – cuốn 4

Phẩm 6 – Minh Chú Tịnh Địa

Bấy giờ bồ tát Sư tử tướng vô ngại quang diệm, cùng với bộ chúng vô lượng, từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, đem các loại hoa hương và tràng phan bảo cái mà hiến cúng, rồi thưa rằng, bạch đức Thế tôn, có mấy nhân tố được tâm bồ đề  ? tâm bồ đề là gì  ? Bạch đức Thế tôn, nơi bồ đề thì tâm hiện tại không thể có, tâm vị lai không thể có, tâm quá khứ không thể có ; rời bồ đề thì tâm bồ đề cũng không thể có. Bồ đề thì không thể diễn tả, tâm cũng phi sắc tướng, phi sự nghiệp ([42]), phi tạo tác ; chúng sinh cũng không thể có, cũng không thể biết. Bạch đức Thế tôn, cái nghĩa rất sâu xa như vậy của các pháp thì làm sao biết được  ? Đức Thế tôn dạy, thiện nam tử, đúng như vậy, đúng như vậy, bồ đề nhiệm mầu, sự nghiệp và tạo tác toàn là phi cả. Rời bồ đề thì tâm bồ đề cũng không thể có. Bồ đề không thể diễn tả, tâm cũng không thể diễn tả, phi sắc tướng, phi sự nghiệp. Chúng sinh cũng là không thể có. Tại sao, vì bồ đề với tâm đều là chân như, năng chứng sở chứng đều bình đẳng. Nhưng, thiện nam tử, không phải không các pháp mà có thấu hiểu. Bồ tát đại sĩ thấu hiểu như vậy thì mới gọi là thông suốt các pháp, là khéo nói về bồ đề và tâm bồ đề. Tâm bồ đề là phi quá khứ, phi vị lai, phi hiện tại. Tâm cũng vậy. Chúng sinh cũng vậy. Và trong đó nhị biên thật không thể có được. Tại sao, vì các pháp toàn là vô sinh. Nên bồ đề không thể có, cái tên bồ đề cũng không thể có, chúng sinh và cái tên chúng sinh không thể có, Thanh văn và cái tên Thanh văn không thể có, Độc giác và cái tên Độc giác không thể có, Bồ tát và cái tên Bồ tát không thể có, Phật đà và cái tên Phật đà không thể có, tu hành với không phải tu hành ([43]) không thể có, cái tên tu hành với không phải tu hành cũng không thể có. Vì không thể có, nên trong sự vắng lặng mà được đứng yên, và đó là do công đức mà được.

Thiện nam tử, như núi ngọc Tu di lợi ích tất cả, tâm bồ đề lợi ích tất cả chúng sinh, đó là nhân tố của sự bố thí, ba la mật thứ nhất. Như đại địa giữ mọi sự vật, đó là nhân tố của sự trì giới, ba la mật thứ hai. Như sư tử oai sức rất lớn, đi một mình mà không sợ hãi gì, đó là nhân tố của sự nhẫn nhục, ba la mật thứ ba. Như tốc lực cực mạnh của gió, dũng cảm và mau chóng, tâm không thoái lui, đó là nhân tố của sự cần sách, ba la mật thứ tư. Như lầu đài bằng bảy chất liệu quí, có bốn đường cấp, gió mát thổi đến bốn cửa làm cho thích thú, kho tàng tịnh lự cũng vậy, thỏa mãn đầy đủ cho mọi sở cầu, đó là nhân tố của sự tịnh lự, ba la mật thứ năm. Như vầng thái dương sáng chói rực rỡ, tâm này mau chóng phá tan vô minh ám chướng, đó là nhân tố của sự trí tuệ, ba la mật thứ sáu. Như thương trưởng làm cho mọi tâm nguyện thỏa mãn, tâm này vượt được đường hiểm sinh tử, thu hoạch vàng ngọc công đức, đó là nhân tố của sự phương tiện, ba la mật thứ bảy. Như vầng trăng tròn sáng, tâm ấy trong sạch đầy đủ đối với mọi đối cảnh, đó là nhân tố của sự thệ nguyện, ba la mật thứ tám. Như tổng tư lịnh quân đội của luân vương tự do tùy ý, tâm này khéo trang hoàng thế giới, vô số công đức quảng lợi chúng sinh, đó là nhân tố của sự năng lực, ba la mật thứ chín. Như không gian và luân vương, tâm này đối với mọi đối cảnh không có chướng ngại, đối với mọi vị trí đều được tự tại, đạt đến địa vị quán đảnh, đó là nhân tố của sự trí giác, ba la mật thứ mười. Đó là mười nhân tố của tâm bồ đề. Mười nhân tố như vậy các người phải tu học.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 22]

Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu bố thí ba la mật : một là tín căn, hai là từ bi, ba là không có tâm lý cầu mong dục vọng, bốn là thu nhận hết thảy chúng sinh, năm là nguyện cầu trí nhất thế trí. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu bố thí ba la mật. Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu trì giới ba la mật : một là thân miệng ý trong sáng, hai là không làm yếu tố gây ra phiền não cho chúng sinh, ba là đóng cửa đường dữ mở cửa đường lành, bốn là vượt qua vị trí thanh văn độc giác, năm là hoàn thiện đủ hết mọi thứ công đức. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu trì giới ba la mật. Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu nhẫn nhục ba la mật : một là dẹp được phiền não tham lam tức giận, hai là không tiếc tính mạng, không cầu an, ba là nghĩ đến nghiệp cũ, gặp khổ nhẫn được, bốn là vì phát tâm từ bi thành thục thiện căn cho chúng sinh, năm là để được vô sinh pháp nhẫn cực kỳ sâu xa. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu nhẫn nhục ba la mật. Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu cần sách ba la mật : một là không thích sống chung với mọi thứ phiền não, hai là công đức chưa đủ thì không hưởng yên vui, ba là không chán những sự khổ hạnh khó làm, bốn là đem đại từ bi lợi ích chúng sinh, phương tiện thành thục cho tất cả, năm là nguyện cầu vị trí không còn thoái chuyển. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu cần sách ba la mật. Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu tịnh lự ba la mật : một là nắm giữ thiện pháp không cho tản mác, hai là thường mong giải thoát, không vướng nhị biên, ba là nguyện được thần thông để thành tựu thiện căn cho chúng sinh, bốn là vì làm trong sáng pháp giới, trừ khử dơ bẩn của tâm, năm là vì diệt trừ gốc rễ phiền não cho chúng sinh. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu tịnh lự ba la mật. Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu trí tuệ ba la mật : một là phụng sự thân gần mà không chán bỏ đối với chư vị Như lai Bồ tát và những bậc minh trí, hai là tâm thường thích nghe mà không biết chán biết đủ đối với diệu pháp sâu xa của chư vị Như lai, ba là thích khéo phân biệt về thắng trí chân đế và thắng trí tục đế, bốn là cấp tốc diệt trừ tất cả kiến hoặc tu hoặc, năm là tinh thông tất cả năm minh xứ, trong đó có mọi kỹ thuật thế gian. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu trí tuệ ba la mật. Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu phương tiện ba la mật : một là thông suốt hết thảy các dạng ý thích, phiền não và tâm hạnh của chúng sinh, hai là hiểu rõ vô lượng pháp môn đối trị, ba là tự do xuất và nhập định Đại từ bi, bốn là nguyện tu hành thành tựu đầy đủ các pháp ba la mật, năm là nguyện thấu suốt hết thảy Phật pháp, thu giữ không sót. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu phương tiện ba la mật. Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu thệ nguyện ba la mật : một là tâm ở yên được nơi đạo lý các pháp xưa nay bất sinh diệt, phi hữu vô, hai là tách rời dơ bẩn, thể hiện trong sáng, tâm ở yên được mà quan sát ý nghĩa cực kỳ nhiệm mầu của các pháp, ba là siêu việt tất cả ý tưởng, tâm ở yên được nơi chân như của tâm không thi vi, không chuyển biến, không dị biệt, không dao động, bốn là vì muốn lợi ích chúng sinh nên tâm ở yên được nơi tục đế, năm là tâm ở yên được nơi sự song hành của chỉ quán. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu thệ nguyện ba la mật. Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu năng lực ba la mật : một là đem năng lực của chánh trí mà thấu triệt tâm hạnh thiện ác của chúng sinh, hai là làm cho chúng sinh hội nhập diệu pháp cực kỳ sâu xa, ba là biết rõ chính xác chúng sinh tùy nghiệp mà sinh tử luân hồi, bốn là đem năng lực của chánh trí mà phân biệt biết rành ba loại căn tánh của chúng sinh, năm là do trí lực mà thuyết pháp hợp lý cho chúng sinh, làm cho họ gieo trồng thiện căn, thành thục và giải thoát. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu năng lực ba la mật. Thiện nam tử, do năm sự mà bồ tát đại sĩ thành tựu trí giác ba la mật : một là phân biệt thiện ác đối với các pháp, hai là rời xa pháp đen mà thu nhận pháp trắng, ba là không chán sinh tử không ưa niết bàn, bốn là đầy đủ phước đức và trí tuệ mà đạt đến vị trí cứu cánh, năm là tiếp nhận sự quán đảnh siêu việt, thực hiện mọi pháp bất cọng và trí nhất thế trí của chư vị Như lai. Đó là bồ tát đại sĩ thành tựu trí giác ba la mật.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 23]

Thiện nam tử, ba la mật nghĩa là gì  ? Tu tập đạt được lợi ích siêu việt là nghĩa ba la mật. Hoàn hảo tuệ giác vô lượng, vĩ đại và rất sâu, là nghĩa ba la mật. Tâm không chấp trước pháp tu hành với pháp không phải tu hành, là nghĩa ba la mật. Tỉnh ngộ chính xác và quan sát chính xác tội lỗi của sinh tử với công đức của niết bàn, là nghĩa ba la mật. Người ngu người trí thu nhận tất cả, là nghĩa ba la mật. Hoạt hiện diệu pháp đủ hết các dạng quí báu nhiệm mầu, là nghĩa ba la mật. Đầy đủ trí tuệ vô ngại giải thoát là nghĩa ba la mật. Phân biệt biết chính xác pháp giới và chúng sinh giới, là nghĩa ba la mật. Bố thí cho đến trí giác đều làm cho đạt đến vị trí bất thoái chuyển, là nghĩa ba la mật. Hoàn thiện được vô sinh pháp nhẫn là nghĩa ba la mật. Làm cho chúng sinh thành thục thiện căn công đức là nghĩa ba la mật. Nơi tuệ giác vô thượng bồ đề, thành tựu được tất cả các pháp bất cọng của chư vị Như lai, là nghĩa ba la mật. Sinh tử với niết bàn rõ ràng bất nhị là nghĩa ba la mật. Cứu vớt tất cả là nghĩa ba la mật. Ngoại đạo chất vấn, khéo giải thích cho họ phục tùng, là nghĩa ba la mật. Chuyển được pháp luân đủ cả mười hai hành tướng là nghĩa ba la mật. Không vướng mắc, không quan điểm, không hệ lụy, là nghĩa ba la mật.

Thiện nam tử, bồ tát địa thứ nhất thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là vô số kho báu ([44]) trong đại thiên thế giới đều tràn đầy. Thiện nam tử, bồ tát địa thứ hai thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là đại thiên thế giới đất bằng như bàn tay, với vô số vẻ đẹp của các loại ngọc quí và những đồ trang sức. Thiện nam tử, bồ tát địa thứ ba thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là bản thân hùng mạnh, áo giáp và vũ khí uy nghiêm, làm cho mọi kẻ thù nghịch đều khuất phục. Thiện nam tử, bồ tát địa thứ tư thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là có gió bốn hướng đưa những loại hoa tuyệt diệu đến rải đầy mặt đất. Thiện nam tử, bồ tát địa thứ năm thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là có những bảo nữ tuyệt diệu, trang sức những chuỗi ngọc và những hoa miện. Thiện nam tử, bồ tát địa thứ sáu thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là có hồ thất bảo lớn, với đường cấp bốn phía, cát vàng rải khắp, sạch sẽ không dơ, nước tám đặc tính quí tràn đầy trong hồ, các loại hoa sen mọc lên thích hợp vị trí, và nơi hồ đầy hoa sen này dạo đi thích thú, mát mẻ bậc nhất. Thiện nam tử, bồ tát địa thứ bảy thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là trước mặt bồ tát có những kẻ đáng đọa địa ngục, nhưng vì năng lực của bồ tát mà không đọa nữa, không thương tổn, không sợ hãi. Thiện nam tử, bồ tát địa thứ tám thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là hai bên thân mình có sư tử chúa hộ vệ, các loại thú vật đều khiếp sợ. Thiện nam tử, bồ tát địa thứ chín thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là làm luân vương, với vô số người bao quanh phụng sự, trên đỉnh có bảo cái trắng, được trang hoàng bởi vô số ngọc quí. Thiện nam tử, bồ tát địa thứ mười thì sự trạng này biểu hiện trước hết, và bồ tát thấy rõ, đó là thân thể Như lai màu vàng rực rỡ, đủ cả vô số ánh sáng trong suốt, với sô số Phạn vương bao quanh cung kính hiến cúng, chuyển đẩy pháp luân nhiệm mầu và tối thượng.

Thiện nam tử, tại sao địa thứ nhất tên là hoan hỷ, [cho đến địa thứ mười tên là pháp vân]  ? Thiện nam tử, địa thứ nhất là đầu tiên chứng được tâm trí siêu việt thế gian, xưa chưa được mà nay mới được, đại dụng tùy nguyện mà thành tựu cả, sinh ra nỗi vui mừng cùng cực, nên địa thứ nhất tên là hoan hỷ. Lỗi lầm phạm giới nhỏ nhiệm nhất đều sạch sẽ cả, nên địa thứ hai tên là vô cấu. Vô số ánh sáng của trí tuệ và chánh định đều không thể bị khuynh động, không thể làm cho khuất phục, lấy tổng trì Nghe nhớ làm căn bản, nên địa thứ ba tên là minh. Đem lửa trí tuệ đốt các phiền não, tăng thêm ánh sáng, tu hành giác phần, nên địa thứ tư tên là diệm. Tu hành phương tiện nên thắng trí tự tại, đó là điều rất khó có, kiến hoặc tu hoặc khó dẹp mà dẹp được, nên địa thứ năm tên là nan thắng. Rất mực tỏ rõ về sự liên tục của các hành ([45]), vô tướng tư duy hiện hành tất cả, nên địa thứ sáu tên là hiện tiền. Vô tướng tư duy đã vô lậu và liên tục, giải thoát và tam muội đều tu hành đã xa, sự trong sáng không có chướng ngại, nên địa thứ bảy tên là viễn hành. Vô tướng tư duy đã tu tự tại, mọi phiền não không thể khuynh động, nên địa thứ tám tên là bất động. Thuyết pháp đủ mọi dạng thức sai biệt mà được tự tại cả, không có hệ lụy, tăng trưởng trí tuệ đến tự tại vô ngại, nên địa thứ chín tên là thiện tuệ. Pháp thân như không gian, trí tuệ như mây lớn, bủa che khắp cả, nên địa thứ mười tên là pháp vân.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 24]

Thiện nam tử, vô minh chấp trước ngã pháp, vô minh sợ hãi đường dữ, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ nhất. Vô minh phạm giới nhỏ nhiệm, vô minh phát khởi hành nghiệp, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ hai. Vô minh say đắm được cái chưa được, vô minh chướng ngại cho tổng trì thù thắng, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ ba. Vô minh say đắm sự vui thích thiền định, vô minh say đắm diệu pháp trong sáng, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ tư. Vô minh muốn bỏ sinh tử, vô minh mong đến niết bàn, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ năm. Vô minh quán sát các hành lưu chuyển, vô minh hiện hành thô tướng, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ sáu. Vô minh tế tướng hiện hành, vô minh tác ý ưa thích vô tướng, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ bảy. Vô minh vô tướng quán có dụng công, vô minh chấp tướng tự tại, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ tám. Vô minh chưa khéo léo về ý nghĩa và ngữ văn, vô minh chưa tự do về hùng biện, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ chín. Vô minh chưa tự tại về đại thần thông, vô minh chưa thấu triệt về tối vi mật, hai thứ vô minh này chướng ngại cho địa thứ mười. Vô minh về sở tri chướng nhỏ nhất, vô minh về phiền não chướng nhỏ nhất, hai thứ vô minh này chướng ngại cho Phật địa.

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ trong địa thứ nhất tu hành thí ba la mật, trong địa thứ hai tu hành giới ba la mật, trong địa thứ ba tu hành nhẫn ba la mật, trong địa thứ tư tu hành cần ba la mật, trong địa thứ năm tu hành định ba la mật, trong địa thứ sáu tu hành tuệ ba la mật, trong địa thứ bảy tu hành phương tiện ba la mật, trong địa thứ tám tu hành nguyện ba la mật, trong địa thứ chín tu hành lực ba la mật, trong địa thứ mười tu hành trí ba la mật.

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ địa thứ nhất phát tâm thì tu định Sinh ra vàng ngọc tuyệt diệu, địa thứ hai phát tâm thì tu định Sinh ra cái vui khả ái, địa thứ ba phát tâm thì tu định Sinh ra sự khó lay động, địa thứ tư phát tâm thì tu định Sinh ra sự không thoái chuyển, địa thứ năm phát tâm thì tu định Sinh ra bông hoa ngọc ngà, địa thứ sáu phát tâm thì tu định Sinh ra ánh sáng thái dương, địa thứ bảy phát tâm thì tu định Sinh ra thỏa nguyện như ý, địa thứ tám phát tâm thì tu định Sinh ra hiện tiền chứng ngộ, địa thứ chín phát tâm thì tu định Sinh ra kho tàng trí tuệ, địa thứ mười phát tâm thì tu định Sinh ra tinh tiến dũng mãnh. Thiện nam tử, như thế ấy là mười sự phát tâm tu định của bồ tát đại sĩ.

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ nhất được minh chú tên là Dựa sức công đức. Minh chú này do hơn một hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ nhất. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi, như cọp sói, sư tử, các ác thú khác, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm chướng nạn như vậy ([46]), không quên nhớ đến địa thứ nhất. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy ([47]) : Tát da tha, pua ni, măn tra tê, tu hu, tu hu, tu hu, da va, sua da, a va ba sa ti, da va, chăn dra, chu ku ti, ta va ta, rát sa, măng, chăn đa, pa ri ha răm, ku ru, soa ha. (Tadyatha purni mantrate tuhu tuhu tuhu yava surya avabhasati yava candra cukuti tavata raksa mam canda pariharam kuru svaha).

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ hai được minh chú tên là Khéo sống yên vui. Minh chú này do hơn hai hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ hai. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi như ác thú, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm chướng nạn như vậy, không quên nhớ đến địa thứ hai. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, un ta li, si ri, si ri, un ta li, tăn năng, jăn tu, jăn tu, un ta li, hu ru, hu ru, soa ha. (Tadyatha untali siri siri untali tannam jantu jantu untali huru huru svaha).

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ ba được minh chú tên là Sức mạnh khó thắng. Minh chú này do hơn ba hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ ba. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi như ác thú, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm chướng nạn như vậy, không quên nhớ đến địa thứ ba. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, tăn ta ki, pau ta ki, ka ra ti, kau ra ti, kê du ri, tăn ti li, soa ha. (Tadyatha tantaki pautaki karati kaurati keyuri tantili svaha).

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 25]

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ tư được minh chú tên là Sự ích lợi lớn. Minh chú này do hơn bốn hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ tư. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi như ác thú, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm chướng nạn như vậy, không quên nhớ đến địa thứ tư. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, si ri, si ri, đa mi ni, đa mi ni, đa ri i, Si đa ri ni ri, si ri ni, vi cha ra, pa chi, pa chi na, păn đa mi tê, soa ha. (Tadyatha siri siri damini damini darii Sdariniri sirini vicara paci pacina pandamite svaha).

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ năm được minh chú tên là Công đức trang nghiêm. Minh chú này do hơn năm hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ năm. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi như ác thú, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm thứ chướng nạn như vậy, không quên nhớ đến địa thứ năm. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, ha ri, ha ri ni, cha ri, cha ri ni, ka ra ma ni, săm ra ma ni, sáp, su ni, chăm ba ni, si tau va ni, mo ha ni, si ja bu hê, soa ha. (Tadyatha hari harini cari carini karamani samkramani samb suni cambani stauvani mohani sijabuhe svaha).

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ sáu được minh chú tên là Trí giác viên mãn. Minh chú này do hơn sáu hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ sáu. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi như ác thú, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm chướng nạn như vậy, không quên nhớ đến địa thứ sáu. Bây giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, vi tô ri, vi tô rim, a ri ni, ma ri ni, ki ri, ki ri, vi tô hăn ti, ru ru, ru ru, chu ru, chu ru, đua va, đu ru va, sá sa, sắc cha, va ri sá, soát ti, sát va sát toa năm, sít đi dăn tu, ma da, măn tra, pa đa ni, soa ha. (Tadyatha vitori vitorim arini marini kiri kiri vitohanti ruru ruru curu curu durva duruva sasa saccha varisa svasti sasvasattvanam siddhyantu maya mantra padani svaha).

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ bảy được minh chú tên là Thắng hạnh của Pháp. Minh chú này do hơn bảy hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ bảy. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi như ác thú, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm chướng nạn như vậy, không quên nhớ đến địa thứ bảy. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, ja ha, ja ha ru, ja ha, ja ha ru, vi đu kê, vi đu kê, ăm ri ta, kha ni, vri sa ni, vai ru, cha ni, vai ru chi kê, va ru vát ti, vi đi bi kê, băn đin, va ri ni, ăm ri ti kê, ba hu ja ja, ba hu ja du, soa ha (Tadyatha jaha jaharu jaha jaharu viduke viduke amrta khani vrsani vairu cani vairucike varuvatti vidhibike bhandin varini amrtike babujaja babujayu svaha).

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ tám được minh chú tên là Kho tàng vô tận. Minh chú này do hơn tám hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ tám. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi như ác thú, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm chướng nạn như vậy, không quên nhớ đến địa thứ tám. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, si ri, si ri, si ri ni, mi tê, mi tê, ka ri, ka ri, hê ru, hê ru, hê ru, chu ru, chu ru, văn da ni, soa ha. (Tadyatha siri siri sirini mite mite kari kari heru heru heru curu curu vandani svaha).

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ chín được minh chú tên là Pháp môn vô lượng. Minh chú này do hơn chín hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ chín. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi như ác thú, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm chướng nạn như vậy, không quên nhớ đến địa thứ chín. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, ha ri, chăn đa ri kê, ku la ma ba tê, tô ri si, ba ta, ba ta si, si ri, si ri, ka si ri, ka pi si ri, soát ti, sa va, soát ta năng, soa ha. (Tadyatha hari candarike kulamabhate torisi bata batasi siri siri kasiri kapisiri svasti sarva sattvanam svaha).

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nơi địa thứ mười được minh chú tên là Phá núi kim cương. Minh chú với những câu và chữ cát tường đưa đến vị trí Quán đảnh như thế này là do hơn mười hằng sa Như lai tuyên thuyết để hộ trì cho bồ tát đại sĩ địa thứ mười. Ai tụng trì minh chú này thì thoát được mọi sự sợ hãi như ác thú, quỉ ác, người ác, thần ác, oán thù, giặc giã, tai họa, mọi sự khổ não, thoát cả năm thứ chướng nạn như vậy, không quên nhớ đến địa thứ mười. Bây giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, si đi, su si đê, mô cha ni, mốc sa ni, vi múc ti, a ma lê, vi ma lê, nia ma lê, mô ga lê, hi răn da ga bê, rát na ga bê, sa măn ta ba rê, sa văn tê, si tha ni, ma na si, ăm bu ti, ăn ti bu ti, a cha rê, vi ra sê, ăn ti, ăm ri ta, a ra sê, vi ra sê, brắt mê, brắt ma nê, pua ni, pu ra na, nao tra tê, soa ha. (Tadyatha sidhi susidhe mocani moksani vimukti amale vimale nirmale mogalehiranyagarbhe ratnagarbhe samantabhadre sarvante sthani manasi ambuti antibuti acare virase annti amrta arase virase brahme brahmane purni purana nautrate svaha).

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 26]

Vào lúc bấy giờ bồ tát Sư tử tướng vô ngại quang diệm nghe đức Thế tôn tuyên thuyết những minh chú bất khả tư nghị như vậy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, dùng những lời chỉnh cú mà tán dương Ngài.

(1) Con kính lạy đấng
Không thể ví dụ,
và kính lạy pháp
Ly tướng sâu xa.
Chúng sinh bỏ mất
cái biết chính xác,
chỉ đức Thế tôn
mới cứu vớt được.

(2) Mắt tuệ sáng tỏ
của đức Thế tôn
thì không thấy có
một pháp tướng nào,
nhưng Ngài lại dùng
mắt pháp chính xác
chiếu soi khắp cả
bất khả tư nghị.

(3) Không hề thấy có
một pháp sinh ra
không hề thấy có
một pháp diệt mất,
do sự nhìn thấy
bình đẳng như vậy
mà được đạt đến
vị trí vô thượng.

(4) Không hề phá hoại
đối với sinh tử,
không hề trú ở
đối với niết bàn ;
vì không vướng mắc
nhị biên như vậy,
nên đức Thế tôn
thật chứng niết bàn.

(5) Đối với thanh tịnh
đối với tạp nhiễm
thì đức Thế tôn
biết là nhất vị,
vì không phân biệt
các pháp như vậy
nên đức Thế tôn
được tối thanh tịnh.

(6) Thân không biên cương
của đức Thế tôn
không hề nói đến
một chữ nào cả,
thế mới làm cho
các chúng đệ tử
được sung mãn cả
nước mưa chánh pháp.

(7) Đức Thế tôn nhìn
thì tướng chúng sinh
tất cả chủng loại
đều là không cả,
thế nhưng đối với
những người khổ não
Ngài thường nổi dậy
mọi sự cứu hộ.

(8) Khổ não yên vui
thường còn vô thường
hữu ngã vô ngã
những quan điểm ấy
không là đồng nhất
cũng không dị biệt
không là phát sinh
cũng không diệt mất.

(9) Những nghĩa như vậy
thật nhiều rất nhiều,
chỉ do nói phô
mà có sai biệt  ;
ví như tiếng vang
dội từ hang trống,
chỉ đức Thế tôn
thấu rõ như vậy.

(10) Thể tánh các pháp
vốn không phân biệt,
vì thế không có
các thừa khác nhau ;
nhưng vì cứu độ
cho bao chúng sinh,
Thế tôn phân ra
nói có tam thừa.

Đại tự tại phạn thiên vương, lúc ấy, cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn mà thưa, bạch đức Thế tôn, kinh Ánh sáng hoàng kim này hiếm có, khó lường, phần đầu phần giữa phần cuối đều khéo léo, văn và nghĩa đều trọn vẹn, hoàn thành được toàn bộ Phật pháp. Ai thọ trì thì thế là người ấy báo đáp ơn đức của chư vị Thế tôn. Đức Thế tôn dạy, thiện nam tử, đúng như vậy, đúng như ông nói. Thiện nam tử, những ai được nghe kinh này thì toàn là những người không còn thoái chuyển vô thượng bồ đề, vì sao, thiện nam tử, vì những người ấy năng lực thành thục được thiện căn thù thắng của bồ tát ở địa vị không còn thoái chuyển. Kinh này là ấn tín bậc nhất của Phật pháp, là vua của các kinh, nên phải lắng nghe, tiếp nhận, ghi nhớ, cứu xét, tụng thuộc. Vì sao, thiện nam tử, vì nếu ai chưa gieo trồng thiện căn, chưa thành thục thiện căn, chưa thân cận chư vị Như lai, thì không thể lắng nghe diệu pháp như vầy. Nên thiện nam hay thiện nữ nào lắng nghe được thì diệt trừ nghiệp chướng, thực hiện thanh tịnh ; thường được nhìn thấy chư vị Như lai, không rời xa các Ngài và những bậc thiện tri thức, những bậc thắng hạnh ; thường nghe diệu pháp, đứng vững nơi vị trí không còn thoái chuyển, đạt được các pháp tổng trì thù thắng bất tận bất giảm — là tổng trì Hải ấn xuất sinh công đức vi diệu, tổng trì Thông suốt tâm ý và ngôn ngữ của chúng sinh, tổng trì Thái dương tròn đầy phát xuất ánh sáng không gợn bẩn, tổng trì Vầng trăng tròn đầy phát xuất ánh sáng, tổng trì Dẹp được mê hoặc mà diễn ra dòng nước công đức, tổng trì Phá nát núi kim cương, tổng trì Nói về kho tàng duyên khởi là nghĩa lý không thể diễn nói, tổng trì Thông suốt nguyên tắc và âm thanh của ngôn ngữ chân thật, tổng trì Không gian trong sáng làm ấn tín của tâm, tổng trì Phật thân vô biên biến thể khắp cả. Thiện nam tử, thành tựu được các pháp tổng trì bất tận bất giảm như vậy, thì vị bồ tát đại sĩ này năng lực hóa hiện được Phật thân khắp trong mười phương quốc độ, diễn nói chánh pháp vô thượng, đủ mọi dạng thức ; đối với chân như của các pháp thì không chuyển không trụ, không đến không đi ; thành thục thiện căn cho chúng sinh mà không thấy một chúng sinh nào là người được thành thục ; diễn nói các hành mà chính trong ngôn ngữ vẫn không chuyển không trụ, không đi không đến, chính nơi sinh diệt mà chứng bất sinh diệt. Tại sao nói các hành không có đi đến  ? Vì thể tánh các pháp không có dị biệt. Khi đức Thế tôn tuyên thuyết pháp thoại này thì ba mươi ngàn bồ tát đại sĩ được vô sinh pháp nhẫn, vô số bồ tát không còn thoái chuyển tâm bồ đề, vô số bí sô và bí sô ni được sự trong sáng của mắt pháp, vô số chúng sinh phát tâm bồ đề, và đức Thế tôn nói lời chỉnh cú sau đây.

Thắng pháp ngược được
dòng nước sinh tử,
cùng cực nhiệm mầu
khó mà thấy được.
Chúng sinh đui mù
tham ái che khuất,
do không thấy được
nên chịu khổ não.

Bấy giờ cả đại hội đều đứng dậy, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, cùng thưa rằng, bạch đức Thế tôn, chỗ nào giảng nói đọc tụng kinh Ánh sáng hoàng kim này thì chúng con đến đó để làm thính giả. Chúng con làm cho vị pháp sư tuyên thuyết kinh này được lợi ích, được yên vui, được không chướng ngại, thân thể và tâm ý đều thư thái. Chúng con thường tận tâm hiến cúng vị pháp sư ấy. Chúng con cũng làm cho những người nghe kinh này được yên ổn, vui thích ; làm cho quốc gia của họ cư trú không oán thù, không giặc giã, không kinh hoàng, không ách nạn, không đói khát, không tất cả cái khổ như vậy, và dân chúng thì đông đảo, thịnh vượng. Chỗ tuyên thuyết kinh này chúng con làm cho thành nơi đạo tràng, chư thiên, nhân loại, loài khác, không ai nên giẫm đạp trên đó với sự dơ bẩn, vì sao, vì chỗ tuyên thuyết kinh này tức là bảo tháp tôn thờ đức Thế tôn, hãy hiến cúng bằng hoa hương, bằng lọng dù bằng lụa, và chúng con thường bảo vệ chỗ ấy, không cho suy tổn. Đức Thế tôn dạy đại hội, chư thiện nam thiện nữ, các người nên siêng năng tu tập bản kinh nhiệm mầu này, thì thế là chánh pháp tồn tại lâu dài trong thế giới này.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 27]

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim – cuốn 5

Phẩm 7 – Hoa Sen Ca Tụng ([48])

Bấy giờ đức Thế tôn bảo thọ thần của bồ đề đại thọ, rằng thiện nữ thiên, thiện nữ nên biết cái lý do bồ tát Diệu tràng mộng thấy trống hoàng kim xuất âm thanh lớn, ca tụng công đức Như lai và diệu pháp sám hối. Như lai sẽ nói cho các người về lý do ấy. Các người hãy nghe kỹ, hãy khéo nghĩ khéo nhớ. Quá khứ có một đế vương tên Kim long chủ, thường đem hoa sen làm ví dụ mà ca tụng chư vị Như lai. Đức Thế tôn liền thuật lại cho đại hội nghe những lời ca tụng này.

(1) Chư Phật quá khứ
vị lai hiện tại,
ở trong thế giới
khắp cả mười phương,
con nay chí thành
cúi đầu kính lạy,
nhất tâm ca tụng
các đấng Tối thắng.

(2) Đấng Đại mâu ni
tối thượng thanh tịnh,
ánh sáng thân thể
rực như hoàng kim.
Trong các thứ tiếng
tiếng Ngài tối thượng,
như tiếng Đại phạn
như sấm rền vang.

(3) Tóc Ngài thì như
ong chúa đen huyền,
đường nét uốn xoay
ngời lên xanh biếc.
Răng đều và sít
trắng như tuyết, ngọc,
rất bằng và thẳng
và ngời sáng lên.

(4) Mắt trong không gợn,
cực đẹp, uy nghiêm,
to lớn tựa như
cánh hoa sen xanh.
Tướng lưỡi rộng dài,
cùng cực nhu nhuyến,
đỏ như sen hồng
từ nước trồi lên.

(5) Giữa mày thường có
ánh sáng bạch hào
uốn xoay chiều phải
với màu pha lê.
Lông mày dài, mịn,
sáng như trăng mới,
ngời lên lóng lánh
như thân ong chúa.

(6) Mũi cao, dài, thẳng,
tựa như đĩnh vàng,
sạch sẽ, tươi sáng,
không thiếu vẻ đẹp ;
mọi thứ hơi thơm
trong thế giới này,
mũi này ngửi thấy
là biết ở đâu.

(7) Thân màu hoàng kim
siêu tuyệt bậc nhất,
mỗi một đầu lông
đẹp đẽ đồng đẳng,
xanh biếc, mềm mại,
uốn theo chiều phải,
tinh tế ánh ngời
khó có gì bằng.

(8) Thân ấy mới sinh
đã có ánh sáng,
trải ra khắp cả
thế giới mười phương,
trừ được khổ não
ba cõi chúng sinh,
làm cho tất cả
đều được yên vui.

(9) Bất kể địa ngục,
bàng sinh, ngạ quỉ,
tô la, chư thiên,
cùng với nhân loại,
làm cho loại trừ
các dạng khổ não,
thường xuyên hưởng thụ
cái vui tự nhiên.

(10) Ánh sáng thân ấy
thường chiếu khắp cả,
tựa như vàng ròng
tinh tế bậc nhất.
Mặt thì sáng ngời
tựa như trăng tròn.
Môi thì đỏ tươi
như trái tần bà.

(11) Bước đi uy nghiêm
như sư tử đi.
Mình sáng in như
mặt trời mới mọc
Cánh tay thì dài,
đứng quá đầu gối,
thường buông thẳng xuống
như nhánh sa la.

(12) Vầng ánh sáng tròn
một tầm, tỏa chiếu,
rực rỡ tựa như
trăm ngàn mặt trời,
trải đến khắp cả
quốc độ của Phật,
tùy kẻ hữu duyên
mà được thức tỉnh.

(13) Ánh sáng trong suốt
không chi sánh bằng,
trải ra khắp cả
trăm ngàn thế giới,
và khắp mười phương,
không gì trở ngại,
mọi sự mờ tối
đều tan biến cả.

(14) Từ quang Thiện thệ
ban cho yên vui,
màu sắc trong suốt
như núi vàng ròng,
ánh sáng trải khắp
trăm ngàn quốc độ,
những ai gặp được
cùng siêu thoát cả.

(15) Vô biên thắng phước
hoàn thành thân Phật,
tất cả công đức
trang sức Phật thân,
vượt quá ba cõi,
độc xưng Thế tôn,
hơn hết thế giới
thành bậc Vô đẳng.

(16) Chư vị Thế tôn
thuộc thì quá khứ
nhiều như vi trần
của cả đại địa,
chư vị Thế tôn
vị lại hiện tại
cũng bằng vi trần
của cả đại địa.

(17) Đem thân miệng ý
cùng cực chân thành
con xin kính lạy
tam thế Thế tôn,
ca tụng biển cả
công đức vô biên,
hiến cúng đủ loại
những hương và hoa.

(18) Giả sử miệng con
có cả ngàn lưỡi,
ca tụng Thế tôn
trong vô lượng kiếp,
thì công đức Ngài
là bất tư nghị,
tối thắng, cực sâu,
vẫn khó diễn tả.

(19) Giả sử lưỡi con
có cả trăm ngàn
khen một công đức
của một đức Phật
cũng vẫn khó được
một phần chút ít,
huống chi vô biên
công đức chư Phật.

(20) Giả sử đại địa
cho đến chư thiên
đến trời Hữu đảnh
toàn là biển nước,
đầu lông nhỏ giọt
đếm biết hết cả,
một đức một Phật
cũng khó lường biết.

(21) Đem thân miệng ý
cực kỳ chân thành
mà con lễ bái
cùng với tán dương
công đức vô biên
của chư Phật đà,
sự lễ tán ấy
được bao thắng phước
quả báo siêu việt,
con xin hồi hướng
cho cả chúng sinh
chóng thành Phật đà.

(22) Kim long chủ vương
tán thán Phật rồi,
tâm càng thâm thiết
phát ra đại nguyện :
nguyện con sau này
trong thì vị lai
sinh ra đến mấy
đời kiếp đi nữa,

(23) thường xuyên mộng thấy
trống hoàng kim lớn,
được nghe âm thanh
diệu pháp sám hối.
Công đức tán Phật
thì như liên hoa,
nguyện chứng Vô sinh
thành bậc Chánh giác.

(24) Thế tôn xuất thế
lâu thay một lần,
trăm ngàn đời kiếp
cũng khó gặp được.
Nên đêm thường mộng
nghe tiếng trống vàng,
ngày thì theo đó
tu hành sám hối.

(25) Con nguyện viên tu
sáu ba la mật,
cứu vớt chúng sinh
ra khỏi biển khổ,
sau con mới thành
đấng Vô thượng giác,
với một tịnh độ
bất khả tư nghị.

(26) Con đem trống vàng
hiến lên chư Phật,
tán thán chư Phật
công đức chân thật,
nguyện nhờ việc này
sẽ gặp Thích tôn
thọ ký cho con
nối ngôi Pháp vương.

(27) Kim long, Kim quang,
là con của con,
quá khứ đã làm
bậc thiện tri thức ;
nguyện rằng đời đời
vẫn sinh nhà con,
cùng con tiếp nhận
thọ ký bồ đề.

(28) Với những chúng sinh
không ai cứu giúp,
trường kỳ luân hồi
lãnh chịu khổ não,
nguyện con đời sau
làm nơi nương tựa
cho họ thường được
yên vui thích thú.

(29) Cái khổ ba cõi
con nguyện diệt trừ,
làm cho tùy tâm
ở nơi an lạc.
Nguyện những đời sau
tu hành bồ đề
cũng như quá khứ
các vị thành Phật.

(30) Nguyện cầu cái phước
trống vàng sám hối
làm khô biển khổ
loại trừ nghiệp chướng ;
nghiệp chướng hoặc chướng
tan biến cả rồi,
nguyện con chóng đạt
quả báo trong sáng.

(31) Biển cả phước trí
giới hạn vô biên,
trong suốt rất mực
và sâu không cùng.
Nguyện con thực hiện
biển phước trí ấy,
mau chóng thành đạt
vô thượng bồ đề.

(32) Sức mạnh sám hối
của trống vàng này
sẽ thể hiện được
ánh sáng phước đức.
Thể hiện ánh sáng
nhiệm mầu như vậy,
rồi đem trí quang
chiếu soi khắp cả.

(33) Nguyện cầu cho con
thân thể, ánh sáng,
phước đức, trí tuệ.
đều như chư Phật,
trong mọi thế giới
độc xưng Thế tôn,
uy lực tự tại
không ai sánh bằng.

(34) Nguyện cầu vượt qua
biển khổ hữu lậu,
nguyện thường du ngoạn
biển vui vô vi,
biển phước hiện tại
nguyện thường dẫy đầy,
biển trí tương lai
nguyện được viên mãn.

(35) Nguyện cõi của con
siêu việt ba cõi,
phẩm chất thù thắng
không có số lượng,
những ai liên hệ
cùng sinh cõi ấy,
cùng mau thành đạt
trí giác thanh tịnh.

(36) Diệu tràng nên biết
Kim long chủ vương
đã phát nguyện ấy
là bản thân ông.

(37) Và hai người con
Kim long, Kim quang
thì nay chính là
Ngân tướng, Ngân quang,
sẽ cùng tiếp nhận
Như lai thọ ký.

Toàn thể đại hội nghe những lời này của đức Thế tôn, thì ai cũng phát tâm bồ đề, nguyện rằng hiện tại và vị lai thường y theo những lời ấy mà tu hành diệu pháp sám hối.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 28]

Phẩm 8 – Minh Chú Kim Thắng

Bấy giờ đức Thế tôn nói với bồ tát đại sĩ Thiện trú ở trong đại hội, rằng thiện nam tử, có một minh chú danh hiệu Kim thắng. Thiện nam hay thiện nữ nào muốn cầu đích thân nhìn thấy chư vị Như lai trong quá khứ hiện tại vị lai để tôn kính hiến cúng, thì phải thọ trì minh chú này. Minh chú này là mẹ của chư vị Như lai trong ba thì gian. Do vậy, nên nhận thức rằng thọ trì minh chú này thì có đủ phước đức to lớn. Gieo trồng thiện căn nơi vô lượng chư vị Như lai quá khứ thì nay mới được thọ trì, được thanh tịnh giới pháp, không vi phạm, không thiếu sót, không có chướng ngại, quyết định thể nhập pháp môn sâu xa. Phép trì minh chú này là trước hết xưng niệm hồng danh mà chí thành kính lạy chư vị Như lai và chư vị Bồ tát sau đây, rồi mới trì tụng minh chú.

Kính lạy chư vị Như lai,
Kính lạy chư vị Bồ tát đại sĩ,
Kính lạy chư vị Thanh văn Duyên giác.
Kính lạy đức Thích ca mâu ni như lai,
Kính lạy đức Bất động như lai ở hướng đông,
Kính lạy đức Bảo tràng như lai ở hướng nam,
Kính lạy đức A di đà như lai ở hướng tây,
Kính lạy đức Thiên cổ âm vương như lai ở hướng bắc,
Kính lạy đức Quảng chúng đức như lai ở hướng trên,
Kính lạy đức Minh đức như lai ở hướng dưới,
Kính lạy đức Bảo tạng như lai,
Kính lạy đức Phổ quang như lai,
Kính lạy đức Phổ minh như lai,
Kính lạy đức Hương tích vương như lai,
Kính lạy đức Liên hoa thắng như lai,
Kính lạy đức Bình đẳng kiến như lai,
Kính lạy đức Bảo kế như lai,
Kính lạy đức Bảo thượng như lai,
Kính lạy đức Bảo quang như lai,
Kính lạy đức Vô cấu quang minh như lai,
Kính lạy đức Biện tài trang nghiêm tư duy như lai,
Kính lạy đức Tịnh nguyệt quang xưng tướng vương như lai,
Kính lạy đức Hoa nghiêm quang như lai,
Kính lạy đức Quang minh vương như lai,
Kính lạy đức Thiện quang vô cấu xưng vương như lai,
Kính lạy đức Quan sát vô úy tự tại vương như lai,
Kính lạy đức Vô úy danh xưng như lai,
Kính lạy đức Tối thắng vương như lai,
Kính lạy đức Quan tự tại bồ tát đại sĩ,
Kính lạy đức Địa tạng bồ tát đại sĩ,
Kính lạy đức Hư không tạng bồ tát đại sĩ,
Kính lạy đức Diệu cát tường bồ tát đại sĩ,
Kính lạy đức Kim cang thủ bồ tát đại sĩ,
Kính lạy đức Phổ hiền bồ tát đại sĩ,
Kính lạy đức Vô tận ý bồ tát đại sĩ,
Kính lạy đức Đại thế chí bồ tát đại sĩ,
Kính lạy đức Từ thị bồ tát đại sĩ,
Kính lạy đức Thiện tuệ bồ tát đại sĩ.

Rồi trì tụng minh chú Kim thắng như sau : Nam mô, rát na, tra da da, tát da tha, kun tê, kun tê, ku sá tê, ku sá lê, ku sá lê, ích chi li, mi ti li, soa ha (Namo ratna trayaya tadyatha kunte kunte kusate kusale kusale icchili mitili svaha).

Đức Thế tôn dạy bồ tát Thiện trú, minh chú này là mẹ của tam thế Như lai. Thiện nam hay thiện nữ nào trì minh chú này thì xuất sinh cái khối phước đức vô lượng vô biên, thì tức là hiến cúng, cung kính, tôn trọng, tán dương đối với vô số chư vị Như lai, thì chư vị Như lai ấy cùng thọ ký cho người ấy về vô thượng bồ đề. Thiện trú, ai trì minh chú này thì [hiện tại] tùy theo ý muốn mà cơm áo, tài sản, đa văn, thông minh, vô bịnh, sống lâu, đều được lắm phước trong đó, ước nguyện toại ý. Thiện trú, trì minh chú này thì, cho đến lúc thực chứng vô thượng bồ đề, thường xuyên được ở chung với đại bồ tát Kim thành sơn, đại bồ tát Từ thị, đại bồ tát Đại hải, đại bồ tát Quan tự tại, đại bồ tát Diêu cát tường, đại bồ tát Đại băng di la, và các vị đồng đẳng ; được các vị đại bồ tát này hộ trì.

Thiện trú, trì minh chú này thì theo cách thức sau đây. Trước hết phải trì tụng cho được mười ngàn lẻ tám biến, làm tiền phương tiện. Kế đó, trang hoàng đạo tràng ở trong phòng kín ([49]), lấy ngày mồng một của tháng trăng tối mà tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ sạch sẽ, rồi đốt hương rải hoa, hiến cúng như vậy, lại hiến cúng ẩm thực. Khi bước vào đạo tràng thì trước hết, như trước đã chỉ, xướng lạy chư vị Như lai và chư vị Bồ tát ; tiếp theo, chí thành và thiết tha mà sám hối nghiệp chướng đã qua ; sau đó, đầu gối bên phải quì xuống chấm đất, trì tụng minh chú cho được một ngàn lẻ tám biến ; rồi ngồi ngay thẳng mà tư duy đến ước nguyện của mình. Mặt trời chưa mọc thì ở trong đạo tràng mà ăn thức ăn tịnh hắc ([50]), và chỉ ăn mỗi ngày một bữa. Phải mười lăm ngày mới ra khỏi đạo tràng. Như vậy thì người ấy uy lực phước đức thật bất khả tư nghị, ước nguyện gì cũng toại ý cả.

Nếu không toại ý thì lại nhập đạo tràng. Toại ý rồi vẫn thường xuyên trì tụng, đừng quên.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 29]

Phẩm 9 – Trùng Tuyên Về Không

Đức Thế tôn nói về minh chú Kim thắng rồi, để lợi ích cho bồ tát đại sĩ, cho đại hội nhân loại chư thiên, làm cho ai cũng nhận thức đạo lý bậc nhất, thậm thâm chân thật, nên Ngài nói lại về Không, bằng những chỉnh cú sau đây.

(1) Như lai ở trong
các kinh sâu xa
đã nói phong phú
về diệu lý Không.
Nay trong bản kinh
vua các kinh này
lược nói về Không
siêu việt tư nghị.

(2) Với diệu lý Không
quảng đại sâu xa,
chúng sinh vô trí
không thể ý thức,
thế nên Như lai
trùng tuyên nơi đây
về diệu lý ấy
cho họ tỉnh ngộ.

(3) Những bậc đại bi
thương xót chúng sinh,
đem thiện phương tiện
làm thắng nhân duyên ([51]) ;
thế nên Như lai
trong đại hội này
trùng tuyên cho họ
thể nhận Không lý.

(4) Không thì thân này
tựa như xóm vắng,
lục tặc ở đó
mà không biết nhau ;
nhóm giặc sáu cảnh
dựa riêng sáu căn
mà không biết nhau
cũng y như vậy.

(5) Nhãn căn thường nhìn
vào nơi sắc cảnh,
nhĩ căn liên tục
nghe vào thanh cảnh,
tỷ căn thường ngửi
vào nơi hương cảnh,
thiệt căn vị giác
vào nơi mỹ vị,

(6) thân căn tiếp nhận
xúc giác mềm dịu,
ý căn biết pháp
có chán bao giờ :
như vậy sáu căn
khởi theo yếu tố,
cùng nơi cảnh riêng
mà sinh phân biệt.

(7) Thức như ảo hóa
đâu phải chắc thật,
nó dựa vào cảnh
mà vọng tham cầu.
Như người bôn ba
trong xóm trống vắng,
sáu thức cũng vậy
dựa vào sáu căn.

(8) Thức dông khắp cả
chuyển theo vị trí,
dựa căn vin cảnh
mà biết mọi sự :
đắm sắc thanh hương
say vị xúc pháp,
và riêng với pháp
tầm tư không ngừng.

(9) Thức theo duyên tố
đi khắp sáu căn,
tựa như con chim
bay trong không gian.
Nhưng phải nhờ căn
làm chỗ y cứ
thức mới nhận thức
đối với các cảnh.

(10) Không là tri giả,
không là tác giả ([52])
thân không bền chắc,
có do yếu tố.
Tất cả là sinh
từ vọng phân biệt,
chỉ như bộ máy :
chuyển động vì Nghiệp.

(11) Đất nước lửa gió
chung thành thân thể,
và tùy yếu tố
kết quả khác nhau.
Nhưng ở một chỗ
mà chúng hại nhau,
như bốn rắn độc
ở trong một hộp.

(12) Bốn rắn tứ đại
bản tính khác nhau,
cùng trong một thân
vẫn có thăng trầm,
hoặc lên hoặc xuống
khắp cả châu thân,
thế nên chung cục
qui về diệt vong.

(13) Bốn con rắn độc
tứ đại như vậy,
đất nước hai loại
đa số trầm xuống,
gió lửa hai loại
tính lại nhẹ bổng,
do mâu thuẫn ấy
bịnh hoạn phát sinh.

(14) Tâm thức dựa vào
cái thân như vậy,
tạo nghiệp lành dữ
đủ mọi dạng thức.
Rồi trong trời người
hay ba đường dữ
tùy theo nghiệp lực
mà nhận thân hình.

(15) Thân hình ấy bịnh,
rồi thân hình chết ;
bịnh thì đại tiểu
từ thân thoát ra,
chết thì thối rã
giòi bọ ghê tởm,
vất ở rừng thây ([53])
như vất gỗ mục.

(16) Đại hội hãy xét
thân là như vậy,
tại sao chấp là
bản ngã, sinh thể  ?
Phải xét các pháp
toàn là vô thường,
toàn do năng lực
vô minh khởi động.

(17) Bốn thứ đại chủng
toàn bộ hư vọng,
bản chất không thật
thật thể không sinh,
nên Như lai nói
đại chủng toàn không,
thì biết phù hư
không phải thật có.

(18) Và chính vô minh
tự tánh vốn không,
có ra chỉ vì
yếu tố hóa hợp,
làm cho lúc nào
cũng mất tuệ giác,
nên Như lai nói
đó là vô minh.

(19) Do hành với thức
mà có danh sắc,
lục nhập và xúc
cũng sinh từ đó,
do ái thủ hữu
có sinh già chết,
lo buồn khổ não
theo mãi chúng sinh.

(20) Khổ não ác nghiệp
ràng buộc bức bách,
sinh tử luân hồi
vì vậy không nghỉ.
Bản lai phi hữu,
thể tánh là không ;
vì không như lý,
phân biệt sinh ra.

(21) Như lai đã diệt
mọi thứ phiền não,
thường do chánh trí
hiện hành mà sống :
biết nhà ngũ uẩn
toàn là trống rỗng,
tiến chứng bồ đề
nơi thật chân thật.

(22) Như lai mở cửa
đại thành cam lộ,
chỉ cho đồ chứa
cam lộ vi diệu.
Tự mình đã được
chân cam lộ vị,
lại đem cho người
cam lộ vị ấy.

(23) Như lai gióng lên
trống pháp tối thắng,
Như lai thổi lên
loa pháp tối thắng,
Như lai đốt lên
đèn pháp tối thắng,
Như lai mưa xuống
nước pháp tối thắng.

(24) Chiến thắng phiền não
cùng bao oán kết,
Như lai dựng lên
cờ pháp tối thượng.
Từ biển sinh tử
cứu vớt chúng sinh,
Như lai đóng cửa
ba nẻo đường dữ.

(25) Phiền não lửa dữ
thiêu đốt chúng sinh,
không ai cứu cho
không nơi nương tựa.
Cam lộ mát ngọt
làm cho sung mãn,
thân tâm nóng bức
đều loại trừ cả.

(26) Do vậy Như lai
trong vô số kiếp
tôn kính hiến cúng
chư vị Như lai,
kiên trì giới pháp
bước tới bồ đề,
mong chứng pháp thân
thể hiện an lạc.

(27) Như lai đem cho
tai mắt chân tay,
vợ con tôi tớ
cũng không tiếc lẫn,
tài sản vàng ngọc
cả đồ trang sức,
tùy ai cầu gì
Như lai cho cả.

(28) Tu hành khắp cả
sáu ba la mật,
viên mãn mười địa
mà thành chánh giác,
thế nên được tôn
bậc Nhất thế trí,
không một ai khác
lường nổi Như lai.

(29) Giả sử đất đai
đại thiên thế giới
tất cả mọi nơi
đều mọc cây cối,
cây lùm cây rừng
lúa mè tre lau
cùng với bao nhiêu
chủng loại cây khác.

(30) Cây cối như vậy
đều đốn chặt hết,
và đem nghiền nhỏ
thành vi trần cả  ;
tụ vi trần ấy
thành khối thành đống,
cho đến tụ lại
đầy cả không gian.

(31) Tất cả quốc độ
khắp cả mười phương
có được bao nhiêu
đại thiên thế giới,
đất đai trong đó
cũng nghiền thành bụi,
số lượng bụi ấy
hết cách tính toán.

(32) Giả sử trí tuệ
của cả chúng sinh
gom lại thành ra
trí tuệ một người,
và người như vậy
nhiều đến vô số,
có thể biết được
số bụi nói trên.

(33) Nhưng chỉ một thoáng
tuệ giác Như lai,
mà những người trên
chung nhau suy lường
trong những đời kiếp
nhiều đến vô số,
cũng không tính toán
biết được phần ít.

Bấy giờ đại hội nghe đức Thế tôn trùng tuyên về cái Không sâu xa, thì có vô lượng chúng sinh thấu triệt bốn đại năm uẩn thể tánh toàn không, sáu căn sáu cảnh chỉ ràng buộc một cách giả dối. Ai cũng nguyện bỏ luân hồi, chính xác tu tập giải thoát, thâm tâm vui mừng, phụng trì đúng lời đức Thế tôn chỉ dạy.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 30]

Phẩm 10 – Mãn Nguyện Vì Không

Trong đại hội có thiên nữ Như ý bảo quang diệu, nghe đức Thế tôn tuyên thuyết diệu pháp sâu xa, thì hoan hỷ, phấn chấn, từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn dạy cho chúng con cách tu hành về diệu pháp sâu xa. Thiên nữ nói lời chỉnh cú sau đây.

Đấng Soi thế giới !
đấng Lưỡng túc tôn !
đấng Tối thắng nhất !
con xin hỏi Ngài
về cách bồ tát
tu hành chính xác.
Xin Ngài từ bi
cho phép con hỏi.

Đức Thế tôn dạy, thiện nữ thiên, có điều gì nghi hoặc thì tùy ý mà hỏi. Như lai sẽ giảng giải cho. Thiện nữ thiên liền thỉnh vấn đức Thế tôn, rằng

Các vị bồ tát
làm sao tu hành
bồ đề chánh hạnh,
rời cả sinh tử
cùng với niết bàn
mà lợi mình người  ?

Đức Thế tôn dạy, thiện nữ thiên, hãy dựa pháp tánh mà hành bồ đề, tu bình đẳng hạnh. Dựa pháp tánh mà hành bồ đề, tu bình đẳng hạnh là thế nào  ? Là chính nơi ngũ uẩn mà phát hiện pháp tánh. Pháp tánh là ngũ uẩn. Nhưng ngũ uẩn với pháp tánh không thể nói tức, cũng không thể nói rời. Nếu nói pháp tánh tức ngũ uẩn thì thế là đoạn kiến, nếu nói pháp tánh rời ngũ uẩn thì thế là thường kiến. Phải rời cả hai khái niệm, không vướng hai cực đoan, không thể thấy, vượt trên sự thấy, không danh từ, không ấn tượng, như thế mới là nói về pháp tánh.

Thiện nữ thiên, chính nơi ngũ uẩn mà phát hiện pháp tánh là thế nào  ? Là xét ngũ uẩn không do yếu tố tương quan mà phát sinh. Nếu nói do yếu tố mà phát sinh, thì đã sinh mà sinh, hay chưa sinh mà sinh  ? Nếu nói đã sinh mà sinh thì cần gì yếu tố  ? Nếu nói chưa sinh mà sinh thì sự sinh ấy không thể có được. Chưa sinh là không có, không có danh từ, không có khái niệm, không phải tính toán hay ví dụ mà diễn tả được, vì đâu phải là cái do yếu tố tương quan mà sinh ra. Thiện nữ thiên, hãy nói như tiếng trống : do gỗ, do da, do dùi, do tay, do đủ thứ mới có tiếng phát ra. Tiếng ấy quá khứ đã không có, vị lai sẽ không có, hiện tại cũng không có. Tại sao, vì tiếng ấy không do gỗ mà có, không do da mà có, không do dùi do tay mà có, không có cả trong ba thì gian, thì thế là không sinh. Không sinh thì không diệt. Không diệt thì không đến từ đâu. Không đến từ đâu thì không đi đến đâu. Không đi đến đâu thì phi thường phi đoạn. Phi thường phi đoạn thì phi nhất phi dị. Nếu là nhất thì không khác pháp tánh, mà nếu thế thì phàm phu đáng lẽ thấy được pháp tánh, được niết bàn tối thượng an lạc ; nhưng đã không phải như vậy thì biết phi nhất. Nếu là dị thì chư vị Như lai và chư vị Bồ tát thi hành toàn là chấp trước, chưa được giải thoát, không chứng bồ đề ; nhưng đối với thánh giả thì cái ngũ uẩn chuyển biến với cái pháp tánh phi chuyển biến đồng là thật tánh, thế nên phi dị. Do vậy mà biết ngũ uẩn phi hữu phi vô, phi do yếu tố phát sinh, phi không do yếu tố phát sinh, và là cái thánh trí biết đến, không phải lĩnh vực của người khác ; lại là cái không phải ngôn ngữ diễn tả, không danh từ, không khái niệm, không nhân tố, không duyên tố, không thể ví dụ, đầu cuối vắng lặng, xưa nay tự không. Như thế đó gọi là chính nơi ngũ uẩn mà phát hiện pháp tánh. Thiện nữ thiên, thiện nam hay thiện nữ nào muốn cầu vô thượng bồ đề thì phải phi chân phi tục, vượt quá suy lường, phàm cảnh thánh cảnh phi nhất phi dị, [nói tóm], không bỏ tục, không rời chân, thì đó là dựa pháp tánh mà hành bồ đề.

Đức Thế tôn dạy như vậy rồi, thiện nữ thiên phấn chấn hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính, nhất tâm đảnh lễ, mà thưa, bạch đức Thế tôn, đúng như lời Ngài đã huấn dụ về bồ đề hạnh, con nguyện xin tu học.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 31]

Bấy giờ đại phạn thiên vương chủ của thế giới hệ Sách ha, ở trong đại hội, hỏi thiện nữ thiên Như ý bảo quang diệu, rằng bồ đề hạnh như vậy thật khó tu tập, thiện nữ làm sao tự tại được với bồ đề hạnh ấy  ? Thiện nữ thiên nói, đại phạn vương, như lời Thế tôn huấn dụ thì thật sâu xa, chúng sinh khó mà nhận thức, vì đó là lĩnh vực của thánh giả, nhiệm mầu, khó biết. Nhưng, đối với diệu pháp ấy tôi sống được yên vui trong đó, nếu lời này mà thật thì ước nguyện toàn thể chúng sinh trong cái thời kỳ đầy cả năm thứ dơ bẩn này đều thành màu hoàng kim, đủ ba mươi hai tướng tốt, phi nam phi nữ, ngồi tòa sen ngọc, hưởng vô lượng yên vui, thiên hoa tự mưa xuống, thiên nhạc tự tấu lên, mọi cách hiến cúng đầy đủ tất cả. Thiện nữ thiên nói rồi, tất cả chúng sinh trong thời kỳ đầy cả năm thứ vẩn đục này đều thành màu hoàng kim, đủ tướng đại trượng phu, phi nam phi nữ, ngồi tòa sen ngọc, hưởng vô lượng yên vui y như Tha hóa tự tại thiên cung, không mọi đường dữ, cây ngọc có hàng có lối, hoa sen bảy chất liệu quí đầy cả thế giới, lại mưa xuống thiên hoa bảy chất liệu quý rất đẹp, thiên nhạc tấu lên. Và thiện nữ thiên Như ý bảo quang diệu thì biến thể nữ thân thành thân đại phạn vương. Bấy giờ đại phạn vương hỏi thiện nữ thiên Như ý bảo quang diệu, ngài hành bồ đề hạnh như thế nào  ? Thiện nữ thiên nói, đại phạn vương, như trăng dưới nước hành bồ đề hạnh thì tôi cũng hành bồ đề hạnh, như chiêm bao hành bồ đề hạnh thì tôi cũng hành bồ đề hạnh, như sóng nắng hành bồ đề hạnh thì tôi cũng hành bồ đề hạnh, như tiếng vang hành bồ đề hạnh thì tôi cũng hành bồ đề hạnh. Đại phạn vương nghe nói như vậy thì thưa rằng, kính bạch bồ tát, ngài dựa vào ý nghĩa nào mà nói như vậy  ? Thiện nữ thiên trả lời, đại phạn vương, không một pháp nào là thực tại, toàn do yếu tố tương quan mà thành. Đại phạn vương nói, nói như ngài thì phàm phu lẽ đáng được vô thượng bồ đề cả ! Thiện nữ thiên nói, ngài nói như vậy là với ý gì  ? [Ngài nên biết, phàm phu thì cho] người ngu khác, người trí khác, bồ đề khác, phi bồ đề khác, giải thoát khác, phi giải thoát khác ; nhưng, đại phạn vương, [thánh giả thì thấy] các pháp như vậy bình đẳng không khác, biết pháp tánh chân như phi nhất phi dị, cũng không có cái trung tính để mà chấp trước, bất tăng bất giảm. Đại phạn vương, như nhà ảo thuật và đồ đệ của mình, rất rành ảo thuật, đến chỗ ngã tư, dùng những vật liệu cát đất cỏ cây vân vân, gom lại một chỗ mà làm ảo thuật. Làm cho người ta thấy những voi, những ngựa, những xe, vân vân, thấy đống bảy loại quí báu, thấy kho lẫm tràn đầy. Rồi kẻ khờ khạo không biết suy xét, không hiểu ảo thuật, nên thấy hay nghe gì cũng cho là thật, voi thật ngựa thật vân vân, và chỉ thế là thật, ngoài ra là dối cả, sau đó không còn suy xét gì nữa. Còn người hiểu biết thì trái lại, biết cái gốc ảo thuật, nên thấy hay nghe gì cũng nghĩ, những thứ ta thấy, thấy voi thấy ngựa vân vân, toàn là giả cả, chỉ do ảo thuật mê hoặc mắt người, vọng cho là voi, là lẫm, nhưng chỉ có tên, không có thật, nên cái ta thấy nghe không nên chấp là thật, sau đó càng xét biết là dối trá. Do vậy, trí giả thì biết các pháp không thật, chỉ do thế nhân thấy gì nghe gì thì nói ra như thế, chứ xét cho kỹ thì không phải như thế. Và như thế thì cũng do nói giả mà xét ra nghĩa thật. Đại phạn vương, chúng sinh chưa có mắt tuệ của các vị thánh giả, chưa biết chân như của các pháp là không thể nói, nên thấy hay nghe cái pháp hữu vi chuyển biến với cái pháp vô vi phi chuyển biến thì tư duy y theo thấy nghe và chấp cho là thật ; trong chân đế, họ không thể thấu hiểu chân như các pháp là không thể nói. Còn các vị thánh giả thấy hay nghe cái pháp hữu vi chuyển biến với cái pháp vô vi phi chuyển biến, thì tùy trí lực mà không chấp là thật có, thấu hiểu tất cả không có gì là hữu vi chuyển biến, không có gì là vô vi phi chuyển biến, chỉ vọng tưởng là chuyển biến phi chuyển biến, chỉ có tên không có thật. Thế rồi các vị thánh giả ấy tùy tục đế mà nói cho người khác biết sự thật là như vậy. Đại phạn vương, các vị thánh giả sử dụng sự thấy biết của bậc thánh, thấu hiểu chân như là không thể nói, chuyển biến phi chuyển biến cũng như vậy, nhưng vì làm cho người khác cũng biết như vậy nên nói ra bao nhiêu dạng thức của danh ngôn tục đế. Bấy giờ đại phạn vương lại hỏi bồ tát Như ý bảo quang diệu, rằng có bao nhiêu chúng sinh hiểu được cái pháp sâu xa như thế này  ? Bồ tát nói, đại phạn vương, có tâm vương và tâm sở của những người được ảo thuật tạo ra biết được cái pháp sâu xa này. Đại phạn vương nói, người ảo thuật thì không thật có, vậy tâm vương tâm sở có từ đâu  ? Bồ tát nói, [lời tôi nói có nghĩa] nếu biết pháp tánh phi hữu phi vô, thì người ấy biết được nghĩa lý sâu xa này.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 32]

Đại phạn vương thưa đức Thế tôn, bạch Ngài, vị bồ tát Như ý bảo quang diệu này thật bất khả tư nghị, thông suốt đến như vậy đối với nghĩa lý cực kỳ sâu xa. Đức Thế tôn dạy, đúng như vậy, đại phạn vương, đúng như ông nói. Thiện nữ thiên Như ý bảo quang diệu đã từ lâu giáo huấn cho các người phát tâm tu học vô sinh pháp nhẫn. Đại phạn vương cùng với phạn chúng, liền đứng dậy khỏi chỗ họ ngồi, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính, lạy ngang chân bồ tát Như ý bảo quang diệu mà nói như vầy, thật là hiếm có, ngày nay chúng tôi hạnh ngộ đại sĩ, được nghe pháp nghĩa đại sĩ nói. Đức Thế tôn bảo đại phạn vương, vị thiện nữ thiên Như ý bảo quang diệu này, trong thì vị lai sẽ thành Phật đà, danh hiệu là Bảo diệm cát tường tạng, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, bậc Hoàn hảo sự sáng, bậc Khéo qua niết bàn, bậc Lý giải vũ trụ, bậc Không ai trên nữa, bậc Thuần hóa mọi người, bậc Thầy cả trời người, bậc Tuệ giác hoàn toàn, bậc Tôn cao nhất đời.

Khi đức Thế tôn tuyên thuyết pháp thoại này thì có ba ngàn ức bồ tát không còn thoái chuyển vô thượng bồ đề, tám ngàn ức thiên tử và vô số quốc vương cùng thần dân đều xa bụi bặm, rời dơ bẩn, được sự trong sáng của mắt pháp.

Bấy giờ trong đại hội có năm mươi ức Bí sô hành bồ tát hạnh mà muốn thoái chuyển bồ đề tâm, nhưng khi nghe bồ tát Như ý bảo quang diệu thuyết pháp như trên thì ai cũng được sự kiên định bất khả tư nghị, thỏa mãn ước nguyện tối thượng, phát lại bồ đề tâm, và cởi pháp y mà hiến lên bồ tát, phát lại cái chí thắng tiến tối thượng, và nguyện rằng bao nhiêu thiện căn của chúng tôi đều được không còn thoái chuyển, hồi hướng về vô thượng bồ đề. Đức Thế tôn nói với đại phạn vương, các vị Bí sô này do công đức này mà tu hành đúng như huấn dụ, qua chín mươi đại kiếp thì sẽ được chứng ngộ, thoát ly sinh tử. Đức Thế tôn liền thọ ký cho, rằng chư vị Bí sô, qua ba mươi vô số kiếp, chư vị sẽ được thành Phật đà, với thời kỳ tên Nan thắng quang vương, quốc độ tên Vô cấu quang. Chư vị đồng thời chứng đắc vô thượng bồ đề, đồng một danh hiệu Nguyện trang nghiêm gián sức vương, đủ mười đức hiệu.

Đại phạn vương, bản kinh nhiệm mầu Ánh sáng hoàng kim này ai chính xác nghe nhớ thì có uy lực rất lớn. Giả sử có ai tu hành sáu ba la mật trong trăm ngàn đại kiếp mà không có [sự nhận thức về Không làm] phương tiện, mặt khác, nếu có thiện nam hay thiện nữ nào sao chép kinh Ánh sáng hoàng kim này, cứ mỗi nửa tháng đọc tụng chuyên chú, thì cái khối công đức này, công đức trước không bằng một phần trăm, đến nỗi toán số hay ví dụ cũng không đối chiếu được. Đại phạn vương, do vậy mà Như lai khuyến khích các người tu học, chánh niệm, thọ trì, tuyên thuyết phong phú. Tại sao, vì xưa kia, khi Như lai đi trên đường đi bồ tát thì, như dũng sĩ xung trận, Như lai không tiếc tính mạng mà lưu thông bản kinh vua chúa và nhiệm mầu này, tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc, giải thích cho người. Đại phạn vương, luân vương còn thì thất bảo còn, luân vương mất thì thất bảo cũng tự nhiên mất theo. Cũng y như vậy, Đại phạn vương, kinh vua Ánh sáng hoàng kim này nếu còn thì pháp bảo tối thượng còn cả, nếu không còn thì pháp bảo cũng ẩn mất hết. Do vậy, đối với kinh vua này, các người phải chuyên tâm mà lắng nghe, mà ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc, giải thích phong phú cho bao người khác, khuyến khích họ cũng sao chép và tu hành bằng sự tinh tiến ba la mật, không tiếc tính mạng, không nài mệt nhọc. Đó là công đức siêu việt trong các công đức. Là đệ tử của Như lai thì các người phải siêng năng tu học như vậy. Đại phạn vương với vô số phạn chúng, Đế thích cùng bốn vị Thiên vương với bộ chúng Dược xoa, tất cả đều từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, chúng con cùng nhau nguyện giữ gìn và quảng bá kinh Ánh sáng hoàng kim này, nguyện giữ gìn cho các vị pháp sư giảng nói kinh này. Có tai nạn gì chúng con cũng trừ khử, làm cho có đủ mọi sự cát tường, sắc tướng và sức lực sung túc, hùng biện vô ngại, cơ thể và tâm trí đều thư thái cả. Và cả thính giả nữa cũng yên vui hết thảy. Quốc gia họ ở nếu bị đói khát, giặc giã, kẻ thù, quỉ thần, quấy rối và tác hại thì chư thiên chúng con sẽ hộ trì cho. Dân chúng mà yên ổn, sung túc, không oan khuất, không tai họa, là do sức của chư thiên chúng con. Ai hiến cúng kinh này thì chúng con tôn kính hiến cúng y như đối với đức Thế tôn, không khác gì cả. Đức Thế tôn bảo đại phạn vương, phạn chúng, cho đến bốn vị Thiên vương, cùng bộ chúng Dược xoa, lành thay, các người đã được nghe diệu pháp sâu xa, đối với kinh vua của diệu pháp ấy lại phát tâm hộ trì, hộ trì những ai thọ trì kinh ấy, thì các người đã đạt được cái phước thù thắng và vô biên, mau chóng thành tựu vô thượng bồ đề. Đại phạn vương, và mọi người đồng đẳng, nghe những lời đức Thế tôn huấn dụ thì hoan hỷ, cung kính mà tiếp nhận.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 33]

Phẩm 11 -Thiên Vương Quan Sát

Vào lúc bấy giờ, thiên vương Đa văn, thiên vương Trì quốc, thiên vương Tăng trưởng, thiên vương Quảng mục, bốn vị cùng từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay hướng về đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân của Ngài, thưa rằng, bạch đức Thế tôn, bản kinh Ánh sáng hoàng kim này chư vị Thế tôn thường quan tâm, chư vị Bồ tát thường tôn kính, các bộ thiên long thường hiến cúng, tất cả chư thiên thường vui mừng, tất cả hộ thế thường ca tụng. Kinh này chư vị Thanh văn và chư vị Độc giác cùng nhau thọ trì. Kinh này có năng lực chiếu sáng cung điện chư thiên, có năng lực ban cho chúng sinh sự yên vui thượng thặng, có năng lực làm ngưng sự khổ sở trong các đường dữ, có năng lực loại trừ mọi sự sợ hãi, giải tỏa mọi sự thù địch, làm no những lúc đói khát, làm lành những bịnh truyền nhiễm, mọi tai biến với hàng trăm hàng ngàn khổ não đều tiêu tan cả. Bạch đức Thế tôn, kinh Ánh sáng hoàng kim năng lực làm được những lợi lạc như vậy, lợi ích cho chính chúng con. Kính xin đức Thế tôn, trong đại hội này, tuyên thuyết phong phú thêm nữa cho chúng con. Bốn thiên vương chúng con, cùng tùy thuộc của mình, được nghe pháp vị cam lộ tối thượng như thế này, thì khí lực sung mãn, uy quang tăng thêm, tinh tiến sẽ dũng mãnh hơn, thần lực sẽ phát triển hơn.

Bạch đức Thế tôn, bốn thiên vương chúng con làm theo chánh pháp, nói theo chánh pháp, thường đem chánh pháp mà phục vụ thế giới. Chúng con lại làm cho tám bộ thiên long, cùng các vị quốc vương, cũng thường đem chánh pháp mà phục vụ thế giới, ngăn chận và hủy diệt những điều ác. Bao nhiêu quỉ thần không có từ tâm, hấp tinh khí của người, thì chúng con làm họ phải đi thật xa. Bạch đức Thế tôn, bốn thiên vương chúng con, cùng đại tướng của hai mươi tám bộ chúng Dược xoa, với vô số trăm ngàn Dược xoa tùy thuộc, dùng thiên nhãn trong suốt hơn thị lực của nhân loại mà quan sát và hộ trì cho đại lục Thiệm bộ này. Do vậy mà, bạch đức Thế tôn, chúng con được gọi là những người hộ vệ thế giới.

Trong đại lục Thiệm bộ này, nếu có quốc vương nào quốc gia bị giặc thù xâm phạm luôn, quốc dân bị đói khát và tật dịch ([54]) hoành hành, bị hàng trăm hàng ngàn tai ách, thì, bạch đức Thế tôn, chúng con [vì họ mà] cung kính hiến cúng kinh Ánh sáng hoàng kim. Và nếu có vị pháp sư Bí sô nào thọ trì đọc tụng kinh này thì chúng con cùng đến mà thức tỉnh, khuyến thỉnh vị ấy ; vị ấy, do thần lực của chúng con thức tỉnh khuyến thỉnh, nên đến quốc gia nói trên, tuyên thuyết rộng rãi bản kinh nhiệm mầu Ánh sáng hoàng kim. Do thần lực của kinh này mà hàng trăm hàng ngàn những sự tai ách đều bị loại trừ. Bạch đức Thế tôn, các vị quốc vương, khi có vị pháp sư Bí sô thọ trì kinh này đi đến quốc gia của họ, thì họ phải biết kinh này cũng đến quốc gia của họ. Do vậy, bạch đức Thế tôn, các vị quốc vương ấy hãy đến chỗ vị pháp sư mà lắng nghe vị ấy diễn giảng kinh này. Nghe rồi hoan hỷ, cung kính hiến cúng vị pháp sư, thâm tâm hộ trì cho vị ấy khỏi lo lắng để tuyên thuyết kinh này, lợi ích tất cả. Bạch đức Thế tôn, chính vì kinh này mà bốn thiên vương chúng con cùng nhau nhất tâm hộ trì vị quốc vương kia, cùng quốc dân của ông, làm cho xa rời tai họa, thường thường yên ổn. Bạch đức Thế tôn, nếu có vị Bí sô, Bí sô ni, ô ba sách ca, ô ba tư ca nào thọ trì kinh này, vị quốc vương kia nên hiến cúng, cung cấp những thứ cần dùng, không để thiếu thốn, thì bốn thiên vương chúng con làm cho vị quốc vương kia, và quốc dân của ông, ai cũng yên ổn, tách xa tai họa. Bạch đức Thế tôn, có ai thọ trì đọc tụng kinh này mà vị quốc vương cung kính, hiến cúng, tôn trọng, tán dương, thì chúng con làm cho vị quốc vương ấy được cung kính tôn trọng nhất trong các vị quốc vương, các vị quốc vương ai cũng tán dương ca tụng.

Đại hội nghe nói như vậy, ai cũng hoan hỷ, tiếp nhận và ghi nhớ.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 34]

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim – cuốn 6

Phẩm 12 – Thiên Vương Hộ Quốc

Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn nghe bốn vị thiên vương cung kính hiến cúng kinh Ánh sáng hoàng kim và hộ trì cho người thọ trì kinh ấy, thì tán dương rằng lành thay, bốn thiên vương, các người đã ở nơi vô số chư vị Như lai quá khứ cung kính hiến cúng tôn trọng tán dương, gieo trồng thiện căn, làm theo chánh pháp, nói theo chánh pháp, đem chánh pháp phục vụ thế giới. Đối với chúng sinh, các người trường kỳ nghĩ cách lợi ích, khởi tâm đại bi, nguyện đem yên vui lại cho họ. Chính vì lý do này mà làm các người hiện được hưởng thụ quả báo thù thắng. Nếu có quốc vương nào cung kính hiến cúng kinh Ánh sáng hoàng kim, thì các người phải siêng năng hộ trì cho [ông và quốc dân của ông] được yên ổn. Bốn thiên vương các người, và vô số dược xoa tùy thuộc, hộ trì kinh này, thì thế là hộ trì chánh pháp của chư vị Như lai quá khứ hiện tại vị lai, nên các người, với chư thiên và dược xoa, chiến đấu với tô la thì thường đắc thắng. Các người hộ trì kinh này thì do thần lực của kinh này mà loại trừ được mọi sự khổ não, giặc thù, đói khát, tật dịch. Do vậy, nếu thấy bốn chúng có ai thọ trì kinh vua này thì các người cũng nên siêng năng chung sức hộ trì, loại trừ suy tổn và đem lại yên vui cho họ.

Bốn vị thiên vương, lúc ấy, từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong thì vị lai, nơi đất nước, thành thị, làng xóm, núi rừng, đồng nội, chỗ nào và lúc nào bản kinh vua Ánh sáng hoàng kim này lưu hành đến, thì quốc vương chỗ ấy và lúc ấy nên hết lòng lắng nghe, tán dương, hiến cúng, lại cung phụng cho những người trong bốn chúng thọ trì kinh này, thâm tâm hộ trì cho họ tách rời suy não. Vì lý do này, chúng con hộ trì cho quốc vương ấy, và cho quốc dân của ông, ai cũng yên ổn, rời xa lo buồn, thọ lượng tăng thêm, uy đức toàn hảo. Bạch đức Thế tôn, nếu quốc vương ấy thấy những người trong bốn chúng thọ trì kinh này mà cung kính hộ vệ như cha như mẹ, cung cấp những thứ nhu cầu, thì bốn thiên vương chúng con thường hộ vệ cho, làm cho ai cũng tôn kính. Chúng con và vô số các thần dược xoa, kinh vua này ở đâu cũng ẩn mình hộ vệ, không để bị cản trở. Chúng con cũng hộ vệ cho những thính giả, và quốc vương lắng nghe kinh này, loại trừ suy tổn và đem lại yên ổn cho họ, giặc thù từ xứ khác cũng được làm cho thoái tán. Thế nên nếu có quốc vương nào khi lắng nghe kinh này mà lân bang thù địch, động binh xâm lăng phá hoại thì, bạch đức Thế tôn, do thần lực của kinh này mà chúng con sẽ cùng vô số dược xoa tùy thuộc, ai cũng ẩn mình hỗ trợ, làm cho lân bang thù địch kia phải tự đầu hàng, không dám bước đến cương giới của quốc gia ấy, có đâu dám sử dụng vũ khí mà sát phạt ([55]).

Đức Thế tôn dạy bốn vị thiên vương rằng tốt lắm, các người có thể hộ vệ như vậy đối với kinh này. Vô số kiếp quá khứ, Như lai đã tu đủ loại khổ hạnh, được vô thượng bồ đề, chứng nhất thế chủng trí, nên ngày nay mới tuyên thuyết kinh này. Nếu có quốc vương nào thọ trì kinh này, cung kính hiến cúng, thì [uy lực kinh này] sẽ làm cho quốc vương ấy hết suy tổn, được yên ổn, lại làm cho tất cả đất nước của quốc vương ấy đến nỗi giặc thù cũng phải thoái tán. Uy lực kinh này cũng làm cho tất cả quốc vương trong đại lục Thiệm bộ không có suy tổn, chinh chiến. Mà, các người nên biết, đại lục Thiệm bộ có tám mươi bốn ngàn quốc gia và quốc vương, quốc vương nào cũng thích thú, tự do, tài sản sung túc, hưởng thụ đầy đủ, không xâm lăng chiếm đoạt lẫn nhau. Ai cũng tùy phước nhân đời trước mà thụ hưởng phước quả đời này, không ai nghĩ xấu, ham chiếm nước khác. Ai cũng giảm thiểu ham muốn, muốn lợi kẻ khác, không gây cái khổ chinh chiến, đày ải. Dân chúng của các quốc vương ấy thì thương nhau, trên dưới hòa thuận như nước với sữa, mến trọng lẫn nhau, hoan hỷ thư nhàn, hiền lành khiêm tốn, tăng tiến thiện căn. Do vậy mà đại lục Thiệm bộ này yên vui, sung túc, dân chúng đông đảo, đất đai màu mỡ, lạnh nóng điều hòa, thời tiết thích hợp, nhật nguyệt tinh tú vận hành bình thường, gió mưa đúng lúc, không có tai ương, tài sản phong phú, tâm tính hào phóng, thường hành huệ thí, đủ mười thiện nghiệp, và chết thì đa số sinh chư thiên, thiên chúng tăng lên. Bốn thiên vương, trong thì vị lai, có quốc vương nào lắng nghe kinh này, cung kính hiến cúng và thọ trì kinh này, thì được bốn chúng ca tụng, lại lợi ích cho chính các người và tùy thuộc của các người là vô số dược xoa. Vì vậy mà các quốc vương thường nên lắng nghe bản kinh vua này. Chính cái nước chánh pháp cái vị cam lộ này tăng thêm sức mạnh và tư thế cho thân tâm các người, làm cho các người tinh tiến mạnh mẽ, đầy đủ phước đức uy quang. Các quốc vương ấy nếu hết lòng lắng nghe kinh này thì thế là đã đem sự hiến cúng lớn lao và hiếm có mà hiến cúng cho ta, Thích ca như lai. Hiến cúng Như lai là hiến cúng vô số chư vị Như lai trong quá khứ hiện tại vị lai. Hiến cúng tam thế Như lai thì được cái khối công đức bất khả tư nghị. Vì lý do ấy, các người nên hộ trì [cho các quốc vương ấy], cho hoàng gia của họ, cho thần trấn hoàng cung, ai cũng khỏi suy tổn, được an lạc, thiện căn khó lường. Quốc dân của các quốc vương ấy cũng hưởng thụ đủ loại lạc thú ngũ dục, mọi sự xấu ác tiêu tan tất cả.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 35]

Bốn thiên vương lại thưa, bạch đức Thế tôn, trong thì vị lại, có quốc vương nào ưa thích lắng nghe kinh vua Ánh sáng hoàng kim để cầu mong bản thân và hoàng gia được sự yên vui bậc nhất ; để làm cho ngôi vua hiện tại được thịnh đạt ; để thu hoạch cái khối phước đức vô lượng ; để làm cho quốc dân và quốc gia của mình không bị thù địch, không lo buồn, không tai họa, thì, bạch đức Thế tôn, quốc vương ấy không nên phóng túng, nghĩ tưởng mông lung, mà phải cung kính, chân thành, thiết tha, muốn được lắng nghe tiếp nhận bản kinh vua tối thượng này. Muốn vậy thì trước hết quốc vương ấy phải trang hoàng một cung điện nào trong hoàng cung mà dễ thấy nhất và ông quí nhất, bằng cách đem nước thơm rưới đất, rải những bông hoa danh tiếng, đặt để pháp tòa sư tử đẹp nhất, trang khảm bằng ngọc quí, treo bảo cái tràng phan lên trên, rồi đốt hương liệu vô giá, tấu lên các loại âm nhạc. Bản thân quốc vương thì tắm rửa sạch sẽ, xoa hương thơm vào mình, mặc áo sạch và mới, đeo những chuỗi ngọc, nhưng ngồi trên cái ghế thấp nhỏ, không tự tôn, bỏ ngôi cao, rời ngạo mạn, đoan tâm chính niệm để chờ lắng nghe kinh vua này. Lại nữa, đối với vị pháp sư sẽ đến thì nghĩ tưởng là bậc đại sư ; đối với thân quyến thì sinh từ tâm, nhìn nhau vui vẻ, mặt hiền hòa, nói dịu ngọt, đối với bản thân thì tràn ngập một nỗi vui mừng lớn lao, nghĩ rằng tôi được lợi ích vĩ đại, ấy là được hiến cúng long trọng đối với bản kinh vua chúa. Quốc vương chuẩn bị như vậy rồi, thấy vị pháp sư đến thì lòng thành kính, khao khát, ngưỡng mộ.

Đức Thế tôn dạy bốn thiên vương, quốc vương ấy không nên không đi rước vị pháp sư. Quốc vương ấy phải mặc đồ sạch sẽ, trang sức bằng những chuỗi ngọc, đích thân cầm lọng dù màu trắng và hương hoa, nghiêm chỉnh quân cách, dàn nhiều nhạc cụ, đi bộ mà ra khỏi cửa hoàng thành đón rước vị pháp sư, vận dụng tâm tưởng, hết lòng tôn kính mà làm cái việc cầu chúc cát tường. Bốn thiên vương, tại sao quốc vương phải đích thân làm việc tôn kính hiến cúng như vậy  ? Vì quốc vương lúc ấy cất chân lên, đặt chân xuống, mỗi bước đã là tôn kính hiến cúng vô lượng chư vị Như lai, đã là vượt qua ngần ấy nỗi khổ sinh tử, đã là tương lai được làm ngần ấy ngôi vị luân vương. Lại tùy mỗi bước mà hiện tại phước đức tăng trưởng, vương vị tự tại, cảm ứng khó lường, quần chúng kính trọng ; mà tương lai vô số kiếp được cung điện thất bảo trong nhân loại và trên chư thiên, sinh ra ở đâu cũng làm vua chúa, thọ lượng tăng thêm, nói năng thông suốt, người trời tin chịu, không e sợ gì, được tiếng khen lớn, ai cũng ngưỡng mộ, ở trong nhân thiên mà hưởng thụ hạnh phúc tuyệt diệu, được đại thế lực, có đại oai đức, thân tướng kỳ vĩ, uy nghiêm tột bậc, gặp được các đấng Nhân thiên sư, gặp được các bậc Thiêển tri thức, hoàn hảo cái khối phước đức vô lượng. Bốn thiên vương nên biết, quốc vương ấy thấy những lợi ích như vậy nên phải đích thân đi rước pháp sư từ một du thiện na cho đến hàng trăm hàng ngàn du thiện na. Hãy nghĩ tưởng vị pháp sư ấy là Như lai. Rước về hoàng thành rồi, nghĩ rằng thế là đức Thích ca thế tôn vào trong hoàng cung của tôi, nhận cho sự hiến cúng của tôi, nói cho tôi nghe về diệu pháp. Rằng nghe diệu pháp rồi tôi không còn thoái chuyển vô thượng bồ đề, được gặp vô lượng chư vị Thế tôn. Rằng ngày nay tôi đã tấu những nhạc cụ thượng thặng, và đem những cúng phẩm thù thắng, hiến lên tam thế Thế tôn. Rằng ngày nay tôi đã bạt nhổ vĩnh viễn cái khổ trong thế giới Diêm vương, đã gieo trồng hạt giống thiện căn của Phạn vương, Đế thích, Luân vương. Rằng việc tôi làm ngày nay sẽ làm cho vô số chúng sinh, thoát sinh tử được niết bàn, tích tụ cái khối phước đức bất khả tư nghị ; làm cho thân quyến và con dân của tôi yên ổn ; làm cho đất nước của tôi thanh bình, không tai họa, kẻ ác và giặc thù không thể quấy phá, xâm lược, rời xa mọi nỗi lo buồn. Bốn thiên vương, quốc vương ấy nên trân trọng như vậy đối với diệu pháp, lại nên hiến cúng cung kính tôn trọng tán dương đối với bốn bộ đệ tử Như lai. Rồi trước hết đem cái thắng phước của thiện căn này mà hồi hướng cho chính các người, và tùy thuộc của các người. Thì quốc vương ấy có cái phước đức rất lớn làm yếu tố, nên hiện tại được đại tự tại, tăng thêm uy quang, sự cát tường và tướng tốt đẹp đều trang nghiêm, và đối với mọi loại giặc thù ông có năng lực đem diệu pháp mà chiến thắng.

Lúc ấy bốn thiên vương lại thưa, bạch đức Thế tôn, nếu quốc vương nào tôn kính diệu pháp, muốn nghe kinh vua được như vậy, lại tôn kính hiến cúng bốn bộ thọ trì kinh vua, [trong đó có vị pháp sư], và muốn làm cho chúng con hoan hỷ, thì gần một bên pháp tòa, hãy rưới nước thơm, rải bông hoa, đặt ghế bàn cho bốn thiên vương chúng con. Chúng con sẽ nghe pháp chung với quốc vương. Quốc vương được thiện căn thì cũng đem một phần cái phước của thiện căn ấy hồi hướng cho chúng con. Bạch đức Thế tôn, khi quốc vương thỉnh mời vị pháp sư bước lên pháp tòa, thì cũng có một phần vì chúng con mà đốt các danh hương hiến cúng kinh vua này. Bạch đức Thế tôn, khói hương ấy, trong khoảnh khắc, bay lên không gian, bay đến cung điện của chúng con, và biến thành hương cái ở trong không gian. Chư thiên chúng con liền nghe được hơi thơm của danh hương, và thấy khói hương có ánh sáng màu hoàng kim, chiếu rực cung điện của chúng con, chiếu đến cung điện của Phạn vương, của Đế thích, của Đại biện tài thiên, của Đại cát tường thiên, của Kiên lao địa thần, của Chánh liễu tri đại tướng, của chư thần hai mươi tám bộ dược xoa, của Đại tự tại thiên, của Kim cang mật chủ, của Bảo hiền đại tướng, của quỉ mẫu Ha lị để và năm trăm quỉ tử, của long vương hồ Vô nhiệt não, của long vương Đại dương. Bạch đức Thế tôn, chư thiên chư thần như vậy, nơi cung điện của mình, ai cũng thấy khói hương ấy trong khoảnh khắc biến thành hương cái, nghe hơi thơm của khói hương và thấy ánh sáng của khói hương đến khắp tất cả cung điện của chư thiên chư thần.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 36]

Đức Thế tôn bảo bốn thiên vương, khói hương ấy, với hơi thơm và ánh sáng, không phải chỉ bay đến, biến thành hương vân hương cái và phóng ánh sáng lớn ở những cung điện [mà các người thấy được]. Khói hương do chính tay quốc vương tự bưng lò hương mà đốt lên để hiến cúng kinh vua ấy, trong khoảnh khắc, còn bay đến khắp đại thiên thế giới này với trăm ức nhật nguyệt, trăm ức núi Diệu cao, trăm ức bốn đại lục. Tại cung điện của tất cả tám bộ trong đại thiên thế giới này, khói hương ấy tràn đầy không gian, biến thành hương vân và hương cái, ánh sáng màu hoàng kim của vân cái này chiếu khắp cung điện chư thiên [và chư thần]. Tất cả hương vân và hương cái trong đại thiên thế giới này toàn là do cái lực của uy thần kinh vua Ánh sáng hoàng kim. Nhưng không phải khói hương do chính tay quốc vương bưng lò đốt lên hiến cúng kinh vua này chỉ bay đến khắp đại thiên thế giới này, mà, trong khoảnh khắc, cũng bay đến khắp vô lượng quốc độ của chư vị Như lai. Ở trên các Ngài, trong không gian, khói hương cũng [kết thành hương vân và] biến thành hương cái, chiếu ra ánh sáng hoàng kim. Đức Như lai nào cũng nghe hơi thơm của khói hương nhiệm mầu ấy, cũng nhìn thấy hương vân hương cái và ánh sáng hoàng kim ấy hiện ra khắp nơi vô lượng chư vị Như lai, thì chư vị Như lai cùng quan sát, và khác miệng cùng tiếng mà tán dương vị pháp sư, rằng lành thay bậc đại trượng phu, ông có năng lực quảng bá bản kinh sâu xa mầu nhiệm ! Như thế là ông đã thành tựu cái khối phước đức bất khả tư nghị. Ai lắng nghe ông giảng kinh này thì cái lượng công đức có được thật quá nhiều, huống chi sao chép, tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc, diễn nói cho người, làm đúng kinh dạy. Tại sao, vì, thiện nam tử, ai nghe bản kinh Ánh sáng hoàng kim này thì không còn thoái chuyển nữa đối với vô thượng bồ đề. Chư vị Như lai trong vô lượng quốc độ còn khác miệng cùng tiếng, ngồi ngay trên pháp tòa mà tán dương vị pháp sư, rằng lành thay thiện nam tử, trong đời sau, ông do tinh tiến lực mà tu được vô số khổ hạnh, đầy đủ hai loại tư lương phước đức và trí tuệ, siêu việt trên hiền thánh, vượt ra quá ba cõi, làm bậc tối tôn tối thắng, sẽ ngồi dưới bồ đề thọ vương một cách trang nghiêm thù thắng, năng lực cứu được chúng sinh có liên hệ với mình ([56]) ở trong đại thiên thế giới, khéo léo thắng được ma quân hình nghi đáng sợ, thực hiện cái tuệ giác biết các pháp một cách hơn hết, trong sáng, rất sâu, không gì trên nữa, rất chính xác và cùng khắp. Thiện nam tử, ông sẽ ngồi trên kim cang tòa, chuyển cái pháp luân vô thượng, được chư vị Như lai tán dương, đủ cả mười hai hành tướng mầu nhiệm, cực kỳ sâu xa. Ông gióng trống pháp vô thượng rất lớn, thổi loa pháp vô thượng rất mầu, dựng cờ pháp vô thượng rất cao, đốt đuốc pháp vô thượng rất sáng, mưa nước pháp vô thượng rất ngọt, cắt đứt vô lượng phiền não kết thắt, làm cho vô lượng chúng sinh vượt qua biển cả đáng sợ mà không bến bờ, chấm dứt sự luân hồi bất tận của sinh tử, gặp được vô lượng chư vị Như lai.

Bốn thiên vương lại thưa, bạch đức Thế tôn, kinh Ánh sáng hoàng kim này, trong hiện tại vị lai, thành tựu được vô lượng công đức như vậy. Thế nên quốc vương nào được nghe bản kinh mầu nhiệm này là vì đã gieo trồng thiện căn nơi vô lượng chư vị Thế tôn. Chúng con sẽ hộ trì cho quốc vương ấy. Lại vì nhìn thấy vô lượng phước đức, nên bốn thiên vương chúng con, cùng với vô lượng chư thần tùy thuộc, khi tại cung điện của mình thấy khói hương biến hiện hương vân hương cái, thì ẩn mình đi, vì để được nghe pháp nên đến chỗ thuyết pháp là cung điện bậc nhất của hoàng cung quốc vương. Các vị Phạn vương, Đế thích, Đại biện tài thiên, Đại cát tường thiên, Kiên lao địa thần, Chánh liễu tri đại tướng, chư thần hai mươi tám bộ dược xoa, Đại tự tại thiên, Kim cang mật chủ, Bảo hiền đại tướng, quỉ mẫu Ha lị để và năm trăm quỉ tử, long vương hồ Vô nhiệt não, long vương Đại dương, vô lượng chư thiên và dược xoa cũng vì để được nghe pháp nên ẩn mình mà đến chỗ đặt pháp tòa cao để thuyết pháp là cung điện bậc nhất của quốc vương. Bạch đức Thế tôn, bốn thiên vương chúng con, với chư thần dược xoa tùy thuộc, sẽ một lòng cùng quốc vương làm thiện tri thức cho nhau. Vì ông là đại thí chủ pháp thí, đem cam lộ vị mà sung mãn cho chúng con, nên chúng con sẽ hộ vệ cho ông, loại trừ tai họa cho ông, làm cho ông được yên ổn, lại làm cho hoàng cung, quốc gia và quốc dân của ông tiêu tan được mọi thứ tai biến.

Bốn thiên vương lại cùng nhau chắp tay mà thưa, bạch đức Thế tôn, nếu quốc vương nào trong quốc gia của mình có kinh này mà chưa quảng bá bao giờ, muốn rời bỏ, không thích lắng nghe, không hiến cúng ca tụng, thấy người trong bốn bộ đệ tử Thế tôn thọ trì kinh này cũng không tôn trọng hiến cúng, làm cho chúng con cùng thân thuộc, và vô lượng chư thiên, không ai được nghe diệu pháp rất sâu xa, mất vị cam lộ, mất nước chánh pháp, không còn uy quang và thế lực, nẻo dữ thêm lên, người trời bớt đi, rơi sông sinh tử, mất đường niết bàn. Bạch đức Thế tôn, bốn thiên vương chúng con, và những dược xoa tùy thuộc của chúng con, thấy như vậy nên bỏ quốc gia ấy, không có lòng nào hộ vệ. Chẳng những chúng con bỏ quốc gia của quốc vương ấy, mà các đại thiện thần có thệ nguyện hộ vệ đất nước cũng bỏ mà đi. Bỏ đi rồi, quốc gia ấy có đủ loại tai họa. Vị thế quốc gia bị mất ([57]). Quốc dân không có thiện tâm. Chỉ có tù đày, tàn hại, hận thù, đấu đá, dèm pha, dua nịnh, cô thế oan khuất, tật dịch hoành hành, sao chổi thường xuất hiện, hai mặt trời cùng xuất hiện ([58]), nhật thực nguyệt thực bất thường, hai cầu vồng đen trắng xuất hiện, sao sa, địa chấn, lòng giếng phát tiếng, mưa bạo, gió dữ, thời tiết hổn loạn, đói, mất mùa, kẻ thù và giặc giã thường từ xứ khác đến cướp phá xâm lược, quốc dân khổ sở, đất nước không có chỗ nào bình yên. Bạch đức Thế tôn, khi bốn thiên vương chúng con, vô lượng chư thiên thiện thần, cùng với thiện thần cũ hộ vệ quốc gia ấy, đều xa lánh cả, thì quốc gia ấy sinh ra lắm sự tai quái dữ dằng như vậy.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 37]

Bạch đức Thế tôn, quốc vương nào muốn quốc gia vui vẻ, muốn quốc dân yên ổn, muốn chiến thắng ngoại địch cho đất nước thịnh vượng, muốn lưu bố chánh pháp cho nỗi khổ điều dữ tan biến, thì, bạch đức Thế tôn, quốc vương ấy nên lắng nghe kinh vua nhiệm mầu này, nên hiến cúng những người thọ trì kinh này. Làm như vậy thì chúng con với vô lượng chư thiên thiện thần, do cái thiện căn lực lắng nghe chánh pháp và uống cam lộ vị mà gia tăng thắng ích cho chúng con, cho tùy thuộc của chúng con, cho chư thiên thiện thần, tại sao, vì quốc vương ấy hết lòng lắng nghe tiếp nhận kinh này.

Bạch đức Thế tôn, vì chúng sinh mà Phạn vương thường nói những luận thuyết xuất thế, mà Đế thích nói những luận thuyết đa dạng, và các tiên nhân ngũ thông cũng nói mọi thứ luận thuyết. Phạn vương, Đế thích và tiên nhân ngũ thông tuy có vô số luận thuyết, nhưng đức Thế tôn vì thương nhân loại và chư thiên mà tuyên thuyết kinh Ánh sáng hoàng kim thì, so với những luận thuyết trên, phẩm chất hơn đến vô số bội số, không thể nào ví dụ được nữa. Tại sao  ? Vì kinh ấy có năng lực làm cho bao nhiêu quốc vương của đại lục Thiệm bộ đều đem chánh pháp mà phục vụ quốc gia, có năng lực ban cho chúng sinh mọi sự an lạc, làm cho bản thân các quốc vương, cho hoàng gia và quốc dân của các quốc vương ấy, đều không bị khổ não, không bị giặc thù xâm lăng tàn hại, mọi sự dữ dằng đều đi rất xa, đất nước trừ hết tai họa, hoán cải bằng chánh pháp mà không còn mọi sự tranh tụng. Do vậy, các quốc vương mỗi người nơi quốc gia của mình hãy đốt lên ngọn đuốc chánh pháp mà soi sáng vô tận, tăng thêm chư thiên và tùy thuộc của chư thiên. Bạch đức Thế tôn, bốn thiên vương chúng con với vô lượng chư thiên thiện thần, bộ chúng dược xoa, với bao nhiêu chư thiên thiện thần trong đại lục Thiệm bộ, do việc làm của quốc vương ấy mà được uống cam lộ vị tối thượng, được đại uy đức, thế lực và ánh sáng có đủ tất cả, và tất cả chúng sinh cũng được yên ổn ; vị lai thì vô số kiếp thường hưởng hạnh phúc ; được gặp chư vị Thế tôn, gieo trồng thiện căn, để rồi chứng được vô thượng bồ đề. Vô lượng thắng ích như vậy toàn là do đức Thế tôn đem đại từ bi quá hơn Phạn vương, đem đại trí tuệ quá hơn Đế thích, đem đại khổ hạnh quá hơn các tiên nhân ngũ thông, đem những sự trải qua vô số kiếp ấy, vì chúng sinh mà tuyên thuyết bản kinh nhiệm mầu này, làm cho tất cả quốc vương và dân chúng trong toàn cõi đại lục Thiệm bộ hiểu được, trong phạm vi thế gian, những phương thức quản trị quốc gia và cải hóa quốc dân. Nhờ kinh này quảng bá mà nơi nào cũng được yên vui. Cái phước như vậy toàn là do từ bi lực của đức Thích tôn, vị thầy cao cả của chúng con, quảng bá rộng rãi kinh này. Bạch đức Thế tôn, vì vậy mà các quốc vương hãy thọ trì, hiến cúng cung kính tôn trọng tán dương bản kinh vua nhiệm mầu này. Tại sao, vì bản kinh này đem những phước đức bất khả tư nghị như vậy mà lợi ích tất cả, nên còn mệnh danh là bản kinh Chúa tể tối thượng. Bấy giờ đức Thế tôn dạy bốn thiên vương, các người, và tùy thuộc của các người, cùng với vô lượng chư thiên, thấy quốc vương nào hết lòng lắng nghe, hiến cúng cung kính tôn trọng tán dương kinh này, thì hãy hộ trì cho quốc vương ấy hết mọi suy tổn, và như vậy cũng làm cho các người hưởng thụ yên vui. Trong bốn bộ đệ tử của Như lai, ai quảng bá được kinh vua này, thì thế là ngay trong nhân loại và chư thiên, những người ấy làm việc Phật làm một cách rộng lớn, đem lại thắng ích cho vô số chúng sinh. Những người như vậy, bốn thiên vương các người hãy thường xuyên hộ vệ, đừng để họ bị việc khác quấy nhiễu. Hãy làm cho thân tâm của những người như vậy được yên tĩnh để quảng bá kinh vua này tồn tại liên tục, lợi ích chúng sinh cho đến cùng tận thì gian vị lai.

Bây giờ Đa văn thiên vương từ chỗ ngồi đứng dậy mà thưa, bạch đức Thế tôn, con có một minh chú tên là Ngọc như ý. Người nào ưa thích thọ trì minh chú ấy thì công đức vô lượng. Con luôn luôn hộ vệ cho người ấy rời khổ được vui, có năng lực hoàn thành hai loại tư lương phước đức và trí tuệ. Muốn thọ trì minh chú ấy thì trước hết phải trì tụng minh chú giữ gìn bản thân. Đa văn thiên vương liền nói minh chú giữ gìn bản thân : Nam mô, Vai sra va na da ma ha ra ja da, tát da tha, ra, ra, ra, ra, ku nu, ku nu, khu nu, khu nu, sa pa, sa pa, ma ha vi ka ra ma, ma ha vi ka ra ma, ma ha ra ja, rát sa, rát săn tu, năng, sa ra, sát toa năng, soa ha. (Namo Vaisravanayamaharajaya tadyatha ra ra ra ra kunu kunu khunu khunu sapa sapa mahavikarama mahavikarama maharaja raksa raksantu nam sarva sattvanam svaha).

Bạch đức Thế tôn, trì tụng minh chú này thì phải lấy chỉ trắng mà trì tụng bảy biến, mỗi biến thắt một gút, rồi buộc vào sau khuỷu tay, thì việc giữ gìn bản thân được thành tựu. Kế đó, phải tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ sạch sẽ, rồi đem các hương liệu như an tức, chiên đàn, long não, tô hạp, đa yết la, huân lục, mỗi phần bằng nhau, trộn chung lại, tự tay bưng lò hương mà đốt hương liệu ấy để hiến cúng. Rồi ở trong cái phòng yên tĩnh ([59]) mà trì tụng mình chú triệu thỉnh con, Đa văn thiên vương. Đa văn thiên vương liền nói minh chú triệu thỉnh : Nam mô, Vai sra va na da, nam mô, Đa na đa da, Đa nết va ra da, a ka sá, a pa ri mi ta, đa nết va ra, pa ra ma, ka ru ni ka, sa va, sát toa hi ta chin ta, ma ma, đa na, va đa pa dê, soa dăm, a ka sa, soa ha. (Namo Vaisravanya namo Danadaya Danesvaraya akarsa aparimita danesvara parama karunika sarva sattvahitacinta mama dana vardhaparye svayam akarsa svaha).

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 38]

Trì tụng minh chú này bảy biến rồi mới trì tụng minh chú căn bản là minh chú Ngọc như ý. Muốn trì tụng minh chú Ngọc như ý thì trước hết phải xướng hồng danh mà kính lạy Tam bảo, rồi lạy con, [với lời này : kính lạy] Đa văn thiên vương, người có năng lực ban cho tiền tài bảo vật, làm cho sở cầu mãn nguyện, thành tựu an lạc. Xướng lạy như vậy rồi trì tụng minh chú Ngọc như ý của con, Đa văn thiên vương, minh chú có năng lực đem cho người sự vui vẻ tùy ý. Đa văn thiên vương liền đối trước đức Thế tôn mà nói minh chú Ngọc như ý : Nam mô, rát na tra da da, nam mô, Vai sra ma na da, ma ha ra ja da, tát da tha, si mi, si mi, su mu, su mu, chăn đa, chăn đa, cha rê, cha rê, sa ra, sa ra, ka ra, ka ra, ki ri, ki ri, ku ru, ku ru, mu ru, mu ru, chu ru, chu ru, sa đa da, át ma năm, nít dăm, ăn ta ra, đa tu, soa ha ; nam mô, Vai sra ma na da, soa ha, đa na đa da, soa ha, na mô ra tha, pa ri pu ri ka da, soa ha. (Namo ratnatrayaya namo Vaisramanaya maharajaya tadyatha simi simi sumu sumu canda canda care care sara sara kara kara kiri kiri kuru kuru muru muru curu curu sadaya atmanam nityam antara dhatu svaha ; namo Vaisramanaya svaha dhanadaya svaha namoratha paripurikaya svaha).

[Bạch đức Thế tôn], thọ trì minh chú Ngọc như ý thì trước hết tụng một ngàn biến, sau đó, nơi trong tịnh thất ([60]) dùng cù ma ([61]) bôi đất, làm một đàn tràng nhỏ. Tùy thời mà đem ẩm thực nhất tâm hiến cúng. Thường xuyên đốt hương quí, sao cho khói hương không ngớt. Rồi tụng minh chú Ngọc như ý, ngày đêm tập trung tâm trí vào đó. Tụng sao chỉ tai mình tự nghe, đừng để ai biết. Thì bấy giờ sẽ có con của con, Đa văn thiên vương, tên là vương tử Thiền ni si, hiện thân đồng tử, đến chỗ người trì tụng, hỏi người cần gì mà kêu gọi phụ vương của tôi  ? Người trì tụng hãy trả lời, rằng tôi muốn hiến cúng Tam bảo nên cần tiền của, xin thiên vương ban cho. Vương tử Thiền ni si nghe lời ấy rồi, tức tốc trở về, tâu với con, rằng thưa phụ vương, nay có thiện nhân muốn chí thành hiến cúng Tam bảo mà thiếu tiền của, vì vậy mà triệu thỉnh phụ vương. Con bảo, con đi gấp đi, mỗi ngày đem cho thiện nhân ấy một trăm ca lị sa ba na ([62]). Người thọ trì minh chú thấy như vậy thì biết việc thành được. Hãy một mình ở trong tịnh thất ấy, đốt hương mà nằm. Đặt một cái hộp thơm bên giường. Mỗi sáng sớm nhìn vào sẽ được của mình cầu. Mỗi khi được của thì nội ngày ấy hãy hiến cúng Tam bảo bằng hương hoa ẩm thực, lại đem cho những người nghèo thiếu. Phải sử dụng như vậy cho hết, không được cất giữ. Đối với chúng sinh phải sinh tâm từ bi, không được sinh lòng giận dữ, dối trá, dua nịnh, tác hại. Giận dữ thì tức khắc mất linh nghiệm. Phải thường xuyên giữ cho tâm chớ có giận dữ. Lại nữa, thọ trì minh chú Ngọc như ý thì mỗi ngày tưởng nhớ đến con, Đa văn thiên vương, cùng với con trai con gái thân quyến của con, ca tụng, tán dương, và thường đem mười thiện nghiệp mà hỗ trợ cho nhau, làm cho chư thiên chúng con phước lực càng sáng, thiện nghiệp càng lớn, chứng được bồ đề. Chư thiên chúng con thấy như vậy thì ai cũng rất hoan hỷ, cùng đến hộ vệ cho người thọ trì minh chú. Người thọ trì minh chú ấy thọ lượng lâu dài, vĩnh ly ba nẻo đường dữ, thường xuyên tuyệt hết tai nạn. Người ấy cũng được làm cho được ngọc như ý, được kho tàng ẩn trong lòng đất, thần lực tự tại, sở nguyện thành cả. Cầu quan chức, vinh hoa, không có gì không vừa ý. Lại còn hiểu được tiếng nói của chim muông.

Bạch đức Thế tôn, thọ trì minh chú Ngọc như ý mà muốn nhìn thấy con tự hiện thân, thì ngày tám hoặc ngày rằm mỗi tháng, lấy vải trắng vẽ tượng đức Thế tôn, bằng cách dùng nhựa cây và nhiều màu mà tô vẽ. Người vẽ tượng phải được truyền thọ cho giới Bát quan trai. Bên trái tượng đức Thế tôn thì vẽ tượng Cát tường thiên nữ, bên phải tượng đức Thế tôn thì vẽ con, Đa văn thiên vương. Lại vẽ con trai con gái thân quyến của con. Rồi đặt để cho đúng phép. Bày ra bông hoa đủ màu, đốt lên hương liệu danh tiếng. Thắp đèn sáng luôn, ngày đêm không tắt. Aẫm thực thượng hạng và tinh tế, những thứ quí lạ, đều đem lòng thiết tha mà hiến cúng theo lúc. Thọ trì minh chú Ngọc như ý thì không được với tâm trí dễ dãi. Và khi triệu thỉnh con thì tụng minh chú này : Na ma hơ, Sri, kăn na da, bút đa da, nam mô, Vai sra ma na da, dát sa ra ja da, ma ha ra ja, a đi ra ja da, na ma hơ, sri dê, ma ha đêv dê, tát da tha, ta ra, ta ra, tu ru, tu ru, ba la, ba la, su sút đi, ha na, ha na, ma ni ka na ka, va rát vai đu ry da, múc ti ka lăm kri ta, sa ra ra da, sar va sát toa, hi ta ka ma, Vai sra ma na sri da, đê vi pra đa ya, ê hi, ê hi, ma vi lăm ba, gu ri na, gu ri na, pra si da, pra si da, đa đa hi, ma ma, a na ka na ma da, đa sá na, ka ma si da, đa săn năn, ma ma, ma na, pa ri ha ra đa da, soa ha. (Namah Sri kannaya buddhaya namo Vaisramanaya yaksarajaya maharaja adhirajaya namah sriye mahadevye tadyatha tara tara turu turu bala bala susuddhi hana hana manikanaka vajravaidurya muktikalamkrsta sariraya sarvasattva hitakama Vaisramanasriya devipradhaya ehy ehi mavilamba ghurna ghurna prasya prasya dadhahi mama amakanamaya darsana kamasya darsanan mama mana pariharadhaya svaha).

Bạch đức Thế tôn, nếu con thấy người ấy tụng trì minh chú, lại thấy hiến cúng trang trọng như vậy, thì thương mến và hoan hỷ. Con liền biến thể làm thân thiếu nhi, thân lão trượng, hay thân Bí sô, tay cầm ngọc như ý và túi vàng mà vào đạo tràng, thân thì thể hiện tôn kính, miệng thì niệm hồng danh của đức Thế tôn, rồi nói với người thọ trì minh chú Ngọc như ý, rằng tùy người cầu gì tôi cũng làm cho như nguyện. Muốn ẩn rừng rú, muốn chế tạo ngọc, muốn mọi người yêu mến, muốn những thứ bạc vàng, muốn trì minh chú nào cũng linh nghiệm, muốn thần thông, trường thọ, thắng diệu lạc, không có gì không vừa ý. Tôi nay chỉ nói mấy việc như vậy. Muốn cầu gì nữa thì cũng tùy ý thành tựu. Kho báu thì vô tận, phước đức thì vô cùng. Giả sử mặt trời mặt trăng sa xuống mặt đất, hoặc đại địa có lúc di chuyển vị trí, lời nói chắc thật của tôi cũng không bao giờ vô hiệu quả, yên vui thường có, hạnh phúc tùy tâm.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 39]

Bạch đức Thế tôn, có ai thọ trì kinh vua Ánh sáng hoàng kim mà đọc tụng minh chú Ngọc như ý, thì không mượn sự mệt nhọc nhiều lắm mà linh nghiệm vẫn mau chóng thành tựu. Bạch đức Thế tôn, nay con vì bao kẻ nghèo nàn, khốn khó, khổ não, mà tuyên thuyết minh chú Ngọc như ý là để cho họ được lợi ích lớn lao, được giàu vui, tự tại, vô bịnh, cho đến suốt đời vẫn được con hộ vệ, theo dõi người thọ trì minh chú mà loại trừ cho họ bao nhiêu tai ách. Con lại làm cho những người quảng bá mà duy trì kinh vua Ánh sáng hoàng kim, và những người thọ trì minh chú Ngọc như ý, trong chu vi mỗi phía trăm bước, được ánh sáng chiếu đến. Cả ngàn thần dược xoa của con cũng thường hộ vệ, tùy ý sai sử, họ làm vừa lòng cả. Con nói chân thành, không rỗng, không dối, chỉ có đức Thế tôn chứng biết cho con.

Bấy giờ, khi Đa văn thiên vương nói về minh chú Ngọc như ý rồi, đức Thế tôn dạy, rằng lành thay thiên vương, ông có năng lực xé nát mạng lưới nghèo khổ cho chúng sinh, làm cho họ giàu, vui, nên đã tuyên thuyết minh chú Ngọc như ý. Ông lại làm cho kinh vua này quảng bá cả thế giới.

Bốn vị thiên vương cùng từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo một bên vai, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, rồi gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay cung kính, đem chỉnh cú tuyệt diệu mà tán dương đức Thế tôn.

(1) Khuôn mặt Thế tôn
như trăng tròn sáng,
như ngàn mặt trời
phóng ánh quang minh.
Mắt trong dài rộng
như cánh sen xanh.
Răng thì đều khít
trắng như tuyết ngọc.

(2) Đức tính Thế tôn
vô biên như biển,
bao phẩm chất quí
dồn lại ở đây ;
nước đại giác tuệ
được giữ dẫy đầy,
ngọc đại thắng định
sung mãn trong đó.

(3) Bàn chân chỉ tròn
bố trí tuyệt đẹp,
bằng phẳng vững vàng
như bánh xe êm ([63]).
Các ngón tay chân
có mạng tuyệt đẹp,
tựa như mạng chân
của con nga vương.

(4) Thân thể Thế tôn
núi vàng sáng rực,
trong sạch đặc thù
không ai sánh bằng,
lại đầy phước đức
như núi Diệu cao :
chúng con kính lạy
Núi chúa như vậy.

(5) Tướng hảo vô lượng
tựa như không gian,
phóng ra ánh sáng
hơn ngàn mặt trời ;
coi như huyễn ảo
bất khả tư nghị :
chúng con kính lạy
đấng Không vướng mắc.

Bốn thiên vương tán dương đức Thế tôn rồi, Ngài cũng nói lại bằng những chỉnh cú sau đây.

(6) Ánh sáng hoàng kim
kinh tối thượng này
là được tuyên thuyết
bởi đấng Vô thượng.
Thiên vương các người
hãy thường hộ vệ ;
hãy có tâm chí
dũng mãnh bất thoái.

(7) Kinh này quí báu
cùng cực sâu xa,
năng lực làm cho
chúng sinh yên vui.
Bởi vì làm cho
chúng sinh yên vui,
nên thường lưu hành
đại lục Thiệm bộ.

(8) Nhưng làm cho cả
đại thiên thế giới
bao loại chúng sinh
trong thế giới ấy,
nhất là địa ngục
ngạ quỉ bàng sinh,
những nẻo khổ ấy
đều được loại trừ.

(9) Những vị quốc vương
toàn cõi Thiệm bộ,
cùng với bao nhiêu
quốc dân của họ,
cái lực kinh này
làm cho hoan hỷ,
và được hộ vệ
giữ cho thanh bình.

(10) Tất cả nhân loại
trong đại lục này
không bịnh không khổ
không giặc không cướp ;
nhờ trong quốc gia
quảng bá kinh này,
quốc dân yên ổn
sung túc vui thỏa.

(11) Những ai lắng nghe
bản kinh vua này,
muốn cầu cao sang
cầu tài cầu lợi,
cầu cho đất nước
phong phú thái bình,
tùy tâm cầu nguyện
thỏa mãn tất cả.

(12) Giặc từ xứ khác
cũng làm lui mất,
trong quốc gia mình
thường sống yên ổn ;
chính nhờ cái lực
của kinh vua này
mà thoát khổ não
mà không lo sợ.

(13) Tựa như cây ngọc
ở chính trong nhà
thì sinh tất cả
công cụ hạnh phúc ;
bản kinh tối thượng
cũng là như vậy,
ban cho quốc vương
bao nhiêu thắng phước.

(14) Như nước trong sạch
mà lại mát ngọt,
thì trừ được hết
cái nóng đói khát ;
bản kinh tối thượng
cũng là như vậy,
ai ưa phước lạc
làm cho thỏa mãn.

(15) Như kẻ trong nhà
có hộp ngọc quí,
thì sự hưởng dụng
toàn theo ý muốn ;
bản kinh tối thượng
cũng là như vậy,
phước lạc tùy tâm
không thiếu thốn gì.

(16) Thiên vương các người
cùng với chư thiên
hãy nên hiến cúng
bản kinh vua này ;
phụng trì kinh này
theo lời Như lai,
thì đủ tất cả
trí tuệ uy thần.

(17) Hiện tại mười phương
chư vị Như lai
cùng nhau hộ trì
bản kinh vua này ;
thấy ai đọc tụng
thọ trì kinh này
thì khen lành thay,
rất là hiếm có !

(18) Những ai lắng nghe
bản kinh vua này,
thân tâm phấn chấn
hoan hỷ tràn ngập ;
thường có trăm ngàn
bộ chúng dược xoa
ở đâu cũng theo
mà hộ vệ cho.

(19) Thế giới hệ này
bộ chúng chư thiên
số lượng vô lượng
không thể nghĩ bàn,
ai cũng lắng nghe
bản kinh vua này
hoan hỷ hộ vệ
chứ không thoái chuyển.

(20) Những ai lắng nghe
bản kinh vua này,
thì uy đức mạnh
thì tự tại luôn ;
làm cho tăng thêm
nhân loại chư thiên,
làm hết suy bại
làm thêm ánh sáng.

Bốn thiên vương nghe những lời chỉnh cú này rồi hoan hỷ phấn chấn, thưa rằng bạch đức Thế tôn, từ xưa đến nay chúng con chưa từng được nghe pháp âm thậm thâm vi diệu như thế này, trong lòng vừa mừng vừa tủi, mắt mũi trào nước, cả người chấn động, chứng được sự thể hiếm có, bất khả tư nghị. Các thiên vương liền lấy thiên hoa mạn đà và đại mạn đà tung rải trên đức Thế tôn. Họ hiến cúng một cách thù thắng như vậy rồi, lại thưa, bạch đức Thế tôn, bốn thiên vương chúng con ai cũng có năm trăm dược xoa tùy thuộc, sẽ thường xuyên hộ vệ kinh này, và vị pháp sư tuyên thuyết kinh này, đem ánh sáng trí tuệ mà hỗ trợ. Vị pháp sư ấy có quên chữ nghĩa nào trong kinh vua này, thì chúng con làm cho vị ấy nhớ lại, không quên. Chúng con cũng hiến cho vị pháp sự ấy minh chú thù thắng, để vị ấy được toàn hảo. Lại làm cho bản kinh vua tối thượng này ở đâu thì quảng bá cho người, không mau chóng ẩn mất.

Khi ở trong đại hội, đức thế tôn tuyên thuyết pháp thoại này, thì vô lượng chúng sinh được sự hùng biện đầy trí lớn thông minh, thu thập cái khối phước đức vô số lượng, rời lo buồn, phát hoan hỷ, khéo hiểu mọi thứ luận thuyết, bước lên trên đường thoát ly, không còn thoái chuyển mà mau chóng chứng được vô thượng bồ đề.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 40]

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim – cuốn 7

Phẩm 13 – Minh Chú Ly Nhiễm

Khi ấy đức Thế tôn bảo trưởng lão Xá lợi tử, có một pháp tên là minh chú Ly nhiễm. Đó là pháp bồ tát tu. Bồ tát quá khứ đã thọ trì pháp ấy. Pháp ấy là mẹ của bồ tát. Đức Thế tôn nói như vậy rồi, trưởng lão Xá lợi tử thưa, bạch đức Thế tôn, minh chú là chữ nghĩa gì  ? Bạch đức Thế tôn, minh chú thì phi vị trí, phi siêu vị trí. Trưởng lão Xá lợi tử nói như vậy rồi, đức Thế tôn bảo, lành thay trưởng lão Xá lợi tử, nay trưởng lão đã đi đến đại thừa, đã tin hiểu đại thừa, đã tôn trọng đại thừa. Đúng như trưởng lão nói, minh chú thì phi vị trí phi siêu vị trí, phi pháp môn phi siêu pháp môn, phi quá khứ phi vị lai phi hiện tại, phi sự thể phi siêu sự thể, phi tương quan phi siêu tương quan, phi chuyển biến phi siêu chuyển biến, không có gì là sinh, không có gì là diệt. Thế nhưng vì lợi ích cho bồ tát mà Như lai nói. Bằng cách do năng lực, đường chính, lý thể, sức mạnh ([64]), do bốn mặt như vậy mà Như lai lập ra minh chú, và rằng đó là thành quả của chư vị Như lai, giới điều của chư vị Như lai, sở học của chư vị Như lai, bí mật của chư vị Như lai, sinh xứ của chư vị Như lai, nên mệnh danh là minh chú Ly nhiễm, pháp tối nhiệm mầu. Đức Thế tôn nói như vậy rồi, trưởng lão Xá lợi tử thưa Ngài, bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn dạy cho con về minh chú ấy. Bồ tát đứng vững nơi minh chú ấy thì không thoái chuyển vô thượng bồ đề. Thành tựu chánh nguyện, được sự ly nhiễm, tự tánh hùng biện, đạt được hiếm có, an trú thánh đạo, tất cả toàn là do được có minh chú Ly nhiễm. Đức Thế tôn dạy trưởng lão Xá lợi tử, lành thay, đúng như vậy, đúng như trưởng lão nói. Nếu bồ tát nào chứng đắc minh chú Ly nhiễm thì không khác gì Như lai. Ai hiến cúng vị bồ tát ấy thì trưởng lão hãy nhận thức rằng đó là hiến cúng Như lai. Trưởng lão Xá lợi tử, ngoài bồ tát ra, những người khác nếu nghe được minh chú này, thọ trì, đọc tụng, và sinh ra tin hiểu, thì cũng nên cung kính hiến cúng như đối với Như lai. Bởi vì nhờ nhân tố này mà được đạo quả tối thượng. Bấy giờ đức Thế tôn liền tuyên thuyết cho đại hội về minh chú Ly nhiễm : Tát da tha, sa đa ra ni, a pa đa ra ni, su săm pra tít thi ta, su na ma, su pra tít thi ta, vi ja da ba la, sát da, pra ti sin ja, su rô ha, sin ja na ma ti, u pa đa ni, a ba na ma ni, a bi sích ni, a biv da ka ra, sú ba pa ti, su ni sí ta, ba hum, gun ja, a bi pa đa, soa ha. (Tadyatha sandharani apadharani susampratisthita sunama supratisthita vijayabala satya pratisinja suroha sinjanamati upadhani ubanamani abhisigni abhivyakara subhapati sunisita bahum gunja abhipada svaha).

Đức Thế tôn bảo trưởng lão Xá lợi tử, câu minh chú Ly nhiễm này bồ tát nào khéo léo an trú và chính xác thọ trì thì phải nhận thức rằng bồ tát ấy một kiếp cho đến trăm ngàn kiếp đã phát chánh nguyện không có cùng tận, thân thể đã không bị thương tổn vì khí giới, vì độc tố, vì nước lửa, vì mãnh thú. Tại sao, trưởng lão Xá lợi tử, vì minh chú Ly nhiễm là mẹ sinh chư vị Như lai quá khứ, mẹ sinh chư vị Như lai vị lai, mẹ sinh chư vị Như lai hiện tại. Trưởng lão Xá lợi tử, nếu có người nào, trong mười vô số kiếp, đem bảy loại quí báu chất đầy đại thiên thế giới mà phụng hiến chư vị Như lai, lại đem y phục ẩm thực thượng hạng và tinh tế mà hiến cúng với nhiều dạng thức và trải qua vô số kiếp ; mặt khác, nếu có người nào thọ trì đến nỗi chỉ một chữ của minh chú Ly nhiễm mà thôi, mà cái phước phát sinh từ sự thọ trì ấy cũng bội phần nhiều hơn người kia, tại sao, vì Xá lợi tử, minh chú Ly nhiễm là pháp cực kỳ sâu xa, là mẹ sinh chư vị Như lai.

Bấy giờ trưởng lão Xá lợi tử, cùng cả đại hội, nghe được minh chú Ly nhiễm thì ai cũng đại hoan hỷ, cùng nhau phát nguyện thọ trì.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 41]

Phẩm 14 –Ngọc Báu Như Ý

Bấy giờ, ở trong đại hội, đức Thế tôn bảo tôn giả A nan đà, rằng các người nên biết có một minh chú danh hiệu minh chú Như ý, làm rời xa mọi sự tai ách, lại ngăn chận những thứ sấm sét dữ dội, và được tuyên thuyết bởi chư vị Như lai quá khứ. Và nay, trong kinh này, Như lai cũng tuyên thuyết minh chú này cho đại hội. Minh chú này làm đại lợi ích cho nhân loại chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ cho tất cả yên vui. Bấy giờ đại hội cùng với tôn giả A nan đà nghe lời đức Thế tôn nói như vậy, ai cũng chí thành chiêm ngưỡng Ngài để lắng nghe minh chú Như ý. Đức Thế tôn nói, đại hội hãy lắng nghe. Hướng đông vị trí này có chúa sấm sét tên A ga ta, hướng nam vị trí này có chúa sấm sét tên Sa tát ru, hướng tây vị trí này có chúa sấm sét tên Chu ta ba, hướng bắc vị trí này có chúa sấm sét tên Su ta ma ni ([65]). Thiện nam hay thiện nữ nào nghe được tên những chúa sấm sét này, và biết vị trí của họ, thì người ấy hết mọi sợ hãi và tai họa. Nơi chỗ ở mà viết tên của họ thì chỗ ở ấy không còn phải sợ sấm sét, không tai ách và chướng nạn, không cả chết phi thời, chết oan uổng. Bấy giờ đức Thế tôn tuyên thuyết minh chú Như ý : Tát da tha, ni mi ni, ni mi ni, ni min đa ri, tri lô ka, lô ka ni, tri su ra pa ni, rát sa, rát sa, soa ha ; cầu nguyện cho con và chỗ ở này rời xa sự sợ hãi, sự khổ não, sự sấm sét, sự uổng tử. (Tadyatha nimini nimini nimindhari triloka lokani trisurapani raksa raksa svaha).

Bấy giờ đại bồ tát Quan tự tại ([66]) ở trong đại hội, từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, nay con cũng đối trước đức Thế tôn tuyên thuyết vắn tắt về minh chú Như ý. Minh chú này làm đại lợi ích cho nhân loại và chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ cho tất cả yên vui. Minh chú này có uy lực cực lớn, cầu gì cũng như ý. Đại bồ tát Quan tự tại liền tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, ga tê, vi ga tê, ni ga tê, prát da tha kê, pra ti mi trê, sút đê, mút tê, vi ma lê, pra ba soa rê, ăn đa rê, păn đa rê, suê tê, Păn đa ra va si ni, Ha ri, Kăn ta ri, Ka pi li, Pin ga lát si, Đa đi mu khi, rát sa, rát sa, soa ha ; cầu nguyện cho con và chỗ này rời xa mọi nỗi sợ hãi, đau khổ, cho đến uổng tử ; cầu nguyện cho con đừng thấy những sự tội ác, thường được đại bồ tát Quan tự tại hộ trì cho con bằng ánh sáng đại bi của Ngài. (Tadyatha gate vigate nigate pratyarthake pratimitre sudhe mukte vimale prabhasvare andare pandare svete Pandaravasini Hari Kantari Kapili Pingalaksi Dadhimukhi raksa raksa svaha).

Bấy giờ bồ tát bí mật chủ Chấp kim cang cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, nay con cũng xin nói minh chú danh hiệu Không gì hơn. Minh chú này cũng làm đại lợi ích cho nhân loại và chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ cho tất cả. Minh chú này cũng có uy lực cực lớn, cầu gì cũng như ý cả. Bồ tát bí mật chủ Chấp kim cang liền tuyên thuyết minh chú Không gì hơn : Tát da tha, mu ni, mu ni, mu ni nê, ha rê, ma ti, ma ti, su ma ti, ma ha ma ti, ha, ha, ha, ha, ma ba, i na si thi tê, pa pa, va jrắt pa ni, a hăn, chi ri, cha, soa ha. (Tadyatha muni muni munine hare mati mati sumati mahamati ha ha ha ha mabha inasthite papa vajrapani aham ciri ca svaha).

Bạch đức Thế tôn, minh chú của con đây gọi là sự hộ vệ không gì hơn. Nam tử hay nữ nhân nào nhất tâm thọ trì, sao chép, đọc tụng, ghi nhớ không quên, thì cả ngày liền đêm con thường hộ vệ người ấy, rời xa mọi sự sợ hãi cho đến uổng tử.

Bấy giờ Phạn vương chủ thế giới hệ Sách ha cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, con cũng có minh chú nhiệm mầu, làm đại lợi ích cho nhân loại và chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ cho tất cả. Minh chú này cũng có uy lực cực lớn, cầu gì cũng như ý cả. Phạn vương liền tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, hi li, mi li, đi li, soa ha, Brắt ma pu rê, Brắt ma ma ni, Brắt ma gar bê, pút pa săm si thi rê, soa ha. (Tadyatha hili mili dhili svaha Brahmapure Brahmamani Brahmagarbhe puspasamsthire svaha).

Bạch đức Thế tôn, minh chú của con đây danh hiệu là Phạn vương đối trị, hộ vệ tất cả những ai thọ trì, làm cho họ xa rời lo buồn, ác nghiệp, cho đến uổng tử.

Bấy giờ Đế thích, chủ chư thiên Đao lợi, cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức thế tôn, con cũng có minh chú tên Va ja xá ni. Đó là minh chú rất sáng chói, trừ được mọi sự sợ hãi cho đến uổng tử, cứu khổ cho vui, lợi ích chư thiên nhân loại. Đế thích liền tuyên thuyết minh chú Va ja xá ni : Tát da tha, vi ni, va ri ni, van đa ma đăn đê, ma ni nê ti ni, Gau ri, Chăn đa li, Ma tăn gi, Pút ka si, sa ra pra ba, hi na mát da, ta ma, út ta ra ni, ma ha ra ni, đa ra ni ku, chắt ra va kê, sá va ri, sá va ri, soa ha. (Tadyatha vini varini vandhamadande maninetini Gauri Candali Matangi Pukkasi saraprabha hinamatya tama uttarani maharani dharaniku cakravake savari savari svaha).

Bấy giờ Đa văn thiên vương, Trì quốc thiên vương, Tăng trưởng thiên vương, Quảng mục thiên vương, bốn thiên vương ấy cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, ở đây chúng con cũng có minh chú tên là Ban cho chúng sinh sự không sợ hãi. Minh chú này thường hộ vệ mọi sự đau khổ, làm cho yên vui, tăng thêm thọ lượng, không mọi tai họa, cho đến uổng tử cũng không còn. Bốn thiên vương liền tuyên thuyết minh chú ấy : Tát da tha, pút pê, su pút pê, đu ma, pa ri ha rê, a ry da pa ri sá sít đê, săn ti ni, mút tê, măm găn dê, si tu tê, sít đa vi tê, soa ha. (Tadyatha puspe supuspe duma parihare aryaparisasidhe santini mukte mamgalye stute sidhavite svaha).

Bấy giờ lại có các đại long vương, như long vương Ma na si, long vương Điện quang, long vương hồ Vô nhiệt, long vương Điện thiệt, long vương Diệu quang, cùng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, chúng con cũng có minh chú Như ý, ngăn được điện khí dữ dằng, loại trừ sợ hãi, làm đại lợi ích cho nhân loại và chư thiên, xót thương thế giới mà hộ vệ tất cả, có uy lực cực lớn, cầu gì cũng thỏa, cho đến uổng tử cũng xa lánh cả, những loại độc tố đều bị vô hiệu, gieo độc sâu cổ, thư ếm chú thuật, mọi sự không tốt lành đều bị loại trừ. Chúng con xin đem minh chú này hiến lên đức Thế tôn, xin đức Thế tôn thương chúng con mà từ bi nạp thọ, để cho chúng con bỏ được quả báo loài rồng, vĩnh viễn loại trừ tham lẫn, sự tham lẫn mà do tính xấu ấy chúng con đã phải chịu lấy khổ sở. Chúng con nguyện [nhờ sự phụng hiến minh chú lên đức Thế tôn mà] trừ bỏ được hạt giống tham lẫn. Các vị long vương liền tuyên thuyết minh chú : Tát da tha, a cha lê, a ma lê, ăm ri tê, át sa, dê, a ba dê, pun da, par dáp tê, sar va pa pa pra sá ma ni dê, soa ha, a li dê, pan đu, su par ni dê, soa ha. (Tadyatha acale amale amrte aksa ye abhaye punya paryapte sarvapapaprasamanye svaha aliye pandu suparniye svaha).

Bạch đức Thế tôn, nếu có thiện nam hay thiện nữ nào miệng nói minh chú này, hoặc sao chép ra, thọ trì đọc tụng, tôn kính hiến cúng, thì không bao giờ bị sấm sét, mọi sự sợ hãi, đau khổ, lo buồn, cho đến uổng tử cũng được rời xa, thuốc độc, sâu cổ, quỉ mị, trù ếm, hay cọp beo, sư tử, rắn độc, muỗi mòng, không gì hại được.

Bấy giờ đức Thế tôn phổ cáo đại hội, lành thay, những minh chú [mà các người tuyên thuyết] đều có sức lớn, chúng sinh cầu gì cũng được thỏa mãn. Có lợi ích lớn lao như vậy, trừ ra không chí tâm. Đại hội các người đừng có nghi hoặc. Cả đại hội, lúc ấy, nghe đức Thế tôn huấn dụ, ai cũng hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhận.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 42]

Phẩm 15/1 – Đại Biện Thiên Nữ

Vào lúc bấy giờ, ở trong đại hội, Đại biện tài thiên nữ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn mà thưa, bạch đức Thế tôn, có vị pháp sư nào giảng nói kinh Ánh sáng hoàng kim này thì con sẽ tăng thêm trí tuệ cho vị ấy, làm cho vị ấy toàn hảo sự hùng biện đầy nghiêm chỉnh và thuyết phục. Vị pháp sư ấy nếu quên mất văn chữ nào trong kinh Ánh sáng hoàng kim thì con làm cho nhớ lại, khéo léo mở mắt và thức tỉnh cho người. Con lại cho vị ấy minh chú để vị ấy được sự tổng trì thông suốt. Lại nữa, kinh Ánh sáng hoàng kim này được thường xuyên thọ trì bởi những người đã gieo trồng thiện căn nơi hàng trăm hàng ngàn chư vị Thế tôn, nên quảng bá trong đại lục Thiểm bộ mà không ẩn mất mau chóng, giúp cho những ai lắng nghe kinh này thì được sự hùng biện lanh lợi khó nghĩ khó bàn ; được đại trí vô tận, khéo hiểu các loại luận thuyết và kyՠthuật ; được mau thoát sinh tử, đạt đến vô thượng bồ đề ; và hiện tại thì được tăng thêm thọ lượng, đời sống đầy đủ. Bạch đức Thế tôn, con sẽ nói cho vị pháp sư thọ trì quảng bá kinh này, và những ai ưa thích lắng nghe kinh này, về cách tắm rửa nước thuốc, để những người ấy nếu có tai biến sao dữ, nếu lúc mới sinh có sự xung khắc với ngôi sao sở thuộc, nếu có cái khổ của những bịnh truyền nhiễm, của chiến tranh, của ác mộng, ác thần, sâu cổ, quỉ mị, ác chú, quỉ khởi thi, có những điều dữ như vậy làm chướng nạn thì được loại trừ cả. Cách ấy là những người có trí hãy tắm rửa như thế này. Hãy dùng ba mươi hai loại hương dược ([67]) sau đây, cân lượng bằng nhau :

(1) xương bồ,
(2) ngưu hoàng,
(3) mục túc hương,
(4) xạ hương,
(5) hùng hoàng,
(6) hợp hôn thọ,
(7) bạch cập,
(8) khung cùng,
(9) câu kỷ căn,
(10) tùng chi,
(11) quế bì,
(12) hương phụ tử,
(13) trầm hương,
(14) chiên đàn,
(15) linh lăng hương,
(16) đinh tử,
(17) uất kim,
(18) bà luật cao,
(19) vi hương,
(20) trúc hoàng,
(21) tế đậu khấu,
(22) cam tùng,
(23) hoắc hương,
(24) mao căn hương,
(25) sất chi,
(26) ngải nạp,
(27) an tức hương,
(28) giới tử,
(29) mã cân,
(30) long hoa tu,
(31) bạch giao,
(32) thanh mộc

Lấy ngày sao Bố sái ([68]) mà giã, rây lấy bột, và chú nguyện bằng một trăm lẻ tám biến minh chú này : Tát da tha, su kri ti, kri ti, kri ti, ka ma ta lê, jăn ka ra ti, u ka ra ti, in dra ja li ni, sát a ran tê, va cha chi lê, a ban ti, ka si kê na, ku đu, ku đu, kha ka vi lê, ka pi lê, ka pi lê, ka pi la ma ti, si la ma ti, săn đi đu ra ma ti, pa ba, ka, bam chi lê, Si rê, Si lê, sa ti dát thi tê, soa ha. (Tadyatha sukrti krti krti kamatale jankarati ukarati indrajanili sakarante vacacile abanti kasikena kudu kudu khakavile kapile kapile kapilamati silamati sandhiduramati paba ka bhamcile Sire Sile satyasthite svaha).

(1) Khi muốn đúng cách
tắm rửa theo phép,
thì làm đàn tràng
vuông tám khuỷu tay,
nơi chỗ tĩnh lặng
và phải yên ổn,
tại đó chú tâm
vào điều nguyện cầu.

(2) Đàn ấy phải dùng
ngưu phấn ([69]) tráng nền,
phía trên rải khắp
bông hoa nhiều màu.
Rồi dùng khí mãnh
bạc vàng tinh khiết
đựng đầy mĩ vị
hay sữa hoặc mật.

(3) Bốn phía đàn tràng
hay là bốn cửa,
hãy đặt bốn người
giữ gìn đúng phép.
Nhờ bốn đồng tử ([70])
phục sức trang nghiêm,
mỗi người một góc
tay bưng bình nước.

(4) Thế rồi thường xuyên
đốt an tức hương,
và nhạc ngũ âm ([71])
không hề ngớt tiếng
Phan lọng nghiêm chỉnh,
lại treo lụa màu,
trang hoàng bốn phía
của đàn tràng ấy.

(5) Ở trong đàn tràng
thì đặt gương sáng,
dao sắc kèm tên
mỗi loại bốn cái.
Chính giữa đàn tràng
vùi cái bồn lớn,
với ván xoi lỗ
đặt ở phía trên.

(6) Đem bột hương dược
hòa với nước nóng,
và cũng đặt để
ở trong đàn tràng.
Thiết trí như vậy
xong xuôi cả rồi,
sau đó tụng chú
kiết giới đàn tràng.

Minh chú kiết giới đàn tràng như vầy : Tát da tha, ăn ra kê, na da nê, hi lê, mi lê, gi lê, ki ki lê, soa ha (Tadyatha anrake nayane hile mile gile kikite svaha).

(7) Kiết giới như vậy
cho đàn tràng rồi,
sau đó mới vào
nơi trong đàn tràng,
chú nguyện nước [bình]
hai mươi mốt biến,
rồi rưới khắp cả
bốn phía đàn ấy.

(8) Kế đó chú nguyện
nước nóng hương dược
cho đủ số lượng
một trăm tám biến,
rồi bốn phía đàn
dùng màn mà che,
và rồi tắm rửa
cho cả thân thể.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 43]

Minh chú chú nguyện cho nước [bình] và nước nóng hương dược như vầy : Tát da tha, su ga ti, vi ga ti, vi ga cha, va đê, soa ha. (Tadyatha sugati vigati vigaca vade svaha).

Tắm rửa rồi, nước nóng tắm rửa ấy [đã chảy xuống bồn lớn], và những cúng phẩm hiến cúng trong đàn tràng, đều đem bỏ trong sông trong hồ. Ngoài ra thì thu dọn lại. Tắm rửa rồi mới mặc đồ sạch. Khi ra đàn tràng mà vào tịnh thất, thì vị thầy chú nguyện phải dạy cho người ấy cách phát đại nguyện nhắm vào sự diệt ác tu thiện, vào sự phát đại bi tâm đối với chúng sinh. Chính do yếu tố phát đại nguyện này mà được bao phước báo tùy tâm. Đại biện tài thiên nữ lại nói chỉnh cú sau đây.

(9) Những người khổ sở
vì các thứ bịnh,
điều trị đủ cách
mà không lành được,
thì hãy tắm rửa
đúng cách như trên,
cọng thêm đọc tụng
bản kinh vua này.

(10) Ngày đêm ý niệm
không hề tán loạn,
chuyên tâm thiết tha
và rất tin tưởng,
thì bao bịnh hoạn
được tiêu tan cả,
lại hết nghèo khó
có đủ tài sản.

(11) Tinh tú bốn hướng
cùng với nhật nguyệt
thần lực hộ vệ
cho được nhiều tuổi,
cát tường yên ổn
phước đức tăng thêm,
tai biến ách nạn
đều loại trừ cả.

Sau khi [phát đại nguyện], hãy tụng minh chú hộ trì thân thể sau đây, hai mươi mốt biến : Tát da tha, săm mê, vi săm mê, soa ha ; su ga tê, vi ga tê, soa ha. Vi ga ta, va ti, soa ha ; Sà ga ra săm bút đa da, soa ha ; si kăn đa, ma ta da, soa ha ; ni la kăn ta da, soa ha ; a pa ra ji ta, via da da, soa ha ; hi ma van ta da, soa ha ; a ni mi la vát ta da, soa ha ; nam mô, ba ga va tê, Brắt, ma ni, soa ha ; nam mô, Sa rát va ti, ma ha, đev dê, soa ha ; sít dăn tu, măm, măn tra pa đa, soa ha ; đa ra ta, va chi tô, Brắt ma nu, ma nô ra, soa ha. (Tadyatha samme visamme svaha ; sugate vigate svaha. Vigata vati svaha ; Sagarasambudhaya svaha ; skanda mataya svaha ; nilakantaya svaha ; aparajita viryaya svaha ; himavantaya svaha ; animilavaktaya svaha ; namo bhagavate Brah mani svaha ; namo Sarasvati maha devye svaha ; siddyantu mam mantrapada svaha  ; dharata vacito Brahmanu manora svaha).

Đại biện tài thiên nữ nói về cách tắm, về đàn tràng, và về minh chú rồi, bước tới lạy ngang chân đức Thế tôn mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong bốn bộ đệ tử đức Thế tôn có ai thọ trì đọc tụng sao chép lưu hành bản kinh vua nhiệm mầu này và tu hành đúng như kinh dạy, thì ở thành thị, thôn xóm, đồng nội, núi rừng, trú xứ tăng ni, bất cứ ở đâu con cũng vì họ mà đem tùy thuộc, tấu thiên nhạc, cùng đến chỗ ấy mà hộ vệ, loại trừ bịnh khổ, sao sa, quái tượng, truyền nhiễm, chinh chiến, tù đày, ác mộng, ác thần, cổ đạo, thuật ếm, những chướng nạn như vậy đều bị trấn áp mà ích lợi cho người trì kinh. Chúng con lại giúp cho bốn đệ tử đức Thế tôn, và những người lắng nghe kinh này, ai cũng mau chóng vượt qua biển cả sinh tử, không còn thoái chuyển vô thượng bồ đề.

Bấy giờ đức Thế tôn nghe Đại biện tài thiên nữ trình bày như vậy thì khen rằng, lành thay thiên nữ, thiên nữ có thể lợi ích cho bao nhiêu chúng sinh, bằng cách nói về minh chú, về nước thơm và đàn tràng như vậy. Phước báo của thiên nữ thật khó nghĩ thấu. Thiên nữ nên hộ trì bản kinh vua tối thượng, đừng để mai một mà được lưu hành mãi. Đại biện tài thiên nữ, lúc ấy, lạy ngang chân đức Thế tôn rồi trở về chỗ cũ.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 44]

Bấy giờ vị Bà la môn họ Kiều trần như, tên Pháp sư thọ ký, vâng theo uy lực của đức Thế tôn, đứng trước đại hội mà tán dương Đại biện tài thiên nữ.

(12) Biện tài thiên nữ
thông minh tinh tiến,
người trời hiến cúng
đáng nên tiếp nhận,
danh vang thế giới
tràn khắp mọi nơi,
ban cho ước nguyện
của bao chúng sinh.

(13) Trên đỉnh núi cao
nơi rất siêu việt,
lợp tranh làm phòng
mà ở trong đó,
bện những cỏ mềm
mà làm áo mặc,
bất cứ ở đâu
thường kiễng một chân.

(14) Vậy mà chư thiên
thường đến tụ tập
cùng nhau một lòng
tán dương thỉnh cầu.
Kính xin thiên nữ
bậc đại hùng biện,
hãy cho mọi người
lời tiếng vi diệu.

Đại biện tài thiên nữ liền chấp nhận thỉnh cầu mà tuyên thuyết minh chú sau đây : Tát da tha, mi ri, chi ô rê, a va tê, a va jê va ti, hin gu lê, min gu lê, pin ga lê va ti, ăn khu sa, ma ri chi dê, sặm ma ti, vi sặm ma ti, a gra ti, mắc khi dê, ta ra chi, ta ra chi va ti, chia si, chi ri, si ri mi ri, ma nan đi, đa ma khê, ma ri chi dê, pra na pa ri dê, lô ka ji dết tha, lô ka, si nết thi, lô ka via dê, sít đa, pa ra tê, bi ma mu khi, su chi cha ri, a pra ti ha tê, a pra ti ha ta bút đi, na mút chi, na mu chi, ma ha đếp dê, pra ti, gra ha, na mát ka ra, ma ma, bút đi, đa sa hi, bút đi, a pra ti ha ta, ba va tu, si ra ha mê, vi sút đa, chi tô, sát tra si lô ka, măn tra, pi ta ka, ka pi da đi sô, tát da tha, ma ha pra ba va, hi li, mi li, vi cha ra tu, vi bút đi, ma ma, bút đi, sút đi, ba ga vát ti dê, đê vê dăm, Sa rát va tim, ka ra ti, kê du ra ma ti, hi ri, mi ri, hi ri, mi ri, a ba da, mê, ma ha đê vi, bút đa, sát dê na, đa ma, sát dê na, săn ga, sát dê na, In dra, sát dê na, Va ru na, sát dê na, dê lô ki dê sát da, sát dê na, tê săm, sát dê na, sát da va cha ni da, a ba da, mê, ma ha đê vi, hi li, mi li, hi li, mi li, vi cha ra tu, ma ma, bút đi, nô, nam mô, ba ga va ti, ma ha đê vê, Sa rát va ti da, sít đi dăn tu, măn tra, pa đa, mê, soa ha. (Tadyatha miri cyore avate avajevati hingule mingule pingalevati ankhusa maricye sammati visammati agrati makhye taraci taracivati cirsi ciri sirimiri manandhi damakhe maricye pranaparye lokajyestha loka snesthi lokavirye siddha parate bhimamukhi sucicari apratihate apratihatabuddhi namuci namuci mahadevye prati graha namaskara mama buddhi darsahi buddhi apratihata bhavatu sirahame visuddha cito sastrasloka mantra pitaka kapiyadiso tadyatha mahaprabhava hili mili vicaratu vibuddhi mama buddhi suddhi bhagavatye deveyam Sarasvatim karati keyuramati hiri miri hiri miri abhaya me mahadevi buddha satyena dharma satyena sangha satyena Indra satyena Varuna satyena yelokyesatya satyena tesam satyena satyavacaniya abhaya me mahadevi hili mili hili mili vicaratu mama buddhi no namo bhagavati mahadeve Sarasvatya siddhiyantu mantra pada me svaha).

Đại biện tài thiên nữ tuyên thuyết minh chú như vậy rồi, nói với Bà la môn, rằng lành thay đại nhân, ông có thể vì những người cầu sự hùng biện nhiệm mầu, cầu châu ngọc, cầu thần thông trí tuệ, để lợi ích tất cả và mau chứng bồ đề, thì nên biết cách thức thọ trì minh chú nói trên. Đại biện tài thiên nữ tức thì nói những lời chỉnh cú sau đây.

(15) Trì minh chú này
trước phải thuộc lòng
sao cho thuần thục
không sai không sót.
Kế đó qui kính
Tam bảo chư thiên,
cầu xin da trì
ước nguyện tùy tâm.

(16) Kính lạy Phật bảo
cùng với Pháp bảo
Tăng bảo Bồ tát
Độc giác Thanh văn,
kế lạy Phạn vương
cùng với Đế thích
bốn vị Thiên vương
hộ vệ thế giới.

(17) Đối với những vị
thường tu phạn hạnh,
thì hết lòng thành
thiết tha kính lạy.
Hãy ở lan nhã
yên tĩnh yên ổn
mà tụng lớn tiếng
minh chú nói trên.

(18) Trước tượng Thế tôn
và trước thiên long,
tùy mình có gì
thì đem hiến cúng.
Đối với hết thảy
bao loại chúng sinh
tâm hãy nổi dậy
từ bi thương cảm.

(19) Thế tôn tướng tốt
thân màu vàng tía,
tập trung tâm tưởng
vào tướng tốt ấy.
Thế tôn da trì
tuyên thuyết giáo pháp
cho người thích hợp
tu tập thiền định.

(20) Khéo nghĩ chữ nghĩa
của giáo pháp ấy,
lại theo nghĩa Không
tu tập chính xác.
Hãy ngồi ở trước
hình tượng Thế tôn
nhất tâm chánh niệm
về giáo pháp Ngài.

(21) Thế thì thực hiện
Diệu trí tam muội,
lại còn thực hiện
tổng trì tối thắng.
Miệng vàng Thế tôn
tuyên thuyết giáo pháp,
tiếng mầu thuần hóa
chư thiên nhân loại.

(22) Tướng lưỡi tùy cơ
biểu hiện hiếm có
rộng dài bao trùm
đại thiên thế giới  ;
tiếng mầu lưỡi ấy
của đức Thế tôn
chí thành nhớ lấy
lòng không nghi ngại.

(23) Thế tôn do sự
phát nguyện rộng lớn,
nên được tướng lưỡi
bất khả tư nghị,
tuyên thuyết các pháp
toàn là phi hữu,
tựa như không gian
không có vướng mắc.

(24) Âm­ thanh, trường thiệt
của đức Thế tôn,
tư duy hai tướng
thì thỏa nguyện cầu.
Thấy ai hiến cúng
Đại biện thiên nữ,
hoặc thấy đệ tử
theo lời thầy dạy,

(25) truyền cho mật pháp
bảo nên tu học,
trân trọng thiết tha
nguyện gì cũng thành.
Muốn thực hiện được
trí giác tối thượng,
thì phải nhất tâm
trì mật pháp ấy.

(26) Tăng trưởng tư lương
phước đức trí tuệ,
quyết định thành tựu
đừng có nghi hoặc ;
cầu mong tài sản
được lắm tài sản,
cầu mong danh vọng
được danh vọng tốt.

(27) Cầu nguyện giải thoát
thì được giải thoát,
quyết định thành tựu
đừng có nghi hoặc.
Thành tựu công đức
vô lượng vô biên,
toàn đúng ước nguyện
nội tâm người cầu.

(28) Nếu có khả năng
y thế tu hành
thì được thành tựu
đừng có nghi hoặc.

(29) Nên chọn chỗ sạch
và mặc đồ sạch,
mà làm đàn tràng
lớn nhỏ tùy ý.
Dùng bốn bình sạch
mà đựng mĩ vị,
cùng với hương hoa
hiến cúng tùy lúc.

(30) Giăng treo lụa màu
tràng phan bảo cái,
bôi rải khắp cả
bằng bột hương liệu,
hiến cúng Thế tôn
và Biện tài thiên,
cầu thấy thiên thân
cũng được toại nguyện.

(31) Hai mươi mốt ngày
tụng minh chú trên,
bằng cách đối trước
tượng Biện tài thiên.
Nếu chưa thấy được
thân Biện tài thiên,
thì nên dụng tâm
thêm chín ngày nữa.

(32) Mà nửa đêm sau
vẫn chưa thấy được,
thì nên tìm chỗ
thanh tịnh đẹp hơn,
rồi vẽ đúng cách
tượng Biện tài thiên,
hiến cúng trì tụng
chứ không xả bỏ.

(33) Cả ngày liền đêm
không hề biếng nhác,
sẽ được vô cùng
tự lợi lợi tha.
Đem kết quả ấy
hồi hướng chúng sinh,
thì cầu nguyện gì
cũng thành tựu cả.

(34) Nếu chưa toại ý
thì phải ba tháng,
sáu tháng chín tháng
cho đến một năm,
thiết tha thỉnh cầu
lòng không dao động,
thì được thiên nhãn
được tha tâm thông.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 45]

Bà la môn Kiều trần như nghe Đại biện tài thiên nữ nói như vậy thì hoan hỷ, phấn chấn, khen chưa từng có. Ông thưa đại hội mà nói như vầy, tất cả đại hội nhân loại chư thiên nên biết và nghe cho, tôi lại muốn theo phép thế đế mà tán dương Đại biện tài thiên nữ. Ông liền nói những chỉnh cú sau đây.

(35) Kính lạy Thiên nữ
bậc đại dũng mãnh
và đại tự tại
trong thế giới này ;
nay tôi tán dương
bậc tôn cao ấy,
với lời tựa như
lời tiên nhân xưa.

(36) Cát tường hoàn thiện
tâm trí thanh thoát,
thông minh tàm quí
có danh tiếng lớn.
Là bậc mẹ sinh
của cả thế giới,
dũng mãnh thường hành
sự đại tinh tiến.

(37) Ở trong quân trận
chiến đấu thường thắng,
giáo dục thuần hóa
từ bi nhẫn nhục.
Hiện làm chị cả
của Diêm la vương,
mà thường mặc áo
kén tằm hoang xanh.

(38) Dung nhan khi đẹp
khi thì xấu xí,
xấu thì mắt nhìn
đã làm khiếp sợ.
Nhiều việc đặc thù
vượt trên thế giới,
những ai tin tưởng
thì thu nhận cả.

(39) Hoặc ở hang núi
chỗ sâu và hiểm,
hoặc ở hầm sâu
hay ở bên sông,
hoặc ở đại thụ
hay ở lùm cây,
Thiên nữ phần nhiều
cư trú như vậy.

(40) Giả sử những người
rừng núi hoang dã,
mà thường hiến cúng
đối với Thiên nữ,
lấy những lông công
mà làm phan cờ,
thì cũng thường được
Thiên nữ hộ trì.

(41) Sư tử cọp beo
thường thường vây quanh,
bò dê gà trĩ
cũng thường nương tựa.
Rung cái linh lớn
âm thanh phát ra,
chúng núi Tân đà
cũng nghe âm vang.

(42) Hoặc cầm cái kích,
đầu tóc búi tròn,
và tay thường cầm
tinh kỳ nhật nguyệt.
Ngày chín, mười một
của tháng trăng tối ([72])
lúc ấy thì nên
hiến cúng Thiên nữ.

(43) Hiện làm em gái
Bà tô đại thiên,
thấy có chiến tranh
lòng đầy thương xót.
Quan sát tất cả
bao loại chúng sinh,
thấy không có ai
hơn được Thiên nữ.

(44) Lại hiện nữ nhân
Mục ngưu hoan hỷ,
chiến với chư thiên
thường thường đắc thắng.
Có thể sống lâu
ở trong cuộc đời,
khi thì hòa nhẫn
khi thì bạo ác.

(45) Bốn loại minh luận
của Bà la môn,
trong có biến hóa,
đều tinh thông cả.
Là tự tại nhất
trong chúng thiên tiên,
tạo ra hạt giống
cùng với đất đai.

(46) Khi các thiên nữ
tụ tập với nhau,
Thiên nữ ứng đến
y như thủy triều ([73]).
Với các bộ loại
long thần dược xoa,
thì làm cầm đầu
thuần hóa được cả.

(47) Phạn hạnh Thiên nữ
hơn mọi nữ nhân.
Nói thật, y như
chúa tể thế giới.
Trong giới vua chúa
thì như hoa sen.
Sông mê bến khổ
thì làm cầu, thuyền.

(48) Khuôn mặt thì giống
mặt trăng tròn đầy.
Đa văn toàn hảo
là nơi nương tựa.
Hùng biện nổi bật
in như núi cao.
Ai tưởng niệm đến
thì làm cồn, bãi ([74]).

(49) Bộ loại tu la
cùng với chư thiên,
ai cũng tán dương
công đức Thiên nữ.
Ngay như Đế thích
với cả ngàn mắt,
cũng nhìn với lòng
kính trọng nồng hậu.

(50) Chúng sinh nếu có
mong cầu những gì,
thì làm cho họ
thành đạt mau chóng.
Giúp kẻ hùng biện
toàn hảo nghe nhớ.
Là kẻ hơn hết
giữ cho địa cầu.

(51) Ở trong thế giới
khắp cả mười phương,
làm ánh đèn lớn
chiếu soi thường xuyên.
Cho đến quỉ thần
cùng với cầm thú
cũng toại nguyện cho
những gì chúng cầu.

(52) Trong mọi nữ nhân,
như đỉnh núi cao.
Sống lâu ở đời
như tiên nhân xưa.
Thường xuyên ly dục
như Thiếu nữ thiên.
Lời nói chân thành
như Đại thế chúa.

(53) Nhìn khắp thế giới
chủng loại khác nhau,
cho đến chư thiên
của cả Dục giới,
chỉ thấy Thiên nữ
đáng xưng tôn quí,
không thấy có ai
hơn được Thiên nữ.

(54) Những ai kinh hoàng
ở trong chiến trận,
những ai sa vào
ở trong hố lửa,
sông ngòi hiểm nạn
và gặp đạo tặc,
thì được làm cho
hết cả sợ hãi.

(55) Ai bị phép vua
bắt bớ cùm kẹp,
ai bị oán thù
muốn giết muốn hại,
mà nhớ Thiên nữ
lòng không dao động,
quyết định thoát được
mọi nỗi lo sợ.

(56) Người hiền kẻ dữ
đều giúp đỡ cả,
ý niệm từ bi
thường ở trước mắt.
Thế nên nay tôi
đem lòng chân thành
kính lạy ngưỡng vọng
Đại biện thiên nữ.

Bà la môn, lúc ấy, lại chú tán ([75]) Đại biện tài thiên nữ như sau :

(57) Tôi kính lạy bậc
tôn quí trong đời,
là mẹ hơn hết
tất cả bà mẹ.
Ba loại thế giới ([76])
đều hiến cúng cả.
Mặt và dáng dấp
ai cũng thích nhìn.

(58) Diệu đức đa dạng
trang sức thân thể.
Mắt như cánh sen
xanh mà lớn dài.
Ánh sáng phước trí
nổi tiếng khắp nơi,
tựa như ngọc quí
như ý vô giá.

(59) Tôi nay ca tụng
một bậc siêu việt,
bậc làm thành tựu
cho sự mong cầu,
bậc diệu cát tường
chân thật công đức,
bậc như hoa sen
rất ư thanh khiết.

(60) Thân sắc uy nghiêm
ai cũng thích nhìn.
Tướng tốt hiếm có
không thể nghĩ bàn.
Phóng ra ánh sáng
trí tuệ trong sạch.
Ý niệm hơn hết
trong mọi ý niệm.

(61) Ví như sư tử
nhất trong loài thú,
thường có tám tay
tự trang hoàng mình :
cầm cung, cầm tên
cầm đao, giáo, búa,
chày, bánh xe sắt,
cùng với dây buộc.

(62) Đẹp đẽ thích nhìn
tựa như trăng tròn.
Nói năng thông suốt
mà lại hòa nhã.
Những ai trong lòng
cầu nguyện những gì,
bậc Thiện sĩ này
tùy niệm thỏa mãn.

(63) Đế thích, chư thiên
đều kính trọng cả,
đều cùng tán dương
là nơi nương tựa.
Công đức xuất sinh
thật khó nghĩ bàn,
trong mọi thì gian
tôi khởi cung kính
Soa ha (svaha) ([77]).

(64) Ai muốn cầu đảo
Đại biện thiên nữ,
hãy y lời chữ
bài chú tán này,
hôm sớm tinh khiết
chí thành mà tụng,
thì điều cầu nguyện
ứng nghiệm tùy tâm.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo Bà la môn, lành thay, ông có thể lợi ích chúng sinh như vậy, ban cho họ yên vui, bằng cách tán dương Đại biện tài thiên nữ, thỉnh cầu da hộ, được phước vô biên ([78]).

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 46]

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim – cuốn 8

Phẩm 15/2 – Đại Biện Thiên Nữ

Bà la môn Kiều trần như nói những chỉnh cú tán dương và chú tán Đại biện tài thiên nữ rồi, lại nói    với đại hội, thưa các vị, nếu muốn thỉnh cầu Đại biện tài thiên nữ từ mẫn da hộ, để hiện tại được hùng biện vô ngại, đại trí thông minh, ngôn ngữ tuyệt diệu, bác học kỳ tài, thảo luận văn hoa, tùy ý hoàn thành mà không ngưng trệ, thì nên làm như thế này. Trước hết chí thành thiết tha mà triệu thỉnh

Nam mô Phật đà da,
Nam mô Đạt ma da,
Nam mô Tăng dà da,
Kính lạy chư vị Bồ tát,
Kính lạy chư vị Độc giác,
Kính lạy chư vị Thanh văn,
Kính lạy chư vị Hiền thánh.

Chư vị Thế tôn quá khứ hiện tại đã tập lời nói chân thật, lời nói tùy thuận, lời nói hợp thời cơ, lời nói không lừa dối. Chư vị Thế tôn trong vô lượng đại kiếp thường xuyên nói chắc chắn. Nói chắc chắn thì ai cũng tùy hỷ. Vì không vọng ngữ nên quảng trường thiệt tướng xuất ra thì khắp cả khuôn mặt, khắp cả đại lục Thiệm bộ và ba đại lục khác, khắp một ngàn cho đến ba ngàn thế giới, khắp mười phương thế giới, phủ khắp tất cả một cách bất khả tư nghị, loại trừ nhiệt lực cao độ của phiền não. Kính lạy kính lạy quảng trường thiệt tướng như vậy của chư vị Thế tôn, nguyện con thành tựu hùng biện nhiệm mầu. Con xin chí tâm kính lạy

(65) Kính lạy sự hùng biện
của chư vị Thế tôn.
Kính lạy sự hùng biện
của chư vị Bồ tát.
Kính lạy sự hùng biện
của chư vị Độc giác.
Kính lạy sự hùng biện
của chư vị Thanh văn.

(66) Kính lạy sự hùng biện
của tiếng nói tứ đế.
Kính lạy sự hùng biện
của chánh hành chánh kiến.
Kính lạy sự hùng biện
của Phạn thiên, chư tiên.
Kính lạy sự hùng biện
của Ô ma đại thiên.

(67) Kính lạy sự hùng biện
của Tắc kiến đà thiên.
Kính lạy sự hùng biện
của Ma na tư vương.
Kính lạy sự hùng biện
của Thông minh dạ thiên.
Kính lạy sự hùng biện
của bốn Đại thiên vương.

(68) Kính lạy sự hùng biện
của Thiện trú thiên tử.
Kính lạy sự hùng biện
của Kim cang mật chủ.
Kính lạy sự hùng biện
của Phệ sốt nộ thiên.
Kính lạy sự hùng biện
của Tì ma thiên nữ.

(69) Kính lạy sự hùng biện
của Thị số thiên thần.
Kính lạy sự hùng biện
của Thất thị mạt đa.
Kính lạy sự hùng biện
của lời tiếng Hê lị.

(70) Kính lạy sự hùng biện
của Mẹ lớn các mẹ.
Kính lạy sự hùng biện
quỉ mẫu Ha rị để.
Kính lạy sự hùng biện
của chư thần Dược xoa.
Kính lạy sự hùng biện
của chư vương mười phương([79]).

(71) Có bao nhiêu thắng nghiệp
xin giúp đỡ cho con,
làm cho con thực hiện
sự hùng biện nhiệm mầu.

(72) Con xin kính lạy
bậc không dối trá.
Con xin kính lạy
bậc đã giải thoát.
Con xin kính lạy
bậc đã ly dục.
Con xin kính lạy
bậc hết triền cái ([80]).

(73) Con xin kính lạy
bậc tâm thanh tịnh.
Con xin kính lạy
bậc đầy ánh sáng.
Con xin kính lạy
bậc nói chân thật.
Con xin kính lạy
bậc hết trần tập ([81]).

(74) Con xin kính lạy
bậc ở thắng nghĩa.
Con xin kính lạy
bậc đại chúng sinh.
Con xin kính lạy
Đại biện thiên nữ,
hãy làm cho con
lời tiếng vô ngại.

(75) Cầu cho cái điều
con nguyện cầu đây
mau chóng thành đạt
một cách toàn hảo.
Cầu con vô bịnh,
cầu con yên ổn,
cầu con thọ lượng
được kéo dài ra,

(76) cầu con thể hội
các lời minh chú,
cầu con siêng tu
các pháp giác phần,
cầu con lợi lạc
cho bao chúng sinh,
cầu con sớm toại
tâm nguyện như trên.

(77) Con nói những lời
chân thành chắc thật,
con nói những lời
không hề dối trá ;
cầu sự hùng biện
của Đại thiên nữ
giúp đỡ cho con
được thành đạt cả.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 47]

(78) Cầu nguyện Thiên nữ
ứng đến chỗ con,
làm con nói năng
không bị ngưng trệ,
đưa vào mau chóng
trong thân miệng con
sự đại thông minh
hùng biện toàn hảo.

(79) Cầu nguyện làm cho
cái lưỡi của con
sẽ được hùng biện
giống đức Thế tôn,
và do uy lực
của hùng biện ấy
mà con thuần hóa
cho bao chúng sinh.

(80) Lúc con xuất ra
lời tiếng hùng biện,
thì tùy sự việc
được thành tựu cả ;
bởi vì người nghe
sinh ra kính trọng,
nên nói và làm
không vô hiệu quả.

(81) Nếu con cầu nguyện
về sự hùng biện
mà sự thể ấy
không được hiệu nghiệm,
thì lời chắc thật
Thiên nữ đã nói
sẽ toàn thành ra
hư vọng tất cả.

(82) Có kẻ đã làm
năm tội vô gián,
mà lời Thế tôn
làm họ thuần hóa.
Lại như các bậc
thánh giả La hán
nói ra những lời
báo đáp ân huệ.

(83) Và lời các ngài
Thu tử, Mục liên,
đứng đầu thánh chúng
đệ tử Thế tôn.
Tất cả lời nói
chân thật trên đây,
nguyện cầu cho con
cũng được như vậy.

(84) Nay con chí thành
triệu thỉnh các bậc
thánh chúng Thanh văn
của đức Thế tôn,
nguyện xin các ngài
mau đến chỗ con,
tác thành cho con
lời nguyện cầu này.

(85) Lời cầu của con
là lời chân thật,
lời nguyện của con
là không hư dối.
Trên từ chư thiên
của Sắc cứu cánh,
cùng với thánh giả
năm nơi Tịnh cư ;

(86) chư vị Phạn vương
chư thiên Phạn phụ
cùng với tất cả
chư thiên Phạn chúng ;
và Đại phạn vương
chúa tể tự phong
của cả đại thiên
thế giới Sách ha,

(87) cùng với tất cả
chư thiên tùy thuộc ;
giờ này con xin
triệu thỉnh tất cả,
ước nguyện tất cả
rủ lòng từ mẫn,
thương tưởng đến con
mà cùng nhiếp thọ.

(88) Tha hóa tự tại,
Lạc biến hóa thiên,
Đỗ sư đa thiên
nơi có Từ tôn ;

(89) chư thiên Dạ ma,
chư thiên Đao lợi,
cùng với chư thiên
nơi bốn Thiên vương ;

(90) tất cả chư thần
đất nước lửa gió
ở núi Diệu cao
tất cả chư thần
bảy lớp biển cả
bảy lớp núi lớn,
cùng với bao nhiêu
tùy thuộc của họ ;

(91) Mãn tài, Ngũ đỉnh ([82]),
nhật nguyệt tinh tú,
tất cả chư thiên
có cái tâm nguyện
làm cho thế giới
nhân loại yên ổn ;

(92) chư thiên chư thần
không thích tạo tội ;
quỉ mẫu cùng với
đứa con nhỏ nhất ;

(93) lại còn tất cả
tám bộ thiên long.

(94) Nay con dựa vào
uy lực Thế tôn
mà triệu thỉnh cả,
nguyện xin từ mẫn
mà giúp cho con
hùng biện vô ngại.

(95) Tất cả nhân loại
cùng với chư thiên
những vị biết được
tâm nguyện của người,
nguyện đem thần lực
gia hộ cho con,
giúp con có được
hùng biện nhiệm mầu.

(96) Cho đến nguyện cầu
hết thảy chúng sinh
cùng tận không gian
khắp cả pháp giới,
giúp con có được
hùng biện nhiệm mầu.

Đại biện tài thiên nữ, bấy giờ, nghe lời nguyện cầu như vậy, thì nói với Bà la môn, rằng lành thay, đại nhân ! Nếu thiện nam hay thiện nữ nào có thể y theo minh chú và chú tán như trước đã nói mà thọ trì đúng cách, qui kính Tam bảo, chí thành chánh niệm, thì mọi sự cầu nguyện đều không vô hiệu. Những người ấy nếu còn thọ trì đọc tụng bản kinh nhiệm mầu Ánh sáng hoàng kim này, thì mọi sở nguyện càng không vô hiệu, thành đạt mau chóng, trừ kẻ không có chí tâm. Bấy giờ Bà la môn, từ trong tâm trí sâu xa, rất là hoan hỷ, chắp tay thành kính mà vâng lời.

Đức Thế tôn bảo Đại biện tài thiên nữ, rằng lành thay, thiện nữ ! Thiện nữ có thể quảng bá kinh này như vậy, hộ vệ cho những người thọ trì kinh này, và lợi ích cho chúng sinh an lạc.

Khi đức Thế tôn tuyên thuyết pháp thoại này, [kết thúc rằng] ban cho hùng biện thì bất khả tư nghị, phước được vô lượng, làm cho những người phát tâm cùng đi mau đến vô thượng bồ đề.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 48]

Phẩm 16 – Cát Tường Thiên Nữ

Vào lúc bấy giờ Đại cát tường thiên nữ tức thì đứ  ng dậy khỏi chỗ mình ngồi, bước tới đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, nếu con thấy trong bốn bộ đệ tử của đức Thế tôn có ai tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, tụng thuộc, giảng nói cho người bản kinh Ánh sáng hoàng kim này, thì con chuyên tâm tôn kính hiến cúng những vị pháp sư ấy. Đồ ăn, đồ mặc, đồ nằm, dược phẩm, cùng với tất cả đồ dùng cần thiết cho đời sống, con làm cho đủ cả, không thiếu thứ gì. Để những vị pháp sư ấy sống thư thái mà, ngày cũng như đêm, tư duy cứu xét văn tự và nghĩa ý của bản kinh vua này. Nhờ vậy mà làm cho bản kinh vua này quảng bá rộng rãi trong đại lục Thiệm bộ, để cho những người đã trồng thiện căn nơi chỗ vô số chư vị Thế tôn thường được lắng nghe, chứ không ẩn mất mau chóng ; để cho những người ấy trong vô số kiếp sẽ hưởng hạnh phúc vượt bậc trong nhân loại chư thiên, hiện tại thì sung túc, không bao giờ còn bị đói khát. Lại nhờ vậy mà làm cho chúng sinh được hưởng yên vui, được gặp chư vị Thế tôn, vị lai mau được vô thượng bồ đề, tuyệt hẳn cái khổ luân hồi ba nẻo đường dữ.

Bạch đức Thế tôn, con nhớ quá khứ có đức Thế tôn danh hiệu Lưu ly kim sơn bảo hoa quang chiếu cát tường công đức hải như lai, đủ mười đức hiệu. Con đã gieo trồng thiện căn ở nơi đức Thế tôn ấy. Chính nhờ thần lực của đức Thế tôn ấy từ bi da trì mà làm cho con nghĩ chỗ nào, nhìn hướng nào, đến nước nào, đều đem lại lạc thú cho vô số chúng sinh ; ngoài y phục, ẩm thực, những thứ cần thiết để sống, họ còn có cả bạc vàng, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, chân châu. Do vậy, những ai chí tâm đọc tụng kinh vua Ánh sáng hoàng kim này, thì cũng nên mỗi ngày đốt những hương liệu danh tiếng, chưng những bông hoa tốt đẹp, vì con mà hiến cúng đức Lưu ly kim sơn bảo hoa quang chiếu cát tường công đức hải như lai, thêm nữa, mỗi ngày ba buổi xưng niệm danh hiệu của con, đặt riêng hương hoa và mĩ vị mà hiến cúng cho con. Những ai lắng nghe tiếp nhận kinh vua này thì cũng được phước như trên.

Đại cát tường thiên nữ nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Do sự trì kinh
như con đã nói,
mà bản thân họ
cùng với thân quyến
tách rời thật xa
bao sự suy biến,
đồ dùng đầy đủ
không bao giờ thiếu,
uy quang, thọ lượng
đều khó cùng tận.

(2) Cái lực trì kinh
làm đất màu mỡ,
làm mưa với gió
rất đúng thời vụ,
chư thiên đẹp dạ,
chư thần ra sức.

(3) Cây trái tốt tươi,
lúa má toàn hảo,
cầu tài cũng thỏa,
nghĩ gì toại ý.

Đức Thế tôn bảo Đại cát tường thiên nữ, rằng lành thay, thiện nữ có thể nhớ trả ơn xưa mà chỉ cách hiến cúng, lợi ích yên vui cho vô số chúng sinh, và quảng bá kinh này thì phước đức thật bất tận.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 49]

Phẩm 17
Tăng Trưởng Tài Vật

Bấy giờ Đại cát tường thiên nữ lại thưa, bạch đức Thế tôn, Đa văn thiên vương ở hướng bắc có thành trì tên là Hữu tài. Cách thành trì ấy không xa thì có hoa viên tên là Diệu hoa phước quang. Trong hoa viên này có cung điện thù thắng, do bảy chất liệu quí báu tạo thành. Con thường ở trong cung điện ấy. Những ai muốn cầu ngũ cốc mỗi ngày mỗi thêm, kho lẫm tràn đầy, thì phải có cái tâm kính tin, sửa dọn một phòng cho sạch, dùng cù ma mà tráng nền. Hãy vẽ tượng con với những chuỗi ngọc trang sức khắp người. Phải tắm rửa mình mẩy, xoa xát hương liệu, mặc đồ sạch sẽ. Vào tịnh thất thì hãy phát tâm vì con mà mỗi ngày  ba bu2.4ổi xưng niệm hồng danh đức Thế tôn của con, và danh hiệu kinh này mà kính lạy. Hãy niệm Nam mô Lưu ly kim sơn bảo hoa quang chiếu cát tường công đức hải như lai, [Nam mô Kim quang minh tối thắng vương kinh]. Hãy đem hương hoa và mĩ vị mà chí tâm phụng hiến. Cũng hiến cúng hình tượng của con bằng hương hoa và ẩm thực. Lại đem ẩm thực mà vãi các phương hướng, hiến cho chư thần. Rồi nói thành thật mà triệu thỉnh con, Đại cát tường thiên nữ, để phát ra ước nguyện của mình. Và rằng nếu Thiên nữ nói thật thì đừng để thỉnh nguyện của con vô hiệu quả. Bấy giờ con, Đại cát tường thiên nữ, biết sự thể này thì thương tưởng, làm cho nhà họ thêm thóc lúa, thêm tài vật. Hãy tụng minh chú sau đây mà triệu thỉnh con. Nhưng trước khi tụng minh chú, hãy chí tâm mà xướng và lạy hồng danh của chư vị Như lai và chư vị Bồ tát.

Kính lạy chư vị Như lai khắp mười phương hướng trong ba thì gian,
Kính lạy đức Bảo kế như lai,
Kính lạy đức Vô cấu quang minh bảo tràng như lai,
Kính lạy đức Kim tràng quang như lai,
Kính lạy đức Bách kim quang tạng như lai,
Kính lạy đức Kim cái bảo tích như lai.
Kính lạy đức Kim hoa quang tràng như lai,
Kính lạy đức Đại đăng quang như lai,
Kính lạy đức Đại bảo tràng như lai,
Kính lạy đức Bất động như lai ở hướng đông,
Kính lạy đức Bảo tràng như lai ở hướng nam,
Kính lạy đức Vô lượng thọ như lai ở hướng tây,
Kính lạy đức Thiên cổ âm vương như lai ở hướng bắc,
Kính lạy đức Diệu tràng bồ tát,
Kính lạy đức Kim quang bồ tát,
Kính lạy đức Kim tạng bồ tát,
Kính lạy đức Thường đề bồ tát,
Kính lạy đức Pháp thượng bồ tát,
Kính lạy đức Thiện an bồ tát.

Kính lạy chư vị Như lai và chư vị Bồ tát rồi, kế đó, trì tụng minh chú sau đây mà triệu thỉnh con, Đại cát tường thiên nữ. Do cái lực của minh chú này mà sự nguyện cầu được hiệu quả. Đại cát tường thiên nữ tức thì tuyên thuyết minh chú ấy : Nam mô, Sri ma ha đê vi, tát da tha, pa ri pua na cha rê, Sa măn ta đar sa ni, ma ha vi ha ra ga tê, sa man ta, pi ta ma ma ti, ma ha ka ri da, prát vít tha pi ni, sar văn tơ, a sa măn tan, su pra ti pu rê, a da na đa ma ta, ma ha ba gê na, ma ha mai tri, u pa săm hê tê, ma hắt lê sa, su sam gri hơ tê, a nu pu la na, soa ha. (Namo Srimahadevi tadyatha paripurnacare Samantadarsani mahaviharagate samanta pitamamati mahakarya prat’visthapini sarvant asamantan (  ?) supratipure ayanadharmata mahabhagena mahamaitri upasamhete mahaklesa susamgrh’te anupulana svaha).

Bạch đức Thế tôn, ai trì tụng minh chú này để triệu thỉnh con, thì con nghe là đến ngay chỗ người ấy để làm cho họ toại nguyện. Bạch đức Thế tôn, minh chú này là câu chữ của đại pháp quán đảnh, câu chữ của đại định thành tựu, câu chữ tối chân thật, câu chữ không dối trá, là việc làm bình đẳng, là thiện căn chính yếu đối với chúng sinh. Thọ trì đọc tụng minh chú này thì phải bảy ngày đêm thọ giới Bát quan trai, mỗi buổi sáng sớm đánh răng súc miệng sạch sẽ rồi, sau lúc quá trưa ([83]) thì hiến cúng hương hoa lên chư vị Thế tôn, phát lộ tội lỗi của mình. Hãy vì bản thân và vì chúng sinh mà hồi hướng, phát nguyện. Như thế mới làm cho hy vọng mau thành tựu. Hãy dọn sạch một cái phòng, hoặc ở chỗ trống vắng, hoặc ở chỗ lan nhã, dùng cù ma mà làm đàn tràng, đốt đàn hương mà hiến cúng. Hãy đặt một cái ghế đặc biệt, trang hoàng tràng phan, lọng dù. Hãy dùng bông hoa danh tiếng mà sắp ra trong đàn tràng. Rồi chí tâm tụng trì minh chú đã nói ở trên, mong ước con đến. Lúc này con tức khắc nghĩ đến người ấy, quan sát người ấy, và đến trong đàn tràng, ngồi nơi cái ghế đặc biệt, nhận sự hiến cúng của người ấy. Từ đó về sau, con làm cho người ấy được mộng thấy con. Người ấy cầu gì thì cứ nói thật. Thì dầu ở trong làng xóm, ở cạnh đầm chằm, hay ở trong trú xứ chư tăng, cầu gì cũng thỏa. Bạc vàng, tài sản, gia súc, thóc lúa, ẩm thực, y phục, đều tùy tâm ước muốn mà hưởng thụ lạc thú. Nhưng được sự linh nghiệm rồi, trước hết phải đem phần thượng hạng mà hiến cúng Tam bảo, hồi thí cho con. Hãy làm pháp hội lớn, thiết ẩm thực và bày hoa hương. Hiến cúng rồi thì cúng phẩm đem bán đi, lấy tiền mà hiến cúng nữa. Trọn đời người ấy con thường ở bên cạnh, giúp cho người ấy không thiếu thứ gì, cầu gì cũng thỏa. Nhưng cũng phải thường xuyên chu cấp cho người nghèo thiếu, không được tiếc lẫn, chỉ vị bản thân. Lại thường đọc tụng kinh này, hiến cúng không ngớt. Phải đem cái phước này phổ thí tất cả mà hồi hướng bồ đề, nguyện vượt sinh tử mà giải thoát mau chóng.

