Dza Patrul Rinpoche: CHÓI RẠNG ÁNH MẶT TRỜI (Cẩm Nang Hành Trì Nhập Bồ Đề Hạnh Luận)

 – A commentary on Shantideva’s Bodhisattva Way Of Life, by Patrul Rinpoche
༄༅། །བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་སྤྱོད་པ་ལ་འཇུག་པའི་སྒོམ་རིམ་རབ་གསལ་ཉི་མ་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ། ། –
Tác Luận: Đức DZA PATRUL RINPOCHE
Việt ngữ
: Hồng Như, bản tháng 9/2013
Hạ Tải PDF:  <<Chói Rạng Ánh Mặt Trời – Sách PDF  >>
Điều kiện hành trì: Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc và hành trì.

Cẩm nang hành trì: Thọ Bồ Tát Giới – Tu Bồ Tát Hạnh theo Nhập Bồ Đề Hạnh Luận của ngài Tịch Thiên (Shantideva) –


SƯỜN BÀI

  • A1. NGƯỜI TU                                           [=CHƯƠNG 1]
  • A2. TÂM NGƯỜI TU
    • B1. Bồ Đề Tâm Nguyện
    • B2. Bồ Đề Tâm Hành
    • B3. Thọ Bồ Tát Giới
      • C1. Chuẩn bị Thọ Giới
        • D1. Mở Tâm Hoan Hỉ
        • D2. Bảy Hạnh Phổ Hiền
          • E1. Cúng Dường           [=CHƯƠNG 2]
          • E2. Qui Y, Đảnh Lễ
          • E3. Sám hối
          • E4. Tùy hỉ                       [=CHƯƠNG 3]
          • E5-7. Thỉnh chuyển pháp luân, Thỉnh Phật trụ thế, Hồi hướng công đức
        • D3. Chuyển Tâm
      • C2. Thọ Giới Bồ Tát
      • C3. Hoàn Tất Thọ Giới
  • A3. NỘI DUNG PHÁP TU  Làm thế nào tu theo pháp hành của bồ tát
  • Dẫn nhập.
    • B1. Hạnh Thí                                    [=CHƯƠNG 4 & 5]
    • B2. Hạnh Giới
      • C1. Phương tiện giữ giới
      • C2. Vận dụng phương tiện giữ giới
        • D1. Giới Hạnh Bồ Đề Tâm Nguyện
          • E1. Điều cần tránh
          • E2.Điều cần giữ
        • D2. Giới Hạnh Bồ Đề Tâm Hành
          • E1. Điều cần tránh
          • E2.Điều cần giữ
    • B3. Hạnh Nhẫn                               [=CHƯƠNG 6]
    • Cơ hội tu hạnh nhẫn
      • C1. Ba lý do nên tiếp nhận khổ đau [an thọ khổ nhẫn]
      • C2. Ba lý do không nên bận tâm cho việc bị hại [nại oán hại nhẫn]
      • C3. Ba pháp quán thậm thâm [đế sát pháp nhẫn]
    • B4. Hạnh Tấn                                   [=CHƯƠNG 7]
      • C1. Diệt Yếu Tố Nghịch
      • C2. Nuôi Yếu Tố Thuận
    • B5. Hạnh Định                                  [=CHƯƠNG 8]
      • C1. Xả bỏ yếu tố nghịch
        • D1. Xả bỏ bận tâm thế tục
        • D2. Xả bỏ tán tâm
          • C2. Nhiếp tâm nơi đề mục
        • D1. Quán bình đẳng ngã tha
        • D2. Quán hoán chuyển ngã tha
    • B6. Hạnh Tuệ                                     [=CHƯƠNG 9]
      • C1. Nhận diện
      • C2. Áp dụng vào tánh không
        • D1. Nhân vô ngã
        • D2. Pháp vô ngã
          • E1. Thân niệm xứ
          • E2. Thọ niệm xứ.
          • E3. Tâm niệm xứ.
          • E4 Pháp niệm xứ.
  • A4. KẾT QUẢ PHÁP TU                           [=CHƯƠNG 10]

BẢN VIỆT NGỮ

I.1. Đệ tử đảnh lễ / Thiện Thệ, Pháp Thân,
chư vị Trưởng tử / cùng người xứng đáng.
Nay tôi kính xin / thuận theo lời Phật,
tóm lược lối vào / giới hạnh bồ tát. [NBĐHL – I. 1]

Ở đây có bốn tiêu đề

  • A1. Người tu
  • A2. Tâm người tu
  • A3. Nội dung pháp tu
  • A4. Kết quả pháp tu

A1. NGƯỜI TU

Thứ nhất, hành giả bước theo pháp hành này phải là một người hội đủ mọi tự tại và thuận duyên, phải có chánh tín và tâm từ bi.

A2. TÂM NGƯỜI TU

Thứ hai, tâm bồ đề có hai: bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm hành.

B1. Bồ Đề Tâm Nguyện

Về bồ đề tâm nguyện, kinh sách dạy rằng:

Phát tâm bồ đề là / Vì lợi ích chúng sinh / Nguyện đạt chánh đẳng giác.
[Hiện Quán Trang Nghiêm, chương 1, đoạn 18]

Nói cách khác, đây là tâm nguyện vì lợi ích của chúng sinh mà cầu quả vị Phật.

B2. Bồ Đề Tâm Hành

Bồ đề tâm hành là lập chí bước theo pháp hành của bồ tát.

B3. Thọ Bồ Tát Giới

Để mang tâm bồ đề về khởi phát trong tâm, người tu cần thọ giới từ một đấng chân sư. Trong trường hợp này, cần theo đúng nghi thức thọ giới bồ tát, hoặc của Duy Thức tông, hoặc của Trung Quán tông. Ở đây hướng dẫn phương pháp tự thọ giới.

Có ba phần: chuẩn bị; chánh lễ; hoàn tất.

C1. Chuẩn bị Thọ Giới

Có ba bước: mở tâm hoan hỉ; dâng bảy hạnh phổ hiền; chuyển tâm

D1. Mở Tâm Hoan Hỉ

Khởi tâm mừng vui vì hiểu lợi ích của tâm bồ đề được giải thích trong chánh văn chương

< class="collapseomatic " id="id673bd167d765a" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương I câu 4-36 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương I câu 4-36 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

I.4. Tự tại, thuận duyên / là điều khó đạt,
đủ sức toàn thành / nguyện ước chúng sinh.
Vậy nếu nay tôi / thủ lợi riêng mình,
kiếp sau đâu thể / thuận duyên như vậy.

I.5. Tựa như tia chớp / giữa nền trời đen,
trong một phút giây / sáng soi khắp cả.
Nhờ Phật gia hộ / mà người thế gian
đôi khi thoạt hiện / một vài thiện đức.

I.6. Cho nên tâm thiện / bao giờ cũng yếu;
tâm ác thì lại / mạnh dữ vô cùng.
Muốn điều ngự tâm, / ngoài tâm bồ đề,
thử hỏi có còn / thiện tâm nào khác?

I.7. Mâu Ni nhiều kiếp / thâm sâu chiêm nghiệm,
thấy chỉ tâm này / mới thật lợi sinh.
Vô lượng chúng sinh / nương vào tâm này,
có thể dễ dàng / viên thành đại lạc.

I.8. Ai người mong cầu / diệt trăm khổ nạn,
mong quét bất hạnh / của khắp chúng sinh,
hay mong được hưởng / vạn cảnh yên vui,
tâm bồ đề này / chớ nên lìa bỏ.

I.9. Chúng sinh khốn khổ / trôi lăn luân hồi
mà phát được tâm, / thì ngay lúc ấy
sẽ được gọi là / Như lai trưởng tử,
thành nơi xứng cho / trời, người hiến cúng.

I.10. Tương tự thuốc tiên / hóa sắt thành vàng,
nay thân ô nhiễm / nhờ tâm bồ đề
mà thành thân Phật / vô vàn trân quí.
Vậy hãy giữ chắc / tâm bồ đề này.

I.11. Đấng độ quần sinh / dùng trí vô lượng
quán chiếu tận tường / và đều thấy rõ:
ai người muốn thoát / cảnh khổ luân hồi,
phải giữ cho chặt / ngọc bồ đề tâm.

I.12. Những thiện đức khác / giống như thân chuối,
ra quả một lần / rồi là tàn rụi.
Nhưng tâm bồ đề / triền miên kết trái,
không bao giờ tàn, / vững vàng lớn mạnh.

I.13. Sợ cảnh hung hiểm, / ta nương anh hùng;
cho dù phạm phải / tội ác tột cùng,
chỉ cần phát tâm / tức thì vượt thoát.
Vậy sao những kẻ / sợ cảnh đọa rơi
lại chẳng tìm đến / nương tâm bồ đề?

I.14. Như lửa hoại kiếp / thiêu rụi thế gian,
tâm bồ đề này / thiêu tan ác nghiệp.
Lợi ích vô lượng, / bất khả tư nghì,
bậc trí Từ Thị / dạy cho Thiện Tài.

I.15. Cần biết tâm này / nói gọn, có hai,
một là ước muốn: / bồ đề tâm nguyện;
hai là thực hiện: / bồ đề tâm hành

I.16. Cũng như muốn đi / khác với lúc đi,
tương tự như vậy, / kẻ trí cần hiểu
thứ tự khác biệt / giữa hai tâm này.

I.17. Cho dù còn vướng / ở trong sinh tử,
bồ đề tâm nguyện / đơm quả lớn lao,
tuy nhiên cũng vẫn / chưa được liên tục
như là công đức / bồ đề tâm hành.

I.18. Bao giờ phát tâm / không còn thoái chuyển,
nguyện độ chúng sinh / thoát khổ luân hồi,
liền ngay lúc ấy, / từ đấy trở đi,

I.19. Cho dù ngủ nghỉ, / hay dù tán tâm,
cả một suối nguồn / công đức bất tận
cũng vẫn trỗi mạnh / rộng sánh không gian.

I.20. Chính đức Như lai / đã dạy điều này
trong bộ Kinh Su-ba-hu Thỉnh Vấn,
là để giúp cho / những người tâm nhỏ
có thể phát khởi / tín tâm đại thừa.

I.21. Vì muốn lợi người / mà khởi tâm cầu
thoát bệnh nhức đầu / cho khắp chúng sinh,
thì công đức này / cũng đã vô tận.

I.22. Huống chi công đức / cầu khắp chúng sinh
thoát vô lượng khổ, / rồi đưa chúng sinh
viên thành vô lượng / thiện căn công đức.

I.23. Thử hỏi tâm này / mấy ai có được?
dù cha hay mẹ / chư thiên, thiện giả,
ngay cả Phạm Thiên / biết có được chăng?

I.24. Tâm này chúng sinh / chưa từng có được,
dù là trong mơ, / dù chỉ cho mình.
Làm sao có thể / có được tâm địa
vì khắp chúng sinh?

I.25. Chúng sinh phàm phu / chưa từng khởi tâm;
Độ cho chính mình / còn chưa nghĩ tới!
Tâm bồ đề này / mà khởi sinh được
là điều nhiệm mầu / chưa từng thấy qua!

I.26. Là thuốc chữa lành / mọi cơn bệnh dữ,
là nguồn hạnh phúc / cho khắp chúng sinh.
Công đức bồ đề / vô vàn quí giá,
thật chẳng lấy gì / cân đo cho được.

I.27. Chỉ cần một niệm / gánh vác chúng sinh,
công đức quá hơn / công đức cúng Phật,
huống chi nỗ lực / mang nguồn an lạc
về cho chúng sinh.

I.28. Là vì chúng sinh / dù cầu thoát khổ,
nhưng vẫn mê mải / chọn khổ mà theo.
Dù cầu an vui, / thế nhưng an vui
thì lại u mê / hủy diệt tất cả / như diệt kẻ thù.

I.29. Ai mang vui đến / cho người bất hạnh,
ai quét khổ nạn / cho kẻ khốn cùng,
I.30. Ai xua bóng tối / mê muội vô minh,
thiện đức này đây / lấy gì sánh nổi?
có bạn nào hơn / người bạn lành này?
Chẳng công đức nào / tương tự như vậy!

I.31. Giúp người đền ơn / mà còn được khen,
huống chi bồ tát / làm lợi chúng sinh
chẳng đợi ai cầu.

I.32. Bủn xỉn mang ra / chút ít thực phẩm,
khinh miệt bố thí / cho đôi ba người,
chỉ đủ ấm bụng / nửa ngày mà thôi,
cũng còn được khen / là làm việc thiện.

I.33. Huống chi vĩnh viễn / tặng khắp chúng sinh
suối nguồn hỉ lạc / vô thượng bồ đề;
chúng sinh trong tâm / có ước nguyện gì,
thì đều hết thảy / làm cho như nguyện.

I.34. Bậc trí dạy rằng: / với chư trưởng tử
từ bi của Phật / mà khởi niệm ác,
khởi bao ác niệm / thì phải đọa rơi
đủ bấy nhiêu kiếp / vào cảnh địa ngục.

I.35. Nhưng nếu khởi được / tín tâm trong sáng,
thời quả gặt hái / tươi tốt xum xuê,
vì bồ tát dù / rơi vào nghịch cảnh,
công đức bồ đề / vẫn không suy thoái,
thiện đức vững vàng / tăng trưởng tự nhiên.

I.36. Nay tôi nguyện xin / đê đầu đảnh lễ
tất cả những ai / sinh tâm bồ đề.
Nguyện xin quy y / suối nguồn an lạc:
người mang vui đến / cho kẻ hại mình.