Bấy giờ đức Thế tôn tán dương, rằng lành thay Đại cát tường thiên nữ. Thiên nữ có thể quảng bá kinh này như vậy. Thì thật bất khả tư nghị, lợi ích cho cả bản thân và tha nhân.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 50]

Phẩm 18
Kiên Lao Địa Thần

Vào lúc bấy giờ Kiên lao địa thần ở trong đại hội tức thì đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong hiện tại hay trong vị lai, những nơi thành thị, làng xóm, cung vua, lầu đài, lan nhã, chằm núi, rừng hoang, chỗ nào có bản kinh vua Ánh sáng hoàng kim này quảng bá thì, bạch đức Thế tôn, con sẽ đến chỗ ấy, hiến cúng, tôn kính, hộ vệ, quảng bá. Chỗ nào đặt tòa cao cho vị pháp sư diễn giảng kinh này, thì con đem thần lực, không biểu hiện bản thân, mà ở ngay nơi tòa cao đưa đỉnh đầu đội chân cho vị pháp sư ấy bước lên. Con được nghe pháp, thâm tâm hoan hỷ, được hưởng pháp vị, tăng thêm uy quang, mừng vui vô hạn. Bản thân con được lợi ích như vậy, con làm cho cõi đất to lớn này, sâu một trăm sáu mươi tám ngàn, sâu đến kim cang luân, màu mỡ của đất đều thêm lên. Trong bốn biển, đất đai tất cả hải đảo cũng vậy, được làm cho màu mỡ hơn ngày thường. Trong đại lục Thiệm bộ, bao nhiêu sông rào ao hồ mà có các loại cây, cỏ thuốc, lùm rừng với các thứ hoa quả, rễ thân, nhánh lá, cùng với lúa má, thì bề ngoài ai cũng đã thích nhìn, màu sắc hương vị đủ cả, và thứ nào cũng dùng được. Dùng những ẩm thực phẩm khác thường như vậy thì tăng thêm sống lâu, sắc đẹp, và sức mạnh, tất cả giác quan đều ổn định, tươi sáng thêm lên, đau đớn không còn. Tâm trí mạnh mẽ, đủ mọi kham năng. Cả địa cầu này cần gì thì hàng trăm hàng ngàn sự việc đều hoàn bị. Bạch đức Thế tôn, vì tình trạng này mà cả đại lục Thiệm bộ yên ổn sung túc, dân chúng đông đảo, không mọi suy tổn, ai cũng an lạc.

Cả cơ thể và tâm trí hưởng được lạc thú như vậy, thì đối với bản kinh vua này càng thêm mến trọng sâu xa, ở đâu cũng muốn thọ trì, hiến cúng, cung kính, tôn trọng, tán dương. Lại cùng nhau đến chỗ pháp tòa của vị pháp sư, vì chúng sinh mà thỉnh cầu diễn giảng bản kinh vua tối thắng này. Tại sao, vì bạch đức Thế tôn, diễn giảng kinh này thì bản thân con và mọi tùy thuộc đều nhờ lợi ích, khí lực tươi sáng, uy thế mạnh mẽ, dung mạo đoan trang, sắc tướng đẹp đẽ, tất cả đều hơn ngày thường. Bạch đức Thế tôn, con, Kiên lao địa thần, hưởng được pháp vị rồi, có thể làm cho đại lục này, với bảy ngàn lần trăm triệu chu vi đất đai đều màu mỡ, cho đến như trước đã nói ai cũng an lạc. Do vậy, bạch đức Thế tôn, lúc đó chúng sinh, để trả ơn con, nên nghĩ như vậy, ta nhất định phải lắng nghe tiếp nhận kinh vua ấy, cung kính hiến cúng tôn trọng, tán dương. Nghĩ vậy nên từ bất cứ chỗ nào họ cư trú, họ cùng đến pháp hội, kính lạy pháp sư, lắng nghe kinh này. Lắng nghe rồi, ai nấy trở về chỗ cũ, lòng rất mừng vui, và nói rằng nay chúng ta được nghe cái pháp thậm thâm vô thượng, thế là đã thu nhận cái khối phước đức bất khả tư nghị. Do cái lực của kinh này, chúng ta sẽ gặp được vô lượng chư vị Thế tôn mà phụng sự hiến cúng, vĩnh ly những chỗ tối khổ là ba nẻo đường dữ. Thêm nữa là vị lai, trong hàng trăm hàng ngàn đời, thường hưởng hạnh phúc hơn hết ở trong nhân loại và trên chư thiên. Khi trở về chỗ cũ, họ cũng nói cho những người đồng hương về bản kinh vua này. Họ nói kinh này qua một sự ví dụ, một phẩm, một chuyện đời trước, một danh hiệu Thế tôn, một danh hiệu Bồ tát, một bài chỉnh cú bốn câu, hoặc một câu có nghĩa, hay đến nỗi chỉ nói tên kinh. Như thế thì bạch đức Thế tôn, chỗ họ cư trú đất đai phì nhiêu hơn chỗ khác. Đất đai ấy sản xuất gì cũng tăng trưởng, tươi tốt, to lớn, làm cho chúng sinh thụ hưởng lạc thú, nhiều của, ưa bố thí, tâm chí kiên định mà thâm tín Tam bảo.

Kiên lao địa thần thưa như vậy rồi, đức Thế tôn bảo, rằng Kiên lao địa thần, nếu ai nghe được kinh vua Ánh sáng hoàng kim thì, dầu chỉ một câu, họ chết cũng sinh Đao lợi hay các thiên xứ khác. Ai vì sự hiến cúng kinh vua này mà trang hoàng nhà cửa, thì đến nỗi chỉ trương một cái lọng dù, treo một cái tràng phan, cũng do nhân tố ấy mà sinh trong sáu thiên xứ cõi Dục, sống trong cung điện thất bảo mà thụ hưởng tùy thích, và điều mà ai cũng tự nhiên có được là vui với bảy ngàn thiên nữ, ngày đêm thường xuyên hưởng thụ cái phước đặc biệt và khó mà nghĩ bàn.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 51]

Đức Thế tôn dạy như vầy rồi, Kiên lao địa thần lại thưa, bạch đức Thế tôn, chính vì sự thể đức Thế tôn đã nói, nên những ai trong bốn bộ đệ tử của Ngài lên ngồi pháp tòa diễn giảng kinh này, thì con ngày đêm hộ vệ những người ấy, tự ẩn mình đi, đưa đỉnh đầu mình mà đỡ chân cho vị pháp sư khi bước lên và khi ngồi trên pháp tòa. Bạch đức Thế tôn, kinh này vì những người đã trồng thiện căn nơi vô số chư vị Thế tôn mà quảng bá bất tuyệt trong đại lục Thiệm bộ. Những người ấy lắng nghe kinh này thì vị lai vô số kiếp thường hưởng hạnh phúc vượt bậc trong chư thiên nhân loại, được gặp chư vị Thế tôn, được mau thành tựu vô thượng bồ đề, và nhất là không còn phải trải qua cái khổ sống và chết trong ba nẻo đường dữ.

Khi ấy Kiên lao địa thần lại thưa, bạch đức Thế tôn, con có một bài minh chú ([84]) có năng lực lợi ích nhân thiên, an lạc tất cả. Nam tử nữ nhân nào, hay bốn bộ đệ tử của đức Thế tôn, muốn được đích thân nhìn thấy chân thân của con, thì phải chí tâm mà trì minh chú ấy. Thì tùy sở nguyện mà toại ý cả. Là như nguyện được đồ dùng để sống, nguyện được tài sản, nguyện được vàng ngọc, nguyện được kho tàng ẩn trong lòng đất, nguyện được những khả năng thần kỳ, nguyện được thuốc thần để trường sinh hay trị liệu mọi bịnh, nguyện chiến thắng thù địch, nguyện chế ngự các thứ luận thuyết. Hãy dọn một tịnh thất mà thiết đạo tràng, tắm mình mẩy, mặc đồ sạch, ngồi nệm cỏ. Hãy đối trước hình tượng Phật có xá lợi, hay trước chùa tháp Phật có xá lợi, mà đốt hương, rải hoa, hiến dâng ẩm thực. Lấy ngày tám tháng trăng sáng ([85]), hoặc là ngày sao Bố sái ([86]) mà tụng minh chú triệu thỉnh con, Kiên lao địa thần : Tát da tha, chi ri, chi ri, chu ru, chu ru, ku ru, ku ru, ku tu, ku tu, tô tu, tô tu, ba ha, ba ha, sa va ri, sa va ri, soa ha. (Tadyatha ciri ciri curu curu kuru kuru kutu kutu totu totu bhaha bhaha savari savari svaha).

Bạch đức Thế tôn, minh chú này, nếu có ai trong bốn bộ đệ tử Thế tôn tụng được một trăm tám biến mà triệu thỉnh con, thì con sẽ đến tức khắc. Lại nữa, bạch đức Thế tôn, nếu ai muốn thấy con biểu hiện thân ra để nói chuyện với nhau, thì cũng phải sắp đặt như trước rồi tụng minh chú này : Tát da tha, a cha ni, gri li ga, kơ sa na ti, si ra, sít đa ri, ha, ha, hi, hi, ku ru, ba rê, soa ha. (Tadyatha acani griliga ksanati sira sidhari ha ha hi hi kuru bhare svaha).

Bạch đức Thế tôn, tụng minh chú này thì phải một trăm tám biến, lại tụng minh chú trên nữa, thì quyết chắc con sẽ biểu hiện thân con, thành tựu cho sở nguyện của họ, hoàn toàn không vô hiệu quả. Nhưng muốn tụng minh chú này thì trước hết phải tụng minh chú giữ mình : Tát da tha, ni si ri, ma sa ka ni, na ti, ku ti, bút đi, bút đi rê, bi ti, bi ti, ku ku ti, ba chi ri, soa ha. (Tadyatha nisiri masakani nati kuti budhi budhire biti biti kukuti baciri svaha).

Bạch đức Thế tôn, tụng minh chú này thì dùng chỉ ngũ sắc, tụng hai mươi mốt biến thì thắt hai mươi mốt gút, đem buộc sau khuỷu tay trái, thì giữ mình mà không có gì sợ hãi nữa. Chí tâm mà tụng minh chú này thì cầu gì cũng thỏa. Con không vọng ngữ. Phật pháp tăng là chứng điệp của con, chứng nhận cho con.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo Kiên lao địa thần, lành thay, địa thần có thể đem minh chú nói thật mà hộ trì kinh này và pháp sư quảng bá kinh này. Nhân tố này làm cho địa thần được phước báo vô số lượng.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 52]

Phẩm 19 – Dược Xoa Đại Tướng

Vào lúc bấy giờ, đại tướng Dược xoa là Chánh liễu tri, cùng với chư thần hai mươi tám bộ Dược xoa, ở trong đại hội cùng nhau đứng dậy khỏi chỗ họ ngồi, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay hướng về đức Thế tôn mà thưa, bạch đức Thế tôn, hoặc hiện tại, hoặc vị lai, ở thành thị, ở làng xóm, ở chằm núi, ở rừng hoang, ở cung điện vua, ở tăng trú xứ, ở bất cứ chỗ nào mà bản kinh vua Ánh sáng hoàng kim này quảng bá đến, thì, bạch đức Thế tôn, con, đại tướng Chánh liễu tri, cùng chư thần hai mươi tám bộ Dược xoa, đều đến chỗ ấy, cùng ẩn mình đi, tùy chỗ mà hộ vệ cho vị thuyết pháp khỏi suy tổn, hưởng yên vui ; hộ vệ cho những người nghe pháp, bất kể nam hay nữ, đồng nam hay đồng nữ, mà đối với bản kinh vua này dầu chỉ tiếp nhận ghi nhớ một bài chỉnh cú bốn câu, hoặc một câu có nghĩa, hoặc cái tên của bản kinh vua này mà thôi, hoặc một danh hiệu Thế tôn hay một danh hiệu Bồ tát trong bản kinh vua này mà phát tâm xưng niệm tôn kính hiến cúng, thì con hộ vệ, thu nhận, làm cho khỏi tai nạn, rời khổ được vui.

Bạch đức Thế tôn, tại sao tên con là Chánh liễu tri, [thấu hiểu chính xác]  ? Điều này thì chính đức Thế tôn đích thân làm chứng cho con. Con biết các pháp, con hiểu các pháp. Tùy các pháp có gì, như các pháp là gì ([87]) thì, bạch đức Thế tôn, con thấu hiểu cả. Con có ánh sáng trí tuệ khó lường, có ánh đuốc trí tuệ khó lường, có việc làm trí tuệ khó lường, có cái khối trí tuệ   khó lường, nên đối với lĩnh vực trí tuệ khó lường con thông suốt được cả. Bạch đức Thế tôn, vì đối với các pháp con biết chính xác, hiểu chính xác, ngộ chính xác, có năng lực chính xác quan sát, nên bạch đức Thế tôn, con tên là đại tướng Chánh liễu tri. Do yếu tố này mà con làm cho người thuyết pháp ngôn từ hùng biện đều cụ túc trang nghiêm, lại làm cho sinh khí nhập vào qua lỗ chân lông nên toàn hảo tất cả thể lực sung mãn, uy thần mạnh mẽ, trí quang khó lường ; được ký ức chính xác nên không có khuất phục, được thể lực gia tăng nên không có suy tổn, được giác quan thư thái nên thường sinh hoan hỷ ; và vì vậy mà quảng bá kinh vua này trong đại lục Thiệm bộ cho những người gieo trồng thiện căn và tu tạo phước nghiệp nơi vô số chư vị Thế tôn, chứ không để ẩn mất mau chóng. Những người này lắng nghe kinh vua này thì được cái ánh trí tuệ nan tư nghị và được cái khối phước trí vô số lượng ; và trong thì vị lai thì vô số kiếp thường được thụ hưởng hạnh phúc vượt bậc trong nhân loại chư thiên, được gặp chư vị Thế tôn, được mau chứng vô thượng bồ đề, đặc biệt không còn đi qua những nỗi tối khổ trong ba nẻo đường dữ của lĩnh vực Diêm la.

Bấy giờ đại tướng Chánh liễu tri thưa rằng, bạch đức Thế tôn, con có một minh chú, xin đích thân tự trình bày trước đức Thế tôn, để thương tưởng lợi ích cho bao chúng sinh : Nam mô Bút đa da, nam mô Đa ma da, nam mô Săm ga da, nam mô Brắt ma da, nam mô In đra da, na ma hơ cha tu năm, ma ha ra ja năm, tát da tha, hi ri, hi ri, mi li, mi li, Gau ri, Ma ha gau ri, Găn đa ri, Ma ha găn đa ri, Đra vi đi, Ma ha đra vi đi, đăn đa, khu kun tê, ha, ha, ha, ha, ha, hi, hi, hi, hi, hi, hô, hô, hô, hô, hô, ha la, đa ma, ku đa mê, cha, cha, cha, cha, chi, chi, chi, chi, chu, chu, chu, chu, chăn đê soa ra, sít kha ra, sít kha ra, út tít ta hi, ba ga văn, săm chin ja da, soa ha. (Namo Buddhaya, namo Dharmaya, namah Samghaya, namo Brahmaya, namo Indraya, namah caturnam mahasjanam, tadyatha hiri hiri mili mili Gauri Mahagauri Gandhari Mahagandhari Dravidi Mahadravidi danda khukunte ha ha ha ha ha, hi hi hi hi hi, ho ho ho ho ho, hala dhana kudame, ca ca ca ca, ci ci ci ci, cu cu cu cu, candesvara sikhara sikhara uttistahi bhagavan saceinjaya svaha).

Bạch đức Thế tôn, ai thọ trì được minh chú này thì con cung phụng đủ cả đồ dùng để sống để vui, cung cấp ẩm thực, y phục, hoa quả, trân bảo, hoặc cầu con trai con gái, cầu bạc vàng trân bảo, hay cầu những chuỗi ngọc, con cung phụng cho cả, không để nguyện cầu mà thiếu thốn. Minh chú này có uy lực cực lớn. Trì tụng minh chú này thì con đến mau chỗ người ấy, làm cho toại ý mà không có gì trở ngại. Trì tụng minh chú này thì phải biết cách thức. Ấy là trước hết vẽ tượng con trên một mặt phẳng, cao bốn năm thước xưa, tay cầm mâu thử ([88]). Trước tượng này làm cái đàn bốn hướng, đặt bốn cái bình trong đựng đầy nước mật hay nước đường. Rồi xoa hương liệu, đốt hương liệu, và hiến những vòng hoa. Trước đàn để cái lò đất, trong để tro nóng có lửa mà đốt tô ma giới tử. Tụng minh chú trên một trăm tám biến, mỗi biến đốt một lần. Cho đến lúc con, đại tướng Chánh liễu tri, tự đến biểu hiện bản thân, hỏi người tụng chú, rằng cần gì thì cứ nói. Con tức khắc tùy lời người ấy nói mà làm cho thỏa mãn. Cần bạc vàng, cần kho tàng ẩn trong lòng đất, cần thần tiên lướt không gian mà đến, cần thiên nhãn thông, cần tha tâm thông, tất cả sự cần cầu như vậy để lợi ích chúng sinh thì tùy ý thành tựu, cho đến làm cho chúng sinh diệt phiền não, chứng giải thoát, cũng thực hiện được cả.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo đại tướng dược xoa Chánh liễu tri, rằng lành thay đại tướng. Đại tướng có thể lợi ích chúng sinh như vậy, tuyên thuyết minh chú để hộ vệ chánh pháp, phước lợi thật vô biên.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 53]

Phẩm 20 – Vương Pháp Chính Luận

Bấy giờ nữ thần đại địa tên Kiên lao địa thần, ở trong đại hội lại từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong mọi quốc gia, những người làm quốc vương, nếu không có chánh pháp thì không thể quản trị quốc gia, an dưỡng quốc dân, bảo đảm bản thân ngồi lâu vương vị. Kính xin đức Thế tôn từ bi thương tưởng, dạy cho con nghe về vương pháp chính luận, chủ yếu của sự quản trị quốc gia. Để cho các vị quốc vương nghe được chánh pháp này thì tuân hành đúng như huấn dụ, đem chánh pháp mà hoá cải quốc dân, làm cho ngôi vua an ninh, quốc dân lợi lạc. Lúc ấy, ở trong đại hội, đức Thế tôn bảo Kiên lao địa thần, địa thần hãy nghe cho kỹ. Quá khứ có quốc vương tên là Lực tôn tràng. Quốc vương có thái tử tên Diệu tràng. Đăng quang không bao lâu, phụ vương bảo Diệu tràng, có vương pháp chính luận tên là Pháp của trời dạy. Trước đây ta đăng quang làm quốc vương, thì phụ vương của ta tên Trí lực tôn tràng đã dạy cho ta chính luận ấy. Ta y theo nên khéo quản trị quốc gia trong hai mươi ngàn năm, ta nhớ không hề mống lên một ý nghĩ làm điều phi pháp. Ngày nay con cũng phải như vậy. Đừng đem điều phi pháp mà quản trị quốc gia. Vương pháp chính luận là gì, con hãy nghe cho khéo, ta sẽ nói cho. Thế rồi quốc vương Lực tôn tràng liền nói cho con về chính luận ấy, bằng những chỉnh cú sau đây.

(1) Tôi nói vương pháp luận
lợi lạc bao sinh linh,
để loại trừ hoài nghi
và loại bỏ lỗi lầm.

(2) Tất cả các thiên chủ
cùng với các nhân vương
nên sinh tâm hoan hỷ
chắp tay nghe tôi nói.

(3) Xưa bộ chúng chư thiên
họp tại Kim cương sơn,
bốn Thiên vương đứng dậy
xin hỏi Đại phạn vương.

(4) Đại phạn vương tối tôn
tự tại nhất chư thiên,
xin thương tưởng chúng tôi
loại trừ giúp hoài nghi.

(5) Làm sao ở nhân loại
mà được gọi là trời  ?
lại vì lý do nào
mà gọi là con trời  ?

(6) Tại sao sinh nhân gian
một mình làm nhân vương  ?
rồi sao tại chư thiên
lại được làm thiên chủ  ?

(7) Người hộ vệ thế giới
hỏi Đại phạn vương rồi,
Đại phạn vương bấy giờ
liền nói cho họ nghe.

(8) Người hộ vệ thế giới,
vì ích lợi bao kẻ
mà hỏi phép trị nước,
ta nói, hãy lắng nghe.

(9) Do lực thiện nghiệp cũ
sinh thiên làm thiên chủ ;
lại ở trong nhân loại
làm quốc vương thống lĩnh.

(10) Chư thiên cùng da hộ
mới nhập vào thai mẹ,
khi ở trong thai mẹ
chư thiên vẫn giữ gìn.

(11) Dẫu sinh trong nhân loại
tôn hơn nên gọi trời,
do chư thiên hộ vệ
nên được gọi con trời.

(12) Chúa trời Đao lợi thiên
phân sức giúp nhân vương,
và tất cả chư thiên
cũng giúp sức tự tại.

(13) Loại trừ mọi phi pháp
không cho sinh ác nghiệp,
dạy người tu điều thiện
để họ sinh chư thiên.

(14) Nhân loại, a tô la,
càn thát bà vân vân,
la sát, chiên trà la,
cùng giúp đến nửa sức.

(15) Cha mẹ giúp nửa sức
để bỏ ác làm lành,
chư thiên càng hộ trì
chỉ cho thấy phước báo.

(16) Nếu tạo tác ác nghiệp
thì ngay trong hiện tại
chư thiên đã không giúp
chỉ cho thấy ác báo.

(17) Quốc dân tạo ác nghiệp,
quốc vương không cấm đoán,
thế là phi chánh pháp
không đúng cách trị đuổi.

(18) Thấy ác mà không chận,
phi pháp tự tươi lớn,
thế là trong vương quốc
gian trá ngày càng nhiều.

(19) Quốc vương thấy quốc dân
làm ác mà không ngăn,
thì chư thiên Đạo lợi
cùng sinh ra phẫn nộ.

(20) Nên quốc chính thương tổn
dối trá lan khắp nước,
bị ngoại thù xâm lược
hủy diệt cả vương quốc.

(21) Nhà ở với đồ dùng
tài sản đều tan hoang,
nịnh và láo đa dạng
chiếm đoạt hại lẫn nhau.

(22) Do Pháp mới làm vua,
mà không tuân hành Pháp,
quốc dân phải tan rã
như hồ sen voi dẫm.

(23) Gió dữ nổi lên mãi,
mưa dữ đổ trái mùa,
yêu tinh lắm biến quái,
nhật nguyệt thực tối mờ.

(24) Ngũ cốc cùng hoa quả
trái hạt đều hư hỏng,
quốc gia bị đói khát
vì vua bỏ chánh pháp.

(25) Vua mà bỏ chánh pháp
đem phi pháp dạy dân,
thì ở cung điện mình
chư thiên vẫn lo rầu.

(26) Những vị thiên vương ấy
cùng nhau nói như vầy,
vua mà làm phi pháp,
phe ác hùa với nhau.

(27) Thì ngôi vua bất an,
chư thiên cùng phẫn nộ,
chư thiên mà phẫn nộ,
quốc gia ấy bại vong.

(28) Giáo dục bằng phi pháp
lan tràn trong quốc gia,
thì đấu tranh gian dối,
thì bịnh dịch hoành hành.

(29) Thiên chủ không hộ vệ,
chư thiên khác cũng bỏ,
quốc gia sẽ diệt vong,
quốc vương bị khổ ách.

(30) Cha mẹ và vợ con
anh em và chị em
đều bị khổ biệt ly,
đến nỗi phải mất mạng.

(31) Biến quái và sao sa,
nóng như hai mặt trời,
giặc thù đến từ ngoài,
quốc dân phải tan hoang.

(32) Đại thần cả nước trọng
thì chết oan chết uổng,
đến voi ngựa vân vân
cũng tản mát sạch không.

(33) Giặc giã khắp mọi nơi,
dân chết vì phi pháp,
ác quỉ thì xâm nhập,
bịnh dịch thì hoành hành.

(34) Tối đại thần trong nước,
cùng các vị phụ tướng,
lòng đầy những dua nịnh,
cùng nhau làm phi pháp.

(35) Thấy kẻ làm phi pháp
mà yêu mến kính nể,
thấy người làm thiện pháp
lại hành hạ khổ sở.

(36) Do yêu nể kẻ ác
mà hành hạ người lành,
nên tinh tú, phong, vũ,
không còn thuận thời tiết.

(37) Ba điều xấu ấy sinh
thì chánh pháp ẩn mất,
con người hết tươi sáng,
màu mở đất cũng mất.

(38) Vì nể ác khinh lành,
có ba điều xấu nữa :
sương, mưa đá trái mùa,
đói, dịch, cùng lưu hành.

(39) Lúa má với trái hạt
phẩm chất đều tổn giảm,
thế nên trong quốc gia
dân đa số bịnh tật.

(40) Những loại cây thổ sản
trước đây là ngon ngọt,
nay vì thế tổn giảm
đắng chát không ra gì.

(41) Trước đây lâm viên đẹp,
toàn chỗ du ngoạn tốt,
nay bỗng nhiên khô cằn,
ai thấy cũng lo rầu.

(42) Lúa, nếp, thứ chắc hạt,
phẩm chất tiêu mất dần,
ăn không còn thấy thích,
làm sao tăng thể lực  ?

(43) Dân chúng mất tươi sáng,
đẹp và khỏe suy tàn,
ăn với uống tuy nhiều,
vẫn không làm sung sức.

(64) Trong cả quốc gia ấy
mọi tầng lớp quốc dân
ít sức, không khoẻ mạnh,
làm việc không kham năng.

(65) Quốc dân nhiều bịnh hoạn
cơ thể nhiều đau đớn,
quỉ mị tràn khắp nơi
tùy theo sinh la sát.

(66) Vua mà làm phi pháp
thân gần với kẻ ác,
thì cả ba thế giới ([89])
do vậy suy tổn cả.

(67) Vô số hiện tượng xấu
xuất hiện trong quốc gia,
toàn do thấy kẻ ác
bỏ qua, không trị, đuổi.

(68) Do chư thiên da hộ
được làm vị quốc vương,
mà không đem chánh pháp
bảo vệ lấy quốc gia.

(69) Nhưng người làm điều lành
thì sẽ sinh chư thiên,
còn kẻ làm điều ác
chết đọa ba đường dữ.

(70) Quốc vương mà buông thả
để quốc dân làm ác,
thì chư thiên Đao lợi
nóng bức cả tâm trí.

(71) Chư thiên dạy không nghe
cha mẹ nói không cứ
thì là người phi pháp
phi vua phi hiếu tử.

(72) Nếu trong quốc gia mình
thấy ai làm phi pháp,
phải trị phạt đúng phép
không nên bỏ cho qua.

(73) Thế nên hàng chư thiên
cùng hộ trì vua ấy,
vì vua diệt ác pháp
và theo được thiện pháp.

(74) Vua ấy trong đời này
đón nhận quả báo tốt,
vì đối với thiện, ác
biết khuyên dân làm, bỏ.

(75) Huấn thị thiện ác báo,
nên làm vị quốc vương,
chư thiên cùng hộ trì,
chư thiên cùng tùy hỷ.

(76) Do tự lợi lợi tha
trị nước bằng chánh pháp,
nên thấy kẻ dua nịnh
thì phải trị đúng phép.

(77) Giả sử mất ngôi vua,
gặp cảnh ngộ mất mạng,
cũng quyết không làm ác,
không thấy ác bỏ qua.

(78) Tai hại nặng nề nhất
cho sự mất ngôi vua
là toàn vì dua nịnh,
do đó phải trị phạt.

(79) Dua nịnh là dối trá
làm tan nát quốc gia,
làm thương tổn vương pháp,
như voi vào vườn hoa.

(80) Thiên chủ tức giận cả,
a tô la cũng vậy,
ấy là làm quốc vương
không trị nước bằng Pháp.

(81) Thế nên phải đúng phép
trị phạt những kẻ ác,
cải hóa bằng điều thiện,
chứ không theo phi pháp.

(82) Thà là mất thân mạng
không theo bạn phi pháp,
với thân với không thân
bình đẳng nhìn tất cả.

(83) Làm vị vua chánh pháp
không thiên vị phe cánh,
thì tiếng khen”vua pháp”
vang cả trong ba cõi.

(84) Chư thiên ở Đao lợi
hoan hỷ mà nói rằng
vị vua nhân loại này
chính là con của ta.

(85) Biết thiện hóa quốc dân,
biết chánh pháp trị nước,
khuyến hóa thực hành Pháp,
sẽ sinh cung điện ta.

(86) Chư thiên, chư thiên tử,
cùng bộ chúng tô la,
do vua hành hóa Pháp
mà tâm họ hoan hỷ.

(87) Chư thiên cùng hoan hỷ
hộ trì cho vua ấy,
tinh tú đi đúng ngôi,
nhật nguyệt không sai độ.

(88) Gió hòa đúng thời tiết,
mưa ngọt thuận thời vụ,
thóc trái khéo sinh, lớn,
quốc dân không đói khát.

(89) Tất cả hàng chư thiên
hay ẩn mình cung vua
cầu chúc cho nhà vua
quên mình quảng bá Pháp.

(90) Hãy tôn trọng Pháp bảo
mà yên vui quốc dân,
hãy thân thiết Pháp bảo,
phước báo tự trang hoàng.

(91) Thân quyến thường hoan hỷ
thường lánh xa ác pháp :
đem Pháp giáo dục người
thì an lạc thường xuyên.

(92) Làm cho cả quốc dân
tu hành mười thiện nghiệp,
thì cả nước sung túc,
thì quốc gia thanh bình.

(93) Vua mà hành hóa Pháp
thuần hóa kẻ làm ác,
thì được danh vọng tốt
vì lợi lạc quốc dân.

Bấy giờ đại hội, trong đó có các vị quốc vương, nghe đức Thế tôn nói về chánh pháp quản trị quốc gia của quốc vương xưa, ai cũng được sự tâm đắc hiếm có, cùng đại hoan hỷ mà tin tưởng, tiếp nhận và phụng hành.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 54]

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim – cuốn 9

Phẩm 21 – Thiện Sinh Luân Vương

Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn vì cả đại hội nói về vương pháp chính luận rồi, lại bảo, đại hội các người nên lắng nghe. Như lai lại nói cho các người về một sự phụng hành chánh pháp xưa kia của Như lai. Ngay lúc ấy đức Thế tôn nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Như lai xưa kia
làm vị luân vương,
bỏ hết đại địa
và cả đại dương,
đem bao trân bảo
đầy bốn đại lục
cung kính hiến cúng
chư vị Như lai.

(2) Như lai xưa kia
trong vô lượng kiếp,
vì cầu pháp thân
tối cực chân tịnh,
nên bao bảo vật
đều xả bỏ cả,
cả đến thân mạng
cũng không tiếc lẫn.

(3) Trong thì quá khứ
khó lường đời kiếp,
có bậc đẳng giác
danh hiệu Bảo kế ;
sau khi Ngài đã
nhập vào niết bàn,
có một vị vua
tên là Thiện sinh.

(4) Làm bậc luân vương
cả bốn đại lục,
ngoại biên đại dương
đều qui phục cả ;
vua có hoàng thành
tên Diệu âm nhạc,
vua thường cư trú
nơi hoàng thành ấy.

(5) Đêm mộng thấy nói
phước trí Như lai.
Thấy có pháp sư
tên là Bảo tích,
ngồi nghiêm trên tòa
tựa vầng thái dương,
diễn giảng kinh mầu
Ánh sáng hoàng kim.

(6) Sau khi tỉnh mộng,
vua rất hoan hỷ,
nỗi hoan hỷ lớn
tràn khắp cơ thể.
Đến lúc trời sáng,
vua ra hoàng cung,
đi đến dà lam
của chư Bí sô.

(7) Luân vương tôn kính
cúng thánh chúng rồi,
liền hỏi các ngài  :
trong thánh chúng này
có hay không có
pháp sư Bảo tích
thành tựu công hạnh
hóa độ chúng sinh  ?

(8) Bấy giờ Bảo tích,
vị đại pháp sư,
cư trú ở trong
một cái tịnh thất,
chánh niệm trì tụng
kinh mầu Hoàng kim,
trang nghiêm bất động,
thân tâm vui đẹp.

(9) Một vị Bí sô
hướng dẫn luân vương
đến chỗ cư trú
của ngài Bảo tích,
thấy trong tịnh thất
ngài ngồi thẳng mình,
toàn thân đầy cả
ánh sáng tướng đẹp.

(10) Bí sô bảo vua :
đây, ngài Bảo tích,
giữ được hành xứ
sâu xa của Phật,
đó là bản kinh
Ánh sáng hoàng kim,
kinh vua các kinh,
tối thượng bậc nhất.

(11) Luân vương tức thì
lạy ngài Bảo tích,
cung kính chắp tay
mà thỉnh cầu ngài :
Xin bậc mặt đẹp
tựa như trăng đầy,
nói cho con nghe
diệu pháp Hoàng kim.

(12) Pháp sư Bảo tích
nhận lời thỉnh cầu,
hứa sẽ nói cho
bản kinh vua ấy.
Thế là khắp cả
đại thiên thế giới,
hết thảy chư thiên
cùng đại hoan hỷ.

(13) Vua dùng một nơi
rộng rãi sạch sẽ,
tận lực trang hoàng
trân bảo quí lạ,
rưới bụi bằng nước
hương liệu thượng hạng,
rải những bông hoa
màu sắc đa dạng.

(14) Nơi đặc biệt này
vua đặt tòa cao,
trang hoàng bảo cái
tràng phan gấm lụa ;
xát hương xoa hương
với đủ mọi cách,
hơi thơm tỏa ra
khắp cả mọi nơi.

(15) Thiên, long, tô la,
và khẩn na la,
ma hô lạc dà
cùng với dược xoa,
nhất là chư thiên
rải hoa mạn đà,
hiến cúng pháp tòa
rất cao cả ấy.

(16) Lại có hàng ngàn
hàng vạn chư thiên
ưa nghe chánh pháp
cùng đến tụ tập.
Pháp sư bắt đầu
rời chỗ ngồi cũ,
họ đã hiến cúng
bằng những thiên hoa.

(17) Bấy giờ Bảo tích,
vị đại pháp sư,
tắm rửa mình mẩy,
mặc đồ sạch sẽ,
đi đến đại hội,
lại chỗ pháp tòa,
chắp tay chân thành
mà kính lễ bái.

(18) Thiên chủ, thiên chúng,
cùng với thiên nữ,
chung nhau rải xuống
thiên hoa mạn đà ;
trăm ngàn thiên nhạc
khó nghĩ khó tả,
ở trong không trung
xuất ra tiếng mầu.

(19) Bấy giờ Bảo tích,
vị đại pháp sư,
liền lên pháp tòa
mà ngồi xếp bằng,
tập trung tâm trí
nghĩ đến mười phương
trăm ngàn vạn ức
bậc Đại từ tôn.

(20) Nghĩ đến tất cả
chúng sinh đau khổ,
phát sinh ý niệm
từ bi bình đẳng.
Rồi vì chủ mời
là Thiện sinh vương,
mà giảng kinh mầu
Ánh sáng hoàng kim.

(21) Vua đã nghe được
diệu pháp như vậy,
thành tâm chắp tay
nói rằng tùy hỷ.
Nghe pháp hiếm có,
Vua trào nước mắt,
nỗi mừng lớn lao
tràn ngập thân tâm.

(22) Bấy giờ quốc chúa
luân vương Thiện sinh,
vì muốn hiến cúng
kinh vua Hoàng kim,
nên cầm viên ngọc
như ý ma ni,
nguyện rằng hãy vì
bao loại chúng sinh.

(23) Hãy ngay nơi đây,
đại lục Thiệm bộ,
mưa xuống thất bảo,
những xâu chuỗi ngọc,
để người nghèo thiếu
đồ dùng tiền của
hảy đều tùy ý
thụ hưởng hạnh phúc.

(24) Tức thì thất bảo
đổ xuống khắp nơi,
sung mãn dân chúng
cả bốn đại lục,
cần gì tùy ý :
chuỗi ngọc làm đẹp
y phục ẩm thực
không thiếu thứ gì.

(25) Bấy giờ quốc chúa
luân vương Thiện sinh
thấy bốn đại lục
được mưa trân bảo,
thì đem hiến cúng
Bảo kế như lai,
và Bí sô tăng
theo di huấn Ngài.

(26) Đại hội nên biết
luân vương Thiện sinh
ngày nay chính là
bản thân Như lai,
xưa kia đã bỏ
cả đại địa này,
cả bao trân bảo
đầy bốn đại lục.

(27) Còn ngài Bảo tích,
vị đại pháp sư,
đã thuyết diệu pháp
cho Thiện sinh vương,
diễn giảng kinh vua
cho nhà vua ấy,
nay ở hướng đông
thành đức Bất động.

(28) Như lai xưa kia
lắng nghe kinh vua,
chắp tay nói rằng
con xin tùy hỷ,
quảng thí thất bảo,
do những phước ấy
được kim cương thân
tối thắng bậc nhất.

(29) Thân ấy ánh vàng
trăm phước trang nghiêm,
ai nhìn thấy được
cũng hoan hỷ cả ;
tất cả chúng sinh
không ai không thích,
vô số chư thiên
cũng thích như vậy.

(30) Như lai trải qua
chín mươi chín lần
vô số đời kiếp
làm vị luân vương,
hoặc làm quốc vương
cho những tiểu quốc
cũng đến số lượng
trăm ngàn đời kiếp.

(31) Trong vô lượng kiếp
lại làm Đế thích,
và cũng đã làm
bậc Đại phạn vương,
hiến cúng Thập lực
đại từ thế tôn
số lượng đời kiếp
cũng khó biết hết.

(32) Như lai xưa kia
nghe kinh, tùy hỷ,
khối phước có được
số lượng khó biết ;
do khối phước ấy
được vô thượng giác,
được pháp tánh thân
diệu trí chân thường.

Bấy giờ đại hội nghe sự tuyên thuyết như vậy ai cũng than là hiếm có. Ai cũng nguyện phụng trì kinh vua Ánh sáng hoàng kim, quảng bá bất tuyệt.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 55]

Phẩm 22 – Tám Bộ Hộ Trì ([90])

Bấy giờ đức Thế tôn bảo Đại cát tường thiên nữ, rằng nếu có thiện nam hay thiện nữ đức tin trong sáng nào muốn đem cúng phẩm bất tư nghị phụng hiến chư vị Như lai trong ba thì gian, lại muốn thấu hiểu hành xứ ([91]) rất sâu của các Ngài, thì người ấy quyết định phải hết lòng tùy bản kinh vua này ở đâu hãy diễn giảng quảng bá cho chúng sinh chỗ ấy, dầu chỗ ấy là thành thị, xóm làng hay trong chằm núi. Còn những người nghe pháp thì phải bỏ tâm tưởng tán loạn mà tập trung thính giác, chuyên chú tâm trí. Bấy giờ đức Thế tôn liền nói những chỉnh cú sau đây cho chư thiên và đại hội.

(1) Đối với chư Như lai
muốn hiến cúng siêu việt,
lại muốn hiểu lĩnh vực
sâu xa của các Ngài,

(2) thì thấy ai diễn giảng
kinh Ánh sáng hoàng kim,
hãy đích thân đi đến
những chỗ diễn giảng ấy.

(3) Kinh ấy khó nghĩ bàn,
phát sinh mọi phước đức,
trong biển khổ rộng lớn
cứu vớt bao chúng sinh.

(4) Như lai thấy kinh này
đầu giữa cuối đều hay,
đều sâu không lường nổi,
thí dụ cũng không bằng.

(5) Giả như cát sông Hằng,
bụi đại địa, nước biển,
đá núi cả không gian,
không ví được ít phần.

(6) Muốn hội nhập pháp tánh
hãy lắng nghe kinh này :
nơi chùa tháp pháp tánh
mới khéo được hội nhập.

(7) Trong chùa tháp như vậy
Thấy ta, đấng Mâu ni,
với ý đẹp lời hay
quảng diễn kinh vua này.

(8) Thấy thế nên nhiều kiếp
số lượng khó nghĩ bàn,
thường ở trong trời người
hưởng được vui siêu việt.

(9) Lắng nghe kinh vua này
hãy tư duy như vầy :
ta được một hợp thể
phước đức bất tư nghị.

(10) Giả sử khối lửa lớn
trải dài trăm thiện na,
nhưng vì nghe kinh này
bước qua không do dự.

(11) Đến chỗ giảng kinh này
được nghe kinh này rồi,
ác nghiệp loại trừ hết,
ác mộng cũng loại trừ.

(12) Ác tinh và biến quái
cổ đạo cùng tà mị,
lúc nghe được kinh này
thì rời xa tất cả.

(13) Hãy trang trí tòa cao
đẹp sạch tựa hoa sen,
pháp sư ngồi trên đó
trông như chúa đại dương.

(14) An tọa pháp tòa rồi
giảng kinh sâu xa này,
lại sao chép tụng trì
và giải thích ý nghĩa

(15) Pháp sư rời tòa ấy
đi đến các nơi khác,
thì nơi tòa cao ấy
tưởng thấy bao thần biến.

(16) Hoặc thấy hình pháp sư
còn ngồi trên tòa cao.
Hoặc thấy hình Như lai
cùng chư vị Bồ tát.

(17) Hoặc tưởng đức Phổ hiền,
hoặc tưởng Diệu cát tường,
hoặc thấy Từ thị tôn,
ngồi trên tòa cao ấy.

(18) Hoặc thấy tướng kỳ diệu
hay thấy hình chư thiên,
và mới thấy như vậy
thoạt cái đã biến mất.

(19) Thấy những điềm lành ấy
làm gì cũng vừa ý,
phước đức viên mãn cả :
Như lai nói như vậy.

(20) Siêu việt và danh tiếng,
hủy diệt mọi phiền não,
giặc ngoại xâm trừ được,
chiến đấu thường đắc thắng.

(21) Ác mộng toàn không có
độc tố cũng tiêu tan,
ác nghiệp thân miệng ý
kinh lực cũng diệt được.

(22) Trong đại lục Thiệm bộ
danh tiếng tràn đầy cả,
bao nhiêu những oán thù
rời xa được hết thảy.

(23) Thù địch đến xâm lăng
nghe danh cũng triệt thoái,
không động đến vũ khí,
đối trận sinh hoan hỷ.

(24) Phạn vương và Đế thích,
bốn Thiên vương hộ thế,
và Kim cương dược xoa,
Chánh liễu tri đại tướng,

(25) long vương hồ Vô nhiệt,
cùng với Sa yết la,
nhạc thần Khẩn na la,
Tô la kim sí chủ,

(26) Đại biện tài thiên nữ,
Đại cát tường thiên nữ,
chư thiên đứng đầu này
thống lãnh cả thiên chúng,

(27) thường hiến cúng Như lai
và Pháp bảo siêu việt,
thường sinh tâm hoan hỷ
tôn kính kinh vua này.

(28) Thiên chúng như thế này
đều cùng nhau suy nghĩ,
quan sát người làm phước
rồi cùng nói như vầy :

(29) Hãy coi những người ấy
là bậc đại phước đức,
thiện căn tinh tiến lực
sẽ sinh lên Thiên giới.

(30) Để nghe kinh vua này,
người ấy kính đến đây,
hiến cúng chùa tháp Pháp
vì lòng tôn trọng Pháp.

(31) Người ấy thương chúng sinh
mà làm đại lợi ích,
và là đồ chứa đựng
kinh vua sâu xa này.

(32) Nhập được pháp môn này
là nhập được pháp tánh,
nên với kinh Hoàng kim
hãy hết lòng lắng nghe.

(33) Người ấy đã hiến cúng
vô số chư Như lai,
do thiện căn lực ấy
mới được nghe kinh này.

(34) Do vậy các thiên chủ,
thiên nữ Đại biện tài,
thiên nữ Đại cát tường,
cùng bốn vị Thiên vương,

(35) và vô số Dược xoa
dũng mãnh đầy thần lực,
phân nhau ra bốn phía
thường đến hộ vệ cho.

(36) Nhật nguyệt và Đế thích,
chư thần nước gió lửa,
Phệ sốt nộ, Diêm la,
Đại biện tài vân vân,

(37) Các Thiên vương hộ thế
dũng liệt, đủ uy thần,
hộ vệ người trì kinh
ngày đêm không rời xa.

(38) Đại lực dược xoa vương,
Na la diên, Tự tại,
hâm tám thần Dược xoa,
Chánh liễu tri cầm đầu,

(39) và trăm ngàn Dược xoa
sức lớn lại thần thông,
thường đến chỗ hiểm nguy
ủng hộ người trì kinh.

(40) Kim cương dược xoa vương
với năm trăm tùy thuộc,
cùng chư đại bồ tát
cũng thường đến hộ trì.

(41) Bảo vương dược xoa chủ,
cùng với Mãn hiền vương,
Khoáng dã, Kim tì la,
Tân độ la, Hoàng sắc ([92]).

(42) Mỗi dược xoa vương này
cùng năm trăm tùy thuộc,
thấy ai nghe kinh vua
thì cùng đến hộ vệ.

(43) Thái quân, Kiền thát bà,
Vi vương, Thường chiến thắng,
Châu cảnh và Thanh cảnh,
và Bột lý sa vương,

(44) Đại tối thắng, Đại hắc,
Tô bạt noa kê xá,
Bán chi ca, Dương túc,
cùng với Đại bà dà,

(45) Tiểu cừ và Hộ pháp,
cọng với Di hầu vương,
Châm mao và Nhật chi,
Bảo phát, cùng đến giúp.

(46) Đại cừ, Nặc câu la,
Chiên đàn, Dục trung thắng,
Xá la với Tuyết sơn,
cùng với Sa đa sơn ([93]),

(47) đều có thần thông lớn
hùng mãnh đủ đại lực,
thấy người trì kinh ấy,
cùng đến mà hộ vệ.

(48) A na bà đáp đa,
cùng với Sa yết ra,
Mục chân, Ê La diệp,
Nan đà, Nan đà nhỏ ([94]),

(49) rồng trong trăm ngàn rồng,
đủ thần thông uy đức,
cùng giúp người trì kinh,
ngày đêm không rời bỏ.

(50) Bà trĩ, La hầu la,
Tì ma chất đa la,
Mẫu chỉ chiêm bát ra,
Đại kiên và Hoan hỷ ([95]).

(51) Và tô la vương khác
cùng vô số thiên chúng,
có sức lớn, mạnh mẽ,
đều đến giữ người ấy.

(52) Mẫu thần Ha lị để,
Dược xoa chúng năm trăm,
người trì kinh thức dậy
là đến hộ vệ cho.

(53) Chiên trà, Chiên trà lị,
Chiên trĩ nữ dược xoa,
Côn đế, Câu tra xỉ,
Hút tinh chất chúng sinh ([96]),

(54) thần chúng như thế ấy
sức lớn, có thần thông,
giữ gìn người trì kinh
ngày đêm thường không rời.

(55) Vô lượng các thiên nữ
Biện tài thiên cầm đầu,
bao nhiêu là tùy thuộc
Cát tường thiên lãnh đạo,

(56) Nữ thần đại địa này,
thần trái hạt vườn rừng,
thần cây, thần sông rào,
thần chùa tháp, vân vân,

(57) chư thiên thần như vậy
lòng sinh đại hoan hỷ,
cùng đến mà hộ vệ
người đọc tụng kinh vua.

(58) Thấy ai trì kinh vua,
tăng thọ lượng sắc lực,
tăng uy quang phước đức,
tăng tướng tốt trang nghiêm,

(59) mà tinh tú biến quái
xúc phạm đến người ấy,
thì đến nỗi ác mộng
cũng làm cho tan biến.

(60) Nữ thần đại địa này
Kiên cố đầy uy thế,
bằng năng lực pháp vị
của kinh vua Hoàng kim,

(61) làm cho màu mỡ đất
vốn thấm xuống rất sâu,
nay lại được thấm lên
tươi nhuần cho đại địa.

(62) Đại địa dày sáu mươi
tám ức du thiện na,
từ ngoại biên kim cương
màu đất vẫn thấm lên.

(63) Lại do nghe kinh vua
được khối đại công đức,
làm cho chính chư thiên
cũng nhờ được ích lợi ;

(64) làm cho chư thiên ấy
tăng uy lực ánh sáng,
tăng hoan hỷ yên vui,
hết hiện tượng suy đồi.

(65) Đại lục phía nam này
thần cây trái lúa thóc
cũng do lực kinh vua
mà tâm thường hoan hỷ,

(66) làm lúa cây thành thục,
bông hoa đều sum sê,
trái hạt đầy phẩm chất,
tất cả tràn đại địa.

(67) Bao nhiêu loại cây cỏ,
và cả những vườn rừng,
đều sinh ra hoa đẹp,
hương thơm thường lan tỏa.

(68) Những loại cây có hoa
kết ra các thứ trái,
thì trái ngon và ngọt,
và chỗ nào cũng có.

(69) Cũng tại đại lục này,
vô số những long nữ
tâm sinh đại hoan hỷ,
cùng vào trong ao hồ.

(70) Sen hồng, sen trắng nở,
sen xanh và sen trắng,
ao hồ nào cũng trồng
và hoa đầy ao hồ.

(71) Uy lực kinh vua này
làm không gian trong sáng,
mây mù bị xua tan,
toàn bộ đều sáng sủa.

(72) Thái dương phóng ánh sáng
trong suốt và rực rỡ,
do lực kinh vua này
sáng huy hoàng khắp nơi.

(73) Uy lực kinh vua này
hỗ trợ cho quốc chúa,
có và dùng vàng ròng
mà kiến tạo cung điện.

(74) Thần thái dương vui vẻ
nhìn thấy đại lục này,
nên thường đem sáng lớn
chiếu rực khắp mọi nơi.

(75) Do vậy trong đại địa
bao nhiêu hồ ao sen,
ánh sáng chiếu đúng lúc
nên hoa sinh nở cả.

(76) Trong cả đại lục này
trái hạt và dược liệu
đều khéo thành thục hết
và tràn đầy đại địa.

(77) Do uy lực kinh vua,
nhật nguyệt chiếu đến đâu
tinh tú đúng hành độ
gió mưa thuận thời tiết.

(78) Khắp đại lục Thiệm bộ
đất nước rất giàu vui,
chỗ nào có kinh vua
hơn chỗ khác bội phần.

(79) Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
quảng bá đến chỗ nào,
có người giảng và tụng
thì phước được như vậy.

Bấy giờ Đại cát tường thiên nữ, cùng chư thiên vân vân, nghe đức Thế tôn tuyên thuyết như vậy thì ai cũng đại hoan hỷ, nhất tâm hộ vệ kinh vua và những người thọ trì kinh vua, làm cho những người ấy không lo buồn, được an lạc.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 56]

Phẩm 23 – Thọ Ký Thành Phật

Bấy giờ đức Thế tôn ở trong đại hội thuyết pháp phong phú rồi, muốn thọ ký cho bồ tát Diệu tràng và hai người con, Ngân tràng và Ngân quang, sẽ được vô thượng bồ đề. Lúc ấy có mười ngàn thiên tử, do thiên tử Tối thắng quang minh cầm đầu, từ Đao lợi thiên đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài rồi ngồi qua một phía, lắng nghe Ngài thuyết pháp.

Đức Thế tôn bảo bồ tát Diệu tràng, trong vị lai, quá vô lượng vô số kiếp, tại thế giới hệ Kim quang minh, ông sẽ thành vô thượng giác, với danh hiệu Kim bảo sơn vương như lai, đủ mười đức hiệu. Sau khi đức Kim bảo sơn vương như lai nhập niết bàn, giáo pháp cũng hết, thì trưởng tử là Ngân tràng sẽ ở chính nơi thế giới hệ ấy mà kế tiếp chỗ Ngài, được thành Phật đà danh hiệu Kim tràng quang như lai, đủ mười đức hiệu, và thế giới hệ ấy bấy giờ chuyển danh là Tịnh tràng. Sau khi đức Kim tràng quang như lai nhập niết bàn, giáo pháp cũng hết, thì thứ tử là Ngân quang cũng ở chính nơi thế giới hệ ấy mà kế tiếp chỗ Ngài, được thành Phật đà, danh hiệu Kim quang minh như lai, đủ mười đức hiệu.

Mười ngàn thiên tử nghe ba vị đại sĩ được thọ ký, trước đó lại nghe kinh vua tối thượng, nên tâm hoan hỷ, sạch như hư không. Đức Thế tôn biết mười ngàn thiên tử ấy thiện căn thuần thục, nên cũng thọ ký cho sẽ được đại bồ đề. Rằng các thiên tử, trong vị lai, quá vô lượng vô số kiếp, các người sẽ ở nơi thế giới hệ Tối thắng nhân đà ra cao tràng mà thành tựu vô thượng bồ đề, cùng một dòng họ, cùng một danh hiệu. Danh hiệu ấy là Diệm mục thanh tịnh ưu bát la hương sơn như lai, đủ mười đức hiệu. Mười ngàn đức Như lai như vậy tuần tự tiếp nhau mà xuất hiện.

Bấy giờ Bồ đề thọ thần thưa, bạch đức Thế tôn, mười ngàn thiên tử này mới từ Đao lợi đến chỗ đức Thế tôn để nghe pháp, tại sao đức Thế tôn thọ ký liền cho sẽ thành Phật đà  ? Bạch đức Thế tôn, con chưa nghe những thiên tử này tu tập đầy đủ sáu ba la mật và những khổ hạnh khó làm như vô lượng bồ tát khác, xả bỏ tay chân, đầu mắt, tủy não, thân quyến, vợ con, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ, bộc tùng, cung điện, vườn rừng, bạc vàng, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, bích ngọc, bạch ngọc, đồ ăn, đồ mặc, đồ nằm, dược phẩm, đem cúng phẩm hiến cúng vô số chư vị Thế tôn. Mà bồ tát thì phải làm như vậy, và ai cũng phải trải qua vô số kiếp, sau đó mới được thọ ký thành tựu vô thượng bồ đề. Bạch đức Thế tôn, các thiên tử này vì lý do nào, tu thắng hạnh gì, trồng thiện căn chi, mà từ Đao lợi đến đây, mới nghe pháp lại được thọ ký liền  ? Xin đức Thế tôn giải thích cho con khỏi hoài nghi.

Đức Thế tôn bảo Bồ đề thọ thần, theo thiện nữ nói thì phải từ thiện căn thắng diệu là siêng khổ tu tập mới được thọ ký. Nhưng các thiên tử này từ bỏ lạc thú ở thiên cung mà cố đến đây lắng nghe kinh Ánh sáng hoàng kim. Nghe rồi thiết tha tôn trọng kinh ấy. Tâm họ như lưu ly, không gợn dơ bẩn. Họ lại nghe sự thọ ký của ba vị đại sĩ. Họ còn có yếu tố thệ nguyện và chánh hạnh mà quá khứ đã tu tập lâu xa. Do vậy mà Như lai thọ ký cho trong vị lại sẽ thành tựu vô thượng bồ đề. Bồ đề thọ thần nghe đức Thế tôn giải thích như vậy thì hoan hỷ tín thọ.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 57]

Phẩm 24 – Chữa Trị Bịnh Khổ

Đức Thế tôn lại bảo Bồ đề thọ thần, hãy nghe cho kyլ hãy khéo nghĩ nhớ. Như lai nay nói cho thiện nữ nghe về bản nguyện của mười ngàn thiên tử.

Thiện nữ, quá khứ vô số kiếp, bấy giờ có đức Phật đà xuất hiện thế giới, danh hiệu Bảo kế như lai, đủ mười đức hiệu. Sau khi đức Như lai ấy nhập niết bàn, giáo pháp nguyên chất hết rồi, trong giáo pháp tương tự có một quốc vương tên Thiên tự tại quang, luôn luôn áp dụng chánh pháp mà hóa cải quốc dân, tựa như cha mẹ đối với con cái. Trong vương quốc có một trưởng giả tên Trì thủy, hiểu rành y học, thông suốt tám thuật. Ai bịnh khổ, tứ đại bất ổn, ông cứu chữa được cả.

Thiện nữ, Trì thủy trưởng giả có người con trai duy nhất, tên là Lưu thủy. Người đẹp, nghiêm chỉnh, ai cũng thích nhìn. Bẩm tính thông minh, quán triệt mọi luận thuyết và kyՠthuật. Bấy giờ trong vương quốc nhiều người bị bịnh truyền nhiễm, khổ sở đến nỗi không thích sống nữa. Thiện nữ, trưởng giả tử Lưu thủy thấy vậy thì sinh đại bi tâm, nghĩ như vầy. Bao nhiêu là người bịnh khổ ! Cha ta rành y học, khéo tám thuật, chữa được mọi bịnh do tứ đại hoặc thêm hoặc bớt. Nhưng cha ta già yếu rồi. Đi đâu cũng phải đỡ, làm sao đến được những nơi làng xóm thành thị mà chữa bịnh. Thế thì bao người bịnh nặng mà không ai cứu chữa. Vậy ta hãy đến chỗ cha ta, vị đại lương y, hỏi bí quyết chữa bịnh. Biết được bí quyết ấy, ta sẽ đi đến thành thị làng xóm mà cứu chữa cho người, làm cho họ an lạc. Trưởng giả tử nghĩ rồi tức tốc đến chỗ cha, lạy ngang chân ông, chắp tay cung kính, đứng qua một bên, dùng lời chỉnh cú mà thỉnh cầu.

(1) Xin cha thương tưởng con.
Con muốn cứu mọi người.
Nay con hỏi y thuật,
mong cha nói cho con.

(2) Tại sao thân suy hỏng,
tứ đại có thêm bớt  ?
Và ở vào lúc nào
thì bịnh tật sinh ra  ?

(3) Ăn uống như thế nào
để hưởng được yên vui  ?
Làm sao trong cơ thể
nhiệt lực không suy tổn  ?

(4) Bịnh con người có bốn,
có bịnh phong, nhiệt, đàm,
lại có bịnh hỗn hợp,
làm sao trị liệu được  ?

(5) Lúc nào nổi bịnh phong  ?
lúc nào phát bịnh nhiệt  ?
lúc nào động bịnh đàm  ?
lúc nào bịnh hỗn hợp  ?

Trì thủy trưởng gia nghe con hỏi rồi, cũng nói lại bằng chỉnh cú.

(6) Y theo phép chữa bịnh
của tiên nhân đời xưa,
cha tuần tự nói cho,
khéo nghe để cứu người.

(7) Ba tháng là mùa xuân,
ba tháng là mùa hè,
ba tháng là mùa thu,
ba tháng là mùa đông.

(8) Ấy là theo một năm
ba tháng một mà nói.
Hai tháng một một tiết
một năm thành sáu tiết :

(9) giêng hai là tiết hoa,
ba tư là tiết nóng,
năm sáu là tiết mưa,
bảy tám là tiết thu,

(10) chín mười là tiết lạnh
một chạp là tiết tuyết.
Phải phân biệt như vậy,
cho thuốc đừng sai chậy

(11) Tùy theo mùa tiết ấy
mà điều hòa ăn uống,
vào bụng tiêu hóa được,
mọi bịnh mới không sinh.

(12) Khí hậu nếu thay đổi
thì tứ đại biến động,
bấy giờ mà không thuốc
thì tất sinh bịnh khổ.

(13) Thầy thuốc biết bốn mùa,
lại biết về sáu tiết,
biết bảy phần cơ thể
thì cho thuốc không sai.

(14) Bảy phần là vị ([97]), máu,
thịt, mỡ, xương, tủy, não.
Biết bịnh nhập bảy phần
lại biết chữa được không.

(15) Bịnh thì có bốn loại :
các loại phong, nhiệt, đàm,
và loại bịnh hỗn hợp,
nên biết lúc chúng phát :

(16) mùa xuân phát bịnh đàm
mùa hè phát bịnh phong,
mùa thu phát bịnh nhiệt,
mùa đông biểnh hỗn hợp.

(17) Xuân ăn chất nóng cay,
hè béo nóng mặn dấm,
thu ăn lạnh ngọt béo,
đông ăn chát béo ngọt.

(18) Trong bốn mùa như vậy,
dùng thuốc và ăn uống
theo như mùi vị ấy,
bịnh không lý do sinh.

(19) Sau ăn bịnh do đàm,
ăn tiêu bịnh do nhiệt,
sau tiêu bịnh do phong,
cứ thế nhận thức bịnh.

(20) Nhận thức gốc bịnh rồi,
tùy bịnh mà cho thuốc.
Nếu bịnh trạng khác đi,
cũng chữa cái gốc trước.

(21) Phong thì dùng dầu, kem,
nhiệt thì lợi đại tiểu,
đàm thì hóa, thông, thổ,
hỗn hợp thì cả ba.

(22) Phong nhiệt đàm cùng có,
thế gọi là hỗn hợp.
Tuy biết lúc bịnh phát,
cũng phải xét gốc bịnh.

(23) Xét biết như vậy rồi,
tùy lúc mà cho thuốc.
Ăn, uống, thuốc, không sai,
mới gọi thầy thuốc giỏi.

(24) Lại nữa biết tám thuật
bao quát mọi cách chữa.
Nếu hiểu rõ tám thuật
hãy chữa bịnh cho người.

(25) Tám thuật là châm chích,
giải phẫu, chữa thân bịnh,
chữa tâm bịnh, trúng độc,
khoa nhi với khoa lão,
sau hết là dưỡng sinh,
[đó, tám thuật chữa bịnh].

(26) Trước xem xét hình sắc,
nói năng và tánh tình,
sau hỏi đến chiêm bao,
thì biết phong nhiệt đàm.

(27) Khô ốm đầu ít tóc,
tâm tính không ổn định,
nói nhiều mộng bay đi,
đó là thuộc loại phong.

(28) Tuổi trẻ mọc tóc trắng,
nhiều mồ hôi, hay giận,
thông minh, mộng thấy lửa,
đó là thuộc loại nhiệt.

(29) Tâm ổn, thân ngay thẳng,
nghĩ kyլ đầu nhờn, cáu,
mộng thấy nước, vật trắng,
đó là thuộc loại đàm.

(30) Hỗn hợp thì có chung,
chung hai hay chung ba,
và hễ loại nào nhiều
là tính bịnh hỗn hợp.

(31) Biết gốc, đặc tính bịnh,
chuẩn bịnh mà cho thuốc.
Nhưng thấy không tướng chết
mới rõ bịnh cứu được.

(32) Giác quan thì thác loạn,
khinh khi thầy thuốc giỏi,
thấy bạn thân cũng giận,
đó là hiện tượng chết.

(33) Mắt trái biến màu trắng
lưỡi đen, sống mũi lệch,
vành tai không như cũ,
môi dưới thì xệ xuống ([98])

(34) Ha lê lặc một thứ
có đủ cả sáu vị,
trừ được tất cả bịnh,
là thuốc vua, không kị.

(35) Lại ba trái ba cay ([99])
là thuốc dễ có được,
đường cát, mật ong, sữa,
cũng chữa được nhiều bịnh.

(36) Ngoài ra, dược liệu khác,
tùy bịnh mà thêm vào.
Nhưng trước phải từ tâm,
đừng mưu tính tài lợi.

(37) Cha đã nói những việc
cần cho sự chữa bịnh.
Con đem ra cứu người
thì phước sẽ vô biên.

Thiện nữ, bấy giờ trưởng giả tử Lưu thủy đích thân hỏi và nghe cha nói về tám thuật, về tứ đại thêm bớt, về thời tiết bất đồng, về cách cho thuốc. Hiểu biết rành rẽ rồi, trưởng giả tử tự xét kyՠmình đủ sức cứu chữa mọi bịnh. Bèn đi đến thành thị thôn xóm, chỗ nào có bịnh nhân cũng đến, dịu ngọt an ủi, và rằng tôi là thầy thuốc, tôi là thầy thuốc, tôi rành thuốc chữa bịnh. Tôi sẽ chữa cho các người lành mạnh. Thiện nữ, bấy giờ người ta nghe trưởng giả tử an ủi, hứa chữa bịnh cho, thì bao nhiêu bịnh nhân trầm trọng nghe lời ấy cũng phấn chấn thân tâm, vui mừng hiếm có. Do vậy mà bịnh khổ tiêu tan, khí lực sung mãn, bình phục như cũ. Thiện nữ, bấy giờ lại có bao nhiêu bịnh nhân trầm trọng mà khó cứu chữa, tức thì đến chỗ trưởng giả tử xin chữa thêm. Trưởng giả tử tức thì cho thuốc, bảo dùng, và ai cũng lành cả. Thiện nữ, cứ như thế, trưởng giả tử Lưu thủy chữa lành cho bao nhiêu bịnh nhân ở trong vương quốc.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 58]

Phẩm 25 – Truyện Của Lưu Thủy

Đức Thế tôn bảo Bồ đề thọ thần, thiện nữ, xưa kia, trưởng giả tử Lưu thủy chữa cho bao nhiêu bịnh nhân trong vương quốc của quốc vương Thiên tự tại quang, làm cho ai cũng bình phục, yên vui. Bấy giờ vì hết bịnh nên con người làm nhiều phước nghiệp, làm rộng huệ thí, và tự lấy thế làm vui. Họ cùng đến chỗ trưởng giả tử. Ai cũng tôn kính mà thưa, lành thay đại trưởng giả tử ! Ngài khéo làm tươi tốt và lớn lên những sự phước đức. Ngài đem thêm sự yên ổn và sống lâu cho chúng tôi. Ngài thật là thầy thuốc vĩ đại, là bồ tát từ bi, giỏi y học và chữa bịnh. Khen như vậy khắp cả thành thị thôn xóm.

Thiện nữ, trưởng giả tử có vợ tên Thủy kiên tạng, có hai người con, một tên Thủy mãn, một tên Thủy tạng. Trưởng giả tử đem hai con du hành, qua khu chằm trống, chỗ sâu hiểm, thấy những cầm thú ăn thịt đều bay và chạy theo một hướng. Ông nghĩ tại sao những cầm thú này bay chạy về một phía  ? Ta nên đi theo coi. Ông tức khắc đi theo, thấy nơi hồ lớn, hồ Dã sinh, nước sắp cạn hết. Trong hồ có nhiều cá. Thấy vậy nên ông sinh tâm đại bi. Bấy giờ có một thọ thần hiện ra nửa mình, nói lành thay thiện nam tử. Ông có phải là người thật tên Lưu thủy thì hãy thương hồ cá này mà cho chúng nước. Lưu thủy là cái tên có hai lý do, một là làm nước chảy, hai là đem cho nước. Ông nên làm theo tên mình. Trưởng giả tử Lưu thủy hỏi thọ thần, hồ cá này có mấy con  ? Thọ thần nói, đúng mười ngàn. Thiện nữ, Ông nghe con số ấy thì càng thương. Hồ lại bị phơi nắng, nước còn không bao nhiêu. Mười ngàn cá sắp chết, xoay trở lội chậm, thấy trưởng giả tử thì như có hy vọng, nhìn theo không rời. Ông thấy vậy, chạy khắp bốn phía kiếm nước mà không có. Trông qua một bên thấy có đại thọ, tức thì trèo lên bẻ nhánh lá mà làm bóng mát. Rồi đi tìm xuất xứ của nước hồ này. Thì thấy đó là con sông lớn tên Thủy sinh. Bấy giờ bờ sông có những ngư dân, vì bắt cá nên tìm chỗ hiểm của thượng lưu sông ấy, xoi nước [cho chảy qua chỗ khác] mà không cho chảy xuống. Chỗ họ xoi thật khó đắp lại cho chóng. Ông nghĩ, chỗ này sâu hiểm, cả trăm cả ngàn người, mất vài ba tháng, cũng chưa lấp được, huống chi mình ta. Trưởng giả tử tức tốc trở về hoàng thành mình ở, đến chỗ quốc vương, đem cả đầu mặt lạy ngang chân, rồi đứng qua một bên, chắp tay cung kính mà tâu, hạ dân đã chữa bịnh cho cả quốc dân, làm cho ai cũng lành mạnh. Vừa rồi hạ dân du hành đến khu chằm trống, thấy hồ Dã sinh sắp khô nước. Mười ngàn cá trong đó bị phơi nắng, sắp chết. Kính xin đại vương thương mà cho hai mươi con voi lớn, tạm chở nước tới cứu mạng chúng — như hạ dân đã đem sự sống lại cho bao bịnh nhân. Quốc vương nghe vậy, tức tốc hạ lịnh cho đại thần, rằng đem ngay voi lớn cấp cho ông vua thầy thuốc này. Đại thần tuân lịnh, thưa trưởng giả tử, lành thay đại sĩ, ngài nên tự theo đến chuồng voi mà tùy ý chọn lấy hai mươi con lớn để lợi ích chúng sinh. Trưởng giả tử, với hai người con, dẫn hai mươi con voi lớn, với bao da đã mượn, đến ngay chỗ nước bị xoi, đem bao da chứa nước cho voi mang về hồ Dã sinh mà đổ. Và nước lại đầy như cũ.

Thiện nữ, trưởng giả tử lúc ấy đi ven theo bốn phía bờ hồ mà nhìn, thấy đám cá cũng theo bờ hồ mà lội. Ông nghĩ, đám cá tại sao cứ lội theo ta  ? Tất chúng đói nên theo ta kiếm ăn đây. Ta nên cho chúng. Ông bảo hai con, hãy đem con voi mạnh nhất, chạy mau về nhà, thưa với ông nội, trong nhà có gì ăn được, kể cả phần ăn của ông bà, của mẹ con các con, của tôi tớ, đều gom lại chở đến đây. Theo lời cha bảo, hai người con cỡi voi mạnh nhất, chạy về thưa chuyện với ông nội, thu gom những gì ăn được đặt trên lưng voi, đi mau trở lại chỗ cha đang chờ bên hồ. Ông thấy con trở lại thì cả thân ông và tâm ông đều mừng rỡ, đem đồ ăn vãi khắp trong hồ.

Thiện nữ, đám cá ăn no rồi, ông lại nghĩ, ngày nay ta cho đám cá này thực phẩm, nguyện đời sau ta cho đám cá này pháp thực. Lại nghĩ, ngày trước, nơi khu rừng trống vắng, ta đã thấy một vị Bí sô đọc tụng kinh đại thừa, nói về cái pháp sâu xa là mười hai duyên khởi. Kinh ấy lại nói, chúng sinh sắp chết mà nghe danh hiêểu đức Bảo kế như lai thì được sinh chư thiên. Ta nay nên vì mười ngàn cá này mà nói mười hai duyên khởi sâu xa, lại niệm cho chúng hồng danh đức Bảo kế như lai. Nhưng người đại lục Thiệm bộ có hai loại, có loại thâm tín đại thừa, có loại phỉ báng không tin. Ta cũng nên phát sinh và tăng trưởng tín tâm cho loại này. Ông nghĩ ta nên vào trong hồ nói diệu pháp cho đám cá. Nghĩ rồi, ông bước xuống nước, xướng lớn : Kính lạy đức Bảo kế như lai đã nhập niết bàn, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, bậc Hoàn hảo sự sáng, bậc Khéo qua niết bàn, bậc Lý giải vũ trụ, bậc Không ai trên nữa, bậc Thuần hóa mọi người, bậc Thầy cả trời người, bậc Tuệ giác hoàn toàn, bậc Tôn cao nhất đời. Đức Bảo kế như lai, xưa kia, khi làm việc làm bồ tát, có lời nguyện như vầy : mười phương quốc độ, bao nhiêu chúng sinh có ai sắp chết mà nghe được danh hiệu của Như lai, thì chết rồi được sinh Đao lợi. Trưởng giả tử lại nói diệu pháp cho đám cá. Diệu pháp ấy là sự thể này có thì có sự thể kia, sự thể này sinh thì sinh sự thể kia, đó là vô minh sinh nên sinh hành, cho đến sinh sinh nên sinh già bịnh chết ; sự thể này không thì không sự thể kia, sự thể này diệt thì diệt sự thể kia, đó là vô minh diệt nên diệt hành, cho đến sinh diệt nên diệt già bịnh chết. Và thế là cái khối đau khổ thuần túy và cùng cực hủy diệt tất cả. Trưởng giả tử nói diệu pháp này rồi, lại nói minh chú thích ứng với mười hai duyên khởi : Tát da tha, vi cha ni, vi cha ni, vi cha ni, săm sơ cha ni, săm sơ cha ni, săm sơ cha ni, bi si ni, bi si ni, bi si ni, soa ha ; tát da tha, na mi ni, na mi ni, na mi ni, soa ha ; sa ti ni, sa ti ni, sa ti ni, soa ha ; si pri sa ni, si pri sa ni, si pri sa ni, soa ha ; tát da tha, vê đa ni, vê đa ni, vê đa ni, soa ha ; tri si ni, tri si ni, tri si ni, u pa đi ni, u pa đi ni, u pa đi ni, soa ha ; tát da tha, ba vi ni, ba vi ni, ba vi ni, soa ha ; tát da tha, ja ti ni, ja ti ni, ja ti ni, soa ha ; jăm ma ni ni, jăm ma ni ni, jăm ma ni ni, soa ha. (Tadyatha vicani vicani vicani samscani samscani samscani bhisini bhisini bhisini svaha, tadyatha namini namini namini svaha, satini satini satini svaha, sprsani sprsani sprsani svaha, tadyatha vedani vedani vedani svaha, trsni trsni trsni upadhini upadhini upadhini svaha, tadyatha bhavini bhavini bhavini svaha, tadyatha jatini jatini jatini svaha, jammanini jammanini jammanini svaha).

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 59]

Bấy giờ, khi đức Thế tôn nói cho đại hội truyện xưa của trưởng giả tử Lưu thủy, thì bộ chúng nhân loại và bộ chúng chư thiên đều than là sự chưa từng có. Bốn vị Thiên vương cùng ở nơi chỗ họ ngồi, khác miệng cùng tiếng mà nói như vầy :

(1) Lành thay đức Thích tôn !
nói minh chú diệu pháp,
sinh phước và diệt tội,
thích ứng mười hai chi.

(2) Chúng con cũng nói chú
hộ trì diệu pháp ấy.
Ai chống đối trái nghịch
không khéo tùy thuận theo,

(3) thì đầu vỡ làm bảy
tựa như ngọn lan hương.
Đối trước đức Thế tôn
chúng con nói minh chú :

Tát da tha, hi ri ni, ga tê, găn đa ri, chăn đa ni, đi ri, jăm va rê, si hi ba rê, pu rê, pu rê, gu gu ma ti, khi ra ma ti, đa đim mu khi, lau ru ba, mu ru ba, ku cha mu ru kăn tê, đu ru, đu ru, đu ru, vi ri da, ai đi si, đa đê vê, đa đa vê, út tri, út tra va ti, ăn sa pra ha ti, pát ma va ti, ku su ma va tê, soa ha. (Tadyatha hirini gate gandhari candari dhiri jamvare sihibhare pure pure gugumati khiramati dadhimukhi laurubha murubha kucamurukante duru duru duru virya aidhisi dadheve dadhave ustri ustravati ansaprahati padmavati kusumavate svaha).

Đức Thế tôn bảo Bồ đề thọ thần, thiện nữ, bấy giờ trưởng giả tử Lưu thủy với hai con cho nước cho ăn bầy cá trong hồ, lại thuyết Pháp niệm Phật cho chúng rồi, cùng nhau về nhà. Sau đó, nhân có cuộc hội họp, ông nghe nhạc, say rượu mà nằm. Còn mười ngàn cá thì cùng lúc chết với nhau, sinh Đao lợi thiên, nghĩ rằng chúng ta vì thiện nghiệp nào mà sinh lên cõi trời này  ? Họ nói với nhau, trước đây chúng ta đọa vào loài bàng sinh ở đại lục Thiệm bộ, làm thân cá tất cả. Nhờ trưởng giả tử Lưu thủy cho chúng ta nước và cho chúng ta ăn, lại thuyết cho chúng ta diệu pháp mười hai duyên khởi và minh chú tương ứng, niệm cho chúng ta hồng danh của đức Bảo kế như lai. Vì yếu tố này mà chúng ta được sinh lên đây. Bây giờ chúng ta phải đến chỗ trưởng giả tử Lưu thủy mà hiến cúng trả ơn. Mười ngàn thiên tử tức thì ẩn mất khỏi Đao lợi thiên, hiện đến chỗ đại y vương. Bấy giờ ông đang ngủ yên trên lầu cao. Mười ngàn thiên tử cùng nhau đem một xâu chuỗi mười ngàn hạt ngọc chân châu để bên khuôn mặt của ông, đem một xâu nữa đặt chỗ chân ông, đem một xâu nữa đặt bên hông phải, đem một xâu nữa đặt bên hông trái, rồi rải hoa mạn đà la và đại mạn đà la cao đến đầu gối, chiếu ánh sáng khắp cả, tấu thiên nhạc nhiệm mầu, làm cho đại lục Thiệm bộ ai đang ngủ cũng thức. Trưởng giả tử cũng thức. Mười ngàn thiên tử hiến cúng rồi lướt không gian mà bay, khắp cả quốc gia của quốc vương Thiên tự tại quang, chỗ nào họ cũng rải xuống hoa sen đẹp của chư thiên. Họ bay đến chỗ cũ, nơi hồ trong chằm trống, rải xuống các thứ thiên hoa. Rồi ẩn mất, trở về thiên cung, hưởng hạnh phúc tùy thích. Quốc vương Thiên tự tại quang sáng ngày hỏi đại thần, đêm qua vì gì mà bỗng nhiên có hiện tượng lành là ánh sáng phóng lớn  ? Đại thần tâu, xin đại vương biết cho, đó là có một chúng chư thiên đến nhà trưởng giả tử Lưu thủy, hiến bốn xâu chuỗi mỗi xâu có mười ngàn hạt ngọc chân châu, lại rải thiên hoa mạn đà la dày đến đầu gối. Quốc vương bảo đại thần, hãy đến nhà trưởng giả Trì thủy triệu trưởng giả tử Lưu thủy đến đây. Đại thần tuân lịnh, đến tuyên vương mạng mà mời ông. Ông đến chỗ quốc vương tức thì. Quốc vương hỏi, vì gì mà đêm qua hiện ra hiện tượng hiếm có  ? Ông tâu, theo hạ dân nghĩ, thì chắc chắn bầy cá trong hồ, như trong kinh dạy, đã chết và sinh lên Đao lợi, họ đến trả ơn nên có những hiện tượng hiếm có và kỳ lạ như vậy. Quốc vương nói làm sao biết được  ? Ông tâu, xin đại vương phái sứ giả đi với hai con hạ dân, đến ngay hồ ấy mà xét nghiệm coi ra sao  ? Mười ngàn cá chết hay sống  ? Quốc vương nghe vậy, tức thì phái sứ giả và hai con của ông đến ngay bên hồ. Thì thấy trong hồ có nhiều hoa mạn đà la, dồn thành đống lớn. Bầy cá đã chết cả. Thấy rồi chạy về tâu rõ với quốc vương. Quốc vương nghe thế, hoan hỷ hết sức, than là sự thể chưa bao giờ đã có.

Đức Thế tôn bảo Bồ đề thọ thần, thiện nữ nên biết, trưởng giả tử Lưu thủy xưa kia chính là bản thân Như lai. Trưởng giả Trì thủy nay là bồ tát Diệu tràng. Hai người con của trưởng giả tử thì con trưởng Thủy mãn nay là Ngân tràng, con thứ Thủy tạng nay là Ngân quang. Quốc vương Thiên tự tại quang thì chính là thiện nữ, Bồ đề thọ thần. Còn bầy cá mười ngàn chính là mười ngàn thiên tử đây. Vì xưa kia Như lai cho họ nước để họ sống, cho họ ăn để họ no, lại thuyết cho họ diệu pháp mười hai duyên khởi và minh chú thích ứng diệu pháp ấy, niệm cho họ hồng danh của đức Bảo kế như lai, do thiện căn như vậy mà họ sinh chư thiên, [và liên tiếp sinh chư thiên mãi]. Nay đến chỗ Như lai, hoan hỷ nghe pháp, và Như lai thọ ký cho họ thành tựu vô thượng bồ đề, nói cho họ biết danh hiệu của họ. Thiện nữ, xưa kia, trong sinh tử luân hồi mà Như lai vẫn làm lợi ích cho chúng sinh một cách rộng rãi. Đối với vô lượng chúng sinh, Như lai làm cho họ tuần tự thành thục vô thượng bồ đề và thọ ký cho họ. Các người hãy làm như Như lai, cần cầu giải thoát, đừng có phóng dật.

Đại hội lúc ấy nghe đức Thế tôn nói như vậy thì ai cũng hiểu rằng, phải do đại bi cứu giúp tất cả, siêng làm khổ hạnh, mới chứng được vô thượng giác. Ai cũng phát ra tâm nguyện sâu xa, tín thọ một cách hoan hỷ.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 60]

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim – cuốn 10

Phẩm 26 – Xả Bỏ Thân Mạng

Nói cho đại hội về chuyện xưa của mười ngàn thiên tử rồi, đức Thế tôn lại bảo Bồ đề thọ thần và đại hội, rằng trong quá khứ, Như lai đi theo đường đi bồ tát, chẳng những cho nước cho ăn để cứu mạng bầy cá, mà đến nỗi cái thân tiếc nuối cũng xả bỏ. Sự thể như vậy đáng cùng nhau quan sát.

Bấy giờ đức Thế tôn — bậc như lai ứng cúng chánh đẳng giác, bậc cao nhất tôn nhất trên trời dưới trời, bậc hàng trăm hàng ngàn ánh sáng chiếu khắp thế giới mười phương, bậc hoàn hảo nhất thế trí và viên mãn đại công đức — đem các vị Bí sô và cả đại hội đến khu dân cư Bát giá ra, đi vào một cánh rừng. Ở đây đất bằng phẳng, không có gai góc, hoa danh tiếng, cỏ mềm mại, bủa khắp mặt đất. Đức Thế tôn bảo trưởng lão A nan đà hãy trải tọa cụ cho Như lai dưới gốc cây kia. Trưởng lão vâng lời, trải tọa cụ rồi, thưa, bạch đức Thế tôn, con đã trải tọa cụ sắp chỗ ngồi rồi, xin đức Thế tôn biết cho đã đến lúc thích hợp. Đức Thế tôn đến ngồi xếp bằng trên chỗ ấy, thẳng mình, chính niệm, bảo các vị Bí sô, các vị muốn thấy xá lợi của Bồ tát khổ hạnh thời xưa không  ? Các vị Bí sô thưa, chúng con muốn thấy. Đức Thế tôn liền dùng cái tay trăm phước trang nghiêm mà ấn xuống đất. Tức thì đại địa chấn động với sáu hình thức, và nứt ra, một ngôi tháp thất bảo bỗng nhiên xuất hiện, phủ lên trên là mạng lưới kết ngọc. Đại hội thấy vậy lấy làm hiếm có. Đức Thế tôn tức thì đứng dậy khỏi chỗ Ngài ngồi, làm lễ bảo pháp, nhiễu quanh theo chiều bên phải, rồi trở lại chỗ ngồi, bảo trưởng lão A nan đà hãy mở cửa tháp. Trưởng lão mở ra, thấy có cái hộp thất bảo, được trang sức bằng những trân bảo kỳ lạ. Trưởng lão bạch đức Thế tôn, có cái hộp thất bảo, trang sức bằng các loại ngọc. Đức Thế tôn bảo hãy mở ra. Trưởng lão tuân mệnh, mở ra, thì thấy có xá lợi trắng như của đại sĩ lại đây. Trưởng lão A nan đà liền lấy xá lợi ấy kính trao cho đức Thế tôn. Ngài cầm lấy mà bảo các vị Bí sô, các vị hãy nhìn xá lợi của Bồ tát khổ hạnh. Ngài lại nói chỉnh cú :

(1) Đức cao của Bồ tát
tương ứng có tuệ giác,
dũng mãnh mà tinh tiến
viên mãn cả sáu độ.
Thường xuyên tu không ngừng
và chỉ vì bồ đề,
không rời sự kiên cố
tâm không có mệt mỏi.

Các vị Bí sô, hãy cùng nhau kính lạy xá lợi của Bồ tát. Xá lợi này được xông bởi vô lượng hương liệu giới định tuệ, là ruộng phước tối thượng, cực kỳ khó gặp. Các vị Bí sô, và cả đại hội, đều nhất tâm, chắp tay, cung kính mà đảnh lễ xá lợi ấy, tán dương hiếm có. Bấy giờ trưởng lão A nan đà bước tới, lạy ngang chân đức Thế tôn mà thưa, bạch đức Thế tôn, Ngài là vị thầy cao cả, vượt trên hết thảy, được hết thảy chúng sinh tôn kính, tại sao lại lạy linh cốt xá lợi này  ? Đức Thế tôn dạy, trưởng lão A nan đà, Như lai nhờ xá lợi này mà tốc chứng vô thượng bồ đề. Để báo ơn xưa nên Như lai kính lạy. Ngài lại bảo, An nan đà, Như lai sẽ giải trừ hoài nghi cho trưởng lão, và cả đại hội, mà nói chuyện cũ của xá lợi này. Các người hãy khéo nghĩ, hãy chuyên nhất tâm trí mà nghe. Trưởng lão A nan đà thưa, chúng con ước muốn được nghe. Xin đức Thế tôn khai thị cho chúng con.

Đức Thế tôn dạy, trưởng lão A nan đà, quá khứ có một quốc vương tên Đại xa, giàu lớn, lắm của, kho lẫm đầy ắp, quân binh vũ dũng, ai cũng khâm phục. Quốc vương lại thường xuyên đem chánh pháp mà khai hóa đến cả những người đen đủi. Quốc dân đông đảo, không có giặc thù. Hoàng hậu sinh được ba con trai, đẹp, nghiêm, ai cũng thích nhìn. Thái tử tên Ma ha ba la, thứ tử tên Ma ha đề bà, ấu tử tên Ma ha tát đỏa. Bấy giờ quốc vương xuất du núi rừng. Ba vương tử cũng tùy tùng. Ham tìm hoa trái nên ba anh em tách ra, đi quanh quẩn đến nhằm khu rừng tre lớn, nghỉ ngơi ở đây. Vương tử thứ nhất nói, anh cảm thấy sợ hãi, chỗ này có mãnh thú hại chúng ta chăng  ? Vương tử thứ hai nói, chưa bao giờ em tiếc thân mình, chỉ sợ người thân có cái khổ biệt ly. Vương tử thứ ba thưa hai anh.

(2) Đây là nơi chốn
thần tiên cư trú.
Em không sợ hãi,
không khổ biệt ly.
Thân và tâm em
tràn ngập hoan hỷ,
cái điềm sẽ được
công đức đặc thù  !

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 61]

Ba vương tử nói linh tính mình rồi đi tới, thấy con cọp sinh bảy con. Sinh mới mấy ngày mà cọp mẹ bị bầy con quấn quýt nên đói khát, thân hình gầy ốm, có vẻ sắp chết. Vương tử thứ nhất nói cọp này thật đáng thương, bị con quấn quýt, không đi kiếm ăn được, đói quá chắc phải ăn đến con. Vương tử Tát đỏa hỏi anh, cọp mẹ này thường ăn thứ gì  ? Vương tử thứ nhất nói với em

(3) Cọp báo sói sư tử
chỉ ăn thịt máu nóng
chứ không ăn gì khác
mà qua cơn đói này.

Vương tử thứ hai nghe thế, nói con cọp này đói sắp chết, nhưng chúng ta làm sao kiếm được thực phẩm như anh nói  ? Ai chịu bỏ thân mạng mà cứu cơn đói của nó  ? Vương tử thứ nhất nói, không có gì khó bỏ cho bằng thân mình. Vương tử Tát đỏa nói, chúng ta tiếc nuối thân mạng, lại không trí tuệ, không làm được gì lợi cho kẻ khác. Nhưng bậc đại sĩ thì có đại bi tâm, thường vì lợi người mà bỏ mình. Vương tử Tát đỏa nghĩ riêng, thân ta đây hàng trăm hàng ngàn đời vất bỏ thối rã mà chẳng được ích gì, tại sao ngày nay ta không bỏ để cứu cái khổ cơn đói. Cả ba vương tử nói với nhau như trên kia, ai cũng thương xót, ái ngại nhìn cọp đói, bồi hồi bỏ đi. Nhưng vương tử Tát đỏa lại liên tiếp nghĩ riêng, nay chính là lúc thích đáng cho ta bỏ thân này. Tại sao  ?

(4) Vì xưa đến nay
ta giữ thân này,
cái thân xú uế
không thể thích được.
Ta cấp đồ nằm
cùng với đồ mặc,
cung đốn xe ngựa
và bao của quí.

(5) Nhưng thân hư rã
vì vốn vô thường,
cầu hoài không thỏa
giữ mãi vẫn chết.
Ta cung dưỡng nó
nó lại hại ta,
cuối cùng bỏ ta
chẳng biết ơn nghĩa !

Thêm nữa, thân này không bền, vô ích cho ta. Thân này đáng sợ như giặc, dơ bẩn như phân. Ngày nay ta sai cái thân này làm cái việc cao cả. Trong biển sinh tử, nó phải là thuyền tàu to lớn. Nó phải bỏ luân hồi, đạt đến giải thoát. Vương tử lại nghĩ, bỏ thân này là bỏ không ít ác bịnh và bao nhiêu kinh hãi. Thân này chỉ có phân giải. Nó mong manh như bóng nước. Nó, nơi sâu giòi tập hợp, sống chỉ vì gân cốt huyết mạch dính líu với nhau. Vậy ta nên bỏ, để cầu Niết bàn tối thượng và cứu cánh. Ở đó vĩnh biệt vô thường, vĩnh ly sinh tử, vĩnh đoạn trần lụy. Ở đó huân tu bằng định lực và tuệ lực, trang nghiêm với cả trăm phước đức. Ở đó hoàn thành nhất thế trí, chứng đắc diệu pháp thân. Hoàn thành và chứng đắc như vậy rồi đem cho chúng sinh vô biên pháp lạc. Vương tử Tát đỏa bấy giờ nổi dậy sự đại dũng mãnh, phát ra sự đại thệ nguyện, và tăng cường tâm mình bằng sự đại từ bi. Nhưng vương tử sợ hai anh lưu luyến sợ hãi mà cản trở, nên nói, hai anh đi trước, em đi sau một chút. Vương tử Ma ha tát đỏa liền trở lại khu rừng, đến chỗ cọp đói, thoát hết y phục mắc trên cây tre, phát nguyện như vầy.

(6) Ta vì chúng sinh
khắp cả pháp giới,
chí cầu Bồ đề
tuệ giác tối thượng.
Khởi tâm đại bi
không thể dao động,
mà bỏ cái thân
phàm phu luyến tiếc.

(7) Trạng huống Bồ đề
không có nóng bức,
ai người có trí
đều rất ưa thích.
Bao nhiêu chúng sinh
trong biển khổ lớn,
ta nguyện cứu vớt
đưa lên Bồ đề.

Vương tử phát nguyện như vậy rồi đến nằm buông mình trước cọp đói. Nhưng do uy thế từ bi của Bồ tát, cọp không làm gì được. Thấy vậy, Bồ tát chạy lên núi cao mà gieo mình xuống, thì thần tiên tiếp đỡ nên không thương tổn gì. Vương tử nghĩ, cọp đói lả, không ăn ta nổi. Liền đứng dậy tìm dao, dao không có. Nên vương tử lấy tre khô thích cổ chảy huyết, đi lại bên cọp. Bấy giờ đại địa chấn động với sáu hình thức, như gió khích nước, vọt lên dội xuống không yên. Mặt trời không sáng, như bị la hầu che. Khắp nơi mờ tối, không còn ánh sáng. Chư thiên rải xuống danh hoa và diệu hương khắp cả khu rừng. Trong không gian, chư thiên nhìn cảnh tượng như vậy thì tâm tùy hỷ, than hiếm có, cùng khen lành thay bậc đại sĩ ! Họ ca tụng

(8) Đại sĩ vận dụng
đại bi cứu vật,
nhìn toàn chúng sinh
coi như con một ;
mạnh mẽ hoan hỷ,
lòng không tiếc nuối,
xả thân cứu khổ,
việc thật khó lường !

(9) Quyết định đạt đến
chân thường siêu việt,
thoát bỏ sinh tử
mọi thứ buộc ràng ;
mau chóng chứng được
tuệ giác Bồ đề,
vắng lặng yên vui
thể hiện Vô sinh.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 62]

Bấy giờ cọp đói ngửi thấy huyết từ cổ Bồ tát chảy ra thì liếm lấy, và ăn hết thịt Bồ tát, còn lại chỉ có xương.

Vương tử thứ nhất thấy đất động thì nói với em hai

(10) Đại địa núi sông
chấn động tất cả,
bốn phía mờ tối
không ánh mặt trời,
thiên hoa rơi xuống
khắp cả không gian,
chắc chắn là điềm
em ba bỏ mình.

Vương tử thứ hai nghe anh nói rồi, tự nói chỉnh cú

(11) Em nghe Tát đỏa
nói lời từ bi,
khi thấy cọp đói
thân thể ốm xọp,
đói hành nó quá
chắc ăn cả con.
Em nghi em ba
xả thân mất rồi.

Vương tử thứ hai rất buồn rầu đau khổ, khóc lóc than thở. Tức khắc cùng anh trở lại chỗ cọp. Thì thấy y phục của em treo để trên tre, còn xương với tóc thì vung vãi ra. Máu thấm đỏ cả đất. Thấy thế ngất đi, không tự chủ được. Rơi mình trên xương em, hồi lâu mới tỉnh, dơ tay, kêu gào, khóc lớn, than thở :

(12) Em ta dung mạo đẹp,
cha mẹ thương hơn hết,
tại sao cùng ra đi
giờ bỏ mình, không về !

(13) Nếu cha mẹ ta hỏi,
ta phải nói thế nào  ?
Thà ta cùng bỏ mình,
chứ sống để làm gì  ?

Hai anh em vương tử khóc lóc áo não, tạm rời mà về. Trong khi những kẻ tháp tùng của vương tử út thì bảo nhau, vương tử đi đâu, chúng ta phải tìm.

Còn hoàng hậu thì ngủ trên lầu cao. Trong mộng thấy hiện tượng bất tường. Nhũ bộ bị cắt cả đôi. Răng rụng hết. Được ba con bồ câu non, một con bị cắt bắt, hai con kinh hoàng. Khi động đất, hoàng hậu thức, thì trong lòng sầu não :

(14) Tại sao hôm nay
đại địa chấn động,
sông ngòi rừng rú
đều rung lắc cả,
mặt trời mờ tối
như bị che khuất,
mắt máy vú động
khác hơn ngày thường  ?

(15) Tim như trúng tên
lo sợ bức xúc,
cả người run rẩy
không kềm chế được.
Hiện tượng bất tường
mà ta mộng thấy,
tất có tai biến
phi thường nào đây !

Nhũ bộ của hoàng hậu bỗng nhiên chảy sữa. Bà nghĩ tất có biến quái. Bấy giờ thị nữ nghe người ngoài nói tìm vương tử chưa được thì sợ quá, tức tốc vào tâu với hoàng hậu, rằng xin hoàng hậu biết cho, ở ngoài người ta bổ ra đi tìm vương tử khắp cả mà chưa thấy. Hoàng hậu nghe thế càng lo sợ, nước mắt đầy tròng, đến chỗ quốc vương mà tâu : Đại vương, thần thiếp nghe người ngoài nói đứa con nhỏ nhất mà chúng ta thương nhất đã mất đâu rồi. Quốc vương nghe thì kinh hoàng, nấc lên : Khổ quá, ta mất đứa con yêu thương rồi. Nhưng ông phải lau nước mắt mà an ủi hoàng hậu : Hiền thủ, đừng khóc nữa. Chúng ta cùng đi tìm đứa con yêu thương của chúng ta. Rồi ông cùng hoàng hậu và thần dân ra khỏi hoàng thành, phân tán tìm tòi khắp nơi. Một lát, một đại thần bước tới, tâu rằng đã nghe các vương tử hãy còn, xin vương thượng đừng lo. Chỉ vương tử nhỏ nhất thì tìm chưa thấy mà thôi. Quốc vương nghe vậy, than thở khổ thay cho ta, ta mất đứa con thương yêu nhất rồi !

(16) Khi mới có con
ta vui mừng ít,
giờ con mất đi
ta khổ sở nhiều.
Ai làm con ta
sống còn lại được,
thì mất mạng ta
ta cũng không khổ.

Hoàng hậu nghe thì như bị trúng tên bắn, than thở

(17) Con ta ba đứa
đi với thị tùng,
cùng vào trong rừng
thưởng ngoạn cảnh trí.
Giờ đứa nhỏ nhất
mình nó không về,
chắc chắn có điều
tai biến mất rồi !

Kế tiếp, vị đại thần thứ hai đến chỗ quốc vương, vương hỏi ngay, con ta đâu  ? Đại thần áo não, lưỡi khô, cổ rát, miệng không nói được, không biết trả lời làm sao. Hoàng hậu bảo

(18) Thượng quan nói gấp,
con ta ở đâu  ?
Ta nóng cả người
như thiêu như đốt,
kinh hoàng hoảng hốt
mất cả bình tâm,
đừng để bụng ta
rách vỡ cả ra !

Vị đại thần phải đem việc vương tử xả thân mà tâu quốc vương. Quốc vương với hoàng hậu nghe rồi, bi thiết không thể chịu nổi, nhắm chỗ vương tử xả thân mà chạy tới. Đi đến rừng tre, chỗ Bồ tát xả thân. Thấy xương vung vãi, ai cũng gieo mình xuống đất, cơ hồ sắp chết. Họ như đại thọ bị gió mạnh xô ngã. Họ bất tỉnh. Đại thần rưới nước, một lát tỉnh lại. Họ lại dơ tay, khóc, than :

(19) Tai họa cho con !
con đẹp đẽ lắm !
tại sao cái chết
áp bức con trước  ?
Phải chi nếu cha
được chết trước con
thì đâu phải thấy
khổ quá thế này !

Hoàng hậu hơi tỉnh, lại đầu bù tóc rối, hai tay đấm bụng, quằn quại dưới đất. Như cá trên đất, như bò mất con, hoàng hậu buồn thảm :

(20) Ai giết mất con ta
mà chỉ còn xương cốt  ?
ta mất con yêu thương
bi thiết chịu sao nổi !

(21) Ai giết mất con ta
gây ra cảnh bi thảm  ?
lòng ta phi kim cương
làm sao không tan nát !

(22) Trong mộng ta đã thấy
nhũ bộ ta bị cắt,
răng cũng rụng mất cả,
nay khổ quá thế này !

(23) Lại mộng ba bồ câu
một bị cắt bắt đi,
ra ta mất con quí,
ác mộng thật không sai !

Bấy giờ quốc vương, cùng hoàng hậu với hai con, ai cũng gào khóc, bỏ cả chuỗi ngọc. Họ cùng quốc dân thu nhặt xá lợi của Bồ tát, tôn trí trong tháp để hiến cúng. Trưởng lão A nan đà, các người nên biết, đây là xá lợi ấy của Bồ tát.

Đức Thế tôn lại bảo trưởng lão A nan đà, xưa kia, Như lai đủ cả tham sân si, mọi thứ phiền não, vậy mà ngay trong năm nẻo đường dữ, Như lai vẫn tùy cảnh ngộ cứu vớt chúng sinh ra khỏi chỗ ấy ; huống chi nay đây Như lai đã hết cả phiền não, thói quen cũng không còn, được gọi là bậc Thiên nhân sư, đủ Nhất thế trí, mà không thể vì mỗi một chúng sinh trải qua nhiều kiếp ở ngay trong địa ngục, và bao chỗ khác, thay họ chịu khổ, làm cho họ thoát ly sinh tử, phiền não và luân hồi hay sao.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 63]

Bấy giờ đức Thế tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(24) Như lai nhớ quá khứ
vô lượng vô số kiếp,
khi thì làm quốc vương
khi thì làm vương tử.

(25) Thường làm bố thí lớn,
cho cả thân đáng tiếc,
nguyện thoát sinh tử khổ
đi đến đại bồ đề

(26) Xưa có quốc gia lớn
quốc vương tên Đại xa,
vương tử tên Dũng mãnh
bố thí không tiếc lẫn.

(27) Vương tử có hai anh
Đại cừ với Đại thiên.
Ba anh em xuất du,
đi lần vào núi rừng.

(28) Thấy cọp mẹ bị đói
thì nghĩ như thế này,
cọp bị đói hành hạ
mà không có gì ăn.

(29) Đại sĩ thấy như thế
sợ nó ăn con nó,
nên xả thân không tiếc
để cứu cả mẹ con.

(30) Đại địa và núi non
đồng thời chấn động cả,
sông biển cũng sôi sục
sóng dữ mà nước ngược.

(31) Trời đất mất ánh sáng
mờ tối không thấy gì.
Cầm thú rừng, đồng nội
bay chạy mất chỗ ở.

(32) Hai anh quái mất em
lo buồn đến bi thảm,
tức khắc cùng thị tùng
tìm khắp cả lùm rừng.

(33) Hai anh bàn với nhau
hãy trở lại núi sâu,
nhìn quanh không có em
chỉ thấy con cọp đói.

(34) Cọp mẹ với bảy con
miệng toàn có vấy máu,
còn xương tàn với tóc
thì vung vãi mặt đất.

(35) Lại thấy có huyết chảy
dính nhằm mấy cây rừng.
Hai anh thấy như thế
lòng sinh đại sợ hãi.

(36) Ngã đất mà chết giấc
mê man hết biết gì,
bụi đất lấm cả người
giác quan mất ý thức.

(37) Thị tùng hai vương tử
khóc lóc lòng lo sợ,
lấy nước rưới tỉnh lại
lại dơ tay gào khóc.

(38) Khi Bồ tát bỏ mình
thì mẹ ở trong cung,
cùng năm trăm thế nữ
đang hưởng thụ vui thú.

(39) Hai nhũ bộ hoàng hậu
bỗng nhiên chảy sữa ra,
cả người như kim chích
đau đớn rất bất an.

(40) Đột nhiên nghĩ mất con
sợ như tim trúng tên,
tức khắc tâu vua hay
nỗi khổ bà đang có.

(41) Khóc lóc không nhịn được
thảm thiết nói với vua,
vua nên biết cho thiếp
thiếp đang khổ vô cùng.

(42) Nhũ bộ bỗng chảy sữa
ngưng lại cũng không được,
cả mình như kim chích
nóng bực bụng muốn vỡ.

(42) Điềm ác mộng trước đây
biết chắc mất con yêu.
Xin vua cứu mạng thiếp
tìm biết con còn mất.

(44) Mộng thấy ba bồ câu
nhỏ nhất là con cưng,
bỗng bị cắt bắt mất
đau buồn khó nói hết.

(45) Thiếp ngập trong lo sợ
đi mau đến cái chết,
e con không toàn mạng
xin vua đi tìm gấp.

(46) Lại nghe người ngoài nói
con út tìm không thấy,
lòng thiếp rất bồn chồn
xin vua thương xót thiếp !

(47) Hoàng hậu tâu vua rồi
cả người quị xuống đất,
đau đớn tâm mê man
hôn mê hết hay biết.

(48) Thế nữ thấy hoàng hậu
ngất xỉu xuống mặt đất
thì cất tiếng khóc lớn
bàng hoàng mất chỗ dựa.

(49) Vua nghe hoàng hậu nói
cũng lo không chịu nổi,
ra lịnh cho quần thần
tìm kiếm con thương nhất.

(50) Vua tôi ra hoàng thành
chia nhau mà truy tìm,
gặp ai cũng khóc hỏi
thấy vương tử ở đâu.

(51) Vương tử còn hay mất  ?
ai biết đi chỗ nào  ?
làm sao cho ta thấy
giải cho ta lo sợ.

(52) Ai cũng nghe nói chuyền
rằng vương tử chết rồi.
Ai nghe cũng thương cảm
buồn đau khó chế ngự.

(53) Bấy giờ Đại xa vương
kêu than mà đứng dậy
đến chỗ hoàng hậu ngất
lấy nước rưới thân bà.

(54) Hoàng hậu được nước rưới
lát lâu mới hồi tỉnh,
khóc thảm mà hỏi vua
con của thiếp còn không  ?

(55) Vua nói với hoàng hậu
ta đã phái mọi người
bốn hướng tìm vương tử
nhưng chưa có tin tức.

(56) Vua lại bảo hoàng hậu
hậu đừng quá phiền muộn,
cố bình tỉnh một chút
để cùng đi tìm con.

(57) Vua cùng với hoàng hậu
xa giá đi mau tới,
với tiếng kêu thê thảm
lo như lửa đốt lòng.

(58) Cả ngàn vạn dân chúng
cùng đi theo nhà vua,
cùng muốn tìm vương tử,
tiếng kêu than không ngớt.

(59) Vua cố tìm con yêu,
mắt nhìn cả bốn phía,
thấy một người bước đến,
tóc xõa mình đầy máu,

(60) khắp mình dính đất bụi,
buồn khóc đi ngược lại.
Vua thấy ác tướng ấy
càng nóng ruột lo sợ.

(61) Vua giơ cả hai tay
gào thảm không tự chế.
Vị đại thần thứ nhất
vội vàng đến chỗ vua,

(62) gắng gượng mà tấu bạch,
xin đừng quá bi thương,
vương tử vua thương nhất,
hiện vẫn chưa tìm được,

(63) nhưng lát nữa chắc đến
để giải lo cho vua.
Vua lại đi tới nữa
gặp đại thần thứ hai.

(64) Vị này đến chỗ vua
chảy nước mắt mà tâu,
hai vương tử hiện còn
nhưng đang bị quá lo.

(65) Còn vương tử thứ ba
vô thường nuốt mất rồi.
Cọp đói mới sinh con
sắp ăn chính con nó.

(66) Tiểu vương tử Tát đỏa
thấy vậy lòng thương xót,
nguyện cầu đạo vô thượng
quảng độ cho tất cả.

(67) Chuyên tâm đại bồ đề
rộng sâu như biển cả,
nên lên trên núi cao
gieo mình trước cọp đói.

(68) Cọp yếu nên không thể
vồ mà ăn vương tử,
vương tử phải dùng tre
tự thích cổ đổ máu.
Cọp liếm, ăn vương tử,
chỉ còn lại xương cốt.

(69) Vua cùng với hoàng hậu
nghe rồi cùng ngất xỉu,
lòng ngập trong đau thương
trong lửa dữ phiền não.

(70) Đại thần lấy nước hương
rưới vua và hoàng hậu,
hồi tỉnh lại thét gào
tự tay đấm ngực bụng.

(71) Vị đại thần thứ ba
tâu vua như thế này,
đã thấy hai vương tử
ngất xỉu ở trong rừng.

(72) Hạ thần rưới nước lạnh
hai vương tử mới tỉnh,
nhìn khắp cả bốn phía
thấy như lửa lan tràn.

(73) Nên dậy rồi lại ngã,
gào khóc không ngưng nổi,
và giơ tay mà than
em tôi thật hiếm có.

(74) Vua nghe nói như vậy
lo càng nung nấu hơn.
Hoàng hậu gào lớn lên
mà than vãn như vầy.

(75) Con út của ta
ta thương xiết bao,
nay thì đã bị
quỉ chết nuốt rồi !
Hai đứa con lớn
tuy vẫn hiện còn,
nhưng bị thiêu đốt
bởi lửa lo buồn.

(76) Ta phải đi mau
đến dưới núi kia,
an ủi cho chúng
bảo tồn mạng sống.
Hoàng hậu tức khắc
rong xe đi tới,
cố mong đến gấp
chỗ út bỏ mình.

(77) Trên đường gặp con
vừa đi vừa khóc,
đấm bụng áo não
mất hết uy phong.
Cha mẹ thấy vậy
buồn thảm ôm con,
cùng vào núi rừng
chỗ út bỏ mình.

(78) Khi đến cái chỗ
Bồ tát xả thân,
cả nhà gào khóc
đau đớn cùng cực,
cởi bỏ chuỗi ngọc,
cùng nhau bi thương
thu nhặt xương cốt
của thân Bồ tát.

(79) Rồi cùng mọi người
chung nhau hiến cúng :
đem xá lợi trên
đặt trong hộp này,
xây dựng tại đó
ngôi tháp thất bảo,
mới về hoàng thành
với sự đau buồn.

(80) Trưởng lão A nan đà,
Tát đỏa xưa kia ấy
nay là ta, Mâu ni,
đừng nghĩ là ai khác.

(81) Quốc vương là Tịnh phạn,
hoàng hậu là Ma da,
thái tử là Từ thị,
thứ tử là Mạn thù,

(82) Cọp là Đại thế chúa ([101]),
năm con : năm Bí sô ([102]),
một nữa : Mục kiền liên
một nữa : Xá lợi phất.

(83) Như lai nói việc cũ
để thấy phải lợi tha
mới là bồ tát hạnh,
là nhân tố thành Phật :
toàn thể đại hội này
phải học tập như vậy.

(84) Khi Bồ tát xả thân
thì đã phát đại nguyện,
nguyện xương cốt của mình
sẽ lợi ích lớn lao
cho bao nhiêu chúng sinh
trong bao kiếp sau đó.

(85) Và địa điểm này đây
chính là chỗ xưa kia
Bồ tát đã xả thân,
là chỗ tháp thất bảo,
vì trải qua nhiều kiếp
nên vùi sâu xuống đất.

(86) Do nguyện lực xưa kia,
rằng tùy theo cơ hội
mà tế độ chúng sinh,
nên nay vì ích lợi
cho bao nhiêu nhân thiên
mà bảo tháp xuất hiện.

Khi đức Thế tôn nói về chuyện cũ này thì cả đại hội, bao gồm vô số nhân loại và chư thiên, ai cũng vô cùng bi cảm, hoan hỷ, tán dương là sự thể chưa bao giờ đã có, và cùng phát tâm vô thượng bồ đề. Đức Thế tôn lại bảo Bồ đề thọ thần, Như lai vì trả ơn mà kính lạy. Rồi Ngài thu hồi thần lực thì bảo tháp trở lại lòng đất.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 64]

Phẩm 27 – Bồ Tát Tán Dương

Khi đức Thích ca mâu ni thế tôn tuyên thuyết kinh Ánh sáng hoàng kim, thì mười phương quốc độ có vô lượng bồ tát, đều từ quốc độ của mình mà đến đỉnh Thứu phong, chỗ đức Thế tôn, năm bộ phận gieo xuống sát đất, đảnh lễ Ngài rồi nhất tâm chấp tay, khác miệng cùng tiếng mà tán dương.

(1) Sắc thân Thế tôn
như màu hoàng kim,
ánh sáng trải khắp
như núi vàng thật,
trong sạch ôn nhu
như là hoa sen,
với bao màu sắc
trang sức tuyệt đẹp.

(2) Ba mươi hai tướng
trang hoàng cả người,
tám mươi nét đẹp
trang sức toàn hảo,
ánh sáng rực rỡ
không ai đồng đẳng,
trong suốt tựa như
vầng trăng tròn đầy.

(3) Tiếng Ngài trong thanh
cực kỳ tinh tế,
oai như sấm nổ
như sư tử gầm,
với tám đặc tính ([103])
thích ứng mọi người,
hơn cả tiếng chim
tần dà vân vân.

(4) Trang nghiêm hình dung
bằng trăm phước mầu,
ánh sáng toàn hảo
không gợn vẩn đục,
tuệ giác lắng trong
in như biển cả,
công đức rộng lớn
in như không gian.

(5) Viên quang chiếu khắp
mười phương quốc độ,
tùy duyên hóa độ
vô lượng sinh linh,
ái nhiễm thì đến
thói quen cũng hết,
đuốc Pháp thường đốt
không bao giờ tắt.

(6) Xót thương ích lợi
bao loại chúng sinh,
hiện tại vị lai
đều cho yên vui,
thường tuyên thuyết cho
đệ nhất nghĩa đế,
làm cho thể chứng
Niết bàn chân tịnh.

(7) Thế tôn nói pháp
cam lộ siêu việt,
đem cho nghĩa lý
cam lộ nhiệm mầu,
dẫn vào thành trì
cam lộ niết bàn,
làm cho thụ hưởng
cam lộ pháp lạc.

(8) Thường xuyên ở trong
biển cả sống chết,
cứu vớt đau khổ
cho bao chúng sinh,
làm họ đứng vững
đại lộ yên ổn,
đem cho cái vui
như ý khó lường.

(9) Biển cả công đức
cực kỳ sâu rộng,
không phải ví dụ
có thể minh họa,
thường nổi đại bi
đối với chúng sinh,
phương tiện hóa độ
không lúc nào ngừng.

(10) Biển cả tuệ giác
không có ngoại biên,
nhân loại chư thiên
cùng nhau ước lượng,
giả sử đến cả
ngàn vạn ức kiếp
cũng không biết được
một phần chút ít.

(11) Chúng con ước lược
tán dương Phật đức,
chỉ là một giọt
trong biển đức ấy,
hướng khối phước này
về cho chúng sinh,
nguyện cùng tốc chứng
bồ đề diệu quả.

Khi ấy đức Thế tôn bảo chư vị bồ tát, lành thay, chư vị khéo tán dương như vậy đối với phẩm chất của Phật, lợi ích chúng sinh, quảng tác việc Phật : diệt được vô lượng ác nghiệp, sinh được vô lượng phước báo.

Phẩm 28
Diệu Tràng Tán Dương

Lúc ấy bồ tát Diệu tràng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay hướng về đức Thế tôn mà tán dương.

(1) Tướng hảo Thế tôn
trăm phước viên mãn,
vô lượng công đức
tự trang nghiêm mình,
thanh tịnh bàng bạc
ai cũng thích nhìn,
ánh sáng chiếu tỏa
như ngàn mặt nhật.

(2) Ánh sáng rực lên
với bao màu sắc,
tướng hảo uy nghi
như khối ngọc quí,
như mặt trời mọc
chiếu sáng không gian,
với màu hồng, trắng
xen màu hoàng kim.

(3) Và như núi vàng
trải rộng ánh sáng
khắp mọi nơi chốn
trăm ngàn quốc độ,
diệt cho chúng sinh
vô lượng đau khổ,
đem cho chúng sinh
an vui siêu việt.

(4) Tướng hảo đầy đủ
và rất nghiêm tịnh,
chúng sinh thích nhìn
không ai biết chán.
Tóc thì mềm mịn
với màu xanh sẫm,
như ong đen huyền
họp trên hoa đẹp.

(5) Đại hỷ đại xả
rất là trang nghiêm,
đại từ đại bi
rất là viên mãn,
tướng hảo tuyệt diệu
trang sức thân thể,
là do các pháp
giác phần tạo thành.

(6) Ban cho chúng sinh
bao nhiêu phước đức,
để họ thường được
yên vui lớn lao.
Và được trang hoàng
bằng các diệu đức,
nên trải ánh sáng
ngàn vạn quốc độ.

(7) Ánh sáng, tướng hảo
cùng cực viên minh,
nên như mặt trời
sáng rực không trung.
Và như tu di
công đức đủ cả,
biến thể cùng khắp
mười phương quốc độ.

(8) Miệng vàng tuyệt đẹp
và rất uy nghiêm.
Răng trắng, đều, khít
giống như tuyết, ngọc.
Và cả khuôn mặt
không ai sánh bằng,
với tướng bạch hào
uốn theo chiều phải ;

(9) sáng nhuận tươi trắng
in như pha lê,
lại như trăng tròn
lồng lộng không trung.

Đức Thế tôn bảo bồ tát Diệu tràng, bồ tát tán dương Phật đức như vậy thật bất khả tư nghị, lợi ích chúng sinh, làm cho những người trước đây chưa biết đến đều tùy thuận tu học.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 65]

Phẩm 29 – Thọ Thần Tán Dương

Bấy giờ Bồ đề thọ thần cũng sử dụng chỉnh cú tán dương đức Thế tôn.

(1) Kính lạy tuệ giác
cực kỳ thanh tịnh,
kính lạy tuệ giác
thường cầu chánh pháp,
kính lạy tuệ giác
tách rời phi pháp,
kính lạy tuệ giác
vĩnh siêu phân biệt.

(2) Hiếm có cái hạnh
không có biên cương,
hiếm có khó thấy
như hoa ưu đàm,
hiếm có như biển
trấn cho núi chúa ([104]),
hiếm có ánh sáng
không có số lượng.

(3) Hiếm có cái nguyện
từ bi rộng lớn,
hiếm có cái sáng
vượt quá thái dương,
tuyên thuyết kinh này
ngọc trong các kinh,
thương tưởng lợi ích
cho bao sinh linh.

(4) Thể hiện vắng lặng
giác quan định tĩnh,
hội nhập vắng lặng
thành trì niết bàn,
sống trong vắng lặng.
các pháp đẳng trì ([105]),
thấu triệt vắng lặng
lĩnh vực sâu xa.

(5) Trú ở ở trong
cái Không siêu việt,
đệ tử cũng thấy
bản thân là không,
cũng thấy các pháp
toàn không tự tánh,
cũng thấy chúng sinh
toàn là vắng lặng.

(6) Con thường nhớ đến
chư vị Thế tôn,
con thường thích nhìn
chư vị Thế tôn,
con thường thiết tha
đối với Thế tôn,
con thường gặp được
mặt trời Thế tôn.

(7) Con thường kính lạy
chư vị Thế tôn,
khao khát ước nguyện
lòng không rời bỏ,
cảm kích rơi lệ
lòng không gián đoạn,
nguyện được phụng sự
lòng không nhàm chán.

(8) Xin đức Thế tôn
khởi tâm đại bi,
cho con thường thấy
dung nghi Thế tôn,
nguyện cầu Thế tôn
cùng Thanh tịnh chúng
thường xuyên tế độ
vô lượng nhân thiên.

(9) Thân Ngài rỗng sáng
in như không gian,
biến thể thì như
ảo tượng, trăng nước ([106]).
Xin Ngài tuyên thuyết
niết bàn cam lộ,
để phát sinh ra
cái khối công đức.

(10) Lĩnh vực thanh tịnh
của đức Thế tôn,
từ bi, chánh hạnh
toàn bất tư nghị ;
Thanh văn Độc giác
đã không lường nổi,
mà chư Bồ tát
cũng không lường thấu.

(11) Xin đức Thế tôn
thương tưởng đến con,
thường cho con thấy
thân đấng Đại bi.
Con đem ba nghiệp
không hề mệt mỏi
thờ đức Đại từ,
nguyện con mau chóng
thoát khỏi sinh tử
hội về chân như.

Đức Thế tôn nghe những chỉnh cú tán dương này rồi, dùng tiếng Phạn âm mà bảo Bồ đề thọ thần, lành thay thiện nữ ; thiện nữ có thể có những lời tán dương tự lợi lợi tha như vậy, tán dương diệu tướng của pháp thân Như lai, cái thân chân thật, không dối, trong sáng. Do công đức tán dương này làm cho thiện nữ mau chóng chứng được bồ đề tối thượng, lại làm cho chúng sinh cùng tu tập như thiện nữ. Ai nghe được những lời tán dương này thì nhập vào Cam lộ, vào cửa Vô sinh.

Phẩm 30
Biện Tài Tán Dương

Vào lúc bấy giờ Đại biện tài thiên nữ tức thì đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, chắp tay cung kính, đem những trực từ dưới đây mà tán dương đức Thế tôn.

Con xin kính lạy Ngài, đức Thích ca mâu ni, đấng Như lai, đấng Ứng cúng, đấng Chánh đẳng giác. Thân màu hoàng kim. Cổ như xa cừ. Mặt như trăng rằm. Mắt như sen xanh. Môi và miệng đỏ và đẹp như pha lê. Mũi cao, dài và thẳng như đỉnh vàng. Răng trắng, đều và khít như sen trắng. Ánh sáng thân thể chiếu tỏa như trăm ngàn mặt trời. Màu sắc ánh sáng ấy như vàng Thiệm bộ.

Nói không sai lầm. Mở ba cửa giải thoát và chỉ ba đường giác ngộ. Tâm thường thanh tịnh, ý thích cũng vậy. Chỗ Ngài ở và chỗ Ngài đi ([107]) cũng thường thanh tịnh. Không thiếu uy nghi, cử chỉ không sơ suất. Hành khổ hạnh sáu năm, chuyển pháp luân ba vòng, hóa độ chúng sinh khốn khổ, làm cho trở về bờ giác. Thân tướng giống như câu đà đại thọ. Sáu độ huân tu, ba nghiệp toàn hảo. Đủ nhất thế trí, viên mãn tự lợi lợi tha. Nói gì cũng là vì chúng sinh. Nói không vô ích, làm đại sư tử họ Thích. Kiên cố, dũng mãnh, hoàn thiện tám pháp giải thoát.

Nay con tùy khả năng của mình mà tán dương chút ít phẩm chất của đức Thế tôn. Việc ấy chỉ như muỗi mòng uống nước biển cả. Nhưng con xin đem cái phước này hồi hướng cho tất cả chúng sinh, nguyện cùng vĩnh ly sinh tử khổ, thành tựu vô thượng đạo.

Đức Thế tôn bảo Đại biện tài thiên nữ, lành thay thiện nữ ; thiện nữ tu tập đã lâu và có đại hùng biện, nay lại trình bày sự tán dương đối với Như lai. Việc này làm cho thiện nữ tốc chứng pháp môn tối thượng, tướng hảo viên minh, ích lợi tất cả.

[Tạm ngừng]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

[NGÀY 66]

Phẩm 31 – Ký Thác Kinh Vua

Khi ấy đức Thế tôn phổ cáo đại hội, gồm có vô lượng bồ tát, nhân loại và chư thiên, rằng các người nên biết, trong vô số đại kiếp, Như lai siêng tu khổ hạnh, mới được cái Pháp cực sâu — cái Pháp làm nhân tố chính yếu cho tuệ giác bồ đề, và nay đã đem nói cho các người. Các người ai có chí dũng mãnh mà cung kính giữ gìn Pháp ấy  ? Như lai nhập niết bàn rồi, đối với Pháp ấy ai là người có khả năng quảng bá lưu thông, làm cho tồn tại lâu dài trên thế giới này  ?

Trong đại hội, bấy giờ, có sáu mươi câu chi bồ tát và sáu mươi câu chi chư thiên, khác miệng cùng tiếng mà tác bạch như vầy, bạch đức Thế tôn, chúng con ai cũng hân hoan, thích thú, không tiếc tính mạng để kính giữ cái Pháp cực sâu — cái Pháp làm nhân tố chính yếu của tuệ giác bồ đề, mà đức Thế tôn tu hành khổ hạnh trong vô số đại kiếp mới đạt được. Sau khi đức Thế tôn nhập niết bàn, đối với Pháp ấy, chúng con sẽ quảng bá lưu thông, làm cho tồn tại lâu dài trên thế giới này. Các vị đại bồ tát tức thì đối trước đức Thế tôn nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Thế tôn nói chân thật,
trú ở pháp chân thật :
chính sự chân thật ấy
hộ trì cho kinh này.

(2) Đại bi làm áo giáp,
đại từ làm đất đứng :
do từ bi lực ấy
hộ trì cho kinh này.

(3) Viên mãn phước tư lương,
thì sinh trí tư lương ;
chính sự viên mãn ấy
hộ trì cho kinh này.

(4) Chiến thắng các loại ma,
hủy diệt các tà thuyết,
loại trừ các ác kiến,
hộ trì cho kinh này.

(5) Thiên vương và Đế thích,
Phạn vương và tám bộ,
chư thiên thiện thần ấy
hộ trì cho kinh này.

(6) Trên đất và trong không,
ở lâu những chỗ này,
kính tuân lời Phật dạy
hộ trì cho kinh này.

(7) Thích ứng bốn phạn trú,
trang hoàng bốn thánh đế,
chiến thắng bốn loại ma,
hộ trì cho kinh này.

(8) Hư không thành chất ngại,
chất ngại thành hư không,
nhưng Pháp mà Phật giữ
thì không thể khuynh đảo.

Bốn vị Thiên vương nghe đức Thế tôn hỏi sự hộ trì Pháp, thì ai cũng tùy hỷ, hộ trì Pháp ấy, và cùng lúc cùng tiếng mà nói chỉnh cú.

(9) Đối với kinh pháp này,
chúng con và quyến thuộc
đều nhất tâm hộ trì
cho lưu thông rộng rãi.
Có ai trì kinh này,
tạo bồ đề chính nhân,
chúng con từ mọi phía
hộ vệ và phụng sự.

Đế thích chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(10) Thế tôn chứng Pháp này,
rồi muốn báo ơn đức
nên tuyên thuyết kinh này
lợi ích cho bồ tát.

(11) Con đối với Thế tôn
thường nghĩ sự báo ơn,
nên hộ vệ kinh này
cùng những người thọ trì.

Đỗ sử đa thiên tử chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(12) Thế tôn thuyết kinh này,
nếu ai thọ trì được
thì ở ngôi tuệ giác
mà sinh Đỗ sử đa.

(13) Thế tôn, con hân hoan
bỏ lạc thú chư thiên
mà ở trong Thiệm bộ
tuyên dương kinh vua này.

Phạn vương chủ thế giới Sách ha chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(14) Các định có vô lượng,
các thiền, các giải  thoát,
toàn xuất từ kinh này,
nên kinh này phải nói.

(15) Ngay chỗ nói kinh này,
con bỏ vui của con,
để được nghe kinh này,
thường hộ vệ chỗ ấy.

Con trai của Ma vương tên là Thương chủ, chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú

(16) Những ai trì kinh này,
bản kinh thuận chánh hạnh,
thì không tùy ma hành,
và diệt trừ ma nghiệp.

(17) Nên đối với kinh này
chúng con cũng hộ vệ ;
chúng con đại tinh tiến
tùy chỗ mà quảng bá.

Ma vương chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú

(18) Những ai trì kinh này,
đàn áp các phiền não,
thì những người như vậy
con giữ cho yên vui.

(19) Những ai giảng kinh này
thì ma không được dịp ;
do uy thần Thế tôn
con sẽ hộ vệ họ.

Diệu cát tường thiên tử cũng đối trước đức Thế tôn mà nói chỉnh cú.

(20) Tuệ giác của Thế tôn
được nói trong kinh này,
nên ai trì kinh này
là hiến cúng Thế tôn.

(21) Con sẽ trì kinh này
giảng nói cho chư thiên,
ai cung kính lắng nghe
thì khuyên đến bồ đề.

Di lạc từ tôn chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(22) Những ai đứng vững vàng
nơi bản thể bồ đề,
thì vì họ con làm
người bạn không cần mời ;
cho đến bỏ tính mạng
mà hộ trì kinh vua.

(23) Con nghe Pháp này rồi
trở về Đỗ sử đa,
do Thế tôn da trì
mà nói cho nhân thiên.

Đại ca diếp ba thượng thủ chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(24) Đức Thế tôn đã nói
rằng con ít trí tuệ,
nên con tùy sức mình
mà hộ trì kinh này.

(25) Ai trì được kinh này
thì con sẽ thu nhận,
trao cho từ vô ngại
cùng với biện vô ngại ([108]),
và con thường tùy hỷ
tán dương rằng lành thay.

Trưởng lão A nan đà chắp tay hướng về đức Thế tôn mà nói chỉnh cú.

(26) Đích thân từ Thế tôn
con nghe vô số kinh,
nhưng chưa từng được nghe
kinh vua của các kinh.

(27) Con nghe được kinh này
là thân nghe trước Ngài,
ai ưa thích tuệ giác
con quảng bá cho họ.

Bấy giờ đức Thế tôn thấy chư vị bồ tát, chư thiên và nhân loại, cùng cả đại hội, ai cũng phát tâm quảng bá hộ vệ kinh vua này, khuyến tiến bồ tát và quảng lợi chúng sinh, nên đức Thế tôn tán dương rằng lành thay, đối với kinh vua này các người chân thành quảng bá được như vậy, đến nỗi sau khi Như lai niết bàn cũng nguyện không để kinh vua này mất đi. Việc làm này chính là nhân tố chính yếu của vô thượng bồ đề, và công đức đạt được thì nói mấy kiếp cũng không cùng tận. Bốn bộ đệ tử của Như lai, và những thiện nam hay thiện nữ khác, biết hiến cúng, tôn kính, sao chép, lưu hành và giải thích đối với kinh vua này, thì công đức đạt được cũng là như vậy. Do vậy, đại hội các người hãy siêng năng thực thi sự khuyến khích của Như lai.

Bấy giờ cả đại hội nghe đức Thế tôn huấn dụ, thì ai cũng đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

[HẾT]

Hồi hướng:

    • cho chư Chân Sư và Chánh Pháp được trường tồn trên đất này;
    • cho việc làm vì chúng sinh của chư vị luôn được suông sẻ chóng vánh;
  • cho quốc thái dân an, khắp nơi trên cõi thế đều thoát nạn chiến tranh, bạo động, thiên tai, tật dịch, đói kém, cho mọi người được bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, cát tường.
  • Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
    nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
    nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
    vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

  • Nếu có thời gian, có thể đọc các bài hồi hướng sâu rộng hơn: Hồi hướng Tịch Thiên, Hạnh Nguyện Vương Phổ Hiền
  • Nếu cảm thấy an lạc chưa muốn ngưng, xin hoan hỉ đáo trở lại ngày một để đọc tiếp.

<<< Trở lại Lịch Trì Tụng >>>


Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)

Ghi chú

[Cáo lỗi: so với sách, ghi chú ở đây nhỏ đi một số, vì ghi chú đầu tiên đếm riêng dưới tên kinh]

([1]) Chính văn là độc, tụng, thọ, trì, thư tả.

([2]) Diệu tràng, Phạn : Ruciraketu. Bản ngài Đàm mô sấm dịch là Tín tướng.

([3]) Chính văn là kiếp.

([4]) Chính văn là ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh, thọ giả, dưỡng dục, tà kiến, ngã ngã sở kiến, đoạn thường kiến.

([5]) Hiến cúng (cúng dường = cung dưỡng) có 3 : một là lợi hiến cúng : hiến dâng cúng phẩm ; hai là kính hiến cúng : kính trọng đủ cách ; ba là tu hiến cúng : thực hành thiện căn (luận Đại trang nghiêm, Chính 39/198).

([6]) Chính văn là căn tánh ý lạc và thắng giải.

([7]) Chính văn là thị giáo lợi hỷ.

([8]) Chính văn là thập nhị phần giáo.

([9]) Chính văn ở đây là khí lượng : dung lượng của đồ chứa. Trình độ của chúng sinh là như khí lượng : tùy khả năng mà tiếp nhận Phật pháp khác nhau.

([10]) Cảnh trí : tâm trí như gương. Không phải chỉ là đại viên cảnh trí, mà ở đây chỉ cho vô phân biệt trí.

([11]) Như như : như nhau như nhau. Chính nghĩa là vô phân biệt.

([12]) Chính văn là tự tha, chính xác thì nên dịch là chủ thể khách thể.

([13]) Những định không còn tư tưởng và cảm giác, như vô tưởng định, diệt tận định.

([14]) Không ảnh là hình ảnh có ra là có trong không gian, nhờ không gian ; nếu không có khoảng trống thì chẳng hình ảnh nào có được.

([15]) Cũng nên nói bất trụ sinh tử nữa (Chính 39/217).

([16]) Chính văn là hành pháp : cái pháp có tính cách chuyển biến (tức hữu vi).

([17]) Thật ra nên nói cả 10 địa nữa, vì đây là tha thọ dụng thân.

([18]) Chính văn là tướng cập tướng xứ, Chính 39/222 nói là nhân ngã pháp ngã. Tôi nghĩ hơi khác ; tướng là ngã pháp, tướng xứ là y tha phần nhiễm. Do vậy, đáng lẽ tướng cập tướng xứ nên dịch là ảo giác và căn cứ của ảo giác.

([19]) Niết bàn và đường đến niết bàn.

([20]) Thân này là thân này đây, thân chúng ta đây, mà nói chính xác là cái “thắng thân” (thân hơn bình thường), cái thân “đạo khí” (đồ chứa đựng Phật pháp) mà ghi chú 21 nói. Coi thêm ghi chú ấy.

([21]) Chính văn là thị thân nhân duyên cảnh giới xứ sở quả y ư bản. Theo Chính 39/223, thân (bản thân) là quả báo được cái thắng thân làm đồ chứa đựng chánh pháp, và đó là dị thục quả. Nhân duyên (yếu tố) là thắng thiện đã tu trong đời trước, và đó là tăng thượng quả. Cảnh giới (đối cảnh) là bồ đề và niết bàn, sở duyên của đẳng lưu quả. Xứ sở (đối tượng) là đại bồ đề mà sĩ dụng quả nguyện cầu. Quả y ư bản (kết quả ; nhưng 4 chữ liền lại thành 1 từ ngữ thì phải dịch là căn bản) là ly hệ quả không rời như như lý. Nhưng cách chấm câu như vậy tôi không đồng ý, nên đã chấm câu và dịch như đã dịch.

([22]) Chính văn là đại thừa, Như lai tánh, Như lai tạng.

([23]) Tự tại là ngã. Ngã trong 4 đức niết bàn của Phật không phải là nghĩa chủ tể (khái niệm về ngã của ngã chấp).

([24]) Là 32 tướng tốt, 80 tướng phụ, 18 bất cọng, 10 lực, 4 vô úy, đai bi, 3 niệm, 32 độc đắc. Tham chiếu Chính 39/224-226.

([25]) Chính văn ở đây là tướng. Chính văn ở đây là tướng.

([26]) Ở đây nghĩa là phi nhị biên.

([27]) Là pháp thân, đại định, đại trí.

([28]) Chính văn là thế thiện, nói đủ là thế gian thiện căn, đối lại với xuất thế thiện căn.

([29]) Có 5 sự : sợ không đủ sống, sợ chết, sợ đường dữ, sợ tiếng dữ, sợ công chúng.

([30]) Là trung tính, không thiện, không ác, tản mạn, không kiểm soát.

([31]) Dịch đủ là mộng thấy trống vàng ròng phát ra âm thanh diễn đạt diệu pháp sám hối.

([32]) Tám nơi là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh (khổ quá) bắc câu lô (vui quá) cõi trời trường thọ (yên ổn quá) điếc mù câm ngọng, thế trí biện thông (thông minh rất đời) sinh trước hay sau Phật (mà không còn Phật pháp). Đây là 8 nơi gọi là nạn (khó cho sự thấy Phật nghe Pháp) là không rảnh (không có sự tu tập xen vào).

([33]) Chính văn là hữu hải, chỉ cho 3 cõi mà tổng kê có 25. Có, hữu, là hiện hữu sinh tử, không phải niết bàn (như ngoại chấp không dưới 3 trong số 25 hữu ấy).

([34]) Nói ở phẩm 7 cuốn 5.

([35]) Coi  37.

([36]) Chính văn là nhân duyên.

([37]) Từ số 35 đến đây dịch theo sự sớ giải của Chính 39/245-246.

([38]) Đối chiếu văn chỉnh cú (coi ghi chú 39) thì câu này có nghĩa coi các vị bồ tát mới tu cũng như bậc Nhất thế trí (để thân gần, phụng sự, tu học).

([39]) Nghĩ, chính văn là tưởng. Phải đổi, vì tưởng đặt ở đây, ngữ khí sẽ có nghĩa ngỡ là, không đúng ý ở đây.

([40]) Tướng là người cho, người nhận, vật cho, là mục đích và quả báo. Trú tướng thì chấp có, xả tướng thì chấp không, hồi hướng bố thí mà như vậy thì không chính xác đối với tâm lý và mục đích của sự hồi hướng bố thí.

([41]) Chính 39/250 nói, không thể sánh bằng là vì kinh này năng lực làm cho những thắng hạnh ấy được thực hành, nên nói không thể sánh bằng. Không phải những thắng hạnh ấy không thể sánh bằng. Xin thêm rằng đây chỉ là cách đề cao kinh này. Có 11 thắng hạnh không thể sánh bằng. Nhưng câu kết, dịch “thì không thể sánh bằng” khác hẳn nếu dịch “cũng không thể sánh bằng”.

([42]) Chữ của chính văn, nhưng không chắc hoàn toàn có nghĩa như ngày nay hiểu.

([43]) Tu hành : pháp được tu, không phải tu hành : pháp phải diệt ; ở đây 2 thứ này là của tâm bồ đề (Chính 39/253).

([44]) Đúng ra nên nói là phục tạng : Kho tàng ngầm dưới mặt đất mặt nước.

([45]) Các hành ở đây là 12 duyên khởi.

([46]) Năm chướng nạn là ác thú, ác quỉ, giặc thù, tai họa nước lửa, ba loại khổ não. Mười địa giống nhau.

([47]) Ghi chú này có 2 điều Một, văn trước minh chú đổi thứ tự một chút cho thích hợp hơn. Hai, minh chú không chép phiên âm của Hoa văn, vì nhiều chữ tra không ra cách đọc, tra có ra cũng đọc rất khó. Nên ở đây dịch âm từ Phạn tự, và sao lục cả Phạn tự ấy. Phạn tự sao lục từ ghi chú của Chính 16/420-450, còn dịch âm là do Hòa thượng Thích Minh Châu (lưu ý : chữ có R ở giữa thì đọc như chữ Pháp, thí dụ : tra là tr-a, sri là sr-i, v/v) Kinh này có 35 bài minh chú tất cả, và đều làm như vậy.

([48]) Dịch đủ là sự ca tụng Phật là công đức ví như hoa sen.

([49]) Dịch đúng chính văn là phòng tối (ám thất).

([50]) Thức ăn tịnh hắc là thế nào thì không biết, chỉ biết Chính 39/272 nói nhuộm cho đen cũng được. Nhưng tại sao phải là thức ăn màu đen, và tại sao phải ăn lúc mặt trời chưa mọc, thì không thấy xuất xứ trên giải thích.

([51]) Thiện phương tiện : phương cách khéo léo. Thắng nhân duyên : yếu tố ưu việt.

([52]) Tri giả : chủ thể tri thức. Tác giả : chủ thể hành động.

([53]) Tức là điểu táng.

([54]) Tật dịch là bịnh dịch, bịnh thời khí, nói chung là bịnh truyền nhiễm.

([55]) Đoạn nhỏ này có lược mấy câu.

([56]) Chúng sinh có liên hệ với mình, chính văn là hữu duyên chúng sinh.

([57]) Tức như nói mất chủ quyền, độc lập.

([58]) Tức như nói nhiệt độ gấp đôi.

([59]) Chính văn là tịnh thất.

([60]) Tịnh thất : cái phòng sạch sẽ.

([61]) Cù ma (gomaya) là ngưu phấn. Coi ghi chú 68.

([62]) Ngài Nghĩa tịnh tự ghi : Ca li sa ba na (karsapana) đúng ra chỉ là bối xỉ (bối xỉ là vỏ sò, xưa lấy làm tiền tiêu). Nhưng tùy xứ mà chữ ấy có nơi là bối xỉ, có nơi là tiền kim loại. Xứ Ma kiệt đà thì 1 karsapana ăn 1600 bối xỉ (1 bối xỉ ăn 16 hay 19 tiền cổ). Nhưng có Phạn bản chép mỗi ngày cho 100 trần na ra (tiền vàng). Trì chú này thì suốt đời ngày nào cũng được cho như vậy. Ấn độ cầu nguyện đa số linh nghiệm, trừ ra không dốc lòng. (Chính 16/431).

([63]) Dịch đủ là như vành bánh xe có cả ngàn cái díp.

([64]) Năng lực là đạt được kết quả, đường chính là phi nhị biên, lý thể là chân như, sức mạnh là diệt ác sinh thiện.

([65]) Phạn tự của tên 4 vị này như sau : Agate, Satadru, Cyutaprabha, Sutamani.

([66]) Dịch Quan thế âm là từ một thuyết khác, và danh hiệu này không đủ, không phải chính phiên (Chính 39/300).

([67]) Đây là Phạn văn của 32 vị. Tham chiếu Chính 16/434-435.

  1. xương bồ (vaca) 2. ngưu hoàng (gorocana) 3. mục túc hương (sephalika) 4. xạ hương (mahabhaga) 5. hùng hoàng (manassila) 6. hợp hôn thụ (sirisa) 7. bạch cập (indrahasta) 8. khung cùng (syamaka) 9. câu kỷ căn (sami) 10. tùng chi (sri – vibhitaka) 11. quế bì (tvaca) 12. hương phụ tử (musta) 13. trầm hương (agaru) 14. chiên đàn (candana) 15. linh lăng hương (tagara) 16. đinh tử (  ?) 17. uất kim (knnkuma) 18. bà luật cao (galava) 19. vi hương (naradamsa) 20. trúc hoàng (gorocana) 21. tế đậu khấu (sukumara) 22. cam tùng (misganta) 23. hoắc hương (patna) 24. mao căn hương (usira) 25. sất chi (sallaki) 26. ngải nạp (saileya) 27. an tức hương (guggula) 28. giới tử (sarsapa) 29. mã cân (sophaghni or sosani) 30. long hoa tu (nagakesala) 31. bạch giao (sarjarasa) 32. thanh mộc (kustha).

([68]) Phạm văn : Pusya. Kinh cũ gọi là quỉ tinh (Chính 39/302)

([69]) Tráng lát nền nhà hay tường vách, đều dùng vật liệu hiện đại, mới sạch sẽ trang trọng.

([70]) Đồng tử : giữa tuổi thiếu nhi với thiếu niên.

([71]) Ấn với Tàu phân tích tất cả âm điệu có 5 cung bậc, gọi là ngũ âm.

([72]) Là mỗi tháng âm lịch mà là nửa sau, tức 16-30. Ngày 9 là 24, ngày 11 là 26.

([73]) Là như thủy triều ứng theo mặt trăng.

([74]) Là làm cù lao, làm bãi nổi, cho người khỏi bị trôi cuốn.

([75]) Chú tán là tán dương bằng minh chú, và minh chú ở đây là hiển ngữ (lời chữ không bí mật).

([76]) Là 3 loại thế gian. Thông thường là 1. ngũ uẩn thế gian : thế giới tổng thể, tức 5 uẩn ; 2. chúng sinh thế gian : thế giới chủ thể, tức thọ tưởng hành thức và phần nội sắc ; 3. quốc độ thế gian : thế giới khách thể, tức phần ngoại sắc.

([77]) Ngài Nghĩa tịnh ghi chú : Trên đây là minh chú để trì tụng, cũng là minh chú để tán dương. Khi tụng chú thì phải tụng chú tán này trước. (Chính 16/437).

([78]) Ngài Nghĩa tịnh ghi chú : Minh chú phẩm này có lược có rộng, có mở có hợp, trước sau bất đồng. Phạn bản có nhiều. Tôi y theo 1 bản mà dịch. Sau này ai tìm hiểu thì phải biết như vậy (Chính 16/437)

([79]) 1. Tất cả chỉnh cú đoạn này có thể dịch khác hơn, thí dụ “Kính lạy chư Như lai, bậc hùng biện nhiệm mầu”… Nhưng xét ra không bằng dịch như đã dịch.

  1. Sau đây là một số Phạn văn trong đoạn này : Ô ma : Uma, Tắc kiến đà : Skanda, Ma na tư : Manasi, Thông minh dạ thiên : Ratridevata, Phệ sốt nộ thiên : Visnu, Tì ma thiên nữ : Bhima, Thị số thiên thần : Samkhyayama (  ?), Thất lị thiện nữ : Sisumata, Hê lị : Heli, Ha ri để : Hariti.

([80]) Triền : những sự ràng buộc tâm thức, cái : những sự che đậy tâm trí.

([81]) Trần tập : tập khí của phiền não.

([82]) Mãn tài : Purna – bhadra. Ngũ đỉnh : Pancasikhi.

([83]) Thì gian thích hợp lẽ ra là sau lúc bình minh.

([84]) Đúng chính văn là tâm chú – Tâm chú cũng như tâm kinh. Bài minh chú tinh túy, cốt lõi, thì gọi là tâm chú.

([85]) Là mỗi tháng âm lịch mà là nửa trước. Đối lại, nửa sau gọi là tháng trăng tối.

([86]) Coi lại ghi chú 67.

([87]) Các pháp có gì là hiện tượng, các pháp là gì là bản thể. Tùy hiện tượng mà biết thì gọi là như lượng trí (cái trí biết hết cái lượng của các pháp). Như bản thể mà biết thì gọi là như lý trí (cái trí biết đúng cái thể của các pháp).

([88]) Tra không ra. Đọc mâu thử cũng chỉ đọc theo bán âm. Và theo bán âm này mà suy thì mâu thử có thể là một loại mâu.

([89]) Coi lại ghi chú 75.

([90]) Đề này, đúng chính văn là chư thiên và dược xoa hộ trì. Nhưng nội dung phẩm này nói tám bộ hộ trì, nhất là bộ chúng dược xoa. Nên Phạn văn chỉ đề Yaksa.

([91]) Hành xứ : chỗ đi. Là chỗ Phật biết và Phật làm, gọi là hành xứ của Phật.

([92]) Sau đây là Phạn văn những tên trong các bài chỉnh cú 25-41. Hồ vô nhiệt : Anayatapta, Sa yết ra : Sagara, Tô la kim sí chủ : Asura (metri causa), Phệ sốt nộ : Visnu, Diêm la : Yama, Na la diên : Narayama, Tự tại : Mahesvara, Chánh liễu tri : Sanjaya, Kim cương dược xoa : Vajrapani, Bảo vương dược xoa chủ : Manibhadra, Mãn hiền vương : Purnabhadra, Khoáng dã : Atavaka, Kim tì la : Kumbira, Tân độ la : Pingala, Hoàng sắc : Kapila.

([93]) Đây là Phạn văn những tên trong các chỉnh cú 43-46. Thái quân : Citrasena, Vi vương : Jinaraja, Thường chiến thắng : Jinarsabha, Châu cảnh : Manikanta, Thanh cảnh : Nilakanta, Bột lý sa vương : Varsadhipati, Đại tối thắng : Mahagrasa, Đại hắc : Mahakala, Tô bạt noa kê xá : Suvarnakesin, Bán chi ca : Pancika, Dương túc : Chagarapada, Đại bà dà : Mahabhaga, Tiểu cừ : Pranali, Hộ pháp : Dharmapala, Di hầu vương : Markada, Châm mao : Suciloma, Nhật chi : Suryamitra, Bảo phát : Ratnakesa, Đại cừ : Mahapranali, Nặc câu la : Nakula, Chiên đàn : Candana, Dục trung thắng : Kamasresta, Xá la : Nagayasas, Tuyết sơn : Hemavanta, Sa đa sơn : Satagiri.

([94]) Đây là Phạn văn của các tên trong chỉnh cú 48. A na bà đáp đa : Anavatapta, Sa yết ra : Sagara, Mục chân : Mucilinda, Ế la diệp : Erapata, Nan đà : Nanda, Nan đà nhỏ : Upananda.

([95]) Phạn văn các tên trong chỉnh cú 50. Bà trĩ : Vali, La hầu la : Rahula, Tì ma chất đa la : Vemacitra, Mẫu chỉ chiêm bạt ra : Samavara, Đại kiên : Khuraskanda, [bản ấn tống 1994 ngừng sau dấu phẩy, thiếu tên Phạn văn của Hoan Hỷ]

([96]) Phạn văn các tên trong chỉnh cú 52 và 53. Ha lị để : Haliti, Chiên trà : Canda, Chiên trà lị : Candalika, Chiên trĩ nữ : Candika, Côn đế : Danti, Câu tra xỉ : Kutadanti, Hút tinh chất chúng sinh : Sarvasattojaharini.

([97]) Thực phẩm vào dạ dầy thì một mặt thành đại tiểu thải ra, một mặt thành tự vị nuôi thân. Vị là tư vị ấy.

([98]) Ngang đây rõ ràng là thiếu. Mà có thể thiếu không dưới vài ba câu. Đáng lẽ nói thêm và kết thúc về tướng chết, mới nói về thuốc. Ở đây nói liền về thuốc thì không thích đáng. Bản dịch Đàm mô sấm càng không hơn gì.

([99]) 3 trái là ha lê lặc ca, ca ma lặc ca, tỉ tỉ đắc ca. 3 cay là can cương, hồ tiêu, tất bát. (Chính 39/326).

([100]) Chính văn là câu vật đầu. Có người nói là sen trắng, có người nói là sen hồng, có người nói chưa nở thì trắng, nở rồi hồng đậm. Ở đây ý kiến sen trắng thích hợp hơn.

([101]) Đại thế chúa (Mahaprajabati) (?)

([102]) Là 5 vị tỷ kheo đầu tiên của Phật.

([103]) Có 3 kinh nói đến, tôi chọn 1 : kinh Phạn ma dụ. Kinh ấy nói 8 đặc tính của tiếng Phật là tuyệt diệu, dễ hiểu, sâu xa, dịu ngọt, không dối, không lầm, tuệ giác, điều hòa (Chính 39/337).

([104]) Lẽ ra nên nói trái lại.

([105]) Đẳng trì : dị danh của định.

([106]) Lược bớt 1 ví dụ là sóng nắng (chỉ để cho chỉnh chữ). Ảo tượng, sóng nắng, trăng dưới nước, là biến thể muôn vàn.

([107]) Chỗ Phật ở chỗ Phật đi là chân như và tuệ giác chân như.

([108]) Từ là lời tiếng (gồm cả ngữ văn). Biện là hùng biện.


Nguyện bồ đề tâm, vô vàn trân quí
nơi nào chưa có, nguyện sẽ nảy sinh
nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
vĩnh viễn tăng trưởng không bao giờ ngừng.

Mời cùng trì tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim do Tỷ kheo Thích Trí Quang Việt dịch (từ Hoa Văn)




Trừ Bệnh: HỘ LUÂN KIM CANG GIÁP [Protection Wheel of Vajra Armor – Dorje Gotrab]

-Tựa Đề Anh Ngữ (English Title)The Protection Wheel of Vajra Armor, Short & long practices translated and composed by Lama Zopa Rinpoche
-Đạo Sư (Teacher): Kyabje Lama Zopa Rinpoche
-Việt ngữ: Hồng Như
Hạ tải văn bản: Nghi thức dài và ngắn, tiếng Việt <PDF>

Ghi chú: đây là pháp quán vận dụng năng lực từ bi để sám hối giải ác nghiệp, ác bệnh, ác chướng, tà chướng. Có thể tự hành trì để giải trừ bệnh dữ cho chính mình, hoặc hành trì giúp người khác. Xin lưu ý làm đúng theo điều kiện hành trì.

Gần đây Lama Zopa Rinpoche khuyên nên tụng chú này để tự bảo vệ mình cùng người quanh mình trước hiểm nạn coronavirus. Xem thêm chi tiết <Trước hiểm nạn Coronavirus>. Trong thời kỳ tối ám tam tai ngũ trược, ác bệnh tràn lan như lốc xoáy, nguyện bài pháp này có thể làm bạn đồng hành, giúp nhiều người tăng nguồn nghị lực, kiên cố trong chánh pháp, chuyển hết ác bệnh ác chướng thành nhân tố đạt giác ngộ.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đệ tử Hồng Như Thubten Munsel.
02, 2020



Điều kiện hành trì Mọi người đều có thể hành trì.
Để quán tưởng mình là bổn tôn Vajrapani, cần thọ những pháp sau đây:

  • Quán đảnh (wang) Vajrapani;
  • hoặc là thọ quán đảnh bất cứ đấng bổn tôn nào thuộc bộ mật tông hành, mật tông du già hay là mật tông tối thượng du già, và pháp jenang của đức Vajrapani;
  • hoặc thọ quán đảnh của bất cứ đấng bổn tôn nào thuộc bộ Như Lai hay Kim Cang của mật tông tác và pháp jenang của đức Vajrapani.
  • Nếu không, hãy quán tưởng đức Vajrapani trên đỉnh đầu, hay trước mặt.

Hộ Luân Kim Cang Giáp – Nghi thức Ngắn

rang nyi chhag dor thing nag ngam
Khởi hiện sắc tướng đức Kim Cang Thủ màu xanh đêm
[ND. Tự khởi nếu đã có quán đảnh, bằng không quán bổn tôn ở phía trước mặt]
dor je drül zhag dzin pa yi
Tay cầm chùy kim cang và thòng lọng
ku la dur thrö päl chhä dzog
Thân trang điểm đầy đủ mọi phẩm trang sức nghĩa trang
zhab zung pä nyir dor tab drä
Chân sải rộng trên đài sen và mặt trời,
ye she me pung long du zhug
Đứng giữa vùng lửa trí tuệ siêu việt chói sáng.
ku lä me khyung chag dig dang
Từ nơi thân phóng ra kim sí điểu lửa, bò cạp sắt,
phag nag lung me tsän dug gi
heo đen, gió lửa và khí độc
ngän lung ser lung tshub tar thrö
mãnh liệt như cuồng phong bão đá
nä rim dön geg lag par sam
Tiêu trừ mọi ác bệnh, tật dịch, tà chướng, ác chướng.

HUM VAJRA PHAT! OM PÄDMA SHAWA RI PHAT / NÄN PAR SHIG / NAGA NÄN/ TAD YA THA / SARVA BI RI TA / HANA HANA / VAJRE NA RAKSHA RAKSHA SVAHA
[Hung bên-za pây / ôm pê-ma sa-wa ri pây / nên pa-xừng / na-ga-nên /

ta-ya-tha / sạt-wa / bê-rê-ta / ha-na ha-na / bên zê na / rak-sa rak-sa / sô-ha]

Có thể tụng được bao nhiêu thì tụng bấy nhiêu. Tụng xong, [thổi vào] nước để gia trì. Rồi uống và xoa bằng nước này. <LZR:  Cũng có thể tụng chú rồi thổi vào kem, hay bơ, rồi xoa lên chỗ da bị nhiễm>. Tu mỗi ngày thì thổi vào lỗ mũi  <LZR: Tụng chú xong đặt hai tay trước miệng và thổi lên để khí đi vào lỗ mũi.> 

Khi hoàn tất thời công phu, hãy nghĩ rằng tất cả mọi tật bệnh, tà chướng, ác chướng đều bị tiêu diệt triệt để. Trú tâm một lúc trong pháp thiền chân tánh, siêu việt đối tượng và chủ thể của sự hộ trì.

Từ trong tánh không, khởi hiện sắc tướng Bổn tôn [ND. Tự khởi nếu đã có quán đảnh, bằng không quán bổn tôn trên đầu hay phía trước mặt].

Rồi phát nguyện, hồi hướng, và nguyện cát tường

Với thiện căn công đức / của con và chúng sinh / của chư Phật, Bồ Tát, / tích lũy từ ba thời / nguyện tất cả những ai / thấy, nghe hay nhớ nghĩ / hay là chạm vào con, / có bao nhiêu nguyện ước, / nguyện con như là cây / hay như ngọc như ý / làm cho mọi ước nguyện / đều rốt ráo viên thành.

Nguyện ác nghiệp ác chướng tích lũy từ vô thủy sinh tử liền tức thì thanh tịnh. Nguyện khởi tâm bồ đề, quí người hơn bản thân. Nguyện minh quang đại thủ ấn dễ dàng khởi trong tâm, mau chóng thành tựu quả vô thượng bồ đề.

Tóm lại nguyện làm / vui lòng đạo sư, // Đa văn hiểu thấu / ý thật của Phật// Mà khéo vượt qua / bến bờ bên kia // Hoằng dương Pháp Phật / ở khắp mười phương.

Bài pháp này do Jñana trích từ Bánh Xe Tối Oai Nộ Hộ Trì Gốc Rễ Thành Tựu, để dùng làm pháp tu hàng ngày

Xuất xứ bản gốc: Hồi hướng do người mang tên Thupten Zopa viết ra để cho [TD. thân người]  ung sung sung mãn trở nên có ý nghĩa.
Xuất xứ ấn bản Anh ngữ: Đầu tiên là Lama Zopa Rinpoche chuyển Anh ngữ vào tháng 3, 2003 và Holly Ansett chép văn bản. Kendall Magnussen nhuận văn tháng 8, 2011, dựa vào văn bản tương tự do Ven. Thubten Pemba dịch, tháng 05, 2009. Ba câu hồi hướng do Fabrizio Pallotti Champa Pelgye, chuyển Anh ngữ, 2014. Phiên âm minh chú: Ven. Tenzin Tsomo and Joona Repo, FPMT Education Services, May 2019. Soát bản văn Joona Repo, FPMT Translation Services, August 2019.
Ấn bản Việt ngữ: Hồng Như Thupten Munsel dịch và thực hiện. Bản dịch đầu 2006. Cập nhật theo ấn bản Anh ngữ FPMT-2011: năm 2016. Cập nhật theo ấn bản FPMT-2019 – thêm hình đức Vajrapani từ FPMT gửi ra: 02, 2020,



Pháp Quán Hộ Luân Kim Cang Giáp – Nghi thức dài

1. Qui Y –  Phát Tâm Bồ Đề  [Refuge – Bodhicitta]

Nơi Phật, nơi Pháp / cùng Tăng tôn quí
Cho đến bồ đề / xin về qui y
Nhờ công đức tu / sáu hạnh toàn hảo
Nguyện vì chúng sinh / đạt quả vị Phật. (3x)

2. Tám Thi Kệ Chuyển Tâm  [8 Verses Mind Training]

  1. Với quyết tâm thành tựu / lợi lạc lớn lao nhất / nhờ tất cả chúng sinh, / tôi nguyện luôn giữ gìn / chúng sinh trong đáy tim, / vì chúng sinh quí hơn / cả bảo châu như ý.
  2. Khi gặp gỡ tiếp xúc / với bất kỳ một ai, / nguyện tôi luôn thấy mình / là kẻ thấp kém nhất; / từ đáy lòng chân thật / luôn tôn kính mọi người / như kính bậc tối cao.
  3. Nguyện trong từng hành động / tôi luôn tự xét mình. / Phiền não vừa dấy lên, / đe dọa mình và người, / nguyện tức thì nhận diện, / và tức thì dẹp tan.
  4. Khi gặp người hiểm ác / vì bị tâm phiền não / và ác nghiệp tác động, / nguyện tôi quí người ấy / như vừa tìm ra được / kho tàng trân quí nhất.
  5. Khi gặp người vì lòng / ganh ghen và đố kỵ / miệt thị phỉ báng tôi, / nguyện tôi nhận phần thua, / nhường đi mọi phần thắng.
  6. Khi gặp người mà tôi / giúp đỡ, đặt kỳ vọng, / lại vong ân bội nghĩa / gây tổn hại cho tôi, / nguyện tôi xem người ấy / là một đấng tôn sư.
  7. Tóm lại tôi xin nguyện / trực tiếp và gián tiếp / trao tặng mọi lợi lạc / cho tất cả chúng sinh / đều là mẹ của tôi / từ vô lượng kiếp trước. / Nguyện âm thầm gánh chịu / mọi ác nghiệp khổ não / thay thế cho chúng sinh.
  8. Nguyện những điều nói trên / không bị vướng ô nhiễm / bởi tám ngọn gió chướng. / Nguyện tôi thấy mọi sự / hiện ra trong cõi đời / đều chỉ như huyễn mộng / cho tâm thôi chấp bám / thoát ràng buộc luân hồi.

3. Tứ Vô Lượng Tâm [Four Immeasurable]

Ước gì  chúng sinh / trú tâm đại xả / không gần vì luyến, / không xa vì thù.
Nguyện cho chúng sinh / trú nơi tâm này.
Tôi sẽ khiến họ / trú nơi tâm này.
Đức Phật – Đạo sư / xin hãy gia lực / cho con đủ sức / làm nên việc này

Ước gì chúng sinh / đạt quả vị Phật.
       [LZR đổi chữ “tìm được hạnh phúc…” thành “chữ “đạt quả vị Phật” 

Nguyện cho chúng sinh / đạt quả vị Phật.
Tôi sẽ khiến họ / đạt quả Phật
Đức Phật – Đạo sư / xin hãy gia lực / cho con đủ sức / làm nên việc này.

Ước gì chúng sinh / thoát hết khổ đau / cùng nhân tạo khổ
Nguyện khắp chúng sinh / thoát hết khổ đau / cùng nhân tạo khổ
Tôi sẽ khiến họ / thoát hết khổ đau / cùng nhân tạo khổ
Đức Phật – Đạo sư / xin hãy gia lực / cho con đủ sức / làm nên việc này.

Ước gì chúng sinh / không lìa niềm vui / thiện đạo, giải thoát
Nguyện cho chúng sinh / không lìa niềm vui.
Tôi sẽ khiến họ / không lìa niềm vui
Đức Phật – Đạo sư / xin hãy gia lực / cho con đủ sức / làm nên việc này

4. Pháp Quán Cho và Nhận  [Tong-len]

[Hãy khởi tâm từ bi vô lượng đối với chúng sinh, nghĩ rằng:]

“Thật tốt biết bao nếu tất cả chúng sinh đều thoát khỏi khổ đau và thoát cả nguyên nhân tạo khổ.”

Gánh hết khổ nạn của chúng sinh về phần mình, nhất là khổ vì bệnh, khổ vì người thân. Nhận lãnh mọi khổ đau, mọi nguyên nhân tạo khổ, mọi mê muội tối ám—là điều không ai mong cầu— gom thành một khối ô nhiễm, tan vào tâm ngã ái. Ngã ái bị hủy diệt triệt để, và cái “ngã” mà tâm ngã ái này bám vào, cho rằng quí giá lắm, bây giờ trở thành không. Trú tâm vào nơi tánh không này càng lâu càng tốt.

Khi tu pháp nhận, nên dành một ít thời gian để quán tánh không. Thỉnh thoảng mở lòng từ ái, mang thân thể, tài sản, ba thời công đức, cống hiến cho chúng sinh, đặc biệt là những ai thù ghét ta. Tuy vậy, chủ yếu vẫn là dành thời gian cho pháp nhận.

5. Diệt Ngã Ái [Destroying the Self-Cherishing Thought]

<LZR: Điều cần phải nhớ rõ, cần thường xuyên tự nhắc nhở mình như sau>

Mọi khổ nạn đều phát sinh từ ngã ái. Mọi vấn đề xảy ra đều là do ngã ái ban tặng, chẳng việc gì  tôi phải nhận chịu. Vậy tôi nay hoàn trả về lại cho tâm ngã ái, cho ngã ái chịu khổ một mình.

Bất cứ lúc nào, hễ gặp khổ nạn, quí vị cứ hãy làm theo như vậy. Cố gắng nhận diện ngã ái, dùng làm vũ khí diệt sạch ngã ái bằng cách trả mọi khổ nạn về lại cho nó.

Mỗi khi gặp khổ nạn, thay vì thống trách hoàn cảnh bên ngoài, hãy nên trách tâm ngã ái, mang hết mọi vấn đề hoàn trả lại cho ngã ái. Phải luôn thấy ngã ái chính là kẻ thù độc hại nhất của ta, phải lánh xa như lánh rắn độc. Được vậy  bất kể gặp bao nhiêu vấn đề, dù to như quả địa cầu, dù nhiều như bão đá, liền tức khắc vấn đề đã không còn là vấn đề. Đó là pháp chuyển tâm Đại thừa trọng yếu bậc nhất, làm cách  nào chận đứng tức thì mọi vấn đề.

6. Quán Tưởng  [Visualisation]

Quán tưởng đức bổn tôn như trong tranh, là một với mọi đấng đạo sư mà quí vị đã chọn nương theo và đã kết nối [ví dụ đã thọ pháp dưới danh nghĩa đạo sư đệ tử]

[Đức Vajrapani màu xanh đêm, vô cùng oai nộ, tay cầm chùy kim cang và rắn thòng lọng. Thân tướng nhiệm mầu của Ngài được trang điểm đầy đủ mọi phẩm trang sức nghĩa trang. Chân sải rộng trên đài sen và mặt trời, Ngài đứng giữa vùng lửa trí tuệ siêu việt chói sáng. Từ nơi thân Ngài phóng ra kim sí điểu lửa, bò cạp sắt, heo đen, gió, và lửa, với sức mạnh cuồng phong mãnh liệt như bão đá, tiêu diệt mọi ác bệnh, tật dịch, tà chướng, ác chướng.]

7. Tụng Chú [Mantra Recitation]

Trong khi tụng chú, dòng cam lồ ngũ sắc rót vào năm điểm khác nhau trên thân thể quí vị: sắc trắng từ trán, đỏ từ cổ, xanh dương từ tim, vàng từ bụng dưới, và xanh lá từ chỗ kín. Dòng cam lồ ngũ sắc này thanh tịnh năm loại phiền não, thanh tịnh mọi tập khí phiền não, mọi ác nghiệp do phiền não mà có, mọi mê muội, mọi ác nghiệp tích tụ từ vô lượng đời kiếp, mọi tật bịnh do long thần hay các loại tà ma ác quỉ tác hại. Tất cả đều thoát ra ngoài từ các lỗ chân lông và các cửa dưới, dưới dạng nước đen bẩn như khi giặt tắm. Tiếp theo, mọi tật bịnh—như bịnh ung thư hay các chứng bịnh ác hiểm khác mà quí vị đang phải chịu—đều thoát ra ngoài dưới dạng súc vật, rắn, ếch và các loài vật sống dưới biển.

Minh Chú Hộ Luân Kim Cang Giáp [Dorje Gotrab Mantra]

HUM VAJRA PHAT! OM PÄDMA SHAWA RI PHAT / NÄN PAR SHIG / NAGA NÄN/ TAD YA THA / SARVA BI RI TA / HANA HANA / VAJRE NA RAKSHA RAKSHA SVAHA

<LZR: Mỗi lần tụng một tràng hạt 108 chú thì có 87 chú cho người tụng và 21 cho chúng sinh. Thổi vào nước sau khi tụng. Còn một cách khác, nấu nước rồi cho vào bình hay hủ lớn (hay bất cứ vật chứa gì khác) đặt trước mặt, quán tưởng dòng cam lồ ngũ sắc xuất ra từ Kim Cang Giáp, tan vào trong nước. Thổi vào nước thêm một lần nữa.>

Khởi niềm tự tin rằng chắc nước này bây giờ trở thành nước cam lồ của đại trí vô thượng, đại bi vô lượng, và đại dũng lực có khả năng tức thì thanh tịnh và hàng phục mọi tật bịnh—như chứng ung thư hay tất cả mọi ác bịnh nào khác mà quí vị đang có—cùng tất cả  nhiễm tâm.

Tụng xong một chuỗi hạt lại thổi vào nước. Cứ làm như vậy mỗi ngày bao nhiêu thời cũng được—ba hay bốn thời. Mỗi thời từ một đến một tiếng rưỡi đồng hồ hay nhiều hơn, phải cố gắng tiếp tục sám hối như vậy và gia trì cho nước.

8. Pháp Quán Hoàn Tất [Concluding visualization]

Cuối thời công phu, tất cả ác nghiệp tật bịnh tuôn ra dưới nhiều sắc dạng khác nhau, giờ chất lại như núi quanh quí vị, che lấp hết cõi địa cầu. Dưới chỗ quí vị ngồi, đất nẻ chín tầng sâu. Diêm Vương hiện ra, há miệng. Tất cả chui vào miệng Diêm Vương và đều biến thành nước cam lồ. Diêm Vương thập phần hoan hỉ, chày vàng kim cang niêm kín miệng, quay về chỗ ở của mình, rất xa nơi này, không thể nào trở lại. Đất khi nãy nẻ ra bây giờ khép lại liền lạc. Làm vậy thì pháp tu này sẽ là pháp trường thọ.

9. Hồi Hướng  [Dedication]

Bồ đề tâm trân quí
Nơi nào chưa có, nguyện cho phát sinh; 
Nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển; 
Vĩnh viễn tăng trưởng, không bao giờ ngừng.

Bài hồi hướng này Lama Zopa Rinpoche có nhiều cách triển khai khác nhau, phổ thông nhất là:

Nương công đức ba thời / của con cũng như của / vô số Phật, bồ tát, / và vô số chúng sinh / nguyện cho bồ đề tâm / sinh trong tim chúng sinh / ở khắp cả sáu cõi / đặc biệt là trong tim / người cõi thế gian này, / bao gồm chúng đệ tử / thí chủ, thiện nguyện viên / ở FPMT, / người nương dựa vào con, / người mà con đã hứa / sẽ cầu nguyện giúp cho, / người đưa tên cho con. / Nguyện cho bồ đề tâm / sinh trong tim của con, / của thân nhân, gia đình / của người còn, kẻ mất. Nguyện cho bồ đề tâm / nơi nào đã khởi sinh / sẽ luôn luôn tăng trưởng.

<LZR: Tưởng tượng cống hiến hết thân khẩu và ý của mình, cùng mọi sở hữu, tài sản, công đức ba thời, mọi quả an lạc hạnh phúc cho đến tận quả giác ngộ, mang hết ra cống hiến cho chúng sinh cõi địa ngục v.v…, cho khắp cả chúng sinh>

Tất cả mọi nghiệp khổ / mà chúng sinh phải chịu / nguyện đổ về nơi con.  / Tất cả mọi công đức / mà con tích tụ được / nguyện hồi hướng chúng sinh.

Với công đức ba thời / của con và chúng sinh, / của chư Phật, Bồ Tát, / nguyện mọi việc con làm / không bao giờ gây hại / nhỏ nhoi nào cho ai / ngược lại tạo lợi ích / cho tất cả mọi người.

Đời sống dù có là  / khổ đau hay hạnh phúc / nguyện luôn làm nhân tố / cho tất cả chúng sinh / sớm đạt quả giác ngộ.

Với công đức ba thời / của con và chúng sinh / của chư Phật, Bồ Tát,  / nguyện bao nhiêu chúng sinh / đang chịu nhiều bịnh khổ, / hoặc gặp chứng ung thư, / hoặc gặp chứng truyền nhiễm, / hoặc đeo nặng ác nghiệp / phải chịu quả tật bịnh, / những chúng sinh như vậy / nguyện cùng được thoát hết, / vĩnh viễn không bao giờ / phải chịu cảnh ốm đau.

Với công đức ba thời / của con và chúng sinh, / của chư Phật, Bồ Tát,  / —thực chất chỉ là Không— / nguyện cho bản thân con  / —thực chất chỉ là Không—  / đạt địa vị toàn giác / của đạo sư pháp chủ / —thực chất chỉ là Không— / nguyện cho bản thân con / —thực chất chỉ là không / dựa vào sức một người  / mà dẫn dắt chúng sinh / —thực chất chỉ là Không— / mau chóng đạt giác ngộ / —thực chất chỉ là Không.

Hướng dẫn hành trì [Practice Advice]

Liên tục hành trì công phu này mỗi ngày ít nhất là một thời, nhiều hơn càng tốt. Nhắp ba, bốn, hay năm ngụm nước đầy sau mỗi thời công phu, nghĩ rằng tất cả mọi ác bịnh đều được thanh tịnh, và cả nguyên nhân của tật bịnh—là ác nghiệp, vọng tâm và phiền não—cũng đều được thanh tịnh. Sau khi uống nước, hãy nghĩ rằng mình vừa nhận được trí toàn giác viên mãn, được tâm từ bi vô lượng che khắp chúng sinh hữu tình, và được tất cả mọi tánh đức vô lượng của bậc chánh đẳng chánh giác.

Đây là một trong những câu minh chú có năng lực hóa giải nghiệp ung thư mãnh liệt nhất, và cũng thường được dùng để giải trừ các loại nghiệp gây ác bịnh khác, giải nghiệp tà ma ám hại. Đọc minh chú này nhiều lần mỗi ngày có thể có được khả năng chữa bịnh cho người khác. Đọc tụng minh chú này để gia trì cho nước, rồi dùng nước ấy cho người bịnh uống.

Xuất xứ:

Nghi Thức này (bản Anh ngữ) do Lama Thubten Zopa Rinpoche soạn tại Genting, Malaysia, tháng 04/1997. Ven. Jampa Lundrup đánh máy và nhuận văn. Kendall Magnussen nhuận văn tháng 8, 2011. Phần để trong “[ ]” mô tả sắc tướng bổn tôn được trích từ nghi thức ngắn, thêm vào đây cho tiện việc hành trì.

Phiên âm chú: . Tenzin Tsomo and Joona Repo, FPMT Education Services, May 2019. Các bài kệ sau đây được cập nhật: Quy y – Phát tâm bồ đề, Tám Thi Kệ Chuyển Tâm, Tứ Vô Lượng Tâm và bài hồi hướng đầu tiên và cuối cùng, tháng 10, 2019.

Ấn bản Việt ngữ: Hồng Như Thupten Munsel dịch và thực hiện. Bản dịch đầu 2006. Cập nhật theo ấn bản Anh ngữ FPMT-2011: năm 2016. Cập nhật theo ấn bản FPMT-2019 – thêm hình: 02, 2020






Lama Zopa Rinpoche: ĐẠI BI TRƯỜNG CHÚ [có audio]

-Đạo Sư (Teacher): Kyabje Lama Zopa Rinpoche giảng và tụng
-Việt ngữ: Hồng Như dịch phần giảng
Hạ tải văn bản <pdf>

Trì tụng
ĐẠI BI TRƯỜNG CHÚ
[The Longest Compassionate Buddha Mantra ]

Cùng loại nhưng dài hơn chú Đại Bi.
Đọc thêm: Lama Zopa Rinpoche hướng dẫn pháp trì Đại Bi Trường Chú

Lần 1

NAMO RATNA TRAYAAYA / NAMA ARYAA AVALOKITESHVARAAYA / BODHISATTVAAYA / MAHAA SATTVAAYA / MAHAA KAARUNIKAAYA / TADYATHAA / OM SARVA BANDHANA / CTSHE DHANA KARAAYA / SARVA PAAPA SAMUDROCTSHO SHANA KARAAYA / SARVA BYAADHI PRASHAMANA KARAAYA / SARVA ITYU PADRA BABI NAASHAANA KARAAYA / SARVA BHAYE SHUTARNA KARAAYA / TA SYA / NAMA SKRI TVAA / IDAM / ARYA AVALOKITESHVARAAYA / TAVA / NIILAKANTHA NAAMAPA RAMA HRIDAYAM / APARTTA YISHYAAMI / SARVAARTHASAADHANAAM / SHUBHA CHETANAAM / SARVA BHUUTAANAAM / PAAPA MAARGA VISHO DHAKAM / TADYATHAA / AVALOKITE / SHVARYAA / ALOKE / ADHIPATI / LOKA ATIKRAANTE / EH HI / EH HI / MAHA BODHISATTVA / HE BODHISATTVA / HE MAHA BODHISATTVA / HE PRIYA / BODHISATTVA / HE MAHAKAARUNIKA / MAHA SMARA HRIDAYENA / EH HI / EH HI / AARYAA AVALOKITESHVARAAYA / PARA MAMAI TRI CHITTA KAARUNIKA KURU KURU / KARMA SAADHAYA SAADHAYA / VIDYANA DEHI DEHI / ME ARAM GAMAM GAMA / BIHAM GAMA / SIDDHA YOGII SHVARA / DUHU DUHU BIRYANATE / MAHA BIRYANATE / DHARA / DHARA / DHARENDRE SHVARA / TSALA / TSALA / BIMALA MURTE / ARYA AVALOKITESHVARA / JINA KRISHNA JATAA MUKUTA / ALAM KRITASHARIIRA / LAMBA / PRALAMBA / PILOMBA / MAHASIDDHA BIDYA DHARA / BALA / BALA / MAHABALA / MALA / MALA / MAHA MALA / TSALA / TSALA / MAHA TSALA / KRISHNA VARNA / KRISHNA PAKSHA / KRISHNA PAASHA / NIRGHAA TANA / HE / PADMA HASTA / TSARA TSARA / NISHCHARE SHVARE / KRISHNA SARVA KRITAYA JÑOPABIITA / EH HI / EH HI / MAHA VAARAAHA MUKHA HRIPURA DAHANE SHVARA / NAARAAYANA BALA RUUPA VESHA DHARA / HE / NIILAKANTHA / EH HI / EH HI / MAHA HALA / HALA / VISHA NIRJATA / LOKASYA / RAAGA VISHA VINAA SHANAM / DVESHA VISHA VINAA SHANAM / MOHA VISHA VINA SHANAM / NIRMO KSHANA / HULU / HULU / MUÑCHA /MUÑCHA / MUHU / MUHU / RAHULA /RAHULA / HALA / HALAA / HAARE / MAHA PADMA NAABHI / SARA / SARA / SIRI / SIRI / SURU / SURU / BUDDHYA / BUDDHYA / BODHAYA / BODHAYA / BODHAYAA TABA / NIILAKANTHA / EH HI / EH HI / NIILAKANTHA / EH HI / EH HI / BAAMA STHITA / MAHA SIMHA MUKHA / HASA / HASA / MUÑCHA / MUÑCHA / MAHA TTA TTA HAASYA / EH HI / EH HI / BHO BHO / MAHA SIDDHA YOGI SHVARA / BHANDHA BHANDHA / PAATSANA / SAADHAYA / SAADHAYA / VIDYAAM / SMARA / SMARA / TVAM / HE / BHAGAVAN / ALOKA VILOKA TVAM / TATHAAGATANAM / DAHIDAAHIME / DARSHANA / KAAMASYA / DARSHANAM / PRASAADHAYA ME SVAHA / IDA DHAYA SVAHA / MAHA SIDAHAAYA SVAHA / SIDDHA YOGI SHVARAAYA SVAHA / NILAKANTHAYA SVAHA / BAARAAHA MUKHAAYA SVAHA / MAHA BAARAAHA MUKHAYA SVAHA / NARA SIMHA MUKHAAYA SVAHA / MAHA NARA SIMHA MUKHAAYA SVAHA / VAJRA HASTAAYA SVAHA / MAHA VAJRA HAASTAYA SVAHA / SIDDHA VIDYAADHARAAYA SVAHA / MAHA SIDDHA VIDYADHARAAYA SVAHA / PADMA HASTAAYA SVAHA / MAHA PADMA HASTAAYA SVAHA / KRISHNA SARVA KRITAYA JÑOPABIITAAYA SVAHA / MAHA MAALA MUKUTA DHARAAYA SVAHA / CHAKRAAYU DHADHARAAYA SVAHA / SHAMKHA SHABDA NIRNAA DANA KARAAYAA SVAHA / BODHANA KARAAYA SVAHA / BAAMA STHITA SKANDHA DESHA KRISHNAA JINAAYA SVAHA / VAAMA HASTA BYAAGHRA CHARMANI RABHASANAAYA SVAHA / LOKESHVARAAYA SVAHA / MAHA LOKESHVARAAYA SVAHA / SARVA SIDDHESHVARAAYA SVAHA / RAKSHA RAKSHA MAM SVAHA / KURU RAKSHA MUDRAANAAM SVAHA / NAMO BHAGAVATE / ARYA AVALOKITESHVARAAYA / BODHISATTVAAYA MAHASATTVAAYA / MAHAKAARUNIKAAYA SIDDHYANTUME MANDRA PADAANI SVAHA //

 Lần 2

NAMO RATNA TRAYAAYA / NAMA ARYAA AVALOKITESHVARAAYA / BODHISATTVAAYA / MAHAA SATTVAAYA / MAHAA KAARUNIKAAYA / TADYATHAA / OM SARVA BANDHANA / CTSHE DHANA KARAAYA / SARVA PAAPA SAMUDROCTSHO SHANA KARAAYA / SARVA BYAADHI PRASHAMANA KARAAYA / SARVA ITYU PADRA BABI NAASHAANA KARAAYA / SARVA BHAYE SHUTARNA KARAAYA / TA SYA / NAMA SKRI TVAA / IDAM / ARYA AVALOKITESHVARAAYA / TAVA / NIILAKANTHA NAAMAPA RAMA HRIDAYAM / APARTTA YISHYAAMI / SARVAARTHASAADHANAAM / SHUBHA CHETANAAM / SARVA BHUUTAANAAM / PAAPA MAARGA VISHO DHAKAM / TADYATHAA / AVALOKITE / SHVARYAA / ALOKE / ADHIPATI / LOKA ATIKRAANTE / EH HI / EH HI / MAHA BODHISATTVA / HE BODHISATTVA / HE MAHA BODHISATTVA / HE PRIYA / BODHISATTVA / HE MAHAKAARUNIKA / MAHA SMARA HRIDAYENA / EH HI / EH HI / AARYAA AVALOKITESHVARAAYA / PARA MAMAI TRI CHITTA KAARUNIKA KURU KURU / KARMA SAADHAYA SAADHAYA / VIDYANA DEHI DEHI / ME ARAM GAMAM GAMA / BIHAM GAMA / SIDDHA YOGII SHVARA / DUHU DUHU BIRYANATE / MAHA BIRYANATE / DHARA / DHARA / DHARENDRE SHVARA / TSALA / TSALA / BIMALA MURTE / ARYA AVALOKITESHVARA / JINA KRISHNA JATAA MUKUTA / ALAM KRITASHARIIRA / LAMBA / PRALAMBA / PILOMBA / MAHASIDDHA BIDYA DHARA / BALA / BALA / MAHABALA / MALA / MALA / MAHA MALA / TSALA / TSALA / MAHA TSALA / KRISHNA VARNA / KRISHNA PAKSHA / KRISHNA PAASHA / NIRGHAA TANA / HE / PADMA HASTA / TSARA TSARA / NISHCHARE SHVARE / KRISHNA SARVA KRITAYA JÑOPABIITA / EH HI / EH HI / MAHA VAARAAHA MUKHA HRIPURA DAHANE SHVARA / NAARAAYANA BALA RUUPA VESHA DHARA / HE / NIILAKANTHA / EH HI / EH HI / MAHA HALA / HALA / VISHA NIRJATA / LOKASYA / RAAGA VISHA VINAA SHANAM / DVESHA VISHA VINAA SHANAM / MOHA VISHA VINA SHANAM / NIRMO KSHANA / HULU / HULU / MUÑCHA /MUÑCHA / MUHU / MUHU / RAHULA /RAHULA / HALA / HALAA / HAARE / MAHA PADMA NAABHI / SARA / SARA / SIRI / SIRI / SURU / SURU / BUDDHYA / BUDDHYA / BODHAYA / BODHAYA / BODHAYAA TABA / NIILAKANTHA / EH HI / EH HI / NIILAKANTHA / EH HI / EH HI / BAAMA STHITA / MAHA SIMHA MUKHA / HASA / HASA / MUÑCHA / MUÑCHA / MAHA TTA TTA HAASYA / EH HI / EH HI / BHO BHO / MAHA SIDDHA YOGI SHVARA / BHANDHA BHANDHA / PAATSANA / SAADHAYA / SAADHAYA / VIDYAAM / SMARA / SMARA / TVAM / HE / BHAGAVAN / ALOKA VILOKA TVAM / TATHAAGATANAM / DAHIDAAHIME / DARSHANA / KAAMASYA / DARSHANAM / PRASAADHAYA ME SVAHA / IDA DHAYA SVAHA / MAHA SIDAHAAYA SVAHA / SIDDHA YOGI SHVARAAYA SVAHA / NILAKANTHAYA SVAHA / BAARAAHA MUKHAAYA SVAHA / MAHA BAARAAHA MUKHAYA SVAHA / NARA SIMHA MUKHAAYA SVAHA / MAHA NARA SIMHA MUKHAAYA SVAHA / VAJRA HASTAAYA SVAHA / MAHA VAJRA HAASTAYA SVAHA / SIDDHA VIDYAADHARAAYA SVAHA / MAHA SIDDHA VIDYADHARAAYA SVAHA / PADMA HASTAAYA SVAHA / MAHA PADMA HASTAAYA SVAHA / KRISHNA SARVA KRITAYA JÑOPABIITAAYA SVAHA / MAHA MAALA MUKUTA DHARAAYA SVAHA / CHAKRAAYU DHADHARAAYA SVAHA / SHAMKHA SHABDA NIRNAA DANA KARAAYAA SVAHA / BODHANA KARAAYA SVAHA / BAAMA STHITA SKANDHA DESHA KRISHNAA JINAAYA SVAHA / VAAMA HASTA BYAAGHRA CHARMANI RABHASANAAYA SVAHA / LOKESHVARAAYA SVAHA / MAHA LOKESHVARAAYA SVAHA / SARVA SIDDHESHVARAAYA SVAHA / RAKSHA RAKSHA MAM SVAHA / KURU RAKSHA MUDRAANAAM SVAHA / NAMO BHAGAVATE / ARYA AVALOKITESHVARAAYA / BODHISATTVAAYA MAHASATTVAAYA / MAHAKAARUNIKAAYA SIDDHYANTUME MANDRA PADAANI SVAHA //

Lần 3

NAMO RATNA TRAYAAYA / NAMA ARYAA AVALOKITESHVARAAYA / BODHISATTVAAYA / MAHAA SATTVAAYA / MAHAA KAARUNIKAAYA / TADYATHAA / OM SARVA BANDHANA / CTSHE DHANA KARAAYA / SARVA PAAPA SAMUDROCTSHO SHANA KARAAYA / SARVA BYAADHI PRASHAMANA KARAAYA / SARVA ITYU PADRA BABI NAASHAANA KARAAYA / SARVA BHAYE SHUTARNA KARAAYA / TA SYA / NAMA SKRI TVAA / IDAM / ARYA AVALOKITESHVARAAYA / TAVA / NIILAKANTHA NAAMAPA RAMA HRIDAYAM / APARTTA YISHYAAMI / SARVAARTHASAADHANAAM / SHUBHA CHETANAAM / SARVA BHUUTAANAAM / PAAPA MAARGA VISHO DHAKAM / TADYATHAA / AVALOKITE / SHVARYAA / ALOKE / ADHIPATI / LOKA ATIKRAANTE / EH HI / EH HI / MAHA BODHISATTVA / HE BODHISATTVA / HE MAHA BODHISATTVA / HE PRIYA / BODHISATTVA / HE MAHAKAARUNIKA / MAHA SMARA HRIDAYENA / EH HI / EH HI / AARYAA AVALOKITESHVARAAYA / PARA MAMAI TRI CHITTA KAARUNIKA KURU KURU / KARMA SAADHAYA SAADHAYA / VIDYANA DEHI DEHI / ME ARAM GAMAM GAMA / BIHAM GAMA / SIDDHA YOGII SHVARA / DUHU DUHU BIRYANATE / MAHA BIRYANATE / DHARA / DHARA / DHARENDRE SHVARA / TSALA / TSALA / BIMALA MURTE / ARYA AVALOKITESHVARA / JINA KRISHNA JATAA MUKUTA / ALAM KRITASHARIIRA / LAMBA / PRALAMBA / PILOMBA / MAHASIDDHA BIDYA DHARA / BALA / BALA / MAHABALA / MALA / MALA / MAHA MALA / TSALA / TSALA / MAHA TSALA / KRISHNA VARNA / KRISHNA PAKSHA / KRISHNA PAASHA / NIRGHAA TANA / HE / PADMA HASTA / TSARA TSARA / NISHCHARE SHVARE / KRISHNA SARVA KRITAYA JÑOPABIITA / EH HI / EH HI / MAHA VAARAAHA MUKHA HRIPURA DAHANE SHVARA / NAARAAYANA BALA RUUPA VESHA DHARA / HE / NIILAKANTHA / EH HI / EH HI / MAHA HALA / HALA / VISHA NIRJATA / LOKASYA / RAAGA VISHA VINAA SHANAM / DVESHA VISHA VINAA SHANAM / MOHA VISHA VINA SHANAM / NIRMO KSHANA / HULU / HULU / MUÑCHA /MUÑCHA / MUHU / MUHU / RAHULA /RAHULA / HALA / HALAA / HAARE / MAHA PADMA NAABHI / SARA / SARA / SIRI / SIRI / SURU / SURU / BUDDHYA / BUDDHYA / BODHAYA / BODHAYA / BODHAYAA TABA / NIILAKANTHA / EH HI / EH HI / NIILAKANTHA / EH HI / EH HI / BAAMA STHITA / MAHA SIMHA MUKHA / HASA / HASA / MUÑCHA / MUÑCHA / MAHA TTA TTA HAASYA / EH HI / EH HI / BHO BHO / MAHA SIDDHA YOGI SHVARA / BHANDHA BHANDHA / PAATSANA / SAADHAYA / SAADHAYA / VIDYAAM / SMARA / SMARA / TVAM / HE / BHAGAVAN / ALOKA VILOKA TVAM / TATHAAGATANAM / DAHIDAAHIME / DARSHANA / KAAMASYA / DARSHANAM / PRASAADHAYA ME SVAHA / IDA DHAYA SVAHA / MAHA SIDAHAAYA SVAHA / SIDDHA YOGI SHVARAAYA SVAHA / NILAKANTHAYA SVAHA / BAARAAHA MUKHAAYA SVAHA / MAHA BAARAAHA MUKHAYA SVAHA / NARA SIMHA MUKHAAYA SVAHA / MAHA NARA SIMHA MUKHAAYA SVAHA / VAJRA HASTAAYA SVAHA / MAHA VAJRA HAASTAYA SVAHA / SIDDHA VIDYAADHARAAYA SVAHA / MAHA SIDDHA VIDYADHARAAYA SVAHA / PADMA HASTAAYA SVAHA / MAHA PADMA HASTAAYA SVAHA / KRISHNA SARVA KRITAYA JÑOPABIITAAYA SVAHA / MAHA MAALA MUKUTA DHARAAYA SVAHA / CHAKRAAYU DHADHARAAYA SVAHA / SHAMKHA SHABDA NIRNAA DANA KARAAYAA SVAHA / BODHANA KARAAYA SVAHA / BAAMA STHITA SKANDHA DESHA KRISHNAA JINAAYA SVAHA / VAAMA HASTA BYAAGHRA CHARMANI RABHASANAAYA SVAHA / LOKESHVARAAYA SVAHA / MAHA LOKESHVARAAYA SVAHA / SARVA SIDDHESHVARAAYA SVAHA / RAKSHA RAKSHA MAM SVAHA / KURU RAKSHA MUDRAANAAM SVAHA / NAMO BHAGAVATE / ARYA AVALOKITESHVARAAYA / BODHISATTVAAYA MAHASATTVAAYA / MAHAKAARUNIKAAYA SIDDHYANTUME MANDRA PADAANI SVAHA //


ĐẠI BI TỊNH THỦY SÁM PHÁP

[WATER BLESSING BY CHENREZIG – ADVICES TO STUDENTS]

Lama Zopa Rinpoche hướng dẫn cho đệ tử

1. Trường Chú Đại Bi (cho đệ tử bị bệnh mắt)

Niệm Đại Bi Trường Chú hai hay ba lần mỗi ngày. Quán tưởng nước cam lồ từ bàn tay nhiệm mầu của đức Quan Thế Âm rót xuống, thanh tịnh hết thảy mọi ác nghiệp, ác chướng, tà chướng, ác bệnh. Chủ yếu là cần phải thanh tịnh ác nghiệp trong các đời quá khứ đã gieo vì bị phiền não và nghiệp chướng tác động, đây chính là gốc rễ phát sinh mọi vấn đề hiện tại. Nước cam lồ rót xuống đôi mắt [nơi có bệnh], rất dịu và rất thanh.

Đặt nước trước ảnh tượng của đức Quan Thế Âm, khi tụng chú hãy nghĩ rằng mình đang tịnh hóa nước này. Giữ một miếng vải, thấm ướt bằng nước ấy và lau mắt. Làm như vậy vài lần trong ngày. Mỗi khi chùi mắt, hãy nghĩ rằng nhờ vào nước này mà tất cả mọi nhiễm tâm ác nghiệp đã tạo ra trong quá khứ, vì đó mà sinh ác bệnh trong hiện tại, đều được thanh tịnh tất cả. Nếu có lòng tin mạnh mẽ nơi đức Quan Thế Âm, hoàn toàn phó thác bản thân cho Ngài, thì đây sẽ là một phương pháp sám hối rất hiệu nghiệm.

Source: https://www.lamayeshe.com/advice/eye-conditions

2. Đại Bi Trường Chú tịnh ác nghiệp

Phương pháp trì tụng chú này, kinh sách có dạy, trước tiên hãy khởi tâm đại bi trước chúng sinh sáu cõi, vì chúng sinh mà hy sinh bản thân, chịu khổ thay cho chúng sinh, để chúng sinh thoát cảnh trầm luân sinh tử, đạt niết bàn giải thoát. Sau đó, hãy nhớ, phát nguyện chịu khổ thay cho chúng sinh, rồi việc làm này trở thành nhân mang hạnh phúc, cho hết thảy chúng sinh thoát mọi khổ đau sinh tử, đạt quả giác ngộ. Rồi sau khi tụng niệm hãy nhất tâm chuyên chú nhớ tên Thầy, và tụng tên của Thầy. Nhớ đức A Di Đà. Vậy, nhớ đức Quan Thế Âm và đức A Di Đà, rồi nếu tụng chú này bảy lần vào buổi tối, sẽ tịnh được 800 triệu đại kiếp ác nghiệp, tịnh được bấy nhiêu ác nghiệp nhờ tụng chú này bảy lần trong một đêm.

Source: https://www.lamayeshe.com/article/chapter/oral-transmission-long-chenrezig-mantra

3. Lục Tự Đại Minh Chú OM MANI PADME HUM (cho đệ tử bị khối u trong não)

Nên gia trì nước bằng cách tụng Lục Tự Chú, quán tưởng đức Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm, trên bình nước. Nước cam lồ từ tim đức Quan Thế Âm rót vào bình, chan chứa mãnh liệt năng lực gia trì. Tưởng tượng bình nước này đầy ắp năng lực gia trì của đức Quan Thế Âm.

Tụng xong một tràng hạt thì quán như vậy. Mỗi ngày tụng tối thiểu ba tràng hạt và gia trì cho nước—không được ít hơn, nhiều hơn càng tốt. Trong khi quán tưởng, cần khởi lòng tin mạnh mẽ rằng đức Quan Thế Âm thật sự gia trì cho nước này bằng suối cam lồ quét sạch bốn thứ: ác nghiệp, tà chướng, ác chướng và ác bệnh (bướu não).

Sau khi quán tưởng hãy chú tâm vào nước trong bình, nghĩ rằng: “bây giờ nước này chính là cam lồ.” Uống nước này mỗi ngày vài lần, mỗi lần vài ngụm.

Tiếp tục làm như vậy mỗi ngày. Hết nước thì châm thêm nước mới vào bình và tiếp tục gia trì cho nước.

Source: https://www.lamayeshe.com/advice/water-blessed-chenrezig

Nghe Lama Zopa Rinpoche tụng Đại Bi Trường Chú:

có phụ đề để đọc theo: https://youtu.be/VhgOEMv-bes





Lama Zopa Rinpoche: HƯỚNG DẪN TU TONG-LEN ĐỂ PHÁT TÂM TỪ BI

The Preliminary Practice of Tong-len (click to access the English version)
-Lama Zopa Rinpoche hướng dẫn tu Ngondro – Tong-len
-Đạo Sư (Teacher ): Kyabje Lama Zopa Rinpoche (2006) –
-Việt ngữ (translation): Hồng Như, bản dịch tháng 2 năm 2018

1- Hướng Dẫn Ngắn Gọn  (Short Teachings)
2- Nghi Thức Giản Lược Tu Tong-len (Short Practice)

HƯỚNG DẪN PHÁP TU TONG-LEN [ĐỂ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ] theo khuôn khổ Pháp Tu Sơ Khởi (Ngondro)

Tong-len là “nhận và cho.” Đây là pháp tu phát tâm bồ đề can đảm bậc nhất. “Tong-wa” là tặng cho chúng sinh mọi công đức an vui của mình; “Len-pa” là nhận về mọi khổ nạn ác nghiệp của chúng sinh, lấy đó đập ngay vào tâm ngã ái, làm cho ngã ái này tiêu tan không còn.

Nhận và cho như vậy là phương pháp phát tâm bồ đề chóng vánh nhất, là con đường từ bỏ biển khổ sinh tử nhanh nhất, cũng là cách viên thành chánh quả (lìa mọi mê lầm, đạt mọi thiện đức) sớm nhất, và là cách nhanh chóng có được khả năng độ chúng sinh thoát biển khổ địa ngục, ngạ quĩ, súc sinh, người, trời, A-tu-la và cõi trung ấm, đạt quả vô thượng bồ đề. Nói ví dụ, mặc dù Phật Di Lặc phát tâm bồ đề tâm trước nhưng đấng bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật lại đạt quả vô thượng bồ đề sớm hơn, là vì có được lòng từ bi mạnh mẽ hơn.

Pháp thiền này là phương pháp chuyển tâm thù thắng nhất, cũng là phương pháp tâm lý trị liệu tốt nhất giúp người Tây phương giữ tâm an lạc khi gặp vấn đề tinh thần, thể xác. Đây là phương pháp trị liệu tâm bệnh tốt nhất, nhờ đó cũng trị được thân bệnh. Nếu gặp bệnh khổ thì đây là phương pháp trị liệu tốt nhất, và cũng có thể trị bệnh cho người khác.

CÁCH ĐẾM TÚC SỐ

Để đếm túc số Tong-len cho pháp tu sơ khởi (ngondro), quí vị có thể chọn câu kệ tong-len trong Cúng Dường Đạo Sư (Lama Chöpa, câu kệ số v.95):

Đạo sư tôn quí, đạo sư từ bi,
Con khẩn xin Thầy gia trì hộ niệm
Cho mọi khổ đau, ác nghiệp, ác chướng,
Của mẹ chúng sinh, nguyện ngay bây giờ
Trổ quả nơi con không chút thiếu sót,
Nguyện mang an lạc cùng mọi thiện đức
Tặng cho chúng sinh, nhờ đó tất cả
Đều được hạnh phúc.

Đọc bài kệ này để đếm túc số, vừa đọc vừa quán tưởng. Mỗi lần như vậy quí vị tích lũy được biết bao nhiêu trời rộng công đức, tịnh được biết bao nhiêu ác nghiệp, đến gần hơn với quả giác ngộ. Pháp tu này sẽ giúp quí vị phát tâm bồ đề.

 Quí vị cũng có thể chọn bài kệ của đức Long Thọ (Nagarjuna):

Chúng sinh bao nhiêu khổ
Nguyện trổ quả nơi tôi;
Tôi được bao an vui
Nguyện tặng chúng sinh hưởng.

Phần đầu quán pháp nhận. Phần sau quán pháp cho. Đếm số lần tụng bài kệ này bằng chuỗi hạt. Tôi nghĩ tu như vậy tâm của quí vị sẽ vô cùng an lạc và chúng sinh cũng sẽ được an lạc vô cùng!

Hoặc là chọn bài kệ của Shakya Shri Bhadra:

Nếu như có khổ, hãy gánh khổ nạn cho khắp chúng sinh;
Nguyện cho chúng sinh cạn vơi biển khổ.
Nếu như có vui, hãy tặng vui cho chúng sinh tạo phước;
Nguyện chúng sinh được trời rộng an vui.

Chọn một trong ba bài kệ trên để tụng và quán tưởng. Hoặc quí vị cũng có thể thay đổi, tụng bài này rồi tụng bài kia. Thực hành tong-len bằng cách vừa tụng vừa quán, đây là pháp tu có tác dụng mãnh liệt bậc nhất.

CÁCH THỰC HÀNH TONG-LEN

-PHÁP NHẬN

Nói cho ngắn gọn, tu tong-len thì đầu tiên là tu pháp nhận:

(1) Khởi tâm bi. Tiếp theo, nhận về khổ đau của từng cõi luân hồi: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, người, trời, a tu la và cõi trung ấm. Pháp Lamrim có giải thích cặn kẽ về các loại khổ đau này, hãy nhận hết vào trong tim;

(2) nhận cả nguyên nhân của khổ, là nghiệp và nhiễm tâm phiền não cùng tập khí phiền não; hãy nhận hết về;

(3) nhận cả môi trường sống khó khăn. Ví dụ cõi địa ngục, nền sắt nung cháy bỏng, nhà sắt nung không cửa ra vào, không cửa sổ, hay là hàn ngục với những ngọn núi băng lạnh cóng. Rồi cõi quỉ đói, cảnh sống thật thê lương không cả nước uống, hoặc quá nóng, hoặc quá lạnh. Cõi người thì khổ vì môi trường bẩn thỉu, chông gai đại loại. Khổ đau vì môi trường sống, hãy nhận hết về.

Nhận khổ về dưới dạng khói đen, ô nhiễm – như khói trong thành phố. Chúng sinh nhiều vô lượng, hãy nhận về khổ đau của từng chúng sinh, không sót một ai. Tưởng tượng thật sự nhận được khổ đau này, đưa vào trong tim, phá tan ngã ái, là kẻ thù tệ nhất của bản thân.

Cái tôi này, tâm ngã ái này, là nguyên nhân sinh ra mọi khổ đau mà quí vị đã phải gánh chịu từ vô thủy sinh tử, khổ đau chung của toàn bộ luân hồi cũng như khổ đau riêng biệt của các cõi trời người và ác đạo—địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Không chỉ là nguyên nhân của khổ đau trong quá khứ mà còn là nguyên nhân của khổ đau triền miên không dứt trong luân hồi.

Ngã, ngã ái, là tà ma lớn nhất, tạo trở ngại khiến quí vị không có khả năng đạt quả giác ngộ. Cho đến bây giờ vẫn cản trở không cho quí vị đạt quả giác ngộ, thậm chí không cho phép quí vị giải thoát luân hồi, cũng không cho phép quí vị cứu độ chúng sinh, cứu một chúng sinh thôi cũng không thể. Nói vậy đủ thấy ngã này không phải chỉ là kẻ thù của cá nhân riêng mình mà còn là kẻ thù của khắp cả chúng sinh.

Nhận khổ đau về, quí vị đừng nghĩ rằng chỉ có ngã và ngã ái bị đập nát tiêu tan, mà đến cả vô minh, gốc rễ của luân hồi—là vọng niệm chấp cái tôi thật có—cũng tiêu tan không còn. Cũng là như vậy, đối tượng của vô minh—là cái tôi có hiện hữu chắc thật, cái tôi hiện ra ngay đó—cũng hoàn toàn tiêu tan. Thấy được ngã này vốn không hiện hữu, tự tánh chỉ là không; ngay từ đầu vốn không từng tồn tại. Trú tâm ít lâu trong pháp quán tánh không này. Thiền quán như vậy rất tốt, không chỉ quán tâm bồ đề cầu quả giác ngộ mà còn quán về tánh không.

-PHÁP CHO

Nhận khổ chúng sinh rồi, tiếp theo thực hành pháp cho: tặng cho chúng sinh nguồn an vui hạnh phúc.

(1) Khởi tâm từ. Tiếp theo, cho ra hết thảy công đức có được trong khắp ba thời quá khứ hiện tại và vị lai, cùng mọi thiện báo đến từ công đức ấy, cho ra mọi an lạc nhất thời trong luân hồi, an lạc cứu cánh [giải thoát luân hồi], và an lạc vô song của quả vị chánh đẳng giác. Ai thiếu an lạc nhất thời, quí vị cho nguồn an lạc nhất thời. Ai có an lạc nhất thời nhưng thiếu an lạc cứu cánh, quí vị cho nguồn an lạc cứu cánh. Ai có an lạc cứu cánh, đã thoát sinh tử luân hồi nhưng thiếu an lạc vô song quả chánh đẳng giác, quí vị cho nguồn an lạc vô song quả chánh đẳng giác.

Cho ra tất cả, một cách trọn vẹn, tặng cho vô lượng chúng sinh cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, trời, a tu la và cõi trung ấm. Nghĩ rằng mỗi chúng sinh đều nhận được và nhờ vậy mà tâm họ chuyển thành Pháp thân và thân họ chuyển thành Sắc thân,

(2) Tiếp theo, cho ra thân thể của mình dưới dạng ngọc như ý. Hiến tặng thân này cho vô lượng chúng sinh cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, trời, a tu la và cõi trung ấm. Nghĩ rằng nhờ đó họ nhận được mọi điều ước mong, kể cả quả giác ngộ.

(3) Tiếp theo, cho ra tất cả tài sản, sở hữu. Nói ví dụ quí vị có được bao nhiêu chiếc nón đều mang ra cho hết: nón mùa hè, nón mùa đông, nón mùa xuân, nón đội ngoài đường, nón đội trong nhà v.v… Cho hết tất cả. Cho hết mọi thứ, từ chiếc nón đội trên đầu cho đến đôi vớ mang dưới chân. Cho luôn tiền bạc trong ngân hàng, nhà cửa, xe cộ, thân nhân bằng hữu quanh mình. Tặng hết cho chúng sinh cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, trời, a tu la và cõi trung ấm.

-LỢI ÍCH TU TONG-LEN

Nhận khổ chúng sinh thì tích lũy được lượng công đức nhiều đến không làm sao tin nổi, và được sự tịnh hóa cũng vô cùng khó tin. Mỗi lần tu tong-len là vô lượng ác nghiệp quá khứ được thanh tịnh. Vô số, vô số che chướng được quét đi. Và cũng tích lũy được vô lượng công đức.

Rồi tu pháp cho, công đức cũng nhiều không thể tưởng. Mỗi lần quí vị mang hạnh phúc của mình, nhất thời, cứu cánh, và vô song, tặng cho chúng sinh là tích lũy được biết bao nhiêu bầu trời công đức. Cho ra hạnh phúc hiện tại cùng mọi hạnh phúc tương lai, từ niềm vui trong giây phút kế tiếp theo đây cho đến khi thành tựu đại giác, gồm cả giải thoát luân hồi cùng mọi chứng quả khác, tất cả tặng hết cho mỗi mỗi chúng sinh trong khắp các cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, trời và a tu la, rồi cho ra hết thảy công đức của cả ba thời quá khứ hiện tại và vị lai, làm như vậy quí vị tích lũy được biết bao nhiêu bầu trời công đức vô biên.

Rồi mỗi lần cho ra thân thể dưới dạng ngọc như ý là lại tích lũy thêm nhiều bầu trời công đức. Dù chỉ cho riêng chúng sinh cõi địa ngục thôi cũng đủ tích lũy vô vàn bầu trời công đức, là vì chúng sinh cõi ấy nhiều vô lượng, nên công đức tích lũy được cũng nhiều vô lượng.

Rồi mang tài sản sở hữu tặng hết cho chúng sinh, tích lũy thêm bao nhiêu bầu trời công đức. Bất kể là sở hữu nhiều hay ít, tặng chúng sinh chỉ một món thôi cũng đủ tích lũy được vô lượng công đức, là vì chúng sinh ấy nhiều vô lượng. Vậy khi quí vị mang hết từ nón đến vớ tặng cho chúng sinh các cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, trời, a tu la, và chúng sinh cõi trung ấm, là quí vị có được vô vàn bầu trời công đức. Rồi mỗi khi cho ra thân nhân bằng hữu quanh mình, lại tích lũy thêm vô vàn bầu trời công đức.

Tuyệt vời! Thật là Tuyệt vời! Thật quá tuyệt vời! Làm như vậy đời sống có ý nghĩa biết bao, phong phú biết bao.

Quí vị thấy đó, vì chúng sinh nhiều vô lượng cho nên công đức tặng cho chúng sinh cũng nhiều vô lượng. Quí vị không tưởng tượng nổi đâu. Tôi cho rằng nếu quí vị thật sự biết được công đức này nhiều đến cỡ nào, chắc chắn té xỉu ngay tại chỗ, khó lòng ngồi dậy. Hy vọng là không té xỉu quá lâu. Hy vọng là người nhà không chở quí vị đi khám bác sĩ hay khám chuyên gia tâm lý. Hy vọng người nhà không vì vậy mà phải chở quí vị đến bệnh viện!

[HẾT]

Hồng Như chuyển Việt ngữ 02/2018

Nguyên bản tiếng Anh: https://www.lamayeshe.com/article/chapter/tong-len-short-practice
Tiếng Việt Online: http://www.hongnhu.org/huong-dan-tu-ngondro-tong-len-lzr/


1- Hướng Dẫn Ngắn Gọn  (Short Teachings)
2- Nghi Thức Giản Lược Tu Tong-len (Short Practice)

NGHI THỨC GIẢN LƯỢC  TU TONG-LEN
theo khuôn khổ Pháp Tu Sơ Khởi Ngondro

Đạo Sư hướng dẫn: Kyabje Lama Zopa Rinpoche

Nghi thức giản lược tu Tong-len do tỷ kheo ni Sarah 
ghi lại dựa theo lời hướng dẫn của Lama Zopa Rinpoche.

Muốn tu tong-len cho pháp sơ khởi (ngondro), quí vị có thể chọn một trong ba bài kệ dưới đây để tụng và quán tưởng đếm túc số.

– trích Cúng Dường Đạo Sư (Lama Chöpa, chỉnh cú số v.95):

Đạo sư tôn quí, đạo sư từ bi,
Con khẩn xin Thầy gia trì hộ niệm
Cho mọi khổ đau, ác nghiệp, ác chướng, của mẹ chúng sinh,
Nguyện ngay bây giờ trổ quả nơi con không chút thiếu sót,
Nguyện mang an lạc cùng mọi thiện đức tặng cho chúng sinh
Nhờ đó tất cả đều được hạnh phúc.

Hoặc bài kệ của đức Long Thọ (Nagarjuna):

Chúng sinh bao nhiêu khổ
Nguyện trổ quả nơi tôi;
Tôi được bao an vui
Nguyện tặng chúng sinh hưởng.

Hoặc bài kệ của đức Shakya Shri Bhadra:

Nếu như có khổ, hãy gánh khổ nạn cho khắp chúng sinh
Nguyện cho chúng sinh cạn vơi biển khổ
Nếu như có vui, hãy tặng vui cho chúng sinh tạo phước;
Nguyện chúng sinh được trời rộng an vui.

Pháp Nhận: gánh khổ chúng sinh

Tu pháp nhận, trước tiên mở tâm đại bi đối với vô lượng chúng sinh đang chịu khổ đau vì bị phiền não và nghiệp khống chế, rồi nhận về:

khổ đau của khắp chúng sinh;
nguyên nhân của khổ đau: nghiệp, phiền não, và tập khí phiền não;
– khổ đau vì môi trường sống;

Nhận về lần lượt hay đồng loạt khổ đau của các cõi:
– địa ngục
– ngạ quỉ
– súc sinh
– người
– trời
– a-tu-la
– cõi trung ấm

Nhận tất cả vào tim theo dạng khói đen ô nhiễm, tưởng tượng luồng khói này tan vào cái tôi, diệt tan ngã ái. Thấy không chỉ có ngã ái bị tiêu tan mà cả vô minh, gốc rễ của luân hồi—chấp cái tôi này thật có—cũng tiêu tan không còn.  Đồng thời, đối tượng của vô minh—là cái tôi có hiện hữu chắc thật, cái tôi hiện ra ngay đó—cũng hoàn toàn tiêu tan. Thấy được ngã này vốn không hiện hữu, tự nó chỉ là không; ngay từ đầu vốn không từng tồn tại. Trú tâm an định một lúc trong pháp quán tánh không này.

Cũng có thể nhận về mọi chướng ngại cản trở không cho:

– chư đạo sư tùy thuận chúng sinh mà làm việc lợi ích;
– Phật Pháp lan xa hưng thịnh;
– thí chủ phụng sự chánh pháp và Tăng Đoàn.

Pháp nhận này có thể tùy thời gian nhiều ít mà quán chi tiết, hoặc vừa phải, hoặc giản lược bằng cách đồng loạt nhận về.

Pháp Cho:  Tặng Cho Chúng sinh

Trước tiên khởi tâm đại từ. Tiếp theo, tặng cho vô lượng chúng sinh các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, trời, a-tu-la và cõi trung ấm những điều sau đây:

– hết thảy công đức vô lượng trong quá khứ, hiện tại và vị lai của bạn;
– hết thảy thiện báo mà công đức ấy mang lại, cho đến tận quả giác ngộ;
– lấy thân mình quán tưởng thành vô số viên ngọc như ý đầy khắp cả trời rộng;
– hết thảy hưởng dụng, tài sản, cho đến cả gia đình, thân nhân và bằng hữu.

Tưởng tượng vô lượng chúng sinh nhận được tất cả những điều này, nhờ đó có được:

– thân người toàn hảo, gặp được chánh pháp Đại thừa, tìm được đạo sư đầy đủ tánh hạnh đủ khả năng khai sáng đường tu giác ngộ;
– cảnh sống toàn hảo, bạn đồng hành tuyệt hảo, sanh vào tịnh độ, ở đó không có khổ đau, chỉ có cảnh đẹp, có đầy cây như ý ban cho mọi điều ước mong;
– viên thành đường tu giác ngộ, giải thoát biển khổ và nguyên nhân của khổ là phiền não và nghiệp, bao gồm nhiễm tâm thô lậu và vi tế;
– đạt thiện đức không thể nghĩ bàn của một đấng Phật đà, hành trì pháp Phật Bổn Tôn nào thì thành đức Phật ấy; – tâm thành Pháp thân, và thân thành Sắc thân.

Hãy vui vì đã giúp chúng sinh đạt quả giác ngộ. Pháp Cho cũng có thể quán một cách chi tiết, vừa phải, hoặc giản lược, tùy thời gian cho phép.  Mỗi lần thực hành pháp cho và nhận, đều tạo được được lượng công đức nhiều không thể nghĩ bàn, bước đến gần hơn với quả giác ngộ, và như vậy cũng có nghĩa là đến gần hơn với việc độ thoát vô lượng chúng sinh.

Hoàn Tất Thời Công Phu

Cuối thời công phu, hãy nghĩ như sau:

“Đây chỉ là tưởng tượng. Thật ra chúng sinh vẫn khổ. Tôi cần phải giải thoát chúng sinh ra khỏi biển khổ luân hồi cùng nhân tạo khổ là nghiệp và phiền não, chính tôi phải đưa chúng sinh đến với quả giác ngộ. Vì vậy bản thân tôi phải đạt quả vị Phật. Và vì vậy, tôi phải dấn thân hành thiện. Nguyện tất cả mọi hoạt động thân khẩu và ý của tôi đều trở thành nhân tố cho tôi cùng chúng sinh đạt quả vô thượng bồ đề.”

[Hết]

Hồng Như Thupten Munsel chuyển việt ngữ 02/20018.

Mọi sai sót là của người dịch
Mọi công đức xin hồi hướng pháp giới chúng sinh

Nguyên bản tiếng Anh: https://www.lamayeshe.com/article/chapter/tong-len-short-practice
Tiếng Việt Online: http://www.hongnhu.org/huong-dan-tu-ngondro-tong-len-lzr/

Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License.




Lama Tsongkhapa: BA ĐIỂM TINH YẾU CỦA ĐƯỜNG TU

– English Title: Three Principal Aspects of the Path, English translation by Lama Zopa Rinpoche
Tác Giả (Author):
Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug) –
Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch lại 2017, nhuận văn 2021

Bản Việt ngữ mới nhuận văn: 2021

Tiếng Việt:

[TÁN DƯƠNG ĐẢNH LỄ]

Con xin kính lễ / các đấng Tôn Sư.

[HỨA VIẾT LUẬN]

[1] Giáo pháp Phật dạy / trọn nghĩa tinh yếu;
Con đường Phật và / Bồ tát tán dương;
Lối ngỏ mở ra / cho kẻ thiện duyên / khát khao giải thoát
Là những điều mà / Thầy sẽ hết lòng / giải thích ở đây.

[KHUYẾN NGHE]

[2] Ai người không cầu / lạc thú thế gian
Gắng tận dụng cảnh / ung dung sung mãn
Noi theo con đường / khiến Phật hoan hỉ,
Bậc thiện duyên này, / xin hãy lắng nghe / với tâm trong sáng.

[VÌ SAO CẦN KHỞI TÂM BUÔNG SINH TỬ]

[3] Tâm quyết cầu thoát / nếu chưa thật có
Thì biển luân hồi / tìm cầu thiện báo, / chẳng cách nào ngưng.
Lại luyến sinh tử, / nên kẻ có thân / luôn bị buộc ràng,
Vậy ngay từ đầu / phải sớm tìm cầu / tâm buông sinh tử.

[LÀM SAO PHÁT TÂM BUÔNG SINH TỬ]

[4] Ung dung sung mãn / là điều khó gặp, /
mạng sống thì lại / ngắn ngủi không bền:
Ý nghĩ này đây / tập cho quen thuộc, /
tâm rồi sẽ thôi / đắm chuyện đời này.
Phải luôn nhớ rằng / nghiệp quả không sai; /
toàn bộ luân hồi / không ngoài khổ não:
Hãy cứ như vậy / thường xuyên nhớ nghĩ, /
tâm sẽ không còn / đắm chuyện đời sau.

[THẾ NÀO MỚI ĐÚNG LÀ KHỞI TÂM BUÔNG SINH TỬ]

[5] Cứ thế, đối với / phồn vinh thế tục,
Đã tuyệt không còn / khởi niệm luyến tham,
Ngày cũng như đêm / đều mong giải thoát:
Tâm buông sinh tử / bấy giờ khởi sinh.

[VÌ SAO CẦN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ]

[6] Nhưng dù có được / tâm buông sinh tử
Mà không phối hợp / với tâm bồ đề
Cũng chẳng thể nào / thành nhân đại lạc / của chánh đẳng giác.
Bởi vậy kẻ trí / phát tâm bồ đề.

[LÀM SAO PHÁT TÂM BỒ ĐỀ]

[7] Bị bốn sông lớn / cuồn cuộn cuống phăng,
Nghiệp cũ buộc ràng / khó lòng tháo gỡ,
Vướng kẹt trùng trùng / lưới sắt chấp ngã,
Khuất ngạt đêm dày / bóng tối vô minh,

[8] Sinh tử, tử sinh, / triền miên bất tận
Chịu ba loại khổ, bức bách không cùng.
Hiền mẫu của tôi / sống như thế đó:
Nhớ nghĩ như vậy, / để mà phát tâm / vô thượng bồ đề.

[THẾ NÀO MỚI ĐÚNG LÀ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ]

[bổ sung] Tóm lại giống như / mẹ thấy con yêu / rơi vào hố lửa
Dù chỉ một giây / cũng đằng đẳng dài / hàng vô lượng kiếp
Nghĩ đến tất cả / hiền mẫu đa sinh / khổ đau vô tận
Tâm không chịu nổi / dù chỉ một giây,
Tự nhiên thiết tha / vì chúng sinh mà / cầu vô thượng giác,
Khi ấy là lúc / đã phát được tâm / vô thượng bồ đề.

[VÌ SAO CẦN CHỨNG NHƯ THẬT TRI KIẾN]

[9] Nhưng thiếu trí tuệ / chứng chân thực tại
Thì dù có đã / phát tâm buông xả, / và tâm bồ đề.
Cũng chẳng thể nào / chặt gốc sinh tử.
Vậy phải tìm cách / chứng lý duyên sinh.

[TRỎ RA NHƯ THẬT TRI KIẾN]

[10] Ai người thấy pháp / luân hồi, niết bàn,
Đều thuận nhân quả / không hề sai chạy,
Và mọi đối cảnh / của tâm chấp bám / toàn bộ rã tan,
Thì đó là người / bước vào con đường / khiến Phật hoan hỉ.

[NHƯ THẬT TRI KIẾN QUÁN SÁT CHƯA THÀNH]

[11] Hiểu được tướng hiện—duyên sinh không sai
Hiểu được tánh không—vắng mọi khẳng định
Hai sự hiểu này / hễ còn riêng lẻ
Là còn chưa chứng / ý thật của Phật.

[NHƯ THẬT TRI KIẾN QUÁN SÁT ĐÃ THÀNH]

[12] Bao giờ đồng loạt / không còn xen kẻ,
Chính lúc chứng biết / duyên sinh không sai
Là lúc rã tan / đối cảnh vọng chấp
Khi ấy chánh-kiến-quán-sát vẹn toàn.

[ĐIỂM THÙ THẮNG CỦA TRI KIẾN TRUNG QUÁN CỤ DUYÊN]

[13] Hơn nữa, vì hiện / mà tan chấp có;
Vì tánh không mà / tan hết chấp không.
Biết rõ thế nào / từ nơi tánh không / hiện ra nhân quả,
Khi ấy không còn / vướng chấp biên kiến.

[ĐẠT NIỀM XÁC QUYẾT RỒI, KHUYÊN TIẾP TỤC TU]

[14] Bao giờ ba điểm / tinh yếu Phật đạo
Con tự chứng biết / đúng như sự thật
Khi ấy, con ơi / tìm nơi thanh tịnh, / tu cho tinh tấn
Mục tiêu cứu cánh / hãy chóng viên thành.

hết

Xem bản Tạng – Anh – Việt ở trang sau

http://www.hongnhu.org/ba-diem-tinh-yeu/2/(opens in a new tab)

[Bản Tạng Anh Việt]

BA ĐIỂM TINH YẾU CỦA ĐƯỜNG TU của Lama Tsongkhapa
– The Three Principal Aspect Of The Path
(Lam Tso Nam Sum)

TÁN DƯƠNG ĐẢNH LỄ – Expressing the Homage
༄༅། །རྗེ་བཙུན་བླ་མ་རྣམས་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།
I bow down to my perfect guru
Con xin kính lễ / các đấng Tôn Sư.

HỨA VIẾT LUẬN – The Promise to Compose
རྒྱལ་བའི་གསུང་རབ་ཀུན་གྱི་སྙིང་པོའི་དོན།
[1] The essential meaning of the Victorious Ones’ teachings,
[1] Giáo pháp Phật dạy / trọn nghĩa tinh yếu;
རྒྱལ་སྲས་དམ་པ་རྣམས་ཀྱིས་བསྔགས་པའི་ལམ། །
The path praised by all the holy Victors and their sons,
Con đường Phật và / Bồ tát tán dương;
སྐལ་ལྡན་ཐར་འདོད་རྣམས་ཀྱི་འཇུག་ངོགས་དེ། །
The gateway of the fortunate ones desiring liberation—
Lối ngỏ mở ra / cho kẻ thiện duyên / khát khao giải thoát
ཇི་ལྟར་ནུས་བཞིན་བདག་གིས་བཤད་པར་བྱ།
This I shall try to explain as much as I can.
Là những điều mà / Thầy sẽ hết lòng / giải thích ở đây.

KHUYẾN NGHE – Persuading to Listen
གང་དག་སྲིད་པའི་བདེ་ལ་མ་ཆགས་ཤིང༌། །
[2] Those who are not attached to the pleasures of circling,
[2] Ai người không cầu / lạc thú thế gian
དལ་འབྱོར་དོན་ཡོད་བྱ་ཕྱིར་བརྩོན་པ་ཡིས། །
Who strive to make freedom and endowments meaningful,
Gắng tận dụng cảnh / ung dung sung mãn
རྒྱལ་བ་དགྱེས་པའི་ལམ་ལ་ཡིད་རྟོན་པའི། །
Who entrust themselves to the path pleasing the victorious ones–
Noi theo con đường / khiến Phật hoan hỉ,
སྐལ་ལྡན་དེ་དག་དང་བའི་ཡིད་ཀྱིས་ཉོན། །
You fortunate ones: listen with a calm mind.
Bậc thiện duyên này, / xin hãy lắng nghe / với tâm trong sáng.

VÌ SAO CẦN KHỞI TÂM BUÔNG SINH TỬ – The Purpose of Generating Renunciation
རྣམ་དག་ངེས་འབྱུང་མེད་པར་སྲིད་མཚོ་ཡི། །
[3] Without the complete intention definitely to be free from circling,
[3] Tâm quyết cầu thoát / nếu chưa thật có
བདེ་འབྲས་དོན་གཉེར་ཞི་བའི་ཐབས་མེད་ལ། །
There is no way to pacify attachment seeking pleasurable effects in the ocean of circling.
Thì biển luân hồi / tìm cầu thiện báo, / chẳng cách nào ngưng.
སྲིད་ལ་བརྐམ་པ་ཡིས་ཀྱང་ལུས་ཅན་རྣམས། །
Also, by craving for cyclic existence, embodied beings are continuously bound.
Lại luyến sinh tử, / nên kẻ có thân / luôn bị buộc ràng,
ཀུན་ནས་འཆིང་ཕྱིར་ཐོག་མར་ངེས་འབྱུང་བཙལ། །
Therefore, at the very beginning seek renunciation.
Vậy ngay từ đầu / phải sớm tìm cầu / tâm buông sinh tử.

LÀM SAO PHÁT TÂM BUÔNG SINH TỬ – How to Generate Renunciation
དལ་འབྱོར་རྙེད་དཀའ་` ཚེ་ལ་ལོང་མེད་པ། །
[4] Freedom and endowments are difficult to find, / And life has no time to spare.
[4] Ung dung sung mãn / là điều khó gặp, /
mạng sống thì lại / ngắn ngủi không bền:
ཡིད་ལ་གོམས་པས་ཚེ་འདིའི་སྣང་ཤས་ལྡོག །
By gaining familiarity with this, / Attraction to the appearances of this life is reversed.
Ý nghĩ này đây / tập cho quen thuộc, /
tâm rồi sẽ thôi / đắm chuyện đời này.
ལས་འབྲས་མི་བསླུ་འཁོར་བའི་སྡུག་བསྔལ་རྣམས། །
By thinking over and over again / That actions and their effects are unbetraying,
Phải luôn nhớ rằng / nghiệp quả không sai; /
toàn bộ luân hồi / không ngoài khổ não:
ཡང་ཡང་བསམ་པས་ཕྱི་མའི་སྣང་ཤས་ལྡོག །
And repeatedly contemplating the miseries of cyclic existence, / Attraction to the appearances of future lives is reversed.
Hãy cứ như vậy / thường xuyên nhớ nghĩ, /
tâm sẽ không còn / đắm chuyện đời sau.

THẾ NÀO MỚI ĐÚNG LÀ KHỞI TÂM BUÔNG SINH TỬ – The Definition of Having Generated Renunciation
དེ་ལྟར་གོམས་པས་འཁོར་བའི་ཕུན་ཚོགས་ལ། །
[5] When, by having trained in that way,
[5] Cứ thế, đối với / phồn vinh thế tục,
ཡིད་སྨོན་སྐད་ཅིག་ཙམ་ཡང་མི་སྐྱེ་ཞིང༌། །
There is no arising, even for a second, of attraction to the perfections of cyclic existence,
Đã tuyệt không còn / khởi niệm luyến tham,
ཉིན་མཚན་ཀུན་ཏུ་ཐར་པ་དོན་གཉེར་བློ། །
And all day and night the intention seeking liberation arises –
Ngày cũng như đêm / đều mong giải thoát:
བྱུང་ན་དེ་ཚེ་ངེས་འབྱུང་སྐྱེས་པ་ལགས། །
Then the thought of renunciation has been generated.
Tâm buông sinh tử / bấy giờ khởi sinh.

VÌ SAO CẦN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ – The Purpose of Generating the Mind of Enlightenment
ངེས་འབྱུང་དེ་ཡང་རྣམ་དག་སེམས་བསྐྱེད་ཀྱིས། །
[6] Even if renunciation has been developed,
[6] Nhưng dù có được / tâm buông sinh tử
ཟིན་པ་མེད་ན་བླ་མེད་བྱང་ཆུབ་ཀྱི། །
If it is not possessed by the mind of enlightenment
Mà không phối hợp / với tâm bồ đề
ཕུན་ཚོགས་བདེ་བའི་རྒྱུ་རུ་མི་འགྱུར་བས། །
It does not become the cause of the perfect bliss of unsurpassed enlightenment.
Cũng chẳng thể nào / thành nhân đại lạc / của chánh đẳng giác.
བློ་ལྡན་རྣམས་ཀྱིས་བྱང་ཆུབ་སེམས་མཆོག་བསྐྱེད། །
Therefore the wise generate the supreme mind of enlightenment.
Bởi vậy kẻ trí / phát tâm bồ đề.

LÀM SAO PHÁT TÂM BỒ ĐỀ – How to Generate the Mind of Enlightenment
ཤུགས་དྲག་ཆུ་བོ་བཞི་ཡི་རྒྱུན་གྱིས་ཁྱེར། །
[7] Swept away by the current of the four powerful rivers,
[7] Bị bốn sông lớn / cuồn cuộn cuống phăng,
བཟློག་དཀའ་ལས་ཀྱི་འཆིང་བ་དམ་པོས་བསྡམས། །
Tied by the tight bonds of karma, so hard to undo,
Nghiệp cũ buộc ràng / khó lòng tháo gỡ,
བདག་འཛིན་ལྕགས་ཀྱི་དྲ་བའི་སྦུབས་སུ་ཚུད། །
Caught in the iron net of self-grasping,
Vướng kẹt trùng trùng / lưới sắt chấp ngã,
མ་རིག་མུན་པའི་སྨག་ཆེན་ཀུན་ནས་འཐིབས། །
Completely enveloped by the total darkness of ignorance,
Khuất ngạt đêm dày / bóng tối vô minh,

མུ་མེད་སྲིད་པར་སྐྱེ་ཞིང་སྐྱེ་བ་རུ། །
[8] Endlessly reborn in cyclic existence,
[8] Sinh tử, tử sinh, / triền miên bất tận
སྡུག་བསྔལ་གསུམ་གྱིས་རྒྱུན་ཆད་མེད་པར་མནར། །
Ceaselessly tormented by the three sufferings –
Chịu ba loại khổ, bức bách không cùng.
གནས་སྐབས་འདི་འདྲར་གྱུར་པའི་མ་རྣམས་ཀྱི། །
Thinking that all mothers are in such a condition,
Hiền mẫu của tôi / sống như thế đó:
ངང་ཚུལ་བསམས་ནས་སེམས་མཆོག་བསྐྱེད་པར་མཛོད། །
Generate the supreme mind of enlightenment.
Nhớ nghĩ như vậy, / để mà phát tâm / vô thượng bồ đề.

THẾ NÀO MỚI ĐÚNG LÀ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ – The Definition of Having Generated the Mind of Enlightenment
[8a] In short, if like the mother whose cherished son has fallen into a pit of fire
Tóm lại giống như / mẹ thấy con yêu / rơi vào hố lửa
And who experiences even one second of his suffering as an unbearable eternity,
Dù chỉ một giây / cũng đằng đẳng dài / hàng vô lượng kiếp
Your reflection on the suffering of all mother sentient beings
Nghĩ đến tất cả / hiền mẫu đa sinh / khổ đau vô tận
Has made it impossible for you to bear their suffering for even one second
Tâm không chịu nổi / dù chỉ một giây,
And the wish seeking enlightenment for their sake arises without effort,
Tự nhiên thiết tha / vì chúng sinh mà / cầu vô thượng giác,
Then you have realized the supreme precious mind of enlightenment.
Khi ấy là lúc / đã phát được tâm / vô thượng bồ đề.

VÌ SAO CẦN CHỨNG NHƯ THẬT TRI KIẾN – The Reason to Meditate on the Right View
གནས་ལུགས་རྟོགས་པའི་ཤེས་རབ་མི་ལྡན་ན། །
[9] Without the wisdom realizing ultimate reality,
[9] Nhưng thiếu trí tuệ / chứng chân thực tại
ངེས་འབྱུང་བྱང་ཆུབ་སེམས་ལ་གོམས་བྱས་ཀྱང༌། །
Even though you have generated renunciation and the mind of enlightenment
Thì dù có đã / phát tâm buông xả, / và tâm bồ đề.
སྲིད་པའི་རྩ་བ་བཅད་པར་མི་ནུས་པས། །
You cannot cut the root cause of circling.
Cũng chẳng thể nào / chặt gốc sinh tử.
དེ་ཕྱིར་རྟེན་འབྲེལ་རྟོགས་པའི་ཐབས་ལ་འབད། །
Therefore, attempt the method to realize dependent arising.
Vậy phải tìm cách / chứng lý duyên sinh.

TRỎ RA NHƯ THẬT TRI KIẾN – Showing the Right View
གང་ཞིག་འཁོར་འདས་ཆོས་རྣམས་ཐམས་ཅད་ཀྱི། །
[10] One who sees the cause and effect of all phenomena
[10] Ai người thấy pháp / luân hồi, niết bàn,
རྒྱུ་འབྲས་ནམ་ཡང་བསླུ་བ་མེད་མཐོང་ཞིང༌། །
Of both cyclic existence and the state beyond sorrow as forever unbetraying,
Đều thuận nhân quả / không hề sai chạy,
དམིགས་པའི་གཏད་སོ་གང་ཡིན་ཀུན་ཞིག་པ། །
And for whom any object trusted in by the grasping mind has completely disappeared,
Và mọi đối cảnh / của tâm chấp bám / toàn bộ rã tan,
དེ་ནི་སངས་རྒྱས་དགྱེས་པའི་ལམ་ལ་ཞུགས། །
Has at that time entered the path pleasing the Buddhas.
Thì đó là người / bước vào con đường / khiến Phật hoan hỉ.

NHƯ THẬT TRI KIẾN QUÁN SÁT CHƯA THÀNH – The Definition of Not Having Completed the Analysis of the Right View
སྣང་བ་རྟེན་འབྲེལ་བསླུ་བ་མེད་པ་དང༌། །
[11] If the appearance that is unbetraying dependent relation
11] Hiểu được tướng hiện—duyên sinh không sai
སྟོང་པ་ཁས་ལེན་བྲལ་བའི་གོ་བ་གཉིས། །
Is accepted separately from emptiness,
Hiểu được tánh không—vắng mọi khẳng định
ཇི་སྲིད་སོ་སོར་སྣང་བ་དེ་སྲིད་དུ། །
As long as these two understandings are seen as separate,
Hai sự hiểu này / hễ còn riêng lẻ
ད་དུང་ཐུབ་པའི་དགོངས་པ་རྟོགས་པ་མེད། །
Then one has still not realized the Buddha’s intent.
Là còn chưa chứng / ý thật của Phật.

NHƯ THẬT TRI KIẾN QUÁN SÁT ĐÃ THÀNH – The Definition of Having Completed the Analysis of Right View
ནམ་ཞིག་རེས་འཇོག་མེད་པར་ཅིག་ཅར་དུ། །
[12] If [these two realizations] are happening simultaneously without alternation,
[12] Bao giờ đồng loạt / không còn xen kẻ,
རྟེན་འབྲེལ་མི་བསླུར་མཐོང་བ་ཙམ་ཉིད་ནས། །
The definite ascertainment comes that completely destroys
Chính lúc chứng biết / duyên sinh không sai
ངེས་ཤེས་ཡུལ་གྱི་འཛིན་སྟངས་ཀུན་ཞིག་ན། །
The way all objects are apprehended [as truly existent],
Là lúc rã tan / đối cảnh vọng chấp
དེ་ཚེ་ལྟ་བའི་དཔྱད་པ་རྫོགས་པ་ལགས། །
At that time the analysis of the ultimate view is complete.
Khi ấy chánh-kiến-quán-sát vẹn toàn.

ĐIỂM THÙ THẮNG CỦA TRI KIẾN TRUNG QUÁN CỤ DUYÊN – – The Particular Special Quality of the Prasangika View
གཞན་ཡང་སྣང་བས་ཡོད་མཐའ་སེལ་བ་དང༌། །
[13] Furthermore, appearance eliminates the extreme of existence
[13] Hơn nữa, vì hiện / mà tan chấp có;
སྟོང་པས་མེད་མཐའ་སེལ་ཞིང་སྟོང་པ་ཉིད། །
and emptiness eliminates the extreme of non-existence.
Vì tánh không mà / tan hết chấp không.
རྒྱུ་དང་འབྲས་བུར་འཆར་བའི་ཚུལ་ཤེས་ན། །
If you realize how emptiness manifests in the manner of cause and effect
Biết rõ thế nào / từ nơi tánh không / hiện ra nhân quả,
མཐར་འཛིན་ལྟ་བས་འཕྲོག་པར་མི་འགྱུར་རོ། །
Then you are not captivated by wrong notions holding extreme views.
Khi ấy không còn / vướng chấp biên kiến.

ĐẠT NIỀM XÁC QUYẾT RỒI, KHUYÊN TIẾP TỤC TU – Having Gained Definite Ascertainment, Advice on Pursuing the Practice
དེ་ལྟར་ལམ་གྱི་གཙོ་བོ་རྣམ་གསུམ་གྱི། །
[14] In this way you realize exactly
[14] Bao giờ ba điểm / tinh yếu Phật đạo
གནད་རྣམས་རང་གིས་ཇི་བཞིན་རྟོགས་པའི་ཚེ། །
The vital points of the three principal aspects of the path.
Con tự chứng biết / đúng như sự thật
དབེན་པ་བསྟེན་ཏེ་བརྩོན་འགྲུས་སྟོབས་བསྐྱེད་ནས། །
Resort to seeking solitude, generate the power of effort,
Khi ấy, con ơi / tìm nơi thanh tịnh, / tu cho tinh tấn
གཏན་གྱི་འདུན་མ་མྱུར་དུ་སྒྲུབས་ཤིག་བུ། །
And quickly accomplish your final goal, my child.
Mục tiêu cứu cánh / hãy chóng viên thành.

ཞེས་པ་འདི་ནི་མང་དུ་ཐོས་པའི་དགེ་སློང་བློ་བཟང་གྲགས་པའི་དཔལ་གྱིས་ཚ་ཁོ་དབོན་པོ་ངག་དབང་གྲགས་པ་ལ་གདམས་པའོ།། །།
Giáo pháp này do tỷ kheo hành khất Losang Dragpa, là kẻ đa văn, viết ra theo lời khuyên của cháu trai Ponpo Ngawang Dragpa




Geshe Dawa: XƯNG TÁN 21 ĐỨC TARAS – Chánh Văn & Giảng

Chánh Văn và Giảng về 21 đức Tara theo dòng truyền thừa của đức A-ti-sa – [Commentaries on the 21 Taras’ Praises according the Atisa’s Lineage]

Reference for English Readers:

  • Hạ Tải PDF-IPAD (Văn bản & Giảng &་Hình): xem Thư Mục <BOOKMARK>
  • Đọc Chánh Văn [Read Root Text]: <WEB>
  • Tham khảo <TÀI LIỆU HỖ TRỢ > để tìm tài liệu liên quan đến đức Tara: chánh văn, thâu âm…

Tài Liệu Tham Khảo

  • Sách này dựa trên các tài liệu tiếng Anh sau đây: Geshe Thubten Dawa, Luận Giải về bài Tán Dương 21 Tara, Fedor Stracke chuyển Anh ngữ <Ven. Geshe Thubten Dawa’s commentary>, thêm trích đoạn từ hai tài liệu: Khensur Rinpoche Lama Lhundrup,  A Commentary on Praises to the Twenty-One Taras, (Amitabha Buddhist Centre, Singapore in 05/2005), và Lama Zopa Rinpoche, Instructions on Tara Meditation, (Tushita Retreat Centre, March 1986).
  • Hình đức Tara được chụp từ thangka riêng của Thầy Geshe Dawa.


Chọn Trang:
21 trang ứng với 21 đức Tara.
– Trang 1: bao gồm phần Dẫn Nhập và Giải Thích Tóm Lược
– Trang 22: bao gồm chánh văn và luận giải của phần Lợi Ích.


Dẫn Nhập

Lama Zopa Rinpoche

Bài tán dương này phổ biến cho cả bốn tông phái Phật giáo Tây Tạng. Không chỉ có chư đại hành giả, đại du già, hay đại thành tựu giả, ngay cả người thường, ai nương vào đức Tara là đều được sự linh ứng thần tốc, thành tựu mọi phúc lạc mong cầu. Đức Tara là hiện thân của thiện hạnh Phật đà, làm lợi chúng sinh bằng cách ban cho mọi nguồn hạnh phúc nhất thời và vĩnh cữu, kể cả nguồn hạnh phúc tuyệt bậc của quả vị Phật. Quí vị phải thành Phật mới có khả năng độ chúng sinh thoát khổ và nguyên nhân tạo khổ, đưa chúng sinh vào địa vị chánh đẳng giác.

Quán tưởng đức Tara và tụng bài tán dương này cũng sẽ giúp quí vị dễ dàng thành tựu tâm đại bi của Phật. Tôn sư của Thầy từng dạy rằng màu xanh lá của thân nhiệm mầu của đức Tara là trạng thái thanh tịnh của phong đại của đức Phật Bất Không Thành Tựu. Trong năm bộ Thiền Phật, đức Bất Không Thành Tựu hiệu thân cho sự thành tựu, vì vậy đức Tara ban thành tựu vô cùng chóng vánh. Nhờ đức Tara mà Ngài Lama Atisa tạo được lợi ích lớn lao cho Phật Pháp và chúng sinh. Vậy quan trọng là phải có lòng tin tuyệt đối khi tụng bài xưng tán này. Không kể đến những thành tựu thế gian như đạt thân trời, thân người trong các kiếp tái sinh về sau, ngay cả vãng sinh vào tịnh độ, thành tựu cao nhất về tâm tôn kính đạo sư, thành tựu mọi nền tảng của mật pháp—tâm buông xả, tâm bồ đề và tri kiến tánh không—cùng hai giai đoạn Mật tông tối thượng du già, tất cả đều có thể đạt được nhờ thỉnh nguyện đức Tara.

Nếu đã thọ đại pháp quán đảnh Cittamani Tara (thuộc hệ Mật tông tối thượng du già), quí vị có thể tự khởi hiện thành đức Tara. Nếu chưa, hãy quán tưởng đức Tara phía trước mặt, giữa một khu vườn đẹp như tịnh độ Tara hay tịnh độ A Di Đà. Giữa hồ nước hiện ra đóa sen 21 cánh. Đức Tara thượng thủ ngồi giữa nhụy sen, xung quanh là hai mươi mốt đức Tara ngồi theo tuần tự chiều bên trái, bắt đầu từ đức Tara thứ nhất là đức Thần Tốc Uy Hùng. Theo mỗi câu kệ, hãy tưởng tượng từng luồng cam lồ ào ạt đổ xuống, tịnh sạch cho quí vị, hay cho thân nhân bằng hữu… bất kể là ai, vướng tật bệnh, kiện cáo hay bất cứ vấn đề khó khăn nào. Khi đọc đến hai chữ “Kính lạy,” hãy quán tưởng đức Tara ấy tách ra một bản sao, tan vào quí vị. Khởi niềm tin tưởng mạnh mẽ, rằng mình đã nhận được tất cả mọi đức tánh của đức Tara ấy nên bây giờ đủ khả năng tận diệt chướng ngại, đạt mọi thành tựu, từ kiếp hiện tiền cho đến tận quả vị Phật. Điểm này vô cùng trọng yếu. Khi gặp bất kỳ vấn đề nào, quí vị hãy ngừng ở đức Tara có khả năng tương ứng để tụng minh chú của Ngài. Đó là phương pháp trì chú để tự lợi và lợi tha. Xét cho cùng, không có vấn đề nào bài pháp này không có khả năng hàng phục. […] Hãy tưởng tượng đặt đỉnh đầu mình nơi bàn chân đưa ra của đức Tara, hai tay níu lấy chân Ngài mà đọc tụng bài tán dương này, từ đáy lòng sâu thẳm cất lời thỉnh cầu đức Tara.

02_21t-gd-face_fi-test3

image016

༄༅། །ཨོཾ་རྗེ་བཙུན་མ་འཕགས་མ་སྒྲོལ་མ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།།
OM JE TSÜN MA PHAG MA DRÖL MA LA CHAG TSHÄL LO
OM! Homage to the Venerable Arya Tara!
嗡尊者聖救度母我頂禮
OM – Tôn Đức Thánh Độ Mẫu Tara, con xin kính lễ


GIẢI THÍCH TÓM LƯỢC

Geshe Dawa

OM JE TSÜN MA PHAG MA DRÖL MA LA CHHAG TSHÄL LO

OM: đối tượng đảnh lễ là Phạn tự OM (ཨོཾ), phối hợp ba mẫu tự A, U và Ma, ứng với thân kim cang, khẩu kim cang, và ý kim cang của Phật.

Tiếng Phạn lấy mẫu tự A () làm gốc, trên A thêm naro, thành O (ཨོ), trên naro thêm Ma, hình cái chấm, thành OM (ཨོཾ).

Vì OM hợp nhất ba mẫu tự nên cũng là sự hợp nhất của thân kim cang, khẩu kim cang và ý kim cang của Phật. Đây chính là đức Tara, nơi ta hướng về đảnh lễ.

JE: nguyên nghĩa là bậc thượng nhân tôn quí.  Tara còn được gọi là Phật Mẫu, vì hành trạng giác ngộ và thị hiện thần biến của Ngài đã độ thoát vô số chúng sinh vào quả vị Phật.

TSUN-MA: ứng với bậc thanh tịnh trong pháp hành. Pháp hành nói ở đây là pháp hành của bồ tát sáu hạnh ba la mật và trang nghiêm tam tụ giới [thêm footnote].  Bậc thông tuệ đa văn thì gọi là học giả, bậc pháp hành thanh tịnh thì gọi là Tsun-pa, Tsun-ma.

PHAG-MA: nghĩa là thánh giả. Đức Tara siêu thoát hai cực đoan chấp luân hồi và chấp niết bàn. Nói chung, vị nào đạt quả giải thoát  sinh tử, thoát chấp luân hồi thì gọi là thánh giả. Nhưng vì đức Tara từ trong đại định pháp Diệt vẫn không ngừng lợi ích chúng sinh nên ngài đồng thời thoát cả sự chấp nơi niết bàn.

DROLMA: là Tạng ngữ của Tara Phạn ngữ. Drolma nghĩa là đấng độ sinh. Có tên như vậy là vì ngài phổ độ vô lượng chúng sinh thoát cảnh khổ đau.

CHAGTSAL-LO: đảnh lễ với ba cửa thân khẩu và ý.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Chủ yếu câu đầu này nói rằng, “con xin đảnh lễ Mẹ của chư Phật Thế Tôn; là Thân Khẩu và Ý nhiệm mầu của mọi đấng Phật đà.” Nhớ đức Tara đồng bậc với mọi đấng Phật đà, nhớ thiện hạnh lợi sinh của Ngài nhanh hơn, chóng vánh hơn bất kỳ đức Phật nào khác, nhớ như vậy và đảnh lễ Ngài, bậc hội đủ mọi thiện đức nói trên.

Vì nhớ thiện đức của Thân Khẩu và Ý nhiệm mầu và thiện hạnh của tâm đại bi đại dũng toàn hảo của Ngài, chúng con chí thành quay về nương dựa trọn vẹn nơi đức Tara. Bao giờ có thể giữ được tâm mình với ý nghĩ này trong mọi lúc thì thật sự quá tuyệt vời.


  • 21 Đức Tara: Chánh văn và luận giải
    • Xưng Tán Gốc Tích:
      1. Đức Thần Tốc Uy Hùng Độ Mẫu
    • Xưng Tán Báo Thân Từ Hòa:
      2. Đức Đại Tịnh Độ Mẫu,
      3. Đức Hoàng Kim Độ Mẫu,
      4. Đức Trang Nghiêm Thắng Đảnh Độ Mẫu,
      5. Đức Thuyết Hum Tự Độ Mẫu,
      6. Đức Chiến Thắng Tam Giới Độ Mẫu,
      7. Đức Phá Huyền Thuật Độ Mẫu
    • Xưng Tán Báo Thân Oai Nộ:
      8. Đức Tiêu Ma Thù Độ Mẫu,
      9. Đức Tam Bảo Hộ Úy Độ Mẫu,
      10. Đức Hàng Ma Tam Giới Vương Độ Mẫu,
      11. Đức Tiêu Bần Độ Mẫu,
      12. Đức Thí Kiết Tường Độ Mẫu,
      13. Đức Như Lửa Bừng Độ Mẫu,
      14. Đức Nhíu Mày Oai Nộ Độ Mẫu
    • Xưng Tán Pháp Thân:
      15. Đức Đại Tịnh Độ Mẫu
    • Xưng Tán Công Hạnh:
      16. Đức HUM Linh Tự Độ Sinh Độ Mẫu,
      17. Đức Chấn Động Tam Giới Độ Mẫu,
      18. Đức Tiêu Độc Bệnh Độ Mẫu,
      19. Đức Tiêu Tranh Chấp Ác Mộng Độ Mẫu,
      20. Đức Tiêu Tật Dịch Độ Mẫu,
      21. Đức Viên Thành Thiện Hạnh Độ Mẫu

XƯNG TÁN GỐC TÍCH

1. NYURMA PALMO
– Swift Heroic Tara
– THẦN TỐC UY HÙNG ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE WASHAM KURU SVAHA

TARA_1_IMG_4182
༡ ༽ ཕྱག་འཚལ་སྒྲོལ་མ་མྱུར་མ་དཔའ་མོ།།
[1] CHHAG TSHÄL DRÖL MA NYUR MA PA MO
Homage! Tara, swift, heroic!
Kính lạy Tara, thần tốc uy hùng,
སྤྱན་ནི་སྐད་ཅིག་གློག་དང་འདྲ་མ།།
CHÄN NI KÉ CHIG LOG DANG DRA MA
Eyes like lightning instantaneous!
tia mắt chớp nhoáng như là tia chớp.
འཇིག་རྟེན་གསུམ་མགོན་ཆུ་སྐྱེས་ཞལ་གྱི།།
JIG TEN SUM GÖN CHHU KYE ZHÄL GYI
Sprung from op’ning stamens of the
Đấng Hộ Tam Giới trên mặt lệ rơi,
གེ་སར་བྱེ་བ་ལས་ནི་བྱུང་མ།།
GE SAR JE WA LÉ NI JUNG MA
Lord of three world’s tear-born lotus!
trổ thành đóa sen sinh ra Phật bà.

Lama Zopa Rinpoche

Đức Thần Tốc Uy Hùng màu đỏ. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình đỏ ban cho năng lực làm chủ.

Geshe Dawa

Ngài ngồi tòa sen thứ nhất trên đài mặt trăng. Sắc đỏ, một mặt, hai tay. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bình cam lồ làm cô đọng năng lực. Tay trái kết ấn Tam Qui, cầm một đóa ưu đàm nở rộ.

Thân Ngài trang nghiêm nhiều phẩm trang điểm như vương miện, đẹp ngời thượng y hạ y, đầy đủ mọi tướng hảo chánh phụ của một đấng báo thân. Ngài ngồi chân phải duỗi ra chân trái co lại, giữa một vùng hào quang tỏa rạng, với chủng tự OM nơi đầu, AH nơi cổ, và HUM nơi tim.

Ấn thí nguyện nơi bàn tay phải của Ngài hàm ý ban mọi thành tựu thế gian và xuất thế. Ấn Tam Qui nơi bàn tay trái hàm ý chở che hộ trì cho chúng sinh thoát trăm nỗi hiểm họa kinh hãi cõi luân hồi.

Vì tánh đức của chư giác giả ngang bằng như nhau, nên đức Tara không khác gì đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng là chốn qui y của chúng sinh, cùng là hiện thân của Phật Pháp và Tăng.

Cứu Độ, vì Ngài độ chúng sinh thoát khổ sinh tử.

Thần Tốc, vì thiện hạnh giác ngộ của Ngài đặc biệt chóng vánh.

Uy Hùng, vì Ngài hàng phục toàn bộ Tứ Ma [ma phiền não, ma chết, ma ngũ ấm và Thiên ma]

Mắt tuệ phi phàm của Ngài chỉ trong một tia mắt chớp nhoáng có thể nhìn xuyên suốt cõi sinh tử. Chúng ta nhìn bằng mắt phàm, mỗi lúc chỉ có thể thấy được một ít, muốn thấy nhiều hơn phải nhìn quanh. Nhưng mắt tuệ phi phàm của đức Tara có thể nhìn thấu suốt toàn bộ cõi sinh tử chỉ trong một tia nhìn chớp nhoáng.

Ngài sinh ra từ lòng nhụy sen bát ngát, trổ từ giọt nước mắt của đức Quan Thế Âm, đấng Hộ Trì Tam Giới [1].

Đức Quan Thế Âm, sau khi độ thoát hàng trăm triệu chúng sinh, nhìn lại xem sót lại nhiều ít, chẳng ngờ thấy ra chúng sinh trong luân hồi hãy còn nhiều vô số kể. Ngài đau lòng bật khóc, nước mắt rơi xuống mặt đất, giọt đầu tiên trổ thành đóa sen, từ đó hiện ra đức Tara. Đức Tara thưa với đức Quan Thế Âm: “Xin đừng bận tâm, từ nay tôi sẽ giúp Ngài độ chúng sinh thoát khổ cho đến khi luân hồi diệt tận.”

Câu kệ này tán dương đức Tara qua câu chuyện gốc tích của Ngài.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Nay các bạn đã biết gốc tích của đức Tara. Theo truyền thuyết, đức Tara sinh ra từ giọt lệ của đức quan Thế Âm. Khi đóa sen nở ra, đức Tara cất tiếng nói rằng “Tôi sẽ giúp độ thoát tất cả chúng sinh.” Đức Tara nói, “chỉ cần nhớ đến tên ta, tụng minh chú và nhớ nghĩ đến ta là tịnh được ác chướng, thoát mọi sợ hãi và khổ đau, sớm vượt sinh tử luân hồi.”

Nhờ nương đức Tara, thọ mạng cũng sẽ tăng. Nếu muốn trường thọ thì phải nương theo đức Tara. Có nhiều bậc đại đạo sư trong quá khứ lúc đầu đời thọ mạng ngắn ngủi, nhờ nương đức Tara, tu pháp Tara, có được linh kiến đức Tara, nhờ đó sống rất lâu. Có nhiều trường hợp các bậc thánh giả kéo dài thọ mạng nhờ tu đức Tara.

Như đã nói, các đại đạo sư xứ Ấn trong quá khứ đã nương vào đức Tara. Chư đạo sư đầu tiên ở Tây tạng, chư đại đạo sư dòng Kadampa, tất cả cũng đều nương vào đức Tara. Sơ Tổ Lama Tsongkhapa cùng chư tổ dòng truyền thừa của Ngài cho đến tận ngày nay cũng đều nương vào đức Tara làm đấng Bổn tôn.

Ngài Dromtönpa, đại đạo sư dòng Kadampa, từ trong linh kiến đã gặp đức Tara nói với Ngài rằng, “Ta sẽ đích thân nâng đỡ và trợ giúp cho tất cả đệ tử dòng Kadampa.” Chúng ta là đệ tử của Lama Tsongkhapa, cũng thuộc về dòng truyền thừa Kadampa này, vậy chúng ta chính là đối tượng mà đức Tara đã phát nguyện hộ trì. Nếu hết lòng tin tưởng nương dựa vào đức Tara, chắc chắn sẽ linh ứng. Đây là lời giải thích ngắn gọn về gốc tích của đức Tara.

[1] Tam thế giới: thế giới loài rồng; thế giới loài người; thế giới loài trời —Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel.


___    ||     Trang sau >>>

XƯNG TÁN BÁO THÂN TỪ HÒA

2. SHIWA CHENMO
– The Extremely Peaceful Tara
– ĐẠI TỊNH ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SHINTIM KURU SVAHA

TARA_2_IMG_4187

༢ ༽ཕྱག་འཚལ་སྟོན་ཀའི་ཟླ་བ་ཀུན་ཏུ།།
[2] CHHAG TSHÄL TÖN KEI DA WA KÜN TU
Homage! She whose face combines a
Kính lạy Tara, trăng tròn mùa thu
གང་བ་བརྒྱ་ནི་བརྩེགས་པའི་ཞལ་མ།།
GANG WA GYA NI TSEG PEI ZHÄL MA
Hundred autumn moons at fullest!
trăm vầng đầy đặn trên gương mặt bà.
སྐར་མ་སྟོང་ཕྲག་ཚོགས་པ་རྣམས་ཀྱིས།།
KAR MA TONG THRAG TSHOG PA NAM KYI
Blazing with light rays resplendent
Hàng vạn thiên hà cùng về hội tụ,
རབ་ཏུ་ཕྱེ་བའི་འོད་རབ་འབར་མ།།
RAB TU CHHE WEI Ö RAB BAR MA
As a thousand star collection!
cháy rạng ánh sáng rực rỡ uy nghi.

Lama Zopa Rinpoche

Đức Đại Tịnh thân màu trắng, tay cầm bảo bình trắng làm sạch loại ác nghiệp và phiền não khiến phát sinh tật bệnh, tà chướng, v.v…

Gyalwa Gedun Drub:

Tán dương dung mạo sáng trong rạng tỏa. Trăng thu độ rằm giữa nền trời quang đãng không vẩn chút mây mù, tỏa sáng rạng ngời trước khi bắt đầu khuyết. Cả trăm vầng trăng thu như vậy cùng tỏa sáng cũng không thể sánh bằng ánh sáng gương mặt của Ngài. Sáng hơn cả trăm ngàn thiên hà, tên gọi của Ngài là Bạch Quang Tara.

Geshe Dawa

Ngài ngồi trên tòa sen thứ hai, trên đài mặt trăng, trắng trong như trăng rằm mùa thu, tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình trắng chứa nước cam lồ làm sạch tật bệnh, quỉ thần.

Gương mặt Ngài tỏa sáng như ánh sáng của trăm vầng trăng rằm trời thu sau trận mưa làm sạch không gian. Sáng như cả ngàn vì sao cùng về hội tụ. Câu này rất nên thơ. Ví như trăng thu, là vì vào mùa thu có những cơn mưa phùn khiến cho không gian trở nên trong trẻo. Không mưa nhiều như mùa hạ, trời không bị mây đen che phủ nên trăng rất sáng. Trăm vầng trăng rằm trời thu là để tả nét sáng trong đẹp ngời của gương mặt Ngài. Ngàn thiên hà là để ví cho sự tỏa sáng của thân Ngài.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Tán dương nét rạng ngời của gương mặt và hào quang rạng chiếu từ thân Ngài.

Sắc tướng Ngài vô cùng từ hòa an tịnh. Chỉ cần nghĩ đến và chiêm bái sắc tướng này của đức Tara, tất cả mọi tâm lý phiền não như tham và sân sẽ tự nhiên thanh tịnh. Hãy nên cố gắng quán tưởng sắc tướng nói trong câu tụng này và thỉnh cầu đức Tara. Rồi quán tưởng nhận được lực gia trì của Ngài.

Tu như vậy sẽ được tăng thọ mạng, công đức, sạch ác nghiệp ác chướng v.v…

Đức Tara làm thế nào để có được diện mạo tuyệt mỹ và sắc thân tuyệt hảo như vậy? Đó là nhờ Ngài đã vì chúng mình mà kiên trì tu hạnh Nhẫn và hạnh Thí trong thời gian dài nhiều đại kiếp. Bao giờ tu như đức Tara, vì chúng sinh hành trì hạnh Nhẫn không lơi nghỉ, trang nghiêm giữ giới, thì dù vẫn còn đang tu học, chúng ta cũng vẫn có được một thân hình tươi đẹp tỏa sáng. Đến khi đạt quả sẽ có được thân tướng tuyệt hảo như đức Tara.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

3. SERDOG CHENMA
– The Golden Tara
– HOÀNG KIM ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE PUSHTIM KURU SVAHA

TARA_3_IMG_4189

༣  ༽ ཕྱག་འཚལ་སེར་སྔོ་ཆུ་ནས་སྐྱེས་ཀྱི།།
[3] CHHAG TSHÄL SER NGO CHHU NÉ KYE KYI
Homage! Golden-blue one, lotus
Kính lạy Tara, sắc vàng ánh biếc
པདྨས་ཕྱག་ནི་རྣམ་པར་བརྒྱན་མ།།
PÉ MÉ CHHAG NI NAM PAR GYÄN MA
Water born, in hand adorned!
trên tay một đóa sen nở trang nghiêm.
སྦྱིན་པ་བརྩོན་འགྲུས་དཀའ་ཐུབ་ཞི་བ།།
JIN PA TSÖN DRÜ KA THUB ZHI WA
Giving, effort, calm, austerities,
Bố thí, tinh tấn, khổ hạnh, tịch tĩnh,
བཟོད་པ་བསམ་གཏན་སྤྱོད་ཡུལ་ཉིད་མ།།
ZÖ PA SAM TÄN CHÖ YÜL NYI MA
Patience, meditation her field!
an nhẫn, thiền định, là cảnh giới bà.

Lama Zopa Rinpoche

Đấng Tăng Ích màu vàng hoàng kim, tay cầm bảo bình ban cho năng lực của thọ mạng, công đức, tài sản và danh tiếng.

Geshe Dawa

Ngài là đức Tara Tăng Trưởng Lợi Ích, ngồi tòa sen thứ ba trên đài mặt trăng, thân sắc vàng ánh xanh, tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình vàng chứa nước cam lồ tăng trưởng thọ mạng, quyền lực, tài sản và công đức.

Thân Ngài mượt sắc vàng ròng ánh xanh, ngón cái và ngón đeo nhẫn cầm một nhánh hoa sen. Điều này cho thấy Ngài đã thanh tịnh mười hạnh ba la mật. [Đóa sen Ngài cầm trong tay không phải là hoa sen bình thường trong cõi thế gian này, mà là hiện thân của trí tuệ –Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel]

Hai câu cuối nói về nhân tố của Ngài, là sáu hạnh ba la mật: Thí, Giới, Nhẫn, Tấn, Định và Tuệ.

Hai hạnh cuối, Định và Tuệ, là nhân tố chính yếu đưa đến quả giác ngộ, tu được là nhờ bốn hạnh đi trước. Muốn lợi ích chúng sinh  thì phải giúp chúng sinh an vui thoát hiểm. Muốn làm việc này, không thể thiếu hạnh Thí và hạnh Giới, vì hạnh Thí mang hạnh phúc đến cho chúng sinh và hạnh Giới bảo vệ chúng sinh thoát hiểm nạn.

Hạnh Thí

Hạnh Thí có bốn:

  • Tài thí,
  • Từ thí,
  • Vô úy thí, và
  • Pháp thí,

Côn trùng bị rơi vào dòng nước chảy, đưa tay vớt ra đưa vào chỗ an toàn, đó là vô úy thí. Làm như vậy, chúng sinh ấy sẽ thấy vô cùng biết ơn.

[Tu hạnh Thí, không cần thiết phải có gì để cho ra. Hạnh Thí nằm ở nơi tâm: là cái tâm sẵn sàng cho ra. Tu hạnh Thí là làm cho tâm này càng lúc càng thêm mạnh. Nói đến cái tâm muốn cho ra, cần phát huy mạnh mẽ đến mức có thể mang hết thân thể, tài sản, thiện căn công đức tặng cho hết thảy chúng sinh. Cho dù có rất nhiều tài sản, nhưng nếu cho ra mà tâm không vui thì không phải là hạnh Thí —Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel]

Hạnh Giới

Giới là tự giữ mình không phạm mười việc bất thiện (thập ác) và năm nghiệp vô gián (ngũ nghịch), làm như vậy là để bảo vệ cho chúng sinh khỏi bị mình gây hại.

[Giới là gì? Giới là cái tâm muốn bảo vệ. Không chỉ là muốn tránh ác nghiệp như là mười việc bất thiện (thập ác), không chỉ giới hạn có bấy nhiêu. Ở đây, chúng ta đang nói đến hạnh Giới của đại thừa, bao gồm hai điểm trọng yếu: 1. giữ tâm không chạy theo lợi ích cá nhân [nghĩa là đoạn ngã ái]; và 2. giữ tâm không chạy theo khái niệm chấp vạn pháp có tự tánh [nghĩa là đoạn ngã chấp]. Tu như vậy, hạnh Thí mới không vướng cấu nhiễm và mới trở thành hạnh Thí của Đại thừa. —Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel]

Hạnh Nhẫn

Nhẫn là pháp tu trọng yếu giúp ta viên thành sáu hạnh ba la mật. Nếu thiếu hạnh Nhẫn, chúng ta sẽ từ bỏ việc làm phụng sự chúng sinh cho dù đã dâng hiến rất nhiều. Nhưng nếu tu Thí và Giới mà có được hạnh Nhẫn, chúng ta sẽ nhớ được mục tiêu lúc ban đầu, sẽ không buông tay, dù có xảy ra việc gì.

Hạnh Tấn

Hạnh Tấn cũng rất quan trọng. Tấn là thật sự thích thú việc mình đang làm chứ không phải cố ép mình làm những việc không thật sự hứng thú.

[Hạnh Tấn là cái tâm thấy vui khi giúp đỡ chúng sinh và hăng hái vì lợi ích của khắp chúng sinh mà nghe, tư duy và tu tập Phật Pháp. Vì chúng sinh mà làm bất kể làm việc gì với lòng hăng hái vui vẻ thì đó là hạnh tấn.  –Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel]

Hạnh Định

Hạnh định, ví dụ như tâm tịnh chỉ, cần cho nhiều loại thành tựu.  Nói đơn giản, chúng ta cần tu thiền thật nhiều. Tịnh chỉ là ngừng lại trong sự an tịnh nhờ dẹp loạn tâm phiền não.

Hạnh Tuệ

Tịnh chỉ cần đi kèm với tuệ quán. Đại định hợp nhất chỉ quán chính là chánh đạo, là liều thuốc chính hóa giải vọng tâm, và là nhân tố chính yếu dẫn đến quả đại giác ngộ.

Câu kệ này cho thấy nếu muốn đạt quả vị giác ngộ của đức Tara, chúng ta cũng phải nhiều đời tu sáu hạnh ba la mật như vậy. Khi hướng tâm thỉnh cầu đức Tara, cần nhớ rằng Ngài không phải là người phàm đi ngoài chợ, mà là đấng giác ngộ hành trì sáu hạnh ba la mật.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Đức Tara đạt quả giác ngộ nhờ tu với sự hợp nhất của phương tiện và trí tuệ. Phương tiện nói ở đây là tu tâm đại bi và tâm bồ đề. Trí tuệ là trí tuệ chứng tánh không. Với sự hợp nhất của phương tiện và trí tuệ, Ngài hành trì sáu hạnh ba la mật và đạt quả vô thượng bồ đề.

Điều này đối với chúng ta có ý nghĩa gì? Có nghĩa là nếu muốn trở thành giống như đức Tara, chúng ta cần luyện sáu hạnh ba la mật trên đường tu hợp nhất phương tiện và trí tuệ, nghĩa là tâm đại bi và tâm bồ đề phối hợp với trí tuệ chứng tánh không. Tu sáu hạnh ba la mật phối hợp với phương tiện và trí tuệ, chẳng bao lâu chúng ta cũng sẽ đạt quả vô thượng bồ đề. Nếu không tu sáu ba la mật, chúng ta sẽ không làm sao có thể trở thành giống như đức Tara.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

4. TSUG-TOR NAM-PAR GYAL-MA
– Ushnisha Victorious Golden Tara
– TRANG NGHIÊM THẮNG ĐẢNH ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE AYU JNANA SHRIYE BHRUM SVAHA

TARA_4_IMG_4190

༤ ༽ ཕྱག་འཚལ་དེ་བཞིན་གཤེགས་པའི་གཙུག་ཏོར།།
[4] CHAG TSHÄL DE ZHIN SHEG PEI TSUG TOR
Homage! Crown of tathagatas,
Kính lạy Tara, Như lai thắng đảnh,
མཐའ་ཡས་རྣམ་པར་རྒྱལ་བ་སྤྱོད་མ།།
THA YÉ NAM PAR GYÄL WAR CHÖ MA
She who goes in endless triumph
thiện hạnh của Ngài hàng vô lượng ma,
མ་ལུས་ཕ་རོལ་ཕྱིན་པ་ཐོབ་པའི།།
MA LÜ PHA RÖL CHHIN PA THOB PÄI
Honored much by sons of conquerors
viên mãn tất cả hạnh ba la mật,
རྒྱལ་བའི་སྲས་ཀྱིས་ཤིན་ཏུ་བསྟེན་མ།།
GYÄL WEI SÉ KYI SHIN TU TEN MA
Having reached every Perfection
chỗ nương của khắp con Phật Thế tôn.

Lama Zopa Rinpoche

Đức Tara Ban Trường Thọ màu vàng, cầm bảo bình ban cho sự trường thọ.

Geshe Dawa

Các người con của đấng Thế Tôn đều nương nơi Ngài, vì chư bồ tát địa thứ mười đều đặt Ngài trên đỉnh đầu bằng trọn lòng tôn kính.

Ngài là đức Tara trường thọ, diệt hiểm họa chết đúng thời và phi thời, ngồi tòa sen thứ tư trên đài mặt trăng. Thân Ngài màu cam, bàn tay bên trái kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình cam lồ làm tăng thọ mạng.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Đến cả chư Phật đà bồ tát cũng đều đảnh lễ tôn kính Ngài, huống chi chúng sinh như chúng ta đây, nhất định phải quan tâm. Nên nhớ rằng đức Tara khác với chư Phật đà, ở chỗ thiện hạnh giác ngộ của Ngài nhanh hơn, chóng vánh hơn. Chúng ta cần nhớ điều này khi tán dương đảnh lễ đức Tara.


 <<< Trang trước     |     Trang sau >>>

5. HUNG DRA DROG MA
– Tara Proclaiming HUM
– THUYẾT HUM-TỰ ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE (name) AKAR CHAYA HRIH SVAHA

TARA_5_IMG_4191

༥ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏུཏྟཱ་ར་ཧཱུྃ་ཡི་གེ།
[5] CHHAG TSHÄL TUTTARA HUM YI GE
[5] Homage! Filling with TUTTARE,
[5] Kính lạy Tara, TU-TA-RA, HUM
འདོད་དང་ཕྱོགས་དང་ནམ་མཁའ་གང་མ།།
DÖ DANG CHHOG DANG NAM KHA GANG MA
HUM, desire, direction, and space!
lấp đầy cõi dục, phương hướng, không gian.
ཇིག་རྟེན་བདུན་པོ་ཞབས་ཀྱིས་མནན་ཏེ།།
JIG TEN DÜN PO ZHAB KYI NÄN TE
Trampling with her feet the seven worlds,
Chân Ngài trấn đạp cả bảy thế giới.
ལུས་པ་མེད་པར་འགུགས་པར་ནུས་མ།།
LÜ PA ME PAR GUG PAR NÜ MA
Able to draw forth all beings!
nhiếp thọ hữu tình không sót một ai.

Lama Zopa Rinpoche

Đức Thuyết Hum-Tự màu đỏ cam. Tay cầm bảo bình ban năng lực thu nhiếp, với mục đích mang Phật pháp đến cho người mình muốn thu phục, dẫn dắt người ấy đến với quả vô thượng bồ đề.

Ngulchu Dharmabhadra

Hào quang phóng ra từ chuỗi minh chú Tuttara và âm thanh rền vang từ chủng tự HUM của trí tuệ từ bi, lấp đầy cả bảy thế giới.

  • Dục: Năm đường tái sinh cõi dục giới: địa ngục, ngạ quĩ, súc sinh, người và trời
  • Phương hướng: cõi sắc giới
  • Không gian: cõi vô sắc giới.

Không những Ngài dùng ánh sáng và âm thanh minh chú lấp đầy bảy cõi tái sinh,  Ngài còn dùng chân trấn đạp, nghiến nát. Do đó Ngài có năng lực thu hút tất cả chúng sinh trong các cõi này, không sót một ai, không cho quyền chọn lựa [Ngài đặt tất cả, không sót một ai, vào nguồn hạnh phúc —Gyalwa Gedun Drub]

Geshe Dawa

Ngài ngồi ghế thứ năm, trên đài mặt trời, thân sắc đỏ. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ thu nhiếp tâm trí chúng sinh, khiến chúng sinh mất khả năng cảm nhận. Chúng sinh bị hớp hồn, không còn chọn lựa nào khác hơn là trở thành bằng hữu. Đức Tara trở thành bạn bước vào vòng thân hữu. Đức Tara này có thể giúp lôi cuốn nam hay nữ.

Ngài có thể thu thập hết thảy chúng sinh của bảy thế giới: cõi địa ngục, cõi ngạ quĩ, cõi súc sinh, cõi người, cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới và cõi trời vô sắc giới. Thu thập bằng hào quang từ chuỗi minh chú nơi tim, từ bảo bình,bằng  âm thanh chủng tự HUM, chói sáng, rền vang, lấp đầy bảy thế giới, và bằng bàn chân trấn đạp trên bảy thế giới.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Bây giờ chúng ta đã biết Tara lấp đầy toàn bộ cõi luân hồi với ánh sáng từ minh chú như thế nào. Âm thanh  chủng tự HUM nơi tim Ngài cũng rền vang khắp cõi luân hồi. Nhờ đó, Ngài câu triệu và điều phục khắp chúng sinh, vì lợi ích của họ. Đức Tara làm việc cho chúng ta, trong mọi lúc. Ánh sáng từ chuỗi minh chú của Ngài luôn tỏa sáng trên chúng ta, và âm thanh từ linh tự HUM nơi tim Ngài luôn rền vang trên toàn cõi thế, dù chúng ta không nghe. Nhớ nghĩ như vậy, giữ lòng tin, đức Tara sẽ luôn cạnh bên chúng ta, làm việc cho chúng ta.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

6. JIGTEN SUMLE NAMPAR GYALMA
– Tara Victorious Over the Three World
– CHIẾN THẮNG TAM GIỚI ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA TUTTI CHURU SVAHA

TARA_6B_IMG_4192

༦ ༽ ཕྱག་འཚལ་བརྒྱ་བྱིན་མེ་ལྷ་ཚངས་པ།།
[6] CHHAG TSHÄL GYA JIN ME LHA TSHANG PA
Homage! Worshipped by the all-lords,
Kính lạy Tara. Đế Thiên, Đế Thích,
རླུང་ལྷ་སྣ་ཚོགས་དབང་ཕྱུག་མཆོད་མ།།
LUNG LHA NA TSHOG WANG CHHUG CHHÖ MA
Shakra, Agni, Brahma, Marut!
Hoả Thiên, Phạm Thiên, và Phong Lôi Thiên,
འབྱུང་པོ་རོ་ལངས་དྲི་ཟ་རྣམས་དང།།
JUNG PO RO LANG DRI ZA NAM DANG
Honored by the hosts of spirits,
hết lòng hiến cúng. Quỷ thần: khởi thi,
གནོད་སྦྱིན་ཚོགས་ཀྱིས་མདུན་ནས་བསྟོད་མ།།
NÖ JIN TSHOG KYI DÜN NÉ TÖ MA
Corpse-raisers, gandharvas, yakshas!
dạ xoa, thát bà, hết lòng tôn vinh.

Lama Zopa Rinpoche

Đức Chiến Thắng Tam Giới màu đỏ đen, tay cầm bảo bình chứa năng lực làm mê mẩn tâm trí loài la sát, quỉ thần.

Gyalwa Gedun Drub:

Thứ năm, tán dương bởi thần linh thế tục.

Đức Tara này được Đế Thích Indra, Hỏa Thiên Agni, Phạn Thiên Brahma, Phong Lôi Thiên  Vayudeva, và các bậc thiên vương khác. Ngài cũng được tán dương bởi vua quỉ Ganesha, vua quỉ khởi thi Indra, vua càn thát bà Surpü Ngaba, vua dạ xoa Vaisravana cùng vô số tùy tùng. Tên Ngài là Tối Thắng Độ Mẫu.

Geshe Dawa

Vị Tara này thuần phục quỉ thần có thể thuần phục, làm tan biến quỉ thần không thể hàng phục. Ngài ngồi tòa sen thứ sáu, trên đài mặt trời, thân sắc đỏ đen, sắc tướng hơi oai nộ. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam hồ hàng phục quỉ thần.

Thần linh bốn phương, Indra, Agni, Brahma, Vayude và Ishvara và chúng tùy tùng quỉ khởi thi, càn thát bà v.v… đều tán dương đức Tara này.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Khi có niềm xác quyết và tín tâm nơi Tara, chúng ta sẽ không bị loài người và loài không phải người quỉ thần tác hại. Vì sao? Vì hết thảy đều tôn kính qui y đức Tara.

Cũng như có tượng đức Tara ở nhà, sẽ được sự chở che tương tự, chỉ cần có được niềm tin xác quyết và tín tâm nơi đức Tara. Còn nếu tín tâm đã không có, lại còn thiếu đạo đức, không giữ giới hạnh, sẽ không hưởng được lợi ích. Còn nếu sống biết giữ giới, có niềm tin xác quyết lại có tín tâm nơi đức Tara thì nhất định không làm sao có thể bị các loài quỉ thần kia tác hại.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

7. SHEN JOM MA
– Tara Destroying Spells
–PHÁ HUYỀN THUẬT ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE BEDYE BUDDHO WARANAYA ZHU SVAHA

TARA_7_IMG_4194

༧  ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏྲད་ཅེས་བྱ་དང་པཊ་ཀྱིས།།
[7] CHHAG TSHÄL TRAD CHE JA DANG PHAT KYI
Homage! With her TRAD and PHAT sounds
Kính lạy Tara. TRÊ, PÊY thốt ra
ཕ་རོལ་འཁྲུལ་འཁོར་རབ་ཏུ་འཇོམས་མ།།
PHA RÖL THRÜL KHOR RAB TU JOM MA
Crusher of foes magic diagrams!
nghiến tan tất cả luân xa huyền thuật.
གཡས་བསྐུམ་གཡོན་བརྐྱང་ཞབས་ཀྱིས་མནན་ཏེ།།
YÉ KUM YÖN KYANG ZHAB KYI NÄN TE
Putting her feet left out, right back
phải co trái duỗi, chân Ngài trấn đạp
མེ་འབར་འཁྲུག་པ་ཤིན་ཏུ་འབར་མ།།
ME BAR THRUG PA SHIN TU BAR MA
Blazing in a raging fire-blaze!
bừng bừng bốc cháy lửa xoáy muôn trùng.

Lama Zopa Rinpoche

Đức Phá Huyền Thuật màu đen, tướng hơi oai nộ, cầm bảo bình ban năng lực phá huyền thuật. Đức Tara này đối trị tà chú. Ngài ngồi tòa sen thứ bảy, trên đài mặt trời và thân sắc đen, hơi oai nộ. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa cam lồ cứu thoát sợ hãi và hiểm nguy.

Geshe Dawa

Ngài phá tà thuật và tà chú, chận đứng huyền thuật bằng âm thanh Trê và Pây. Chân phải của Ngài—tượng trưng cho trí tuệ—co lại, và chân trái—tượng trưng cho phương tiện—duỗi ra. Ngài trí giữa biển lửa trí tuệ. Chân trái duỗi ra có nghĩa là Ngài thuộc dạng oai nộ.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Khi cảm thấy thân và tâm bị trúng tà lực như bị huyền thuật ám hại, hay nhà cửa bị “nhiễm” theo cách nào đó, điều cần phải làm là quán đức Tara dạng hơi oai nộ  này ngồi giữa vùng lửa xoáy, cầu xin Ngài làm tan tà lực. Tưởng tượng đức Tara thốt lên âm TRÊ và PÂY. Chỉ bằng cách thốt lên âm ấy, Ngài hàng phục tất cả tà ám. Rồi quán tưởng lửa từ thân Ngài đi vào trong ta và cháy bùng khắp không gian, phá hủy và làm sạch mọi tà lực ám hại. Quí vị có thể quán tưởng tất cả bọn chúng đều tan vào đức Tara. Lợi ích của pháp quán này là có thể quét sạch tà ám đồng thời chuyển tâm kẻ gây hại bằng lòng từ bi. Nhớ được như vậy rất tốt. Chúng ta phải luôn tin tưởng nơi đức Tara, phải luôn thỉnh cầu bằng cái tâm thấy Tara chính là bổn sư. Làm được như vậy, với tín tâm, mọi mong cầu đều sẽ thành tựu một cách tự nhiên, không có điều gì không thể thành tựu.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

8. DU DRA JOM-MA
– Tara Destroying Demons and Enemies
– TIÊU MA THÙ ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE AMAGASHATRUM MARAYA HUM PHAT SVAHA

TARA_-8_IMG_4198

༨ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏུ་རེ་འཇིགས་པ་ཆེན་མོས།།
[8] CHHAG TSHÄL TURE JIG PA CHHEN PO
Homage! TURE, very dreadful!
Kính lạy Tara, bậc đại bố uý,
བདུད་ཀྱི་དཔའ་བོ་རྣམ་པར་འཇོམས་མ།།
DÜ KYI PA WO NAM PAR JOM MA
Destroyer of Mara’s champion(s)!
chủng tự TU-RÊ diệt quân hùng ma.
ཆུ་སྐྱེས་ཞལ་ནི་ཁྲོ་གཉེར་ལྟན་མཛད།།
CHHU KYE ZHÄL NI THRO NYER DÄN DZÄ
She with frowning lotus visage
gương mặt đóa sen oai thần phẫn nộ,
དགྲ་བོ་ཐམས་ཅད་མ་ལུས་གསོད་མ།།
DRA WO THAM CHÉ MA LÜ SÖ MA
Who is slayer of all enemies!
quét sạch thù địch không sót một ai.

Lama Zopa Rinpoche

Đức Tiêu Ma Thù màu đỏ đậm, tay cầm bảo bình ban cho năng lực tiêu diệt ma và thù.

Gyalwa Gedun Drub

“Ture” là bậc giải thoát, bậc Đại Bố Úy. “Quân hùng ma” là nhiễm tâm phiền não. Ngài chính là bậc tiêu diệt tứ ma. Hơn nữa, mày chau, trán nhíu, gương mặt thủy sinh của Ngài hiện tướng hung nộ làm tiêu tan kẻ thù phiền não chướng—là điều che chướng quả giải thoát, và trí chướng—là điều che chướng quả toàn giác, bao gồm cả tập khí. Ngài được gọi là Ban Thắng Lực Độ Mẫu.

Ngulchu Dharmabhadra

Đức Đại Bố Úy là bậc cực kỳ oai nộ, dùng sắc tướng này để diệt bốn ma, kể cả loại tà ma khó hàng phục nhất của nhiễm tâm. Gương mặt thủy sinh đẹp ngời của Ngài, đẹp như đóa sen hé nở, hiện tướng chau mày oai nộ, với nét chau mày này, Ngài cũng đồng thời diệt sạch mọi kẻ thù ngoại tại. Kẻ thù của giải thoát là phiền não chướng, và kẻ thù của trí toàn giác là trí chướng (sở tri chướng).

Geshe Dawa

Ngài ngồi tòa sen thứ tám trên đài mặt trời, thân sắc đỏ đậm. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ diệt thù.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Kính lạy đức Tara”: chúng ta đảnh lễ đức Tara tên gọi là “Bậc Đại Bố Úy.” “TURE” là hiện thân của khẩu nhiệm mầu của Ngài. Với tiếng gầm âm thanh TURE, Ngài “diệt quân hùng ma.”

Trong câu kệ này, Tara mang sắc tướng cực kỳ hung  nộ. Với sắc tướng hung  nộ này, Ngài diệt ma vô cùng khó diệt. Ma nào là ma khó diệt? Ma phiền não.

Gương mặt nhiệm mầu của ngài là gương mặt “thủy sinh”. Ở đây “thủy sinh” có nghĩa là “đóa sen.” Gương mặt của Ngài tựa như đóa sen lớn. Đồng thời mang sắc tướng oai nộ. Với sắc tướng này, Ngài tận diệt mọi kẻ thù ngoại tại, không sót một ai.

Có bốn loại ma:

  • Ma phiền não [phiền não ma]
  • Ma ngũ uẩn [ngũ ấm ma]
  • Ma chết [tử ma]
  • Thiên ma

Trong bốn loại ma này, tệ nhất và khó trị nhất là ma phiền não, vì phiền não—những trạng thái tâm lý xáo trộn tiêu cực—là nguyên nhân của khổ. Nhìn lại, gốc rễ của các loại tâm lý phiền não này là khái niệm ngã chấp và ngã ái. Các loại phiền não khác—kiêu, sân, ganh ghen, v.v… đều phát sinh từ ngã chấp và ngã ái.

Ngã chấp là gốc, từ đó phát sinh phiền não, vì phiền não mà tái sinh trong luân hồi với hợp thể thân tâm ô nhiễm. Thân tâm ô nhiễm này được gọi là ma ngũ uẩn, do phiền não mà có, đặc biệt là do khái niệm ngã chấp. Một khi có hợp thể thân tâm ô nhiễm này, chúng ta bắt buộc phải chịu khổ, hoàn toàn không có sức tự chủ, cũng không có quyền chọn lựa. Bản chất của hợp thể thân tâm này ngay từ đầu vốn đã là khổ đau. Chúng không bền và chúng vốn không có khả năng điều khiển chúng.

Vì sinh ra với hợp thể thân tâm này, lại không có khả năng tự chủ tự lập nào cả, nên sớm muộn gì chúng ta cũng phải chết. Không có chọn lựa nào khác, chúng ta bắt buộc phải bỏ thân này lại phía sau. Chết là điều chắc chắn, lại không biết chết lúc nào. Đó là điều được gọi là “ma chết”.

Rồi lại có Thiên Ma Devaputra [Ma Ba Tuần]. Vì bị nhiễm tâm phiền não tác động cho nên loài người, loài không phải người và loài trời, tất cả đều phải chịu dày vò bởi đủ loại tâm lý phiền não. Thiên Ma Ba Tuần [Devaputra] sống trong cõi trời dục giới, vì không hoan hỉ với người tu nên thường tạo đủ mọi vấn đề nhằm gây cản trở cho người tu. Kinh sách dạy rằng Thiên Ma bắn ra năm loại tên. Trúng bất cứ mũi tên nào cũng sẽ khiến phiền não sẵn có trong tâm ứng với tác hại của Thiên ma bên ngoài, khiến cho phiền não tăng bồi, tạo chướng ngại cho đường tu.

Bao giờ cảm thấy phiền não cứ tăng bồi mất hết khả năng điều khiển, hay là cảm thấy đang bị tà ám, vào lúc bấy giờ phải nhớ nghĩ đến Tara, đặc biệt là vị Tara sắc tướng oai nộ này, thỉnh cầu Ngài giúp ta quét chướng ngại, và cũng có thể tụng chú Tara. Phải tin tưởng thỉnh cầu và tụng chú, làm như vậy nhất định sẽ nhận được lực gia trì Thân Khẩu Ý của đức Tara, phiền não sẽ tan và những loại chướng ngại khác gặp phải cũng sẽ biến mất.

Trong bốn ma thì ma phiền não là tệ hại nhất. Ma này chính là phiền não và tập khí của phiền não, ngăn không cho chúng ta đạt quả giải thoát và giác ngộ.

Điều gì ngăn cản không cho chúng ta đạt quả giải thoát? Ngăn trở quả giải thoát chính là vọng tâm chấp thật có. Các loại phiền nào này đi kèm với tập khí của phiền não—là điều được gọi là trí chướng—đây là những gì ngăn cản không cho chúng ta đạt quả đại giác ngộ.

Một khi dẹp được hai chướng ngại này—giải thoát chướng và toàn giác chướng—thì ba loại ma kia sẽ tiêu tan. Dẹp được bốn ma thì đạt quả giác ngộ.

Điều khiến chúng ta không thể đạt quả giải thoát chủ yếu nằm ở vọng tâm chấp thật có. Nói vậy là nghĩa gì? Khi nhìn vào bất cứ sự vật gì, chúng ta đều tin rằng sự vật ấy thật sự hiện hữu, có một điều gì đó có thật, một cách khách quan. Sự vật hiện ra trong trí của chúng ta như vậy. Tuy nhiên, mặc dù thấy vậy nhưng có thật là sự vật cũng hiện hữu giống như những gì ta thấy hay không?

Hãy nghĩ đến ảnh hiện trong gương. Bất cứ vật gì cũng có thể hiện ra trong gương. Quí vị cũng biết hình ảnh hiện ra trong gương chỉ là hình ảnh phản chiếu, không phải là món vật thật sự. Mặc dù nhìn rất giống, nhưng chúng ta đều biết rõ đó không phải là món vật thật sự. Tương tự như vậy, sự vật không hiện hữu giống như ta thấy. Nhưng vấn đề nằm ở đây: chúng ta thấy sao tin vậy. Sự vật nhìn thấy giống như là có thật, có một cách độc lập khách quan. Nên khi nói đến sự vật chúng ta luôn chấp vào, cho rằng tất cả mọi sự đều hiện hữu chắc thật, đều có thật một cách khách quan, mặc dù sự thật không phải là như vậy.

Không những sự vật hiện ra trong mắt của chúng ta giống như là có thật một cách độc lập khách quan, chúng ta lại còn tin vào điều này, bám chặt vào đó. Rồi chuyện gì xảy ra? Vọng tướng kia đi kèm với vọng tâm chấp tướng hiện sẽ khiến ta phát sinh đủ loại vọng tưởng, để khi tiếp xúc với đối cảnh, ta không ngừng hoặc là gán đặt những phẩm chất không hề có, hoặc là gạt bỏ những phẩm chất thật có.

Làm như vậy sẽ khiến nổi lên các loại nhiễm tâm phiền não như là lòng tham. Nếu không chấp hiện hữu chắc thật, tham không thể phát sinh. Vì tin đối cảnh kia là thật có nên mới nổi lòng tham. Đến khi nào hiểu được đối cảnh kia vốn không hiện hữu giống như ta thấy, lúc ấy sẽ không còn nền tảng cho lòng tham hay các phiền não khác phát sinh. Vì vậy khẩn thiết nhất là phải dốc sức để học cho được cách làm sao thấy ra rằng sự vật, thật ra, không hề hiện hữu thật sự, nói cách khác, không hề hiện hữu một cách độc lập, khách quan.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

9. JIG-PA KUN KYAB-MA
– Tara Symbolising the Three Jewels
– TAM BẢO HỘ ÚY ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE NUPA SARVA RAKSHA SVAHA

TARA_9_IMG_4204

༩ ༽ ཕྱག་འཚལ་དཀོན་མཆོག་གསུམ་མཚོན་ཕྱག་རྒྱའི།།
[9] CHAG TSHÄL KÖN CHOG SUM TSHÖN CHAG GYEI
Homage! She adorned with fingers,
Kính lạy Tara. Ngón tay Phật bà
སོར་མོས་ཐུགས་ཀར་རྣམ་པར་བརྒྱན་མ།།
SOR MÖ THUG KAR NAM PAR GYEN MA
At her heart, in Three Jewel mudra!
Tam Bảo thủ ấn trang điểm nơi tim.
མ་ལུས་ཕྱོགས་ཀྱི་འཁོར་ལོས་བརྒྱན་པའི།།
MA LÜ CHOG KYI KHOR LÖ GYEN PEI
She with universal wheel adorned.
Bánh xe trang nghiêm khắp mười phương chiếu,
རང་གི་འོད་ཀྱི་ཚོགས་རྣམས་འཁྲུག་མ།།
RANG GI Ö KYI TSHOG NAM THRUG MA
Warring masses of their own light
Tự tỏa ánh sáng chói rực bừng bừng.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Biểu Hiện Tam Bảo màu trắng, cầm bảo bình chứa năng lực hộ trì chúng sinh thoát sợ hãi hiểm nạn.

Geshe Dawa

Vị Tara này hộ trì cho chúng ta thoát mọi hiểm nạn đời này và mọi kiếp về sau. Ngài ngồi tòa sen thứ chín, trên đài mặt trăng, thân sắc trắng, trẻ trung, tướng an hòa. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ cứu thoát sợ hãi.

Tay trái nơi tim kết ấn Tam Bảo. Điều này cho thấy chúng sinh không cần hoảng sợ, vì Ngài sẽ hộ trì cho chúng sinh giống y như sự hộ trì của Tam Bảo.

Ấn Tam Bảo này có khi là ngón trỏ và ngón cái chụm lại, có khi là ngón đeo nhẫn và ngón cái chụm lại, cách nào cũng có ba ngón tay [đưa lên] tượng trưng cho Tam Bảo. Theo ngài Ngulchu Dharmabhadra, ba ngón đưa lên là ngón trỏ, ngón giữa và ngón út, vậy ngón đeo nhẫn và ngón cái chụm lại.

Tay phải kết ấn thí thành tựu, trong lòng bàn tay điểm bánh xe chánh pháp, ánh sáng rạng chiếu khắp mười phương. Ánh sáng này sáng hơn bất cứ nguồn ánh sáng nào trên cõi thế gian. Tụng chú của Ngài trở thành nguồn hộ trì tối thượng.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Lòng bàn tay điểm bánh xe chánh Pháp, đó là một trong những tướng hảo của Phật đà.

Ấn Tam Bảo cho chúng ta nhớ bản chất của đức Tara là Tam Bảo. Tam Bảo là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Mặc dù chúng ta quán tưởng đức Tara duy nhất một sắc tướng, nhưng thực chất cả Tam bảo đều bao gồm trong sắc tướng này. Thân nhiệm mầu của Ngài là Tăng bảo, Khẩu nhiệm mầu của Ngài là Pháp bảo và Ý nhiệm mầu của Ngài là Phật bảo.

Đồng thời, hãy nghĩ rằng đức Tara trong quán tưởng của quí vị bất nhị với bổn sư. Vì bất nhị với bổn sư, nên:

  • Thân nhiệm mầu của bổn sư bất nhị với đức Tara, và cũng là Tăng bảo.
  • Khẩu nhiệm mầu của bổn sư bất nhị với đức Tara, và cũng là Pháp bảo.
  • Ý nhiệm mầu của bổn sư bất nhị với đức Tara, và cũng là Tăng bảo.

Quí vị cũng cần suy nghĩ xem bổn sư của mình là hiện thân của Tam bảo như thế nào, và là hiện thân của tất cả mọi thiện hạnh giác ngộ của tất cả Phật đà như thế nào.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

10. DU DANG JIG-TEN WANG-DU DZE-MA
– Tara Subduing Demons and Worlds
– HÀNG TAM GIỚI MA ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA MARA PRAMA TAYA HUM PHAT SVAHA

TARA_10_IMG_4210

༡༠ ༽ ཕྱག་འཚལ་རབ་ཏུ་དགའ་བས་བརྗིད་པའི།།
[10] CHAG TSHÄL RAB TU GA WA JI PEI
Homage! She of joyous, radiant,
Kính lạy Tara, đỉnh đầu tỏa rạng
དབུ་རྒྱན་འོད་ཀྱི་ཕྲེང་བས་སྤེལ་མ།།
U GYEN Ö KYI THRENG WA PEL MA
Diadem emitting light-wreaths
chuỗi hào quang sáng, rực rỡ tươi vui.
བཞད་པ་རབ་བཞད་ཏུཏྟཱ་ར་ཡིས།།
ZHE PA RAB ZHE TUTTARA YI
Mirthful, laughing with TUTTARE,
Với TU-TTA-RA, tiếng cười rộn rã
བདུད་དང་འཇིག་རྟེན་དབང་དུ་མཛད་མ།།
DÜ DANG JIG TEN WANG DU DZE MA
Subjugating maras, devas!
thu phục toàn bộ Ma vương, Thiên vương.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Diệt Ma Ngự Tam Giới Vương màu đỏ, tay cầm bảo bình ban lực diệt ma vương trị vì cõi thế.

Ngulchu Dharmabhadra:

Ngài là đấng Rạng Sáng, cho niềm vui lớn bằng cách toàn thành ước nguyện của người có lòng tin và soi sáng người không có lòng tin bằng chuỗi hào quang rực rỡ ngũ sắc chiếu sáng từ mũ miện trên đỉnh. Với tiến cười Tuttara rộn rã, Ngài hàng Thiên ma Garab Wangjuk [ma Ba Tuần], chúa tể cõi dục giới, và hết thảy chúa tể của các cõi thế giới khác.

Geshe Dawa

Tara Diệt Ma Tam Giới: Ngài ngồi tòa sen thứ mười, trên đài mặt trăng, thân sắc đỏ. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ diệt ma vương lực.

Đối với người có lòng tin nơi Ngài, Ngài dùng ánh hào quang chiếu ra từ mũ miện giúp toàn thành mọi ước nguyện cho tâm ý họ tươi đẹp hoan hỉ. Đối với người không có lòng tin, Ngài hàng phục bằng ánh hào quang chiếu ra từ đỉnh đầu. Ngài thu phục Garab Wangjuk (Thiên ma Ba Tuần] và toàn cõi thế bằng tiếng cười Tuttara rộn rã.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Để nhận lợi ích và lực gia trì từ đức Tara, nhân tố chính yếu là tín tâm vững chắc nơi Ngài. Với tín tâm, có ước nguyện gì Ngài cũng đều toàn thành cho ta. Và điều này cũng khiến cho tâm trí đức Tara vô cùng hoan hỉ.

Vậy người không có lòng tin thì sao? Ngài cũng thuần phục người không có lòng tin: chỉ cần nhìn thấy ảnh tượng của đức Tara, Ngài có thể thuần phục người không có tín tâm.

Chỉ cần có tín tâm.  Bất kể là ai, với tín tâm thỉnh cầu đức Tara, mọi mong cầu đều sẽ như nguyện.

Trang sức của Ngài, vòng tay, vòng chân, mũ miện, chuỗi đeo v.v… tất cả đều rất đẹp. Không như phẩm trang sức cõi thế gian, trang sức của đức Tara tự nhiên tỏa hào quang khắp mười phương, làm việc lợi ích cho chúng sinh. Các phẩm trang sức trên người đức Tara là tướng hiện của Ý nhiệm mầu của Ngài, và tượng trưng cho mọi thiện đức của Ngài.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

11. PONG-PA SEL-MA
– She Who Eradicates Poverty
– TIÊU BẦN ĐỘ MẪU

Minh Chú:  OM TARE TUTTARE TURE VASU DARE SVAHA

TARA_11_IMG_4223

༡༡ ༽ ཕྱག་འཚལ་ས་གཞི་སྐྱོང་བའི་ཚོགས་རྣམས།།
[11] CHAG TSHÄL SA ZHI KYONG WEI TSHOG NAM
Homage! She able to summon
Kính lạy Tara, chúng thần sở tại
ཐམས་ཅད་འགུགས་པར་ནུས་པ་ཉིད་མ།།
THAM CHE GUG PAR NÜ MA NYI MA
All earth-guardians’ assembly!
đều về qui thuận dưới uy Phật bà.
ཁྲོ་གཉེར་གཡོ་བའི་ཡི་གེ་ཧཱུྃ་གིས།།
THRO NYER YO WEI YI GE HUM GI
Shaking, frowning, with her HUM sign
Cau mày, rung chuyển, với linh tự HUM, 
ཕོངས་པ་ཐམས་ཅད་རྣམ་པར་སྒྲོལ་མ།།
PHONG PA THAM CHE NAM PAR DRÖL MA
Saving from every misfortune!
cứu khắp chúng sinh thoát cảnh bần cùng.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Tiêu Bần màu cam, tay cầm bảo bình chứa năng lực làm tiêu tan bần cùng.

Geshe Dawa

Ngài ngồi tòa sen thứ mười một trên đài mặt trăng, thân sắc cam. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ cứu nghèo.

Nghèo có nhiều loại: nghèo bạn, nghèo tiền tài, nghèo sức khỏe. Nhưng đáng nói nhất là nghèo trí tuệ, nghèo từ bi, nghèo chánh pháp v.v… Đức Tara cứu nghèo bằng năng lực minh chú của Ngài.

Gyalwa Gedun Drub

Chau mày có nghĩa là Ngài với sắc tướng hơi oai nộ, phóng hào quang từ chữ HUM nơi tim, cứu thoát chúng sinh nghèo niềm vui, bị khổ đau đè nặng. Ngài có tên là Nhiếp Thọ Độ Mẫu.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Thổ địa bao gồm mười vị hộ thần phương hướng cùng chúng tùy tùng, giữ gìn và nuôi dưỡng đất đai. Vị Tara này có khả năng câu triệu mười vị hộ thần phương hướng cùng tùy tùng, sai sử họ để thực hiện nhiều thiện hạnh.

Khi gặp cảnh túng quẩn, tài chánh khó khăn, chúng ta phải nhớ nghĩ đến đức Tara. Mục tiêu phải là để thành tựu vô thượng giác vì chúng sinh, hay chí ít phải phát xuất từ động cơ vị tha. Với động cơ ấy, quán tưởng vị Tara này, khởi tâm tôn kính tin tưởng sâu xa mà thỉnh cầu đức Tara giúp xóa cảnh nghèo.

Nghèo có rất nhiều loại. Nói nghèo không phải chỉ là nghèo tiền nghèo của, mà còn nghèo Phật Pháp, ví dụ như nghèo kinh nghiệm, nghèo chứng ngộ. Chúng ta có thể cầu khẩn đức Tara này xóa đi tất cả mọi thứ nghèo.

Quán tưởng từ linh tự HUM nơi tim Ngài, hào quang dưới dạng móc sắt phóng ra khắp mười phương, câu về tất cả mọi điều cần thiết, như thọ mạng, tài sản, của cải v.v… Tất cả tan về chủng tự HUM nơi tim Ngài, và lực gia trì dưới dạng ánh sáng cam lồ rót vào cho quí vị. Quí vị cần quán tưởng tất cả chúng sinh đều hưởng được lợi ích này, đặc biệt chúng sinh đang chịu cảnh bần cùng khó khăn. Khi dòng cam lồ rót xuống, hãy nghĩ rằng mình nhận được thọ mạng lâu dài, tài sản của cải v.v…

Tâm keo bẩn là nguyên nhân khiến ta phải chịu cảnh bần hàn, vì vậy đồng thời hãy nghĩ rằng mọi chướng ngại bao gồm tâm keo bẩn và tập khí của tâm này, tất cả đều được thanh tịnh triệt để. Nghĩ rằng bây giờ ta đã có được kho báu bất tận. Nghĩ như vậy sẽ khiến thanh tịnh loại ác nghiệp mang đến cảnh bần cùng. Ác nghiệp này thanh tịnh thì điều lành sẽ đến với chúng ta.

Chúng ta có thể tu pháp này khi gặp khó khăn trong công việc, hay tài chính trắc trở trong kinh doanh v.v… Tuy vậy, không bao giờ được tác pháp vì lợi ích cá nhân, ước cho “công việc của tôi được thuận tiện suông sẻ.” Nhất định phải tu với cái tâm mong muốn lợi người, hướng về quả giác ngộ để độ sinh. Thiếu đi tâm nguyện này thì dù có tu cũng không thành chánh pháp.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

12. TRA-SHI TAM-CHE JIN-MA
– Tara Creating Auspiciousness
– THÍ KIẾT TƯỜNG ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE MANGALAM PUSHTIM KURU SVAHA

TARA_12_IMG_4228

༡༢ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཟླ་བའི་དུམ་བུས་དབུ་རྒྱན།།
[12] CHAG TSHÄL DA WEI DUM BÜ U GYEN
Homage! Crown adorned with crescent
Kính lạy Tara, đỉnh đầu Phật Bà
བརྒྱན་པ་ཐམས་ཅད་ཤིན་ཏུ་འབར་མ།།
GYEN PA THAM CHE SHIN TU BAR MA
Moon, all ornaments most shining!
trăng non trang điểm. Bao phẩm trang nghiêm
རལ་པའི་ཁྲོད་ནས་འོད་དཔག་མེད་ལས།།
RÄL PEI KHUR NA Ö PAG ME LE
Producing, from Amitabha
chói ngời rạng chiếu. / Đức Phật Di Đà
རྟག་པར་ཤིན་ཏུ་འོད་རབ་མཛད་མ།།
TAG PAR SHIN TU Ö RAB DZE MA
In her hair-mass, always much light!
từ lọn tóc Ngài / tỏa sáng vô biên.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Làm Cho Tất Cả Kiết Tường màu cam, tay cầm bảo bình ban cho sự kiết tường.

Gyalwa Gedun Drub

Thứ năm, tán dương phẩm trang điểm trên đỉnh đầu Ngài. Phẩm trang điểm chính là vầng trăng non, tỏa sáng rạng rỡ, sáng hơn mọi mặt trăng, quét sạch khổ não. Phẩm trang điểm thứ hai nằm trong búi tóc giữa vô lượng hào quang, tỏa hào quang không gián đoạn làm lợi cho khắp chúng sinh. Ngài được gọi là Đức Tara Hộ Trì Kiết Tường.

Geshe Dawa

Đức Tara Thí Kiết Tường ngồi tòa sen thứ mười hai, trên đài mặt trăng, thân sắc cam. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ kiết tường. Trên đỉnh đầu Ngài trang nghiêm một vầng trăng non, hào quang rạng chiếu. Đức A Di Đà ngự trên đỉnh, điều này có nghĩa là Ngài thuộc Liên Hoa Phật Bộ.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Từ đức Phât A Di Đà trên đỉnh, hào quang muôn sắc phóng ra làm việc lợi ích cho chúng sinh. Tara và đức Phật A Di Đà bất nhị với bổn tôn của quí vị.

Quí vị có thể quán tưởng vị Tara này khi thân thể bất an: nhuốm bệnh, buồn phiền, bực dọc hay căng thẳng. Quán tưởng, nhớ nghĩ đến đức Tara và thỉnh cầu Ngài. Tưởng tượng ánh sáng cam lồ từ thân nhiệm mầu của đức Tara và đức Phật A Di Đà—cả hai bất nhị với bổn sư—đi vào thân tâm, quét sạch mọi vấn đề, mọi phiền muộn, đồng thời hãy nghĩ mình thọ nhận lực gia trì Thân Khẩu Ý nhiệm mầu của đức Tara. Làm như vậy nhất định sẽ được lợi ích.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

13. ME TAR BAR MA
– She Who Blazes Like Fire
– NHƯ LỬA BỪNG ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE BHAYA BHASMIM KURU SVAHA

TARA_13_IMG_4231

༡༣ ༽ ཕྱག་འཚལ་བསྐལ་པའི་ཐ་མའི་མེ་ལྟར།།
[13] CHAG TSHÄL KÄL PEI THA MEI ME TAR
Homage! She ’mid wreath ablaze like
Kính lạy Tara, như lửa hoại kiếp
འབར་བའི་ཕྲེང་བའི་དབུས་ན་གནས་མ།།
BAR WEI THRENG WEI Ü NA NE MA
Eon-ending fire abiding!
giữa chuỗi lửa rực, Phật bà an định,
གཡས་བརྐྱང་གཡོན་བསྐུམ་ཀུན་ནས་བསྐོར་དགའ།།
YE KYANG YÖN KUM KÜN NE KOR GÉ
Right stretched, left bent, joy surrounds you
phải duỗi, trái co, niềm vui vây quanh
དགྲ་ཡི་དཔུང་ནི་རྣམ་པར་འཇོམས་མ།།
DRA YI PUNG NI NAM PAR JOM MA
Troops of enemies destroying!
làm tiêu tan hết đội quân thù địch.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Lửa Bừng màu đỏ, tay cầm bảo bình chứa năng lực tiêu hủy đâm thủng kẻ thù. Mục tiêu chính của việc làm này là để cho quí vị có khả năng vì chúng sinh mà thành tựu đường tu giác ngộ, hoằng dương Phật Pháp và cũng để ngăn chận không cho kẻ thù tạo thêm ác nghiệp, dắt về với chánh pháp và rồi đưa kẻ thù về với quả giải thoát, giác ngộ.

Geshe Dawa

Tara Lửa Bừng: Ngài ngồi tòa sen thứ mười ba, trên đài mặt trăng, thân sắc đỏ. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ tiêu thù. Ngài ngồi giữa chuỗi lửa trí giác, sánh bằng lửa hoại kiếp thiêu rụi toàn cõi thế gian cuối đại kiếp này. Ngài vui với việc chuyển đẩy bánh xe chánh pháp, thuần thục chúng sinh. Ngài tận diệt nội ma.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Chúng ta đang đảnh lễ đức Tara ngồi giữa biển lửa “như lửa hoại kiếp”. Vào một thời điểm nhất định trong tương lai, thế giới của chúng ta sẽ bị một ngọn lửa vô cùng nóng thiêu rụi tất cả, [gọi là lửa hoại kiếp]. Vị Tara này ngồi giữa ngọn lửa giống như vậy. Nhưng lửa của Ngài là lửa trí tuệ. Ngài ngồi chân phải duỗi ra, chân trái co lại. Đức Tara này có khả năng hủy diệt mọi đội quân thù nghịch bên trong và bên ngoài bằng cách chuyển bánh xe chánh pháp. Kẻ thù bên trong là phiền não của chúng ta. Kẻ thù bên ngoài bao gồm loài người và loài không phải người, và tất cả các loại vấn đề chướng ngại phát sinh từ phiền não trong tâm. Nhờ nương vào đức Tara, chúng ta có thể diệt tất cả mọi kẻ thù như vậy.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

14. THRO NYER CHEN MA
– She Who Is Frowning Wrathfully
– NHÍU MÀY OAI NỘ ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE VAJRA MAHA PUTAYA BASMI KURU SVAHA

TARA_14_IMG_4232

༡༤ ༽ ཕྱག་འཚལ་ས་གཞིའི་ངོས་ལ་ཕྱག་གི།།
[14] CHAG TSHÄL SA ZHI NGÖ LA CHAG GI
[14] Homage! She who strikes the ground with
[14] Kính lạy Tara, Phật bà trấn địa
མཐིལ་གྱིས་བསྣུན་ཅིང་ཞབས་ཀྱིས་བརྡུང་མ།།
THIL GYI NÜN CHING ZHAB KYI DUNG MA
Her palm, and with her foot beats it!
với bàn tay vỗ và gót chân đạp.
ཁྲོ་གཉིར་སྤྱན་མཛད་ཡི་གེ་ཧཱུྃ་གིས།།
THRO NYER CHEN DZE YI GE HUM GI
Scowling, with the letter HUM the
Ánh mắt oai thần và chủng tự HUM,
རིམ་པ་བདུན་པོ་རྣམས་ནི་འགེམས་མ།།
RIM PA DÜN PO NAM NI GEM MA
Seven levels she does conquer!
hết thảy bảy địa Ngài đều chinh phục


Lama Zopa Rinpoche

Đức Nhíu Mày Oai Nộ màu đen, tướng hơi hung  nộ, cầm bảo bình ban cho năng lực triệt tiêu kẻ tạo chướng ngại.

Geshe Dawa

Ngài ngồi tòa sen thứ mười bốn trên đài mặt trời, tướng hơi hung  nộ, màu đen. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ hành phục kẻ tạo cản trở.

Bàn tay Ngài che kín mặt đất toàn cõi thế gian, và chân Ngài trấn đạp. Từ chữ HUM nơi lòng bàn tay và gót chân, kim cang lửa phóng ra, hàng phục khắp loài hữu tình dưới bảy tầng đất sâu như long chúng, a-tu-la, yêu tinh, nhiều loại quỉ dữ khác, cùng các loại vọng tâm.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Vô số chùi kim cang lửa làm tiêu tan hết mọi ác tâm muốn gây nhiễu hại. Họ có bao nhiêu ý tưởng tác quái, Tara quét sạch tất cả. Họ có bao nhiêu khả năng tác quái, đức Tara cũng làm cho tiêu tan hết. Đức Tara khiến cho họ trở nên vô hại.

Khi bị các loài không phải người tác hại, ví dụ như bị long chúng hay ma quỉ tác quái, chúng ta phải nương vào vị Tara oai nộ này mà thỉnh nguyện. Quán tưởng từ chủng tự HUM màu xanh dương nơi lòng bàn tay và nơi gót chân của Ngài, chùi kim cang lửa phóng ra, đi vào trong chúng ta và các loài gây hại cho chúng ta. Nhận lực gia trì này, tất cả mọi phiền não, nhất là ý nghĩ muốn gây nhiễu hại cho kẻ khác, trong tâm của chúng ta và trong tâm các loài gây hại cho ta đều được hàng phục, quét sạch triệt để. Tâm của ta và của những loài gây hại cho ta trở nên sạch trong. Không còn sót lại bất kỳ ý tưởng tác hại nào. Bị tà ám mà tu được như vậy lợi ích lớn lao vô cùng.

Nhờ tán dương đức Tara dưới cả hai sắc tướng từ hòa và oai nộ, chúng ta hoàn tất phần tán dương Báo thân của đức Tara. Tiếp theo là phần tán dương Pháp thân đức Tara.


 <<< Trang trước     |     Trang sau >>>

15. SHI WA CHEN MA
– She of Supreme Peacefulness
– ĐẠI TỊNH ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA PAPAM PUTA MANAYE SVAHA

TARA_15_IMG_4234

༡༥ ༽ ཕྱག་འཚལ་བདེ་མ་དགེ་མ་ཞི་མ།།
[15] CHAG TSHÄL DE MA GE MA ZHI MA
Homage! Happy, virtuous, peaceful!
Kính lạy Tara, vui, hiền, tịch tĩnh
མྱ་ངན་འདས་ཞི་སྤྱོད་ཡུལ་ཉིད་མ།།
NYA NGEN DE ZHI CHÖ YÜL NYI MA
She whose field is peace, nirvana!
cảnh giới cứu cánh thanh tịnh niết bàn.
སྭཱ་ཧཱ་ཨོཾ་དང་ཡང་དག་ལྡན་པས།།
SVAHA OM DANG YANG DAG DEN PE
She endowed with OM and SVAHA,
Đầy đủ tất cả Sô-Ha và Ôm
སྡིག་པ་ཆེན་པོ་འཇོམས་པར་ཉིད་མ།།
DIG PA CHEN PO JOM PA NYI MA
Destroyer of the great evil!
đập tan toàn bộ tà ma đại ác.


 Lama Zopa Rinpoche

Đức Đại Tịnh màu trắng, cầm bảo bình ban cho năng lực tiêu tai.

Geshe Dawa

Tán dương Pháp Thân Đại Tịnh: Ngài ngồi tòa sen thứ mười lăm trên đài mặt trăng, thân sắc trắng. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ làm tiêu ác lực.

Vui” vì Ngài luôn trú trong niềm vui vắng khổ; “Hiền” vì Ngài chỉ làm việc thiện; “Tịch Tĩnh” vì Ngài đã diệt hết vọng tâm. Ngài có thể an trú không gián đoạn trong chánh định siêu thoát khổ đau, lấy pháp diệt siêu việt nhị chướng làm đề mục.

Vì Ngài có những thiện đức như vừa kể, tụng minh chú của Ngài sẽ giúp tịnh mười việc ác, năm tội vô gián, viên thành bồ công đức, đưa người tu vào quả vị siêu thoát khổ đau.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Ngài siêu thoát khổ đau, là quả vị tận diệt nhị chướng, là chướng ngại cản trở quả giải thoát và chướng ngại cản trở quả toàn giác.

Ngài luôn trú trong cảnh giới tịch tĩnh của đại định siêu việt nhị chướng.  Nhờ năng lực của trí tuệ này mà sinh ra minh chú. Chánh văn nói “Đầy đủ tất cả  Sô-ha và OM.” Giữa Sô Ha và OM là các âm khác của chuỗi minh chú, TARE TUTTARE TURE. Cả thảy là mười âm minh chú đức Tara: OM TARE TUTTARE TURE SVAHA.

Vừa quán tưởng đức Tara vừa tụng minh chú của Ngài với lòng tin sâu xa, đến cả ác nghiệp nặng nề như năm nghiệp vô gián, nghiệp từ bỏ chánh pháp, cùng với nguyên nhân tạo nghiệp là nhiễm tâm phiền não như tham và sân, hết thảy mọi nhiễm tâm sâu dày nhất cùng quả khổ từ đó sinh ra, tất cả đều tịnh sạch, không sót lại mảy may dấu tích.

Câu kệ này xưng tán đức Tara là Pháp thân. Ý nhiệm mầu của đức Tara luôn an trú trong cảnh giới đại định  tịch tĩnh. Vừa trú trong cảnh giới ấy, Ngài vừa thi triển thiện hạnh làm lợi cho khắp chúng sinh một cách tự nhiên, không dụng công. Đây là việc mà chúng sinh không thể làm, vì đã nhập vào trong định thì không thể làm bất cứ việc gì khác. Chỉ có Phật mới có khả năng này, vừa trú trong chánh định, vừa thi triển thiện hạnh làm lợi ích cho chúng sinh một cách tự nhiên không dụng công. Đây là đặc điểm của Phật.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

16. RIG PA HUNG LE DROL MA
– Tara Liberating Through Hum
– LINH TỰ HUM ĐỘ SINH ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA DHARMA PRATI SHUD DHA YA SVAHA

TARA_16_IMG_4249

༡༦ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཀུན་ནས་བསྐོར་རབ་དགའ་བའི།།
[16] CHAG TSHÄL KÜN NE KOR RAB GA WEI
Homage! Of those glad at turning
Kính lạy Tara, vây quanh Phật bà
དགྲ་ཡི་ལུས་ནི་རབ་ཏུ་འགེམས་མ།།
DRA YI LÜ NI NAM PAR GEM MA
Tearing foes’ bodies asunder,
đầy ắp niềm vui tan xác kẻ thù.
ཡི་གེ་བཅུ་པའི་ངག་ནི་བཀོད་པའི།།
YI GE CHU PEI NGAG NI KÖ PEI
Liberating with HUM-mantra
Mười âm trang điểm tiếng lời mầu nhiệm,
རིག་པ་ཧཱུྃ་ལས་སྒྲོལ་མ་ཉིད་མ།།
RIG PA HUM LE DRÖL MA NYI MA
Word-array of the ten syllables
chữ HUM – trí tuệ phổ độ chúng sinh.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Trí Tuệ Hum Độ Sinh màu đỏ, tay cầm bảo bình chứa năng lực tăng trưởng tác dụng của minh chú.

Geshe Dawa

Tán dương thiện hạnh của Ngài.

Tara Giải Thoát Bằng Chữ HUM: Ngài ngồi tòa sen thứ sáu, trên đài mặt trăng, thân sắc đỏ. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ làm tăng trưởng minh chú.

Ngài vui với việc chuyển pháp luân và thuần phục chúng đệ tử bằng cách này. Ngài hàng phục kẻ gây cản trở và kẻ thù bằng hào quang chiếu ra từ chuỗi minh chú mười âm nơi tim và bằng âm thanh chủng tự HUM.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Tan xác kẻ thù / mười âm trang điểm tiếng lời mầu nhiệm”: Xưng tán đức Tara khéo chuyển bánh xe chánh pháp mang lợi ích đến cho tâm của chúng đệ tử bằng cách tiêu diệt kẻ thù bên ngoài và bên trong tâm thức.

Mười âm” ứng vào chuỗi minh chú của đức Tara. Có cả hai câu minh chú, từ hòa và oai nộ:

Chú từ hòa là OM TARE TUTTARE TURE SVAHA, quanh chủng tự TAM nơi tim Ngài.

Chú oai nộ là OM NAMA TARE NAMO HARE HUM HARE SVAHA, quanh chủng tự HUM nơi tim Ngài.

Từ hai chuỗi minh chú từ hòa và oai nộ này, hào quang lớn phóng ra, cứu ta thoát hết mọi kẻ thù và chướng ngại.

Khi cần tác pháp tiêu tai, ví dụ để tiêu bệnh, tật, tà chướng, hãy quán tưởng đức Tara với chủng tự TAM nơi tim, xung quanh là chuỗi minh chú từ hòa OM TARE TUTTARE TURE SVAHA. Quán tưởng thọ nhận lực gia trì của đức Tara và mọi vấn đề đều nhẹ nhàng tan biến.

Khi cần tác pháp oai nộ, ví dụ khi gặp chướng ngại đến từ loài người hay loài không phải người, gây hại cho Phật Pháp, làm tổn hại thọ mạng của đạo sư v.v… quán tưởng đức Tara với chủng tự HUM nơi tim, xung quanh là chuỗi minh chú oai nộ OM NAMA TARE NAMO HARE HUM HARE SVAHA quét sạch mọi trở ngại một cách mãnh liệt.

Khi cần thực hiện những pháp này, hãy quán tưởng chuỗi minh chú thích hợp, với pháp quán tương ứng.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

17. JIG TEN SUM YO WA  DROL MA
– Tara Moving Worlds
– CHẤN ĐỘNG TAM GIỚI ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA TAM BANE DELE SVAHA

TARA_17_IMG_4251

༡༧  ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏུ་རེའི་ཞབས་ནི་བརྡབས་པས།།
[17] CHAG TSHÄL TURE ZHAB NI DEB PE
Homage! Swift One! The foot-stamper
Kính lạy Tara, chân Ngài dậm xuống,
ཧཱུྃ་གི་རྣམ་པའི་ས་བོན་ཉིད་མ།།
HUM GI NAM PEI SA BÖN NYI MA
With for seed the letter HUM’s shape
tuyên ngôn TU-RÊ. Chủng tự sắc HUM
རི་རབ་མན་དཱ་ར་དང་འབིགས་བྱེད།།
RI RAB MANDHARA DANG BIG JE
She who shakes the triple world and
chấn động ba cõi cùng núi Tu Di,
འཇིག་རྟེན་གསུམ་རྣམས་གཡོ་བ་ཉིད་མ།།
JIG TEN SUM NAM YO WA NYI MA
Meru, Mandara, and Vindhya!
núi Măn-đa-ra, và Vin-đi-a.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Chấn Động Tam Giới màu cam, tay cầm bảo bình chứa năng lực làm chủ và tiêu hủy năng lực của huyền chú.

Geshe Dawa

Ngài ngồi tòa sen thứ mười bảy, trên đài mặt trăng, thân sắc cam. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ hàng phục bùa chú.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Tán dương đức Tara là bậc khéo chấn động ba cõi.

Chân Ngài dậm xuống / tuyên ngôn TURE”: “TURE” ở đây có nghĩa là đức Thần Tốc, ứng vào đức Tara. Ngài oai nộ đạp xuống bằng đôi chân nhiệm mầu. “Chủng tự sắc HUM”: ứng với cách đức Tara khởi hiện sắc tướng: […] Từ nơi tánh không hoạt hiện chủng tự HUM, rồi từ chủng tự HUM hoạt hiện thành đức Tara oai nộ.

Chúng ta đảnh lễ tán dương đức Tara có năng lực làm chấn động ba cõi. Chánh văn nói rằng Ngài làm “chấn động ba cõi, cùng núi Tu Di, núi Mandhara, và Vindhya.” Các ngọn núi này là nơi cư ngụ của thiên chúng, long chúng v.v… Tán dương đức Tara làm chấn động những ngọn núi lớn này. Đến cả ba cõi Ngài cũng có khả năng làm chấn động, cùng khắp chúng hữu tình sống trong các cõi ấy.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

18. DUG SEL MA
– Tara Pacifying and Eliminating Poisons and Sickness
– TIÊU ĐỘC ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA NAGA BIKSHA SHANTING KURU SVAHA

TARA_18_SM_IMG_4254

༡༨ ༽ ཕྱག་འཚལ་ལྷ་ཡི་མཚོ་ཡི་རྣམ་པའི།།
[18] CHAG TSHÄL LHA YI TSHO YI NAM PEI
Homage! Holding in her hand
Kính lạy Tara, như biển hồ thiên
རི་དྭགས་རྟགས་ཅན་ཕྱག་ན་བསྣམས་མ།།
RI DAG TAG CHEN CHAG NA NAM MA
the deer-marled moon, of deva-lake form
vầng trăng ngọc thỏ trên tay Phật bà.
ཏཱ་ར་གཉིས་བརྗོད་ཕཊ་ཀྱི་ཡི་གེས།། དུག་
TARA NYI JÖ PHAT KYI YI GE
With twicespoken TARA and PHAT,
Với hai TARA và chủng tự PÂY,
རྣམས་མ་ལུས་པར་ནི་སེལ་མ།།
DUG NAM MA LÜ PA NI SEL MA
Totally dispelling poison!
hết thảy độc tố đều tiêu tan cả.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Tiêu Độc màu trắng, tay cầm bảo bình ban năng lực làm tiêu tan độc tố.

Geshe Dawa

Ngài ngồi tòa sen thứ mười tám trên đài mặt trăng, thân sắc trắng. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ làm sạch và tiêu tan chất độc và tật bệnh. Ngài cầm trong tay một vầng trăng, trắng như biển hồ cõi thiên, trên đó phản chiếu hình ảnh của các loài thú hiền như nai, thỏ v.v… Với vầng trăng này, Ngài làm sạch và tiêu tan chất độc, tật bệnh.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Tán dương đức Tara là bậc khéo trừ chất độc.

Đức Tara làm tiêu tan chất độc cầm trong tay một vầng trăng tròn, tựa như tấm gương, điểm hình ngọc thố. Soi vào vầng trăng này, mọi chất độc trong người đều tiêu tan cả. Chất độc nói ở đây không chỉ ứng vào loại chất độc bình thường mà còn ứng vào cả loại chất độc phiền não trong tâm.

Với hai TARA và chủng tự PÂY”:  hai TARA ứng vào hai chữ TARA trong minh chú: OM TARE TUTTARE. Thay vì OM TARE TUTTARE TURE SVAHA, Ngài thốt OM TARE TUTTARE TURE PHAT. Với vầng trăng trong tay, Ngài cho chúng sinh soi vào và thốt lên OM TARE TUTTARE TURE PHAT, nhờ đó diệt tan mọi chất độc trong chúng sinh, không chỉ chất độc bên ngoài, mà gồm cả chất độc phiền não trong tâm.

Chất độc có nhiều loại. Chúng ta có thể bị người khác làm cho ngộ độc, hoặc cũng có thể tự mình lầm ăn phải món có độc, trúng phải các loại độc tố, v.v… Những lúc như vậy, hay khi muốn giúp người bị trúng độc, hãy quán tưởng đức Tara này ở khoảng không trước mặt. Quán tưởng Ngài cầm trong tay một vầng trăng như tấm gương cho mình và chúng sinh soi vào, đồng thời Ngài đọc minh chú OM TARE TUTTARE TURE PÂY. Quán tưởng nhận được lực gia trì, thấy rằng tất cả mọi độc tố trong ngoài của mình và chúng sinh đều hoàn toàn tịnh sạch.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

19. DUG NGAL THAM CHE SEL WEI DROL MA
– Tara Eliminating Disputes and Bad Dreams
– TIÊU TRANH CHẤP ÁC MỘNG ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE MUCHANA YA SVAHA

TARA_19_SM_IMG_4257

༡༩ ༽ ཕྱག་འཚལ་ལྷ་ཡི་ཚོགས་རྣམས་རྒྱལ་པོ།།
[19] CHAG TSHÄL LHA YI TSHOG NAM GYÄL PO
Homage! She whom gods and their kings
Kính lạy Tara, thiên vương, chư thiên,
ལྷ་དང་མིའམ་ཅི་ཡིས་བསྟེན་མ།།
LHA DANG MI AM CHI YI TEN MA
God and Kinnares do honour
và Khẩn Na la đều nương Phật bà.
ཀུན་ནས་གོ་ཆ་དགའ་བའི་བརྗིད་ཀྱིས།།
KÜN NE GO CHA GA WEI JI GYI
She whose joyfull splendour dispels
Giáp bào lộng lẫy, niềm vui tỏa sáng,
རྩོད་དང་རྨི་ལམ་ངན་པ་སེལ་མ།།
TSÖ DANG MI LAM NGEN PA SEL MA
Conflict and bad dreams of the armoure
phá tan tất cả ác mộng, chấp tranh.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Tiêu Tranh Chấp Ác Mộng màu trắng, tay cầm bảo bình ban năng lực làm cho tiêu tan chấp tranh—ví dụ như bị kiện tụng—và ác mộng.

Geshe Dawa

Tara Tiêu Tranh Chấp Ác Mộng: Ngài ngồi tòa sen thứ mười chín trên đài mặt trăng, thân sắc trắng. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ làm tiêu tan tranh chấp và ác mộng.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Tán dương đức Tara là bậc khéo làm tan tranh chấp và ác mộng. Đây là vị Tara mà “thiên vương, chư thiên, và Khẩn Na la đều nương” vào. Chư thiên nói ở đây ứng vào chư thiên cõi dục giới. Chúa tể cõi trời dục giới là Indra, ngoài ra còn các thần linh thế tục khác như Brahma v.v… Các vị này đều tôn kính đặt đỉnh đầu của mình ngang chân đức Tara.

Hãy quán tưởng đức Tara này và tụng minh chú, nét rạng rỡ chói sáng của Ngài sẽ làm tiêu tan mọi khổ nạn như tranh chấp, cãi vã, xung đột, cùng ác mộng. Tất cả những điều này đều sẽ tan biến. Ác mộng khiến ta không vui. Khi gặp cảnh xung đột tranh chấp với người khác, như bị kiện tụng v.v…, cần quét nghịch cảnh bằng cách nương dựa vào sắc tướng này của đức Tara. Quán tưởng đức Tara ở khoảng không trước mặt, rót ánh sáng cam lồ màu đỏ vào cho quí vị, làm sạch mọi ác mộng, mọi vấn đề đang gặp phải như kiện tụng, tranh chấp v.v.. Đủ loại vấn đề, cùng nguyên nhân khiến phát sinh vấn đề, tất cả đều tiêu tan, không sót lại dù chỉ mảy may vi trần. Pháp quán này sẽ giúp cho quí vị khi gặp cảnh khổ đại loại.


<<< Trang trước     |     Trang sau >>>

20. RIM NE SEL WEI DROL MA
– Tara Eliminating Plaques:
– TIÊU TẬT DỊCH ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE VISARE SVAHA

TARA_20_OK_SM_IMG_4277

༢༠ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཉི་མ་ཟླ་བ་རྒྱས་པའི།།
[20] CHAG TSÄL NYI MA DA WA GYE PEI
Homage! She whose two eyes bright with
Kính lạy Tara, đôi mắt nhật nguyệt
སྤྱན་གཉིས་པོ་ལ་འོད་རབ་གསལ་མ།།
CHEN NYI PO LA Ö RAB SÄL MA
Radiance of sun and full moon!
tỏa chiếu rạng ngời hào quang rực sáng.
ཧ་ར་གཉིས་བརྗོད་ཏུཏྟཱ་རེ་ཡིས།།
HARA NYI JÖ TUTTARA YI
With twice HARA and TUTTARE
HA-RA hai lần, và TU-TTA-RA,
ཤིན་ཏུ་དྲག་པོའི་རིམས་ནད་སེལ་མ།།
SHIN TU DRAG PÖI RIM NE SEL MA
She dispels severe contagion!
tiêu tan tất cả tật dịch truyền nhiễm.


Lama Zopa Rinpoche

Đức Tiêu Tật Dịch màu cam, tay cầm bảo bình chứa năng lực hủy diệt mọi tật dịch truyền nhiễm.

Geshe Dawa

Tara Tiêu Tật Dịch: Ngài ngồi tòa sen thứ hai mươi, trên đài mặt trăng, thân sắc cam. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ làm tiêu tan tật dịch. Bằng cách thốt lên hai lần  HARA và TUTTARA, Ngài xua tan tật dịch

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Tán dương đức Tara là bậc khéo làm tiêu tan dịch truyền nhiễm.

Đôi mắt nhật nguyệt” ứng vào cả hai sắc tướng oai nộ và từ hòa của đức Tara. Với sắc oai nộ, đôi mắt như mặt trời cháy sáng: đôi mắt của sắc tướng oai nộ lớn, đỏ và tròn, tỏa ra ánh sáng nóng. Với sắc từ hòa, đôi mắt như trăng tròn: đôi mắt của sắc tướng từ hòa tỏa ánh sáng lạnh.

HA-RA hai lần, và TU-TTA-RA”: câu này ứng vào minh chú oai nộ OM NAMA TARE NAMO HARE HUM HARE SVAHA, và minh chú từ hòa OM TARE TUTTARE TURE SVAHA. Tụng hai minh chú oai nộ và từ hòa này, dù là bệnh tật dữ dội bậc nhất như bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm, ác bệnh nan y khó lành, đều có thể khỏi.

Thế giới ngày nay có quá nhiều loại bệnh dữ, nhất là các chứng bệnh dịch kinh hoàng. Sống thời như vậy, việc thanh tịnh tật dịch trở thành nhu cầu khẩn thiết. Chúng ta có thể quán tưởng đức Tara, nhớ nghĩ đến thiện đức thân khẩu ý nhiệm mầu của Ngài, với lòng thâm tín, tụng hai minh chú oai nộ và từ hòa này. Đồng thời quán tưởng ánh sáng từ đức Tara rót xuống, làm cho mình và chúng sinh tịnh sạch tất cả mọi tật dịch, bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân của tật bệnh. Tất cả đều hoàn toàn tịnh sạch.


 <<< Trang trước     |     Trang sau >>>

21. TRINLE THAMCHE YONG SU DZOG PAR JE PEI DROLMA
– Tara Accomplishing Virtuous Activities
– Tara Bậc Viên Thành Thiện Hạnh –

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA SIDDHI SVAHA

TARA_21_SM_IMG_4281

༢༡ ༽ ཕྱག་འཚལ་དེ་ཉིད་གསུམ་རྣམས་བཀོད་པས།།
[21] CHAG TSÄL DE NYI SUM NAM KÖ PE
Homage! Full of liberating
Kính lạy Tara, với tam chân như,
ཞི་བའི་མཐུ་དང་ཡང་དག་ལྡན་མ།།
ZHI WEI THÜ DANG YANG DAG DEN MA
Power by set of three Realities!
sung mãn năng lực tịch tĩnh tự tại.
གདོན་དང་རོ་ལངས་གནོད་སྦྱིན་ཚོགས་རྣམས།།
DÖN DANG RO LANG NÖ JIN TSHOG NAM
Crushing crowds of spirits, yakshas
Tà ma ác quỉ, dạ xoa, khởi thi,
འཇོམས་པ་ཏུ་རེ་རབ་མཆོག་ཉིད་མ།།
JOM PA TURE RAB CHOG NYI MA
And corpse-raisers! Supreme! TURE!
đập tan hết thảy. TU – RÊ! Tối thắng!


Lama Zopa Rinpoche

Đức Làm Mọi Thiện Hạnh màu trắng, tay cầm bảo bình ban cho năng lực hoàn tất mọi việc làm một cách mỹ mãn.

Geshe Dawa

Tara Thành Tựu Thiện Hạnh: Ngài ngồi tòa sen thứ hai mươi mốt, trên đài mặt trăng, thân sắc trắng. Tay phải kết ấn thí thành tựu, cầm bảo bình chứa nước cam lồ làm cho thành tựu mọi thiện hạnh.

Trang nghiêm nơi thân Ngài điểm ba tinh túy: OM trắng trên đỉnh; AH đỏ nơi cổ; và HUM xanh dương nơi tim. Với ba tinh túy điểm trên thân, Ngài hoàn tất mọi thiện hạnh giác ngộ của tất cả các vị Tara trước.

Gyalwa Gedun Drub:

Sáu là thiện hạnh diệt tà ma ác quỉ và quỉ khởi thi.

Ba tinh túy trên thân Ngài là chân như của Thân Khẩu Ý:

  • tinh túy của thân: OM trên đỉnh
  • tinh túy của khẩu: AH nơi cổ
  • tinh túy của ý: HUM nơi tim

Nhờ năng lực sẵn có nơi ba tinh túy, Ngài hàng phục được mọi chất độc nhiễm tâm. Ngài chính là đấng Độ Mẫu TURE, bậc tối thắng diệt chất độc di chuyển (moving poisons) của loài quỉ Don, quỉ khởi thi, và quỉ dạ xoa. Tên Ngài là Viên Thành Độ Mẫu.

Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Tán dương đức Tara là bậc khéo diệt tà ma và quỉ khởi thi.

Phần quán tưởng dưới đây dành cho người tu pháp Tara Du Già, nói cách khác, dành cho người [đã thọ đại pháp quán đảnh Tara] đang tu pháp tự khởi hiện thành đức Tara.

  • Quán tưởng mình là đức Tara.
  • Trên đỉnh có chủng tự OM trắng, là thân của đức Tara.
  • Nơi cổ có chữ AH đỏ, là khẩu của đức Tara.
  • Nơi tim có chữ HUM xanh dương, là ý của đức Tara.

Với ba chủng tự ở ba điểm, hết thảy mọi ác nghiệp ác chướng của ba cửa thân khẩu ý đều được quét sạch triệt để, không sót lại mảy may.

“Tà ma ác quỉ, dạ xoa, khởi thi, đập tan hết thảy”: Chữ “dön” tiếng Tạng được dịch là “tà ma ác quỉ.” Kinh sách dạy rằng chủ yếu có mười tám loài ma quỉ, quỉ ăn máu tươi, quỉ có tà thuật, quỉ dạ xoa (giống quỉ ăn sinh khí). Nương vào đức Tara, tất cả các loại tà ma quỉ dữ này đều sẽ bị tiêu hủy.

Cho người chuyên tu pháp Tara, tự khởi hiện thành đức Tara với ba điểm—đầu, cổ và tim, trang nghiêm ba chủng tự, OM trăng, AH đỏ, và HUM xanh dương—làm như vậy sẽ tịnh được mọi ác nghiệp ác chướng của thân khẩu và ý cùng mọi tập khí của ác nghiệp ác chướng này.

Người tu cũng có thể dùng pháp quán này để làm lợi cho chúng sinh: […] quán tưởng từ ba chủng tự phóng ra hào quang lớn, quét sạch mọi ác nghiệp ác chướng nơi thân khẩu ý của khắp chúng sinh. Sau khi sạch mọi ác nghiệp ác chướng, hãy tưởng tượng đưa tất cả chúng sinh vào quả vị Tara. Quán như vậy chúng sinh sẽ được lợi ích và kho bồ phước đức của bản thân cũng sẽ mau chóng viên thành.


 <<< Trang trước     |     Trang sau >>>

༢༢ ༽ རྩ་བའི་སྔགས་ཀྱི་བསྟོད་པ་འདི་དང།།
[22] TSA WEI NGAG KYI TÖ PA DI DANG
With this praise of the root mantra
Đây là tiếng lời tán dương bổn chú,
ཕྱག་འཚལ་བ་ནི་ཉི་ཤུ་རྩ་གཅིག།
CHAG TSHÄL WA NI NYI SHU TSA CHIG
Twenty-one (times I’ve paid) homage.
đảnh lễ Tara, đủ hai mươi mốt.


Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

Đây là hai hàng chót kết thúc bài tán dương.

“Bổn chú” ứng vào hai chú từ hòa và oai nộ đã nói qua. Có tất cả 21 câu kệ tán dương, cùng hai mươi mốt lần đảnh lễ. “Đây là tiếng lời tán dương bổn chú, đảnh lễ Tara, đủ hai mươi mốt.”


Prayer of the Benefits – BÀI NGUYỆN LỢI ÍCH

ལྷ་མོ་ལ་གུས་ཡང་དག་ལྡན་པའི།
LHA MO LA GÜ YANG DAG DEN PEI
Whoever is endowed with devotion for the goddess
Ai người có lòng / tin đấng bổn tôn,
བློ་ལྡན་གང་གིས་རབ་དད་བརྗོད་དེ།།
LO DEN GANG GI RAB DE JÖ DE
And recites this with supreme faith
rạng đông hoàng hôn /
སྲོད་དང་ཐོ་རངས་ལངས་པར་བྱས་ནས།
SÖ DANG THO RANG LANG PAR JE NE
Remembering it at dawn upon waking and at the evenings
chuyên tâm trì tụng
དྲན་པས་མི་འཇིགས་ཐམས་ཅད་རབ་སྟེར།
DREN PE MI JIG THAM CHE RAB TER
Will be granted all fearlessness
tiếng lời rõ ràng / sẽ được hộ trì
སྡིག་པ་ཐམས་ཅད་རབ་ཏུ་ཞི་བ།
DIG PA THAM CHE RAB TU ZHI WA
Will perfectly pacify all negativities
lìa mọi sợ hãi, / sạch mọi ác chướng,
ངན་འགྲོ་ཐམས་ཅད་འཇོམས་པ་ཉིད་དོ།།
NGEN DRO THAM CHE JOM PA NYI THOB
And will eleminate all unfortunate migrations
thoát cảnh đọa sinh.
རྒྱལ་བ་བྱེ་བ་ཕྲག་བདུན་རྣམས་ཀྱིས།
GYÄL WA JE WA THRAG DÜN NAM KYI
The multitude of conquerors
Được bảy trăm vạn / đức Phật Thế Tôn /
མྱུར་དུ་དབང་ནི་བསྐུར་བར་འགྱུར་ལ།
NYUR DU WANG NI KUR WAR GYUR LA
Will quickly grant initiation
sớm truyền quán đảnh,
འདི་ལས་ཆེ་བ་ཉིད་ནི་ཐོབ་ཅིང་།
DI LE CHE WA NYI NI THOB CHING
Thus, endowed with this greatness
nhờ đại duyên này
སངས་རྒྱས་གོ་འཕང་མཐར་ཐུག་དེར་འགྲོ།
SANG GYE GO PHANG THAR THUG DER DRO
One will eventually reach the state of a buddha
chóng đạt quả Phật.
དེ་ཡི་དུག་ནི་དྲག་པོ་ཆེན་པོ།
DE YI DUG NI DRAG PO CHHEN PO
If affected by the most terrible poison
Tâm niệm bổn tôn / thì mọi độc tố / kinh hoàng bậc nhất
བརྟན་གནས་པ་ཞམ་གཞན་ཡང་འགྲོ་བ།
TEN NE PA ZHAM ZHEN YANG DRO WA
Whether ingested, drunk, or from a living being
từ nơi môi trường / hay từ sinh vật, /
ཟོས་པ་དང་ནི་འཐུངས་པ་ཉིད་ཀྱང་།
ZÖ PA DANG NI THUNG PA NYI KYANG
Just by remembering
dù ăn, dù uống,
དྲན་པས་རབ་ཏུ་སེལ་བ་ཉིད་ཐོབ།།
DREN PE RAB TU SEL WA NYI THOB
Will one be thoroughly cleansed
cũng không thể hại. /
གདོན་དང་རིམས་དང་དུག་གིས་གཟིར་བའི།
DÖN DANG RIM DANG DUG GI ZIR WEI
If this prayer is recited two, three or seven times
Tụng bài pháp này / hai, ba, bảy lần, /
སྡུག་བསྔལ་ཚོགས་ནི་རྣམ་པར་སྤོང་སྟེ།
DÜL NGEL TSHOG NI NAM PAR PONG TE
It will pacify all the sufferings of torments
Thoát khổ tật dịch, /
སེམས་ཅན་གཞན་པ་རྣམས་ལ་ཡང་ངོ་།
SEM CHEN ZHEN PA NAM LA YANG NGO
Caused by spirits, fevers, and poisons
truyền nhiễm, ngộ độc /
གཉིས་གསུམ་བདུན་དུ་མངོན་པར་བརྗོད་ན།།
NYI SUM DÜN DU NGÖN PAR JÖ NA
And by other beings as well
Hay vì chúng sinh. /
བུ་འདོད་པས་ནི་བུ་ཐོབ་འགྱུར་ཞིང་།
BU DÖ PE NI BU THOB GYUR ZHING
If you wish for a child you will get a child
Cầu con được con, /
ནོར་འདོད་པས་ནི་ནོར་རྣམས་ཉིད་ཐོབ།
NOR DÖ PE NI NOR NAM NYI THOB
If you wish for wealth you will receive wealth
cầu của được của, / hết thảy mong cầu /
འདོད་པ་ཐམས་ཅད་ཐོབ་པར་འགྱུར་ཏེ།
DÖ PA THAM CHE THOB PAR GYUR LA
All your wishes will be fulfilled
đều được như nguyện, / không chút chướng ngại /
བགེགས་རྣམས་མེད་ཅིང་སོ་སོར་འཇོམས་འགྱུར།།
GEG NAM ME CHING SO SOR JOM GYUR CHIG
And all obstacles pacified
vì mọi chướng ngại / đều đã tịnh yên.


Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rinsel

 TRÌNH BÀY LỢI ÍCH PHÁP TU

A. Tâm nguyện đúng đắn

Ai người có lòng tin đấng bổn tôn
Chuyên tâm trì tụng…

Câu này nói rõ người tụng bài pháp này cần phải tụng bằng cái tâm như thế nào. Đâu là thái độ cần phải có? Cần phải hướng tâm về đức Tara với lòng kính ngưỡng sâu xa, nhớ lòng từ ái của Ngài. Hiểu rõ mọi thiện đức Thân Khẩu Ý của Ngài, giữ lòng tin vững bền, lòng tôn kính vượt bực. Tụng bài xưng tán này với cái tâm như vậy thì mọi lợi ích nói ở đây đều sẽ thành sự thật.

Khi tụng bài tán dương phải luôn nhớ lại thiện hạnh Thân Khẩu Ý của đức Tara, tâm đại bi, đại trí và đại dũng của Ngài. Nghĩ xem lúc ban đầu Ngài đã từng vì chúng sinh mà phát tâm bồ đề như thế nào, đã từng làm những gì trước khi đạt quả vô thượng giác, đã từng làm tất cả những gì để trở thành đức Tara như ngày hôm nay.

Nghĩ xem đức Tara phụng sự chúng sinh bằng bốn pháp hành tiêu tai, tăng ích, câu triệu và hàng phục như thế nào. Nhớ lại xem đức Tara vận dụng sắc tướng thị hiện phong phú, cầm phẩm trang sức để phụng sự chúng sinh như thế nào.

Nói cho cùng, bất kể là phần nào trên thân của Ngài cũng đều luôn thi triển thiện hạnh, làm lợi cho chúng sinh. Không có nơi nào trên thân nhiệm mầu của đức Tara là không đang phụng sự cho chúng sinh. Đức Tara có đủ mọi thiện đức này.

Bất kể kỳ một ai hướng tâm gọi đến Ngài, dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, Ngài đều trợ giúp. Tình thương và sự tận tụy của Ngài dành cho chúng sinh không khác gì của mẹ hiền dành cho con một. Đức Tara luôn sẵn sàng hộ trì cho chúng sinh, không chút ngần ngại. Ngài chờ đợi thời cơ, nhân duyên vừa chín mùi, thiện hạnh giác ngộ của Ngài sẽ tức thì linh ứng.

Chúng ta phải luôn nhớ đến mọi thiện đức khác nhau của Thân Khẩu Ý của đức Tara. Càng nhớ nghĩ, hiểu rõ về thiện đức của đức Tara, tự nhiên sẽ chúng ta sẽ càng thêm tin tưởng, niềm tôn kính càng tăng, sâu xa hướng tâm về Ngài.

Quí vị có thể nghĩ rằng “bất kể gặp được việc tốt lành nào điều lành nào cũng đều nhờ lòng từ ái của đức Tara.” Nói tóm lại, niềm tin càng vững vàng chắc chắn thì sự linh ứng thiện hạnh giác ngộ của đức Tara lại càng thêm mãnh liệt chóng vánh. Cả việc đời thường đã là như vậy. Ví dụ có hai người bạn rất thân, tương thân tương kính, tin tưởng lẫn nhau, vì có mối tương quan mật thiết như vậy nên làm việc gì cũng rất dễ dàng. Với đức Tara cũng là như vậy.

THỜI ĐIỂM

Rạng đông hoàng hôn chuyên tâm trì tụng
Sẽ được hộ trì lìa mọi sợ hãi,
Sạch mọi ác chướng,
thoát cảnh đọa sinh.

Câu này giải thích thời điểm hành trì, thời gian nên tụng  bài xưng tán này. Thời gian tụng sẽ có tác dụng đến kết quả.

Khi gặp các loại vấn đề như bệnh tật, kẻ thù, cướp, trộm v.v… cần tụng bài xưng tán vào buổi chiều tà, trước khi mặt trời lặn, nhớ đến đức Tara dạng oai nộ. Sẽ được lợi ích.

Nếu muốn sạch ác nghiệp, không muốn đọa sinh ba cõi ác đạo thì phải tụng bài xưng tán vào buổi sáng, lúc bình minh, nhớ đến đức Tara dạng từ hòa.

Chúng ta sẽ nhận được lợi ích tương ứng nếu đọc tụng bài xưng tán này với tâm nguyện đúng đắn, vào thời điểm tương ứng trong ngày. Nói cho ngắn gọn, chúng ta sẽ được hộ trì thoát mọi sợ hãi, bao gồm sợ hãi bên ngoài và bên trong, và sẽ được ban cho quả vô úy. Chúng ta cũng sẽ không đọa sinh vào cõi ác đạo, như cõi địa ngục. Tất cả đều hoàn toàn tịnh sạch nhờ tu pháp tu Tara.

LỢI ÍCH

Tiếp theo chánh văn giải thích về lợi ích tụng bài xưng tán. Phần này chia thành hai phần lợi ích cho mình và cho người. Hành trì pháp tu này cho ai thì người ấy cũng sẽ được lợi ích.

Tự lợi

Với tâm nguyện đúng đắn đọc tụng bài xưng tán này sẽ được lợi ích như thế nào?

Được bảy trăm vạn đức Phật Thế Tôn
sớm truyền quán đảnh,
nhờ đại duyên này
chóng đạt quả Phật.

Bảy trăm vạn” là bảy triệu đức Phật. Đức Tara và xung quanh là bảy triệu đức Phật đà do chính Ngài thị hiện sẽ truyền quán đảnh với lực gia trì ánh sáng cam lồ.

Việc gì xảy ra khi thọ quán đảnh như vậy từ đức Tara? Hết thảy mọi điều chúng ta hưởng dụng—nhà cửa, tài sản, của cải, thân thể, tùy tùng—đều trở nên tuyệt hảo, đó là một vài lợi ích nhất thời trước mắt khi thọ quán đảnh từ đức Tara. Lợi ích dài lâu là sẽ mau chóng vượt qua các chứng đạo, chứng địa, đạt quả vô thượng giác.

Phần này lại chia ra làm ba tiểu phần:

  • Lợi ích quay lưng với lầm lỗi
  • Lợi ích quay lưng với nhân tạo khổ
  • Lợi ích quanh lưng với quả báo khổ đau.
Lợi ích quay lưng với lầm lỗi

Tâm niệm bổn tôn thì mọi độc tố kinh hoàng bậc nhất
từ nơi môi trường hay từ sinh vật,
dù ăn, dù uống,
cũng không thể hại.

Độc tố kinh hoàng bậc nhất nói ở đây là gì? Điều gì cản trở không cho chúng ta đạt đến nguồn hạnh phúc nhất thời và dài lâu, lợi ích cứu cánh nói ở đây? Chính là phiền não trong tâm của chúng ta. Phiền não—như sân, như tham—thật sự là chất độc gây ra mọi khổ đau kinh hoàng mà chúng ta phải gánh chịu. Đây là chất độc dữ dội, cướp mất sự tái sinh vào cõi trời và cõi người của chúng ta. Là chất độc vô cùng mãnh liệt, từ đó sinh ra mọi thống khổ cõi ác đạo và cõi luân hồi nói chung.

Lợi ích quay lưng với nhân tạo khổ

Chúng ta ai người bị trúng “độc tố / kinh hoàng bậc nhất / từ nơi môi trường / hay từ sinh vật, dù ăn, dù uống” chỉ cần nhớ đến đức Tara và tụng bài xưng tán này với tâm đúng đắn, tất cả sẽ được tịnh sạch.

Nhớ đến đức Tara và tụng bài xưng tán này với tâm đúng đắn, thì đến cả nguyên nhân tạo khổ cũng đều sẽ bị chận đứng.

Lợi ích quay lưng với quả báo khổ đau.

Câu kệ tiếp theo nói rõ về lợi ích chận đứng quả báo khổ đau.

Thoát khổ tật dịch,
truyền nhiễm, ngộ độc,
hay vì chúng sinh.

Nhờ tụng bài xưng tán đức Tara, cả khối khổ đau như là khổ vì bị các loại tà ma ám chướng, vì bị các loại bệnh khổ, tật dịch hành hạ, độc tố bên ngoài và bên trong v.v… tất cả đều có thể bỏ hết.

Lợi tha

Luận giải tiếp theo nói về lợi ích đọc tụng dùm người khác. Khi vì chúng sinh khác mà đọc tụng bài xưng tán này, chúng sinh ấy sẽ được lợi ích gì?

Tụng bài pháp này / hai, ba, bảy lần, 
Cầu con được con, / cầu của được của, 
hết thảy mong cầu / đều được như nguyện, 
không chút chướng ngại / vì mọi chướng ngại 
đều đã tịnh yên.

Nói “hai, ba, bảy lần” là nghĩa gì? “Hai” nghĩa là ngày và đêm. “Ba” nghĩa là tụng ban ngày ba lần và ban đêm ba lần. “Bảy” nghĩa là mỗi thời tụng bảy lần bài xưng tán. Tụng bài xưng tán hai, ba, bảy lần theo như vừa giải thích thì sẽ “cầu con được con, / cầu của được của, / hết thảy mong cầu / đều được như nguyện, / không chút chướng ngại / vì mọi chướng ngại / đều đã tịnh yên.”

Nếu không thể hành trì theo như vậy vẫn có thể làm theo như pháp Cúng Dường Tara, chia thành ba phần, phần đầu tụng bài xưng tán hai lần, phần thứ hai tụng ba lần, phần thứ ba tụng bảy lần. Đây cũng là một cách tu. Sẽ có tác dụng nếu quí vị có được niềm tin, lòng tự tín, và tin tưởng rằng pháp tu này sẽ linh ứng. Niềm tin không đủ mạnh thì cho dù cả ngày đọc tụng cũng không để làm gì.

Tụng bài xưng tán đức Tara này, mọi mong cầu đều sẽ như nguyện, mọi chướng ngại áng ngữ đều sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, và nói vậy nghĩa là chướng ngại nào chưa sinh sẽ không phát sinh, chướng ngại nào đã sinh sẽ bị hủy diệt.

Tới đây hoàn tất lời giảng về xưng tán 21 đức Tara và bài kệ nói về lợi ích đọc tụng bài xưng tán này.

Tất cả quí vị đều bận rộn công ăn việc làm, điều hành cơ sở kinh doanh, chăm sóc cho gia đình v.v… Tuy vậy, buổi sáng thức dậy, hãy cố gắng đừng quên nhớ nghĩ đến đức Tara, nghĩ rằng Ngài vốn bất nhị với bổn sư của quí vị.

Tiếp theo, phải xác định lại mục tiêu sống của ngày hôm nay, phải vì lợi ích của chúng sinh. Quí vị cần xác định lại mục tiêu của mình theo đúng như pháp tu dành cho ba loại căn cơ của giáo pháp lamrim.

Quán tưởng đức Tara bất nhị với bổn sư, hướng tâm thỉnh cầu và quyết chí làm cho mọi hoạt động trong ngày “đều được thành công.” Quí vị làm việc không phải vì lợi riêng mà vì lợi tha, làm để đạt quả giác ngộ, vì lợi ích của khắp chúng sinh.

Nếu có thể, hãy mỗi ngày tụng bài xưng tán 21 đức Tara, sẽ rất tốt vì bài kệ này chứa nguồn năng lực gia trì rất đặc biệt. Hết thảy chư đại thánh giả trong quá khứ đã từng nương vào pháp này để phụng sự chúng sinh, mang đến cho chúng sinh nguồn an vui phúc lợi.

Nếu không thể mỗi ngày tụng bài xưng tán, ít nhất quí vị có thể tụng chú của đức Tara: OM TARE TUTTARE TURE SVAHA, vừa trì chú vừa quán tưởng đức Tara, với niềm tin tưởng sâu xa. Làm như vậy sẽ được lực gia trì không khác gì tụng bài xưng tán đức Tara. Nếu có được lòng tin khi tụng chú Tara, quí vị sẽ tịnh được ác nghiệp, tăng trưởng phước đức.

Trì chú của đức bổn tôn là một phương pháp đặc biệt, đưa tâm về gần gũi đức bổn tôn, làm cho đức bổn tôn vui lòng đẹp dạ. Điểm then chốt là phải có niềm tin khi trì chú.

Khi đi ngủ cũng vậy. Hãy nhớ nghĩ đến đức Tara, hướng tâm thỉnh cầu Ngài.

Mỗi ngày chúng ta đều phải ăn uống. Mỗi khi ăn uống, hãy quán tưởng đức Tara ở phía trước mặt, thấy Ngài bất nhị với bổn sư của mình, rồi cúng dường. Nếu đã từng thọ pháp quán đảnh Tara, quí vị có thể tự khởi hiện thành đức Tara, khởi tâm tự tín nhiệm mầu để dùng thức ăn thức uống. Vì chúng ta cứ phải ăn uống liên tục nên tu như vậy sẽ giúp chúng ta liên tục tích lũy thiện căn công đức.

Điểm trọng yếu ở đây là phải chăm sóc tâm của mình trong từng ngày sống. Mặc dù luôn bận rộn vì công ăn việc làm, nhưng việc gì ta làm cũng đều liên quan đến kẻ khác. Vì vậy khi làm nên giữ tâm địa vị tha, được như vậy sẽ rất tốt.

Mỗi sáng khi vừa thức dậy, quí vị phải nên xác định lại mục tiêu sống cho ngày mới. Cần nghĩ lại xem thân người quí hiếm khó gặp biết bao vậy mà nay đã có được rồi, nhờ đó sẽ thực hiện được việc lớn lao đến mức nào. Cần mỗi ngày nhớ nghĩ như vậy. Đây là điều cần phải làm.

Mỗi sáng thức dậy, tự nhủ với mình rằng “Chỉ được một lần này thôi, có được thân người quí hiếm này. Nhưng sớm muộn gì cũng sẽ mất đi khi chết. Không còn cơ hội nào tốt hơn ngày hôm, phải hành trì Phật Pháp.”

Mỗi ngày đều cần nhớ nghĩ như sau:

  • Thân người với đủ mọi tự do thuận tiện khó đạt như thế nào;
  • Có được thân người sẽ làm được việc lớn đến đâu;
  • Rồi cũng phải chết, cái chết là điều chắc chắn;
  • Chết lúc nào lại không thể biết chắc.

Nếu mỗi ngày đều nhớ nghĩ đến những điều này, ý chí muốn tu sẽ tự nhiên nảy sinh trong tâm của quí vị. Bằng không, quí vị sẽ không muốn tu. Đây là phương pháp chính để đưa tâm về với pháp hành.

Nhớ nghĩ đến mục tiêu lớn lao có thể thực hiện được với thân người đầy đủ mọi tự tại thuận tiện này, chúng ta sẽ tự nhiên quay lưng với việc làm tào tạp vô nghĩa trong đời. Khi có được sự hiểu này—khi thật sự hiểu được điều này—thì cho dù là ngồi vài phút hay nửa giờ không tu, cũng sẽ thấy ân hận sâu xa, cảm thấy phí phạm thời gian quí báu.

Còn nếu tâm không hiểu, cũng không cảm nhận được thân người tự tại thuận tiện này khó đạt đến mức nào, một khi có được sẽ làm được việc lớn ra sao, thì cho dù là ngồi không cả ngày không làm gì cả cũng không bận tâm. Ngược lại sẽ nói “thì đã sao đâu chứ!”

Vì vậy hãy nên suy nghĩ tường tận về ý nghĩa của những mục tiêu lớn mà thân người mình đang có đây có thể làm được. Rồi thì tự nhiên sẽ bỏ mọi việc tào tạp vô nghĩa. Biết nhớ nghĩ đến thân người này khó đạt như thế nào, chắc chắn quí vị sẽ không làm sao có thể lười biếng ngồi không.

Vì sao thân người đầy đủ tự tại thuận tiện lại khó đạt? Vì nhân mang đến thân người này rất khó gieo.

Nhân đó là gì? Là giữ giới thanh tịnh.

Giới hạnh là điều khó giữ, nên thân người khó đạt. Chúng ta không những là có được thân người, lại còn là thân người tuyệt hảo, bao gồm đầu đủ mọi tự tại và thuận tiện.

Không những là như vậy, chúng ta không chỉ gặp được Phật Pháp, lại còn là Phật Pháp Đại Thừa. Không những là gặp được Phật Pháp Đại thừa, chúng ta còn gặp được Đại Thừa Kim Cang, là giáo pháp kín mật Phật dạy.

Hiểu được như vậy mới ý thức được duyên may này quí giá đến mức nào. Một khi hiểu được mình đã phải khó khăn thế nào mới có được thân người với đầy đủ mọi tự tại thuận tiện như thế này, khi ấy chúng ta sẽ tiếp tục hành trì, không ngán, không mệt, cũng không chán. Ý nghĩ muốn tu sẽ tự nhiên dấy lên.

Vì vậy điều này rất quan trọng, mỗi ngày đều phải nhớ nghĩ:

  • Thân người với đủ mọi tự tại thuận tiện, chúng ta làm sao nào mà có được;
  • Thân người này khó đạt ra sao;
  • Đạt được rồi, có ý nghĩa lớn lao ra sao;

Đồng thời, hãy nhớ rằng:

  • Thân người này không bền ra sao;
  • Cái chết là điều chắc chắn, nhưng bao giờ chết lại là điều không chắc.

Mỗi ngày đều nhớ nghĩ về những điều này, tâm của quí vị sẽ vui trong pháp hành.

–  HẾT –





XƯNG TÁN 21 ĐỨC TARAS – chánh văn

ཨོཾ་རྗེ་བཙུན་མ་འཕགས་མ་སྒྲོལ་མ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།
21 Praises to Tara
– Hồng Như chuyển ngữ – bản dịch 2015 tra theo tiếng Tạng

Điều kiện hành trì: ai cũng có thể đọc và hành trì, không cần thọ pháp.
Prerequisites: everyone can read and practice.

  • Tham khảo <TÀI LIỆU HỖ TRỢ > tìm tài liệu liên quan đến 21 đức Tara: chánh văn, thâu âm, luận giải v.v…
Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn & hình & chú [root text with images & mantras]
  3. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]

Trang 1: Hướng Dẫn Cách Tụng

 21T-Gd thangka-good size

Lama Zopa Rinpoche

  • Bài tán dương này rất phổ biến, lừng danh trong cả bốn tông phái Phật giáo Tây Tạng. Không những chư đại hành giả, đại du già, đại thành tựu giả, mà cả người thường, ai nương vào đức Tara cũng đều được sự linh ứng thần tốc, thành tựu mọi phúc lạc mong cầu. Là hiện thân của thiện hạnh Phật đà, đức Tara làm việc lợi ích chúng sinh bằng cách ban cho nguồn hạnh phúc nhất thời và vĩnh cữu, bao gồm cả nguồn hạnh phúc vô song quả vị vô thượng giác. Quí vị nhờ đạt quả giác ngộ toàn hảo nên có thể độ chúng sinh thoát khổ và nguyên nhân tạo khổ, đưa chúng sinh vào địa vị chánh đẳng giác.

Quán tưởng đức Tara và tụng bài tán dương này cũng sẽ giúp quí vị dễ dàng thành tựu tâm đại bi của Phật. Tôn sư của Thầy từng dạy rằng màu xanh lá của thân nhiệm mầu của đức Tara là trạng thái thanh tịnh của phong đại của đức Bất Không Thành Tựu, là đức Phật hiện thân của sự thành tựu trong năm bộ Thiền Phật. Vì vậy đức Tara ban thành tựu vô cùng mau chóng. Lama Atisa tạo được lợi ích lớn lao cho Phật Pháp và cho chúng sinh là nhờ đức Tara. Vậy quan trọng là phải có lòng tin tuyệt đối khi tụng bài xưng tán này. Không kể đến những thành tựu thế gian như đạt thân trời, thân người trong các kiếp tái sinh về sau, cả vãng sinh vào tịnh độ, thành tựu cao nhất về tâm tôn kính đạo sư, thành tựu mọi nền tảng của mật pháp—tâm buông xả, tâm bồ đề và tri kiến tánh không—cũng như hai giai đoạn Mật tông tối thượng du già, đều có thể đạt được nhờ thỉnh nguyện đức Tara.

Nếu quí vị đã thọ đại pháp quán đảnh Cittamani Tara (thuộc hệ Mật tông tối thượng du già) thì có thể tự khởi hiện thành đức Tara. Nếu chưa, hãy quán tưởng đức Tara ở phía trước mặt, giữa một khu vườn đẹp như tịnh độ Tara hay tịnh độ A Di Đà. Ở giữa hồ nước hiện ra đóa sen 21 cánh. Vị Tara thượng thủ ngồi giữa nhụy sen, xung quanh là hai mươi mốt đức Tara, tuần tự ngồi theo chiều bên trái, bắt đầu từ đức Tara thứ nhất là đức Thần Tốc Uy Hùng. Theo mỗi câu kệ, quí vị hãy tưởng tượng từng luồng cam lồ ào ạt đổ xuống, tịnh sạch cho quí vị, hay thân nhân, bằng hữu, bất kể ai đang vướng tật bệnh, kiện cáo hay bất cứ vấn đề khó khăn nào. Rồi khi đọc chữ “Kính lạy,” hãy quán tưởng đức Tara ấy tách ra một bản sao, tan vào quí vị. Hãy khởi niềm tin tưởng mạnh mẽ, rằng mình đã nhận được tất cả mọi đức tánh của đức Tara ấy, bây giờ đầy đủ khả năng tận diệt mọi chướng ngại, ban cho mọi thành tựu, từ kiếp hiện tiền cho đến tận quả vị Phật. Đây là điểm vô cùng trọng yếu. Khi gặp bất kỳ vấn đề gì, hãy ngừng ở đức Tara có năng dụng tương ứng để tụng minh chú của Ngài. Đó là phương pháp trì chú để tự lợi và lợi tha. Xét cho cùng, không có vấn đề nào bài pháp này không có khả năng hàng phục. […] Hãy tưởng tượng đê đầu nơi bàn chân đưa ra của đức Tara, hai tay níu lấy chân Ngài mà đọc tụng bài tán dương này , từ đáy lòng sâu thẳm thỉnh cầu đức Tara.

Chánh Văn – Tạng Anh Việt

༄༅།།ཨོཾ་རྗེ་བཙུན་མ་འཕགས་མ་སྒྲོལ་མ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།།
OM JE TSÜN MA PHAG MA DRÖL MA LA CHAG TSHÄL LO
OM! Homage to the Venerable Arya Tara!
OM – Tôn Đức Thánh Độ Mẫu Tara, con xin kính lễ

TARA 1
༡༽ཕྱག་འཚལ་སྒྲོལ་མ་མྱུར་མ་དཔའ་མོ།།

[1] CHHAG TSHÄL DRÖL MA NYUR MA PA MO
Homage! Tara, swift, heroic!
Kính lạy Tara, thần tốc uy hùng,
སྤྱན་ནི་སྐད་ཅིག་གློག་དང་འདྲ་མ།།
CHÄN NI KÉ CHIG LOG DANG DRA MA
Eyes like lightning instantaneous!
tia mắt chớp nhoáng như là tia chớp.
འཇིག་རྟེན་གསུམ་མགོན་ཆུ་སྐྱེས་ཞལ་གྱི།།
JIG TEN SUM GÖN CHHU KYE ZHÄL GYI
Sprung from op’ning stamens of the
Đấng Hộ Tam Giới trên mặt lệ rơi,
གེ་སར་བྱེ་བ་ལས་ནི་བྱུང་མ།།
GE SAR JE WA LÉ NI JUNG MA
Lord of three world’s tear-born lotus!
trổ thành đóa sen sinh ra Phật bà.

TARA 2
༢ ༽ཕྱག་འཚལ་སྟོན་ཀའི་ཟླ་བ་ཀུན་ཏུ།།
[2] CHHAG TSHÄL TÖN KEI DA WA KÜN TU
Homage! She whose face combines a
Kính lạy Tara, trăng tròn mùa thu
གང་བ་བརྒྱ་ནི་བརྩེགས་པའི་ཞལ་མ།།
GANG WA GYA NI TSEG PEI ZHÄL MA
Hundred autumn moons at fullest!
trăm vầng đầy đặn trên gương mặt bà.
སྐར་མ་སྟོང་ཕྲག་ཚོགས་པ་རྣམས་ཀྱིས།།
KAR MA TONG THRAG TSHOG PA NAM KYI
Blazing with light rays resplendent
Hàng vạn thiên hà cùng về hội tụ,
རབ་ཏུ་ཕྱེ་བའི་འོད་རབ་འབར་མ།།
RAB TU CHHE WEI Ö RAB BAR MA
As a thousand star collection!
cháy rạng ánh sáng rực rỡ uy nghi.

TARA 3
༣  ༽ ཕྱག་འཚལ་སེར་སྔོ་ཆུ་ནས་སྐྱེས་ཀྱི།།
[3] CHHAG TSHÄL SER NGO CHHU NÉ KYE KYI
Homage! Golden-blue one, lotus
Kính lạy Tara, sắc vàng ánh biếc
པདྨས་ཕྱག་ནི་རྣམ་པར་བརྒྱན་མ།།
PÉ MÉ CHHAG NI NAM PAR GYÄN MA
Water born, in hand adorned!
trên tay một đóa sen nở trang nghiêm.
སྦྱིན་པ་བརྩོན་འགྲུས་དཀའ་ཐུབ་ཞི་བ།།
JIN PA TSÖN DRÜ KA THUB ZHI WA
Giving, effort, calm, austerities,
Bố thí, tinh tấn, khổ hạnh, tịch tĩnh,
བཟོད་པ་བསམ་གཏན་སྤྱོད་ཡུལ་ཉིད་མ།།
ZÖ PA SAM TÄN CHÖ YÜL NYI MA
Patience, meditation her field!
an nhẫn, thiền định, là cảnh giới bà.