D2. Bảy Hạnh Phổ Hiền

Dâng bảy hạnh Phổ hiền để tích lũy công đức. Hãy nghĩ rằng mình và chúng sinh đang thật sự ở trước mặt phước điền với hết thảy chư Thế Tôn cùng chư bồ tát. Hướng tâm về vô vàn thiện đức nhiệm mầu của chư thánh chúng để dâng bảy hạnh Phổ hiền.

E1. Cúng Dường

Bày biện hoa, hương, đèn, nước sạch, thực phẩm, càng nhiều càng tốt. Rồi để hiện trong tâm hết thảy núi châu ngọc, rừng gỗ quí, cảnh thiên nhiên thanh tịnh đẹp rạng ngời của toàn cõi thế gian. Đây là phẩm vật cúng dường thuộc loại “không sở hữu”. Hãy cúng dường cả hai loại, phẩm vật sở hữu và không sở hữu, với các câu kệ sau đây:

< class="collapseomatic " id="id673bd167d77b3" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương II câu 1-7 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương II câu 1-7 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

II.1. Nay để phát tâm / vô thượng bồ đề,
bao phẩm tốt lành / tôi xin dâng hiến
Như lai, Diệu Pháp / vô cấu cực hiếm,
cùng chư Trưởng tử / thiện đức như biển.

II.2. Nào hoa, nào quả, / nào là diệu dược,
bao nhiêu châu ngọc / của khắp thế gian,
hết thảy nguồn nước / trong thanh thơm ngọt,

II.3. Bao núi châu bảo, / bao rừng tịnh yên,
bao nhiêu nhánh cây / ngàn hoa kín rợp,
bao nhiêu đại thụ / trái nặng trĩu cành;

II.4. Hương thơm của khắp / cõi tiên, cõi phàm,
hương đốt, cây ngọc, / cùng cây như ý,
vụ mùa tốt tươi / không người cấy trồng,
phẩm lượng phong phú / xứng dâng lên Phật;

II.5. Này là ao hồ / rực rỡ cánh sen,
này là tiếng chim / nhẹ nhàng thanh thoát,
cùng bao phẩm vật / không của riêng ai,
thênh thang đầy khắp / không gian vô tận.

II.6. Nguyện xin dâng hiến / từ giữa nơi tâm,
dâng đức Mâu ni / bậc lưỡng túc tôn
cùng chư trưởng tử, / kính xin chư vị
thương tưởng cho tôi / từ bi tiếp nhận.

II.7. Vì công đức cạn / nên tôi bần hàn,
không có gì khác / để mà dâng Phật.
Chư Phật đã nguyện / gánh vác chúng sinh,
xin hãy vì tôi / tiếp nhận cúng phẩm.

Với các câu kệ tiếp theo, mang thân khẩu ý về phụng sự:

< class="collapseomatic " id="id673bd167d7824" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương II câu 8-23 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương II câu 8-23 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

II.8. Bao nhiêu thân mạng / kể từ muôn kiếp,
tôi xin kính dâng / chư Phật, bồ tát,
xin bậc đại hùng / thu nhận cho tôi,
với trọn lòng thành / nguyện về phụng sự.

II.9. Nếu chư vị thương / thu nhận tôi về,
thời tôi không còn / khuất phục sinh tử,
ngược lại có thể / lợi ích chúng sinh.
Bao nhiêu ác nghiệp / vất bỏ phía sau,
sẽ không bao giờ / quay đầu trở lại.

II.10. Nhà tắm ngát hương / nguy nga tráng lệ,
nền đất pha lê / trong veo ngời sáng,
cột trụ uy nghi / khảm đầy châu báu,
dù lọng kín rợp / lấp lánh ngọc trai.

II.11. Đây bình châu ngọc / đầy ắp nước hương,
nhã nhạc du dương, / thỉnh Như lai tắm.

II.12. Đây khăn thơm sạch, / chất liệu phi phàm,
đệ tử kính xin / lau khô thân Phật.
Dâng y cõi thiên / sạch thơm tươi thắm,

II.13. Mang hết y phục / mềm mại dịu êm,
trang sức quí giá / nhiều hàng trăm vạn,
kính dâng chư tôn / Phổ Hiền, Văn Thù,
đức Quan Thế Âm / cùng chư bồ tát.

II.14. Hương xoa dịu ngát / toàn cõi đại thiên,
đệ tử kính xin / thoa lên ngọc thể / của đấng Mâu ni,
rạng tỏa ánh vàng / như là hào quang / vàng ròng tinh luyện.

II.15. Trước đấng Mâu Ni, / ruộng phước tối thượng,
đệ tử bày biện / rực rỡ ngàn hoa,
măn đa ra va, / sen và ưu đàm…
bao nhiêu hoa thơm / kết dăng thành chuỗi.

II.16. Đệ tử kính dâng / trầm hương cuộn khói,
ngút ngàn trời mây, / ngây ngất hương bay.
Kính dâng chư Phật / yến tiệc cõi thiên,
thực phẩm, thức uống, / cao lương mỹ vị.

II.17. Dâng bao đèn quí / khảm đế sen vàng,
trang nghiêm bày biện / từng hàng thắp sáng.
Mặt đất tẩy trần, / tưới tẩm trầm hương,
rải đầy thảm hoa / tươi thơm thanh mát.

II.18. Trước đấng đại bi, / đệ tử kính dâng
điện ngọc ngân vang / tiếng lời xưng tán,
trướng ngọc rèm treo / lấp lánh châu bảo,
trang nghiêm vô tận / cùng khắp không gian.

II.19. Bảo cái sáng quí, / cán vàng viền ngọc,
thẳng tắp, cân xứng, / tươi đẹp mắt người,
xin mang tất cả / dâng hiến Như lai.

II.20. Trùng điệp cúng phẩm, / nhạc vọng ngàn mây
xoa dịu sầu khổ / khắp chúng hữu tình.

II.21. Nguyện rải mưa hoa / ở trên pháp bảo,
trên tháp xá lợi / cùng mọi biểu tượng / ruộng phước Như lai.

II.22. Văn Thù Sư Lợi / cùng chư bồ tát
đã từng cúng dường / Thế tôn ra sao,
nay tôi nguyện xin / làm theo như vậy,
cúng dường Như lai / cùng chư bồ tát.

II.23. Với hải triều âm, / tôi xin tán dương
biển rộng công đức; / nguyện diệu âm này
theo mây lan rộng / cùng khắp mọi nơi.

Với các câu kệ tiếp theo, tán dương đảnh lễ:

< class="collapseomatic " id="id673bd167d7877" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương II câu 24-25 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương II câu 24-25 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

II.24. Tam thiên thế giới / có bao vi trần, / tôi nay cũng nguyện / hiện bấy nhiêu thân, / kính lạy khắp cả / chư Phật ba thời, / lạy Pháp và Tăng, / không hề thiếu sót.
II.25. Tôi xin kính lạy / tháp cùng trú xứ / của tâm bồ đề, / phương trượng truyền giới, / đạo sư uyên thâm, / hành giả thánh chúng.

Với đầy đủ tám phẩm cúng dường[1]. Để câu tụng xuất phát từ tận đáy tim sâu thẳm, cúng dường bằng trọn tấm lòng thiết tha chân thành.

Cảnh giới thanh tịnh, là vì cúng phẩm này dâng lên Tam Bảo đang thật sự hiện diện. Chất liệu thanh tịnh, là vì phẩm cúng dường không bị việc bất chính hay ý tham lẫn làm cho ô nhiễm. Động cơ cũng thanh tịnh, là vì không mong hồi báo, không cầu công đức.

E2. Qui Y, Đảnh Lễ

Hướng về ruộng phước phi phàm này, là tam bảo tối thượng của cỗ xe đại thừa phi thường, khởi bằng cái tâm phi phàm vì lợi ích của hết thảy chúng sinh, phát nguyện từ nay cho mãi đến khi thành tựu quả vô thượng bồ đề, sẽ quay về nương dựa nơi Tam Bảo, và đọc ba lần câu kệ số 26:

< class="collapseomatic " id="id673bd167d78c1" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương II câu 26 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương II câu 26 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

II.26. Từ nay đến ngày / đạt quả bồ đề,
tôi nguyện quay về / qui y nơi Phật,
qui y nơi Pháp / cùng chư bồ tát.

E3. Sám hối
< class="collapseomatic " id="id673bd167d7907" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương II câu 27 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương II câu 27 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

II.27. Xin chắp hai tay / thành tâm khẩn nguyện
Phật và bồ tát / trú ở mười phương
mở lượng từ bi / chứng giám cho con

Với câu này, hướng về ruộng phước tối thượng để phát lộ sám hối, thỉnh chư vị rộng lượng đoái thương. Nghĩ rằng:

  • Hối hận cho ác nghiệp đã gieo, tựa như lỡ uống thuốc độc;
  • Tam bảo là nền tảng, là điểm dựa, tựa như thần y chữa lành mọi bệnh dữ do thuốc độc gây nên;
  • Chánh pháp là biện pháp hóa giải, tựa như thuốc giải độc;
  • Kiên quyết không tái phạm, tựa như nước cam lồ giúp thân thể phục hồi thể lực.

Khởi bốn ý niệm trên, đọc như sau:

Phát huy năng lực hối cải:

< class="collapseomatic " id="id673bd167d794e" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương II câu 28-46 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương II câu 28-46 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

II.28. Kể từ vô thủy / sinh tử luân hồi,
đời này đời khác, / bao nhiêu việc ác,
tôi đã tự làm, / hay bảo người làm.

II.29. Lại còn để cho / vô minh thao túng,
làm ác mà lại / thích thú vui cùng.
Nay đã biết lỗi, / xin đấng chở che
cho tôi quay về / thành tâm sám hối.

II.30. Bao nhiêu lầm lỗi / do tâm phiền não
động thân khẩu ý / mà phát sinh ra,
xúc phạm Tam Bảo, / xúc phạm mẹ, cha,
với cả đạo sư, / cùng bao việc khác.

II.31. Tôi, kẻ đọa rơi, / vướng bao lầm lỗi,
bao nhiêu ác nghiệp / tôi đã làm nên,
nay xin đối trước / Thầy của trời người,
nguyện không che đậy, / một lòng sám hối.

II.32. Lỡ như chết đi / mà chưa kịp sám,
thời biết làm sao / thoát được ác nghiệp!
tôi thành khẩn xin / chư tôn che chở
cho tôi sớm về / sám hối qui y.

II.33. Thần chết thì chẳng / tin tưởng được đâu,
việc xong hay chưa / có bao giờ đợi.
Ai bệnh ai khỏe, / mạng sống phù du,
làm sao có thể / tin vào cho được.

II.34. Rồi cũng phải đi, / Lìa xa tất cả.
Nhưng tôi thì có / ý thức được đâu.
Cứ bạn cứ thù, / ân ân oán oán,
trùng trùng điệp điệp, / ác nghiệp đầy thân.

II.35. Kẻ thù mà chi, / rồi cũng sẽ tan.
Bằng hữu mà chi, / rồi cũng sẽ mất.
Ngay chính tôi đây / cũng sẽ không còn,
Tất cả mọi cảnh / đều là như vậy.

II.36. Hết thảy mọi sự / hiện trong cõi đời,
phù du ngắn ngủi / như một giấc mơ,
rồi tan biến hết / vào trong ký ức,
khi đã tan rồi / tìm chẳng thấy đâu.

II.37. Cứ mỗi phút giây / trong đời sống này,
kẻ thù bằng hữu / cứ thế mà đi.
Vậy mà vì họ / tôi gieo ác nghiệp,
quả báo thì vẫn / còn nằm phía trước.

II.38. Thế nhưng tâm tôi / chẳng hề nghĩ tới,
rằng tôi đây cũng / ngắn ngủi không bền.
Cứ vậy quay cuồng / với tham cùng sân,
gieo biết bao nhiêu / ác nghiệp ác chướng.

II.39. Hết ngày lại đêm, / có bao giờ ngớt,
mạng sống thúc ngắn / đều đặn không ngừng,
chẳng có cách gì / nối cho dài lại.
Làm sao khỏi chết / người giống như tôi?

II.40. Khi ấy tôi nằm / trên giường hấp hối,
thân nhân bằng hữu / dù ở cạnh bên,
cũng chỉ mình tôi / lìa xa cõi thế,
nghe đời sống cạn / mạng sống đoạn lìa.

II.41. Đến khi thần chết / đến bắt tôi đi,
thân nhân bằng hữu / liệu có ích gì?
chỉ còn thiện đức / làm nơi che chở,
vậy mà tôi đã / khinh xuất bỏ qua.

II.42. Lạy đấng chở che! / tôi vì vô tâm,
chẳng ngờ có cảnh / kinh hoàng như vậy.
Chỉ vì đời sống / phù du không bền,
mà gieo biết bao / ác nghiệp chồng chất.

II.43. Nếu như có người / đang bị dẫn đến
nơi chốn hành hình / chặt chân chặt tay,
chắc chắn kinh hãi / cổ khô, mắt trợn,
thần sắc biến đổi / chẳng được như xưa.

II.44. Huống chi là tôi. / Khi ấy bị lũ
ngục tốt diêm vương / dị hình dị dạng
túm lên lôi xuống, / khổ bệnh hành hạ,
bấn loạn hãi hùng.

II.45. Ai cứu tôi đây, / che chở cho tôi,
giúp cho tôi thoát / cảnh kinh hoàng này?
Mắt tôi hoảng hốt / nhìn quanh tứ phía,
hoang mang mong gặp / một chốn chở che.