TARA_4_IMG_4190
༤ ༽ ཕྱག་འཚལ་དེ་བཞིན་གཤེགས་པའི་གཙུག་ཏོར།།
[4] CHAG TSHÄL DE ZHIN SHEG PEI TSUG TOR
Homage! Crown of tathagatas,
Kính lạy Tara, Như lai thắng đảnh,
མཐའ་ཡས་རྣམ་པར་རྒྱལ་བ་སྤྱོད་མ།།
THA YÉ NAM PAR GYÄL WAR CHÖ MA
She who goes in endless triumph
thiện hạnh của Ngài hàng vô lượng ma,
མ་ལུས་ཕ་རོལ་ཕྱིན་པ་ཐོབ་པའི།།
MA LÜ PHA RÖL CHHIN PA THOB PÄI
Honored much by sons of conquerors
viên mãn tất cả hạnh ba la mật,
རྒྱལ་བའི་སྲས་ཀྱིས་ཤིན་ཏུ་བསྟེན་མ།།
GYÄL WEI SÉ KYI SHIN TU TEN MA
Having reached every Perfection
chỗ nương của khắp con Phật Thế tôn.

TARA 5
༥ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏུཏྟཱ་ར་ཧཱུྃ་ཡི་གེ།
[5] CHHAG TSHÄL TUTTARA HUM YI GE
[5] Homage! Filling with TUTTARE,
[5] Kính lạy Tara, TU-TA-RA, HUM
འདོད་དང་ཕྱོགས་དང་ནམ་མཁའ་གང་མ།།
DÖ DANG CHHOG DANG NAM KHA GANG MA
HUM, desire, direction, and space!
lấp đầy cõi dục, phương hướng, không gian.
ཇིག་རྟེན་བདུན་པོ་ཞབས་ཀྱིས་མནན་ཏེ།།
JIG TEN DÜN PO ZHAB KYI NÄN TE
Trampling with her feet the seven worlds,
Chân Ngài trấn đạp cả bảy thế giới.
ལུས་པ་མེད་པར་འགུགས་པར་ནུས་མ།།
LÜ PA ME PAR GUG PAR NÜ MA
Able to draw forth all beings!
nhiếp thọ hữu tình không sót một ai.

TARA_6
༦ ༽ ཕྱག་འཚལ་བརྒྱ་བྱིན་མེ་ལྷ་ཚངས་པ།།
[6] CHHAG TSHÄL GYA JIN ME LHA TSHANG PA
Homage! Worshipped by the all-lords,
Kính lạy Tara. Đế Thiên, Đế Thích,
རླུང་ལྷ་སྣ་ཚོགས་དབང་ཕྱུག་མཆོད་མ།།
LUNG LHA NA TSHOG WANG CHHUG CHHÖ MA
Shakra, Agni, Brahma, Marut!
Hoả Thiên, Phạm Thiên, và Phong Lôi Thiên,
འབྱུང་པོ་རོ་ལངས་དྲི་ཟ་རྣམས་དང།།
JUNG PO RO LANG DRI ZA NAM DANG
Honored by the hosts of spirits,
hết lòng hiến cúng. Quỷ thần: khởi thi,
གནོད་སྦྱིན་ཚོགས་ཀྱིས་མདུན་ནས་བསྟོད་མ།།
NÖ JIN TSHOG KYI DÜN NÉ TÖ MA
Corpse-raisers, gandharvas, yakshas!
dạ xoa, thát bà, hết lòng tôn vinh.

TARA_7
༧  ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏྲད་ཅེས་བྱ་དང་པཊ་ཀྱིས།།
[7] CHHAG TSHÄL TRAD CHE JA DANG PHAT KYI
Homage! With her TRAD and PHAT sounds
Kính lạy Tara. TRÊ, PÊY thốt ra
ཕ་རོལ་འཁྲུལ་འཁོར་རབ་ཏུ་འཇོམས་མ།།
PHA RÖL THRÜL KHOR RAB TU JOM MA
Crusher of foes magic diagrams!
nghiến tan tất cả luân xa huyền thuật.
གཡས་བསྐུམ་གཡོན་བརྐྱང་ཞབས་ཀྱིས་མནན་ཏེ།།
YÉ KUM YÖN KYANG ZHAB KYI NÄN TE
Putting her feet left out, right back
phải co trái duỗi, chân Ngài trấn đạp
མེ་འབར་འཁྲུག་པ་ཤིན་ཏུ་འབར་མ།།
ME BAR THRUG PA SHIN TU BAR MA
Blazing in a raging fire-blaze!
bừng bừng bốc cháy lửa xoáy muôn trùng.

TARA_-8_IMG_4198
༨ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏུ་རེ་འཇིགས་པ་ཆེན་མོས།།

[8] CHHAG TSHÄL TURE JIG PA CHHEN PO
Homage! TURE, very dreadful!
Kính lạy Tara, bậc đại bố uý,
བདུད་ཀྱི་དཔའ་བོ་རྣམ་པར་འཇོམས་མ།།
DÜ KYI PA WO NAM PAR JOM MA
Destroyer of Mara’s champion(s)!
chủng tự TU-RÊ diệt quân hùng ma.
ཆུ་སྐྱེས་ཞལ་ནི་ཁྲོ་གཉེར་ལྟན་མཛད།།
CHHU KYE ZHÄL NI THRO NYER DÄN DZÄ
She with frowning lotus visage
gương mặt đóa sen oai thần phẫn nộ,
དགྲ་བོ་ཐམས་ཅད་མ་ལུས་གསོད་མ།།
DRA WO THAM CHÉ MA LÜ SÖ MA
Who is slayer of all enemies!
quét sạch thù địch không sót một ai.

TARA 9
༩ ༽ ཕྱག་འཚལ་དཀོན་མཆོག་གསུམ་མཚོན་ཕྱག་རྒྱའི།།

[9] CHAG TSHÄL KÖN CHOG SUM TSHÖN CHAG GYEI
Homage! She adorned with fingers,
Kính lạy Tara. Ngón tay Phật bà
སོར་མོས་ཐུགས་ཀར་རྣམ་པར་བརྒྱན་མ།།
SOR MÖ THUG KAR NAM PAR GYEN MA
At her heart, in Three Jewel mudra!
Tam Bảo thủ ấn trang điểm nơi tim.
མ་ལུས་ཕྱོགས་ཀྱི་འཁོར་ལོས་བརྒྱན་པའི།།
MA LÜ CHOG KYI KHOR LÖ GYEN PEI
She with universal wheel adorned.
Bánh xe trang nghiêm khắp mười phương chiếu,
རང་གི་འོད་ཀྱི་ཚོགས་རྣམས་འཁྲུག་མ།།
RANG GI Ö KYI TSHOG NAM THRUG MA
Warring masses of their own light
Tự tỏa ánh sáng chói rực bừng bừng.

TARA 10
༡༠ ༽ ཕྱག་འཚལ་རབ་ཏུ་དགའ་བས་བརྗིད་པའི།།

[10] CHAG TSHÄL RAB TU GA WA JI PEI
Homage! She of joyous, radiant,
Kính lạy Tara, đỉnh đầu tỏa rạng
དབུ་རྒྱན་འོད་ཀྱི་ཕྲེང་བས་སྤེལ་མ།།
U GYEN Ö KYI THRENG WA PEL MA
Diadem emitting light-wreaths
chuỗi hào quang sáng, rực rỡ tươi vui.
བཞད་པ་རབ་བཞད་ཏུཏྟཱ་ར་ཡིས།།
ZHE PA RAB ZHE TUTTARA YI
Mirthful, laughing with TUTTARE,
Với TU-TTA-RA, tiếng cười rộn rã
བདུད་དང་འཇིག་རྟེན་དབང་དུ་མཛད་མ།།
DÜ DANG JIG TEN WANG DU DZE MA
Subjugating maras, devas!
thu phục toàn bộ Ma vương, Thiên vương.

TARA 11
༡༡ ༽ ཕྱག་འཚལ་ས་གཞི་སྐྱོང་བའི་ཚོགས་རྣམས།།

[11] CHAG TSHÄL SA ZHI KYONG WEI TSHOG NAM
Homage! She able to summon
Kính lạy Tara, chúng thần sở tại
ཐམས་ཅང་འགུགས་པར་ནུས་པ་ཉིད་མ།།
THAM CHE GUG PAR NÜ MA NYI MA
All earth-guardians’ assembly!
đều về qui thuận dưới uy Phật bà.
ཁྲོ་གཉེར་གཡོ་བའི་ཡི་གེ་ཧཱུྃ་གིས།།
THRO NYER YO WEI YI GE HUM GI
Shaking, frowning, with her HUM sign
Cau mày, rung chuyển, với linh tự HUM, 
ཕོངས་པ་ཐམས་ཅང་རྣམ་པར་སྒྲོལ་མ།།
PHONG PA THAM CHE NAM PAR DRÖL MA
Saving from every misfortune!
cứu khắp chúng sinh thoát cảnh bần cùng.

TARA 12
༡༢ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཟླ་བའི་དུམ་བུས་དབུ་རྒྱན།།
[12] CHAG TSHÄL DA WEI DUM BÜ U GYEN
Homage! Crown adorned with crescent
Kính lạy Tara, đỉnh đầu Phật Bà
བརྒྱན་པ་ཐམས་ཅང་ཤིན་ཏུ་འབར་མ།།
GYEN PA THAM CHE SHIN TU BAR MA
Moon, all ornaments most shining!
trăng non trang điểm. Bao phẩm trang nghiêm
རལ་པའི་ཁྲོད་ནས་འོད་དཔག་མེད་ལས།།
RÄL PEI KHUR NA Ö PAG ME LE
Producing, from Amitabha
chói ngời rạng chiếu. / Đức Phật Di Đà
རྟག་པར་ཤིན་ཏུ་འོད་རབ་མཛད་མ།།
TAG PAR SHIN TU Ö RAB DZE MA
In her hair-mass, always much light!
từ lọn tóc Ngài / tỏa sáng vô biên.

TARA 13
༡༣ ༽ ཕྱག་འཚལ་བསྐལ་པ་ཐ་མའི་མེ་ལྟར།།
[13] CHAG TSHÄL KÄL PEI THA MEI ME TAR
Homage! She ’mid wreath ablaze like
Kính lạy Tara, như lửa hoại kiếp
འབར་བའི་ཕྲེང་བའི་དབུས་ན་གནས་མ།།
BAR WEI THRENG WEI Ü NA NE MA
Eon-ending fire abiding!
giữa chuỗi lửa rực, Phật bà an định,
གཡས་བརྐྱང་གཡོན་བསྐུམ་ཀུན་ནས་བསྐོར་དགའ།།
YE KYANG YÖN KUM KÜN NE KOR GÉ
Right stretched, left bent, joy surrounds you
phải duỗi, trái co, niềm vui vây quanh
དགྲ་ཡི་དཔུང་ནི་རྣམ་པར་འཇོམས་མ།།
DRA YI PUNG NI NAM PAR JOM MA
Troops of enemies destroying!
làm tiêu tan hết đội quân thù địch.

TARA 14
༡༤ ༽ ཕྱག་འཚལ་ས་གཞིའི་ངོས་ལ་ཕྱག་གི།།

[14] CHAG TSHÄL SA ZHI NGÖ LA CHAG GI
[14] Homage! She who strikes the ground with
[14] Kính lạy Tara, Phật bà trấn địa
མཐིལ་གྱིས་བསྣུན་ཅིང་ཞབས་ཀྱིས་བརྡུང་མ།།
THIL GYI NÜN CHING ZHAB KYI DUNG MA
Her palm, and with her foot beats it!
với bàn tay vỗ và gót chân đạp.
ཁྲོ་གཉིར་ཅང་མཛད་ཡི་གེ་ཧཱུྃ་གིས།།
THRO NYER CHEN DZE YI GE HUM GI
Scowling, with the letter HUM the
Ánh mắt oai thần và chủng tự HUM,
རིམ་པ་བདུན་པོ་རྣམས་ནི་འགེམས་མ།།
RIM PA DÜN PO NAM NI GEM MA
Seven levels she does conquer!
hết thảy bảy địa Ngài đều chinh phục

TARA 15
༡༥ ༽ ཕྱག་འཚལ་བདེ་མ་དགེ་མ་ཞི་མ།།
[15] CHAG TSHÄL DE MA GE MA ZHI MA
Homage! Happy, virtuous, peaceful!
Kính lạy Tara, vui, hiền, tịch tĩnh
མྱ་ངན་འདས་ཞི་སྤྱོད་ཡུལ་ཉིད་མ།།
NYA NGEN DE ZHI CHÖ YÜL NYI MA
She whose field is peace, nirvana!
cảnh giới cứu cánh thanh tịnh niết bàn.
སྭཱ་ཧཱ་ཨོཾ་དང་ཡང་དག་ལྡན་པས།།
SVAHA OM DANG YANG DAG DEN PE
She endowed with OM and SVAHA,
Đầy đủ tất cả Sô-Ha và Ôm
སྡིག་པ་ཆེན་པོ་འཇོམས་པར་ཉིད་མ།།
DIG PA CHEN PO JOM PA NYI MA
Destroyer of the great evil!
đập tan toàn bộ tà ma đại ác.

TARA 16
༡༦ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཀུན་ནས་བསྐོར་རབ་དགའ་བའི།།

[16] CHAG TSHÄL KÜN NE KOR RAB GA WEI
Homage! Of those glad at turning
Kính lạy Tara, vây quanh Phật bà
དགྲ་ཡི་ལུས་ནི་རབ་ཏུ་འགེམས་མ།།
DRA YI LÜ NI NAM PAR GEM MA
Tearing foes’ bodies asunder,
đầy ắp niềm vui tan xác kẻ thù.
ཡི་གེ་བཅུ་པའི་ངག་ནི་བཀོད་པའི།།
YI GE CHU PEI NGAG NI KÖ PEI
Liberating with HUM-mantra
Mười âm trang điểm tiếng lời mầu nhiệm,
རིག་པ་ཧཱུྃ་ལས་སྒྲོལ་མ་ཉིད་མ།།
RIG PA HUM LE DRÖL MA NYI MA
Word-array of the ten syllables
chữ HUM – trí tuệ phổ độ chúng sinh.

TARA 17
༡༧  ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏུ་རེའི་ཞབས་ནི་བརྡབས་པས།།

[17] CHAG TSHÄL TURE ZHAB NI DEB PE
Homage! Swift One! The foot-stamper
Kính lạy Tara, chân Ngài dậm xuống,
ཧཱུྃ་གི་རྣམ་པའི་ས་བོན་ཉིད་མ།།
HUM GI NAM PEI SA BÖN NYI MA
With for seed the letter HUM’s shape
tuyên ngôn TU-RÊ. Chủng tự sắc HUM
རི་རབ་མན་དཱ་ར་དང་འབིགས་བྱེད།།
RI RAB MANDHARA DANG BIG JE
She who shakes the triple world and
chấn động ba cõi cùng núi Tu Di,
འཇིག་རྟེན་གསུམ་རྣམས་གཡོ་བ་ཉིད་མ།།
JIG TEN SUM NAM YO WA NYI MA
Meru, Mandara, and Vindhya!
núi Măn-đa-ra, và Vin-đi-a.

TARA 18
༡༨ ༽ ཕྱག་འཚལ་ལྷ་ཡི་མཚོ་ཡི་རྣམ་པའི།།

[18] CHAG TSHÄL LHA YI TSHO YI NAM PEI
Homage! Holding in her hand
Kính lạy Tara, như biển hồ thiên
རི་དྭགས་རྟགས་ཅན་ཕྱག་ན་བསྣམས་མ།།
RI DAG TAG CHEN CHAG NA NAM MA
the deer-marled moon, of deva-lake form
vầng trăng ngọc thỏ trên tay Phật bà.
ཏཱ་ར་གཉིས་བརྗོད་ཕཊ་ཀྱི་ཡི་གེས།། དུག་
TARA NYI JÖ PHAT KYI YI GE
With twicespoken TARA and PHAT,
Với hai TARA và chủng tự PÂY,
རྣམས་མ་ལུས་པར་ནི་སེལ་མ།།
DUG NAM MA LÜ PA NI SEL MA
Totally dispelling poison!
hết thảy độc tố đều tiêu tan cả.

TARA 19
༡༩ ༽ ཕྱག་འཚལ་ལྷ་ཡི་ཚོགས་རྣམས་རྒྱལ་པོ།།

[19] CHAG TSHÄL LHA YI TSHOG NAM GYÄL PO
Homage! She whom gods and their kings
Kính lạy Tara, thiên vương, chư thiên,
ལྷ་དང་མིའམ་ཅི་ཡིས་བསྟེན་མ།།
LHA DANG MI AM CHI YI TEN MA
God and Kinnares do honour
và Khẩn Na la đều nương Phật bà.
ཀུན་ནས་གོ་ཆ་དགའ་བའི་བརྗིད་ཀྱིས།།
KÜN NE GO CHA GA WEI JI GYI
She whose joyfull splendour dispels
Giáp bào lộng lẫy, niềm vui tỏa sáng,
རྩོད་དང་རྨི་ལམ་ངན་པ་སེལ་མ།།
TSÖ DANG MI LAM NGEN PA SEL MA
Conflict and bad dreams of the armoure
phá tan tất cả ác mộng, chấp tranh.

TARA 20
༢༠ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཉི་མ་ཟླ་བ་རྒྱས་པའི།།

[20] CHAG TSÄL NYI MA DA WA GYE PEI
Homage! She whose two eyes bright with
Kính lạy Tara, đôi mắt nhật nguyệt
སྤྱན་གཉིས་པོ་ལ་འོད་རབ་གསལ་མ།།
CHEN NYI PO LA Ö RAB SÄL MA
Radiance of sun and full moon!
tỏa chiếu rạng ngời hào quang rực sáng.
ཧ་ར་གཉིས་བརྗོད་ཏུཏྟཱ་རེ་ཡིས།།
HARA NYI JÖ TUTTARA YI
With twice HARA and TUTTARE
HA-RA hai lần, và TU-TTA-RA,
ཤིན་ཏུ་དྲག་པོའི་རིམས་ནད་སེལ་མ།།
SHIN TU DRAG PÖI RIM NE SEL MA
She dispels severe contagion!
tiêu tan tất cả tật dịch truyền nhiễm.

TARA 21
༢༡ ༽ ཕྱག་འཚལ་དེ་ཉིད་གསུམ་རྣམས་བཀོད་པས།།

[21] CHAG TSÄL DE NYI SUM NAM KÖ PE
Homage! Full of liberating
Kính lạy Tara, với tam chân như,
ཞི་བའི་མཐུ་དང་ཡང་དག་ལྡན་མ།།
ZHI WEI THÜ DANG YANG DAG DEN MA
Power by set of three Realities!
sung mãn năng lực tịch tĩnh tự tại.
གདོན་དང་རོ་ལངས་གནོད་སྦྱིན་ཚོགས་རྣམས།།
DÖN DANG RO LANG NÖ JIN TSHOG NAM
Crushing crowds of spirits, yakshas
Tà ma ác quỉ, dạ xoa, khởi thi,
འཇོམས་པ་ཏུ་རེ་རབ་མཆོག་ཉིད་མ།།
JOM PA TURE RAB CHOG NYI MA
And corpse-raisers! Supreme! TURE!
đập tan hết thảy. TU – RÊ! Tối thắng!

༢༢ ༽ རྩ་བའི་སྔགས་ཀྱི་བསྟོད་པ་འདི་དང།།
[22] TSA WEI NGAG KYI TÖ PA DI DANG
With this praise of the root mantra
Đây là tiếng lời tán dương bổn chú,
ཕྱག་འཚལ་བ་ནི་ཉི་ཤུ་རྩ་གཅིག།
CHAG TSHÄL WA NI NYI SHU TSA CHIG
Twenty-one (times I’ve paid) homage.
đảnh lễ Tara, đủ hai mươi mốt.

Prayer of the Benefits – BÀI NGUYỆN LỢI ÍCH

ལྷ་མོ་ལ་གུས་ཡང་དག་ལྡན་པའི།
LHA MO LA GÜ YANG DAG DEN PEI
Whoever is endowed with devotion for the goddess
Ai người có lòng / tin đấng bổn tôn,
བློ་ལྡན་གང་གིས་རབ་དད་བརྗོད་དེ།།
LO DEN GANG GI RAB DE JÖ DE
And recites this with supreme faith
rạng đông hoàng hôn /
སྲོད་དང་ཐོ་རངས་ལངས་པར་བྱས་ནས།
SÖ DANG THO RANG LANG PAR JE NE
Remembering it at dawn upon waking and at the evenings
chuyên tâm trì tụng
དྲན་པས་མི་འཇིགས་ཐམས་ཅད་རབ་སྟེར།
DREN PE MI JIG THAM CHE RAB TER
Will be granted all fearlessness
tiếng lời rõ ràng / sẽ được hộ trì
སྡིག་པ་ཐམས་ཅད་རབ་ཏུ་ཞི་བ།
DIG PA THAM CHE RAB TU ZHI WA
Will perfectly pacify all negativities
lìa mọi sợ hãi, / sạch mọi ác chướng,
ངན་འགྲོ་ཐམས་ཅད་འཇོམས་པ་ཉིད་དོ།།
NGEN DRO THAM CHE JOM PA NYI THOB
And will eleminate all unfortunate migrations
thoát cảnh đọa sinh.
རྒྱལ་བ་བྱེ་བ་ཕྲག་བདུན་རྣམས་ཀྱིས།
GYÄL WA JE WA THRAG DÜN NAM KYI
The multitude of conquerors
Được bảy trăm vạn / đức Phật Thế Tôn /
མྱུར་དུ་དབང་ནི་བསྐུར་བར་འགྱུར་ལ།
NYUR DU WANG NI KUR WAR GYUR LA
Will quickly grant initiation
sớm truyền quán đảnh,
འདི་ལས་ཆེ་བ་ཉིད་ནི་ཐོབ་ཅིང་།
DI LE CHE WA NYI NI THOB CHING
Thus, endowed with this greatness
nhờ đại duyên này
སངས་རྒྱས་གོ་འཕང་མཐར་ཐུག་དེར་འགྲོ།
SANG GYE GO PHANG THAR THUG DER DRO
One will eventually reach the state of a buddha
chóng đạt quả Phật.
དེ་ཡི་དུག་ནི་དྲག་པོ་ཆེན་པོ།
DE YI DUG NI DRAG PO CHHEN PO
If affected by the most terrible poison
Tâm niệm bổn tôn / thì mọi độc tố / kinh hoàng bậc nhất
བརྟན་གནས་པ་ཞམ་གཞན་ཡང་འགྲོ་བ།
TEN NE PA ZHAM ZHEN YANG DRO WA
Whether ingested, drunk, or from a living being
từ nơi môi trường / hay từ sinh vật, /
ཟོས་པ་དང་ནི་འཐུངས་པ་ཉིད་ཀྱང་།
ZÖ PA DANG NI THUNG PA NYI KYANG
Just by remembering
dù ăn, dù uống,
དྲན་པས་རབ་ཏུ་སེལ་བ་ཉིད་ཐོབ།།
DREN PE RAB TU SEL WA NYI THOB
Will one be thoroughly cleansed
cũng không thể hại. /
གདོན་དང་རིམས་དང་དུག་གིས་གཟིར་བའི།
DÖN DANG RIM DANG DUG GI ZIR WEI
If this prayer is recited two, three or seven times
Tụng bài pháp này / hai, ba, bảy lần, /
སྡུག་བསྔལ་ཚོགས་ནི་རྣམ་པར་སྤོང་སྟེ།
DÜL NGEL TSHOG NI NAM PAR PONG TE
It will pacify all the sufferings of torments
Thoát khổ tật dịch, /
སེམས་ཅན་གཞན་པ་རྣམས་ལ་ཡང་ངོ་།
SEM CHEN ZHEN PA NAM LA YANG NGO
Caused by spirits, fevers, and poisons
truyền nhiễm, ngộ độc /
གཉིས་གསུམ་བདུན་དུ་མངོན་པར་བརྗོད་ན།།
NYI SUM DÜN DU NGÖN PAR JÖ NA
And by other beings as well
Hay vì chúng sinh. /
བུ་འདོད་པས་ནི་བུ་ཐོབ་འགྱུར་ཞིང་།
BU DÖ PE NI BU THOB GYUR ZHING
If you wish for a child you will get a child
Cầu con được con, /
ནོར་འདོད་པས་ནི་ནོར་རྣམས་ཉིད་ཐོབ།
NOR DÖ PE NI NOR NAM NYI THOB
If you wish for wealth you will receive wealth
cầu của được của, / hết thảy mong cầu /
འདོད་པ་ཐམས་ཅད་ཐོབ་པར་འགྱུར་ཏེ།
DÖ PA THAM CHE THOB PAR GYUR LA
All your wishes will be fulfilled
đều được như nguyện, / không chút chướng ngại /
བགེགས་རྣམས་མེད་ཅིང་སོ་སོར་འཇོམས་འགྱུར།།
GEG NAM ME CHING SO SOR JOM GYUR CHIG
And all obstacles pacified
vì mọi chướng ngại / đều đã tịnh yên.

Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn Tạng-Anh-Viet [root text Tib-Eng-Viet]
  3. Chánh Văn & hình & chú [root text with mantras and images]
  4. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  5. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  6. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  7. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]
Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn & hình & chú [root text with mantras and images]
  3. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]

Trang 2. Chánh Văn, Minh Chú và Hình của từng vị

༄༅།།ཨོཾ་རྗེ་བཙུན་མ་འཕགས་མ་སྒྲོལ་མ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།།
OM JE TSÜN MA PHAG MA DRÖL MA LA CHAG TSHÄL LO
OM! Homage to the Venerable Arya Tara!
OM – Tôn Đức Thánh Độ Mẫu Tara, con xin kính lễ

1. NYURMA PALMO
– Swift Heroic Tara
– THẦN TỐC UY HÙNG ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE WASHAM KURU SVAHA

TARA_1_IMG_4182
༡ ༽ ཕྱག་འཚལ་སྒྲོལ་མ་མྱུར་མ་དཔའ་མོ།།
[1] CHHAG TSHÄL DRÖL MA NYUR MA PA MO
Homage! Tara, swift, heroic!
Kính lạy Tara, thần tốc uy hùng,
སྤྱན་ནི་སྐད་ཅིག་གློག་དང་འདྲ་མ།།
CHÄN NI KÉ CHIG LOG DANG DRA MA
Eyes like lightning instantaneous!
tia mắt chớp nhoáng như là tia chớp.
འཇིག་རྟེན་གསུམ་མགོན་ཆུ་སྐྱེས་ཞལ་གྱི།།
JIG TEN SUM GÖN CHHU KYE ZHÄL GYI
Sprung from op’ning stamens of the
Đấng Hộ Tam Giới trên mặt lệ rơi,
གེ་སར་བྱེ་བ་ལས་ནི་བྱུང་མ།།
GE SAR JE WA LÉ NI JUNG MA
Lord of three world’s tear-born lotus!
trổ thành đóa sen sinh ra Phật bà.


2. SHIWA CHENMO
– The Extremely Peaceful (White Radiant) Tara
– ĐẠI TỊNH (BẠCH QUANG) ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SHINTIM KURU SVAHA

TARA_2_IMG_4187
༢  ༽ ཕྱག་འཚལ་སྟོན་ཀའི་ཟླ་བ་ཀུན་ཏུ།།
[2] CHHAG TSHÄL TÖN KEI DA WA KÜN TU
Homage! She whose face combines a
Kính lạy Tara, trăng tròn mùa thu
གང་བ་བརྒྱ་ནི་བརྩེགས་པའི་ཞལ་མ།།
GANG WA GYA NI TSEG PEI ZHÄL MA
Hundred autumn moons at fullest!
trăm vầng đầy đặn trên gương mặt bà.
སྐར་མ་སྟོང་ཕྲག་ཚོགས་པ་རྣམས་ཀྱིས།།
KAR MA TONG THRAG TSHOG PA NAM KYI
Blazing with light rays resplendent
Hàng vạn thiên hà cùng về hội tụ,
རབ་ཏུ་ཕྱེ་བའི་འོད་རབ་འབར་མ།།
RAB TU CHHE WEI Ö RAB BAR MA
As a thousand star collection!
cháy rạng ánh sáng rực rỡ uy nghi.


3. SERDOG CHENMA
– The Golden Tara
– HOÀNG KIM ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE PUSHTIM KURU SVAHA

TARA_3_IMG_4189
༣  ༽ ཕྱག་འཚལ་སེར་སྔོ་ཆུ་ནས་སྐྱེས་ཀྱི།།
[3] CHHAG TSHÄL SER NGO CHHU NÉ KYE KYI
Homage! Golden-blue one, lotus
Kính lạy Tara, sắc vàng ánh biếc
པདྨས་ཕྱག་ནི་རྣམ་པར་བརྒྱན་མ།།
PÉ MÉ CHHAG NI NAM PAR GYÄN MA
Water born, in hand adorned!
trên tay một đóa sen nở trang nghiêm.
སྦྱིན་པ་བརྩོན་འགྲུས་དཀའ་ཐུབ་ཞི་བ།།
JIN PA TSÖN DRÜ KA THUB ZHI WA
Giving, effort, calm, austerities,
Bố thí, tinh tấn, khổ hạnh, tịch tĩnh,
བཟོད་པ་བསམ་གཏན་སྤྱོད་ཡུལ་ཉིད་མ།།
ZÖ PA SAM TÄN CHÖ YÜL NYI MA
Patience, meditation her field!
an nhẫn, thiền định, là cảnh giới bà.


4. TSUG-TOR NAM-PAR GYAL-MA
– Ushnisha Victorious Golden Tara
– TRANG NGHIÊM THẮNG ĐẢNH ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE AYU JNANA SHRIYE BHRUM SVAHA

TARA_4_IMG_4190
༤ ༽ ཕྱག་འཚལ་དེ་བཞིན་གཤེགས་པའི་གཙུག་ཏོར།།
[4] CHAG TSHÄL DE ZHIN SHEG PEI TSUG TOR
Homage! Crown of tathagatas,
Kính lạy Tara, Như lai thắng đảnh,
མཐའ་ཡས་རྣམ་པར་རྒྱལ་བ་སྤྱོད་མ།།
THA YÉ NAM PAR GYÄL WAR CHÖ MA
She who goes in endless triumph
thiện hạnh của Ngài hàng vô lượng ma,
མ་ལུས་ཕ་རོལ་ཕྱིན་པ་ཐོབ་པའི།།
MA LÜ PHA RÖL CHHIN PA THOB PÄI
Honored much by sons of conquerors
viên mãn tất cả hạnh ba la mật,
རྒྱལ་བའི་སྲས་ཀྱིས་ཤིན་ཏུ་བསྟེན་མ།།
GYÄL WEI SÉ KYI SHIN TU TEN MA
Having reached every Perfection
chỗ nương của khắp con Phật Thế tôn.


5. HUNG DRA DROG MA
– Tara Proclaiming HUM
– THUYẾT HUM-TỰ ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SHTRI AKAR SHAYA HRIH SVAHA

TARA_5
༥ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏུཏྟཱ་ར་ཧཱུྃ་ཡི་གེ།
[5] CHHAG TSHÄL TUTTARA HUM YI GE
[5] Homage! Filling with TUTTARE,
[5] Kính lạy Tara, TU-TA-RA, HUM
འདོད་དང་ཕྱོགས་དང་ནམ་མཁའ་གང་མ།།
DÖ DANG CHHOG DANG NAM KHA GANG MA
HUM, desire, direction, and space!
lấp đầy cõi dục, phương hướng, không gian.
ཇིག་རྟེན་བདུན་པོ་ཞབས་ཀྱིས་མནན་ཏེ།།
JIG TEN DÜN PO ZHAB KYI NÄN TE
Trampling with her feet the seven worlds,
Chân Ngài trấn đạp cả bảy thế giới.
ལུས་པ་མེད་པར་འགུགས་པར་ནུས་མ།།
LÜ PA ME PAR GUG PAR NÜ MA
Able to draw forth all beings!
nhiếp thọ hữu tình không sót một ai.


6. JIGTEN SUMLE NAMPAR GYALMA
– Tara Victorious Over the Three World
– CHIẾN THẮNG TAM GIỚI ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA TUTTI CHURU SVAHA

TARA_6
༦ ༽ ཕྱག་འཚལ་བརྒྱ་བྱིན་མེ་ལྷ་ཚངས་པ།།
[6] CHHAG TSHÄL GYA JIN ME LHA TSHANG PA
Homage! Worshipped by the all-lords,
Kính lạy Tara. Đế Thiên, Đế Thích,
རླུང་ལྷ་སྣ་ཚོགས་དབང་ཕྱུག་མཆོད་མ།།
LUNG LHA NA TSHOG WANG CHHUG CHHÖ MA
Shakra, Agni, Brahma, Marut!
Hoả Thiên, Phạm Thiên, và Phong Lôi Thiên,
འབྱུང་པོ་རོ་ལངས་དྲི་ཟ་རྣམས་དང།།
JUNG PO RO LANG DRI ZA NAM DANG
Honored by the hosts of spirits,
hết lòng hiến cúng. Quỷ thần: khởi thi,
གནོད་སྦྱིན་ཚོགས་ཀྱིས་མདུན་ནས་བསྟོད་མ།།
NÖ JIN TSHOG KYI DÜN NÉ TÖ MA
Corpse-raisers, gandharvas, yakshas!
dạ xoa, thát bà, hết lòng tôn vinh.


7. SHEN JOM MA
– Tara Destroying Spells
–PHÁ HUYỀN THUẬT ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE BEDYE BUDDHO WARANAYA ZHU SVAHA

tara_7b_img_4194
༧  ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏྲད་ཅེས་བྱ་དང་པཊ་ཀྱིས།།
[7] CHHAG TSHÄL TRAD CHE JA DANG PHAT KYI
Homage! With her TRAD and PHAT sounds
Kính lạy Tara. TRÊ, PÊY thốt ra
ཕ་རོལ་འཁྲུལ་འཁོར་རབ་ཏུ་འཇོམས་མ།།
PHA RÖL THRÜL KHOR RAB TU JOM MA
Crusher of foes magic diagrams!
nghiến tan tất cả luân xa huyền thuật.
གཡས་བསྐུམ་གཡོན་བརྐྱང་ཞབས་ཀྱིས་མནན་ཏེ།།
YÉ KUM YÖN KYANG ZHAB KYI NÄN TE
Putting her feet left out, right back
phải co trái duỗi, chân Ngài trấn đạp
མེ་འབར་འཁྲུག་པ་ཤིན་ཏུ་འབར་མ།།
ME BAR THRUG PA SHIN TU BAR MA
Blazing in a raging fire-blaze!
bừng bừng bốc cháy lửa xoáy muôn trùng.


8. DU DRA JOM-MA – Tara Destroying Demons and Enemies
– TIÊU MA THÙ ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE AMAGASHATRUM MARAYA HUM PHAT SVAHA

TARA_-8_IMG_4198
༨ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏུ་རེ་འཇིགས་པ་ཆེན་མོས།།
[8] CHHAG TSHÄL TURE JIG PA CHHEN PO
Homage! TURE, very dreadful!
Kính lạy Tara, bậc đại bố uý,
བདུད་ཀྱི་དཔའ་བོ་རྣམ་པར་འཇོམས་མ།།
DÜ KYI PA WO NAM PAR JOM MA
Destroyer of Mara’s champion(s)!
chủng tự TU-RÊ diệt quân hùng ma.
ཆུ་སྐྱེས་ཞལ་ནི་ཁྲོ་གཉེར་ལྟན་མཛད།།
CHHU KYE ZHÄL NI THRO NYER DÄN DZÄ
She with frowning lotus visage
gương mặt đóa sen oai thần phẫn nộ,
དགྲ་བོ་ཐམས་ཅད་མ་ལུས་གསོད་མ།།
DRA WO THAM CHÉ MA LÜ SÖ MA
Who is slayer of all enemies!
quét sạch thù địch không sót một ai.


9. JIG-PA KUN KYAB-MA – Tara Symbolising the Three Jewels
– TAM BẢO HỘ ÚY ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE NUPA SARVA RAKSHA SVAHA

TARA_9_IMG_4204
༩ ༽ ཕྱག་འཚལ་དཀོན་མཆོག་གསུམ་མཚོན་ཕྱག་རྒྱའི།།
[9] CHAG TSHÄL KÖN CHOG SUM TSHÖN CHAG GYEI
Homage! She adorned with fingers,
Kính lạy Tara. Ngón tay Phật bà
སོར་མོས་ཐུགས་ཀར་རྣམ་པར་བརྒྱན་མ།།
SOR MÖ THUG KAR NAM PAR GYEN MA
At her heart, in Three Jewel mudra!
Tam Bảo thủ ấn trang điểm nơi tim.
མ་ལུས་ཕྱོགས་ཀྱི་འཁོར་ལོས་བརྒྱན་པའི།།
MA LÜ CHOG KYI KHOR LÖ GYEN PEI
She with universal wheel adorned.
Bánh xe trang nghiêm khắp mười phương chiếu,
རང་གི་འོད་ཀྱི་ཚོགས་རྣམས་འཁྲུག་མ།།
RANG GI Ö KYI TSHOG NAM THRUG MA
Warring masses of their own light
Tự tỏa ánh sáng chói rực bừng bừng.


10. DU DANG JIG-TEN WANG-DU DZE-MA
– Tara Subduing Demons and Worlds
– HÀNG MA TAM GIỚI VƯƠNG ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA MARA PRAMA TAYA HUM PHAT SVAHA

TARA_10_IMG_4210
༡༠ ༽ ཕྱག་འཚལ་རབ་ཏུ་དགའ་བས་བརྗིད་པའི།།
[10] CHAG TSHÄL RAB TU GA WA JI PEI
[10] Homage! She of joyous, radiant,
[10] Kính lạy Tara, đỉnh đầu tỏa rạng
དབུ་རྒྱན་འོད་ཀྱི་ཕྲེང་བས་སྤེལ་མ།།
U GYEN Ö KYI THRENG WA PEL MA
Diadem emitting light-wreaths
chuỗi hào quang sáng, rực rỡ tươi vui.
བཞད་པ་རབ་བཞད་ཏུཏྟཱ་ར་ཡིས།།
ZHE PA RAB ZHE TUTTARA YI
Mirthful, laughing with TUTTARE,
Với TU-TTA-RA, tiếng cười rộn rã
བདུད་དང་འཇིག་རྟེན་དབང་དུ་མཛད་མ།།
DÜ DANG JIG TEN WANG DU DZE MA
Subjugating maras, devas!
thu phục toàn bộ Ma vương, Thiên vương.


11. PONG-PA SEL-MA
– She Who Eradicates Poverty
– TIÊU BẦN ĐỘ MẪU

Minh Chú:  OM TARE TUTTARE TURE VASU DARE SVAHA

TARA_11_IMG_4223
༡༡ ༽ ཕྱག་འཚལ་ས་གཞི་སྐྱོང་བའི་ཚོགས་རྣམས།།
[11] CHAG TSHÄL SA ZHI KYONG WEI TSHOG NAM
Homage! She able to summon
Kính lạy Tara, chúng thần sở tại
ཐམས་ཅང་འགུགས་པར་ནུས་པ་ཉིད་མ།།
THAM CHE GUG PAR NÜ MA NYI MA
All earth-guardians’ assembly!
đều về qui thuận dưới uy Phật bà.
ཁྲོ་གཉེར་གཡོ་བའི་ཡི་གེ་ཧཱུྃ་གིས།།
THRO NYER YO WEI YI GE HUM GI
Shaking, frowning, with her HUM sign
Cau mày, rung chuyển, với linh tự HUM, 
ཕོངས་པ་ཐམས་ཅང་རྣམ་པར་སྒྲོལ་མ།།
PHONG PA THAM CHE NAM PAR DRÖL MA
Saving from every misfortune!
cứu khắp chúng sinh thoát cảnh bần cùng.


12. TRA-SHI TAM-CHE JIN-MA
– Tara Creating Auspiciousness
– THÍ KIẾT TƯỜNG ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE MANGALAM PUSHTIM KURU SVAHA

TARA_12_IMG_4228
༡༢ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཟླ་བའི་དུམ་བུས་དབུ་རྒྱན།།
[12] CHAG TSHÄL DA WEI DUM BÜ U GYEN
Homage! Crown adorned with crescent
Kính lạy Tara, đỉnh đầu Phật Bà
བརྒྱན་པ་ཐམས་ཅང་ཤིན་ཏུ་འབར་མ།།
GYEN PA THAM CHE SHIN TU BAR MA
Moon, all ornaments most shining!
trăng non trang điểm. Bao phẩm trang nghiêm
རལ་པའི་ཁྲོད་ནས་འོད་དཔག་མེད་ལས།།
RÄL PEI KHUR NA Ö PAG ME LE
Producing, from Amitabha
chói ngời rạng chiếu. / Đức Phật Di Đà
རྟག་པར་ཤིན་ཏུ་འོད་རབ་མཛད་མ།།
TAG PAR SHIN TU Ö RAB DZE MA
In her hair-mass, always much light!
từ lọn tóc Ngài / tỏa sáng vô biên.


13. ME TAR BAR MA
– She Who Blazes Like Fire
– NHƯ LỬA BỪNG ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE BHAYA BHASMIM KURU SVAHA

TARA_13_IMG_4231
༡༣ ༽ ཕྱག་འཚལ་བསྐལ་པ་ཐ་མའི་མེ་ལྟར།།
[13] CHAG TSHÄL KÄL PEI THA MEI ME TAR
Homage! She ’mid wreath ablaze like
Kính lạy Tara, như lửa hoại kiếp
འབར་བའི་ཕྲེང་བའི་དབུས་ན་གནས་མ།།
BAR WEI THRENG WEI Ü NA NE MA
Eon-ending fire abiding!
giữa chuỗi lửa rực, Phật bà an định,
གཡས་བརྐྱང་གཡོན་བསྐུམ་ཀུན་ནས་བསྐོར་དགའ།།
YE KYANG YÖN KUM KÜN NE KOR GÉ
Right stretched, left bent, joy surrounds you
phải duỗi, trái co, niềm vui vây quanh
དགྲ་ཡི་དཔུང་ནི་རྣམ་པར་འཇོམས་མ།།
DRA YI PUNG NI NAM PAR JOM MA
Troops of enemies destroying!
làm tiêu tan hết đội quân thù địch.


14. THRO NYER CHEN MA
– She Who Is Frowning Wrathfully
– NHÍU MÀY OAI NỘ ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE VAJRA MAHA PUTAYA BASMI KURU SVAHA

TARA_14_IMG_4232
༡༤ ༽ ཕྱག་འཚལ་ས་གཞིའི་ངོས་ལ་ཕྱག་གི།།
[14] CHAG TSHÄL SA ZHI NGÖ LA CHAG GI
[14] Homage! She who strikes the ground with
[14] Kính lạy Tara, Phật bà trấn địa
མཐིལ་གྱིས་བསྣུན་ཅིང་ཞབས་ཀྱིས་བརྡུང་མ།།
THIL GYI NÜN CHING ZHAB KYI DUNG MA
Her palm, and with her foot beats it!
với bàn tay vỗ và gót chân đạp.
ཁྲོ་གཉིར་ཅང་མཛད་ཡི་གེ་ཧཱུྃ་གིས།།
THRO NYER CHEN DZE YI GE HUM GI
Scowling, with the letter HUM the
Ánh mắt oai thần và chủng tự HUM,
རིམ་པ་བདུན་པོ་རྣམས་ནི་འགེམས་མ།།
RIM PA DÜN PO NAM NI GEM MA
Seven levels she does conquer!
hết thảy bảy địa Ngài đều chinh phục


15. SHI WA CHEN MA
– She of Supreme Peacefulness
– ĐẠI TỊNH ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA PAPAM PUTA MANAYE SVAHA

TARA_15_IMG_4234
༡༥ ༽ ཕྱག་འཚལ་བདེ་མ་དགེ་མ་ཞི་མ།།
[15] CHAG TSHÄL DE MA GE MA ZHI MA
Homage! Happy, virtuous, peaceful!
Kính lạy Tara, vui, hiền, tịch tĩnh
མྱ་ངན་འདས་ཞི་སྤྱོད་ཡུལ་ཉིད་མ།།
NYA NGEN DE ZHI CHÖ YÜL NYI MA
She whose field is peace, nirvana!
cảnh giới cứu cánh thanh tịnh niết bàn.
སྭཱ་ཧཱ་ཨོཾ་དང་ཡང་དག་ལྡན་པས།།
SVAHA OM DANG YANG DAG DEN PE
She endowed with OM and SVAHA,
Đầy đủ tất cả Sô-Ha và Ôm
སྡིག་པ་ཆེན་པོ་འཇོམས་པར་ཉིད་མ།།
DIG PA CHEN PO JOM PA NYI MA
Destroyer of the great evil!
đập tan toàn bộ tà ma đại ác.


16. RIG PA HUNG LE DROL MA
– Tara Liberating Through Hum
– LINH TỰ HUM ĐỘ SINH ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA DHARMA PRATI SHUD DHA YA SVAHA

TARA_16_IMG_4249
༡༦ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཀུན་ནས་བསྐོར་རབ་དགའ་བའི།།
[16] CHAG TSH ÄL KÜN NE KOR RAB GA WEI
Homage! Of those glad at turning
Kính lạy Tara, vây quanh Phật bà
དགྲ་ཡི་ལུས་ནི་རབ་ཏུ་འགེམས་མ།།
DRA YI LÜ NI NAM PAR GEM MA
Tearing foes’ bodies asunder,
đầy ắp niềm vui tan xác kẻ thù.
ཡི་གེ་བཅུ་པའི་ངག་ནི་བཀོད་པའི།།
YI GE CHU PEI NGAG NI KÖ PEI
Liberating with HUM-mantra
Mười âm trang điểm tiếng lời mầu nhiệm,
རིག་པ་ཧཱུྃ་ལས་སྒྲོལ་མ་ཉིད་མ།།
RIG PA HUM LE DRÖL MA NYI MA
Word-array of the ten syllables
chữ HUM – trí tuệ phổ độ chúng sinh.


17. JIG TEN SUM YO WA  DROL MA
– Tara Moving Worlds
– CHẤN ĐỘNG TAM GIỚI ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA TAM BANE DELE SVAHA

TARA_17_IMG_4251
༡༧  ༽ ཕྱག་འཚལ་ཏུ་རེའི་ཞབས་ནི་བརྡབས་པས།།
[17] CHAG TSHÄL TURE ZHAB NI DEB PE
Homage! Swift One! The foot-stamper
Kính lạy Tara, chân Ngài dậm xuống,
ཧཱུྃ་གི་རྣམ་པའི་ས་བོན་ཉིད་མ།།
HUM GI NAM PEI SA BÖN NYI MA
With for seed the letter HUM’s shape
tuyên ngôn TU-RÊ. Chủng tự sắc HUM
རི་རབ་མན་དཱ་ར་དང་འབིགས་བྱེད།།
RI RAB MANDHARA DANG BIG JE
She who shakes the triple world and
chấn động ba cõi cùng núi Tu Di,
འཇིག་རྟེན་གསུམ་རྣམས་གཡོ་བ་ཉིད་མ།།
JIG TEN SUM NAM YO WA NYI MA
Meru, Mandara, and Vindhya!
núi Măn-đa-ra, và Vin-đi-a.


18. DUG SEL MA
– Tara Pacifying and Eliminating Poisons and Sickness
– TIÊU ĐỘC ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA NAGA BIKSHA SHANTING KURU SVAHA

TARA_18_SM_IMG_4254
༡༨ ༽ ཕྱག་འཚལ་ལྷ་ཡི་མཚོ་ཡི་རྣམ་པའི།།
[18] CHAG TSHÄL LHA YI TSHO YI NAM PEI
Homage! Holding in her hand
Kính lạy Tara, như biển hồ thiên
རི་དྭགས་རྟགས་ཅན་ཕྱག་ན་བསྣམས་མ།།
RI DAG TAG CHEN CHAG NA NAM MA
the deer-marled moon, of deva-lake form
vầng trăng ngọc thỏ trên tay Phật bà.
ཏཱ་ར་གཉིས་བརྗོད་ཕཊ་ཀྱི་ཡི་གེས།། དུག་
TARA NYI JÖ PHAT KYI YI GE
With twicespoken TARA and PHAT,
Với hai TARA và chủng tự PÂY,
རྣམས་མ་ལུས་པར་ནི་སེལ་མ།།
DUG NAM MA LÜ PA NI SEL MA
Totally dispelling poison!
hết thảy độc tố đều tiêu tan cả.


19. DUG NGAL THAM CHE SEL WEI DROL MA
– Tara Eliminating Disputes and Bad Dreams
– TIÊU TRANH CHẤP ÁC MỘNG ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE MUCHANA YA SVAHA

TARA_19_SM_IMG_4257
༡༩ ༽ ཕྱག་འཚལ་ལྷ་ཡི་ཚོགས་རྣམས་རྒྱལ་པོ།།
[19] CHAG TSHÄL LHA YI TSHOG NAM GYÄL PO
Homage! She whom gods and their kings
Kính lạy Tara, thiên vương, chư thiên,
ལྷ་དང་མིའམ་ཅི་ཡིས་བསྟེན་མ།།
LHA DANG MI AM CHI YI TEN MA
God and Kinnares do honour
và Khẩn Na la đều nương Phật bà.
ཀུན་ནས་གོ་ཆ་དགའ་བའི་བརྗིད་ཀྱིས།།
KÜN NE GO CHA GA WEI JI GYI
She whose joyfull splendour dispels
Giáp bào lộng lẫy, niềm vui tỏa sáng,
རྩོད་དང་རྨི་ལམ་ངན་པ་སེལ་མ།།
TSÖ DANG MI LAM NGEN PA SEL MA
Conflict and bad dreams of the armoure
phá tan tất cả ác mộng, chấp tranh.


20. RIM NE SEL WEI DROL MA
– Tara Eliminating Plaques:
– TIÊU TẬT DỊCH ĐỘ MẪU

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE VISARE SVAHA

TARA_20_OK_SM_IMG_4277
༢༠ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཉི་མ་ཟླ་བ་རྒྱས་པའི།།
[20] CHAG TSÄL NYI MA DA WA GYE PEI
Homage! She whose two eyes bright with
Kính lạy Tara, đôi mắt nhật nguyệt
སྤྱན་གཉིས་པོ་ལ་འོད་རབ་གསལ་མ།།
CHEN NYI PO LA Ö RAB SÄL MA
Radiance of sun and full moon!
tỏa chiếu rạng ngời hào quang rực sáng.
ཧ་ར་གཉིས་བརྗོད་ཏུཏྟཱ་རེ་ཡིས།།
HARA NYI JÖ TUTTARA YI
With twice HARA and TUTTARE
HA-RA hai lần, và TU-TTA-RA,
ཤིན་ཏུ་དྲག་པོའི་རིམས་ནད་སེལ་མ།།
SHIN TU DRAG PÖI RIM NE SEL MA
She dispels severe contagion!
tiêu tan tất cả tật dịch truyền nhiễm.


21. TRINLE THAMCHE YONG SU DZOG PAR JE PEI DROLMA
– Tara Accomplishing Virtuous Activities
– Tara Bậc Viên Thành Thiện Hạnh –

Minh Chú: OM TARE TUTTARE TURE SARVA SIDDHI SVAHA

TARA_21_SM_IMG_4281
༢༡ ༽ ཕྱག་འཚལ་དེ་ཉིད་གསུམ་རྣམས་བཀོད་པས།།
[21] CHAG TSÄL DE NYI SUM NAM KÖ PE
Homage! Full of liberating
Kính lạy Tara, với tam chân như,
ཞི་བའི་མཐུ་དང་ཡང་དག་ལྡན་མ།།
ZHI WEI THÜ DANG YANG DAG DEN MA
Power by set of three Realities!
sung mãn năng lực tịch tĩnh tự tại.
གདོན་དང་རོ་ལངས་གནོད་སྦྱིན་ཚོགས་རྣམས།།
DÖN DANG RO LANG NÖ JIN TSHOG NAM
Crushing crowds of spirits, yakshas
Tà ma ác quỉ, dạ xoa, khởi thi,
འཇོམས་པ་ཏུ་རེ་རབ་མཆོག་ཉིད་མ།།
JOM PA TURE RAB CHOG NYI MA
And corpse-raisers! Supreme! TURE!
đập tan hết thảy. TU – RÊ! Tối thắng!

༢༢ ༽ རྩ་བའི་སྔགས་ཀྱི་བསྟོད་པ་འདི་དང།།
[22] TSA WEI NGAG KYI TÖ PA DI DANG
With this praise of the root mantra
Đây là tiếng lời tán dương bổn chú,
ཕྱག་འཚལ་བ་ནི་ཉི་ཤུ་རྩ་གཅིག།
CHAG TSHÄL WA NI NYI SHU TSA CHIG
Twenty-one (times I’ve paid) homage.
đảnh lễ Tara, đủ hai mươi mốt.


Prayer of the Benefits – BÀI NGUYỆN LỢI ÍCH

ལྷ་མོ་ལ་གུས་ཡང་དག་ལྡན་པའི།
LHA MO LA GÜ YANG DAG DEN PEI
Whoever is endowed with devotion for the goddess
Ai người có lòng / tin đấng bổn tôn,
བློ་ལྡན་གང་གིས་རབ་དད་བརྗོད་དེ།།
LO DEN GANG GI RAB DE JÖ DE
And recites this with supreme faith
rạng đông hoàng hôn /
སྲོད་དང་ཐོ་རངས་ལངས་པར་བྱས་ནས།
SÖ DANG THO RANG LANG PAR JE NE
Remembering it at dawn upon waking and at the evenings
chuyên tâm trì tụng
དྲན་པས་མི་འཇིགས་ཐམས་ཅད་རབ་སྟེར།
DREN PE MI JIG THAM CHE RAB TER
Will be granted all fearlessness
tiếng lời rõ ràng / sẽ được hộ trì
སྡིག་པ་ཐམས་ཅད་རབ་ཏུ་ཞི་བ།
DIG PA THAM CHE RAB TU ZHI WA
Will perfectly pacify all negativities
lìa mọi sợ hãi, / sạch mọi ác chướng,
ངན་འགྲོ་ཐམས་ཅད་འཇོམས་པ་ཉིད་དོ།།
NGEN DRO THAM CHE JOM PA NYI THOB
And will eleminate all unfortunate migrations
thoát cảnh đọa sinh.
རྒྱལ་བ་བྱེ་བ་ཕྲག་བདུན་རྣམས་ཀྱིས།
GYÄL WA JE WA THRAG DÜN NAM KYI
The multitude of conquerors
Được bảy trăm vạn / đức Phật Thế Tôn /
མྱུར་དུ་དབང་ནི་བསྐུར་བར་འགྱུར་ལ།
NYUR DU WANG NI KUR WAR GYUR LA
Will quickly grant initiation
sớm truyền quán đảnh,
འདི་ལས་ཆེ་བ་ཉིད་ནི་ཐོབ་ཅིང་།
DI LE CHE WA NYI NI THOB CHING
Thus, endowed with this greatness
nhờ đại duyên này
སངས་རྒྱས་གོ་འཕང་མཐར་ཐུག་དེར་འགྲོ།
SANG GYE GO PHANG THAR THUG DER DRO
One will eventually reach the state of a buddha
chóng đạt quả Phật.
དེ་ཡི་དུག་ནི་དྲག་པོ་ཆེན་པོ།
DE YI DUG NI DRAG PO CHHEN PO
If affected by the most terrible poison
Tâm niệm bổn tôn / thì mọi độc tố / kinh hoàng bậc nhất
བརྟན་གནས་པ་ཞམ་གཞན་ཡང་འགྲོ་བ།
TEN NE PA AM ZHEN YANG DRO WA
Whether ingested, drunk, or from a living being
từ nơi môi trường / hay từ sinh vật, /
ཟོས་པ་དང་ནི་འཐུངས་པ་ཉིད་ཀྱང་།
ZÖ PA DANG NI THUNG PA NYI KYANG
Just by remembering
dù ăn, dù uống,
དྲན་པས་རབ་ཏུ་སེལ་བ་ཉིད་ཐོབ།།
DREN PE RAB TU SEL WA NYI THOB
Will one be thoroughly cleansed
cũng không thể hại. /
གདོན་དང་རིམས་དང་དུག་གིས་གཟིར་བའི།
DÖN DANG RIM DANG DUG GI ZIR WEI
If this prayer is recited two, three or seven times
Tụng bài pháp này / hai, ba, bảy lần, /
སྡུག་བསྔལ་ཚོགས་ནི་རྣམ་པར་སྤོང་སྟེ།
DÜL NGEL TSHOG NI NAM PAR PONG TE
It will pacify all the sufferings of torments
Thoát khổ tật dịch, /
སེམས་ཅན་གཞན་པ་རྣམས་ལ་ཡང་ངོ་།
SEM CHEN ZHEN PA NAM LA YANG NGO
Caused by spirits, fevers, and poisons
truyền nhiễm, ngộ độc /
གཉིས་གསུམ་བདུན་དུ་མངོན་པར་བརྗོད་ན།།
NYI SUM DÜN DU NGÖN PAR JÖ NA
And by other beings as well
Hay vì chúng sinh. /
བུ་འདོད་པས་ནི་བུ་ཐོབ་འགྱུར་ཞིང་།
BU DÖ PE NI BU THOB GYUR ZHING
If you wish for a child you will get a child
Cầu con được con, /
ནོར་འདོད་པས་ནི་ནོར་རྣམས་ཉིད་ཐོབ།
NOR DÖ PE NI NOR NAM NYI THOB
If you wish for wealth you will receive wealth
cầu của được của, / hết thảy mong cầu /
འདོད་པ་ཐམས་ཅད་ཐོབ་པར་འགྱུར་ཏེ།
DÖ PA THAM CHE THOB PAR GYUR LA
All your wishes will be fulfilled
đều được như nguyện, / không chút chướng ngại /
བགེགས་རྣམས་མེད་ཅིང་སོ་སོར་འཇོམས་འགྱུར།།
GEG NAM ME CHING SO SOR JOM GYUR CHIG
And all obstacles pacified
vì mọi chướng ngại / đều đã tịnh yên.

☸☸☸

Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn & hình & chú [root text with mantras and images]
  3. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]
Chọn Trang
    1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
    2. Chánh Văn & hình & chú [root text with images & mantras]
    3. Tạng Văn [Tibetan Script Only] 
    4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
    5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
    6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]

Trang 3. Tạng Văn [Tibetan Only]

ཨོཾ་རྗེ་བཙུན་མ་འཕགས་མ་སྒྲོལ་མ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།

TARA_1_IMG_4182
༡༽ཕྱག་འཚལ་སྒྲོལ་མ་མྱུར་མ་དཔའ་མོ།།
སྤྱན་ནི་སྐད་ཅིག་གློག་དང་འདྲ་མ།།
འཇིག་རྟེན་གསུམ་མགོན་ཆུ་སྐྱེས་ཞལ་གྱི།།
གེ་སར་བྱེ་བ་ལས་ནི་བྱུང་མ།

TARA_2_IMG_4187
༢༽ཕྱག་འཚལ་སྟོན་ཀའི་ཟླ་བ་ཀུན་ཏུ།།
གང་བ་བརྒྱ་ནི་བརྩེགས་པའི་ཞལ་མ།།
སྐར་མ་སྟོང་ཕྲག་ཚོགས་པ་རྣམས་ཀྱིས།།
རབ་ཏུ་ཕྱེ་བའི་འོད་རབ་འབར་མ།།

TARA_3_IMG_4189
༣༽ཕྱག་འཚལ་སེར་སྔོ་ཆུ་ནས་སྐྱེས་ཀྱི།།
པདྨས་ཕྱག་ནི་རྣམ་པར་བརྒྱན་མ།།
སྦྱིན་པ་བརྩོན་འགྲུས་དཀའ་ཐུབ་ཞི་བ།།
བཟོད་པ་བསམ་གཏན་སྤྱོད་ཡུལ་ཉིད་མ།།

TARA_4_IMG_4190
༤༽ཕྱག་འཚལ་དེ་བཞིན་གཤེགས་པའི་གཙུག་ཏོར།།
མཐའ་ཡས་རྣམ་པར་རྒྱལ་བར་སྤྱོད་མ།།
མ་ལུས་ཕ་རོལ་ཕྱིན་པ་ཐོབ་པའི།།
རྒྱལ་བའི་སྲས་ཀྱིས་ཤིན་ཏུ་བསྟེན་མ།།

TARA_5
༥༽ཕྱག་འཚལ་ཏུ་ཏྟ་ར་ཧཱུྃ་ཡི་གེས།།
འདོད་དང་ཕྱོགས་དང་ནམ་མཁའ་གང་མ།།
འཇིག་རྟེན་བདུན་པོ་ཞབས་ཀྱིས་མནན་ཏེ།།
ལུས་པ་མེད་པར་འགུགས་པར་ནུས་མ།།

TARA_6
༦༽ཕྱག་འཚལ་བརྒྱ་བྱིན་མེ་ལྷ་ཚངས་པ།།
རླུང་ལྷ་སྣ་ཚོགས་དབང་ཕྱུག་མཆོད་མ།།
འབྱུང་པོ་རོ་ལངས་དྲི་ཟ་རྣམས་དང༌།།
གནོད་སྦྱིན་ཚོགས་ཀྱིས་མདུན་ནས་བསྟོད་མ།།

tara_7b_img_4194
༧༽ཕྱག་འཚལ་ཏྲད་ཅེས་བྱ་དང་ཕཊ་ཀྱིས།།
ཕ་རོལ་འཕྲུལ་འཁོར་རབ་ཏུ་འཇོམས་མ།།
གཡས་བསྐུམས་གཡོན་བརྐྱངས་ཞབས་ཀྱིས་མནན་ཏེ།།
མེ་འབར་འཁྲུག་པ་ཤིན་ཏུ་འབར་མ།།

TARA_-8_IMG_4198
༨༽ཕྱག་འཚལ་ཏུ་རེ་འཇིགས་པ་ཆེན་པོ།།
བདུད་ཀྱི་དཔའ་བོ་རྣམ་པར་འཇོམས་མ།།
ཆུ་སྐྱེས་ཞལ་ནི་ཁྲོ་གཉེར་ལྡན་མཛད།།
དགྲ་བོ་ཐམས་ཅད་མ་ལུས་གསོད་མ།།

TARA_9_IMG_4204
༩༽ཕྱག་འཚལ་དཀོན་མཆོག་གསུམ་མཚོན་ཕྱག་རྒྱའི།།
སོར་མོས་ཐུགས་ཀར་རྣམ་པར་བརྒྱན་མ།།
མ་ལུས་ཕྱོགས་ཀྱི་འཁོར་ལོས་བརྒྱན་པའི།།
རང་གི་འོད་ཀྱི་ཚོགས་རྣམས་འཁྲུགས་མ།།

TARA_10_IMG_4210
༡༠ ༽ ཕྱག་འཚལ་རབ་ཏུ་དགའ་བ་བརྗིད་པའི།།
དབུ་རྒྱན་འོད་ཀྱི་ཕྲེང་བ་སྤེལ་མ།།
བཞད་པ་རབ་བཞད་ཏུ་ཏྟ་ར་ཡིས།།
བདུད་དང་འཇིག་རྟེན་དབང་དུ་མཛད་མ།།

TARA_11_IMG_4223
༡༡ ༽ ཕྱག་འཚལ་ས་གཞི་སྐྱོང་བའི་ཚོགས་རྣམས།།
ཐམས་ཅད་འགུགས་པར་ནུས་མ་ཉིད་མ།།
ཁྲོ་གཉེར་གཡོ་བས་ཡི་གེ་ཧཱུྃ་གིས།།
ཕོངས་པ་ཐམས་ཅད་རྣམ་པར་སྒྲོལ་མ།།

TARA_12_IMG_4228
༡༢ ༽ ཕྱག་འཚལ་ཟླ་བའི་དུམ་བུས་དབུ་བརྒྱན།།
བརྒྱན་པ་ཐམས་ཅད་ཤིན་ཏུ་འབར་མ།།
རལ་པའི་ཁྲོད་ན་འོད་དཔག་མེད་ལས།།
རྟག་པར་ཤིན་ཏུ་འོད་རབ་མཛད་མ།།

TARA_13_IMG_4231
༡༣༽ཕྱག་འཚལ་བསྐལ་པའི་ཐ་མའི་མེ་ལྟར།།
འབར་བའི་ཕྲེང་བའི་དབུས་ན་གནས་མ།།
གཡས་བརྐྱངས་གཡོན་བསྐུམས་ཀུན་ནས་བསྐོར་དགའི།།
དགྲ་ཡི་དཔུང་ནི་རྣམ་པར་འཇོམས་མ།།

TARA_14_IMG_4232
༡༤༽ཕྱག་འཚལ་ས་གཞིའི་ངོས་ལ་ཕྱག་གི།
མཐིལ་གྱིས་བསྣུན་ཅིང་ཞབས་ཀྱིས་བརྡུང་མ།།
ཁྲོ་གཉེར་སྤྱན་མཛད་ཡི་གེ་ཧཱུྃ་གིས།།
རིམ་པ་བདུན་པོ་རྣམས་ནི་འགེམས་མ།།

TARA_15_IMG_4234
༡༥༽ཕྱག་འཚལ་བདེ་མ་དགེ་མ་ཞི་མ།།
མྱ་ངན་འདས་ཞི་སྤྱོད་ཡུལ་ཉིད་མ།།
སྭ་ཧཱ་ཨོཾ་དང་ཡང་དག་ལྡན་པས།།
སྡིག་པ་ཆེན་པོ་འཇོམས་པ་ཉིད་མ།།

TARA_16_IMG_4249
༡༦༽ཕྱག་འཚལ་ཀུན་ནས་བསྐོར་རབ་དགའ་བའི།།
དགྲ་ཡི་ལུས་ནི་རྣམ་པར་འགེམས་མ།།
ཡི་གེ་བཅུ་པའི་ངག་ནི་བཀོད་པའི།།
རིག་པ་ཧཱུྃ་ལས་སྒྲོལ་མ་ཉིད་མ།།

TARA_17_IMG_4251
༡༧༽ཕྱག་འཚལ་ཏུ་རེ་ཞབས་ནི་བརྡབས་པས།།
ཧཱུྃ་གི་རྣམ་པའི་ས་བོན་ཉིད་མ།།
རི་རབ་མནྡཱ་ར་དང་འབིགས་བྱེད།།
འཇིག་རྟེན་གསུམ་རྣམས་གཡོ་བ་ཉིད་མ།།

TARA_18_SM_IMG_4254
༡༨༽ཕྱག་འཚལ་ལྷ་ཡི་མཚོ་ཡི་རྣམ་པའི།།
རི་དྭགས་རྟགས་ཅན་ཕྱག་ན་བསྣམས་མ།།
ཏཱ་ར་གཉིས་བརྗོད་ཕཊ་ཀྱི་ཡི་གེས།།
དུག་རྣམས་མ་ལུས་པ་ནི་སེལ་མ།།

TARA_19_SM_IMG_4257
༡༩༽ཕྱག་འཚལ་ལྷ་ཡི་ཚོགས་རྣམས་རྒྱལ་པོ།།
ལྷ་དང་མི་འམ་ཅི་ཡིས་བསྟེན་མ།།
ཀུན་ནས་གོ་ཆ་དགའ་བའི་བརྗིད་ཀྱིས།།
རྩོད་དང་རྨི་ལམ་ངན་པ་སེལ་མ།།

TARA_20_OK_SM_IMG_4277
༢༠༽ཕྱག་འཚལ་ཉི་མ་ཟླ་བ་རྒྱས་པའི།།
སྤྱན་གཉིས་པོ་ལ་འོད་རབ་གསལ་མ།།
ཧ་ར་གཉིས་བརྗོད་ཏུཏྟཱ་ར་ཡིས།།
ཤིན་ཏུ་དྲག་པོའི་རིམས་ནད་སེལ་མ།།

TARA_21_SM_IMG_4281
༢༡༽ཕྱག་འཚལ་དེ་ཉིད་གསུམ་རྣམས་བཀོད་པས།།
ཞི་བའི་མཐུ་དང་ཡང་དག་ལྡན་མ།།
གདོན་དང་རོ་ལངས་གནོད་སྦྱིན་ཚོགས་རྣམས།།
འཇོམས་པ་ཏུ་རེ་རབ་མཆོག་ཉིད་མ།།

༢༢ ༽ རྩ་བའི་སྔགས་ཀྱི་བསྟོད་པ་འདི་དང༌།།
ཕྱག་འཚལ་བ་ནི་ཉི་ཤུ་རྩ་གཅིག།།

ལྷ་མོ་ལ་གུས་ཡང་དག་ལྡན་པའི།།
བློ་ལྡན་གང་གིས་རབ་དད་བརྗོད་དེ།།
སྲོད་དང་ཐོ་རངས་ལངས་པར་བྱས་ནས།།
དྲན་པས་མི་འཇིགས་ཐམས་ཅད་རབ་སྟེར།།
སྡིག་པ་ཐམས་ཅད་རབ་ཏུ་ཞི་བས།།
ངན་འགྲོ་ཐམས་ཅད་འཇོམས་པ་ཉིད་འཐོབ།།

རྒྱལ་བ་བྱེ་བ་ཕྲག་བདུན་རྣམས་ཀྱིས།།
མྱུར་དུ་དབང་ནི་བསྐུར་བར་འགྱུར་ལ།།
འདི་ལས་ཆེ་བ་ཉིད་ནི་འཐོབ་ཅིང༌།།
སངས་རྒྱས་གོ་འཕང་མཐར་ཐུག་དེར་འགྲོ།།

དེ་ཡི་དུག་ནི་དྲག་པོ་ཆེན་པོ།།
བརྟན་གནས་པའམ་གཞན་ཡང་འགྲོ་བ།།
ཟོས་པ་དང་ནི་འཐུང་པ་ཉིད་ཀྱང༌།།
དྲན་པས་རབ་ཏུ་སེལ་བ་ཉིད་འཐོབ།།

གདོན་དང་རིམས་དང་དུག་གིས་གཟིར་བའི།།
སྡུག་བསྔལ་ཚོགས་ནི་རྣམ་པར་སྤངས་ཏེ།།
སེམས་ཅན་གཞན་པ་རྣམས་ལ་ཡང་ངོ༌།།
གཉིས་གསུམ་བདུན་དུ་མངོན་པར་བརྗོད་ན།།

བུ་འདོད་པས་ནི་བུ་འཐོབ་འགྱུར་ཞིང༌།།
ནོར་འདོད་པས་ནི་ནོར་རྣམས་ཉིད་འཐོབ།།
འདོད་པ་ཐམས་ཅད་འཐོབ་པར་འགྱུར་ལ།།
བགེགས་རྣམས་མེད་ཅིང་སོ་སོར་འཇོམས་འགྱུར་ཅིག།

Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn & hình & chú [root text with images & mantras]
  3. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]
Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn & hình & chú [root text with images & mantras]
  3. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]

Trang 4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics Only]

OM JE TSÜN MA PHAG MA DRÖL MA LA CHAG TSHÄL LO

TARA_1_IMG_4182
[1] CHAG TSHÄL DRÖL MA NYUR MA PA MO
CHEN NI KÉ CHIG LOG DANG DRA MA
JIG TEN SUM GÖN CHU KYE ZHÄL GYI
GE SAR JE WA LÉ NI JUNG MA

TARA_2_IMG_4187
[2] CHAG TSHÄL TÖN KEI DA WA KÜN TU
GANG WA GYA NI TSEG PEI ZHÄL MA
KAR MA TONG THRAG TSHOG PA NAM KYI
RAB TU CHE WEI Ö RAB BAR MA

TARA_3_IMG_4189
[3] CHAG TSHÄL SER NGO CHU NÉ KYE KYI
PÉ MÉ CHAG NI NAM PAR GYÉN MA
JIN PA TSÖN DRÜ KA THUB ZHI WA
ZÖ PA SAM TÉN CHÖ YÜL NYI MA

TARA_4_IMG_4190
[4] CHAG TSHÄL DE ZHIN SHEG PEI TSUGTOR
THA YÉ NAM PAR GYÄL WAR CHÖ MA
MA LÜ PHA RÖL CHIN PA THOB PEI
GYÄL WEI SÉ KYI SHIN TU TEN MA

TARA_5
[5] CHAG TSHÄL TUTTARA HUM YI GE
DÖ DANG CHOG DANG NAM KHA GANG MA
JIG TEN DÜN PO ZHAB KYI NÄN TE
LÜ PA ME PAR GUG PAR NÜ MA

TARA_6
[6] CHAG TSHÄL GYA JIN ME LHA TSHANG PA
LUNG LHA NA TSHOG WANG CHUG CHÖ MA
JUNG PO RO LANG DRI ZA NAM DANG
NÖ JIN TSHOG KYI DÜN NÉ TÖ MA

TARA_7
[7] CHAG TSHÄL TRAD CHE JA DANG PHAT KYI
PHA RÖL THRÜL KHOR RAB TU JOM MA
YÉ KUM YÖN KYANG ZHAB KYI NÄN TE
ME BAR THRUG PA SHIN TU BAR MA

TARA_-8_IMG_4198
[8] CHAG TSHÄL TURE JIG PA CHEN PO
DÜ KYI PA WO NAM PAR JOM MA
CHU KYE ZHÄL NI THRO NYER DÄN DZÉ
DRA WO THAM CHÉ MA LÜ SÖ MA

TARA_9_IMG_4204
[9] CHAG TSHÄL KÖN CHOG SUM TSHÖN CHAG GYÄI
SOR MÖ THUG KAR NAM PAR GYÄN MA
MA LÜ CHOG KYI KHOR LÖ GYÄN PÄI
RANG GI Ö KYI TSHOG NAM THRUG MA

TARA_10_IMG_4210
[10] CHAG TSHÄL RAB TU GA WA JI PEI
U GYÄN Ö KYI THRENG WA PEL MA
ZHE PA RAB ZHÉ TUTTARA YI
DÜ DANG JIG TEN WANG DU DZÉ MA

TARA_11_IMG_4223
[11] CHAG TSHÄL SA ZHI KYONG WEI TSHOG NAM
THAM CHÉ GUG PAR NÜ MA NYI MA
THRO NYER YO WEI YI GE HUM GI
PHONG PA THAM CHÉ NAM PAR DRÖL MA

TARA_12_IMG_4228
[12] CHAG TSHÄL DA WEI DUM BÜ U GYÄN
GYÄN PA THAM CHÉ SHIN TU BAR MA
RÄL PEI KHUR NA Ö PAG ME LÉ
TAG PAR SHIN TU Ö RAB DZÉ MA

TARA_13_IMG_4231
[13] CHAG TSHÄL KÄL PEI THA MEI ME TAR
BAR WEI THRENG WEI Ü NA NÉ MA
YÉ KYANG YÖN KUM KÜN NÉ KOR GÉ
DRA YI PUNG NI NAM PAR JOM MA

TARA_14_IMG_4232
[14] CHAG TSHÄL SA ZHII NGÖ LA CHAG GI
THIL GYI NÜN CHING ZHAB KYI DUNG MA
THRO NYER CHÄN DZÉ YI GE HUM GI
RIM PA DÜN PO NAM NI GEM MA

TARA_15_IMG_4234
[15] CHAG TSHÄL DE MA GE MA ZHI MA
NYA NGÄN DÉ ZHI CHÖ YÜL NYI MA
SVAHA OM DANG YANG DAG DÄN PÉ
DIG PA CHEN PO JOM PA NYI MA

TARA_16_IMG_4249
[16] CHAG TSHÄL KÜN NÉ KOR RAB GA WEI
DRA YI LÜ NI NAM PAR GEM MA
YI GE CHU PEI NGAG NI KÖ PEI
RIG PA HUM LÉ DRÖL MA NYI MA

TARA_17_IMG_4251
[17] CHAG TSHÄL TURE ZHAB NI DEB PÉ
HUM GI NAM PEI SA BÖN NYI MA
RI RAB MANDHARA DANG BIG JE
JIG TEN SUM NAM YO WA NYI MA

TARA_18_SM_IMG_4254
[18] CHAG TSHÄL LHA YI TSHO YI NAM PEI
RI DAG TAG CHÄN CHAG NA NAM MA
TARA NYI JÖ PHAT KYI YI GE
DUG NAM MA LÜ PA NI SEL MA

TARA_19_SM_IMG_4257
[19] CHAG TSHÄL LHA YI TSHOG NAM GYÄL PO
LHA DANG MI AM CHI YI TEN MA
KÜN NÉ GO CHA GA WEI JI GYI
TSÖ DANG MI LAM NGÄN PA SEL MA

TARA_20_OK_SM_IMG_4277
[20] CHAG TSHÄL NYI MA DA WA GYÉ PEI
CHÄN NYI PO LA Ö RAB SÄL MA
HARA NYI JÖ TUTTARA YI
SHIN TU DRAG PÖI RIM NÉ SEL MA

TARA_21_SM_IMG_4281
[21] CHAG TSHÄL DE NYI SUM NAM KÖ PÉ
ZHI WEI THÜ DANG YANG DAG DÄN MA
DÖN DANG RO LANG NÖ JIN TSHOG NAM
JOM PA TURE RAB CHOG NYI MA

[22] TSA WEI NGAG KYI TÖ PA DI DANG
CHAG TSHÄL WA NI NYI SHU TSA CHIG

Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn & hình & chú [root text with images & mantras]
  3. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]
Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn & hình & chú [root text with images & mantras]
  3. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]

Trang 5. Tiếng Việt

OM – Tôn Đức Thánh Phật Mẫu Tara con xin kính lạy

TARA_1_IMG_4182
[1] Kính lạy Tara, thần tốc uy hùng,
tia mắt chớp nhoáng như là tia chớp
Đấng Độ Tam Giới trên mặt lệ rơi
trổ thành đóa sen sinh ra Phật bà.

TARA_2_IMG_4187
[2] Kính lạy Tara, trăng tròn mùa thu
trăm vầng đầy đặn trên gương mặt bà.
Hàng vạn thiên hà cùng về hội tụ,
cháy rạng ánh sáng rực rỡ uy nghi.

TARA_3_IMG_4189
[3] Kính lạy Tara, sắc vàng ánh biếc
Trên tay một đóa sen nở trang nghiêm
Bố thí, tinh tấn, khổ hạnh, tịch tĩnh,
an nhẫn, thiền định, là cảnh giới bà.

TARA_4_IMG_4190
[4] Kính lạy Tara, Như lai thắng đảnh,
thiện hạnh của bà hàng vô lượng ma,
viên mãn tất cả hạnh ba la mật,
chỗ nương của khắp con Phật Thế tôn.

TARA_5
[5] Kính lạy Tara, TU-TA-RA, HUM
lấp đầy cõi dục, phương hướng, không gian
chân bà trấn đạp cả bảy thế giới.
nhiếp thọ hữu tình không sót một ai.

TARA_6
[6] Kính lạy Tara. Đế Thiên, Đế Thích,
Hoả Thiên, Phạm Thiên, và Phong Lôi Thiên,
hết lòng hiến cúng. Quỷ thần: khởi thi,
dạ xoa, thát bà, hết lòng tôn vinh.

TARA_7
[7] Kính lạy Tara. TRÊ, PÊ thốt ra
ghiến tan tất cả luân xa huyền thuật.
phải co trái duỗi, chân bà trấn đạp
bừng bừng bốc cháy lửa xoáy muôn trùng.

TARA_-8_IMG_4198
[8] Kính lạy Tara, bậc đại bố úy,
chủng tự TU-RÊ diệt quân hùng ma,
gương mặt đóa sen oai thần phẫn nộ,
quét sạch thù địch không sót một ai.

TARA_9_IMG_4204
[9] Kính lạy Tara. Ngón tay Phật bà
Tam Bảo thủ ấn trang điểm nơi tim.
Bánh xe trang nghiêm khắp mười phương chiếu,
Tự tỏa ánh sáng chói rực bừng bừng.

TARA_10_IMG_4210
[10] Kính lạy Tara, đỉnh đầu tỏa rạng
chuỗi hào quang sáng, rực rỡ tươi vui.
Với TU-TTA-RA, tiếng cười rộn rã
thu phục toàn bộ Ma vương, Thiên vương.

TARA_11_IMG_4223
[11] Kính lạy Tara, chư thần sở tại
đều về qui thuận dưới uy Phật bà.
Cau mày, rung chuyển, với linh tự HUM,
cứu khắp chúng sinh thoát cảnh bần cùng.

TARA_12_IMG_4228
[12] Kính lạy Tara, đỉnh đầu Phật bà
trăng non trang điểm. Bao phẩm trang nghiêm
chói ngời rạng chiếu. Đức Phật Di Đà
từ lọn tóc bà tỏa sáng vô biên.

TARA_13_IMG_4231
[13] Kính lạy Tara, như lửa hoại kiếp
giữa chuỗi lửa rực Phật bà an định
phải duỗi, trái co, niềm vui vây quanh
làm tiêu tan hết đội quân thù địch.

TARA_14_IMG_4232
[14] Kính lạy Tara, Phật bà trấn địa
với bàn tay vỗ và gót chân đạp.
Ánh mắt oai thần và chủng tự HUM,
hết thảy bảy địa bà đều chinh phục.

TARA_15_IMG_4234
[15] Kính lạy Tara, vui, hiền, tịch tĩnh
cảnh giới cứu cánh thanh tịnh niết bàn.
Đầy đủ tất cả Sô-Ha và Ôm
đập tan toàn bộ tà ma đại ác.

TARA_16_IMG_4249
[16] Kính lạy Tara, vây quanh Phật bà
đầy ắp niềm vui tan xác kẻ thù.
Mười âm trang điểm tiếng lời mầu nhiệm,
chữ HUM – trí tuệ phổ độ chúng sinh.

TARA_17_IMG_4251
[17] Kính lạy Tara, chân bà dậm xuống,
tuyên ngôn TU-RÊ. Chủng tự sắc HUM
chấn động ba cõi cùng núi Tu Di,
núi Măn-đa-ra, và Vin-đi-a.

TARA_18_SM_IMG_4254
[18] Kính lạy Tara, như biển hồ thiên
vầng trăng ngọc thỏ trên tay Phật bà.
Với hai TARA và chủng tự PÂY,
hết thảy độc tố đều tiêu tan cả.

TARA_19_SM_IMG_4257
[19] Kính lạy Tara, thiên vương, chư thiên,
và Khẩn Na la đều nương Phật bà.
Giáp bào lộng lẫy, niềm vui tỏa sáng,
phá tan tất cả ác mộng, chấp tranh.

TARA_20_OK_SM_IMG_4277
[20] Kính lạy Tara, đôi mắt nhật nguyệt
tỏa chiếu rạng ngời hào quang rực sáng.
HA-RA hai lần, và TU-TTA-RA,
tiêu tan tất cả tật dịch truyền nhiễm.

TARA_21_SM_IMG_4281
[21] Kính lạy Tara, với tam chân như,
sung mãn năng lực tịch tĩnh tự tại.
Tà ma ác quỉ, dạ xoa, khởi thi,
đập tan hết thảy. TU – RÊ! Tối thắng!

[22] Đây là tiếng lời tán dương bổn chú,
đảnh lễ Tara, đủ hai mươi mốt.


[Nói Lợi Ích]

Ai người có lòng tin đấng bổn tôn, /
rạng đông hoàng hôn / chuyên tâm trì tụng /
tiếng lời rõ ràng / sẽ được hộ trì / lìa mọi sợ hãi, /
sạch mọi ác chướng, / thoát cảnh đọa sinh.

Được bảy trăm vạn / đức Phật Thế Tôn /
sớm truyền quán đảnh, / chóng đạt quả Phật.

Tâm niệm bổn tôn / thì mọi độc tố / kinh hoàng bậc nhất /
từ nơi môi trường / hay từ sinh vật, /
dù ăn, dù uống, / cũng không thể hại. /

Tụng bài pháp này / hai, ba, bảy lần,
Thoát khổ tật dịch, / truyền nhiễm, ngộ độc, //
hay vì chúng sinh.

Cầu con được con, / cầu của được của, /
hết thảy mong cầu / đều được như nguyện, /
không chút chướng ngại / vì mọi chướng ngại / đều đã tịnh yên.

Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn & hình & chú [root text with images & mantras]
  3. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]
Chọn Trang
  1. Cách Tụng & Chánh Văn : [How to Practice & Root Text]
  2. Chánh Văn & hình & chú [root text with images & mantras]
  3. Tạng Văn [Tibetan Script Only]
  4. Tạng Âm [Tibetan Phonetics only]
  5. Tiếng Việt [Vietnamese only]
  6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]

Trang 6. Tài Liệu Hỗ Trợ [Related Materials]

  • Xưng Tán 21 Taras [Praise to the 21 Tara] Văn bản (Tib-Phonetics-Eng-Viet), 28tr., <PDF>
  • ? Luận Giải 21 Taras [21 Tara Praise & Commentaries] (Viet) <WEB>
  • ♬ Nghe tụng 21 Taras:
    • Lab Kyabgon Rinpoche 5’20” (Tib) <MP3>
    • Lama Zopa Rinpoche, 3’00″x3 (Tib) <MP3>
    • Chư Tăng chùa TCI 2’40″x7 (Tib) <MP3>
    • Chư Tăng chùa TCI 1’50″x7 (Tib) <MP3>

 




Milarepa Trăm Ngàn Bài Ca: 1: CÂU CHUYỆN THUNG LŨNG HỒNG THẠCH NGỌC

– Extract from The Hundred Thousand Songs of Milarepa, first story: “The Tale of Red Rock Jewel Valley”
Tác Giả – Author: Milarepa
– Việt ngữ: Hồng Như Việt dịch – Vietnamese only
Điều kiện – Prerequisites: Mọi người đều có thể đọc – Everyone can read

 

Đệ tử đảnh lễ hết thảy chư tôn sư

Có một lần đấng đại hành giả Milarepa về trú tại Ưng Điện nơi Thung Lũng [Hồng Thạch] Ngọc, miên mật thâm nhập chánh định Đại Thủ Ấn. Gặp lúc đói lòng, ngài định nấu chút món ăn, nhưng nhìn lại mới thấy trong động trống trơn không còn gì, không nước, không củi, đừng nói gì đến muối, dầu hay bột. “Xem ra ta đã quá bê bối rồi!” ngài tự nhủ, “phải ra ngoài nhặt ít củi thôi.”

Ngài ra khỏi động. Nhưng vừa mới nhặt được vài nhánh củi khô thì trời bỗng nhiên nổi cơn bão lớn, gió thổi bay cả củi, rách cả y. Ráng níu y lại thì củi bị gió cuốn. Ráng ghì củi lại thì y theo gió bay. Đức Milarepa tự nghĩ, “mặc dù ta hành trì theo Phật pháp và sống nơi hoang tịch đã lâu, thế nhưng ngã chấp vẫn chưa diệt! Ngã chấp không diệt thì tu để làm gì? Gió muốn thổi bay củi cứ thổi, muốn cuốn rách y cứ cuốn!” Nghĩ vậy, ngài không giữ lại nữa. Nhưng vì quá yếu do thiếu ăn nên khi gió lại nổi lên thì ngài không còn đủ sức cầm cự, ngã xuống bất tỉnh.

Đến khi hồi tỉnh, cơn bão đã qua. Cao cao trên đầu nhánh cây hãy còn vạt y rách phất phơ trong gió nhẹ. Thật phù du vô nghĩa làm sao, sự việc trong cõi thế gian này, lòng ngài sâu thẳm ngập tràn nỗi chán ngán sinh tử. Ngài ngồi xuống một tảng đá, thêm một lần nữa, thâu thần nhập định.

Chẳng mấy chốc, một cụm mây trắng nổi lên từ thung lũng Dro Wo xa về hướng Đông. “Dưới áng mây kia là ngôi chùa của Ân Sư, đức Marpa đại dịch giả,” Milarepa thốt lên lời cảm khái, “ngay lúc này đây, sư phụ và sư mẫu hẳn đang truyền quán đảnh và khai thị hành trì cho chư huynh đệ. Đúng là Ân sư đang ở nơi ấy. Nếu bây giờ có thể đến ngay, chắc chắn sẽ được gặp.” Nỗi niềm mong ngóng thiết tha vô bờ dấy lên trong tim đức Milarepa. Hai mắt tràn lệ, ngài cất lời hát lên bài ca “Tưởng Nhớ Ân Sư”:

Khi con nhớ đến Thầy,
đức Marpa từ phụ,
lòng vơi hẳn khổ đau.
Con là kẻ hành khất,
nay kính dâng Ân sư
bài ca thiết tha này.

Trên đầu Thung Lũng Ngọc,
xa xa về hướng Đông,
phiêu diêu cụm mây trắng,
bên dưới, như voi chồm,
có một tòa núi lớn;
cạnh bên, như hổ phóng
thêm chóp núi hiện ra.

Nơi thung lũng Dro-wo,
trong chùa, nơi chánh điện,
có pháp tòa bằng đá.
Vị nào ngự bên trên?
Có phải đó chính là
Marpa đại dịch giả?
Nếu đúng là Ân sư,
lòng con mừng vô hạn.
Dù tôn kính còn thiếu,
con vẫn muốn thấy Thầy.
Dù tín tâm còn yếu,
con vẫn muốn gặp Thầy.
Càng thiền định càng thấy
thiết tha mong ngóng Thầy.

Sư mẫu Dag-mê-ma
có đang ở cạnh bên?
Ơn sư mẫu với con
sâu nặng hơn mẹ hiền.
Nếu bà đang ở đó,
lòng con mừng biết bao.
Dù đường xa vạn dặm,
con vẫn muốn thấy bà.
Dù cheo leo hiểm trở,
con vẫn muốn gặp bà.
Càng thiền quán càng thấy
tâm tưởng nhớ đến Thầy.
Càng thiền định càng thấy
tâm tưởng nhớ Ân sư.

Lòng vui sướng biết bao
nếu được về cùng ngồi.
Thầy có khi đang truyền
đại pháp Hê-vai-ra.
Dù tâm con ngu độn,
con vẫn muốn được học.
Dù tâm đầy vô minh,
con vẫn mong được tụng.
Càng thiền quán càng thấy
tâm tưởng nhớ đến Thầy.
Càng thiền định càng thấy
tâm tưởng nhớ Ân sư.

Giờ này có khi Thầy
đang truyền tứ quán đảnh
của dòng tu nhĩ truyền.
Nếu được về cùng ngồi,
lòng con mừng biết bao.
Dù công đức không đủ,
con vẫn muốn thọ pháp.
Dù nghèo không phẩm cúng,
con vẫn thiết tha mong.
Càng thiền quán càng thấy
tâm tưởng nhớ đến Thầy.
Càng thiền định càng thấy
tâm tưởng nhớ Ân sư.

Giờ này có khi Thầy
đang khai thị hành trì
sáu pháp Naropa.
Nếu được về cùng ngồi,
lòng con mừng biết bao.
Dù tinh tấn còn thiếu,
con vẫn cần được học.
Dù kiên trì không đủ,
con vẫn muốn được tu.
Càng thiền quán càng thấy
tâm tưởng nhớ đến Thầy.
Càng thiền định càng thấy
tâm tưởng nhớ Ân sư.

Huynh đệ từ Weu, Tsang
có thể đang ở đó.
Nếu đúng là như vậy,
lòng con mừng biết bao.
Dù thành tựu thua kém,
con vẫn muốn so tài.
Dù nhờ lòng sâu thẳm
tin tưởng và tôn kính,
con chưa từng xa Thầy,
nhưng bây giờ con đây
mỏi mòn mong gặp mặt.
Nỗi thiết tha ngóng đợi
khiến con như hấp hối.
Nỗi khốn khổ lớn lao
khiến cơ hồ tắt thở.
Nguyện Ân sư tôn quí
xoa dịu cơn đau này.

Đức Milarepa chưa kịp dứt tiếng thì đức tôn quí Jetsun Marpa đã hiện ra trên cụm mây ngũ sắc tựa dãi áo năm màu, diện mục uy nghi, hào quang rực sáng, cưỡi lưng sư tử yên cương lộng lẫy, đến gần đức Milarepa.

“Này Đại Thuật Sĩ, con trai ta ơi,” ngài hỏi, “vì đâu con lại sâu xa xúc động mà gọi ta với lời ca tuyệt vọng như thế? Vì sao vất vả đến thế? Chẳng phải con đã có được niềm tin vững chắc nơi Thầy và nơi Phật hay sao? Hay là ngoại cảnh đã khiến con động niệm ? Hay là tám ngọn gió chướng đã thổi vào trong hang động của con? Phải chăng nỗi lo âu ngóng đợi đã làm con hao mòn nghị lực? Chẳng phải con đã nguyện không ngừng phụng sự đạo sư và Tam Bảo hay sao? Chẳng phải con đã hồi hướng tất cả về cho chúng sinh sáu cõi hay sao? Chẳng phải chính con đã đạt được chứng địa, nơi có thể thanh tịnh nghiệp chướng, tích lũy công đức hay sao? Bất kể vì lý do nào, con phải vững tin rằng Thầy và con không bao giờ phân lìa. Vậy con cứ hãy vì đạo pháp và vì chúng sinh mà tiếp tục tọa thiền.”

Lòng tràn cảm hứng trước linh kiến tươi vui này, đức Milarepa cất tiếng hồi âm:

Diện kiến đức Ân sư,
nghe được tiếng lời Thầy,
con là kẻ hành khất
nghe khí cuộn trong tim.
Nhớ giáo pháp Thầy dạy,
lòng tôn kính dâng đầy.
Lực gia trì của Thầy
từ hòa rót trong con,
Tiêu tan mọi niệm khởi.

Bài ca con thiết tha
“Tưởng Nhớ Đấng Đạo Sư”
hẳn đã đến tai Thầy,
đấng Ân sư tôn quí,
Nhưng sao tâm con vẫn
Còn tăm tối thế này?
Nguyện tôn sư thương xót
che chở dùm cho con!

Lòng tôn kính bất khuất
là phẩm cúng quí nhất
dành dâng hiến Ân sư;
để làm vui lòng Thầy,
hay nhất là nhẫn nại
kiên trì trong pháp hành;
một mình trong hang động
là cách cao quí nhất
phụng sự đà kì ni;
hiến thân cho Diệu Pháp
là việc làm tốt nhất
để phụng sự Phật Pháp;
vậy, trọn đời tu thiền,
gánh vác khổ chúng sinh.
Biết quí bệnh và chết,
đây là lực gia trì
nhờ đó tịnh ác nghiệp.
Khước từ thực phẩm cấm
sẽ giúp ta đạt được
thành tựu và giác ngộ.
Để đền ơn từ phụ
con xin luôn miên mật
hết thiền rồi lại thiền.

Lạy bổn sư của con
nguyện xin Thầy giữ gìn
Cho kẻ hành khất này
vững trú nơi thanh tịnh.

Lòng đầy sảng khoái, đức Milarepa sửa y áo và ôm nhúm củi quay về hang động. Về đến nơi, ngài giật mình thấy trong hang có năm con quỉ Ấn, mắt to bằng cái chén. Một con ngồi trên giường thuyết pháp, hai con ngồi nghe pháp, một con đang nấu nướng để cúng dường thực phẩm, và một con nữa đang mở sách đọc.

Định thần lại, đức Milarepa tự nghĩ, “đây chắc là do chư hộ thần sở tại biến hiện mà có, họ bất mãn với ta chăng? Mặc dù ta ở đây đã lâu, nhưng chưa từng thí thực hay ngợi khen gì họ cả.” Nghĩ vậy ngài cất tiếng hát bài “Xưng Tán Ca dành cho chư Hộ Thần tại Thung Lũng Hồng Thạch Ngọc”

Nơi lan nhã này,
lều của tôi đây,
là nơi khiến cho
chư Phật hoan hỉ,
là nơi trú của
chư thành tựu giả,
và cũng là nơi
tôi ở một mình.

Trên đầu thung lũng
Hồng Thạch Ngọc này,
Mây trắng dịu bay,
Bên dưới sông Tsang
êm đềm cuộn chảy,
ở giữa đất trời
chim soải cánh bay

Ong mật vo ve
trong lòng nhụy hoa
say trong hương ngọt;
chim muông sà lượn
trên những nhánh cây,
rót đầy không gian
bài ca thánh thót.

Ở trong thung lũng
Hồng Thạch Ngọc này,
chim sẻ tập bay,
khỉ vượn chuyền, nhảy,
thú rừng rượt đuổi,
còn tôi ngồi tu
hai tâm bồ đề
vui cùng pháp định.

Hết thảy quỉ ma,
loài không phải người,
đều là bạn của
Milarepa.
Xin mời uống nước
cam lồ từ bi
thỏa thuê rồi hãy
quay về trú xứ.

Nhưng mấy con quỉ Ấn không biến mất mà lại trợn mắt nhìn đức Milarepa. Hai con tiến tới, một con nhăn mặt cắn môi dưới, con kia nghiến răng rùng rợn. Con thứ ba đến phía sau lưng, nở rộ tràng cười tinh quái rồi hét lớn, chúng làm đủ bộ dạng và hành động quái gỡ, chỉ muốn làm cho đức Milarepa phải kinh sợ.

Đức Milarepa biết rõ ý đồ của bọn chúng nên ngài bắt đầu tác pháp Phật Hung Nộ đầy oai lực. Chúng vẫn không đi. Ngài lại thuyết về tâm đại bi cho chúng nghe; chúng vẫn ở lì.

Rốt lại, đức Milarepa bảo rằng: “nhờ ơn đức Marpa mà ta đã chứng biết vạn pháp đều do tâm, ngay chính tâm này cũng là không. Vậy những thứ kia liệu có ích gì. Lại từ cảnh giới bên ngoài mà tìm cách dẹp tà ma quấy nhiễu, chẳng phải đã quá ngu xuẩn hay sao!

Nói vậy rồi, ngài hiên ngang cất tiếng hát bài “Chứng Đạo Ca”:

Bổn sư Từ phụ
hàng phục Tứ ma,
đệ tử kính lễ
Marpa dịch giả.

Ta, như ngươi thấy
là người có tên,
là con trai của
Darsen Gharmo,
vua sư tử tuyết.
Nằm trong lòng thai,
dưỡng ba khí đạo.
Đương tuổi ấu thời,
ta ngủ trong nôi.
Đương tuổi thiếu thời,
ta nhìn bậu cửa.
Đương tuổi trưởng thành,
trú ở núi cao.
Cho dù núi tuyết
bão tố kinh hoàng,
ta vẫn không sợ.
Cho dù vực thẳm
cheo leo hiểm trở,
ta vẫn không lo.

Ta, như ngươi thấy,
là người có tên,
là con trai của
chim kim sí điểu
vua của loài chim.
Nằm trong lòng trứng,
dưỡng đủ lông cánh.
Đương tuổi ấu thời,
ta ngủ trong nôi;
đương tuổi thiếu thời,
ta nhìn bậu cửa;
đương tuổi trưởng thành,
lượn giữa trời cao.
Cho dù bầu trời
bao la cao rộng,
ta vẫn không sợ.
Cho dù đường bay
dốc đứng nhỏ hẹp,
ta vẫn không lo.

Ta, như ngươi thấy,
là người có tên,
là con trai của
Nya Chen Yor Mo,
vua của loài cá.
Từ trong lòng thai,
tròn đôi mắt vàng.
Đương tuổi ấu thời,
ta ngủ trong nôi.
Đương tuổi thiếu thời,
ta siêng tập bơi.
Đương tuổi trưởng thành,
vẫy vùng biển rộng.
Cho dù phong ba
sóng gầm điện chớp,
ta vẫn không sợ.
Cho dù lưỡi câu
kín giăng mọi nẻo,
ta vẫn không lo.

Ta, như ngươi thấy,
là người có tên,
là con trai của
tổ sư truyền thừa
dòng tu Kagyu.
Từ trong lòng thai,
ta dưỡng tín tâm.
Đương tuổi ấu thời,
bước vào cửa Pháp.
Đương tuổi thiếu thời,
học tập pháp Phật.
Đương tuổi trưởng thành,
một mình trong hang.
Cho dù tà ma,
quỉ dữ trăm vạn,
ta vẫn không sợ.

Móng sư tử tuyết
đâu thể cóng lạnh,
bằng không sao gọi
là sư tử vương,
Đầy đủ tất cả
ba lực tuyệt hảo!

Cánh kim sí điểu
đâu thể nào rơi!
Bằng không chẳng phải
là điều phi lý?

Khối thép tinh luyện
đâu thể dùng đá
để mà đập vỡ,
bằng không phí công
luyện sắt làm gì!

Ta là Mila,
không sợ tà ma
chẳng sợ ác quỉ.
Nếu như ma quỹ
có thể khiến cho
Mila hoảng sợ,
vậy thì chứng đắc
giác ngộ làm gì?

Này ma này quỉ
thù hận Diệu Pháp,
hôm nay ta xin
hoan hỉ đón mời.
Hãy ở lại đây,
đừng vội ra về,
cùng ta thảo luận
cùng mở cuộc chơi.
Muốn đi cũng hãy,
nán lại đêm nay.
Hãy cùng nhau lấy
pháp trắng pháp đen
mang ra chọi thử
xem phe nào thắng.
Trước khi đến đây
chúng bây đã nguyện
phá ta cho được,
thật là nhục nhã
nếu việc chưa thành
đã vội tháo lui.

Đức Milarepa vươn dậy đầy tự tín, xông thẳng vào đám ma quỉ trong hang. Kinh hãi, chúng co rúm lại, mắt trợn tuyệt vọng, thân run lẩy bẩy. Rồi cuộn lại với nhau như dòng nước xoáy, chúng nhập lại làm một rồi biến mất.

“Đây là Quỉ Vương, Vinayaka Kẻ Gây Ác Chướng, đến tìm cơ hội để gieo tai họa, “ đức Milarepa tự nghĩ. “Cơn bão cũng vậy, nhất định là do hắn tạo nên. Nhờ lòng từ ái của Ân sư mà tà ma không ám hại được ta.”
Sau việc này, đức Milarepa tu tập tiến bộ vượt bực.

Đây là câu chuyện quỉ Vương Vinayaka tấn công; câu chuyện này có ba tầng ý nghĩa khác nhau, và vì vậy mà câu chuyện này có tên gọi là “Sáu Cách Tưởng Nhớ Ân Sư,” cũng gọi là “Câu Chuyện Thung Lũng Hồng Thạch Ngọc”, hay là “Câu Chuyện Milarepa Nhặt Củi.”

hồng như chuyển việt ngữ, 2013




Geshe Dawa giảng về LAMA TSONGKHAPA ĐẠO SƯ DU GIÀ (đánh máy)

Geshe Dawa giảng về Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Đâu Xuất Tịnh Độ – Ganden Lha Gyama – pháp đạo sư du già Lama Tông Khách Ba
Thể loại:
Đánh máy bài giảng
– Ngôn ngữ:
Việt
– Việt ngữ: Hồng Như
Điều kiện – Prerequisites: Mọi người đều có thể đọc và hành trì – Everyone can read and practice
  • Hạ Tải – Download: [ PDF Chánh Văn – Root text  Eng-Vi-Tib]
  • Nghe giảng – Teachings (Tib-Eng-Vi): Geshe Thubten Dawa giảng và hướng dẫn phương pháp hành trì pháp Ganden Lha Gyama – Đây là pháp Đạo Sư Du Già với đức Lama Tông Khách Ba là đấng bổn sư. Bài giảng tiếng Tạng, dịch Anh ngữ và Việt ngữ
    Geshe Thubten Dawa teachings and instructions on the practice of Ganden Lha Gyama – This is Guru Yoga practice with Lama Tsongkhapa as the root guru.
    [ MP3 – Geshe Thubten Dawa: Ganden Lha Gyama ]
  • Đánh Máy – Transcript: 

    • ngày 1
    • ngày 2
    • ngày 3 [chưa có]
    • ngày 4 [chưa có]
    • ngày 5 [chưa có]


TRĂM ĐẤNG HỘ PHẬT CÕI TỊNH ĐỘ ĐÂU SUẤT / GANDEN LHA GYAMA
Geshe Thubten Dawa thuyết giảng
Địa điểm: 1 Cairo Avenue, Padstow NSW 2211 –Australia
Dịch Việt ngữ: Hồng Như Thubten Munsel

Ngày 1 – thứ Bảy 8/5/2010

Giới Thiệu

Theo lời thỉnh cầu của chư đệ tử, Thầy sẽ bắt đầu giảng về bài pháp được gọi là “Trăm Đấng Bổn Tôn cõi Tịnh Độ Đâu Xuất”, và chúng ta cũng sẽ cùng Thầy hành trì bài pháp này chứ không chỉ nghe giảng.

Khi chúng ta tụng bài pháp này, đó đã là hành trì, hay khi quán niệm về ý nghĩa của từng câu, đó cũng là một cách hành trì, tuy vậy pháp hành này cũng có thể rất thâm sâu. Vậy khi chúng ta tụng bài Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Tịnh Độ Đâu Xuất, đồng thời phải chiêm nghiệm và thiền quán về ý nghĩa lời kệ.

Để pháp hành hàng ngày của mình trở nên đầy đủ trọn vẹn, người tu cần tu pháp Đạo Sư Du Già, là pháp tu rất quan trọng, rồi hành trì pháp du già của vị bổn tôn của mình, rồi tu pháp hiển tông, bao gồm pháp bảy hạnh Phổ Hiền, và rồi quan trọng cuối thời công phu cần hồi hướng tất cả công đức có được nhờ hành trì.

Pháp tu dòng Nyingma có nói về ba gốc của pháp hành: thứ nhất là pháp Đạo Sư Du Già, quán tưởng, thiền quán về vị bổn sư của mình; thứ hai là Bổn Tôn Du Già, pháp tu về đấng bổn tôn của mình, và thứ ba là pháp hành hộ pháp. Thầy nói rằng mặc dù bốn tông phái Nyingma, Kagyu, Sakya và Gelug có những vị bổn sư, bổn tôn và hộ pháp khác nhau, nhưng phương pháp tu thì đều giống nhau cả. Nói về pháp Đạo Sư Du Già thì dòng Gelugpa (là dòng pháp của Thầy) lấy đức Tông Khách Ba làm đấng bổn sư. Tu theo dòng Nyingma thì bổn sư là ngài Guru Rinpoche (đức Liên Hoa Sanh). Tu theo dòng Kagyu thì bổn sư có thể là ngài Milarepa. Chi tiết có khác nhưng nội dung và phương pháp tu đều như nhau.

Pháp Đạo Sư Du Già có hai loại, thuộc hệ hiển pháp hay mật pháp. “Trăm Đấng Bổn Tôn cõi Tịnh Độ Đâu Xuất” ở bước khởi đầu là hiển pháp, nhưng không nhất thiết, pháp này cũng có thể dẫn chúng ta thâm nhập hệ mật pháp của Đạo Sư Du Già, vô cùng thâm sâu.

Cho người tu dòng Gelug thì bậc đạo sư chính là Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug), nên pháp Đạo Sư Du Già ở đây là pháp Đạo Sư Du Già Lama Tông Khách Ba. Chắc quí vị cũng đã nghe qua về thiện đức của ngài. Lama Tông Khách Ba là bậc đại học giả, đại thiền giả, đại hành giả du già. Ngài mang đủ mọi tánh đức, trí tuệ của ngài không chỉ là hiểu biết kiến thức mà còn là kinh nghiệm chứng ngộ. Ba loại tánh đức ngài đều có đủ: tôn quí, thông tuệ và từ bi. Sử liệu về cuộc cuộc đời của đức Lama Tông Khách Ba tóm tắt ngắn gọn như sau: đoạn đầu học hỏi thọ pháp rộng rãi từ nhiều bậc Đạo sư; đoạn giữa thấy được mọi pháp đã học đã nghe đều là pháp hành, mọi kinh điển luận điển Phật dạy đều là để hành trì; đoạn cuối, áp dụng tất cả những gì đã học thành pháp hành, miên mật ngày đêm không gián đoạn, không bao giờ ngừng tu tập, hành trì và hồi hướng về cho tất cả chúng sinh. Vậy ngài Tông Khách Ba có ba thiện đức chính: một là thông tuệ đa văn; hai là vô cùng tôn quý; và ba là từ bi vô lượng. Nói rằng ngài vô cùng tôn quý và từ bi vô lượng để thấy rằng trí tuệ của đức Tông Khách Ba không phải chỉ là kiến thức suông mà là thành tựu đến từ công phu tu tập hành trì. Vậy ngài đã học, tu và chứng, (văn, tư và tu), chứng ngộ rồi ngài hoằng pháp rộng rãi trên lĩnh vực hiển pháp, rồi ngài cũng học rất rộng, tu rất sâu, chứng ngộ và hoằng pháp rộng rãi trên phương diện mật pháp. Cuộc đời đức Lama Tông Khách Ba bao gồm mọi khía cạnh của hiển và mật, hoằng pháp sâu xa và rộng rãi.

Vậy nếu muốn tu pháp Đạo Sư Du Già, pháp tu về đấng đạo sư của mình, thì điểm quan trọng trước nhất là phải biết đạo sư của mình là ai. Cần phải chọn một đấng bổn sư để hành trì pháp Đạo sư Du Già này. Bổn sư mà chúng ta chọn phải là một vị đạo sư đầy đủ mọi tánh hạnh, mọi chứng ngộ, có vậy pháp hành mới có kết quả. Lama Tông Khách Ba là một trong những bậc đại đạo sư đầy đủ mọi tánh hạnh, rất xứng đáng để chọn làm đấng bổn sư. Ngài đã viên thành biển rộng hiển pháp, mật pháp. Vì vậy chọn Lama Tông Khách Ba để tu pháp Đạo Sư Du Già là sự lựa chọn rất an toàn. Ngài hiện đang ngự cõi Tịnh Độ Đâu Xuất, nếu dịch sát nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì được gọi là cõi Hỷ Lạc.

Các Bước Thực Hành

1. Thỉnh Đạo sư về trước mặt

Chúng ta bắt đầu pháp hành này, đọc câu tụng đầu tiên trong bài pháp “Trăm Đấng Bổn Tôn cõi Tịnh Độ Đâu Xuất”:

(6.1) Trên cụm mây sáng chứa mưa, / tựa đồi sữa trắng tươi thanh mát,
Hiện từ tim đấng Pháp chủ đứng đầu / chư Hộ Phật cõi Đâu Xuất Tịnh Độ,/
là đấng Pháp Vương Toàn Giác Lozang Dragpa, / cùng hai bậc trưởng tử,/
Chúng con khẩn xin các ngài từ bi giá lâm đạo tràng.

Đấng pháp chủ của cõi Đâu Xuất Tịnh Độ nói ở đây là đức Phật Di Lạc. Đức Di Lạc trong cõi Đâu Xuất Tịnh Độ cũng giống như đức Thích Ca trong cõi của chúng ta đây. Ở cõi Đâu Xuất Tịnh Độ, Phật Di Lạc tượng trưng cho Phật Thích Ca. Khi tu pháp Đạo Sư Du Già này, đầu tiên cần cung thỉnh Đạo sư về trước mặt của chúng ta. Để cung thỉnh Lama Tông Khách Ba, chúng ta hướng về trú xứ của ngài là cõi Đâu Xuất, quán tưởng một biển mây sáng, tương tự như sữa hay sữa chua, hiện ra từ tim đức Di Lạc, trên đó là ngài Tông Khách Ba cùng hai vị trưởng tử, là nhị đại đệ tử của Lama Tông Khách Ba. Hướng về đó để cung thỉnh chư vị về phía trước mặt của mình. Quán tưởng như vậy khi đọc câu 6.1. Vì sao thỉnh đức Lama Tông Khách Ba về phía trước mặt? Để tích lũy công đức và sám hối nghiệp chướng của chính mình.

2. Hành Trì Bảy Hạnh Phổ Hiền bằng Chỉ và Quán

Cung thỉnh đức Tông Khách Ba về hiện phía trước mặt rồi, tiếp theo chúng ta hành trì Bảy Hạnh Phổ Hiền.

Chánh văn câu 6.2 nói rằng:

(6.2) Ở nơi khoảng trời / trước mặt con đây, / trên tòa sư tử, / hai tòa sen, nguyệt, /
là đấng đạo sư / môi cười từ hòa / sáng tươi rạng tỏa. / Thầy là ruộng phước / giúp cho chúng con / tín tâm tròn đầy / tích tụ công đức. / Chúng con khẩn xin / đạo sư trụ thế / thêm trăm đại kiếp / để cho giáo pháp / hưng thịnh lâu dài.

Như vậy, quán tưởng Lama Tông Khách Ba ngồi trên một pháp tòa tươi đẹp với đài sen và đài mặt trăng; môi cười từ hòa. Hướng về đức Tông Khách Ba phía trước mặt như vậy để mà thỉnh ngài đừng nhập Niết Bàn. Thỉnh đạo sư trụ thế, đừng nhập Niết Bàn, đó là một trong bảy Hạnh Phổ Hiền. Tiếp theo là hạnh tán dương và đảnh lễ đức Tông Khách Ba với câu 6.3. Ở đây, lời tán dương nói về tất cả những tánh hạnh, thiện đức của Thân, Khẩu và Ý của Lama Tông Khách Ba. Về Ý, chánh văn nói rằng:

Tâm Thầy bao trùm / tất cả những gì / có thể biết được

Trí thông tuệ của Lama Tông Khách Ba bao trùm tất cả đối cảnh mà trí có thể biết. Về Khẩu, chánh văn nói rằng:

Lời Thầy khéo léo / minh giải kinh luận, / là trang sức quí / dành cho đôi tai / của kẻ thiện duyên

Câu này nói về Khẩu của Lama Tông Khách Ba. Về thân, chánh văn nói rằng:

Thân Thầy đẹp ngời / hồng danh rạng tỏa.

Tiếp theo chúng ta hướng về đức Tông Khách Ba như vậy, đọc rằng:

Xin kính lạy Thầy / đấng rất xứng đáng / cho chúng con nhìn / nghe và niệm tưởng.

Hành trì hạnh đảnh lễ tán dương: chúng ta lạy đức Lama Tông Khách Ba ở phía trước mặt. Vì những tánh hạnh thiện đức vượt bậc của ngài, chỉ cần nghe nhắc đến ngài, nhớ nghĩ đến ngài, là cuộc sống của chúng ta đã trở nên vô cùng có ý nghĩa rồi. Hạnh Phổ Hiền tán dương và đảnh lễ là như vậy.

Chúng ta đang xem tới phần Bảy Hạnh Phổ Hiền trong pháp tu Đạo Sư Du Già của đức Lama Tông Khách Ba. Bảy Hạnh Phổ Hiền gồm đủ hai phần: 1/ để tích tụ phước trí, và 2/ để thanh tịnh nghiệp chướng. Khi tu tập và hành trì, quan trọng nhất ở bước đầu là cần tích lũy phước và trí, sau đó phải thanh tịnh nghiệp chướng của mình. Hành trì Bảy Hạnh Phổ Hiền là đầy đủ tất cả, có thể giúp chúng ta hoàn thành hai mục tiêu này. Bảy Hạnh Phổ Hiền là: 1/ tán dương, đảnh lễ, 2/ cúng dường, 3/ sám hối, 4/ tùy hỉ công đức, 5/ thỉnh Phật trụ thế, đừng nhập Niết Bàn, 6/ thỉnh chuyển pháp luân, 7/ hồi hướng công đức. Để hành trì Bảy Hạnh Phổ Hiền này, Thầy dạy chúng ta truớc tiên thỉnh Lama Tông Khách Ba hiện ra ở phía trước mặt. Đối trước đức Tông Khách Ba -là bổn sư của mình-, để thực hành Bảy Hạnh Phổ Hiền.

Tu Bảy Hạnh Phổ Hiền như vậy là gồm cả hai phần quán và chỉ. Lúc đầu hãy nhấn mạnh phần quán trước: hành trì bảy hạnh này theo tuần tự, quán niệm về từng điểm một, rồi sau đó tu thiền chỉ sau: lấy hình ảnh của Lama Tông Khách Ba làm đề mục thiền chỉ để trú tâm nơi đó. Vậy pháp tu này gồm cả hai phần: chỉ và quán. Chúng ta có thể chọn, hoặc nhấn mạnh phần quán trước rồi tu chỉ sau, hoặc là ngay từ lúc đầu tu chỉ trước rồi phần sau mới tu quán. Với mức độ của chúng ta, chia ra làm hai phần như vậy sẽ dễ hơn. Nếu chọn quán trước chỉ sau, thì chúng ta tuần tự quán về Bảy Hạnh Phổ Hiền này. Đối trước Lama Tông Khách Ba, quán từng hạnh một, theo tuần tự, mỗi hạnh Phổ Hiền sẽ giúp điều trị một loại phiền não hay nhiễm tâm, ví dụ hạnh tán dương đảnh lễ, ở đây là tán dương đảnh lễ ngài Tông Khách Ba, pháp này sẽ giúp chúng ta trị tâm kiêu mạn của mình; cúng dường là để trị tâm keo bẩn; thỉnh chuyển pháp luân để trị ác nghiệp, ác chướng đối với sư phụ của mình: trong các thời quá khứ nếu có từng phạm lầm lỗi với sư phụ, bây giờ thỉnh chuyển pháp luân sẽ giúp thanh tịnh loại nghiệp chướng này; tùy hỉ công đức để trị lòng ganh ghen; thỉnh đạo sư trụ thế để trị yểu mệnh, giúp sống đời trường thọ; v.v… Vậy mỗi Hạnh Phổ Hiền sẽ giúp chúng ta thành tựu một ưu điểm trên đường tu và nhằm trị một loại nhiễm tâm, lầm lỗi, ác nghiệp của mình. Hành trì đủ Bảy Hạnh Phổ Hiền sẽ giúp cho chúng ta tích lũy phước đức, thanh tịnh nghiệp chướng.

Đồng thời, Thầy dạy rằng khi thỉnh đức Tông Khách Ba hiện ra ở phía trước mặt như vậy, chúng ta phải đồng thời giữ ý thức về tánh không. Khi hành trì mỗi hạnh trong Bảy hạnh Phổ Hiền, đều hành trì trong sự nhớ nghĩ về tánh không, biết rằng người làm, việc làm và đối tượng, cả ba điều đều không lìa tánh không. Ý thức về tánh không như vậy sẽ giúp chúng ta tích lũy phần trí tuệ. Phước đức là nhân tố giúp chúng ta đạt sắc thân Phật, còn trí tuệ là nhân tố giúp chúng ta đạt pháp thân Phật. Vì vậy mà nói pháp hành này rất đầy đủ, gồm cả hai pháp thiền là chỉ và quán, gồm cả hai tích lũy là phước đức và trí tuệ. Thầy nói lúc đầu chúng ta quán về Lama Tông Khách Ba, nhớ nghĩ đến tất cả những thiện đức của ngài, từ từ sẽ phát khởi niềm tin tưởng trong sáng nơi đạo sư Tông Khách Ba, và thấy được đạo sư chính là đức Phật. Nhờ chiêm nghiệm, quán tưởng về thiện đức của đạo sư, từ đó khởi tín tâm trong sáng nơi đạo sư, thấy được đạo sư chính là Phật, đây chính là cốt tủy của pháp Đạo Sư Du Già.

Nếu muốn tu định, chúng ta có thể chọn Lama Tông Khách Ba làm đề mục thiền chỉ. Có thể lấy một hình tượng về đức Tông Khách Ba, ghi nhớ hình ảnh đó, đến khi nào có thể mường tượng thấy được hình ảnh của ngài trong tâm thì lấy đó làm đề mục thiền chỉ. Khi tu thiền chỉ như vậy, Thầy nhắc chúng ta phải nhớ thế ngồi Bảy điểm Kim Cang: đầu, chân, tay, lưng, vai, môi-răng và mắt phải như thế nào. Thầy đã giảng phần này ở những nơi khác, không cần lặp lại ở đây. Thầy nói khi chúng ta quán tưởng hình ảnh của đức Tông Khách Ba như vậy, quán tưởng to cỡ nào thì giữ nguyên cỡ đó, đừng để to ra hay nhỏ lại, hãy giữ nguyên. Thấy màu sắc thế nào, to cỡ bao nhiêu, cứ hãy giữ nguyên như vậy. Điều quan trọng là phải có niềm tin mãnh liệt nơi đức Tông Khách Ba. Thầy nói nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ về lòng từ bi và thiện đức của bổn sư, nếu có thể cảm nhận lòng từ bi của bổn sư, ở đây là Lama Tông Khách Ba, còn từ bi với chúng ta hơn cả Phật, từ đó sẽ rất dễ dàng có thể thấy được bổn sư chính là Phật.

Thầy dạy khi thiền chỉ mà hình ảnh không rõ, mờ mịt như lúc mới ngủ dậy, thì đừng nên cố gắng quá độ, cứ để tự nhiên, từ từ hình sẽ rõ hơn. Nếu tâm bị xáo trộn, chúng ta có thể ngưng và thực hành pháp thở chín vòng hô hấp: ba vòng hít lỗ mũi này thở ra lỗ mũi kia, ba vòng hít lỗ mũi kia thở ra lỗ mũi này rồi ba vòng hít vào và thở ra cả hai lỗ mũi. Làm chín vòng hô hấp như vậy sẽ giúp tâm quân bình trở lại. Tâm quân bình rồi mới có thể định tâm được dễ dàng hơn. Tu chỉ rồi, sau đó hành trì bảy hạnh Phổ Hiền. Như vậy, chúng ta có thể hoặc tu quán trước rồi tu chỉ sau, hoặc tu chỉ trước rồi tu quán sau.

Điểm quan trọng nhất khi tu pháp này là cần phải thấy được đấng bổn sư trong pháp Đạo Sư Du Già chính là Phật. Muốn có được cái tâm thấy như vậy, chúng ta cần tìm hiểu thêm về đấng bổn sư của mình, đọc tiểu sử, đặc biệt là đọc những tiểu sử kín mật nói về những thiện đức phi thường của đấng bổn sư của mình, phát sinh được lòng tin tưởng trong sáng nơi đấng bổn sư, từ đó có thể dễ dàng thấy bổn sư chính là Phật. Với cái thấy như vậy hành trì pháp tu này mới có kết quả.

Tuần sau Thầy sẽ hướng dẫn thiền chỉ và thiền quán về Lama Tông Khách Ba, cùng với Bảy Hạnh Phổ Hiền. Chánh văn bắt đầu từ các đoạn 6.1, 6.2 … rất là đơn giản. Thầy khuyên chúng ta về đọc trước, học trước, nếu thuộc lòng được thì tốt, sau đó tới trung tâm Thầy sẽ hướng dẫn chúng ta hành thiền.

[hết ngày 1]


  • Hạ Tải – Download: [ PDF Chánh Văn – Root text  Eng-Vi-Tib]
  • Nghe giảng – Teachings (Tib-Eng-Vi): Geshe Thubten Dawa giảng và hướng dẫn phương pháp hành trì pháp Ganden Lha Gyama – Đây là pháp Đạo Sư Du Già với đức Lama Tông Khách Ba là đấng bổn sư. Bài giảng tiếng Tạng, dịch Anh ngữ và Việt ngữ
    Geshe Thubten Dawa teachings and instructions on the practice of Ganden Lha Gyama – This is Guru Yoga practice with Lama Tsongkhapa as the root guru.
    [ MP3 – Geshe Thubten Dawa: Ganden Lha Gyama ]
  • Đánh Máy – Transcript: 

    • ngày 1
    • ngày 2
    • ngày 3 [chưa có]
    • ngày 4 [chưa có]
    • ngày 5 [chưa có]

TRĂM ĐẤNG HỘ PHẬT CÕI TỊNH ĐỘ ĐÂU SUẤT / GANDEN LHA GYAMA
Geshe Thubten Dawa thuyết giảng
Địa điểm: 1 Cairo Avenue, Padstow NSW 2211 –Australia
Dịch Việt ngữ: Hồng Như Thubten Munsel

Ngày 2 – thứ Bảy 15/5/2010

Thỉnh Đạo sư

Tuần trước chúng ta đã xem sơ lược về pháp tu của bài pháp thỉnh nguyện Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Tịnh Độ Đâu Xuất, cùng Thầy xem 2 đoạn đầu của bài pháp này. Chánh văn bắt đầu từ đoạn số 6. Chúng ta đã cùng Thầy xem câu số 1 và câu số 2. Câu số 1 là:

(6.1) Trên cụm mây sáng chứa mưa,
Tựa đồi sữa trắng tươi thanh mát,
Hiện từ tim đấng Pháp chủ đứng đầu
Chư Bổn Tôn cõi Đâu Xuất Tịnh Độ, 
Là đấng Pháp Vương Toàn Giác Lozang Dragpa, cùng hai bậc trưởng tử,
Chúng con khẩn xin / các ngài từ bi / giá lâm đạo tràng.

Đây là lời thỉnh đức Lama Tông Khách Ba cùng với hai vị đại đệ tử về trước mặt của chúng ta. Thỉnh đức Tông Khách Ba về trước mặt rồi, chúng ta đọc tiếp câu thứ 2 để thỉnh đức Tông Khách Ba đừng nhập Niết Bàn:

(6.2) Ở nơi khoảng trời /
trước mặt con đây, /
trên tòa sư tử, /
hai tòa sen, nguyệt, /
là đấng đạo sư /
môi cười từ hòa /
sáng tươi rạng tỏa. /
Thầy là ruộng phước /
giúp cho chúng con /
tín tâm tròn đầy /
tích tụ công đức.
Chúng con khẩn xin /
đạo sư trụ thế /
thêm trăm đại kiếp /
để cho giáo pháp /
hưng thịnh lâu dài.

Khi cất lời thỉnh mời đức Tông Khách Ba cùng hai vị đại đệ tử về, chúng ta hãy quán tưởng có một tòa sư tử thật đẹp, trên đó có đài sen và đài mặt trăng. Đức Tông Khách Ba ngồi bên trên, chúng ta tưởng tượng ngài mỉm cười, nụ cười vô cùng từ hòa. Ngài về trước mặt chúng ta như vậy là để giúp chúng ta tích lũy công đức, vì vậy hãy đối trước đức Tông Khách Ba với lòng tin tưởng thật tròn đầy để hành trì Bảy hạnh Phổ Hiền.

Hạnh thứ nhất là thỉnh đạo sư trụ thế không nhập Niết Bàn ở câu số 6.2.

Thế Ngồi 7 Điểm Kim Cang

Thầy dạy khi tu phải để ý tới thế ngồi của mình, điều này rất quan trọng. Chúng ta có thể dùng pháp tu này để tu chỉ và quán. Bất kể tu theo pháp nào cũng cần phải chú ý tới thế ngồi bảy điểm kim cang, Thầy đã nhiều lần giải thích về thế ngồi này. Một, chân xếp thế kiết già. Hai, tay bắt ấn tam muội: tay trái đặt ở dưới, tay phải đặt phía trên, đầu hai ngón cái chạm vào nhau. Ba, lưng thẳng như mũi tên. Bốn, đầu hơi nghiêng về phía trước. Năm: mắt nhìn vào khoảng không xuôi theo chóp mũi; sáu, đầu lưỡi chạm chân răng, làm như vậy sẽ giúp chúng ta khi ngồi lâu thứ nhất là không ra nhiều nước miếng, thứ hai là không bị khát nước. Môi và răng để trong thế tự nhiên và bảy, hai vai để cân bằng một cách tự nhiên. Thế ngồi 7 điểm kim cang này sẽ giúp cho chúng ta có thể ngồi thiền trong một thời gian dài mà không đau, không mỏi. Thế ngồi cực kỳ quan trọng, cần chú tâm điểm này.

Sau đó, ngồi thế kiết già rồi, chúng ta hành trì chín vòng hô hấp. Đó là: 3 lần hít vào lỗ mũi bên phải và thở ra bằng lỗ mũi bên trái, 3 lần tiếp theo hít vào lỗ mũi bên trái, thở ra bằng lỗ mũi bên phải và 3 lần cuối hít vào và thở ra bằng cả hai lỗ mũi. Pháp hô hấp chín vòng này sẽ giúp thân và tâm an định trở lại, đưa tâm về trạng thái trung tính, nhờ đó có thể dễ dàng phát triển tâm thiện.

Thiền Chỉ

Sau khi ổn định thế ngồi, đưa tâm về trạng thái trung tính rồi, chúng ta có thể bắt đầu tu chỉ để tăng định lực. Thỉnh đức Tông Khách Ba về phía trước mặt, chọn đức Tông Khách Ba làm đề mục nhiếp tâm, giữ hình ảnh ngài trong tâm, càng rõ càng tốt. Mới đầu có thể chỉ được một lúc rất ngắn ngủi, dần dần nhờ tu chỉ sẽ có thể tăng thời gian giữ hình ảnh này trong tâm, càng lúc càng lâu hơn, định lực sẽ theo đó tăng dần. Thầy nói ban đầu có thể hình ảnh không rõ, điều này không quan trọng, cứ hãy tiếp tục kiên trì, càng lúc càng quen, hình ảnh sẽ càng lúc càng rõ hơn lên. Khi tâm an định hơn, tỉnh táo hơn, hình ảnh sẽ hiện rõ. Khi tâm khuấy động, mất hình ảnh, chúng ta cần nâng cao tỉnh giác, mang hình ảnh về lại trong tâm, lấy hình ảnh đức Tông Khách Ba trong tâm mình làm đề mục tu chỉ.

Bao giờ có thể thấy được Lama Tông Khách Ba ở trong tâm, giữ được hình ảnh này một cách rõ ràng, hiển hiện và không mất đi, không sao lãng trong một thời gian dài từ 2-3 tiếng, khi ấy có thể nói rằng chúng ta đã đạt định về pháp tu của đức Tông Khách Ba này. Tu chỉ là như vậy, nhiếp tâm trong hình ảnh này, giữ hình ảnh rõ ràng, không chao động.

Ngoài chỉ quán ra, còn một cách hành trì khác, đó là đọc bài pháp này và quán niệm ý nghĩa sơ lược của bài pháp. Giống như khi chúng ta ngồi trên máy bay nhìn một vòng quanh nước Úc, không thực sự tìm hiểu tận tường. Tương tự như vậy, chúng ta có thể đọc xuôi theo lời văn của bài pháp, hiểu ý nghĩa từng câu nhưng không quán, cũng không tu chỉ, như vậy gọi là quán nghĩa sơ lược (glance meditation). Còn nếu vừa đọc vừa quán ý nghĩa của từng câu, để ý nghĩa hiện ra rõ ràng trong tâm, như vậy là phần tu quán.

Pháp tu ta đang học đây là pháp Đạo Sư Du Già của Lama Tông Khách Ba. Đạo Sư Du Già có nhiều mức độ khác nhau. Có thể chọn tu chỉ về Lama Tông Khách Ba, đây cũng là một cách tu tập Đạo Sư Du Già. Hoặc là phối hợp chỉ quán, tu như vậy sẽ dẫn đến quả chỉ quán hợp nhất. Đạo sư trong pháp tu ở đây chính là đức Lama Tông Khách Ba. Hình ảnh Lama Tông Khách Ba như đã thấy trên bức thangka tại Trung tâm, một mặt, hai tay ngài bắt ấn chuyển pháp luân tức là ấn thuyết pháp, và mỗi tay cầm 1 đóa hoa ưu đàm. Trên đóa hoa ở một bên là thanh gươm trí tuệ, còn trên đóa hoa phía bên kia là Kinh Bát Nhã Ba-la-mật-đa. Thân ngài sắc trắng hồng, ngồi thế kiết già, khoác ba lớp áo cà sa, đội mũ vàng hiền thánh. Đó là hình ảnh của đức Tông Khách Ba.

Nếu chọn hình ảnh đức Tông Khách Ba để tu thiền chỉ, hãy chọn một bức tượng, hay một bức tranh, chọn cái nào rồi thì phải giữ nguyên cái đó, đừng thay đổi. Nếu thay đổi, đổi màu sắc, đổi tướng dạng, đổi cách trình bày, làm như vậy sẽ khiến tâm khó an định, vì vậy đã chọn hình nào rồi hãy nên giữ nguyên hình đó để dựng hình ảnh trong tâm, một khi hình ảnh đã hiện ra trong tâm, hãy cứ giữ nguyên như vậy để tu chỉ.

Hình ảnh trong tâm đừng để giống như một bức tượng hay là một bức tranh, phải tưởng tượng như là Lama Tông Khách Ba đang thật sự có mặt ở nơi đó, hình ảnh thật sống động, đấy mới chính là đề mục để chúng ta nhiếp tâm vào. Tu chỉ là nhiếp tâm vào đề mục, đề mục ở đây là đức Tông Khách Ba. Tuyệt đối đừng nghĩ tới bất cứ điều gì khác, chỉ đơn giản đặt tâm mình nơi hình ảnh đức Tông Khách Ba.

Nói về tu chỉ thì phải nói đến “chánh niệm”. Chánh niệm ở đây có nghĩa là không quên hình ảnh đức Tông Khách Ba, giữ lấy hình ảnh đó. Chính chánh niệm là điều giúp chúng ta lưu giữ hình ảnh Lama Tông Khách Ba trong tâm mình, bắt đầu chỉ được một lúc, từ từ, càng tu càng quen, sức mạnh của chánh niệm sẽ tăng dần, giúp chúng ta giữ được hình ảnh càng lúc càng lâu hơn. Khi tu chỉ quen rồi thì tỉnh giác cũng sẽ tăng, và chính tỉnh giác sẽ giúp cho hình ảnh càng lúc càng rõ ràng hơn lên. Đây là những điều sẽ đến, trải qua một quá trình tu tập kiên trì nhiều nỗ lực. Nếu kiên trì tu tập, nỗ lực nhiếp tâm vào hình ảnh của đức Tông Khách Ba, cứ như vậy sẽ có lúc chánh niệm và tỉnh giác đều tăng, giúp chúng ta giữ được một cách rõ ràng đề mục quán trưởng trong một thời gian lâu dài hơn.

Dùng pháp tu này để tu chỉ, nhiếp tâm vào hình ảnh Lama Tông Khách Ba, chọn đức Tông Khách Ba làm đề mục thiền chỉ của mình. Khi chúng ta làm như vậy, lợi ích không thể đếm kể, đó là vì đức Tông Khách Ba là đạo sư, và chúng ta nhiếp tâm vào hình ảnh của đạo sư với lòng tin tuyệt đối. Làm như thế sẽ tạo được lượng công đức rất lớn, không thể nghĩ bàn. Điều này khác với việc chọn một đề mục bình thường để tu chỉ, chỉ ngay chính bản thân của đề mục đã là điều mang đến cho chúng ta lợi ích vô cùng lớn lao.

Vậy chúng ta chọn đức Tông Khách Ba làm đề mục tu chỉ. Ngồi xuống tu với thế bảy điểm kim cang, sau đó hành trì pháp 9 vòng hô hấp: 3 vòng hít vào lỗ mũi bên phải thở ra lỗ mũi bên trái, 3 vòng hít vào lỗ mũi bên trái, thở ra lỗ mũi bên phải, sau đó 3 vòng hít vào và thở ra bằng cả 2 lỗ mũi. Quán 9 vòng hô hấp như vậy sẽ giúp tâm an định, đưa tâm về lại trạng thái trung tính. Một khi tâm đã về lại với trạng thái trung tính rồi, chúng ta có thể nhiếp tâm vào hình ảnh của đức Tông Khách Ba để mà tu chỉ. Nếu sau 9 vòng hô hấp thấy tâm vẫn còn phiền não, không trở về được với trạng thái trung tính, chúng ta có thể làm 27 vòng (3×9 thay vì 3×3).

Thầy nhắc lại khi quán tưởng Lama Tông Khách Ba, đừng thấy ngài như bức tượng hay bức tranh, đều là những vật “chết.” Ngược lại chúng ta cần quán tưởng ngài như người sống, thật sự có mặt phía trước mặt mình. Nếu được, không những thấy ngài là có thật, mà toàn thân ngài chỉ toàn là ánh sáng, không có thành phần vật lý. Tất cả toàn là ánh sáng có thể nhìn xuyên qua được, nhưng màu sắc, tướng dạng và hình ảnh vẫn rõ ràng đầy đủ, chỉ là mang tính chất của ánh sáng, có thể nhìn xuyên suốt. Nếu được thì quán như vậy tốt hơn, còn nếu quá khó, vẫn có thể quán tưởng giống như người thật ở trước mặt của mình.

Bây giờ chúng ta cùng thực hành:

Trước hết hãy chỉnh lại tư thế ngồi:

  • lưng thẳng như mũi tên,
  • hai tay kiết ấn tam muội: tay phải đặt trên tay trái, hai ngón cái chạm nhau,
  • hai vai giữ thẳng cân bằng,
  • đầu và cổ hơi nghiêng về phía trước,
  • mắt hạ xuống xuôi theo dọc mũi,
  • đầu lưỡi chạm vào chân răng hàm trên, môi và răng để thế bình thường,
  • thân không căng thẳng quá, để trong trạng thái tự nhiên, nhưng không để chùng xuống, phải giữ thật thẳng nhưng cũng đừng quá căng.

Thân tâm hãy để cho thật thoải mái. Nếu thân tâm thoải mái thì tu thiền sẽ có kết quả hơn.

Tiếp theo, chúng ta làm 9 vòng hô hấp. Nếu gặp khó khăn trong việc hít vào lỗ mũi này thở ra lỗ mũi kia, chúng ta có thể dùng ngón tay che một lỗ mũi lại. Bắt đầu bằng hít vào lỗ mũi bên phải và thở ra lỗ mũi trái, lập lại 3 lần. Rồi hít vào bầng lỗ mũi trái, thở ra lỗ mũi phải, lập lại 3 lần. Tiếp theo, làm 3 lần hít vào và thở ra bằng cả hai lỗ mũi. Khi chúng ta kết thúc vòng hít vào và thở ra bằng hai lỗ mũi thì tới lần cuối cùng, hãy giữ hơi thở ở vùng ngực một lúc.

Bây giờ bắt đầu quán tưởng hình ảnh Lama Tông Khách Ba. Trong tâm hiện ra bất cứ hình ảnh nào thì hãy cứ giữ hình ảnh đó, nhiếp tâm nơi ấy một thời gian.

Đây là phương pháp để chúng ta có thể xây dựng dần dần pháp tu thiền của mình, để tu thiền định (ở đây là thiền chỉ) tức là tu chỉ để đạt tâm chỉ. Thầy nói lúc ban đầu rất khó, lúc mới tu, chúng ta không có khả năng giữ hình ảnh, đề mục này được lâu, được 1 vài giây là đã tốt rồi. Vậy nên lúc đầu cần lập thời tọa thiền thật ngắn, lặp đi lặp lại, thường xuyên, liên tục như vậy cho quen dần, rồi sau này tâm sẽ có khả năng giữ hình ảnh càng lúc càng lâu hơn. Cho tới khi chúng ta giữ được hình ảnh không bị mất, không bị mờ, được khoảng 4-5 phút, lúc đó chúng ta đã bắt đầu có một pháp tu đúng đường, đúng hướng. Vậy Thầy vừa hướng dẫn cho chúng ta phương pháp tu định. Khi chúng ta có thể tăng cường định lực của mình, từ đó sẽ dần dần tiến đến bước tiếp theo là thành tựu chỉ. Đó là pháp tu chỉ.

Thiền quán

Ngoài ra, tu quán cũng rất quan trọng. Khi tu quán, trước khi bắt đầu chúng ta cần phải điều chỉnh tâm nguyện động cơ của mình. Đây cũng là một yếu tố của pháp tu quán. Cần khởi tâm vì lợi ích của chúng sinh để tu tập hành trì. Có được tâm nguyện này pháp tu của chúng ta mới có hiệu quả. Sau khi phát tâm rồi, chúng ta ngồi tọa thiền theo thế bảy điểm kim cang, khởi tâm tin tưởng tròn đầy nơi đức Tông Khách Ba. Lòng tin tưởng này phát sinh như thế nào? Cần quán về tất cả những thiện đức của đức Tông Khách Ba, nhớ lại đức Tông Khách Ba là bậc đã thành tựu được tâm đại từ đại bi, có đại trí đại dũng, bi-trí-dũng ngài có đủ. Hướng về đức Tông Khách Ba với đầy đủ mọi thiện đức như vậy để khởi tín tâm. Ngài là người đã soạn tác 18 bộ luận rất có giá trị, là bậc đại học giả, đại hành giả, viên thành mọi thánh đạo. Không những bản thân ngài đã thành tựu được, ngài còn hướng dẫn biết bao đệ tử đạt quả vô thượng bồ đề. Chỉ cần nhìn vào công hạnh của chư đệ tử của Lama Tông Khách Ba, đến mãi bây giờ vẫn còn dẫn dắt chúng sinh, hoằng pháp rộng rãi ở Tây Tạng và ở nhiều nơi khác, chúng ta có thể đoán biết được sự vĩ đại của Lama Tông Khách Ba. Vậy nhờ quán về thiện đức của Lama Tông Khách Ba mà có được niềm tin tưởng tròn đầy nơi ngài.

Vậy, phát tâm một cách chính xác, rồi khởi tín tâm nơi Lama Tông Khách Ba, rồi sau đó chúng ta bắt đầu đọc bài pháp này, bắt đầu bằng câu 6.1. Như đã nói, câu này là để thỉnh đức Tông Khách Ba về. Thầy dạy rằng sau khi Lama Tông Khách Ba nhập tịch, ngài đi vào cõi Tịnh Độ Đâu Xuất. Đấng Pháp chủ cõi Đâu Xuất Tịnh Độ là đức Di Lạc. Từ nơi tim của đức Di Lạc tỏa ra một cụm mây sáng, trên đám mây sáng này, chúng ta cung thỉnh đức Tông Khách Ba cùng nhị đại đệ tử về, hiện ở phía trước mặt của chúng ta. Hướng về đức Tông Khách Ba cùng nhị đại đệ tử, chúng ta hành trì bảy Hạnh Phổ Hiền, bắt đầu từ câu số 6.2. Đọc đến đâu hãy quán tưởng hình ảnh lời tụng hiện ra phía trước mặt:

Ở nơi khoảng trời / trước mặt con đây, / trên tòa sư tử, / hai tòa sen, nguyệt, / là đấng đạo sư / môi cười từ hòa / sáng tươi rạng tỏa. /

Chúng ta quán tưởng hình ảnh của pháp tòa sư tử, có đài sen và đài mặt trăng, trên đó là đức Tông Khách Ba, mỉm cười hiền hòa, sáng tươi rạng tỏa.

Thầy là ruộng phước / giúp cho chúng con / tín tâm tròn đầy / tích tụ công đức.

Ở đây, chúng ta bắt đầu Bảy Hạnh Phổ Hiền. Hạnh này là hạnh thứ năm, thỉnh đạo sư trụ thế:

Chúng con khẩn xin / đạo sư trụ thế / thêm trăm đại kiếp / để cho giáo pháp / hưng thịnh lâu dài.

Đối trước hình ảnh của đức Tông Khách Ba trong quán tưởng, hiển hiện linh động như là chính đức Tông Khách Ba đang hiện ra ở phía trước mặt của mình, hành trì 7 Hạnh Phổ Hiền. Bảy hạnh này gọn nhẹ mà đủ năng lực giúp chúng ta tích tụ công đức dồi dào và có thể sám hối được nghiệp chướng của mình. Thầy nhắc lại Bảy Hạnh Phổ Hiền này là 1/ tán dương, đảnh lễ, 2/ cúng dường, 3/ Sám hối, 4/ Tùy hỉ, 5/ thỉnh Phật trụ thế , 6/ Thỉnh Phật chuyển pháp luân, 7/ hồi hướng công đức. Hành trì bảy hạnh này sẽ giúp chúng ta tích tụ công đức một cách nhanh chóng và dồi dào, cũng giúp chúng ta thanh tịnh được nghiệp chướng. Hạnh thứ 5 nằm ở cuối câu số 6.2.

Sau đó câu 6.3 trở lại hạnh thứ nhất, tán dương và đảnh lễ. Ở đây, đảnh lễ đức Tông Khách Ba cũng là đảnh lễ tất cả những thiện đức của đức Tông Khách Ba, vì vậy chánh văn có lời tán dương thân, khẩu và ý của ngài.

(6.3)
[Ý] Tâm Thầy bao trùm / tất cả những gì / có thể biết được;
[Khẩu] Lời Thầy khéo léo / minh giải kinh luận, /
là trang sức quí / dành cho đôi tai / của kẻ thiện duyên;

[Thân]: Thân Thầy đẹp ngời / hồng danh rạng tỏa.
[Đảnh lễ]Xin kính lạy Thầy / đấng rất xứng đáng / cho chúng con nhìn / nghe và niệm tưởng.

Hướng về thân-khẩu-ý tuyệt hảo của đức Tông Khách Ba là để tán dương đảnh lễ, nên cuối câu 6.3 là phần đảnh lễ đức Tông Khách Ba:

Tán dương đảnh lễ như vậy giúp chúng ta tích lũy nguồn công đức vô cùng dồi dào. Ở đây Thầy chỉ cho chúng ta cách lễ Phật. Lạy Phật có nhiều cách, hoặc lạy bằng tâm, hoặc lạy bằng lời nói, hoặc dùng thân để lạy. Thân, khẩu và ý đều có thể lạy Phật. Ở đây nói lạy Phật, là lạy bằng thân. Đặt tay trên đỉnh đầu, Thầy dạy rằng trong tất cả các tướng hảo của Phật, khó đạt nhất là tướng nhục kế trên đỉnh. Đặt tay lên đỉnh đầu khi lạy Phật sẽ giúp chúng ta tích lũy công đức đạt tướng hảo khó đạt này. Tiếp theo, đặt tay nơi trán là gieo công đức để đạt tướng xoáy tóc nơi trán Phật. Đặt tay ở nơi cổ là gieo công đức đạt phạm âm, âm thanh tuyệt hảo của Phật. Chắp tay nơi tim là gieo công đức đạt tâm Phật.

Thầy dạy khi nhập thất tu pháp tu Đạo Sư Du Già Lama Tông Khách Ba này, nếu muốn có thể làm torma nhưng điều quan trọng là đọc theo chánh văn đến câu kệ Migtsema thì phải tụng câu này cho đủ túc số. Nhập thất cần tụng bao nhiêu thì phải tụng đủ bấy nhiêu. Nếu tu theo pháp tu này mà không nhập thất thì không cần làm torma, chỉ cần bày biện bảy phẩm cúng dường trên bàn thờ rồi ngồi xuống tọa cụ theo thế bảy điểm kim cang như Thầy đã hướng dẫn, rồi quán tưởng theo lời bài pháp ở đây: Thứ nhất, quán tưởng từ tim của đức Phật Di Lạc tỏa ra một cụm mây trắng, trên đó hiện ra đức Tông Khách Ba cùng hai bậc trưởng tử; tiếp theo, thỉnh Lama Tông Khách Ba về tọa pháp tòa sư tử trên đài sen và nguyệt, rồi Lama Tông Khách Ba mỉm cười từ hòa v.v… đọc xuôi theo câu 6.1, 6.2, rồi thỉnh cầu đức Tông Khách Ba trụ thế, đừng vội nhập niết bàn, rồi tán dương và đảnh lễ, v.v… xuôi theo bài pháp như vậy cho đến câu chú Migtsema, ở đây đọc số lượng bao nhiêu tùy ý vì không phải đang nhập thất. Tu pháp Đạo Sư Du Già Lama Tông Khách Ba là vậy.

[Hết ngày 2]


  • Hạ Tải – Download: [ PDF Chánh Văn – Root text  Eng-Vi-Tib]
  • Nghe giảng – Teachings (Tib-Eng-Vi): Geshe Thubten Dawa giảng và hướng dẫn phương pháp hành trì pháp Ganden Lha Gyama – Đây là pháp Đạo Sư Du Già với đức Lama Tông Khách Ba là đấng bổn sư. Bài giảng tiếng Tạng, dịch Anh ngữ và Việt ngữ
    Geshe Thubten Dawa teachings and instructions on the practice of Ganden Lha Gyama – This is Guru Yoga practice with Lama Tsongkhapa as the root guru.
    [ MP3 – Geshe Thubten Dawa: Ganden Lha Gyama ]
  • Đánh Máy – Transcript: 

    • ngày 1
    • ngày 2
    • ngày 3 [chưa có]
    • ngày 4 [chưa có]
    • ngày 5 [chưa có]

TRĂM ĐẤNG HỘ PHẬT CÕI TỊNH ĐỘ ĐÂU SUẤT / GANDEN LHA GYAMA
Geshe Thubten Dawa thuyết giảng
Địa điểm: 1 Cairo Avenue, Padstow NSW 2211 –Australia
Dịch Việt ngữ: Hồng Như Thubten Munsel

Ngày 3

[Chưa Có, Xin Hoan Hỉ Đợi]




ĐẠO SƯ DU GIÀ Lama Tsongkhapa (Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Đâu Xuất Tịnh Độ – Ganden Lha Gyama)

 – English Title: Hundreds Deities of Tushita
– Tibetan:  GANDEN LHA GYA MA
– Ngôn ngữ: Anh – Việt – Tạng Âm
Việt ngữ: Hồng Như
Điều kiện – Prerequisites: Mọi người đều có thể đọc và hành trì – Everyone can read and practice

LAMA TÔNG KHÁCH BA: Lam-rim Tiểu Luận: Chứng Đạo Ca

  • Nghe giảng – Teachings: Geshe Thubten Dawa giảng và hướng dẫn phương pháp hành trì pháp Ganden Lha Gyama – Đây là pháp Đạo Sư Du Già với đức Lama Tông Khách Ba là đấng bổn sư. Bài giảng tiếng Tạng, dịch Anh ngữ và Việt ngữ – Geshe Thubten Dawa teachings and instructions on the practice of Ganden Lha Gyama – This is Guru Yoga practice with Lama Tsongkhapa as the root guru. [MP3 – Geshe Thubten Dawa: Ganden Lha Gyama (Tib-Eng-Vi)]
  • Đánh Máy – Transcript:  [Đọc trực tuyến – tiếng Việt]

(1) Refuge & bodhicitta– Qui Y & Phát Tâm Bồ Đề (3x)

(1) I go for refuge until I am enlightened
To the Buddhas, the Dharma and the Highest Assembly
From the virtuous merit that I collect by practicing giving and other perfections
May I attain the state of a Buddha to benefit all sentient beings.
(1) Từ nay cho đến ngày / thành tựu chánh đẳng giác
Nguyện quay về nương dựa / Nơi Phật Pháp và Tăng.
Với công đức có được / nhờ hành trì hạnh Thí
cùng hạnh Toàn Hảo khác / nguyện vì khắp chúng sinh,
quyết trọn thành Phật đạo. (3x)
(1) SANG GYÉ CHÖ DANG TSHOG KYI CHOG NAM LA
JANG CHUB BAR DU DAG NI KYAB SU CHI
DAG GI JIN SOG GYI PÉ SÖ NAM GYI
DRO LA PHÄN CHIR SANG GYÉ DRUB PAR SHOG

(2) Purifying the Place – Thanh Tịnh Ngoại Cảnh

(2) Everywhere may the ground be pure,
free of the roughness of pebbles and so forth.
May it be the nature of lapis and smooth as the palm of one’s hand.
(2) Nguyện mặt đất mọi nơi trong cõi thế
Được thanh tịnh, không đá sỏi gập ghềnh.
Như ngọc xanh biếc sáng trong, như lòng bàn tay phẳng mịn.
(2) THAM CHÉ DU NI SA ZHI DAG
SEG MA LA SOG MAY PA DANG
LAG TIL TAR NYAM BAY DUR YÉ
RANG ZHIN JAM POR NÉ GYUR CHIG

(3) Offering Prayer – Cúng Dường

(3) May offering substances human and divine, those actual and those which are emanated, unsurpassed Samantabhadra clouds of offerings fill the entire space.
(3) Tất cả phẩm vật / trong cõi con người / cùng trong cõi trời, / cụ thể bày ra / và bày biện bằng / công phu quán tưởng, / Biển mây trùng điệp / cúng phẩm Phổ Hiền / nguyện dâng đầy khắp / không gian vô tận.
(3) LHA DANG MI YI CHO PAI DZÉ
NGO SU SHAM DANG YI KYI TRUL
KUN ZANG CHO DRIM LA NA MÉ
NAM KHAI KAM KUN KYAB GYUR CHIG

(4) Offering Dharani – Đà La Ni Cúng Dường

OM NAMO BHAGAVATE BENZAY SARWAPARMA DANA TATHAGATAYA ARHATE SAMYAKSAM BUDDHAYA TAYATA OM BENZAY BENDZAY MAHA BENZAY MAHA TAYDZA BENDZAY MAHA BIDYA BENDZAY MAHA BODHICITTA BENDZAY MAHA BODHI MENDO PASAM KRAMANA BENDZAY SARWA KARMA AWARANA BISHO DANA BENDZAY SOHA.

(5) Power of the truth – Năng Lực của Sự Thật

(5) By the power of truth of the Three Jewels, the power of the inspiration of all the Buddhas and Bodhisattvas, the power of the great might of the completed two collections, and the power of the intrisically pure and inconceivable sphere of reality, may (these offerings) become suchness.
(5) Với năng lực của sự thật về Tam Bảo,
Với năng lực hộ trì của chư Phật cùng chư Bồ tát
Với năng lực của hai bồ tư lương viên mãn
Và của chân cảnh giới, thanh tịnh triệt để, ngoài tầm nghĩ bàn;
Nguyện cho (cúng phẩm này) đều trở thành chân như.
(5) KON CHOG SUM GYI DEN PA DANG / SANG GYÉ DANG JANG CHUB SEM PA THAM CHÉ KYI JIN LAB DANG TSOG NYI YONG SU DZOG PÉ NGA TANG CHEN PO DANG / CHO KYI YING NAM PAR DAG CHING SAM GYI MI KYAB PÉ TOB KYI DÉ ZHIN NYI DU GYUR CHIG

(6) GANDEN LHA GYA MA – CHÁNH VĂN

(6.1) From the heart of the protector of the hundreds of deities of the Land of Joy [Tushita], comes a cloud that resembles a mass of fresh, white curd. Omniscient Lozang Dragpa, King of the Dharma, together with [the pair of] your sons, I request you to come here now.
(6.1) Trên cụm mây sáng chứa mưa,/ tựa đồi sữa trắng tươi thanh mát,
Hiện từ tim đấng Pháp chủ đứng đầu / chư Hộ Phật cõi Đâu Xuất Tịnh Độ,/ là đấng Pháp Vương Toàn Giác Lozang Dragpa, / cùng hai bậc trưởng tử,/ Chúng con khẩn xin các ngài từ bi giá lâm đạo tràng.
(6.1) GAN DEN LHA GYA GON GYI TUG KAR NÉ
RAB KAR ZHO SAR PUNG DRÉ CHU DZIN TZER
CHO KYI GYEL PO KUN KYEN LO ZANG DRAG
SÉ DANG CHÉ PA NÉ DIR SHEG SU SOL

(6.2) O venerable Gurus with the white sailes of delight,
Seated on lion-thrones, lotus and moon in the space before me
I request you to remain for hundreds of eons in order to spread the teachings and be the supreme Field of Merit for my mind of faith
(6.2) Ở nơi khoảng trời / trước mặt con đây, / trên tòa sư tử, / hai tòa sen, nguyệt, / là đấng đạo sư / môi cười từ hòa / sáng tươi rạng tỏa. /
Thầy là ruộng phước / giúp cho chúng con / tín tâm tròn đầy / tích tụ công đức. / Chúng con khẩn xin / đạo sư trụ thế / thêm trăm đại kiếp / để cho giáo pháp / hưng thịnh lâu dài.
(6.2) DUN GYI NAM KHA SENG TRI PÉ DÉ TENG
JE TSUN LA MA GYÉ PÉ DZUM KAR CHEN
DAG LO DÉ PÉ SO NAM ZHING CHOG DU
TEN PA GYÉ CHIR KEL GYAR ZHUG SU SOL

(6.3) Your minds have the intellect that comprehends the full extent of what can be known, your speech, with its elegant explanations, becomes an adornment for the ears of those of good fortune, your bodies are radiantly handsome with glory renowned, I prostrate to you whom to behold, hear, or recall is worthwhile.
(6.3) Tâm thầy bao trùm / tất cả những gì / có thể biết được; / lời thầy khéo léo / minh giải kinh luận, / là trang sức quí / dành cho đôi tai / của kẻ thiện duyên; / Thân thầy đẹp ngời / hồng danh rạng tỏa. / Xin kính lạy thầy / đấng rất xứng đáng / cho chúng con nhìn / nghe và niệm tưởng.
(6.3) SHÉ JÉ KHYON KUN JAL WAI LO DRO TUG
KAL ZANG NA WAI GYEN GYUR LEG SHE SUNG
DRAG PÉ PEL GYI LHAM MER DZÉ PAY KU
TONG TO DREN PÉ DON DEN LA CHAG TSEL

(6.4) Pleasing water offerings, various flowers, fragrant incense, lights, scented water; An ocean of actual and visualised cloud-like offerings, both actually arranged and mentally created, I present to you, O supreme Field of Merit.
(6.4) Biển mây cúng dường / hiện trong quán tưởng / hay thật bày ra: / Nước, hoa, hương đốt, / đèn đuốc nước hương, / Chúng con cúng dường / ruộng phước tối thượng.
(6.4) YI ONG CHO YON NA TSOG MÉ TOG DANG
DRI ZHIM DUG PO NANG SEL DRI CHAB SOG
NGO SHAM YI TRUL CHO TRIN GYA TSO DI
SO NAM ZHING CHOG KHYE LA CHO PAR BUL

(6.5) Whatever non-virtues of body, speech, and mind I have accumulated from beginningless time, and especially the breaches of my three sets of vows, I confess over and again with fervent regret from my heart.
(6.5) Biết bao tội lỗi / do thân miệng ý / mà phát sinh ra, / tích tụ kể từ / vô lượng đời kiếp, / nhất là phá phạm / ba loại giới hạnh. / Nay chúng con nguyện / phát lộ tất cả, / từ tận đáy lòng / thành tâm sám hối.
(6.5) DAG GI TOG ME DU NÉ SAG PA YI
LU NGAG YI KYI MI GÉ CHI GYI DANG
KHYE PAR DOM PA SUM GYI MI TUN CHOG
NYING NÉ GYO PA DRAG PO SO SOR SHAG.

(6.6) From the depths of our hearts we rejoice, O protectors, in the great waves of your deeds, you who trove to learn and practice in this degenerate age and made life meaningful by abandoning the eight worldly feelings.
(6.6) Nhờ gắng đạt trí thông tuệ vượt bực
Trong thời kỳ giáo pháp suy đồi / lìa tám mối bận tâm thế tục
Nên mọi kiếp sống của thầy / đều tràn đầy ý nghĩa
Từ tận đáy lòng / chúng con mừng vui
Giữa muôn sóng cả / thiện hạnh của Thầy.
(6.6) NYIG MÉ DU DIR MANG TO TRUB LA TSON
CHO GYE PANG PÉ DEL JOR DON YO JÉ
GON PO KHYO KYI LAB CHEN DZA PA LA
DAG CHAG SAM PA TAG PÉ YI RANG NGO

(6.7) O holy and venerable Lama, from the clouds of compassion that form in the skies of your Dharmakaya wisdom, please release a rain of vast and profound Dharma precisely in accordance with the needs of those to be trained.
(6.7) Kính thỉnh đấng đạo sư tôn kính
Từ những cụm mây sáng từ bi
Tụ giữa nền trời của Trí Tuệ Pháp thân,
Xin Thầy cho Phật Pháp quảng thâm thành mưa rơi xuống,
Tắm mát chúng sinh đủ loại căn cơ.
(6.7) JE TSUN LA MA DAM PA KHYE NAM KYI
CHO KU KHA LA KHYEN TSE CHU DZIN TRIG
JI TAR TSAM PÉ DUL JE DZIN MA LA
ZAB GYE CHO KYI CHAR PA AB TU SOL

(6.8) I dedicate what ever virtues I have ever collected for the benefit of the teachings and of all sentient beings, and in particular for the essential teachings of Venerable Lozang Dragpa to shine forever.
(6.8) Nhờ công phu này / được bao công đức, / nguyện xin hồi hướng / về cho chánh pháp / cùng mọi chúng sinh / đặc biệt nhất là / tinh túy giáo pháp / của thầy Lozang / vĩnh viễn hưng thịnh.
(6.8) DAG GI JI NYE SAG PÉ GÉ WA DI
TEN DANG DRO WA KUN LA GANG PEN DANG
KHYE PAR JE TSUN LO ZANG DRAG PA YI
TEN PAI NYING PO RING DU SEL JAY SHOG

(7) Mandala Offering – Cúng Dường Mạn Đà La

(7) ‘This ground, anointed with perfume, flowers strewn,
Mount Meru, four lands, sun and moon,
Imagined as a Buddha land and offered to you
May all beings enjoy this pure land.’
(7) Con xin hiến cúng / Đất này trang nghiêm hương hoa
Điểm núi Tu Di, tứ đại bộ châu, mặt trời và mặt trăng
Quán tưởng thành cõi Phật
Nguyện chúng sinh yên vui trong cảnh thanh tịnh này
(7) SA ZHI PO KYI JUG SHING ME TOG TRAM
RI RAB LING ZHI NYI DA GYEN PA DI
SANG GYÉ ZHING DU MIG TE UL WAR GYI
DRO KUN NAM DAG ZHING LA CHO PAR SHOG

IDAM GURU RATNA MANDALAKAM NIRYA TAYAMI

(8) Short Request to Lama Tsong Khapa – Thỉnh Nguyện Lama Tông Khách Ba

(8) Avalokiteshvara, great treasure of immeasurable compassion,
Manjushri, Lord of the stainless wisdom,
[Vajrapani, destroyer of Mara’s forces without exception,]
Tsong-khapa, crown jewel of the sages of the Land of the Snow,
Losang Dragpa, I make requests at your feet.
(Recite many times with the visualisation that follows on point 9)
(8) Thầy là Quan Thế Âm: kho tàng đại bi tâm;
Thầy là đức Văn Thù: là bậc đại đạo sư, với trí tuệ vô cấu;
[Thầy là Kim Cang Thủ: dũng lực diệt ma vương;]
Lama Tông Khách Ba: là ngọc quí trên đỉnh bậc thánh hiền xứ tuyết
Losang Drakpa, con xin về đảnh lễ dưới chân sen của thầy.
Kính xin thầy từ bi hộ niệm.
(Đọc nhiều lần. Vừa đọc vừa quán tưởng theo chi tiết ghi trong câu 9)
(8) MIG MÉ TSE WAI TER CHEN CHEN RE ZI
DRI ME KHYEN PE WONG PO JAM PÉ YANG
[DU PUNG MA LU JOM DZÉ SANG WAI DAG]
GANG CHEN KHÉ PÉ TZUG GYEN TSONG KHA PA
LO ZANG DRAG PEI ZHAB LA SOL WA DEB

(9) Purification Visualisation – Quán Tưởng Tịnh Hóa

‘White light eminates from the OM at Lama Tsong Khapa’s brow and enters my brow. My negativities of body (killing, stealing and sexual misconduct) are completely purified. Red light eminates from the AH at Lama Tsong Khapa’s Throat and enters my throat. My negativities of speech (lying, devisive speech, harsh words and idle gossip) are completely purified. Blue light eminates from the HUNG at Lama Tsong Khapa’s Heart and enters my heart. My negativities of mind (coverting what belongs to others, harmful intent and wrong veiws) are completely purified. The three coloured beams of light emanate simulltaneously from Lama Tsong Khapa’s three places and purify completely all my delusions and subtle obscuraions to Omniscience.’
Ánh sáng trắng từ chữ OM nơi trán Lama Tông Khách Ba phóng ra, rót vào trán tôi: mọi thân nghiệp (sát sinh, trộm cắp, tà dâm) hết thảy đều được thanh tịnh. Ánh sáng đỏ từ chữ AH nơi cổ Lama Tông Khách Ba phóng ra, rót vào cổ tôi: mọi khẩu nghiệp (nói lời không thật, nói lời chia rẻ, nói lời thô ác và nói chuyện tào lao) hết thảy đều được thanh tịnh. Ánh sáng xanh dương từ chữ HUNG từ tim Lama Tông Khách Ba phóng ra, rót vào tim tôi: mọi ý nghiệp (tham của người khác, ác ý và ác kiến) hết thảy đều được thanh tịnh. Ba luồng ánh sáng ba màu đồng loạt phóng ra từ ba nơi [trên người] Lama Tông Khách Ba, thanh tịnh hết thảy mọi vọng tâm và chướng ngại vi tế ngăn cản trí toàn giác.

(10) Request and Absorption – Thỉnh Nguyện và Tan Nhập

Magnificent and precious root guru
Please sit on the lotus and moon at my crown
With your great kindness, keep me in your care.
Grant me realisations of your body, speech and mind.
Thỉnh bổn sư tôn quí
về trụ tòa sen nguyệt / ở trên đỉnh đầu con

Xin dẫn dắt con đi / bằng tình thương rộng lớn
Xin cho con thành tựu / thân ngữ ý thanh tịnh / nhiệm mầu của đạo sư.
PAL DEN TSA WEI LA MA RINPOCHE
DAG GYI CHI WOR PÉ MÉ TEN ZHUG LA
KA DRIN CHEN PO GO NÉ JÉ ZUNG TÉ
KU SUNG TUG KYI NGO DRUB TZEL DU SOL

Magnificient and precious root guru,
Please sit on the lotus and moon at my heart
With your great kindness, keep me in your care
Grant me the general and sublime realisations.
Thỉnh bổn sư tôn quí /
về trụ tòa sen nguyệt / ngay giữa trái tim con

Xin dẫn dắt con đi / bằng tình thương rộng lớn
Cho con đạt thành tựu / xuất thế và thế gian.
PAL DEN TSA WEI LA MA RINPOCHE
DAG GI NYING KAR PÉ MÉ TEN ZHUG LA
KA DRIN CHEN PO GO NÉ JE ZUNG TÉ
CHOG DANG TUN MONG NGO DRUB TSEL DU SOL

Magnificent and precious root goru
Please sit on the lotus and moon at my heart
With your great kindness, keep me in your care
Please remain firmly until I attain enlightenment.
Thỉnh đạo sư tôn quí /
về trụ tòa sen nguyệt / ngay giữa trái tim con
Xin dẫn dắt con đi / bằng tình thương rộng lớn,
Ở lại cho đến khi / con đạt quả bồ đề.
PAL DEN TSA WEI LA MA RINPOCHE
DAG GI NYING KAR PÉ MÉ TEN ZHUG LA
KA DRIN CHEN PO GO NÉ JE ZUNG TÉ
JANG CHUB NYING PO BAR DU TEN PAR ZHUG

(11) Making Special Request – Lời Thỉnh Cầu Đặc Biệt

May the wisdom of learning, thinking and meditation increase
and may the wisdom of teaching, debating and writing increase.
May I achieve ordinary and extraordinary accomplisments
Please bless me to quickly become like you.
Tuệ văn, tư, và tu / nguyện luôn luôn tăng trưởng.
Trí thuyết, luận, soạn tác / nguyện luôn luôn tăng trưởng.
Nguyện con đạt thành tựu / thế gian và xuất thế.
Xin gia trì cho con / mau được giống như Thầy.
TO SAM GOM PÉ SHÉ RAB PEL DU SOL
CHÉ TSO TSOM PEI LO DRO GYE SU SOL
CHOG DANG TUN MONG NGO DRUB TSEL DU SOL
NYUR DU KYE RANG TA BUR JIN GYI LOB

May the simultaneous-born great bliss shine immediately
And the delusion-shadow of grasping at inherent existence be cleared.
May I cut the net of doubt of the true nature of mind.
Please bless me to quickly become like you.
Nguyện trí lạc bản lai / ngay tức thì rạng sáng
Xoá tan mọi bóng tối / của chấp ngã vọng tâm
Nguyện chặt sạch võng lưới / hoài nghi về chân tánh
Xin gia trì cho con / mau được giống như Thầy.
DÉ CHEN LHEN KYE YÉ SHÉ CHAR DU SOL
NGO DZIN TRUL PAL DRI MA SEL DU SOL
SEM NYI TÉ TSOM DRA WA CHÉ DU SOL
NYUR DU KYE RANG TA BUR JIN GYI LOB

(12) Dedication – Hồi Hướng

In all future lives, through the Conqueror TsongKhapa acting in person as Mahayana Guru, let me not turn aside for even a moment from the excellent path the conquerors have praised.
Đời này kiếp sau / nhờ trực tiếp được / thầy Tông Khách ba, /
là đấng chiến thắng, / đích thân dẫn dắt / trong pháp đại thừa,
nguyện không lìa xa / dù chỉ phút giây / đường tu tối thượng /
mà mười phương Phật / vẫn hằng tán dương.
TSE RAB KUN DU GYAL WA TSONG KHA PAY
TEN CHOG SHI NYI NGO SUL TZE PAY TU
GYAL WAY NGAG PAY LAM SANGDE NYI LAY
KAY CHIG TSAM YONG DOG PA MA GYUR CHIG

 

02/2016




Lama Tsongkhapa: NỀN TẢNG MỌI THIỆN ĐỨC

 – English Title: The Foundation of All Good Qualities
– Tibetan:  ཡོན་ཏན་གཞིར་གགྱུར་མ།
Tác Giả (Author):
Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug)
Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2011.



LAMA TÔNG KHÁCH BA - Nền Tảng Mọi Thiện Đức - Foundaion of All Good Quality
LAMA TÔNG KHÁCH BA

Nghe giảng – Teachings: [ MP3 – Geshe Thubten Dawa ]
Đọc tiếng Anh – English version: [http://www.hongnhu.org/nen-tang-moi-thien-duc/2/]
Hạ Tải – Download[ PDF: Viet – English ]


Tiếng Việt (bản 2021)

༄༅།།ཡོན་ཏན་གཞིར་གགྱུར་མ།
NỀN TẢNG MỌI THIỆN ĐỨC
– The Foundation Of All Good Qualities
(Yöntän Zhir Gyurma)

Nền tảng mọi thiện đức là đấng tôn sư từ hòa tuyệt hảo
Nương dựa đúng cách nơi Thầy là gốc rễ của đường tu.
Nay con được sự tin hiểu này, nguyện kiên trì cố gắng
Xin hộ trì cho con tha thiết kính nương Thầy

Thân người quý giá chỉ đến một lần thôi
Tràn đầy ý nghĩa nhưng khó lòng gặp lại
Xin hộ trì cho tâm con không gián đoạn,
Ngày đêm luôn tận dụng tinh túy kiếp người.

Cuộc sống này phù du như bọt nước,
Rã tan nhanh, cái chết đến rất mau.
Sau khi chết, tựa như hình với bóng,
Quả thiện ác sẽ bám theo không rời

Nay con được sự tin hiểu này,
Xin hộ trì cho con luôn cẩn trọng,
Rời bỏ điều bất thiện dù bé nhỏ,
Hoàn thành mọi việc thiện dù khó khăn.

Lạc thú thế gian là cánh cửa dẫn vào khổ đau
Vì không bền lâu, cũng không đáng tin cậy.
Nay con được sự tin hiểu này,
Xin hộ trì cho con phát chí nguyện cầu vui giải thoát.

Từ chí nguyện cầu giải thoát trong sáng,
Chánh niệm, chánh tri, và bất phóng dật sẽ phát sinh.
Gốc rễ của chánh pháp là giữ giới biệt giải thoát [pratimoksha],
Xin che chở cho con hoàn thành pháp tu trọng yếu này.

Cũng như con trầm luân biển Ta-bà,
Hiền mẫu đa sinh của con cũng lạc vào nơi ấy.
Xin hộ trì cho con phát được tâm bồ đề,
Để gánh lấy trách nhiệm giải thoát chúng sinh.

Nhưng phát tâm bồ đề mà không giữ ba nẻo giới,
Cũng không thể thành chánh quả.
Nay con được sự tin hiểu này,
Xin hộ trì cho con dốc tâm tinh tấn giữ gìn bồ tát giới.

Bao giờ tâm con thôi xao lãng không chạy theo vọng cảnh,
Hiểu được ý nghĩa của thực tại,
Xin hộ trì cho con mau chóng khai mở từ trong dòng tâm thức,
Con đường chỉ quán bất nhị.

Một khi đường tu phổ thông,
Con hành trì thuần thục trong sáng,
Xin hộ trì cho con mở cánh cửa của những đứa con may mắn,
Vào với Kim cang thừa tối thượng.

Lúc bấy giờ, nền tảng hoàn thành hai đại thành tựu,
là giữ gìn thuần tịnh giới hạnh và mật thệ [samaya]
Nay con có được lòng tin vững chắc này,
Xin hộ trì cho con bảo vệ giới nguyện như bảo vệ mạng sống.

Hiểu được ý nghĩa của hai giai đoạn
Tinh túy của Kim cang thừa.
Thực tập tinh chuyên, không thối chuyển công phu bốn thời,
Xin hộ trì cho con thành tựu lời dạy của đấng đạo sư.

Nguyện các đấng đạo sư đã dẫn con vào đường tu cao cả,
Cùng các bạn đồng hành trên con đường tu ấy,
Có được đời sống lâu dài.
Xin hộ trì cho con chinh phục mọi chướng ngại trong ngoài.

Nguyện mọi kiếp sau / không bao giờ lìa / đạo sư toàn hảo
Nguyện luôn vui trong niềm vui chánh pháp.
Nhờ đạt thiện đức / chứng địa chứng đạo
Mau chóng thành tựu / quả Kim Cang Trì.


Tiếng Việt (bản 2006)

Nền tảng mọi thiện đức là đấng đạo sư từ hòa thanh tịnh.
Tin tưởng đúng cách nơi thầy là gốc rễ của đường tu.
Nay con được sự tin hiểu này, nguyện kiên trì cố gắng,
Xin hộ trì cho con thành kính nương dựa đấng đạo sư.

Kiếp người tự do quí giá này chỉ đến một lần thôi.
Tràn đầy ý nghĩa nhưng khó lòng gặp lại.
Xin hộ trì cho tâm con không xao lãng,
Ngày cũng như đêm không uổng phí kiếp người.

Cuộc sống phù du như bọt nước,
Rã tan nhanh, cái chết đến rất mau.
Sau khi chết, tựa như hình với bóng,
Quả báo thiện ác sẽ bám theo không rời

Nay con được sự tin hiểu này,
Xin hộ trì cho con luôn cẩn trọng,
Rời bỏ điều bất thiện dù bé nhỏ,
Hoàn thành mọi việc thiện dù khó khăn.

Lạc thú thế gian là cánh cửa dẫn vào khổ đau
Vì không bền lâu, cũng không đáng tin cậy.
Nay con được sự tin hiểu này,
Xin hộ trì cho con phát chí nguyện cầu vui giải thoát.

Từ chí nguyện cầu giải thoát trong sáng,
Chánh niệm, tỉnh giác, và tâm cẩn trọng sẽ phát sinh.
Gốc rễ của chánh pháp là giữ giới biệt giải thoát [pratimoksha],
Xin che chở cho con hoàn thành môn tu trọng yếu này.

Cũng như con trầm luân trong biển Ta-bà,
Các bà mẹ nhiều đời của con cũng lạc vào nơi ấy.
Xin hộ trì cho con phát được tâm bồ đề,
Để gánh lấy trách nhiệm giải thoát chúng sinh.

Nhưng phát tâm bồ đề mà không giữ ba nẻo giới,
Cũng không thể thành chánh quả.
Nay con được sự tin hiểu này,
Xin hộ trì cho con dốc tâm tinh tấn giữ gìn bồ tát giới.

Bao giờ tâm con thôi xao lãng không chạy theo vọng cảnh,
Hiểu được ý nghĩa của thực tại,
Xin hộ trì cho con mau chóng khai mở từ trong dòng tâm thức,
Con đường chỉ quán bất nhị.

Một khi đường tu phổ thông,
Con hành trì thuần thục trong sáng,
Xin hộ trì cho con mở cánh cửa của những đứa con may mắn,
Vào với Kim cang thừa tối thượng.

Lúc bấy giờ, nền tảng hoàn thành hai đại thành tựu,
là giữ gìn thuần tịnh giới hạnh và mật thệ [samaya]
Nay con có được lòng tin vững chắc này,
Xin hộ trì cho con bảo vệ giới nguyện như bảo vệ mạng sống.

Hiểu được ý nghĩa của hai giai đoạn
Tinh túy của Kim cang thừa.
Thực tập tinh chuyên, không thối chuyển công phu bốn thời,
Xin hộ trì cho con thành tựu lời dạy của đấng đạo sư.

Nguyện các đấng đạo sư đã dẫn con vào đường tu cao cả,
Cùng các bạn đồng hành trên con đường tu ấy,
Có được đời sống lâu dài.
Xin hộ trì cho con chinh phục mọi chướng ngại trong ngoài.

Cho mọi kiếp về sau, nguyện không lìa xa vị đạo sư toàn hảo,
Nguyện luôn vui trong niềm vui chánh pháp.
Thành tựu mọi thiện đức của chứng địa và đường tu,
Nguyện sớm đạt quả vị Phật Kim Cang Trì.

[ Hết phần Tiếng Việt ]


[view]

Đọc tiếng Anh – English version: http://www.hongnhu.org/nen-tang-moi-thien-duc/2/




 – English Title: The Foundation of All Good Qualities
– Tibetan:  ཡོན་ཏན་གཞིར་གགྱུར་མ།
Tác Giả (Author):
Lama Tông Khách Ba – Lama Tsong Khapa (sơ tổ dòng Gelug)
Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2011.

Nghe giảng – Teachings: [ MP3 – Geshe Thubten Dawa ]
Đọc tiếng Anh – English version: [http://www.hongnhu.org/nen-tang-moi-thien-duc/2/]
Hạ Tải – Download[ PDF: Viet – English ]


English Version

The foundation of all good qualities is the kind and perfect, pure guru;
Correct devotion to him is the root of the path.
By clearly seeing this and applying great effort,
Please bless me to rely upon him with great respect.

Understanding that the precious freedom of this rebirth is found only once,
Is greatly meaningful and difficult to find again,
Please bless me to generate the mind that unceasingly,
Day and night, takes its essence.

This life is as impermanent as a water bubble;
Remember how quickly it decays and death comes.
After death, just like a shadow follows the body,
The results of black and white karma follow.

Finding firm and definite conviction in this,
Please bless me always to be careful
To abandon even the slightest of negativities
And accomplish all virtuous deeds.

Seeking samsaric pleasures is the door to all suffering;
They are uncertain and cannot be relied upon.
Recognizing these shortcomings,
Please bless me to generate the strong wish for the bliss of liberation.

Led by this pure thought,
Mindfulness, alertness and great caution arise.
The root of the teachings is keeping the pratimoksha vows;
Please bless me to accomplish this essential practice.

Just as I have fallen into the sea of samsara,
So have all mother migratory beings.
Bless me to see this, train in supreme bodhicitta,
And bear the responsibility of freeing migratory beings.

Even if I develop only bodhicitta, without practicing the three types of morality
I will not achieve enlightenment.
With my clear recognition of this,
Please bless me to practice the bodhisattva vows with great energy.

Once I have pacified distractions to wrong objects
And correctly analyzing the meaning of reality,
Please bless me to generate quickly within my mind-stream
The unified path of calm abiding and special insight.

Having become a pure vessel by training in the general path,
Please bless me to enter
The holy gateway of the fortunate ones:
The supreme vajra vehicle.

At that time, the basis of accomplishing the two attainments
Is keeping pure vows and samaya.
As I have become firmly convinced of this,
Please bless me to protect these vows and pledges like my life.

Then, having realized the importance of the two stages,
The essence of the Vajrayana,
By practicing with great energy, never giving up the four sessions,
Please bless me to realize the teachings of the holy guru.

Like that, may the gurus who show the noble path
And the spiritual friends who practice it have long lives.
Please bless me to pacify completely
All outer and inner hindrances.

In all my lives, never separated from perfect gurus,
May I enjoy the magnificent Dharma.
By completing the qualities of the stages and paths,
May I quickly attain the state of Vajradhara.

Colophon:
This lam-rim prayer by Lama Tsongkhapa, translated by Jampäl Lhundrup, comes from Essential Buddhist Prayers: An FPMT Prayer Book, Volume 1, 2001,
Vietnamese translation by HongNhu Thubten Munsel, comes from Nghi Thuc Tung Niem Tap Yeu FPMT, Quyển 1.




Kinh Phật: HẠNH NGUYỆN VƯƠNG PHỔ HIỀN (tạng-anh-pháp-việt)

Tựa đề (title):
    ༄༅ །།འཕགས་པ་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་གྱི་རྒྱལ་པོ།། <link to the source>
– English: the King of Prayers of Arya Samantabhadra’s Conduct <link to the source>
    – Français:  <la Reine des Prières d’Aspiration> <link to the source>
    – Tiếng Việt: Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương
– Tác giả (author): kinh Phật (Buddha’s words)
– Ngôn ngữ (languages available): tạng văn, tạng âm, anh, pháp, việt (Tibetan, phonetics, English, French, Vietnamese).
Văn bản:

Chọn trang

༄༅ །།འཕགས་པ་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་གྱི་རྒྱལ་པོ།།
The King of Prayers of Arya Samantabhadra’s Conduct
La Reine des Prières d’Aspiration : L’Aspiration aux Actions Bénéfiques de Samantabhadra
Hạnh Nguyện Vương Phổ Hiền

རྒྱ་གར་སྐད་དུ། ཨཱརྻ་བྷ་དྲ་ཙརྻ་པྲ་ཎི་དྷཱ་ན་རཱ་ཛ།
in the language of India [Sanskrit – phạn ngữ):  Ārya bhadracarya praṇidhāna rāja
བོད་སྐད་དུ། འཕགས་པ་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་གྱི་རྒྱལ་པོ།
in the language of Tibet (tibétain – tạng ngữ):  pak pa zang po cho pé mon lam gyi gyalpo 

the translators’ homage  l’hommage des traducteurs – dịch giả đảnh lễ 

འཇམ་དཔལ་གཞོན་ནུར་གྱུར་པ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
jam pal shyön nur gyur pa la chak tsal lo
I prostrate to Arya youthful Manjushri.
Hommage à Manjusri le juvénile !
Đệ tử kính lễ bồ tát Văn thù, sắc tướng trẻ trung

 the meaning of the text – le sens du texte ý nghĩa chánh văn [4]

–i. accumulation and purification – accumulation et purification tích lũy và làm sạch [7]

—a. prostration – prosternation đảnh lễ [4]  

—- 1. combined prostration of all three doors of activities – prostration combinée des trois portes d’activités  đảnh lễ bằng trọn ba cửa thân khẩu và ý 

༡ ༽ ཇི་སྙེད་སུ་དག་ཕྱོགས་བཅུའི་འཇིག་རྟེན་ན། །
ji nyé su dak chok chü jik ten na
1) To all lions of men, the sugathas of the three times
1) À tous les Bouddhas, les lions de la race humaine,
1) Hết thảy chư Phật / trong ba thời gian / là bậc sư tử / trong cõi con người/

དུས་གསུམ་གཤེགས་པ་མི་ཡི་སེང་གེ་ཀུན། །
dü sum shek pa mi yi sen gé kün
to as many as they exist in the worlds of the ten directions
dans toutes les directions de l’univers, à travers passé, présent et futur,
tại các thế giới / khắp cả mười phương 

བདག་གིས་མ་ལུས་དེ་དག་ཐམས་ཅད་ལ། །
dak gi ma lü de dak tham ché la
I prostrate to all of them without exception
à chacun d’entre vous, je rends hommage en me prosternant ;
tôi vận dụng đủ / ba nghiệp trong sạch 

ལུས་དང་ངག་ཡིད་དང་བས་ཕྱག་བགྱིའོ། །
lü dang ngak yi dang wé chak gyi o
with body, speech and clear mind.
la dévotion emplit mon corps, ma parole et mon esprit.
kính lạy khắp cả / không có thiếu sót. 