II.46. Nhưng nhìn bốn phía / vẫn chẳng tìm ra,
có được chốn nào / làm nơi nương dựa.
Đớn đau tràn ngập, / thất vọng vô bờ,
không nơi che chở / giờ biết làm sao!

Phát huy năng lực nền tảng

< class="collapseomatic " id="id673bd167d7993" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương II câu 47-53 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương II câu 47-53 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

II.47. Vậy ngay hôm nay / nguyện qui y Phật:
là bậc chở che / cho kẻ trầm luân,
cứu vớt chúng sinh / trôi lăn sinh tử,
là bậc uy dũng / ban sự vô úy.

II.48. Tôi nguyện quay về / qui y nơi Pháp:
là mọi thành tựu / Phật chứng trong tâm,
phá tan hết thảy / khổ nạn luân hồi.
Tôi cũng quay về / qui y bồ tát:

II.49. vì quá kinh hãi / bao mối hiểm nguy,
tôi mang bản thân / dâng đức Phổ Hiền;
tôi cũng nguyện xin / mang hết thân mạng
kính dâng lên đức / Văn Thù Bồ Tát

II.50. Đấng đại chở che / đức Quan Thế Âm,
thiện hạnh từ bi / không hề hư ngụy:
tận cùng thống khổ / tôi gọi thiết tha,
“xin hãy cứu con / kẻ bất thiện này.”

II.51. Đức Hư Không Tạng, / đức Địa Tạng Vương,
cùng với hết thảy / các đấng chở che,
đại từ đại bi, / lòng con hướng về
thiết tha níu gọi, / xin được qui y.

II.52. Nguyện về nương dựa / đức Kim Cang Thủ,
thoáng thấy bóng ngài / là lũ ác hung
ngục tốt diêm vương / hoảng chạy tứ phía.

II.53. Trước kia lời Phật / tôi chẳng chịu nghe,
nhưng nay thấy cảnh / kinh hãi thế này,
xin cho tôi về / tìm nơi nương dựa,
xin hãy giúp tôi / quét sạch hiểm nguy.

Phát huy năng lực hóa giải
< class="collapseomatic " id="id673bd167d79d7" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương II câu 54-65a (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương II câu 54-65a (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

II.54. Bệnh nhỏ đã phải / nghe lời thầy thuốc,
huống chi trăm vạn / trọng bệnh trầm kha,
do tham sân si / tác hại tơi bời.

II.55. Chỉ một bệnh thôi / đã đủ hủy diệt
toàn cõi Diêm Phù; / kiếm khắp mọi nơi
cũng chẳng thế nào / tìm ra thuốc chữa.

II.56. Vậy thì lời Phật, / bậc đại y vương,
đủ sức chữa lành / mọi cơn bệnh dữ,
nếu như tôi chẳng / thuận ý làm theo,
thì có phải là / chí ngu không vậy!

II.57. Đi cạnh vực thẳm / bé nhỏ tầm thường
mà đã ra công / đề phòng hết sức,
huống chi hiểm họa / vực thẳm địa ngục,
sa vào ngàn trượng / rơi đọa triền miên.

II.58. Chẳng thể nhởn nhơ / nghĩ mình không chết,
nhất định có ngày / tôi phải ra đi.

II.59. Vậy ai là người / giúp được tôi đây?
làm sao có thể / chắc mình thoát nạn?
Biết rồi có ngày / cũng sẽ tan biến,
làm sao có thể / thanh thản ngồi yên?

II.60. Cảnh sống vừa đến / là đã tan bay.
Còn gì cho tôi? / Có gì ở lại?
Vậy mà cứ níu / điều không còn nữa,
tôi đã phụ lời / dạy của Thầy tôi!

II.61. Đến khi đời này / bỏ lại phía sau,
cùng với hết thảy / thân nhân bằng hữu,
một mình tôi phải / lang thang vô định,
thân nhân bằng hữu / giữ có ích gì!

II.62. “Làm sao có thể / quét sạch ác nghiệp?
là điều chắc chắn / mang quả khổ đau!”
Đây mới là điều / đáng phải quan tâm,
ngày cũng như đêm / đừng lo việc khác.

II.63. Tôi bởi ngu si, / tạo bao việc ác,
phạm mười bất thiện, / phá giới Phật cho,

II.64. Vì sợ quả báo / nhất định sẽ đến,
tôi chắp hai tay, / kính lạy không ngừng.
Thiết tha mong cầu / các đấng chở che,
chứng giám cho tôi / phát lộ sám hối.

II.65a. Thỉnh Phật thương xót / lấy nghiệp dùm tôi.

[/expamd]

Phát huy năng lực hồi phục [khởi tâm nguyện sâu xa quyết không tái phạm] < class="collapseomatic " id="id673bd167d7a33" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương II câu 65B (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương II câu 65B (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại) 

II.65b. Đối với hết thảy / mọi điều bất thiện,
từ nay tôi sẽ / nhất định không làm.

E4. Tùy hỉ

Khởi tâm chân thành mừng vui trước tất cả thiện căn công đức, cùng quả mà công đức này mang đến, đọc tụng như sau:
< class="collapseomatic " id="id673bd167d7ab4" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương III, câu 1-4 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương III, câu 1-4 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

III.1. Tôi xin vui cùng / tất cả việc làm
khiến vơi khổ đau / trong cõi ác đạo;
hay là khiến nơi / khổ đau chưa đến
có thể giữ nguồn / hạnh phúc an vui.

III.2. Tôi xin vui cùng / công đức bồ đề,
nhờ đó chúng sinh / đoạn lìa phiền não,
đạt quả giải thoát, / thoát khổ thọ sinh.

III.3. Tôi xin tùy hỉ / quả vị Phật đà;
vui cùng chứng địa / của chư trưởng tử;

III.4. Vui với biển cả / công đức phát tâm,
đưa hết chúng sinh / đến bờ an lạc;
vui cùng thiện hạnh / nâng đỡ chúng sinh.

E5-7. Thỉnh chuyển pháp luân, Thỉnh Phật trụ thế, Hồi hướng công đức

Để hành trì hạnh thứ năm là thỉnh chuyển pháp luân,  hạnh thứ sáu là thỉnh Phật trụ thế, và hạnh thứ bảy là hồi hướng công đức, hãy đọc các câu kệ sau đây, để ý nghĩa lời kệ xuất phát từ tận đáy lòng:
< class="collapseomatic " id="id673bd167d7af6" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương III, câu 5-10 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương III, câu 5-10 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

III.5. Đối trước chư Phật / ở khắp mười phương,
tôi chắp hai tay / thiết tha khẩn nguyện:
xin vì chúng sinh / thắp ngọn chánh pháp,
soi cõi tối tăm / khốn khổ hoang mang.

III.6. Chư Phật Thế Tôn / muốn hiện niết bàn,
thì tôi chắp tay / thiết tha khẩn nguyện:
kính xin chư Phật / sống cùng đời kiếp,
đừng bỏ chúng tôi / đui mù lang thang.

III.7. Làm những điều này / được bao công đức,
tôi nguyện hồi hướng / về khắp chúng sinh
thoát mọi cảnh khổ.

III.8. Chúng sinh có bệnh, / bệnh nếu chưa lành,
thời tôi còn vẫn / theo làm thầy thuốc,
làm người điều dưỡng, / làm cả thuốc thang.

III.9. Nguyện tôi mưa xuống / đầy tràn thực phẩm
giải cơn đói khát.
Nguyện trong thời kỳ / dữ dội kiếp nạn,
thân tôi sẽ thành / nước uống thức ăn.

III.10. Chúng sinh có nghèo, / khổ cực cơ hàn,
nguyện tôi sẽ là / kho bồ bất tận,
hiện ngay trước mặt / của khắp chúng sinh;
bao nhiêu nhu cầu / tôi cung ứng đủ.

D3. Chuyển Tâm

Nói về phần chuyển tâm, khởi từ câu kệ 11, hãy luyện tâm mình bằng cách dâng hiến trọn vẹn thân mạng, tài sản và công đức của cả ba thời quá khứ hiện tại và vị lai, phụng sự cho lợi ích của chúng sinh, không chút ngần ngại. Khởi tâm nguyện sâu xa rằng nhờ đó mà chúng sinh hữu tình ở khắp mọi nơi đều sẽ đạt tất cả mọi an vui thắng diệu, từ niềm vui trước mắt cho đến tận quả đại lạc cứu cánh.
< class="collapseomatic " id="id673bd167d7b39" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương III, câu 11-22 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương III, câu 11-22 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

III.11. Tài sản, thân mạng, / ba thời công đức,
tôi mang cho hết,
cầu hai lợi ích [1]  / cho khắp chúng sinh,
không hề cảm thấy / có gì mất mát.

III.12. Muốn đạt niết bàn / phải cho ra hết,
rồi tâm sẽ đạt / vô trú niết bàn.
Dù sao rồi cũng / phải bỏ mà đi,
chi bằng bây giờ / mang ra bố thí.

III.13. Thân mạng này đây / tôi xin hiến cúng
cho khắp chúng sinh / tùy ý hưởng dụng.
Dù giết, dù chê / dù là đánh đập,
tôi cũng cam tâm.

III.14. Cứ mang tôi ra / mà làm trò vui,
tha hồ bỡn cợt, / chê bai, chế nhạo.
Tấm thân này đây / tôi đã hiến cúng,
thì còn có gì / đáng để quan tâm.

III.15. Tôi lấy thân tôi / bắt làm việc thiện,
không hại một ai / làm lợi khắp cả.
Bất kể là ai / khi nhắm vào tôi,
nguyện không uổng công, / đều thành lợi ích.

III.16. Nếu nghĩ đến tôi / mà tâm không yên,
sùng sục nổi sân, / nổi cơn ác hận,
nguyện ác hận này / luôn trở thành nhân
giúp đạt mục tiêu / tạm thời, vĩnh cửu.

III.17. Ai dùng lời nói / chê bai chỉ trích;
Ai động chân tay gây hại cho tôi
hay ở sau lưng / dèm pha, chế diễu,
nguyện cho họ đạt / thiện duyên bồ đề.

III.18. Ai thiếu chỗ nương, / tôi làm chỗ nương;
ai khách lữ hành, / tôi xin dẫn lối;
ai người đang cần / vượt biển vượt sông,
tôi đây xin nguyện / làm ghe, thuyền, cầu.

III.19. Ai ngóng đất liền, / tôi làm hòn đảo;
ai tìm ánh sáng, / tôi sẽ là đèn;
ai cần ngơi nghỉ, / tôi là giường chiếu;
ai cần giúp việc, / tôi đây tôi đòi [tôi làm ô-sin 🙂 ]

III.20. Làm ngọc như ý, / làm bình bảo quí,
làm câu chân ngôn, / thuốc quí, cây thần,
làm trâu như nguyện, / cho khắp chúng sinh.

III.21. Như là đại địa, / như là không gian,
cùng các thành phần / nước lửa và gió,
nguyện thân tôi đây / biến hiện phong phú,
làm nền tảng sống / cho khắp chúng sinh.

III.22. Nguyện làm phương tiện / giữ gìn sự sống
cho khắp chúng sinh / trên toàn cõi thế
nhiều sánh không gian / bao la vô tận,
chờ khắp chúng sinh / giải thoát niết bàn.

C2. Thọ Giới Bồ Tát

Thứ hai, để khởi đầu phần thọ giới, cần thỉnh mời chư Phật đà Bồ tát đoái tưởng:

Kính thỉnh hết thảy / mười phương Phật đà,
Hết thảy Bồ tát / trên mười thánh địa,
Hết thảy đạo sư / chấp giữ kim cang,
Kính xin chư vị / thương tưởng cho con

Rồi thọ giới bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm hành cùng một lúc, bằng cách đọc ba lần hai câu tụng dưới đây:
< class="collapseomatic " id="id673bd167d7b96" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương III, câu 23-24 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương III, câu 23-24 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

III.23. Cũng như Như lai / trong thời quá khứ,
đã từng phát tâm / vô thượng bồ đề,
rồi nơi pháp hành / của bậc bồ tát
từng về trú ở / tuần tự tu theo.

III.24. Nay tôi cũng vì / lợi ích chúng sinh
nguyện xin phát tâm / vô thượng bồ đề,
rồi nơi pháp hành / của bậc bồ tát
tôi về trú ở / tuần tự tu theo.
[đọc ba lần hai câu 23-24]

C3. Hoàn Tất Thọ Giới

Khởi tâm mừng vui, đọc từ câu 26 đến 33. Rồi mời người khác cùng vui và đọc câu kệ 34
< class="collapseomatic " id="id673bd167d7bfc" tabindex="0" title="<em>NBĐHL</em> chương III, câu 26-34 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)" >NBĐHL chương III, câu 26-34 (nhấn vào để mở đọc hay đóng lại)

III.26. “Đời sống tôi nay / tràn đầy ý nghĩa,
tôi đã đạt kiếp / làm người tốt đẹp,
hôm nay tôi sinh / vào giòng giống Phật,
trở thành đứa con / của đấng Thế Tôn.”

III.27. “Nay dù ra sao / quyết không làm ố
giống Phật tuyệt hảo, / hành động cẩn trọng
xứng địa vị mình, / không để lỗi lầm
làm nhơ giống Phật.”

III.28. Như kẻ mù lòa / mò trong đống rác,
không ngờ tìm được / một khối ngọc châu.
Chẳng hiểu nhờ đâu / may mắn lạ kỳ,
mà tâm bồ đề / trong tôi lại khởi.