—- 2. physical prostration  prostration physique – thân đảnh lễ 

༢ ༽ བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་སྟོབས་དག་གིས། །
2) zang po chö pé mön lam tob dak gi
2) Through the strength of prayer of noble conduct
2) Par le pouvoir de cette prière, cette aspiration aux actions bénéfiques
2) Năng lực uy thần / của hạnh phổ hiền 

རྒྱལ་བ་ཐམས་ཅད་ཡིད་ཀྱིས་མངོན་སུམ་དུ། །
gyal wa tham ché yi kyi ngön sum du
all the conquerors appear directly to my mind
tous les victorieux m’apparaissent ici clairement à l’esprit
làm tôi hiện khắp / trước chư Như lai, 

ཞིང་གི་རྡུལ་སྙེད་ལུས་རབ་བཏུད་པ་ཡིས། །
shying gi dul nyé lü rab tü pa yi
I bow deeply with as many bodies as the atoms of the fields
et je multiplie mon corps autant de fois qu’il y a d’atomes dans l’univers,
một thân tôi hiện / thân như cực vi 

རྒྱལ་བ་ཀུན་ལ་རབ་ཏུ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
gyal wa kün la rab tu chak tsal lo
and fully prostrate to all conquerors.
chacun se prosternant en hommage devant tous les Bouddhas.
lạy khắp chư Phật / cũng như cực vi. /

—- 3. mental prostration  prostration mentale – ý đảnh lễ

༣ ༽ རྡུལ་གཅིག་སྟེང་ན་རྡུལ་སྙེད་སངས་རྒྱས་རྣམས། །
3) dul chik teng na dul nyé sang gye nam
3) On every atom (there) are Buddhas as many as the atoms that exist
3) Dans chaque atome président autant de Bouddhas qu’il y a d’atomes,
3) Trong một cực vi / có chư Phật đà / nhiều bằng cực vi, 

སངས་རྒྱས་སྲས་ཀྱི་དབུས་ན་བཞུགས་པ་དག །
sang gye sé kyi ü na shyuk pa dak
seated in the centre of the children of Buddhas.
entourés de leurs héritiers, les bodhisattvas ;
và đều ở trong / chúng hội Bồ tát; /

དེ་ལྟར་ཆོས་ཀྱི་དབྱིངས་རྣམས་མ་ལུས་པ། །
de tar chö kyi ying nam malüpa
thus I appreciate that all dharma spheres without exception
je les imagine ainsi emplissant
cực vi tất cả / pháp giới vô tận / cũng là như vậy, 

ཐམས་ཅད་རྒྱལ་བ་དག་གིས་གང་བར་མོས། །
tham ché gyal wa dak gi gang war mö
are filled completely with conquerors.
complètement tout l’espace de la réalité.
tâm tôi tin Phật / thật sâu và đầy./

—- 4. verbal prostration  prostration verbale  khẩu đảnh lễ 

༤ ༽ དེ་དག་བསྔགས་པ་མི་ཟད་རྒྱ་མཚོ་རྣམས། །
4) de dak ngak pa mi zé gya tso nam
4) With every sound of an ocean of melodies
4) Je les salue d’un océan infini de louanges ;
4) Nên biển âm thanh / tôi vận dụng cả, 

དབྱངས་ཀྱི་ཡན་ལག་རྒྱ་མཚོའི་སྒྲ་ཀུན་གྱིས། །
yang kyi yen lak gya tsö dra kün gyi
and an ocean of these inexhaustible praises
aux sons d’un océan de mélodies variées,
xuất ra vô tận / lời chữ nhiệm mầu, 

རྒྱལ་བ་ཀུན་གྱི་ཡོན་ཏན་རབ་བརྗོད་ཅིང་། །
gyal wa kün gyi yön ten rab jö ching
I pronounce the qualities of all conquerors
je chante les nobles qualités des Bouddhas
cùng tận thời kỳ / của thì vị lai 

བདེ་བར་གཤེགས་པ་ཐམས་ཅད་བདག་གིས་བསྟོད། །
de war shek pa tham ché dak gi tö
and praise all sugatas.
et loue tous ceux qui ont atteint la félicité suprême.
tán dương biển cả / công đức của Phật.

—b. offerings  offrandes – cúng dường [2]

—- 1. ordinary offerings  offrandes ordinaires – cúng phẩm thường 

༥ ༽ མེ་ཏོག་དམ་པ་ཕྲེང་བ་དམ་པ་དང་། །
5) me tok dam pa treng wa dam pa dang
5) With immaculate flowers and immaculate garlands,
5) À chaque Bouddha, je fais l’offrande
5) Tôi đem vòng hoa / tốt đẹp hơn hết,

སིལ་སྙན་རྣམས་དང་བྱུག་པ་གདུགས་མཆོག་དང་། །
sil nyen nam dang juk pa duk chok dang
cymbals perfumed ointments, supreme parasols and well as
de fleurs ravissantes, de guirlandes magnifiques,
âm nhạc, hương xoa, / tàn lọng, bảo cái,

མར་མེ་མཆོག་དང་བདུག་སྤོས་དམ་པ་ཡིས། །
mar mé chok dang duk pö dam pa yi
supreme butter lamps and immaculate incense,
de musique et de baumes parfumés, des plus belles ombrelles,
đèn, hương, phẩm vật / hơn hết như vậy,

རྒྱལ་བ་དེ་དག་ལ་ནི་མཆོད་པར་བགྱི། །
gyal wa de dak la ni chö par gyi
I make offerings to these conquerors.
des lampes les plus brillantes et du meilleur encens.
tôi đem hiến cúng / chư vị Như lai.

༦ ༽ ན་བཟའ་དམ་པ་རྣམས་དང་དྲི་མཆོག་དང་། །
6) na za dam pa nam dang dri chok dang
6) By (arranging) immaculate garments and supreme aromas
6) À chaque Bouddha, je fais l’offrande
6) Y phục hơn hết, / hương liệu hơn hết,

ཕྱེ་མ་ཕུར་མ་རི་རབ་མཉམ་པ་དང་། །
che ma pur ma ri rab nyam pa dang
and powdered incense as high as the supreme mountain (meru)
de splendides vêtements, des senteurs les plus suaves,
hương bột, hương đốt, / cùng với đèn đuốc,

བཀོད་པ་ཁྱད་པར་འཕགས་པའི་མཆོག་ཀུན་གྱིས། །
kö pa khye par pak pé chok kün gyi
in a formation that is superior and supreme in every (aspect)
et de poudre d’encens, en tas aussi hauts que le mont meru,
tất cả đều như / diệu cao núi lớn (núi tu di),

རྒྱལ་བ་དེ་དག་ལ་ནི་མཆོད་པར་བགྱི། །
gyal wa de dak la ni chö par gyi
I make offerings to these conquerors.
disposés en parfaite symétrie.
tôi đem hiến cúng / chư vị Như lai.

—- 2. unsurpassable offerings  offrandes inégalables – cúng phẩm vô thượng 

༧ ༽ མཆོད་པ་གང་རྣམས་བླ་མེད་རྒྱ་ཆེ་བ། །
7) chö pa gang nam la mé gya che wa
7) Vast unsurpassable offerings
7) Puis, inspiré par ma dévotion envers tous les bouddhas et
7) Tôi đem cái biết / cao rộng hơn hết

དེ་དག་རྒྱལ་བ་ཐམས་ཅད་ལ་ཡང་མོས། །
de dak gyal wa tham ché la yang mö
I imagine for all conquerors
mû par le pouvoir de ma foi dans les actions bénéfiques,
tin tưởng sâu xa / tam thế chư Phật,

བཟང་པོ་སྤྱོད་ལ་དད་པའི་སྟོབས་དག་གིས། །
zang po chö la de pé tob dak gi
through the strength of faith in the noble conduct
je me prosterne devant tous les victorieux et leur présente
vận dụng sức mạnh / hạnh nguyện phổ hiền

རྒྱལ་བ་ཀུན་ལ་ཕྱག་འཚལ་མཆོད་པར་བགྱི། །
gyal wa kün la chak tsal chö par gyi
I prostrate and offer to all conquerors.
ces offrandes immenses et insurpassables.
mà khắp hiến cúng / chư vị Như lai.

—c. confession of negativity  confession de la négativité – sám hối tội chướng 

༨ ༽ འདོད་ཆགས་ཞེ་སྡང་གཏི་མུག་དབང་གིས་ནི། །
8) dö chak shye dang ti muk wang gi ni
8) Whatever negativity exist and I have done
8) Quels que soient les actes négatifs que j’ai commis
8) Bao nhiêu nghiệp dữ / xưa kia tôi làm,

ལུས་དང་ངག་དང་དེ་བཞིན་ཡིད་ཀྱིས་ཀྱང་། །
lü dang ngak dang de shyin yi kyi kyang
with my body, speech and similarly with my mind
sous l’emprise du désir, de la haine et de l’ignorance,
đều bởi vô thỉ / những tham sân si,

སྡིག་པ་བདག་གིས་བགྱིས་པ་ཅི་མཆིས་པ། །
dik pa dak gi gyi pa chi chi pa
due to the power of attachment, hatred and confusion
avec mon corps, ma parole, ainsi que mon esprit,
động thân ngữ ý / mà phát sinh ra,

དེ་དག་ཐམས་ཅད་བདག་གིས་སོ་སོར་བཤགས། །
de dak tham ché dak gi so sor shak
I confess all of them individually.
devant vous je les confesse et les purifie tous sans exception.
ngày nay tôi nguyện / sám hối tất cả.

—d. rejoicing  réjouissance – tùy hỉ 

༩ ༽ ཕྱོགས་བཅུའི་རྒྱལ་བ་ཀུན་དང་སངས་རྒྱས་སྲས། །
9) chok chü gyal wa kün dang sang gye sé
9) I rejoice in the virtue of all conquerors of the ten directions,
9) Le cœur plein d’allégresse, je me réjouis de tous les mérites
(9) Mười phương hết thảy / các loại chúng sinh,

རང་རྒྱལ་རྣམས་དང་སློབ་དང་མི་སློབ་དང་། །
rang gyal nam dang lob dang mi lob dang
that of the children of the Buddhas,
des bouddhas et des bodhisattvas,
cùng với các vị / thanh văn, duyên giác, / tu học tiếp tục,

འགྲོ་བ་ཀུན་གྱི་བསོད་ནམས་གང་ལ་ཡང་། །
dro wa kün gyi sö nam gang la yang
that of solitary realizers, learners and non-learners
des pratyekabuddha, de ceux qui sont encore sur le chemin et des arhats au delà du chemin,
tu học hoàn tất, / tất cả Như lai, / cùng với bồ tát,

དེ་དག་ཀུན་གྱི་རྗེས་སུ་བདག་ཡི་རང་། །
de dak kün gyi je su dak yi rang
and in the merit of all migrators.
ainsi que de chaque être vivant, dans la totalité de l’univers.
công đức có gì / tôi tùy hỷ cả.

—e. urging to turn the wheel of dharma  requête à tourner la roue du dharma  thỉnh chuyển pháp luân 

༡༠ ༽ གང་རྣམས་ཕྱོགས་བཅུའི་འཇིག་རྟེན་སྒྲོན་མ་རྣམས། །
10) gang nam chok chü jik ten drön ma nam
10) All those who are the beacons of the worlds in the ten directions,
10) Vous qui êtes comme des phares dont la lumière éclaire les mondes,
10) Mười phương đâu có / ngọn đèn thế giới /

བྱང་ཆུབ་རིམ་པར་སངས་རྒྱས་མ་ཆགས་བརྙེས། །
jang chub rim par sang gye ma chak nyé
those who have found buddhahood without attachment
et qui avez traversé les étapes menant à l’éveil pour atteindre l’état de bouddha libre de tout attachement,
khi mới thành tựu / tuệ giác vô thượng, 

མགོན་པོ་དེ་དག་བདག་གིས་ཐམས་ཅད་ལ། །
gön po de dak dak gi tham ché la
in the stages of enlightenment, all those protectors
je vous exhorte, vous tous les protecteurs :
tôi xin thỉnh cầu / tất cả các Ngài 

འཁོར་ལོ་བླ་ན་མེད་པར་བསྐོར་བར་བསྐུལ། །
khor lo la na me par kor war kul
I urge to turn the unsurpassable wheel of dharma.
veuillez tourner l’insurpassable roue du dharma.
chuyển đẩy bánh xe / diệu pháp vô thượng.

—f. praying not to pass into paranirvana  requête aux bouddhas de ne pas passer en nirvana – thỈnh đừng nhập niết bàn 

༡༡ ༽ མྱ་ངན་འདའ་སྟོན་གང་བཞེད་དེ་དག་ལ། །
11) nya ngen da tön gang shyé de dak la
11) To those wishing to demonstrate paranirvana
11) je joins les mains et prie :
11) Chư vị Như lai / muốn hiện niết bàn,

འགྲོ་བ་ཀུན་ལ་ཕན་ཞིང་བདེ་བའི་ཕྱིར། །
dro wa kün la pen shying de wé chir
I pray with my palms joined together:
vous qui avez l’intention de passer en nirvāṇa,
thì tôi chí thành / thỉnh cầu các Ngài

བསྐལ་པ་ཞིང་གི་རྡུལ་སྙེད་བཞུགས་པར་ཡང་། །
kal pa shying gi dul nyé shyuk par yang
for the benefit and happiness of all migrators
demeurez en ce monde autant d’éternités qu’il y a d’atomes,
sống với đời kiếp / nhiều như cực vi,

བདག་གིས་ཐལ་མོ་རབ་སྦྱར་གསོལ་བར་བགྱི། །
dak gi thal mo rab jar sol war gyi
please remain for as many eons as there are atoms in the fields.
et apportez bien-être et bonheur à tous les êtres vivants.
để làm lợi lạc / hết thảy chúng sinh.

—g. dedication  dédicace  hồi hướng 

༡༢ ༽ ཕྱག་འཚལ་བ་དང་མཆོད་ཅིང་བཤགས་པ་དང་། །
12) chak tsal wa dang chö ching shak pa dang
12) Whatever little virtue I have accumulated through
12) Le peu de mérite que j’ai accumulé par cet hommage,
12) Lạy Phật, khen Phật, / và hiến cúng Phật,

རྗེས་སུ་ཡི་རང་བསྐུལ་ཞིང་གསོལ་བ་ཡི། །
je su yi rang kul shying sol wa yi
prostrating, making offerings, confessing,
par l’offrande, la confession et la réjouissance,
xin Phật ở đời / và chuyển pháp luân,

དགེ་བ་ཅུང་ཟད་བདག་གིས་ཅི་བསགས་པ། །
ge wa chung zé dak gi chi sak pa
rejoicing, urging and praying
par mon exhortation et ma prière, tout cela,
tùy hỷ sám hối / bao thiện căn ấy

ཐམས་ཅད་བདག་གིས་བྱང་ཆུབ་ཕྱིར་བསྔོའོ། །
tham ché dak gi jang chub chir ngo o
I dedicate them all towards enlightenment.
je le dédie à l’éveil de tous les êtres.
tôi đem hồi hướng / nguyện thành trí Phật.

–ii. the actual practices  les pratiques réelles  pháp tu chính [3]

—a. practicing the on the ground of resolute conduct  pratiquer sur le terrain de la conduite résolue – tu trên địa hạnh nguyện [10]

—-1. training to purify intention  entraînement pour purifier l’intention  nguyện tịnh tâm ý [3]

—–a. aspiration to make offerings to the Buddhas and that they perfectly complete their intentions  aspiration pour faire des offrandes aux bouddhas et qu’ils complètent parfaitement leurs intentions –nguyện hiến cúng Phật, bậc tâm ý viên mãn 

༡༣ ༽ འདས་པའི་སངས་རྒྱས་རྣམས་དང་ཕྱོགས་བཅུ་ཡི། །
13) de pé sang gye nam dang chok chu yi
13) May my offerings be made to the Buddhas of the past and
13) Que des offrandes soient faites aux bouddhas du passé,
(13) Nguyện mang cúng phẩm / dâng chư Phật đà

འཇིག་རྟེན་དག་ན་གང་བཞུགས་མཆོད་པར་གྱུར། །
jik ten dak na gang shyuk chö par gyur
to those abiding in every world of the ten directions
et à tous ceux qui demeurent à présent dans les dix directions de cet univers !
trong thời quá khứ / trong thời hiện tại / ở khắp mười phương

གང་ཡང་མ་བྱོན་དེ་དག་རབ་མྱུར་བར། །
gang yang ma jön de dak rab nyur war
and may those who have not yet come, very quickly
que tous ceux qui sont encore à venir réalisent promptement leurs souhaits
và xin nguyện cho / chư Phật sẽ thành

བསམ་རྫོགས་བྱང་ཆུབ་རིམ་པར་སངས་རྒྱས་སྤྱོན། །
sam dzok jang chub rim par sang gye chön
complete the intention of enlightenment and gradually come as Buddhas.
et gravissant les étapes de l’éveil, atteignent l’état de bouddha.
mau chóng phát tâm / sớm thành chánh quả.

—-b. intention to thoroughly purify buddha fields  intention de purifier complètement les champs de bouddha – nguyện làm sạch cõi Phật 

༡༤ ༽ ཕྱོགས་བཅུ་ག་ལའི་ཞིང་རྣམས་ཇི་སྙེད་པ། །
14) chok chu ga lé shying nam ji nye pa
14) May however many fields exist in the ten directions become vast and completely pure
14) Que tous les mondes qui existent dans les dix directions
14) Tất cả thế giới / khắp cả mười phương / rộng lớn trong sạch /

དེ་དག་རྒྱ་ཆེར་ཡོངས་སུ་དག་པར་གྱུར། །
de dak gya cher yong su dak par gyur
and may they will be filled completely by conquerors who have
se transforment en vastes royaumes parfaitement purs,
nhiệm mầu trang nghiêm, / ở đâu cũng có / đại hội bồ tát

བྱང་ཆུབ་ཤིང་དབང་དྲུང་གཤེགས་རྒྱལ་བ་དང་། །
jang chub shing wang drung shek gyal wa dang
proceeded to enlightenment under powerful bodhi trees and
peuplés entièrement de bouddhas qui se sont assis sous l’arbre puissant de la bodhi,
bao quanh chư Phật, / trong khi chư Phật

སངས་རྒྱས་སྲས་ཀྱིས་རབ་ཏུ་གང་བར་ཤོག །
sang gye sé kyi rab tu gang war shok
by children of the Buddhas
avec autour d’eux, tous leurs fils et filles bodhisattvas !
cùng ngồi dưới cây / bồ đề đại thọ.

—-c. training in the special intention for happiness for all sentient beings  entraînement à l’intention spéciale pour le bonheur de toues les êtres vivants – luyện đại nguyện thành tựu phúc lợi cho chúng sinh 

༡༥ ༽ ཕྱོགས་བཅུའི་སེམས་ཅན་གང་རྣམས་ཇི་སྙེད་པ། །
15) chok chü sem chen gang nam jin yé pa
15) May however many sentient beings exist in the ten directions
15) Que tous les êtres animés qui existent dans les dix directions
15) Cầu nguyện chúng sinh / khắp cả mười phương

དེ་དག་རྟག་ཏུ་ནད་མེད་བདེ་བར་གྱུར། །
de dak tak tu ne mé de war gyur
be always without sickness, may they have happiness
vivent à jamais heureux et en bonne santé !
thoát hết lo sợ / thường hưởng yên vui,

འགྲོ་བ་ཀུན་གྱི་ཆོས་ཀྱི་དོན་རྣམས་ནི། །
dro wa kün gyi chö kyi dön nam ni
and may the dharma-related purposed and hopes of all migrators
que tous les êtres rencontrent le dharma
thu hoạch lợi ích / của pháp sâu xa,

མཐུན་པར་གྱུར་ཅིང་རེ་བའང་འགྲུབ་པར་ཤོག །
thün par gyur ching re wa ang drub par shok
be fulfilled accordingly.
qui leur convient le mieux ! et que tous leurs espoirs puissent ainsi être comblés !
diệt trừ phiền não / không còn thừa sót.

—-2. the path remembering bodhichitta  le chemin pour se souvenir de la bodhichitta – nguyện nhớ tâm bồ đề  [5]

—–a. aspiration to remember previous births and to be ordained  aspiration à se souvenir des naissances précédentes et à prendre ordination – nguyện luôn nhớ đời trước, sống hạnh xuất gia 

༡༦ ༽ བྱང་ཆུབ་སྤྱོད་པ་དག་ནི་བདག་སྤྱོད་ཅིང་། །
16) jang chub chö pa dak ni dak chö ching
16) May I practice of conduct of enlightenment
16) En pratiquant sur le chemin de l’éveil,
(16) Khi tôi tu tập / vì đại bồ đề 

འགྲོ་བ་ཀུན་ཏུ་སྐྱེ་བ་དྲན་པར་གྱུར། །
dro wa kün tu kye wa dren par gyur
may I remember (past) births in all migrations and
puissé-je me souvenir de toutes mes naissances antérieures,
thì ở loài nào / thọ mạng ra sao

ཚེ་རབས་ཀུན་ཏུ་འཆི་འཕོ་སྐྱེ་བ་ན། །
tse rab kün tuchi po kye wa na
in all successive lives, at death, transference and birth
et dans toutes mes vies successives, dans la mort et dans la renaissance,
đi qua cảnh chết, / trung hữu, tái sinh

རྟག་ཏུ་བདག་ནི་རབ་ཏུ་འབྱུང་བར་ཤོག །
tak tu dak ni rab tu jung war shok
may I always be ordained.
puissé-je toujours renoncer à la vie mondaine !
đều nhớ đời trước, / thường được xuất gia.

—–b. aspiration not to allow the deterioration of ethics  aspiration à ne pas permettre la détérioration de l’éthique – nguyện không để giới thoái chuyển 

༡༧ ༽ རྒྱལ་བ་ཀུན་གྱི་རྗེས་སུ་སློབ་གྱུར་ཏེ། །
17) gyal wa kün gyi je su lob gyur té
17) May I train in the footsteps of all conquerors and
17) En suivant les traces de tous les bouddhas victorieux,
(17) Noi gót Thế tôn

བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་ཡོངས་སུ་རྫོགས་བྱེད་ཅིང་། །
zang po chö pa yong su dzok jé ching
thoroughly complete the noble conduct
puissé-je mener les actions bénéfiques à leur entière perfection,
nghiêm giữ tịnh giới,

ཚུལ་ཁྲིམས་སྤྱོད་པ་དྲི་མེད་ཡོངས་དག་པ། །
tsultrim chö pa dri mé yong dak pa
may I always practice non-deteriorated and faultless,
puisse ma conduite et ma discipline être toujours impeccables et pures,
không để giới thể / bị dơ bị vỡ

རྟག་ཏུ་མ་ཉམས་སྐྱོན་མེད་སྤྱོད་པར་ཤོག །
tak ma nyam kyön mé chö par shok
stainless, thoroughly pure moral conduct.
sans aucune défaillance ni aucune faute.
hay bị xuyên thủng / hoặc bị sơ suất.

—–c. aspiration to teach dharma in individual languages  aspiration pour enseigner le dharma dans les langages individuels – nguyện tùy ngôn ngữ giáo hóa

༡༨ ༽ ལྷ་ཡི་སྐད་དང་ཀླུ་དང་གནོད་སྦྱིན་སྐད། །
18) lha yi ké dang lu dang nö jin ké
18) May I teach the dharma in all languages
18) Dans la langue des dieux, des nāga et des yakṣa,
18) Tất cả chư thiên / cùng với quỉ thần,

གྲུལ་བུམ་དག་དང་མི་ཡི་སྐད་རྣམས་དང་། །
drul bum dak dang mi yi ké nam dang
however many languages of migrators (exist, such as)
dans la langue des démons et dans celle aussi des humains,
hết thảy nhân loại / và bao loài khác,

འགྲོ་བ་ཀུན་གྱི་སྒྲ་རྣམས་ཇི་ཙམ་པར། །
dro wa kün gyi dra nam ji tsam par
the languages of gods, nagas, yakshas,
dans autant de langues différentes qui existent,
bao nhiêu chúng sinh / bao nhiêu tiếng nói,

ཐམས་ཅད་སྐད་དུ་བདག་གིས་ཆོས་བསྟན་ཏོ། །
tham ché ké du dak gi chö ten to
vampires and humans.
je proclamerai le dharma dans la langue de tous !
tôi dùng tiếng ấy / mà thuyết pháp cho.

—–d. aspiration to soften one’s mental continuum and to exert in the six perfections   aspiration pour adoucir son continuum mental et exercer dans les six perfections – nguyện tâm nhu nhuyễn, luyện hạnh ba la mật 

༡༩ ༽ དེས་ཤིང་ཕ་རོལ་ཕྱིན་ལ་རབ་བརྩོན་ཏེ། 
19) dé shing pa rol chin la rab tsön té
19a) Through that and through exertion in the (six) perfections
19) Domptant mon esprit et m’efforçant de pratiquer les pāramitā,
19) Siêng tu các pháp / ba la mật đa / cực kỳ trong sáng,

བྱང་ཆུབ་སེམས་ནི་ནམ་ཡང་བརྗེད་མ་གྱུར། །
jang chub sem ni nam yang jé ma gyur
may the mind of bodhichitta never be forgotten.
je n’oublierai jamais la bodhicitta ;
thường xuyên chuyên chú / không để quên mất / tâm đại bồ đề,

—–e. aspiration to abandon negativities and obscurations  aspiration à abandonner les négativités et les obscurcissements – nguyện từ bỏ ác hạnh ác chướng

སྡིག་པ་གང་རྣམས་སྒྲིབ་པར་གྱུར་པ་དག །
dik pa gang nam drib par gyur pa dak
19b) May whatever negativities that are obscurations (exist)
Puissent toutes mes actions négatives et les obscurcissements qu’elles causent
Diệt trừ dơ bẩn

དེ་དག་མ་ལུས་ཡོངས་སུ་བྱང་བར་ཤོག །
de dak ma lü yong su jang war shok
be thoroughly cleansed.
être complètement purifiés jusqu’au dernier.
không cho sót lại,

—-3. unaffected application  application non affectée – không vướng nhiễm tâm 

༢༠ ༽ ལས་དང་ཉོན་མོངས་བདུད་ཀྱི་ལས་རྣམས་ལས། །
20) lé dang nyön mong dü kyi lé nam lé
20) May I be liberated from the actions of the demons of karma and afflictions
20) Puissé-je être libéré du karma, des émotions nuisibles et de l’œuvre de la négativité,
(20) Đối với mê lầm / cùng với nghiệp dữ, / đối với cảnh ngộ

གྲོལ་ཞིང་འཇིག་རྟེན་འགྲོ་བ་རྣམས་སུ་ཡང་། །
drol shying jik ten dro wa nam su yang
and also in all worldly migrations may i
et agir pour tous les êtres dans le monde,
hiện thân ma vương, / trong cõi đời này / mà được siêu thoát,

ཇི་ལྟར་པདྨོ་ཆུས་མི་ཆགས་པ་བཞིན། །
ji tar pe mo chü mi chak pa shyin
remain without attachment , like the lily is with the water and
tout comme la fleur de lotus à laquelle ni l’eau ni la boue ne peuvent adhérer,
tựa như hoa sen / không hề dính nước,

ཉི་ཟླ་ནམ་མཁར་ཐོགས་པ་མེད་ལྟར་སྤྱད། །
nyi da nam khar thok pa mé tar ché
like the sun and moon (that move) unhindered in the sky.
ou le soleil et la lune dont la course est sans obstacle dans le ciel.
cũng như nhật nguyệt / không vướng không gian.

—-4. benefiting sentient beings  aider les êtres vivants – lợi ích chúng sinh 

༢༡ ༽ ཞིང་གི་ཁྱོན་དང་ཕྱོགས་རྣམས་ཅི་ཙམ་པར། །
21) shying gi khyön dang chok nam chi tsam par
21) May I thoroughly pacify the suffering of lower migrations
21) Partout, dans toute l’étendue de l’univers,
21) Tận trừ toàn bộ / nỗi khổ đường dữ,

ངན་སོང་སྡུག་བསྔལ་རབ་ཏུ་ཞི་བར་བྱེད། །
ngen song duk ngal rab tu shyi war jé
in however many vast fields and directions (it exists).j’apaiserai complètement la souffrance de tous les royaumes inférieurs,
bình đẳng cho vui / bao loại sinh linh,

བདེ་བ་དག་ལ་འགྲོ་བ་ཀུན་འགོད་ཅིང་། །
de wa dak la dro wa kün gö ching
may I place all migrators in many types of happiness
conduirai tous les êtres au bonheur
trải qua thời kỳ / nhiều như cực vi,

འགྲོ་བ་ཐམས་ཅད་ལ་ནི་ཕན་པར་སྤྱད། །
dro wa tham ché la ni pen par ché
and may I practice that which is beneficial for all.
et agirai pour le bénéfice ultime de chacun.
lợi ích mười phương / không có cùng tận.

—-5. putting on the armor  mettre l’armure – mặc áo giáp 

༢༢ ༽ བྱང་ཆུབ་སྤྱོད་པ་ཡོངས་སུ་རྫོགས་བྱེད་ཅིང་། །
22) jang chub chub chö pa yong su dzok jé ching
22) May I thoroughly complete the conduct of enlightenment and
22) J’accomplirai l’action éveillée à la perfection,
22) Tôi hằng tùy thuận / các loại chúng sinh,

སེམས་ཅན་དག་གི་སྤྱོད་དང་མཐུན་པར་འཇུག །
sem chen dak gi chö dang thün par juk
cause sentient beings to enter in accordance with their conduct,
servirai les êtres de façon appropriée à leurs besoins,
cùng tận thời kỳ / của thì vị lai,

བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་དག་ནི་རབ་སྟོན་ཅིང་། །
zang po chö pa dak ni rab tön ching
may I teach them well (various) noble conducts and
leur enseignerai à accomplir des actions bénéfiques
thường xuyên tu tập / hạnh nguyện phổ hiền

མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཀུན་ཏུ་སྤྱོད་པར་གྱུར། །
ma ong kal pa kün tu chö par gyur
may I practice them in all future eons.
et continuerai ainsi dans toutes les ères à venir.
cực kỳ rộng lớn / viên mãn thành tựu / tuệ giác bồ đề / cực kỳ tối thượng.

—-6. aspiration to meet with bodhisattvas of equal fortune  aspiration à rencontrer des bodhisattvas d’égale fortune – nguyện gặp bồ tát đồng tu 

༢༣ ༽ བདག་གི་སྤྱོད་དང་མཚུངས་པར་གང་སྤྱོད་པ། །
23) dak gi chö dang tsung par gang chö pa
23) May I always befriend
23) Puissé-je toujours rencontrer et être en compagnie de
23) Bao nhiêu những người / đồng hành với tôi,

དེ་དག་དང་ནི་རྟག་ཏུ་འགྲོགས་པར་ཤོག །
de dak dang ni tak tu drok par shok
those whose conduct is similar to mine.
ceux qui agissent en accord avec moi ;
nguyện ở chỗ nào / cũng thường gặp nhau,

ལུས་དང་ངག་རྣམས་དང་ནི་སེམས་ཀྱིས་ཀྱང་། །
lü dang ngak nam dang ni sem kyi kyang
may through body, speech and also mind
et puissent les actions et les aspirations de notre corps, de notre parole ainsi que de notre esprit,
thân ngữ và ý / đều như nhau cả,

སྤྱོད་པ་དག་དང་སྨོན་ལམ་གཅིག་ཏུ་སྤྱད། །
chö pa chö pa dak dang mön lam chik tu ché
pure conduct and prayer be practiced as one.
être toujours une !
cùng nhau tu học / hết thảy hạnh nguyện.

—-7. aspiration to meet and please virtuous friends  aspiration à avoir des maîtres authentiques et à leur plaire  – nguyện gặp và làm đẹp lòng bậc thiện tri thức 

༢༤ ༽ བདག་ལ་ཕན་པར་འདོད་པའི་གྲོགས་པོ་དག །
24) dak la pen par dö pé drok po dak
24) May I always meet with those friends who
24) Puissé-je toujours rencontrer des amis spirituels
24) Những thiện trí thức / lợi ích cho tôi,

བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་རབ་ཏུ་སྟོན་པ་རྣམས། །
zang po chö pa rab tu tön pa nam
whish to benefit me and who
qui aspirent à m’aider véritablement
chỉ dẫn cho tôi / hạnh nguyện phổ hiền,

དེ་དག་དང་ཡང་རྟག་ཏུ་ཕྲད་པར་ཤོག །
de dak dang yang tak tu tre par shok
teach well the noble conduct;
et m’enseigne les actions bénéfiques ;
cũng nguyện thường xuyên / được gặp gỡ nhau,

དེ་དག་བདག་གིས་ནམ་ཡང་ཡིད་མི་དབྱུང་། །
de dak dak gi nam yang yi mi yung
may I never disappoint their minds.
jamais je ne les décevrai !
lại nguyện thường xuyên / hoan hỷ cho tôi.

—-8. aspiration to see the Buddhas and serve them in person  aspiration à voir les bouddhas et à les servir en personne – nguyện thấy và phụng sự chư Phật 

༢༥ ༽ སངས་རྒྱས་སྲས་ཀྱིས་བསྐོར་བའི་མགོན་པོ་རྣམས། །
25) sang gye sé kyi kor wé gön po nam
25) May I always behold directly the conquerors,
25) Puissé-je toujours voir les bouddhas, là devant mes yeux,
25) Nguyện thường nhìn thấy / chư vị Như lai,

མངོན་སུམ་རྟག་ཏུ་བདག་གིས་རྒྱལ་བ་བལྟ། །
ngön sum tak tu dak gi gyal wa ta
protectors surrounded by the children of the buddha.
et autour d’eux, tous leurs fils et filles bodhisattvas.
cùng chư bồ tát / vây quanh các Ngài,

མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཀུན་ཏུ་མི་སྐྱོ་བར། །
ma ong kal pa kün tu mi kyo war
in all future eons may I never become impoverished
inlassablement, dans toutes les ères à venir,
đối với các Ngài / nguyện hiến cúng lớn,

དེ་དག་ལ་ཡང་མཆོད་པ་རྒྱ་ཆེར་བགྱི། །
de dak la yang chö pa gya cher gyi
and may I also make vast offerings to them.
puissent les offrandes que je leur fais être vastes et infinies.
cùng tận vị lai / không biết chán mệt.

—-9. aspiration to fully uphold the immaculate dharma  aspiration à préserver la prospérité du dharma  – nguyện duy trì chánh pháp

༢༦ ༽ རྒྱལ་བ་རྣམས་ཀྱི་དམ་པའི་ཆོས་འཛིན་ཅིང་། །
26) gyal wa nam kyi dam pé chö dzin ching
26) May I uphold the immaculate dharma of the conquerors
26) Puissé-je préserver les enseignements sacrés des bouddhas,
26) Nguyện được duy trì / pháp mầu của Phật,

བྱང་ཆུབ་སྤྱོད་པ་ཀུན་ཏུ་སྣང་བར་བྱེད། །
jang chub chö pa kün tu nang war jé
and illuminate every aspect of the conduct of enlightenment
et faire naître l’action éveillée ;
làm cho rực rỡ / hạnh nguyện bồ đề,

བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་རྣམ་པར་སྦྱོང་བ་ཡང་། །
zang po chö pa nam par jong wa yang
may I practice the noble conduct (now) and
puissé-je parachever les actions bénéfiques
trong sạch rốt ráo / đường đi phổ hiền,

མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཀུན་ཏུ་སྤྱད་པར་བགྱི། །
ma ong kal pa kün tu che par gyi
may I practice it in all future eons.
et les pratiquer dans tous les âges à venir.
cùng tận vị lai / thường xuyên tu tập.

—-10. aspiration to acquire inexhaustible treasures  aspiration à acquérir un trésor inépuisable  nguyện được kho báu bất tận 

༢༧ ༽ སྲིད་པ་ཐམས་ཅད་དུ་ཡང་འཁོར་བ་ན། །
27) si pa tham ché du yang khor wa na
27) May I find inexhaustible treasures and gnosis
27) Tandis que j’erre dans tous les états de l’existence samsarique,
(27) ở trong tất cả / thế giới ba cõi,

བསོད་ནམས་ཡེ་ཤེས་དག་ནི་མི་ཟད་བརྙེས། །
sö nam ye she dak ni mi zé nyé
when circling in all (types) of existence
puissé-je accumuler un mérite et une sagesse inépuisables,
tôi tu phước trí / thường xuyên vô tận,

ཐབས་དང་ཤེས་རབ་ཏིང་འཛིན་རྣམ་ཐར་དང་། །
thab dang she rab ting dzin nam thar dang
may I become an inexhaustible treasury of all qualities,
et devenir ainsi un trésor inépuisable de nobles qualités,
định tuệ phương tiện / cùng với giải thoát,

ཡོན་ཏན་ཀུན་གྱི་མི་ཟད་མཛོད་དུ་གྱུར། །
yön ten kün gyi mi zé dzö du gyur
method, wisdom, concentration and freedom.
d’habileté et de discrnement, de samādhi et de libération !
được kho công đức / vô tận như vậy.

—b. practicing on the ground of arya bodhisattvas  pratiquer sur la terre d’arya bodhisattavas  tu trên địa bồ tát [6]

—-1. entering the freedom of all bodhisattvas  entrer dans la liberté de tous les bodhisattvas  nhập cõi tự tại của bồ tát [8] 

—–a. aspiration to see the inhabitants of all pure realms existing in the ten directions on a single atom aspiration à voir les habitants de tous les royaumes purs existant dans les dix directions sur un seul atome – nguyện thấy chúng hội ở khắp mười phương tịnh độ trong mỗi cực vi [[22]] 

༢༨ ༽ རྡུལ་གཅིག་སྟེང་ན་རྡུལ་སྙེད་ཞིང་རྣམས་ཏེ། །
28) dul chik teng na dul nyé shying nam té
28) on every atom there are as many fields as the atoms that exist
28) En un seul atome, puissé-je voir autant de royaumes purs qu’il y a d’atomes dans l’univers :
28) Mỗi một cực vi / có số thế giới / nhiều bằng cực vi

ཞིང་དེར་བསམ་གྱིས་མི་ཁྱབ་སངས་རྒྱས་རྣམས། 
shying der sam gyi mi khyab sang gye nam
the inconceivable Buddhas in these fields
et dans chaque royaume, des bouddhas au-delà de toute imagination,
mỗi một thế giới / có các đức Phật / khó thể nghĩ thấu,

སངས་རྒྱས་སྲས་ཀྱི་དབུས་ན་བཞུགས་པ་ལ། །
sang gye sé kyi ü na shyuk pa la
abide surrounded by children of the Buddhas
entourés de leurs héritiers bodhisattvas.
mỗi một đức Phật / đều ở chính giữa / đại hội bồ tát,

བྱང་ཆུབ་སྤྱད་པ་སྤྱོད་ཅིང་བལྟ་བར་བགྱི། །
jang chub che pa chö ching ta war gyi
I behold them and practice the conduct of enlightenment.
avec eux, puissé-je accomplir les actions éveillées !
và tôi nhìn thấy / các Ngài thường nói / hạnh nguyện bồ đề.

—–b. aspiration to see all pure fields in the ten directions  aspiration pour voir tous les champs purs dans les dix directions – nguyện thấy mọi cảnh tịnh độ ở khắp mười phương 

༢༩ ༽ དེ་ལྟར་མ་ལུས་ཐམས་ཅད་ཕྱོགས་སུ་ཡང་། །
29) de tar ma lü tham ché chok su yang
29) Thus also in the expanse of a single hair there is an ocean
29) Et ainsi partout,dans chaque direction,
(29) Biển cả thế giới / khắp mười phương hướng,

སྐྲ་ཙམ་ཁྱོན་ལ་དུས་གསུམ་ཚད་སྙེད་ཀྱི། །
tra tsam khyön la dü sum tsé nyé kyi
of as many Buddhas as they exist in the three times in every
même sur la pointe d’un cheveu, puissé-je voir un océan de bouddhas ‒
biển cả thì gian / nhiều bằng đầu lông,

སངས་རྒྱས་རྒྱ་མཚོ་ཞིང་རྣམས་རྒྱ་མཚོ་དང་། །
sang gye gya tso shying nam gya tso dang
direction without exception and there is an ocean of pure fields
tous à venir dans le passé, le présent et le futur ‒ dans un océan de royaumes purs,
biển cả Phật đà, / biển cả quốc độ,

བསྐལ་པ་རྒྱ་མཚོ་སྤྱོད་ཅིང་རབ་ཏུ་འཇུག །
kal pa gya tso chö ching rab tu juk
and for an ocean of eons may I thoroughly engage in the practice of this conduct.
et durant un océan d’éternités, puissé-je entrer dans l’action éveillée dans chacun d’eux sans exception.
biển cả thời kỳ / mà tôi tu hành.

—–c. engaging the speech of the buddha  ecouter les paroles du bouddha – thâm nhập lời Phật 

༣༠ ༽ གསུང་གཅིག་ཡན་ལག་རྒྱ་མཚོའི་སྒྲ་སྐད་ཀྱིས། །
30) sung chik yenlak gyatsö draké kyi
30) With a language of an ocean of qualities in every single word
30) Chaque mot de la parole d’un bouddha, cette voix avec l’océan de ses qualités,
(30) Chư vị Như lai / lời tiếng trong sáng,

རྒྱལ་བ་ཀུན་དབྱངས་ཡན་ལག་རྣམ་དག་པ། །
gyal wa kün yang yenlak namdak pa
all conquerors speak with the pure qualities of melodiousness.
porte toute la pureté de la parole de tous les bouddhas,
mỗi tiếng đủ hết / biển cả âm thanh,

འགྲོ་བ་ཀུན་གྱི་བསམ་པ་ཇི་བཞིན་དབྱངས། །
dro wa kün gyi sam pa jishyin yang
this melodiousness is in accordance with the thoughts of all migrators.
des sons qui s’harmonisent avec tous les esprits des êtres vivants :
những lời tiếng ấy / tùy ý chúng sinh,

སངས་རྒྱས་གསུང་ལ་རྟག་ཏུ་འཇུག་པར་བགྱི། །
sang gye sung la tak tu juk par gyi
may I always engage the speech of the buddha.
puissé-je être toujours tenu par la parole des bouddhas !
lời tiếng Như lai / nguyện luôn thâm nhập.

—–d. engaging the Tathagatas ’ turning of the wheel of dharma entendre tourner les roues du dharma – thấu hiểu lời Phật chuyển pháp luân 

༣༡ ༽ དུས་གསུམ་གཤེགས་པའི་རྒྱལ་བ་ཐམས་ཅད་དག །
31) dü sum shek péi gyal wa tham ché dak
31) I will also thoroughly engage through the strength of my min
31) usant de tout le pouvoir de mon esprit, puissé-je entendre et réaliser
(31) Chư vị Như lai / trong ba thì gian, / vận dụng vô tận

འཁོར་ལོའི་ཚུལ་རྣམས་རབ་ཏུ་བསྐོར་བ་ཡི། །
khor lö tsul nam rab tu kor wa yi
in the inexhaustible melody of the speech of
l’inépuisable mélodie des enseignements
biển cả lời tiếng, / thường chuyển pháp luân

དེ་དག་གི་ཡང་གསུང་དབྱངས་མི་ཟད་ལ། །
de dak gi yang sung yang mizé la
all conquerors coming during the three times and
donnés par tous les bouddhas du passé, du présent et du futur,
lý thú nhiệm mầu, / nhưng trí tuệ lực / sâu xa của tôi

བློ་ཡི་སྟོབས་ཀྱིས་བདག་ཀྱང་རབ་ཏུ་འཇུག །
lo yi tob kyi dak kyang rab tu juk
turning the wheel (of dharma) in (different) ways.
quand ils tournent les roues du dharma !
có thể hội nhập / một cách toàn diện.

—–e. engaging the eons  entrer dans les éternités – thâm nhập toàn thể thời kỳ 

༣༢ ༽ མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཐམས་ཅད་འཇུག་པར་ཡང་། །
32) ma ong kal pa tham ché juk par yang
32) I can even enter in an instant
32) De même que la sagesse des bouddhas pénètre toutes les éternités futures,
32) Tôi thấu hiểu được / toàn thể thời kỳ

སྐད་ཅིག་གཅིག་གིས་བདག་ཀྱང་འཇུག་པར་བགྱི། །
ke chik chik gi dak kyang juk par gyi
in all future eons
puissé-je moi aussi les connaître instantanément,
của thì vị lai / là một sát na,

གང་ཡང་བསྐལ་པ་དུས་གསུམ་ཚད་དེ་དག །
gang yang kal pa dü sum tsé de dak
whatever is the measure of the eons in the three times
et en chaque fraction d’instant, puissé-je connaître
tôi cũng thấu hiểu / toàn thể thời kỳ

སྐད་ཅིག་ཆ་ཤས་ཀྱིས་ནི་ཞུགས་པར་སྤྱད། །
ke chik cha shé kyi ni shyuk par ché
I practice entering (them) in a fraction of an instance.
tout ce qui sera jamais dans le passé, le présent et le futur !
cả ba thì gian / là một sát na.

—–f. beholding the Tathagatas and engaging the object of their practice  contemplant les tathagathas et engageant l’objet de leur pratique – thấy Phật và thâm nhập lãnh vực của phât 

༣༣ ༽ དུས་གསུམ་གཤེགས་པ་མི་ཡི་སེང་གེ་གང་། །
33) dü sum shek pa mi yi sen gé gang
33) In an instance I behold
33) En un instant, puissé-je voir tous ceux qui sont les lions de la race humaine ‒
33) Trong một sát na / mà tôi thấy hết

དེ་དག་སྐད་ཅིག་གཅིག་ལ་བདག་གིས་བལྟ། །
de dak ke chik chik la dak gi ta
the lions of men coming in the three times and
les bouddhas du passé, du présent et du futur !
tất cả chư Phật / trong ba thì gian, / là bậc sư tử / trong cõi con người

རྟག་ཏུ་དེ་དག་གི་ནི་སྤྱོད་ཡུལ་ལ། །
tak tu de dak gi ni chö yul la
I enter through the strength of illusory freedom
puissé-je être toujours engagé dans le mode de vie et d’action des bouddhas,
tôi thường thấu hiểu / lĩnh vực của Phật

སྒྱུ་མར་གྱུར་པའི་རྣམ་ཐར་སྟོབས་ཀྱིས་འཇུག །
gyu mar gyur pé nam thar tob kyi juk
in the object of their practice.
par le pouvoir de libération où tout est réalisé comme étant une illusion !
thể chứng các pháp / toàn như ảo thuật, / giải thoát cao sâu, / uy lực hùng mãnh.

—–g. actually establishing buddha fields  accomplir et entrer dans les terres pures – làm nên cõi Phật 

༣༤ ༽ གང་ཡང་དུས་གསུམ་དག་གི་ཞིང་བཀོད་པ། །
34) gang yang dü sum dak gi shying köpa
34) Moreover I arrange the pure fields of the three times
34) En un seul atome, puissé-je faire apparaître réellement
34) Nơi mỗi cực vi / trên đầu sợi lông, / xuất hiện thế giới

དེ་དག་རྡུལ་གཅིག་སྟེང་དུ་མངོན་པར་བསྒྲུབ། །
de dak dul chik tengdu ngönpar drub
I actually establish them on a single atom.
tous les royaumes purs du passé, du présent et du futur ;
quá khứ hiện tại / cùng với vị lai / cực kỳ trang nghiêm.

དེ་ལྟར་མ་ལུས་ཕྱོགས་རྣམས་ཐམས་ཅད་དུ། །
detar ma lü chok nam tham ché du
thus I enter the array of the fields of conquerors
puis entrer dans ces royaumes purs de bouddhas,
thế giới mười phương / nhiều như cực vi / trên đầu sợi lông,

རྒྱལ་བ་དག་གི་ཞིང་རྣམས་བཀོད་ལ་འཇུག །
gyal wa dak gi shying nam kö la juk
in all directions, without exception.
dans chaque atome et dans toutes les directions.
tôi thâm nhập cả / mà làm toàn thể / trang nghiêm trong sạch.

—–h. aspiration to go towards the Tathagatas  entrer en présence du bouddhas – nguyện đến với Như lai 

༣༥ ༽ གང་ཡང་མ་བྱོན་འཇིག་རྟེན་སྒྲོན་མ་རྣམས། །
35) gang yang ma jön jik ten drön ma nam
35) Moreover I proceed in front of all protectors,
35) Lorsque ceux qui illuminent le monde, encore à venir,
35) Cùng tận vị lai / có bao Phật đà / thành vô thượng giác

དེ་དག་རིམ་པར་འཚང་རྒྱ་འཁོར་ལོ་བསྐོར། །
de dak rim par tsang gya khor lo kor
the future beacons of the world
atteignent graduellement l’état de bouddha, tournent la roue du dharma,
chuyển chánh pháp luân / mở mắt quần sinh

མྱ་ངན་འདས་པ་རབ་ཏུ་ཞི་མཐའ་སྟོན། །
nya ngen de pa rab tu shyi tha tön
as they gradually become enlightened, the turn the wheel
et attestent la paix profonde et définitive du nirvāṇa :
ở trong ba cõi, / việc Phật hoàn tất / thị hiện niết bàn,

མགོན་པོ་ཀུན་གྱི་དྲུང་དུ་བདག་མཆི་འོ། །
gön po kün gyi drung du dak chi o
and demonstrate the conclusion of paranirvana’s intense peace.
puissé-je être toujours en leur présence !
tôi đều đi đến / thân gần phụng sự.

—-2. prayer to establish the ten strengths of bodhisattvas  prière pour établir les dix forces des bodhisattvas – nguyện thành tựu mười lực bồ tát 

༣༦ ༽ ཀུན་ཏུ་མྱུར་བའི་རྫུ་འཕྲུལ་སྟོབས་རྣམས་དང་། །
36) kün tu nyur wé dzu trul tob nam dang
36) The strength of all swift miracles,
36) Par le pouvoir de prompts miracles
36) Năng lực thần thông / đến mau khắp cả,

ཀུན་ནས་སྒོ་ཡི་ཐེག་པའི་སྟོབས་དག་དང་། །
kün né go yi thek pé tob dak dang
the strength of the vehicle which is the gateway for all,
le pouvoir du véhicule, tel une porte,
năng lực đại thừa / biến thể toàn diện,

ཀུན་ཏུ་ཡོན་ཏན་སྤྱོད་པའི་སྟོབས་རྣམས་དང་། །
kün tu yön ten chö pé tob nam dang
the strength of conduct of all qualities,
le pouvoir de la conduite qui détient toutes les qualités vertueuses,
năng lực công đức / tu hết trí hạnh,

ཀུན་ཏུ་ཁྱབ་པ་བྱམས་པ་དག་གི་སྟོབས། །
kün tu khyab pa jam pa dak gi tob
the strength of love which is all pervasive
le pouvoir de l’amour-tendresse, qui pénètre tout,
năng lực đại từ / che hết chúng sinh,

༣༧ ༽ ཀུན་ནས་དགེ་བའི་བསོད་ནམས་སྟོབས་དག་དང་། །
37) kün né ge wé sö nam tob dak dang
37) The strength of merit which is virtuous in all aspects,
37) Le pouvoir du mérite parfaitement pur,
(37) Năng lực thắng phước / trang hoàng khắp nơi,

ཆགས་པ་མེད་པར་གྱུར་པའི་ཡེ་ཤེས་སྟོབས། །
chak pa me par gyur pé ye she tob
the strength of gnosis without formation,
le pouvoir de la sagesse libre d’attachement, et
năng lực thắng trí / không hề vướng mắc,

ཤེས་རབ་ཐབས་དང་ཏིང་འཛིན་སྟོབས་དག་གིས། །
she rab thab dang tingdzin tob dak gi
the strengths of wisdom, method and concentration:
les pouvoirs de la connaissance, des moyens habiles et du samādhi,
năng lực uy thần / đủ mọi phương tiện

བྱང་ཆུབ་སྟོབས་རྣམས་ཡང་དག་སྒྲུབ་པར་བྱེད། །
jang chub tob nam yang dak drub par jé
may I attain pure strength of enlightenment through these.
puissé-je accomplir parfaitement le pouvoir de l’éveil !
năng lực bồ đề / qui tụ hết thảy,

—-3. establishing the antidotes  aspiration aux antidotes qui pacifient les obscurcissements  thành tựu pháp đối trị 

༣༨ ༽ ལས་ཀྱི་སྟོབས་རྣམས་ཡོངས་སུ་དག་བྱེད་ཅིང་། །
38) lé kyi tob nam yong su dak jé ching
38) May I thoroughly purify the strength of actions and
38) Puissé-je purifier le pouvoir du karma ;
(38) Năng lực thiện nghiệp / làm sạch tất cả,

ཉོན་མོངས་སྟོབས་རྣམས་ཀུན་ཏུ་འཇོམས་པར་བྱེད། །
nyön mong tob nam kün tu jom par jé
utterly destroy the strength of afflictions
détruire le pouvoir des émotions négatives,
năng lực diệt trừ / tất cả phiền não,

བདུད་ཀྱི་སྟོབས་རྣམས་སྟོབས་མེད་རབ་བྱེད་ཅིང་། །
dü kyi tob nam tob mé rab jé ching
render the strength of demons powerless and
rendre la négativité complètement impuissante
năng lực chiến thắng / tất cả ma quân,

བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྟོབས་ནི་རྫོགས་པར་བགྱི། །
zang po chö pé tob ni dzok par gyi
complete the strength of noble conduct.
et parfaire le pouvoir des actions bénéfiques  !
năng lực viên mãn / hạnh nguyện phổ hiền.

—-4. bodhisattva deeds  aapirations aux activités éveillées – hạnh bồ đề 

༣༩ ༽ ཞིང་རྣམས་རྒྱ་མཚོ་རྣམ་པར་དག་བྱེད་ཅིང་། །
39) shying nam gya tso nam par dak jé ching
39) I will purify an ocean of fields
39) je purifierai des océans de royaumes,
39) Trang hoàng sạch sẽ / biển cả thế giới,

སེམས་ཅན་རྒྱ་མཚོ་དག་ནི་རྣམ་པར་སྒྲོལ། །
sem chen gya tso dak ni nam par drol
liberate an ocean of sentient beings
libèrerai des océans d’êtres animés,
giải thoát hết thảy / biển cả chúng sinh,

ཆོས་རྣམས་རྒྱ་མཚོ་རབ་ཏུ་མཐོང་བྱེད་ཅིང་། །
chö nam gya tso rab tu thong jé ching
see through an ocean of dharmas and
comprendrai des océans de dharma,
khéo léo phân biệt / biển cả các pháp,

ཡེ་ཤེས་རྒྱ་མཚོ་རབ་ཏུ་རྟོགས་པར་བྱེད། །
ye she gya tso rab tu tok par jé
comprehend with an ocean of gnosis.
et réaliserai des océans de sagesse,
nhập vào sâu xa / biển cả trí tuệ,

༤༠ ༽ སྤྱོད་པ་རྒྱ་མཚོ་རྣམ་པར་དག་བྱེད་ཅིང་། །
40) chö pa gya tso nam par dak jé ching
40) I will perform an ocean of pure conducts
40) je parachèverai des océans d’actions,
40) Làm trong sáng hết / biển cả đại hạnh,

སྨོན་ལམ་རྒྱ་མཚོ་ཡོངས་སུ་རྫོགས་པར་བྱེད། །
mön lam gya tso yong su dzok par jé
complete an ocean of prayers
exaucerai des océans d’aspirations
làm đầy đủ cả / biển cả đại nguyện,

སངས་རྒྱས་རྒྱ་མཚོ་རབ་ཏུ་མཆོད་བྱེད་ཅིང་། །
sang gye gya tso rab tu chö jé ching
make offerings to an ocean of Buddhas
servirai des océans de bouddhas
thân gần hiến cúng / biển cả Phật đà,

བསྐལ་པ་རྒྱ་མཚོ་མི་སྐྱོ་སྤྱད་པར་བགྱི། །
kal pa gya tso mikyo chepar gyi
for an ocean of eons, without becoming weary.
et accomplirai ceci, sans jamais me lasser, à travers un océan de temps infini !
tu không mệt mỏi / biển cả thời kỳ.

—-5. training in the footsteps of others  entraînement sur les traces  noi gót  [2]

—–a. training in the footsteps of Tathagatas  imiter les bouddhas – noi gót chân Phật 

༤༡ ༽ གང་ཡང་དུས་གསུམ་གཤེགས་པའི་རྒྱལ་བ་ཡི། །
41) gang yang dü sum  shek pé gyal wa yi
41) All the conquerors of the three times
41) Tous les bouddhas, dans tous les temps,
41) Bao nhiêu hạnh nguyện / tuệ giác tối thượng /  của chư Như lai / trong ba thì gian, /

བྱང་ཆུབ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་བྱེ་བྲག་རྣམས། །
jang chub chö pé mön lam je drak nam
became enlightened through the noble conduct and
ont nt atteint l’éveil par les actions bénéfiques et
 tôi tôn thờ cả / và tu đầy đủ:

བཟང་པོ་སྤྱོད་པས་བྱང་ཆུབ་སངས་རྒྱས་ནས། །
zang po chö pé jang chub sang gye né
the specific prayers of the enlightened conduct:
leurs prières et aspirations à l’action éveillée :
vận dụng tất cả / hạnh nguyện phổ hiền

དེ་ཀུན་བདག་གིས་མ་ལུས་རྫོགས་པར་བགྱི། །
dé kün dak gi ma lü dzok par gyi
I will complete all these without exception.
puissé-je toutes les accomplir !
tôi giác ngộ được / vô thượng bồ đề.

—–b. training in the footsteps of bodhisattvas  imiter les bodhisattvas – noi gót chân bồ tát 

༤༢ ༽ རྒྱལ་བ་ཀུན་གྱི་སྲས་ཀྱི་ཐུ་བོ་པ། །
42) gyal wa kün gyi sé kyi thu wo pa
42) The eldest of all conquerors’ children
42) L’aîné des fils de tous les bouddhas
42) Tất cả Như lai / đều có trưởng tử,

གང་གི་མིང་ནི་ཀུན་ཏུ་བཟང་ཞེས་བྱ། །
gang gi ming ni kun tu zang shye ja
is called Samantabhadra.
se nomme Samantabhadra : « parfaitement-bon » :
cùng một danh hiệu / danh hiệu Phổ hiền ;

མཁས་པ་དེ་དང་མཚུངས་པར་སྤྱད་པའི་ཕྱིར། །
khé pa dé dang tsung par che pé chir
in order to practice with a skill similar to his
afin de pouvoir agir avec autant de talent,
nay tôi hồi hướng / bao nhiêu thiện căn,

དགེ་བ་འདི་དག་ཐམས་ཅད་རབ་ཏུ་བསྔོ། །
ge wa di dak tham ché rab tu ngo
I dedicate fully all this virtue.
je dédie complètement tous ces mérites !
nguyện bao trí tuệ / đồng đẳng các vị.

༤༣ ༽ ལུས་དང་ངག་དང་ཡིད་ཀྱང་རྣམ་དག་ཅིང་། །
43) lü dang ngak dang yi kyang nam dak ching
43) To purify my body, speech and mind
43our purifier mon corps, ma parole aussi bien que mon esprit,
43) Cả thân ngữ ý / thường xuyên trong sáng,

སྤྱོད་པ་རྣམ་དག་ཞིང་རྣམས་ཡོངས་དག་པ། །
chö pa nam dak shying nam yong dak pa
to purify my conduct and to thoroughly purify fields
pour purifier mes actions, et tous les royaumes,
hạnh nguyện, quốc độ, / cũng đều như vậy:

བསྔོ་བ་བཟང་པོ་མཁས་པ་ཅི་འདྲ་བ། །
ngo wa zang po khe pa chin dra wa
may I do a dedication that is similar to his
puissé-je être l’égal de Samantabhadra
trí tuệ đến thế / nên tên Phổ hiền,

དེ་འདྲར་བདག་ཀྱང་དེ་དང་མཚུངས་པར་ཤོག །
den drar dak kyang dé dang tsung par shok
noble and skillful one.
dans son habileté à dédier parfaitement !
nguyện tôi đồng đẳng / với các vị ấy.

༤༤ ༽ ཀུན་ནས་དགེ་བ་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་ཕྱིར། །
44) kün né ge wa zang po chö pé chir
44) In order to practice totally virtuous conduct
44) Afin d’accomplir la pleine vertu des actions bénéfiques,
44) Tôi vì trong sáng / hạnh nguyện phổ hiền,

འཇམ་དཔལ་གྱི་ནི་སྨོན་ལམ་སྤྱད་པར་བགྱི། །
jam pal gyi ni mön lam che par gyi
I will practice Manjushri’s prayer and
j’agirai en accord avec les prières d’aspiration de mañjuśrī, nên bao
hạnh nguyện / của ngài Văn thù,

མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཀུན་ཏུ་མི་སྐྱོ་བར། །
ma ong kal pa kün tu mi kyo war
without becoming weary in future eons
et sans jamais me lasser, dans toutes les ères à venir,
tôi tu đủ cả / không có thiếu sót,

དེ་ཡི་བྱ་བ་མ་ལུས་རྫོགས་པར་བགྱི། །
dé yi ja wa ma lü dzok par gyi
I will complete their actions without exception.
je remplirai parfaitement chacun de ses buts !
cùng tận vị lai / không hề mỏi mệt.

—-6. the meaning in brief  conclusion de l’aspiration – ý nghĩa tóm lượt 

༤༥ ༽ སྤྱོད་པ་དག་ནི་ཚད་ཡོད་མ་གྱུར་ཅིག །
45) chö pa dak ni tsé yö ma gyur chik
45) May this conduct be without measure
45) Que mes actes de bodhisattva soient au-delà de toute mesure !
45) Sự tu của tôi / không có hạn lượng,

ཡོན་ཏན་རྣམས་ཀྱང་ཚད་བཟུང་མེད་པར་ཤོག །
yön ten nam kyang tsé zung me par shok
may qualities not be restricted by any measure and
que mes qualités éveillées soient également sans mesure !
công đức đạt được / cũng không số lượng;

སྤྱོད་པ་ཚད་མེད་པ་ལ་གནས་ནས་ཀྱང་། །
chö pa tse me pa la né né kyang
by abiding in this immeasurable conduct
m’en tenant à cette activité incommensurable,
đứng vững ở trong / vô lượng hạnh nguyện,

དེ་དག་འཕྲུལ་པ་ཐམས་ཅད་འཚལ་བར་བགྱི། །
de dak trul pa tham ché tsal war gyi
may I set forth emanations.
puissé-je accomplir tous les pouvoirs miraculeux de l’éveil !
tôi thấu triệt hết / bao thần thông lực.

—c. the measure of actualizing the results of the prayer  la portée de l’aspiration – thước đo thành tựu hạnh nguyện 

༤༦ ༽ ནམ་མཁའི་མཐར་ཐུག་གྱུར་པ་ཇི་ཙམ་པར། །
46) nam khé thar thuk gyur pa ji tsam par
46) Sentient beings are as limitless as
46) Les êtres animés sont illimités
46) Hư không cho đến / phiền não cùng tận,

སེམས་ཅན་མ་ལུས་མཐའ་ཡང་དེ་བཞིན་ཏེ། །
sem chen ma lü tha yang de shyin té
the expanse of space.
comme l’étendue infinie de l’espace ;
đại nguyện của tôi / mới có cùng tận,

ཇི་ཙམ་ལས་དང་ཉོན་མོངས་མཐར་གྱུར་པ། །
ji tsam lé dang nyön mong thar gyur pa
may my aspiration prayers be as limitless as
que mes prières d’aspiration pour eux
nhưng bốn thứ ấy / không có cùng tận,

བདག་གི་སྨོན་ལམ་མཐའ་ཡང་དེ་ཙམ་མོ། །
dak gi mön lam tha yang det sam mo
the limitless karma and affliction of them all.
soient aussi illimitées que leur karma et leurs émotions négatives !
đại nguyện của tôi / cũng không cùng tận.

–iii. the benefits of having paid attention to this prayer  les bénéfices de l’aspiration –  lợi ích phát khởi hạnh nguyện phổ hiền [2] 

—a. benefits to be seen in this life  les bénéfices vus dans cette vie lợi ích thấy trong đời này [4]

—-1. maintaining extraordinary merit  maintenir le mérite extraordinaire – duy trì công đức phi thường 

༤༧ ༽ གང་ཡང་ཕྱོགས་བཅུའི་ཞིང་རྣམས་མཐའ་ཡས་པ། །
47) gang yang chok chü shying nam tha ye pa
47) Compared to someone who offers the conquerors
47) Quiconque entend cette reine des prières de dédicace,
47) Ai đem bảo vật / đầy cả thế giới

རིན་ཆེན་བརྒྱན་ཏེ་རྒྱལ་བ་རྣམས་ལ་ཕུལ། །
rin chen gyen té gyal wa nam la pul
limitless fields of the ten directions adorned with precious substances
et aspire à l’éveil suprême,
khắp mười phương hướng / mà hiến cúng Phật,

ལྷ་དང་མི་ཡི་བདེ་བའི་མཆོག་རྣམས་ཀྱང་། །
lha dang mi yi dewé chok nam kyang
as well as the supreme happiness of gods and humans
quiconque a eu la foi même un seul instant,
lại cho trời người / hạnh phúc tuyệt vời,

ཞིང་གི་རྡུལ་སྙེད་བསྐལ་པར་ཕུལ་བ་བས། །
shying gi dul nyé kalpar pul wa bé
for as many eons as there are atoms in the fields
gagnera un vrai mérite, plus grand encore
và làm như vậy / trải qua thời kỳ / bằng số cực vi / của mọi thế giới.

༤༨ ༽ གང་གིས་བསྔོ་བའི་རྒྱལ་པོ་འདི་ཐོས་ནས། །
48) gang gi ngo wé gyal po di thö né
48) Whoever upon hearing this king of dedications
48) Qu’en offrant aux bouddhas victorieux
48) Và ai đối với / đại nguyện vương này

བྱང་ཆུབ་མཆོག་གི་རྗེས་སུ་རབ་མོས་ཤིང་། །
jang chub chok gi je su rab mö shing
yearns for supreme enlightenment
d’infinis royaumes purs dans toutes les directions, tous ornés de joyaux,
một lần nghe đến / mà sinh tin tưởng,

ལན་གཅིག་ཙམ་ཡང་དད་པ་བསྐྱེད་པ་ན། །
len chik tsam yang de pa kye pa na
and generates faith even once
ou en leur offrant toutes les joies les plus grandes des dieux et des humains,
với sự khao khát / vô thượng bồ đề,

བསོད་ནམས་དམ་པའི་མཆོག་ཏུ་འདི་འགྱུར་རོ། །
sö nam dampé chok tu di gyur ro
will gain immaculate, supreme merit, superior to them.
durant autant d’éternités qu’il y a d’atomes dans ces royaumes.
thì được công đức / quá hơn người trước.

—-2. seeing the face of the tathagata after abandoning the lower migrations and evil companions  rencontrer les bouddhas après avoir abandonné les migrations inférieures et les compagnons diaboliques từ bỏ ác đạo ác hữu, diện kiến Như lai 

༤༩ ༽ གང་གིས་བཟང་སྤྱོད་སྨོན་ལམ་འདི་བཏབ་པས། །
49) gang gi zang chö mön lam di tab 
49) Whoever recites this prayer aspiring for noble conduct
49) Quiconque pratique vraiment cette aspiration aux actions bénéfiques,
49) Và rồi xa rời / bạn bè xấu ác,

དེས་ནི་ངན་སོང་ཐམས་ཅད་སྤོང་བར་འགྱུར། །
dé ni ngen song tham ché pong war gyur
abandons the lower migrations
ne renaîtra jamais dans les royaumes inférieurs ;
với lại xa hẳn / các nẻo đường dữ

དེས་ནི་གྲོགས་པོ་ངན་པ་སྤངས་བ་ཡིན། །
dé ni drokpo ngen pa pangwa yin
abandons evil companions
ils ne connaîtront pas de compagnons nuisibles et
mau chóng nhìn thấy / đức A di đà,

སྣང་བ་མཐའ་ཡས་དེ་ཡང་དེས་མྱུར་མཐོང་། །
nang wa tha yé de yang dé nyur thong
and will soon behold the buddha of limitless light.
verront bientôt le bouddha de lumière infinie.
và đủ hạnh nguyện / phổ hiền tối thượng.

—-3. obtaining equal fortune with bodhisattvas and acquiring gain  obtention d’égale fortune que les bodhisattvas et acquisition du gain  được sự đồng đẳng với bồ tát và được lợi ích 

༥༠ ༽ དེ་དག་རྙེད་པ་རབ་རྙེད་བདེ་བར་འཚོ། །
50) de dak nye pa rab nyé de war tso
50) Will live happily having acquired many gains
50) Ils obtiendront toutes sortes de bienfaits et vivront heureux ;
50) Người ấy khéo được / đời sống đặc thù.

མི་ཚེ་འདིར་ཡང་དེ་དག་ལེགས་པར་འོང་། །
mi tsé dir yang de dak lek par ong
things will go well in this present life
même dans cette vie présente, tout ira bien,
người ấy khéo sinh / ở trong loài người,

ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་དེ་ཡང་ཅི་འདྲ་བར། །
kun tu zang po de yang chin dra war
and before long
et avant longtemps,
người ấy không lâu / sẽ được hoàn thành

དེ་དག་རིང་པོར་མི་ཐོགས་དེ་བཞིན་འགྱུར། །
de dak ring por mi thok de shyin gyur
will be like Samantabhadra.
ils deviendront exactement comme Samantabhadra.
hạnh nguyện y như / Phổ hiền đại sĩ.

—-4. the benefit of having exhausted karmic obscurations  l’avantage d’avoir éradiqué les obscurcissements karmiques  lợi ích đoạn diệt nghiệp chướng 

༥༡ ༽ མཚམས་མེད་ལྔ་པོ་དག་གི་སྡིག་པ་རྣམས། །
51) tsam mé nga po dak gi dik pa nam
51) The negativity of the five heinous crimes and
51) Toutes les actions négatives – même les cinq actions à rétribu-tion immédiate –
51) Nếu mà xưa kia / không có trí tuệ / nên tạo năm tội / địa ngục vô gián,

གང་གིས་མི་ཤེས་དབང་གིས་བྱས་པ་དག །
gang gi mi she wang gi je pa dak
all those done under the power of ignorance
quoiqu’ils aient fait sous l’emprise de l’ignorance
nhưng nếu ngày nay / tụng đại nguyện vương

དེ་ཡིས་བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་འདི་བརྗོད་ན། །
dé yi zang po chö pa di jö na
will soon be thoroughly cleansed
sera bientôt complètement purifié,
của đức Phổ hiền, / thì một sát na

མྱུར་དུ་མ་ལུས་ཡོངས་སུ་བྱང་བར་འགྱུར། །
nyur du ma lü yong su jang war gyur
if they recite this (prayer of) noble conduct.
s’ils récitent cette aspiration aux actions bénéfiques.
tiêu diệt tức thì / năm tội như vậy.

—b. benefits to be seen in future  avantages à voir dans les vies futures  lợi ích thấy trong đời sau [2]

—-1. subsuming causes  causes englobantes  nhân 

༥༢ ༽ ཡེ་ཤེས་དང་ནི་གཟུགས་དང་མཚན་རྣམས་དང་། །
52) ye she dang ni zuk dang tsen nam dang
52) Will be endowed with knowledge, form, signs,
52) Ils possèderont la sagesse parfaite, la beauté et des signes excellents,
52) Lại còn toàn hảo / dòng họ, thành phần,

རིགས་དང་ཁ་དོག་རྣམས་དང་ལྡན་པར་འགྱུར། །
rik dang kha dok nam dang den par gyur
lineage and radiance,
naîtront dans une bonne famille et auront une apparence radieuse.
sắc tướng, trí tuệ; / quân đội ma vương

བདུད་དང་མུ་སྟེགས་མང་པོས་དེ་མི་ཐུབ། །
dü dang mu tek mang pö dé mi thub
many demons and heretics will not overpower them
les démons et les hérétiques ne leur feront jamais de mal
và những ngoại đạo / không thể đánh đổ,

འཇིག་རྟེན་གསུམ་པོ་ཀུན་ནའང་མཆོད་པར་འགྱུར། །
jik ten sum po kün na ang chö par gyur
and all the three worlds will present them with offerings.
et les trois mondes les honoreront par des offrandes.kham được ba cõi / cùng nhau hiến cúng.

—-2. subsuming results  résultats  quả 

༥༣ ༽ བྱང་ཆུབ་ཤིང་དབང་དྲུང་དུ་དེ་མྱུར་འགྲོ། །
53) jang chub shing wang drung du dé nyur dro
53) Will quickly proceed beneath the powerful bodhi tree
53) Ils iront vite sous l’arbre de la bodhi,
53) Và mau đến ngồi / dưới bồ đề thọ,

སོང་ནས་སེམས་ཅན་ཕན་ཕྱིར་དེར་འདུག་སྟེ། །
song né sem chen pen chir der duk té
and sit there for the benefit of sentient beings
et là ils s’assiéront pour le bénéfice de tous les êtres animés, puis
chiến thắng các đạo / quân đội ma vương,

བྱང་ཆུབ་སངས་རྒྱས་འཁོར་ལོ་རབ་ཏུ་བསྐོར། །
jang chub sang gye khor lo rab tu kor
turn the wheel of an enlightened buddha
éveillés, tourneront la roue du dharma
thành đẳng chánh giác / chuyển diệu pháp luân,

བདུད་རྣམས་སྡེ་དང་བཅས་པ་ཐམས་ཅད་བཏུལ། །
dü nam dé dang che pa tham ché tul
and tame the hordes of demons.
et maîtriseront māra et toutes ses hordes.
lợi lạc hết thảy / các loại chúng sinh.

–iv. benefits of reciting this  les bénéfices de réciter cette prière  lợi ích tụng kinh [5] 

—a. the benefits in brief  les bénéfices exposés brièvement  lợi ích nói tóm lượt 

༥༤ ༽ གང་ཡང་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་འདི། །
54) gang yang zang po chö pé mön lam di
54) The maturation of those who keep, teach or read
54) Tout le bienfait d’avoir gardé, enseigné ou lu
54) Thế nên những ai / đối với hạnh nguyện

འཆང་བ་དང་ནི་སྟོན་ཏམ་ཀློག་ན་ཡང་། །
chang wa dang ni tön tam lok na yang
this aspiration prayer of noble conduct
cette prière d’aspiration aux actions bénéfiques
của đức Phổ hiền / mà biết tiếp nhận, / ghi nhớ, đọc tụng,

དེ་ཡི་རྣམ་པར་སྨིན་པའང་སངས་རྒྱས་མཁྱེན། །
dé yi nam par min pa ang sang gye khyen
is known by the Buddhas :
n’est connu que des bouddhas seuls :
và nói cho người, / thì được kết quả / chỉ Phật mới biết,

བྱང་ཆུབ་མཆོག་ལ་སོམ་ཉི་མ་བྱེད་ཅིག །
jang chub chok la som nyi ma jé chik
have no doubt about supreme enlightenment.
n’ayez aucun doute : vous atteindrez l’éveil suprême !
quyết định thực hiện / vô thượng bồ đề.

—b. dedication of the root of virtue of reciting the noble conduct, in the footsteps of bodhisattvas  dédicace des mérites de cette aspiration vertueuse, en suivant l’exemple des bodhisattvas  hồi hướng thiện căn tụng hạnh nguyện phổ hiền theo gót bồ tát 

༥༥ ༽ འཇམ་དཔལ་དཔའ་བོས་ཇི་ལྟར་མཁྱེན་པ་དང་། །
55) jam pal pa wö ji tar khyen pa dang
55) However the brave Manjushri became wise
55) Du bodhisattva Mañjuśrī qui atteignit l’omniscience
55) Trí hạnh Văn thù / cực kỳ dũng mãnh,

ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་དེ་ཡང་དེ་བཞིན་ཏེ། །
kun tu zang po de yang de shyin té
and in the way of Samantabhadra too
ainsi que de Samantabhadra,
tuệ hạnh Phổ hiền / cũng là như vậy;

དེ་དག་ཀུན་གྱི་རྗེས་སུ་བདག་སློབ་ཕྱིར། །
de dak kün gyi je su dak lob chir
I also fully dedicate all this virtue
je m’entraînerai à suivre les traces ;
nay tôi hồi hướng / bao nhiêu thiện căn,

དགེ་བ་འདི་དག་ཐམས་ཅད་རབ་ཏུ་བསྔོ། །
ge wa di dak tham ché rab tu ngo
in order to train in the footsteps of them all.
j’en dédie tout le mérite à l’éveil de tous les êtres.
để theo các Ngài / thường xuyên tu học.

—c. dedication in the footsteps of Tathagatas  dédicace en suivant l’exemple des bouddhas – hồi hướng theo gót Như lai 

༥༦ ༽ དུས་གསུམ་གཤེགས་པའི་རྒྱལ་བ་ཐམས་ཅད་ཀྱིས། །
56) dü sum  shek pé gyal wa tham ché kyi
56) All the conquerors, the Tathagatas of the three time
56) De même que tous les bouddhas du passé, du présent et du futur
56) Các đại nguyện vương / tối thắng như vầy

བསྔོ་བ་གང་ལ་མཆོག་ཏུ་བསྔགས་པ་དེས། །
ngo wa gang la chok tu ngak pa dé
praise dedication as supreme
ont loué l’importance et l’excellence de la dédicace,
được sự ca tụng / của chư Như lai,

བདག་གི་དགེ་བའི་རྩ་བ་འདི་ཀུན་ཀྱང་། །
dak gi gewé tsa wa di kün kyang
I also dedicate fully all this root of virtue
je dédie moi aussi tout mon mérite et ses causes
nay tôi hồi hướng / bao nhiêu thiện căn

བཟང་པོ་སྤྱོད་ཕྱིར་རབ་ཏུ་བསྔོ་བར་བགྱི། །
zang po chö chir rab tu ngo war gyi
towards the noble conduct.
afin de suivre le bon sentier.
để được hạnh nguyện / phổ hiền tối thượng.

—d. abandoning obscurations and seizing a special, pure physical basis  abandonner les obscurations et saisir une base physique pure spéciale – tiêu chướng, đạt thân thanh tịnh 

༥༧ ༽ བདག་ནི་འཆི་བའི་དུས་བྱེད་གྱུར་པ་ན། །
57) dak ni chi wé dü jé gyur pa na
57) When the time of my death comes
57) Quand il sera temps pour moi de mourir,
57) Nguyện tôi trong lúc / sinh mệnh sắp chết,

སྒྲིབ་པ་ཐམས་ཅད་དག་ནི་ཕྱིར་བསལ་ཏེ། །
drib pa tham ché dak ni chir sal té
may all my obscurations clear away
puissent tous mes obscurcissements s’évanouir,
thì loại được cả / mọi sự trở ngại,

མངོན་སུམ་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་དེ་མཐོང་ནས། །
ngön sum nang wa tha yé dé thong né
may I behold the buddha of limitless light directly and
alors je regarderai amitābha, là en personne,
trực tiếp nhìn thấy / đức A di đà,

བདེ་བ་ཅན་གྱི་ཞིང་དེར་རབ་ཏུ་འགྲོ། །
de wa chen gyi shying der rab tu dro
go at once at the pure field of sukhavati.
et j’irai immédiatement dans sa terre pure de sukhāvatī.
tức khắc được sinh / thế giới cực lạc.

༥༨ ༽ དེར་སོང་ནས་ནི་སྨོན་ལམ་འདི་དག་ཀྱང་། །
58) der song né ni mön lam di dak kyang
58) Having reached there may everything
58) Dans cette terre pure, puissé-je actualiser chacune
58) Tôi đã sinh ra / thế giới ấy rồi,

ཐམས་ཅད་མ་ལུས་མངོན་དུ་འགྱུར་བར་ཤོག །
tham ché ma lü ngön du gyur war shok
I have prayed for, without exception, be actualized.
de ces aspirations !
trước mắt thành tựu / đại nguyện vương này,

དེ་དག་མ་ལུས་བདག་གིས་ཡོངས་སུ་བཀང་། །
de dak ma lü dak gi yong su kang
may I fulfill these aspirations without exception and
puissé-je les réaliser toutes et chacune d’entre elles,
thành tựu đầy đủ / không có thiếu sót,

འཇིག་རྟེན་ཇི་སྲིད་སེམས་ཅན་ཕན་པར་བགྱི། །
jik ten ji si sem chen pen par gyi
benefit sentient beings for as long as the world exists.
et aider les êtres aussi longtemps que l’univers demeurera !
lợi lạc tất cả / thế giới chúng sinh.

—e. receiving a prophesy and establishing the purpose of sentient beings  dedicace pour recevoir une prophétie des bouddhas dans le but de servir les êtres vivants – nhận thọ ký rồi tác thành chúng sinh 

༥༩ ༽ རྒྱལ་བའི་དཀྱིལ་འཁོར་བཟང་ཞིང་དགའ་བ་དེར། །
59) gyal wé kyil khor zang shying ga wa der
59) Having been born from an exquisite and immaculate lotus
59) Né là dans une merveilleuse fleur de lotus,
59) Bồ tát hải hội / của đức Di đà / ai cũng trong sạch,

པདྨོ་དམ་པ་ཤིན་ཏུ་མཛེས་ལས་སྐྱེས། །
pe mo dam pa shin tu dzé lé kyé
in the noble and joyous mandala of the conquerors
dans cet excellent et joyeux royaume de bouddha,
còn tôi lúc ấy / hóa sinh ở trong / hoa sen tối thắng,

སྣང་བ་མཐའ་ཡས་རྒྱལ་བས་མངོན་སུམ་དུ། །
nang wa thayé gyal wé ngön sum du
may I receive a prophesy, there
puisse le bouddha Amitābha lui-même
đích thân nhìn thấy / đức A di đà, / và Ngài đối diện

ལུང་བསྟན་པ་ཡང་བདག་གིས་དེར་ཐོབ་ཤོག །
lung ten pa yang dak gi der thob shok
directly from the buddha of limitless light.
me prédire l’annonce de mon éveil !
thọ ký cho tôi / thành tựu tuệ giác / vô thượng bồ đề.

༦༠ ༽ དེར་ནི་བདག་གིས་ལུང་བསྟན་རབ་ཐོབ་ནས། །
60) der ni dak gi lungten rab thob né
60) Having receive a prophesy there
60) Ayant reçu là cette prophétie,
60) Nhờ ơn của Ngài / thọ ký cho rồi,

སྤྲུལ་པ་མང་པོ་བྱེ་བ་ཕྲག་བརྒྱ་ཡིས། །
trul pa mang po je wa trak gya yi
may I send billions of emanations
avec un billion de mes émanations,
tôi liền biến thể / vô số thân hình,

བློ་ཡི་སྟོབས་ཀྱིས་ཕྱོགས་བཅུ་རྣམས་སུ་ཡང་། །
lo yi tob kyi chok chu nam su yang
through the strength of the mind, in the ten directions
émises par le pouvoir de mon esprit,
với trí tuệ lực / cực kỳ rộng lớn,

སེམས་ཅན་རྣམས་ལ་ཕན་པ་མང་པོ་བགྱི། །
sem chen nam la pen pa mang po gyi
and bring great benefit to sentient beings.
puissé-je apporter un immense bénéfice aux êtres animés, dans les dix directions !
tôi làm lợi lạc / tất cả chúng sinh.

 Conclusion  Conclusion  Hồi hướng 

༦༡ ༽ བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་བཏབ་པ་ཡི། །
61) zang po chö pé mön lam thab pa yi
61) Through whatever small amount of virtue I have gathered
61) Par mon peu de mérite quel qu’il soit, accumulé
61) Người nào trì tụng / hạnh nguyện phổ hiền,

དགེ་བ་ཅུང་ཟད་བདག་གིས་ཅི་བསགས་པ། །
ge wa chung zé dak gi chi sakpa
from reciting this aspiration prayer of noble conduct
en récitant cette « aspiration aux actions bénéfiques »,
mà tôi nói về / chút ít thiện căn,

དེས་ནི་འགྲོ་བའི་སྨོན་ལམ་དགེ་བ་རྣམས། །
dé ni dro wé mön lam ge wa nam
may all virtuous aspiration prayers of migrating beings
puissent les souhaits vertueux des prières et aspirations de tous les êtres
là một sát na / họ đủ tất cả

སྐད་ཅིག་གཅིག་གིས་ཐམས་ཅད་འབྱོར་བར་ཤོག །
ke chik chik gi tham ché jor war shok
be instantly accomplished.
être instantanément exaucés !
đại thanh tịnh nguyện / tác thành chúng sinh.

༦༢ ༽ བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་བསྔོས་པ་ཡིས། །
62) zang po chö pé mön lam ngö pa yi
62) Through whatever limitless immaculate merit
62) Par le mérite véritable et illimité
62) Hạnh nguyện phổ hiền / tối thượng của tôi,

བསོད་ནམས་དམ་པ་མཐའ་ཡས་གང་ཐོབ་དེས། །
sö nam dam pa tha yé gang thob dé
is obtained through the dedication of the aspiration prayer of noble conduct
obtenu en dédiant cette « aspiration aux actions bénéfiques »,
vô biên thắng phước / tôi hồi hướng cả,

འགྲོ་བ་སྡུག་བསྔལ་ཆུ་བོར་བྱིང་བ་རྣམས། །
dro wa duk ngal chu wor jing wa nam
may migrating beings sinking in the great river of suffering
puissent tous ceux qui se noient à présent dans l’océan de la souffrance,
nguyện bao chúng sinh / đang còn chìm đắm,

འོད་དཔག་མེད་པའི་གནས་རབ་འཐོབ་པར་ཤོག །
ö pak me pé né rab thob par shok
obtain the fine abode of (protector) Amitabha.
atteindre le royaume suprême d’Amitābha !
mau chóng được sinh / thế giới cực lạc / của đức Thế tôn / A di đà Phật.

༦༣ ༽ སྨོན་ལམ་རྒྱལ་པོ་འདི་དག་མཆོག་གི་གཙོ། །
63) mön lam gyal po di dak chok gi tso
63) May this King of prayers, the principle among supreme ones,
63) Puisse cette reine des aspirations faire naître
63) Hạnh nguyện vương này / tối cao mầu nhiệm

མཐའ་ཡས་འགྲོ་བ་ཀུན་ལ་ཕན་བྱེད་ཅིང་། །
tha yé dro wa kün la pen jé ching
bring about the benefit of limitless sentient beings.
la motivation et le bienfait suprêmes de l’infinité des êtres animés ;
 phổ độ chúng sinh / trôi lạc luân hồi.

ཀུན་ཏུ་བཟང་པོས་བརྒྱན་པའི་གཞུང་གྲུབ་སྟེ། །
kun tu zang pö gyen pé shyung drub té
having practiced this text adorned by Samantabhadra
puissent-ils parfaire ce qui est décrit dans cette prière sainte, prononcée par
Samantabhadra !
nguyện vào năng lực / tu hạnh Phổ hiền

ངན་སོང་རྒྱུད་རྣམས་མ་ལུས་སྟོངས་པར་ཤོག །
ngen song gyu nam ma lü tong par shok
may the streams of lower migrations without exception be emptied.
puissent les royaumes inférieurs se vider entièrement !
mà cõi ác đạo / không còn một ai.

འཕགས་པ་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་གྱི་རྒྱལ་པོ་རྫོགས་སོ།
This completes the King of Aspiration Prayers, Samantabhadra’s “Aspiration to Good Actions.”
Ceci conclut la Reine des Prières d’Aspiration, « l’Aspiration aux Actions Bénéfiques » de Samantabhadra.
Kết thúc Hạnh Nguyện Vương Phổ Hiền


 Words of Truth  Paroles de Vérité  Năng Lực Chân Ngữ 

སངས་རྒྱས་སྐུ་གསུམ་བརྙེས་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། །
sang gye ku sum nye pé jin lab dang
by the blessings of the Buddhas who have attained the three kāyas,
par les bénédictions des bouddhas qui ont atteint les trois kāya
nương lc gia trì / ca chư Phật đà / thành tu tam thân Phật ,

ཆོས་ཉིད་མི་འགྱུར་བདེན་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། །
chö nyi ming gyur den pé jin lab dang
and the unchanging truth of reality
et la vérité immuable de la réalité,
nương lực gia trì / pháp tánh bất biến,

དགེ་འདུན་མི་ཕྱེད་འདུན་པའི་བྱིན་རླབས་ཀྱིས། །
gen dün mi ché dün pé jin lab kyi
as well as the unwavering aspirations of the Saṅgha,
ainsi que par les aspirations indéfectibles du Saṅgha,
và của tăng đoàn / tâm ý bất chuyển,

ཇི་ལྟར་བསྔོས་བཞིན་སྨོན་ལམ་འགྲུབ་པར་ཤོག །
ji tar ngö shyin mön lam drub par shok
may all the aspirations and dedication prayers be fulfilled!
puissent toutes les aspirations et les prières de dédicace s’accomplir !
nguyện cho tất cả / hồi hướng nguyện này / đều được thành tựu


སྨོན་ལམ་འགྲུབ་པའི་གཟུངས་ནི། –
the Dhāraṇī for the Accomplishment of all Aspirations –
le Dharani pour l’Accomplissement de toutes les Aspirations –
Đà la ni Viên Thành Nguyện Ước

ཏདྱ་ཐཱ། པཉྩ་དྲི་ཡ་ཨ་ཝ་བོ་དྷ་ན་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ། །
teyatha pen tsa dri ya awabodhanaye soha
tadyathā pañcendriya avabodhanāye svāhā
tê-ya-tha bên-dza tri-a a-oa-bô-đa-na-dê xô-ha

Chọn trang

Chọn trang

༄༅། །བཟང་སྤྱོད་སྨོན་ལམ། །

རྒྱ་གར་སྐད་དུ། ཨཱརྻ་བྷ་དྲ་ཙརྻ་པྲ་ཎི་དྷཱ་ན་རཱ་ཛ།
བོད་སྐད་དུ། འཕགས་པ་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་གྱི་རྒྱལ་པོ།

འཇམ་དཔལ་གཞོན་ནུར་གྱུར་པ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
ཇི་སྙེད་སུ་དག་ཕྱོགས་བཅུའི་འཇིག་རྟེན་ན། །
དུས་གསུམ་གཤེགས་པ་མི་ཡི་སེང་གེ་ཀུན། །
བདག་གིས་མ་ལུས་དེ་དག་ཐམས་ཅད་ལ། །
ལུས་དང་ངག་ཡིད་དང་བས་ཕྱག་བགྱིའོ། །

བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་སྟོབས་དག་གིས། །
རྒྱལ་བ་ཐམས་ཅད་ཡིད་ཀྱིས་མངོན་སུམ་དུ། །
ཞིང་གི་རྡུལ་སྙེད་ལུས་རབ་བཏུད་པ་ཡིས། །
རྒྱལ་བ་ཀུན་ལ་རབ་ཏུ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །

རྡུལ་གཅིག་སྟེང་ན་རྡུལ་སྙེད་སངས་རྒྱས་རྣམས། །
སངས་རྒྱས་སྲས་ཀྱི་དབུས་ན་བཞུགས་པ་དག །
དེ་ལྟར་ཆོས་ཀྱི་དབྱིངས་རྣམས་མ་ལུས་པ། །
ཐམས་ཅད་རྒྱལ་བ་དག་གིས་གང་བར་མོས། །

དེ་དག་བསྔགས་པ་མི་ཟད་རྒྱ་མཚོ་རྣམས། །
དབྱངས་ཀྱི་ཡན་ལག་རྒྱ་མཚོའི་སྒྲ་ཀུན་གྱིས། །
རྒྱལ་བ་ཀུན་གྱི་ཡོན་ཏན་རབ་བརྗོད་ཅིང་། །
བདེ་བར་གཤེགས་པ་ཐམས་ཅད་བདག་གིས་བསྟོད། །

མེ་ཏོག་དམ་པ་ཕྲེང་བ་དམ་པ་དང་། །
སིལ་སྙན་རྣམས་དང་བྱུག་པ་གདུགས་མཆོག་དང་། །
མར་མེ་མཆོག་དང་བདུག་སྤོས་དམ་པ་ཡིས། །
རྒྱལ་བ་དེ་དག་ལ་ནི་མཆོད་པར་བགྱི། །

ན་བཟའ་དམ་པ་རྣམས་དང་དྲི་མཆོག་དང་། །
ཕྱེ་མ་ཕུར་མ་རི་རབ་མཉམ་པ་དང་། །
བཀོད་པ་ཁྱད་པར་འཕགས་པའི་མཆོག་ཀུན་གྱིས། །
རྒྱལ་བ་དེ་དག་ལ་ནི་མཆོད་པར་བགྱི། །

མཆོད་པ་གང་རྣམས་བླ་མེད་རྒྱ་ཆེ་བ། །
དེ་དག་རྒྱལ་བ་ཐམས་ཅད་ལ་ཡང་མོས། །
བཟང་པོ་སྤྱོད་ལ་དད་པའི་སྟོབས་དག་གིས། །
རྒྱལ་བ་ཀུན་ལ་ཕྱག་འཚལ་མཆོད་པར་བགྱི། །
འདོད་ཆགས་ཞེ་སྡང་གཏི་མུག་དབང་གིས་ནི། །
ལུས་དང་ངག་དང་དེ་བཞིན་ཡིད་ཀྱིས་ཀྱང་། །
སྡིག་པ་བདག་གིས་བགྱིས་པ་ཅི་མཆིས་པ། །
དེ་དག་ཐམས་ཅད་བདག་གིས་སོ་སོར་བཤགས། །
ཕྱོགས་བཅུའི་རྒྱལ་བ་ཀུན་དང་སངས་རྒྱས་སྲས། །
རང་རྒྱལ་རྣམས་དང་སློབ་དང་མི་སློབ་དང་། །
འགྲོ་བ་ཀུན་གྱི་བསོད་ནམས་གང་ལ་ཡང་། །
དེ་དག་ཀུན་གྱི་རྗེས་སུ་བདག་ཡི་རང་། །
གང་རྣམས་ཕྱོགས་བཅུའི་འཇིག་རྟེན་སྒྲོན་མ་རྣམས། །
བྱང་ཆུབ་རིམ་པར་སངས་རྒྱས་མ་ཆགས་བརྙེས། །
མགོན་པོ་དེ་དག་བདག་གིས་ཐམས་ཅད་ལ། །
འཁོར་ལོ་བླ་ན་མེད་པར་བསྐོར་བར་བསྐུལ། །
མྱ་ངན་འདའ་སྟོན་གང་བཞེད་དེ་དག་ལ། །
འགྲོ་བ་ཀུན་ལ་ཕན་ཞིང་བདེ་བའི་ཕྱིར། །
བསྐལ་པ་ཞིང་གི་རྡུལ་སྙེད་བཞུགས་པར་ཡང་། །
བདག་གིས་ཐལ་མོ་རབ་སྦྱར་གསོལ་བར་བགྱི། །
ཕྱག་འཚལ་བ་དང་མཆོད་ཅིང་བཤགས་པ་དང་། །
རྗེས་སུ་ཡི་རང་བསྐུལ་ཞིང་གསོལ་བ་ཡི། །
དགེ་བ་ཅུང་ཟད་བདག་གིས་ཅི་བསགས་པ། །
ཐམས་ཅད་བདག་གིས་བྱང་ཆུབ་ཕྱིར་བསྔོའོ། །
འདས་པའི་སངས་རྒྱས་རྣམས་དང་ཕྱོགས་བཅུ་ཡི། །
འཇིག་རྟེན་དག་ན་གང་བཞུགས་མཆོད་པར་གྱུར། །
གང་ཡང་མ་བྱོན་དེ་དག་རབ་མྱུར་བར། །
བསམ་རྫོགས་བྱང་ཆུབ་རིམ་པར་སངས་རྒྱས་སྤྱོན། །

ཕྱོགས་བཅུ་ག་ལའི་ཞིང་རྣམས་ཇི་སྙེད་པ། །
དེ་དག་རྒྱ་ཆེར་ཡོངས་སུ་དག་པར་གྱུར། །
བྱང་ཆུབ་ཤིང་དབང་དྲུང་གཤེགས་རྒྱལ་བ་དང་། །
སངས་རྒྱས་སྲས་ཀྱིས་རབ་ཏུ་གང་བར་ཤོག །

ཕྱོགས་བཅུའི་སེམས་ཅན་གང་རྣམས་ཇི་སྙེད་པ། །
དེ་དག་རྟག་ཏུ་ནད་མེད་བདེ་བར་གྱུར། །
འགྲོ་བ་ཀུན་གྱི་ཆོས་ཀྱི་དོན་རྣམས་ནི། །
མཐུན་པར་གྱུར་ཅིང་རེ་བའང་འགྲུབ་པར་ཤོག །
བྱང་ཆུབ་སྤྱོད་པ་དག་ནི་བདག་སྤྱོད་ཅིང་། །
འགྲོ་བ་ཀུན་ཏུ་སྐྱེ་བ་དྲན་པར་གྱུར། །
ཚེ་རབས་ཀུན་ཏུ་འཆི་འཕོ་སྐྱེ་བ་ན། །
རྟག་ཏུ་བདག་ནི་རབ་ཏུ་འབྱུང་བར་ཤོག །

རྒྱལ་བ་ཀུན་གྱི་རྗེས་སུ་སློབ་གྱུར་ཏེ། །
བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་ཡོངས་སུ་རྫོགས་བྱེད་ཅིང་། །
ཚུལ་ཁྲིམས་སྤྱོད་པ་དྲི་མེད་ཡོངས་དག་པ། །
རྟག་ཏུ་མ་ཉམས་སྐྱོན་མེད་སྤྱོད་པར་ཤོག །

ལྷ་ཡི་སྐད་དང་ཀླུ་དང་གནོད་སྦྱིན་སྐད། །
གྲུལ་བུམ་དག་དང་མི་ཡི་སྐད་རྣམས་དང་། །
འགྲོ་བ་ཀུན་གྱི་སྒྲ་རྣམས་ཇི་ཙམ་པར། །
ཐམས་ཅད་སྐད་དུ་བདག་གིས་ཆོས་བསྟན་ཏོ། །

དེས་ཤིང་ཕ་རོལ་ཕྱིན་ལ་རབ་བརྩོན་ཏེ། །
བྱང་ཆུབ་སེམས་ནི་ནམ་ཡང་བརྗེད་མ་གྱུར། །
སྡིག་པ་གང་རྣམས་སྒྲིབ་པར་གྱུར་པ་དག །
དེ་དག་མ་ལུས་ཡོངས་སུ་བྱང་བར་ཤོག །
ལས་དང་ཉོན་མོངས་བདུད་ཀྱི་ལས་རྣམས་ལས། །
གྲོལ་ཞིང་འཇིག་རྟེན་འགྲོ་བ་རྣམས་སུ་ཡང་། །
ཇི་ལྟར་པདྨོ་ཆུས་མི་ཆགས་པ་བཞིན། །
ཉི་ཟླ་ནམ་མཁར་ཐོགས་པ་མེད་ལྟར་སྤྱད། །
ཞིང་གི་ཁྱོན་དང་ཕྱོགས་རྣམས་ཅི་ཙམ་པར། །
ངན་སོང་སྡུག་བསྔལ་རབ་ཏུ་ཞི་བར་བྱེད། །
བདེ་བ་དག་ལ་འགྲོ་བ་ཀུན་འགོད་ཅིང་། །
འགྲོ་བ་ཐམས་ཅད་ལ་ནི་ཕན་པར་སྤྱད། །
བྱང་ཆུབ་སྤྱོད་པ་ཡོངས་སུ་རྫོགས་བྱེད་ཅིང་། །
སེམས་ཅན་དག་གི་སྤྱོད་དང་མཐུན་པར་འཇུག །
བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་དག་ནི་རབ་སྟོན་ཅིང་། །
མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཀུན་ཏུ་སྤྱོད་པར་གྱུར། །
བདག་གི་སྤྱོད་དང་མཚུངས་པར་གང་སྤྱོད་པ། །
དེ་དག་དང་ནི་རྟག་ཏུ་འགྲོགས་པར་ཤོག །
ལུས་དང་ངག་རྣམས་དང་ནི་སེམས་ཀྱིས་ཀྱང་། །
སྤྱོད་པ་དག་དང་སྨོན་ལམ་གཅིག་ཏུ་སྤྱད། །
བདག་ལ་ཕན་པར་འདོད་པའི་གྲོགས་པོ་དག །
བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་རབ་ཏུ་སྟོན་པ་རྣམས། །
དེ་དག་དང་ཡང་རྟག་ཏུ་ཕྲད་པར་ཤོག །
དེ་དག་བདག་གིས་ནམ་ཡང་ཡིད་མི་དབྱུང་། །
སངས་རྒྱས་སྲས་ཀྱིས་བསྐོར་བའི་མགོན་པོ་རྣམས། །
མངོན་སུམ་རྟག་ཏུ་བདག་གིས་རྒྱལ་བ་བལྟ། །
མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཀུན་ཏུ་མི་སྐྱོ་བར། །
དེ་དག་ལ་ཡང་མཆོད་པ་རྒྱ་ཆེར་བགྱི། །
རྒྱལ་བ་རྣམས་ཀྱི་དམ་པའི་ཆོས་འཛིན་ཅིང་། །
བྱང་ཆུབ་སྤྱོད་པ་ཀུན་ཏུ་སྣང་བར་བྱེད། །
བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་རྣམ་པར་སྦྱོང་བ་ཡང་། །
མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཀུན་ཏུ་སྤྱད་པར་བགྱི། །
སྲིད་པ་ཐམས་ཅད་དུ་ཡང་འཁོར་བ་ན། །
བསོད་ནམས་ཡེ་ཤེས་དག་ནི་མི་ཟད་བརྙེས། །
ཐབས་དང་ཤེས་རབ་ཏིང་འཛིན་རྣམ་ཐར་དང་། །
ཡོན་ཏན་ཀུན་གྱི་མི་ཟད་མཛོད་དུ་གྱུར། །
རྡུལ་གཅིག་སྟེང་ན་རྡུལ་སྙེད་ཞིང་རྣམས་ཏེ། །
ཞིང་དེར་བསམ་གྱིས་མི་ཁྱབ་སངས་རྒྱས་རྣམས། །
སངས་རྒྱས་སྲས་ཀྱི་དབུས་ན་བཞུགས་པ་ལ། །
བྱང་ཆུབ་སྤྱད་པ་སྤྱོད་ཅིང་བལྟ་བར་བགྱི། །

དེ་ལྟར་མ་ལུས་ཐམས་ཅད་ཕྱོགས་སུ་ཡང་། །
སྐྲ་ཙམ་ཁྱོན་ལ་དུས་གསུམ་ཚད་སྙེད་ཀྱི། །
སངས་རྒྱས་རྒྱ་མཚོ་ཞིང་རྣམས་རྒྱ་མཚོ་དང་། །
བསྐལ་པ་རྒྱ་མཚོ་སྤྱོད་ཅིང་རབ་ཏུ་འཇུག །
གསུང་གཅིག་ཡན་ལག་རྒྱ་མཚོའི་སྒྲ་སྐད་ཀྱིས། །
རྒྱལ་བ་ཀུན་དབྱངས་ཡན་ལག་རྣམ་དག་པ། །
འགྲོ་བ་ཀུན་གྱི་བསམ་པ་ཇི་བཞིན་དབྱངས། །
སངས་རྒྱས་གསུང་ལ་རྟག་ཏུ་འཇུག་པར་བགྱི། །
དུས་གསུམ་གཤེགས་པའི་རྒྱལ་བ་ཐམས་ཅད་དག །
འཁོར་ལོའི་ཚུལ་རྣམས་རབ་ཏུ་བསྐོར་བ་ཡི། །
དེ་དག་གི་ཡང་གསུང་དབྱངས་མི་ཟད་ལ། །
བློ་ཡི་སྟོབས་ཀྱིས་བདག་ཀྱང་རབ་ཏུ་འཇུག །
མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཐམས་ཅད་འཇུག་པར་ཡང་། །
སྐད་ཅིག་གཅིག་གིས་བདག་ཀྱང་འཇུག་པར་བགྱི། །
གང་ཡང་བསྐལ་པ་དུས་གསུམ་ཚད་དེ་དག །
སྐད་ཅིག་ཆ་ཤས་ཀྱིས་ནི་ཞུགས་པར་སྤྱད། །
དུས་གསུམ་གཤེགས་པ་མི་ཡི་སེང་གེ་གང་། །
དེ་དག་སྐད་ཅིག་གཅིག་ལ་བདག་གིས་བལྟ། །
རྟག་ཏུ་དེ་དག་གི་ནི་སྤྱོད་ཡུལ་ལ། །
སྒྱུ་མར་གྱུར་པའི་རྣམ་ཐར་སྟོབས་ཀྱིས་འཇུག །
གང་ཡང་དུས་གསུམ་དག་གི་ཞིང་བཀོད་པ། །
དེ་དག་རྡུལ་གཅིག་སྟེང་དུ་མངོན་པར་བསྒྲུབ། །
དེ་ལྟར་མ་ལུས་ཕྱོགས་རྣམས་ཐམས་ཅད་དུ། །
རྒྱལ་བ་དག་གི་ཞིང་རྣམས་བཀོད་ལ་འཇུག །
གང་ཡང་མ་བྱོན་འཇིག་རྟེན་སྒྲོན་མ་རྣམས། །
དེ་དག་རིམ་པར་འཚང་རྒྱ་འཁོར་ལོ་བསྐོར། །
མྱ་ངན་འདས་པ་རབ་ཏུ་ཞི་མཐའ་སྟོན། །
མགོན་པོ་ཀུན་གྱི་དྲུང་དུ་བདག་མཆི་འོ། །
ཀུན་ཏུ་མྱུར་བའི་རྫུ་འཕྲུལ་སྟོབས་རྣམས་དང་། །
ཀུན་ནས་སྒོ་ཡི་ཐེག་པའི་སྟོབས་དག་དང་། །
ཀུན་ཏུ་ཡོན་ཏན་སྤྱོད་པའི་སྟོབས་རྣམས་དང་། །
ཀུན་ཏུ་ཁྱབ་པ་བྱམས་པ་དག་གི་སྟོབས། །

ཀུན་ནས་དགེ་བའི་བསོད་ནམས་སྟོབས་དག་དང་། །
ཆགས་པ་མེད་པར་གྱུར་པའི་ཡེ་ཤེས་སྟོབས། །
ཤེས་རབ་ཐབས་དང་ཏིང་འཛིན་སྟོབས་དག་གིས། །
བྱང་ཆུབ་སྟོབས་རྣམས་ཡང་དག་སྒྲུབ་པར་བྱེད། །
ལས་ཀྱི་སྟོབས་རྣམས་ཡོངས་སུ་དག་བྱེད་ཅིང་། །
ཉོན་མོངས་སྟོབས་རྣམས་ཀུན་ཏུ་འཇོམས་པར་བྱེད། །
བདུད་ཀྱི་སྟོབས་རྣམས་སྟོབས་མེད་རབ་བྱེད་ཅིང་། །
བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྟོབས་ནི་རྫོགས་པར་བགྱི། །
ཞིང་རྣམས་རྒྱ་མཚོ་རྣམ་པར་དག་བྱེད་ཅིང་། །
སེམས་ཅན་རྒྱ་མཚོ་དག་ནི་རྣམ་པར་སྒྲོལ། །
ཆོས་རྣམས་རྒྱ་མཚོ་རབ་ཏུ་མཐོང་བྱེད་ཅིང་། །
ཡེ་ཤེས་རྒྱ་མཚོ་རབ་ཏུ་རྟོགས་པར་བྱེད། །

སྤྱོད་པ་རྒྱ་མཚོ་རྣམ་པར་དག་བྱེད་ཅིང་། །
སྨོན་ལམ་རྒྱ་མཚོ་ཡོངས་སུ་རྫོགས་པར་བྱེད། །
སངས་རྒྱས་རྒྱ་མཚོ་རབ་ཏུ་མཆོད་བྱེད་ཅིང་། །
བསྐལ་པ་རྒྱ་མཚོ་མི་སྐྱོ་སྤྱད་པར་བགྱི། །
གང་ཡང་དུས་གསུམ་གཤེགས་པའི་རྒྱལ་བ་ཡི། །
བྱང་ཆུབ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་བྱེ་བྲག་རྣམས། །
བཟང་པོ་སྤྱོད་པས་བྱང་ཆུབ་སངས་རྒྱས་ནས། །
དེ་ཀུན་བདག་གིས་མ་ལུས་རྫོགས་པར་བགྱི། །
རྒྱལ་བ་ཀུན་གྱི་སྲས་ཀྱི་ཐུ་བོ་པ། །
གང་གི་མིང་ནི་ཀུན་ཏུ་བཟང་ཞེས་བྱ། །
མཁས་པ་དེ་དང་མཚུངས་པར་སྤྱད་པའི་ཕྱིར། །
དགེ་བ་འདི་དག་ཐམས་ཅད་རབ་ཏུ་བསྔོ། །

ལུས་དང་ངག་དང་ཡིད་ཀྱང་རྣམ་དག་ཅིང་། །
སྤྱོད་པ་རྣམ་དག་ཞིང་རྣམས་ཡོངས་དག་པ། །
བསྔོ་བ་བཟང་པོ་མཁས་པ་ཅི་འདྲ་བ། །
དེ་འདྲར་བདག་ཀྱང་དེ་དང་མཚུངས་པར་ཤོག །
ཀུན་ནས་དགེ་བ་བཟང་པོ་སྤྱད་པའི་ཕྱིར། །
འཇམ་དཔལ་གྱི་ནི་སྨོན་ལམ་སྤྱད་པར་བགྱི། །
མ་འོངས་བསྐལ་པ་ཀུན་ཏུ་མི་སྐྱོ་བར། །
དེ་ཡི་བྱ་བ་མ་ལུས་རྫོགས་པར་བགྱི། །
སྤྱོད་པ་དག་ནི་ཚད་ཡོད་མ་གྱུར་ཅིག །
ཡོན་ཏན་རྣམས་ཀྱང་ཚད་བཟུང་མེད་པར་ཤོག །
སྤྱོད་པ་ཚད་མེད་པ་ལ་གནས་ནས་ཀྱང་། །
དེ་དག་འཕྲུལ་པ་ཐམས་ཅད་འཚལ་བར་བགྱི། །
ནམ་མཁའི་མཐར་ཐུག་གྱུར་པ་ཇི་ཙམ་པར། །
སེམས་ཅན་མ་ལུས་མཐའ་ཡང་དེ་བཞིན་ཏེ། །
ཇི་ཙམ་ལས་དང་ཉོན་མོངས་མཐར་གྱུར་པ། །
བདག་གི་སྨོན་ལམ་མཐའ་ཡང་དེ་ཙམ་མོ། །
གང་ཡང་ཕྱོགས་བཅུའི་ཞིང་རྣམས་མཐའ་ཡས་པ། །
རིན་ཆེན་བརྒྱན་ཏེ་རྒྱལ་བ་རྣམས་ལ་ཕུལ། །
ལྷ་དང་མི་ཡི་བདེ་བའི་མཆོག་རྣམས་ཀྱང་། །
ཞིང་གི་རྡུལ་སྙེད་བསྐལ་པར་ཕུལ་བ་བས། །

གང་གིས་བསྔོ་བའི་རྒྱལ་པོ་འདི་ཐོས་ནས། །
བྱང་ཆུབ་མཆོག་གི་རྗེས་སུ་རབ་མོས་ཤིང་། །
ལན་གཅིག་ཙམ་ཡང་དད་པ་བསྐྱེད་པ་ན། །
བསོད་ནམས་དམ་པའི་མཆོག་ཏུ་འདི་འགྱུར་རོ། །
གང་གིས་བཟང་སྤྱོད་སྨོན་ལམ་འདི་བཏབ་པས། །
དེས་ནི་ངན་སོང་ཐམས་ཅད་སྤོང་བར་འགྱུར། །
དེས་ནི་གྲོགས་པོ་ངན་པ་སྤངས་བ་ཡིན། །
སྣང་བ་མཐའ་ཡས་དེ་ཡང་དེས་མྱུར་མཐོང་། །
དེ་དག་རྙེད་པ་རབ་རྙེད་བདེ་བར་འཚོ། །
མི་ཚེ་འདིར་ཡང་དེ་དག་ལེགས་པར་འོང་། །
ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་དེ་ཡང་ཅི་འདྲ་བར། །
དེ་དག་རིང་པོར་མི་ཐོགས་དེ་བཞིན་འགྱུར། །

མཚམས་མེད་ལྔ་པོ་དག་གི་སྡིག་པ་རྣམས། །
གང་གིས་མི་ཤེས་དབང་གིས་བྱས་པ་དག །
དེ་ཡིས་བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་འདི་བརྗོད་ན། །
མྱུར་དུ་མ་ལུས་ཡོངས་སུ་བྱང་བར་འགྱུར། །

ཡེ་ཤེས་དང་ནི་གཟུགས་དང་མཚན་རྣམས་དང་། །
རིགས་དང་ཁ་དོག་རྣམས་དང་ལྡན་པར་འགྱུར། །
བདུད་དང་མུ་སྟེགས་མང་པོས་དེ་མི་ཐུབ། །
འཇིག་རྟེན་གསུམ་པོ་ཀུན་ནའང་མཆོད་པར་འགྱུར། །

བྱང་ཆུབ་ཤིང་དབང་དྲུང་དུ་དེ་མྱུར་འགྲོ། །
སོང་ནས་སེམས་ཅན་ཕན་ཕྱིར་དེར་འདུག་སྟེ། །
བྱང་ཆུབ་སངས་རྒྱས་འཁོར་ལོ་རབ་ཏུ་བསྐོར། །
བདུད་རྣམས་སྡེ་དང་བཅས་པ་ཐམས་ཅད་བཏུལ། །
གང་ཡང་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་འདི། །
འཆང་བ་དང་ནི་སྟོན་ཏམ་ཀློག་ན་ཡང་། །
དེ་ཡི་རྣམ་པར་སྨིན་པའང་སངས་རྒྱས་མཁྱེན། །
བྱང་ཆུབ་མཆོག་ལ་སོམ་ཉི་མ་བྱེད་ཅིག །
འཇམ་དཔལ་དཔའ་བོས་ཇི་ལྟར་མཁྱེན་པ་དང་། །
ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་དེ་ཡང་དེ་བཞིན་ཏེ། །
དེ་དག་ཀུན་གྱི་རྗེས་སུ་བདག་སློབ་ཕྱིར། །
དགེ་བ་འདི་དག་ཐམས་ཅད་རབ་ཏུ་བསྔོ། །
དུས་གསུམ་གཤེགས་པའི་རྒྱལ་བ་ཐམས་ཅད་ཀྱིས། །
བསྔོ་བ་གང་ལ་མཆོག་ཏུ་བསྔགས་པ་དེས། །
བདག་གི་དགེ་བའི་རྩ་བ་འདི་ཀུན་ཀྱང་། །
བཟང་པོ་སྤྱོད་ཕྱིར་རབ་ཏུ་བསྔོ་བར་བགྱི། །
བདག་ནི་འཆི་བའི་དུས་བྱེད་གྱུར་པ་ན། །
སྒྲིབ་པ་ཐམས་ཅད་དག་ནི་ཕྱིར་བསལ་ཏེ། །
མངོན་སུམ་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་དེ་མཐོང་ནས། །
བདེ་བ་ཅན་གྱི་ཞིང་དེར་རབ་ཏུ་འགྲོ། །

དེར་སོང་ནས་ནི་སྨོན་ལམ་འདི་དག་ཀྱང་། །
ཐམས་ཅད་མ་ལུས་མངོན་དུ་འགྱུར་བར་ཤོག །
དེ་དག་མ་ལུས་བདག་གིས་ཡོངས་སུ་བཀང་། །
འཇིག་རྟེན་ཇི་སྲིད་སེམས་ཅན་ཕན་པར་བགྱི། །
རྒྱལ་བའི་དཀྱིལ་འཁོར་བཟང་ཞིང་དགའ་བ་དེར། །
པདྨོ་དམ་པ་ཤིན་ཏུ་མཛེས་ལས་སྐྱེས། །
སྣང་བ་མཐའ་ཡས་རྒྱལ་བས་མངོན་སུམ་དུ། །
ལུང་བསྟན་པ་ཡང་བདག་གིས་དེར་ཐོབ་ཤོག །
དེར་ནི་བདག་གིས་ལུང་བསྟན་རབ་ཐོབ་ནས། །
སྤྲུལ་པ་མང་པོ་བྱེ་བ་ཕྲག་བརྒྱ་ཡིས། །
བློ་ཡི་སྟོབས་ཀྱིས་ཕྱོགས་བཅུ་རྣམས་སུ་ཡང་། །
སེམས་ཅན་རྣམས་ལ་ཕན་པ་མང་པོ་བགྱི། །
བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་བཏབ་པ་ཡི། །
དགེ་བ་ཅུང་ཟད་བདག་གིས་ཅི་བསགས་པ། །
དེས་ནི་འགྲོ་བའི་སྨོན་ལམ་དགེ་བ་རྣམས། །
སྐད་ཅིག་གཅིག་གིས་ཐམས་ཅད་འབྱོར་བར་ཤོག །

གང་ཡང་བཟང་པོ་སྤྱོད་པ་འདི་བསྔོས་པས། །
བསོད་ནམས་མཐའ་ཡས་དམ་པ་གང་ཐོབ་དེས། །
འགྲོ་བ་སྡུག་བསྔལ་ཆུ་བོར་བྱིང་བ་རྣམས། །
འོད་དཔག་མེད་པའི་གནས་རབ་འཐོབ་པར་ཤོག །

སྨོན་ལམ་རྒྱལ་པོ་འདི་དག་མཆོག་གི་གཙོ། །
མཐའ་ཡས་འགྲོ་བ་ཀུན་ལ་ཕན་བྱེད་ཅིང་། །
ཀུན་ཏུ་བཟང་པོས་བརྒྱན་པའི་གཞུང་གྲུབ་སྟེ། །
ངན་སོང་གནས་རྣམས་མ་ལུས་སྟོངས་པར་ཤོག །
འཕགས་པ་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་གྱི་རྒྱལ་པོ་རྫོགས་སོ།


སངས་རྒྱས་སྐུ་གསུམ་བརྙེས་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། །
ཆོས་ཉིད་མི་འགྱུར་བདེན་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། །
དགེ་འདུན་མི་ཕྱེད་འདུན་པའི་བྱིན་རླབས་ཀྱིས། །
ཇི་ལྟར་བསྔོས་བཞིན་སྨོན་ལམ་འགྲུབ་པར་ཤོག །


སྨོན་ལམ་འགྲུབ་པའི་གཟུངས་ནི།

ཏདྱ་ཐཱ། པཉྩ་དྲི་ཡ་ཨ་ཝ་བོ་དྷ་ན་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ། །

Chọn trang

Chọn trang

HẠNH NGUYỆN VƯƠNG PHỔ HIỀN

(1) Hết thảy chư Phật / trong ba thời gian
tại các thế giới / khắp cả mười phương
tôi vận dụng đủ / ba nghiệp trong sạch
kính lạy khắp cả / không có thiếu sót.

(2) Năng lực uy thần / của hạnh phổ hiền
làm tôi hiện khắp / trước chư Như lai,
một thân lại hiện / thân như cực vi,
lạy khắp chư Phật / cũng như cực vi.

(3) Trong một cực vi / có chư Phật đà / nhiều bằng cực vi,
và đều ở trong / chúng hội Bồ tát;
cực vi tất cả /pháp giới vô tận / cũng là như vậy,
tâm tôi tin Phật / thật sâu và đầy.

(4) Nên biển âm thanh / tôi vận dụng cả,
xuất ra vô tận / lời chữ nhiệm mầu,
cùng tận thời kỳ / của thì vị lai
tán dương biển cả / công đức của Phật.

5) Tôi đem vòng hoa / tốt đẹp hơn hết,
âm nhạc, hương hoa, / tàn lọng, bảo cái,
những đồ trang hoàng, / hơn hết như vậy,
tôi đem hiến cúng / chư vị Như lai.

(6) Y phục hơn hết, / hương liệu hơn hết,
hương bột, hương đốt, / cùng với đèn đuốc,
tất cả đều như / diệu cao núi lớn,
tôi đem hiến cúng / chư vị Như lai.

(7) Tôi đem cái biết / cao rộng hơn hết
tin tưởng sâu xa / tam thế chư Phật,
vận dụng sức mạnh / hạnh nguyện phổ hiền
mà khắp hiến cúng / chư vị Như lai.

(8) Bao nhiêu nghiệp dữ / xưa kia tôi làm,
đều bởi vô thỉ / những tham sân si,
động thân ngữ ý / mà phát sinh ra,
ngày nay tôi nguyện / sám hối tất cả.

(9) Mười phương hết thảy / các loại chúng sinh,
cùng với các vị / Thanh văn, Duyên giác, / tu học tiếp tục,
tu học hoàn tất, / tất cả Như lai, / cùng với Bồ tát,
công đức có gì / tôi tùy hỷ cả.

(10) Mười phương đâu có / ngọn đèn thế giới
khi mới thành tựu / tuệ giác vô thượng,
tôi xin thỉnh cầu / tất cả các Ngài /
chuyển đẩy bánh xe / diệu pháp vô thượng.

(11) Chư vị Như lai / muốn hiện niết bàn,
thì tôi chí thành / thỉnh cầu các Ngài
sống với đời kiếp / nhiều như cực vi,
để làm lợi lạc / hết thảy chúng sinh.

(12) Lạy Phật, khen Phật, / và hiến cúng Phật,
xin Phật ở đời / và chuyển Pháp luân,
tùy hỷ sám hối / bao thiện căn ấy
tôi đem hồi hướng / lợi ích chúng sinh
có nghĩa hồi hướng / nguyện thành trí Phật.

(13) Nguyện mang cúng phẩm / dâng chư Phật đà
trong thời quá khứ / trong thời hiện tại / ở khắp mười phương
và xin nguyện cho / chư Phật sẽ thành
mau chóng phát tâm / sớm thành chánh quả.

(14) Tất cả thế giới / khắp cả mười phương
rộng lớn trong sạch  / nhiệm mầu trang nghiêm,
ở đâu cũng có / đại hội Bồ tát / bao quanh chư Phật,
trong khi chư Phật / cùng ngồi dưới cây / bồ đề đại thọ.

(15) Cầu nguyện chúng sinh / khắp cả mười phương
thoát hết lo sợ / thường hưởng yên vui,
thu hoạch lợi ích / của Pháp sâu xa,
diệt trừ phiền não / không còn thừa sót.

(16) Khi tôi tu tập / vì đại bồ đề /
thì ở loài nào / thọ mạng ra sao
đi qua cảnh chết, / trung hữu, tái sinh
đều nhớ đời trước, / thường được xuất gia.

(17) Noi gót Thế tôn
nghiêm giữ tịnh giới,
không để giới thể / bị dơ bị vỡ
hay bị xuyên thủng / hoặc bị sơ suất.

(18) Tất cả chư thiên / cùng với quỉ thần,
hết thảy nhân loại / và bao loài khác,
bao nhiêu chúng sinh / bao nhiêu tiếng nói,
tôi dùng tiếng ấy / mà thuyết pháp cho.

(19) Siêng tu các pháp / ba la mật đa / cực kỳ trong sáng,
thường xuyên chuyên chú / không để quên mất / tâm đại bồ đề,
diệt trừ dơ bẩn / không cho sót lại,
viên thành tất cả / hạnh nguyện nhiệm mầu.

(20) Đối với mê lầm / cùng với nghiệp dữ, / đối với cảnh ngộ
hiện thân ma vương, / trong cõi đời này / mà được siêu thoát,
tựa như hoa sen / không hề dính nước,
cũng như nhật nguyệt / không vướng không gian.

(21) Tận trừ toàn bộ / nỗi khổ đường dữ,
bình đẳng cho vui / bao loại sinh linh,
trải qua thời kỳ / nhiều như cực vi,
lợi ích mười phương / không có cùng tận.

(22) Tôi hằng tùy thuận / các loại chúng sinh,
cùng tận thời kỳ / của thì vị lai,
thường xuyên tu tập / hạnh nguyện phổ hiền
cực kỳ rộng lớn / viên mãn thành tựu
tuệ giác bồ đề / cực kỳ tối thượng.

(23) Bao nhiêu những người / đồng hành với tôi,
nguyện ở chỗ nào / cũng thường gặp nhau,
thân ngữ và ý / đều như nhau cả,
cùng nhau tu học / hết thảy hạnh nguyện.

(24) Những thiện trí thức / lợi ích cho tôi,
chỉ dẫn cho tôi / hạnh nguyện phổ hiền,
cũng nguyện thường xuyên / được gặp gỡ nhau,
lại nguyện thường xuyên / hoan hỷ cho tôi.

(25) Nguyện thường nhìn thấy / chư vị Như lai,
cùng chư Bồ tát / vây quanh các Ngài,
đối với các Ngài / nguyện hiến cúng lớn,
cùng tận vị lai / không biết chán mệt.

(26) Nguyện được duy trì / pháp mầu của Phật,
làm cho rực rỡ / hạnh nguyện bồ đề,
trong sạch rốt ráo / đường đi Phổ hiền,
cùng tận vị lai / thường xuyên tu tập.

(27) Ở trong tất cả / thế giới ba cõi,
tôi tu phước trí / thường xuyên vô tận,
định tuệ phương tiện / cùng với giải thoát,
được kho công đức / vô tận như vậy.

(28) Mỗi một cực vi / có số thế giới / nhiều bằng cực vi
mỗi một thế giới / có các đức Phật / khó thể nghĩ thấu,
mỗi một đức Phật / đều ở chính giữa / đại hội Bồ tát,
và tôi nhìn thấy / các Ngài thường nói / hạnh nguyện Bồ đề.

(29) Biển cả thế giới / khắp mười phương hướng,
biển cả thì gian / nhiều bằng đầu lông,
biển cả Phật đà, / biển cả quốc độ,
biển cả thời kỳ / mà tôi tu hành.

(30) Chư vị Như lai / lời tiếng trong sáng,
mỗi tiếng đủ hết / biển cả âm thanh,
những lời tiếng ấy / tùy ý chúng sinh,
mỗi tiếng xuất ra / biển cả hùng biện.

(31) Chư vị Như lai / trong ba thì gian, / vận dụng vô tận
biển cả lời tiếng, / thường chuyển pháp luân
lý thú nhiệm mầu, / nhưng trí tuệ lực / sâu xa của tôi
có thể hội nhập / một cách toàn diện.

(32) Tôi thấu hiểu được / toàn thể thời kỳ
của thì vị lai / là một sát na,
tôi cũng thấu hiểu / toàn thể thời kỳ
cả ba thì gian / là một sát na.

(33) Trong một sát na / mà tôi thấy hết
tất cả chư Phật / trong ba thì gian,
tôi thường thấu hiểu / lĩnh vực của Phật
thể chứng các pháp / toàn như ảo thuật,
giải thoát cao sâu, / uy lực hùng mãnh.

(34) Nơi mỗi cực vi / trên đầu sợi lông, / xuất hiện thế giới
quá khứ hiện tại / cùng với vị lai / cực kỳ trang nghiêm.
Thế giới mười phương / nhiều như cực vi / trên đầu sợi lông,
tôi thâm nhập cả / mà làm toàn thể / trang nghiêm trong sạch.

(35) Cùng tận vị lai / có bao Phật đà / thành vô thượng giác
chuyển chánh pháp luân / mở mắt quần sinh
ở trong ba cõi, / việc Phật hoàn tất / thị hiện niết bàn,
tôi đều đi đến / thân gần phụng sự.

(36) Năng lực thần thông / đến mau khắp cả,
năng lực đại thừa / biến thể toàn diện,
năng lực công đức / tu hết trí hạnh,
năng lực đại từ / che hết chúng sinh,

(37) Năng lực thắng phước / trang hoàng khắp nơi,
năng lực thắng trí / không hề vướng mắc,
năng lực uy thần / đủ mọi phương tiện
năng lực bồ đề / qui tụ hết thảy,

(38) Năng lực thiện nghiệp / làm sạch tất cả,
năng lực diệt trừ / tất cả phiền não,
năng lực chiến thắng / tất cả ma quân,
năng lực viên mãn / hạnh nguyện phổ hiền.

(39) Trang hoàng sạch sẽ / biển cả thế giới,
giải thoát hết thảy / biển cả chúng sinh,
khéo léo phân biệt / biển cả các pháp,
nhập vào sâu xa / biển cả trí tuệ,

(40) Làm trong sáng hết / biển cả đại hạnh,
làm đầy đủ cả / biển cả đại nguyện,
thân gần hiến cúng / biển cả Phật đà,
tu không mệt mỏi / biển cả thời kỳ.

(41) Bao nhiêu hạnh nguyện / tuệ giác tối thượng
của chư Như lai / trong ba thì gian, /
tôi tôn thờ cả / và tu đầy đủ:
Vận dụng tất cả / hạnh nguyện phổ hiền
tôi giác ngộ được / vô thượng bồ đề.

(42) Tất cả Như lai / đều có trưởng tử,
cùng một danh hiệu / danh hiệu Phổ hiền ;
nay tôi hồi hướng / bao nhiêu thiện căn,
nguyện bao trí tuệ / đồng đẳng các vị.

(43) Cả thân ngữ ý / thường xuyên trong sáng,
hạnh nguyện, quốc độ, / cũng đều như vậy:
trí tuệ đến thế / nên tên Phổ hiền,
nguyện tôi đồng đẳng / với các vị ấy.

(44) Tôi vì trong sáng / hạnh nguyện phổ hiền,
nên bao hạnh nguyện / của ngài Văn thù,
tôi tu đủ cả / không có thiếu sót,
cùng tận vị lai / không hề mỏi mệt.

(45) Sự tu của tôi / không có hạn lượng,
công đức đạt được / cũng không số lượng;
đứng vững ở trong / vô lượng hạnh nguyện,
tôi thấu triệt hết / bao thần thông lực.

(46) Hư không cho đến / phiền não cùng tận,
đại nguyện của tôi / mới có cùng tận,
nhưng bốn thứ ấy / không có cùng tận,
đại nguyện của tôi / cũng không cùng tận.

(47) Ai đem bảo vật / đầy cả thế giới
khắp mười phương hướng / mà hiến cúng Phật,
lại cho trời người / hạnh phúc tuyệt vời,
và làm như vậy / trải qua thời kỳ
bằng số cực vi / của mọi thế giới.

(48) Và ai đối với / đại nguyện vương này
một lần nghe đến / mà sinh tin tưởng,
với sự khao khát / vô thượng bồ đề,
thì được công đức / quá hơn người trước.

(49) Và rồi xa rời / bạn bè xấu ác,
với lại xa hẳn / các nẻo đường dữ
mau chóng nhìn thấy / đức A di đà,
và đủ hạnh nguyện / phổ hiền tối thượng.

(50) Người ấy khéo được / đời sống đặc thù.
người ấy khéo sinh / ở trong loài người,
người ấy không lâu / sẽ được hoàn thành
hạnh nguyện y như / Phổ hiền đại sĩ.

(51) Nếu mà xưa kia / không có trí tuệ
nên tạo năm tội / địa ngục Vô gián,
nhưng nếu ngày nay / tụng đại nguyện vương
của đức Phổ hiền, / thì một sát na
tiêu diệt tức thì / năm tội như vậy.

(52) Lại còn toàn hảo / dòng họ, thành phần,
sắc tướng, trí tuệ; / quân đội ma vương
và những ngoại đạo / không thể đánh đổ,
kham được ba cõi / cùng nhau hiến cúng.

(53) Và mau đến ngồi / dưới bồ đề thọ,
chiến thắng các đạo / quân đội ma vương,
thành đẳng chánh giác / chuyển diệu pháp luân,
lợi lạc hết thảy / các loại chúng sinh.

(54) Thế nên những ai / đối với hạnh nguyện
của đức Phổ hiền / mà biết tiếp nhận, / ghi nhớ, đọc tụng,
và nói cho người, / thì được kết quả / chỉ Phật mới biết,
quyết định thực hiện / vô thượng bồ đề.

(55) Trí hạnh Văn thù / cực kỳ dũng mãnh,
tuệ hạnh Phổ hiền / cũng là như vậy;
nay tôi hồi hướng / bao nhiêu thiện căn,
để theo các Ngài / thường xuyên tu học.

(56) Các đại nguyện vương / tối thắng như vầy
được sự ca tụng / của chư Như lai,
nay tôi hồi hướng / bao nhiêu thiện căn
để được hạnh nguyện / Phổ hiền tối thượng.

(57) Nguyện tôi trong lúc / sinh mệnh sắp chết,
thì loại được cả / mọi sự trở ngại,
trực tiếp nhìn thấy / đức A di đà,
tức khắc được sinh / thế giới Cực lạc.

(58) Tôi đã sinh ra / thế giới ấy rồi,
trước mắt thành tựu / đại nguyện vương này,
thành tựu đầy đủ / không có thiếu sót,
lợi lạc tất cả / thế giới chúng sinh.

(59) Bồ tát hải hội / của đức Di đà / ai cũng trong sạch,
còn tôi lúc ấy / hóa sinh ở trong / hoa sen tối thắng,
đích thân nhìn thấy / đức A di đà, / và Ngài đối diện
thọ ký cho tôi / thành tựu tuệ giác / vô thượng bồ đề.

(60) Nhờ ơn của Ngài / thọ ký cho rồi,
tôi liền biến thể / vô số thân hình,
với trí tuệ lực / cực kỳ rộng lớn,
tôi làm lợi lạc / tất cả chúng sinh.

(61) Người nào trì tụng / hạnh nguyện phổ hiền,
mà tôi nói về / chút ít thiện căn,
là một sát na / họ đủ tất cả
đại thanh tịnh nguyện / tác thành chúng sinh.

(62) Hạnh nguyện phổ hiền / tối thượng của tôi,
vô biên thắng phước / tôi hồi hướng cả,
nguyện bao chúng sinh / đang còn chìm đắm,
mau chóng được sinh / thế giới Cực lạc
của đức Thế tôn / A di đà Phật.

(63) Hạnh nguyện vương này / tối cao mầu nhiệm
phổ độ chúng sinh / trôi lạc luân hồi.
Nguyện vào năng lực / tu hạnh phổ hiền
mà cõi ác đạo / không còn một ai.

[ Kết thúc Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương]

Ghi Chú bản dịch tiếng Việt

Dựa theo bản dịch trong Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền, HT Thích Trí Quang dịch từ bản Hoa văn. So lại, hai Tạng/Anh và Việt ý nghĩa khá sát, chỉ khác ở

  • thứ tự các câu kệ từ 46 đến 60 câu (câu 46-60 trong bản tiếng Anh là câu 52-60 và 46-51 trong bản tiếng Việt);
  • câu kệ 13 nói về Tam Thế Phật, tiếng Việt chia thành hai câu kệ, bản tiếng Anh chỉ có một, ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau;
  • câu kệ 16 và 17, bản tiếng Anh chia thành hai, tiếng Việt chỉ có một;
  • câu 63 không có trong bản tiếng Việt.

Hồng Như xếp lại thứ tự và chia câu theo bản tiếng Tạng/Anh, dịch câu kệ 13 và 63. Tháng 07/2005. Thêm vào đầu đề mỗi đoạn theo luận giải của Jang Lung Pandita

Chọn trang

Chọn trang

The King of Prayers

1) To all lions of men, the Sugathas of the three times
to as many as they exist in the worlds of the ten directions
I prostrate to all of them without exception
with body, speech and clear mind.

2) Through the strength of prayer of noble conduct
all the conquerors appear directly to my mind
I bow deeply with as many bodies as the atoms of the fields
and fully prostrate to all conquerors.

3) On every atom (there) are Buddhas as many as the atoms that exist
seated in the centre of the children of Buddhas.
Thus I appreciate that all dharma spheres without exception
are filled completely with conquerors.

4) With every sound of an ocean of melodies
and an ocean of these inexhaustible praises
I pronounce the qualities of all conquerors
and praise all sugatas.

5) With immaculate flowers and immaculate garlands,
cymbals perfumed ointments, supreme parasols and well as
supreme butter lamps and immaculate incense,
I make offerings to these conquerors.

6) By (arranging) immaculate garments and supreme aromas
and powdered incense as high as the supreme Mountain (Meru)
in a formation that is superior and supreme in every (aspect)
I make offerings to these conquerors.

7) Vast unsurpassable offerings
I imagine for all conquerors
Through the strength of faith in the noble conduct
I prostrate and offer to all conquerors.

8) Whatever negativity exist and I have done
with my body, speech and similarly with my mind
due to the power of attachment, hatred and confusion
I confess all of them individually.

9) I rejoice in the virtue of all conquerors of the ten directions, that of the children of the Buddhas,
that of solitary realizers, learners and non-learners
and in the merit of all migrators.

11) To those wishing to demonstrate paranirvana
I pray with my palms joined together:
for the benefit and happiness of all migrators
please remain for as many eons as there are atoms in the fields.

12) Whatever little virtue I have accumulated through
prostrating, making offerings, confessing,
rejoicing, urging and praying
I dedicate them all towards enlightenment.

13) May my offerings be made to the Buddhas of the past and
to those abiding in every world of the ten directions
and may those who have not yet come, very quickly
complete the intention of enlightenment and gradually come as Buddhas.

14) May however many fields exist in the ten directions
become vast and completely pure
and may they will be filled completely by conquerors who have
proceeded to enlightenment under powerful bodhi trees and by children of the Buddhas

15) May however many sentient beings exist in the ten directions
be always without sickness, may they have happiness
and may the dharma-related purposed and hopes of all migrators
be fulfilled accordingly.

16) May I practice of conduct of enlightenment
may I remember (past) births in all migrations and
in all successive lives, at death, transference and birth
may I always be ordained.

17) May I train in the footsteps of all conquerors and
thoroughly complete the noble conduct
may I always practice non-deteriorated and faultless,
stainless, thoroughly pure moral conduct.

18) May I teach the dharma in all languages
however many languages of migrators (exist, such as)
the languages of gods, nagas, yakshas,
vampires and humans.

19a) Through that and through exertion in the (six) perfections
may the mind of bodhichitta never be forgotten.
19b) May whatever negativities that are obscurations (exist)
be thoroughly cleansed.

20) May I be liberated from the actions of the demons of karma and afflictions
and also in all worldly migrations may I
remain without attachment , like the lily is with the water and
like the sun and moon (that move) unhindered in the sky.

21) May I thoroughly pacify the suffering of lower migrations
in however many vast fields and directions (it exists).
May I place all migrators in many types of happiness
and may I practice that which is beneficial for all.

22) May I thoroughly complete the conduct of enlightenment and
cause sentient beings to enter in accordance with their conduct,
may I teach them well (various) noble conducts and
may I practice them in all future eons.

23) May I always befriend
those whose conduct is similar to mine.
May through body, speech and also mind
pure conduct and prayer be practiced as one.

24) May I always meet with those friends who
whish to benefit me and who
teach well the noble conduct;
may I never disappoint their minds.

25) May I always behold directly the conquerors,
protectors surrounded by the children of the buddha.
In all future eons may I never become impoverished
and may I also make vast offerings to them.

26) May I uphold the immaculate dharma of the conquerors
and illuminate every aspect of the conduct of enlightenment
may I practice the noble conduct (now) and
may I practice it in all future eons.

27) May I find inexhaustible treasures and gnosis
when circling in all (types) of existence
may I become an inexhaustible treasury of all qualities,
method, wisdom, concentration and freedom.

28) On every atom there are as many fields as the atoms that exist
the inconceivable Buddhas in these fields
abide surrounded by children of the Buddhas
I behold them and practice the conduct of enlightenment.

29) Thus also in the expanse of a single hair there is an ocean
of as many Buddhas as they exist in the three times in every
direction without exception and there is an ocean of pure fields
and for an ocean of eons may I thoroughly engage in the practice of this conduct.

30) With a language of an ocean of qualities in every single word
all conquerors speak with the pure qualities of melodiousness.
This melodiousness is in accordance with the thoughts of all migrators.
May I always engage the speech of the buddha.

31) I will also thoroughly engage through the strength of my mind
in the inexhaustible melody of the speech of
all conquerors coming during the three times and
turning the wheel (of dharma) in (different) ways.

32) I can even enter in an instant
in all future eons
whatever is the measure of the eons in the three times
I practice entering (them) in a fraction of an instance.

33) In an instance I behold
the lions of men coming in the three times and
I enter through the strength of illusory freedom
in the object of their practice.

34) Moreover I arrange the pure fields of the three times
I actually establish them on a single atom.
Thus I enter the array of the fields of conquerors
in all directions, without exception.

35) Moreover I proceed in front of all protectors,
the future beacons of the world
as they gradually become enlightened, the turn the wheel
and demonstrate the conclusion of paranirvana’s intense peace.

36) The strength of all swift miracles,
the strength of the vehicle which is the gateway for all,
the strength of conduct of all qualities,
the strength of love which is all pervasive

37) The strength of merit which is virtuous in all aspects,
the strength of gnosis without formation,
the strengths of wisdom, method and concentration:
May I attain pure strength of enlightenment through these.

38) May I thoroughly purify the strength of actions and
utterly destroy the strength of afflictions
render the strength of demons powerless and
complete the strength of noble conduct.

39) I will purify an ocean of fields
liberate an ocean of sentient beings
see through an ocean of dharmas and
comprehend with an ocean of gnosis.

40) I will perform an ocean of pure conducts
complete an ocean of prayers
make offerings to an ocean of Buddhas
for an ocean of eons, without becoming weary.

41) All the conquerors of the three times
became enlightened through the noble conduct and
the specific prayers of the enlightened conduct:
I will complete all these without exception.

42) The eldest of all conquerors’ children
is called Samantabhadra.
In order to practice with a skill similar to his
I dedicate fully all this virtue.

43) To purify my body, speech and mind
to purify my conduct and to thoroughly purify fields
may I do a dedication that is similar to his
noble and skillful one.

44) In order to practice totally virtuous conduct
I will practice Manjushri’s prayer and
without becoming weary in future eons
I will complete their actions without exception.

45) May this conduct be without measure
may qualities not be restricted by any measure and
by abiding in this immeasurable conduct
may I set forth emanations.

46) Sentient beings are as limitless as
the expanse of space.
May my aspiration prayers be as limitless as
the limitless karma and affliction of them all.

47) Compared to someone who offers the conquerors
limitless fields of the ten directions adorned with
precious substances
as well as the supreme happiness of gods and humans
for as many eons as there are atoms in the fields

48) Whoever upon hearing this king of dedications
yearns for supreme enlightenment
and generates faith even once
will gain immaculate, supreme merit, superior to them.

49) Whoever recites this prayer aspiring for noble conduct
abandons the lower migrations
abandons evil companions
and will soon behold the Buddha of Limitless Light.

50) Will live happily having acquired many gains
things will go well in this present life
and before long
will be like Samantabhadra.

51) The negativity of the five heinous crimes and
all those done under the power of ignorance
will soon be thoroughly cleansed
if they recite this (prayer of) noble conduct.

52) Will be endowed with knowledge, form, signs,
lineage and radiance,
many demons and heretics will not overpower them
and all the three worlds will present them with offerings.

53) Will quickly proceed beneath the powerful bodhi tree
and sit there for the benefit of sentient beings
turn the wheel of an enlightened buddha
and tame the hordes of demons.

54) The maturation of those who keep, teach or read
this aspiration prayer of noble conduct
is known by the Buddhas :
have no doubt about supreme enlightenment.

55) However the brave Manjushri became wise
and in the way of Samantabhadra too
I also fully dedicate all this virtue
in order to train in the footsteps of them all.

56) All the conquerors, the Tathagatas of the three times
praise dedication as supreme
I also dedicate fully all this root of virtue
towards the noble conduct.

57) When the time of my death comes
may all my obscurations clear away
may I behold the Buddha of Limitless Light directly and
go at once at the pure field of Sukhavati.

58) Having reached there may everything
I have prayed for, without exception, be actualized.
May I fulfill these aspirations without exception and
benefit sentient beings for as long as the world exists.

59) Having been born from an exquisite and immaculate lotus
in the noble and joyous mandala of the conquerors
may I receive a prophesy, there
directly from the Buddha of Limitless Light.

60) Having receive a prophesy there
may I send billions of emanations
through the strength of the mind, in the ten directions
and bring great benefit to sentient beings.

61) Through whatever small amount of virtue I have gathered
from reciting this aspiration prayer of noble conduct
may all virtuous aspiration prayers of migrating beings
be instantly accomplished.

62) Through whatever limitless immaculate merit
is obtained through the dedication of the aspiration prayer of noble
conduct
may migrating beings sinking in the great river of suffering
obtain the fine abode of (protector) Amitabha.

63) May this King of prayers, the principle among supreme ones,
bring about the benefit of limitless sentient beings.
Having practiced this text adorned by Samantabhadra
may the streams of lower migrations without exception be emptied.

Chọn trang

Chọn trang

– English version
Prerequisites: none. everyone can read
Title: Sanskrit: Ārya bhadracarya praṇidhāna rāja
Tibetan: འཕགས་པ་བཟང་པོ་སྤྱོད་པའི་སྨོན་ལམ་གྱི་རྒྱལ་པོ།
English: the King of Prayers of arya Samantabhadra’s conduct
Source: root text and outlines extracted from the fort of conduct of the children of the buddha explaining the meaning of the text of the prayer of the conduct of Samantabhadra, by Janglung Pandita ལྕང་ལུང་པན་དི་ཏ་ངག་དབང་བློ་བཟང་བསྟན་པའི་རྒྱལ་མཚན་ (1770-1845), translated by Voula Zarpani, available at http://kalachakranet.org/teachings/com-king-of-prayers-oct2006-ltr.pdf


Version Française
Conditions Préalables
: aucune. Tout le monde peut lire
Title:
Sanskrit & tibetain: voir ci-dessus
Français: la Reine des Prière d’Aspiration: l’Aspiration aux Actions Bénéfique de Samantabhadra
Source: http://www.lotsawahouse.org/fr/words-of-the-buddha/samantabhadra-aspiration-good-actions
Structures: extrait du commentaire de Jang Lung Pandita  (1770-1845). voir références dans la partie “English version” ci-dessus.


Bản dịch tiếng Việt
tùy nghi sử dụng với điều kiện giữ nguyên nội dung và không bán
Điều kiện hành trì: mọi người đều có thể đọc không cần thọ pháp
Tựa đề:
phạn & tạng: xem English version bên trên
Việt: đại bồ tát phổ hiền hạnh nguyện vương
Xuất Xứ: Dựa theo bản dịch trong Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền, HT Thích Trí Quang dịch từ bản Hoa văn. So lại, hai Tạng/Anh và Việt ý nghĩa khá sát, chỉ khác ở
– thứ tự các câu kệ từ 46 đến 60 câu (câu 46-60 trong bản tiếng Anh là câu 52-60 và 46-51 trong bản tiếng Việt)
– câu kệ 13 nói về Tam Thế Phật, tiếng Việt chia thành hai câu kệ, bản tiếng Anh chỉ có một, ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau;
– câu kệ 16 và 17, bản tiếng Anh chia thành hai, tiếng Việt chỉ có một;
– câu 63 không có trong bản tiếng Việt.
Hồng Như xếp lại thứ tự và chia câu theo bản tiếng Tạng/Anh, dịch câu kệ 13 và 63. Tháng 07/2005.
Đầu đề: trích từ luận giải của đức Jang Lung Pandita (1770-1845). Chi tiết bản dịch anh ngữ: xem trong phần “English version” ở bên trên.

Chọn trang




SỔ TAY QUI Y

Notes on Refuge (Vietnamese only)
Giảng Sư (Teacher): Geshe Thubten Dawa
Việt ngữ: Hồng Như biên tập
Ngôn ngữ (Languages): Việt
Bài Giảng Gốc (original teachings): < nghe giảng >

Đây là sổ tay học trò, ghi lại bài giảng của Geshe Thubten Dawa về pháp Quy Y, tham khảo với bài giảng Uttaratantra của ngài Kirti Tsenshab Rinpoche. 

Xin lưu ý Sổ Tay Học Trò là do học trò thực hiện, dựa theo sức hiểu ở thời điểm ấy, không phải chính xác nội dung lời Thầy giảng.
Xin nghe nội dung bài giảng ở đây: < nghe giảng Tạng – Anh – Việt >

Sổ tay này có 3 phần: 

  1. Tam Bảo là gì?
  2. Làm sao Qui Y?
  3. Qui y rồi làm gì?

Phần 1: Tam Bảo là gì?

Công phu Phật giáo Đại thừa nào cũng đều phải bao gồm ba phần:

– Đầu: qui y tam bảo, phát tâm bồ đề
– Giữa: công phu hành trì chính
– Cuối: hồi hướng công đức

Ba phần này quan trọng, phải có đủ.
Vậy trước tiên Thầy sẽ giảng về công phu Qui Y Tam Bảo.

Dù tụng theo ngôn ngữ nào, Tạng, Phạn, Anh, hay Việt, nội dung lời qui y đều như nhau:

Quy y Phật,
Quy y Pháp,
Quy y Tăng

Qui y là nương dựa. Vậy Qui Y Tam Bảo là nương dựa Tam Bảo, là Phật, Pháp và Tăng. Gọi là Tam Bảo, vì đây là ba điều rất quí giá hiếm hoi.

Ý nghĩa của Tam Bảo có nhiều mức độ. Có ý nghĩa phổ thông phần lớn ai cũng đã biết, lại có nghĩa phi thường (uncommon), chỉ thấy trong Đại thừa. Ở đây Thầy giảng theo nghĩa phi thường.

Muốn qui y, ít ra phải biết mình qui y những gì. Không rõ là gì mà qui y thì sự quy y này vô nghĩa, làm vậy công phu qui y sẽ rất khô cằn, không nhiều lợi ích. Tâm qui y có vững chắc thuần tịnh hay không còn tùy mình có hiểu rõ đối tượng qui y là gì hay không. Phải biết Tam Bảo là gì, vì sao nên qui y, qui y thì phải làm gì và được lợi ích gì. Càng hiểu rõ về Tam Bảo, tâm qui y sẽ càng thêm vững chắc.

Ghi chú bên lề: cuối buổi giảng 2, hỏi Thầy thì biết ý nghĩa Tam Bảo dạy ở đây dựa vào luận giải Kinh Bát Nhã của đức Di Lạc do ngài Vô Trước chép lại, nằm trong hai bộ luận Uttaratantra và Hiện Quán Trang Nghiêm. Như vậy ý nghĩa Tam bảo nói ở đây không những là của Đại thừa mà còn là Đại Thừa Trung Quán Tông. Theo đức Dalai Lama XIV, đây là tông phái trình bày chân tướng của thực tại chính xác nhất.


I. PHẬT

– ĐỊNH NGHĨA

Nguyên văn tiếng Tạng gọi Phật là San-gye.

Âm đầu, “San“, ứng với nghĩa đoạn diệt tất cả những gì cần đoạn diệt, nghĩa là toàn bộ phiền não chướng và trí chướng [còn gọi là sở tri chướng, chướng ngại đến từ tập khí phiền não, làm ngăn ngại trí toàn giác]

Âm sau, “gye“, ứng với nghĩa thành tựu tất cả những gì những gì cần thành tựu, nghĩa là có được trí toàn giác, là trí biết đúng và biết khắp cả, đầy đủ mọi thiện đức không thiếu thứ chi.

Vậy Phật, hay Sangye, có nghĩa là tâm giác ngộ, hay là người giác ngộ, rốt ráo đoạn diệt mọi chướng ngại, thành tựu mọi thiện đức.

PHẨM CHẤT

Đức Phật như vậy có đủ tám phẩm chất như sau:

I.1. Tự Tánh Thân: Svabhavakaya

Phẩm chất thứ nhất, là bản tánh tự nhiên thanh tịnh, thoát mọi ô nhiễm, không sinh diệt, không nhân duyên, là tánh không của tâm giác ngộ của Phật, còn gọi là niết bàn vô trú, là tự tánh thân.

Bản tánh tự nhiên thanh tịnh này là chân tánh của tâm Phật, và cũng là chân tánh của tâm của chúng sinh, vì tánh không tâm Phật và tánh không tâm chúng sinh vốn không khác. Khác nhau chỉ ở chỗ tâm của chúng ta bị chướng ngại ngăn che mắt tuệ nên không thấy được chân tánh của mình.

Vì chân tánh của tâm Phật và chân tánh của tâm chúng sinh giống nhau nên chúng sinh có khả năng tu thành Phật. Vì Phật đã thoát mọi chướng ngại còn chúng sinh thì bị đủ loại che chướng, nên chúng sinh vẫn phải tu.

Muốn hội nhập chân tánh của mình thì phải làm sao? Phải dựa vào tín tâm, một lòng hướng về Phật, hướng về chân tánh Tâm Phật vốn có trong mình. Tâm hướng Phật là điều giúp chúng ta hiển lộ chân tâm của mình. Vì vậy cần hiểu rõ phẩm chất thứ nhất này của Phật, hiểu rằng bản tánh tâm mình và bản tánh tâm Phật vốn không khác, từ đó phát sinh niềm tin xác quyết là mình có thể thành Phật, tự tin nơi bản tánh của tâm mình để khởi chí nguyện tu thành Phật.

I.2. Trí Pháp Thân: Jnana-Dharma-kaya

Phẩm chất thứ hai là trạng thái tách lìa chướng ngại ô nhiễm của tâm Phật. Vì tách lìa mọi chướng ngại ô nhiễm nên tâm Phật tỏa ra cùng khắp không ngăn ngại. Biết đúng, đủ, và cùng khắp, hoàn toàn không chút dụng công.

Nói không dụng công ở đây là nghĩa gì? Đọc theo thầy Kirti Tsenshab Rinpoche giảng trong Uttaratantra về phẩm chất này của Phật, dạy rằng ví dụ chúng ta khi muốn làm 1 việc gì thì phải suy nghĩ, quyết định, thực hiện, rồi việc có khi thành, có khi không v.v… làm một việc nhỏ cũng cần rất nhiều công đoạn, nhiều nỗ lực. Ngược lại, vì Tâm Phật vì đã thoát mọi che chướng ngăn ngại nên khi làm việc gì Phật đều không cần trải qua nhiều công đoạn, không cần cố gắng mà xong ngay tức thời. Vì vậy gọi là không chút dụng công.

Khác với phẩm chất thứ nhất, phẩm chất thứ hai này do nhân duyên mà có. Như thế nào gọi là do nhân duyên mà có? Là người tu hành trì theo đạo đế, vào địa bồ tát tận cùng địa vị (địa thứ 10), khi ấy bồ tát nhập định quán tánh không để đoạn chướng, cho đến cuối dòng tâm thức chúng sinh, ở ngay ở thời điểm cuối cùng gần sát tới tâm giác ngộ, chút trí chướng vi tế nhất còn sót lại cũng tan biến, ngay lúc ấy chấm dứt dòng tâm thức chúng sinh, chuyển thành Trí Phật.

Ví như quét nhà, rác bụi là thứ cần quét bỏ, hết bụi thì nhà sạch. Tương tự như vậy, bồ tát trên đường tu, trải qua 5 chứng đạo, bất cứ điều gì cần xả bỏ thì đều xả bỏ, đến khi xả bỏ sạch rồi, điều còn lại là trạng thái vắng bặt mọi chướng ngại ô nhiễm, đó chính là diệt đế, là pháp thân. Là phẩm chất thứ hai nói ở đây.

I.3. Không thể nhờ bên ngoài mà biết: sangye nyi rang

Phẩm chất thứ ba: Phật, hay tâm giác ngộ của Phật, vốn không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì). Nghĩa là:

– không thể dùng ngôn từ giải thích
– không thể dựa vào tri kiến phàm phu, hay dựa vào khái niệm để hiểu
– chỉ Phật mới có thể biết đúng như sự thật

Nói cách khác, chân tánh của tâm Phật, nghe người khác nói, hay là học hỏi tư duy, đều không thể biết. Muốn biết không thể dựa vào văn tuệ hay tư tuệ mà phải nhờ tu tuệ, nghĩa là phải nhập định, nhiếp tâm quán tánh không, quán chân tánh của tâm, phải từ trong định mà chứng biết.

Ba phẩm chất nói trên của Phật (1, 2, 3) đều là Tự Lợi.
Ba phẩm chất tiếp theo đây của Phật, 4, 5, 6, đều là Lợi Tha

I.4. Trí

Trí Phật có nghĩa là trí toàn giác, bao gồm:

– trí biết chân tánh của vạn vật
– trí biết tướng hiện qui ước của sự vật

Trí toàn giác là trí biết đúng và khắp. Nghĩa là sự thật như thế nào thì biết hết tất cả, và biết đúng như sự thật. Với cái trí như vậy, Phật biết rõ chúng sinh cần gì để có thể hướng dẫn chúng sinh thoát khổ một cách hữu hiệu.

I.5. Bi

Khi còn tu học, Phật đã vì tất cả chúng sinh mà phát tâm nguyện muốn tu thành Phật, cho nên khi thành Phật, tâm Bi là một phẩm chất, có chức năng hướng dẫn chúng sinh trên mọi bước đường tu cứu cánh và qui ước.

I.6. Dũng

Bao gồm lực của Năng Trí và của Bi.
Có khả năng bẻ gãy chuỗi 12 duyên khởi, phá tận gốc rễ nhiễm tâm và vô minh.

I.7. Tự Lợi

Phẩm chất thứ bảy là Tự Lợi, bao hàm ba phẩm chất 1-2-3.
Vì 1, 2, 3 đều là Pháp Thân, là chân tánh của tâm Phật, có khả năng tự lợi.

I.8. Lợi Tha

Phẩm chất thứ 8 là Lợi Tha, bao hàm ba phẩm chất 4-5-6.
Vì 4, 5, 6 là Sắc Thân, có khả năng tác thành cho chúng sinh, mang lợi ích cho người khác.

Như vậy 8 phẩm chất của Phật, 3 cái đầu ứng vào với Pháp Thân, ba cái sau ứng vào với Sắc Thân, đầy đủ tính tự lợi, lợi tha. Trong tâm của Phật,có đại bi hướng về tất cả chúng sinh, nên mọi điều Phật làm, đều là vì chúng sinh; lại có đại trí, là trí toàn giác biết đúng và đủ, nên Phật có khả năng chỉ cho chúng sinh biết điều gì cần bỏ, điều gì cần theo. Vì có đại bi và đại trí nên Pháp của Phật dạy là điều chắc thật, không hư ngụy, không sai lầm. Đức Phật như vậy được gọi là đấng Thế Tôn, Bhavagan, xứng đáng cho chúng ta tin tưởng, nương dựa.


II. PHÁP

— ĐỊNH NGHĨA

Pháp là tánh trong sáng và thanh tịnh trong tâm đấng giác ngộ. Trong sáng có nghĩa là viên mãn mọi tánh đức và thanh tịnh là đoạn diệt mọi chướng ngại nhiễm tâm.

Pháp có 8 phẩm chất như sau:

II.1. Không thể nghĩ

Pháp vượt ngoài phạm trù tư duy suy nghĩ.
Nói như vậy là nghĩa gì?
Đó là khi quán xét về chân tướng của sự vật, xem có phải là
– có hiện hữu, hay là
– không hiện hữu, hay là
– vừa có vừa không có, hay là
– không phải vừa có vừa không có
xét như vậy, vẫn không thể tìm ra chân tướng, cho nên mới nói Pháp thì không thể tư duy.

II.2. Không thể bàn

Pháp thì vượt ngoài phạm trù của khái niệm, ý tưởng, chữ nghĩa, mô tả, không thể dùng lời nói để diễn tả cho chính xác đúng như sự thật.

II.3. Không đến từ bên ngoài

Pháp chỉ có thể thấy đúng như sự thật qua kinh nghiệm thực chứng của của đấng giác ngộ, vượt ngoài mọi phạm trù đối đãi phân biệt cho nên không thể đến từ bên ngoài, chỉ thân chứng mới biết đúng.

Ba phẩm chất nói trên của Pháp (1, 2, 3) đều là diệt đế
Ba phẩm chất tiếp theo đây của Pháp (4, 5, 6), đều là đạo đế

II.4. Tịnh

Pháp vốn trong thanh (thanh tịnh). Trong vì bản chất vốn tự nhiên trong. Dứt ô nhiễm thì tánh trong hiện. Phẩm chất này sát theo nguyên văn gọi là [i]trí giác vô cấu [/i],

II.5. Sáng

Pháp vốn sáng (chiếu). Sáng vì không ngăn ngại nên có thể chiếu soi khắp cả.
Trí này vừa có khả năng soi chiếu hết thảy các pháp thâm sâu, thấy rõ chân tánh của thực tại (là tánh không), nói cách khác, thấy đúng như sự thật; lại vừa có khả năng soi chiếu hết thảy các pháp quảng đại, thấy rõ tướng hiện phong phú của vạn pháp, nói cách khác, thấy đủ và khắp.

II.6. Hóa giải

Pháp vốn có khả năng hóa giải ba chất độc tham sân và si.
Từ tâm chúng sinh cho đến tâm Phật đà, người tu cần qua năm chứng đạo.
Mỗi chứng đạo có những chướng ngại nào cần quét, thì Pháp sẽ giúp quét sạch. Vì vậy mà nói Pháp có khả năng hóa giải.

II.7. Diệt Đế

Bao gồm ba phẩm chất 1, 2, 3 của Pháp.
Đây là trạng thái khách thể của tâm sau khi đoạn diệt toàn bộ mọi chướng ngại (phiền não chướng và trí chướng). Nói ” khách thể”, là tạm dùng chữ để diễn tả trạng thái đạt đến sau khi đoạn diệt nhị chướng.

II.8. Đạo Đế

Bao gồm ba phẩm chất 4, 5, 6, của Pháp.
Đây là cái tâm chủ thể sau khi đoạn diệt nhị chướng. Nói “chủ thể” cũng là tạm dùng chữ để diễn tả cái tâm làm nhân tố tách lìa chướng ngại.

Pháp có tám phẩm chất quí hiếm như vậy. Cần tìm hiểu cho sâu cho tận tường, để có thể khởi tâm qui y thuần tịnh nơi Pháp.


III. TĂNG

—ĐỊNH NGHĨA

Nguyên văn tiếng Tạng gọi Tăng là Gedun
Ge nghĩa là thiện đức, ứng vào Phật quả
Dun nghĩa là tín tâm, là sự hướng về

Vậy có thể nói định nghĩa của Tăng là những bậc thượng nhân hướng về thượng pháp.
Tăng như vậy phải là hành giả Đại thừa, từ Kiến Đạo trở lên. Nói như vậy là nghĩa gì? Chứng đạo có năm: tích lũy đạo, gia hạnh đạo, kiến đạo, tu tập đạo, vô học đạo. Đại thừa và Thanh văn thừa đều có năm chứng đạo, và nội dung đều khác nhau. Ở đây là nói đến kiến đạo trong Đại thừa.

Hành giả Đại thừa ở giai đoạn gia hạnh đạo, nhập định quán vô ngã. Vô ngã có nhiều mức độ, ở đây là nói đến tâm vô minh căn bản, bẩm sinh chấp có một thực tại khách quan độc lập và cố định. Vô ngã như vậy bao gồm vô nhân ngã và vô pháp ngã, là tánh không của Đại thừa. Hành giả nhập định quán tánh không như vậy, cho đến khi chứng được tánh không bằng kinh nghiệm trực chứng, ngay thời điểm ấy bước vào kiến đạo, nhập địa bồ tát thứ nhất. Người tu như vậy thuộc về Tăng Bảo.

Nhờ chứng tánh không Bồ tát nhập kiến đạo, vì vậy nắm được liều thuốc hóa giải vô minh căn bản, có khả năng hóa giải nhị chướng (phiền não chướng và trí chướng), không còn thoái chuyển, vì vậy mà gọi là bậc thượng nhân, thuộc hàng Tăng bảo. Tuy nhiên, có thuốc hóa giải không có nghĩa là đã hóa giải được cả. Đối với vô minh bồ tát khởi từ kiến đạo thì hóa giải từng phần, đến địa vị Phật đà thì hóa giải toàn phần. Vì vậy tám phẩm chất này của Tăng Bảo, Phật có toàn phần, còn các bậc thượng nhân đại thừa kiến đạo trở lên chỉ mới có từng phần.

Tướng và tánh của Tăng Bảo:
Tăng Bảo Tục đế ứng vào những bậc thượng nhân bồ tát từ kiến đạo trở lên còn Tăng Bảo Chân đế thì không ứng vào con người mà là trạng thái tối hảo của tâm thức, là diệt đế và đạo đế trong tâm Phật, trạng thái đã diệt tất cả những gì cần diệt, ngộ tất cả những gì cần ngộ.

Tám phẩm chất của Tăng như vậy có thể qui nạp thành hai:
Rigpa: tánh giác, phẩm chất giác ngộ, chứng biết;
Drolwa: tánh siêu thoát, phẩm chất xả bỏ.

III.1. Chứng Chân đế

(chân lý cứu cánh ứng vào với cảnh giới chân thật của vạn pháp)
Là trí thấy được chân tướng của thực tại, trực chứng tánh không. Sự vật vốn hiện hữu như thế nào thì thấy đúng như vậy.
Thấy được như vậy, là vì 1/ tâm thể vốn tự nhiên trong sáng, và 2/ nhiễm tâm vốn không tự tánh, tách lìa với tâm thể.

III.2. Chứng Tục đế

(chân lý hư huyễn, đây là cảnh giới phong phú của tướng hiện)
Thấy được Tục đế nên thấy được tiềm năng có thể thành Phật của tất cả chúng sinh, thấy được Phật tánh trong dòng tâm thức của chúng sinh.

III.3. Chứng tự tánh thanh tịnh

Thấy được chân tánh của chúng sinh, thấy chúng sinh vốn tự nhiên thanh tịnh, sung mãn mọi tiềm năng chuyển trí phàm phu thành trí giác siêu việt của bậc thượng nhân.

Ba phẩm chất nói trên của Tăng (1, 2, 3) là nói đến khía cạnh biết (rigpa) của tâm Phật
Ba phẩm chất tiếp theo đây của Tăng (4, 5, 6) là nói đến khía cạnh buông (siêu thoát, drolwa) của tâm Phật.

Khi nhập định trực chứng tánh không, hành giả đoạn diệt từ từ các chướng ngại:

III.4. Đoạn tham chướng
xả bỏ toàn bộ mọi tâm lý phiền não xáo trộn

III.5. Đoạn trí chướng

Xả bỏ toàn bộ những che chướng áng ngữ trí toàn giác

III.6. Đoạn tiểu nguyện chướng

Buông bỏ tâm nguyện vị kỷ vì mình mà tu. Phật đà và các vị bồ tát từ địa thứ 8 trở lên không còn vướng vào loại chướng ngại này nữa.

Tiếp theo là hai phẩm chất nền tảng của 6 phẩm chất nói trên:

III.7. Tánh biết

Rigpa, nền tảng của phẩm chất 1, 2, 3

III.8. Tánh Siêu thoát

Drolwa, nền tảng của phẩm chất 4, 5, 6

(Hết Phần 1)

Xin lưu ý Sổ Tay Học Trò là do học trò thực hiện, dựa theo sức hiểu ở thời điểm ấy, không phải chính xác nội dung lời Thầy giảng.
Xin nghe nội dung bài giảng ở đây: < nghe giảng Tạng – Anh – Việt >


 

SỔ TAY HỌC TRÒ – QUI Y PHẬT PHÁP TĂNG (2)
LÀM SAO QUI Y?

Bài giảng 3 phần sau &4 của thầy Geshe Thubten Dawa,
ngày 8 tháng 03 năm 2008
tại Tashi Choling Institute, Sydney Australia

Trong Sổ Tay Qui Y 1,  chúng ta đã biết Phật Pháp và Tăng là gì, có những phẩm chất đặc biệt như thế nào, để hiểu rõ nơi chốn mình về qui y là nơi nào. Tuy đếm ra thì Phật có 8 phẩm chất, Pháp và Tăng cũng vậy, nhưng đây chỉ là trình bày cho dễ hiểu. Thật ra phẩm chất của Phật Pháp Tăng nhiều vô hạn, không thể đếm kể.

Biết Phật Pháp Tăng đặc biệt như vậy, muốn qui y thì phải làm sao? Làm cách nào để có được tâm qui y Tam Bảo?

Nhân tố phát khởi tâm qui y:

Muốn khởi tâm qui y, chúng ta cần hội tụ đầy đủ nhân tố. Nhân đủ thì quả sẽ phát sinh.

Vậy nhân nào sinh tâm qui y? Nhân này có hai:

– sợ khổ sinh tử, đặc biệt là khổ đau ba cõi ác đạo: địa ngục, ngạ quỹ và súc sinh;
– tin tưởng Tam bảo có khả năng giúp ta thoát khổ.

Một khi có đủ hai nhân này, tâm qui y sẽ phát sinh.

Không sợ khổ sinh tử thì chẳng lý do gì để qui y.
Sợ khổ nhưng không tin nơi Tam bảo thì không có nhu cầu muốn qui y.

Vậy khi thọ Tam qui chúng ta phải ý thức rõ là mình qui y những gì, vì lý do gì mà qui y. Trong tâm khởi chí nguyện mạnh mẽ, rằng từ nay cho đến khi chết sẽ luôn về nương dựa nơi Tam bảo. Qui y rồi hãy nên tận sức giữ gìn, đừng bao giờ để mất tâm qui y.

Ba mức độ qui y

Ba mức độ này ứng với ba loại tâm nguyện của Phật tử khi qui y

  1. Vì sợ bản thân phải chịu khổ ba cõi ác đạo mà qui y, đây là tâm qui y của bậc sơ căn [tu vì cầu thoát khổ ác đạo].
  2. Vì sợ bản thân phải chịu khổ sáu cõi sinh tử mà qui y, đây là tâm qui y của bậc trung căn [tu vì cầu thoát khổ sinh tử luân hồi].
  3. Vì biết chán sợ cảnh khổ sinh tử luân hồi, vì mong chính mình và chúng sinh không một ai phải chịu khổ sinh tử luân hồi mà qui y, đây là tâm qui y của bậc thượng căn [tu vì cầu chính mình cùng chúng sinh thoát khổ sinh tử luân hồi].

Vì vậy mà nói rằng Phật Pháp Tăng là nơi chốn nương dựa của những ai mong cầu giải thoát.

Phật Pháp Tăng trong cảnh Tục Đế

Phật: chốn qui y căn bản,

Phật là bậc đã thành tựu được cả hai mục tiêu tự lợi lợi tha và cũng là bậc đã xả bỏ mọi chướng ngại, viên mãn mọi tánh đức. Phật như vậy có bốn thân: hai pháp thân và hai sắc thân.

Sắc thân [Rupakaya] là thân có sắc tướng, còn được gọi là đức Phật qui ước quí hiếm [thân Phật trong Tục Đế, cảnh giới huyễn hiện]. Sắc thân có hai loại:

– Thọ dụng thân, còn gọi là Báo thân
– Biến hóa thân, còn gọi là hóa thân, hay ứng hóa thân.

Pháp thân [Dharmakaya]: là Phật cứu cánh quí hiếm [thân Phật trong Chân Đế, cảnh giới cứu cánh]. Pháp thân cũng có hai loại

– Tự tánh thân [svabhavakaya].
– Trí pháp thân [jnana-dharma-kaya]

Pháp:

là diệt đế và đạo đế, chân lý giải thoát trong tâm của bậc giác ngộ,

Bồ tát khi bước vào giai đoạn gọi là “không còn chướng ngại”, chướng ngại nhiễm tâm sạch hết, lúc đó trực chứng tánh không, đạt được diệt đế trong kiến đạo.

Tăng:

là người mang tâm hướng về thiện hạnh thiện đức, là bậc thượng nhân hướng về thượng pháp. Tăng bảo chân thật bao gồm 8 phẩm chất – có 4 phẩm chất thành tựu và 4 phẩm chất giải thoát – đều là bậc thánh tăng [xem sổ tay 1].

Một vị thánh tăng là hiện thân của Tăng bảo. Các vị xuất gia thọ cụ túc giới [tỷ kheo, tỷ kheo ni], dù chỉ là thường tăng, chưa chứng ngộ, nhưng nếu có bốn vị hợp lại thì cũng là Tăng bảo. Cúng dường Tăng đoàn bốn vị thường tăng cũng được công đức ngang bằng với cúng dường thánh tăng.

Giá trị của Tam Bảo

– Gọi Phật bảo là nơi qui y căn bản, vì nhờ có Phật chúng ta mới biết được phương pháp và lối đi trên con đường giải thoát, cũng nhờ Phật hướng dẫn mới biết để mà về qui y Tam bảo.

– Gọi Pháp bảo là nơi qui y thật sự, vì Pháp chính là diệt đế và đạo đế trong tâm. Tâm nào có được diệt đế và đạo đế thì tâm ấy chuyển từ tâm chúng sinh thành tâm Phật.

– Gọi Tăng bảo là thiện tri thức, vì Tăng là bạn đồng hành, cùng chúng ta bước trên con đường qui y, thành tựu đạo quả. Dù đức Phật không còn tại thế, nhưng vẫn còn Tăng, tiếp tục hoằng dương Phật Pháp.

Tam bảo như vậy, có cần phải qui y cả ba?

Nếu cầu giải thoát khổ đau lục đạo luân hồi, nhất định phải nương dựa cả ba. Ví như người bệnh nan y, cần thầy thuốc giỏi định bệnh ra toa, cần thuốc hay để trị bệnh, lại cần người chăm sóc tận tụy, mới hy vọng khỏi.

Nếu chỉ để giải quyết một vài vấn đề lặt vặt, đôi ba chướng ngại nhỏ, chúng ta không cần phương tiện lớn, cũng như bệnh nhẹ không cần thầy giỏi, thuốc hay, tự chăm sóc có khi cũng khỏi. Nhưng ở đây chúng ta đang nói đến chứng bệnh sinh tử luân hồi, vấn đề vĩ đại đến từ những chướng ngại lớn lao, vì vậy nhất định Phật Pháp và Tăng phải nương dựa đầy đủ cả ba.

Một khi có được tâm qui y Tam bảo, dù là tâm qui y của bậc sơ căn, hãy dựa vào tâm đó để sám hối, thanh tịnh nghiệp đọa sinh ác đạo. Nghiệp đã thanh tịnh rồi thì cho dù có muốn cũng không thể nào đọa ác đạo.

Phật là nơi qui y căn bản, rất khéo léo phương tiện hộ trì cho chúng ta thoát mọi vấn đề. Không những vậy, Phật còn có tâm đại bi không phân biệt xa gần, bao trùm cùng khắp, vì vậy bất kể là ai, Phật đều hộ trì không phân biệt.

Xin lưu ý Sổ Tay Học Trò là do học trò thực hiện, dựa theo sức hiểu ở thời điểm ấy, không phải chính xác nội dung lời Thầy giảng.
Xin nghe nội dung bài giảng ở đây: < nghe giảng Tạng – Anh – Việt >


SỔ TAY HỌC TRÒ – QUI Y PHẬT PHÁP TĂNG (3)
QUI Y RỒI LÀM GÌ?

Bài giảng 5 của thầy Geshe Thubten Dawa,
ngày 15 tháng 03 năm 2008
tại Tashi Choling Institute, Sydney Australia

Như đã xem qua, chúng ta nhờ vào hai nhân tố: 1/ sợ khổ đau và 2/ tin Tam bảo, nhờ đó có được tâm qui y.

Một khi qui y rồi chúng ta phải làm gì?

Công phu qui y là nền tảng của mọi pháp tu, nên mọi pháp hành đều bắt đầu bằng qui y. Vì là công phu căn bản nên đi đâu cũng gặp, dễ khiến chúng ta sinh tâm ỷ y, nghĩ rằng mình đã biết đã hiểu. Thật ra qui y là nương dựa những gì, qui y rồi phải làm gì, những điều này nếu không bỏ công tìm hiểu sẽ không thể biết rõ. Nếu không biết rõ thì tâm qui y sẽ không thuần tịnh.

Qui y những gì

Qui y là nương dựa vào Phật Pháp và Tăng.

Phật là bậc chỉ đường, là nơi qui y căn bản.
Pháp là điều đưa chúng ta đạt mục tiêu, là nơi qui y thật sự.
Tăng là thiện tri thức, là bạn đồng hành, giúp chúng ta tiến trên đường giác ngộ.

Qui y rồi phải làm gì: Phải tu theo Pháp

Một khi qui y rồi, phải hành trì Phật Pháp. Công phu hành trì bao gồm hai mặt:

  1. bỏ hết những gì cần phải bỏ,
  2. làm hết những gì cần phải làm.

Điều cần bỏ

Khổ đau là điều không ai muốn, vì vậy khổ là điều cần từ bỏ, và cả nguyên nhân tạo khổ cũng cần phải bỏ hết. Nói cách khác, khổ đế và tập đế là điều cần tận diệt.

Điều cần làm

Vì khổ đau là điều phải diệt, cho nên diệt khổ chính là điều phải làm. Diệt khổ bằng cách nào? Bằng con đường diệt khổ. Vậy diệt đế vào đạo đế là điều cần thực hiện.

Đây chính là Tứ Đế. Khổ và tập là hai điều cần từ bỏ, Diệt và đạo là hai điều cần thực hiện. Vậy qui y rồi thì phải tu tập hành trì Tứ đế cho thật tận tường.

Tu Tứ Đế

Vì nhận diện được khổ [khổ đế], nên không muốn khổ. Không muốn khổ thì phải biết vì sao mà có khổ [tập đế]. Có hai nguyên nhân tạo ra quả khổ, đó là nghiệp và phiền não. Nghiệp có thiện nghiệp và ác nghiệp. Phiền não có nhiều loại, quan trọng nhất là vô minh, còn gọi là si. Vì si nên phát sinh tham và sân. Rồi từ tham sân si này mà phát sinh đủ loại sắc thái phiền não khác.

Nghiệp và phiền não như vậy có thể bỏ được hay không? Khẳng định là được

Bằng cách nào? Bằng đạo đế.

Vậy đạo đế là gì?

Đạo đế có thể nói là tâm thật thuần tịnh, thấy rõ cảnh giới cứu cánh và cảnh giới qui ước (chân đế và tục đế), là tâm thấy được chân tánh của thực tại, thấy tất cả chính xác đúng như sự thật. Tâm này hoàn toàn trong và sáng [tịnh, chiếu], siêu thoát mọi phiền não nhiễm tâm. Người tu khi vào tới kiến đạo thì có thể bắt đầu trực tiếp thấy được chân tánh của tâm,. Rồi khi từ kiến đạo mà bước qua tu tập đạo sẽ có khả năng lần lượt diệt bỏ những điều cần bỏ. Từ địa bồ tát thứ nhất ở tu tập đạo thì bắt đầu diệt bỏ từng phần phiền não chướng [chướng ngại đến từ phiền não],đến địa bồ tát thứ 7 thì tận diệt. Từ địa bồ tát thứ 8 là bắt đầu diệt bỏ từng phần trí chướng [chướng ngại ngăn che trí toàn giác, còn gọi là sở tri chướng], đến hết địa bồ tát thứ 10 thì tận diệt cả loại trí chướng vi tế nhất, thoát mọi chướng ngại, hiển lộ tâm Phật.

Có thể nói Phật giáo là tôn giáo duy nhất lấy tứ đế làm nền tảng.

Không có pháp tu nào trong Phật giáo mà không thuộc về tứ đế. Đạo đế là tâm thấy tánh không, thấy được chính xác đúng như sự thật. Vì vậy cần phải luyện tâm. Cho dù đã vào kiến đạo, bắt đầu có được cái thấy đúng như sự thật rồi, cũng vẫn phải tiếp tục luyện tâm cho đến khi thành tựu quả vị Phật.

Nói thêm về qui y Phật trong Đại thừa

Khi mới qui y, chúng ta lấy tâm qui y làm nhân tố tu hành, mang tâm hướng Phật, thỉnh Phật, nương dựa nơi Phật, là bậc có khả năng che chở. Tin tưởng Phật thì dễ có được tín tâm nơi lời Phật dạy, kiên trì tu theo lời hướng dẫn của Phật. Đến khi thành tựu thì tâm quí vị đồng với tâm của Phật, vì vậy qui y cũng là qui y nơi thành quả mà chúng ta sau này sẽ tự mình đạt đến.

Nói thêm về qui y Pháp trong Đại thừa

Trước tiên, đức Phật dạy về tứ đế. Nói đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là sự tận diệt của khổ, và đây là con đường diệt khổ [khổ, tập, diệt, đạo]. Khổ và tập là hai điều cần bỏ, và diệt và đạo là hai điều cần theo. Toàn bộ Phật Pháp được xây dựng trên nền tảng của Tứ Đế, tất cả mọi tông phái trong Phật giáo đều chấp nhận Tứ Đế.

Sau đó, đức Phật ở Drepung [heap of rice] đã truyền mật pháp Kalachakra. Đồng thời, đức Phật cũng giảng về tánh không bát nhã. Trước đó Phật đã dạy về vô ngã, nhưng chỉ nói đến nhân vô ngã [vô ngã của bản thân con người], chưa nói đến pháp vô ngã [vô ngã của thế giới hiện tượng]. Phải đến khi thuyết về không bát nhã thì Phật mới giảng trọn vẹn ý nghĩa của vô ngã. Nếu chưa thấy được chân tánh của thực tại thì chưa thể đạt giác ngộ. Vì vậy chứng tánh không bát nhã, là điều không thể thiếu.

Tuần tự đường tu

[nhắc lại năm chứng đạo: 1. tích lũy đạo, 2. gia hành đạo, 3. kiến đạo, 4. tu tập đạo, 5. vô học đạo.]

1. Tích lũy đạo [path of accumulation]:

Khởi phát tâm bồ đề là khởi bước vào đường tu đại thừa, nhập tích lũy đạo. Đây là chứng đạo đầu tiên. Gọi là “tích lũy”, vì muốn chứng không bát nhã, người tu cần lượng công đức và trí tuệ nhiều vô lượng, vì vậy trong tích lũy đạo người tu cần tích tụ vô lượng công đức nhờ phát tâm bồ đề và hành bồ tát hạnh. Tất cả đều là hướng về chứng ngộ không bát nhã.

2. Gia hành đạo [path of preparation]:

Trong khi tích lũy công đức trí tuệ nhờ phát tâm bồ đề và hành bồ tát hạnh, người tu song tu chỉ quán về tánh không. Đến thời điểm thành tựu được chỉ quán hợp nhất, thì bước qua chứng đạo thứ nhì, đó là gia hành đạo. Trong giai đoạn này, người tu coi như đã được nối liền vơi kiến đạo.

Gia hành đạo có bốn lớp: nhiệt [heat], nhẫn [patience], pic [chót điểm], diệu pháp [excellent Dharma]. Vào đến mức thứ 4 thì hành giả đã gần sát với kiến đạo. Trong một thời tọa thiền, tâm hành giả chuyển từ gia hành đạo vào kiến đạo.

3. Kiến đạo [path of seeing]:

Vào kiến đạo người tu nhập địa bồ tát thứ nhất. Ở thời gian đầu người tu vẫn chưa phá được tâm chấp hiện hữu có tự tánh. Đến giai đoạn được gọi là ‘không còn chướng ngại” [no more obstacle], người tu bước qua “đạo giải thoát” [path of liberation], phá bỏ được tâm chấp tự tánh, nhập tu tập đạo.

4. Tu tập đạo [path of meditation]:

Khi vào tu tập đạo người tu vẫn còn ở địa bồ tát thứ nhất. Đến giai đoạn được gọi là “không còn chướng ngại”, người tu bước qua “đạo giải thoát” và nhập địa bồ tát thứ hai. Rồi địa thứ hai cũng vậy, đến giai đoạn ‘không còn chướng ngại”, bước qua “đạo giải thoát” và nhập địa bồ tát thứ ba, cứ như vậy cho đến địa bồ tát thứ 7. Trong giai đoạn từ địa 1 đến địa 7, người tu lần lượt phá bỏ loại chướng ngại được gọi là phiền não chướng, là loại chướng ngại ngăn cản giải thoát luân hồi. Đến địa thứ 7, phiền não chướng đoạn diệt, người tu nhập địa bồ tát thứ 8.

Từ địa 8 cho đến địa 10, người tu lần lượt phá bỏ trí chướng. Trí chướng này bao gồm chín loại nhiễm tâm, ba loại bị phá bỏ ở địa thứ 8, ba loại bị phá bỏ ở địa thứ 9, ba loại bị phá bỏ ở địa thứ 10. Trong chín loại này, ba loại đầu thô lậu nhất, nên gọi là đại đại, đại trung, và đại tiểu. Tiếp theo ba loại được phá bỏ ở địa thứ 9 được gọi là trung đại, trung trung, và trung tiểu. Cuối cùng còn ba loại vi tế nhất, được phá bỏ ở địa thứ 10, tiểu đại, tiểu trung, tiểu tiểu. Cho đến khi loại nhiễm tâm vi tế nhất trong các loại vi tế bị phá bỏ, thì Pháp thân hiển lộ, đó chính là Trí Pháp Thân [Dharma-jnana-kaya]. Đến giai đoạn “không còn chướng ngại” của địa bồ tát thứ mười thì người tu đi thẳng vào Phật quả.

Như vậy có thể nói rằng tính từ giai đoạn “không còn chướng ngại” ở kiến đạo, địa bồ tát thứ nhất, cho đến giai đoạn “không còn chướng ngại” ở địa bồ tát thứ mười, con đường đó là Pháp: từ kiến đạo trở đi, người tu bắt đầu có được diệt đế và đạo đế, đây chính là Pháp,  là điều giúp chúng ta thật sự bỏ hết những gì cần bỏ [diệt], làm hết những điều cần làm [đạo].

Nói thêm về qui y Tăng trong Đại thừa

Tăng là những bậc từ kiến đạo trở lên.

Nếu là đường tu nguyên thủy, thì Tăng là những bậc đang đi từ kiến đạo cho đến quả A La Hán.

Nếu là đường tu đại thừa, thì Tăng là những bậc đang đi từ kiến đạo cho đến quả vị Phật.

Tóm Tắt Qui Y Phật Pháp Tăng

Phật đã nhờ Pháp mà thành Phật.

Tăng đang nhờ pháp mà thành Thánh Tăng

Người tu như chúng ta, cho dù chưa vào được kiến đạo, chưa có chứng ngộ, nhưng tu theo Phật pháp, sám hối tội chướng, kèm theo đủ bốn năng lực sám hối, như vậy sẽ không sinh ác đạo, cũng vẫn có thể nương dựa nơi pháp, để bắt đầu hành trình thoát khổ.

Kinh Phật có nói đối với nỗi khổ của chúng sinh, Phật không thể dùng tay xoa đầu chúng sinh để giúp chúng sinh thoát khổ, cũng không thể chuyển trí giác của Phật vào cho chúng sinh, chỉ có thể chỉ đường dẫn lối cho chúng sinh.

Người có bịnh mà nhờ Phật xoa đầu nên hết bịnh, sắp chết mà nhờ Phật xoa đầu nên thoát chết, Phật nói đó không phải nhờ nơi Phật xoa đầu, mà chỉ là nhờ nghiệp, nhờ tín tâm.

Hết bài giảng thứ 5





Karma Chagme: LỜI NGUYỆN VÃNG SANH CỰC LẠC (Bản Ngắn)

Dewachen Prayer – Abridged version
།བདེ་སྨོན་བསྡུས་པ་བཞུག་སོ།
Tác giả (Author): Đức Karma Chagme
Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2013
Ngôn ngữ (Languages): Tạng Văn (Tibetan) – Âm (pronunciation) – English – Việt

Điều kiện hành trì:
Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc tụng.

01_adida

ཨེ་མ་ཧོ༔
ངོ་མཚར་སངས་རྒྱས་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་དང༔
གཡས་སུ་ཇོ་བོ་ཐུགས་རྗེ་ཆེན་པོ་དང༔
གཡོན་དུ་སེམས་དཔའ་མཐུ་ཆེན་ཐོབ་རྣམས་ལ༔
སངས་རྒྱས་བྱང་སེམས་དཔག་མེད་འཁོར་གྱིས་བསྐོར༔
E MA HO
NGO TSAR SANG GYE NANG WA THA YE DANG
YE SU JO WO THUK JE CHEN PO DANG
YON DU SEM PA TU CHEN THOB NAM LA
SANG GYE JANG SEM PAK ME KHOR GYI KOR
E Ma Ho! Wonderful Buddha of Limitless Light and to his right the Lord of Great Compassion
and to his left the bodhisattva of Great Power surrounded by Buddhas and bodhisattvas measureless in number
Ê Ma Hô! Huyền diệu thay, đức Phật Vô Lượng Quang / Bên phải là Đại Bồ Tát Đại Bi / Bên trái là Đại Bồ Tát Đại Lực / xung quanh vô lượng / Phật đà, bồ tát. /

༄༅། བདེ་སྐྱིད་ངོ་མཚར་དཔག་ཏུ་མེད་པ་ཡི༔
བདེ་བ་ཅན་ཞེས་བྱ་བའི་ཞིང་ཁམས་དེར༔
བདག་ནི་འདི་ནས་ཚེ་འཕོས་གྱུར་མ་ཐག༔
ཀྱེ་བ་གཞན་གྱིས་བར་མ་ཆོད་པ་རུ༔
DE KYI NGO TSAR PAK TU ME PA YI
DE WA CHEN ZHE JA WAY ZHING KHAM DER
DAK NI DI NE TSE PHO GYUR MA THAK
KYE WA ZHEN GYI BAR MA CHO PA RU
Joy and happiness without limit in this land called Dewachen.
May I be born there as soon as I pass from this life without taking birth anywhere else in the meantime.
An vui hỷ lạc / vô cùng vô tận / trong cõi Cực Lạc / Phật A Di Đà (Dewachen). / Nguyện con lìa đời / lập tức vãng sanh / không phải thọ sinh / vào nơi nào khác. /

དེ་རུ་སྐྱེས་ནས་སྣང་མཐའི་ཞལ་མཐོང་ཤོག༔
དེ་སྐད་བདག་གིས་སྨོན་ལམ་བཏབ་པ་འདི༔
ཕྱོགས་བཅུའི་སངས་རྒྱས་བྱང་སེམས་ཐམས་ཅད་ཀྱིས༔
གེགས་མེད་འགྲུབ་པར་བྱིན་བྱིས་བརླབ་ཏུ་གསོལ༔
དྱ་ཐཱ༔ པཉྩནྡྲི་ཡ་ཨ་ཝ་བོ་དྷ་ནཱ་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ༔
DE RU KYE NE NANG THE ZHAL THONG SHOK
DE KE DAK GI MON LAM TAB PA DI
CHOK CHUI SANG GYE JANG SEM THAM CHE KYI
GE ME DRUB PAR JIN GYI LAB TU SOL
TA YA THA PEN TSA DRI YA A WA BO DHA NA YE SO HA
Having been born there may I see Amitabha’s face. May the Buddhas and bodhisattvas of the ten directions
give their blessing that this prayer be accomplished without hindrance.
Sinh Cực Lạc rồi, / nguyện thấy dung nhan / Phật A Di Đà. / Nguyện cho mười phương /
Phật đà, bồ tát / hộ niệm cho lời / nguyện ở nơi đây / được thành sự thật. /
TA-ĐI-A THA PEN DZA DRI-YA A-WA BÔ ĐA NAI YÊ SÔ HA

གནམ་ཆོས་འོད་ཆོག་བསྔོ་བ་ནི༔
Dedication from the Amitabha Space Treasure Text
Hồi Hướng trích từ chánh văn A Di Đà Không Tạng

༄༅། ཕྱོགས་དུས་རྒྱལ་བ་སྲས་བཅས་དགོངས༔
ཚོགས་གཉིས་རྫོགས་ལ་རྗེས་ཡི་རང༔
CHOG DU GYAL WA SE CHE GONG
TSOG NYI DZOG LA JE YI RANG
Buddhas and Bodhisattvas of all directions, be gracious to me. I rejoice in the two merits accumulated by myself and others.
Kính lạy mười phương / Phật đà bồ tát, / thương tưởng cho con. / Nguyện tùy hỉ trọn / hai kho phước trí / con và chúng sinh / đã tích tụ được. /

བདག་གིས་དུས་གསུམ་དགེ་བསགས་པ༔
དཀོན་མཆོག་གསུམ་ལ་མཆོད་པ་འབུལ༔
རྒྱལ་བའི་བསྟན་པ་འཕེལ་གྱུར་ཅིག༔
དགེ་བ་སེམས་ཅན་ཀུན་ལ་བསྔོ༔
DAG GI DU SUM GE SAG PA
KUN CHOK SUM LA CHO BA BUL
GYAL WAI TEN PA PHEL GYUR CHIG
GE WA SEM CHEN KUN LA NGO
Whatever merits I have accumulated in the three times, I offer to the Triple Gem (Buddha, Dharma and Sangha).
May the teachings of the Buddha flourish. I dedicate the merit to all sentient beings.
Hết thảy ba thời / được bao công đức / nguyện dâng Tam Bảo. / Nguyện cho Phật Pháp / rạng tỏa mười phương. / Nguyện mang công đức / hồi hướng về cho / khắp cả chúng sinh. /

༄༅། འགྲོ་ཀུན་སངས་རྒྱས་ཐོབ་གྱུར་ཅིག༔
དགེ་རྩ་ཐམས་ཅད་གཅིག་བསྡུས་ཏེ༔
བདག་གཞན་རྒྱུད་ལ་སྨིན་གྱུར་ཅིག༔
སྒྲིབ་གཉིས་དག་ནས་ཚོགས་རྫོགས་ཏེ༔
DRO KUN SANG GYE THOB GYUR CHIG
GE TSA THAM CHE CHIG DU TE
DAG GI GYU LA MIN GYUR CHIG
DRIB NYI DAG NE TSOG DZOG TE
May all sentient beings attain Enlightenment. May the essence of all virtues arise in me.
By purifying the two defilements and attaining the merits, may I have long life without sickness,
Nguyện khắp chúng sinh / đều đạt giác ngộ. / Nguyện cho tinh túy / của mọi thiện hạnh / lớn mạnh trong con. / Nguyện nhờ tịnh nghiệp, / tích tụ công đức, / mà thoát tật bệnh, / sống đời dài lâu, /

ཚེ་རིང་ནད་མེད་ཉམས་རྟོགས་འཕེལ༔
ཚེ་འདིར་ས་བཅུ་ནོན་གྱུར་ཅིག༔
ནམ་ཞིག་ཚེ་འཕོས་གྱུར་མ་ཐག༔
བདེ་བ་ཅན་དུ་སྐྱེ་གྱུར་ཅིག༔
TSE RING NE ME NYAM TOG PHEL
TSE DIR SA CHU NON GYUR CHIG
NAM ZHIG TSE PHO GYUR MA THAG
DE WA CHEN DU KYE GYUR CHIG
And may my spiritual practice increase. In this life time; may I attain the ten Bhumis.
At the time of the dissolution of my body, may I be born at once in Dewachen.
công phu tu tập, / nguyện luôn tấn tới, / ngay trong đời này, / thành tựu Thập Địa. /
Rồi thân thể này / đến lúc hoại tan, / nguyện con lập tức / vãng sinh Cực Lạc. /

༄༅། སྐྱེས་ནས་པདྨའི་ཁ་བྱེ་སྟེ༔
ལུས་རྟེན་དེ་ལ་སངས་རྒྱས་ཤོག༔
བྱང་ཆུབ་ཐོབ་ནས་ཇི་སྲིད་དུ༔
སྤྲུལ་པས་འགྲོ་བ་འདྲེན་པར་ཤོག༔
KYE NE PE ME KHA JE TE
LU TEN DE LA SANG JE SHOK
JANG CHUB THOB NE JI SI DU
TRUL PE DRO WA DREN PAR SHOK
After having been born and having awakened as the lotus blooms, at that very moment,
may I attain enlightenment, and in doing so may I liberate all sentient beings by virtue of my miraculous powers.
Sinh Cực Lạc rồi / nở trong nụ sen, / nguyện ngay khi đó / đạt quả giác ngộ, / nhờ đạt giác ngộ / mà đủ khả năng / giải thoát chúng sinh. /

This text was bestowed by the Buddha Amitabha to Tulku Mingyur Dorje
Bài văn này do đức Phật A Di Đà ban truyền cho Tulku Mingyur Dorje

བསྔོ་སྨོན།
Dedication
Hồi Hướng

།སངས་རྒྱས་སྐུ་གསུམ་བརྙེས་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། །
ཆོས་ཉིད་མིན་འགྱུར་ལྡན་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། །
དགེ་འདུན་མི་ཕྱེད་འདུན་པའི་བྱིན་རླབས་ཀྱིས། །
ཇི་ལྟར་སྔོ་བ་སྨོན་ལམ་འགྲུབ་གྱུར་ཅིག །
SANG GYE KU SUM NYE PAY JIN LAP DANG
CHO NYI MIN GYUR DEN PAY JIN LAP DANG
GE DUN MI CHE DUN PAY JIN LAP KYI
JI TAR NGO WA MON LAM DRUP GYUR CHIK
Through the blessing of the Buddhas’ attainment of the three bodies, through the blessing of the unchanging truth of dharmata,
and through the blessing of the unwavering aspiration of the sangha, may this dedication prayer thus be accomplished.
Nguyện nương vào năng lực / của thành tựu tam thân / nương năng lực pháp tánh: / chân lý không dời đổi / Nương năng lực tâm nguyện / vững chắc của tăng bảo, / nguyện lời nguyện nơi đây / tất cả thành sự thật. /

༄༅། འཇམ་དཔལདཔའ་བོས་ཇི་ལྟར་མཁྱེན་པ་དང་། །
ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་དེ་ཡང་དེ་བཞིན་སྟེ། །
དེ་བདག་ཀུན་གྱི་རྗེས་སུ་བདག་སློབ་ཅིང་། །
དགེ་བ་འདི་དག་ཐམས་ཅན་རབ་ཏུ་སྔོ། །
JAM PAL PA WO JI TAR KHYEN PA DANG
KUN TU ZANG PO DE YANG DE ZHIN TE
DE DAK KUN GYI JE SU DAK LOP CHING
GE WA DI DAK THAM CHE RAP TU NGO
The courageous Manjushri, who knows everything as it is, Samantabhadra, who also knows in the same way,
and all the bodhisattvas that I may follow in their path, I wholly dedicate all this virtue.
Như Mạn Thù, Phổ Hiền / đạt như thật tri kiến, / con cũng xin nguyện đem / trọn vẹn mọi công đức / hồi hướng nơi cao cả, / noi theo chân các ngài. /





Karma Chagme: LỜI NGUYỆN VÃNG SANH CỰC LẠC (Bản Dài)

An Aspiration for Birth in the Pure Realm of Sukhavati
(Dewachen Prayer – Extended version)
རྣམ་དག་བདེ་ཆེན་ཞིང་གི་སྨོན་ལམ།
Tác giả (Author): Đức Karma Chagme
Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2013
Ngôn ngữ (Languages): Tạng Văn (Tibetan) – Âm (pronunciation) – English – Việt

Điều kiện hành trì:
Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc tụng.

01_adida
Tiếng Việt

Đây là kho tàng pháp hành Karma Chagme. Tôi đích thân viết ra. Thiết nghĩ pháp này sẽ mang lợi ích đến cho số lượng người không nhỏ. Nếu không muốn chép, xin hãy mượn. Không gì lợi ích hơn. Không lời khai thị nào thâm sâu hơn lời khai thị này. Đây là cội rễ của chánh pháp. Xin đừng bỏ sang một bên. Hãy nỗ lực thực hành. Vì pháp này thuộc hệ hiển thừa nên dù chưa thọ pháp vẫn có thể đọc tụng.

Ê Ma Hô
Theo hướng mặt trời lặn,
qua vô lượng quốc độ,
cao cao về phía trên,
có quốc độ Cực Lạc.
Dù mắt nhìn không thấy,
vẫn hiện rõ trong tâm.
Đây chính là trú xứ
của Phật A Di Đà,
thân uy nghi rực rỡ
rạng tỏa sắc hồng liên,
đủ ba-hai tướng chính
cùng tám mươi tướng phụ,
tướng nhục kế trên đỉnh,
thiên phúc luân dưới chân.
Ngài một mặt, hai tay.
Tay ngài cầm bình bát
và kết ấn tam muội,
khoát ba lớp cà sa
ngồi xếp chân kiết già,
tọa đài sen ngàn cánh
cùng với đài mặt trăng,
lưng tựa cội bồ đề,
từ phương xa nhìn về
bằng ánh mắt từ bi.

Bên phải của ngài là
Quan Thế Âm Bồ Tát,
thân tỏa hào quang trắng,
tay trái cầm sen trắng;
bên trái của ngài là
Kim Cang Thủ Bồ Tát,
thân tỏa sắc xanh dương,
tay trái cầm hoa sen,
trên điểm chùy kim cang;
tay phải của hai vị
đều kết ấn qui y.

Tam Thánh hiện vững vàng
như ngọn núi Tu Di,
linh động, rõ, ngời sáng,
xung quanh ngàn vạn ức
chư bồ tát xuất gia,
tất cả màu hoàng kim,
trang nghiêm tướng chính, phụ.
khoác ba lớp cà sa,
thế gian rực sắc vàng.

Nếu chí thành đảnh lễ
thì xa gần như nhau.
Bằng trọn thân, khẩu, ý,
con đảnh lễ đê đầu
A Di Đà pháp thân,
pháp chủ của Phật bộ.

Tay phải ngài hào quang
thành đức Quan Thế Âm,
từ đó mười vạn ức
đức Quan Âm lại hiện;
tay trái ngài hào quang
hiện thành đức Ta-ra,
từ đó mười vạn ức
đức Ta-ra lại hiện;
giữa tim ngài hào quang
thành đức Liên Hoa Sanh,
từ đó mười vạn ức
Liên Hoa Sanh lại hiện:
con xin đảnh lễ đấng
Vô Lượng Quang pháp thân.

Xin Phật thương, giữ gìn
cho khắp cả chúng sinh
ngày và đêm sáu buổi
đối với mỗi chúng sinh
tâm quấy động niệm nào
Phật đều luôn biết rõ;
miệng thốt lên lời nào
Phật đều luôn nghe rõ:
con xin đảnh lễ đấng
Toàn Giác A Di Đà.

Trừ phi bỏ chánh pháp
hay phạm tội ngũ nghịch
ngoài ra, bất kể ai
đủ tín tâm nơi ngài,
phát nguyện sinh Cực Lạc
đều sở cầu như ý.
Đến khi vào trung ấm,
Phật nhất định hiện ra
tiếp dẫn về cõi Phật:
con xin đảnh lễ đấng
Tiếp Dẫn A Di Đà.

Thọ mạng vô lượng kiếp,
ngài không nhập niết bàn,
thường thị hiện sắc thân.
Ai nhất tâm cầu thỉnh,
trừ phi nghiệp đã chín,
bằng không, dù mạng dứt
cũng vẫn sống trăm năm,
thoát cái chết phi thời:
con đê đầu đảnh lễ
đức Phật Vô Lượng Thọ.

Ví như có một ai
mang ngọc quí chất đầy
cả tam thiên thế giới
để mà bố thí cả,
công đức này chẳng sánh
bằng công đức chắp tay
khởi tín tâm trong sáng
khi được nghe danh hiệu
của Phật A Di Đà
và Tây Phương Cực Lạc.
Vậy con xin đảnh lễ
đức Phật A Di Đà
bằng trọn lòng thành kính.

Ai người nghe hồng danh
của Phật A Di Đà
mà khởi được tín tâm
sâu thẳm tận đáy tim,
chân thành chỉ một lần
sẽ không còn thoái chuyển
trên đường tu giác ngộ:
con xin đảnh lễ đấng
Hộ Trì A Di Đà.

Ai được nghe hồng danh
của Phật A Di Đà,
từ đấy cho đến khi
đạt tinh túy giác ngộ
sẽ không sinh thân nữ,
sinh vào nhà chánh tín,
mỗi một kiếp tái sinh
giới hạnh luôn thanh tịnh:
con xin đảnh lễ đức
Thiện Thệ A Di Đà.

Xin hiến dâng thân mạng,
cùng tài sản, thiện căn,
hết thảy mọi cúng phẩm,
phẩm cụ thể bày biện,
hay phẩm hiện trong tâm,
phẩm cát tường, thất bảo,
trọn tam thiên thế giới,
mỗi thế giới gồm đủ
núi Tu di, tứ châu
mặt trời và mặt trăng,
cùng hết thảy bảo vật
trong cõi trời, rồng, người,
tất cả hiện trong tâm,
dâng Phật A Di Đà,
kính xin Phật từ bi
vì con, nhận cúng phẩm.

Nguyện sám hối nghiệp chướng
của con cùng chúng sinh,
khắp đa sinh phụ mẫu,
đã phạm từ vô thủy
mãi cho đến bây giờ.
– Lỗi sát sanh, trộm cướp,
cùng với lỗi tà dâm:
xin phát lộ sám hối
ba việc ác của thân.
– Lỗi dối láo, hai lưỡi,
thô ác và tán gẫu:
xin phát lộ sám hối
bốn việc ác của khẩu.
– Tham, ác ý, tà kiến:
xin phát lộ sám hối
ba việc ác của ý.
– Vì ác mà sát hại
cha, mẹ, a xà lê
hay là a la hán,
làm chảy máu thân Phật:
xin phát lộ, sám hối
trọn năm tội vô gián.
– Giết tỷ kheo, sa di,
khiến chư ni phá giới,
hủy diệt hình, tháp, chùa:
xin phát lộ sám hối
mọi nghiệp cận vô gián.
– Lấy Tam Bảo, chùa, kinh,
cùng với ba chỗ nương,
giả dối mang ra thề:
xin phát lộ sám hối,
nghiệp từ bỏ chánh pháp.
– Giết sạch hết chúng sinh
trong toàn khắp ba cõi,
nghiệp này vẫn chưa bằng
nghiệp phỉ báng bồ tát:
xin phát lộ sám hối
trọng nghiệp vô nghĩa này.
– Lợi ích của thiện đức,
tai hại của nghiệp chướng,
khổ đau và thọ mạng
của chúng sinh địa ngục,
tất cả những việc này
mà nghĩ rằng không thật,
chỉ là lời nói suông,
ý nghĩ này tệ hơn
cả năm nghiệp vô gián:
xin phát lộ sám hối
ác nghiệp khó bỏ này.
– Bốn đọa, mười ba sót
giới phá, giới phải sám,
và các giới phạm nhẹ
– đầy đủ cả năm bộ:
xin phát lộ sám hối
mọi phá phạm giới luật
ba la đề mộc xoa.
– Bốn bất thiện, cùng với
năm, năm, tám đọa rơi
[là 18 trọng giới]:
xin phát lộ sám hối
phá phạm giới bồ tát.
– Đủ mười bốn trọng giới
cùng với tám nhánh chính:
xin phát lộ sám hối
mọi phá phạm mật thệ
của giới luật kim cang.
– Có những việc bất thiện
như tà dâm, rượu chè
cho dù không thọ giới,
tự nhiên vẫn bất thiện:
xin phát lộ sám hối
việc ác vô tình làm.
– Sau khi thọ qui y
cùng với pháp quán đảnh,
xin phát lộ sám hối
những phá phạm mật thệ,
chỉ vì không hiểu rõ
cần phải giữ giới gì.
– Nếu tâm không hối hận,
dù sám, nghiệp chẳng tịnh.
nay con xin phát lộ
hết thảy tội đã làm
với trọn lòng tàm quí,
sợ hãi và thống hối,
như uống phải thuốc độc.
– Nếu không hạ quyết tâm,
chẳng thể tịnh ác nghiệp.
Từ nay, dù mất mạng
nguyện không còn tái phạm.
– Xin thành tâm khẩn nguyện
Thiện thệ A Di Đà,
cùng thánh chúng bồ tát,
xin hộ trì cho con
tịnh sạch dòng tâm thức.

Thấy việc tốt của người
tâm đừng khởi ganh ghen
tùy hỉ tận đáy lòng,
thì công đức có được
sẽ ngang bằng như nhau.
Vậy con xin vui cùng
hết thảy mọi thiện hạnh
của thánh giả, phàm phu.
Vui cùng mọi công đức
phát khởi tâm bồ đề
và lợi ích chúng sinh;
công đức lánh thập ác,
công đức hành thập thiện:
cứu sinh mạng hữu tình
bố thí, giữ phạm hạnh,
luôn nói lời chân thật,
hàn gắn mọi xung đột,
thẳng thắng và ôn hòa,
nói lời có ý nghĩa,
giảm thiểu lòng ham muốn,
thuần dưỡng tâm từ bi,
chuyên tâm tu chánh pháp:
xin tùy hỉ hết thảy
những việc tốt lành này.

Trong vô lượng quốc độ
ở khắp cả mười phương
có được bao nhiêu đấng
vừa thành tựu quả Phật:
con khẩn cầu chư vị
sớm chuyển đẩy pháp luân.

Xin vận dụng thần lực
thấu cho lời nguyện này.
Chư Phật đà, bồ tát
chư trì pháp, pháp hữu,
nếu muốn hiện niết bàn
thì con xin chắp tay
thỉnh chư vị đừng vội,
nán lại cùng chúng con.

Bao nhiêu công đức này,
cùng ba thời công đức,
con nguyện mang ra hết,
hồi hướng khắp chúng sinh,
nguyện chúng sinh sớm đạt
quả vô thượng bồ đề,
đáy luân hồi ba cõi
nguyện vắng không còn ai.

Nguyện thiện đức mau chóng
chín mùi ở nơi con,
nguyện giải trừ hết thảy
mười tám chết phi thời,
nguyện sức khỏe dồi dào,
cường tráng như tuổi trẻ,
nguyện tài sản bất tận
như sông Hằng mùa hạ.
Nguyện ma vương, kẻ thù
không thể nào quấy phá.
Nguyện tu theo diệu pháp.
Nguyện thỏa mọi ước mong
thuận chánh pháp, tâm ý.
Nguyện viên thành lợi ích
cho Phật pháp, chúng sinh.
Nguyện thân người này đây
trở nên thật xứng đáng.

Nguyện con cùng những ai
có duyên nghiệp với con
vừa lìa bỏ đời này
tức thì ngay trước mắt
Phật Di Đà hiện ra.
cùng chúng tăng bồ tát.
Thấy rồi, lòng mừng vui,
nguyện bước qua cửa tử
không một chút đớn đau.
Nguyện tám đại bồ tát,
nhiệm mầu hiện trên không
và tiếp dẫn cho con
về Tây Phương Cực Lạc.

– Khổ đau cảnh ác đạo
thật không thể nào kham,
lạc thú cảnh trời, người
đều là cảnh vô thường.
Nguyện con thấy sợ hãi.

– Từ vô thủy sinh tử
cho đến tận bây giờ
luân hồi mãi trường tồn,
nguyện con thấy chán ngán.

– Cho dù luôn làm người
thì cũng vẫn phải chịu
khổ sinh lão bệnh tử,
triền miên không kể xiết.

Vào thời mạt pháp này
thật quá nhiều chướng duyên,
lạc thú cõi người, trời
như cơm trộn thuốc độc:
nguyện cho mọi tham ái
dù mỏng như sợi tóc
cũng tuyệt dứt không còn.

– Gia đình và thực phẩm
tài sản cùng bằng hữu,
vô thường như huyễn, mộng.
Nguyện cho mọi chấp luyến
dù mỏng như sợi tóc
cũng tuyệt đứt không còn.

– Quốc, hương, gia, đều như
căn nhà trong giấc mộng,
nguyện con biết nhìn thấy
hết thảy đều không thật.

– Nguyện cho con vượt thoát
biển luân hồi khó vượt,
như tù nhân vượt ngục,
nguyện con vượt sinh tử
đến Tây Phương Cực lạc,
nhất quyết chẳng quay đầu.
Đoạn lìa mọi ái, thủ,
nguyện bay vào trời Tây
như chim kên thoát bẫy,
chỉ trong một phút giây
vượt muôn trùng cõi thế,
đến tịnh độ Cực Lạc.
Nguyện thấy được dung nhan
của Phật A Di Đà,
thật sự đang ở đó.
Nguyện che chướng trong con
hết thảy đều thanh tịnh.
Xét trong bốn loại sinh,
thù thắng nhất vẫn là
sinh từ giữa lòng sen.
Nguyện vãng sinh như vậy,
thân tức thì đầy đủ,
hết thảy tướng chánh, phụ.

Nếu tâm còn chưa chắc
có vãng sanh được chăng,
hoài nghi này sẽ khiến
con kẹt giữa lòng sen
trong suốt năm trăm năm.
Nụ sen vẫn êm ái,
vẫn yên vui thoải mái,
vẫn nghe được tiếng Phật
nhưng vì sen không nở,
nên chậm thấy dung nhan
của Phật A Di Đà.
Nguyện không vướng cảnh này,
nguyện khi vừa vãng sanh,
cánh sen liền rộ nở
cho con thấy khuôn mặt
đức Di Đà Từ Tôn.

Nương công đức, thần lực,
nguyện biển mây cúng dường
từ tay con xuất ra
dâng lên cho đức Phật
cùng thánh chúng tùy tùng.

Khi ấy, nguyện Như Lai
đưa ra bàn tay phải
đặt trên đỉnh đầu con.
Được thọ ký thành Phật,
nghe chánh pháp quảng thâm,
nguyện thành thục, giải thoát,
lại được hai bồ tát
là đức Quan Thế Âm
và đức Kim Cang Thủ
cùng hộ niệm, giữ gìn.
Mỗi ngày đều luôn có
vô lượng Phật, bồ tát
từ mười phương cùng về
hiến cúng đức Di Đà,
chiêm bái cõi tịnh độ.
Khi ấy, nguyện có con
thọ cam lồ chánh pháp.

Nguyện cho con du hành
bằng thần lực vô ngại,
đến các cõi tịnh độ:
cõi Đông Phương Điều Hỉ
cõi Tây Phương Rực Rỡ,
Cõi Bắc Phương Viên Hạnh
cõi Trung Phương Mật Nghiêm.

Buổi sáng thọ quán đảnh,
gia trì và mật thệ,
từ đức Phật Bất Động
từ đức Phật Bảo Sanh,
Phật Bất Không Thành Tựu,
Phật Tì Lô Xá Na,
cùng với chư Phật khác,
dâng phẩm vật phong phú,
cho đến buổi xế chiều
nguyện tự tại trở về
cõi Tây Phương Cực Lạc.

Tại điện Pô-ta-la,
À-la-ka-va-tí,
Cha-ma-rát-vi-pa
và U-đi-ya-na,
mười vạn ức quốc độ,
trong khắp cõi báo thân,
nguyện con được diện kiến
vạn ức Quan Thế Âm,
Ta-ra, Kim Cang Thủ,
cùng đức Liên Hoa Sanh.
Cả biển rộng cúng phẩm
con nguyện dâng hiến hết,
và thọ pháp quán đảnh,
thọ khai thị thâm sâu.
Mau chóng, không ngăn ngại,
trở về lại trú xứ
cõi Cực Lạc Tây Phương.

Nguyện vận dụng thần nhãn
nhìn người thân ở lại,
tăng ni cùng đệ tử,
nguyện hộ trì tất cả.
đến khi họ mạng chung,
nguyện đưa về Cực Lạc.

Cả thời Hiền kiếp này
chỉ dài bằng một ngày
trong cõi Phật Cực Lạc.
Hằng vô lượng đại kiếp
không hề có cái chết.
Nguyện con luôn ở lại
trong cõi Cực Lạc này.

Kể từ đức Di Lạc
cho đến đức Lưu Chí
chư Phật thời Hiền kiếp
sẽ lần lượt xuất thế.
khi ấy, nguyện cho con
vận dụng thần lực mình
để cúng dường chư Phật,
và lắng nghe chánh pháp,
rồi trở về Cực Lạc
ung dung, không ngăn ngại.

Y báo của hết thảy
tám mươi mốt tỷ tỷ
cõi tịnh độ của Phật
đều hiện đủ nơi đây
thù thắng hơn hết thảy:
nguyện vãng sinh Cực Lạc.

Nền đất quí ở đây
phẳng mịn như lòng tay,
bao la và bát ngát,
hào quang chiếu rạng ngời,
dịu êm và nhu nhuyễn,
vui, dịu, rộng thênh thang:
nguyện vãng sinh tịnh độ.

Cây như ý trĩu ngọc
lá bạc cùng trái quí.
Từ nơi ấy hiện ra
chim thánh thót ngọt ngào,
thuyết giảng Pháp quảng thâm,
nguyện sinh cõi mầu nhiệm.

Nơi ấy, nước sông thơm
đủ tám đặc tính quí.
Nơi ấy, bể cam lồ,
nền lát bằng thất bảo.
Sen tỏa ngát mùi hương,
trái cây hào quang chiếu,
trên mỗi nhánh hào quang
chư Phật trang nghiêm hiện:
nguyện sinh cõi nhiệm mầu.

Vắng tám bất tự tại,
không có ba nẻo dữ
cho dù là tên gọi
cũng chưa từng được nghe.
Phiền não, ba, năm độc
bệnh, tà chướng, kẻ thù,
nghèo khổ và xung đột,
hết thảy mọi khổ nạn,
cõi này chưa từng nghe:
Nguyện vãng sinh Cực lạc.

Nơi này không ái dục
không hề sinh từ thai,
hết thảy đều sinh ra
từ lòng sen dịu ngát.
Thân ai cũng như nhau
đều tỏa ngát ánh vàng,
đầy đủ tướng chánh phụ
như nhục kế trên đảnh;
ai cũng đạt ngũ thông,
có đầy đủ ngũ nhãn:
Nguyện vãng sinh cõi này.

Với vô lượng thiện tánh.
Điện ngọc có tự nhiên,
bất kể tâm muốn gì
đều hiện ra như ý,
không cần phải dụng công,
muốn gì đều được nấy;
không khái niệm ngã, tha,
cũng không cả ngã chấp.
Tâm muốn cúng dường gì
đều từ nơi lòng tay
xuất ra cả biển mây
phẩm cúng dường phong phú.
Pháp đại thừa vô thượng
ai cũng luôn hành trì:
Nguyện sinh vào cõi này.

Nơi mà mọi an vui
đều tự nhiên hiện khởi.
Gió thơm thổi dịu ngát
rải bát ngát mưa hoa.
Từ cây cối, sông ngòi,
từ những đóa sen quí
phong phú hiện không ngớt
cả biển mây cúng phẩm
sắc, thanh, hương, vị, xúc.
Dù không có tánh phàm,
thiên nữ vẫn luôn hiện
trùng điệp dâng cúng phẩm.

Bao giờ muốn ngồi xuống
điện ngọc sẽ hiện ra.
Bao giờ muốn nằm nghỉ,
nệm gối êm sẽ hiện
trên giường bằng ngọc quí.
Bao giờ tai muốn nghe
thì chim, cây, sông, nhạc
hát diệu âm chánh pháp;
bao giờ không muốn nghe
thì yên lắng thanh tịnh.
Sông hồ đầy cam lồ,
nhiệt độ tùy ý thích:
Nguyện vãng sinh cõi này,
mọi sự đều như ý.

Trong cõi tịnh độ này
đức Phật A Di Đà
sẽ ở lại trụ thế
dài hàng vô lượng kiếp
mà không nhập niết bàn.
Nguyện trong suốt thời gian
con được phụng sự Phật.

Khi Phật nhập niết bàn,
Pháp vẫn còn tồn tại
thêm một thời gian dài
với số lượng đại kiếp
bằng hai cát sông Hằng.
Khi ấy, nguyện không lìa
bồ tát Quan Thế Âm,
là đấng thay thế Phật
để giữ gìn chánh pháp.

Rồi chánh pháp chiều tà
theo mặt trời bóng ngả.
Khi bình minh hiện ra,
bồ tát Quan Thế Âm
sẽ viên thành Phật quả.
Thành Phật, danh hiệu
“Phổ Quang Công Đức Sơn Vương”
Khi ấy nguyện cho con
phụng sự và thọ pháp.
Thọ mạng ngài sẽ dài,
chín sáu tỷ tỷ kiếp.
Nguyện suốt thời gian này
con luôn được phụng sự,
luôn giữ gìn chánh pháp,
tâm nhớ mãi không quên.

Khi Phật nhập niết bàn,
pháp của ngài ở lại
thêm sáu trăm vạn ức,
ba trăm ngàn đại kiếp.
Trong suốt thời gian này,
nguyện con giữ chánh pháp
không bao giờ lìa xa
bồ tát Kim Cang Thủ.
Rồi khi ngài thành Phật,
thành đức Như Lai
“Thiên Trụ Công Đức Bảo Vương”,
chánh pháp và thọ mạng
bằng đức Quan Thế Âm.
Nguyện con luôn phụng sự
hiến cúng Như Lai này,
và chấp trì chánh pháp.

Sau đời ấy, nguyện con
ở cõi tịnh độ này
hay tịnh độ nào khác,
nguyện đạt chánh đẳng giác
thành một đấng Phật đà.

Thành Phật rồi, nguyện xin,
như đức Vô Lượng Thọ,
hết thảy chúng hữu tình
chỉ cần thoáng qua tai
nghe được danh hiệu con,
là chín mùi, giải thoát.
Nguyện thị hiện phong phú,
dẫn dắt khắp chúng sinh
vô dụng công, nhiệm vận,
và không thể đo lường.

Như lai với thọ mạng,
công đức cùng thiện tánh,
trí giác và uy nghi
hết thảy đều vô lượng;
Pháp thân A Di Đà;
Vô Lượng Thọ Thế Tôn
Vô Lượng Trí Thế Tôn:

Phật Thích Ca dạy rằng
ai niệm hồng danh ngài
đều tránh được hiểm họa
lửa, nước, độc, vũ khí
la sát và dạ xoa
cùng mọi hiểm họa khác,
trừ phi nhằm trường hợp
nghiệp cũ đã chín mùi.

Con xin niệm hồng danh
và đê đầu đảnh lễ.
Xin Phật giữ gìn cho
thoát hung hiểm, đau khổ.
Xin ban cho chúng con
lực gia trì cát tường.

Xin nương lực gia trì
của các đấng Thế Tôn,
thành tựu Tam Thân Phật,
của pháp tánh bất biến
của tâm ý tăng bảo
không bao giờ lay chuyển,
nguyện lời nguyện nơi đây
được viên thành như ý.

Đệ tử đảnh lễ Tam Bảo
TA-ĐI-A THA PEN DZA DRI-YA A-WA BÔ ĐA NAI YÊ SÔ HA

Đà La Ni Viên Thành Nguyện Ước

Đệ tử đảnh lễ Tam Bảo
NAM MÔ MAN SU SHRI YÊ. NAM MÔ SU SHRI YÊ. NAM MÔ UTAMA SHRI YÊ SÔ HA

Đọc rồi lạy 3 lần, làm như vậy sẽ bằng 100 ngàn lần. Vậy, nếu được, hãy lạy 100 lạy, hay càng nhiều càng tốt, tối thiểu 7 lần. Nếu có thể, hãy đọc lời nguyện này mỗi ngày. Bằng không hãy đọc mỗi tháng hay mỗi năm. Chí ít, lúc có thời gian hãy đối mặt với hướng Tây mà nhớ về cõi Tây Phương Cực Lạc, khởi tín tâm chuyên nhất, chắp tay thỉnh cầu đức A Di Đà. Làm được như vậy, chướng ngại đời này sẽ tan biến, hết đời sẽ vãng sinh Cực Lạc, nhất định không sai. Đây là ý thật của Kinh A Di Đà, Kinh Cực Lạc, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Tiếng Trống Bất Tử. Bài pháp này do Tỷ kheo Ragasya soạn tác. Nguyện làm nhân tố cho thật nhiều hữu tình vãng sinh Cực Lạc !

Tạng Âm (Tibetan Pronunciation)

[Ghi chú: Phân đoạn mỗi bốn câu cho dễ tụng, không hợp cách phân đoạn theo nghĩa]

E MA HO! DI NE NYI MA NUP KYI CHOK ROL NA
DRANG ME JIK TEN MANG POY PA ROL NA
CHUNG SE TENG DU PAK PAY YUL SA NA
NAM PAR DAK PAY SHING KHAM DE WA CHEN

DAK GI CHU BUR MIK GI MA TONG YANG
RANG SEM SAL WAY YI LA LAM MER SAL
DE NA CHOM DEN GYAL WA O PAK ME
PE MA RA GAY DOK CHEN SI JI BAR

U LA TSUK TOR SHAP LA KHOR LO SOK
TSEN SANG SO NYI PE CHE GYE CHU TRE
SHAL CHIK CHAK NYI NYAM SHAK LHUNG SE DZIN
CHO GO NAM SUM SOL SHING KYIL TRUNG GI

PE MA TONG DEN DA WAY DEN TENG DU
JANG CHUP SHING LA KU GYAP TEN DZE DE
THUK JEY CHEN GYI GYANG NE DAK LA SIK
YE SU JANG CHUP SEM PA CHEN RE SIK

KU DOK KAR PO CHAK YON PE KAR DZIN
YON DU JANG CHUB SEM PA TU CHEN TOP
NGON PO DOR JEY TSEN PAY PE MA YON
YE NYI KYAB JIN CHAK GYA DAK LA TEN

TSO WO SUM PO RI GYAL LHUN PO SHIN
LHANG NGE LHAN NE LHAM MER SHUK PAY KHOR
JANG CHUP SEM PAY GE LONG CHE WA BUM
KUN KYANG SER DOK TSEN DANG PE CHE GYEN

CHO GO NAM SUM SOL CHING SER TEM ME
MO GU CHAK LA NYE RING KHYE ME CHIR
DAK GI GO SUM GU PAY CHAK TSAL LO
CHO KU NANG WA TA YE RIK KYI DAK

CHAK YE O SER LE TRUL CHEN RE SIK
YANG TRUL CHEN RE SIK WANG CHE WA GYA
CHAK YON O SER LE TRUL DROL MA TE
YANG TRUL DROL MA CHE WA TRAK GYA GYE

TUK KYI O SER LE TRUL PE MA JUNG
YANG TRUL OR GYEN JE WA TRAK GYA GYE
CHO KU O PAK ME LA CHAK TSAL LO
SANG GYE CHEN GYI NYIN TSEN DU DRUK TU

SEM CHEN KUN LA TSE WAY TAK TU SIK
SEM CHEN KUN GYI YI LA GANG DREN PAY
NAM TOK GANG GYU TAK TU TUK KYI KHYEN
SEM CHEN KUN GYI NGAK TU GANG ME TSIK

TAK TU MA DRE SO SOR NYEN LA SEN
KUN KHYEN O PAK ME LA CHAK TSAL LO
CHO PANG TSAM ME CHE PA MA TOK PA
KHYE LA DE CHING MON LAM TAP TSE KUN

DE WA CHEN DER KYE WAY MON LAM DRUP
BAR DOR JON NE SHING DER DREN PAR SUNG
DREN PA O PAK ME LA CHAK TSAL LO
KHYE KYI KU TSE KAL PA DRANG ME DU

NYA NGEN MI DA TA THA NGON SUM SHUK
KHYE LA TSE CHIK GU PAY SOL TAP NA
LE KYI NAM PAR MIN PA MA TOK PA
TSE SE PA YANG LO GYA THUP PA DANG

DU MIN CHI WA MA LU DOK PAR SUNG
GON PO TSE PAK ME LA CHAK TSAL LO
TONG SUM JIK TEN RAP JAM DRANG ME PA
RIN CHEN GYI KANG JIN PA JIN PA WAY

O PAK ME PAY TSEN DANG DE WA CHEN
TO NE DE PAY TAL MO JAR CHE NA
DE NI DE WAY SO NAM CHE WAR SHUNG
DE CHIR O PAK ME LA GU CHAK TSAL

GANG SHIK O PAK ME PAY TSEN TO NE
KHA SHE ME PAR NYING KHONG RU PAY TING
LEN CHIK TSAM SHIK DE PA KYE PA NA
DE NI JANG CHUP LAM LE CHIR ME DOK

GON PO O PAK ME LA CHAK TSAL LO
SANG GYE O PAK ME PAY TSEN TO NE
DE NI JANG CHUP NYING PO MA TOP BAR
BU ME MI KYE RIK NI SANG POR KYE

TSE RAP KUN TU TSUL TRIM NAM DAK GYUR
DE SEK O PAK ME LA CHAK TSAL LO
DAK GI LU DANG LONG CHO GE TSAR CHE
NGO SU JOR WAY CHO PA CHI CHI PA

YI TRUL TA SHI DZE TAK RIN CHEN DUN
DO NE DRUP PA TONG SUM JIK TEN GYI
LING SHI RI RAP NYI DA JE WA GYA
LHA LU MI YI LONG CHO TAM CHE KUN

LO YI LANG TE O PAK ME LA BUL
DAK LA PEN CHIR TUK JEY TOP KYI SHE
PA MAY TOK DRANG DAK SOK DRO KUN GYI
TOK MA ME PAY DU NE DA TAY BAR

SOK CHE MA JIN LANG DANG MI TSANG CHO
LU KYI MI GE SUM PO TOL LO SHAK
DZUN DANG TRA MA TSIK TSUP NGAK KHYAL WA
NGAK GI MI GE SHI PO TOL LO SHAK

NAP SEM NO SEM LOK PAR TA WA TE
YI KYI MI GE SUM PO TOL LO SHAK
PA MA LOP PON DRA CHOM SE PA DANG
GYAL WAY KU LA NGEN SEM KYE PA DANG

TSAM ME NGA YI LE SAK TOL LO SHAK
GE LONG GE TSUL SE DANG TSUN MA PAP
KU SUK CHO TEN LHA KHANG SHIK LA SOK
NYE WAY TSAM ME DIK CHE TOL LO SHAK

KON CHOG LHA KHANG SUNG RAP TEN SUM SOK
PANG SHE TSE TSUK NA SO LA SOK PA
CHO PANG LE NGEN SAK PA TOL LO SHAK
KHAM SUM SEM CHEN SE LE DIK CHE WA

JANG CHUP SEM PA NAM LA KUR WA TAP
DON ME DIK CHEN SAK PA TOL LO SHAK
GE WAY PEN YON DIK PAY NYE MIK DANG
NYAL WAY DUK NGEL TSE TSE LA SOK PA

TO KYANG MI DEN SHE TSO YIN SAM PA
TSAM ME NGA WE TU WAY LE NGEN PA
TAR ME LE NGEN SAK PA TOL LO SHAK
PAM PA SHI DANG LHAK MA CHU SUM DANG

PANG TUNG SOR SHAK NYE CHE DE TSEN NGA
SO TAR TSUL TRIM CHAL WA TOL LO SHAK
NGAK POY CHO SHI TUNG WA NGA NGA GYE
JANG SEM LAP PA NYAM PA TOL LO SHAK

TSA TUNG CHU SHI YEN LAK POM PO GYE
SANG NGAK DAM TSIK NYAM PA TOL LO SHAK
DOM PA MA SHU MI GEY LE CHE PA
MI TSANG CHO DANG CHANG TUNG LA SOK PA

RANG SHIN KHA NA MA TOY DIK PA TE
DIK PA DIK TU MA SHE TOL LO SHAK
KYAP DOM WANG KUR LA SOK TOP NA YANG
DE YI DOM PA DAM TSIK SUNG MA SHE

CHE PAY TUNG WA POK PA TOL LO SHAK
GYO PA ME NA SHAK PAY MI DAK PAY
NGAR CHE DIK PA KHONG DU DUK SONG TAR
NGO TSA JIK TRAK GYO PA CHEN POY SHAK

CHIN CHE DOM SEM ME NA MI DAK PAY
CHIN CHE SOK LA BAP KYANG MI GEY LE
DA NE MI GYI SEM LA DAM CHA SUNG
DE SHEK O PAK ME PA SE CHE KYI

DAK GYU YONG SU DAK PAR JIN GYI LOP
SHEN GYI GE WA CHE PA TO PAY TSE
DE LA TRAK DOK MI GEY SEM PANG NE
NYING NE GA WAY JE SU YI RANG NA

DE YI SO NAM NYAM DU TOP PAR SUNG
DE CHIR PAK PA NAM DANG SO KYE YI
GE WA GANG DRUP KUN LA YI RANG NGO
LA ME JANG CHUP CHOK TU SEM KYE NE

DRO DON GYA CHEN DZE LA YI RANG NGO
MI GE CHU PO PANG PA GE WA CHU
SHEN GYI SOK KYAB JIN PA TONG WA DANG
DOM PA SUNG SHING DEN PAR MA WA DANG

KHON PA DUM DANG SHI DUL DRANG POR MA
DON DANG DEN PAY TAM CHO DO PA CHUNG
JAM DANG NYING JE GOM SHING CHO LA CHO
GE WA DE NAM KUN LA YI RAN NGO

CHOK CHUY JIK TEN RAP JAM TAM CHE NA
DZOK SANG GYE NE RING POR MA LON PAR
DE DAK NAM LA CHO KYI KHOR LO NI
GYA CHEN NYUR DU KOR WAR DAK GI KUL

NGO SHE TUK KYI DE DON KHYEN PA SOL
SANG GYE JANG SEM TEN DZIN GE WAY SHE
NYA NGEN DA WAR SHE KUN DE DAK LA
NYA NGEN MI DA SHUK PAR SOL WA DEP

DI TSON DAK GI DU SUM GE WA NAM
DRO WA SEM CHEN KUN GYI DON DU NGO
KUN KYANG LA ME JANG CHUP NYUR TOP NE
KHAM SUM KHOR WA SONG NE TRUK GYUR CHIK

DE YI GE WA DAK LA NYUR MIN NE
TSE DIR DU MIN CHI WA CHO GYE SHI
NE ME LANG TSO GYE PAY LU TOP DEN
PAL JOR DZE ME YAR GYI GAN GA TAR

DU DRAY TSE WA ME CHING DAM CHO CHO
SAM PAY DON KUN CHO DEN YI SHIN DRUP
TEN DANG DRO LA PEN TOK GYA CHEN DRUP
MI LU DON DANG DEN PAR DRUP PAR SHOK

DAK DANG DAK LA DREL TOK KUN
DI NE TSE PO GYUR MA TAK
TRUL PE SANG GYE O PAK ME
GE LONG GEN DUN KHOR GYI KOR

DUN DU NGON SUM JON PAR SHOK
DE TONG YI GA NANG WA KYI
SHI WAY DUK NGEL ME PAR SHOK
JANG CHUP SEM PA CHE GYE NI

DZU TRUL TOP KYI NAM KHAR JON
DE WA CHEN DU DRO WA YI
LAM TON LAM NA DREN PAR SHOK
NGEN SONG DUK NGEL SO LAK ME

LHA MIY DE KYI MI TAK GYUR
DE LA TRAK SEM KYE WAR SHOK
TOK MA ME NE DA TAY BAR
KHOR WA DI NA YUN RE RING

DE LA KYO WA KYE WAR SHOK
MI NE MI RU KYE CHOK KYANG
KYE GA NA CHI DRANG ME NYONG
DU NGEN NYIK MAR BAR CHE MANG

MI DANG LHA YI DE KYI DI
DUK DANG DRE PAY SE SHIN DU
DO PA PU TSAM ME PAR SHOK
NYE DU SE NOR TUN DROK NAM

MI TAK GYU MA MI LAM SHIN
CHAK SHEN PU TSAM ME PAR SHOK
SA CHA YUL RI KHANG KHYIM NAM
MI LAM YUL GYI KHANG KHYIM TAR

DEN PAR MA DRUP SHE PAR SHOK
TAR ME KHOR WAY GYA TSO NE
NYE CHEN TSON NE TAR PA SHIN
DE WA CHEN GYI SHING KHAM SU

CHI TE ME PAR DRO PAR SHOK
CHAK SHEN TRI WA KUN CHE NE
JA GO NYI NE TAR WA SHIN
NUP KYI CHOK KYI NAM KHA LA

JIK TEN KHAM NI DRANG ME PA
KE CHIK YU LA DRO CHE NE
DE WA CHEN DU CHIN PAR SHOK
DE RU SANG GYE O PAK ME

NGON SUM SHUK PAY SHAL TONG NE
DRIP PA TAM CHE DAK PAR SHOK
KYE NE SHI YI CHOK GYUR PA
ME TOK PE MAY NYING PO LA

DZU TE KYE WA LEN PAR SHOK
KE CHIK NYI LA LU DZOK NE
TSEN PE DEN PAY LU TOP SHOK
MI KYE DOK PAY TE TSOM GYI

LO DRANG NGA GYAY BAR DAK TU
NANG DER DE KYI LONG CHO DEN
SANG GYE SUNG NI TO NA YANG
ME TOK KHA NI MA CHE WAY

SANG GYE SHAL JAL CHI WAY KYON
DE DRA DAK LA MI JUNG SHOK
KYE MA TAK TU ME TOK CHE
O PAK ME PAY SHAL TONG SHOK

SO NAM TOP DANG DZU TRUL GYI
LAK PAY TIL NE CHO PAY TRIN
SAM MI KHYAB PAR TRO CHE NE
SANG GYE KHOR CHE CHO PAR SHOK

DE TSE DE SHIN SHEK PA DEY
CHAK YE KYANG NE GO LA SHAK
JANG CHUP LUNG TEN TOP PAR SHOK
SAP DANG GYA CHEY CHO TO NE

RANG GYU MIN CHING DROL WAR SHOK
CHEN RE SIK DANG TU CHEN TOP
GYAL SE TU WO NAM NYI KYI
JIN GYI LAP SHING JE SUNG SHOK

NYIN RE SHIN DU CHOK CHU YI
SANG GYE JANG SEM PAK ME PA
O PAK ME PA CHO PA DANG
SHING DER TA CHIR JON PAY TSE

DE DAK KUN LA NYEN KUR SHING
CHO KYI DU TSI TOP PAR SHOK
DZU TRUL TOK PA ME PA YI
NGON GAY SHING DANG PAL DEN SHING

LE RAP DZOK DANG TUK PO KO
NGA TRO DE DAK NAM SU DRO
MI KYO RIN JUNG DON YO DRUP
NAM NANG LA SOK SANG GYE LA

WANG DANG JIN LAP DOM PA SHU
CHO PA DU MAY CHO CHE NE
GONG MO DE WA CHEN NYI DU
KA TSEK ME PAR LEP PAR SHOK

PO TA LA DANG CHANG LO CHEN
NGA YAP LING DANG OR GYEN YUL
TRUL KUY SHING KHAM CHE WA GYAR
CHEN RE SIK DANG DROL MA DANG

CHAK DOR PE JUNG CHE WA GYA
JAL SHING CHO PA GYA TSO CHO
WANG DANG DAM NGAK SAP MO SHU
NYUR DU RANG NE DE CHEN SHING

TOK PA ME PAR CHIN PAR SHOK
SHUL GYI NYE DU DRA LOP SOK
LHA YI MIK GI SAL WAR TONG
SUNG KYOP JIN GYI LOP CHE CHING

CHI DU SHING DER TRI PAR SHOK
KAL SANG DI YI KAL PAY YUN
DE WA CHEN GYI SHAK CHIK TE
KAL PA DRANG ME CHI WA ME

TAK TU SHING DE DZIN PAR SHOK
JAM PA NE SUNG MO PAY BAR
KAL SANG DI YI SANG GYE NAM
JIK TEN DI NA NAM JON TSE

DZU TRUL TOP KYI DIR ONG NE
SANG GYE CHO CHING DAM CHO NYEN
LAR YANG DE CHEN SHING KHAM SU
TOK PA ME PAR DRO WAR SHOK

SANG GYE CHE WA TRAK TRIK GYA TONG TRAK
GYE CHU TSA CHIK SANG GYE SHING KUN GYI
YON TEN KO PA TAM CHE CHIK DOM PA
SHING KHAM KUN LE KHYE PAK LA NA ME

DE WA CHEN GYI SHING DER KYE WAR SHOK
RIN CHEN SA SHI KHO NYOM LAK TIL TAR
YANG SHING GYA CHE SAL SHING O SER BAR
NEN NA NEM SHING TEK NA PAR CHE PA

DE JAM YANG PAY SHING DER KYE WAR SHOK
RIN CHEN DU MA LE DRUP PAK SAM SHING
LO MA DAR SAP DRE BU RIN CHEN GYEN
DE TENG TRUL PAY JA TSOK KE NYEN DRE

SAP DANG GYA CHEY CHO KYI DAR NAM DROK
NGO TSAR CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK
PO CHUY CHU LUNG YEN LAK GYE DEN MANG
DE SHIN DU TSIY TRU KYI DZING BU NAM

RIN CHEN NA DUN TEM KE PA GU KOR
ME TOK PE MA DRI SHIM DRE BUR DEN
PE MAY O SER PAK TU ME PA TRO
O SER TSE LA TRUL PAY SANG GYE GYEN

YAM TSEN CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK
MI KHOM GYE DANG NGEN SONG DRA MI DRAK
NYON MONG DUK NGA DUK SUM NE DANG DON
DRA DANG UL PONG TAP TSO LA SOK PA

DUK NEL TAM CHE SHING DER TO MA NYONG
DE WA CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK
BU ME ME CHING NGAL NE KYE WA ME
KUN KYANG ME TOK PE MAY BUP NE TRUNG

TAM CHE KU LU KHYE ME SER GYI DOK
U LA TSOK TOR LA SOK TSEN PEY GYEN
NGON SHE NGA DANG CHEN NGA KUN LA NGA
YON TEN PAK ME SHING DER KYE WAR SHOK

RANG JUNG RIN CHEN NA TSOK SHAL YE KHANG
CHI DO LONG CHO YI LA DREN PAY JUNG
TSO DRUP MI GO GO DO LHUN GYI DRUP
NGA KHYO ME CHING DAK TU DZIN PA ME

GANG DO CHO TRIN LAK PAY TIL NE JUNG
TAM CHE LA ME TEK CHEN CHO LA CHO
DE KYI KUN JUNG SHING KER KYE WAR SHOK
DRI SHIM LUNG GI ME TOK CHAR CHEN BEP

SHING DANG CHU LUNG PE MO TAM CHE LE
YI DU ONG WAY SUK DRA DRI RO REK
LONG CHO CHO PAY TRIN PUNG TAK TU JUNG
BU ME ME KYANG TRUL PAY LHA MOY TSOK

CHO PAY LHA MO DU MAY TAK TU CHO
DUK PAR DO TSE RIN CHEN SHAL YE KHANG
NYAL WAR DO TSE RIN CHEN TRI SANG TENG
DAR SAP DU MAY MAL TEN NGE DANG CHE

JA DANG JON SHING CHU LUNG ROL MO SOK
TO PAR DO NA NYEN PAY CHO DRA DROK
MI DO TSE NA NA WAR DRA MI DRAK
DU TSIY DZING BU CHU LUNG DE NAM KYANG

DRO DANG GANG DO DE LA DE TAR JUNG
YI SHIN DRUP PAY SHING DER KYE WAR SHOK
SHING DER DZOK PAY SANG GYE O PAK ME
KAL PA DRANG ME NYA NGEN MI DA SHUK

DE SI DE YI SHAP DRING CHE PAR SHOK
NAM SHIK O PAK ME DE SHI WAR SHEK
KAL PA GANG GAY LUNG GI CHE MA NYE
NYI KYI BAR DU TEN PA NE PAY TSE

GYAL TSAP CHEN RE SIK DANG MI DRAL SHING
DE YI YUN LA DAM CHO DZIN PAR SHOK
SO LA DAM CHO NUP PAY TO RANG LA
CHEN RE SIK DE NGON PAR SANG GYE NE

SANG GYE O SER KUN NE PAK PA YI
PAL TSEK GYAL PO SHE JAR GYUR PAY TSE
SHAL TA CHO CHING DAM CHO NYEN PAR SHOK
KU TSE KAL PA JE WA TRAK TRIK NI

BUM TRAK GU CHU TSA DRUK SHUK PAY TSE
TAK TU SHAP DRING NYEN KUR CHE PA DANG
MI JE SUNG KYI DAM CHO DZIN PAR SHOK
NYA NGEN DE NE DE YI TEN PA NI

KAL PA DUNG CHUR DRUK DANG CHE WA TRAK
BUM TRAK SUM NE DE TSE CHO DZIN CHING
TU CHEN TOP DANG TAK TU MIN DRAL SHOK
DE NE TU CHEN TOP DE SANG GYE NE

DE SHIN SHEK PA RAP TU TEN PA NI
YON TEN NOR BU TSEK PAY GYAL POR GYUR
KU TSE TEN PA CHEN RE SIK DANG NYAM
SANG GYE DE YI TAK TU SHAP DRING CHE

CHO PAY CHO CHING DAM CHO KUN DZIN SHOK
DE NE DAK GI TSE DE JE MA TAK
SHING KHAM DE AM DAK PAY SHING SHEN DU
LA ME DZOK PAY SANG GYE THOP PAR SHOK

DZOK SANG GYE NE TSE PAK ME PA TAR
TSEN TO TSAM GYI DRO KUN MIN CHING DROL
TRUL PA DRANG ME DRO WA DREN PA SOK
BE ME LHUN DRUP DRO DON PAK ME SHOK

DE SHIN SHEK PAY TSE DANG SO NAM DANG
YON TEN YE SHE SI JI TSE ME PA
CHO KU NANG WA TA YE O PAK ME
TSE DANG YE SHE PAK ME CHOM DEN DE

GANG SHIK KHYE KYI TSEN NI SU DZIN PA
NGON GYI LE KYI NAM MIN MA TOK PA
ME CHU DUK TSON NO JIN SIN PO SOK
JIK PA KUN LE KYOP PAR TUP PAY SUNG

DAK NI KHYE KYI TSEN DZIN CHAK TSAL WAY
JIK DANG DUK NGEL KUN LE KYAB DZE SOL
TA SHI PUN SUM TSOK PAR JIN GYI LOP
SANG GYE KU SUM NYE PAY JIN LAP DANG

CHO NYI MIN GYUR DEN PAY JIN LAP DANG
GEN DUN MI CHE DUN PAY JIN LAP KYI
JI TAR MON LAM TAP SHIN DRUP PAR SHOK

KON CHOG SUM LA CHAK SAL LO
TA YA THA PEN TSA DRI YA A WA BO DHA NA YE SO HA
KON CHOG SUM LA CHAK TSAL LO
NAMO MANJUSHIRIYE NAMO SUSHIRIYE NAMO UTTAMA SHRIYE SOHA

 

Tạng Văn – Tạng Âm – Anh – Việt
(Tibetan – Tibetan Pronunciation – English – Vietnamese)

[Ghi chú: Phân đoạn mỗi bốn câu cho dễ tụng, không hợp cách phân đoạn theo nghĩa]

རྣམ་དག་བདེ་ཆེན་ཞིང་གི་སྨོན་ལམ། འདི་ཉིད་ཆག་མེད་ཐུགས་དམ་མཛོད། །ལག་པ་ན་ཡང་འབད་ནས་བྲིས། །མང་པོ་འགའ་ལ་ཨེ་ཕནབསམ། །དཔེ་གཅོད་འདོད་མི་གདའ་ན་གཡོར།
།འདི་ལས་ཕན་ཡོན་ཆེ་བ་མེད། །འདི་ལས་ཟབ་པའི་གདམས་ངག་མེད། །ང་ཡི་ཆོས་ཀྱི་རྩ་བ་ཡིན། །རང་གར་མ་བསྐྱུར་ཉམས་ལེན་འབུངས། །འདི་ནི་མདོ་ལུགས་ཡིན་པའི་ཕྱིར། །ལུང་མ་ཐོབ་ཀྱང་འདོན་ནི་རུང་།
This is the treasury of Karma Chagme’s practice. I have written it with the work of my own hand. I think it might benefit quite a few beings. If you don’t want to copy it, borrow it. There is nothing more beneficial than this.There are no instructions more profound than this. It is the root of my Dharma. Don’t cast it aside; strive in its practice. As this is of the sutra tradition, it is appropriate to recite it even if you have not received the transmission.
Đây là kho tàng pháp hành Karma Chagme, do chính tay tôi viết ra. Thiết nghĩ pháp này sẽ mang lợi ích đến cho số lượng người  không nhỏ. Nếu không muốn chép, xin hãy mượn. Không gì lợi ích hơn. Không lời khai thị nào thâm sâu hơn lời khai thị này. Đây là cội rễ của chánh pháp. Xin đừng bỏ sang một bên. Hãy nỗ lực thực hành. Vì pháp này thuộc hệ hiển thừa nên dù chưa thọ pháp vẫn có thể đọc tụng.

༄༅།། ཨེ་མ་ཧོ། འདི་ནས་ཉི་མ་ནུབ་ཀྱི་ཕྱོགས་རོལ་ན། །
གྲངས་མེད་འཇིག་ཏེན་མང་པོའི་ཕ་རོལ་ན། །
ཅུང་ཟད་སྟེང་དུ་འཕགས་པའི་ཡུལ་ས་ན། །
རྣམ་པར་དག་པའི་ཞིང་ཁམས་བདེ་བ་ཅན། །
E MA HO! DI NE NYI MA NUP KYI CHOK ROL NA
DRANG ME JIK TEN MANG POY PA ROL NA
CHUNG SE TENG DU PAK PAY YUL SA NA
NAM PAR DAK PAY SHING KHAM DE WA CHEN
E Ma Ho! In the direction of the setting sun from here, past innumerable worlds
And slightly evelated above us, is the pure realm of Sukhavati.
Ê Ma Hô / Theo hướng mặt trời lặn / qua vô lượng quốc độ / cao cao về phía trên / có quốc độ Cực Lạc. /

བདག་གི་ཆུ་བུར་མིག་གིས་མ་མཐོང་ཡང་། །
རང་སེམས་གསལ་བའི་ཡིད་ལ་ལམ་མེར་གསལ། །
དེ་ན་བཅོམ་ལྡན་རྒྱལ་བ་འོད་དཔག་མེད། །
པདྨ་རཱ་གའི་མདོག་ཅན་གཟི་བརྗིད་འབར།
DAK GI CHU BUR MIK GI MA TONG YANG
RANG SEM SAL WAY YI LA LAM MER SAL
DE NA CHOM DEN GYAL WA O PAK ME
PE MA RA GAY DOK CHEN SI JI BAR
Although I do not see it with my fluid-filled eye, it is vividly clear in my mind. There resides the bhagavan Amitabha. The colour of ruby he blazes with majesty.
Dù mắt nhìn không thấy, / vẫn hiện rõ trong tâm. / Đây chính là trú xứ / của Phật A Di Đà, / thân uy nghi rực rỡ / rạng tỏa sắc hồng liên, /

༄༅། དབུ་ལ་གཙུག་ཏོར་ཞབས་ལ་འཁོར་ལོ་སོགས། །
མཚན་བཟང་སོ་གཉིས་དཔེ་བྱད་བརྒྱད་ཅུས་སྤྲས། །
ཞལ་གཅིག་ཕྱག་གཉིས་མཉམ་གཞག་ལྷུང་བཟེད་འཛིན། །
ཆོས་གོས་རྣམ་གསུམ་གསོལ་ཞིང་སྐྱིལ་ཀྲུང་གིས། །
U LA TSUK TOR SHAP LA KHOR LO SOK
TSEN SANG SO NYI PE CHE GYE CHU TRE
SHAL CHIK CHAK NYI NYAM SHAK LHUNG SE DZIN
CHO GO NAM SUM SOL SHING KYIL TRUNG GI
He is adorned by the thirty-two good marks and the eighty signs, such as the ushnisha on his head and the wheels on his feet. He has one face and two hands and holds an alms bowl in meditation. Wearing the three Dharma robes, he is seated in vajra posture
đủ ba-hai tướng chính / cùng tám mươi tướng phụ, / tướng nhục kế trên đỉnh, / thiên phúc luân dưới chân./ Ngài một mặt, hai tay, / tay ngài cầm bình bát / và kết ấn tam muội, / khoát ba lớp cà sa / ngồi xếp chân kiết già, /

པདྨ་སྟོང་ལྡན་ཟླ་བའི་གདན་སྟེང་དུ། །
བྱང་ཆུབ་ཤིང་ལ་སྐུ་རྒྱབ་བརྟེན་མཛད་དེ། །
ཐུགས་རྗེའི་སྤྱན་གྱིས་རྒྱང་ནས་བདག་ལ་གཟིགས། །
གཡས་སུ་བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་སྤྱན་རས་གཟིགས།
PE MA TONG DEN DA WAY DEN TENG DU
JANG CHUP SHING LA KU GYAP TEN DZE DE
THUK JEY CHEN GYI GYANG NE DAK LA SIK
YE SU JANG CHUP SEM PA CHEN RE SIK
On a thousand-petaled lotus and a moon disk seat. His back is supported by a bodhi tree. He gazes upon me from a distance with compassionate eyes. On his right is the bodhisattva Avalokita.
tọa đài sen ngàn cánh / cùng với đài mặt trăng, / lưng tựa cội bồ đề, / từ phương xa nhìn về / bằng ánh mắt từ bi. / Bên phải của ngài là / Quan Thế Âm Bồ Tát, /

༄༅། སྐུ་མདོག་དཀར་པོ་ཕྱག་གཡོན་པད་དཀར་འཛིན། །
གཡོན་དུ་བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་མཐུ་ཆེན་ཐོབ། །
སྔོན་པོ་རྡོ་རྗེས་མཚན་པའི་པདྨ་གཡོན། །
གཡས་གཉིས་སྐྱབས་སྦྱིན་ཕྱག་རྒྱ་བདག་ལ་བསྟན། །
KU DOK KAR PO CHAK YON PE KAR DZIN
YON DU JANG CHUB SEM PA TU CHEN TOP
NGON PO DOR JEY TSEN PAY PE MA YON
YE NYI KYAB JIN CHAK GYA DAK LA TEN
He is white and holds a white lotus in his left hand. On Amitabha’s left is the bodhisattva Vajrapani. He is blue and holds in his left hand a lotus with a vajra on it. The right hands of them both display to me the mudra of giving protection.
thân tỏa hào quang trắng, / tay trái cầm sen trắng; / bên trái của ngài là / Kim Cang Thủ Bồ Tát, / thân tỏa sắc xanh dương, / tay trái cầm hoa sen, / trên điểm chùy kim cang; / tay phải của hai vị / đều kết ấn qui y. /

གཙོ་བོ་གསུམ་པོ་རི་རྒྱལ་ལྷུན་པོ་བཞིན། །
ལྷང་ངེ་ལྷན་ནེ་ལྷམ་མེར་བཞུགས་པའི་འཁོར། །
བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་དགེ་སློང་བྱེ་བ་འབུམ། །
ཀུན་ཀྱང་གསེར་མདོག་མཚན་དང་དཔེ་བྱད་བརྒྱན།
TSO WO SUM PO RI GYAL LHUN PO SHIN
LHANG NGE LHAN NE LHAM MER SHUK PAY KHOR
JANG CHUP SEM PAY GE LONG CHE WA BUM
KUN KYANG SER DOK TSEN DANG PE CHE GYEN
These three principals are like Mount Meru, vivid, distinct and brilliant.
Their retinue is a trillion bodhisattva bhikshus. All of them are golden in colour and adorned by the marks and signs.
Tam Thánh hiện vững vàng / như ngọn núi Tu Di, / linh động, rõ, ngời sáng, / xung quanh ngàn vạn ức / chư bồ tát xuất gia, / tất cả màu hoàng kim, / trang nghiêm tướng chính, phụ. /

༄༅། །ཆོས་གོས་རྣམ་གསུམ་གསོལ་ཞིང་སེར་ལྟེམ་མེ། །
མོས་གུས་ཕྱག་ལ་ཉེ་རིང་ཁྱད་མེད་ཕྱིར། །
བདག་གི་སྒོ་གསུམ་གུས་པས་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
ཆོས་སྐུ་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་རིགས་ཀྱི་བདག །
CHO GO NAM SUM SOL CHING SER TEM ME
MO GU CHAK LA NYE RING KHYE ME CHIR
DAK GI GO SUM GU PAY CHAK TSAL LO
CHO KU NANG WA TA YE RIK KYI DAK
Wearing the three Dharma robes, they fill the realm with yellow. As there is no difference between near and far for devoted prostration, I devotedly prostrate to you with my three gates. The dharmakaya Amitabha is the lord of the family.
khoác ba lớp cà sa, / thế gian rực sắc vàng. / Nếu chí thành đảnh lễ / thì xa gần như nhau. / Bằng trọn thân, khẩu, ý, / con đảnh lễ đê đầu / A Di Đà pháp thân, / pháp chủ của Phật bộ. /

ཕྱག་གཡས་འོད་ཟེར་ལས་སྤྲུལ་སྤྱན་རས་གཟིགས། །
ཡང་སྤྲུལ་སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་བྱེ་བ་བརྒྱ། །
ཕྱག་གཡོན་འོད་ཟེར་ལས་སྤྲུལ་སྒྲོལ་མ་སྟེ། །
ཡང་སྤྲུལ་སྒྲོལ་མ་བྱེ་བ་ཕྲག་བརྒྱ་འགྱེད།
CHAK YE O SER LE TRUL CHEN RE SIK
YANG TRUL CHEN RE SIK WANG CHE WA GYA
CHAK YON O SER LE TRUL DROL MA TE
YANG TRUL DROL MA CHE WA TRAK GYA GYE
The light-rays of his right hand emanate Avalokita and a billion further emanations of Avalokita. The light-rays of his left hand emanate Tara and a billion further emanations of Tara.
Tay phải ngài hào quang / thành đức Quan Thế Âm, / từ đó mười vạn ức / đức Quan Âm lại hiện; / tay trái ngài hào quang / hiện thành đức Ta-ra, / từ đó mười vạn ức / đức Ta-ra lại hiện; /

༄༅། ཐུགས་ཀྱི་འོད་ཟེར་ལས་སྤྲུལ་པདྨ་འབྱུང། །
ཡང་སྤྲུལ་ཨོ་རྒྱན་བྱེ་བ་ཕྲག་བརྒྱ་འགྱེད། །
ཆོས་སྐུ་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
སངས་རྒྱས་སྤྱན་གྱིས་ཉིན་མཚན་དུས་དྲུག་ཏུ། །
TUK KYI O SER LE TRUL PE MA JUNG
YANG TRUL OR GYEN JE WA TRAK GYA GYE
CHO KU O PAK ME LA CHAK TSAL LO
SANG GYE CHEN GYI NYIN TSEN DU DRUK TU
The light-rays of his heart emanate Padmakara and a billion further emanations of Padmakara. I prostrate to the dharmakaya Amitabha. Buddha, you kindly and constantly regard.
giữa tim ngài hào quang / thành đức Liên Hoa Sanh, / từ đó mười vạn ức / Liên Hoa Sanh lại hiện: / con xin đảnh lễ đấng / Vô Lượng Quang pháp thân. / Xin Phật thương, giữ gìn / cho khắp cả chúng sinh, / ngày và đêm sáu buổi. /

སེམས་ཅན་ཀུན་ལ་བརྩེ་བས་རྟག་ཏུ་གཟིགས། །
སེམས་ཅན་ཀུན་གྱི་ཡིད་ལ་གང་དྲན་པའི། །
རྣམ་རྟོག་གང་འགྱུ་རྟག་ཏུ་ཐུགས་ཀྱིས་མཁྱེན། །
སེམས་ཅན་ཀུན་གྱིས་ངག་ཏུ་གང་སྨྲས་ཚིག
SEM CHEN KUN LA TSE WAY TAK TU SIK
SEM CHEN KUN GYI YI LA GANG DREN PAY
NAM TOK GANG GYU TAK TU TUK KYI KHYEN
SEM CHEN KUN GYI NGAK TU GANG ME TSIK
All beings throughout the six times of day and night. You always know what thoughts Are moving through the mind of every being. You always hear distinctly the words spoken by every being.
Đối với mỗi chúng sinh / tâm quấy động niệm nào, / Phật đều luôn biết rõ; / miệng thốt lên lời nào, / Phật đều luôn nghe rõ: /

༄༅། རྟག་ཏུ་མ་འདྲེས་སོ་སོར་སྙན་ལ་གསན། །
ཀུན་མཁྱེན་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
ཆོས་སྤངས་མཚམས་མེད་བྱས་པ་མ་གཏོགས་པ། །
ཁྱེད་ལ་དད་ཅིང་སྨོན་ལམ་བཏབ་ཚད་ཀུན། །
TAK TU MA DRE SO SOR NYEN LA SEN
KUN KHYEN O PAK ME LA CHAK TSAL LO
CHO PANG TSAM ME CHE PA MA TOK PA
KHYE LA DE CHING MON LAM TAP TSE KUN
I prostrate to the omniscient Amitabha. It is said that, other than those who have rejected Dharma or done any of the five worst actions, all who have faith in you,
con xin đảnh lễ đấng / Toàn Giác A Di Đà. /  Trừ phi bỏ chánh pháp / hay phạm tội ngũ nghịch / ngoài ra, bất kể ai / đủ tín tâm nơi ngài, /

བདེ་བ་ཅན་དེར་སྐྱེ་བའི་སྨོན་ལམ་གྲུབ། །
བར་དོར་བྱོན་ནས་ཞིང་དེར་འདྲེན་པར་གསུངས། །
འདྲེན་པ་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
ཁྱེད་ཀྱི་སྐུ་ཚེ་བསྐལ་པ་གྲངས་མེད་དུ།
DE WA CHEN DER KYE WAY MON LAM DRUP
BAR DOR JON NE SHING DER DREN PAR SUNG
DREN PA O PAK ME LA CHAK TSAL LO
KHYE KYI KU TSE KAL PA DRANG ME DU
And make the aspiration to be born in Sukhavati will fulfil that aspiration. You will appear in the bardo and lead them to your realm. I prostrate to the guide Amitabha. For the length of your life, innumerable kalpas,
phát nguyện sinh Cực Lạc / đều sở cầu như ý. / Đến khi vào trung ấm, / Phật nhất định hiện ra / tiếp dẫn về cõi Phật:/ con xin đảnh lễ đấng / Tiếp Dẫn A Di Đà. / Thọ mạng vô lượng kiếp, /

༄༅། མྱ་ངན་མི་འདའ་ད་ལྟ་མངོན་སུམ་བཞུགས། །
ཁྱེད་ལ་རྩེ་གཅིག་གུས་པས་གསོལ་བཏབ་ན། །
ལས་ཀྱི་རྣམ་པར་སྨིན་པ་མ་གཏོགས་པ། །
ཚེ་ཟད་པ་ཡང་ལོ་བརྒྱ་ཐུབ་པ་དང་། །
NYA NGEN MI DA TA THA NGON SUM SHUK
KHYE LA TSE CHIK GU PAY SOL TAP NA
LE KYI NAM PAR MIN PA MA TOK PA
TSE SE PA YANG LO GYA THUP PA DANG
You will not pass into nirvana. You abide manifestly now. It is said that anyone who prays to you with one-pointed devotion, Even if their life is exhausted, unless that is caused by the ripening of karma,
ngài không nhập niết bàn, / thường thị hiện sắc thân. / Ai nhất tâm cầu thỉnh, / trừ phi nghiệp đã chín, / bằng không, dù mạng dứt /

དུས་མིན་འཆི་བ་མ་ལུས་བཟློག་པར་གསུངས། །
མགོན་པོ་ཚེ་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
སྟོང་གསུམ་འཇིག་རྟེན་རབ་འབྱམས་གྲངས་མེད་པ། །
རིན་ཆེན་གྱིས་བཀང་སྦྱིན་པ་བྱིན་པ་བས།
DU MIN CHI WA MA LU DOK PAR SUNG
GON PO TSE PAK ME LA CHAK TSAL LO
TONG SUM JIK TEN RAP JAM DRANG ME PA
RIN CHEN GYI KANG JIN PA JIN PA WAY
Will live a hundred years. You will avert all untimely death. I prostrate to the protector Amitayus. It is said that there is greater merit in hearing the names Amitabha and Sukhavati
cũng vẫn sống trăm năm, / thoát cái chết phi thời: / con đê đầu đảnh lễ / đức Phật Vô Lượng Thọ. / Ví như có một ai / mang ngọc quí chất đầy / cả tam thiên thế giới / để mà bố thí cả, /

༄༅། འོད་དཔག་མེད་པའི་མཚན་དང་བདེ་བ་ཅན། །
ཐོས་ནས་དད་པས་ཐལ་མོ་སྦྱར་བྱས་ན། །
དེ་ནི་དེ་བས་བསོད་ནམས་ཆེ་བར་གསུངས། །
དེ་ཕྱིར་འོད་དཔག་མེད་ལ་གུས་ཕྱག་འཚལ། །
O PAK ME PAY TSEN DANG DE WA CHEN
TO NE DE PAY TAL MO JAR CHE NA
DE NI DE WAY SO NAM CHE WAR SHUNG
DE CHIR O PAK ME LA GU CHAK TSAL
And joining one’s palms with faith, than in filling countless billion-world realms
With jewels and giving them in generosity. I therefore prostrate to Amitabha with devotion.
công đức này chẳng sánh / bằng công đức chắp tay / khởi tín tâm trong sáng / khi được nghe danh hiệu / của Phật A Di Đà / và Tây Phương Cực Lạc. / Vậy con xin đảnh lễ / đức Phật A Di Đà / bằng trọn lòng thành kính. /

གང་ཞིག་འོད་དཔག་མེད་པའི་མཚན་ཐོས་ནས། །
ཁ་ཞེ་མེད་པར་སྙིང་ཁོང་རུས་པའི་གཏིང་། །
ལན་གཅིག་ཙམ་ཞིག་དད་པ་སྐྱེས་པ་ན། །
དེ་ནི་བྱང་ཆུབ་ལམ་ལས་ཕྱིར་མི་ལྡོག
GANG SHIK O PAK ME PAY TSEN TO NE
KHA SHE ME PAR NYING KHONG RU PAY TING
LEN CHIK TSAM SHIK DE PA KYE PA NA
DE NI JANG CHUP LAM LE CHIR ME DOK
Anyone who, hearing Amitabha’s name, sincerely gives rise to faith From the depths of their heart even once, cannot be turned back from the path of awakening.
Ai người nghe hồng danh / của Phật A Di Đà / mà khởi được tín tâm / sâu thẳm tận đáy tim, / chân thành chỉ một lần / sẽ không còn thoái chuyển / trên đường tu giác ngộ: /

༄༅། མགོན་པོ་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
སངས་རྒྱས་འོད་དཔག་མེད་པའི་མཚན་ཐོས་ནས། །
དེ་ནི་བྱང་ཆུབ་སྙིང་པོ་མ་ཐོབ་བར། །
བུད་མེད་མི་སྐྱེ་རིགས་ནི་བཟང་པོར་སྐྱེ། །
GON PO O PAK ME LA CHAK TSAL LO
SANG GYE O PAK ME PAY TSEN TO NE
DE NI JANG CHUP NYING PO MA TOP BAR
BU ME MI KYE RIK NI SANG POR KYE
I prostrate to the protector Amitabha. Having heard the name of the buddha Amitabha, Until one reaches the essence of awakening, one will not be born as a woman without power. One will be born of good family.
con xin đảnh lễ đấng / Hộ Trì A Di Đà. / Ai được nghe hồng danh / của Phật A Di Đà, /
từ đấy cho đến khi / đạt tinh túy giác ngộ / sẽ không sinh thân nữ, / sinh vào nhà chánh tín, /

ཚེ་རབས་ཀུན་ཏུ་ཚུལ་ཁྲིམས་རྣམ་དག་འགྱུར། །
བདེ་གཤེགས་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
བདག་གི་ལུས་དང་ལོངས་སྤྱོད་དགེ་རྩར་བཅས། །
དངོས་སུ་འབྱོར་བའི་མཆོད་པ་ཅི་མཆིས་པ།
TSE RAP KUN TU TSUL TRIM NAM DAK GYUR
DE SEK O PAK ME LA CHAK TSAL LO
DAK GI LU DANG LONG CHO GE TSAR CHE
NGO SU JOR WAY CHO PA CHI CHI PA
In every birth one’s morality will be pure. I prostrate to the sugata Amitabha.
I offer my body, possessions and roots of virtue; whatever actually prepared offerings there are;
mỗi một kiếp tái sinh / giới hạnh luôn thanh tịnh: / con xin đảnh lễ đức / Thiện Thệ A Di Đà. / Xin hiến dâng thân mạng, / cùng tài sản, thiện căn, / hết thảy mọi cúng phẩm, / phẩm cụ thể bày biện, /

༄༅། ཡིད་སྤྲུལ་བཀྲ་ཤིས་རྫས་རྟགས་རིན་ཆེན་བདུན། །
གདོད་ནས་གྲུབ་པ་སྟོང་གསུམ་འཇིག་རྟེན་གྱི། །
གླིང་བཞི་རི་རབ་ཉི་ཟླ་བྱེ་བ་བརྒྱ། །
ལྷ་ཀླུ་མི་ཡི་ལོངས་སྤྱོད་ཐམས་ཅད་ཀུན། །
YI TRUL TA SHI DZE TAK RIN CHEN DUN
DO NE DRUP PA TONG SUM JIK TEN GYI
LING SHI RI RAP NYI DA JE WA GYA
LHA LU MI YI LONG CHO TAM CHE KUN
Mentally emanated auspicious substances and signs, and the seven jewels; the pre-existing billion worlds with their billion sets Of four continents, Mount Meru, the sun and the moon; and all the luxuries of devas, nagas and humans.
hay phẩm hiện trong tâm, / phẩm cát tường, thất bảo, / trọn tam thiên thế giới, / mỗi thế giới gồm đủ / núi Tu di, tứ châu / mặt trời và mặt trăng, / cùng hết thảy bảo vật / trong cõi trời, rồng, người, /

བློ་ཡིས་བླངས་ཏེ་འོད་དཔག་མེད་ལ་འབུལ། །
བདག་ལ་ཕན་ཕྱིར་ཐུགས་རྗེའི་སྟོབས་ཀྱིས་བཞེས། །
ཕ་མས་ཐོག་དྲངས་བདག་སོགས་འགྲོ་ཀུན་གྱི། །
ཐོག་མ་མེད་པའི་དུས་ནས་ད་ལྷའི་བར།
LO YI LANG TE O PAK ME LA BUL
DAK LA PEN CHIR TUK JEY TOP KYI SHE
PA MAY TOK DRANG DAK SOK DRO KUN GYI
TOK MA ME PAY DU NE DA TAY BAR
Bringing all these to mind, I offer them to Amitabha. For my benefit, accept them through your compassion. I confess all the wrongdoing I and all beings, my parents included, have done throughout beginningless time up to now,
tất cả hiện trong tâm, / dâng Phật A Di Đà, / kính xin Phật từ bi / vì con, nhận cúng phẩm. / Nguyện sám hối nghiệp chướng / của con cùng chúng sinh, / khắp đa sinh phụ mẫu, / đã phạm từ vô thủy / mãi cho đến bây giờ. /

༄༅། སྲོག་བཅད་མ་བྱིན་བླངས་དང་མི་ཚངས་སྤྱོད། །
ལུས་ཀྱི་མི་དགེ་གསུམ་པོ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
རྫུན་དང་ཕྲ་མ་ཚིག་རྩབ་ངག་འཁྱལ་བ། །
ངག་གི་མི་དགེ་བཞི་པོ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
SOK CHE MA JIN LANG DANG MI TSANG CHO
LU KYI MI GE SUM PO TOL LO SHAK
DZUN DANG TRA MA TSIK TSUP NGAK KHYAL WA
NGAK GI MI GE SHI PO TOL LO SHAK
Such as killing, stealing and fornication: I admit and confess the three wrongdoings of body. Lying, calumny, harsh words and gossip: I admit and confess the four wrongdoings of speech.
Lỗi sát sanh, trộm cướp, / cùng với lỗi tà dâm: / xin phát lộ sám hối / ba việc ác của thân. / Lỗi dối láo, hai lưỡi, / thô ác và tán gẫu: / xin phát lộ sám hối / bốn việc ác của khẩu. /

བརྣབ་སེམས་གནོད་སེམས་ལོག་པར་ལྟ་བ་སྟེ། །
ཡིད་ཀྱི་མི་དགེ་གསུམ་པོ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
ཕ་མ་སློབ་དཔོན་དགྲ་བཅོམ་བསད་པ་དང་། །
རྒྱལ་བའི་སྐུ་ལ་ངན་སེམས་སྐྱེས་པ་དང་།
NAP SEM NO SEM LOK PAR TA WA TE
YI KYI MI GE SUM PO TOL LO SHAK
PA MA LOP PON DRA CHOM SE PA DANG
GYAL WAY KU LA NGEN SEM KYE PA DANG
Covetousness, malice and wrong views: I admit and confess the three wrongdoings of mind.The killing of one’s father, mother, acharya or an arhat and the shedding of a buddha’s blood with malicious intent:
Tham, ác ý, tà kiến: / xin phát lộ sám hối / ba việc ác của ý. / Vì ác mà sát hại / cha, mẹ, a xà lê / hay là a la hán, / làm chảy máu thân Phật: /

༄༅། མཚམས་མེད་ལྔ་ཡི་ལས་བསགས་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
དགེ་སློང་དགེ་ཚུལ་བསད་དང་བཙུན་མ་ཕབ། །
སྐུ་གཟུགས་མཆོད་རྟེན་ལྷ་ཁང་བཤིག་ལ་སོགས། །
ཉེ་བའི་མཚམས་མེད་སྡིག་བྱས་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
TSAM ME NGA YI LE SAK TOL LO SHAK
GE LONG GE TSUL SE DANG TSUN MA PAP
KU SUK CHO TEN LHA KHANG SHIK LA SOK
NYE WAY TSAM ME DIK CHE TOL LO SHAK
I admit and confess the five worst actions. Killing a bhikshu or shramanera, seducing a nun, And destroying images, stupas or temples: I admit and confess the nearly worst actions.
xin phát lộ, sám hối / trọn năm tội vô gián. /  Giết tỷ kheo, sa di, / khiến chư ni phá giới, /
hủy diệt hình, tháp, chùa: / xin phát lộ sám hối / mọi nghiệp cận vô gián. /

དཀོན་མཆོག་ལྷ་ཁང་གསུང་རབ་རྟེན་གསུམ་སོགས། །
དཔང་ཞེས་ཚད་བཙུགས་མནའ་ཟོས་ལ་སོགས་པ། །
ཆོས་སྤངས་ལས་ངན་བསགས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
ཁམས་གསུམ་སེམས་ཅན་བསད་ལས་སྡིག་ཆེ་བ།
KON CHOG LHA KHANG SUNG RAP TEN SUM SOK
PANG SHE TSE TSUK NA SO LA SOK PA
CHO PANG LE NGEN SAK PA TOL LO SHAK
KHAM SUM SEM CHEN SE LE DIK CHE WA
Swearing by the Three Jewels, temples, scriptures, or the three supports, and swearing by them falsely: I admit and confess the wrongdoing of rejecting Dharma. Worse than killing all beings in the three realms
Lấy Tam Bảo, chùa, kinh, / cùng với ba chỗ nương, / giả dối mang ra thề: / xin phát lộ sám hối, /  nghiệp từ bỏ chánh pháp. / Giết sạch hết chúng sinh / trong toàn khắp ba cõi, / nghiệp này vẫn chưa bằng /

༄༅། བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་རྣམས་ལ་སྐུར་བ་བཏབ། །
དོན་མེད་སྡིག་ཆེན་བསགས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
དགེ་བའི་ཕན་ཡོན་སྡིག་པའི་ཉེས་དམིགས་དང་། །
དམྱལ་བའི་སྡུག་བསྔལ་ཚེ་ཚད་ལ་སོགས་པ། །
JANG CHUP SEM PA NAM LA KUR WA TAP
DON ME DIK CHEN SAK PA TOL LO SHAK
GE WAY PEN YON DIK PAY NYE MIK DANG
NYAL WAY DUK NGEL TSE TSE LA SOK PA
Is the denigration of bodhisattvas: I admit and confess pointless great wrongdoing.
Thinking that the benefits of virtue, the harm from wrongdoing and the suffering and lifespan in hell
nghiệp phỉ báng bồ tát: / xin phát lộ sám hối / trọng nghiệp vô nghĩa này. / Lợi ích của thiện đức, / tai hại của nghiệp chướng, / khổ đau và thọ mạng / của chúng sinh địa ngục, /

ཐོས་ཀྱང་མི་བདེན་བཤད་ཚོད་ཡིན་བསམ་པ། །
མཚམས་མེད་ལྔ་བས་ཐུ་བའི་ལས་ངན་པ། །
ཐར་མེད་ལས་ངན་བསགས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
ཕམ་པ་བཞི་དང་ལྷག་མ་བཅུ་གསུམ་དང་།
TO KYANG MI DEN SHE TSO YIN SAM PA
TSAM ME NGA WE TU WAY LE NGEN PA
TAR ME LE NGEN SAK PA TOL LO SHAK
PAM PA SHI DANG LHAK MA CHU SUM DANG
Are untrue, mere sayings, is worse than the five worst actions: I admit and confess the wrongdoing from which it is hard to be freed. The four defeats, the thirteen remainders, the downfalls,
tất cả những việc này / mà nghĩ rằng không thật, / chỉ là lời nói suông, / ý nghĩ này tệ hơn / cả năm nghiệp vô gián: / xin phát lộ sám hối / ác nghiệp khó bỏ này. / Bốn đọa, mười ba sót / giới phá, giới phải sám, /

༄༅། སྤང་ལྟུང་སོར་བཤགས་ཉེས་བྱས་སྡེ་ཚན་ལྡ། །
སོ་ཐར་ཚུལ་ཁྲིམས་འཆལ་བ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
ནག་པོའི་ཆོས་བཞི་ལྟུང་བ་ལྔ་ལྔ་བརྒྱད། །
བྱང་སེམས་བསླབ་པ་ཉམས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས།
PANG TUNG SOR SHAK NYE CHE DE TSEN NGA
SO TAR TSUL TRIM CHAL WA TOL LO SHAK
NGAK POY CHO SHI TUNG WA NGA NGA GYE
JANG SEM LAP PA NYAM PA TOL LO SHAK
The confessables and the misdemeanors – the five classes: I admit and confess impairments of the pratimoksha morality. The four negativities; and the five, five and eight downfalls: I admit and confess impairments of the bodhisattva training.
và các giới phạm nhẹ / – đầy đủ cả năm bộ: / xin phát lộ sám hối / mọi phá phạm giới luật / ba la đề mộc xoa. / Bốn bất thiện, cùng với / năm, năm, tám đọa rơi [là 18 trọng giới]: / xin phát lộ sám hối / phá phạm giới bồ tát. /

རྩ་ལྟུང་བཅུ་བཞི་ཡན་ལག་སྦོམ་པོ་བརྒྱད། །
གསང་སྔགས་དམ་ཚིག་ཉམས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
སྡོམ་པ་མ་ཞུས་མི་དགེའི་ལས་བྱས་པ། །
མི་ཚངས་སྤྱོད་དང་ཆང་འཐུང་ལ་སོགས་པ།
TSA TUNG CHU SHI YEN LAK POM PO GYE
SANG NGAK DAM TSIK NYAM PA TOL LO SHAK
DOM PA MA SHU MI GEY LE CHE PA
MI TSANG CHO DANG CHANG TUNG LA SOK PA
The fourteen root downfalls and the eight major branches: I admit and confess impairments of secret mantra samaya. The wrongdoing done when not under vows, such as fornication and drinking alcohol,
Đủ mười bốn trọng giới / cùng với tám nhánh chính: / xin phát lộ sám hối / mọi phá phạm mật thệ / của giới luật kim cang. / Có những việc bất thiện / như tà dâm, rượu chè / cho dù không thọ giới, /

༄༅། རང་བཞིན་ཁ་ན་མ་ཐོའི་སྡིག་པ་སྟེ། །
སྡིག་པ་སྡིག་ཏུ་མ་ཤེས་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
སྐྱབས་སྡོམ་དབང་བསྐུར་ལ་སོགས་ཐོབ་ན་ཡང་། །
དེ་ཡི་སྡོམ་པ་དམ་ཚིག་བསྲུང་མ་ཤེས། །
RANG SHIN KHA NA MA TOY DIK PA TE
DIK PA DIK TU MA SHE TOL LO SHAK
KYAP DOM WANG KUR LA SOK TOP NA YANG
DE YI DOM PA DAM TSIK SUNG MA SHE
Actions that are naturally unwholesome: I admit and confess unwitting wrongdoing.
Although I have taken the vow of refuge and empowerments, I admit and confess downfalls of commitment through
tự nhiên vẫn bất thiện: / xin phát lộ sám hối / việc ác vô tình làm. / Sau khi thọ qui y / cùng với pháp quán đảnh, /  xin phát lộ sám hối / những phá phạm mật thệ, /

བཅས་པའི་ལྟུང་བ་ཕོག་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
འགྱོད་པ་མེད་ན་བཤགས་པས་མི་འདག་པས། །
སྔར་བྱས་སྡིག་པ་ཁོང་དུ་དུག་སོང་ལྟར། །
ངོ་ཚ་འཇིགས་སྐྲག་འགྱོད་པ་ཆེན་པོས་བཤགས།
CHE PAY TUNG WA POK PA TOL LO SHAK
GYO PA ME NA SHAK PAY MI DAK PAY
NGAR CHE DIK PA KHONG DU DUK SONG TAR
NGO TSA JIK TRAK GYO PA CHEN POY SHAK
Not knowing how to keep the vows and samaya they entail. Without regret, confession will not purify. I confess all past wrongdoing with great shame, fear and regret, as though I had swallowed poison.
chỉ vì không hiểu rõ / cần phải giữ giới gì. / Nếu tâm không hối hận, / dù sám, nghiệp chẳng tịnh. / nay con xin phát lộ / hết thảy tội đã làm / với trọn lòng tàm quí, / sợ hãi và thống hối, / như uống phải thuốc độc. /

༄༅། ཕྱིན་ཆད་སྡོམ་སེམས་མེད་ན་མི་འདག་པས། །
ཕྱིན་ཆད་སྲོག་ལ་བབས་ཀྱང་མི་དགེའི་ལས། །
ད་ནས་མི་བགྱིད་སེམས་ལ་དམ་བཅའ་བཟུང་། །
བདེ་གཤེགས་འོད་དཔག་མེད་པ་སྲས་བཅས་ཀྱིས། །
CHIN CHE DOM SEM ME NA MI DAK PAY
CHIN CHE SOK LA BAP KYANG MI GEY LE
DA NE MI GYI SEM LA DAM CHA SUNG
DE SHEK O PAK ME PA SE CHE KYI
If there is no commitment henceforth, there will be no purification. From now onward, even at the risk of my life, I vow not to engage in wrongdoing. Sugata Amitabha and your bodhisattvas,
Nếu không hạ quyết tâm, / chẳng thể tịnh ác nghiệp. / Từ nay, dù mất mạng / nguyện không còn tái phạm. / Xin thành tâm khẩn nguyện / Thiện thệ A Di Đà, /  cùng thánh chúng bồ tát. /

བདག་རྒྱུད་ཡོངས་སུ་དག་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས། །
གཞན་གྱིས་དགེ་བ་བྱེད་པ་ཐོས་པའི་ཚེ། །
དེ་ལ་ཕྲག་དོག་མི་དགེའི་སེམས་སྤངས་ནས། །
སྙིང་ནས་དགའ་བས་རྗེས་སུ་ཡི་རང་ན།
DAK GYU YONG SU DAK PAR JIN GYI LOP
SHEN GYI GE WA CHE PA TO PAY TSE
DE LA TRAK DOK MI GEY SEM PANG NE
NYING NE GA WAY JE SU YI RANG NA
Grant your blessings that my being may be purified. If, when one hears of another’s virtue, One is without the negativity of jealousy and rejoices from one’s heart,
xin hộ trì cho con / tịnh sạch dòng tâm thức. /  Thấy việc tốt của người / tâm đừng khởi ganh ghen / nghe vui tận đáy lòng, /

༄༅། དེ་ཡི་བསོད་ནམས་མཉམ་དུ་ཐོབ་པར་གསུངས། །
དེ་ཕྱིར་འཕགས་པ་རྣམས་དང་སོ་སྐྱེ་ཡིས། །
དགེ་བ་གང་བསྒྲུབས་ཀུན་ལ་ཡི་རང་ངོ་། །
བླ་མེད་བྱང་ཆུབ་མཆོག་ཏུ་སེམས་བསྐྱེད་ནས། །
DE YI SO NAM NYAM DU TOP PAR SUNG
DE CHIR PAK PA NAM DANG SO KYE YI
GE WA GANG DRUP KUN LA YI RANG NGO
LA ME JANG CHUP CHOK TU SEM KYE NE
It is said that one will gain equal merit. I therefore rejoice in all the virtuous deeds Of aryas and ordinary beings. I rejoice in their generation of bodhicitta
thì công đức có được / sẽ ngang bằng như nhau. / Vậy con xin vui cùng / hết thảy mọi thiện hạnh / của thánh giả, phàm phu. / Vui cùng mọi công đức / phát khởi tâm bồ đề /

འགྲོ་དོན་རྒྱ་ཆེན་མཛད་ལ་ཡི་རང་ངོ་། །
མི་དགེ་བཅུ་པོ་སྤངས་པ་དགེ་བ་བཅུ། །
གཞན་གྱི་སྲོག་བསྐྱབ་སྦྱིན་པ་གཏོང་བ་དང་། །
སྡོམ་པ་སྲུང་ཞིང་བདེན་པར་སྨྲ་བ་དང་།
DRO DON GYA CHEN DZE LA YI RANG NGO
MI GE CHU PO PANG PA GE WA CHU
SHEN GYI SOK KYAB JIN PA TONG WA DANG
DOM PA SUNG SHING DEN PAR MA WA DANG
And their vast benefit for beings. The ten virtues that are the opposites of the ten wrongdoings – Saving others’ lives, giving generously, chastity, speaking truthfully,
và lợi ích chúng sinh; / công đức lánh thập ác, / công đức hành thập thiện: / cứu sinh mạng hữu tình / bố thí, giữ phạm hạnh, / luôn nói lời chân thật, /

༄༅། འཁོན་པ་བསྡུམ་དང་ཞི་དུལ་དྲང་པོར་སྨྲ། །
དོན་དང་ལྡན་པའི་གཏམ་བརྗོད་འདོད་པ་ཆུང་། །
བྱམས་དང་སྙིང་རྗེ་སྒོམ་ཞིང་ཆོས་ལ་སྤྱོད། །
དགེ་བ་དེ་རྣམས་ཀུན་ལ་ཡི་རང་ངོ་། །
KHON PA DUM DANG SHI DUL DRANG POR MA
DON DANG DEN PAY TAM CHO DO PA CHUNG
JAM DANG NYING JE GOM SHING CHO LA CHO
GE WA DE NAM KUN LA YI RAN NGO
Healing discord, speaking gently and straightforwardly, conversing meaningfully, having little desire, Cultivating love and compassion, and practising Dharma: I rejoice in those virtuous actions.
hàn gắn mọi xung đột, / thẳng thắng và ôn hòa, / nói lời có ý nghĩa, / giảm thiểu lòng ham muốn, / thuần dưỡng tâm từ bi, / chuyên tâm tu chánh pháp: / xin tùy hỉ hết thảy / những việc tốt lành này. /

ཕྱོགས་བཅུའི་འཇིག་རྟེན་རབ་འབྱམས་ཐམས་ཅད་ན། །
རྫོགས་སངས་རྒྱསནས་རིང་པོར་མ་ལོན་པར། །
དེ་དག་རྣམས་ལ་ཆོས་ཀྱི་འཁོར་ལོ་ནི། །
རྒྱ་ཆེན་མྱུར་དུ་བསྐོར་བར་བདག་གིས་བསྐུལ།
CHOK CHUY JIK TEN RAP JAM TAM CHE NA
DZOK SANG GYE NE RING POR MA LON PAR
DE DAK NAM LA CHO KYI KHOR LO NI
GYA CHEN NYUR DU KOR WAR DAK GI KUL
All you who have recently attained perfect buddhahood in any of the Numberless realms in the ten directions: I urge you to soon turn the vast dharmachakra.
Trong vô lượng quốc độ / ở khắp cả mười phương / có được bao nhiêu đấng / vừa thành tựu quả Phật: / con khẩn cầu chư vị / sớm chuyển đẩy pháp luân. /

༄༅། མངོན་ཤེས་ཐུགས་ཀྱིས་དེ་དོན་མཁྱེན་པར་གསོལ། །
སངས་རྒྱས་བྱང་སེམས་བསྟན་འཛིན་དགེ་བའི་བཤེས། །
མྱ་ངན་འདའ་བར་བཞེད་ཀུན་དེ་དག་ལ། །
མྱ་ངན་མི་འདའ་བཞུགས་པར་གསོལ་བ་འདེབས། །
NGO SHE TUK KYI DE DON KHYEN PA SOL
SANG GYE JANG SEM TEN DZIN GE WAY SHE
NYA NGEN DA WAR SHE KUN DE DAK LA
NYA NGEN MI DA SHUK PAR SOL WA DEP
I pray that you hear me with your clairvoyance. All buddhas, bodhisattvas, holders of Dharma, And spiritual friends who wish to pass into nirvana: I pray that you do not do so, but remain.
Xin vận dụng thần lực / thấu cho lời nguyện này. /  Chư Phật đà, bồ tát / chư trì pháp, pháp hữu, / nếu muốn hiện niết bàn / thì con xin chắp tay / thỉnh chư vị đừng vội, / nán lại cùng chúng con. /

འདིས་མཚོན་བདག་གི་དུས་གསུམ་དགེ་བ་རྣམས། །
འགྲོ་བ་སེམས་ཅན་ཀུན་གྱི་དོན་དུ་བསྔོ། །
ཀུན་ཀྱང་བླ་མེད་བྱང་ཆུབ་མྱུར་ཐོབ་ནས། །
ཁམས་གསུམ་འཁོར་བ་དོང་ནས་སྤྲུགས་གྱུར་ཅིག
DI TSON DAK GI DU SUM GE WA NAM
DRO WA SEM CHEN KUN GYI DON DU NGO
KUN KYANG LA ME JANG CHUP NYUR TOP NE
KHAM SUM KHOR WA SONG NE TRUK GYUR CHIK
I dedicate this and all my virtue of the three times to the benefit of all beings. May they all Quickly attain unsurpassable awakening and empty samsara’s three realms from their depths.
Bao nhiêu công đức này, / cùng ba thời công đức, / con nguyện mang ra hết, / hồi hướng khắp chúng sinh, / nguyện chúng sinh sớm đạt / quả vô thượng bồ đề, /
đáy luân hồi ba cõi / nguyện vắng không còn ai. /

༄༅། དེ་ཡི་དགེ་བ་བདག་ལ་མྱུར་སྨིན་ནས། །
ཚེ་འདིར་དུས་མིན་འཆི་བ་བཅོ་བརྒྱད་ཞི། །
ནད་མེད་ལང་ཚོ་རྒྱས་པའི་ལུས་སྟོབས་ལྡན། །
དཔལ་འབྱོར་འཛད་མེད་དབྱར་གྱི་གངྒཱ་ལྟར། །
DE YI GE WA DAK LA NYUR MIN NE
TSE DIR DU MIN CHI WA CHO GYE SHI
NE ME LANG TSO GYE PAY LU TOP DEN
PAL JOR DZE ME YAR GYI GAN GA TAR
May this virtue quickly ripen in me. In this life, may the eighteen untimely deaths be prevented. May I be healthy and as vigorous as a youth. May my wealth be as inexhaustible as the Ganges in summer.
Nguyện thiện đức mau chóng / chín mùi ở nơi con, / nguyện giải trừ hết thảy / mười tám chết phi thời, / nguyện sức khỏe dồi dào, / cường tráng như tuổi trẻ, / nguyện tài sản bất tận / như sông Hằng mùa hạ. /

བདུད་དགྲའི་འཚེ་བ་མེད་ཅིང་དམ་ཆོས་སྤྱོད། །
བསམ་པའི་དོན་ཀུན་ཆོས་ལྡན་ཡིད་བཞིན་འགྲུབ། །
བསྟན་དང་འགྲོ་ལ་ཕན་ཐོབས་རྒྱ་ཆེན་འགྲུབ། །
མི་ལུས་དོན་དང་ལྡན་པར་འགྲུབ་པར་ཤོག
DU DRAY TSE WA ME CHING DAM CHO CHO
SAM PAY DON KUN CHO DEN YI SHIN DRUP
TEN DANG DRO LA PEN TOK GYA CHEN DRUP
MI LU DON DANG DEN PAR DRUP PAR SHOK
Unharmed by maras or enemies, may I practice genuine Dharma. May all my wishes be fulfilled in accord with Dharma and my intentions.May I accomplish vast benefit for Dharma and beings. May my human body be meaningful.
Nguyện ma vương, kẻ thù / không thể nào quấy phá. / Nguyện tu theo diệu pháp. / Nguyện thỏa mọi ước mong / thuận chánh pháp, tâm ý. / Nguyện viên thành lợi ích / cho Phật pháp, chúng sinh. / Nguyện thân người này đây / trở nên thật xứng đáng. /

༄༅། བདག་དང་བདག་ལ་འབྲེལ་ཐོགས་ཀུན། །
འདི་ནས་ཚེ་འཕོས་གྱུར་མ་ཐག །
སྤྲུལ་པའི་སངས་རྒྱས་འོད་དཔག་མེད། །
དགེ་སློང་དགེ་འདུན་འཁོར་གྱིས་བསྐོར། །
DAK DANG DAK LA DREL TOK KUN
DI NE TSE PO GYUR MA TAK
TRUL PE SANG GYE O PAK ME
GE LONG GEN DUN KHOR GYI KOR
May I and all connected to me, as soon as we pass from this life, Actually see in front of us the emanated buddha Amitabha
Nguyện con cùng những ai / có duyên nghiệp với con / vừa lìa bỏ đời này / tức thì ngay trước mắt / Phật Di Đà hiện ra. /

མདུན་དུ་མངོན་སུམ་འབྱོན་པར་ཤོག །
དེ་མཐོང་ཡིད་དགའ་སྣང་བ་སྐྱིད། །
ཤི་བའི་སྡུག་བསྔལ་མེད་པར་ཤོག །
བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་མཆེད་བརྒྱད་ནི།
DUN DU NGON SUM JON PAR SHOK
DE TONG YI GA NANG WA KYI
SHI WAY DUK NGEL ME PAR SHOK
JANG CHUP SEM PA CHE GYE NI
Surrounded by his Sangha of bodhisattvas. Seeing them, may we feel joy. May we be without suffering at death. May the eight bodhisattvas
cùng chúng tăng bồ tát. / Thấy rồi, lòng mừng vui, / nguyện bước qua cửa tử / không một chút đớn đau. / Nguyện tám đại bồ tát, /

༄༅། རྫུ་འཕྲུལ་སྟོབས་ཀྱིས་ནམ་མཁར་བྱོན། །
བདེ་བ་ཅན་དུ་འགྲོ་བ་ཡི། །
ལམ་སྟོན་ལམ་སྣ་འདྲེན་པར་ཤོག །
ངན་སོང་སྡུག་བསྔལ་བཟོད་བླག་མེད། །
DZU TRUL TOP KYI NAM KHAR JON
DE WA CHEN DU DRO WA YI
LAM TON LAM NA DREN PAR SHOK
NGEN SONG DUK NGEL SO LAK ME
Appear miraculously in the sky. May they show me the way And lead me to Sukhavati. The suffering in lower states is unbearable.
nhiệm mầu hiện trên không / và tiếp dẫn cho con / về Tây Phương Cực Lạc. / Khổ đau cảnh ác đạo / thật không thể nào kham, /

ལྷ་མིའི་བདེ་སྐྱིད་མི་རྟག་འགྱུར། །
དེ་ལ་སྐྲག་སེམས་སྐྱེ་བར་ཤོག །
ཐོག་མ་མེད་ནས་ད་ལྟའི་བར། །
འཁོར་བ་འདི་ན་ཡུན་རེ་རིང་།
LHA MIY DE KYI MI TAK GYUR
DE LA TRAK SEM KYE WAR SHOK
TOK MA ME NE DA TAY BAR
KHOR WA DI NA YUN RE RING
The pleasures of devas and humans are impermanent. May I be afraid of this. Throughout beginningless time up to now, samsara has lasted for a very long time.
lạc thú cảnh trời, người / đều là cảnh vô thường. / Nguyện con thấy sợ hãi. / Từ vô thủy sinh tử / cho đến tận bây giờ / luân hồi mãi trường tồn, /

༄༅། དེ་ལ་སྐྱོ་བ་སྐྱེ་བར་ཤོག །
མི་ནས་མི་རུ་སྐྱེ་ཆོག་ཀྱང་། །
སྐྱེ་རྒ་ན་འཆི་གྲངས་མེད་མྱོང་། །
དུས་ངན་སྙིགས་མར་བར་ཆད་མང་། །
DE LA KYO WA KYE WAR SHOK
MI NE MI RU KYE CHOK KYANG
KYE GA NA CHI DRANG ME NYONG
DU NGEN NYIK MAR BAR CHE MANG
May I feel sorrow about this. I might be born repeatedly as a human being, but I would Experience birth, aging, sickness and death countless times. There are many obstacles in this degenerate time.
nguyện con thấy chán ngán. / Cho dù luôn làm người / thì cũng vẫn phải chịu / khổ sinh lão bệnh tử, / triền miên không kể xiết. / Vào thời mạt pháp này / thật quá nhiều chướng duyên, /

མི་དང་ལྷ་ཡི་བདེ་སྐྱིད་འདི། །
དུག་དང་འདྲེས་པའི་ཟས་བཞིན་དུ། །
འདོད་པ་སྤུ་ཙམ་མེད་པར་ཤོག །
ཉེ་དུ་ཟས་ནོར་མཐུན་གྲོགས་རྣམས།
MI DANG LHA YI DE KYI DI
DUK DANG DRE PAY SE SHIN DU
DO PA PU TSAM ME PAR SHOK
NYE DU SE NOR TUN DROK NAM
The pleasures of humans and devas are like food mixed with poison. May I have not so much as a hair’s worth of desire for them. My family, food, wealth and friends
lạc thú cõi người, trời / như cơm trộn thuốc độc: / nguyện cho mọi tham ái / dù mỏng như sợi tóc / cũng tuyệt dứt không còn. / Gia đình và thực phẩm / tài sản cùng bằng hữu, /

༄༅། མི་རྟག་སྒྱུ་མ་རྨི་ལམ་བཞིན། །
ཆགས་ཞེན་སྤུ་ཙམ་མེད་པར་ཤོག །
ས་ཆ་ཡུལ་རིས་ཁང་ཁྱིམ་རྣམས། །
རྨི་ལམ་ཡུལ་གྱི་ཁང་ཁྱིམ་ལྟར། །
MI TAK GYU MA MI LAM SHIN
CHAK SHEN PU TSAM ME PAR SHOK
SA CHA YUL RI KHANG KHYIM NAM
MI LAM YUL GYI KHANG KHYIM TAR
Are impermanent, like illusions or dreams. May I have not so much as a hair’s worth of attachment to them. My land, my vicinity and my home are just like one’s home in a dream.
vô thường như huyễn, mộng. / Nguyện cho mọi chấp luyến / dù mỏng như sợi tóc / cũng tuyệt đứt không còn. / Quốc, hương, gia, đều như / căn nhà trong giấc mộng, /

བདེན་པར་མ་གྲུབ་ཤེས་པར་ཤོག །
ཐར་མེད་འཁོར་བའི་རྒྱ་མཚོ་ནས། །
ཉེས་ཆེན་བཙོན་ནས་ཐར་པ་བཞིན། །
བདེ་བ་ཅན་གྱི་ཞིང་ཁམས་སུ།
DEN PAR MA DRUP SHE PAR SHOK
TAR ME KHOR WAY GYA TSO NE
NYE CHEN TSON NE TAR PA SHIN
DE WA CHEN GYI SHING KHAM SU
May I know them to be unreal. May I flee the ocean of samsara, from which it is so hard to get free, Like a felon escaping from prison. May I flee to the realm of Sukhavati
nguyện con biết nhìn thấy / hết thảy đều không thật. / Nguyện cho con vượt thoát / biển luân hồi khó vượt, / Như tù nhân vượt ngục / nguyện con vượt sinh tử / đến Tây Phương Cực lạc, /

༄༅། ཕྱི་ལྟས་མེད་པར་འབྲོས་པར་ཤོག །
ཆགས་ཞེན་འཁྲི་བ་ཀུན་བཅད་ནས། །
བྱ་རྒོད་རྙི་ནས་ཐར་བ་བཞིན། །
ནུབ་ཀྱི་ཕྱོགས་ཀྱི་ནམ་མཁའ་ལ། །
CHI TE ME PAR DRO PAR SHOK
CHAK SHEN TRI WA KUN CHE NE
JA GO NYI NE TAR WA SHIN
NUP KYI CHOK KYI NAM KHA LA
Without looking back. Having severed all craving and clinging, May I fly through the western sky like a vulture freed from a snare,
nhất quyết chẳng quay đầu. / Đoạn lìa mọi ái, thủ, / nguyện bay vào trời Tây / như chim kên thoát bẫy, /

འཇིག་རྟེན་ཁམས་ནི་གྲངས་མེད་པ། །
སྐད་ཅིག་ཡུད་ལ་བགྲོད་བྱས་ནས། །
བདེ་བ་ཅན་དུ་ཕྱིན་པར་ཤོག །
དེ་རུ་སངས་རྒྱས་འོད་དཔག་མེད།
JIK TEN KHAM NI DRANG ME PA
KE CHIK YU LA DRO CHE NE
DE WA CHEN DU CHIN PAR SHOK
DE RU SANG GYE O PAK ME
Passing countless worlds in an instant, And reach Sukhavati. May I see the face of Amitabha,
chỉ trong một phút giây / vượt muôn trùng cõi thế, / đến tịnh độ Cực Lạc. / Nguyện thấy được dung nhan / của Phật A Di Đà, /

༄༅། མངོན་སུམ་བཞུགས་པའི་ཞལ་མཐོང་ནས། །
སྒྲིབ་པ་ཐམས་ཅད་དག་པར་ཤོག །
སྐྱེ་གནས་བཞི་ཡི་མཆོག་གྱུར་པ། །
མེ་ཏོག་པདྨའི་སྙིང་པོ་ལ། །
NGON SUM SHUK PAY SHAL TONG NE
DRIP PA TAM CHE DAK PAR SHOK
KYE NE SHI YI CHOK GYUR PA
ME TOK PE MAY NYING PO LA
Who is actually present there. May all my obscurations be purified.
The best of the four births is instantaneous birth in the heart of a lotus flower.
thật sự đang ở đó. / Nguyện che chướng trong con / hết thảy đều thanh tịnh. / Xét trong bốn loại sinh, / thù thắng nhất vẫn là / sinh từ giữa lòng sen. /

བརྫུས་ཏེ་སྐྱེ་བ་ལེན་པར་ཤོག །
སྐད་ཅིག་ཉིད་ལ་ལུས་རྫོགས་ནས། །
མཚན་དཔེ་ལྡན་པའི་ལུས་ཐོབ་ཤོག །
མི་སྐྱེ་དྭོགས་པའི་ཐེ་ཚོམ་གྱིས།
DZU TE KYE WA LEN PAR SHOK
KE CHIK NYI LA LU DZOK NE
TSEN PE DEN PAY LU TOP SHOK
MI KYE DOK PAY TE TSOM GYI
May I take such a birth. My body complete in an instant, May it have the marks and signs. Doubt as to whether or not I will be born there
Nguyện vãng sinh như vậy, / thân tức thì đầy đủ, / hết thảy tướng chánh, phụ. / Nếu tâm còn chưa chắc / có vãng sanh được chăng, /

༄༅། ལོ་གྲངས་ལྔ་བརྒྱའི་བར་དག་ཏུ། །
ནང་དེར་བདེ་སྐྱིད་ལོངས་སྤྱོད་ལྡན། །
སངས་རྒྱས་གསུང་ནི་ཐོས་ན་ཡང་། །
མེ་ཏོག་ཁ་ནི་མི་བྱེ་བས། །
LO DRANG NGA GYAY BAR DAK TU
NANG DER DE KYI LONG CHO DEN
SANG GYE SUNG NI TO NA YANG
ME TOK KHA NI MA CHE WAY
Would cause me to remain in the lotus for five hundred years. I would be happy and comfortable And would hear the Buddha’s speech, but because of the flower not opening
hoài nghi này sẽ khiến / con kẹt giữa lòng sen / trong suốt năm trăm năm. / Nụ sen vẫn êm ái, / vẫn yên vui thoải mái, / vẫn nghe được tiếng Phật / nhưng vì sen không nở, /

སངས་རྒྱས་ཞལ་མཇལ་ཕྱི་བའི་སྐྱོན། །
དེ་འདྲ་བདག་ལ་མི་འབྱུང་ཤོག །
སྐྱེས་མ་ཐག་ཏུ་མེ་ཏོག་བྱེ། །
འོད་དཔག་མེད་པའི་ཞལ་མཐོང་ཤོག
SANG GYE SHAL JAL CHI WAY KYON
DE DRA DAK LA MI JUNG SHOK
KYE MA TAK TU ME TOK CHE
O PAK ME PAY SHAL TONG SHOK
My seeing the Buddha’s face would be delayed. May that not happen to me. As soon as I am born, may my flower open. May I see Amitabha’s face.
nên chậm thấy dung nhan / của đức Phật Di Đà. / Nguyện không vướng cảnh này, / nguyện khi vừa vãng sanh, / cánh sen liền rộ nở / cho con thấy khuôn mặt /  đức Di Đà Từ Tôn. /

༄༅། བསོད་ནམས་སྟོབས་དང་རྫུ་འཕྲུལ་གྱིས། །
ལག་པའི་མཐིལ་ནས་མཆོད་པའི་སྤྲིན། །
བསམ་མི་ཁྱབ་པར་སྤྲོས་བྱས་ནས། །
སངས་རྒྱས་འཁོར་བཅས་མཆོད་པར་ཤོག །
SO NAM TOP DANG DZU TRUL GYI
LAK PAY TIL NE CHO PAY TRIN
SAM MI KHYAB PAR TRO CHE NE
SANG GYE KHOR CHE CHO PAR SHOK
Through merit and miraculous powers, may vast clouds of offerings Emanate from my palms, may I present them to the Buddha and his entourage.
Nương công đức, thần lực / nguyện biển mây cúng dường / từ tay con xuất ra / dâng lên cho đức Phật / cùng thánh chúng tùy tùng. /

དེ་ཚེ་དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་དེས། །
ཕྱག་གཡས་བརྐྱངས་ནས་མགོ་ལ་བཞག །
བྱང་ཆུབ་ལུང་བསྟན་ཐོབ་པར་ཤོག །
ཟབ་དང་རྒྱ་ཆེའི་ཆོས་ཐོས་ནས།
DE TSE DE SHIN SHEK PA DEY
CHAK YE KYANG NE GO LA SHAK
JANG CHUP LUNG TEN TOP PAR SHOK
SAP DANG GYA CHEY CHO TO NE
At that time, may that tathagata extend his right hand and place it on my head. May I receive prophecy of my awakening, having heard profound and vast Dharma,
Khi ấy, nguyện Như Lai / đưa ra bàn tay phải / đặt trên đỉnh đầu con. / Được thọ ký thành Phật / nghe chánh pháp quảng thâm, /

༄༅། རང་རྒྱུད་སྨིན་ཅིང་གྲོལ་བར་ཤོག །
སྤྱན་རས་གཟིགས་དང་མཐུ་ཆེན་ཐོབ། །
རྒྱལ་སྲས་ཐུ་བོ་རྣམ་གཉིས་ཀྱིས། །
བྱིན་གྱིས་བརླབས་ཤིང་རྗེས་བཟུང་ཤོག །
RANG GYU MIN CHING DROL WAR SHOK
CHEN RE SIK DANG TU CHEN TOP
GYAL SE TU WO NAM NYI KYI
JIN GYI LAP SHING JE SUNG SHOK
May my being be ripened and liberated. May I be bless ed and cared for by The two foremost bodhisattvas, Avalokita and Vajrapani.
nguyện thành thục, giải thoát, / lại được hai bồ tát / là đức Quan Thế Âm / và đức Kim Cang Thủ / cùng hộ niệm, giữ gìn. /

ཉིན་རེ་བཞིན་དུ་ཕྱོགས་བཅུ་ཡི། །
སངས་རྒྱས་བྱང་སེམས་དཔག་མེད་པ། །
འོད་དཔག་མེད་པ་མཆོད་པ་དང་། །
ཞིང་དེར་བལྟ་ཕྱིར་འབྱོན་པའི་ཚེ།
NYIN RE SHIN DU CHOK CHU YI
SANG GYE JANG SEM PAK ME PA
O PAK ME PA CHO PA DANG
SHING DER TA CHIR JON PAY TSE
Every day, innumerable buddhas and bodhisattvas gather from the ten directions in order to Present offerings to Amitabha and view that realm. At that time,
Mỗi ngày đều luôn có / vô lượng Phật, bồ tát / từ mười phương cùng về / hiến cúng đức Di Đà, / chiêm bái cõi tịnh độ. /

༄༅། དེ་དག་ཀུན་ལ་བསྙེན་བཀུར་ཞིང་། །
ཆོས་ཀྱི་བདུད་རྩི་ཐོབ་པར་ཤོག །
རྫུ་འཕྲུལ་ཐོགས་པ་མེད་པ་ཡིས། །
མངོན་དགའི་ཞིང་དང་དཔལ་ལྡན་ཞིང་། །
DE DAK KUN LA NYEN KUR SHING
CHO KYI DU TSI TOP PAR SHOK
DZU TRUL TOK PA ME PA YI
NGON GAY SHING DANG PAL DEN SHING
May I attend them and receive the amrita of Dharma. With unimpeded miraculous powers, may I go to the realms of Joyous, Glorious,
Khi ấy, nguyện có con / thọ cam lồ chánh pháp. / Nguyện cho con du hành / bằng thần lực vô ngại, / đến các cõi tịnh độ: / cõi Đông Phương Điều Hỉ / cõi Tây Phương Rực Rỡ, /

ལས་རབ་རྫོགས་དང་སྟུག་པོ་བཀོད། །
སྔ་དྲོ་དེ་དག་རྣམས་སུ་འགྲོ། །
མི་བསྐྱོད་རིན་འབྱུང་དོན་ཡོད་གྲུབ། །
རྣམ་སྣང་ལ་སོགས་སངས་རྒྱས་ལ།
LE RAP DZOK DANG TUK PO KO
NGA TRO DE DAK NAM SU DRO
MI KYO RIN JUNG DON YO DRUP
NAM NANG LA SOK SANG GYE LA
Perfect Action, and Densely Arrayed. Going there in the morning, may I receive Empowerment, blessings and vows from Akshobhya, Ratnasambhava, Amoghasiddhi,
Cõi Bắc Phương Viên Hạnh / cõi Trung Phương Mật Nghiêm. / Buổi sáng thọ quán đảnh, / gia trì và mật thệ, / từ đức Phật Bất Động / từ đức Phật Bảo Sanh, / Phật Bất Không Thành Tựu, /

༄༅། དབང་དང་བྱིན་རླབས་སྡོམ་པ་ཞུ། །
མཆོད་པ་དུ་མས་མཆོད་བྱས་ནས། །
དགོང་མོ་བདེ་བ་ཅན་ཉིད་དུ། །
དཀའ་ཚེགས་མེད་པར་སླེབ་པར་ཤོག །
WANG DANG JIN LAP DOM PA SHU
CHO PA DU MAY CHO CHE NE
GONG MO DE WA CHEN NYI DU
KA TSEK ME PAR LEP PAR SHOK
Vairochana and other buddhas. Having presented many offerings, May I return without difficulty to Sukhavati in the evening.
Phật Tì Lô Xá Na, / cùng với chư Phật khác, / dâng phẩm vật phong phú, / cho đến buổi xế chiều / nguyện tự tại trở về / cõi Tây Phương Cực Lạc. /

པོ་ཊ་ལ་དང་ལྕང་ལོ་ཅན། །
རྔ་ཡབ་གླིང་དང་ཨོ་རྒྱན་ཡུལ། །
སྤྲུལ་སྐུའི་ཞིང་ཁམས་བྱེ་བ་བརྒྱར། །
སྤྱན་རས་གཟིགས་དང་སྒྲོལ་མ་དང་།
PO TA LA DANG CHANG LO CHEN
NGA YAP LING DANG OR GYEN YUL
TRUL KUY SHING KHAM CHE WA GYAR
CHEN RE SIK DANG DROL MA DANG
In Potala, Alakavati, Chamaradvipa and Uddiyana; In a billion nirmanakaya realms, may I meet a billion Avalokites, Taras,
Tại điện Pô-ta-la, / À-la-ka-va-tí, / Cha-ma-rát-vi-pa / và U-đi-ya-na, / mười vạn ức quốc độ, / trong khắp cõi báo thân, / nguyện con được diện kiến / vạn ức Quan Thế Âm, /
Ta-ra, Kim Cang Thủ, /

༄༅། ཕྱག་རྡོར་པད་འབྱུང་བྱེ་བ་བརྒྱ། །
མཇལ་ཞིང་མཆོད་པ་རྒྱ་མཚོས་མཆོད། །
དབང་དང་གདམས་ངག་ཟབ་མོ་ཞུ། །
མྱུར་དུ་རང་གནས་བདེ་ཆེན་ཞིང་། །
CHAK DOR PE JUNG CHE WA GYA
JAL SHING CHO PA GYA TSO CHO
WANG DANG DAM NGAK SAP MO SHU
NYUR DU RANG NE DE CHEN SHING
Vajrapanis and Padmakaras. May I present oceans of offerings to them And receive empowerments and profound instructions. May I quickly then return unimpeded
cùng đức Liên Hoa Sanh. / Cả biển rộng cúng phẩm / con nguyện dâng hiến hết, /  và thọ pháp quán đảnh, / thọ khai thị thâm sâu. / Mau chóng, không ngăn ngại, /

ཐོགས་པ་མེད་པར་ཕྱིན་པར་ཤོག །
ཤུལ་གྱི་ཉེ་དུ་གྲྭ་སློབ་སོགས། །
ལྷ་ཡི་མིག་གིས་གསལ་བར་མཐོང་། །
སྲུང་སྐྱོབ་བྱིན་གྱིས་རློབ་བྱེད་ཅིང་།
TOK PA ME PAR CHIN PAR SHOK
SHUL GYI NYE DU DRA LOP SOK
LHA YI MIK GI SAL WAR TONG
SUNG KYOP JIN GYI LOP CHE CHING
To my own residence in Sukhavati. May I see with the divine eye My surviving family, monks and disciples. May I protect and bless them
trở về lại trú xứ / cõi Cực Lạc Tây Phương. / Nguyện vận dụng thần nhãn / nhìn người thân ở lại, / tăng ni cùng đệ tử, / nguyện hộ trì tất cả. /

༄༅། འཆི་དུས་ཞིང་དེར་ཁྲིད་པར་ཤོག །
བསྐལ་བཟང་འདི་ཡི་བསྐལ་པའི་ཡུན། །
བདེ་བ་ཅན་གྱི་ཞག་གཅིག་སྟེ། །
བསྐལ་པ་གྲངས་མེད་འཆི་བ་མེད།
CHI DU SHING DER TRI PAR SHOK
KAL SANG DI YI KAL PAY YUN
DE WA CHEN GYI SHAK CHIK TE
KAL PA DRANG ME CHI WA ME
And lead them to that realm at death. The duration of this fortunate kalpa Is one day in Sukhavati. Throughout countless kalpas, there is no death.
đến khi họ mạng chung, / nguyện đưa về Cực Lạc. / Cả thời Hiền kiếp này / chỉ dài bằng một ngày / trong cõi Phật Cực Lạc. / Cả vô lượng đại kiếp / không hề có cái chết. /

རྟག་ཏུ་ཞིང་དེ་འཛིན་པར་ཤོག །
བྱམས་པ་ནས་བཟུང་མོས་པའི་བར། །
བསྐལ་བཟང་འདི་ཡི་སངས་རྒྱས་རྣམས། །
འཇིག་རྟེན་འདི་ན་ནམ་འབྱོན་ཚེ།
TAK TU SHING DE DZIN PAR SHOK
JAM PA NE SUNG MO PAY BAR
KAL SANG DI YI SANG GYE NAM
JIK TEN DI NA NAM JON TSE
May I always remain in that realm. From Maitreya up to Rochana, When all the buddhas of this fortunate kalpa come to this world,
Nguyện con luôn ở lại / trong cõi Cực Lạc này. / Kể từ đức Di Lạc / cho đến đức Lưu Chí / chư Phật thời Hiền kiếp / sẽ lần lượt xuất thế. / 

༄༅། རྫུ་འཕྲུལ་སྟོབས་ཀྱིས་འདིར་འོངས་ནས། །
སངས་རྒྱས་མཆོད་ཅིང་དམ་ཆོས་ཉན། །
སླར་ཡང་བདེ་ཆེན་ཞིང་ཁམས་སུ། །
ཐོགས་པ་མེད་པར་འགྲོ་བར་ཤོག །
DZU TRUL TOP KYI DIR ONG NE
SANG GYE CHO CHING DAM CHO NYEN
LAR YANG DE CHEN SHING KHAM SU
TOK PA ME PAR DRO WAR SHOK
May I come here with miraculous powers, present offerings to those buddhas, Listen to the genuine Dharma, and return unimpeded.
khi ấy, nguyện cho con / vận dụng thần lực mình / để cúng dường chư Phật, / và lắng nghe chánh pháp, / rồi trở về Cực Lạc / ung dung, không ngăn ngại. /

སངས་རྒྱས་བྱེ་བ་ཁྲག་ཁྲིག་བརྒྱ་སྟོང་ཕྲག །
བརྒྱད་ཅུ་རྩ་གཅིག་སངས་རྒྱས་ཞིང་ཀུན་གྱི། །
ཡོན་ཏན་བཀོད་པ་ཐམས་ཅད་གཅིག་བསྡོམས་པ། །
ཞིང་ཁམས་ཀུན་ལས་ཁྱད་འཕགས་བླ་ན་མེད།
SANG GYE CHE WA TRAK TRIK GYA TONG TRAK
GYE CHU TSA CHIK SANG GYE SHING KUN GYI
YON TEN KO PA TAM CHE CHIK DOM PA
SHING KHAM KUN LE KHYE PAK LA NA ME
To the realm of Sukhavati. All the features and attributes of the realms Of eighty-one septillion buddhas are combined in that realm that is superior to all others.
Y báo của hết thảy / tám mươi mốt tỷ tỷ / cõi tịnh độ của Phật / đều hiện đủ ở đây / thù thắng hơn hết thảy: /

༄༅། བདེ་བ་ཅན་གྱི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
རིན་ཆེན་ས་གཞི་ཁོད་སྙོམས་ལག་མཐིལ་ལྟར། །
ཡངས་ཤིང་རྒྱ་ཆེ་གསལ་ཞིང་འོད་ཟེར་འབར། །
མནན་ན་ནེམ་ཞིང་བཏེག་ན་སྤར་བྱེད་པ། །
DE WA CHEN GYI SHING DER KYE WAR SHOK
RIN CHEN SA SHI KHO NYOM LAK TIL TAR
YANG SHING GYA CHE SAL SHING O SER BAR
NEN NA NEM SHING TEK NA PAR CHE PA
May I be born in the realm of Sukhavati. Its precious ground is as even as the palm of a hand. Vast and spacious, it blazes brightly and radiantly. It is soft and supple.
nguyện vãng sinh Cực Lạc. / Nền đất quí ở đây / phẳng mịn như lòng tay, bao la và bát ngát, /  hào quang chiếu rạng ngời, / dịu êm và nhu nhuyễn, /

བདེ་འཇམ་ཡངས་པའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
རིན་ཆེན་དུ་མ་ལས་གྲུབ་དཔག་བསམ་ཤིང་། །
ལོ་མ་དར་ཟབ་འབྲས་བུ་རིན་ཆེན་བརྒྱན། །
དེ་སྟེང་སྤྲུལ་པའི་བྱ་ཚོགས་སྐད་སྙན་སྒྲས།
DE JAM YANG PAY SHING DER KYE WAR SHOK
RIN CHEN DU MA LE DRUP PAK SAM SHING
LO MA DAR SAP DRE BU RIN CHEN GYEN
DE TENG TRUL PAY JA TSOK KE NYEN DRE
May I be born in that pleasant, gentle, spacious realm. The wish-fulfilling trees are composed of many jewels And are decorated by leaves of silk and precious fruit. In them are emanated birds whose sweet calls
vui, dịu, rộng thênh thang, / nguyện vãng sinh tịnh độ. / Cây như ý trĩu ngọc / lá bạc cùng trái quí. / Từ nơi ấy hiện ra / chim thánh thót ngọt ngào, /

༄༅། ཟབ་དང་རྒྱ་ཆེའི་ཆོས་ཀྱི་སྒྲ་རྣམས་སྒྲོགས། །
ངོ་མཚར་ཆེན་པོའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
སྤོས་ཆུའི་ཆུ་ཀླུང་ཡན་ལག་བརྒྱད་ལྡན་མང་། །
དེ་བཞིན་བདུད་རྩིའི་ཁྲུས་ཀྱི་རྫིང་བུ་རྣམས། །
SAP DANG GYA CHEY CHO KYI DAR NAM DROK
NGO TSAR CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK
PO CHUY CHU LUNG YEN LAK GYE DEN MANG
DE SHIN DU TSIY TRU KYI DZING BU NAM
Proclaim profound and vast Dharma. May I be born in that wondrous realm. There are many rivers of scented water with the eight attributes. There are also bathing pools of amrita,
thuyết giảng Pháp quảng thâm. / Nguyện sinh cõi mầu nhiệm, / nơi ấy, nước sông thơm / đủ tám đặc tính quí, / nơi ấy, bể cam lồ, /

རིན་ཆེན་སྣ་བདུན་ཐེམ་སྐས་ཕ་གུས་བསྐོར། །
མེ་ཏོག་པདྨ་དྲི་ཞིམ་འབྲས་བུར་ལྡན། །
པདྨའི་འོད་ཟེར་དཔག་ཏུ་མེད་པ་འཕྲོ། །
འོད་ཟེར་རྩེ་ལ་སྤྲུལ་པའི་སངས་རྒྱས་བརྒྱན།
RIN CHEN NA DUN TEM KE PA GU KOR
ME TOK PE MA DRI SHIM DRE BUR DEN
PE MAY O SER PAK TU ME PA TRO
O SER TSE LA TRUL PAY SANG GYE GYEN
Surrounded by steps and bricks of the seven jewels. Lotus flowers with sweet fragrance and fruit Emit countless rays of light. The ends of those light-rays are adorned by emanated buddhas.
nền lát bằng thất bảo. / Sen tỏa ngát mùi hương, / trái cây hào quang chiếu. / Trên mỗi nhánh hào quang / chư Phật trang nghiêm hiện. /

༄༅། ཡ་མཚན་ཆེན་པོའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
མི་ཁོམ་བརྒྱད་དང་ངན་སོང་སྒྲ་མི་གྲགས། །
ཉོན་མོངས་དུག་ལྔ་དུག་གསུམ་ནད་དང་གདོན། །
དགྲ་དང་དབུལ་ཕོངས་འཐབ་རྩོད་ལ་སོགས་པ། །
YAM TSEN CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK
MI KHOM GYE DANG NGEN SONG DRA MI DRAK
NYON MONG DUK NGA DUK SUM NE DANG DON
DRA DANG UL PONG TAP TSO LA SOK PA
May I be born in that amazing realm. Even the names of the eight unleisured states
And lower realms are unheard there, Kleshas, the five and three poisons, sickness, dons, enmity,
nguyện sinh cõi nhiệm mầu, / vắng tám bất tự tại, / không có ba nẻo dữ / cho dù là tên gọi / cũng chưa từng được nghe. / Phiền não, ba, năm độc / bệnh, tà chướng, kẻ thù, /

སྡུག་བསྔལ་ཐམས་ཅད་ཞིང་དེར་ཐོས་མ་མྱོང་། །
བདེ་བ་ཆེན་པོའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
བུད་མེད་མེད་ཅིང་མངལ་ནས་སྐྱེ་བ་མེད། །
ཀུན་ཀྱང་མེ་ཏོག་པདྨའི་སྦུབས་ནས་འཁྲུངས།
DUK NEL TAM CHE SHING DER TO MA NYONG
DE WA CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK
BU ME ME CHING NGAL NE KYE WA ME
KUN KYANG ME TOK PE MAY BUP NE TRUNG
Poverty, quarrelling and all other sufferings are unheard of in that realm. May I be born in that realm of great happiness. There is no sexuality there and no birth from a womb. All are born from within lotus flowers.
nghèo khổ và xung đột, / hết thảy mọi khổ nạn / cõi này chưa từng nghe. / Nguyện vãng sinh tịnh độ / nơi của đại hỉ lạc. / Nơi này không ái dục / không hề sinh từ thai, / hết thảy đều sinh ra / từ lòng sen dịu ngát. /

༄༅། ཐམས་ཅད་སྐུ་ལུས་ཁྱད་མེད་གསེར་གྱི་མདོག །
དབུ་ལ་གཙུག་ཏོར་ལ་སོགས་མཚན་དཔེས་བརྒྱན། །
མངོན་ཤེས་ལྔ་དང་སྤྱན་ལྔ་ཀུན་ལ་མངའ། །
ཡོན་ཏན་དཔག་མེད་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
TAM CHE KU LU KHYE ME SER GYI DOK
U LA TSOK TOR LA SOK TSEN PEY GYEN
NGON SHE NGA DANG CHEN NGA KUN LA NGA
YON TEN PAK ME SHING DER KYE WAR SHOK
Everyone’s bodies are alike and golden in colour. They are adorned by the marks and signs, such as the ushnisha on their heads. All have the five clairvoyances and the five eyes. May I be born in that realm of countless attributes.
Thân ai cũng như nhau / đều tỏa ngát ánh vàng, / đầy đủ tướng chánh phụ / như nhục kế trên đảnh. / Ai cũng đạt ngũ thông, / có đầy đủ ngũ nhãn. /  Nguyện vãng sinh cõi này / với vô lượng thiện tánh. /

རང་བྱུང་རིན་ཆེན་སྣ་ཚོགས་གཞལ་ཡས་ཁང་། །
ཅི་འདོད་ལོངས་སྤྱོད་ཡིད་ལ་དྲན་པས་འབྱུང་། །
རྩོལ་སྒྲུབ་མི་དགོས་དགོས་འདོད་ལྷུན་གྱིས་གྲུབ། །
ང་ཁྱོད་མེད་ཅིང་བདག་ཏུ་འཛིན་པ་མེད།
RANG JUNG RIN CHEN NA TSOK SHAL YE KHANG
CHI DO LONG CHO YI LA DREN PAY JUNG
TSO DRUP MI GO GO DO LHUN GYI DRUP
NGA KHYO ME CHING DAK TU DZIN PA ME
In self-arisen palaces of diverse jewels whatever is wanted arises upon recollection. No effort is necessary; everything one needs or wants is spontaneously present. There is no I, no you and no self-fixation.
Điện ngọc có tự nhiên, / bất kể tâm muốn gì / đều hiện ra như ý, / không cần phải dụng công, / muốn gì đều được nấy. / Không khái niệm ngã, tha, / cũng không cả ngã chấp. /

༄༅། གང་འདོད་མཆོད་སྤྲིན་ལག་པའི་མཐིལ་ནས་འབྱུང་། །
ཐམས་ཅད་བླ་མེད་ཐེག་ཆེན་ཆོས་ལ་སྤྱོད། །
བདེ་སྐྱིད་ཀུན་འབྱུང་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
དྲི་ཞིམ་རླུང་གིས་མེ་ཏོག་ཆར་ཆེན་འབེབས། །
GANG DO CHO TRIN LAK PAY TIL NE JUNG
TAM CHE LA ME TEK CHEN CHO LA CHO
DE KYI KUN JUNG SHING KER KYE WAR SHOK
DRI SHIM LUNG GI ME TOK CHAR CHEN BEP
Offering clouds of whatever one wishes arise from the palms of one’s hands. Everyone there practices the unsurpassable Mahayana Dharma. May I be born in that realm where every joy and comfort arises. A fragrant breeze sends down rains of flowers.
Tâm muốn cúng dường gì / đều từ nơi lòng tay / xuất ra cả biển mây / phẩm cúng dường phong phú. / Pháp đại thừa vô thượng / ai cũng luôn hành trì. / Nguyện sinh vào cõi này, / nơi mà mọi an vui / đều tự nhiên hiện khởi. / Gió thơm thổi dịu ngát / rải bát ngát mưa hoa. /

༄༅། ཤིང་དང་ཆུ་ཀླུང་པདྨོ་ཐམས་ཅད་ལས། །
ཡིད་དུ་འོང་བའི་གཟུགས་སྒྲ་དྲི་རོ་རེག །
ལོངས་སྤྱོད་མཆོད་པའི་སྤྲིན་ཕུང་རྟག་ཏུ་འབྱུང་། །
བུད་མེད་མེད་ཀྱང་སྤྲུལ་པའི་ལྷ་མོའི་ཚོགས། །
SHING DANG CHU LUNG PE MO TAM CHE LE
YI DU ONG WAY SUK DRA DRI RO REK
LONG CHO CHO PAY TRIN PUNG TAK TU JUNG
BU ME ME KYANG TRUL PAY LHA MOY TSOK
From all the trees, rivers and lotuses, clouds of sumptuous offerings constantly emerge,
Pleasing forms, sounds, scents, tastes and textures. Although there is no ordinary gender,
Từ cây cối, sông ngòi, / từ những đóa sen quí / phong phú hiện không ngớt / cả biển mây cúng phẩm / sắc, thanh, hương, vị, xúc. / Dù không có tánh phàm, /

མཆོད་པའི་ལྷ་མོ་དུ་མས་རྟག་ཏུ་མཆོད། །
འདུག་པར་འདོད་ཚེ་རིན་ཆེན་གཞལ་ཡས་ཁང་། །
ཉལ་བར་འདོད་ཚེ་རིན་ཆེན་ཁྲི་བཟང་སྟེང་། །
དར་ཟབ་དུ་མའི་མལ་སྟན་སྔས་དང་བཅས།
CHO PAY LHA MO DU MAY TAK TU CHO
DUK PAR DO TSE RIN CHEN SHAL YE KHANG
NYAL WAR DO TSE RIN CHEN TRI SANG TENG
DAR SAP DU MAY MAL TEN NGE DANG CHE
Emanated devas constantly present offerings. When one wishes to sit, there are precious palaces. When one wishes to lie down, there are mattresses and pillows of silk on fine, precious beds.
thiên nữ vẫn luôn hiện / trùng điệp dâng cúng phẩm. / Bao giờ muốn ngồi xuống / điện ngọc sẽ hiện ra. / Bao giờ muốn nằm nghỉ, / nệm gối êm sẽ hiện /  trên giường bằng ngọc quí. /

བྱ་དང་ལྗོན་ཤིང་ཆུ་ཀླུང་རོལ་མོ་སོགས། །
ཐོས་པར་འདོད་ན་སྙན་པའི་ཆོས་སྒྲ་སྒྲོགས། །
མི་འདོད་ཚེ་ན་རྣ་བར་སྒྲ་མི་གྲགས། །
བདུད་རྩིའི་རྫིང་བུ་ཆུ་ཀླུང་དེ་རྣམས་ཀྱང་།
JA DANG JON SHING CHU LUNG ROL MO SOK
TO PAR DO NA NYEN PAY CHO DRA DROK
MI DO TSE NA NA WAR DRA MI DRAK
DU TSIY DZING BU CHU LUNG DE NAM KYANG
When one wishes to hear them, birds, trees, rivers and music give forth the melodic sound of Dharma. When one does not wish to listen, they are unheard. The pools and rivers of amrita are
Bao giờ tai muốn nghe / thì chim, cây, sông, nhạc / hát diệu âm chánh pháp; / bao giờ không muốn nghe / thì yên lắng thanh tịnh. / Sông hồ đầy cam lồ, /

༄༅། དྲོ་གྲང་གང་འདོད་དེ་ལ་དེ་ལྷར་འབྱུང་། །
ཡིད་བཞིན་འགྲུབ་པའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
ཞིང་དེར་རྫོགས་པའི་སངས་རྒྱས་འོད་དཔག་མེད། །
བསྐལ་པ་གྲངས་མེད་མྱ་ངན་མི་འདའ་བཞུགས། །
DRO DANG GANG DO DE LA DE TAR JUNG
YI SHIN DRUP PAY SHING DER KYE WAR SHOK
SHING DER DZOK PAY SANG GYE O PAK ME
KAL PA DRANG ME NYA NGEN MI DA SHUK
Of whatever temperature is desired. May I be born in that realm where everything is as wished. In that realm, the perfect buddha Amitabha will remain, not passing into nirvana, for countless kalpas,
nhiệt độ tùy ý thích. / Nguyện vãng sinh cõi này / mọi sự đều như ý. / Trong cõi tịnh độ này / đức Phật A Di Đà / sẽ ở lại trụ thế / dài hàng vô lượng kiếp / mà không nhập niết bàn. /

དེ་སྲིད་དེ་ཡི་ཞབས་འབྲིང་བྱེད་པར་ཤོག །
ནམ་ཞིག་འོད་དཔག་མེད་དེ་ཞི་བར་གཤེགས། །
བསྐལ་པ་གངྒཱའི་ཀླུང་གི་བྱེ་མ་སྙེད། །
གཉིས་ཀྱི་བར་དུ་བསྟན་པ་གནས་པའི་ཚེ།
DE SI DE YI SHAP DRING CHE PAR SHOK
NAM SHIK O PAK ME DE SHI WAR SHEK
KAL PA GANG GAY LUNG GI CHE MA NYE
NYI KYI BAR DU TEN PA NE PAY TSE
May I attend him for all that time. After Amitabha passes into peace, His Dharma will remain for twice as many kalpas as the Ganges’ sand grains.
Nguyện trong suốt thời gian / con được phụng sự Phật. / Khi Phật nhập niết bàn, / Pháp vẫn còn tồn tại / thêm một thời gian dài / với số lượng đại kiếp / bằng hai cát sông Hằng. /

༄༅། རྒྱལ་ཚབ་སྤྱན་རས་གཟིགས་དང་མི་འབྲལ་ཞིང་། །
དེ་ཡི་ཡུན་ལ་དམ་ཆོས་འཛིན་པར་ཤོག །
སྲོད་ལ་དམ་ཆོས་ནུབ་པའི་ཐོ་རངས་ལ། །
སྤྱན་རས་གཟིགས་དེ་མངོན་པར་སངས་རྒྱས་ནས། །
GYAL TSAP CHEN RE SIK DANG MI DRAL SHING
DE YI YUN LA DAM CHO DZIN PAR SHOK
SO LA DAM CHO NUP PAY TO RANG LA
CHEN RE SIK DE NGON PAR SANG GYE NE
During that time, may I be inseparable from Avalokita, his regent and uphold the genuine Dharma. The Dharma will wane at sunset. At the following dawn, Avalokita will attain buddhahood,
Khi ấy, nguyện không lìa / bồ tát Quan Thế Âm, / là đấng thay thế Phật / để giữ gìn chánh pháp. / Rồi chánh pháp chiều tà / theo mặt trời bóng ngả. / Khi bình minh hiện ra, / bồ tát Quan Thế Âm / sẽ viên thành Phật quả. /

སངས་རྒྱས་འོད་ཟེར་ཀུན་ནས་འཕགས་པ་ཡི། །
དཔལ་བརྩེགས་རྒྱལ་པོ་ཞེས་བྱར་གྱུར་པའི་ཚེ། །
ཞལ་ལྟ་མཆོད་ཅིང་དམ་ཆོས་ཉན་པར་ཤོག །
སྐུ་ཚེ་བསྐལ་པ་བྱེ་བ་ཁྲག་ཁྲིག་ནི།
SANG GYE O SER KUN NE PAK PA YI
PAL TSEK GYAL PO SHE JAR GYUR PAY TSE
SHAL TA CHO CHING DAM CHO NYEN PAR SHOK
KU TSE KAL PA JE WA TRAK TRIK NI
Becoming the buddha called King of Massive Splendor Elevated Above All. From that time, May I serve him and listen to the Dharma. His life span will be
Thành Phật, danh hiệu “Phổ / Quang Công Đức Sơn Vương” / Khi ấy nguyện cho con / phụng sự và thọ pháp. / Thọ mạng ngài sẽ dài, /

༄༅། འབུམ་ཕྲག་དགུ་བཅུ་རྩ་དྲུག་བཞུགས་པའི་ཚེ། །
རྟག་ཏུ་ཞབས་འབྲིང་བསྙེན་བཀུར་བྱེད་པ་དང་། །
མི་བརྗེད་གཟུངས་ཀྱིས་དམ་ཆོས་འཛིན་པར་ཤོག །
མྱ་ངན་འདས་ནས་དེ་ཡི་བསྟན་པ་ནི། །
BUM TRAK GU CHU TSA DRUK SHUK PAY TSE
TAK TU SHAP DRING NYEN KUR CHE PA DANG
MI JE SUNG KYI DAM CHO DZIN PAR SHOK
NYA NGEN DE NE DE YI TEN PA NI
Ninety-six septillion kalpas. May I continually attend and serve him. And uphold the Dharma with perfect retention. After his nirvana, his Dharma will remain
chín sáu tỷ tỷ kiếp. / Nguyện suốt thời gian này / con luôn được phụng sự, / luôn giữ gìn chánh pháp, / tâm nhớ mãi không quên. / Khi Phật nhập niết bàn, / pháp của ngài ở lại /

བསྐལ་པ་དུང་ཕྱུར་དྲུག་དང་བྱེ་བ་ཕྲག །
འབུམ་ཕྲག་གསུམ་གནས་དེ་ཚེ་ཆོས་འཛིན་ཅིང་། །
མཐུ་ཆེན་ཐོབ་དང་རྟག་ཏུ་མི་འབྲལ་ཤོག །
དེ་ནས་མཐུ་ཆེན་ཐོབ་དེ་སངས་རྒྱས་ནས།
KAL PA DUNG CHUR DRUK DANG CHE WA TRAK
BUM TRAK SUM NE DE TSE CHO DZIN CHING
TU CHEN TOP DANG TAK TU MIN DRAL SHOK
DE NE TU CHEN TOP DE SANG GYE NE
For six hundred ten million, three hundred thousand kalpas. During that time, may I uphold the Dharma And be inseparable from Vajrapani. Then, Vajrapani will attain buddhahood,
thêm sáu trăm vạn ức, / ba trăm ngàn đại kiếp. / Trong suốt thời gian này, / nguyện con giữ chánh pháp / không bao giờ lìa xa / bồ tát Kim Cang Thủ. / Rồi khi ngài thành Phật, /

༄༅། དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་རབ་ཏུ་བརྟན་པ་ནི། །
ཡོན་ཏན་ནོར་བུ་བརྩེགས་པའི་རྒྱལ་པོར་གྱུར། །
སྐུ་ཚེ་བསྟན་པ་སྤྱན་རས་གཟིགས་དང་མཉམ། །
སངས་རྒྱས་དེ་ཡི་རྟག་ཏུ་ཞབས་འབྲིང་བྱེད། །
DE SHIN SHEK PA RAP TU TEN PA NI
YON TEN NOR BU TSEK PAY GYAL POR GYUR
KU TSE TEN PA CHEN RE SIK DANG NYAM
SANG GYE DE YI TAK TU SHAP DRING CHE
Becoming the tathagata called King of Amassed Jewels and Stable Qualities. His lifespan and Dharma Will equal those of Avalokita. May I continually attend that buddha, present offerings to him,
thành đức Như Lai “Thiên / Trụ Công Đức Bảo Vương”, / chánh pháp và thọ mạng / bằng đức Quan Thế Âm. / Nguyện con luôn phụng sự / hiến cúng Như Lai này, /

མཆོད་པས་མཆོད་ཅིང་དམ་ཆོས་ཀུན་འཛིན་ཤོག །
དེ་ནས་བདག་གི་ཚེ་དེ་བརྗེས་མ་ཐག །
ཞིང་ཁམས་དེ་འམ་དག་པའི་ཞིང་གཞན་དུ། །
བླ་མེད་རྫོགས་པའི་སངས་རྒྱས་ཐོབ་པར་ཤོག
CHO PAY CHO CHING DAM CHO KUN DZIN SHOK
DE NE DAK GI TSE DE JE MA TAK
SHING KHAM DE AM DAK PAY SHING SHEN DU
LA ME DZOK PAY SANG GYE THOP PAR SHOK
And uphold all his genuine Dharma. Then, after that life, either in that realm Or in another pure realm, may I attain unsurpassable, perfect buddhahood.
và chấp trì chánh pháp. / Sau đời ấy, nguyện con / ở cõi tịnh độ này / hay tịnh độ nào khác, / nguyện đạt chánh đẳng giác / thành một đấng Phật đà. /

༄༅། རྫོགས་སངས་རྒྱས་ནས་ཚེ་དཔག་མེད་པ་ལྟར། །
མཚན་ཐོས་ཙམ་གྱིས་འགྲོ་ཀུན་སྨིན་ཅིང་གྲོལ། །
སྤྲུལ་པ་གྲངས་མེད་འགྲོ་བ་འདྲེན་པ་སོགས། །
འབད་མེད་ལྷུན་གྲུབ་འགྲོ་དོན་དཔག་མེད་ཤོག །
DZOK SANG GYE NE TSE PAK ME PA TAR
TSEN TO TSAM GYI DRO KUN MIN CHING DROL
TRUL PA DRANG ME DRO WA DREN PA SOK
BE ME LHUN DRUP DRO DON PAK ME SHOK
After my buddhahood, like Amitayus, may I ripen and liberate all the beings who even just hear my name. May I guide beings through countless emanations and benefit beings effortlessly, spontaneously and immeasurably.
Thành Phật rồi, nguyện xin, / như đức Vô Lượng Thọ, / hết thảy chúng hữu tình / chỉ cần thoáng qua tai / nghe được danh hiệu con, / là chín mùi, giải thoát. / Nguyện thị hiện phong phú, / dẫn dắt khắp chúng sinh / vô dụng công, nhiệm vận, / và không thể đo lường. /

དེ་བཞིན་གཤེགས་པའི་ཚེ་དང་བསོད་ནམས་དང་། །
ཡོན་ཏན་ཡེ་ཤེས་གཟི་བརྗིད་ཚད་མེད་པ། །
ཆོས་སྐུ་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་འོད་དཔག་མེད། །
ཚེ་དང་ཡེ་ཤེས་དཔག་མེད་བཅོམ་ལྡན་འདས།
DE SHIN SHEK PAY TSE DANG SO NAM DANG
YON TEN YE SHE SI JI TSE ME PA
CHO KU NANG WA TA YE O PAK ME
TSE DANG YE SHE PAK ME CHOM DEN DE
Tathagata of immeasurable lifespan, merit, qualities, pristine wisdom and majesty;
Dharmakaya Amitabha; Bhagavan of immeasurable life and wisdom:
Như lai với thọ mạng, / công đức cùng thiện tánh, / trí giác và uy nghi / hết thảy đều vô lượng; / Pháp thân A Di Đà; / Vô Lượng Thọ Thế Tôn / Vô Lượng Trí Thế Tôn: /

༄༅། གང་ཞིག་ཁྱེད་ཀྱི་མཚན་ནི་སུས་འཛིན་པ། །
སྔོན་གྱི་ལས་ཀྱི་རྣམ་སྨིན་མ་གཏོགས་པ། །
མེ་ཆུ་དུག་མཚོན་གནོད་སྦྱིན་སྲིན་པོ་སོགས། །
འཇིགས་པ་ཀུན་ལས་སྐྱོབ་པར་ཐུབ་པས་གསུངས། །
GANG SHIK KHYE KYI TSEN NI SU DZIN PA
NGON GYI LE KYI NAM MIN MA TOK PA
ME CHU DUK TSON NO JIN SIN PO SOK
JIK PA KUN LE KYOP PAR TUP PAY SUNG
It was said by Shakyamuni that anyone who recollects your name will be protected from
Fire,water, poison, weapons, yakshas, rakshas and all danger, unless it is the ripening of previous karma.
Phật Thích Ca dạy rằng / ai niệm hồng danh ngài / đều tránh được hiểm họa / lửa, nước, độc, vũ khí / la sát và dạ xoa / cùng mọi hiểm họa khác, / trừ phi nhằm trường hợp / nghiệp cũ đã chín mùi. /

བདག་ནི་ཁྱེད་ཀྱི་མཚན་འཛིན་ཕྱག་འཚལ་བས། །
འཇིཌ་དང་སྡུག་བསྔལ་ཀུན་ལས་བསྐྱབ་མཛད་གསོལ། །
བཀྲ་ཤིས་ཕུན་སུམ་ཚོགས་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས། །
སངས་རྒྱས་སྐུ་གསུམ་བརྙེས་པའི་བྱིན་རླབས་དང་།
DAK NI KHYE KYI TSEN DZIN CHAK TSAL WAY
JIK DANG DUK NGEL KUN LE KYAB DZE SOL
TA SHI PUN SUM TSOK PAR JIN GYI LOP
SANG GYE KU SUM NYE PAY JIN LAP DANG
I recollect your name and prostrate to you. I pray that you protect me from all danger and suffering. Grant the blessing of perfect auspiciousness. Through the blessing of the buddha’s attainment of the trikaya,
Con xin niệm hồng danh / và đê đầu đảnh lễ. / Xin Phật giữ gìn cho / thoát hung hiểm, đau khổ. / Xin ban cho chúng con / lực gia trì cát tường. / Xin nương lực gia trì / của các đấng Thế Tôn, / thành tựu Tam Thân Phật, /

༄༅། ཆོས་ཉིད་མི་འགྱུར་བདེན་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། །
དགེ་འདུན་མི་ཕྱེད་འདུན་པའི་བྱིན་རླབས་ཀྱིས། །
ཇི་ལྟར་སྨོན་ལམ་བཏབ་བཞིན་འགྲུབ་པར་ཤོག །
CHO NYI MIN GYUR DEN PAY JIN LAP DANG
GEN DUN MI CHE DUN PAY JIN LAP KYI
JI TAR MON LAM TAP SHIN DRUP PAR SHOK
The blessing of the unchanging truth of dharmata, and the blessing of the Sangha’s unwavering harmony, May my aspirations be fulfilled as intended.
của pháp tánh bất biến / của tâm ý tăng bảo / không bao giờ lay chuyển, / nguyện lời nguyện nơi đây / được viên thành như ý. /

དཀོན་མཆོག་གསུམ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།
KON CHOG SUM LA CHAK SAL LO
I prostrate to the Three Jewels.
Đệ tử đảnh lễ Tam Bảo

།ཏདྱཐཱ། པཉྕནྡྲི་ཡ་ཨཱ་ཝ་བོ་དྷཱ་ན་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ།
TA YA THA PEN TSA DRI YA A WA BO DHA NA YE SO HA
TA-ĐI-A THA PEN DZA DRI-YA A-WA BÔ ĐA NAI YÊ SÔ HA

སྨོན་ལམ་འགྲུབ་པའི་གཟུངས་སོ།
The dharani for the fulfilment of aspirations
Đà La Ni Viên Thành Nguyện Ước

དཀོན་མཆོག་གསུམ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
KON CHOG SUM LA CHAK TSAL LO
I prostrate to the Three Jewels.
Đệ tử đảnh lễ Tam Bảo

ན་མོ་མཉྫུ་ཤྲཱི་ཡེ། ན་མོ་སུ་ཤྲཱི་ཡེ། ན་མོ༔ཨུཏྟ་མ་ཤྲཱི་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ།
NAMO MANJUSHIRIYE / NAMO SUSHIRIYE / NAMO UTTAMA SHRIYE SOHA
NAM MÔ MAN SU SHRI YÊ. NAM MÔ SU SHRI YÊ. NAM MÔ UTAMA SHRI YÊ SÔ HA

ཞེས་བརྗོད་ནས་ཕྱག་གསུམ་འཚལ་ན་འབུམ་ཐེར་དུ་འགྱུར་བར་གསུངས། དེ་ནས་རབ་བརྒྱ་ཕྲག འབྲིང་ཅི་ནུས། ཐ་མ་ཡང་ཕྱག་བདུན་ཡན་འཚལ། རབ་འདི་མ་ཆག་པ། འབྲིང་ལོ་ཟླ་ཙམ་མ་ཆག་པ། ཐ་མ་ནམ་ཁོམ་སྐབས་སུ་ཁ་ནུབ་ཏུ་གྱུ་ནས་བདེ་བ་ཅན་གྱི་ཞིང་ཁམས་ཡིད་ལ་དྲན་ཅིང་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཐལ་མོ་སྦྱར་ཏེ་དད་པ་རྩེ་གཅིག་གིས་བཏོན་ན། ཚེ་འདིར་ཚེའི་བར་ཆད་སེལ། ཕྱི་མ་བདེ་བ་ཅན་དུ་སྐྱེ་བར་ཐེ་ཚེམ་མེད་དོ། །འོད་མདོ་ཞིང་བཀོད་མདོ་དང་། པདྨ་དཀར་པོ་འཆི་མེད་རྔ་སྒྲ་སོགས་ཀྱི་དགོངས་པ་ཡིན། ཞེས་དགེ་སློང་རཱ་ག་ཨསྱས་སྦྱར་བས་འགྲོ་བ་སེམས་ཅན་མང་པོ་བདེ་བ་ཅན་དུ་སྐྱེ་བའི་རྒྱུར་གྱུར་ཅིག ། །།

If after saying that you do three prostrations, it is said that they will be equivalent to a hundred thousand. Therefore do, if possible, one hundred prostrations, or as many as you can, or at least seven. If possible, recite this aspiration every day; if not, once every month or every year. At least, when you are at leisure, face the west and recollect the realm of Sukhavati. Join your palms and pray to Amitabha with one-pointed faith. If you do so, obstacles in this life will be dispelled. There is no doubt that you will be reborn in Sukhavati after this life. This is the intention of the Amitabha Sutra, the Sutra on Sukhavati, the Pundarika Sutra and the Drumbeat of Immortality. It was composed by the Bhikshu Ragasya. May it be a cause of many beings’ birth in Sukhavati!

Đọc rồi lạy 3 lần, làm như vậy sẽ bằng 100 ngàn lần. Vậy, nếu được, hãy lạy 100 lạy, hay càng nhiều càng tốt, tối thiểu 7 lần. Nếu có thể, hãy đọc lời nguyện này mỗi ngày. Bằng không hãy đọc mỗi tháng hay mỗi năm. Chí ít, lúc có thời gian hãy đối mặt với hướng Tây mà nhớ về cõi Tây Phương Cực Lạc, khởi tín tâm chuyên nhất, chắp tay thỉnh cầu đức A Di Đà. Làm được như vậy, chướng ngại đời này sẽ tan biến, hết đời sẽ vãng sinh Cực Lạc, nhất định không sai. Đây là ý thật của Kinh A Di Đà, Kinh Cực Lạc, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Tiếng Trống Bất Tử. Bài pháp này do Tỷ kheo Ragasya soạn tác. Nguyện làm nhân tố cho thật nhiều hữu tình vãng sinh Cực Lạc !


 

 




Dilgo Khyentse Rinpoche giảng KHO TÀNG TÂM CỦA ĐẤNG GIÁC NGỘ

Chánh văn: Dza Patrul Rinpoche
Luận giải: Dilgo Khyentse Rinpoche
Việt ngữ: Hồng như

KHO TÀNG TÂM CỦA ĐẤNG GIÁC NGỘ
Công Phu Kiến, Tu và Hạnh
Bài Pháp Ba Phần Đầu, Giữa và Cuối Đều Thiện

BẢN THẢO v.4 – Bản nháp thứ tư, nhuận văn đợt 1.

Mọi sai sót là của người dịch.
Mọi công đức xin hồi hướng vô thượng bồ đề.


MỤC LỤC

DẪN NHẬP

  • – Tâm Người Tu
  • – Tinh Thần Tu
  • – Nội Dung Tu

KHAI LUẬN

  • – Tán Dương Đảnh Lễ
    • — Đức Quan Thế Âm
    • — Tam Bảo
  • – Duyên Khởi Tác Luận

PHẦN MỘT: CHƯỚNG DUYÊN THỜI MẠT PHÁP

  • – Đường Đi Của Phật
  • – Thời Kỳ Suy Đồi
  • – Chết và Vô Thường
  • – Tu Là Nẻo Lành
  • – Đời Là Nẻo Dữ
  • – Rong Ruổi Vô Ích
  • – Hư Vọng Bủa Vây
    • — Sắc là vọng
    • — Thanh là vọng
    • — Tâm là vọng
    • — Ẩn dật thân khẩu ý
  • – Quay Lưng Sinh Tử
  • – Không Uổng Kiếp Người

PHẦN HAI: KIẾN, TU VÀ HẠNH TRONG ĐẠI THỪA

  • – Đường Tu Hiển Kinh
    • — Quy y
    • — Tâm bồ đề
    • — Sám hối
    • — Cúng dường
    • — Đạo sư du già
  • – Đường Tu Mật Thừa
    • — Quán đảnh
    • — Tri kiến thanh tịnh
    • — Giai đoạn khởi hiện
    • — Giai đoạn viên thành
    • — Chuyển hóa giác quan, cảm thọ và uẩn
    • — Bốn điểm tinh yếu về thân, khẩu, ý và Pháp thân
  • – Kết luận phần hai

PHẦN BA: QUYẾT TÂM THOÁT SINH TỬ

  • – Quay Lưng Với Việc Thế Gian
    • — Việc làm
    • — Nói
    • — Đi
    • — Ăn
    • — Tư Duy
    • — Sở Hữu
    • — Ngủ
  • – Phải Gấp Tu Ngay
  • – Hàng Phục Tâm

KẾT
LỜI BẠT

DẪN NHẬP

– Tâm Người Tu

Các loài hữu tình sống trong cõi thế gian vô biên này, dù là loài côn trùng bé mọn, ai ai cũng đều mong được sống an vui, thoát cảnh khổ đau hung hiểm. Tuy cầu vui nhưng lại không biết rằng vui được là nhờ làm thiện; sợ khổ nhưng lại không thấy rằng chịu khổ chỉ vì làm ác. Cứ thế, mê muội quay lưng với niềm vui, lao đầu vào cảnh khổ.

Muốn vui mà không ngưng làm ác, chẳng khác nào cầm lửa trong tay lại mong không bị cháy. Thế gian có ai là người muốn đớn đau, tật bệnh, đói khát, nóng lạnh, nhưng nếu cứ làm ác thì biết đến bao giờ mới dứt được khổ đau. Tương tự như vậy, chẳng thể yên vui nếu cứ mãi chạy theo những việc làm, lời nói và ý nghĩ bất thiện. Muốn làm thiện, phải tự mình huân tập cho chính mình. Đây là điều chẳng thể mua, chẳng thể cướp, cũng chẳng thể tình cờ may mắn mà có được.

Chúng ta bất cứ làm việc gì cũng đều làm bằng ba cửa thân, khẩu, và ý. Thân và khẩu chẳng thể tạo tác; chính tâm ý mới là yếu tố quyết định cho lời nói và hành động. Tâm ý nếu thả lỏng sẽ mau chóng phát sinh muôn vạn điều bất thiện. Chúng ta đã cứ thế trôi lăn trong luân hồi sinh tử biết bao đời kiếp rồi.

Cứ mỗi lần tái sinh trong vô thủy luân hồi, chúng ta đều phải có mẹ cha. Tái sinh nhiều lần đến nỗi bất cứ một chúng sinh nào trong cõi thế gian này cũng đều đã từng là cha hay là mẹ của mình trong một kiếp tái sinh nào đó. Nghĩ đến mẹ cha của chính mình, đui mù lang thang trong sinh tử bấy lâu, làm sao có thể không buốt dạ xót thương. Nhưng xót thương suông là không đủ, họ cần được giúp đỡ thật sự. Tâm này đây, nếu cứ để tham chấp ràng buộc thì dù mang hết thực phẩm, áo quần, tiền tài, hay niềm yêu thương an ủi ra mà trao tặng chăng nữa, cùng lắm chỉ có thể mang lại được đôi chút an vui tạm bợ. Nhất định phải tìm cách đưa đa sinh phụ mẫu vĩnh viễn thoát khổ đau sinh tử. Để thực hiện điều này, chỉ có một cách duy nhất là tu theo Phật-pháp.

Vậy tôi xin quí vị, trước khi thọ bài pháp trân quí này, hãy phát tâm cho thật thích đáng: nguyện học và tu không vì lợi ích cá nhân mà chỉ vì mục tiêu duy nhất là phổ độ chúng sinh thoát biển rộng luân hồi, đạt bến bờ đại giác.

Đây chính là tâm nguyện bồ đề bao la tuyệt hảo.

Tâm bồ đề, nghĩa là “tâm giác ngộ.” Tâm này có hai khía cạnh: một mặt hướng về chúng sinh, một mặt hướng về trí tuệ.

Khía cạnh đầu ứng với tâm đại bi bình đẳng, hướng về hết thảy chúng sinh, không phân biệt thân sơ, bạn thù. Hãy lấy tâm từ bi này để mà hành thiện. Dù chỉ dâng một ngọn đèn, tụng một câu chú, cũng hãy làm với tâm nguyện độ sinh.

Tuy vậy, chỉ với lòng từ bi thì chưa thể độ sinh. Như người mẹ với đôi tay bại liệt, nhìn con mình bị sông nước cuốn đi, dù đau xót đến đâu vẫn không thể cứu con thoát dòng nước lũ. Muốn đưa chúng sinh thoát cảnh khổ đau, vượt sang nẻo giác, tất cả những gì cần làm, quí vị đều phải làm đầy đủ tất cả.

Cần hiểu rằng nay gặp được thiện duyên lớn lao như vậy, được sinh vào nơi có Phật xuất thế, Phật lại thuyết pháp, chúng ta lại gặp được chân sư, truyền cho chánh pháp. Có thuận tâm tận dụng kiếp người quí giá để bước vào giải thoát đạo hay không, điều này chỉ tùy thuộc vào sự chọn lựa của chính mình.

Kinh sách nói rằng: “nhờ thân người mà đạt nẻo giác; vì thân người mà đọa địa ngục.” Thành bậc thánh hiền đạt quả Phật, hay thành kẻ ác nhân đọa địa ngục, tất cả chỉ tùy tâm ta chọn hướng đi nào. Phật-pháp giúp chúng ta phân biệt rõ ràng và chọn chính xác, thấy rõ đâu là điều cần làm, điều cần tránh.

Mặc dù ngay trong hiện tại chưa thể giúp được ai, nhưng nếu làm việc gì cũng đều làm vì muốn chúng sinh vơi khổ, liên tục giữ vững tâm nguyện này, nhất định sẽ có ngày ước muốn thành sự thật. Tâm nguyện dẫn đường cho hành động, tựa con kênh đưa nước vào đúng nơi mình muốn. Mọi sự đều tùy thuộc nơi tâm. Nếu tâm mong cầu khang an thịnh vượng, cùng lắm chỉ có thể mang đến sự khang an thịnh vượng. Nhưng nếu tâm tha thiết mong chúng sinh thoát khổ, nhất định sẽ có lúc chúng ta đủ khả năng toàn thành chí nguyện cao cả này. Vậy điều quan trọng nhất là đừng bao giờ để tâm hướng về những mục tiêu bé hẹp.

Ngày xưa có hai mẹ con ngồi thuyền vượt sông. Thuyền ra giữa dòng, đột nhiên gặp bão lớn, thuyền chao sắp đắm. Trong cơn hung hiểm, người mẹ thầm nghĩ: “ước gì con mình thoát nạn!” còn người con thì lại nghĩ: “mong sao cho mẹ được bình an!” Thuyền đắm, cả hai đều chết đuối, nhưng vì ước nguyện trong sáng mà cả hai mẹ con đều lập tức vãng sinh cõi Phật.

Khía cạnh thứ hai của tâm bồ đề hướng về trí tuệ, chứng tánh không đạt toàn giác để mà độ sinh. Phương-tiện-từ-bi và trí-tuệ-tánh-không là hai khía cạnh của tâm bồ đề, không thể tách lìa. Như chim phải đủ hai cánh mới có thể bay, tương tự như vậy, chẳng thể đạt quả giác ngộ nếu từ bi và trí tuệ thiếu mất một.

Vì cầu lợi cõi thế gian mà làm thiện, việc thiện này cũng sẽ mang lại hạnh phúc, nhưng là thứ hạnh phúc nhất thời, chẳng mấy chốc sẽ tan biến, sẽ vẫn tiếp tục lang thang trong sinh tử. Ngược lại, nếu từng ý nghĩ, lời nói, và hành động, đều được tâm bồ đề thăng hoa, nguồn hạnh phúc sẽ ngày càng tỏa lớn, không bao giờ tàn. Quả đến từ tâm bồ đề không giống quả đến từ những thiện đức khác, không bị sân hận phiền não làm cho hao mòn.

Bất kể làm gì, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở nơi tâm. Đó là lý do vì sao Phật giáo luôn xem trọng việc luyện tâm. Tâm ý là vua, thân khẩu là quần thần. Vua bảo gì, quần thần phải tuân theo. Tùy nơi tâm ý mà có tín, có nghi, có thương, có ghét.

Vậy chúng ta xoay vào bên trong để tự xét lấy tâm mình, vì chính tâm mới là yếu tố xác định việc ta làm là thiện hay ác. Tâm như khối pha lê trong suốt, đặt lên tấm vải mầu gì thì sẽ hiện thành mầu ấy – vải vàng thì khối pha lê vàng, vải xanh thì khối pha lê xanh. Tương tự như vậy, tâm nguyện là màu sắc của tâm, là yếu tố xác định thực chất của việc làm, bất kể ngoại tướng ra sao. Chân tánh của tâm vốn không phải là điều xa xôi không thể biết, thật ra luôn hiện diện. Tuy vậy, nếu muốn nhìn thử xem thật ra tâm là gì, sẽ thấy tâm không phải là đỏ, vàng, xanh, trắng hay xanh lá; cũng không phải là vuông hay tròn, không mang hình dáng như chim, như khỉ, hay như bất cứ thứ gì khác. Tâm chỉ đơn thuần là biết và ghi nhớ vô vàn niệm tưởng. Nếu dòng niệm tưởng này luôn là thiện, thì đó là tâm đã thuần; nếu là bất thiện, thì tâm chưa thuần.

Luyện cho tâm trở nên thuần thiện là điều đòi hỏi nhiều nỗ lực kiên trì. Đừng bao giờ nghĩ rằng, “đức Phật là bậc giác ngộ viên mãn, và đức Quan Thế Âm là hiện thân của lòng từ bi; còn kẻ phàm phu như tôi làm sao có thể độ sinh?” Đừng bao giờ nản lòng. Tâm nguyện càng tăng trưởng, càng tỏa rộng thì khả năng hành thiện càng lớn mạnh theo. Dù trong hiện tại chưa làm được việc đức Quan Thế Âm làm, nhưng hành trì theo Phật-pháp sẽ giúp phát huy năng lực độ sinh. Nếu tâm không lìa chí nguyện độ sinh, khả năng độ sinh sẽ đến một cách tự nhiên, như nước đổ xuôi dốc núi.

Mọi vấn đề đều phát sinh từ tâm ích kỷ không biết nghĩ cho người. Làm gì cũng phải luôn tự nhìn vào đài gương tâm để tự xét xem tâm này đang vì bản thân hay đang vì chúng sinh. Cứ thế dần phát huy khả năng nắm giữ tâm trong mọi tình huống; và nhờ bước theo gót chân của bậc chân tu thật chứng trong các thời quá khứ, chúng ta nhất định có thể đạt quả giác ngộ ngay trong kiếp hiện tiền. Tâm thiện như đất vàng, thắp sắng bầu trời bằng ánh hoàng kim. Còn nếu thân khẩu ý cứ mãi bất thuần thì chẳng hy vọng gì đạt thành tựu, dù chỉ mảy may. Vậy ta nên nghiêm ngặt canh chừng ý nghĩ lời nói và hành động của chính mình, trong mỗi phút giây. Để thân khẩu ý đi lầm đường thì mọi nỗ lực học và tu đều lãng phí cả.

Luân hồi là cảnh sống của kẻ vì bị phiền não vô minh thao túng mà tự gieo khổ đau cho chính mình; niết bàn là cảnh giới siêu việt khổ đau, nói cách khác, là quả vị Phật. Nếu buông lung, để tâm tùy tiện chạy theo khuynh hướng bất thiện, tâm sẽ lăn vào chốn sinh tử một cách tự nhiên. Nay chúng ta đang đứng giữa ngã tư đường: đã đủ thiện duyên được sinh làm người, lại được sinh vào thời có Phật xuất thế; không những vậy, Phật còn thuyết pháp; chúng ta cũng đã gặp được bậc đạo sư truyền pháp cho, và đã được hướng dẫn hành trì; cả thân lẫn tâm đều đầy đủ khả năng thực hành theo chánh pháp. Bây giờ mọi việc chỉ còn tùy ở nơi mình. Liệu sẽ chọn hướng nào để đi? Chọn đi lên theo đường tu giải thoát với chí nguyện đưa chúng sinh đạt quả vô thượng bồ đề, hay chọn đi xuống, đọa sâu hơn vào mê hồn trận sinh tử, khó lòng thoát ra?

– Tinh Thần Tu

Nhờ theo giáo pháp của Phật mà đủ khả năng đưa chúng sinh đạt quả vô thượng bồ đề, vì vậy phải rất cẩn trọng khi thọ pháp. Quan trọng là phải quét cho sạch mọi lỗi lầm che chướng khiến tâm không hiểu rõ, bao gồm ba lỗi, sáu nhiễm và năm sai lầm. Bằng không, dù bỏ bao nhiêu thời gian để tu học cũng vẫn hoài công. Xin quí vị hãy chuyên chú lắng nghe bài pháp sắp được nói ở đây, với đầy đủ chánh niệm và vận dụng sáu ba la mật.

– Nội Dung Tu

Bài pháp mang tựa đề Pháp Thiện ở đoạn Đầu, Giữa và Cuối. Cũng còn có tên Kiến, Tu và Hạnh: Kho Tàng Tâm của Đấng Giác Ngộ. Chánh văn bài pháp này do đức Dza Patrul Rinpoche trước tác. Ngài còn có tên là Orgyen Jigme Chokyi Wangpo, hiện thân của đại bồ tát Tịch Thiên [Shantideva]. Suốt một đời, đức Dza Patrul Rinpoche luôn là biểu hiện của giới hạnh uy nghi, từ bi vô lượng và trí tuệ thâm sâu, hoàn toàn xuất thế.

Đức Phật với khả năng tuyệt bậc và lòng từ bao la đã thuyết giảng giáo pháp quảng thâm, tất cả đều được gom trong Tam Tạng kinh điển. Giải thích lời Phật dạy là Luận tạng, không trực tiếp do Phật thuyết mà đến từ các đời đại đạo sư tiếp nối – đại hiền thánh xứ Ấn, thánh giả xứ Tạng v.v… Bài pháp này của đức Dza Patrul Rinpoche là một ví dụ điển hình.

Tất cả giáo pháp Phật dạy đều hướng về mục tiêu giải thoát cứu cánh. Phật thuyết nhiều pháp môn là vì căn cơ sở thích của người tu không đồng. Pháp Thiện ở đoạn Đầu, Giữa và Cuối được viết với văn phong dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ thực hành; tuy vậy nội dung vẫn đầy đủ mọi điểm tinh yếu của toàn bộ giáo pháp, Tiểu thừa và Đại thừa.

Theo đúng truyền thống, bài pháp này được chia làm ba phần: mở đầu, thân bài và kết luận. Mỗi phần đều nhắm vào một tiêu đề nhất định. Phần thứ nhất nói về cảnh sống triền miên thống khổ của chúng sinh trong thời đại tối ám này; phần thứ hai nói về công phu kiến, tu và hạnh theo Hiển thừa và theo Mật thừa; phần thứ ba nói về sự tự tại thoát mọi bận tâm thế tục.

Phần đầu thúc dục chúng ta nhìn lại lỗi mình và sự bất toàn của luân hồi, để hiểu rằng mọi nỗ lực đổ ra cho cõi thế gian này, mọi gắng công, mọi thao tác, thật ra chỉ là trò lừa mình dối người, tất cả chỉ để cung phụng tâm vị kỷ, vì tâm này luôn vướng kẹt trong niềm thương nỗi ghét, chấp luyến người thân và chống đối kẻ thù, thật vô nghĩa làm sao. Thấy được điều này, tự nhiên sẽ cảm thấy mệt mỏi chán ngán, từ đó bắt đầu nảy sinh chí nguyện muốn thoát li sinh tử. Chí nguyện mong cầu giải thoát này là nền tảng của mọi pháp hành, vì phải hiểu rõ cảnh sinh tử mới có được sự thôi thúc không thể kềm chế muốn đưa trọn vẹn đời mình về với pháp hành.

Trong thời kỳ chuyển pháp luân thứ nhất, đức Phật dạy rằng cõi luân hồi này không có gì ngoài khổ đau. Đây là đế đầu tiên trong Tứ Diệu Đế. Chúng sinh hữu tình ai cũng đều mong được hạnh phúc, vậy mà vì vô minh đã phải gieo toàn nhân tạo khổ. Không hiểu rằng hạnh phúc chân chính chỉ có thể đến từ giác ngộ chân chính, cứ để tham và sân chiếm ngự cõi tâm, kẹt trong mạng lưới hư vọng, ngớ ngẩn trôi lăn từ cảnh khổ này đến cảnh khổ khác, không bao giờ ngừng.