III.29. Đây chính là nước / cam lồ bất tử,
chiến thắng Thần Chết / của khắp chúng sinh;
là cả kho tàng / đầy tràn bất tận,
phá cảnh bần cùng / cho kẻ trầm luân.

III.30. Đây là thuốc thần / chữa mọi ác bệnh,
của khắp chúng sinh / trôi lăn sinh tử;
là gốc đại thụ / cho chúng hữu tình
trên đường trôi lạc / ghé đến nghỉ chân;

III.31. là chiếc cầu chung / đưa khắp chúng sinh
vượt thoát khổ nạn / ác đạo luân hồi;
là trăng ngời sáng / giữa nền trời tâm,
xoa dịu cơn đau / rát bỏng phiền não;

III.32. và cũng chính là / mặt trời chiếu sáng,
quét sạch màn sương / mê muội vô minh;
là bơ kết tinh / trên sữa diệu Pháp.

III.33. Khách trần lang thang / trên đường sinh tử,
mong sao nếm thử / chút vị an vui,
thì đây là nguồn / an vui thắng diệu,
khách trần chắc chắn / sẽ rất hài lòng.

III.34. Hôm nay đối trước / mọi nẻo qui y,
tôi mời chúng sinh / về làm khách quí,
hưởng an vui đến / vô thượng bồ đề.
Chư thiên, thiện thần, / cùng khắp mọi loài,
kính xin chư vị / tùy hỉ cho tôi.

Sau đó, có thể đọc tụng bài nguyện sau đây:

Bồ đề tâm trân quý
Nơi nào chưa có, nguyện sẽ phát sinh
Nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
Vĩnh viễn tăng trưởng / không bao giờ ngừng

Ngang đây hoàn tất phần phát khởi tâm bồ đề trong tâm người tu.


A3. NỘI DUNG PHÁP TU
Làm thế nào tu theo pháp hành của bồ tát

Dẫn nhập

Hết thảy mọi pháp hành của bồ tát đều bao gồm trong sáu hạnh ba la mật [còn gọi là lục độ].

Tinh túy sáu hạnh này có thể tóm lược như sau:

  1. Thí, bao gồm bốn đặc tính
  2. Giới, bao gồm bốn đặc tính
  3. Nhẫn, bao gồm bốn đặc tính
  4. Tấn, bao gồm bốn đặc tính
  5. Định, bao gồm bốn đặc tính
  6. Tuệ, bao gồm bốn đặc tính.

Bốn đặc tính là gì? Kinh sách dạy bốn đặc tính là:

  1. phá tan mọi chướng ngại;
  2. đi chung với trí tuệ siêu việt khái niệm;
  3. toàn thành mọi nguyện ước;
  4. thành thục chúng sinh ba loại căn cơ.

Chướng ngại có sáu, tương ứng với sáu hạnh ba la mật:

  • tham lẫn;
  • giới bất nghiêm;
  • sân hận;
  • lười biếng;
  • tán tâm;
  • ác tuệ.

Toàn thành nguyện ước chúng sinh, là vì:

  • hạnh thí: cho ra mọi sở hữu;
  • hạnh giới: thành nơi chốn cho người phát khởi tín tâm;
  • hạnh nhẫn: tự tại trước nghịch cảnh;
  • hạnh tấn: làm được việc cần làm;
  • hạnh định: đạt thần thông, khiến chúng sinh tăng trưởng tín tâm
  • hạnh tuệ: biết điều cần làm, cần bỏ.

Nhờ đó mang lại mọi điều chúng sinh nguyện mong, giúp tâm chúng sinh chín mùi một cách trực tiếp hay gián tiếp bằng cách đưa chúng sinh đạt quả giác ngộ, quả A la hán, Bích Chi Phật, hay quả vị Phật.

Dưới đây hướng dẫn phương pháp đưa sáu hạnh ba la mật vào pháp chuyển tâm.

B1. Hạnh Thí

Một là hạnh thí, tu bằng cách nhớ đến hậu quả tai hại của lòng tham lẫn, của thói quen tham luyến thân thể, tài sản, công đức trong cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời nhớ đến lợi ích của hạnh thí, lý do vì sao nên cho ra v.v…

B2. Hạnh Giới

Thứ hai là hạnh giới, lời khai thị nói rõ về hai việc: phương tiện giữ giới và vận dụng phương tiện này để giữ giới.

C1. Phương tiện giữ giới

Phương tiện giữ giới có ba:

  1. bất phóng dật là tâm cẩn trọng, tỉ mỉ quán xét điều cần lấy, cần bỏ (Skt.apramāda; Tib.བག་ཡོད་ bayö);
  2. chánh niệm là tâm ghi nhớ chính xác, không quên điều cần lấy, bỏ. (Skt.smṛti; Tib.དྲན་པ་ drenpa)
  3. chánh tri là tâm tỉnh giác, tự kiểm soát tình trạng của thân khẩu và ý (Skt.saṃprajanya; Tib.ཤེས་བཞིན་, she zhin)

C2. Vận dụng phương tiện giữ giới

Trước hết, vận dụng chánh niệm để luôn nhớ không quên điều cần lấy, cần bỏ.

Tiếp theo, vận dụng chánh tri để tự kiểm soát thân khẩu và ý của chính mình, vừa chớm muốn lánh điều thiện, ham điều bất thiện, là có thể nhận biết được ngay.

Lúc ấy, vận dụng tâm bất phóng dật để nhớ lại lợi ích của việc thiện mà làm ngay, hoặc nhớ lại hậu quả tai hại của việc bất thiện mà ngừng ngay.

Niềm tự tín nơi nhân quả là nền tảng của mọi pháp hành, vì vậy cần nương lời của Như lai để khởi tâm thâm tín nhân quả. Từ tận đáy lòng, giữ tâm xác quyết sâu xa vể cảnh khổ sinh tử, biết rõ làm ác thì gặp ác, một khi sa cõi ác đạo rồi, khổ đau bức bách triền miên, đừng nói chi toàn thành lợi ích cho chúng sinh, ngay cả chính mình cũng không tự gánh nổi!

D1. Giới Hạnh Bồ Đề Tâm Nguyện

E1. Điều cần tránh

Giới hạnh có nhiều loại, nhưng có ba nguyên tắc đặc biệt cần tránh vì đi ngược với bồ đề tâm nguyện:

  1. từ bỏ chúng sinh
  2. thoái chuyển thành tâm nhị thừa (thanh văn duyên giác)
  3. phạm bốn pháp bất tịnh

Bốn pháp bất tịnh được nói rõ trong câu kệ sau đây:

Lừa bậc đáng tôn kính / hối hận không đúng chỗ /
Phỉ báng bậc thánh nhân / Lừa đảo chúng hữu tình /
là bốn pháp bất tịnh / phải nỗ lực từ bỏ. /
Nếu làm điều ngược lại / thì gọi là tịnh pháp.

E2.Điều cần giữ

Yếu tố thuận

  1. hướng quả vô thượng bồ đề cùng với nhân của quả này;
  2. vui cùng thiện hạnh của người khác, từ tận đáy lòng cảm thấy rất biết ơn khi chúng sinh làm việc lành;
  3. hồi hướng mọi thiện căn công đức về cho chúng sinh thành tựu Phật quả.

Ba pháp quán đại thừa này cần được mang về giữ ở trong tim.

D2. Giới Hạnh Bồ Đề Tâm Hành

E1. Điều cần tránh

Trong số những yếu tố nghịch với bồ đề tâm hành, nói chung cần phải từ bỏ tâm tác hại chúng sinh cùng tất cả mọi điểm tựa của tâm này. Đặc biệt đối với các trọng giới như xâm phạm sở hữu của Tam Bảo, phỉ báng bồ tát, từ bỏ chánh pháp, đều cần được giữ gìn thận trọng như giữ mạng sống của chính mình.

E2.Điều cần giữ

Nói về yếu tố thuận, đừng bao giờ chê việc thiện nhỏ mà không làm, và phải luôn xét kỹ xem mình có đang tu với ba nguyên tắc hay không.

 

B3. Hạnh Nhẫn

Cơ hội tu hạnh nhẫn

Có nhiều trường hợp cần phải nhẫn, bắt đầu với bốn cảnh sau đây:

  • Bị người khinh khi
  • Bị người chửi mắng
  • Bị người dèm pha
  • Hay bị gây đau đớn

Và, tương tự như vậy, khi bốn cảnh nói trên xảy ra cho sư phụ, bằng hữu hay người thân [cộng lại thành tám cảnh]

Thêm vào bốn cảnh tiếp theo đây, xảy ra cho kẻ thù hay những kẻ đối đầu với ta:

  • Khi họ được an vui hạnh phúc
  • Khi họ được danh vọng, lợi lạc
  • Khi họ được tôn vinh
  • Khi họ người đời ngợi khen

Thêm vào đó, có lúc cảnh trái ngược với mười hai cảnh nghịch ý này, nghĩa là mười hai cảnh thuận ý, bị ngăn trở, vậy tổng cộng có hai mươi bốn cơ hội để tu hạnh nhẫn.

Bất kể thế nào, đừng bao giờ để tâm thoái chí nản lòng vì cảnh hiện trước mắt hay vì khổ đau phải gánh chịu, thay vào đó, hãy tiếp nhận khổ đau, đừng nổi giận với người gây hại, đừng bận tâm đến việc bị hại, giữ tâm vững vàng an định nơi tánh không thâm sâu của thực tại.

Vậy, mỗi trường hợp nhân lên ba lần, thành 72 loại nhẫn cần tu.

C1. Ba lý do nên tiếp nhận khổ đau [an thọ khổ nhẫn]

  • Nhờ khổ mà sạch được ác nghiệp. Vậy hãy nên tiếp nhận khổ đau, biết đây là cây chổi quét đi mọi lỗi lầm.
  • Nhờ khổ mà biết chán khổ sinh tử luân hồi, khởi tâm từ bi với chúng sinh, hướng thiện hạnh, tránh ác hạnh. Vậy hãy nên tiếp nhận khổ đau, biết đây sẽ là điều thúc đẩy mình đến với thiện đức.
  • Nhờ khổ mà quét tâm kiêu ngạo, dẹp nọc ganh ghen, thắng sức mạnh của tham chấp, đưa đến quả thành tựu. Vậy hãy nên tiếp nhận khổ đau, biết đây chính là phẩm trang nghiêm cõi tâm.

C2. Ba lý do không nên bận tâm cho việc bị hại  /
[nại oán hại nhẫn]

  • Vì lòng từ bi đối với người hại mình: thử nghĩ xem, chúng sinh mê muội bị phiền não khống chế, đối với chính bản thân họ còn tác hại, huống chi người khác.
  • Vì biết lỗi ở nơi mình: người ta hại mình bây giờ chỉ là do nghiệp của mình trong quá khứ và thái độ của mình trong hiện tại.
  • Vì biết rằng nhờ kẻ thù gây hại nên ta mới có cơ hội tích lũy công đức tu nhẫn, vốn là nền tảng của hết thảy mọi thiện hạnh bồ tát. Vậy kẻ thù chính là bạn lành, thật sự mang lợi ích lớn lao đến cho ta.

C3. Ba pháp quán thậm thâm [đế sát pháp nhẫn]

Hạnh nhẫn có thể huân dưỡng bằng cách quán niệm với lòng xác quyết về giáo pháp thậm thâm qua ba cách sau đây:

  • Quán về chân đế, là chân tánh không, siêu việt mọi khái niệm: tu hạnh nhẫn bằng cách quán chiếu việc bị hại và người gây hại, cả hai đều không thật có.
  • Quán về tục đế, cảnh hiện huyễn ảo của duyên sinh: tu hạnh nhẫn bằng cách chứng biết người gây hại và việc bị hại, không bên nào có một cách độc lập.
  • Quán về sự hợp nhất bất khả phân của chân tánh của tâm: tu hạnh nhẫn bằng cách nhận diện cơn sân hận này bản lai thanh tịnh, hoàn toàn không có nền tảng hay nguồn gốc.

B4. Hạnh Tấn

Ở đây có hai phần: diệt yếu tố nghịch với hạnh tấn, là ba loại giải đãi; và nuôi sáu lực, là yếu tố thuận với hạnh tấn.

C1. Diệt Yếu Tố Nghịch

  1. nhờ móc câu vô thường thúc hối mà diệt được sự giải đãi thích ngồi không;
  2. nhờ vui cùng diệu Pháp mà diệt được sự giải đãi thích việc bất thiện;
  3. nhờ nâng đỡ lòng tự tin của chính mình mà diệt được sự giải đãi thoái chí nản lòng.