Chúng ta nay sống trong thời kỳ suy đồi, còn được gọi là “thời kỳ cặn bã,” vì chỉ còn sót lại đôi chút cặn bã của thiện đức thời hoàng kim xa xưa. Người đời nay quay lưng với Phật-pháp, chỉ còn vài bậc thánh nhân hiếm hoi thật sự sống theo chánh pháp. Mọi người đều khát khao mong cầu hạnh phúc, nhưng cách nhìn và lối sống đều chỉ khiến cho họ càng lún sâu thêm vào cảnh khổ.

Khổ đau ác đạo cùng cực đến nỗi cho dù chỉ tưởng tượng cũng không thể nào tưởng tượng ra được. Chúng sinh cõi địa ngục thống khổ vì nóng vì lạnh; chúng sinh cõi ngạ quĩ bức bách vì đói vì khát. Các loài súc sinh, mù quáng si mê, chịu cảnh ràng buộc, luôn sống trong kinh hoàng sợ hãi. Cho dù không thể mường tượng ra nổi cảnh sống trong ba cõi ác đạo, ít ra chúng ta cũng phải biết nghĩ đến quả báo của việc mình làm ngay trong kiếp sống hiện tại. Như các đại đạo sư dòng Kadampa thường nói, “giáo pháp cao trội hơn cả chính là giáo pháp giúp ta soi tỏ lỗi lầm sâu kín trong tâm.” Trước tiên phải thấy luân hồi chẳng có gì ngoài khổ đau. Sau đó, nhận biết lỗi của mình để nhìn vào nguyên nhân tạo khổ. Gốc rễ của khổ đau là vô minh. Gốc rễ của vô minh là vọng tâm chấp ngã. Ngài Nguyệt Xứng dạy:

Trước tiên thấy có “ta,” nên sinh tâm chấp ngã
Rồi thấy có “của ta,” nên sinh tâm chấp pháp
Nước trên bánh xe nước, xoay vần chẳng thể ngưng
Đảnh lễ tâm đại bi, vì chúng sinh phát khởi.

Vì bám dính vào thân của tôi, tâm của tôi, tên tuổi của tôi, nên gặp việc nghịch ý thì chống đối, gặp việc thuận ý thì bám dính. Đây là hoạt động căn bản của tâm chấp ngã, là chính gốc rễ của khổ đau.

Vạch rõ cảnh nhân tình thế thái trong thời kỳ giáo pháp suy đồi, phần một của bài pháp này giúp chúng ta thấu hiểu thực chất cảnh luân hồi để cảm thấy đau xót sâu xa, khởi chí nguyện mãnh liệt muốn thoát vòng vây vô minh khiến trầm luân khổ não. Tuy vậy, phát nguyện suông không đủ, còn phải biết muốn thoát thì phải làm sao. Nói cách khác, phải biết tu như thế nào.

Phần hai của bài pháp này cho biết phải tu như thế nào để hóa giải vọng tâm. Pháp tu được giải thích qua ba điểm kiến, tuhạnh theo Phật giáo Đại thừa. Đây là cốt tủy của Phật-pháp. Tu theo pháp tu này, chướng nghiệp đã gieo trong quá khứ sẽ thanh tịnh, công đức giải thoát giác ngộ vốn có sẽ hiển lộ. Bài pháp này đặc biệt hướng dẫn theo khuôn khổ đặc thù của pháp tu đức Quan Thế Âm, đức Phật Đại Bi.

Trước tiên cần đạt được kiến. Đạt kiến có nghĩa là đạt được cái nhìn xác quyết về chân đế, còn gọi là chân lý cứu cánh. Thấy thế giới hiện tượng này, mặc dù hiện ra và tạo tác dụng, nhưng thực chất hoàn toàn không có một thực tại rốt ráo nào cả. Chứng biết vạn pháp tuy hiện ra nhưng bản tánh vốn không, đây là hạt mầm, từ đó trổ quả giác ngộ. Muốn được kiến, trước tiên phải hiểu chính xác về tánh không. Rồi muốn chuyển sự hiểu này thành kinh nghiệm chứng ngộ thì phải dựa vào đó để liên tục hành trì, đó là tu. Duy trì kinh nghiệm kiến tánh trong mọi lúc, dưới mọi hoàn cảnh, đó là hạnh. Luôn phối hợp kiến, tuhạnh, nhờ đó quả tu sẽ thành thục chín mùi.

Sách có câu, “sữa khuấy cho khéo sẽ thành bơ.” Quả tu là quả như thế nào? Ôn hòa tự chủ là dấu hiệu của sự hiểu; không bị phiền não che chướng là dấu hiệu của sự tu. Tánh đức này cùng hết thảy công đức giải thoát sẽ bén rễ trong ta, và sẽ tự biểu hiện không ngăn ngại qua mọi việc ta làm. Được kiến cũng ví như hiểu được lợi ích của một dụng cụ nào đó. Tu, ví như ra phố mua dụng cụ đó về, học cách sử dụng. Hạnh, ví như khéo léo dùng dụng cụ này. Quả tu là món đồ làm ra được nhờ vào đó.

Phần ba của bài pháp này cho thấy biểu hiện của quả tu trong đời sống hàng ngày, thoát mọi bận tâm thế tục, luôn thuận theo chánh pháp.

Càng chán ngán sinh tử, càng mất đi ảo vọng tin vào hạnh phúc thế gian, càng đắm mình trong pháp hành, thì cảm giác tự tại sẽ càng tăng, một cách tự nhiên: ta đã không còn theo đuổi những thứ tạo khổ đau. Muốn thoát luân hồi thì phải thật sự quay lưng với luân hồi, phải chân thành muốn thoát li, chỉ như vậy mới có khả năng giải thoát sinh tử.

KHAI LUẬN

– Tán Dương Đảnh Lễ

— ĐỨC QUAN THẾ ÂM

Chánh văn khai luận với câu NAMO LOKESHVARĀYA

Câu tiếng Phạn này có nghĩa là: “Đảnh lễ đấng Tối Cao Ngự Trị Cõi Thế.” Đây chính là Đại Bồ Tát Quán Tự Tại, đức Quan Thế Âm.

Tâm đại bi của đức Quan Thế Âm chở che khắp chúng hữu tình, từ thường dân đến quốc vương, từ thanh văn duyên giác đến bồ tát mười địa. Đức Quan Thế Âm là hiện thân của lòng đại bi, bất khả phân chia với cảnh giới Phật Trí.

Tâm từ bi giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong giáo pháp của Phật, vì từ nơi tâm này xuất ra mọi biểu hiện thâm sâu và quảng đại của bồ tát đạo. Đây chính là trái tim của giác ngộ. Trong cảnh hiện qui ước của tục đế, đức Quan Thế Âm vì chúng sinh mà xuất thế dưới sắc tướng một vị đại bồ tát thập địa, làm bậc trưởng tử của mọi đấng Phật đà. Trong cảnh cứu cánh, ngài là nền tảng, từ đó hiện ra mọi đấng Thế tôn, mọi quốc độ Phật, cũng như mọi đấng Chuyển pháp luân vương trong thời kỳ này. Vì vậy mà gọi tên ngài là đấng Tối Cao Ngự Trị Cõi Thế, không phải làm vua theo nghĩa thế tục, mà là Pháp Vương, vua của chánh pháp, chúa tể của trí tuệ từ bi, triệt để siêu việt ba cõi luân hồi, vĩnh viễn nằm ngoài phạm vi của sinh lão bệnh tử. Vì chúng sinh, ngài thị hiện vô lượng Sắc thân, từ bậc đế vương cho đến người thường, hiện cả làm súc sinh. Ngài là tấm gương giải thoát toàn hảo dành cho khắp cả chúng sinh.

Đây là lý do vì sao lời khai luận hướng về đức Quan Thế Âm với lòng thành kính sâu xa.

— TAM BẢO

1. Hồng âm một giọt rơi vào tai ai,
Pháp âm rót đầy hàng vô lượng kiếp:
Tam Bảo nhiệm mầu, nguyện ánh hồng danh
chở nguồn hạnh phúc đến cho khắp cả.

Đây là lời tán dương đảnh lễ Tam Bảo, là Phật, Pháp và Tăng. Hồng danh Tam Bảo mặc dù dễ đọc nhưng hàm chứa năng lực giải thoát vô biên, có khả năng hộ trì chúng sinh thoát khổ đau sinh tử. Hồng danh này như giọt cam lồ bất tử, chỉ một giọt cũng đủ xoa dịu cơn đau rát bỏng cõi luân hồi, vừa thoáng qua tai đã gieo trong ta hạt mầm giải thoát, nhờ đó có thể sinh vào nơi có chánh pháp, đầy đủ thuận duyên để có thể vững tiến trên đường tu giác ngộ.

Chúng ta nên xem Phật là bậc Thầy, Pháp là đường đi, và Tăng là bạn đồng hành. Nhìn từ phương diện cứu cánh của Pháp thân, tâm Phật là cảnh giới vô biên của trí toàn giác, biết mọi sự đúng như sự thật. Nhìn từ phương diện của Báo thân siêu việt sinh tử, khẩu Phật liên tục thuyết chánh pháp. Nhìn từ phương diện của Hóa thân, là cảnh giới mà tâm phàm phu như chúng ta đây có thể thấy được, thân Phật thị hiện thành đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thứ tư trong số một ngàn đức Phật xuất thế trong đại kiếp này.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh tại xứ Ấn, làm thái tử Tất Đạt Đa, con trai của vua Tịnh Phạn (Shuddodana) và hoàng hậu Ma Da (Mahamaya) thuộc dòng họ Thích. Khi trẻ sống đời vàng son, nhưng rồi ngài quay lưng với thế tục, dụng công sáu năm tu khổ hạnh. Cuối cùng buông xả cả pháp tu khổ hạnh, ngài đạt quả vô thượng giác dưới cội bồ đề nơi tòa kim cang. Bốn mươi năm vì chúng sinh chuyển pháp luân, cuối cùng, khi túc duyên chúng sinh vơi cạn, ngài nhập bát niết bàn. Với trí toàn giác, đấng Thế tôn thấy biết khắp cả, thấu rõ căn cơ từng đệ tử. Để đáp ứng nhu cầu của từng loại căn cơ, Phật thuyết tám vạn bốn ngàn pháp môn. Giáo pháp Phật dạy chính là Pháp bảo, hàng thứ hai trong Tam Bảo.

Ba đợt thuyết pháp của Phật được gọi là ba thời kỳ chuyển pháp luân. Thời kỳ chuyển pháp luân thứ nhất tại thành Ba la nại, đức Phật thuyết về Tứ đế, là giáo pháp nền tảng, chung cho cả hai nhánh Tiểu thừa và Đại thừa. Thời kỳ chuyển pháp luân thứ hai tại đỉnh Linh Thứu, đức Phật giảng về chân đế, là chân lý vắng bặt mọi đặc tính, siêu việt niệm tưởng, ngoài tầm nghĩ bàn. Giáo pháp này nằm trong bộ kinh Đại Bát Nhã Trăm Ngàn Chỉnh Cú. Thời kỳ chuyển pháp luân thứ ba nằm ở một vài thời điểm và địa điểm khác nhau, Phật thuyết về giáo pháp cứu cánh Kim cang thừa.

Pháp bảo có hai phần, giáo truyền và giáo chứng. Giáo truyền là lời Phật, gom trong Tam Tạng: luật tạng, kinh tạng và luận tạng. Giáo chứng là chứng ngộ giáo pháp Phật dạy nhờ tu theo giới, định và tuệ.

Hàng thứ ba trong Tam Bảo là Tăng bảo, tạng ngữ gọi là Gendun, nguyên nghĩa là “đoàn thể đức hạnh.” Hiểu theo nghĩa truyền thống thì tăng đoàn của Đại thừa là bồ tát, và tăng đoàn của Tiểu thừa là thanh văn và duyên giác. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tất cả những ai nghe Pháp, tư duy về Pháp và tu theo Pháp đều thuộc về Tăng bảo.

Tam Bảo là nơi qui y tối thượng, là nền tảng của mọi pháp môn. Tán dương đảnh lễ Tam Bảo là đồng loạt tán dương đảnh lễ hết thảy đạo sư, Phật đà, và bồ tát.

– Duyên Khởi Tác Luận

Đức Patrul Rinpoche lấy Tam Bảo làm đạo sư tối thượng của mình, tâm ngài thấm nhuần trong Phật-pháp, và ngài sống một đời thanh tịnh toàn hảo. Giáo pháp của ngài vì vậy rất thanh tịnh và chân chính. Bài pháp này được viết bằng tấm lòng từ bi thuần tịnh, không lẫn chút kiêu căng, ngạo mạn. Tuy vậy, ngài vẫn vô cùng khiêm tốn, nói rằng:

2. Quả hồng mùa thu, trong xanh, ngoài chín.
Ta đây vỏ ngoài thấy giống người tu,
nhưng tâm và pháp bên trong chưa hòa
nên pháp thuyết ra thật không có mấy.

Hết hè vào thu, quả hồng trên cây độ chín không đều. Nhiều quả bên ngoài ửng hồng nhưng bên trong vẫn còn xanh, tương tự những ai luôn ra vẻ mình là bậc hành giả gương mẫu, thật ra chứa đầy tâm ý hiểm độc, chỉ lo tích lũy của cải, vào làng cúng tế, tự tạo tiếng tăm.

Lại có những quả nhìn vỏ ngoài thấy vẫn còn xanh, nhưng bên trong đã chín mùi, tương tự những ai nhìn giống kẻ ăn xin thấp hèn, tướng tá ngu muội, thật ra đã thoát mọi bận tâm thế tục, tràn đầy tín tâm, là bậc chân tu với kinh nghiệm thiền định và chứng ngộ chân chính.

Lại có những quả vỏ và ruột đều xanh, tương tự những ai chưa từng nhập đạo, chưa biết chánh pháp, hoặc là không có lòng tin nơi chánh pháp.

Và rồi cũng có một vài quả bên ngoài chín, bên trong cũng chín, như chư đại bồ tát, bên trong đầy ắp trí tuệ từ bi, bên ngoài thị hiện muôn vàn phương tiện phổ độ chúng sinh. Nói cho đúng, thật sự đức Patrul Rinpoche chính là một trong những bậc đại bồ tát toàn hảo này. Ngài Jamyang Khyentse Wangpo nói về đức Patrul Rinpoche như sau:

Kính lạy đức Jigme Chokyi Wangpo, Pháp Vương vô úy.
Bên ngoài, ngài là bồ tát Tịch Thiên,
Bên trong, ngài là đại thành tựu giả Shavaripa
Trong tánh cứu cánh, ngài chính là đấng Khổ Tự Thoát Ly

Đây chắc chắn không phải chỉ là lời khen ngợi suông. Câu chuyện cuộc đời của đức Patrul Rinpoche cho ta thấy tất cả mọi lời nói, ý nghĩ hay hành động của ngài đều luôn thuận theo chánh pháp. Và cũng chính vì lý do này mà ngài có câu kệ nói về mình khiêm tốn như vậy.

Muốn thuyết chánh pháp, trước tiên phải đưa chánh pháp hòa vào chính mình; chẳng thể chỉ lặp lại ngôn từ như nhạc sĩ điếc gảy bản nhạc tự mình không thể nghe. Muốn thọ chánh pháp, phải chân thành phát tâm hành trì pháp được thọ; chẳng thể nhận pháp để có thể dạy cho người khác như nhạc sĩ gảy đàn xin tiền, làm như vậy thọ pháp không để làm gì, không lợi ích cho mình, cũng không lợi ích cho người. Tích lũy kiến thức Phật-pháp để tìm cầu danh vọng địa vị, đều là những mục tiêu bất chánh.

Sách có câu nói rằng: “Biết càng nhiều, tâm càng kiêu, càng xa nhà, xa trung thực.” Làm sao có thể giúp người khác nếu tà lực trốn kỹ trong mình còn chưa trị nổi? Chẳng nực cười lắm sao, kẻ hành khất trắng tay lại rêu rao đòi mở yến tiệc thiết đãi cả làng. Muốn thật sự bảo vệ lợi ích chúng sinh, trước tiên ta cần thuần luyện chính mình, cho đến khi có thể được như đức Patrul Rinpoche, khiêm nhượng tự cho mình chẳng chút chứng ngộ nào trong khi toàn thân đầy ắp chánh pháp.

3. Nhưng vì bạn hiền hết mực cầu xin, chẳng thể thoái thác,
nên xin nói ra ít lời bộc trực,
không hợp thói thường của thời mạt pháp,
tặng không dối gạt,  xin hãy khéo nghe.

Trỏ vào lỗi của người nào, người đó sẽ nổi giận, dù là con ruột hay là đệ tử. Còn nếu cất tiếng khen ngợi, dù là khen những phẩm chất bản thân họ không có, họ vẫn thấy vui. Tuy nhiên, sách có câu, “dù nghe rất kêu, sấm gầm vẫn chỉ là tiếng động.” Được người đời tán thưởng tâng bốc tuy thích  thật, nhưng chẳng giúp tích lũy công đức tu. Điều thật sự lợi ích đó là được vạch lỗi cho thấy và được chỉ cho biết cách sửa lỗi. Vàng phải đập phải đốt mới tinh luyện, tương tự như vậy, cứ thường xuyên tự xét lỗi mình và noi theo lời dạy của đạo sư, rồi chúng ta sẽ có thể chuyển hết tánh ác thành đường tu giải thoát. Kẻ phá rối nếu tìm ra và túm lại rồi thì dân làng sẽ được sống yên. Tương tự như vậy, lỗi lầm tiềm ẩn bên trong, nhờ ân sư từ hòa khai quật lộ thiên cho thấy, diệt sạch rồi sẽ được sống yên. Ở đây cũng như trong bộ luận lừng danh Kunzang La-me Shelung [Lời Vàng của Thầy Tôi], đức Patrul Rinpoche dùng lời nói thẳng, đánh thẳng vào cốt tủy lỗi lầm của ta để dẫn ta vào con đường thẳng. Ngài chỉ nói ít lời tinh túy, là vì chúng ta không cần biết quá nhiều chi tiết; điều chúng ta cần, là lời giảng tâm yếu dẫn đến quả giác ngộ.

Trong câu kệ này, đức Patrul Rinpoche nói rằng mặc dù ngài chưa chứng ngộ, nhưng nếu ít ra có thể khuyến khích chúng ta quyết tâm giải thoát sinh tử, tập bước theo hành trạng của tâm đại bi, vậy luận này viết ra cũng không phải là vô ích.

PHẦN MỘT: CHƯỚNG DUYÊN THỜI MẠT PHÁP

Sau khi tán dương đảnh lễ Tam Bảo, đức Patrul Rinpoche bước vào phần đầu của bài pháp.

– Đường Đi Của Phật

4. Bậc Chân Hiền Thánh, trên cả loài trời,
đắc chân thật địa nhờ tu chân đạo,
chân thật hiển bày chân đạo vô thượng cho khắp chúng sinh,
bằng không sao gọi là Chân Hiền Thánh?

Vào thời Ấn độ cổ, các bậc hiền thánh Rishi tóc dài sống đời khổ hạnh nơi rừng sâu, sống nhờ khất thực xa lánh cảnh gia đình, phố chợ, ruộng vườn, cùng hết thảy mọi bận bịu thế gian. Chư vị được gọi là Rishi, tiếng Tạng gọi là Trangsong, nguyên nghĩa là “trực,” là “chân,” vì chư vị luôn chính trực, chân thật, xứng đáng được tôn vinh.

Các vị Rishi này, có vị là Phật tử, có vị không phải, nhiều trình độ tâm linh chứng đắc cao thấp khác nhau. Có vị đạt thần thông nhờ định lực thiền lực, có thể sống lâu hàng a tăng tỳ kiếp, có thần nhãn, thần túc, cưỡi mây bay trên trời không một cách dễ dàng. Nhưng dù thành tựu thần thông vượt bực chăng nữa, chư vị vẫn chưa đoạn lìa gốc rễ vô minh phiền não, vì vậy vẫn còn nguy cơ bị ngã mạn tác hại, vẫn mong được người đời tôn kính ngợi khen. Đức Phật Thế tôn, ngược lại, là đấng vương tử vô song dòng họ Thích, ngã chấp đã diệt tận gốc rễ kể từ thời điểm ngài thành tựu tâm bồ đề. Làm sao có thể có được thành tựu này? Là vì khi tìm cầu quả giác ngộ, đức Phật chỉ vì lợi ích của chúng sinh mà tìm cầu. Và chính vì như vậy đức Phật được gọi bậc Rishi chân chính.

Vào lúc một ngàn lẻ hai vị Phật lập đại nguyện vì chúng sinh thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã phát nguyện cứu giúp chúng sinh thời mạt pháp. Không ngại ngần vì nạn ngũ trược, cũng không lo vì tâm chúng sinh bị phiền não thô lậu che mờ, bị ngọn gió thất tình lục dục khuynh đảo, cứng cỏi hoang dại, khó giáo huấn. Vì đại nguyện cao cả này mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giữa chư Phật thời hiền kiếp, nổi trội như đóa sen trắng sáng ngời.

Từ khi bồ đề tâm khởi sinh, đức Phật buông bỏ mọi dấu vết của lòng vị kỷ, chỉ hướng về lợi ích của chúng sinh. Ròng rã ba thời kỳ vô số và hàng trăm kiếp tái sinh, Phật không ngừng tích lũy công đức. Bằng sự kiên quyết và tài tháo vác vô tận, Phật vận dụng đủ mọi phương tiện để nâng đỡ chúng hữu tình. Ví dụ, trong một đời, Phật sinh làm vị hoàng tử trẻ, vào rừng gặp cọp mẹ, đói lả không còn hơi sức kiếm mồi nuôi con. Lòng từ bi bao la mãnh liệt dấy lên, vị hoàng tử trẻ cắt thịt của chính mình cho cọp mẹ ăn. Nhưng cọp mẹ vì quá yếu, cả thịt tươi cũng không thể nhai, vị hoàng tử tự cắt cổ tay cho cọp uống máu, chờ cọp mẹ hồi tỉnh rồi mang hết thân mình cho cọp ăn.

Nhờ lòng đại bi phi thường và sự tinh tấn bất tận, đức Phật cuối cùng đạt quả chánh đẳng giác. Theo chánh đạo đến tận cùng, ngã chấp tận diệt, đấng Thế Tôn tỏa rạng như mặt trời sáng soi toàn cõi thế, hết thảy chỉ vì lợi ích của chúng sinh.

Mọi thành tựu này, đều là vì chúng sinh mà thành tựu, và chính nhờ tấm gương toàn hảo này, nhờ giáo pháp không chút mê lầm này, mà chúng ta ngày nay có được cơ hội đưa tâm mình vào trong chánh pháp, đạt quả vị Phật. Chọn chánh hạnh, bước theo chánh pháp, rồi chúng ta sẽ có thể đạt chánh quả. Sẽ được như Phật, không còn bị lừa dối bởi chính mình hay bởi bất cứ một ai. Đức Thế Tôn là đấng chân thật, nói lời chân thật hoàn toàn đúng như sự thật. Ai có lỗi, Phật chỉ cho thấy lỗi. Ai muốn trọn đời tu, Phật bảo: ”hãy bỏ đời sống gia đình, làm người xuất gia không nhà, giữ ba bộ y, đắm mình trong văn, tư và tu.” Cho người tại gia, Phật dạy từ bỏ mười việc ác, theo mười việc thiện. Với vô vàn phương tiện, Phật dẫn dắt chúng sinh đủ loại căn cơ sống đúng với chánh đạo và tu đúng với chánh pháp.

Tất cả những ai noi theo gót chân Phật, dù là bậc đại thánh hiền, đại hành giả, hay chỉ đơn giản là kẻ phàm phu thế tục như chúng ta đây, tất cả đều phải bước theo đường tu cho đúng cách. Cả trong đời sống hàng ngày, người nào sống thẳng thắn chân thật vẫn được người đời kính nể, còn kẻ bất lương dối trá thì chẳng ai tin.

Nên chúng ta phải thiết tha cầu nguyện ân sư từ bi chỉ cho thấy lỗi. Bao giờ ân sư chỉ lỗi, phải biết ơn mà nhận lấy lời huấn thị để tự quét lỗi mình. Ở đây lời huấn thị đức Patrul Rinpoche tặng cho chúng ta được trực tiếp truyền xuống từ chính đức Phật, qua một dòng truyền thừa không gián đoạn – đây chính là tiếng lời của đấng Như lai.

– Thời Kỳ Suy Đồi

5. Tiếc thay cho người sống thời mạt pháp,
trực tâm héo tàn, chỉ còn dối láo.
Ý nghĩ vặn vọ, lời nói quanh co,
khôn khéo lừa người, ai tin cho được?

Vào thời kỳ hoàng kim, mọi sự đều toàn hảo. Không cần ánh sáng mặt trăng, mặt trời, thân thể mọi người đều tự tỏa hào quang. Ai cũng tùy ý du hành trong không gian, sống mà không cần ăn uống. Vào thời ấy, ai ai cũng giữ đủ mười thiện nghiệp. Nhưng rồi thời gian trôi qua, tâm ý dần biến chuyển, họ bắt đầu gây hại cho nhau, từ từ nổi tham chấp, rồi trộm cắp, rồi dối gạt. Hào quang tắt lịm, phải dùng ánh sáng của mặt trăng, mặt trời; không còn khả năng bay trong không gian; phải ăn để mà sống. Rồi đến lúc cả trâu như nguyện và vụ mùa không cần cấy trồng cũng biến mất, họ phải tự cày bừa để có mà ăn. Đến thời của chúng ta đây, những tánh đức thời hoàng kim chỉ còn sót lại đôi chút cặn bã, như sau bữa tiệc linh đình chỉ còn chút món ăn thừa. Ai người có mắt tuệ, thấy rõ cảnh sống của chúng sinh trong thời kỳ suy đồi này đều không thể nào không buốt dạ xót thương.

Ở thời kỳ dữ dội đầy tranh chấp này, con người sống với ác tâm, dối láo. Luôn đưa mình lên trước, chà đạp quyền lợi người khác. Ai khen thì xem là bạn, ai trái ý hay chống đối thì gọi là thù. Thái độ này dần dần khiến cho mọi việc làm, mọi lời nói, mọi ý tưởng trong tâm họ đều trở nên méo mó. Con người càng lúc càng xoắn vặn quanh co, như gốc cây già cong queo, cuối cùng tâm ý họ suy đồi đến nỗi mọi khái niệm về thiện và ác đều mất hết.

Chúng ta sống trong thời kỳ mà sự giận dữ, tham chấp, dục vọng, mê muội, kiêu mạn và ganh ghen trở thành mẫu mực đời thường. Đây là lúc mặt trời chánh pháp đã khuất sau bờ vai của rặng núi phía Tây, phần lớn chư đại đạo sư đã bỏ sang cảnh giới khác, người tu lạc bước mù khơi trong pháp thiền, tại gia hay xuất gia đều không sống thuận chánh pháp. Chạy theo giá trị dối láo của thời kỳ này, người đời có thể tìm được đôi chút lợi lạc nhất thời, nhưng xét cho cùng, làm như vậy chẳng phải lừa dối ai khác hơn là bản thân của chính mình.

Chất độc phiền não ứ trong tâm người đời nay. Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho họ phải trôi lăn vô tận trong vòng quay sinh tử. Để đối trị phiền não, chúng ta cần luôn đề cao cảnh giác, theo gương chư đại đạo sư dòng Kadampa. Chư vị thường nói: “Tôi ôm mũi lao chánh niệm để canh chừng cửa ý. Phiền não tấn công, tôi lập tức phản công; đợi phiền não thu móng tôi mới sẽ thu lao.

6. Than ôi! chúng sinh thời đại suy đồi!
Than ôi! chẳng biết tin vào nơi ai!
Như lạc giữa chốn quỉ ăn thịt người.
Hãy suy nghĩ kỹ, để tự cho mình một ân huệ lớn.

Lạc xứ quỉ ăn thịt nguời thì chẳng thể lơi là, biết rõ mọi người quanh mình dù thân thiện đến đâu vẫn có thể thình lình bị họ tấn công, nhai tươi nuốt sống. Tương tự như vậy, người thế gian bất kể tốt đến đâu, lỡ theo lời họ khuyên là gặp tai họa. Và nếu cần phải khuyên họ cũng sẽ gặp rắc rối. Vậy tốt hơn hãy lo tự xét lỗi mình. Lỗi lầm dù nhiều đến đâu cũng không thể tồn tại vĩnh viễn, lúc nào cũng có thể sửa lỗi. Chuyển ý nghĩ bất thiện thành tín tâm yêu thương; chuyển chuyện phiếm với người đời thành câu kinh cầu nguyện; chuyển việc làm vô bổ thành lễ Phật, nhiễu Phật. Làm như vậy gọi là tự ban ân huệ. Thọ giới xuất gia, tôn kính ân sư, tinh tấn văn tư tu, miệt mài sửa lỗi, đều là những ân huệ quí giá tột bực mà ta có thể tự ban cho chính mình. Như giọt vàng ròng có thể làm thay đổi giá trị cả hũ sơn, tương tự như vậy, áp dụng chánh pháp sẽ làm thay đổi toàn bộ tâm mình.

Tự ban ân huệ cho mình như nói ở đây không phải là thái độ ích kỷ, mà có nghĩa là thay vì kéo dài khổ đau của mình và của người bằng cách rong ruổi theo cảnh luân hồi với tham cùng sân, ta hãy xét thử xem nên sống như thế nào cho thật có ý nghĩa. Mục tiêu chân chính của bồ tát là độ chúng sinh thoát khổ luân hồi. Để thực hiện điều này, trước đó phải tự độ chính mình thoát luân hồi. Muốn tự độ, trước đó phải hiểu rõ luân hồi có gì không ổn để mà phải giải thoát.

Sách có câu, “có sinh là có tử, có hợp là có tan, hội ngộ rồi li biệt, có thăng phải có trầm.

Như hầm than đỏ, như ổ rắn độc, thành quách quỉ dữ, cõi thế gian này chỉ có thể mang đến cho ta nỗi khổ lớn lao cùng cực. Cứ hãy tưởng tượng trên thân mình đục khoét 360 lỗ, trong mỗi lỗ này cắm bấc vào mà đốt, đau đớn bao nhiêu vẫn không thể sánh với nỗi khổ đến từ một tia lửa cỏn con trong cõi địa ngục.

Trong hiện tại phải chịu bao nhiêu khổ não, hãy dùng khổ này để nhắc nhở mình mở lòng thương yêu, để quét ác nghiệp ác chướng, để thúc dục mình trên đường tu giải thoát. Phải thấy rõ thực chất của sinh tử luân hồi để hiểu rằng khổ đau này chỉ có một cách đối trị duy nhất, đó là tu theo Phật-pháp.

– Chết và Vô Thường

7. Trước đây tâm mới lang thang một mình,
bị gió nghiệp cuốn, sinh vào hiện tại.
Rồi chẳng mấy chốc, lại như sợi tóc tuốt khỏi tảng bơ,
một mình lang thang, bỏ lại tất cả.

Hãy nên thận trọng, kẻ thù đang đến. Không phải kẻ thù bình thường, mà là kẻ thù vô địch: cái chết. Dù khéo léo đến đâu, không lời van xin nào có thể thuyết phục được cho cái chết chậm bước dù chỉ vài năm hay chỉ vài giây. Cho dù là chiến sĩ dũng mãnh, cho dù thống lãnh mọi đội quân thiện chiến nhất trên toàn cõi thế gian, cũng không thể khiến cái chết ngoảnh mặt quay đi dù chỉ mảy may sợi tóc. Không thể dùng tiền tài để mua chuộc, cũng không thể dùng sắc đẹp để cám dỗ.

Quí vị nhiều khi nghĩ rằng tốt nhất cứ dành mười năm để gầy dựng sự nghiệp, rồi thu xếp thêm mười năm để tu tập theo Phật-pháp. Nhưng ai dám chắc mình sẽ còn sống thêm được 20 năm? Ai biết chắc đâu là lúc mình trút hơi thở cuối cùng? Ẩn tu trên núi mà nhóm lửa tối nay thì phải nghĩ rằng chẳng biết ngày mai có còn đây để nhóm lửa nữa hay không. Có người đang ngủ mà chết. Có người đang đi mà chết. Có người đang ăn mà chết. Có người ra trận mà chết. Kẻ chết non, người chết già. Mọi sự trong đời đều có thể biến thành nguyên nhân mang đến cái chết. Thêm trăm năm nữa, ai người đang sống đây vẫn sẽ còn tại thế? Chúng ta một mình vào đời; rồi cũng sẽ một mình lìa đời. Tuy một mình nhưng vẫn có chiếc bóng luôn bám dính theo ta. Một mình sau khi chết, tâm vẫn mang theo chiếc bóng của việc thiện ác đã làm. Đợi đến lúc sắp phải bước vào cõi trung hữu rồi mới thuận ý muốn tu thì đã quá muộn. Nhưng nếu từ trước đã có sự chuẩn bị, đã đủ tự tin với pháp hành, đã biết rõ phải làm thế nào để vãng sinh vào cõi Phật, được như vậy cái chết sẽ không gây khổ đau.

Hôm nay còn sống đây, lại sống rất tốt, ở một nơi đầy đủ tự do tự tại để mà tu. Không ai bảo tôn giáo của quí vị là bị cấm, cũng không ai nói quí vị không được phép trì niệm Lục tự chú. Vậy ngay bây giờ mới chính là thời điểm thích hợp nhất để chuẩn bị cho cái chết. Tương lai bao giờ cũng khiến chúng ta âu lo. Bỏ biết bao công sức để bảo đảm sau này không phải thiếu tiền, thiếu ăn, thiếu mặc. Nhưng trong tất cả mọi việc sẽ xảy đến trong tương lai, chẳng phải cái chết là việc hệ trọng nhất hay sao? Vì sợ bị ám toán mà vua chúa, thủ nguyên đều cho hộ vệ túc trực quanh mình; nhưng còn tay sát thủ lợi hại bậc nhất với bước tiến không một ai có thể ngăn chận thì sao? Khi vào đời, làm gì có chồng có vợ, bằng hữu hay bạn đồng hành. Nay có thể chúng ta có đông người quen, cũng có thể có thêm vài kẻ thù, nhưng khi cái chết đến, hết thảy đều phải bỏ lại phía sau, như cọng tóc bị tuốt ra khỏi tảng bơ. Không một thân nhân bằng hữu nào có khả năng cứu ta, sẽ phải một mình đối diện với cái chết. Thân thể này đây, vốn không thể chịu nổi dù chỉ một vết đâm bé nhỏ của đầu kim hay vết phỏng tí hon của tia lửa, bây giờ sắp phải đi vào cõi chết. Thân thể này đây, cưng quí biết nhường nào, bây giờ sắp biến thành xác chết mà đến cả người thân cũng chỉ muốn tống khứ đi càng sớm càng tốt.

Rồi sẽ phải lang thang trong cõi trung hữu, trần trụi, hốt hoảng không biết đang về đâu, một mình đơn độc, trĩu nặng gánh ác nghiệp đã gieo. Trước mặt là bóng đêm vô tận, sau lưng là ngọn gió nghiệp đỏ ngòm cuốn thốc, tứ bề trùng điệp sứ giả Diêm vương hò hét “bắt nó đi! giết nó đi!” Đến lúc đó mà còn nhớ được đến ân sư, dù chỉ trong thoáng chốc, thì cảnh hiện hãi hùng cõi trung hữu sẽ lập tức nhòa tan, ta sẽ sinh vào cõi Phật. Chí ít cũng sẽ được sinh trở lại làm người. Nhưng nếu lúc ấy tâm bị ác nghiệp đè nặng, đến nỗi giáo pháp đã học không áp dụng được chút gì, thì bao hy vọng đưọc sinh vào thiện đạo đều mất cả. Như hòn đá rơi xuống từ đỉnh núi Tu Di, ta sẽ rơi thẳng vào ác đạo, hoàn toàn vô vọng. Chúng ta, thứ người mà cả chút khổ đau cỏn con trong đời này cũng không thể gánh, sẽ phải rơi vào cõi khổ nạn cùng cực triền miên.

Người quyền thế có thể dựa vào thế lực để làm giàu; kẻ thối nát có thể tạo sưu cao thuế nặng để bóc lột dân đen. Đến lúc mạng chung, tiền tài của cải, danh vọng quyền uy, cùng mọi thỏa mãn tạm bợ mà đời sống ngắn ngủi này có thể mang đến, tất cả đều phải vất lại phía sau, còn quả báo đến từ ác nghiệp lại bền bỉ theo đuổi, gieo thống khổ kinh hoàng cho tương lai. Đến khi chết, chỉ còn hậu quả của những việc đã làm là bám dính không rời, và chỉ có Phật-pháp mới có khả năng bảo vệ cho ta. Nay nếu bỏ bê Phật-pháp, để cho những lo toan vụn vặt đời thường thao túng, như vậy nhất định sẽ bị chất độc phiền não cuốn phăng đi, sẽ phải tích lũy bao nhiêu là nợ nghiệp. Không có Phật-pháp, chúng ta sẽ hoàn toàn vô vọng. Thay vì bận tâm việc thế gian, chẳng phải chúng ta nên làm hết những điều cần làm để có thể hành trì ngay hay sao?

Đây mới là việc hệ trọng nhất trong đời, không thể chần chờ. Đợi rảnh mới tu, đợi già mới tu, hay đợi có chỗ tu đàng hoàng rồi mới tu, cứ như vậy sẽ chẳng bao giờ tu được cả. Ngài Padampa Sangye dạy rằng: “đợi hết bận rộn thì chẳng bao giờ có cơ hội tu. Vừa nghĩ đến là phải mau làm ngay thôi, hỡi dân Tingri.” Vậy, nếu muốn làm điều thật sự có ích trước khi chết, chúng ta nhất định phải quay về với chánh pháp. Đó là điều chánh văn giải thích trong câu kệ tiếp theo đây.

– Tu Là Nẻo Lành

8. Mình tự muốn tốt, ấy việc đương nhiên,
Vậy tự với mình, không thể không thật:
Không tự vì mình đạt tinh túy pháp,
chẳng phải đã tự hại đời mình sao?

Không ai giữ ác ý với chính mình. Chẳng ai cho rằng tật bệnh khổ đau là sướng, cũng không ai muốn mình què quặt, nghèo hèn, hay  bị cướp bóc. Điều mà ai ai cũng mong cầu, là chính mình được hạnh phúc, là cảnh sống thoải mái giàu sang. Nhưng ý tưởng này từ đâu sinh ra? Chính vì chúng ta tin rằng có một cái tôi. Vì niềm tin sâu rễ này mà chúng ta lo lắng bận tâm cho hạnh phúc của chính mình. Với cái tâm như vậy sẽ không bao giờ được thỏa mãn. Dù thành bậc đế vương ngự trị trên toàn cõi thế gian, ta vẫn sẽ khao khát thêm nhiều quyền uy, tài sản và lạc thú.

Tình cảm dành cho thân nhân bằng hữu cũng vậy. Vì thương yêu vợ, chồng, con cái, bạn bè, mà ta xem trọng họ hơn ai hết. Ai khen ngợi giúp đỡ cho họ, ta sẽ thấy vui vẻ khác thường. Nhưng đây không phải là tình yêu thương chân chính mà chỉ vì ta nghĩ họ là của ta.

Chúng ta tuy thương mình hơn ai hết, nhưng lại không biết phải tìm hạnh phúc ở đâu. Như kẻ điên rồ, chúng ta tìm cầu hạnh phúc trong lạc thú, danh vọng, tiền tài, quên mất những điều này rồi sẽ bị cái chết cướp hết đi. Bước qua thềm cửa tử, sở hữu vất vả ký cóp dù một món cũng không thể mang theo. Mọi cố công vất vả trong đời, cùng lắm chỉ có thể mang về đôi chút niềm vui tạm bợ – kết quả quá nhỏ nhoi so với khối công sức khổng lồ.

Muốn tìm nguồn hạnh phúc chân thật vĩnh cữu chỉ có một cách, rất chắc chắn, đó là đơn giản hướng tâm về thiết tha thỉnh cầu ân sư, và tu cho đúng cách. Nương vào luật nhân quả và lực gia trì của Tam Bảo, mọi kiếp về sau đều sẽ luôn được sinh vào nơi chánh pháp hưng thịnh, sẽ luôn gặp được bậc thiện tri thức, sẽ luôn tiến bộ trên đường tu giác ngộ – kết quả vĩ đại so với khối công sức nhỏ nhoi.

Ngược lại, nếu nghĩ rằng pháp hành và thiện hạnh là điều vô nghĩa, làm ác cũng chẳng sao, nếu cho rằng điều quan trọng nhất là phải lo hưởng lạc thú đời này càng nhiều càng tốt, làm như vậy chúng ta chắc chắn sẽ đọa rơi vào cõi dữ, hay sinh vào một nơi mà đến cả chữ “Pháp” cũng không từng được nghe.

Tập quán thế gian khiến ta tin rằng việc đáng làm nhất trong đời là chăm sóc người thân và hàng phục kẻ thù. Nghĩ như vậy là lầm. Nếu thật sự muốn làm điều có ý nghĩa trong cuộc sống, hãy hiến mình cho chánh pháp.

Ở những bước đầu trong đạo pháp, điều thiết yếu là phải dồn hết nỗ lực quyết tâm để tự chế ngự chính mình, thay vì non dại gánh vác cho người. Hiện giờ, chuyện bứng sạch gốc rễ của ngã chấp hãy còn rất xa; với cái tâm chưa thuần mà lo việc độ sinh, chẳng phải đáng cười lắm sao. Vì vậy giáo pháp dạy rằng, “chứng ngộ cho mình, từ bi cho người.” Theo kiến, tu và hạnh rồi sẽ có khả năng tận diệt ngã chấp và phiền não, nhờ đó thật sự đủ sức độ sinh. Càng thuần luyện tâm mình bằng giới luật, khuyết điểm càng tan biến, thiện đức của một đấng bồ tát sẽ càng nở rộ. Ngài Long Thọ có câu nói rằng: “ai ban đầu phóng dật, rồi sau biết tự chế, thật đẹp như trăng sáng thoát khỏi áng mây che.”

Bất kể ngã chấp cứng cỏi khó trị đến đâu, chúng ta vẫn có khả năng diệt ngã chấp và khai mở lòng từ bi.

Thọ bất cứ bộ giới luật biệt giải thoát nào, cũng sẽ có được nền tảng vững chắc để thuần tâm. Nhờ giữ giới thanh tịnh, chúng ta có được khả năng phân biệt điều gì cần giữ trên đường tu, và điều gì cần bỏ. Ở thời điểm này dù chưa có khả năng hiểu toàn bộ Phật-pháp, nhưng nếu chúng ta tìm được bậc chân sư; phụng sự ân sư cho đúng cách; từ nơi ân sư thọ nhận giáo pháp về kiến, tu và hạnh; và mang ra thực hành, được như vậy chúng ta nhất định sẽ đủ khả năng chứng được tinh túy của chánh pháp.

Nếu có được niềm tin trọn vẹn nơi ân sư thì mọi thành tựu tâm linh của ân sư sẽ vững vàng triển khai trong ta, như cây thường mọc giữa rừng trầm trên núi Malaya, nhiều năm thấm đượm giọt trầm từ bao nhánh lá, sẽ có ngày cũng thơm ngát mùi trầm. Tuy nhiên, nếu chân sư không gặp, lại nương theo thầy bà mê muội, dạy cho cách tạo thêm ác nghiệp, khi ấy muốn tẩy cho sạch cũng khó như là rửa nhánh cỏ thi rơi vào ống cống. Vì vậy mà nói “trước khéo chọn Thầy; sau khéo hầu Thầy; cuối cùng khéo tu giáo pháp Thầy dạy. Khéo được cả ba nhất định vững tiến không bao giờ lạc trên đường giải thoát.

Ở thời kỳ suy đồi này, vì trí hẹp lại thiếu quyết tâm nên người ta cần một giáo pháp thật cô đọng để tu. Pháp môn phối hợp giữa tâm tôn kính đạo sư –thấy Thầy bất nhị với đức Quan Thế Âm– và công phu trì tụng Lục tự chú có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu này. Lục tự chú vừa dễ trì tụng vừa hàm chứa tinh túy của toàn bộ kinh điển. Đây là cốt tủy của trái tim đức Quan Thế Âm, cho ta nguồn năng lực gia trì vô cùng tận. Lấy việc trì tụng chú này làm công phu chính thì hết thảy trời, người, và cả tà ma quỉ dữ cũng sẽ đều xử tốt với ta, ta sẽ được đời sống trường thọ, vắng tật bệnh ác chướng, đời sau sẽ sinh vào cõi Phật Cực lạc núi Phổ đà, hay ít ra cũng được sinh vào nơi Phật-pháp hưng thịnh, tất cả đều nhờ lực gia trì vô biên và lòng từ bi của chư Phật đà.

Cho bất cứ việc gì, chìa khóa của thành công nằm ở sự quyết tâm. Quyết tâm làm giàu thì dù khởi đầu bằng mớ tiền lẻ vẫn có thể trở thành triệu phú. Quyết tâm học thì có ngày sẽ thành bậc học giả. Quyết tâm tu thiền, nhất định sẽ có lúc biết cách tháo gỡ mọi ràng buộc để tu theo Phật-pháp. Tùy chọn mục tiêu sao cho đúng. Tu theo Phật-pháp, ta sẽ được như đấng quốc vương bách chiến bách thắng, kẻ địch của ông cha đều hàng phục hết thảy, sẽ có thể tức thì và vĩnh viễn đoạn diệt ngã chấp đã hành hạ ta trong vô lượng đời kiếp.

– Đời Là Nẻo Dữ

9. Chúng sinh mạt pháp, tâm hạnh xấu ác.
Chẳng ai giúp ta, chỉ toàn dối gạt;
muốn giúp cho người cũng khó lắm thay!
tốt hơn bỏ hết trò tất bậc này.

Thời nay, đến cả cha mẹ cũng không thể nương vào để mà học cách sống thuận theo chánh pháp. Thân nhân bằng hữu, mặc dù đầy hảo tâm, nhưng đối với họ thì việc đáng làm trong đời là tích lũy tiền tài của cải, hàng phục kẻ thù, bảo vệ quyền lợi cá nhân. Họ không ngừng theo đuổi những giá trị này, tâm họ liên tục một dòng đầy những tham và sân. Họ luôn bận tâm vì cha mẹ yếu bệnh, con cái vô ơn, nhà cửa cần sửa chữa. Nhưng nếu tâm cứ xoay vần quanh những mối bận tâm này thì như vậy là đã đánh mất Phật-pháp. Đương nhiên vẫn phải hết lòng chăm lo cho cha mẹ và người thân, nhưng điều quan trọng là thân khẩu và ý phải hướng thiện và  phải cố gắng hành trì càng nhiều càng tốt.

Được chút lạc thú nào, dù chỉ một muỗng thức ăn ngon, ta đâu hề mong ai khác hưởng thay mình, nhất định sẽ muốn giữ hết cho riêng mình. Sự tham lam ích kỷ này, xét cho cùng, chẳng nghĩa lý gì cả, không những làm cho người khác khổ mà về lâu về dài lại còn mang khổ đau đến cho chính mình. Chỉ biết đến bản thân là buông bỏ hạnh nguyện siêu việt của bồ tát. Cứ đặt hết niềm tin vào bậc đạo sư, buông bỏ mọi ích kỷ khăng khăng trước tài sản, thực phẩm, y phục và người thân, chẳng tốt hơn sao?

Nếu chạy theo người đời thì sẽ trở thành giống như họ, một tên lừa bịp chuyên nghiệp. Quí vị sẽ lãng phí đời mình rong ruổi theo những mục tiêu không bao giờ với tới, sẽ như đứa trẻ mải mê chơi, không biết đói biết lạnh, không biết ngày đang qua, đến khi bóng tối phủ đầy mới chợt nhớ đến mẹ, cất tiếng khóc oà. Nếu thật lòng muốn độ sinh, trước tiên phải hoàn thiện chính mình. Còn nếu cứ tham lam toan tính đủ điều, bận rộn việc bán buôn đổi chác, thâu nhặt đệ tử, tự tôn làm Thầy, rồi sẽ trở thành giống như một con nhện kẹt trong tấm lưới của chính mình. Phí bỏ thời gian để giăng tấm lưới này, quí vị sẽ không thấy ra thời gian qua nhanh như thế nào, đến khi giật mình nhìn lại, cái chết đã kề bên. Khi ấy năng lực cũng đã cạn, khổ nhọc cũng đã chịu, thế nhưng chẳng phải giống thử thách khi tu, khổ nhọc kia chẳng giúp quí vị cải thiện bản thân được chút nào.

Các bậc đại đạo sư dòng Kadampa thường vẫn tu trong kham khổ, gạt bỏ mọi tiện nghi, giải trí. Bổn sư của chúng ta là đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, từ bỏ hoàng cung, sáu năm sống đời khổ hạnh. Là những người bước theo gót chân Phật, chẳng phải ta cũng nên buông bỏ mọi bận tâm thế tục, quên hết nỗi xôn xao bất tận do thân nhân và bằng hữu mang đến để hết lòng noi theo huấn từ của bậc chân sư hay sao? Lún sâu sinh tử nào có gì hay? Mọi sự trong đời lên xuống không chừng. Triệu phú biến thành ăn mày; ăn mày trở thành triệu phú. Có bao nhiêu cũng không vừa lòng. Được một triệu sẽ muốn hai, được hai triệu sẽ muốn ba, làm sao thỏa mãn cho được. Chỉ có một thứ đừng bao giờ nên thấy đủ, đó là pháp hành của chính mình. Hãy giống như trâu đói, vừa nhai cỏ vừa nhìn ra phía trước xem chỗ nào còn cỏ để mà ăn. Tu được như vậy nhất định sẽ không phải thất vọng.

Còn nếu cố gắng thực hiện tất cả những gì mình mong muốn trong đời này, sẽ chẳng bao giờ đủ thời gian. Sách có câu nói rằng: “những lo toan trong đời giống như trò chơi trẻ nhỏ, chạy theo sẽ chẳng bao giờ xong, chỉ cần buông xuống, tất cả đồng loạt ngưng.

10. Phục dịch kẻ trên, họ chẳng vừa ý;
chăm lo người dưới, họ chẳng toại lòng;
Giúp đỡ cho người, người nào giúp mình.
Hãy suy nghĩ kỹ để hạ quyết tâm.

Dù làm gì cũng chẳng thể khiến cho thế gian vừa lòng –kẻ quyền thế cao sang với thường dân không khác. Dốc sức lo cho họ, họ cũng chẳng biết ơn, ngược lại chỉ cần quí vị phạm chút lỗi nhỏ là họ sẽ nổi dóa, bắt phạt, đánh đập, vất vào ngục sâu. Còn những người sống nương nhờ vào quí vị, dù có thương lo cho họ, họ vẫn không bao giờ thỏa mãn. Bạn bè dù tốt đến đâu, nghe theo lời khuyên của họ sẽ chỉ khiến quí vị vướng sâu hơn vào mạng lưới sinh tử. Không làm gì có kết thúc cho việc chống đối kẻ thù và chăm sóc người thân, đều chỉ là lãng phí thời gian. Muốn giúp người, trước đó phải tự hoàn thiện chính mình. Muốn hoàn thiện chính mình, trước đó phải đoạn lìa ba loại ràng buộc: vâng lịnh cửa quyền; vướng bận độ sinh, và nghe lời người đời.

Cố gắng làm vui lòng cửa quyền thế chỉ là để chịu thêm bao thăng trầm khổ não. Cố gắng mang tài vật ra giúp người chỉ là để châm thêm chất đốt vào ngọn lửa sinh tử. Cùng lắm chỉ được chút thỏa mãn nhất thời, chẳng giúp được ai lúc mạng chung. Đây thật ra chỉ là hiểu sai về lòng từ bi. Từ bi thật sự thì phải đưa chúng sinh đến với nguồn hỉ lạc bất tử của quả vị Phật.

Làm người vướng kẹt trong sinh tử, quí vị phải tự thấy mình giống như tù nhân trong ngục tối, trong tâm chỉ thôi thúc với ý nghĩ vượt ngục. Hiểu rõ việc đời phù du vô nghĩa, chư đạo sư dòng Kadampa thường nói: “Đặt tâm nơi Pháp. Đặt Pháp nơi đời sống khiêm nhường. Đặt đời sống khiêm nhường nơi niệm tưởng về cái chết. Đặt cái chết nơi hang đá hoang tịch.”

Ẩn cư nơi hẻo lánh, xa mọi chộn rộn cõi thế gian, đây là cách tốt nhất để bảo đảm mình sẽ thật sự tu.

Chẳng phải chúng ta cần phải luôn luôn ghi nhớ tất cả những điều này trong tâm, và cần dụng công hoàn thiện chính mình hay sao?

Đây chính là bước đầu tiên dẫn đến khả năng độ sinh chân chính.

– Rong Ruổi Vô Ích

11. Đời nay đa văn chẳng lợi chánh pháp, chỉ thêm tranh biện;
Đời nay chứng ngộ chẳng lợi chúng sinh, chỉ thêm phê phán;
Đời nay địa vị chẳng giúp trị nước, chỉ gieo nổi loạn.
Nghĩ chuyện đời nay, tâm lại càng thêm xót xa chán ngán.

Những bậc thầy vĩ đại chứng ngộ cao vẫn xuất hiện giữa đám người mê muội trong thời kỳ suy đồi này như giọt thủy ngân rơi vào đám bụi trần. Chư vị thông làu ngũ minh, rộng rãi thuyết pháp, nhưng phần lớn chúng sinh không nghe, vì tâm trí xiêu vẹo chỉ thích phê phán, hoặc vì không quan tâm đến chánh pháp. Dù chịu nghe cũng chỉ được đôi ba ngày là chán, họ không hiểu chánh pháp hiếm hoi quí giá đến mức nào. Thọ pháp rồi không tu, họ có thể đạt được chút trí tuệ cạn cợt, chỉ làm tăng thêm kiêu mạn; họ có thể giữ giới được phần nào, chỉ càng thêm tự mãn trước giới hạnh của chính mình; họ có thể đạt được chức vị cao, chỉ để thêm tràn lan lòng tham lam, lạm dụng và nổi loạn. Đệ tử kiểu này chẳng hơn gì kẻ phàm phu, không hộ trì chánh pháp, cũng chẳng phụng sự chúng sinh.

Trong các thời quá khứ, bậc chân sư khéo thuyết chánh pháp; mở cuộc biện luận để chỉnh sửa lầm lạc; tác luận để minh giải chân nghĩa. Ba việc làm này như việc tinh lọc vàng, giữ gìn và hoằng dương chánh pháp, dẫn dắt chúng sinh vào đường tu chân chính cho đến tận quả vị Phật. Nhưng đời nay, những việc làm này chỉ để đưa các tông phái khác nhau lên đỉnh cao của kiêu căng tật đố, cháy bỏng vì ganh đua, chỉ trích và ác ý, gãy vỡ mật thệ samaya, làm nhiễm độc bầu không khí thanh bình của pháp tu chân chính. Ngay cả bậc giác ngộ viên mãn như đức Liên Hoa Sinh và đức Vimalamitra, là những bậc thần thông vượt bực, đạt ngũ thông, khả năng độ sinh cao đến nỗi, bất kể là ai, chỉ cần thấy, nghe hay nhớ nghĩ đến hai vị là có thể nhập giải thoát đạo. Vậy mà vẫn có người thấy lỗi, hoài nghi khả năng thành tựu của hai vị, nghĩ rằng “chỉ giỏi bịp bợm, làm trò phù thủy gạt người.” Đệ tử thời mạt pháp có cái nhìn méo mó như vậy nên họ chỉ có thể làm gãy vỡ samaya. Vì lý do này mà các bậc thánh giả không thể toàn thành lợi ích chúng sinh, chánh pháp không thể lan xa hưng thịnh.

Ngay cả những bậc trị thành trị quốc, khéo lo cho dân bằng trọn tấm lòng thành, vẫn sẽ có người chống đối, nổi loạn, thậm chí sát hại. Vì vậy mà có câu nói rằng: “địa vị càng cao, khổ đau càng lớn.” Vì sao mà cả bậc chứng ngộ cao cũng khó lòng độ giúp chúng ta? Câu kệ tiếp theo giải thích về điều này.

12. Dù có giải thích, họ cũng không hiểu và cũng chẳng tin;
dù mang tâm ý chân thật vì người, họ vẫn thấy ngược;
đời nay, kẻ méo nhìn vào việc thẳng chỉ thấy cong queo,
chẳng thể giúp ai, đừng nhiều kỳ vọng.

Đời nay, khi quí vị nói chánh pháp, người đời sẽ bảo: “Đồ khùng! Biết chút ít Phật-pháp nhưng thật chẳng hiểu chi việc đời.” Nếu quí vị cố công giải thích làm cách nào đạt nguồn hạnh phúc chân thật, làm sao khỏi đọa sinh ác đạo, họ sẽ đơn giản không tin. Với cái nhìn xiêu vẹo, họ hiểu sai tất cả mọi điều quí vị nói ra. Giữa ban ngày, đám người mù đồng ý với nhau là trời đang đêm, vấn đề nằm ở cái thấy hư vọng của họ. Lề thói của người đời nay cắt lìa họ ra khỏi thiện tâm vốn có của chính mình.

Nếu bằng tâm ý trong  sáng nhất, quí vị cho họ đôi lời khuyên lành mạnh, họ sẽ nghĩ quí vị đang khôn ngoan cố tình lợi dụng họ. Nếu quí vị bảo họ tu theo chánh pháp, họ sẽ nghĩ, “dứt bỏ đời sống gia đình và sự nghiệp thì còn được gì cho tôi!” Thậm chí họ chẳng ý thức được rằng quí vị đang tận tâm giúp họ. Nếu giảng dạy nhiều, họ sẽ bảo, “ôi, cái ông này thật khéo ăn nói!” nhưng họ sẽ chẳng quan tâm đến ý nghĩa của lời quí vị nói ra. Hoàn toàn không có khả năng thấy được việc gì về lâu về dài sẽ mang lại lợi ích, họ chỉ nghĩ rằng quí vị đang cố tình hại họ mà thôi. Xoắn vặn như cội cây già, nhìn việc gì tâm họ cũng chỉ thấy méo mó cong queo.

Vào thời hoàng kim xa xưa, cha mẹ khuyên gì, con cái đều nghe theo. Đời nay chẳng thế, vậy tốt hơn thôi đừng nói. Chẳng mấy ai thật sự nghe theo lời dạy của sư phụ, chỉ biết dốc sức kiếm tiền, gầy dựng sự nghiệp, tranh dành địa vị công danh. Vì theo đuổi những mục tiêu này, họ dần dần bị lòng ham muốn và tham vọng bất chánh làm cho méo mó. Để thắng người khác, họ lừa dối, chỉ quan tâm đến những mục tiêu ích kỷ của chính mình. Méo mó như vậy làm sao có thể giúp đỡ lẫn nhau? Nếu chịu khó xét cho kỹ cảnh đời đáng buồn này, quí vị sẽ thấy mọi hoạt động điên cuồng trong luân hồi thật rỗng không vô nghĩa. Càng lúc quí vị sẽ càng biết chắc rằng điều duy nhất đáng đeo đuổi là dấn thân vào pháp hành.

Noi theo gương đức Jetsun Milarepa chẳng phải là điều tốt nhất hay sao. Thoát ly cảnh thế tục, ẩn cư chuyên tâm tu tập một mình. Nếu quí vị làm được như vậy, rồi ra quí vị sẽ đạt được những thành tựu mà không ai có thể cướp mất đi.

Phải tu như thế nào? Đối với chư đại đạo sư dòng Kadampa, pháp tu phối hợp tánh không và từ bi là quí giá nhất. Chư vị liên tục thuần dưỡng từ, bi, hỉ, xả, nhờ bốn tâm vô lượng này mà khả năng gánh vác chúng sinh phát sinh một cách tự nhiên không dụng công. Luôn hành trì sát theo chánh pháp không bao giờ lìa, không từng nhượng bộ, chư vị tự rèn luyện, trước bằng sự học, sau bằng kinh nghiệm trực chứng đến từ sự tu. Tu như vậy là đúng cách, sẽ tiến dần trên con đường dẫn đến đại lạc của quả Phật cứu cánh.

Bậc đại hiền thánh Atisa cát tường, sơ tổ dòng tu Kadampa được mọi người xem là “đức Phật thứ hai,” đã đưa pháp luyện tâm và phát tâm bồ đề vào nơi Xứ Tuyết. Ngài khi tu luôn tu với tâm từ bi. Nếu chúng ta tu được giống như ngài, vì lòng thương yêu chúng sinh mà khởi chí nguyện tu thành Phật, được như vậy, sẽ không có việc gì không thể làm. Nhưng nếu thiếu đi tâm nguyện này, tâm từ bi của chúng ta sẽ chỉ là bản sao mờ nhạt của lòng từ bi chân thật. Sách có câu nói rằng, “mong cho người khác được an vui, kể cả những ai gây hại cho mình, đây chính là cội nguồn an lạc chân chính.” Khi đạt đến trình độ này, lòng từ bi dành cho chúng sinh sẽ tăng trưởng một cách tự nhiên không cần cố gắng.

Đức Phật khi còn ngự trên cung trời Đâu Xuất, ở thời điểm sắp trở thành vị Phật thứ tư của thời hiền kiếp này, đức Phật nói rằng nay đã đến lúc nên sinh vào cõi Diêm Phù Đề, thị hiện công hạnh Phật. Chư bồ tát cùng chư Thiên khi ấy hết lời can ngăn. Bây giờ thời mạt pháp, họ nói, tà kiến đã lan tràn khắp mọi nơi. Nhưng đức Phật trả lời rằng Phật biết chắc sẽ thực hiện được tâm nguyện độ sinh. Dựa vào đâu đức Phật có thể có được niềm tự tín đến như vậy? Là vì tâm từ bi của Phật rộng vô biên. Là vì Phật biết với năng lực của lòng từ bi, không có gì là không thể thực hiện. Rồi để khẳng định cho lời nói này, đức Phật thổi lên tiếng ốc tù và. Tiếng ốc hùng tráng đẹp ngời, dù là âm thanh của toàn cõi thiên cũng không sao sánh nổi.

Để có được lòng từ bi tầm cỡ như Phật, chúng ta cần buông bỏ lề thói của người đời, nỗ lực thuần luyện cái tâm cứng cõi bất thuần của chính mình. Nếu trộn lẫn pháp hành với việc thế gian, thành tựu dù có được cũng sẽ bất toàn, như khối vàng bị mờ ố. Thay vì vội vã thực hiện những việc chỉ sánh bằng chiếc bóng mờ nhạt của bồ tát hạnh chân chính, chúng ta hãy nên thuần luyện tâm của mình trước. Bao giờ chứng được sự bất nhị giữa tánh không và tâm bi, khi ấy sẽ có khả năng bước theo gót chân của Phật đà, bồ tát một cách tự nhiên không cần cố gắng.

– Hư Vọng Bủa Vây

Thử xét lại cho kỹ những giá trị của người đời khiến mình rong ruổi, xem do đâu mà có, quí vị sẽ thấy gốc rễ nằm ở sự thiếu suy xét. Thông thường, mọi việc ta làm đều là làm với cái thấy sai lầm, tin rằng mọi sự đều thật có. Nhưng nếu xét cho kỹ, sẽ thấy thế giới hiện tượng này chỉ như cầu vồng hiện, màu sắc rõ ràng nhưng hoàn toàn không có một thực thể nào cả.

Cái nhìn hư vọng của chúng ta về thực chất của sự vật có thể được chia thành nhiều loại, tương ứng với từng lãnh vực của sự vật: sắc, thanh hay ý.

— SẮC LÀ VỌNG

Đối với vọng kiến về sắc, chánh văn nói như sau:

13. “Vạn pháp như huyễn,” Phật dạy điều này;
Nhưng đến đời nay lại càng hư huyễn hơn bao giờ hết.
Ảo ảnh tạo ra bởi nhà ảo thuật ranh ma quỉ quái,
hãy nên thận trọng với cảnh hư vọng thời mạt pháp này.

Tất cả mọi sự trong cảnh luân hồi và niết bàn đều như cảnh ảo thuật. Khắp cõi thế gian không thể tìm đâu ra một thực thể, duy nhất, thường còn, có tự tánh.

Không vua nào làm vua vĩnh viễn; không người nào sinh ra mà không chết đi; không đám đông nào có hợp không tan. Mọi sự đều như một tấn tuồng với những tài tử diễn màn chinh chiến, đam mê, và tử vong. Tất cả đều như một giấc mơ, khi thì gặp mộng đẹp, lúc lại gặp ác mộng. Nhưng thời đại suy đồi này mới chính là đỉnh cao của ảo ảnh. Người đời từ lâu đã quên hết sự trong sáng của thời hoàng kim. Họ không nghĩ gì đến kiếp tương lai, chỉ lo việc trước mắt. Không thể tin cậy, luôn khó tính vòi vĩnh, họ chôn vùi chánh pháp dưới ngọn núi cao ác hạnh. Cảnh và người đều chóng đổi thay như cọng lúa đong đưa trước gió, sáng đúng chiều sai. Mưa, tuyết, mưa đá, nóng, và lạnh trái thời khiến bốn mùa điên đảo. Đã là như vậy thì cũng nên hiểu rằng không có gì để phải quá vui khi gặp chuyện lành: việc lành chẳng bao lâu sẽ biến thành tai hoạ; cũng không cần gì phải sầu thảm khi gặp chuyện dữ: vì nỗi bất hạnh của mình thật quá nhỏ nhoi so với khổ đau của vô lượng chúng sinh trong khắp cõi ác đạo.

Nhà ảo thuật chẳng bao giờ bị màn ảo thuật của chính mình lừa gạt. Khi gọi lên nào ngựa nào trâu nào xe, dù giống thật đến đâu, anh ta cũng biết rõ hết thảy đều không thật. Tương tự như vậy, bồ tát chứng tánh không của vạn pháp, biết rõ tánh chất hư vọng của cảnh đời, dù sống tại gia cũng không nhiễm phiền não, ngã chấp. Hiểu rõ việc làm thế tục vốn là không, nên bồ tát không tham, cũng không sợ, không cầu thành công, cũng không e thất bại. Bồ tát có được niềm tự tin nơi văn, tư và tu của chính mình, đến nỗi bất kể đang làm gì cũng đều là bước đến gần hơn với quả giác ngộ.

Tuy vậy, người đời nay có được sự chứng biết này thật chẳng mấy ai. Vô minh chất chồng trên hư vọng, tràn lan như bầy khỉ bắt chước lẫn nhau, lạc xa đến nỗi không còn biết lối thoát. Chân tánh của sự vật mất hút trong tầm mắt, thật khó lòng không lãng phí đời mình. Tuy nhiên, như chư Phật các đời quá khứ đã từng nói, “mọi sự đều là hữu vi; pháp hữu vi đều vô thường; vô thường là khổ não.” Vậy chúng ta cần phải thấy cho đúng thực chất của cảnh đời, buông bỏ mối bận tâm về tiền tài, ẩm thực, và y phục, thôi lợi dụng người và nỗ lực để hòa tâm mình vào với chánh pháp. Nếu buông ra được đời sống thế gian bận bịu thì pháp tu của chúng ta sẽ thẳng một đường đến với mục tiêu cứu cánh.  Pháp tu và việc thiện thật ra không hơn gì một giấc mộng, nhưng nhờ vào công đức như huyễn, chúng ta sẽ thành tựu quả Phật như huyễn.

Cần nắm rõ thực chất của mọi sự dưới nguồn ánh sáng của hai chân lý, chân đế và tục đế. Nói cho ngắn gọn, tục đế là lãnh vực của cảnh hiện, sinh ra từ sự phối hợp của nhân và duyên qua chuỗi duyên sinh. Vì mọi sự vốn có mối tương quan mật thiết với nhau như vậy, cho nên, trong cảnh giới của tục đế, nhân và quả vốn không sai: việc thiện đưa đến quả hạnh phúc, việc bất thiện dẫn đến quả khổ đau, không thể tránh. Nhân duyên hội đủ thì quả sinh ra, không gì có thể ngăn cản được. Ví như mùa xuân, nếu như trong lòng đất có sẵn hạt mầm, mặt trời cho hơi ấm, mưa cho chất ẩm, hạt sẽ nảy mầm, đơm hoa, kết trái. Đó là lý do vì sao chúng ta phải luôn thận trọng với việc mình làm, dù là việc nhỏ nhất. Cũng cần phải thấy ra rằng đủ duyên để tu là điều hiếm hoi quí giá đến mức nào. Trong hiện tại còn được như vậy, nhưng duyên may này bất cứ lúc nào cũng có thể bị cái chết cướp mất đi; không thể lãng phí thời gian. Luôn nhớ nghĩ đến cái chết để thúc dục mình trên đường tu. Đức Phật dạy rằng: “Trong số các dấu chân thì chân voi là lớn nhất; trong số mọi nhớ nghĩ thì nhớ nghĩ vô thường là tối cao.”

Chứng vạn pháp vô thường cũng là chìa khóa dẫn vào chứng ngộ tánh không của vạn pháp. Đây là chân đế, chỉ có những bậc thành tựu viên mãn mới biết thấu. Và, rốt lại, hai chân lý này bất nhị trong cảnh giới phối hợp giữa tướng hiện và tánh không.

— THANH LÀ VỌNG

Đối với vọng kiến về âm thanh, chánh văn nói như sau:

14. “Ngôn từ chẳng qua chỉ là tiếng vang,” Phật dạy điều này;
nhưng đến đời nay lại thành tiếng vang của những tiếng vang.
Tiếng vang nói gì,  ý nghĩa chẳng hề phù hợp với âm.
Thôi đừng bận tâm âm vang quỉ quái.

Tất cả ngôn từ và thái độ của người đời, dù dễ chịu hay khó chịu, dù khen hay chê, đều chỉ là tiếng vang của tánh không. Đứng ở đầu mõm núi mà lớn tiếng khen chê, lẽ nào lại cảm thấy buồn vui khi nghe tiếng vang vọng về? Âm thanh của vũ trụ, tiếng lửa, tiếng gió, tiếng nước, tiếng hú của cầm thú, tiếng nói của loài người, hết thảy đều không có thực thể. Chỉ là những âm vang trống rỗng không thể nắm bắt.

Kể chuyện đời xưa, nói chuyện đời nay, luận việc tương lai, phần lớn chỉ là biểu hiện của lòng tham và sân vô nghĩa. Ngôn từ đến rồi đi, không có cơ sở, không lưu dấu tích. Buổi sáng ngợi khen, buổi chiều miệt thị là chuyện thường tình. Có khi miệng ngoài ngon ngọt nhưng trong tâm đầy hiểm ác. Cũng có khi tâm ý tốt lành nhưng ngôn từ khó nghe. Nếu để mình sinh tâm vướng bận, nhất định sẽ lạc lối. Vậy chuyện phiếm người đời, ta hãy làm ngơ, tốt hơn nên cầu nguyện, trì chú, lớn tiếng tụng kinh.

Vui buồn vì lời khen tiếng chê chỉ là nỗi buồn vui tạm bợ. Bao giờ được khen, thay vì cảm thấy hãnh diện, hãy nên xem lời khen kia như tiếng vang vọng của giấc mơ hay trí tưởng tượng. Hãy tự nhủ rằng chẳng phải bản thân ta được khen, chỉ là lời khen dành cho những thiện đức đến từ pháp hành. Nói cho cùng, chỉ những ai đạt quả giải thoát mới thật sự xứng đáng được ngợi khen.

Bao giờ bị chê, hãy tiếp nhận, xem đây là cơ hội nhận diện lỗi lầm tàng ẩn, tăng lòng khiêm cung. Có câu nói rằng, “Phỉ báng ngược đãi là gốc rễ của đóa hoa tu thiền.” Đây chính là chân sư giúp ta diệt ái thủ. Nếu chuyển thành đường tu thì lời khen tiếng chê sẽ giúp ta tăng nguồn cảm hứng và củng cố giới hạnh. Biết lấy gì đền trả ơn này? Đối với bồ tát chứng đắc tánh như huyễn của âm thanh thì lời phỉ báng lăng nhục sẽ chỉ khiến pháp tu của chư vị thêm thăng tiến. Bất kể cảnh thuận hay nghịch đều giúp bồ tát tăng nguồn công đức trí tuệ. Không bao giờ bị lo âu tham dục cuốn đi, vì tâm của bồ tát luôn đứng yên không lay động trong tri kiến toàn hảo. Nhờ buông bỏ mọi mong cầu thế tục, bồ tát tuy không cầu mà vẫn được mọi người tôn vinh.

Còn như chúng ta đây, dù có dốc toàn tâm toàn lực để tìm cầu danh vọng trên toàn cõi thế gian, vẫn sẽ gặp người chê bai chỉ trích. Hay cho dù thật sự thành công đi chăng nữa, danh tiếng có được, bất kể cho việc gì, lòng can đảm, sắc đẹp hay sức mạnh,… đều chỉ là danh tiếng nhất thời mà thôi.

Vậy khi được khen, hãy nghĩ rằng đây là nhờ mình làm theo chánh pháp. Khi bị chê, hãy để lời chê nhắc nhở mình tăng thêm lòng từ đối với chúng sinh và dứt bỏ bận tâm thế tục.

— TÂM LÀ VỌNG

15. Những kẻ con gặp, nào phải là người, toàn là kẻ bịp;
những lời con nghe, nào phải chân thật, toàn là dối láo.
Đời nay thật sự chẳng có một ai có thể tin vào,
chi bằng một mình ung dung tự tại.

Sống trong thời kỳ này chẳng khác gì bị nhốt trên đảo đầy giống quỉ ăn thịt người, làm sao có thể sẩy tâm. Gặp cảnh nào cũng có thể biến thành thảm cảnh; gặp ai cũng có thể bị dẫn đi lạc đường. Chỉ có một điều có thể biết chắc, đó là chỉ có bậc chân sư mới có thể giúp ta lời khuyên hữu ích. Đây là điều ta cần phải hiểu cho thật rõ.

Tâm này dễ bị sắc trần thao túng, cũng dễ bị kẹt trong ngôn từ hư vọng cõi thế gian. Tìm một nơi hoang vắng để tu chẳng tốt hơn sao? Đây là phương pháp tốt nhất để khởi tâm từ bi đối với chúng sinh. Giữ được như vậy, ngày một ngày hai sẽ có lúc quí vị đủ khả năng hành thiện với tấm lòng từ bi vô lượng của một bậc bồ tát.

Điều quan trọng là phải hết lòng quán niệm về tâm bồ đề, cho đến khi thấy rõ mọi việc trong đời thật phù phiếm đáng chán biết bao. Tâm sẽ xúc động, xót thương cho thân phận của chúng sinh trong thời kỳ đen tối này, từ đó phát sinh ý chí mãnh liệt muốn vượt thoát sinh tử. Tâm này nếu thật sự bắt rễ thì mọi công đức, mọi thành tựu Đại thừa nhất định sẽ từ đó đâm chồi. Nhưng nếu tâm này chưa thật sự bắt rễ trong tâm thì pháp hành cũng sẽ không có khả năng phát huy viên mãn.

16. Nếu việc con làm thuận với chánh pháp, họ sẽ chống con;
nếu lời con nói thuận với sự thật, họ sẽ hận con;
nếu tâm ý con trong sáng hiền lành, họ vẫn bươi lỗi.
Chính lúc này đây con phải dấu kín đường đi của mình.

Thời gian chưa chín mùi để có thể mở ra cho người khác thấy tầm vóc thật của chính mình. Cũng chưa đến lúc có thể giúp người một lời khuyên, mong họ cải thiện, làm như vậy chỉ khiến họ thêm bực bội. Đây là lúc cần phải tự xét lỗi mình và tự sửa chính mình.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà tâm lý con người vô cùng xáo trộn. Lời nói ngoài miệng không mấy khi phù hợp với ý nghĩ trong tâm. Người đời và việc đời thay đổi nhanh đến nỗi chẳng thể trông cậy ở nơi ai cho bất cứ việc gì. Nói cho cùng, không ai cho ta lời khuyên đáng tin cậy, ngoại trừ bậc đạo sư chân chính.

Trong quá khứ, ai thọ giới xuất gia, khoát áo tăng sĩ – là biểu  tượng uy nghi của Phật-pháp – và hành trì theo Phật-pháp sẽ luôn được mọi người tôn kính và hỗ trợ. Nhưng đời nay, nếu làm việc này, người đời sẽ cho rằng quí vị phô trương, hay nghĩ rằng quí vị bất tài không thể thích nghi với đời sống thế tục.

Nếu giúp người bằng trái tim trong sáng, họ sẽ nghi ngờ quí vị lừa gạt họ. Nếu vạch lỗi cho người thấy bằng lời chân thật, họ sẽ chẳng muốn nghe. Chân giá trị của mình tốt hơn nên giữ kín, như than hồng tiềm ẩn giữa bụi tro. Ẩn bằng cách nào, chánh văn giải thích trong câu kệ kế tiếp.

 — ẨN DẬT THÂN KHẨU Ý

17. Ẩn thân trên núi hoang vu một mình;
ẩn khẩu bằng cách quả giao kiệm ngôn;
ẩn tâm bằng cách lỗi mình luôn nhớ:
như vậy đúng nghĩa du già ẩn tu.

[ND: quả giao: ít giao thiệp; kiệm ngôn: tiết kiệm lời nói]

Quí vị sẽ không bao giờ thoát ly được vọng tâm nếu còn vướng kẹt giữa trăm công ngàn việc khiến tâm tán loạn. Quan trọng là phải sống một mình nơi thanh vắng, lánh xa mọi bận bịu cõi thế gian.

Để sống và để chết, không đâu bằng hang động nơi thung lũng vắng dấu chân người, chỉ thấy chim rừng, thú hoang. Ở một nơi như vậy, từ bi sẽ tăng trưởng, tham sân sẽ biến mất, pháp thiền sẽ không bị ngoại cảnh chi phối.

Cửa miệng là cửa sa đọa. Ngôn từ tuôn ra rất dễ dàng, hậu quả lại nặng nề dài lâu. Phần lớn những câu chuyện phiếm đều chỉ là biểu hiện của ham muốn và thù ghét. Nói nhiều sẽ tự gây hại cho chính mình, như con két kẹt trong lồng kín. Vậy hãy nên buông bỏ hết mọi lời nói không cần thiết.

Tâm là thứ khiến trôi lăn luân hồi. Chính tâm này là thủ phạm, liên tục tạo năm chất độc tham, sân, si, kiêu mạn và tật đố, khiến vọng cảnh bủa vây ba cõi. Đừng để con khỉ tâm tinh quái này tùy ý hại ta, phải luôn xét kỹ lỗi của chính mình, chất độc vừa dấy lên, lập tức áp dụng liều thuốc trị độc. Ví dụ trị nọc tham thì dùng tâm bất tham; trị nọc sân thì dùng tâm từ bi bất hại; trị nọc si thì quán chiếu về chuỗi duyên sinh tạo luân hồi như thế nào. Then chốt của thiện hạnh là thuần luyện tâm ý, vì vậy mà nói “trọng điểm của pháp tu khổ hạnh là điều phục tâm, bằng không tu khổ hạnh để làm gì?” Thường xuyên tự xét xem tâm mình đang thuận với chánh pháp hay đang bị chất độc phiền não xâm lấn. Nếu giữ tâm không phóng dật và luôn tỉnh giác thì thân và khẩu đều sẽ tự nhiên theo. Tự làm chủ tâm, đây chính là bậc đạo sư chân chính. Pháp là điều cần được áp dụng trong mọi lúc, bằng không chẳng để làm gì!

Du già ẩn tu là bậc du già không chung đụng với người đời, cũng không dính vào việc thế tục, là người không tìm cầu tiếng tăm hay đệ tử, luôn cháy bừng tấm lòng khát khao cầu đạo, nắm vững ý chí cầu thoát sinh tử, là gốc rễ của chánh pháp. Quí vị có thể tự hỏi, “nếu bây giờ buông hết việc thế gian, liệu sau này sẽ ra sao? Lấy gì mà ăn, mà ở, mà chu toàn những thứ khác?” Nhưng nỗi băn khoăn mê muội này, nếu để lộng hành, chúng nhất định sẽ thao túng hết cuộc đời còn lại của quí vị, sẽ càng lúc càng siết chặt thêm mạng lưới sinh tử. Còn đua theo thói quen thâm căn cố đế này là còn khổ. Quí vị sẽ không thể tu nếu chưa thật sự biết chán cảnh sống thế gian, biết vui với những gì mình có.

– Quay Lưng Sinh Tử

18. Chán ngán là vì chẳng thể tin ai;
buồn vì mọi sự chỉ là vô nghĩa;
quyết tâm là vì không đủ thời gian đạt điều mình muốn:
ba điều nhớ đủ, sẽ gặp sự lành.

Thông thường hễ ai tốt với mình thì mình xem là bạn, còn ai ngăn cản bước đi thì mình cho là kẻ thù. Nhưng sự phân định này không đáng tin cậy. Kẻ gọi là bạn dễ dàng biến thành thù, và ngược lại. Không việc gì thật sự cố định để có thể tin vào.

Những mối bận tâm thế tục cuối cùng chẳng để lại dấu vết gì vững bền hơn là ngón tay vẽ hình trên mặt nước. Bất kể cố gắng cỡ nào để gầy dựng thành công hạnh phúc trong đời, dù nỗ lực đến phải ngã quỵ vì kiệt sức, cũng chỉ hoài công mà thôi. Có mang theo được gì đâu, khi bước qua thềm cửa tử. Dấn thân vào bất cứ việc gì, tâm luôn đầy ắp hồi ức về quá khứ, bận bịu cho tương lai, mất hết chánh niệm sáng suốt đối với hiện tại; kiểu này khó lòng thoát vòng kềm tỏa của phiền não. Bất kể thế nào, đời này nhất định quí vị không làm gì có có đủ thời gian để thực hiện dù chỉ phân nửa những kế hoạch và ý tưởng cưu mang.

Đã biết rõ việc đời phù phiếm như thế nào, cùng cực chán ngán cho mọi lo toan thế tục, vậy chẳng phải chỉ nên ở lại với pháp hành thôi sao? Không ai là không chết. Đến cả đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đấng giác ngộ, đầy đủ ba mươi hai tướng chánh và tám mươi tướng phụ của một đấng Phật đà, cũng xả bỏ thân xác để nhắc chúng sinh nhớ đến vô thường. Đến cả Phạm Thiên, Đế Thích cùng chư thiên sống lâu hàng đại kiếp trong cảnh giới cao nhất cõi luân hồi này, rồi cũng sẽ chết, cũng sẽ đọa sinh vào ác đạo vì chưa đoạn diệt phiền não chướng, huống chi chúng ta đây, với tấm thân yếu đuối thấp kém bất toàn này. Cứ tự mãn với sự vĩ đại của chính mình, khó ở một chút là nổi cơn bực bội, thì sẽ không bao giờ là một hành giả chân chính. Từ đó đến giờ, quí vị đã chỉ biết quan tâm đến chính mình, tiện nghi, thành công, gia đình, bằng hữu. Từ vô lượng đời kiếp đã luôn tìm cầu hạnh phúc cá nhân. Bây giờ đã đến lúc phải bắt đầu mong cho người khác được sự tốt lành. Những buồn vui quí vị phải trải qua trong hiện tại, chẳng qua chỉ là hoa trái trổ từ hạt nhân gieo trồng trong quá khứ, cần gì phải bận tâm mong chờ hay sợ hãi. So với phúc lợi của vô lượng chúng sinh, thật chẳng có gì đáng nói. Vậy cứ hãy chào đón khổ đau, lấy khổ đau làm lời nhắc nhở cảnh sinh tử bất toàn để càng tăng thêm ý chí tu, và cũng là cơ hội để gánh khổ cho chúng sinh. Hạnh phúc cũng vậy, cứ hãy tận dụng hạnh phúc để huân dưỡng nguồn nghị lực dẫn đến quả giác ngộ, và để tăng trưởng lòng từ.

Nhìn lại như vậy, tự nhiên buồn, chán ngán và quyết tâm sẽ đồng loạt phát sinh. Buồn vì thấy rõ hoàn cảnh của chúng sinh mà bản thân lại bất lực không thể cứu giúp. Chán ngán với cảnh trôi lăn trong vòng quay sinh tử quái ác; và quyết tâm dấn thân vào pháp hành.

19. Đâu có thời gian để hưởng hạnh phúc, chóng qua thế thôi;
đã không muốn khổ thì dùng chánh pháp để mà diệt khổ.
Dù vui hay khổ, con ơi hãy biết đó là nghiệp lực.
Từ nay về sau, đối với mọi người, đừng mong, đừng nghi.

Ngay bây giờ quí vị có thể đang hưởng lạc thú an vui; nhưng đều không bền lâu nên quí vị đừng để tâm dính vào. Trong đời này, quí vị sẽ bắt buộc phải trải qua đủ loại khó khăn, tật bệnh và những điều bất hạnh khác; quan trọng nhất là phải từ đó nhìn cho ra chân lý của chánh pháp.

Gặp việc khổ hay sướng, bần cùng hay sung túc, đều chỉ vì những gì quí vị làm trong các đời quá khứ. Hiện tại được mạnh khỏe, nổi danh, hay giàu có, đều là nhờ việc thiện đã làm trong quá khứ. Còn nếu phải chịu cảnh khổ đau vì tật bệnh, chướng ngại, hay gặp cảnh phiền toái, đều là do quả báo của việc bất thiện đã gieo. Bất kể rơi vào hoàn cảnh như thế nào, quí vị cũng đều có thể tịnh hóa tâm mình. Khi đớn đau, từ trong đáy tim quí vị hãy cầu nguyện chịu khổ đau này thay thế cho chúng sinh, cho khổ đau vơi cạn vĩnh viễn. Càng khổ lại càng có thể tu pháp nhận lãnh khổ đau dùm cho chúng sinh.

Một khi đã biến thành yếu tố thúc đẩy việc tu, khổ đau trở thành thuận duyên chứ không còn là chướng ngại. Đức Milarepa là tấm gương toàn hảo, chuyển hết đớn đau gian khổ thành đường tu giác ngộ. Theo gương đức Milarepa chẳng nên lắm sao? buông bỏ mọi bận tâm mong cầu đời sống an vui thoải mái, sẵn sàng đón nhận bất cứ hoàn cảnh nào xảy đến cho mình, lấy đó làm lương thực nuôi sống pháp hành, chẳng phải nên sao?

20. Vì nhiều mong đợi ở nơi người khác, nên cứ phải cười;
vì nhiều nhu cầu cho chính bản thân, nên cứ phải lo;
toan tính trước sau, trong tâm chứa đầy mong đợi, e ngại:
Từ nay về sau, bất kể thế nào, hãy đừng như thế.

Vì tìm cầu tiền tài, địa vị mà quí vị phải đi ton hót nơi cửa quyền. Cứ phải xum xoe cười giả dối, hy vọng đạt được những điều mình muốn. Vừa chớm bước chân vào thế giới của quyền uy thế lực là tâm nhuốm đầy lo âu, luôn bận tâm vì quá khứ, hiện tại và tương lai. Và rồi dù quyền uy phú quí đến đâu đi chăng nữa, quí vị cũng vẫn sẽ không thấy đủ.

Chúng ta không bao giờ vừa lòng với những gì mình đã có. Vì vậy mà có câu nói rằng: “Tham lam như chó đói.” Được nếm nước cam lồ cõi trời vẫn sẽ thèm thuồng thứ ngon hơn; mặc được áo xống xênh xang vẫn sẽ khát khao thứ sang trọng hơn. Vậy thôi, đừng khiến bản thân kiệt quệ vô ích, cần gì phải như trẻ nhỏ rượt bắt ánh cầu vồng! Những mục tiêu trong cõi thế gian này đều phù phiếm như nhau; hãy phát lòng tin xác quyết rằng mục tiêu duy nhất xứng đáng trong đời, là tu theo Phật-pháp để độ sinh.

Điểm tinh yếu của Phật-pháp là phải dẹp sạch mọi mong cầu và sợ hãi trước niềm vui nỗi buồn trong đời. Một mình sống nơi hoang tịch, vui với những gì mình có, quí vị sẽ được an toàn, không còn bị sự cần và sự muốn hành hạ. Việc tu trở nên dễ dàng, không vướng chướng ngại, tán tâm, hay xung đột. Còn nếu trọn đời nỗ lực để tìm cầu lợi lạc thế gian, chẳng khác gì chăng lưới bắt cá trên dòng sông cạn nước. Phải hiểu thật rõ điều này, hạ quyết tâm không để mình rong ruổi theo những con đường vô ích như vậy.

– Không Uổng Kiếp Người

21. Dù chết hôm nay, nào có gì buồn? sinh tử luân hồi vốn là như vậy.
Dù sống trăm năm, nào có gì vui? tuổi trẻ từ lâu đã không còn nữa
Nay dù sống chết, thử hỏi đời này có gì hệ trọng?
Tu cho đời sau, mới là trọng yếu.

Nếu quí vị tu, vậy là cuộc đời của quí vị đã có ý nghĩa. Cho dù ngày hôm nay thình lình bị sét đánh chết đi, cũng chẳng ân hận.

Nếu quí vị chưa tu, thì ít nhất có một điều quí vị không cần phải lo, đó là đánh mất luân hồi. Việc này sẽ không bao giờ xảy ra. Bây giờ quí vị ở trong luân hồi, và nhiều đời sau vẫn sẽ ở trong luân hồi, như con ong kẹt trong cái hũ, khi bay lên, lúc lại bay xuống, nhưng không thể thoát ra ngoài. Rốt lại nếu đã sống phí thì dù sống một vài năm hay một trăm năm cũng có khác gì đâu.

Quí vị từ trước đến nay có thể là đã lãng phí thời gian, nhưng một khi quí vị bắt đầu tu theo chánh pháp thì từ đó trở đi, bất kể sống thêm được bao lâu, mỗi phút giây trong ngày đều là một cơ hội quí giá vô ngần để có thể về với ân sư, nghe lời Thầy giáo huấn, và hết lòng tu theo, cho đến khi chết. Rồi quí vị sẽ thấy rõ không có gì xứng đáng hơn Phật-pháp, và quí vị sẽ thấy rằng tu theo Phật-pháp để thuần luyện bản thân là mối đầu tư quí giá nhất trong đời này, và mọi đời kiếp về sau.

Khi cái chết đến, quí vị sẽ đón tiếp như tiếp một người bạn lâu năm, biết rõ toàn bộ thế gian này thực ra chỉ như mộng huyễn vô thường. Ngài Gampopa vô song có câu nói rằng, khi chết, người tu hàng thượng căn cạn hết tập khí, hội nhập cõi diệu minh; người tu hàng trung căn không sợ hãi, tự tin đi thẳng vào cõi Phật; người tu hàng sơ căn, có được chút ít công phu, ít ra cũng không hối tiếc, biết mình an toàn không phải đọa rơi ác đạo.

Cho dù quí vị có bám chặt vào mọi thứ trong đời, vẫn không cách nào giữ được, đơn giản chỉ vậy thôi. Lạc thú tuổi trẻ sẽ qua nhanh, không có Phật-pháp thì dù sống trăm năm cũng chỉ để gánh thêm khổ đau tuổi già. Tâm còn bị tám mối bận tâm thế tục khuynh đảo thì không văn, tư hay tu nào có thể giúp quí vị giải thoát. Mục tiêu cõi thế gian nhiều bất tận và không chút giá trị chân thật nào. Nhưng nếu tu với ý nghĩ đạt quả giác ngộ chỉ để độ sinh thì đó là hướng về mục tiêu cao quí và xứng đáng hơn cả. Đây chính là bồ đề tâm, tinh túy của mọi đường tu, là một pháp thành tựu tất cả.

Việc gì cũng có thời điểm của nó. Người nông dân biết đâu là thời điểm thích hợp để cày bừa, để gieo, để hái, không từng bỏ không làm việc cần làm. Nay quí vị có đủ mọi giác quan, gặp được đạo sư, lại được từ nơi Thầy thọ pháp, chẳng lẽ để cánh đồng giải thoát này bỏ hoang không cấy trồng hay sao?

Phần lớn ai cũng toan tính việc tương lai với rất nhiều hoạch định, nhưng tương lai ấy chẳng qua chỉ ứng với vài năm trong đời này. Thật rất thiển cận; chúng ta còn một con đường rất dài phải đi qua trong biết bao nhiêu đời kiếp phía trước. Cái chết là một bậc thềm ta phải đi qua, một mình, chỉ có thể nương dựa vào tín tâm nơi đạo sư và Tam Bảo, cùng niềm tự tín trong pháp hành. Thân nhân, bằng hữu, quyền thế, tài sản, và tất cả những điều mà quí vị đã quen nương dựa vào, khi ấy sẽ đơn giản không còn đó nữa. Vậy nếu bây giờ lãng phí đời này với những việc cỏn con không dứt, quí vị có thể biết chắc rằng đến lúc mạng chung quí vị sẽ khóc nức nở vì hối hận và sẽ kinh hoàng hốt hoảng như kẻ trộm vừa bị vất vào ngục tối, hoang man với hình phạt sắp phải chịu. Như lời đức Jetsun Milarepa nói với thợ săn Chirawa Gönpo Dorje: “người ta thường nói có được sự tự tại và thuận tiện của thân người là điều quí giá, nhưng nay gặp người như ông, tôi thấy chẳng quí giá chút nào.

Một người cho dù không có thức ăn, áo mặc, hay nhà ở, nhưng nếu trong tâm đầy ắp niềm tin tưởng ân sư và Tam Bảo, người ấy sẽ sống và chết với trái tim vui vẻ tự tín.

Phần đầu này được thuyết trong phạm vi của Tứ Diệu Đế, giáo pháp Phật dạy trong thời kỳ chuyển pháp luân thứ nhất, tương ứng với bước đầu trong ba đường tu, là đường tu Tiểu thừa. Vạch rõ khuyết điểm của luân hồi nói chung, thúc đẩy lòng chán ghét nỗi xấu ác của thời kỳ đen tối nói riêng. Ý chí cương quyết vượt thoát sinh tử luân hồi là nền tảng của mọi pháp hành. Phần hai sẽ giải thích tiếp về phương pháp đối trị luân hồi: kiến, tu và hạnh của Đại thừa.

PHẦN HAI: Kiến, Tu, và Hạnh trong Đại thừa

Chương Một nói về đường tu sơ khởi Tiểu thừa là để giúp người tu khởi tâm chán ngán hoàn cảnh hiện tại của chính mình trong sinh tử luân hồi nói chung và trong thời kỳ giáo pháp suy đồi nói riêng. Chương hai nói về phương pháp hóa giải: kiến, tu và hạnh, thuận theo giáo pháp Đại thừa Phật dạy. Phương pháp này được giải thích qua hai phần, phần một nói về đường tu trung cấp Hiển kinh thừa và phần hai nói về đường tu phi thường của phương tiện thiện xảo, Kim cang thừa.

– Đường Tu Hiển Kinh

— QUY Y

Đã thấy rõ luân hồi chẳng có gì ngoài khổ đau nên ta quyết tâm muốn thoát. Tuy vậy, để thực hiện điều này, ta cần được giúp đỡ, và đương nhiên là chúng ta chỉ có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của những bậc đã đạt quả giác ngộ viên mãn, đã thật sự vượt thoát sinh tử luân hồi. Đó là lý do vì sao đức Patrul Rinpoche ở đây lại hướng tâm về đức Phật Đại Bi Quan Thế Âm để cất lời cầu thỉnh.

22. Lạy Quan Thế Âm, suối nguồn đại bi, bổn sư từ hòa,
là chốn chở che duy nhất của con.
Lục tự minh chú, chân ngôn của ngài, chính là diệu pháp.
Từ nay về sau con chỉ còn biết trông mong nơi ngài.

Đức Quan Thế Âm là một đấng Phật đà, vì lợi ích của chúng sinh mà thị hiện thân bồ tát. Hết thảy chư Phật đều mang cùng một tánh, và tâm đại bi của chư Phật thị hiện thành đức Quan Thế Âm. Vì là hiện thân của lòng từ bi của mười phương Phật nên đức Quan Thế Âm đồng thời cũng là cội rễ của tất cả Phật đà, bồ tát, vì từ bi chính là cội rễ của giác ngộ. Quan Thế Âm là Phật; Quan Thế Âm là Pháp; Quan Thế Âm là Tăng; Quan Thế Âm là đạo sư; Quan Thế Âm là bổn tôn; Quan Thế Âm là đà kì ni; Quan Thế Âm là Pháp thân; Quan Thế Âm là Báo thân; Quan Thế Âm là Hóa thân; Quan Thế Âm là A Di Đà; Quan Thế Âm là Liên Hoa Sinh; Quan Thế Âm là Tara; và trên hết, đức Quan Thế Âm là chính bổn sư của chúng con. Như trăm dòng nước cùng chảy qua chân cầu, đức Quan Thế Âm là hết thảy chư Phật đà hợp lại.

Thọ lực gia trì của ngài là thọ lực gia trì của mười phương Phật; và chứng chân tánh của ngài là chứng chân tánh của mọi đấng Phật đà.

Đức Quan Thế Âm sinh vào thời kỳ tối ám này dưới sắc tướng của đức Liên Hoa Sinh, với trí, bi và dũng chóng vánh hơn bất cứ đức Phật nào, đó là vì đức Quan Thế Âm chỉ vì chúng sinh của thời đại này mà lập đại nguyện. Ngài thị hiện hằng sa sắc tướng: quốc vương, đạo sư, thường nam, thường nữ, thú hoang, ngài cũng hiện cả làm núi, làm cây, làm cầu… bất kể chúng sinh cần gì, ngài hiện làm thân ấy. Cả cơn gió mát giữa trời nắng hạn, cả phút giây lắng dịu giữa cơn bệnh ngặt nghèo, tất cả đều là thị hiện của lòng từ bi của đức Quan Thế Âm.

Tương tự như vậy, minh chú của ngài, OM MANI PADME HUM, là trí tuệ từ bi của mười phương Phật dưới dạng âm thanh. Sáu chữ này bao hàm chân nghĩa của toàn bộ tám vạn bốn ngàn pháp môn Phật dạy. Trong tất cả các loại chú, trí chú, đà la ni, hay là mật chú, không chú nào hơn Lục tự chú của đức Quan Thế Âm. Trì tụng Lục tự chú, còn gọi là chú Mani, lợi ích lớn lao ra sao, kinh điển hiển mật đều thường nhắc đến.

Sách rằng, tụng chú Mani dù chỉ một lần cũng như là đọc tụng trọn vẹn mười hai loại kinh Phật thuyết. Tụng chú Mani là toàn thành sáu ba la mật, là đoạn lìa khả năng sinh vào sáu cõi luân hồi. Pháp tu này đơn giản, dễ hiểu, dễ tu, đầy đủ tinh túy của chánh pháp. Nếu quí vị trong mọi hoàn cảnh dù vui hay buồn đều lấy chú Mani làm chốn qui y, nhất định đức Quan Thế Âm sẽ luôn ở bên cạnh bên quí vị, tín tâm của quí vị sẽ tự nhiên tăng trưởng và chứng ngộ Đại thừa sẽ tự nhiên phát khởi trong tâm.

Theo kinh Kāraṇḍavyūha-sūtra, nếu quí vị tụng một trăm triệu lần chú Mani thì mọi sinh thể trong thân thể của quí vị sẽ được sự gia trì của đức Quan Thế Âm. Rồi khi quí vị lìa đời, ngay cả khói bốc lên từ ngọn lửa thiêu xác quí vị, hễ ai hít vào là đều được hộ trì khỏi sa ác đạo.

Mỗi âm trong Lục tự, Ôm, hay Ma, hay Ni… đều chứa đựng năng lực gia trì giải thoát không thể nghĩ bàn. Kinh sách nói rằng Phật làm được những điều không ai có thể làm, nhưng cho dù đức Phật có thể nói chính xác mưa bão mười hai năm có được bao nhiêu giọt nước, vẫn không thể nói cho cùng tận công đức của một lần niệm chú Mani. Hay dù đức Phật nói được đi chăng nữa, mang hết gỗ trên thế gian ra mà làm giấy cũng không thể nào chép xuống cho được, dù chỉ một phần mảy may.

Không có gì trên toàn cõi thế gian này có thể khiến Thần Chết sợ hãi lánh xa, nhưng ánh sáng ấm áp từ bi của đức Quan Thế Âm có thể xua tan kinh hãi trong tâm người khi cái chết đến.Vì vậy mà gọi đây là “nơi chốn qui y không hư ngụy.” Hoàn toàn tự tại với luân hồi, đức Quan Thế Âm luôn sẵn sàng trợ giúp chúng sinh. Nhất cử nhất động nơi ngài – một cử chỉ của bàn tay, một chớp mắt – tất cả đều có khả năng độ thoát sinh tử. Khi gọi đến ngài bằng chú Mani, chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng ngài quá xa, ở tận cõi Phật, không thể nào nghe được lời chúng ta gọi. Đức Quan Thế Âm luôn ở cạnh những ai có lòng tin nơi ngài. Vì vô minh che chướng nên chúng ta không thể thật sự đến được núi Phổ đà cõi Cực Lạc để diện kiến với ngài, nhưng lòng từ bi của đức Quan Thế Âm không bao giờ từ bỏ bất cứ một ai, sự thật là như vậy. Ngài liên tục dùng thân mình thị hiện đủ loại sắc tướng, chúng sinh cần gì ngài liền thị hiện thân ấy, nhất là sắc tướng của đấng đạo sư. Vậy chúng ta phải hiểu, bằng lòng xác quyết tròn đầy, rằng đức Quan Thế Âm, bậc chở che tối thượng đưa khắp chúng sinh vào con đường giải thoát, thật ra chẳng phải ai xa lạ mà chính là bổn sư của mình.

Giọt từ bi của đức Quan Thế Âm mưa xuống đồng đều trên cánh đồng chúng sinh, không hề có sự phân biệt; nhưng hoa mầu hạnh phúc không thể trổ ở những nơi héo úa hạt tín tâm. Thiếu tín tâm là tự nhốt mình không thấy ánh mặt trời rực rỡ của năng lực từ bi gia trì, như tự nhốt mình trong căn phòng tối. Nhưng nếu có tín tâm thì không còn khoảng cách, không còn thời gian nào ngăn chia giữa mình và lực gia trì của đức Quan Thế Âm.

Giáo pháp của đức Thế tôn quảng đại thâm sâu không thể nghĩ bàn. Nếu có thể nắm được tất cả lời Phật dạy bằng hiểu biết kiến thức, đây đã là một thành tựu đáng kể. Nhưng dù được như vậy vẫn không đủ. Trừ phi chính mình có được kinh nghiệm thật chứng bằng cách áp dụng giáo pháp này, mang tâm mình hòa nhập với chánh pháp, bằng không mọi hiểu biết chỉ thuần túy là lý thuyết, sẽ chỉ khiến ngã mạn thêm dày mà thôi.

Chúng ta đã đọc rất nhiều sách, đã nghe rất nhiều pháp, nhưng chẳng được lợi ích chi, có đã chuyển hóa được mình đâu. Để toa thuốc bác sĩ trên đầu giường thì chẳng bao giờ hết bệnh. Vậy quí vị hãy xoay tâm vào bên trong và chiêm nghiệm sâu xa ý nghĩa của chánh pháp, cho đến khi diệu pháp thấm nhuần toàn thân.

Đó là lý do vì sao đức Patrul Rinpoche nói rằng:

23. Hiểu được bao nhiêu, chỉ toàn lý thuyết, thật chẳng ích chi.
Làm được bao nhiêu, đời này xài hết, thật chẳng ích chi.
Nghĩ ngợi bao nhiêu, chỉ toàn hư vọng, thật chẳng ích chi.
Nay đã đến lúc ta phải làm điều  lợi ích thật sự: trì Lục tự chú.

Như sóng dồi, việc trong đời cứ tiếp nối dồn dập không ngớt, hết việc nọ đến việc kia, rốt lại vẫn hoàn trắng tay. Muôn vạn ý tưởng chạy qua trong trí, mỗi ý tưởng lại phát sinh thêm biết bao ý tưởng, chỉ khiến vô minh bất mãn thêm dày. Đã là như vậy, quán tinh túy của chánh pháp và tụng chú Mani chẳng tốt hơn sao? Như chúng ta bây giờ, lún sâu trong bùn lầy tập khí, vướng chặt trong ràng buộc đam mê, không đủ tự tại cũng không đủ dũng lực để có thể cứu chúng sinh thoát khổ luân hồi. Chúng ta cần tìm người giúp đỡ, nhưng không phải tìm bất kỳ sự giúp đỡ nào mà phải là sự giúp đỡ không hư ngụy của đức Quan Thế Âm.

24. Chỗ nương duy nhất không hề hư ngụy chính là Tam Bảo.
Tinh túy duy nhất ở nơi Tam Bảo, là Quan Thế Âm.
Với niềm tin tưởng không hề lay chuyển nơi trí tuệ ngài,
chắc chắn, quyết tâm: trì Lục tự chú.

Nương vào các đấng thần linh như Phạm Thiên, Đế Thích, chư vị đâu đã thoát khỏi mạng lưới sinh tử, không thể thật sự giúp ta. Nương vào bậc quyền thế trong đời, hay thân nhân, bằng hữu, chỉ có thể tìm được chút chở che rất giới hạn. Cả núi non, sao trời, hay những thành phần thiên nhiên khác, không thể thật sự bảo vệ an toàn cho chúng ta. Không nơi nào thật sự là cội nguồn quy y chân chính. Nếu bị nhốt vào ngục và muốn được thả ra thì phải tìm sự giúp đỡ ở người có khả năng thả ta ra, đâu thể trông cậy vào những tù nhân khác.

Để có thể là nơi đủ khả năng cứu ta thoát dòng nước xoáy sinh tử, nơi chốn quy y ta tìm phải là một nơi hoàn toàn tự do tự tại. Chỉ có một cội nguồn quy y duy nhất vượt thoát mọi giới hạn của luân hồi, đầy đủ mọi thiện đức thành tựu cứu cánh, và đầy đủ lòng từ bi vô lượng bình đẳng phụng sự nhu cầu của chúng sinh, đưa chúng sinh đi trọn con đường cho đến tận quả giác ngộ, cội nguồn quy y độc nhất này chính là Tam Bảo.

Tam Bảo là Phật, là Pháp, là Tăng. Phật là bậc đạo sư, thị hiện tứ thân, ngũ trí. Pháp là con đường, là giáo pháp được truyền và được chứng. Tăng là đồng hành trên con đường này, là những người hiểu rõ ý nghĩa của giáo pháp và nhờ vào đó đã được giải thoát.

Nhờ tin tưởng hướng về Tam Bảo, chúng ta rồi sẽ chứng biết thật ra Tam Bảo không phải là ba thực thể riêng biệt, mà là thân khẩu và ý của đức Quan Thế Âm, đức Phật Đại Bi. Tâm của ngài là Phật. Khẩu của ngài là Pháp. Thân của ngài là Tăng. Cho dù trong hiện tại chúng ta không thể trực tiếp diện kiến, nhưng phải biết về những thiện đức vô biên của ngài như trong kinh điển mật điển đều có nói. Chúng ta cũng cần nhớ rằng đức Quan Thế Âm bất khả phân với Thầy của mình, người giáo huấn ta trong diệu pháp quí giá. Với tấm lòng biết ơn sâu xa lượng từ bi của Thầy để mà hướng tâm về, trì tụng Lục tự chú, nhất định mọi nghiệp chướng phiền não đều có thể quét sạch. Rồi sẽ có lúc chúng ta được trực tiếp diện kiến đức Quan Thế Âm ngay nơi tịnh độ của ngài, khi ngài vì chúng bồ tát mà chuyển bánh xe chánh pháp Đại thừa.

Qui y là cửa vào Phật-pháp. Đây là bước đường chung cho cả ba cỗ xe và cũng là nền tảng xây dựng pháp hành. Tuy vậy, lý do thúc đẩy người đời qui y có nhiều loại khác nhau. Vì sợ khổ đau luân hồi mà qui y cho mình, đó là động cơ thấp. Động cơ cao nhất là ước nguyện đưa chúng sinh thoát khổ đau sinh tử, đạt quả đại giác ngộ. Qui y với cái tâm như vậy gọi là qui y Đại thừa.

Tâm qui y cần phải chân thật và thuần tịnh, và tín tâm không chao động cần được phát huy. Tín tâm là yếu tố sống còn trên đường tu, giúp tâm mở ra đón lực gia trì của Phật. Thiếu tín tâm mà muốn giác ngộ thì có khác gì ngồi trong hang động mở ra hướng Bắc mà mong có ánh mặt trời soi vào.

Tín tâm có bốn giai đoạn phát triển: niềm tin trong sáng, niềm tin ngóng đợi, niềm tin xác quyết và niềm tin bất thoái. Lần đầu chợt nhìn ra tánh đức nhiệm mầu huyền diệu của Phật, đức Quan Thế Âm, và của ân sư mình, tâm quí vị sẽ trở nên trong trẻo tươi vui. Đây là niềm tin trong sáng. Rồi niềm tin trong sáng này sẽ khiến quí vị khát khao muốn chính mình cũng có được tánh đức toàn hảo như đức Quan Thế Âm, nghĩ rằng nếu được như vậy thì sẽ có khả năng mang lợi ích đến cho biết bao nhiêu là hữu tình: niềm tin khi ấy trở thành niềm tin ngóng đợi. Đến khi biết chắc tánh đức của đức Quan Thế Âm thật sự đúng như lời Phật dạy, niềm tin lúc bấy giờ trở nên xác quyết. Cuối cùng, tin tưởng thâm sâu đến nỗi thà bỏ tánh mạng chứ không thể từ bỏ niềm tin, đây chính là niềm tin bất thoái. Khi tín tâm đạt đến mức độ này, quí vị bất kể rơi vào cảnh ngộ nào vẫn sẽ luôn tràn đầy tự tín, nghĩ rằng, “đức Quan Thế Âm, ngài biết tất cả, bất kể thế nào con vẫn luôn nương dựa trọn vẹn nơi trí tuệ từ bi của ngài.” Từ đấy về sau, lực gia trì và sự dẫn dắt của đức Quan Thế Âm sẽ luôn ở cạnh bên ta. Khi ấy nhất định dù chỉ tiếng gọi hồng danh của ngài cũng đủ giúp quí vị vượt thoát sinh tử. Phải có niềm tin bất thoái này thì sự qui y mới trở nên chân chính và thuần tịnh.

Có câu nói rằng: “tín tâm là bánh xe quí giá ngày đêm lăn trên đường tu giải thoát.” Đây là phẩm tính đầu tiên trong bảy phẩm tính cao cả. Mặt trời chiếu sáng đồng đều khắp mọi nơi, nhưng chỉ nơi nào dùng kính lúp hội tụ ánh sáng lại mới có thể khiến cỏ bốc cháy. Tâm từ bi của đức Quan Thế Âm tỏa sáng đồng đều cho khắp chúng sinh, nhưng chỉ những ai có được kính lúp tín tâm thì lửa gia trì mới có thể bốc cháy.

Qui y chỉ vì chuyện đời này, hay qui y chỉ để vượt khó khăn trước mắt, đều là những mục tiêu quá thiển cận. Quí vị cần phải phát tâm qui y cho đến khi tất cả chúng sinh thành chánh quả. Đến bao giờ quí vị có thể mang hết thân khẩu ý hiến tặng cho đức Quan Thế Âm với niềm tin chân thật, nương dựa hết nơi ngài dù hoàn cảnh thuận tiện hay khó khăn, đó mới thật là qui y, trong ý nghĩa tròn đầy nhất, là sự qui y chân chính của Đại thừa.

Cũng có thể qui y nơi đức Quan Thế Âm qua ba phương diện, ngoài, trong và kín mật. Mặt ngoài, đức Quan Thế Âm là Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Mặt trong, đức Quan Thế Âm là Tam Căn: thượng sư, bổn tôn và đà kì ni. Và mặt kín mật, đức Quan Thế Âm là tam thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Qui y, vì vậy, nhất định không phải chỉ là công phu sơ khởi nhập môn. Nói cho chính xác, công phu này bao gồm trọn vẹn đường tu ở mức độ thâm sâu nhất, đến tận quả giác ngộ. Tuy vậy, dù qui y có nhiều mức độ khác nhau, nhưng vẫn có thể làm tròn tất cả bằng cách đơn giản trì Lục tự chú với tín tâm và niềm xác quyết rằng ân sư của mình, bất phân với đức Quan Thế Âm, là tinh túy duy nhất của mọi biểu hiện của Tam Bảo.

Đức A-ti-sa, bậc thầy trí tuệ và thành tựu vô song được khắp vùng Bắc Ấn và Đông Ấn tôn vinh là đức Phật thứ hai, đã từng du hành sang Tây Tạng. Ở đó ngài nói về lợi ích qui y nhiều lần đến nỗi mọi người bắt đầu gọi ngài là “Bậc Hiền Thánh Qui Y.” Khi biết đệ tử gọi mình như vậy, ngài cất lời cảm khái, “thật là một vinh hạnh lớn lao! có điều lành nào hơn là qui y nơi Phật?

— TÂM BỒ ĐỀ

Hiểu rõ tầm quan trọng của tín tâm và qui y rồi, bây giờ chúng ta bước vào tinh túy của Đại thừa: tâm bồ đề.

25. Nền tảng Đại thừa là tâm bồ đề;
là đường duy nhất mà khắp chư Phật đã từng đi qua.
Đừng bao giờ xa đường tu cao quí của tâm bồ đề,
hãy vì chúng sinh, trì Lục tự chú.

“Tâm bồ đề,” phạn ngữ là bodhicitta, là ước muốn đạt quả giác ngộ để phổ độ chúng sinh. Tâm bồ đề có hai mặt, qui ước và cứu cánh. Tâm bồ đề cứu cánh là thấy được Phật tánh vốn có trong mỗi chúng sinh, chỉ những ai chứng được tánh không của vạn pháp mới có được tâm này. Đây không phải là lãnh vực có thể dễ dàng hiểu cho trọn vẹn, nên thông thường chúng ta bắt đầu bằng pháp tu tâm bồ đề qui ước trước, dễ tu hơn.

Tâm bồ đề qui ước cũng có hai: tâm nguyện và tâm hành. Tâm nguyện bồ đề là ước muốn thành tựu quả giác ngộ để độ sinh, và tâm hành bồ đề là thực hiện ước muốn này bằng việc làm qua pháp hành sáu hạnh ba la mật. Nói cách khác, tâm nguyện bồ đề là để xác định mục tiêu, và tâm hành bồ đề là phương tiện áp dụng để đạt mục tiêu ấy. Chìa khóa của Đại thừa nằm ở điểm nguyện và hành đều không hướng về bản thân mà hướng về chúng sinh cho đến cùng tận sinh tử.

Bồ đề tâm nguyện là tâm địa từ bi sâu xa đến nỗi thiết tha cầu giác ngộ chỉ để cứu độ chúng sinh, tâm nguyện này làm cách nào để có thể bắt đầu phát khởi? Trước tiên, hãy mời đức Quan Thế Âm chứng giám cho lòng mình kiên quyết hướng quả giác ngộ vì chúng sinh. Tiếp theo, nỗ lực quét bỏ khuynh hướng chỉ muốn trợ giúp người thân, làm ngơ trước nhu cầu của những người mình không ưa thích. Điều này có thể làm được nếu quí vị thấy ra rằng trong vô số đời kiếp tái sinh không thể đếm kể mà mình đã đi qua, mỗi chúng sinh, không sót một ai, nhất định phải đã từng là cha hay là mẹ của mình, ít nhất một lần. Mỗi chúng sinh, cho dù là giống côn trùng bé mọn, ai ai cũng đều mong được hạnh phúc, không muốn khổ đau. Nhưng lại không biết rằng khổ đau đến là vì việc bất thiện đã làm, hạnh phúc là do tâm thiện sinh ra. Nghĩ đến hết thảy chúng sinh đang đuối ngạt vô vọng trong khổ đau, tựa kẻ mù đi lạc giữa sa mạc bao la, quí vị không thể nào không cảm thấy xót xa, lòng từ bi không thể không phát khởi.

Để lòng từ bi này có thể phát triển càng rộng hơn, quí vị hãy tưởng tượng mình đang ở trong cõi địa ngục, tự dưng thấy trước mắt cha mẹ mình bị ngục tốt Diêm Vương lôi kéo, đánh đập, dùng vũ khí sắt bén mà đâm, dùng đồng sôi mà đốt, dùng thiết bảng cháy đỏ mà đè. Nhìn cha mẹ đớn đau khủng khiếp như vậy, lẽ nào lòng xót thương không dâng đầy, lẽ nào không cảm thấy thúc bách muốn hối hả chạy ngay đến cứu họ? Khi lòng thương lo này tha thiết nổi lên, hãy suy nghĩ thêm một chút. Cha mẹ đời này chỉ là hai trong số lượng chúng sinh nhiều như không gian vô tận, thử hỏi tại sao chúng sinh nhiều vô tận kia lại không đáng cho quí vị thương xót? Thấy ra điều này thật chẳng có lý lẽ gì, từ từ cố gắng mở rộng tâm từ bi, trước tiên cho thân nhân, cho bằng hữu, rồi cho những người mình quen biết, rồi cho cả quốc gia, cả trái đất, cuối cùng mở rộng cho vô lượng chúng sinh trong khắp ba cõi luân hồi. Chỉ khi nào đến được với tầm vóc vô tận này, tâm từ bi của quí vị mới được gọi là tâm từ bi chân chính.

Tất cả chúng sinh đều giống nhau ở chỗ ai cũng mong được hạnh phúc, thoát khổ đau. Sự khác biệt lớn giữa mình và kẻ khác chỉ nằm ở con số: mình chỉ có một, còn kẻ khác thì nhiều vô tận. Vậy “hạnh phúc của tôi,” “khổ đau của tôi,” nào đáng gì so với hạnh phúc và khổ đau của vô lượng chúng sinh. Điều thật sự đáng nói, đó là chúng sinh đang khổ hay đang vui. Đây là nền tảng của tâm bồ đề: mong vui cho người thay vì cho mình, đặc biệt đối với những ai mình gọi là kẻ thù, những kẻ xử tệ với mình. Bằng không, từ bi để làm gì?

Cảm thấy thương lo cho chúng sinh là khởi điểm. Từ đó sẽ có thể chuyển nguyện ước của mình thành hành động. Tuy nhiên, đức Atisa có dạy, “tâm nguyện là chính.” Vậy nếu tâm lúc nào cũng đầy ắp ý muốn làm lợi cho chúng sinh thì bất kể việc làm bên ngoài biểu hiện như thế nào, bồ đề tâm hành vẫn sẽ vận chuyển một cách tự nhiên.

Giữ được bồ đề tâm thì không những không bao giờ đi lạc mà còn luôn tiến nhanh trên đường tu. Khi thân khẩu và ý thấm nhuần ước nguyện lợi ích chúng sinh, vì mình và khắp cả mà nhắm đến quả vô thượng bồ đề, thì dù chỉ một việc làm cỏn con, một câu niệm chú Mani, hay chỉ một cái lạy Phật, cũng sẽ mang đến kết quả thành tựu một cách mau chóng và chắc chắn.

Sáu chữ trong chú Mani, tinh túy của đức Quan Thế Âm, là sáu ba la mật dưới dạng minh chú. Khi niệm chú, sáu ba la mật đồng loại khởi, toàn thành bồ đề tâm hành.

Sách nói rằng chúng sinh phiền não trong ngục tù sinh tử, nếu phát được tâm bồ đề, liền ngay tức khắc sẽ trở thành con trai con gái của đấng Phật đà, sẽ được trời người cất tiếng ngợi khen, trọn vẹn cuộc đời trở nên có ý nghĩa. Tất cả đều nhờ năng lực không thể đo lường của tâm bồ đề trân quí. Tâm bồ đề là tinh túy của tám vạn bốn ngàn pháp môn Phật dạy, đồng thời đơn giản, dễ hiểu, dễ tu, ngay cả đối với người mới nhập môn.

Tâm bồ đề cứu cánh là sự bất khả phân chia giữa tánh không và từ bi vô dụng công. Đơn thuần tánh tự nhiên, siêu việt mọi giới hạn của khái niệm và kiến thức, từ đó phát sinh tâm từ bi không đối tượng, vốn có, lợi ích khắp chúng sinh.

Càng tiến bộ trong pháp hành thì hai mặt này của tâm bồ đề sẽ càng hỗ trợ tăng cường cho nhau. Thấy được chân tánh của tâm, dù chỉ thoáng qua, cũng sẽ giúp quí vị nhìn về đúng hướng để mà tu tâm bồ đề qui ước, và ngược lại, tu tâm bồ đề qui ước sẽ mở rộng hơn chứng ngộ của quí vị về tâm bồ đề cứu cánh.

— SÁM HỐI

Tâm bồ đề đã phát khởi đúng mức rồi, bây giờ chúng ta cần quét sạch những gì có thể tạo chướng ngại cho đường tu giác ngộ.

26. Trôi lăn luân hồi kể từ vô thủy cho đến ngày nay,
mọi việc đã làm toàn là sai quấy, càng khiến trầm luân.
Từ tận đáy lòng phát lộ sám hối lầm lỗi, đọa rơi,
bằng bốn sám lực, trì Lục tự chú.

Trong các đời quá khứ và đời này cho đến mãi bây giờ, chúng ta đã gây tổn hại cho chúng sinh vô số lần, dối láo, lừa gạt, cướp đoạt, phá hoại, tấn công, chém giết, và biết bao nhiêu việc tồi bại khác. Tích lũy ác nghiệp kiểu này chính là nguyên nhân níu giữ chúng ta trong luân hồi, nay trở thành lực cản chính, khiến chúng ta không thể tiến bộ trên đường tu, nuôi sống phiền não chướng và trí chướng, là hai loại chướng ngại áng ngữ không cho ta đến với kinh nghiệm Phật tánh.

Hoàn cảnh của chúng ta, tuy vậy, không phải hoàn toàn vô vọng. Như chư đạo sư Kadampa thường nói, “điều hay duy nhất của ác nghiệp là có thể thanh tịnh được.” Nghiệp ác là hiện tượng hữu vi, vì vậy nhất định phải là vô thường. Và như Phật đã nói, không có lỗi lầm nào trầm trọng đến nỗi không thể dùng bốn sám lực để thanh tịnh.

Nhờ nương vào bốn sám lực, chúng ta có khả năng tịnh hóa tất cả mọi lỗi lầm đã phạm. Sám lực thứ nhất là năng lực chỗ nương, là nơi chốn mình hướng về để phát lộ sám hối tội lỗi, và vì vậy mà trở thành chỗ nương của sự sám hối của chúng ta. Trong trường hợp ở đây, chỗ nương là đức Quan Thế Âm, hiện thân cho trí tuệ của Phật đà, bồ tát. Ở các pháp tu khác, chỗ nương có thể là đức Kim Cang Tát Đỏa, hay 35 đức Sám Phật, hay đức Phật Tì Lô Xá Na, chỉ cần thoáng nghe danh hiệu của các ngài cũng đủ giúp chúng sinh trong các cõi ác đạo được giải thoát. Tuy vậy, mặc dù vô số đấng bổn tôn có được khả năng này, nhưng hết thảy đều là hiện thân của đức Quan Thế Âm, vì đức Quan Thế Âm chính chỗ nương tinh túy nhất.

Sám lực thứ hai là năng lực hối cải. Cảm giác hối hận sẽ tự nhiên phát khởi nếu ta thật sự hiểu rằng mọi khổ đau phải gánh chịu qua vô số đời kiếp tái sinh kia tất cả đều chỉ do ác nghiệp của chính mình mang đến: ngũ nghịch, thập ác, phá phạm giới luật tam thừa. Tất cả chúng ta ở đây đều đã phải tái sinh vô lượng đời kiếp, nhiều đến nỗi nếu đem hết thân thể mình đã từng có trong các đời quá khứ gom về một nơi, dù mỗi đời chỉ bằng thân côn trùng tí hon đi chăng nữa, nhất định sẽ chất thành đống cao hơn cả núi Tu di. Nếu gom hết những giọt nước mắt đã từng rơi vì buồn vì sợ trong hết thảy các đời quá khứ, nhất định sẽ rộng hơn bất kỳ đại dương nào trên toàn cõi thế gian. Có nhiều ví dụ như thế được nói trong kinh Diệu Pháp Minh Niệm. Tất cả khổ đau của tất cả mọi kiếp tái sinh vô tận chỉ là kết quả của việc ác mình đã gieo, dối láo, sát sinh. Không biết hậu quả việc mình làm là như thế nào thì quí vị sẽ mãi sống như kẻ khùng điên, nhưng một khi đã biết rõ chính ác nghiệp là nguyên nhân khiến ta phải lang thang vô tận trong cảnh khổ luân hồi, quí vị nhất định sẽ cảm thấy hối hận sâu xa với tất cả những việc ác đã làm, không còn muốn tiếp tục như vậy nữa. Bằng sự hối hận chân thành và mãnh liệt, phát lộ tất cả mọi ác nghiệp đã làm, không giữ lại chút gì.

Nhưng chỉ hối hận là không đủ, ác nghiệp trong quá khứ vẫn còn cần được tịnh hóa. Làm được việc này là nhờ năng lực thứ ba, năng lực hóa giải. Việc ác đã gieo bằng thân, khẩu và ý, thì cần hóa giải bằng liều thuốc tương ứng: việc thiện của thân, khẩu và ý. Muốn cụ thể thực hiện điều này, quí vị hãy dùng thân để lạy Phật, đi nhiễu, chiêm bái thánh địa, phụng sự chúng sinh và chánh pháp; hãy dùng khẩu để tụng chú Mani; và hãy dùng tâm để nhớ nghĩ đến đức Quan Thế Âm, biết rằng nếu thiếu tấm lòng từ bi tỏa rạng của ngài thì mình sẽ chỉ có thể đọa rơi càng lúc càng sâu hơn trong sinh tử, hướng về đức Quan Thế Âm với tín tâm mãnh liệt, thỉnh cầu ngài giúp xua tan mọi vô minh ác nghiệp. Đáp lời thỉnh cầu thiết tha này, quán tưởng nước cam lồ trí giác từ thân của đức Quan Thế Âm tuôn xuống, rót qua đỉnh đầu, vào bên trong thân thể của quí vị và khắp cả chúng sinh, tẩy sạch tất cả mọi vô minh, phá phạm, ác nghiệp, cho đến khi không còn sót lại chút dấu vết nào, thân thể của quí vị sáng trong như pha lê. Đức Quan Thế Âm mỉm cười rạng rỡ, nói rằng, “này đứa con của dòng truyền thừa, tất cả mọi lỗi lầm của con đều đã được thanh tịnh.” Đức Quan Thế Âm tan thành ánh sáng, rồi tan vào bên trong quí vị. Nhận biết tâm của đức  Quan Thế Âm và tâm mình của là một, nán lại ít lâu trong cảnh giới sáng-không, siêu việt niệm tưởng.

Sám lực thứ tư là năng lực quyết tâm, là ý chí quyết liệt dù chết cũng không tái phạm. Từ trước đến giờ, có thể là quí vị đã mù quáng không biết rằng làm ác sẽ phải chịu khổ, nhưng từ nay về sau không lý do gì lại không thay đổi cách sống của mình. Cũng không thể nghĩ rằng làm ác rồi chỉ cần sám hối tịnh nghiệp nên không sao. Từ trong tận cốt tủy phải có sự lập tâm quyết liệt, rằng bất kể ra sao cũng sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì trái với chánh pháp. Muốn được như vậy, tâm của quí vị phải luôn giữ chánh niệm và tinh tấn. Sám lực thứ tư này bao gồm sự quyết tâm luôn giữ thân, khẩu, và ý của chính mình thanh tịnh giống như thân khẩu ý của đức Quan Thế Âm. Tụng Lục tự chú, vô minh ác nghiệp sẽ từ từ tan biến, mọi thiện đức vốn có trong giác ngộ sẽ tỏa rạng, như mặt trời ló dạng qua đám mây che.

— CÙNG DƯỜNG

27. Vì chấp cái tôi, nên chấp mọi thứ: đây là nguyên nhân trầm luân sinh tử.
Vậy hãy cúng dường cho bậc giác giả nơi cõi niết bàn, và hãy bố thí cho kẻ khốn cùng ở trong sinh tử,
cho ra tất cả, thân, của, công đức, hồi hướng chúng sinh.
Tham chấp ném xa, trì Lục tự chú.

Nhờ sám hối tịnh nghiệp, quí vị đã có thể quét sạch chướng ngại trên đường tu giác ngộ, nhưng để có thể bước trên đường tu này, bây giờ quí vị còn phải gom cho đủ lương thực đi đường. Tích trữ lương thực đi đường, đó chính là tích lũy tư lương phước tuệ. Tích lũy phước đức là làm thiện và cúng dường bố thí, dẫn đến quả thành tựu Sắc thân. Tích lũy trí tuệ là làm thiện mà tâm không chấp bám, dẫn đến quả thành tựu Pháp thân. Hai loại tích lũy này cần được thực hiện với tâm nguyện vì người.

Điểm cốt yếu phải hiểu, đó là khái niệm chấp “ngã,” chấp vào một cái tôi thật có, đây chính là nguyên nhân khiến chúng ta vướng kẹt trong ba cõi sinh tử. Cái thấy hư vọng này vừa bén rễ là chúng ta khởi chấp ngay vào thân của tôi, tâm của tôi, gia đình của tôi, v.v… Chính những khái niệm này khiến chúng ta khát khao lạc thú và khiếp sợ khổ đau. Kết quả là tham và sân cứ luân phiên nối đuôi nhau bất tận. Từ những lực đẩy tiềm tàng này khởi sinh biết bao nhiêu là phiền não xung đột, làm tâm cứ mãi xáo trộn không nguôi.

Biết bao đời trong quá khứ, chúng ta đã từng có rất nhiều tiền tài của cải, nhưng vì quá sợ mất, sợ cạn nên không làm sao có thể cho ra, không cúng dường Tam Bảo, cũng không bố thí chúng sinh. Thậm chí có người nhiều tiền lắm của mà vẫn mặc áo rách, ăn cơm lạt, vì quá keo bẩn, đủ biết họ mù quáng đến độ nào trước vô thường, vì sẽ có lúc –chắc chắn là lúc lìa đời, nhiều khi sớm hơn thế– họ phải mất tất cả. Khi ấy, không những tài sản không thể mang theo, họ còn nhiều nguy cơ đọa sinh vào những nơi mà đến cả chữ “thức ăn,” “thức uống” cũng nhiều năm không được nghe. Mặc dù tài sản thật ra chẳng khác gì kho tàng trong giấc mộng, chỉ tựa như thành quách ảo ảnh lấp lánh cuối chân mây, nhưng nếu cúng dường cho đức Quan Thế Âm và cho Tam Bảo, quí vị tích lũy công đức như huyễn, dẫn đến hạnh phúc, trường thọ và thịnh vượng như huyễn, và rồi sẽ có lúc đạt quả giải thoát. Để tích lũy công đức chân thật, hãy cúng dường bố thí bằng tín tâm tròn đầy, không xen lẫn chút ngã mạn nào.

Trong những sở hữu có được trong đời, thân thể là thứ ta trân quí nhất, đến nỗi dù chỉ mũi gai đâm, chấm lửa đốt cũng không chịu nổi. Để đối trị thói quen chấp bám vào tiện nghi, sở hữu, hãy mang thân mình làm nô bộc hiến dâng cho Phật, mang hết tài sản làm mây bao la hiến dâng chư Phật đà bồ tát, đó mới thật là cách sử dụng thân mạng và tài sản có ý nghĩa nhất. Thêm vào đó, hãy hiến dâng trong tâm tất cả những gì đẹp nhất thế gian: hoa cỏ xinh tươi, uyển lâm xanh mát, nhã nhạc, hương thơm, thực phẩm tuyệt hảo, đèn đuốc đủ loại, châu báu ngọc ngà quý giá bậc nhất. Nói về phẩm cúng dường thì thù thắng hơn cả là cúng dường mạn đà la, bao gồm hết thảy vũ trụ: núi Tu Di và tứ đại bộ châu, núi châu bảo, cây như nguyện, v.v… dâng hiến toàn bộ tam thiên đại thiên thế giới đầy ắp tài bảo bất tận của trời và của người. Dâng hiến cúng phẩm vô cùng tận này cho cả hai thành phần: trú niết bàn là chư Phật đà bồ tát, trú luân hồi là lục đạo chúng sinh.

Thêm vào cúng phẩm này, hiển kinh và mật kinh còn nói đến một phương pháp cúng dường thậm thâm, dùng làm thuốc hóa giải tâm ngã chấp, gốc rễ của sinh tử, đó là pháp quán thân mình thành cam lồ để hiến dâng cho bốn thành phần khách quí. Tam Bảo là thành phần khách quí đầu tiên, rất đáng được tôn vinh. Hộ pháp là thành phần khách quí thứ hai, với thiện đức rất đáng được cúng dường. Thành phần khách quí thứ ba là lục đạo chúng sinh, rất cần tâm từ bi: hãy vì họ mà quán tưởng dòng cam lồ cho ra biến thành tất cả những gì có thể xoa dịu khổ đau –thực phẩm cho kẻ đói, thuốc thang cho kẻ bệnh, áo quần cho kẻ lạnh, mái che cho kẻ không nhà. Thành phần khách quí thứ tư là oan gia trái chủ, do mình có nợ với họ, hoặc trong đời này, hoặc trong các đời trước, khiến họ vì nghiệp cảm mà biến thành tà lực, tạo chướng ngại, gây mê muội, cản trở không cho quí vị tu: hãy để cúng phẩm biến thành tất cả những gì họ tha thiết ước mong, làm như vậy sẽ đền trả được nợ cũ.

Lục tự chú cũng có thể tụng để cúng dường Tam Bảo và bố thí chúng sinh. Chú này đủ năng lực mang lại nguồn phúc lợi vô biên. Ngay như những kẻ độc ác kiêu căng bậc nhất, không chút duyên lành với chánh pháp, nhờ chú lục tự vẫn có thể được thuần hóa, cứu giúp. Vì chú này là cội rễ của tâm bồ đề, sung mãn năng lực vô biên của lòng đại từ đại bi, luôn thành công ở những nơi mà sức mạnh bạo động đều phải thất bại.

Pháp tu này là tinh túy của hạnh thí và lòng vị tha, nhờ tu theo như vậy, quí vị sẽ thoát được ngã chấp, gốc rễ của luân hồi. Nhờ bố thí cúng dường và mở lòng từ bi cho khắp cả chúng sinh, quí vị rồi sẽ có khả năng tháo bỏ mọi chấp bám vào cái tôi, không sót lại chút gì. Đây là phẩm cúng dường thù thắng nhất, là hạnh thí ba la mật chân chính, hạnh thí “đáo bỉ ngạn,” siêu việt sự bố thí cúng dường thế gian vào trong trí tuệ và từ bi.

Hạnh thí cứu cánh được nói rõ qua câu chuyện sau đây:

Khi xưa có một vị đại vương, nổi tiếng là người có lòng từ bi bao la. Ngày ngày trên đỉnh tháp cao nhất trong cung điện, ngài thường thiền quán từ bi. Năng lực từ bi của ngài mãnh liệt đến nỗi không một ai có thể sát hại bất cứ một sinh mạng nào trong vương quốc của ngài, bất kể cố gắng đến đâu. Một sáng kia, bỗng nhiên có một con chim câu bay lọt qua cửa sổ, rớt vào lòng vua, hụt hơi khiếp hãi. Vài giây sau, diều hâu rượt tới, lao vào phòng, sà đậu bên mình vua, nói rằng: “chim câu này là của tôi. Tôi cần thịt để nuôi mình và nuôi chim non đang đói.” Vua thầm nghĩ, “không thể nào giao chim câu này cho mẹ diều hâu kia, cũng không có thịt gì khác để mà cho. Nhưng nếu cứ để vậy thì mẹ diều hâu và tổ chim non sẽ chết đói mất thôi.” Cuối cùng vua quyết định cắt một ít thịt của chính mình tặng cho chim.

“Chim cần bao nhiêu thịt?” Vua hỏi.

Mẹ diều hâu trả lời, “bằng trọng lượng thân tôi.” Vua mang cân ra, đặt chim một bên rồi bắt đầu dùng dao bén xẻo thịt đùi bên phải của mình đặt lên bàn cân. Nhưng bàn cân không di dịch. Vua lại cắt tiếp đùi trái đặt lên bàn cân, bàn cân vẫn không nhúc nhích. Vua lóc thịt toàn thân, chất hết lên cân, dù vậy bàn cân vẫn như cũ.

Cuối cùng, vua ngồi lên bàn cân, cho hết toàn thân mình.

Liền ngay lúc ấy, chim câu và chim diều hâu hiện rõ nguyên hình là hai bậc thiên nhân, tạo việc như vậy để thử lòng từ bi của vua. Họ tán thán: “ngài đúng thật là người từ bi bậc nhất!” Nói vừa xong, tất cả vết thương của vua đều được lành lặn. Vị vua này là tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trước mắt, chúng ta chưa thể cho ra đầu, mình, thân thể, thịt da như chư đại bồ tát vẫn thường làm. Thật ra ở trình độ của chúng ta, cố gắng làm như vậy là sai lầm. Nên hãy bắt đầu bằng cách cho ra thân thể của chính mình trong sự tưởng tượng, nhờ đó tham chấp giảm dần, tâm càng lúc càng siêu việt, càng rộng lớn. Rồi quí vị sẽ có lúc chứng được tánh không của ngã, khi ấy sẽ có khả năng viên mãn kho bồ trí tuệ nhờ dâng hiến phẩm cúng dường toàn hảo nhất: chứng ngộ tánh không của vạn pháp.

— ĐẠO SƯ DU GIÀ

Bây giờ chúng ta bước vào phần tinh túy của đường tu: pháp tu Đạo Sư Du Già. Nhờ pháp tu này, trí tuệ tự nhiên khởi, không cần dụng công.

28. Ân sư tôn quí là chân tánh Phật.
Trong mười phương Phật, ân sư là Phật từ hòa bậc nhất.
Thấy rõ ân sư cùng Quan Thế Âm bất khả phân chia,
thiết tha hướng tâm, trì Lục tự chú.

Bổn sư của quí vị so với hết thảy chư Phật trong quá khứ, thiện đức và dũng đức mọi mặt đều ngang bằng như nhau, chỉ khác mỗi một điểm: lòng từ của ân sư dành cho quí vị lớn hơn hết thảy chư Phật. Sao có thể như thế được? Là vì chính bổn sư của quí vị mới là người sẵn sàng khai thị đường tu giải thoát cho quí vị.

Với lòng biết ơn sâu xa tấm lòng từ bi chỉ có ở nơi Thầy, quí vị phải luôn kính Thầy như kính Phật.

Phật đà của khắp ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, đã thành tựu và sẽ thành tựu giác ngộ nhờ nương dựa nơi đấng ân sư. Pháp môn thâm sâu nhất trong tất cả mọi pháp môn là pháp Đại Thủ Ấn và Đại Viên Mãn, thành tựu được đều nhờ tâm sâu xa hướng đạo sư chứ không bằng tư duy thao tác. Với tâm sâu xa hướng Thầy, chuyên nhất không chao động, thấy Thầy chính là Phật, thấy mọi việc Thầy làm đều tuyệt hảo, khi ấy lực gia trì của Thầy – là trí tuệ của mười phương Phật – sẽ rót về nơi quí vị một cách tự nhiên không cần cố gắng. Cứ hãy tu theo lời Thầy, rồi mây đen nghi ngại sẽ dạt tan, mặt trời từ bi của ân sư sẽ chiếu sáng, sưởi ấm quí vị trong nguồn hạnh phúc vô biên.

Đấng Chuyển Pháp Luân Vương luôn giữ bánh xe thần kỳ bên mình, nhờ đó nắm giữ tứ đại bộ châu. Tương tự như vậy, nếu quí vị cứ giữ mãi bên mình tâm hướng đạo sư, nhất định tâm này sẽ giúp quí vị tiến thẳng đến quả giải thoát mà không cần phải gắng công. Như lời Phật dạy, “tâm nào hướng Phật, tâm đó luôn có Phật.” Như bóng trăng mặt hồ, hồ càng tĩnh lặng, bóng trăng càng sáng. Tương tự như vậy, lực gia trì của ân sư tuôn chảy mãnh liệt nếu tín tâm của quí vị mạnh mẽ sáng trong.

Nhờ lực gia trì của ân sư mà quả giác ngộ sẽ sớm được viên thành. Như mật kinh có dạy:

Đạo sư là Phật, đạo sư là Pháp, đạo sư là Tăng;
Đạo sư chính là trí tuệ của khắp mười phương Phật đà
.”

Nhớ nghĩ như vậy để mà thỉnh cầu đấng ân sư, vốn là đức Quan Thế Âm. Kinh sách thường nói:

“Tâm của đạo sư: Pháp thân bất biến;
Khẩu của đạo sư: Báo thân bất diệt;
Thân của đạo sư: Hóa thân từ bi;
Thỉnh cầu đạo sư, tứ thân bản nhiên”

Thỉnh cầu đấng ân sư bất khả phân với đức Quan Thế Âm, đây chính là cốt tủy của pháp tu Đạo Sư Du Già.

Cụm từ “Đạo Sư Du Già” nguyên nghĩa là “hợp nhất với chân tánh đạo sư.” Để tâm mình hòa với tâm Thầy, đây là pháp tu thâm sâu nhất trong tất cả mọi pháp tu, và cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến quả thành tựu. Là sức sống của đường tu, là pháp môn duy nhất bao hàm mọi pháp môn khác. Chư bồ tát trong khắp các thời quá khứ, nhờ nương dựa nơi đấng đạo sư mà phát được tâm bồ đề, viên mãn hạnh ba la mật. Như bồ tát Taktu-ngu, “Thường Khóc, sẵn sàng cho ra tất cả, kể cả máu thịt của chính mình, để được đạo sư thu nhận. Hay như bồ tát Shonnu Norsang, “Diệu Thắng Tài,” đã theo hầu không dưới 143 vị đạo sư.

Cho nên quan trọng là phải luôn thỉnh cầu đạo sư, bất kể lúc nào, trong bất kỳ tình huống nào, từ tận đáy lòng và từ trong xương tủy. Khi ngồi, hãy quán tưởng ân sư đang ngự trên đỉnh đầu để mà thỉnh nguyện. Khi đi, hãy quán tưởng ân sư trên vai phải để mà đi nhiễu. Khi ăn, hãy quán tưởng ân sư trong cổ, tưởng tượng thực phẩm biến thành chất cam lồ thanh tịnh bậc nhất để mà cúng dường. Khi ngủ, hãy quán tưởng ân sư nơi tim, tọa trên đài sen đỏ bốn cánh, tỏa ánh sáng rạng ngời đầy ắp cả thế gian. Hết thảy mọi lạc thú có thể có được, sắc thanh tươi đẹp, mọi niềm vui trong đời, quí vị hãy nhân lên trong tâm thành nhiều vô cùng tận, để mà dâng hiến ân sư. Khi đời sống được bình an hạnh phúc, hãy nghĩ rằng được vậy đều nhờ ơn ân sư từ hòa, và thọ hưởng những gì mình đang có với sự chấp bám không hơn gì chấp bám một giấc mơ. Khi đời sống oằn trĩu vì tật bệnh, âu sầu, hay vì bị ngược đãi hành hung, hãy thấy rằng tất cả cũng đều nhờ ơn ân sư từ hòa, vì có khổ đau mới có cơ hội thanh tịnh ác nghiệp và quét sạch nợ cũ; cứ thế, khởi tâm mong cầu chúng sinh có bao khổ đau xin đổ hết về nơi mình, để chúng sinh không còn một ai phải chịu cảnh khổ.

Nếu đến cả ác quỉ, quí vị nhìn vào cũng vẫn thấy đó chính là đức Quan Thế Âm, vậy mọi chấp bám vào cảnh giới của tà lực sẽ tan biến và tà lực sẽ không còn khả năng quấy nhiễu đường tu của quí vị. Khi gặp cảnh sét đánh, núi đè, hay bị thú hoang ăn thịt, nếu giữ đức Quan Thế Âm đầy ắp trong tâm, mang thân mạng ra trao hết cho ngài, quí vị sẽ thoát mọi sợ hãi. Đối diện với cái chết cũng thế, nếu tâm chỉ biết nhớ nghĩ đến đức Quan Thế Âm thì không còn sợ hãi trước cảnh hiện kinh hoàng cõi trung hữu. Nhưng nếu quí vị để cho nỗi sợ xâm lấn, bối rối không biết nên chạy đi hay nên tìm chỗ nào để núp trốn, chừng đó sẽ phải nơm nớp âu lo suốt đời, đến khi mạng chung sẽ không còn đủ khả năng chiến thắng nỗi sợ hãi hư vọng trong cõi trung hữu.

Mọi pháp môn hiển tông và mật tông đều có thể rút gọn thành tâm hướng đạo sư, và hết thảy đều nằm trong pháp môn trì Lục tự chú.

– Đường Tu Mật Thừa

Sau khi trình bày những điểm then chốt của hiển tông, bây giờ đức Patrul Rinpoche bước vào phần nói về mật tông, thường được gọi là mật chú, hay Kim cang thừa, Vajrayana. Điểm quan trọng cần ghi nhớ đó là Kim cang thừa vốn đặt trên nền tảng của hiển tông, vì vậy không bao giờ mâu thuẫn.

— QUÁN ĐẢNH

Trước khi bắt đầu bước vào đường tu Kim cang thừa quí vị cần thọ pháp quán đảnh để có thể nghe và tu theo. Việc này sẽ bảo đảm cho sự hiểu của quí vị được chín mùi đúng mức cho đến khi đủ khả năng gặt hái quả lành. Tu Kim cang thừa mà không thọ quán đảnh chẳng khác gì từ sỏi đá lại mong vắt được thành dầu.

29. Giúp thanh tịnh chướng, khai mở pháp hành, thành tựu tứ thân,
Bốn pháp quán đảnh, tinh túy chính  là Thầy Quan Thế Âm.
Chứng Thầy  là Tâm thì bốn quán đảnh đều đã viên thành.
Trong cõi tự thọ quán đảnh vốn có, trì Lục tự chú.

Trước khi rót chất nước quí vào trong bình, quí vị thế nào cũng xét kỹ xem bình chứa có được rửa sạch hay chưa. Tương tự như vậy, để bảo đảm chính mình là một bình chứa xứng đáng với giáo pháp trân quí sắp thọ nhận, điều quan trọng là phải tự làm sạch chính mình bằng cách thọ quán đảnh.

Pháp quán đảnh (tạng ngữ gọi là wang và phạn ngữ là abhisheka), cho phép người tu nghe, học và hành trì [văn, tư và tu] giáo pháp Kim cang thừa, đặc biệt được phép bước vào hai giai đoạn tu:giai đoạn khởi hiện, là quán bổn tôn và tụng chú; và giai đoạn viên thành là tu các pháp du già nội tại, Đại thủ ấn, Đại viên mãn, diện kiến chân tánh của tâm.

Mặc dù quán đảnh có nhiều mức độ, nhưng nền tảng vẫn là bốn pháp quán đảnh tương ứng với bốn chướng cần thanh tịnh, bốn quá trình thanh tịnh, cùng bốn quả [sau khi đã được thanh tịnh].

Quán đảnh bảo bình là để thanh tịnh thân; quán đảnh kín mật là để thanh tịnh khẩu; quán đảnh trí tuệ là để thanh tịnh ý; và quán đảnh danh tự là để đồng loạt thanh tịnh mọi tập khí vi tế của thân khẩu và ý. Bốn pháp quán đảnh được truyền từ thân-khẩu-ý và trí-kim-cương-bất-hoại của đấng đạo sư, ở đây dưới sắc tướng đức Quan Thế Âm. Quả của bốn pháp quán đảnh này là thành tựu tứ thân Phật.

Nhờ pháp quán đảnh, quí vị sẽ chứng biết chân tánh vạn pháp vốn luôn thanh tịnh. Vậy tại sao bấy lâu nay ta cùng chúng sinh cứ phải chịu biết bao thống khổ trong khắp lục đạo luân hồi? Đơn giản chỉ vì chúng ta không thể nhìn ra mọi sự vốn vẫn thanh tịnh. Bản lai thanh tịnh là trạng thái chân thật của vạn pháp, cái thấy ô nhiễm của chúng ta đi ngược với sự thật, hoàn toàn hư vọng, không mảy may thật có, như nhìn vào cuộn dây thừng mà thấy là rắn, nhìn ảo ảnh mà cho rằng thật có nước ở đàng xa.

Vậy chức năng của bốn pháp quán đảnh là để giúp quí vị ý thức bản tánh thanh tịnh của mọi sự. Nhờ lực gia trì từ nơi thân của đức Quan Thế Âm, quí vị sẽ thấy mọi cảnh giới trên toàn cõi thế gian đều là núi Pô-ta-la, tịnh độ của đức Quan Thế Âm. Nhờ lực gia trì từ nơi khẩu của đức Quan Thế Âm, quí vị sẽ thấy mọi âm thanh trên toàn cõi thế gian – tiếng nước, lửa, gió, tiếng cầm thú, tiếng người – đều là âm vang của Lục tự chú. Nhờ lực gia trì từ nơi ý của đức Quan Thế Âm, quí vị sẽ chứng biết mọi niệm khởi đều là tướng hiện của trí giác. Nhờ lực gia trì đến từ cả ba cửa thân, khẩu, và ý của đức Quan Thế Âm, quí vị sẽ chứng biết thật ra thân, khẩu, và ý vốn không phải là ba thực thể riêng biệt, mà chỉ là Quan Thế Âm nhất tánh, không và bi bất khả phân.

Sau khi nhận quán đảnh từ bậc đạo sư chân chính, quí vị phải thường xuyên tự mình làm sống dậy pháp quán đảnh, mỗi lần hiểu sâu hơn, khơi lại lực gia trì của ân sư, hàn gắn bất kỳ mật thệ nào lỡ hư gãy. Để làm sống dậy pháp quán đảnh bảo bình, hãy quán tưởng đức Quan Thế Âm hiện ra trước mắt, là đấng Pháp chủ ngự trị trên vô lượng mạn đà la, thỉnh cầu ngài với tín tâm ngóng đợi. Để làm sống dậy pháp quán đảnh kín mật, hãy tụng Lục tự chú với tâm mãnh liệt hướng về. Để làm sống dậy pháp quán đảnh trí tuệ, hãy hướng về thỉnh cầu năng lực gia trì của đại bi vô niệm tuyệt hảo của đức Quan Thế Âm thành hào quang từ nơi tim ngài phóng ra, tan vào trong tim của quí vị. Để làm sống dậy pháp quán đảnh danh tự, hãy khởi lòng tôn kính sâu thẳm hướng về đức Quan Thế Âm, cho kim-cang-trí thành hào quang ngũ sắc từ nơi thân ngài phóng ra, tan vào thân của quí vị. Cứ như vậy, thọ nhận bốn quán đảnh, thanh tịnh bốn chướng, thành tựu bốn thân Phật.

Cũng có thể giải thích pháp quán đảnh theo thể, đạoquả. Như lai tạng, còn gọi là Phật tánh, là điều quí vị vốn sẵn có: đây chính là quán đảnh bản thể. Ở thời điểm truyền quán đảnh, Phật tánh vốn có này sẽ được đạo sư trực chỉ khai thị và sẽ được đệ tử tuần tự chứng biết: đây là quán đảnh đạo. Phương pháp thực hiện quá trình tuần tự này bao gồm quán tưởng mạn đà la và chư tôn, trì tụng chú, v.v… Trong pháp tu nói ở đây, quí vị quán tưởng đức Quan Thế Âm ngự trên đỉnh đầu của mình, trì Lục tự chú và luân phiên thọ bốn pháp quán đảnh từ đức Quan Thế Âm. Quán đảnh đạo dẫn đến quán đảnh quả, là chứng ngộ viên mãn Phật tánh vốn có của mình, đơn giản vậy thôi.

Lực gia trì và khả năng tịnh chướng của bốn pháp quán đảnh cần được duy trì và phát huy nhờ những pháp hành của bốn chứng đạo tương ứng. Đây là nội dung của các câu kệ còn lại trong chương này.

— TRI KIẾN THANH TỊNH

30. Luân hồi chỉ là cái thấy của ta.
Thấy được tất cả đều là bổn tôn, thì việc lợi tha đều đã viên thành.
Chứng được tánh tịnh của khắp vạn pháp thì bốn quán đảnh đồng loạt truyền cho khắp cả chúng sinh:
nạo vét cùng tận đáy sâu sinh tử, trì Lục tự chú.

Cho người căn cơ trung bình, tâm viễn ly toàn hảo là đạo. Cho bậc thượng nhân, tâm từ bi toàn hảo là đạo. Cho bậc tối thượng căn, thấy tánh tịnh bản lai toàn hảo là đạo. Ở đây, điều chúng ta đang quan tâm đến chính là tri kiến thanh tịnh này của Kim cang thừa.

Vậy tri kiến thanh tịnh nghĩa là gì? Thông thường chúng ta luôn thấy thế giới bên ngoài, thân thể và cảm xúc của mình, đều là bất tịnh, có nghĩa là chúng ta thấy mọi sự dưới sắc tướng thế tục, đều hiện hữu một cách cố định, chắc thật. Vì cái thấy hư vọng này mà phát sinh phiền não, khiến khổ đau tiếp nối không ngừng. Tuy vậy, thử nhìn lại sự vật hiện ra kia, nhìn cho thật tận tường, sẽ thấy chúng vốn không có một hiện hữu chắc thật nào cả. Xét trên phương diện thế gian thì sự vật hiện ra là do nhân duyên phối hợp, như ảo ảnh, như giấc mơ, trên thực tế không có gì từ nhân duyên sinh ra mà lại có hiện hữu chắc thật bao giờ.

Nói cho đúng cũng chẳng có gì để mà hiện. Sách có câu, “người chứng tánh không là chân hiền thánh.” Truy tìm như vậy, quí vị sẽ thấy không có bất cứ điều gì, ở bất cứ nơi nào, không một vi trần nhỏ nhoi nào có hiện hữu chắc thật. Nay nếu nhìn mà thấy khác, thấy sự vật hiện hữu chắc thật, đây chính là cái thấy hư vọng, là nền tảng của luân hồi. Nhưng chính vọng kiến này cũng không từng lìa cảnh giới tánh không. Vì vậy vô minh chẳng qua chỉ là bức màn che chướng tạm thời, vốn không tự tánh. Chứng được điều này sẽ không còn cái thấy ô nhiễm; chỉ còn là thị hiện vô biên của thân-khẩu-ý và trí Phật. Khi ấy không cần gì phải nỗ lực vất bỏ ba cõi luân hồi, hay nỗ lực diệt khổ, vì luân hồi và khổ đau chưa từng thật sự hiện hữu. Chứng biết luân hồi là không, chỉ như ảo ảnh, thì toàn bộ tập khí và phiền não, gốc rễ của luân hồi, đều sẽ đoạn lìa.

Tánh không, tuy vậy, không phải là rỗng rang không-có-gì, là vì như kinh Bát Nhã dạy: “Sắc chính là không. Không chính là sắc. Không chẳng khác sắc. Sắc chẳng khác không.” Vậy tánh không luôn phối hợp bất nhị với tướng hiện của thân và trí Phật. Nói vậy, mọi sắc tướng đều là thân của đức Quan Thế Âm; mọi âm thanh đều là minh chú của đức Quan Thế Âm; và mọi ý tưởng đều là sự hợp nhất lạc-không của tâm bi và tánh không. Chứng đắc tánh không chân chính của vạn pháp rồi, tự nhiên sẽ khởi lòng từ bi vô niệm cho khắp chúng sinh, đã vì chấp có cái tôi mà phải trầm luân trong biển khổ luân hồi.

Cái tôi phiền phức này, bận tâm quá độ đến chính mình, thật ra chưa từng sinh, cũng không trú ở đâu cả, và, vì vậy, không thể hoại diệt. Cái tôi này, dù chút dấu tích mảy may cũng không thể nào tìm thấy. Vì vậy, khi chứng tánh không thì mọi khái niệm chấp ngã sẽ tan biến, đồng thời tâm lợi tha sẽ ló dạng, không cần dụng công, không chút cố gắng. Bấy giờ quí vị sẽ thấy được gương mặt thật của đức Quan Thế Âm, tánh không và từ bi hợp nhất. Và đây là điểm khởi đầu mười địa của bồ tát, những bậc bồ tát có khả năng mở rộng một sát na thành cả một đại kiếp, và cũng có thể gom cả đại kiếp vào trong một sát na. Vì trong tâm chư vị luôn chan chứa lòng từ bi vô niệm vốn có nên bất kể làm gì, dù chỉ một cử chỉ nhỏ của bàn tay, cũng đều mang lợi ích đến cho chúng sinh. Chư vị không bao giờ lầm tin nơi cảnh hiện, như ảo thuật gia không bao giờ bị lừa vì ảo ảnh do chính mình tạo ra, biết cảnh hiện kia không thật, biết nếu không thấy được điều này thì đó là hư vọng. Mọi thành tựu thế gian và xuất thế đều do chư vị ban cho. Phụng sự chúng sinh không biết mệt, chư vị nạo vét cùng tận sâu thẳm đáy luân hồi.

Hãy hướng tâm về, thiết tha khẩn nguyện đức Quan Thế Âm, quán tưởng ánh sáng vô lượng từ thân ngài tỏa ra, xua tan khổ đau ác chướng của khắp chúng hữu tình, truyền cho chúng sinh bốn pháp quán đảnh. Tất cả nam giới trở thành đức Quan Thế Âm, tất cả nữ giới trở thành Phật Mẫu Ta-ra, toàn cõi thế gian trở thành tịnh độ. Tu như vậy, chúng sinh sẽ được lợi ích.

Mọi sự trong cõi luân hồi và niết bàn đều chỉ là phóng ảnh của tâm, nên tất cả đều là đức Quan Thế Âm. Hãy gom hết mọi pháp hành về làm một, an trụ trong cảnh giới sắc-không nhất tánh, trì Lục tự chú.

— GIAI ĐOẠN KHỞI HIỆN

Đường tu mật chú chia thành hai giai đoạn: khởi hiện và viên thành. Giai đoạn khởi hiện bao gồm những pháp du già của thân khẩu và ý trên mặt trí tuệ –gọi là thân kim cang, khẩu kim cang và ý kim cang. Mục tiêu của giai đoạn khởi hiện là để chứng tánh tịnh bản lai của vạn pháp. Giai đoạn viên thành là để đạt chứng ngộ vô niệm về chân tánh của tâm.

— THÂN KIM CANG

31. Tâm không thể gánh tất cả pháp quán;
quán một Như lai, là quán đủ cả.
Mọi cảnh hiện ra, đều là sắc tướng của đấng Đại Bi;
trong cảnh Phật thân, sắc hiện vẫn không, trì Lục tự chú.

Nội dung chính của giai đoạn khởi hiện là quán tưởng bản thân và chúng sinh đều là bổn tôn; quán khắp thế gian đều là mạn đà la, là cõi Phật. Người đời nay trí tuệ hạn hẹp, thọ mạng ngắn ngủi, tinh tấn kém cỏi, khó lòng nắm vững mọi pháp quán phức tạp dạy trong mật điển. Dù vậy, cũng không cần phải cố gắng tu theo những pháp tu phức tạp, chỉ cần thông suốt một pháp nơi một vị Phật là có thể đến được với trí tuệ từ bi của hết thảy chư Phật.

Tu theo pháp tu nói ở đây, quí vị có thể quán tưởng mình là đức Quan Thế Âm, cũng có thể quán tưởng đức Quan Thế Âm trên đỉnh đầu, thấy ngài không khác với bổn sư, là vị thầy mình cảm thấy thiết tha hướng về nhất. Thân tỏa sắc trắng: chói rạng đỉnh núi tuyết với ánh sáng của trăm vạn vầng dương, phá tan bóng đêm trên toàn cõi thế. Một mặt: tượng trưng cho chân tánh nhất tánh. Bốn tay: tượng trưng cho từ, bi, hỉ, xả. Hai chân thế kiết già: tượng trưng cho sự đồng đẳng giữa luân hồi và niết bàn. Ngồi trên đài sen ngàn cánh: tượng trưng cho tâm đại bi; và đài mặt trăng, tượng trưng cho tánh không.

Hai tay đầu chắp ở nơi tim cầm ngọc quí: tượng trưng cho tâm bồ đề, là viên ngọc như ý ban mọi thành tựu thế gian và xuất thế. Hai tay còn lại, tay phải cầm chuỗi pha lê, tay trái cầm sen trắng: chuỗi pha lê tượng trưng cho lòng từ bi của đức Quan Thế Âm rộng mở như sợi dây không đứt, xuyên suốt trái tim của khắp chúng sinh, và sen trắng tượng trưng cho trí tuệ thanh tịnh bất biến của đức Quan Thế Âm, trổ hoa trên cõi bùn lầy thế tục. Ngọc quí cũng tượng trưng cho trí-lạc, là phương tiện, và sen trắng tượng trưng cho trí-không, là thành tựu. Thân đức Quan Thế Âm đẹp ngời, đầy đủ mọi tướng hảo chánh phụ của Phật đà và mọi phẩm trang điểm lụa-ngọc của Báo thân.

Mục đích pháp quán tưởng như vậy trong giai đoạn khởi hiện là để giúp người tu phát khởi tri kiến thanh tịnh: thấy bản thân mình và tất cả hữu tình đều là trí-tuệ-tôn; thấy cảnh giới quanh mình đều là cõi Phật; thấy mọi âm thanh đều là minh chú; và thấy mọi ý tưởng đều là biểu hiện của trí giác. Tri kiến thanh tịnh này không phải là ý tưởng tự tạo, gán ép lên thực tại, mà là cái thấy chân thật, chứng biết vạn pháp thật sự, và vốn vẫn, thanh tịnh. Đạt được tri kiến này là nhờ áp dụng nhiều phương pháp quán tưởng đặc thù và tuần tự. Khi mới bắt đầu, quí vị có khi không thể quán đức Quan Thế Âm trọn vẹn rõ ràng, vậy hãy bắt đầu với gương mặt của ngài: tròng trắng và đen của đôi mắt từ bi nhìn khắp chúng sinh, chân mày toàn hảo, sống mũi cong, môi cười rạng rỡ. Rồi từ từ mở rộng pháp quán, thấy trọn đầu đức Quan Thế Âm: đường nét tuyệt hảo và phẩm trang sức, vương miện vàng, bông tai vàng. Dần dần quán xuống phần dưới thân ngài, từng món trang sức, ba lớp chuỗi đeo, da nai phủ bờ vai trái, che bờ ngực trái, kiềng tay, kiềng chân khảm châu báu, dãi khăn tơ lụa muôn màu, thượng y thêu chỉ vàng, hạ y năm sắc thắm. Quán tưởng mỗi chi tiết, chầm chậm từng món một, rồi từ từ quí vị sẽ có khả năng quán được trọn vẹn.

Tiếp theo, hãy quán tưởng trong mỗi lỗ chân lông trên thân đức Quan Thế Âm là một quốc độ Phật. Mỗi quốc độ trong số vạn ức quốc độ này đều có một đấng Như lai đang chuyển pháp luân cho chúng thanh văn, duyên giác và bồ tát. Giáo pháp kiến, tu và hạnh Đại thừa đều được Phật thuyết bằng diệu pháp Lục Tự Đại Minh Chú, phong phú vô lượng đến nỗi chỉ một chủng tự OMcó thể thuyết hàng đại kiếp vẫn chưa cạn ý. Trong các cõi Phật này, không có gì là ô nhiễm. Không oán kẻ thù, không luyến bằng hữu. Nam giới đều là đức Quan Thế Âm, nữ giới đều là đức Tara Độ Mẫu. Hết thảy đều là võng lưới thị hiện thần biến nhiệm mầu của đức Quan Thế Âm, biểu hiện của tánh không và tâm bi bất khả phân.

Quí vị không những quán thân mình là thân kim cang của đức Quan Thế Âm, còn phải quán toàn bộ cảnh giới bên ngoài là cõi tịnh độ của đức Quan Thế Âm, đỉnh núi Phổ đà trong cõi Tây Phương Cực Lạc, với bao điều huyền diệu như núi châu bảo, sông cam lồ, cây như ý, mây cúng dường đầy khắp không gian, minh chú Om Mani Padmê Hung rền vang khắp nơi, đến cả chữ “khổ” cũng không từng nghe thấy.

Khi quán thân kim cang của đấng bổn tôn, quí vị đừng nghĩ rằng thân này kết cấu từ những thành phần cứng chắc như là thịt, xương, máu v.v… mà chỉ như ánh cầu vồng, sáng chói, đầy mầu sắc, hiển hiện nhưng không vật thể. Đây là mặt không của chân tánh đức Quan Thế Âm, hoàn toàn không có những thành phần cấu nhiễm hay vật thể cứng chắc. Đức Quan Thế Âm không bị ngũ uẩn làm cho cấu nhiễm, hợp thể ngũ uẩn này chính là điều khiến phát sinh khái niệm chấp ngã.

Ở bước khởi đầu, dù tinh tấn đến đâu, quí vị vẫn có thể cảm thấy khó lòng làm chủ mọi chi tiết quán tưởng. Nếu là như vậy, hãy đơn giản khởi niềm tin xác quyết rằng mình chính là đức Quan Thế Âm, không phải do tâm vọng tưởng, mà thật sự vốn là như vậy. Nếu quí vị quán đức Quan Thế Âm trên đỉnh đầu, hãy đơn giản tin rằng ngài đang ở đó, cảm nhận rõ ràng sự hiện diện của ngài. Cứ liên tục chú tâm vào từng chi tiết một như vậy, quí vị từ từ rồi sẽ theo thời gian trở nên quen thuộc với pháp quán tưởng, cho đến khi tất cả trở thành rất tự nhiên, như từng chi tiết nhỏ của nơi chốn mình đã sống lâu năm luôn sẵn hiện ra trong trí.

Bao giờ hình ảnh quán tưởng của đức Quan Thế Âm trở nên rõ ràng và vững vàng, hãy quán từ nơi thân ngài hào quang lớn tỏa khắp mười phương, mang phẩm cúng dường dâng hiến cho chư Phật đà bồ tát trong vô lượng cõi Phật. Rồi hào quang thu hồi trở về, mang theo năng lực gia trì của mọi đấng giác giả, tan vào đức Quan Thế Âm, khiến ngài càng thêm chói ngời rực sáng. Thêm một lần nữa, ánh sáng lớn lại phóng ra, lần này soi khắp chúng sinh, xua tan khổ não, đặt chúng sinh vào trong trí giác đại lạc, biến tất cả thành bồ tát nam và nữ, biến cõi thế gian thành cõi Phật.

Quán tưởng đức Quan Thế Âm như vậy, tạp niệm sẽ dần lắng xuống, tâm sẽ về trú trong tịnh chỉ. Khi ấy, nếu nhìn vào chân tánh của tâm sẽ tự nhiên thấy rằng bổn tôn và tánh không thực chất chỉ là một. Rồi sự hiểu này sẽ triển khai, thành chứng ngộ thấy mọi sắc hiện đều chỉ là không, và, vì vậy, triệt để thanh tịnh. Nếu có thể duy trì được sự chứng này trong mọi lúc thì điều này được gọi là giai đoạn khởi hiện vô lượng thanh tịnh.

— KHẨU KIM CANG

32. Tụng niệm, nghi quỹ, hay là bùa chú, đều quá phức tạp;
Lục tự chính là chân âm diệu pháp, bao hàm tất cả.
Vạn âm đều là diệu khẩu nhiệm mầu của đức Quan Âm.
Biết âm là chú, thanh hiện vẫn không, trì Lục tự chú.

Một trong những yếu tố chính của Kim cang thừa là chú. Chú là những câu tiếng Phạn. Trong cảnh giới của âm thanh, chú có tầm vóc quan trọng tương đương với quán tưởng bổn tôn trong cảnh giới của hình sắc. Chú có nhiều loại, như là trí chú, mật chú, đà la ni, và cũng có những loại tiếp cận chú, thành tựu chú, và chú để toàn thành bốn pháp hành.

Tuy vậy, không chú nào thù thắng hơn chú Mani. Chú Mani không những bao gồm đầy đủ mọi chức năng, lại còn bao gồm tất cả năng lực và nguồn gia trì của mọi chú khác. Chư hiền giả trong các thời quá khứ, ví dụ như đức Karma Chagme, đã truy tìm khắp trong kinh điển vẫn không thể tìm ra được chú nào nhiều lợi ích hơn, tinh túy dễ tu hơn là chú Mani, nên chư vị đã chọn chú này làm pháp tu chính. Có khi chỉ cần nghe chú Mani là đủ thoát luân hồi. Ví dụ câu chuyện 500 con sâu ngắt ngoải trong hố bẩn khủng khiếp. Đức Quan Thế Âm thương xót cho cảnh khổ này, làm ong vàng bay trên hố, vo ve chú Mani. Đám sâu nhờ nghe âm thanh Lục tự chú mà thoát được cảnh khổ, tái sinh vào cõi trời.

Chú Mani không phải chỉ là một chuỗi âm thanh bình thường mà bao gồm toàn bộ năng lực gia trì và từ bi của đức Quan Thế Âm. Nói cho đúng, đây chính là đức Quan Thế Âm dưới dạng âm thanh. Như chúng ta đây, vì nghiệp che chướng nên không thể trực tiếp diện kiến đức Quan Thế Âm trong cõi tịnh độ của ngài, thế nhưng vẫn còn có thể nghe được minh chú của ngài, tụng, đọc, ghi chép bằng chữ vàng trang nghiêm, đều là những việc mang lợi ích lớn lao, vì giữa đấng bổn tôn và minh chú –là tinh túy của ngài– không hề có sự khác biệt. Lục tự là sáu hạnh ba la mật của đức Quan Thế Âm. Chính đức Quan Thế Âm đã có lời dạy rằng người nào đọc tụng Lục tự chú này, người ấy sẽ viên thành sáu hạnh ba la mật và thanh tịnh mọi chướng nghiệp.

Để trì tụng chú này, trước tiên hãy quán tưởng đức Quan Thế Âm như đã giải thích, càng rõ ràng hiển hiện càng tốt. Nơi tim đức Quan Thế Âm có đài sen sáu cánh, trên đó là đài mặt trăng. Đứng giữa đài mặt trăng có chủng tự HRIH, xung quanh là sáu chủng tự OM MA NI PAD ME HUM xếp thành vòng tròn như chuỗi hạt trai, tỏa hào quang lớn, mang phẩm cúng dường đến cõi Cực Lạc Sukhavati, đến cõi tịnh độ Trang Nghiêm Chiêm Bái (Paradise Beautiful to Behold), và vô lượng cõi Phật khác.

Mỗi tia hào quang mang theo vô số phẩm cúng dường, như là bát thánh cát tường, bát bảo, bảy biểu tượng vương, cây như nguyện, bảo bình, cả một trời mây bao la cúng phẩm dâng lên chư Phật đà bồ tát trong từng cõi Phật. Chư Phật tiếp nhận cúng phẩm, giúp người tu tích lũy phước và trí.

Hào quang thu hồi trở về, chan chứa lực gia trì thân khẩu ý của hết thảy Phật đà dưới dạng cam lồ trân quí, cùng hết thảy trí, dũng và bi, tan vào chuỗi minh chú nơi tim đức Quan Thế Âm. Đức Quan Thế Âm lúc bấy giờ lại càng tỏa sáng rạng ngời, như vàng ròng tắm trong nước nghệ.

Thêm lần nữa, vô lượng hào quang từ chuỗi minh chú phóng ra, lần này phá tan khổ nạn của chúng sinh sáu cõi: cảnh thiêu nóng cóng lạnh cõi địa ngục; cảnh đói khát bức bách cõi ngạ quỹ; cảnh mê muội buộc ràng bị ngược đãi cõi súc sinh; cảnh sinh lão bệnh tử cõi người; cảnh ganh ghen đấu đá cõi a-tu-la; và cảnh cùng cực bất an cõi trời khi phước báu cạn, từ cõi đại định đầy lạc thú phải đọa rơi vào sâu thẳm ác đạo. Tất cả khổ đau này đều được ánh sáng minh chú làm cho tiêu tan, như ánh mặt trời ló dạng làm tan hết sương băng trên đồng cỏ nội mùa đông. Tất cả chúng sinh đều trở thành đức Quan Thế Âm; rồi, trước tiên là cảnh giới quanh mình, tiếp theo là toàn cõi thế gian, đều trở thành tịnh độ Phổ đà sơn.

Bằng cách này, toàn thành lợi ích cho khắp chúng sinh rồi quí vị thu hồi ánh sáng trở về lại nơi mình, đang là đức Quan Thế Âm. Mỗi chân lông trên thân thể quí vị chứa đựng vô lượng quốc độ Phật, mỗi quốc độ vang rền Lục tự minh chú, chấn động khắp không gian như tiếng hàng triệu con ong vỡ tổ. Âm thanh minh chú phá tan vô minh; hàng phục tà lực; thúc dục chư thanh văn thức dậy từ cõi định, đặt chư vị vào Đại thừa; dâng phẩm cúng dường cho chư bồ tát, khuyến thỉnh chư vị tiếp tục phụng sự chúng sinh; và điều động chư hộ pháp giữ gìn cho chánh pháp, làm tăng trưởng nguồn an vui thịnh vượng cho tất cả.

Tiếng gió thổi, tiếng sông trôi, tiếng lửa nẻ, tiếng chim hót, tiếng thú gào hay tiếng của loài người, mọi âm thanh trên toàn cõi thế gian đều là tiếng vang của Lục tự minh chú, âm thanh bản lai của Pháp: mặc dù thanh hiện nhưng chỉ là không, là tiếng vang của Pháp thân vô sinh. Nhờ trì tụng, hành trì pháp du già kim cang khẩu, quí vị sẽ đạt được mọi thành tựu thế gian và xuất thế một cách tự nhiên không cần cố gắng.

— Ý KIM CANG

33. Nhị chướng và niệm giảm thì kinh nghiệm và chứng ngộ tăng.
Nắm được sự thấy là thắng hết thảy tà chướng, kẻ thù.
Ban cho thành tựu thế gian xuất thế ngay trong đời này, là Quan Thế Âm.
Để bốn pháp hành tự nhiên thành tựu, trì Lục tự chú.

Không có chủ thể nào, bất kể loại gì, là thật có, là cố định. Tất cả mọi sự trong khắp cõi luân hồi và niết bàn, kể cả sắc hiện thấy thành bổn tôn hay thanh hiện nghe thành minh chú, đều chỉ là tướng hiện của tâm. Nếu truy tìm chân tánh của tâm, sẽ thấy như trong Kinh Bát Nhã có nói: Tâm, Tâm không thật có, tướng của Tâm là sáng trong.

Điều chúng ta thường gọi là tâm, thật ra chỉ là cái tâm hư vọng, là cơn lốc xoáy của loạn tưởng, bị tham, sân và si khoắn lên. Tâm này, khác với tâm giác ngộ, luôn bị hết niệm này đến niệm khác cuốn phăng đi. Thù hận hay tham luyến thình lình nổi lên không báo trước chỉ vì tình cờ chạm mặt kẻ thù hay người thân, và nếu không dùng đúng liều thuốc đối trị để hóa giải ngay, chúng sẽ mau chóng đâm rễ sinh sôi, khiến thói quen tham và sân trong tâm càng thêm sâu dày, tập khí chủng nghiệp càng được bồi đắp.

Tuy vậy, bất kể các loại niệm tưởng này có vẻ mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, chúng chỉ đơn giản là niệm. Rồi niệm sẽ tan về lại trong không. Một khi thấy được chân tánh của tâm, sẽ không còn bị dòng niệm tưởng sinh diệt tiếp nối kia khiến cho loạn động. Như mây kết tụ, tồn tại một lúc, rồi tan vào trời không, tương tự như vậy, vọng niệm khởi sinh, tồn tại một thời gian, rồi tan biến vào trong tánh không của tâm; thật ra chưa từng có gì xảy ra.

Khi ánh mặt trời rơi trên khối pha lê, ngũ sắc cầu vồng hiện ra rõ ràng, nhưng không hề có thực thể nào có thể nắm bắt. Tương tự như vậy, niệm tưởng thiên hình vạn trạng –kính ngưỡng, từ bi, ác độc, tham luyến– đều hoàn toàn không có thực thể. Đây là tâm của đức Quan Thế Âm. Không một niệm nào nằm ngoài tánh không; nếu chứng được tánh không của niệm ngay khi niệm vừa chớm khởi, niệm sẽ tự tan biến.  Tham và sân sẽ không bao giờ còn khả năng khiến tâm xáo trộn. Nhiễm tâm sẽ tự sụp đổ. Không còn nhân ác để tích lũy, và vì vậy không còn quả khổ theo sau. Đây là tột đỉnh của tiêu tai, pháp đầu trong bốn pháp hành.

Bao giờ tu pháp du già thân khẩu và ý mà không còn thành mồi ngon cho niệm, lúc ấy tâm từ bi của đức Quan Thế Âm và Phật tánh của quí vị sẽ bắt đầu gặp nhau và hòa vào làm một. Kinh nghiệm thiền sẽ tăng, cùng với tâm kính ngưỡng và tâm từ bi, tương tự ánh mặt trời tăng cường độ khi chiếu xuyên qua mặt kính lúp. Đây là tột đỉnh của tăng trưởng, hay là tăng ích, pháp hành thứ hai.

Một khi thấy rằng mọi sự trong luân hồi và niết bàn đều chỉ do tâm thao tác mà có, rằng chân tánh của tâm là không, khi ấy chuyển tri kiến ô nhiễm thành tri kiến thanh tịnh không còn là việc khó khăn. Vạn pháp đơn giản hiển lộ trong tánh tịnh vốn có. Sự chứng này sẽ mang đến cho quí vị khả năng vô hạn định có thể thâu tóm và điều động tất cả mọi hiện tượng nói chung và đặc biệt là mang đến mười lực của bậc giác giả: lực trên vật thể, trên thọ mạng, trên nghiệp quả v.v… Vì vậy mà có câu nói rằng “nắm được cái thấy của chính mình thì nắm được vạn pháp.”  Một khi thoát được lực thao túng của vọng niệm, khi ấy đối với toàn bộ thế giới vật lý, quí vị đều có thể tùy ý xuất ra hay thu vào, và sẽ nắm được cả kho tàng hư không bất tận. Vào thời xứ Ấn gặp nạn đói khủng khiếp, đức Long Thọ đã hóa sắc thành vàng, nhờ đó không những cứu Tăng đoàn thoát nạn đói mà còn đủ khả năng xây nhiều ngôi chùa mới. Hết thảy mọi pháp thần thông quyền biến mà 84 Đại Thành Tựu Giả đã thị hiện trên cõi sắc tướng, đều chỉ có thể thực hiện được nhờ chứng ngộ tánh không và tự tại thoát vọng tâm. Rồi cuối cùng là nắm vững được giác ngộ, đây là tột đỉnh của dũng lực [câu triệu], pháp hành thứ ba.

Hàng phục được vọng tâm rồi, sẽ không còn chỗ cho ma quỉ tà lực tác quái; và một khi chính bản thân của quí vị đã thấm đẫm tâm bồ đề thì những gì trước đây thấy là tà ma ác chướng, lúc bấy giờ quí vị sẽ thấy là hiện thân của ân sư, vì nhờ đó mà quí vị đã có thể phát đuợc tâm đại từ đại bi. Cứ như vậy, khổ đau dần mờ nhạt, quí vị sẽ dùng tà lực, ác chướng và khổ nạn để giúp mình tiến tới trên đường tu. Đây là tột đỉnh của hàng phục, pháp hành thứ tư.

Nhờ tu giai đoạn khởi hiện, quán tưởng đức Quan Thế Âm và tụng minh chú của ngài, quí vị sẽ chứng biết được trí tuệ của đức Quan Thế Âm. Nhờ tia lửa của sự chứng biết này, trí tuệ sẽ tăng trưởng như lửa cháy rừng khô. Đây là tinh túy của giai đoạn viên thành. Nhờ tu như vậy, tâm sẽ thuần và bốn pháp hành sẽ được viên thành một cách tự nhiên. Ám chướng và ác hạnh, bệnh và khổ, đều sẽ tịnh yên; thọ mạng, công đức, thịnh vượng và trí tuệ đều tăng trưởng; con người, niệm tưởng, và sinh lực, đều về qui thuận không chút khó khăn; mọi tà lực, thù nghịch, chướng ngại, ác ma nội tại là nhiễm tâm phiền não, đều sẽ được khuất phục.

— XUẤT THIỀN

Để có thể có được kinh nghiệm trọn vẹn về ý nghĩa thâm sâu của Kim cang thừa, điều quan trọng là phải giữ pháp hành trong mọi lúc, chứ không phải chỉ trong thời gian tọa thiền. Pháp tu dành cho thời gian tọa thiền và pháp tu trong thời gian giữa hai thời thiền có thể được giải thích riêng biệt. Mục tiêu của việc tọa thiền là để, như đã nói qua, có được cái thấy vững vàng, rằng mọi hình sắc đều là sắc tướng của đấng bổn tôn, mọi âm thanh đều là minh chú của ngài, và mọi ý niệm đều là Pháp thân, nhờ đó chứng được chân tánh của tâm, là tánh không và tánh sáng. Bây giờ nói đến thời gian giữa hai thời tọa thiền. Bất kể là đang làm gì cũng cần phải duy trì sự thấy này, không để rơi vào thói quen phàm phu, để phát triển sự hiểu có được qua thời gian tọa thiền. Cứ thế, mọi hoạt động đều được nối liền với kiến, tu, và hạnh của Kim cang thừa.

34. Vạn pháp khởi sinh, dùng làm cúng phẩm, dâng khách giải thoát;
mang hết sắc hiện, dùng làm đất sét , nắn tượng sắc-không;
mang hết tất cả lễ lạy bất nhị, dâng đấng Chân Tâm:
khéo tu việc đạo, trì Lục tự chú.

Giữa hai thời thiền, hãy giữ sao cho mọi việc mình làm đều thuận theo chánh pháp, được như vậy sẽ giúp quí vị chứng biết sâu hơn về tri kiến. Bằng không, vừa kết thúc thời tọa thiền, quay sang làm việc khác là đã để cho niệm tưởng sinh sôi nảy nở, cho đến khi hoàn toàn bị vọng tưởng lôi tuột đi, chừng đó pháp thiền của quí vị sẽ không thể tiến bộ và bản thân của quí vị sẽ cứ mãi vất vả với trăm ngàn chướng ngại, ví dụ như bị trì trệ hôn trầm, hay tán loạn trạo cử. Vậy hễ có thời gian rảnh, quí vị hãy lạy Phật, đi nhiễu thánh địa, cúng torma, hay làm tượng tsa-tsa; tóm lại chỉ làm những điều thật sự có ý nghĩa.

Pháp lễ cúng torma dành cho bốn thành phần, thường được gọi là “thành phần khách quí:” hai thành phần đáng được tôn vinh là Tam Bảo và hộ pháp; hai thành phần đáng trải lòng từ bi là hết thảy chúng sinh và tà ma ác chướng, oan gia trái chủ. Thực hiện pháp lễ này cho đúng cách, gia trì cúng phẩm bằng đà la ni và minh chú, được như vậy sẽ nhiều lợi ích. Cũng có loại pháp lễ cúng nước. Cúng dường Tam Bảo để thành tựu hai bồ tư lương phước trí; tặng hộ pháp để làm vui lòng và thúc đẩy hộ pháp dấn thân hành động; san sẻ cho khắp cả chúng sinh để chúng sinh thoát khổ, xoa dịu nỗi thống khổ của các loài ngạ quĩ đang chịu đói chịu khát; và san sẻ cho oan gia trái chủ để trả nợ cũ đã vướng trong các đời quá khứ cho ta thoát cảnh tật bịnh, tà chướng, và chướng ngại đủ loại.

Tượng tsa-tsa là tháp xá lợi nhỏ, thông thường được đúc bằng đất sét, tượng trưng cho khía cạnh cứu cánh của tâm Phật, gọi là Pháp thân. Đại Hiền Giả Atisa thường vẫn tự tay nắn ba pho tượng tsa-tsa mỗi ngày, và luôn thấy đây là việc làm mang lại nhiều lợi ích. Nếu quí vị không có thời gian để làm tượng tsa-tsa bằng đất sét, có thể theo phương pháp làm tsa-tsa với bốn thành phần đất nước lửa và gió. Cúng tsa-tsa cũng là một phương pháp tích lũy hai bồ công đức phước trí.

Nếu không thể cúng dường tài vật bên ngoài, quí vị vẫn có thể từ trong tâm cúng dường toàn cõi thế gian đẹp ngời, mặt trời và mặt trăng, hoa, hương, tiếng chim thánh thót; và thay vì cúng dường torma bằng vật thể, hãy bằng sự chứng biết tâm này là Quan Thế Âm để quán thân mình là trí giác cam lồ thanh tịnh và mang ra cúng dường cho bốn thành phần khách quí như đã nói ở trên.

Đức Quan Thế Âm là bổn tôn nhận sự cúng dường của quí vị, hay là đề mục tu thiền của quí vị, hay là nơi chốn quí vị hướng tâm về để mà đảnh lễ và khởi tín tâm, bất kể thế nào cũng sẽ mang đến cho quí vị vô lượng lợi ích. Tuy vậy, như đã xem qua, vạn pháp đều là ảnh hiện của tâm; người cúng dường, bổn tôn nhận sự cúng dường và phẩm vật cúng dường đều không có một thực tại cố định nào cả. Vậy khi một vị đại bồ tát hành trì hạnh thí ba la mật và các hạnh ba la mật khác, ngài biết rõ mọi pháp hành này đều chẳng khác gì một màn ảo thuật hay một giấc mơ. Đại bồ tát cúng dường rộng rãi, tích lũy vô lượng công đức, đồng thời vẫn tự do tự tại, thoát mọi tham luyến, kiêu mạn và khinh thị.

35. Giặc thù là sân, hãy chiến thắng bằng vũ khí đại từ;
gia đình là khắp chúng sinh sáu cõi, hãy bảo vệ bằng phương tiện đại bi;
trên ruộng tín tâm, gặt hái hoa mầu kinh nghiệm chứng ngộ:
khéo lo việc đời, trì Lục tự chú.

Theo lẽ thường thì chiến thắng kẻ thù, bảo vệ gia đình và gầy dựng sự nghiệp giàu sang thịnh vượng đều được xem là đời sống thỏa chí, xứng đáng. Nhưng chúng ta là Phật tử, phải cố gắng chiến thắng tâm sân hận của chính mình hơn là chiến thẳng kẻ thù ở bên ngoài, chăm sóc hạnh nhẫn của mình hơn là chăm sóc cho gia đình, dốc sức tích lũy đại từ đại bi hơn là tích lũy tài bảo thịnh vượng.

Vì vậy mà nói không ác nghiệp nào hơn là nghiệp sân, không hạnh tu nào sánh bằng hạnh nhẫn.

Cứ mỗi niệm sân khởi lên là công đức tích lũy hàng vô lượng đại kiếp đều bị phá hủy, khiến phải đọa rơi vào cùng tận khổ đau cõi địa ngục. Trong khi đó, kham nhẫn với kẻ hại mình, chân thành mong mỏi có thể đưa họ đến với bến bờ hạnh phúc, điều này sẽ mau chóng đưa quí vị bước lên con đường mà chư Phật đã từng đi qua.

Không có phương pháp đối trị với kẻ thù nào hữu hiệu hơn là mở lòng thương yêu họ, biết rằng trong các đời quá khứ họ đã từng là cha là mẹ rất mực thương yêu ta. Không có cách chăm lo cho gia đình nào hơn là hành trì Phật-pháp và hồi hướng công đức có được về cho khắp cả chúng sinh. Không có hoa mầu nào dồi dào tốt tươi hơn là hoa mầu gieo trồng trên thửa ruộng của tín tâm tận tụy, chín mùi thành kho tàng phước trí.

Thường có câu, “chỉ có lòng từ bi mới hàng phục được kẻ ác.” Vậy đối trước bao vẩn đục của thế gian này, trì Lục tự chú, cầu nguyện tất cả những ai, loài người hay loài không phải người, đang ngụp lặn trong biển thù hận, chỉ biết thôi thúc muốn tác hại, sát hại, phá hoại, đều được tâm từ bi chạm vào, từ đó sinh ra tâm bồ đề cao quí.

Năng lực của lòng từ chiến thắng bạo lực được nói rõ qua câu chuyện giữa đức Phật và Ma vương. Vào đêm trước khi đạt giác ngộ, đức Phật ngồi dưới cội bồ đề tại Kim cang toà của xứ Ấn, đại đội ma quân cùng đến vây quanh như một đám mây đen khổng lồ. Điên cuồng vì ác tâm và ganh ghen, chúng lớn tiếng chửi mắng và phóng vũ khí vào người đức Phật, nhưng Phật vẫn điềm nhiên ngồi, đầy ắp tình thương yêu, đến nỗi lời chửa mắng biến thành tiếng nhạc êm dịu và các mũi lao ác hiểm biến thành trận mưa hoa.

Lấy lòng từ làm vũ khí, quí vị sẽ luôn có đủ khả năng khiến cho ác ý tiêu tan, đối diện với ác hận, bạo động sẽ chỉ khiến cho tâm bồ đề của quí vị càng thêm kiên cố.

Lòng từ nói ở đây có nghĩa là tấm lòng luôn mong mỏi cho chúng sinh thoát khổ đau, sống an vui trong niềm hạnh phúc. Và cũng có nghĩa là cống hiến cả ngôn từ lẫn hành động để thực hiện điều này. Có lần bàn tay của đức Atisa bị nhiễm độc rất đau đớn, ngài đặt bàn tay đau vào lòng đức Dromtompa, nói rằng, “Xin con hãy gia trì cho bàn tay này, con là người giàu từ tâm, bấy nhiêu đã đủ làm dịu cơn đau.” Có biết bao là chúng sinh đang trôi lăn trong sinh tử luân hồi, hoàn toàn mất hướng, vô vọng chờ sự giúp đỡ của quí vị. Họ đã từng là cha hay là mẹ của quí vị trong một đời quá khứ nào đó, quí vị phải cứu họ. Nhưng cứu bằng cách nào đây? Cho dù đủ sức cấp dưỡng vật chất cho tất cả, cũng chỉ có thể giúp họ tạm vơi khổ đau trước mắt, không bền và không đủ. Hãy suy nghĩ cho thật sâu. Trong tất cả mọi cách giúp, không món quà nào lợi ích hơn là món quà chánh pháp, vì đây là điều không những giúp họ trong đời này mà lại còn đưa họ thoát cảnh đọa sinh ác đạo cho các đời tương lai, để rồi cuối cùng đưa họ đến với quả giác ngộ.

Mang tâm gánh vác cho càng nhiều chúng sinh thì công đức tích lũy càng nhiều. Làm việc gì cũng đều chỉ làm vì hạnh phúc của chúng sinh, trước mắt và vĩnh viễn về sau, giống như đức Quan Thế Âm, thì như vậy mới đáng gọi là “khéo lo việc đời.”

36. Xác già chấp có, thiêu bằng vô chấp;
cúng thất bằng tu tinh túy chánh pháp;
khói cúng thay bằng hồi hướng đời sau:
vì người quá cố mà làm việc thiện, trì Lục tự chú.

Ở Tây Tạng, theo phong tục, khi có ai qua đời, thi thể người quá cố sẽ được hỏa táng, rồi mỗi tuần trong bảy tuần tiếp theo đều cúng thất cho người quá cố. Tuy vậy, đã tu theo Phật-pháp thì điều lợi ích nhất có thể làm được cho người qua đời là thiền quán về tinh túy của chánh pháp và hồi hướng công đức này cho người ấy.

Tinh túy chánh pháp, trái tim của chánh pháp, chính là sự vô ngã của mọi sự. Cây sinh tử đâm rễ từ ngã chấp, tin có cái tôi, chấp mọi sự thật có. Đốt ngã chấp bằng lửa trí tuệ thì nguyên cả cây với bao nhánh vọng tâm và bao lá cành tham và sân xum xuê đều sẽ cháy tan theo.

Không hiểu điều này mà làm lễ cúng thất để lấy tiền hay để biểu diễn sẽ chỉ khiến đường tu thêm chậm trễ, thậm chí có thể biến thành chướng ngại lớn. Biết tài sản và quyền thế thực ra chỉ là những mục tiêu rỗng rang, giữ nếp sống không lỗi lầm, cống hiến trọn đời cho pháp hành. Đối với chuyện thế gian chỉ như xác chết không tham dính. Đời sống phù du, chỉ là bọt nước sẵn sàng vỡ trong mọi lúc. Không làm sao có thể biết được việc gì sẽ đến trước, ngày mai hay cái chết. Thật sự là mỗi khi thở ra, không có gì bảo đảm là mình sẽ lại hít vào.

Như lễ cúng thất cho người chết được cử hành đều đặn mỗi tuần trong thời gian có tang, có hai pháp hành trong đời cần đều đặn thực hiện mỗi sáng và mỗi tối. Mỗi sáng thức dậy hãy phát tâm bồ đề và phát nguyện rằng ngày hôm nay sẽ không quên việc lợi tha. Mỗi tối, nhớ lại tất cả ý nghĩ hành động của mình trong ngày, xác định lại xem được bao nhiêu phần làm vì tâm từ bi, bao nhiêu phần làm vì tâm ích kỷ. Quan trọng là phải xét kỹ từ trong vi tế mọi biểu hiện và động cơ của chính mình trước khi quyết định việc gì nên làm hay không nên làm. Đừng bao giờ thấy việc nhỏ là không đáng kể, vì cả việc bất thiện cỏn con cũng có thể mang đến cả một chuỗi hậu quả tang thương, như một tia lửa nhỏ có thể làm cháy tan cả khu rừng. Ngược lại, nước nhỏ giọt cũng làm đầy bình to, việc thiện nhỏ thêm vào nhiều việc thiện bé nhỏ khác, sẽ sớm ngày trở thành đáng kể. Nhìn nhận lỗi mình như vậy, chân thành sám hối lỗi này, quyết tâm từ nay sẽ tận diệt mọi ý nghĩ và hành động vị kỷ; đồng thời hồi hướng công đức việc thiện của mình về cho khắp chúng sinh, quyết chí mở lòng từ bi bi càng lúc càng rộng lớn hơn. Nhờ ráo riết cảnh giác và khắt khe đánh giá việc mình làm, hoạt động của quí vị sẽ càng lúc càng tốt hơn.

Vị đại hiền giả trong quá khứ, đức Drakhen trí tuệ, vì muốn tự quét lỗi lầm đã tự tập cho mình thói quen đếm một viên sỏi đen cho mỗi ý nghĩ bất thiện vướng phải trong ngày, và một viên sỏi trắng cho ý nghĩ thiện, đến cuối ngày đếm lại xem có bao nhiêu sỏi trắng sỏi đen. Lúc đầu chỉ toàn sỏi đen; sau một thời gian ráo riết canh chừng, sỏi trắng nhiều bằng sỏi đen; rồi cuối cùng, tâm đã được thuần luyện, chỉ còn sỏi trắng. Giống như ngài, quí vị cần kiên trì nỗ lực cho đến khi không còn sót một việc nào trái với chánh pháp. Đừng bao giờ quên rằng để có thể tự thanh tịnh chính mình theo phương pháp này, điều quan trọng là phải giữ tâm nguyện lợi tha.

Nếu kiên trì trong thời gian đủ dài thì việc gì cũng có thể tập được.  Có lần có một đại phú gia keo kiệt đến nỗi không cách gì có thể cho ra dù chỉ một món vật mọn, nên ông ta tìm đến gặp đức Phật. Để tập cho ông ta quen dần với tâm bố thí, đức Phật bảo hãy xem tay phải là chính mình và tay trái là người khác, cầm một vật nhỏ chuyển từ tay phải sang tay trái, nghĩ rằng mình đang tặng món vật này cho người khác. Tâm keo kiệt nhờ vậy quen dần với ý tưởng cho ra. Khi ấy, đức Phật lại dạy ông ta tặng món quà nhỏ, một trái, một hạt, v.v…, cho vợ và con của mình. Rồi Phật lại dạy ông ta bố thí, trước tiên cho người nghèo khổ nhất, rồi cho hàng xóm, rồi cho những người xa hơn. Cứ như vậy mà ông ta trở thành người có khả năng cho ra tất cả tài sản, y phục và thực phẩm cho người nghèo của cả tỉnh, khi ấy đức Phật bảo rằng ông đã đạt được hạnh thí chân chính.

Chúng ta có thể vận dụng phương pháp tương tự để phát huy hay  tận diệt bất cứ tâm thiện hay tâm bất thiện nào. Ví dụ như tâm kính ngưỡng đạo sư cũng có thể được thuần dưỡng theo cách này, cho đến khi tâm trí của quí vị chỉ còn đầy ắp niệm tưởng về đạo sư, thấy một cách rất tự nhiên rằng mọi sự xảy đến cho mình đều nằm hết trong tay của đạo sư. Nhớ đến Thầy –giọng nói, cử chỉ– là hai mắt tràn lệ. Khi tâm kính ngưỡng đạo sư chân chính này nảy sinh, hãy nhìn vào đó, chứng biết chân tánh của tâm, vắng mọi sắc dạng, đặc tính.

37. Tín tâm là con, đặt nơi gưỡng cửa của pháp hành trì;
tâm buông sinh tử, là đứa con trai, cho gánh việc nhà;
tâm đại từ bi, là đứa con gái, gã rễ ba cõi:
với người còn sống, trách nhiệm chu toàn, trì Lục tự chú.

Người thế gian thường luôn cố gắng hết sức để nuôi con. Tìm nơi xứng đáng cho con lập gia thất, giao cho tiền của, gia sản, dạy con chăm sóc thân nhân bằng hữu và hàng phục kẻ thù, như ông bà tổ tiên đã từng nhiều đời làm như vậy. Nhưng sự thành đạt mà cha mẹ mong cho con mình đều chỉ là những điều tạm bợ, rốt lại chỉ gây hại. Là người tu tập hành trì, điều mà quí vị nên mong cầu là sinh được đứa con tín tâm bất thoái trong tim để có thể khéo léo quán xuyến gia sự, là pháp hành trì.

Vì lo sợ không ai nối dõi khiến dòng giống đứt đoạn mà người thế gian quyết chí có con, rồi cho con lập gia thất càng sớm càng tốt. Là người tu theo Phật-pháp, quý vị nên vì nỗi sợ pháp hành bị đứt đoạn, đời sống bị phí bỏ, mà quyết chí sinh ra đứa con trai, là tâm buông sinh tử, để cho con nối nghiệp gánh vác gia sự. Tâm buông sinh tử chào đời ở thời điểm quí vị biết rằng rốt lại đời sống thế gian này chẳng có được mảy may an vui nào. Hết thảy lạc thú trong cõi thế gian đều phù du ngắn ngủi như một giấc mơ, có gì để mà phải mong cầu thành công hay lo sợ thất bại. Nếu có tài sản, chẳng việc gì phải cảm thấy tham luyến hay kiêu căng; hãy đơn giản dùng làm việc thiện, làm việc có ý nghĩa. Nếu có quyền thế, hãy dùng thế lực này để phụng sự Tam Bảo và chư Đại Đạo sư. Nếu có ruộng vườn, hãy dùng làm phương tiện phụng sự Tăng bảo. Nói tóm lại, có được chút gì, hãy mang hết ra để hộ trì chánh pháp và lợi ích chúng sinh. Được như vậy, tài sản như huyễn và quyền thế như huyễn sẽ mang đến cho quí vị thêm nhiều công đức như huyễn, và rồi sẽ đưa quí vị càng lúc càng đến gần hơn với giác ngộ như huyễn.

Bậc làm cha mẹ thông thường đều muốn con gái kết hôn với gia đình giàu sang vọng tộc. Tương tự như vậy, vì lòng yêu thương rộng lớn luôn ân cần với khắp cả chúng sinh, quý vị hãy gã đứa con gái công đức cho chàng rễ lợi ích chúng sinh, không chút ngại ngần. Có được tâm nguyện bồ đề quí giá thì quí vị nhất định sẽ luôn sống một đời sống thật sự có ý nghĩa; vậy hãy gia lực cho việc mình làm bằng tâm từ bi, tịnh hóa nhiễm tâm, hồi hướng công đức cho khắp cả chúng sinh, trì Lục tự chú.

— GIAI ĐOẠN VIÊN THÀNH

— CHÂN TÁNH CỦA TÂM

38. Sắc hiện là vọng, chưa từng thật có.
Luân hồi – niết bàn, đều chỉ là niệm, không là gì khác.
Niệm vừa chớm khởi, tự giải thoát ngay, là đủ tất cả chứng địa, chứng đạo.
Dụng tinh túy pháp để giải thoát niệm, trì Lục tự chú.

Chúng ta bây giờ bước vào phần giảng về một trong những pháp hành thuộc Đại Viên Mãn: pháp tu giai đoạn viên thành, vượt trên mọi khái niệm.

Kinh Chánh Định Vương (?) dạy rằng, “cần hiểu rằng trên mảnh đất vô sinh này, trăm vạn sắc hiện có thể thấy được như là thân thể, nhà cửa, xe cộ v.v…, không một thứ gì là thật có.” Bất cứ sắc pháp nào, nếu xét cho thật tận tường, sẽ thấy không làm sao có thể trỏ ra được đâu là lúc pháp ấy sinh ra, tồn tại, và hoại diệt. Chỉ do sự phối hợp giả tạm của một số nhân duyên mà phát sinh hiện tượng tương ứng, tương tự như ánh sáng mặt trời và cơn mưa phùn mùa hạ hợp lại thì hiện ánh cầu vồng. Nếu quí vị có thể đạt được niềm xác quyết triệt để rằng toàn bộ cảnh giới hư vọng không ngừng hiện ra kia, thực tánh vốn chỉ là không, điều này tự nó chính là giai đoạn viên thành cứu cánh.

Người phàm phu chúng ta đều tin chắc rằng tất cả mọi sự trong cả hai cảnh giới luân hồi và niết bàn trước tiên phải được sinh ra, rồi tồn tại thế nào đó trong một khoảng thời gian nào đó, rồi ngưng hiện hữu. Nhưng nếu chịu khó quán chiếu bằng luận lý Trung quán cho thật tận tường, quí vị sẽ thấy rằng bất kể là sự vật nào cũng không thể tìm ra được chút gì thật có, dù chỉ mảy may vi trần. Chứng biết điều này rồi thì dễ buông luân hồi và không vướng niết bàn, là vì cả hai đều chỉ đơn giản là ảnh hiện của tâm phân biệt đối đãi. Nhìn bằng Phật nhãn thì cho dù là tích lũy công đức hay hành trì sáu ba la mật đều vẫn vắng bặt mọi thực tại thật có.

Dù muốn tin sự vật thường còn đến đâu chăng nữa, sự vật vẫn không phải là như vậy. Niềm vui hôm qua biến thành nỗi buồn hôm nay; nước mắt hôm nay biến thành tiếng cười ngày mai. Tùy nhân duyên hội tụ mà cảm xúc, phiền não, việc thiện, việc ác, niềm vui, khổ đau được hình thành. Bậc giác giả nhìn vào cảnh giới hư vọng mà chúng ta xem là có thật, sẽ thấy chẳng khác gì ảo ảnh, hay thành quách chinh phục được trong giấc mơ đêm qua. Chính vì tin tưởng mạnh mẽ vào hiện hữu chắc thật cụ thể của thế giới bên ngoài nên chúng ta mới có những cảm giác ưa thích hay thù ghét mạnh mẽ như vậy. Bằng như không tin thì đã không phải chịu sự chi phối của hư vọng, và đã không làm gì có sinh tử luân hồi.

Tâm ý kẻ phàm phu cũng thất thường như con khỉ lau chau, cho ăn là vui, quơ gậy là nổi giận. Cứ phải mỗi lúc mỗi chuyển sang thứ mới. Vừa mới nghĩ đến đạo sư với lòng thành kính sâu xa, đã quay sang thèm thuồng món đồ ưa thích. Dòng ý tưởng và tâm thái cứ biến chuyển thay đổi không ngừng, như đám mây trước gió, vậy mà chúng ta lại quá xem trọng chúng. Người lớn tuổi ngồi nhìn trò chơi con trẻ, biết rõ chẳng có gì quan trọng nên không hề thấy vui hay buồn trước sự việc xảy ra trong trò chơi. Nhưng bọn trẻ thì không như vậy, chúng thấy mọi sự đều rất quan trọng. Tương tự như đám trẻ con, mỗi khi gặp cảnh khổ, thay vì thấy đây chỉ là kết quả hư huyễn của nghiệp ác đã gieo trong quá khứ, tận dụng cơ hội này để mà gánh khổ cho chúng sinh, chúng ta lại cảm thấy bực bội, khủng hoảng. Thầm nhủ rằng mình đã hành trì nhiều đến như vậy, sao còn phải chịu khổ đau này, thật không xứng, rồi bắt đầu hoài nghi lực gia trì của đạo sư và Tam Bảo. Thái độ này chỉ khiến cho chúng ta đã khổ lại càng khổ nhiều hơn.

Tạo cảnh luân hồi chính là tâm. Tạo cảnh niết bàn cũng là tâm. Vậy mà tâm này lại chẳng là gì cả – chỉ thuần là ý niệm. Một khi quí vị nhận diện được niệm là không, tâm sẽ không còn khả năng lừa gạt quí vị nữa. Nhưng nếu còn tin niệm hư vọng kia là thật, chúng sẽ hành hạ quí vị không thương xót, như chúng đã làm từng như vậy từ biết bao đời kiếp đã qua. Muốn hàng phục tâm, quí vị cần ý thức việc gì nên làm, việc gì nên tránh, và cũng cần phải rất tỉnh táo và cảnh giác để có thể chặt chẽ kiểm soát chính mình trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động.

Ý trú trong thân như khách trú trong nhà. Thân tiếp xúc những gì, đều là do ý thấy, nghe, ngửi, nếm, hay cảm. Ý mà đi là thân biến thành xác chết, chẳng cần xấu đẹp, chẳng thiết khen chê. Mặc áo lụa chẳng sướng, dùng lửa đốt chẳng đau, thân này tự nó chỉ là món vật, có khác gì cục đất, cục đá. Khi ý lìa thân thì khẩu ở giữa cũng tan theo, như tiếng vang tan biến. Trong ba cửa thân khẩu và ý thì ý mới là điều đáng nói. Và ý mới chính là nơi cần áp dụng Phật-pháp.

Bao giờ nhận diện được tánh không của ý, chấp thủ sẽ rơi, quí vị sẽ không còn bị vọng niệm cuốn đi. Khi làm việc lợi ích cho chúng sinh, bồ tát không hề có ý nghĩ mình sẽ được hồi báo, hay được ngợi khen vì hạnh thí của mình; bồ tát không mảy may chấp vào công đức của mình. Đây chính là đức Quan Thế Âm cứu cánh, bản thân của tâm bi và tánh không.

39.Tự tâm này đây, giác-không bất nhị, đó là Pháp thân.
Để cho mọi sự tự nhiên đơn thuần, như vậy tánh sáng sẽ tự hiện ra.
Đừng làm gì cả mới làm xong hết những việc cần làm.
Trụ trong cảnh giới giác–không trần trụi, trì Lục tự chú.

Quí vị không nên tìm ở bên ngoài, vì chân tánh của tâm vốn sẵn ở bên trong. Khi nói đến “tâm,” cần xác định xem tâm là “tâm phàm phu,” ứng với vô số chuỗi ý niệm, luôn tạo tác và duy trì cảnh giới hư vọng của chúng ta đây, hay tâm như đang nói ở đây, là “chân tánh của tâm,” cội nguồn phát sinh tất cả mọi ý niệm nói trên, tánh sáng và không của trí giác, hoàn toàn thoát mọi hư vọng.

Để minh giải sự khác biệt này, đức Phật Thích ca nói về hai lối thiền: cẩu thiền và sư thiền. Cầm que ném chó, chó sẽ rượt theo que; nhưng nếu cầm que mà ném sư tử, sư tử sẽ vồ người ném que. Ném chó thì ném bao nhiêu que cũng được, nhưng ném sư tử thì chỉ có thể ném được một lần. Khi tâm bị niệm bủa kín, chạy theo từng niệm để áp dụng thuốc hóa giải thì không cùng. Đó là chó rượt que. Tốt hơn hãy làm như sư tử, nhắm thẳng vào gốc của niệm, là giác-không. Bên trên niệm khởi như sóng gợn mặt hồ, nhưng bên dưới là trạng thái bất biến của cảnh giới đơn thuần tuyệt đối. Thả lỏng trong sự liên tục không chao động của cảnh giới này, trì Lục tự chú.

— BỐN PHÁP DU GIÀ

Đường tu Phật giáo có thể được diễn tả sâu rộng theo hai hệ thống: cỗ xe tu nhân và cỗ xe tu quả. Hệ thống đầu là Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa hiển tông, nói đến năm chứng vị; còn hệ thống sau là Đại thừa mật tông, nói đến bốn pháp du già: nhất tâm, đơn thuần, nhất vị và vô thiền. Giáo pháp giảng về bốn pháp du già chú trọng về sự hợp nhất của hai giai đoạn khởi hiện và viên thành.

—- DU GIÀ NHẤT TÂM

40. Lấy tịnh chặt đứt đà tăng động niệm.
Từ trong loạn động thấy được tánh tịnh.
Tịnh, động bất nhị, giữ tâm bình thường.
Trong cảnh nhất tâm, trì Lục tự chú.

Tâm nói chung có hai mặt, tịnh và động. Tâm có khi yên lắng, vắng bặt niệm khởi như mặt hồ tĩnh lặng, đó là tịnh. Cũng có khi niệm dấy lên trong tâm, đó là động. Mặc dù niệm vẫn có động có tịnh, tuy vậy, nói cho cùng, hai trạng thái này không có gì khác biệt, là vì chân tánh của tịnh là không, mà chân tánh của động cũng là không. Tịnh và động chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một tâm.

Phần lớn chúng ta đều không ý thức được tâm mình đang trong trạng thái nào, cũng không hề quan tâm nhìn xem tâm đang động hay đang tịnh. Khi tọa thiền, niệm có thể dấy lên trong tâm – ra chợ mua sắm, ví dụ vậy. Nếu ý thức được niệm này, để cho niệm tự tan biến, thì mọi sự sẽ chấm dứt ở đó. Nhưng nếu không ý thức được việc gì đang xảy ra, để cho niệm sinh sôi nảy nở thì niệm đầu sẽ lôi tiếp đến niệm thứ hai, nghĩ đến việc ngưng thiền, và rồi chẳng mấy chốc đã đứng lên ra đến chợ. Rồi càng nổi lên thêm nhiều niệm, nhiều ý tưởng, mua cái này, bán cái kia v.v… đến ngang đây thì đã quá xa với trì Lục tự chú.

Niệm sẽ luôn khởi, điều này hoàn toàn tự nhiên. Điểm then chốt không phải là cố gắng ngăn chận dòng niệm tưởng, điều này vốn không thể, mà phải biết cách buông cho niệm giải thoát. Thực hiện được điều này bằng cách trú trong trạng thái đơn thuần, để niệm tự khởi hiện và tự tan biến, không kéo thêm bất cứ niệm nào khác. Khi quí vị không duy trì sự liên tục của niệm, niệm sẽ tự tan biến không để lại dấu vết. Bao giờ quí vị không còn phá hỏng trạng thái an tịnh bằng động niệm phân biệt, lúc ấy sẽ có thể giữ được sự yên lắng tự nhiên của tâm, không cần phải cố gắng. Thỉnh thoảng để niệm trôi chảy, nhìn thẳng vào tánh bất động diệu trạm phía sau. Thỉnh thoảng thình lình chặt đứt dòng liên tục của niệm tưởng, nhìn thẳng vào tánh giác trần trụi.

Do tập khí huân tập khuấy lên mà niệm khởi trong tâm. Niệm này tiếp nối niệm kia, mỗi niệm tan biến vào quá khứ, chỉ để thay thế bằng niệm kế tiếp, thoạt hiện trong tâm trước khi nhường chỗ cho niệm sau. Mỗi niệm đều có khuynh hướng giữ lại lực đẩy của niệm đi trước, nên ảnh hưởng của dòng niệm tưởng tăng bồi theo thời gian; đây gọi là “chuỗi vô minh.” Cũng như tràng hạt là một chuỗi nối liền từng hạt rời, điều mà chúng ta gọi là tâm, thật ra chỉ là một chuỗi tiếp nối của niệm sinh diệt; niệm nhỏ nhiệm thành suối, thành dòng, và dòng tâm thức này sẽ đưa chúng ta ra biển sinh tử. Tin rằng tâm là một thực thể có thật, tin như vậy là vì suy xét không thấu đáo. Chúng ta tin rằng con sông hôm nay cũng là con sông của ngày hôm qua, nhưng thực sự dòng sông không từng tồn tại như cũ, dù chỉ trong thoáng chốc. Nước tạo thành dòng sông của ngày hôm qua, bây giờ chắc chắn đã ra tới biển. Vô số niệm tưởng chảy qua “tâm” từ sáng đến tối cũng vậy. Dòng tâm thức chỉ là một chuỗi kết nối của niệm sinh diệt; không có một thực thể riêng biệt nào để có thể trỏ ra gọi đó là tâm.

Bây giờ nếu quán chiếu hoạt động của niệm tưởng theo luận lý Trung Quán, sẽ thấy rõ ràng là niệm đã qua đều đã chết, giống như thây ma. Niệm tương lai chưa sinh ra. Còn niệm hiện tại thì chẳng thể nói là có đặc tính như nơi trú, màu sắc hay tướng dạng; không lưu dấu vết, chẳng tìm đâu ra. Nói cho đúng, không thể có điểm giao tiếp giữa niệm của quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu thật sự có sự giao tiếp này, ví dụ giữa niệm quá khứ và niệm hiện tại, thì như vậy cũng có nghĩa là, hoặc niệm quá khứ là hiện tại, hoặc niệm hiện tại là quá khứ. Nếu quá khứ thật sự có thể kéo dài vào trong hiện tại như vậy thì tương lai bắt buộc đã phải là hiện tại. Dù vậy, vì không thấy được chân tánh của niệm, chúng ta cứ mãi giữ thói quen thấy niệm có sự liên tục với nhau, niệm này tiếp nối niệm kia. Đây là gốc rễ của vô minh, và đây chính là điều khiến chúng ta càng lúc càng bị niệm tưởng và phiền não chi phối, cho đến khi bị loạn tâm vọng tưởng khống chế hoàn toàn.

Khẩn thiết nhất là phải cảnh giác sự khởi hiện của niệm, để cho lắng xuống bao đợt sóng niệm dồn dập tấn công. Ví dụ niệm sân, vô cùng tai hại, phá hỏng mọi thiện đức có thể có được. Không ai muốn thân gần người nhiều sân hận. Loài rắn nhìn bên ngoài thật ra không có gì đáng sợ, nhưng vì thông thường rất hung dữ nên chỉ cần nhìn thấy là đã khiến ta kinh khiếp. Dù người hay rắn, hung hăng như vậy chỉ đơn giản vì đã vô ý tích lũy ác niệm. Nếu như niệm sân vừa chớm đã có thể lập tức nhận diện ngay một cách chính xác, hiểu rõ niệm này tai hại như thế nào, được như vậy niệm sân sẽ tự lắng dịu và quí vị sẽ có thể luôn giữ hòa khí với mọi người. Ngược lại, nếu để niệm sân đầu tiên sinh ra niệm sân thứ hai, chẳng mấy chốc cơn giận sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, quí vị sẽ sẵn sàng thí cả mạng sống của mình để tiêu diệt kẻ thù.

Vì vậy phải luôn nhớ rằng một niệm chỉ đơn giản là kinh nghiệm đến từ tổ hợp của nhiều yếu tố và hoàn cảnh. Bất kể là thiện hay ác, niệm vốn không thật có. Niệm vừa chớm khởi, nếu tức thì nhận biết tánh không của nó thì niệm này sẽ không còn khả năng phát sinh ra niệm thứ hai, chuỗi vô minh sẽ chấm dứt ngay tức thì và ngay tại chỗ. Như đã nói qua, điều này không có nghĩa là phải cố gắng diệt bỏ tánh sáng tạo tự nhiên của tâm, cũng không cần phải cố gắng áp dụng biện pháp đối trị thích hợp để chận đứng niệm. Chỉ cần đơn giản nhận biết tánh không của niệm rồi thả lỏng cho niệm lắng yên vào trong tâm thư giãn. Bản tánh của tâm, vốn có và bất biến, lúc ấy vẫn luôn sáng sủa và an định.

Nói về hai khía cạnh của pháp thiền là chỉ và quán thì chỉ là nền tảng, dựa vào đó quán mới có thể mở rộng ra với chân tánh của tâm, nhờ vậy quí vị có thể buông thả phiền não. Nếu nền tảng là chỉ đã không vững thì quán cũng sẽ không vững, và vọng niệm sẽ khó lòng hàng phục. Vậy nhất định phải phát huy thiền chỉ để mà định tâm, an trụ trong bản giác diệu trạm.

—- DU GIÀ ĐƠN THUẦN

41. Quán chiếu tục đế, trực nhận chân đế.
Từ trong chân đế, thấy được tục đế hiện như thế nào.
Nhị đế bất phân, siêu việt khái niệm, là cảnh đơn thuần.
Ở trong tri kiến thoát mọi động niệm, trì Lục tự chú.

Trong cảnh giới qui ước của tục đế, chúng ta cho rằng thế giới hiện tượng có thể được xẻ nhỏ thành những phân tử cực vi bất khả phân; tuy vậy, luận lý Trung quán cho thấy phân tử này không thể có hiện hữu thường còn và độc lập. Thế thì vật thể đâu thể nói là thật có? Tương tự như vậy, mặc dù có thể xẻ tâm này thành nhiều sát na tâm thức bất khả phân, nhưng những sát na tâm thức này, xét cho cùng, cũng không có một hiện hữu chắc thật nào cả.

Thấy được tánh liên tục và phổ quát của tánh không, là sự vắng bặt mọi hiện hữu thật có, đó chính là chứng biết về chân đế. Đây là trạng thái tự nhiên của tâm, không bị bất cứ che chướng nào quấy nhiễu, thấy vạn pháp như chư Phật thấy, như mộng, như ảo. Trong cảnh giới này, niệm tưởng không phát sinh phiền não, cũng không tích nghiệp; thuận duyên không mang đến ngã mạn, tham ái; và nghịch duyên chóng vánh chuyển thành đường tu giác ngộ, ví dụ khi gặp người mình ghét, quí vị không vì vậy mà nổi sân, ngược lại khởi từ tâm, biến hoàn cảnh này thành cơ hội để nhận diện chân đế, vốn dĩ bất khả phân với tâm bồ đề. Luyến tham sự vật không buông ra được chỉ vì không nhận diện được tánh không nơi sự vật. Một khi chứng được tánh không, quí vị sẽ không còn kiêu ngạo với thành công như huyễn, cũng không muộn phiền với thất bại như huyễn.

Có người sống trong cảnh đẹp đẽ, tiện nghi, sung túc, và bình an, cũng có người phải sống trong cảnh khắc nghiệt, đơn độc, nghèo hèn, và hung hiểm. Đây chẳng phải là vì hên xui hay vì định mệnh an bài. Sinh được vào nơi thoải mái là nhờ trong các đời quá khứ đã từng thực hành hạnh thí, nâng đỡ chúng sinh, nghiêm giữ đức hạnh, còn rơi vào cảnh bất hạnh là vì đã từng nhiễu hại chúng sinh, tấn công, giam cầm v.v…  Sự vật không phải do đấng vạn năng tạo ra mà chỉ đơn giản do nhân duyên phối hợp mà thành. Khi mặt trời chiếu qua làn mưa, cầu vồng sẽ hiện giữa nền trời, tương tự như vậy, vì vô số việc đã làm trong các đời quá khứ mà đời này quí vị hoặc là được sống an vui, mạnh khỏe, giàu sang, được mọi người kính yêu, hoặc là gặp cảnh buồn phiền, khốn khó, tật bệnh bủa vây, bị người đời khinh rẻ. Thật vậy, toàn cõi thế gian cùng khắp chúng hữu tình, bất cứ chi tiết nhỏ nào cũng đều chỉ là kết quả của nhiều nhân duyên hội tụ, và đó chính là lý do vì sao vạn pháp đều rất mực vô thường và luôn biến chuyển thay đổi.

Nếu quán chiếu cho thật sâu xa bất cứ điều gì, quí vị sẽ đều luôn đến với tánh không, và không có gì ngoài tánh không. Tánh không là chân tánh của vạn pháp. Là người mới phát tâm, có thể đang trên tích lũy đạo hay gia hạnh đạo, người phàm phu như chúng ta chưa thật sự chứng tánh không. Chúng ta biết rằng nơi nào khói, nơi đó có lửa. Tuy chưa trực tiếp nhìn thấy lửa, nhưng nhờ lần theo vết khói chúng ta có thể tìm thấy được lửa. Tương tự như vậy, điều quan trọng là phải hiểu rằng tri kiến tánh không và kinh nghiệm trực chứng tánh không là hai điều khác nhau; nhưng nhờ nương theo tri kiến này, dần tập làm quen với nó, chúng ta rồi sẽ đến với kinh nghiệm trực chứng tánh không, siêu việt khái niệm. Đây là chứng ngộ cứu cánh của Trung quán, nhị đế bất khả phân, phối hợp bất nhị giữa tướng hiện và tánh không.

Tánh không của vạn pháp là chân đế, và vạn pháp hiện ra như thế nào, đó là tục đế. Quán chiếu tục đế thì chứng được chân đế, vì chân đế là chân tánh của tất cả. Nếu cả thế gian này, châu bộ, núi rừng, đều bị hủy diệt, biến mất hoàn toàn, khi ấy sẽ chỉ còn lại hư không. Quí vị sẽ có kinh nghiệm khá giống như vậy khi thật sự chứng biết cảnh hiện tục đế là như thế nào, vốn không có thực thể chắc thật, khi ấy không gì còn ở lại ngoài tánh không. Còn tin vào hiện hữu chắc thật của tục đế thì quí vị sẽ còn chưa thể chứng chân đế. Chứng chân đế rồi, quí vị sẽ thấy tất cả mọi sắc tướng hiện ra nơi ấy, hết thảy cảnh hiện vô biên của tục đế, đều chỉ như ảo, như mộng, nhìn vào chẳng thấy luyến tham. Chứng sắc và không bất nhị, như vậy gọi là đơn thuần, là vượt thoát giới hạn của khái niệm, thoát mọi động niệm.

Nhị đế không phải là hai thực thể tách lìa như hai chiếc sừng trâu, mà chỉ đơn giản là khía cạnh “sắc” và “không” của tánh tự nhiên. Hiểu tri kiến bằng lý trí trước, rồi phát huy kinh nghiệm trực chứng và niềm tự tín nơi tánh bất nhị của sắc và không. Chứng được tánh bất nhị của nhị đế là một kinh nghiệm thâm sâu, hoàn toàn nằm ngoài mọi lãnh vực của khái niệm.

Đây là pháp Du Già Đơn Thuần.

Duy trì tri kiến này, trì Lục tự chú.

—- DU GIÀ NHẤT VỊ

42. Từ sắc, đoạn lìa chấp bám của tâm.
Từ tâm, đập tan sắc hiện hư vọng.
Sắc, tâm bất nhị rộng mở vô biên.
Trong cảnh nhất vị, trì Lục tự chú.

Thế giới khách quan hiện ra trong nhận thức chủ quan như thế nào, đây là một chức năng của tâm. Thấy tịnh hay bất tịnh, thiện hay bất thiện, đáng ưa hay đáng ghét, tất cả đều tùy thuộc tâm này tiếp cảnh ra sao. Ngài Tịch Thiên nói về cõi địa ngục như sau: Nền đất cháy đỏ là do ai nung? Từ đâu mà có biển lửa kinh hoàng? Hết thảy đều sinh từ tâm bất thiện.

Nói cho đúng, khi các bộ phận giác quan tiếp xúc với ngoại cảnh, [khi căn giao tiếp với trần],  vai trò duy nhất của cảnh vật bên ngoài là tác động quá trình nhận thức trong tâm thức. Từ thời điểm đó trở đi, tâm duyên theo cảnh dưới sự chi phối của biết bao thói quen tập khí và kinh nghiệm quá khứ, hoàn toàn chỉ là cảnh giới chủ quan. Vì thế, cứ hễ giận lên thì cả thế gian là địa ngục. Bao giờ tâm được sự yên lắng, thoát mọi bám dính chấp thủ, làm gì cũng đều thuận theo chánh pháp, thì sẽ thấy mọi sự bản lai thanh tịnh. Đức Phật nhìn cảnh địa ngục thấy là tịnh độ, còn chúng sinh phàm phu thì nhìn cảnh tịnh độ thấy là địa ngục.

Nhận thức của chúng ta bị vô minh nhuốm mầu, như người bệnh vàng da nhìn gì cũng thấy vàng, vì mật trong mắt mà nhìn vỏ ốc trắng lại thấy thành mầu vàng.

Vì chấp bám mà gán đặt vọng tâm lên sắc trần. Vừa thấy điều gì, tâm đã lập tức bám dính vào sự thấy ấy, rồi đánh giá đối cảnh này là đáng ưa, đáng ghét, hay trung tính; cuối cùng, dựa trên cái thấy sai lệch này mà phát sinh hành động với bao nhiêu tham luyến, sân hận, dửng dưng, rồi cứ thế mà gieo nghiệp.

Để đoạn lìa sự chấp bám này, quan trọng là phải hiểu rằng mọi sắc hiện đều là không, như từ ảo ảnh mà thấy có nước. Sắc dù đẹp, tâm cũng chẳng được lợi; sắc dù xấu, tâm cũng chẳng bị hại. Hãy chặt đứt mọi gút thắt của nỗi niềm trông mong và sợ hãi, ưa thích và ghét bỏ, giữ tâm bình đẳng biết vạn pháp chẳng qua chỉ là phóng ảnh của tâm của chính mình, không là gì khác.

Nhận diện được chân tánh của tâm rồi thì toàn bộ câu chuyện hư cấu của sắc hiện qui ước và tâm chấp vào sắc hiện này sẽ đơn giản tan biến. Thiện hay bất thiện, tịnh hay bất tịnh, tất cả sẽ mất mùi vị riêng, tan vào cùng một vị. Quí vị sẽ đạt thành tựu như của đức Milarepa Tôn Quí, khiến vàng hay sắc đều như nhau. Khi đức Gampoga dâng cho đức Milarepa vàng và trà, đức Milarepa nói rằng: “Ta là một ông già, không cần vàng và cũng không có lò để đun trà.” Thả lỏng trong tri kiến này, trì Lục tự chú.

—- DU GIÀ VÔ THIỀN

43. Trong chân tánh tâm, giác-không đơn thuần, vạn pháp tự tại.
Niệm khởi chính là hoạt dụng của giác, sẽ tự thanh tịnh.
Tâm, giác bất nhị trong cảnh nhất tánh.
Trụ trong cảnh giới Pháp thân vô thiền, trì Lục tự chú.

Chân tánh của tâm là trí giác bản lai, từ đó hiện ra ý niệm, như từ mặt trời mà ánh sáng tỏa ra. Chứng biết chân tánh của tâm rồi, vọng cảnh tan biến như mây tan giữa nền trời. Chân tánh của tâm, thoát mọi hư vọng, vốn không sinh, không trú, cũng không diệt. Theo thuật ngữ của Mật thừa, đây là “dòng thường trụ bản lai,” hay là “đơn thuần thường trụ.” Hiển thừa cũng nhắc đến tâm này, như Kinh Bát Nhã Ba Ba La Mật nói rằng: “Tâm, tâm vốn không có, tánh của tâm là tánh sáng. Khi quán xét truy tìm tâm tĩnh, tâm động, và cái tâm nhận biết có động có tĩnh, bất kể tìm cỡ nào cũng không thể thấy có gì khác hơn là không: tâm không hình dạng, mầu sắc, không vật thể. Đây là mặt không của tâm. Tuy vậy, tâm vẫn biết và thấy rõ vạn pháp. Đây là mặt sáng của tâm. Sự bất khả phân chia giữa hai mặt này, sáng và không, là tâm thường trụ bản lai.

Trong hiện tại, tánh sáng tự nhiên của tâm luôn bị vô minh che khuất. Bao giờ sự che chướng này bắt đầu tan thì hào quang của trí giác sẽ bắt đầu hiển lộ, cho đến khi quí vị đạt đến cảnh giới tương tự như hình vẽ trên mặt nước, vừa thoạt hiện đã tan biến ngay, niệm vừa chớm khởi đã tự giải thoát. Bước vào cảnh giới này là gặp được cội rễ của Phật quả: công phu hành trì pháp quán đảnh thứ tư.

Chứng chân tánh của tâm thì gọi là niết bàn; để vô minh che khuất thì gọi là luân hồi. Dù vậy, luân hồi và niết bàn đều chưa từng rời cõi tâm cứu cánh. Bao giờ chứng ngộ trí giác đạt đến mức tối đa, tường thành vô minh sẽ bị phá hủy, quí vị sẽ vĩnh viễn chiếm giữ được thành trì của Pháp-thân vượt trên pháp thiền. Ở đó sẽ không còn sự đối đãi phân biệt giữa nhập thiền và xuất thiền, mọi kinh nghiệm chứng ngộ đều tự nhiên đến không cần dụng công; đây chính là vô thiền. Trú trong cảnh giới vô biên của Pháp thân, trì Lục tự chú.

Để tóm tắt, pháp du già nhất tâm nhấn mạnh vào việc tu lấy định, pháp du già đơn thuần là để đạt quán. Chỉ quán hợp nhất trong kinh nghiệm nhất vị, đến khi kinh nghiệm này không còn chao động, đó là du già vô thiền.

Bốn pháp du già Mật thừa này tương ứng với năm chứng đạo của Hiển thừa. Vì vậy quan trọng là phải giữ mọi kiến, tu và hạnh của cả Hiển thừa lẫn Mật thừa. Tất cả những mức độ khác nhau này trong giáo pháp Phật dạy đều mang cùng một mục tiêu là đoạn lìa phiền não che chướng, vì vậy hoàn toàn không mâu thuẫn. Những dòng giáo pháp khác nhau, tương ứng với căn cơ và nhu cầu của các đệ tử và trí tuệ của các đạo sư, đều thật sự chỉ là cùng một dòng sông.

Vị y sĩ vô song xứ Dakpo, đức Gampopa thánh trí, ban đầu theo hầu đạo sư Kadampa và hành trì đường tu Đại thừa, sau về dưới gót chân của đức Milarepa tôn quí, ngài tu theo pháp mật tông Đại Thủ Ấn và pháp nội hỏa cùng các pháp khác của sáu pháp du già Naropa, trở thành một trong những bậc từ phụ của dòng Kagyu. Chư đại đạo sư dòng Kadampa lừng danh với pháp Hiển tông, cũng có khai thị cho đệ tử giai đoạn viên thành của Đại Thủ Ấn và sáu pháp du già, khéo léo phối hợp hết thảy các pháp hành này. Đừng bao giờ quên rằng điều quan trọng không nằm ở chỗ pháp tu của mình thuộc hiển tông hay mật tông, hay là của trình độ này, cấp bậc nọ, mà quan trọng là pháp tu này phải là liều thuốc hóa giải tham chấp và phiền não vô minh một cách hữu hiệu.

— CHUYỂN HÓA CĂN, THỌ, VÀ UẨN

Cốt lõi của tất cả mọi giáo pháp nhiều vô kể trên biết bao chứng đạo của đường tu Mật thừa đều nằm ở chỗ phải nhìn thấy mọi sắc tướng hiện ra đều là thân của đấng bổn tôn, nghe thấy mọi âm thanh đều là minh chú, và nhận biết mọi niệm khởi đều là Pháp thân. Cứ như vậy, sáu giác quan, năm chất độc phiền não và năm uẩn sẽ được chuyển thành trí tuệ tương ứng, thân khẩu và ý sẽ chứng biết là mạn đà la kim cang, mạn đà la vốn có của tánh tịnh bản lai.

— SÁU CĂN

—- SẮC

44. Biết mọi sắc hiện đều là bổn tôn,
là then chốt của giai đoạn khởi hiện.
Chấp cảnh đẹp-xấu tan vào chân tánh.
Vô chấp, tướng hiện tự nhiên của tâm là thân bổn tôn

Cõi thấy tự thoát, trì Lục tự chú.

Tâm vốn không có thực thể, tựa như hư không, làm bất cứ điều gì dù là hướng luân hồi hay niết bàn cũng đều phải dựa vào thân. Cả khi vào cõi trung hữu, chúng ta cũng có thân-mộng-huyễn, nhờ đó có thể cảm nhận được quá trình chuyển biến từ kiếp trước sang kiếp sau. Lúc thân và tâm hợp nhất thì các bộ phận giác quan [căn] và các thức tương ứng nhận biết thế giới hiện tượng. Chức năng của các thức này chỉ đơn giản là tiếp đối cảnh –sắc, thanh, hương, và các trần còn lại– không thêm gì khác vào. Nhưng khi giao tiếp với cảnh thì từ nơi ý lại phát sinh khái niệm, nghĩ rằng, “cái này đẹp,” “cái kia xấu,” “cái này có thể hại tôi,” “cái kia sẽ khiến tôi vui.” Không phải do sắc tướng của đối cảnh bên ngoài [sắc trần], không phải do con mắt [nhãn căn], cũng không phải do nhãn thức, sinh ra những động niệm chủ quan này để rốt lại phải gieo nghiệp; mà chính là ý. Món đẹp không có đặc tính nào cố định là tốt cho tâm, món xấu cũng không có quyền năng nào cố định là hại cho tâm. Đẹp hay xấu đều chỉ là phóng ảnh của ý. Khả năng tạo nên niềm vui nỗi khổ kia không phải là đặc tính vốn có của ngoại vật. Ví dụ cùng một người có thể mang niềm vui đến cho người này, mang khổ đau đến cho người kia. Chính ý gán đặt những đặc tính đại loại lên trên đối cảnh.

Khi đối cảnh [trần] tiếp xúc với giác quan [căn] và được thức thứ sáu, là ý, thấy là dễ chịu hay khó chịu, nhận thức méo mó này đến là vì chấp. Đây chính là nền tảng của luân hồi. Không chấp thì mọi nhận thức sẽ tự giải thoát vào trong trí tuệ. Đây là cảnh giới thanh tịnh niết bàn, ở đó không còn cần phải từ bỏ lạc thú giác quan. Để thoát được chấp, chúng ta phải tập nhận diện mọi cảnh hiện đều là cõi Phật, mọi hữu tình đều là bổn tôn. Thấy được như vậy thì nhận thức thế gian của quí vị trở thành tánh tịnh bản lai, giúp quí vị viên thành công đức cõi Phật.

Hết thảy mọi hiện tượng phong phú vô lượng trên toàn cõi thế gian cùng hết thảy hữu tình, quí vị càng quán chiếu tận tường sẽ càng thấy không từng có điều gì tách lìa khỏi dòng liên tục của tánh không. Như kinh sách có nói, “chân lý tánh không là chân lý của vạn pháp.” Thật ra, nhờ tánh không, vô vàn sắc tướng mới có thể hiện ra. Thế giới hiện tượng mà chúng ta thấy đó, thật ra chỉ là sự hoạt hiện tự nhiên của tánh không, tất cả đều là cảnh Phật, nam là đức Quan Thế Âm và nữ là đức Tara. Đây là nền tảng của Mật thừa.

Như chúng ta trong hiện tại đây, tham luyến cái đẹp, ghét bỏ cái xấu; thấy vui khi gặp bạn, thấy bực khi gặp kẻ khó ưa. Phản ứng chủ quan này phát xuất từ tâm chấp cảnh. Bao giờ đến cả tà lực quí vị cũng có thể thấy được đó chính là thị hiện của trí tuệ của đức Quan Thế Âm, khi ấy sự chấp sẽ tự thanh tịnh, không còn tà lực nào có thể quấy nhiễu đời sống hay pháp hành của quí vị. Chứng biết vạn pháp bản lai thanh tịnh, tất cả đều là thị hiện của đấng bổn tôn, chú và trí, khi ấy quí vị có thể chuyển hết mọi nhận thức giác quan thành đạo. Bao giờ thấy mọi sự đều là hiện thân của đức Quan Thế Âm, xuất ra từ tánh không, chứng biết cảnh giới vô tận thanh tịnh, lúc ấy chúng ta sẽ không còn khởi khái niệm phân biệt tốt hay xấu, dơ hay sạch, tất cả đều chỉ là thị hiện của đức Quan Thế Âm. Bạn là Quan Thế Âm. Thù cũng là Quan Thế Âm. Tất cả đều bất nhị nơi đức Quan Thế Âm,

Khi có được kinh nghiệm này, hãy thận trọng đừng chấp vào, cũng đừng cảm thấy hãnh diện. Sự thanh tịnh bao la này không phải là thành quả đến từ pháp thiền của chúng ta, đây là chân tánh của vạn pháp. Vàng vốn không hề có tạp chất, tinh lọc rồi trở lại đúng thật là vàng. Tương tự như vậy, vạn pháp, toàn bộ cõi thế gian này cùng hết thảy chúng hữu tình, tất cả đều vốn vẫn là không. Sự vật không hề bị hỏng đi vì khái niệm bất tịnh, cũng không hề được hoàn thiện nhờ khái niệm thanh tịnh. Chân tánh đơn giản luôn là chính nó.

Như chánh văn nói, tập nhận biết mọi sắc tướng hiện ra đều thanh tịnh, đây là điểm then chốt của giai đoạn khởi hiện. Thông thường việc này có nghĩa là phải quán đức bổn tôn, nhưng nếu quí vị không thể giữ hết mọi chi tiết quán tưởng trong tâm thì chỉ cần thấy được thế giới này là cõi Phật và chúng sinh đều mang chân tánh của đấng bổn tôn, bấy nhiêu là đủ. Duy trì kinh nghiệm này, trì Lục tự chú.

—- THANH

45. Biết thanh là chú, là then chốt của công phu trì chú.
Chấp thanh hay-dở tan vào chân tánh.
Vô chấp, tiếng của luân hồi niết bàn là tiếng lục tự.
Cõi nghe tự thoát, trì Lục tự chú.

Thông thường, khi nghe được lời khen, tin lành, hay bản nhạc hay, chúng ta luôn cảm thấy thích, còn nếu nghe phải lời chê bai, bôi nhọ phỉ báng, hung tin về người thân, hay âm thanh ồn ào náo loạn, chúng ta luôn cảm thấy buồn phiền bực bội. Khả năng mang đến cảm nhận vui buồn kia vốn không phải là đặc tính của âm thanh mà là của tâm chấp bám. Bồ tát chứng biết tâm là vô sinh, nên khi giao tiếp với âm thanh, dù hay, dù dở, đều nghe thành minh chú. Lời khen không khiến bồ tát vui, lời thô ác không khiến bồ tát giận, ngược lại chỉ khiến tăng thêm lòng kham nhẫn và từ bi. Đã thấy âm thanh đều là minh chú thì tin lành hay tin dữ đều không thể khiến tâm chao động, như gió không thể quấy rầy núi lớn. Nói cho ngay, nghe hung tin mà buồn phiền thì chỉ tự khiến mình đau khổ, người đã ra đi chẳng thể sống lại, của đã bị cướp chẳng thể lấy về.

Như mọi thứ khác, âm thanh do sự phối hợp của nhiều nhân duyên mà có, vốn không phải là một thực thể độc lập. Tiếng đàn hay là nhờ từng sợi dây đàn căng vừa đúng mức, chỉ cần đứt một dây hay chùng một sợi, đàn sẽ lạc âm khó nghe. Hãy quán xét từng âm thanh cho thật tận tường sâu xa; âm thanh tự nhiên của thiên nhiên như tiếng gió thổi, tiếng sấm động, tiếng lá thì thầm, cũng như tiếng cầm thú, tiếng nói loài người, tiếng nhạc, tất cả đều bao gồm nhiều thành phần cơ bản của âm thanh, và tất cả những thành phần này đều là không.

Chủng tự A, tượng trưng cho tánh vô sinh, được xem là gốc rễ của mọi âm thanh, hàm ẩn tinh túy của Phật trí. Đặc biệt từ nơi ấy sinh ra Lục tự chú. Trong khi trì Lục tự chú, quí vị hãy thấy rằng âm thanh vốn xuất ra từ tánh không, vốn là sự hoạt hiện bất tận của minh chú, khẩu nhiệm mầu của chư Phật. Được vậy, dù chỉ tụng vài câu chú cũng sẽ đơm quả lành. Đây là pháp mang âm thanh chuyển thành đạo.

Lời trò chuyện thế gian, vốn chỉ là biểu hiện của tham và sân, là nhân tố khiến bánh xe vô minh xoay càng lúc càng nhanh. Nhưng trì minh chú sẽ giữ gìn tâm thức của quí vị và sẽ giúp quí vị chứng được tánh trí của khẩu.

Vậy ta hãy trì Lục tự chú trong mọi lúc, cho đến khi Lục tự chú và hơi thở trở thành một.

—- HƯƠNG

46. Biết hương vô sinh, là then chốt của giai đoạn viên thành.
Chấp hương thơm-thúi tan vào chân tánh.
Vô chấp, mùi hương là hương giới luật của đấng bổn tôn.
Cõi hương tự thoát, trì Lục tự chú.

Chúng ta ưa thích mùi thơm và bịt mũi trước mùi thúi. Tuy nhiên, mọi mùi hương, bất kể là mùi trầm thơm ngát hay mùi phân hôi thối, đều chỉ là không. Nhận diện mùi hương vốn thanh tịnh, không tự tánh, mang mùi hương giới luật toàn hảo cúng dường lên chư Phật. Phẩm cúng dường này toàn thành hai bồ công đức phước trí. Vì Phật đà vốn không bị tâm đối đãi phân biệt ràng buộc, chúng ta cũng vậy, hãy từ bỏ mọi ý tưởng thích hay không thích. Được vậy, mùi hương sẽ giải thoát vào trong chân tánh của chính nó.

—- VỊ

47. Biết vị nếm là phẩm cúng thiêng liêng, là then chốt của giai đoạn viên thành.
Chấp vị ngon-dở tan vào chân tánh.
Vô chấp, thực phẩm đều là cúng phẩm dâng đấng bổn tôn.
Cõi vị tự thoát, trì Lục tự chú.

Chúng ta thường vẫn thưởng thức món ăn ngon, nhiều mùi vị, hay vị ngọt, và ghét những món đắng, chua, cay hay chát. Thật ra, ngon hay dở chỉ do tâm chấp vào mà có. Bao giờ tâm chứng được những đặc tính này đều là vô sinh, không tự tánh, khi ấy chân tánh thanh tịnh của mỗi vị nếm sẽ được nhận diện. Thức ăn, thức uống, trở thành cúng phẩm diệu trí của pháp lễ cúng Tsog. Nhờ hành trì pháp cúng lễ này, quí vị tích lũy công đức, hành phục tập khí tham ăn tham uống, khỏi rơi vào cảnh phải sống bằng nghề nghiệp bất chánh. Khi tất cả tham luyến đều tự giải thoát vào trong chân tánh bản lai, đó chính là phẩm cúng tối thượng.

—- XÚC

48. Biết xúc đồng đẳng, là then chốt của địa vị nhất vị.
Đói, no, lạnh, nóng, tan vào chân tánh.
Vô chấp, xúc cảm đều là thiện hạnh của đấng bổn tôn.
Cõi xúc tự thoát, trì Lục tự chú.

Chúng ta phân biệt giữa cảm giác êm dịu của vải lụa, cứng ráp của vải đay, láng trơn của lòng chén, bén nhọn của mũi gai. Nhưng xúc giác cũng chỉ như mọi giác quan khác, không khác gì nằm mộng giữa ban ngày.

Một khi không còn phân biệt giữa cảm xúc dễ chịu và khó chịu, thả lỏng tự nhiên trong sự đồng đẳng của tánh không, tâm sẽ thôi không còn cao hứng hay chán ngán. Đây là kinh nghiệm của đồng vị, là pháp hành tối thượng chuyển vui khổ thành đạo. Ưa thích cảm giác mềm mại hay không chịu nổi cảm giác cứng thô, đều chỉ là chấp. Hãy để mọi ưa ghét tan vào trong tánh không, và thiện hạnh của Phật sẽ tự nhiên hiển lộ.

Nói tóm lại, vì chấp vào giác quan mà quí vị cứ phải trầm luân sinh tử. Đây cũng là lý do vì sao thường nghe dạy rằng hãy nên từ bỏ lạc thú giác quan. Nhưng nếu chứng tánh không của vạn pháp như huyễn, nhờ đó thật sự thoát chấp bám, vậy mọi giác quan đều có thể chuyển thành đạo để tăng trưởng hai kho phước trí, mang tiến bộ đến cho kinh nghiệm và chứng ngộ của pháp thiền. Bất kể quí vị thấy, nếm, ngửi, nghe, hay cảm điều gì, cứ hãy nghĩ rằng hết thảy đều chỉ như bóng trăng mặt nước, hay như ánh cầu vồng rực rỡ giữa nền trời, tuy đẹp mắt nhưng phù du chóng tan, không thể nắm bắt, không chút hiện hữu chắc thật nào. Thấy được như vậy thì cảm thọ sẽ không bao giờ bị đông đặc vì quá lưu tâm, hay rối bời vì chấp dính.

—- GIÁC

49. Biết pháp là không, then chốt của kiến.
Lòng tin chân-vọng tan vào chân tánh.
Vô chấp, vạn pháp luân hồi niết bàn là cảnh Pháp thân.
Cõi ý tự thoát, trì Lục tự chú.

Đối với mọi kinh nghiệm, tâm lúc nào cũng đều phân chia thành hai phần chủ thể và đối tượng, tự nhận mình là chủ thể, là “tôi,” rồi vì có khái niệm “của tôi” mà bắt đầu chấp vào thân của tôi, tâm của tôi, danh của tôi.

Càng chấp vào ba khái niệm này chúng ta lại càng lưu tâm đến phúc lợi riêng của chính mình. Mọi nỗ lực gầy dựng đời sống tiện nghi, mọi bực bội trước cảnh ngộ bất như ý, mọi bận tâm trước chuyện sướng khổ, giàu nghèo, vinh nhục, khen chê, đều phát sinh từ khái niệm về “cái tôi” này. Chúng ta thường luôn ám ảnh với chính mình, đến nỗi gần như không còn biết gì đến lợi ích của người khác. Thật sự mà nói, đối với người khác chúng ta chẳng quan tâm gì hơn là con cọp quan tâm đến việc ăn cỏ. Hoàn toàn trái ngược với thái độ của bồ tát. Cái tôi thật sự chỉ do ý niệm tạo ra. Bao giờ chứng được đối cảnh và chủ thể đều chỉ là không, khi ấy quí vị sẽ dễ dàng thấy được rằng người khác và mình thật ra không khác.

Mọi năng lực mà chúng ta thường vẫn đổ ra để chăm lo cho chính mình, bồ tát dùng để chăm lo cho kẻ khác. Nếu bồ tát thấy rằng nhảy vào lửa địa ngục có thể giúp được dù chỉ một chúng sinh, bồ tát sẽ nhảy, không chút ngần ngại. Bồ tát địa thứ tám chứng biết luân hồi niết bàn hoàn toàn không khác. Đây là tri kiến cứu cánh. Bậc đại đạo sư dòng Sakya, Jetsun Trakpa Gyaltsen đã gặp đức Văn Thù trong linh kiến, và từ nơi đức Văn thù, ngài đã thọ nhận bài pháp lừng danh, “Thoát Tứ Chấp.” Trong câu cuối của bài pháp này, đức Văn Thù dạy, “nơi nào có chấp, nơi đó vắng kiến.” Ngài Tịch Thiên [Shantideva] cũng vậy, dạy rằng: “Mọi sự như trời không – đây là điều tôi cần chứng biết.” Đây là tri kiến cứu cánh của cả hai tông phái hiển và mật.

Tri kiến tánh không trước tiên cần hiểu, rồi cần có kinh nghiệm, rồi cuối cùng cần phải chứng.

Từ nơi tánh không mà sinh ra luân hồi và niết bàn, và rồi sẽ tan về lại nơi tánh không. Vạn pháp dù hiện ra vẫn chưa từng rời tánh không. Chứng được tự tánh của vạn pháp vốn là không thì quí vị sẽ có khả năng gánh vác mọi hoàn cảnh, dù sướng hay khổ, mà không vướng chút chấp bám nào.

Nhìn từ con mắt của tánh không, chân hay vọng đều chỉ là khái niệm đối đãi, hiện hữu qua mối tương quan đối đãi với nhau. Có vọng mới có chân. Nếu vọng đã là không thì chân cũng là không. Trong tri kiến tánh không, vì vậy, không hề có bất kỳ khẳng định nào, không điều kiện, không chấp bám. Một khi đã đứng vững được trong tri kiến này, bồ tát không còn cầu an lạc cõi niết bàn, đủ khả năng thị hiện bất cứ sắc tướng nào để toàn thành lợi ích cho chúng sinh. Niềm tự tin của bồ tát không hề gián đoạn, nhờ vậy có thể hàng vô lượng kiếp phụng sự cho chúng sinh, bất kể chúng sinh có trôi lạc xa thẳm đến mức nào. Không từng nghĩ rằng khổ công tu tập là để đạt quả giác ngộ cho riêng mình, bồ tát chỉ một lòng vì chúng sinh mà hướng về mục tiêu cứu cánh.

— NĂM PHIỀN NÃO

Chứng tri kiến toàn hảo là vượt thoát năm chất độc phiền não trói buộc ta vào cảnh luân hồi. Năm độc tan thì năm trí hiển lộ.

—- SÂN

50. Đừng theo đối tượng của lòng sân hận, hãy nhìn tâm giận
Sân hận vừa chớm đã tự tan biến, là cảnh sáng-không.
Sáng-không chính là đại-viên-cảnh-trí.
Sân tự giải thoát: trong cảnh giới này, trì Lục tự chú.

Luân hồi từ đâu sinh ra? Chúng ta nhận biết cảnh giới xung quanh bằng năm giác quan, rồi tâm phát sinh đủ loại cảm thọ ưa thích và ghét bỏ, rồi từ cảm thọ này mà có luân hồi. Nhận biết ngoại cảnh, điều này tự nó không phải là nguyên nhân khiến trầm luân sinh tử mà thật ra chính phản ứng của chúng ta trước nhận thức giác quan này và suy diễn gán đặt lên đó mới là động lực đẩy bánh luân hồi xoay nhanh. Đặc điểm phi thường của Mật thừa nằm ở chỗ thay vì tiếp tục đẩy luân hồi xoay tròn theo kiểu này, chúng ta có thể tập luyện để thấy rằng mọi sự đều chỉ là hoạt hiện thanh tịnh của trí giác. Khi hận một ai, nỗi hận thù này không phải gắn liền với người bị hận, hay một khía cạnh nào đó của hắn. Cơn giận chỉ có trong tâm của người hận. Vừa thoáng thấy bóng kẻ thù, quí vị lập tức nhớ ngay đến tất cả những lần hắn đã hại mình trong quá khứ, đến việc hắn sẽ làm thế nào để tiếp tục hại mình trong tương lai, đang làm gì để hại mình trong hiện tại; đến nỗi chỉ cần nghe nhắc đến tên là đã thấy bực. Vì cứ mãi nuôi nấng ý nghĩ như vậy nên sân hận bùng lớn, lúc ấy chỉ còn muốn vác đá ném, hay quơ đại cái gì để mà quất, trong lòng nghĩ rằng, “thật đáng chết!” Sân hận có vẻ như mạnh mẽ cực kỳ, nhưng sức mạnh này, sân hận lấy từ đâu ra để thao túng quí vị dễ dàng như vậy? Có phải do sức mạnh ở bên ngoài, có chân, có tay, cầm vũ khí, mặc áo giáp? nếu như không phải ở bên ngoài, thì có phải là ở bên trong? Ở chỗ nào? Óc, tim, xương, hay bộ phận nào khác? Tuy không thể trỏ ra đang ở chỗ nào, cơn giận vẫn thật sự giống như có ở đó, rất cụ thể, là sự chấp bám mãnh liệt khiến tâm của quí vị bị đông cứng, mang lại biết bao khổ não cho chính mình và cho người khác. Cũng như đám mây không có chút thực thể nào, không thể đứng lên trên hay khoát vào làm áo, nhưng vẫn có thể che kín cả bầu trời, áng ngữ ánh mặt trời. Tương tự như vậy, ý tưởng có thể làm che chướng ánh sáng nguyên sơ của trí giác. Chứng biết tánh không và tánh trong của tâm, thả tâm về lại tánh tự nhiên, an nhiên tự tại. Một khi quí vị nhận diện được tự tánh của sân là không, sân hận sẽ mất tác dụng gây hại, trở thành đại viên cảnh trí. Nhưng nếu không nhận diện được chân tánh của sân hận, để sân hận tự do thao túng, khi ấy sân hận sẽ là nguyên nhân ném ta vào nỗi thống khổ cháy bỏng và cóng lạnh cõi địa ngục.

Người ta thường cho rằng chiến thắng hủy diệt kẻ thù là thành tích đáng kể, nhưng điều này dứt khoát không phải là quan điểm của Phật giáo. Khi sân hận nổi lên, đừng theo đuổi, ngược lại hãy nhìn thẳng vào chân tánh của chính lòng sân hận này, vốn chỉ là sự tạo-tác-vốn-không trong cảnh giới không của tâm. Đã vô số đời kiếp ta làm nô lệ cho sự hung hăng của chính mình, tích lũy vô lượng ác nghiệp, vậy từ nay về sau phải nên thận trọng, nhớ rằng sân hận là hạt mầm sinh ra hết thảy khổ đau cõi địa ngục. Quét sạch sân hận thì địa ngục sẽ không còn.

Thay vì hận những kẻ gọi là “kẻ thù,” nên hận lòng sân hận thì đúng hơn.

Bao giờ quí vị thôi không còn nuôi nấng cảm giác giận dữ, không tự xa lánh người khác vì nổi sân, để cơn giận tự giải thoát vào trong chân tánh, đây chính là đại-viên-cảnh-trí, là tấm gương lớn soi khắp chúng sinh, hiện thành chính mình. Niệm sân nếu có thể dấy lên được trong tâm đức Quan Thế Âm chỉ có thể đơn giản khiến cho trí tuệ của ngài càng thêm tỏa sáng. Hơn nữa, bao giờ hiểu rõ cơn giận không thể đến từ bên ngoài và tâm giận bên trong vốn không thật có, khi ấy quí vị sẽ thấy lòng từ bi trong mình tự nhiên tỏa rộng đến khắp chúng sinh, đặc biệt cho những ai đang khốn khổ vì ngọn lửa sân hận.

Xưa kia, trong một đời tiền thân, khi Phật đang còn làm hạnh bồ tát dưới kiếp rắn, có đám trẻ ác độc bắt rắn về hành hạ cho đến chết. Nếu muốn, ngài chỉ cần bằng một tia nhìn là có thể tiêu diệt đám trẻ kia, nhưng vì tim bồ tát không có chút niệm sân nào nên ngài đã không làm như vậy, ngược lại, cầu nguyện cho đám trẻ nhờ gieo duyên giết rắn này mà về sau sẽ được thành đệ tử của ngài để ngài đưa đến quả giác ngộ. Tấm gương can đảm kham nhẫn này là kết quả của chứng ngộ toàn hảo về tánh không và tâm bi.

Sân hận là kẻ thù độc hại của giải thoát, vì chỉ một niệm sân đủ khiến tiêu tan thiện căn công đức tích lũy trên hàng vô lượng kiếp. Nên diệt sân hận là một trong những mục tiêu chính của bồ tát. Vậy hãy kiên trì giữ gìn hạnh nhẫn, trì Lục tự chú. Như sách có câu, “không ác nghiệp nào sánh bằng nghiệp sân, không hạnh tu nào sánh bằng hạnh nhẫn.”

—- MẠN

51. Đừng bám đối tượng của lòng kiêu căng, hãy nhìn trí chấp
Tự tôn vừa chớm đã tự tan biến, là cảnh vốn-không.
Bản-lai-không, là bình-đẳng-tánh-trí.
Ngã mạn tự thoát: trong cảnh giới này, trì Lục tự chú.

Vừa được chút điều hay, chút hiểu biết, chút tài năng, là ngã mạn lập tức phát sinh, phá hỏng tất cả thiện đức, bất kể loại nào. Căng phồng trong nỗi tự tôn, choáng ngợp trước sắc đẹp, trí khôn, hiểu biết, quyền lực của chính mình, chúng ta trở nên mù quáng không còn thấy được đức tính toàn hảo chân thật của chư đại đạo sư. Nhưng thật ra, cho dù kẻ phàm phu như chúng ta đây, trôi lạc mù khơi trong vô minh luân hồi, thỉnh thoảng có được đôi chút điều hay đi chăng nữa, cũng vẫn quá ít ỏi so với số lượng lỗi lầm quá lớn; và so sánh với vô lượng thiện đức của các bậc đại thánh nhân, thiện đức bản thân chúng ta có thể có được thật chỉ nhỏ nhoi như nhúm bột. Huống chi mớ thiện đức khiến chúng ta cảm thấy vô cùng hãnh diện kia, phần lớn chỉ là lầm lỗi trá hình.

Vậy bất kể tài năng nào cũng đều giới hạn và thất thường, hoàn toàn chẳng có gì đáng để tự cao. Sách có câu nói rằng, “Như nước chẳng đọng trên đỉnh núi, điều thật sự có giá trị chẳng thể tích lũy trên ngọn tự kiêu.” Ngã mạn ngăn không cho quí vị phát triển tâm hướng đạo sư, trí tuệ, hay từ bi; nhốt chặt quí vị lại không thể nhận lực gia trì của đạo sư, cản trở mọi bước tiến trên đường tu. Vậy hãy lánh xa hiểm họa này, đừng ngã mạn, quan trọng là phải chân thành tự xét chính mình.

Phân tích ngã mạn cho thật kỹ, quí vị sẽ thấy ngã mạn kia không phải vốn nằm ở nơi sự việc khiến cho mình nổi tự cao, mà chỉ vì tâm chấp bám. Đặt mình ở vị trí thấp hèn, giữ tâm khiêm cung, ngã mạn sẽ tan biến như sương mù buổi sáng. Tâm thoát khỏi móng vuốt của ngã mạn sẽ luôn an trụ trong bình đẳng tánh trí của đức Quan Thế Âm.

—- THAM

52. Đừng luyến đối tượng của lòng ham muốn, hãy nhìn lòng tham
Tham luyến vừa chớm đã tự tan biến, là cảnh lạc-không.
Lạc-không chính là diệu-quán-sát-trí.
Tham tự giải thoát: trong cảnh giới này, trì Lục tự chú.

Quí vị có thể mong cầu hạnh phúc đến từ cha mẹ, con cái, bằng hữu, tài sản, hay sở hữu, nhưng hạnh phúc này không bền, rốt lại sẽ bị cái chết cướp đi, nếu chưa mất từ trước. Bám vào đó, thật không để làm gì.

Khi chết, bất kể được người đời ngưỡng mộ cỡ nào, bất kể giàu sang quyền thế cỡ nào cũng không lợi ích gì. Quí vị vẫn sẽ phải lang thang trong cõi trung hữu ở giữa cái chết và kiếp tái sinh, hành trang mang theo chỉ có nghiệp thiện và nghiệp ác đã gieo. Tích lũy tiền tài của cải, rồi giữ gìn, rồi khuyếch trương, là việc triền miên không dứt, đầy bức xúc.

Chúng ta hễ thấy vàng hay kim cương là mê, tức khắc nổi lòng ham muốn không thể cưỡng. Nhưng những món đẹp món quí kia dù có mua về, tham chấp vẫn không dứt mà chỉ càng tăng thêm. Sợ mất trang sức quí giá vừa mua, khóa hết vào tủ sắt, chẳng dám đeo. Trọn đời sống với lòng tham thì khi vào cõi trung hữu chỉ có thể gặp những kinh nghiệm kinh hoàng sợ hãi.

Bán buôn, trồng trọt, hay bất cứ cơ sở làm ăn nào nào kiếm lời trên đầu trên cổ người khác đều chỉ khiến ta gieo thêm nhiều ác nghiệp. Chúng ta không bao giờ thỏa mãn với những gì đã có, luôn cố gắng đạt điều mình muốn, cứ như vậy đã bao đời kiếp tự khiến mình kiệt quệ. Buông hết ra để biết vui với áo vừa đủ mặc, cơm vừa đủ ăn, như vậy chẳng tốt hơn sao? Hết mình trì tụng Lục tự chú với tâm không chấp bám, rồi quí vị sẽ thấy mình từ từ không còn tham đắm chuyện thế gian, không còn lãng phí đời mình. Ái và thủ tan vào chân tánh, chẳng phải là gì khác hơn là diệu quán sát trí của đức Quan Thế Âm.

—- TẬT ĐỐ

53. Đừng theo đối tượng của lòng ganh ghen, xét tâm tầm tư
Ganh ghen vừa chớm đã tự tan biến, là cảnh trí-không.
Trí-không chính là thành-sở-tác-trí.
Ganh ghen tự thoát: trong cảnh giới này, trì Lục tự chú.

Người phàm phu nổi ghen với bất cứ một ai thành tựu bằng hoặc hơn chính mình. Ở đây cũng vậy, sự ganh ghen này không phải vốn có ở nơi đối tượng của lòng ganh ghen, mà chỉ do tâm tạo tác mà thành. Khi niệm ghen nổi lên, đơn giản nhận diện cho đích xác, vui theo thành tựu của người bằng trọn trái tim.

Để niệm ghen sinh sôi nảy nở, chúng sẽ trở nên mạnh mẽ khác thường. Ví dụ câu chuyện Đề Bà Đạt Đa ganh với anh họ là đức Cồ Đàm. Cả sau khi đức Cồ Đàm đã thành Phật, Đề Bà Đạt Đa vẫn tìm đủ mọi thủ đoạn để đôi co với Phật. Ác hạnh tật đố của Đề Bà Đạt Đa mạnh đến nỗi đất nẻ dưới chân, ông ta phải rơi vào lửa địa ngục. Ở đó khổ đau cùng cực, ông ta hối hận khóc gào, “từ tận đáy lòng, con xin qui y nơi đức Cồ Đàm!” Cho dù về sau ông ta được tái sinh thành một vị Độc Giác, nhưng ngay trong đời ấy, đến cả đức Phật cũng không thể cứu ông ta. Vì vậy ganh ghen tật đố là lỗi lầm rất trầm trọng, đừng bao giờ để mình rơi vào đó.

Chỉ cần cảm thấy vui với thành tựu của người khác – ví dụ cúng dường rộng rãi cho Tam Bảo – quí vị cũng tích lũy lượng công đức ngang bằng với công đức của người kia. Thay vì tự mãn với thành tựu của chính mình, thay vì thành mồi ngon cho tật đố, hãy vui cùng công đức vô giá của người khác, đặc biệt vui cùng công đức của bậc giác giả. Đây chẳng phải là gì khác hơn là chính thành-sở-tác-trí của đức Quan Thế Âm.

—- SI

54. Đừng ham khái niệm do vô minh tạo, hãy nhìn tự tánh của vô minh này.
Vọng niệm vừa chớm đã tự tan biến, là cảnh giác-không.
Giác-không là pháp-giới-thể-tánh-trí.
Vô minh tự thoát: trong cảnh giới này, trì Lục tự chú.

Vô minh ở đây có nghĩa là vô minh không biết Phật tánh của chính mình. Trên phương diện này, chúng ta cũng vô minh như kẻ ăn mày cầm trong tay viên ngọc báu, vì không biết giá trị mà ném bỏ đi. Vì vô minh mà phải làm thân nô lệ cho ý niệm, không biết phân biệt đúng sai. Vì vô minh mà đui mù không thấy luật nhân quả, nhất định không tin nhân nào quả nấy. Vì vô minh mà không thể tin nhận có đời trước, kiếp sau. Vì vô minh mà không tin vào lời cầu nguyện Tam Bảo sẽ mang đến kết quả tốt lành. Vì vô minh  mà không chứng được sự thật của Pháp. Vô minh là gốc rễ của tám vạn bốn ngàn phiền não, vì hễ chưa nhìn ra chân tánh của vạn pháp là tánh không thì sẽ vẫn cố chấp tin vào hiện hữu thật có, và đây là nguồn gốc của mọi vọng kiến và tà niệm.

Tuy nhiên, vô minh không trường tồn như bóng tối triền miên của hang sâu dưới lòng đất. Như mọi pháp khác, vô minh chỉ có thể đến từ tánh không, và vì vậy không thật có. Một khi nhận diện được tánh không của vô minh, vô minh sẽ trở thành pháp giới thể tánh trí. Đây là trí của đức Quan Thế Âm, là Phật tánh, là Như lai tạng, mỗi chúng sinh đều có. Như Phật đã thuyết, vì vô minh mà tin vào vọng tưởng thay vì chứng biết chân tánh của chính mình là Như lai tạng

Từ nơi tánh không của vô minh, nhận diện cảnh tối tăm hư vọng của vô minh vốn chính là Pháp giới. Thả lỏng trong kinh nghiệm này, hành trì kiến, tu và hạnh. Đây chính là trái tim tinh túy của đức Quan Thế Âm.

Vậy, khi nào nhiễm tâm phiền não tương ứng với năm độc phát sinh, thay vì để năm độc lôi tuột mình đi, quí vị hãy đơn giản nhìn thẳng vào chân tánh của chúng; làm như vậy sẽ có lúc quí vị nhìn ra năm độc là năm trí, đây là cảnh tự nhiên của tâm không hư vọng. Đến lúc ấy, niệm của quí vị vừa chớm sẽ tự tan biến ngay, quí vị sẽ không còn đánh mất cái thấy của trí giác, là đức Quan Thế Âm cứu cánh.

— NĂM UẨN

Đức Quan Thế Âm cứu cánh vốn không là gì khác hơn là tánh không. Tuy vậy, trên mặt tục đế, đức Quan Thế Âm thị hiện muôn vạn sắc tướng phù hợp căn cơ chúng sinh. Hết thảy thị hiện này, với muôn vạn danh xưng, tướng dạng, màu sắc, đều xuất ra từ trí tuệ của ngài, là biểu hiện phong phú của tánh không và từ bi. Đặc biệt đức Quan Thế Âm có năm hiện thân, tương ứng với năm uẩn và năm cõi luân hồi. Năm câu kệ tiếp theo giải thích về sự chuyển năm uẩn thành năm sắc tướng nói trên của đức Quan Thế Âm.

—- SẮC

55. Sắc uẩn vô sinh, bản lai là không, tựa như hư không.
Cốt tủy tinh túy của giác-không này, là Quan Thế Âm.
Chẳng ai khác hơn là bậc tôn quí Vua Của Trời Rộng.
Trong cảnh chứng không, trì Lục tự chú.

Vì mưa và nắng gặp nhau mà chúng ta thấy có cầu vồng hiện ra trên bầu trời. Tương tự như vậy, muôn vạn hình sắc hiện ra trước mắt của chúng ta chỉ đến từ sự phối hợp giả tạm của nhiều nhân duyên. Nếu quán chiếu tận tường sẽ thấy không có sắc tướng nào có được chút hiện hữu chắc thật nào cả. Ví dụ chúng ta dùng chữ thân để gọi cái khối biến chuyển thay đổi luôn luôn với những xương, thịt, và máu kia, mặc dù sự thật không làm gì có một thực thể nào là thân cả.

Chính năm uẩn là nền tảng, từ đó phát xuất khái niệm hư vọng về ngã, một cái “tôi” thật có, nguồn gốc mọi khổ đau. Nhưng nếu nhận diện được sắc uẩn là không thì uẩn này không là gì khác hơn là đức Quan Thế Âm. Hồng danh cho thị hiện này của đức Quan Thế Âm là Vua Của Trời Rộng, cho thấy thân thị hiện này quảng đại cùng khắp như không gian. Từ mỗi lỗ chân lông trên thân ngài, vô lượng cõi Phật hiện ra, không cần làm lớn chân lông, cũng không cần thu hẹp cõi Phật.

Tuy nhiên, thân đức Quan Thế Âm không phải là thân máu thịt mà là do trí tuệ của ngài hoạt hiện mà thành, tự tánh vốn không. Nhận biết điều này, trì Lục tự chú.

—- THỌ

56. Thọ uẩn là dây buộc tâm vào cảnh.
Khi biết thọ này bình đẳng bất nhị, thì đó chính là đức Quan Thế Âm.
Chẳng ai khác hơn là bậc tôn quí  Bất Không Thòng Lọng.
Trụ trong cảnh giới thâm chứng nhất vị, trì Lục tự chú.

Vì thân và tâm gặp nhau mà cảm thọ ưa ghét sướng khổ phát sinh. Khi thân của quí vị gặp chút đớn đau cỏn con, như bị gai đâm, lý do quí vị không thích điều này là vì quí vị chấp vào khái niệm tự ngã. Vì vậy mà phát sinh ý nghĩ  “tôi,… thân tôi, … tôi vui, … tôi khổ.” Sự thật là khi người khác bị đau y như vậy quí vị chẳng hề quan tâm, đây là bằng chứng cho thấy tầm vóc của sự chấp vào khái niệm tự ngã này của quí vị lớn đến mức nào. Thọ uẩn chính là sợi dây buộc chặt quí vị vào ba cõi sinh tử. Thọ là phản ứng căn bản của sự thích hay ghét khi chạm vào bất cứ đìều gì trong thế giới hiện tượng này. Thọ phát xuất từ hoạt động của các căn [bộ phận giác quan] và thức tương ứng. Nếu xét kỹ, quí vị sẽ chứng biết thọ này hoàn toàn không có thực thể, và như vậy thọ trở thành bình đẳng tánh trí, chân tánh của thọ uẩn này không gì khác hơn là hiện thân của đức Quan Thế Âm với hồng danh Bất Không Thòng Lọng, tiếng Phạn gọi là đức Amoghapasha.

Đức Amoghapasha thuộc bộ Phật Ngọc Báu, dũng lực thần thông vô ngại, đến nỗi chỉ cần nghe đến hồng danh và minh chú của ngài cũng đủ giúp quí vị khai mở kinh nghiệm thiền định, khơi sâu trí tuệ, kéo dài thọ mạng, tăng bồi công đức, tài sản. Vậy mà thần lực đáng kinh ngạc này của đức Quan Thế Âm thật ra không là gì khác hơn là tâm của quí vị.

Bao giờ nhờ chứng tánh không mà quí vị thấy được rằng cảnh luân hồi là vô lượng thanh tịnh, mở khóa cho mặt giác ngộ của thọ uẩn, là kho tàng công đức bất tận, thì đây chính là đức Phật Bảo Sinh, Ratnasambhava.

Bất Không Thòng Lọng đồng nghĩa với ngọc như ý. Như sợi dây thòng lọng, ngọc như ý có thể hàng phục trời người, bất kể dũng mãnh đến đâu. Khi cảm thấy sắp rơi vào hố thẳm của vô minh phiền não, hãy cầu đức Quan Thế Âm; đến lúc chót, khi được sợi dây thòng lọng từ bi của đức Quan Thế Âm níu lại, quí vị sẽ đầy ắp tự tin nơi trí toàn giác của ngài. Vì vậy, hãy tin tưởng và hướng tâm tròn đầy, trì Lục tự chú.

—- TƯỞNG

57. Tưởng uẩn nắm mãi cho rằng thật có, đó là vọng tâm
Còn nắm chúng sinh bằng tâm đại bi thì đó chính là đức Quan Thế Âm.
Chẳng ai khác hơn là bậc tôn quí Vét Đáy Sinh Tử
Trụ trong cảnh giới đại bi vô lượng, trì Lục tự chú.

Khi gặp bất cứ điều gì, tâm của quí vị đều không ngớt phân lường, “chắc sẽ thích lắm đây, có khi hại lắm đây.” Kết quả là cứ mãi luyến tham những gì mình nghĩ là sẽ mang lại lạc thú và sợ hãi những gì có thể gây khó khăn. Tâm của quí vị hoàn toàn dựa vào cái nhìn vị kỷ để mà đánh giá. Nhưng bây giờ, thay vì đánh giá sự việc dựa theo mức độ sướng khổ của bản thân chính mình, quí vị hãy nên quan tâm đến sướng khổ của vô lượng chúng sinh. Từ đó sẽ phát sinh lòng đại bi vô lượng, và quí vị sẽ chứng biết uẩn thứ ba, tưởng uẩn, chính là hiện thân của đức Quan Thế Âm với hồng danh: đấng Vét Đáy Sinh Tử.

Khi vét đáy biển, tất cả những gì dưới đáy đều được đưa lên mặt biển. Tương tự như vậy, thiện hạnh từ bi của đức Quan Thế Âm mang chúng sinh kẹt sâu dưới đáy luân hồi trong cõi ác đạo đưa lên các cõi cao. Cho dù vì mỗi một chúng sinh mà phải lao lực đến cùng tận sinh tử, lòng đại bi của ngài cũng vẫn không hề giảm. Đấng Vét Đáy Sinh Tử luôn sẵn sàng cứu chúng sinh, như trong câu chuyện dưới đây.

Xưa kia, có nhóm lái buôn lên thuyền ra khơi kiếm đảo vàng đảo ngọc. Thuyền gặp bão bị đắm, họ dạt vào hòn đảo của loài quỉ ăn thịt người. Để nắm giữ đám lái buôn này, bọn quỉ biến thành công chúa hiện ra trước mặt họ, khiến họ mê đắm và tin tưởng. Chẳng bao lâu, đám quỉ đội lốt công chúa kia đã lấy hết đám lái buôn này về làm chồng, canh giữ nghiêm ngặt, không cho đi lạc đâu xa ra khỏi nhà.

Tuy vậy, một hôm trưởng đoàn tình cờ đi xa hơn mà không ai để ý. Ông ta gặp một tòa nhà khổng lồ toàn bằng sắt. Bên trong có tiếng gọi lớn, “Hãy nghe đây, hỡi người đi ngoài kia! Chúng tôi cũng là lái buôn, bị đắm thuyền lạc lên đảo này và bị cầm tù ở đây. Hãy coi chừng! Các anh đang bị lừa, các cô công chúa mà các anh gá nghĩa, thật ra đều là quỉ ăn thịt người. Họ định sẽ giết và ăn thịt các anh!” Vị trưởng đoàn nhờ vậy hiểu ra ông ta và cả đoàn đều bị đám quỉ đội lốt công chúa cầm tù.” Ông ta hỏi: “chúng tôi bị vướng bẫy tàn khốc, không lẽ nào không có lối thoát?” Tiếng nói kia đáp: “Chúng tôi thì không, nhưng các anh ở bên ngoài vẫn còn một hy vọng. Ở phía đông có một cái hồ, bên bờ hồ có một vườn cỏ tên là Vườn Cỏ Vàng. Vào mỗi đêm ba mươi và đêm rằm, đức Quan Thế Âm dưới sắc tướng ngựa báu Valaha, nghĩa là Dũng Vân, từ cõi trời Ba Mươi Ba xuống vườn cỏ này để gặm cỏ, uống nước, và lăn trên bãi cát vàng. Ngài mời ai muốn thoát đảo quỉ ăn thịt người về lại châu Diêm Phù thì hãy đến cưỡi trên lưng của ngài. Tôi đã từng nghe đám quỉ đội lốt công chúa nói rằng ai nắm được bờm ngựa Valaha này và từ chối không nghe lời van xin giả dối của quỉ, nhất định sẽ an toàn thoát được chỗ này, không ai có thể ngăn cản.” Vị trưởng đoàn tức tốc chạy về báo cho bạn mình biết việc vừa mới nghe. Mọi người đều kinh hãi trước thảm cảnh của mình, và hiểu ra rằng muốn tìm lại tự do chỉ còn mỗi một nguồn hy vọng duy nhất đó là từ tận đáy tim phải hướng về đức Quan Thế Âm mà cầu nguyện.

Quả đúng như lời đã nói, vào đêm trăng tròn, ngựa báu cõi thiên hiện ra, an lành gặm cỏ trong Vườn Cỏ Vàng. Khi sắp bay lên, ngựa gọi đám lái buôn hãy mau leo lên lưng. Lũ quỉ đội lốt công chúa biết được tù nhân của mình đang sắp vuột thoát, họ bắt đầu khóc than vật vã, đưa đàn con ra níu kéo chồng hãy ở lại chăm sóc cho con trai con gái, khóc lóc nói rằng nếu không có cha thì sẽ chết đói cả. Một vài lái buôn vì không đoạn nổi tâm luyến ái, không thể cầm lòng trước lời van xin của vợ quỉ, té lại xuống mặt đất, nhưng tất cả những người còn lại, bịt tai trước lời khẩn nài đầy nước mắt, một lòng hướng tâm cầu nguyện đức Quan Thế Âm với tín tâm mãnh liệt, đã có thể an toàn vượt thoát về lại châu Diêm Phù.

Lòng từ bi của đức Quan Thế Âm, không vướng tưởng uẩn, rót xuống đồng đều cho mọi chúng sinh. Ngài sẽ luôn vét tận sâu thẳm sinh tử mà không thấy mệt, cho đến khi sạch hết không còn sót một chúng sinh nào.

Uẩn thứ nhất [sắc] là tiếp xúc đầu tiên của quí vị với đối cảnh. Uẩn thứ hai [thọ] là cảm nhận đối cảnh này đáng ưa, đáng ghét, hay trung tính. Uẩn thứ ba [tưởng] là quí vị đánh giá cảm nhận này mạnh, vừa, hay yếu, rồi tâm của quí vị sẽ chấp vào sự đánh giá này cho rằng đó là thật và đúng, làm cơ sở cho hai uẩn tiếp theo [hành và thức]. Do năm uẩn tiến triển như vậy mà sinh ra khổ đau. Tuy nhiên, nhờ trì Lục tự chú với tâm hướng về tròn đầy, quí vị có thể cởi được cùm gông của tưởng uẩn, nhờ đó thoát cạm bẫy luân hồi.

 —- HÀNH

58. Hành uẩn vọng đọng tạo tác sinh tử, thì trôi luân hồi;
Còn chứng luân hồi niết bàn bình đẳng, thì đó chính là đức Quan Thế Âm.
Chẳng ai khác hơn là đấng Đại Bi Chuyển Hoá Chúng Sinh.
Trụ cảnh đồng vị, làm việc lợi tha, trì Lục tự chú.

Hành uẩn là từ cái thấy có ưa có ghét mà sinh ra sự thôi thúc, buộc phải hành động, do đó tạo nghiệp; vì vậy hành uẩn chính là vị kiến trúc sư, xây lên cảnh luân hồi và niết bàn. Quí vị đã bị hành uẩn biến thành nô lệ một cách triệt để, cứ thế trôi lăn từ đời này sang đời khác, từ vô thủy sinh tử cho đến giờ. Tuy vậy, nếu biết tự tánh của hành uẩn là không, và nếu biết hết thảy mọi thôi thúc bất tận kia của hành uẩn thật ra chỉ là thị hiện phong phú của trí tuệ, chừng đó quí vị sẽ không còn bị hành uẩn thống trị.

Theo hệ Kim cang thừa, đức Quan Thế Âm ngự trên mọi mạn đà la làm đấng Thế tôn Uy Dũng của Vũ Điệu Hoa Sen. Mặc dù thật sự là một đấng Phật đà giác ngộ viên mãn với kho bồ đại bi vô tận, ngài thị hiện sắc tướng bồ tát để trực tiếp phổ độ chúng sinh, tùy theo nhu cầu căn cơ của từng chúng sinh. Bồ tát làm gì cũng đều vì chúng sinh mà làm, không bao giờ có mục tiêu vị kỷ, trong bất kỳ tình huống nào. Lòng từ bi quảng đại này mang đến vô lượng thiện đức giác ngộ, đặc biệt là mang đến đại giác ngộ chứng biết luân hồi và niết bàn vốn cùng một mùi vị.

Trong hiện tại, có thể là quí vị khó lòng hình dung ra được tầm vóc lớn rộng bất khả tư nghì của thành tựu, từ bi và khả năng độ sinh của đức Quan Thế Âm. Nhưng nếu quí vị trì tụng chú của ngài với tấm lòng chuyên nhất hướng về, rồi một ngày quí vị sẽ có đủ khả năng phổ độ chúng sinh với tầm vóc rộng lớn y hệt như vậy. Từ tận đáy lòng hãy phát nguyện gánh vác chúng sinh, và hãy hồi hướng tất cả công đức của mình về cho chúng sinh, với niềm tin tưởng xác quyết rằng đức Quan Thế Âm đã biết rõ, và luôn gia lực cho quí vị viên thành chí nguyện này.

—- THỨC

59. Thức uẩn biểu hiện của tâm phàm phu, chức năng có tám
Chứng biết tâm này vốn là Pháp thân, thì đó chính là đức Quan Thế Âm.
Chẳng ai khác hơn là bậc tôn quí Biển Rộng Thế Tôn.
Trú trong cảnh giới tự tâm là Phật, trì Lục tự chú.

Nếu hạt gieo vào lòng đất là hạt độc, thì rễ và lá mọc lên từ hạt giống này nhất định phải có độc, thậm chí chết người. Tương tự như vậy, nơi nào có năm uẩn, nơi ấy nhất định có khổ đau liền kề. Và cột trụ của năm uẩn nằm ở nơi thức, vì thức mới chính là điều chấp vào năm uẩn cho rằng thật có. Thật ra thức chỉ là vọng tâm, và vọng tưởng do vọng tâm mà có. Thức chưa từng thật có, nên không thể tồn tại hay hủy diệt. Chứng được điều này thì thoát được móng vuốt của thức. Nhưng chưa có được sự chứng này thì thức sẽ mãi nắm giữ hư vọng làm cho liên tục và sẽ tiếp tục gieo càng nhiều nghiệp hơn. Vì vậy mà điểm thiết yếu là phải dốc tâm dồn sức để nhận diện tánh không của thức.

Bao giờ sự chứng này hiển hiện rõ ràng sẽ giống như ánh ngày lên, quét sạch màn đêm tăm tối.

Tự tánh thanh tịnh của thức là hiện thân của đức Quan Thế Âm, với hồng danh Biển Rộng Thế Tôn. “Thế tôn” là Phật đà, là bậc đã chiến thắng, đạt quả vô thượng bồ đề, và “Biển Rộng” là sự quảng đại rộng lớn vô lượng vô biên của chư Phật bất nhị với đức Quan Thế Âm. Nguyện ánh ngày sẽ đến khi quí vị đạt được thành tựu toàn hảo đến nỗi chỉ cần nghe tên gọi của quí vị cũng đủ cho chúng sinh thanh tịnh nghiệp chướng, thoát khổ ác đạo.

Biết đức Quan Thế Âm là sự thường trụ bất biến của tánh bất nhị, luôn trú ở trong mình, trì Lục tự chú.

— BỐN ĐIỂM TINH YẾU VỀ THÂN KHẨU Ý VÀ PHÁP THÂN

— THÂN

60. Chấp thân thật có, là nhân sinh ra nô lệ buộc ràng;
Nếu thấy thân này chính là bổn tôn, tuy hiện vẫn không,
thì đó chính là đức Quan Thế Âm

Chẳng ai khác hơn là bậc tôn quí đức Liên Hoa Thủ:
Trụ trong cảnh giới thân tướng bổn tôn,  tuy hiện vẫn không, trì Lục tự chú.

Vì chấp vào tri kiến phàm phu thấy thân là một thực thể cố định, với những thành phần xương thịt, nên thân này mới cuốn khổ đau về như nam châm. Nhờ chịu khó tu theo pháp quán tưởng và trì chú, quí vị có thể phá dần sự chấp bám thấy thân này là cố định. Tập thấy thân mình là trí-thân vô biên vô sinh của đức Quan Thế Âm, quí vị sẽ siêu việt cảnh khổ. Thân đức Quan Thế Âm bao la phổ quát như trời rộng, không là thịt, là máu, cũng không phải có vật thể như pho tượng. Thân này trong suốt như cầu vồng, hiển hiện rõ ràng nhưng vẫn là không, không có chút thực thể nào. Còn hơn thế nữa, đức Quan Thế Âm không phải chỉ là một hình ảnh, ngài sống thật, rạng ngời trí tuệ, từ bi, và dũng lực, luôn linh ứng trước lời khẩn nguyện của bất cứ một ai hướng tâm gọi ngài, dù chỉ bằng mỗi một cử chỉ chắp tay đơn giản, hay bằng cách đọc tụng mỗi một câu Lục tự chú.

— KHẨU

61. Động niệm phân biệt nơi cõi ngữ thanh, là nhân sinh vọng.
Chứng khẩu là chú, tuy vang vẫn không, thì đó chính là đức Quan Thế Âm.
Chẳng ai khác hơn là bậc tôn quí Tiếng Gầm Sư Tử.
Trụ trong cảnh giới biết khẩu là chú, trì Lục tự chú.

Khi pháp quán tưởng thân bổn tôn của quí vị trở nên rõ ràng và ổn định, khi ấy trì chú sẽ giúp hoàn thiện pháp hành, như đã giải thích trong phần khẩu kim cang trước đây. Linh tự đầu: OM, tượng trưng cho năm trí Phật, như linh tự cát tường. Phần lớn các chú đều bắt đầu với chữ OM này. MANI, nghĩa là “ngọc,” PADME, nghĩa là “hoa sen,” và HUM là linh tự tuyên thuyết và thỉnh mời trí toàn giác của đức Quan Thế Âm. Trọn minh chú có thể được giải thích như sau: “Hỡi đấng Ngọc Báu Liên Hoa, xin ban cho chúng con trí toàn giác của ngài.” Lập lại hồng danh của ngài qua Lục tự chú, quí vị nhớ nghĩ đến thiện đức vô biên của ngài, như thể quí vị đang gọi ngài từ cõi xa. Đáp lại lời gọi của quí vị, tâm đại bi của ngài sẽ hiện ra không chút cố gắng, toàn thành mọi nguyện ước cho quí vị.

Để hộ trì chúng sinh, đức Quan Thế Âm đã gia lực cho minh chú của ngài thành y như ngài không khác. Chú này là thanh âm của tánh không vô sinh. Viết thành văn tự, chú này giải thoát bằng sự thấy; dưới dạng âm thanh, chú này giải thoát bằng sự nghe; hiện ra trong tâm, chú này giải thoát bằng sự nhớ nghĩ; đeo trên người, chú này giải thoát bằng sự chạm. Tập quen nghe mọi âm thanh là minh chú, quí vị sẽ không còn sợ hãi trước âm thanh kinh hoàng cõi trung hữu. Qua minh chú này, đức Quan Thế Âm thực hiện thiện hạnh từ bi quảng đại của ngài trong phạm vi vô hạn định. Vậy, bằng tâm kính ngưỡng thiết tha, nghe mọi âm thanh trong toàn cõi thế gian đều là âm vang của minh chú, trì Lục tự chú.

— Ý

62. Chấp ý thật có, vọng này là nhân sinh ra luân hồi.
Thả ý an trụ trong tánh tự nhiên thoát mọi niệm khởi, thì đó chính là đức Quan Thế Âm.
Chẳng ai khác hơn là bậc tôn quí Tháo Nơi Chân Tâm.
Trụ trong cảnh giới tâm là Pháp thân, trì Lục tự chú.

Ai cũng luôn nói, “hãy thiền đi, hãy thiền đi!” Nhưng nếu chưa có được sự hiểu vững chắc không mê lầm về tri kiến tánh không thì tu thiền để làm gì? Không nhận ra được tánh không của tâm, đây chính là cội rễ của luân hồi. Tánh không này, và lòng từ bi sẵn có nơi ấy, sẽ được chứng biết khi tâm của quí vị thoát mọi niệm tưởng, thức tỉnh trong tánh biết đơn thuần của hiện tại.

Thả cho sổng chạy thì niệm tưởng sẽ sinh ra toàn bộ sinh tử luân hồi. Để yên không kiểm soát, niệm tưởng sẽ lưu giữ thực tại trước mắt, vì vậy có khả năng làm cho liên tục cảnh luân hồi. Tuy vậy, không niệm nào, dù thiện hay ác, có chút mảy may hiện hữu thật có. Tất cả mọi ý niệm, không sót niệm nào, đều hoàn toàn là không, như cầu vồng, mặc dù hiện ra giữa trời, rạng ngời hiển hiện đủ năm mầu, vẫn không thể nắm bắt, không thể dùng làm áo mặc, hay dùng làm bất cứ việc gì. Tánh không chẳng có gì có thể làm cho thay đổi, dù có bị vô minh che khuất mắt tuệ. Đúng thật là như vậy, vô minh không phải là một thực thể thật có, cần dẹp bỏ. Ngay ở thời điểm chứng được tánh không của vô minh, vô minh này tan vào hư không. Khi mọi hư vọng của niệm che chướng tan đi, tâm vẫn còn nguyên, an nhiên tự tại, thư giãn trong tự tánh, không chút dụng công. Đây là ý nghĩa của hồng danh “Tháo Trong Chân Tâm” của đức Quan Thế Âm.

Bầu trời không bao giờ vì mây nổi mà muộn phiền hay biến chuyển. Bầu trời không hy vọng có cầu vồng, cũng không khổ đau thất vọng khi cầu vồng không hiện. Tâm kim cang của đức Quan Thế Âm không bao giờ lìa chân tánh, dù thiện hạnh từ bi có rộng lớn đến mức nào. Vì chúng sinh, ngài thị hiện vô lượng Sắc thân, nhưng thật ra chưa từng rời cảnh giới tánh không.

Đức Quan Thế Âm là một với chân tánh của tâm của quí vị. Đừng tìm ngài ở nơi nào khác. Để có thể chứng biết chân tánh này trong chính mình, hãy thỉnh cầu và thọ nhận giáo pháp với lòng kính ngưỡng chân thành không ngụy tạo; rồi hãy chiêm nghiệm và mang giáo pháp này hòa vào với chính mình. Rốt lại, quí vị sẽ đạt chứng ngộ cứu cánh. Mọi nghiệp khí và phiền não áng ngữ sẽ tan, quí vị sẽ trực tiếp chứng biết tánh không của vạn pháp. Ở thời điểm ấy, quí vị sẽ tự tháo gỡ chính mình vào trong cảnh giới an nhiên, lìa xa mọi thống khổ luân hồi. Như cụ già thanh thản ngồi xem trẻ nhỏ bày trò, quí vị sẽ bình thản không chút chao động trước sự chuyển biến không ngừng của cảnh giới không thật.

Nếu quí vị quán tưởng đấng bổn tôn mà thấy khó, trang sức trên người, ánh sáng phóng ra, cùng tất cả mọi chi tiết, hãy đơn giản duy trì sự biết về tánh tự nhiên; đây là pháp tu du-già tâm yếu của Pháp thân. Ngắm nhìn sự vật hiện ra mang mùi vị độc nhất của chân thực tại, trì Lục tự chú.

— PHÁP THÂN

63. Vạn pháp chính là cảnh giới Pháp thân bản lai thanh tịnh.
Diện kiến Pháp thân, thì đó chính là đức Quan Thế Âm.
Chẳng ai khác hơn là bậc tôn quí Đấng Ngự Cõi Thế.
Trụ  trong cảnh giới thanh tịnh vô lượng, trì Lục tự chú.

Đức Quan Thế Âm cùng hết thảy Phật đà, trong mọi sắc tướng thị hiện, bất kể thuộc lãnh vực của Báo thân hay Hóa thân, đều khởi sinh từ nền tảng của Pháp thân. Pháp thân là chân cảnh giới, nằm ngoài mọi lãnh vực của khái niệm phân biệt. Nơi đây bao gồm hết thảy mọi tánh đức giác ngộ của Phật quả. Đây chính là trí giác vốn có, luôn ở trong ta, từ vô thủy. Trí giác vốn có này có thể nhận diện được nhờ pháp tu chỉ và quán. Chỉ là an định cái tâm bình thường luôn tán loạn. Quán là phát huy tri kiến quảng đại với chứng ngộ thâm sâu theo cùng. Khi tâm chỉ quán bất nhị hiện ra, đó là lúc Pháp thân đại ngộ.

Cứ như vậy bước theo bồ tát đạo, liên tục duy trì pháp hành trong cả hai thời tọa thiền và xuất thiền, rồi sẽ có lúc quí vị đến với địa bồ tát thứ nhất, bước vào kiến đạo. Có cái tên như vậy là vì đây là lần đầu tiên quí vị thoáng thấy được thực tại cứu cánh, tánh không của vạn pháp. Kinh nghiệm về tánh không này, tuy vậy, chưa đạt mức tối đa, cần phải từng bước phát huy qua các địa tiếp theo, cho đến thời điểm chót, ở địa thứ mzzzzười, nhị chướng vĩnh viễn tan biến và trí giác bản lai bất khả đoạn trọn vẹn hiển bày. Quí vị bước vào nơi được gọi là vô học đạo, địa vị Phật đà, nơi mà tâm trở thành bất nhị với trí Pháp thân. Bất cứ một ai đạt quả giác ngộ ở địa vị bất nhị này, đều thật sự toàn thành mục tiêu cứu cánh của khắp chúng sinh trong toàn ba cõi.

Chính bản thân đức Quan Thế Âm là một đấng Như lai, tinh túy của Phật quả, và tất cả mọi tánh đức của Pháp thân sẽ khai mở không cần cố gắng nhờ trì tụng Lục tự chú của ngài.

– Kết Luận Phần Hai

64. Đức Quan Thế Âm: một đấng bổn tôn gồm đủ chư Phật;
Lục tự minh chú: một câu minh chú gồm đủ mọi chú;
Và bồ đề tâm: một pháp gồm đủ hai bước hiện, thành
Trụ cảnh chứng một giải thoát tất cả, trì Lục tự chú.

Phật Thích Ca Mâu Ni là hiện thân của đức Quan Thế Âm; Pháp, cho ta biết điều cần tránh và điều cần làm, nằm gọn trong Lục tự chú; Tăng, chư bồ tát giúp chúng ta trên đường tu, cũng là hiện thân của đức Quan Thế Âm. Vậy đức Quan Thế Âm là Tam Bảo hợp nhất. Như một thùng chứa có thể chứa vô số hạt mưa, lòng từ bi của đức Quan Thế Âm gồm đủ trí tuệ của đức Văn Thù và dũng lực của đức Kim Cang Thủ. Với một bổn tôn, một minh chú, một pháp tu, quí vị có thể viên thành tất cả.

Bổn tôn có rất nhiều, phong phú vô tận: an lạc, oai nộ, một đầu, ba đầu, hay nhiều hơn; hai tay, bốn tay, sáu tay, hay nhiều hơn; mỗi vị đều biểu hiện cho một tánh đức khác nhau. Tuy vậy, quí vị có thể tin chắc rằng hết thảy chư bổn tôn đều nằm trong đức Quan Thế Âm. Tương tự như vậy, hết thảy năng lực độ sinh của biết bao minh chú khác đều gói trọn trong Lục tự chú. Vậy quí vị hãy dồn hết trái tim để trì tụng chú này một lần. Thân khẩu ý của quí vị vốn là một với thân khẩu ý của đức Quan Thế Âm. Đây là điều mà quí vị cần phải nhận diện, vì đó chính là cốt tủy của pháp hành.

Đồng thời, để có thể bước theo đường tu giác ngộ đến tận mục tiêu cứu cánh, quí vị cần phải liên tục duy trì và phát huy tâm bồ đề quảng đại. Dựa theo lời trực chỉ khai thị của chư tổ dòngKadampa, trước quí vị được khai thị chân tánh của tâm, là tâm bồ đề cứu cánh; sau quí vị huân dưỡng lòng từ bi dành cho chúng sinh, là tâm bồ đề qui ước.

Tâm bất thuần khó lòng hàng phục nếu chưa chứng biết được rằng loạn tâm thật ra chưa từng sinh ra, và vì vậy không thể tồn tại, cũng không thể hoại diệt. Với sự chứng này, không duyên theo niệm khởi, duy trì tánh đơn thuần không gián đoạn của tâm tự nhiên, như vậy gọi là tâm bồ đề cứu cánh.

Một lần thoáng thấy được chân tánh của tâm là như vậy, chứng ngộ về tâm bồ đề cứu cánh của quí vị sẽ trở nên thâm sâu hơn nhờ huân dưỡng tâm bồ đề qui ước, qua hai mặt: tâm nguyện muốn thành Phật vì lợi ích của khắp chúng sinh, và thật sự thực hiện tâm nguyện này. Như chúng ta đã xem qua trong phần trước, chỉ muốn giúp chúng sinh thôi là không đủ, quí vị cần phải nỗ lực để có thể thật sự lợi ích chúng sinh, như là đức Quan Thế Âm, và cũng chính vì mục tiêu này mà quí vị quán tưởng đức Quan Thế Âm, trì tụng minh chú của ngài, quán về chân tánh của trí tuệ của ngài. Tu như vậy, vọng niệm thưa dần, trí tuệ rộ nở, giúp quí vị toàn thành mọi lợi ích trước mắt và cứu cánh của mình và của chúng sinh.

PHẦN BA
Quyết Tâm Thoát Sinh Tử

– Quay Lưng Với Việc Thế Gian

Điểm tinh túy của tâm chán sinh tử là thả hết việc thế gian để chuyên tâm tu theo chánh pháp.

— VIỆC LÀM

65. Làm để làm gì? Việc nào cũng gieo toàn nhân sinh tử.
Xem việc đã làm vô nghĩa biết bao.
Nay thà ngưng hết, đừng làm gì cả,
thả hết chuyện làm, trì Lục tự chú.

Chỉ có Phật mới có thể đếm hết được những lần chúng ta đã sinh ra trong cõi luân hồi vô thủy này, và chỉ có Phật mới có thể nói luân hồi khởi đầu từ lúc nào. Trong Diệu Pháp Minh Niệm có câu nói rằng, nếu có thể gom hết số lượng thân xác của mình trong các đời quá khứ, dù mỗi thân chỉ nhỏ như xác côn trùng, sẽ chất thành đống cao hơn cả núi Tu di; và nếu có thể gom hết số lượng nước mắt đã tuôn ra vì đớn đau, sẽ đong thành đại dương sâu rộng hơn bất cứ biển rộng nào trên toàn cõi thế gian này. Vì sao? Vì cho đến bây giờ, tất cả mọi việc quí vị đã từng làm đều là việc gây hại, may mắn lắm thì được là việc phù phiếm vô nghĩa.

Chúng sinh hữu tình luôn bận rộn. Loài người như chúng ta đây, bận rộn đấu đá cạnh tranh lẫn nhau, mua, bán, tạo, phá. Loài chim bận rộn chuyện xây tổ, đẻ trứng, bón mồi cho chim non. Loài ong bận rộn hút nhụy, làm mật. Loài thú bận rộn kiếm ăn, săn mồi, canh chừng nguy hiểm, bảo vệ đàn con.

Càng làm lại càng thêm việc, càng thêm vất vả, nhưng kết quả cho sự lao nhọc này không kéo dài lâu hơn bức tranh vẽ bằng ngón tay trên mặt nước. Bao giờ thấy ra những việc làm vô nghĩa kia phù du đáng chán đến mức nào, tự nhiên quí vị sẽ hiểu điều duy nhất thật sự đáng làm, đó là hành trì theo chánh pháp.

— NÓI

66. Nói để làm chi? Toàn chuyện tào lao.
Nhìn xem khiến tâm tán loạn cỡ nào.
Nay thà lặng thinh trong cõi tịch lặng,
ngưng hẳn tiếng lời, trì Lục tự chú.

Khi người ta nói chuyện, phần lớn đều là nói lời vô bổ. Chủ yếu mọi câu chuyện đều phát xuất từ lòng ưa ghét, chỉ khiến nọc độc phiền não thêm sâu dày. Nói không để làm gì, chỉ khiến ý tưởng loạn lên như trăm vạn lá cờ giấy phần phật trong gió lộng.

Sách có câu “lỗ miệng là cửa địa ngục.” Nói chuyện tào lao, nói lời dối láo, nói lời thô ác, nói lời tọc mạch, lời nói nào cũng khiến tâm tán loạn và lo lắng không thôi. Dù với tài hùng biện, với lời rõ ràng mạch lạc dễ nghe, rồi cũng chỉ khiến ta thêm lãng phí thời gian và gặp chuyện rắc rối. Vì vậy Mật thừa có câu nói rằng một tháng tịnh khẩu tụng chú lợi ích lớn hơn một năm tụng chú xen kẽ chuyện thế gian. Tụng cho ra tụng, không xen lẫn bất kỳ lời nói nào khác, công phu trì chú giữ được năng lực tối đa, rồi sẽ giúp ta chứng được chân tánh siêu việt ngôn từ, vì chú Mani là âm vang tự nhiên của chân tánh bất khả tư nghì này. Pháp hành của quí vị, vì vậy, sẽ tiến bộ nhanh chóng nếu có thể dứt bỏ mọi chuyện phiếm bất tận của đời sống hàng ngày bằng cách phát nguyện tịnh khẩu, không còn thốt ra lời nào khác hơn là Lục tự chú.

— ĐI

67. Tấc bậc làm gì? tới lui thêm mệt.
Nhìn xem chánh pháp lạc xa cỡ nào.
Nay thà một chỗ, để tâm thư giãn,
Ổn định an nhiên, trì Lục tự chú.

Chạy đua loanh quanh, lăng xăng chỗ này chỗ nọ, chỉ thêm mệt chẳng để làm gì. Chúng ta luôn lăng xăng xem chuyện gì đang xảy ra ở nơi khác, can dự vào đủ thứ chuyện ở bên ngoài. Nhưng trong suốt thời gian đó, bên trong thật ra có thừa việc để nhìn, trong sự động tịnh của niệm, và thừa việc cần làm để hàng phục vọng niệm này.

Cho đến bây giờ, quí vị cứ mãi rong ruổi quẩn quanh, trôi lạc triền miên trong mấy cõi sinh tử, chẳng được gì ngoài nỗi khổ đau. Gieo nghiệp và chịu khổ đau quả báo, lạc khỏi chánh pháp càng lúc càng xa. Đã vậy chi bằng ngồi lại một mình ở chốn yên tĩnh thuận tiện cho việc tu, chẳng tốt hơn sao? Quán ân sư nhiệm mầu, quán giáo pháp nhiệm mầu, cho đến khi chân nghĩa chánh pháp hoàn toàn thấm nhuần trong tâm, đây là cách duy nhất khiến thân người quí giá này trở nên thật sự xứng đáng. Nếu quí vị có thể làm được như vậy, cho dù chỉ trong một thời gian ngắn, đã là sự gia trì lớn lao.

— ĂN

68. Ăn để làm gì? Chỉ toàn thành phẩn.
Xem bụng bây giờ ăn chẳng biết no.
Nay thà sống bằng lương thực chánh định,
dứt bỏ chuyện ăn, trì Lục tự chú.

Bất kể ăn gì, dù ngon hay dở, rồi cũng thành phân như nhau, có gì để phải hám ăn đến thế? Tốt hơn hãy xem món ăn là món cúng dường, nhờ vậy tích lũy công đức thay vì tăng bồi lòng tham.

Khi ăn, hãy quán tưởng thức ăn thức uống là cam lồ thanh tịnh, trước dâng lên Tam Bảo, sau tưởng tượng chư Phật ban lại cho mình, dùng thức ăn như thọ lực gia trì. Cuối bữa ăn, quán tưởng mình là đức Quan Thế Âm, thực phẩm vừa dùng biến thành cam lồ, từ các ngón tay và toàn thân tuôn ra, giải cơn đói khát cho hết thảy chúng sinh cõi ngạ quĩ. Việc ăn uống tầm thường, nhờ vậy, trở thành phương tiện tích lũy công đức. Phối hợp Phật-pháp vào sinh hoạt hàng ngày, mọi mặt trong đời sống thường nhật đều có thể biến thành pháp hành, giúp sự hiểu của quí vị trở nên phong phú thâm sâu hơn.

Cần gì thèm thuồng những món ngon thịnh soạn. Gắng nuông chiều lòng tham chỉ tựa như uống nước muối, càng uống càng khát. Nhìn lại mà xem, thiên hạ bỏ ra biết bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc chỉ vì một bữa ăn ngon. Thay vào đó, vui cùng thực phẩm giản tiện vừa đủ, thưởng thức vị cam lồ chánh định của thiền chỉ quán, đây là điều mang đến sự toại nguyện sâu xa, quét sạch vô minh tăm tối. Hãy nhận diện cội nguồn của dưỡng thực chân chính, trì Lục tự chú.

— TƯ DUY

69. Suy nghĩ làm gì? Càng thêm hư vọng.
Xem lại mục tiêu đạt có là bao.
Nay chuyện đời này thà chẳng nghĩ xa,
buông mọi lo toan, trì Lục tự chú.

Đừng kéo dài ý niệm đã qua, đừng mời gọi ý niệm chưa đến, giữ tánh biết sáng trong của thời điểm hiện tại. Bằng không, chẳng làm sao kết thúc được chuỗi vọng niệm nối dài. Như bậc thánh trí Gyalse Thogme đã dạy, “những thứ được gọi là niềm vui và nỗi khổ kia đều chỉ như tranh vẽ mặt nước, theo đuổi làm gì? Nếu quí vị nhất định phải có một điều gì để mà nghĩ đến, vậy hãy thử nghĩ mà xem có phải là được gì mất đó, tạo dựng bao nhiêu sẽ tan rã bấy nhiêu.” Tương lai biết đâu chừng mà tính việc xa xôi. Làm như vậy cũng vô nghĩa như câu chuyện Cha của Danh Nguyệt:

Vào một đêm kia, có anh nông dân mang bao lúa mạch to tướng vừa mới thu hoạch về, cột lên xà ngang trên đầu giường mà ngủ. Anh ta ngã lưng xuống nệm, hai tay kê đầu nhìn bao lúa, nghĩ rằng, “lúa này nhất định sẽ bán được giá,” rồi lại nghĩ, “với số tiền này, mình đủ khả năng lấy về một cô vợ đẹp. Chẳng bao lâu sẽ được một thằng cu kháu khỉnh… để xem, đặt tên cho nó là gì nhỉ?” Nhìn thấy trăng rằm chiếu xuyên khung cửa, anh chợt có ý nghĩ hay, “biết rồi! ta sẽ gọi con trai ta là Danh Nguyệt…” Vừa lúc ấy, con chuột nãy giờ gặm sợi dây buộc bao lúa vừa xong việc, bao lúa nặng rớt xuống, và đến đó là hết, cả anh nông dân lẫn toan tính của anh ấy.

Đừng để tâm miên man trong dự tính. Buông bỏ mọi lo toan vì những mối bận tâm thế tục đời này, nhớ rằng mỗi phút giây đi qua là một cơ hội tu tập quí giá như thế nào, hướng mỗi tâm mỗi niệm về hết cho đức Quan Thế Âm. Thay vì đầu hàng sức mạnh của hư vọng, hãy rót đầy tâm mình bằng đại từ đại bi; thay vì lao lực vô ích để đeo đuổi những mục tiêu thế tục, hãy trú tâm bình đẳng đến từ đại định thâm sâu. Tu được như vậy, dù chỉ trong thời gian một tiếng đồng hồ ngắn ngủi, cũng vẫn là liều thuốc hữu hiệu hóa giải phiền não vô minh, nhất định sẽ giúp quí vị tiến bộ trên đường tu. Vậy hãy chặt hết mọi hy vọng, toan tính, mong đợi khiến tâm thêm loạn động, trì Lục tự chú.

— SỞ HỮU

70. Sở hữu làm gì? Chỉ càng thêm vướng.
Nhìn xem sớm ngày phải bỏ mà đi.
Nay thà đoạn dứt tham lam tài sản,
ngưng om của cải, trì Lục tự chú.

Sở hữu cũng như mọi tài vật khác, nhất định sẽ phải mất, không sớm thì muộn. Phú quí là cội nguồn của nỗi lo bất tận và đủ loại tội ác. Sách có câu nói rằng, “Của cải càng nhiều, bất hạnh càng lớn.” Quí vị có thể dành trọn đời mình để tích lũy tiền tài của cải, đến nỗi giàu sánh Thần Tài, nhưng rồi thình lình chết đến, cướp đi tất cả. Hãy nhìn lại mà xem bao quốc vương quyền uy tột bực, bao triều đại tài lực thênh thanh, phải chịu cảnh mưu đồ, thảm cảnh, lật đổ, chiến tranh, cùng biết bao khổ đau khác kéo về.

Thấy có người cầm ngọc quí trong tay như cầm đá sỏi tầm thường, chơi một lúc rồi vất đi, chẳng xót lắm sao? Nhưng vẫn chưa xót bằng thấy có người đủ cơ hội hành trì theo chánh pháp mà lại phí bỏ đời mình vì lầm lẫn đeo đuổi những mục tiêu bất xứng. Dùng thân người quí giá này cho bất cứ việc gì khác hơn là mục tiêu chân thật, có khác gì dùng chậu vàng ròng để mà hứng phân.

Đừng lãng phí, đừng dùng sai cơ hội quí giá này Đừng phí thì giờ để mà tích lũy những thứ không cần thiết. Tốt hơn hãy nên dành thời gian để gầy dựng kho công đức cho pháp hành.

Cho dù chỉ tụng một vài chú Mani hay chỉ hành trì trong giây lát cũng đủ giúp quí vị tích lũy thêm dồi dào kho tàng tâm của đấng giác ngộ. Biết rõ không tài sản thế gian nào có thể mang đến lợi ích chân thật dù cho đời này hay đời sau, trì Lục tự chú bằng trọn lòng tinh tấn, trọn tâm hướng về, và trọn niềm hỉ lạc.

— NGỦ

71. Ngủ để làm gì? Càng thêm trì trệ.
Nhìn xem đời sống trôi trong dật dờ.
Nay thà bắt đầu hết lòng nỗ lực,
ngày cũng như đêm, đá bỏ tán tâm, trì Lục tự chú.

Tính đến năm 70 tuổi, quí vị đã ngủ tất cả là 70 lần 365 đêm, hơn 20 năm nằm ngủ như xác chết. Giấc ngủ phàm phu không những không lợi ích cho pháp tu mà còn tăng bồi thêm nghiệp khí vô minh, đủ sức đẩy quí vị đọa rơi vào ác đạo luân hồi. Vì vậy quan trọng nhất là phải từ bỏ biếng lười, dồn hết nỗ lực về nơi pháp hành.

Và thêm một điều cũng rất quan trọng, đó là phải biết dùng những phương pháp chuyển giấc ngủ thế gian thành pháp hành để tiến xa hơn trên đường tu. Ban đêm trước khi ngủ, hãy nhớ lại việc đã làm trong ngày. Sám hối việc bất thiện, hạ quyết tâm không tái phạm. Nhớ việc thiện đã làm, hồi hướng công đức tích lũy trong ngày về cho chúng sinh sớm thoát sinh tử. Rồi nằm theo “thế sư tử,” nghiêng phía bên phải, bàn tay phải đặt dưới má phải, cánh tay trái đặt xuôi bên mình ở phía trái; đây là tư thế Phật nằm khi nhập niết bàn.

Tiếp theo, quán tưởng đức Quan Thế Âm to cỡ bằng ngón tay cái, ngồi trên đài sen đỏ bốn cánh nơi tim. Ánh sáng từ thân ngài tỏa ra, rót đầy thân thể quí vị, đầy ắp căn phòng, từ từ đầy khắp vũ trụ, làm cho tất cả tan thành ánh sáng rực rỡ. Nhiếp tâm vào đó để đi vào giấc ngủ.

Nếu dùng giấc ngủ để tu thì công phu ngày và đêm sẽ liên tục hòa vào trong nhau. Tương tự như vậy, nếu chuyển hết mọi sinh hoạt trong ngày thành pháp tu thì thời gian xuất thiền và tọa thiền sẽ hòa vào nhau một cách liên tục; việc này hỗ trợ cho việc kia, quí vị sẽ tiến bộ nhanh chóng. Hãy nỗ lực ngày cũng như đêm, trì Lục tự chú.

– Phải Gấp Tu Ngay

72. Không rảnh! không rảnh để mà ngủ nghỉ!
Thình lình chết đến biết phải làm sao?
Nay thà tức khắc diệu pháp khởi tu,
gấp lên, mau lên, trì Lục tự chú.

Quí vị có thể biết chắc rằng cái chết sẽ đến, nhưng không thể biết lúc nào, ở đâu, và làm sao. Có thể là ngay trong ngày hôm nay. Quyền lực, hùng binh không làm cho cái chết nao núng; sắc đẹp rực rỡ cũng không khiến cái chết động tâm; chẳng thể dùng tiền tài để mua chuộc cám dỗ, cũng không lấy gì đẩy lui được, dù chỉ phút giây. Khi giờ chết điểm, điều duy nhất có thể giúp quí vị đó là bất kỳ công phu nào đã tu. Hãy luôn nhớ cái chết. Như chư đạo sư dòng Kadampa dạy, “chính nhờ luôn nhớ đến cái chết, nên trước tiên tâm về với Pháp,  tiếp theo thúc đẩy nỗ lực tu, rốt lại chứng biết chết là Pháp thân.” Tuy vậy, lúc mạng chung không phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu tu. Ngay bây giờ mới phải lúc, khi tâm không vướng âu lo, khi thân không vướng tật bệnh. Bắt đầu tu ngay, dù chết đến thình lình quí vị cũng đã sẵn sàng, không tiếc, không sợ.

Đừng bao giờ quên đời sống này qua nhanh như tia chớp mùa hạ, như một cái vẫy tay. Nay đủ thiện duyên để tu thì dù chỉ một phút một giây cũng đừng lãng phí cho bất cứ điều gì khác, dốc hết công sức và nỗ lực, trì Lục tự chú.

73. Nói gì đến chuyện năm, tháng, hay ngày,
nhìn việc trước mắt thay đổi liền tay,
cái chết thêm gần, mỗi phút, mỗi giây,
phải ngay bây giờ, trì Lục tự chú.

Không có việc gì đứng yên bao giờ. Mỗi lúc mỗi thay đổi. Mùa xuân hạt nảy mầm; mùa hè mầm ra lá, trổ nụ và đơm hoa; mùa thu trĩu hạt chín vàng; mùa đông đất lại chuẩn bị đón hoa mầu năm tới. Mặt trăng tròn rồi khuyến trong cùng một tháng; mặt trời mọc rồi lặn trong cùng một ngày, mọi sự không ngừng biến chuyển thay đổi.

Buổi trưa cả ngàn người múa hát trên bãi chợ phiên. Buổi tối nhìn lại hoang vu không người. Trong thời gian đó, mỗi người đều đã vuột mất vài giờ, đến gần hơn với cái chết.

Mọi sự trên đời đều luôn chuyển động theo hành trình bất biến dẫn đến sự hủy diệt sau cùng. Mạng sống của quí vị cũng vậy, như ngọn đèn bơ đang cháy, rồi sẽ cạn. Chẳng phải quá điên rồ hay sao, khi nghĩ rằng cứ lo làm cho xong việc trước rồi dành thời gian cuối đời để tu. Lấy gì biết chắc rằng mình sẽ sống lâu như vậy? Chẳng phải cái chết không chừa một ai, dù trẻ hay già hay sao? Bất kể đang làm gì, hãy nhớ đến cái chết để giữ tâm chuyên chú nơi chánh pháp. Cứ như vậy, trì Lục tự chú.

74. Mạng sống cạn dần như mặt trời lặn;
cái chết đến như bóng đổ chiều tà;
còn lại chút gì vội bóng chiều tan:
không còn thời gian! trì Lục tự chú.

Từ lúc chào đời đã phải lãnh án chết. Không danh y nào có thể ngăn chận được điều này, dù tài giỏi đến đâu chăng nữa. Cái chết lạnh lùng tiến đến cạnh bên, như rặng núi Tây đổ bóng lúc chiều tà, nuốt chửng cảnh vật vào trong bóng tối. Đức Phật diễn tả, kẻ thần tốc tóm được cả bốn mũi tên do bốn tay xạ thủ dũng mãnh cùng lúc bắn ra từ bốn phía, thế nhưng cái chết khi đến lại còn nhanh hơn thế nữa.

Có lần đức Phật gặp bốn người lực lưỡng đang loay hoay vần một khối đá to khổng lồ. Phật chỉ cần một chân đưa nhẹ, hất khối đá lên cao khiến vỡ tan thành từng mảnh. Quá kinh ngạc, mấy người đàn ông hỏi, “ngài làm thế nào có được thần lực dũng mãnh đến thế,” đức Phật trả lời, “đó là nhờ tích lũy công đức.” Họ lại hỏi, “có ai mạnh hơn thế được chăng?” “Có chứ,” đức Phật trả lời, “có cái chết mạnh hơn như vậy. Vì cái chết mà tôi sẽ phải lìa cả thân này với đủ mọi tướng hảo chánh phụ.” Đức Phật dạy rằng nhớ chết và vô thường là động lực lớn nhất thúc đẩy chúng ta tu.

– Hàng Phục Tâm

75. Dù Lục tự chú có là diệu Pháp,
tán tâm nói nhìn, tụng cũng như không.
Lại ham đếm số, càng mất trọng điểm.
Hãy chuyên quán tâm, trì Lục tự chú.

Lục tự chú tuy đủ khả năng hóa giải mọi phiền não và mang đến lợi ích không thể nghĩ bàn, thế nhưng nếu tụng chú mà không chú tâm đúng mức thì sẽ không có hiệu quả. Nếu cứ xao lãng khi tụng, duyên theo cảm xúc của thân, theo sắc trần bên ngoài, theo chuyện phiếm với người xung quanh, hay theo ý tưởng lan man trong đầu, thì năng lực của minh chú sẽ như khối vàng đóng bụi, không thể nhìn ra. Dù lần tràng hạt quanh đầu ngón tay với vận tốc siêu nhanh, công phu rỗng không như vậy liệu có ích gì? Trọng điểm không nằm ở chỗ phải bằng mọi giá đạt túc số thật cao, mà phải có được hiểu biết sâu hơn về pháp hành và về mục tiêu cứu cánh.

Để có thể gặt hái thành quả tối đa của công phu trì chú, điều quan trọng là giữ thân theo đúng tư thế, không cựa quậy bồn chồn; giữ khẩu theo câu chú, không nói gì khác; và giữ ý với nội dung quán tưởng, không xao lãng vì bận nhớ nghĩ đến quá khứ hay toan tính cho tương lai.

Hãy phát nguyện làm theo như đức Milarepa tôn quí, bỏ hết phía sau mọi chộn rộn và xao lãng vô ích của đời sống thế gian, quét hết trong tâm mọi biếng lười và phiền não, cống hiến trọn thân mình cho pháp hành. Nếu quí vị tu được như vậy, nhất định dòng tâm thức của quí vị sẽ được hết thảy Phật đà bồ tát hộ niệm gia trì.

76. Nếu biết thường xuyên liên tục xét tâm
thì mọi việc làm đều thành diệu pháp
Trong vạn lời dạy, cốt tủy là đây
Qui về làm một, trì Lục tự chú.

Toàn bộ tinh túy của giáo pháp Phật dạy là để hàng phục tâm. Hàng phục được tâm thì làm chủ được thân và khẩu, và chỉ như vậy thì khổ đau của mình và người mới có thể chấm dứt. Còn nếu để trong tâm ứ tràn phiền não thì dù việc làm và lời nói biểu hiện tốt thế nào, quí vị cũng vẫn đã lìa xa chánh đạo.

Muốn hàng phục được tâm thì phải ráo riết canh chừng mọi ý nghĩ và hành động của mình. Cần xét tâm luôn luôn. Niệm bất thiện vừa dấy lên, lập tức áp dụng biện pháp đối trị tương ứng. Niệm thiện vừa nổi lên, lập tức tăng bồi bằng cách hồi hướng công đức về cho chúng sinh thành tựu vô thượng bồ đề. Giữ chánh niệm liên tục trong chỉ quán, rồi sẽ có lúc quí vị đủ khả năng duy trì tánh biết của trí giác ngay giữa mọi bận rộn tán loạn cõi thế gian. Chánh niệm là cơ bản, là thuốc chữa lành mọi nhiễm tâm sinh tử.

Pháp hành phải giúp quí vị đạt đến khả năng duy trì tánh biết một cách liên tục, dù tọa thiền hay xuất thiền. Đây là điểm tinh túy của tất cả mọi lời khai thị. Thiếu mất điểm này thì dù tụng chú và cầu nguyện bao nhiêu lần, dù lễ lạy và đi nhiễu cả trăm ngàn lần, hễ tâm còn xao lãng thì tất cả những việc làm này đều không thể giúp quí vị quét bỏ phiền não che chướng.  Không quên điểm tối quan trọng này, trì Lục tự chú.

KẾT

77. Phần đầu, sầu thảm chuỗi lời than vãn thời mạt pháp này,
là lời trách móc ta dành cho ta.
Xót xa muộn phiền, sâu thẳm lòng ta,
Nay tặng cho con, nếu cùng cảm nhận.

Phần đầu của bài pháp này trỏ ra cho ta thấy người trong thời đại suy đồi bị hành động và cảm xúc khống chế đến mức nào, vạch trần sự vô nghĩa của đời sống thế tục, miêu tả khả năng tàn phá của con người trước nguồn hạnh phúc mà họ luôn mong cầu. Đúng như giáo pháp Phật dạy trong thời kỳ chuyển pháp luân thứ nhất, bao giờ quí vị nhận diện được toàn bộ cảnh luân hồi chỉ toàn là khổ đau, bấy giờ ý chí muốn thoát sinh tử sẽ kiên định khởi sinh trong tâm, trở thành nền tảng của pháp hành. Chính để mang lại sự biến chuyển này trong tâm người tu mà Patrul Rinpoche đã thốt lên lời muộn phiền chán ngán cảnh sinh tử luân hồi.

78. Bằng không, nếu con đã tự tin nơi kiến, tu của mình,
đầy ý tưởng hay đạo đời dung hợp,
hành xử khéo léo vừa lòng mọi người
Nếu là như vậy, cho ta xin lỗi.

Đức Patrul Rinpoche lên án thái độ mê muội dối láo của con người trong thời kỳ tối ám này, không phải vì oán hận, mà là để tự phơi bày, tự sửa lỗi lầm của chính mình. Ngài cũng mong những lời nói ra đây giúp được cho người khác thức tỉnh trước cơn thát loạn của thời đại này, thấy ra rằng Phật-pháp là con đường thoát khổ duy nhất.

Vậy dụng ý của phần một là để đưa tâm mê muội quay về với chánh pháp. Nhưng Patrul Rinpoche nói thêm rằng nếu người đọc đã thoát khỏi lối đường cong queo của thời đại này, được sự tự tin hoàn toàn nơi thành tựu về kiến, tu và hạnh của hiển và mật tông, tâm lúc nào cũng kiên định vì chúng sinh, và đã có thể dung hợp tinh túy của chánh pháp khi dấn thân vào việc đời, nếu là như vậy, Patrul Rinpoche có lời xin lỗi là đã tùy tiện cho ra lời khuyên không thích đáng này.

79. Phần hai, xác định về kiến và tu.
Kinh nghiệm chứng ngộ ta đều không có,
chỉ nói ra điều hiểu nhờ giáo pháp
truyền thừa trân quí Phụ-Tử toàn giác

Cấu trúc của hết thảy mọi giáo pháp Tiểu thừa, Đại thừa và Kim cang thừa là lời khai thị về kiến, tu và hạnh. Patrul Rinpoche khiêm tốn nói rằng mình không có chút chứng ngộ nào về ba lãnh vực này. Thật ra, đương nhiên là ngài đã tu học tận tường và đã thâm chứng giáo pháp của Longchen Rabjam và Jigme Lingpa, là “cha và con” của dòng truyền thừa Đại Viên Mãn, nhờ đó viên thành quả giác ngộ, mang lợi ích không thể nghĩ bàn đến cho khắp chúng sinh. Trong bài pháp này, ngài trình bày không chút mê lầm mọi điểm tinh yếu của Phật đạo: làm sao nhận diện hư vọng, đập tan lực thống trị của nó, và cuối cùng chuyển nó thành trí Phật.

80. Phần ba, thúc dục bỏ hết mà tu
Dù con có thể không thấy điểm này, cũng tự tuôn ra
Nhưng không mâu thuẫn lời Phật, bồ tát,
Thật biết ơn con nếu gắng thực hành.

Chiêm nghiệm về nỗi bất hạnh triền miên trong cảnh sinh tử sẽ khiến quí vị cảm thấy buồn phiền ngán ngược trước quá nhiều khổ đau, rồi cảm nhận này sẽ biến thành ý chí mãnh liệt muốn vượt thoát tất cả. Với sự quyết tâm buông bỏ sinh tử này, rồi quí vị sẽ đến với kết luận rằng điều tốt nhất có thể làm được cho chính mình và cho mọi người là hành trì Phật-pháp. Quí vị có thể là đã tự chọn cho mình một mục tiêu trong đời, nhưng bây giờ hãy vì chính mình mà quyết định mục tiêu nào quan trọng hơn, khẩn thiết hơn. Nếu thật sự nghiêm chỉnh với Phật-pháp, quí vị sẽ hiểu rõ đây không phải là điều có thể trì hoãn. Có bao nhiêu người trên trái đất này sẽ chết trong vòng một tiếng đồng hồ sắp tới? Quí vị dám nói chắc là mình sẽ không nằm trong số người đó hay không? Bất kể thế nào, đã lãng phí đời mình thì nhất định rồi sẽ chẳng được gì, dù sống dài bao nhiêu.

81. Bài pháp này đây, đầu, giữa và cuối, cả ba đều lành,
– đáp lời thỉnh cầu người bạn lâu năm, chẳng thể từ chối,
được viết ra trong Bạch Thạch Thắng Động của bậc thành tựu
Bởi tên rách rưới, Apu Hralpo, năm độc cháy bừng.

Vì lời thỉnh cầu kiên trì của một vị đệ tử, bài pháp này được đức Patrul Rinpoche, Orgyen Jigme Chökyi Wangpo, viết ra tại Trakar Tsegyal, hang động Bạch Thạch Thắng Đỉnh ở tỉnh Kham, vùng Đông Tạng, không xa Datsedo, biên giới xưa giữa Tây Tạng và Trung Hoa. Tại nơi chốn xinh đẹp vách cao đá trắng đầy hang động tự nhiên này, đức Patrul Rinpoche đã từng ẩn tu cùng năm vị đệ tử. Tại nơi ấy, ngài đã ban cho nhiều giáo pháp, như bài pháp này, dựa theo kinh nghiệm thiền định của ngài.

Apu Hralpo là tên thường gọi của đức Patrul Rinpoche. Theo ngôn ngữ vùng Đông Tạng, Apu là tiếng tôn xưng. Giải thích theo truyền thống văn chương thì chữ Apu bao gồm hai âm, A là biểu tượng của tánh không vô sinh, và Pu nghĩa là “con,” ngụ ý đức Patrul Rinpoche thương chúng sinh như thương con của chính mình. Vì lòng trìu mến bao la dành cho tất cả, ngài cũng thường được mọi người gọi là Apu Từ Ái.

Đức Patrul Rinpoche chế nhạo tên Apu mà mọi người tôn kính dành cho ngài bằng cách tự gọi chính mình là Apu Hralpo. Hralpo có nghĩa là gói trong mớ giẻ rách, vì ngài vẫn thường mặc áo rách. Đúng ra, có thể nói rằng đức Patrul Rinpoche là người đã xé tan lớp vải hư vọng chấp tâm và cảnh thật có. Ngài Khenpo Shenga, bậc chân sư đắc đạo và cũng là đệ tử của Patrul Rinpoche, đã nói về ngài như sau, “Người đã thiêu rụi năm độc bằng lửa trí tuệ.

82. Từ nãy đến giờ, toàn lời lãi nhãi, nhưng vậy đã sao?
Nội dung xứng đáng, ý không sai lầm,
vậy công đức này, ta dành cho con cùng với những ai trong khắp ba cõi,
nguyện mọi nguyện ước khởi từ chánh pháp đều thành sự thật!

Đức Patrul Rinpoche xin lỗi vì bài pháp không trau chuốc này cứ mãi kéo dài lê thê chán ngấy như tiếng khảy của đàn cũ đứt giây. Tuy vậy, vì đúng lời Phật dạy nên bài pháp này không vướng sai lầm, và chính vì lý do này mà những gì nói ở đây đều xứng đáng được nghe, xứng đáng được chiêm nghiệm, và xứng đáng được hành trì. Vậy thuyết giảng bài pháp ba phần này được chút công đức nào, ngài nói tiếp, cũng xin hồi hướng về cho khắp cả hữu tình, để chúng sinh trên đường đi của bồ tát có thể thành tựu được địa vị vô thượng của đức Quan Thế Âm.

LỜI BẠT

[…]

Sách này đặc biệt nói về pháp tu của đức Quan Thế Âm, pháp chủ của tất cả mọi mạn đà la. Vì ngài là đức Phật Đại Bi, và vì tâm đại bi là trái tim của Phật-pháp, nên đức Quan Thế Âm là đấng bổn tôn trên mọi đấng bổn tôn, và tụng chú của ngài đặc biệt có năng lực mãnh liệt, thấm đẫm năng lực gia trì vĩ đại, vô cùng linh ứng cứu khổ chúng sinh. Vì vậy quán tưởng liên tục về đức Quan Thế Âm với tâm hướng về không chao động là phương pháp đặc biệt hữu hiệu để tiến bộ trên đường tu Đại thừa và để lau chùi sáng trong viên ngọc bồ đề tâm.

Xét mặt ngoài, tức là tục đế, đức Quan Thế Âm ngự cõi Phật trên núi Phổ đà, là hiện thân của lòng đại bi của khắp chư Phật. Xét mặt trong, tức là chân đế, ngài là trí giác và tâm bi vốn có của chúng ta. Biết được chân đế và tục đế đồng hiện như thế nào, đó là kiến.

Tuy nhiên, chỉ biết thôi không đủ, không dùng đến thì biết chẳng để làm gì. Như bất cứ khả năng nào khác, sự biết này phải được vận dụng và phải thành một với chính mình nhờ quá trình huân tập, đó là tu. Trong trường hợp nay, tu là nhiếp tâm nơi đức Quan Thế Âm. Một khi đã chứng được kiến, và tập luyện qua sự tu, khi ấy tất cả việc làm, lời nói và ý nghĩ của quí vị sẽ tự nhiên trở nên càng lúc càng tốt lành hơn. Rồi sẽ có lúc bất kể ngủ nghỉ, làm việc, ăn, ngủ, bất kể vui hay buồn, quí vị luôn liên tục giữ đức Quan Thế Âm ở trong tâm; đó là hạnh.

Thọ giáo pháp này rồi, bây giờ chỉ còn tùy nơi quí vị đơm kết giáo pháp này lên tấm vải cuộc đời mình như thế nào. Phải làm sao cho giáo pháp này hòa tan vào tất cả mọi ý nghĩ, lời nói và hành động của quí vị. Đây không phải là điều dễ làm, tuy vậy, nương nhờ năng lực hộ trì của đức Quan Thế Âm và uy lực minh chú của ngài, quí vị sẽ từ từ tiến bộ, vượt chướng ngại, và đạt quả giải thoát nhờ sự nỗ lực này.

[…] Vậy hãy trì tụng chú Mani, chiêm nghiệm bài pháp này, để cho chánh pháp hòa vào trong mình bằng cách mỗi ngày đều tu, cho dù chỉ là tu dăm ba lúc. Phật-pháp là điều mà quí vị phải tự mình tu, không ai có thể làm thay.

Cho dù ngồi tu hay đưa pháp hành vào sinh hoạt đời thường, quí vị làm bất cứ việc gì cũng phải luôn ghi nhớ ba điểm tối thượng nơi phần đầu, phần giữa và phần cuối. Phần đầu là nguyện việc làm này lợi ích chúng sinh, đưa chúng sinh đến với niềm an lạc và cuối cùng đến với quả giác ngộ viên mãn. Phần giữa là chuyên chú nơi việc đang làm, không chấp vào khái niệm chủ thể, đối tượng và việc làm là thật có. Phần cuối là mang công đức có được từ việc làm này hồi hướng về cho khắp cả chúng sinh. Nhờ niêm phong bằng sự hồi hướng, quí vị có thể biết chắc rằng công đức này sẽ chín mùi thành quả Phật, cho bản thân và cho khắp cả.

Trong thời đại vẩn đục vì chiến tranh, nạn đói, tật dịch, và thiên tai, cùng biết bao khổ đau tinh thần thể xác đủ loại, nếu tâm có thể hướng về lợi ích của chúng sinh, dù chỉ trong thoáng chốc, sẽ được vô lượng công đức. Xin quí vị hãy giữ lời giảng này bằng trọn trái tim và hãy dụng công hành trì.

Được như vậy, mọi điều tôi nói ở đây mới thật sự có ý nghĩa.

[HẾT PHẦN LUẬN GIẢI CỦA NGÀI DILGO KHYENTSE RINPOCHE]




Dza Patrul Rinpoche: KHO TÀNG TÂM CỦA ĐẤNG GIÁC NGỘ

Tác Luận: Dza Patrul Rinpoche
CHÁNH VĂN: Công Phu Kiến, Tu và Hạnh
Còn có tên là: Bài Pháp Đầu, Giữa, Cuối Đều Thiện
Việt dịch: Hồng Như, bản hiệu đính tháng 09/2015.


Dza_Patrul_Rinpoche

1. Hồng âm một giọt
rơi vào tai ai,
pháp âm rót đầy
hàng vô lượng kiếp:
Tam Bảo nhiệm mầu,
nguyện ánh hồng danh
chở nguồn hạnh phúc
đến cho khắp cả.

2. Quả hồng mùa thu,
trong xanh, ngoài chín,
Tôi đây vỏ ngoài
thấy giống người tu,
nhưng tâm và pháp
bên trong chưa hòa
nên pháp thuyết ra
thật không có mấy.

3. Nhưng vì bạn hiền,
hết mực cầu xin,
không thể thoái thác,
nên xin nói ra
ít lời bộc trực,
không hợp thói thường
của thời mạt pháp,
tặng không dối gạt,
xin hãy khéo nghe.

4. Bậc Chân Hiền Thánh,
trên cả loài trời,
đắc chân thật địa
nhờ tu chân đạo,
chân thật hiển bày
chân đạo vô thượng
cho khắp chúng sinh,
bằng không sao gọi là
Chân Hiền Thánh?

5. Tiếc thay cho người
sống thời mạt pháp,
trực tâm héo tàn,
chỉ còn dối láo,
ý nghĩ vặn vọ,
lời nói quanh co,
khôn khéo lừa người,
ai tin cho được?

6. Than ôi! buồn thay
chúng sinh mạt pháp!
Than ôi! chẳng biết
tin vào nơi ai!
Như lạc giữa chốn
quỉ ăn thịt người,
Hãy suy nghĩ kỹ,
để tự cho mình
một ân huệ lớn.

7. Trước đây tâm mới
lang thang một mình,
bị gió nghiệp cuốn,
sanh vào hiện tại.
Rồi chẳng mấy chốc,
lại như sợi tóc
tuốt khỏi tảng bơ,
một mình lang thang,
bỏ lại tất cả.

8. Tự mình muốn tốt
ấy việc đương nhiên,
Vậy tự với mình,
đâu thể không thật:
không tự vì mình
đạt tinh túy pháp,
chẳng phải đã tự
hại đời mình sao?

9. Chúng sinh mạt pháp,
tâm hạnh xấu ác,
chẳng ai giúp ta,
chỉ toàn dối gạt;
muốn giúp cho người
cũng khó lắm thay!
tốt hơn bỏ hết
trò tất bậc này.

10. Phục dịch kẻ trên,
họ chẳng vừa ý;
chăm lo người dưới,
họ chẳng toại lòng;
giúp đỡ cho người,
người nào giúp mình.
Hãy suy nghĩ kỹ
để hạ quyết tâm.

11. Đời nay đa văn
chẳng lợi chánh pháp,
chỉ thêm tranh biện;
đời nay chứng ngộ
chẳng lợi chúng sinh,
chỉ thêm phê phán;
đời nay địa vị
chẳng giúp trị nước,
chỉ gieo nổi loạn.
Nghĩ chuyện đời nay,
tâm lại càng thêm
xót xa chán ngán.

12. Dù có giải thích
họ cũng không hiểu
và cũng chẳng tin;
dù mang tâm ý
chân thật vì người
họ vẫn thấy ngược.
Đời nay, kẻ méo
nhìn vào việc thẳng
chỉ thấy cong queo.
Chẳng thể giúp ai,
đừng nhiều kỳ vọng.

13. “Vạn pháp như huyễn,”
Phật dạy điều này.
Nhưng đến đời nay
lại càng hư huyễn
hơn bao giờ hết.
Ảo ảnh tạo ra
bởi nhà ảo thuật
ranh ma quỉ quái,
hãy nên thận trọng
với cảnh hư vọng
thời mạt pháp này.

14. “Ngôn từ chẳng qua
chỉ là tiếng vang,”
Phật dạy điều này.
nhưng đến đời nay
lại thành tiếng vang
của những tiếng vang.
Tiếng vang nói gì,
ý nghĩa chẳng hề
phù hợp với âm.
Thôi đừng bận tâm
âm vang quỉ quái.

15. Những kẻ con gặp,
nào phải là người,
toàn là kẻ bịp;
những lời con nghe,
nào phải chân thật,
toàn là dối láo.
Đời nay thật sự
chẳng có một ai
có thể tin vào.
Chi bằng một mình
ung dung tự tại.

16. Nếu việc con làm
thuận với chánh pháp,
họ sẽ chống con;
nếu lời con nói
thuận với sự thật,
họ sẽ hận con;
nếu tâm ý con
trong sáng hiền lành,
họ vẫn bươi lỗi.
Chính lúc này đây
con phải dấu kín
đường đi của mình.

17. Ẩn thân trên núi
hoang vu một mình;
ẩn khẩu bằng cách
quả giao, kiệm ngôn;
ẩn tâm bằng cách
lỗi mình luôn nhớ:
như vậy đúng nghĩa
du già ẩn tu.

18. Chán ngán là vì
chẳng thể tin ai;
buồn vì mọi sự
chỉ là vô nghĩa;
quyết tâm là vì
không đủ thời gian
đạt điều mình muốn:
ba điều nhớ đủ,
sẽ gặp sự lành.

19. Đâu có thời gian
để hưởng hạnh phúc,
chóng qua thế thôi;
đã không muốn khổ
thì dùng chánh pháp
để mà diệt khổ.
Dù vui hay khổ,
con ơi hãy biết
đó là nghiệp lực.
Từ nay về sau,
đối với mọi người,
đừng mong, đừng nghi.

20. Vì nhiều mong đợi
ở nơi người khác,
nên cứ phải cười;
vì nhiều nhu cầu
cho chính bản thân,
nên cứ phải lo;
toan tính trước sau,
trong tâm chứa đầy
mong đợi, e ngại:
Từ nay về sau,
bất kể thế nào,
hãy đừng như thế.

21. Dù chết hôm nay,
nào có gì buồn?
sinh tử luân hồi
vốn là như vậy.
Dù sống trăm năm,
nào có gì vui?
Tuổi trẻ từ lâu
đã không còn nữa.
Nay dù sống chết,
thử hỏi đời này
có gì hệ trọng?
Tu cho đời sau,
mới là trọng yếu.

22. Lạy Quan Thế Âm,
suối nguồn đại bi,
bổn sư từ hòa,
là chốn chở che
duy nhất của con.
Lục tự minh chú,
chân ngôn của Ngài,
chính là diệu pháp.
Từ nay về sau
con chỉ còn biết
trông mong nơi Ngài.

23. Hiểu được bao nhiêu,
chỉ toàn lý thuyết,
nào có ích chi!
làm được bao nhiêu,
đời này xài hết,
nào có ích chi!
nghĩ ngợi bao nhiêu,
chỉ toàn hư vọng,
nào có ích chi!
Nay đã đến lúc
ta phải làm điều
lợi ích thật sự:
trì Lục tự chú.

24. Chỗ nương duy nhất
không hề hư ngụy
chính là Tam Bảo.
Tinh túy duy nhất
ở nơi Tam Bảo,
là Quan Thế Âm.
Với niềm tin tưởng
không hề lay chuyển
nơi trí tuệ ngài:
chắc chắn, quyết tâm,
trì Lục tự chú.

25. Nền tảng Đại thừa
là tâm bồ đề,
là đường duy nhất
mà khắp chư Phật
đã từng đi qua.
Đừng bao giờ xa
đường tu cao quí
của tâm bồ đề,
hãy vì chúng sinh,
trì Lục Tự chú.

26. Trôi lăn luân hồi
kể từ vô thủy
cho đến ngày nay,
mọi việc đã làm
toàn là sai quấy,
càng khiến trầm luân.
Từ tận đáy lòng
phát lộ sám hối
lầm lỗi, đọa rơi
bằng bốn sám lực,
trì lục tự chú.

27. Vì chấp cái tôi,
nên chấp mọi thứ
– đây là nguyên nhân
trầm luân sinh tử.
Vậy hãy cúng dường
cho bậc giác giả
nơi cõi niết bàn;
và hãy bố thí
cho kẻ khốn cùng
ở trong sinh tử;
cho ra tất cả
– thân, của, công đức –
hồi hướng chúng sinh:
tham chấp ném xa,
trì Lục tự chú.

28. Ân sư tôn quí
là chân tánh Phật.
trong mười phương Phật,
ân sư là Phật
từ hòa bậc nhất.
Thấy rõ ân sư
cùng Quan Thế Âm
bất khả phân chia,
thiết tha hướng tâm,
trì Lục tự chú.

29. Giúp thanh tịnh chướng,
khai mở pháp hành,
thành tựu tứ thân,
Bốn pháp quán đảnh,
tinh túy chính là
Thầy Quan Thế Âm.
Chứng Thầy là Tâm
thì bốn quán đảnh
đều được viên thành:
Trong cõi tự thọ
quán đảnh vốn có,
trì Lục tự chú.

30. Luân hồi chỉ là
cái thấy của ta.
Nhận ra tất cả
đều là bổn tôn,
thì việc lợi tha
đều đã viên thành.
Chứng được tánh tịnh
của khắp vạn pháp,
là đồng loạt truyền
bốn pháp quán đảnh
cho khắp chúng sinh:
nạo vét cùng tận
đáy sâu sinh tử,
trì lục tự chú.

31. Tâm không thể gánh
tất cả pháp quán;
quán một Như lai,
là quán đủ cả.
Mọi cảnh hiện ra,
đều là sắc tướng
của đấng Đại Bi:
trong cảnh Phật thân,
sắc hiện vẫn không,
trì Lục tự chú.

32. Tụng niệm, nghi quỹ,
hay là bùa chú,
đều quá phức tạp;
Lục tự chính là
chân âm diệu pháp,
bao hàm tất cả.
Vạn âm đều là
diệu khẩu nhiệm mầu
của đức Quan Âm:
biết âm là chú,
thanh hiện vẫn không,
trì Lục tự chú.

33. Nhị chướng và niệm giảm
thì kinh nghiệm và chứng ngộ tăng.
Nắm được sự thấy
là thắng hết thảy
tà chướng, kẻ thù.
Ban cho thành tựu
thế gian xuất thế
ngay trong đời này,
là Quan Thế Âm:
để bốn pháp hành
tự nhiên thành tựu,
trì Lục tự chú.

34. Vạn pháp khởi sinh,
dùng làm cúng phẩm
dâng khách giải thoát;
mang hết sắc hiện,
dùng làm đất sét
nắn tượng sắc-không;
mang hết tất cả
lễ lạy bất nhị,
dâng đấng Chân Tâm:
khéo tu việc đạo,
trì Lục tự chú.

35. Giặc thù là sân,
hãy chiến thắng bằng
vũ khí đại từ.
Gia đình là khắp
chúng sinh sáu cõi,
hãy bảo vệ bằng
phương tiện đại bi.
Trên ruộng tín tâm,
gặt hái hoa mầu
kinh nghiệm chứng ngộ:
khéo lo việc đời,
trì Lục tự chú.

36. Xác già chấp có,
thiêu bằng vô chấp;
cúng thất bằng tu
tinh túy chánh pháp;
khói cúng thay bằng
hồi hướng đời sau:
vì người quá cố
mà làm việc thiện,
trì Lục tự chú.

37. Tín tâm là con,
đặt nơi gưỡng cửa
của pháp hành trì;
tâm buông sinh tử,
là đứa con trai,
cho gánh việc nhà;
tâm đại từ bi,
là đứa con gái,
gã rể ba cõi:
với người còn sống,
trách nhiệm chu toàn,
trì Lục tự chú.

38. Sắc hiện là vọng,
chưa từng thật có.
Luân hồi – niết bàn,
đều chỉ là niệm,
không là gì khác.
Niệm vừa chớm khởi,
tự giải thoát ngay,
là đủ tất cả
chứng địa, chứng đạo.
Dụng tinh túy pháp
để giải thoát niệm,
trì Lục tự chú.

39. Tự tâm này đây,
giác-không bất nhị,
đó là Pháp thân.
Để cho mọi sự
tự nhiên đơn thuần,
như vậy tánh sáng
sẽ tự hiện ra.
Đừng làm gì cả
mới làm xong hết
những việc cần làm:
trụ trong cảnh giới
giác–không trần trụi,
trì Lục tự chú.

40. Lấy tịnh chặt đứt
đà tăng động niệm;
từ trong loạn động
thấy được tánh tịnh;
tịnh, động bất nhị,
giữ tâm bình thường:
trong cảnh nhất tâm,
trì Lục tự chú.

41. Quán chiếu tục đế,
trực nhận chân đế;
từ trong chân đế,
thấy được tục đế
hiện như thế nào;
nhị đế bất phân,
siêu việt khái niệm,
là cảnh đơn thuần:
ở trong tri kiến
thoát mọi động niệm,
trì Lục tự chú.

42. Từ sắc, đoạn lìa
chấp bám của tâm;
từ tâm, đập tan
sắc hiện hư vọng;
sắc, tâm bất nhị
rộng mở vô biên:
trong cảnh nhất vị,
trì Lục tự chú.

43. Trong chân tánh tâm,
giác-không đơn thuần,
vạn pháp tự tại;
niệm khởi chính là
hoạt dụng của giác,
sẽ tự thanh tịnh;
tâm, giác bất nhị
trong cảnh nhất tánh:
trụ trong cảnh giới
pháp thân vô thiền,
trì Lục tự chú.

44. Biết mọi sắc hiện
đều là bổn tôn,
là then chốt của
giai đoạn khởi hiện;
chấp cảnh đẹp-xấu
tan vào chân tánh;
vô chấp, tướng hiện
tự nhiên của tâm
là thân bổn tôn:
cõi thấy tự thoát,
trì Lục tự chú.

45. Biết thanh là chú,
là then chốt của
pháp tu trì chú;
chấp thanh hay-dở
tan vào chân tánh;
vô chấp, tiếng của
luân hồi niết bàn
là tiếng lục tự.
cõi nghe tự thoát,
trì Lục tự chú.

46. Biết hương vô sinh,
là then chốt của
giai đoạn viên thành;
chấp hương thơm-thúi
tan vào chân tánh;
vô chấp, mùi hương
là hương giới luật
của đấng bổn tôn:
cõi hương tự thoát,
trì Lục tự chú.

47. Biết vị nếm là
phẩm cúng thiêng liêng/
là then chốt của
giai đoạn viên thành;
chấp vị ngon-dở
tan vào chân tánh;
vô chấp, thực phẩm
đều là cúng phẩm
dâng đấng bổn tôn.
cõi vị tự thoát,
trì Lục tự chú.

48. Biết xúc đồng đẳng,
là then chốt của
địa vị nhất vị;
đói, no, lạnh, nóng,
tan vào chân tánh;
vô chấp, xúc cảm
đều là thiện hạnh
của đấng bổn tôn:
cõi xúc tự thoát,
trì Lục tự chú.

49. Biết pháp là không,
then chốt của kiến;
lòng tin chân-vọng
tan vào chân tánh;
vô chấp, vạn pháp
luân hồi niết bàn
là cảnh Pháp thân:
cõi ý tự thoát,
trì Lục tự chú.

50. Đừng theo đối tượng
của lòng sân hận,
hãy nhìn tâm giận;
sân hận vừa chớm
đã tự tan biến,
là cảnh sáng-không;
Sáng-không chính là
đại-viên-cảnh-trí.
Sân tự giải thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.

51. Đừng bám đối tượng
của lòng kiêu căng,
hãy nhìn trí chấp;
tự tôn vừa chớm
đã tự tan biến,
là cảnh vốn-không;
Bản-lai-không, là
bình-đẳng-tánh-trí.
Ngã mạn tự thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.

52. Đừng luyến đối tượng
của lòng ham muốn,
hãy nhìn lòng tham;
tham luyến vừa chớm
đã tự tan biến
là cảnh lạc-không;
lạc-không chính là
diệu-quán-sát-trí.
Tham tự giải thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.

53. Đừng theo đối tượng
của lòng ganh ghen,
xét tâm tầm tư;
ganh ghen vừa chớm
đã tự tan biến,
là cảnh trí-không;
trí-không chính là
thành-sở-tác-trí.
Ganh ghen tự thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.

54. Đừng ham khái niệm
do vô minh tạo,
hãy nhìn tự tánh
của vô minh này;
vọng niệm vừa chớm
đã tự tan biến,
là cảnh giác-không;
giác-không là pháp-giới-thể-tánh-trí.
Vô minh tự thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.

55. Sắc uẩn vô sinh,
bản lai là không,
tựa như hư không;
cốt tủy tinh túy
của giác-không này,
là Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Vua Của Trời Rộng:
trong cảnh chứng không,
trì Lục tự chú.

56. Thọ uẩn là dây
buộc tâm vào cảnh;
khi biết thọ này
bình đẳng bất nhị,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
Chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Bất Không Thòng Lọng:
trụ trong cảnh giới
thâm chứng nhất vị,
trì Lục tự chú.

57. Tưởng uẩn nắm mãi,
cho rằng thật có,
đó là vọng tâm;
còn nắm chúng sinh
bằng tâm đại bi
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Vét Đáy Sinh Tử:
trụ trong cảnh giới
đại bi vô lượng,
trì Lục tự chú.

58. Hành uẩn vọng động
tạo tác sinh tử,
thì trôi luân hồi;
còn chứng luân hồi
niết bàn bình đẳng,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là đấng Đại Bi
Chuyển Hoá Chúng Sinh:
trụ cảnh đồng vị,
làm việc lợi tha,
trì Lục tự chú.

59. Thức uẩn biểu hiện
của tâm phàm phu,
chức năng có tám;
chứng biết tâm này
vốn là Pháp thân,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Biển Rộng Thế Tôn:
trú trong cảnh giới
tự tâm là Phật,
trì Lục tự chú.

60. Chấp thân thật có,
là nhân sinh ra
nô lệ buộc ràng;
nếu thấy thân này
chính là bổn tôn,
tuy hiện vẫn không,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
đức Liên Hoa Thủ:
trụ trong cảnh giới
thân tướng bổn tôn,
tuy hiện vẫn không,
trì Lục tự chú.

61. Động niệm phân biệt
nơi cõi ngữ thanh,
là nhân sinh vọng;
chứng khẩu là chú,
tuy vang vẫn không,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Tiếng Gầm Sư Tử:
trụ trong cảnh giới
biết khẩu là chú,
trì Lục tự chú.

62. Chấp ý thật có,
vọng này là nhân
sinh ra luân hồi;
thả ý an trụ
trong tánh tự nhiên
thoát mọi niệm khởi,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Tháo Nơi Chân Tâm:
trụ trong cảnh giới
tâm là Pháp thân,
trì Lục tự chú.

63. Vạn pháp vốn là
cảnh giới Pháp thân
bản lai thanh tịnh;
diện kiến Pháp thân,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Đấng Ngự Cõi Thế:
trụ trong cảnh giới
thanh tịnh vô lượng,
trì Lục tự chú.

64. Đức Quan Thế Âm:
một đấng bổn tôn
gồm đủ chư Phật;
Lục tự minh chú:
một câu minh chú
gồm đủ mọi chú;
và bồ đề tâm:
một pháp gồm đủ
hai bước hiện, thành:
trụ cảnh chứng một
giải thoát tất cả,
trì Lục tự chú.

65. Làm để làm gì?
Việc nào cũng gieo
toàn nhân sinh tử;
xem việc đã làm
vô nghĩa biết bao!
Nay thà ngưng hết,
đừng làm gì cả,
thả hết chuyện làm,
trì Lục tự chú.

66. Nói để làm chi?
Toàn chuyện tào lao;
Xem đã khiến tâm
tán loạn cỡ nào!
Nay thà lặng thinh
trong cõi tịch lặng,
ngưng hẳn tiếng lời,
trì Lục tự chú.

67. Tấc bậc làm gì?
tới lui thêm mệt;
nhìn xem chánh pháp
lạc xa cỡ nào!
Nay thà một chỗ,
để tâm thư giãn,
ổn định an nhiên,
trì Lục tự chú.

68. Ăn để làm gì?
chỉ toàn thành phẩn;
xem bụng bây giờ
ăn chẳng biết no!
Nay thà sống bằng
lương thực chánh định,
dứt bỏ chuyện ăn,
trì Lục tự chú.

69. Suy nghĩ làm gì?
càng thêm hư vọng;
xem lại mục tiêu
đạt có là bao!
Nay chuyện đời này
thà chẳng nghĩ xa,
buông mọi lo toan,
trì Lục tự chú.

70. Sở hữu làm gì?
chỉ càng thêm vướng;
nhìn xem sớm ngày
phải bỏ mà đi!
Nay thà đoạn dứt
tham lam tài sản,
ngưng gom của cải,
trì Lục tự chú.

71. Ngủ để làm gì?
càng thêm trì trệ;
nhìn xem đời sống
trôi trong dật dờ!
Nay thà bắt đầu
hết lòng nỗ lực,
ngày cũng như đêm,
đá bỏ tán tâm,
trì Lục tự chú.

72. Không rảnh!
không rảnh để mà ngủ nghỉ!
Thình lình chết đến
biết phải làm sao?
Nay thà tức khắc
diệu pháp khởi tu,
gấp lên, mau lên,
trì Lục tự chú.

73. Nói gì đến chuyện
năm, tháng, hay ngày,
nhìn việc trước mắt
thay đổi liền tay,
cái chết thêm gần,
mỗi phút, mỗi giây:
phải ngay bây giờ,
trì Lục tự chú.

74. Mạng sống cạn dần
như mặt trời lặn;
cái chết đến như
bóng đổ chiều tà;
còn lại chút gì,
vội bóng chiều tan:
Không còn thời gian!
trì Lục tự chú.

75. Dù lục tự chú
có là diệu Pháp,
tán tâm nói nhìn,
tụng cũng như không!
lại ham đếm số,
càng mất trọng điểm:
hãy chuyên quán tâm,
trì Lục tự chú.

76. Nếu biết thường xuyên
liên tục xét tâm,
thì mọi việc làm
đều thành diệu pháp.
Trong vạn lời dạy,
cốt tủy là đây:
Qui về làm một,
trì Lục tự chú.

77. Phần đầu, sầu thảm
chuỗi lời than vãn
thời mạt pháp này,
là lời trách móc
ta dành cho ta.
Xót xa muộn phiền,
sâu thẳm lòng ta,
nay tặng cho con,
nếu cùng cảm nhận.

78. Bằng không, nếu con
đã tự tin nơi
kiến, tu của mình,
đầy ý tưởng hay
đạo đời dung hợp;
hành xử khéo léo
vừa lòng mọi người:
nếu là như vậy,
cho ta xin lỗi.

79. Phần hai, xác định
về kiến và tu.
Kinh nghiệm chứng ngộ
ta đều không có,
chỉ nói ra điều
hiểu nhờ giáo pháp
truyền thừa trân quí
Phụ-Tử Toàn Giác.

80. Phần ba, thúc dục
bỏ hết mà tu,
dù con có thể
không thấy điểm này,
cũng tự tuôn ra.
Nhưng không mâu thuẫn
lời Phật, bồ tát,
Thật biết ơn con
nếu gắng thực hành.

81. Bài pháp này đây,
đầu, giữa và cuối,
cả ba đều lành,
– đáp lời thỉnh cầu
người bạn lâu năm
chẳng thể từ chối,
được viết ra trong
Bạch Thạch Thắng Động
của bậc thành tựu
bởi tên rách rưới,
Apu Hralpo,
năm độc cháy bừng.

82. Từ nãy đến giờ,
toàn lời lãi nhãi,
nhưng vậy đã sao?
Nội dung xứng đáng,
ý không sai lầm,
vậy công đức này,
ta dành cho con
cùng với những ai
trong khắp ba cõi,
nguyện mọi nguyện ước
khởi từ chánh pháp
đều thành sự thật!

HẾT PHÂN CHÁNH VĂN




Gyalse Thogme Zangpo: TRÊN ĐƯỜNG TU BỆNH KHỔ GÁNH LÀM SAO

 

TRÊN ĐƯỜNG TU BỆNH KHỔ GÁNH LÀM SAO
༈ ནད་ལ་སོགས་པ་ལམ་དུ་འཁྱེར་ཚུལ།
Tác luận: རྒྱལ་སྲས་ཐོགས་མེད་བཟང་པོ། Gyalse Thogme Zangpo (1297-1371)
Việt ngữ: Hồng Như, 2015, nhuận văn 2018, 2021


gyalse-tokme-zangpo

Trên Đường Tu, Bệnh Khổ Gánh Làm Sao
Gyalsé Thogmé Zangpo (1297-1371)

Nam mô Thượng Sư

1/ Khối thân huyễn của tôi và người,
Bệnh thì cứ bệnh, bệnh cũng vui.
Ác nghiệp đã gieo nhờ đó cạn.
Thật ra pháp tu nhiều trăm vạn
Chỉ là để tịnh nhị chướng thôi.

2/ Không bệnh thì thôi, khỏe cũng vui.
Thân tâm vui thì thiện hạnh tăng.
Thật ra thân người muốn đừng phí,
Phải giao ba cửa cho việc lành.

3/ Không của thì thôi, nghèo cũng vui.
Khỏi giữ khỏi mất, khỏi lôi thôi.
Thế gian giận dữ bao tranh chấp
Chắc chắn chỉ vì hám của thôi.

4/ Có của thì có, có cũng vui.
Kho công đức tăng là đủ rồi.
Đời này kiếp sau bao lợi lạc,
Chắc chắn đều nhờ phước trổ hoa.

5/ Chết liền thì chết, chết cũng vui.
Nghịch duyên không cản bước chân qua,
Tập khí tốt lành luôn gắn bó,
Đường không mê lạc, chắc chắn vào.

6/ Sống lâu thì sống, sống cũng vui.
Hoa mầu thật chứng đã đâm chồi,
Lời khai thị, nắng mưa đừng giảm,
Gần gũi cho lâu, sẽ chín mùi.

7/ Dẫu thế nào cũng tập mà vui.

Như vầy, có vị Geshe dòng Sakya hỏi rằng khi gặp bệnh khổ nghịch duyên thì phải làm sao, để giải đáp làm thế nào đưa bệnh khổ nghịch duyên vào đường tu, tôi, tôn giả Thogme, người nói chánh pháp, lập ra phương thức này.

Sarva mangalam


English version translated by Adam Pearcey, 2007. Edited by Phillippa Sison. Revised 2012.
Traduction française établie sur la base de l'anglais, Comité de traduction française Rigpa, 2013.
༈ ནད་ལ་སོགས་པ་ལམ་དུ་འཁྱེར་ཚུལ།
Trên Đường Tu, Bệnh Khổ Gánh Làm Sao
How to Transform Sickness and Other Circumstances
Comment Transformer Maladies et Autres Circonstances en Voie d’Éveil

རྒྱལ་སྲས་ཐོགས་མེད་བཟང་པོ།
Gyalsé Thogmé Zangpo (1297-1371)

ན་མོ་གུ་རུ།
Nam mô Thượng Sư
Namo guru!
Namo guru!

༡ ༽བདག་གཞན་སྒྱུ་ལུས་ཀྱི་ཕུང་པོ་འདི། །
1/ Khối thân huyễn của tôi và người,
This illusory heap of a body, which, like others, I possess—
Ce corps que je possède comme les autres, cet amas illusoire,
ན་ན་ན་སྟེ་ན་བས་དགའ། །
Bệnh thì cứ bệnh, bệnh cũng vui.
If it falls sick, so be it! In sickness I’ll rejoice!
S’il est malade, qu’il le soit ! De cette maladie, je me réjouis !
སྔར་བསགས་ཀྱི་ལས་ངན་འཛད་པ་ཡིན། །
Ác nghiệp đã gieo nhờ đó cạn.
For it will exhaust my negative karma from the past.
Elle balaie mon karma négatif du passé ;
ཆོས་སྤྱོད་ཀྱི་བྱ་བ་སྣ་ཚོགས་ཀྱང་། །
Thật ra pháp tu nhiều trăm vạn
And, after all, many forms of Dharma practice,
Et les diverses pratiques du Dharma, après tout,
སྒྲིབ་གཉིས་སྦྱང་བའི་ཆེད་དུ་ཡིན། །
Chỉ là để tịnh nhị chướng thôi.
Are for the sake of purifying the two obscurations.
Servent à purifier les deux obscurcissements.

༢ ༽ན་བ་མེད་ན་མེད་དེ་དགའ། །
2/ Không bệnh thì thôi, khỏe cũng vui.
If I am healthy, so be it! In freedom from sickness I’ll rejoice!
Si je suis en bonne santé, soit ! Je m’en réjouis !
ལུས་སེམས་བདེ་ན་དགེ་སྦྱོར་འཕེལ། །
Thân tâm vui thì thiện hạnh tăng.
When body and mind are well and at ease, Virtuous practice can develop and gain strength.
Avec un corps et un esprit à l’aise,་La pratique de la vertu s’intensifie ;
མི་ལུས་དོན་ཅན་བྱེད་པ་ཡང༌།
Thật ra thân người muốn đừng phí,
And, after all, the way to give meaning to this human life
Et ce qui donne du sens à cette vie humaine, après tout,
སྒོ་གསུམ་དགེ་ལ་སྦྱོར་བ་ཡིན། །
Phải giao ba cửa cho việc lành.
Is to devote body, speech and mind to virtue.
Est de tourner actes, paroles et pensées vers le bien.

༣ ༽འབྱོར་པ་མེད་ན་མེད་དེ་དགའ། །
3/ Không của thì thôi, nghèo cũng vui
If I face poverty, so be it! In lack of riches I’ll rejoice!
Me voilà sans fortune, soit ! Je m’en réjouis !
བསྲུང་བྲལ་གྱི་བྱ་བྲེལ་དེ་ལ་མེད། །
Khỏi giữ khỏi mất, khỏi lôi thôi.
I will have nothing to protect and nothing to lose.
Point du souci incessant de la garder et de la protéger !
འཐབ་རྩོད་ཀྱི་ཁྲོ་འཁྲུགས་ཇི་སྙེད་པ། །
Thế gian giận dữ bao tranh chấp
Whatever quarrels and conflicts there might be,
Les disputes et les conflits quels qu’ils soient
འཛིན་ཆགས་ཀྱི་ནོར་ལས་བྱུང་བར་ངེས། །
Chắc chắn chỉ vì hám của thôi.
All arise out of desire for wealth and gain—that’s certain!
Viennent, pour sûr, de s’attacher aux biens et aux richesses !

༤ ༽འབྱོར་པ་ཡོད་ན་ཡོད་དེ་དགའ། །
4/ Có của thì có, có cũng vui.
If I find wealth, so be it! In prosperity I’ll rejoice!
Me voilà riche, soit ! Je m’en réjouis !
བསོད་ནམས་ཀྱི་དགེ་ཚོགས་སྤེལ་བས་ཆོག །
Kho công đức tăng là đủ rồi.
If I can increase the stock of my merits that will suffice.
Pour augmenter mon accumulation de mérites, rien de tel !
འཕྲལ་ཕུགས་ཀྱི་ཕན་བདེ་ཇི་སྙེད་པ། །
Đời này kiếp sau bao lợi lạc,
Whatever benefit and happiness there might be, now and in the future,
Tout ce que l’on trouve de bonheur, maintenant et dans le futur,
བསོད་ནམས་ཀྱི་འབྲས་བུ་ཡིན་པར་ངེས། །
Chắc chắn đều nhờ phước trổ hoa
All result from merits I have gained—that’s certain!
Est, pour sûr, le fruit du mérite !

༥ ༽མྱུར་དུ་ཤི་ན་ཤི་བས་དགའ། །
5/ Chết liền thì chết, chết cũng vui.
If I must die soon, so be it! In dying I’ll rejoice!
Si je dois mourir bientôt, soit ! De la mort, je me réjouis !
རྐྱེན་ངན་གྱིས་བར་དུ་མ་ཆོད་ཅིང༌། །
Nghịch duyên không cản bước chân qua,
Without allowing negative circumstances to intervene,
Si l’adversité ne me barre pas la route,
མཚམས་སྦྱོར་གྱི་བག་ཆགས་བཟང་འགྲོགས་པས། །
Tập khí tốt lành luôn gắn bó,
And with the support of positive tendencies I have gathered,
Aidé par les habitudes positives que j’ai accumulées,
མ་ནོར་གྱི་ལམ་དུ་ཚུད་པར་ངེས། །
Đường không mê lạc, chắc chắn vào.
I will surely set out upon the genuine, unerring path!
Je rejoindrai, pour sûr, le chemin infaillible !

༦ ༽ཡུན་དུ་གསོན་ན་གསོན་པས་དགའ། །
6/ Sống lâu thì sống, sống cũng vui,
If I live long, so be it! In remaining I’ll rejoice!
Si je reste en vie longtemps, soit ! D’être en vie, je me réjouis !
ཉམས་མྱོང་གི་ལོ་ཐོག་སྐྱེས་པ་ལ། །
Hoa mầu thật chứng đã đâm chồi,
Once the crop of genuine experience has arisen,
La graine de l’expérience, une fois éclose,
གདམས་ངག་གི་རླན་དྲོད་མ་ཡལ་བར། །
Lời khai thị, nắng mưa đừng giảm,
As long as the sun and rainfall of instructions do not diminish,
Nourrie sans faiblir par le soleil et la pluie des instructions,
ཡུན་དུ་བསྟེན་པས་སྨིན་པར་འགྱུར། །
Gần gũi cho lâu, sẽ chín mùi.
If it is tended over time, it will surely ripen.
Finira avec le temps par porter ses fruits.

༧ ༽གང་ཡིན་ཡང་དགའ་བ་སྒོམས་ཤིག་ཨང་། །
7/ Dẫu thế nào cũng tập mà vui.
So, whatever happens then, let us always cultivate joy!
Ainsi, quoi qu’il advienne, entraînons-nous à nous réjouir !

ཞེས་པ་ས་སྐྱར་དགེ་བཤེས་ཤིག་གིས་ནད་ལ་སོགས་པ་བྱུང་ན་ཇི་ལྟར་བྱེད་དྲིས་པའི་ལན་དུ་ནད་ལ་སོགས་པ་ལམ་དུ་འཁྱེར་བའི་ཚུལ་འདི། ཆོས་སྨྲ་བའི་བཙུན་པ་ཐོགས་མེད་ཀྱིས་བཀོད་པའོ། །

  • Như vầy, có vị Geshe dòng Sakya hỏi rằng khi gặp bệnh khổ nghịch duyên thì phải làm sao, để giải đáp làm thế nào đưa bệnh khổ nghịch duyên vào đường tu, tôi, tôn giả Thogme, người nói chánh pháp, lập ra phương thức này.
    • In response to a question from a Sakya geshé, asking what should be done in the event of sickness and the rest, I, the monk Tokmé, who discourses on the Dharma, set down these ways of bringing sickness and other circumstances onto the spiritual path.
      • En réponse à un guéshé Śākya qui demandait ce qu’il faut faire en cas de maladie, moi, le moine Thogmé, qui disserte sur le Dharma, j’ai exposé ces façons d’amener maladies et autres circonstances sur le chemin spirituel.

སརྦ་མངྒ་ལཾ། །
Sarva mangalam!