C2. Nuôi Yếu Tố Thuận

  1. Phần chuẩn bị, ứng với năng lực chí nguyện: đây là chí nguyện tu theo Phật pháp, do thấy được lợi ích của việc thiện và hậu quả tai hại của việc bất thiện.
  2. Phần chính, ứng với năng lực tự tín: đây là nguồn nghị lực phát sinh từ sức mạnh của trái tim, bảo đảm một khi việc thiện đã bắt đầu là sẽ hoàn tất. Lực tự tín này có ba phương diện:
  3. Tự tín trong hành động: Như mặt trời ló dạng trên mặt đất, đừng để chướng ngại quấy nhiễu, cũng đừng để nghịch cảnh xô đẩy. Như mặt trời chuyển động một mình: tự mình chiến thắng sức mạnh của Ma Vương, đừng cậy nhờ ai khác, cứ thế, thành tựu quả vô thượng bồ đề. Cuối cùng, như mặt trời tỏa ánh sáng chan hòa trên toàn cõi thế, nhờ vận dụng trí, bi và nguyện của bồ tát mà tự mình, chính mình, đủ khả năng giữ gìn sự sống cho toàn thể chúng sinh. Nói cách khác, hãy hăng hái nỗ lực mang lợi ích về cho chúng sinh ở khắp mọi nơi, cùng tận không gian.
  4. Tự tín trong khả năng: Hãy ý thức mình thuộc dòng giống thượng căn, phát chí nguyện mãnh liệt không để bất kỳ một phá giới phạm giới nào, dù là nặng hay nhẹ, làm nhơ dòng giống Phật.
  5. Tự tín trước phiền não: Hãy xem nhẹ phiền não, đừng để bất cứ nghịch cảnh nào khiến phải bận tâm.
  6. Năng lực niềm vui: Luôn tu thiện pháp với trọn niềm hăng say vui thú, nhưng không mong cầu bất cứ quả lành nào, cứ hễ làm được việc lành là tâm đều rộn rã mừng vui.
  7. Năng lực chừng mực: Bao giờ thân nhọc tâm mệt, quét sạch mọi che chướng bằng cách buông nghỉ một thời gian, để rồi mau chóng tiếp tục làm việc thiện với trọn niềm hăng say.
  8. Năng lực chuyên cần: Tận diệt những gì cần diệt bỏ, tận tụy áp dụng chánh niệm và chánh tri để phá nhiễm tâm.
  9. Năng lực tự chủ: Tự luyện mình trong mọi giới luật, nhớ lời dạy về tâm bất phóng dật để tự giữ gìn ba cửa thân khẩu và ý của chính mình.

B5. Hạnh Định

Có hai phần: xả bỏ yếu tố nghịch với hạnh định, và nhiếp tâm vào đề mục thiền chỉ.

C1. Xả bỏ yếu tố nghịch

Phần đầu, xả bỏ yếu tố nghịch, có hai tiêu đề: xả bỏ bận tâm thế tục, và xả bỏ tán tâm.

D1. Xả bỏ bận tâm thế tục

Nói về các mối bận tâm thế tục, tâm sẽ không thể đạt định nếu còn luyến cha mẹ, thân nhân, bằng hữu, thị giả. Vậy cần xả bỏ thói quen lo toan và bận rộn, một mình ở chốn cách ly vắng vẻ thích hợp với pháp tu thiền.

Để tâm tham lợi, tham danh, tham lời khen, tham vinh dự, tham nhu cầu vặt vãnh, đeo đuổi theo lòng tham chỉ tạo chướng ngại cho đường tu chân chính, vậy phải đoạn lìa mọi khuynh hướng mong cầu và âu lo tương tự [thiểu dục], luyện tâm biết vui với những gì mình có [hỉ túc].

D2. Xả bỏ tán tâm

Cho dù ở nơi cách ly, không khởi tâm mong cầu vật chất hay những thứ tương tự, nhưng nếu còn vướng ái dục thì vẫn không thể đạt định, tâm sẽ không có khả năng an trụ trong tịnh chỉ. Muốn đạt các tầng thiền tịnh chỉ, bắt buộc phải dứt bỏ ái dục, điều này rất quan trọng, vì vậy cần tuyệt hết tâm niệm mê luyến người khác phái, bằng cách quán về nhân, vốn không dễ kiếm; về tánh, vốn bất tịnh, và về quả, đưa đến nhiều hậu quả tai hại v.v…

Hơn nữa, cần ý thức tám mối bận tâm thế tục [bát phong] và mọi ý nghĩ hướng về đời sống hiện tiền đều là kẻ thù chân chính. Vì vậy cần chiêm nghiệm về hậu quả của dục niệm, giữ nội tâm trang nghiêm, chân thành nỗ lực xả bỏ tất cả, bất kể dục niệm có trùng điệp đến mức nào.

C2. Nhiếp tâm nơi đề mục

Nói về nội dung của pháp tu định, tuy có nhiều phương pháp, nhưng ở đây chủ yếu là để huân dưỡng tâm bồ đề. Pháp tu này có hai mặt: quán bình đẳng ngã tha, và quán hoán chuyển ngã tha.

D1. Quán bình đẳng ngã tha

Cần thấy rằng nếu chỉ biết quan tâm cho bản thân mà bỏ mặc người khác, thái độ này thật trái lẽ. Là vì ta cùng người khác đều giống như nhau, đều mong cầu hạnh phúc, không muốn khổ đau. Vì vậy mà phải quán về sự bình đẳng giữa mình và người khác.

Như kinh sách nói

Niệm bình đẳng ngã tha
cần tinh tấn huân dưỡng
ngay từ đầu pháp hành.
Vì ta và hữu tình
đối với vui và khổ
đều bình đẳng như nhau,
cần gánh vác hữu tình
như gánh vác bản thân.

Vậy thì ở bước đầu hãy tu pháp quán tâm bồ đề bình đẳng ngã tha. Quán như sau:

Chúng sinh hữu tình nhiều như không gian vô tận, tuy vậy không một chúng sinh nào không từng là cha, là mẹ, hay là bạn của ta. Đức Long Thọ dạy rằng:

Mỗi người mẹ của ta
trong các đời quá khứ
nếu nhỏ bằng hạt mầm,
số lượng nhiều vô tận,
mặt đất toàn cõi thế
cũng không sao chứa nổi.

Dựa vào kinh sách và lý lẽ, ta có thể xác định rằng hết thảy chúng sinh đều đã từng rất thân thiết với mình.

Mỗi khi vui, từ tận đáy lòng hãy khởi tâm nguyện: “nguyện khắp cả chúng sinh có được hạnh phúc, cùng nhân duyên tạo hạnh phúc.” Tương tự như vậy, mỗi khi khổ, từ tận xương tủy hãy khởi ước nguyện: “nguyện tôi cùng hết thảy chúng sinh thoát được khổ đau cùng nhân duyên gây khổ!”

Ở giai đoạn này, có khi chướng ngại sẽ đến, người tu có thể sẽ khởi tâm nhị thừa, nghĩ rằng: “tôi sẽ diệt khổ đau của chính mình, tôi chẳng mong đợi gì nơi ai, cũng chẳng cần phí công cố gắng diệt khổ cho người.” Thế nhưng Nhập Bồ Đề Hành Luận có nói:
[NBĐHL – chương VIII, câu 97]

Nói vậy cần gì lánh khổ tương lai,
vốn chẳng phạm đến tôi trong hiện tại?

Cần gì phải nỗ lực tích lũy tìm cầu sức khỏe, thực phẩm, y phục v.v… cho tương lai. Cái tôi này đây mỗi sát na đều đã không còn, sát na sau đã thành “kẻ khác”. Chỉ vì vô minh nghĩ rằng tôi trong tương lai cũng chính là tôi trong hiện tại, nhưng đó chỉ là vọng tưởng. Đúng như Nhập Bồ Đề Hành Luận có nói:
[NBĐHL – chương VIII, câu 98]

Ý nghĩ: “Nhưng tôi là người chịu khổ!”
thật ra chỉ là ý nghĩ sai lầm,
là vì khi chết là một người khác,
mà khi tái sinh lại là người khác.

Lấy ví dụ, người mê muội nghĩ rằng: “Đây là dòng nước năm ngoái tôi làm rơi chiếc áo”, hay là “đây là con sông hôm qua tôi đi qua”. Nhưng nước cuốn trôi chiếc áo năm ngoái đâu phải là nước bây giờ, và sông của ngày hôm qua cũng đã khác. Tương tự như vậy, tâm của quá khứ đâu phải là tôi và tâm của tương lai cũng đâu phải là tôi, đều khác nhau cả.

Ở đây ta có thể nghĩ rằng: “mặc dù tâm trong tương lai không phải là “tôi” trong hiện tại, nhưng đều cùng là một dòng tâm thức, vậy tôi phải lo cho an nguy của chính mình!” Đã nghĩ như vậy thì lại càng phải lo cho an nguy của người khác, là vì mặc dù chúng sinh hữu tình không phải là cá nhân tôi, nhưng đều là loài hữu tình trong cùng một cõi thế.

Nếu nghĩ rằng: “Việc ai nấy lo, tuyết đầu ai nấy phủi chứ làm sao có thể giúp hết mọi người,” vậy hãy thử chiêm nghiệm câu này trong Nhập Bồ Đề Hành Luận:
[NBĐHL – chương VIII, câu 99]

Vậy thì chân đau, tay đâu cần giúp?

Như đã nói, chân đạp gai, việc gì tay phải tốn công lo nhổ? Tương tự như vậy, tay giúp khi mắt bị vướng bụi, cha mẹ nâng đỡ cho con, tay đút cơm cho miệng. Để lo cho mình, vốn phải làm hết những việc như vậy.

Tóm lại, nếu việc ai nấy lo không cần quan tâm đến kẻ khác, làm như vậy nhất định việc gì cũng khó lòng làm xong. Biết điều này rồi, hãy hết lòng phụng sự lợi ích chúng sinh.

D2. Quán hoán chuyển ngã tha

Thứ hai, quán tâm bồ đề hoán chuyển ngã tha.
Nhập Bồ Đề Hành Luận nói như sau:
[NBĐHL – chương VIII, câu 131]

Không đổi vui mình / để lấy khổ người
thì vô thượng giác / sẽ không thể đạt,
trôi trong sinh tử / không chút niềm vui.

Như sách nói, cần mang hạnh phúc của mình tặng cho chúng sinh, và nhận khổ chúng sinh về phần mình. Chi tiết quán tưởng, sách nói như sau:
[NBĐHL – chương VIII, câu 140]

Lấy cảnh của người,
thấp, bằng hay cao,
đổi thành của tôi.
Và đổi cảnh tôi
thành của người khác.
Dẹp hết tán tâm
để mà quán chiếu:
khởi tâm ganh tị
cạnh tranh, kiêu căng

Câu này có nghĩa như sau:

Ở pháp quán đầu tiên, “người khác” là một người thấp kém hơn tôi, đối với người này, địa vị tôi cao quí hơn nhiều. Nhìn từ mắt nhìn của người địa vị thấp kém để cảm nhận lòng ganh ghen đối với tôi là kẻ địa vị cao sang. Sau khi quán như vậy, tự nhiên sẽ cảm nhận được điều sau đây:

“Tôi cao, người ta thấp, chỉ mới tưởng tượng lòng ganh ghen của người khác thôi đã khiến tâm tôi khốn khổ thế này! Vậy có lý nào lại tự mình khởi tâm ganh ghen người khác để làm gì?” Cứ thế, lòng ganh ghen sẽ tan biến.

Tương tự như vậy, quán về lòng cạnh tranh đối với người cùng địa vị với mình. Trong pháp quán này, tôi đổi vị trí cùng người ngang hàng với mình, nhìn từ quan điểm của người này để thấy tôi là kình địch. Tôi lấy vị trí của người kia, nung nấu cạnh tranh trên mọi phương diện. Khi ngưng pháp quán này, trong lòng sẽ cảm thấy như sau:

“Nếu tôi là địch thủ, chỉ mới tưởng tượng thái độ cạnh tranh mờ ám của người khác thôi đã khiến tâm tôi kiệt quệ thế này, vậy còn tự mình khởi tâm cạnh tranh gây hại cho người khác để làm gì!” Làm như vậy sẽ tự nhiên chế ngự được tâm cạnh tranh của chính mình.

Rồi lại theo cùng một phương pháp, quán về lòng kiêu mạn, ở đây tôi là người thấp kém, người khác là kẻ trên. Đặt mình vào chỗ của người khác ở trên, trong lòng phát sinh lòng kiêu căng khinh mạn đối với kẻ dưới, dựa vào gia thế học vấn v.v… Khi ngưng pháp quán này, trong lòng sẽ thấy rằng, “Chỉ mới tưởng tượng lòng khinh mạn của người khác mà đã khốn khổ thế này, vậy làm sao có thể tự mình khởi tâm khinh mạn người khác?” Làm như vậy sẽ tự nhiên hàng phục được thói kiêu căng.

Có thể quán theo chi tiết hướng dẫn trong Nhập Bồ Đề Hành Luận.

Nếu không thể tu các pháp quán này, muốn một pháp tu ngắn gọn hơn thì có thể chọn câu kệ trong Bảo Hành Vương Chánh Luận:

Nguyện việc ác người / trổ quả nơi tôi;
nguyện việc thiện tôi / trổ quả nơi người.
Hễ còn chúng sinh / chưa được giải thoát,
cho dù có đã / đạt vô thượng giác
tôi cũng nguyện xin / vì một hữu tình /  mà vào sinh tử.

Công đức lời này / nếu như có thân
thì bao thế giới / số lượng nhiều như / số cát sông Hằng
cũng không làm sao / có thể chứa hết.
Điều này thuận theo / lời của Phật dạy,
và cũng thuận theo / lý lẽ hiển nhiên.

Nhập Bồ Đề Hành Luận nói rằng:
[NBĐHL – chương X, câu 56]

Nguyện cho khổ nạn / của khắp chúng sinh / trổ quả nơi tôi.
Nương vào năng lực / chúng Tăng bồ tát
nguyện khắp chúng sinh / hưởng được đầy nguồn
an vui thắng diệu.

Nên quán niệm ý nghĩa của những câu kệ này, đọc lớn tiếng nếu muốn. Quán bình đẳng và hoán chuyển ngã tha như vậy tương tự với pháp tu do Sakya Pandita soạn tác. Tuy có một vài khác biệt nhỏ nơi hầu hết các luận giải, nhưng khi tu cứ hãy tùy ý chọn cách nào thích hợp nhất với tâm của chính mình.

B6. Hạnh Tuệ

Tuệ trước tiên được nhận diện, sau đó được áp dụng vào đề mục vô ngã.

C1. Nhận diện

Trước tiên, tuệ là trí chứng biết vạn pháp giai không trong thời tọa thiền, và chứng biết vạn pháp như huyễn trong thời xuất thiền.

C2. Áp dụng vào tánh không

Sau đó, vận dụng trí tuệ này để quán vô ngã. Ở đây có hai pháp quán: quán nhân vô ngã và quán pháp vô ngã.

D1. Nhân vô ngã

Trước tiên, nhìn lại phàm phu ngu muội lấy kẻ gieo nghiệp và chịu quả mà gọi là ngã, là tôi, một cá nhân, một con người, một sinh thể. Vậy cũng nên tự hỏi cái được gọi là “tôi” đó là ứng vào với thân, với khẩu, với ý, hay là ứng với điều gì khác? Là vô tình hay hữu tình? Là vô thường hay thường còn? v.v…

Quán như vậy, rồi sẽ thấy mặc dù không có “ngã” nhưng ta vẫn chấp ngã, không có “tha” nhưng ta vẫn chấp tha, chỉ vì đã để cho vọng tâm thao túng. Sự vật, thật ra, tự nó vốn không có cái gì để có thể gọi là “tôi” hay là “người khác”.

D2. Pháp vô ngã

Thứ hai, quán pháp vô ngã bao gồm bốn pháp thiền gọi là Tứ niệm xứ

E1. Thân niệm xứ

Tất cả mọi sự hiện ra và tồn tại trong toàn cõi luân hồi và niết bàn này, đều đơn thuần do tâm mà hiện, hoàn toàn không có một khả năng hiện hữu nào ngoài những gì do tâm gán đặt. Tâm này cũng tùy thuộc vào thân, vì vậy mà cần quán về thân bằng cách nêu những thắc mắc như sau:

  • Cái được gọi là “thân” này đây, vốn là đồng nhất hay dị biệt với tổng thể các thành phần cấu tạo?
  • Thân này sinh từ đâu?
  • Thân này trú ở đâu?
  • Thân này diệt về đâu?

Cuối cùng, để tâm an trụ trong chánh định tánh không của thân.

Bao giờ thân khởi ái dục, hãy quán về tánh bất tịnh và như huyễn của thân mình và thân người, nhờ đó dẹp được lòng ham muốn nhục dục.

E2. Thọ niệm xứ

Cảm giác khoái lạc hay đớn đau là cội rễ sinh ra tâm bất thiện như ái và thủ, vậy cần xét thử xem cảm giác này là đồng nhất hay là dị biệt với tâm… Quán về tánh chất không thật có của hai loại cảm giác này, cùng mọi cảm giác khác [ví dụ cảm giác dửng dưng], để biết rốt lại mọi cảm thọ đều chỉ là khổ đau, hoàn toàn không có chút thực thể nào cả.

E3. Tâm niệm xứ

Thử xét lại cái tâm sinh ra “sáu thức” và quán chiếu xem dòng tâm thức với muôn vàn biến hiện – thời điểm đi trước, thời điểm theo sau, thiện, bất thiện v.v… – là một thứ hay nhiều thứ. Xét xem nhiều trạng thái tâm thức hiện ra như vậy – thích và không thích, tín và bất tín, thuận và nghịch với chánh pháp, vui và buồn, tham và sân, v.v… – là cùng một tâm hay không cùng một tâm. Nếu nói rằng cùng một tâm, vậy thử xét xem vì sao cùng một tâm lại sinh ra nhiều trạng thái khác nhau như vậy, vui buồn, tham sân v.v… Nếu nói rằng những trạng thái tâm thức này tùy duyên sinh ra, vậy thử xét xem nếu không bị duyên chi phối, không tiếp với đối cảnh, thì tâm này thực chất ra sao? có hiện hữu hay không hiện hữu? Thường còn hay vô thường? Hãy dùng lý trí liên tục quán xét như vậy để có được niềm xác quyết rằng tâm này vốn vô sinh.

E4 Pháp niệm xứ

Chứng biết một cách xác quyết rằng những gì không phải là thân, thọ hay là tâm – nghĩa là tất cả những gì thuộc phạm vi của tưởng, hành và thức – đều tùy thuộc nhân duyên mà có, vì vậy hoàn toàn không tự tánh. Chúng đều đơn thuần là tánh không, siêu việt mọi phạm trù đối đãi phân biệt.

a4. KẾT QUẢ PHÁP TU

Chứng biết tướng hiện của tục đế chỉ đơn thuần là huyễn ảo, như trò ảo thuật, như một giấc mơ, từ đó thuần luyện công hạnh quảng đại, tận diệt bảy loại tham chấp. Chứng biết cảnh giới của chân đế dù chỉ một vi trần cũng không hề có tự tánh, từ đó mà đưa pháp hành về nơi tim, không chấp bám vào bất cứ điều gì.
[NBĐHL, Chương X, câu 58]

Nguyện cho chánh pháp,
là thuốc duy nhất
chữa lành bệnh khổ,
là gốc rễ của
mọi nguồn an vui,
luôn được muôn loài
hỗ trợ tôn kính,
tồn tại dài lâu.

Đây là lời của Ragged Abu – Nguyện mọi sự cát tường.

Hồng như chuyển Việt ngữ – 18/07/2013

——————–

Ghi Chú Phần Việt Ngữ:

[1] Tám phẩm cúng dường: 1. phẩm sở hữu, 2. phẩm không sở hữu, 3. thân mạng, 4. tắm Phật, 5. cúng phẩm làm tươi đẹp giác quan, 6. cúng phẩm qua nguyện lực, 7. cúng phẩm vô thượng, 8. nnhạc, tán dương

CHÁNH VĂN TẠNG NGỮ

༄༅། །བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་སྤྱོད་པ་ལ་འཇུག་པའི་སྒོམ་རིམ་རབ་གསལ་ཉི་མ་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ། །

༄༅། །བདེར་གཤེགས་ཆོས་ཀྱི་སྐུ་མངའ་སྲས་བཅས་དང༌། ཕྱག་འོས་ཀུན་ལའང་གུས་པས་ཕྱག་འཚལ་ཏེ། །བདེ་གཤེགས་སྲས་ཀྱི་སྡོམ་ལ་འཇུག་པ་ནི། །ལུང་བཞིན་མདོར་བསྡུས་ནས་ནི་བརྗོད་པར་བྱ། དེ་ལ་བཞི། གང་འཇུག་པ་པོ་རྟེན་གྱི་གང་ཟག གང་གིས་འཇུག་པའི་བསམ་པ། ཚུལ་ཇི་ལྟར་འཇུག་པའི་སྦྱོར་བ། དེ་ལྟར་ཞུགས་པའི་འབྲས་བུའོ།། དང་པོ་རྟེན་གྱི་གང་ཟག་ནི་དལ་འབྱོར་ཐོབ་ཅིང་དད་དང་སྙིང་རྗེ་ལྡན་པའོ།། གཉིས་པ་བསམ་པ་སེམས་བསྐྱེད་པ་འདི་ལ་སྨོན་འཇུག་གཉིས། དང་པོ་ནི། སེམས་བསྐྱེད་པ་ནི་གཞན་དོན་ཕྱིར། ཡང་དག་རྫོགས་པའི་བྱང་ཆུབ་འདོད། ཅེས་གསུངས་པས་གཞན་དོན་དུ་སངས་རྒྱས་ཐོག་འདོད་ཀྱི་བསམ་པ། གཉིས་པ་འཇུག་པ་ནི། རྒྱལ་བའི་སྲས་ཀྱི་བསླབ་བྱ་ལ་སློབ་པར་དམ་བཅའ་བ། དེ་ལྟ་བུའི་སེམས་བསྐྱེད་དེ་རང་རྒྱུད་ལ་བཟུང་བར་བྱ་བ་ལ་བླ་མ་ལས་ལེན་ན་དབུ་སེམས་གང་རུང་གི་ཆོ་ག་ལྟར་བྱ། འདིར་སྡོམ་པ་རང་ཉིད་ཀྱིས་བླང་བའི་ཚུལ་ལ་སྦྱོར་དངོས་རྗེས་གསུམ། དང་པོ་སྦྱོར་བ་ལ་གསུམ། ཕན་ཡོན་གྱི་བྲོད་པ་བསྐྱེད་པ་སྤྱོད་འཇུག་ལེའུ་དང་པོ་ལྟར་བྱ། ཚོགས་བསགས་པ་ཡན་ལག་བདུན་པ་བྱ་བའི་དང་པོ་ཚོགས་ཞིང་རྒྱལ་བ་སྲས་བཅས་མངོན་སུམ་དུ་བཞུགས་པའི་སྤྱན་སྔར་རང་གཞན་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་ལྷན་ཅིག་ཏུ་རྒྱལ་བ་སྲས་བཅས་ཀྱི་ཡོན་ཏན་རྗེས་སུ་དྲན་པ་དང་བཅས་ཡན་ལག་བདུན་པ་འབུལ་བར་བསམ་ལ། དང་པོ་མཆོད་པའི་ཡན་ལག མེ་ཏོག་བདུག་སྤོས་མར་མེ་ཆུ་གཙང་གི་ཡོན་ཆབ་བཟའ་བཏུང་སྣ་ཚོགས་པའི་ཞལ་ཟས་ལ་སོགས་ཅི་འབྱོར་བའི་མཆོད་པ་དངོས་སུ་བཤམས། རིན་པོ་ཆེའི་རི་བོ་ཡིད་དུ་འོང་བའི་ནགས་ཚལ། དབེན་ཞིང་ཉམས་དགའ་བའི་ས་ཕྱོགས་སོགས་ཕྱོགས་བཅུའི་འཇིག་རྟེན་ན་ཡོད་པ་རྣམས་བློས་བླང་ནས་འབུལ་བ་བདག་པོས་ཡོངས་སུ་མ་བཟུང་བའི་མཆོད་པ་གཉིས་པོ་རིན་ཆེན་སེམས་དེ་སོགས་ཀྱིས་འབུལ། རྒྱལ་དང་དེ་སྲས་སོགས་ཀྱིས་རང་གི་སྒོ་གསུམ་བྲན་དུ་འབུལ་བའི་མཆོད་པ། ཁྲུས་ཀྱི་ཁང་བ་སོགས་ཀྱིས་ཡིད་ཀྱི་སྤྲུལ་པའི་མཆོད་པ། དེ་ལས་གཞན་ཡང་སོགས་ཀྱིས་སྨོན་ལམ་སྟོབས་ཀྱི་མཆོད་པ། ཇི་ལྟར་འཇམ་དབྱངས་སོགས་ཀྱིས་བླ་ན་མེད་པའི་མཆོད་པ། ཡོན་ཏན་རྒྱ་མཚོ་སོགས་ཀྱིས་བསྟོད་པ་དབྱངས་ཀྱི་མཆོད་པ། དུས་གསུམ་བཞུགས་སོགས་ཀྱིས་གུས་པ་ཕྱག་གི་མཆོད་པ་དང་བརྒྱད་པོ་ཚིག་རྗེས་དོན་དྲན་སྙིང་ཐག་པ་ནས་བྱ། དེ་དག་ཀྱང་ཞིང་དག་པ་དཀོན་མཆོད་གསུམ་གྱི་སྤྱན་སྔར། དངོས་པོ་དག་པ་སྡིག་པ་དང་མ་འདྲེས་ཤིང་སེར་སྣས་མ་བཅིང་བ། བསམ་པ་དག་པ་ལན་དང་རྣམ་སྨིན་ལ་རེ་བ་མེད་པའི་སེམས་ཀྱིས་འབུལ་བའོ།། གཉིས་པ་སྐྱབས་སུ་འགྲོ་བ། ཡུལ་ཁྱད་པར་ཅན་ཐེག་ཆེན་ཐུན་མོང་མ་ཡིན་པའི་དཀོན་མཆོག་གསུམ་ལ། བསམ་པ་ཁྱད་པར་ཅན་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་ཀྱི་དོན་དུ། དུས་རྫོགས་པའི་བྱང་ཆུབ་མ་ཐོབ་བར་དུ་སྐྱབས་སུ་འགྲོ་སྙམ་པས་བྱང་ཆུབ་སྙིང་པོ་སོགས་ལན་གསུམ་བྱ། གསུམ་པ་སྡག་པ་བཤགས་པ་ཕྱོགས་རྣམས་སོགས་ཀྱིས་བཤགས་ཡུལ་ལ་མཁྱེན་པར་གསོལ་ཏེ། སྔར་བྱས་ཀྱི་སྡིག་པ་ལ་ཁོང་དུ་དུག་སོང་བ་ལྟ་བུ། རྟེན་དཀོན་མཆོག་གསུམ་ལ་དུག་ནད་གསོ་བའི་སྨན་པ་ལྟ་བུ། གཉེན་པོ་དམ་པའི་ཆོས་ལ་སྨན་ལྟ་བུ། ཕྱིན་ཆད་མི་བྱེད་པའི་སྡོམ་སེམས་ལ་ལུས་ཟུང་གསོ་བའི་བཅུད་ལེན་བདུད་རྩི་ལྟ་བུའི་འདུ་ཤེས་དང་བཞི་བསྐྱེད་ནས། ཐོག་མ་མེད་ལྡན་སོགས་ཀྱིས་སུན་འབྱིན་པའི་སྟོབས། དེ་བས་རྒྱལ་བ་སོགས་རྟེན་གྱི་སྟོབས། ཐ་མལ་ནད་ཀྱིས་སོགས་ཀྱིས་གཉེན་པོ་ཀུན་སྤྱོད་ཀྱི་སྟོབས། འདི་ནི་བཟང་པོ་ཞེས་རྐང་པ་གཉིས་ཀྱིས་སྡོམ་པའི་སྟོབས་རྣམས་སྙིང་ཐག་པ་ནས་བྱའོ།། བཞི་པ་རྗེས་སུ་ཡི་རང་བ་འཇིག་རྟེན་དང་འཇིག་རྟེན་ལས་འདས་པའི་དགེ་རྩ་འབྲས་བུ་དང་བཅས་པ་ཀུན་ལ་སྙིང་ཐག་པ་ནས་དགའ་ཞིང་རྗེས་སུ་ཡི་རང་བ་དང་བཅས། སེམས་ཅན་ཀུན་གྱི་སོགས། ལྔ་པ་ཆོས་ཀྱི་འཁོར་ལོ་བསྐོར་བར་བསྐུལ་བ་དང༌། དྲུག་པ་མྱ་ངན་ལས་མི་འདའ་བར་གསོལ་བ་འདེབས་པ། བདུན་པ་བསྔོ་བ་རྣམས་ཕྱོགས་རྣམས་སོགས་ཀྱིས་ཚིག་དོན་དྲན་པར་བྱ། དེ་ནས་བློ་སྦྱགས་པ་ལུས་དང་དེ་བཞིན་སོགས་ཀྱིས་རང་གི་ལུས་ལོངས་སྦྱོད་དུས་གསུམ་བསགས་པའི་དགེ་བ་དང་བཅས་པ་སེམས་ཅན་གྱི་དོན་བསྒྲུབ་པའི་ཕྱིར་དུ་ཕངས་པ་མེད་པར་བསྔོས་ཏེ་གནས་སྐབས་དང་མཐར་ཐུག་ཀུན་ཏུ་འགྲོ་བའི་ཉེར་འཚོ་བླ་ན་མེད་པའི་རྒྱུ་སྙིང་ཐག་པ་ནས་སྨོན་པ་ལ་བློ་སྦྱངས། གཉིས་པ་དངོས་གཞི་དགོངས་གསོལ་སྔོན་དུ་འགྲོ་བས་ཇི་ལྟར་སྔོན་གྱི་སོགས་ལན་གསུམ་གྱིས་སྨོན་འཇུག་སྟབས་གཅིག་ཏུ་བླང༌། གསུམ་པ་མཇུག་ལ། དེང་དུས་བདག་སོགས་ཀྱིས་རང་དགའ་བ་བསྒོམ། བདག་གིས་དེ་རིང་སོགས་ཀྱིས་གཞན་དགའ་བ་སྒོམ་དུ་གཞུགས། དེ་དག་གི་རྗེས་སུ་བྱང་ཆུབ་སེམས་མཆོག་སོགས་ཀྱིས་སྨོན་ལམ་ཀྱང་བྱའོ།། དེས་བསམ་པ་བྱང་ཆུབ་ཀྱི་སེམས་རང་རྒྱུད་ལ་བཟུང་བ་དེ་སོང༌། གསུམ་པ་ཚུལ་ཇི་ལྟར་འཇུག་པའི་སྦྱོར་བ་ལ་ཉམས་ལེན་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་དྲུག་ཏུ་འདུ་བས་ནེ་དག་གི་ངོ་བོ་རིམ་པ་བཞིན། ཁྱད་ཆོས་བཞི་དང་ལྡན་པའི་གཏོང་སེམས། སྤོངས་སེམས། མི་འཁྲུག་པའི་སེམས། སྤྲོ་བའི་སེམས། མི་གཡེང་བའི་སེམས། ཆོས་རབ་ཏུ་རྣམ་པར་འབྱེད་པ་རྣམས་ཡིན། ཁྱད་ཆོས་བཞི་ནི། སྦྱིན་པ་མི་མཐུན་ཕྱོགས་ཉམས་དང༌། རྣམ་པར་མི་རྟོག་ཡེ་ཤེས་ལྡན། འདོད་པ་ཐམས་ཅད་ཡོངས་རྫོགས་བྱེད། སེམས་ཅན་ཡོངས་སྨིན་བྱེད་རྣམ་གསུམ། ཞེས་གསུངས། མི་མཐུན་པའི་ཕྱོགས་ནི་རིམ་པ་བཞིན་སེར་སྣ། ཚུལ་འཆལ། ཁོང་ཁྲོ། ལེ་ལོ། རྣམ་གཡེང༌། ཤེས་འཆལ་དྲུག སེམས་ཅན་གྱི་འདོད་པ་ཡོངས་སུ་རྫོགས་ཚུལ་ནི། སྦྱིན་པས་ལོངས་སྤྱོད་སོགས་སྦྱིན། ཚུལ་ཁྲིམས་ཀྱིས་ཡིད་དྭངས་པར་བྱེད། བཟོད་པས་གནོད་པ་དྭང་དུ་ལེན། བརྩོན་འགྲུས་ཀྱིས་དགོས་པའི་གྲོགས་བྱེད། བསམ་གཏན་གྱིས་རྫུ་འཕྲུལ་དང་མངོན་ཤེས་ཀྱིས་འདུན་པར་བྱེད། ཤེས་རབ་ཀྱིས་བླང་དོར་གྱི་གནས་སྟོན་པར་བྱེད། དེ་དག་གིས་འདོན་པ་ཡོངས་སུ་རྫོགས་པར་བྱས་ཏེ་དངོས་སམ་བརྒྱུད་ནས་ཉན་ཐོས་རང་རྒྱལ་རྫོགས་པའི་བྱང་ཆུབ་གསུམ་གང་རུང་ལ་འགོད་པ་སེམས་ཅན་ཡོངས་སྨིན་བྱེད་པ་ཡིན། དེ་ལྟ་བུའི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་དེ་དག་ཀྱང་སེམས་སྦྱོང་བའི་སྤྱོད་པ་ལ་འདུ་བའི་ཚུལ། དང་པོ་སྦྱིན་པ་ནི་རང་གི་ལུས་ལོངས་སྤྱོད་དུས་གསུམ་གྱི་དགེ་བའི་རྩ་བ་དང་བཅས་པ་ཐམས་ཅད་མ་བཏང་བའི་ཉེས་གམིགས། བཏང་བའི་ཕན་ཡོན། གཏོང་དགོས་པའི་རྒྱུ་མཚན་སོགས་ལ་བསམ་ནས་སྙིང་ཐག་པ་ནས་གཏོང་སེམས་སྦྱོང་བ་དེ་ཡིན། གཉིས་པ་ཚུལ་ཁྲིམས་ལ་སྲུང་བྱེད་ཐབས་དང། དེས་ཇི་ལྟར་བསྲུང་ཚུལ་གཉིས། དང་པོ་སྲུང་བྱེད་ཀྱི་ཐབས་ལ་འཇུག་ལྡོག་གི་གནས་ལ་གཟོབ་པའི་བག་ཡོད། བླང་དོར་མི་བརྗེད་པའི་དྲན་པ། སྒོ་གསུམ་གྱི་གནས་སྐབས་ལ་བརྟགས་པའི་ཤེས་བཞིན་དང་གསུམ། གཉིས་པ་དེས་ཇི་ལྟར་སྲུང་ཚུལ། དང་པོ་དྲན་པས་བླང་དོར་མི་བརྗེད་པར་བྱས་ཏེ་ཤེས་བཞིན་གྱིས་རང་གི་ལུས་ངག་ཡིད་དསུམ་གྱི་གནས་སྐབས་ལ་བརྟག་ནས་བསྒྲུབ་བྱ་དགེ་བའི་ཕྱོགས་དང་དུ་མི་ལེན་པ་དང༌། སྤང་བྱ་མི་དགེ་བ་ལ་འཇུག་འདོད་ཀྱི་བསམ་པ་སྐྱེས་ངོ་ཤེས་པར་བྱ། དེའི་ཚེ་བག་ཡོད་ཀྱིས་དགེ་བའི་ཕན་ཡོན་དྲན་ནས་དྭང་དུ་བླང་ཞིང༌། ཉེས་སྤྱོད་མི་དགེ་བའི་ཕྱོགས་ཀྱི་ཉེས་དམིགས་དྲན་ནས་སྤང་བར་བྱ་བ་ལ་བསླབ། དེ་དག་གི་རྒྱུ་ཡང་ལས་འབྲས་ལ་ཡིད་ཆེས་པ་ཡིན་པས་རྒྱལ་བའི་བཀའ་འཁྲུལ་བ་མེད་པའི་རྗེས་སུ་འབྲང་སྟེ་ཡིད་ཆེས་བསྐྱེད། དེ་ནས་མི་དགེ་བ་བྱས་ན་ངན་སོང་དུ་འགྲོ་ངེས། ངན་སོང་དུ་སྐྱེས་ན་སྡུག་བསྔལ་འདི་ལྟ་བུ་ཡོད་པས། གཞན་དོན་ལྟ་ཅི་རང་དོན་ཡང་མི་འགྲུབ་སྙམ་དུ་འཁོར་བའི་སྡུག་བསྔལ་དྲན་པ་འདི་སྙིང་ནས་རྒྱུད་ལ་སྐྱེ་ངེས་བྱ། བསྲུང་བྱ་རྣམ་གྲངས་མང་ཡང་སྨོན་སེམས་ཀྱི་མི་མཐུན་ཕྱོགས་སེམས་ཅན་བློས་བཏང་བ། ཉན་རང་གི་སར་སེམས་བསྐྱེད་པ། ནག་པོའི་ཆོས་བཞི་སྤང་བ་གསུམ་གཙོ་བོར་སྲུང༌། ནག་པོའི་ཆོས་བཞི་ནི། མཆོད་འོས་བསླུ་དང་འགྱོད་མེད་འགྱོད་པ་བསྐྱེད། དམ་པར་སྐུར་འདེབས་འགྲོ་ལ་གཡོ་སྒྱུས་སྤྱོད། ནག་པོའི་ཆོས་བཞི་སྤངས་ཤིང་ལྡོག་པ་ནི། དཀར་པོའི་ཆོས་བཞི་ཡིན་པས་ཀུན་ཏུ་སྤྱད། ཅེས་གསུངས། མཐུན་ཕྱོགས་འབྲས་བུ་རྫོགས་པའི་བྱང་ཆུབ་དང༌། དེའི་རྒྱུ་བྱང་ཆུབ་ཀྱི་སྦྱོད་པ་ལ་སྙིང་ཐག་པ་ནས་མོས་པ། གཞན་གྱི་དགེ་བ་གང་བྱེད་ཀུན་ལ་སྙིང་ནས་སྤྲོ་བས་ཡི་རང༌། དེ་དག་གི་དགེ་རྩ་གཞན་དོན་རྫོགས་བྱང་དུ་བསྔོ་བ་སྟེ། ཐེག་ཆེན་གྱི་བསྒོམ་ལམ་གསུམ་པོ་འདི་ཁོ་ན་ཉམས་སུ་བླངས། འཇུག་སྡོམ་གྱི་མི་མཐུན་ཕྱོགས་སྤྱིར་གཞན་གནོད་གཞིར་བཅས་སྤོངས་པ་དང༌། ཁྱད་པར་ཉེས་དམིགས་ཆེ་ཤོས། དཀོན་མཆོག་གི་དཀོར་ཕྲོག་པ། བྱང་སེམས་ལ་སྐུར་བ་འདེབས་པ། ཆོས་སྤོང་གི་ལས་བྱེད་པ་སོགས་སྲོག་དང་བསྡོས་ཏེ་བསྲུང༌། མཐུན་ཕྱོགས་དགེ་རྩ་ཕྲ་མོ་ཚུན་ཆད་ཁྱད་དུ་མི་གསོད་པར་དམ་པ་གསུམ་གྱིས་ཟིན་པར་ཉམས་སུ་བླང་བར་བྱའོ།། གསུམ་པ་བཟོད་པའི་ཕ་རོལ་ཕྱིན་པ་ལ། བཟོད་པའི་ཡུལ་བདག་ལ་བརྙས་པ་བྱེད་པ་དང༌། ཚིག་རྩུབ་སྨྲ་བ། ལྐོག་ཏུ་མི་སྙན་སྨྲ་བ། སྡུག་བསྔལ་བྱེད་པ་དང་བཞི། བདག་གི་བླ་མ་དང་མཛའ་བཤེས་སོགས་ལ་དེ་ལྟར་བཞི་བྱེད་པ་དང༌། བདག་གི་དགྲ་དང་མི་མཐུན་པའི་ཕྱོགས་ལ་བདེ་བ་བྱེད་པ། རྙེད་བཀུར་བྱེད་པ། བསྟོད་པ། སྙན་པར་སྨྲ་བ་བཞི་སྟེ་མི་འདོན་པ་བཅུ་གཉིས། དེ་དག་ལས་ལྡོག་པ་འདོད་པ་བཅུ་གཉིས་ཀྱི་གེགས་བྱེད་པ་སྟེ་བཟོད་པའི་ཡུལ་ཉི་ཤུ་རྩ་བཞིའོ།། དེ་དག་རེ་རེ་བཞིན་ཡང་རྒྱུ་མཚན་དང་རྒྱུ་དེ་དག་ལས་བྱུང་བའི་སྡུག་བསྔལ་གྱིས་མི་སྐྱོ་བ་སྡུག་བསྔལ་དྭང་ལེན། བྱེད་པ་པོ་གང་ཟག་ལ་མི་ཁྲོ་བ་གནོད་བྱེད་ལ་ཅི་མི་སྙམ་པ་སྟོང་ཉིད་ཟབ་མོའི་དོན་ལ་བློ་འཇོག་པ་དང་གསུམ་གསུམ་གྱིས་བཟོད་པར་བྱེད་པའི་ནང་ཚན་བཟོད་པའི་རྣམ་གྲངས་བདུན་ཅུ་རྩ་གཉིས་ལ་གོམ་པར་བྱེད་པའོ།། དེ་ཡང་རྒྱུ་མཚན་གསུམ་གྱིས་སྡུག་བསྔལ་དྭང་དུ་ལེན་ཏེ། སྡུག་བསྔལ་ལ་བརྟེན་ནས་བདག་གི་སྡིག་པ་འཛད་པས་སྡུག་བསྔལ་སྡིག་པའི་ཕྱག་མར་ཤེས་ནས་དྭང་དུ་བླང༌། སྡུག་བསྔལ་ལ་བརྟེན་ནས་འཁོར་བ་ལ་ངེས་འབྱུང་སེམས་ཅན་ལ་སྙིང་རྗེ། དགེ་སྡིག་ལ་བླང་དོར་སོགས་སྐྱེ་བས་སྡུག་བསྔལ་དགེ་བའི་བསྐུལ་མར་ཤེས་ནས་དྭང་དུ་བླང༌། སྡུག་བསྔལ་གྱིས་ང་རྒྱལ་གྱི་མགོ་གནོན། དངོས་གྲུབ་ཀྱི་སྣ་འདྲེན་པས་སྡུག་བསྔལ་སེམས་ཀྱི་རྒྱན་དུ་ཤེས་ནས་དྭང་དུ་བླང༌། རྒྱུ་མཚན་གསུམ་གྱིས་གནོད་བྱེད་ལ་ཅི་མི་སྙམ་པའི་བཟོད་པ་སྒོམ་སྟེ། སེམས་ཅན་རྨོངས་པ་ཉོན་མོངས་ཀྱིས་དབང་དུ་གྱུར་ནས་རང་ལའང་གནོད་པ་བྱེད་ན་གཞན་ལ་ལྟ་ཅི་སྨོས་སྙམ་དུ་གནོད་བྱེད་སྙིང་རྗེའི་ཡུལ་དུ་བལྟས་ནས་བཟོད་པར་བྱ། དེའང་རང་གི་སྔོན་བྱས་ཀྱི་ལས་དང་འཕྲལ་གྱི་སྤྱོད་ལམ་མི་བཟོད་པས་བདག་ལ་གནོད་བྱེད་རྣམས་བྱུང་བ་ཡིན་སྙམ་དུ་ལེ་ལེན་ཐམས་ཅད་རང་ལ་བདའ་ཞིང་བཟོད་པ་སྒོམ། དགྲ་ལ་བརྟེན་ནས་བདག་གི་བཟོད་པའི་ཚོགས་རྫོགས་ཤིང་བྱང་ཆུབ་སྤྱོད་པའི་གྲོགས་སུ་འགྱུར་བས་ཕན་འདོགས་པའི་བཤེས་སུ་བསམ་ནས་བཟོད་པར་བྱའོ།། རྒྱུ་མཚན་གསུམ་གྱིས་ཆོས་ཟབ་མོ་ལ་ངེས་པར་བསམ་ནས་བཟོད་པ་སྒོམ་སྟེ། དོན་དམ་སྟོང་ཉིད་སྤྲོས་བྲལ་ལ་བསམ་ན་གནོད་བྱ་གནོད་བྱེད་རང་བཞིན་མེད་པ་ལ་བསམ་ནས་བཟོད་པ་སྒོམ། ཀུན་རྫོབ་རྟེན་འབྲེལ་སྒྱུ་མ་ལ་བསམ་ན་ཐམས་ཅད་རྐྱེན་གྱིས་བསྐུལ་བས་གནོད་བྱེད་དང་སྡུག་བསྔལ་རང་དབང་མེད་པ་ལ་བསམ་ནས་བཟོད་པ་སྒོམ། ཟུང་འཇུག་རང་གི་སེམས་ཉིད་ལ་བསམ་ན་ཁོང་ཁྲོ་གཞི་མེད་རྩ་བྲལ་དུ་དག་པ་ལ་བསམ་ནས་བཟོད་པ་སྒོམ་པར་བྱའོ།། བཞི་པ་བརྩོན་འགྲུས་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་ལ། མི་མཐུན་ཕྱོགས་ལེ་ལོ་གསུམ་སྤང་བ། མཐུན་ཕྱོགས་སྟོབས་དྲུག་བསྐྱེད་པ་གཉིས་ལས། དང་པོ་ནི་མི་རྟག་པའི་ལྕགས་ཀྱི་བསྐུལ་ཏེ་སྦྱོར་བ་མེད་པའི་ལེ་ལོ་སྤང༌། དམ་པའི་ཆོས་ཀྱི་དགའ་བ་ལ་བསམ་ནས་བྱ་བ་ངན་ཞེན་གྱི་ལེ་ལོ་སྤང༌། རང་གི་སེམས་གཟེངས་བསྟོད་དེ་སྒྱིད་ལུག་གི་ལེ་ལོ་སྤང་ངོ༌།། གཉིས་པ་སྟོབས་དྲུག་ནི། དགེ་བའི་ཕན་ཡོན་དང་སྡིག་པའི་ཉེས་དམིགས་ལ་བསམ་ནས་ཆོས་ལ་མོས་པ་བསྐྱེད་པ་སྦྱོར་བ་མོས་པའི་དཔུང༌། སྙིང་སྟོབས་ཀྱི་དམ་བཅའ་བརྟན་པོས་བརྩམ་པའི་དགེ་རྩ་མཐར་དབྱུང་བ་དངོས་གཞི་བརྟན་པའི་དཔུང༌། འདི་ལ་གསུམ། འཇིག་རྟེན་ན་ཉི་མ་ཤར་བ་ལ་དཔེ་བྱས་ཏེ། བར་ཆད་གཞན་དབང་དུ་མི་གཏོང་བར་རྐྱེན་གྱིས་བརྫི་བ་མེད་པ་དང༌། ཉི་མ་གཅིག་པུར་རྒྱུ་བ་ལ་དཔེར་བྱས་ཏེ་བདག་ཉིད་གཅིག་པུ་གཞན་ལ་མི་སྟོས་པར་བདུད་སྡེ་ཕམ་པར་བྱས་ནས་རྫོགས་པའི་བྱང་ཆུབ་བསྒྲུབ་པ་དང༌། ཉི་མ་ཀུན་ལ་སྣང་བ་ལྟར་བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་ཡེ་ཤེས་སྙིང་རྗེ་སྨོན་པ་གསུམ་གྱིས་རང་ཉིད་འགྲོ་བའི་ཉེར་འཚོར་བྱིན་གྱིས་བརླབས་ཏེ་མཁའ་མཉམ་གྱི་འགྲོ་དོན་དྭང་དུ་བླང་བ་དང་གསུམ་ལས་ཀྱི་ང་རྒྱལ། བདག་ཉིད་མཆོག་ཏུ་བལྟས་ཏེ་ལྟུང་བ་ཕྲ་རགས་ཀྱིས་མ་གོས་པར་བྱ་བ་ནུས་པའི་ང་རྒྱལ། ཉོན་མོངས་རྣམས་དམན་པར་བལྟས་ཏེ་མི་མཐུན་ཕྱོགས་ཁྱད་དུ་གསོད་པ་ཉོན་མོངས་པའི་ང་རྒྱལ་དང་གསུམ་མོ།། རང་གི་ལེགས་བྱས་དགེ་རྩ་སྒྲུབ་པ་ལ་མཆོག་ཏུ་དགའ་བར་བསམ་ནས་རྣམ་སྨིན་ལ་རེ་བ་མེད་པར་སྤྲོ་བ་དྭང་དུ་བླང་བ་ཁྱད་པར་དགའ་བའི་དཔུང༌། རང་ཉིད་སྟོབས་ཉམས་པ་དང་ཧ་ཅང་སྐྱོ་བར་གྱུར་པ་ན་སླར་བྱའི་དོན་དུ་རེ་ཞིག་དོར་བགེགས་སེལ་དོར་བའི་དཔུང༌། དྲན་པ་དང་ཤེས་བཞིན་གྱི་སྒོ་ནས་ཉོན་མོངས་འཇོམས་པའི་བྱ་བ་ལྷུར་བླང་ནས་སྤང་བྱ་འཇོམས་པ་ལྷུར་ལེན་གྱི་སྟོབས། རང་གི་སྒོ་གསུམ་ལ་དབང་བསྒྱུར་ཏེ་བག་ཡོད་ཀྱི་གཏམ་དྲན་པས་བསླབ་བྱ་ཀུན་ལ་རང་དབང་གིས་སློབ་པ་དབང་བསྒྱུར་གྱི་སྟོབས་དང་སྟོབས་དྲུག་གོ། ལྔ་པ་བསམ་གཏན་གྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་ལ་བསམ་གཏན་གྱི་མི་མཐུན་ཕྱོགས་སྤངས་པ་དང༌། ཞི་གནས་ཀྱི་དམིགས་པ་ཡིད་ལ་བྱ་བ་གཉིས། དང་པོ་མི་མཐུན་ཕྱོགས་སྤང་བ་ལ་གཉིས། འཇིག་རྟེན་སྤང་བ་དང༌། རྣམ་རྟོག་དོར་བ་གཉིས། དང་པོ་འཇིག་རྟེན་སྤང་བ་ནི། རང་གི་ཕ་མ། གཉེན་བཤེས། འཁོར་གཡོག་ལ་སོགས་ནང་སེམས་ཅན་གྱི་ཚོགས་ལ་ཆགས་ནས་དེ་དག་གི དབང་དུ་གྱུར་ན་རང་གི་སེམས་རྩེ་གཅིག་ཏུ་མཉམ་པར་འཇོག་པར་མི་འགྱུར་བས་དེ་དག་དང་འབྲེལ་འདྲིས་འདུ་འཛི་ཐམས་ཅད་སྤངས་ཏེ་དགོན་པ་དབེན་པ་ལ་སོགས་པར་རང་ཉིད་གཅིག་པུར་གནས། དེར་ཡང་རྙེད་པ་དང་བཀུར་སྟི། བསྟོད་པ་དང་སྙན་གྲགས། འཕྲལ་དགོས་ཀྱི་ཡོ་བྱད་སོགས་ལ་ཆགས་ནས་དེ་དག་དོན་དུ་གཉེར་ན། ཡང་དག་པའི་ལམ་ལ་བར་དུ་གཅོད་པས་ཐམས་ཅད་ལ་རེ་དྭོགས་བཅད་དེ་གང་བྱུང་དེས་ཆོག་ལ་བསླབ། གཉིས་པ་རྣམ་རྟོག་དོར་བ་ནི། ལུས་དབེན་པར་གནས་ཤིང་ཧ་ཅང་ཡོ་བྱད་སོགས་དོན་དུ་མི་གཉེར་ཡང་སེམས་འདོད་པའི་དབང་དུ་གྱུར་ན་བསམ་གཏན་རྣལ་མ་རྒྱུད་ལ་མི་སྐྱེ་ཞིང་སེམས་མཉམ་པར་འཇོག་མི་ནུས་པས་དེ་དག་སྤང་དགོས། ཁྱད་པར་གོང་མའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་ཁྱད་པར་ཅན་ཐོབ་པ་ལ་འདོད་པའི་འདོད་ཆགས་ལ་བློ་ལོག་པ་འདི་གལ་ཆེ་བས་རྒྱུ་བསྒྲུབ་པར་དཀའ་བ། ངོ་བོ་མི་གཙང་བ་ཡིན་པ། འབྲས་བུ་གནོད་པ་མང་བ་ལ་སོགས་ལ་བསམ་ནས་ཡུལ་བུད་མེད་ཀྱི་སྲེད་པ་ལས་བློ་ལོག་ངེས་བྱ། གཞན་ཡང་ཆོས་བརྒྱད་ཚེ་འདི་སྒྲུབ་པའི་རྣམ་རྟོག་ཐམས་ཅད་དགྲ་ལྟར་བལྟས་ཏེ་ཞེ་འདོད་ངན་པའི་རྟོག་ངན་ཇི་ཙམ་སྐྱེས་ཀྱང་དེ་དག་གི་ཉེས་དམིགས་ཡུན་རིང་དུ་བསམ་ནས་རང་ལ་རང་གི་ཁྲེལ་བཏབ་སྟེ་སྙིང་ཐག་པ་ནས་སྤང་བར་བྱའོ།། གཉིས་པ་དངོས་གཞི་བསམ་གཏན་བསྒོམ་པ་ལ། སྒོམ་ཚུལ་མང་ཡང་འདིར་བྱང་ཆུབ་ཀྱི་སེམས་བསྒོམ་པ་ལ་གཉིས། བདག་གཞན་མཉམ་པ་བསྒོམ་པ་དང༌། བདག་གཞན་བརྗེ་བ་བསྒོམ་པ་གཉིས། དང་པོ་ནི། བདག་དང་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་བདེ་བ་འདོད་མཉམ་དུ་གཅིག་སྡུག་བསྔལ་མི་འདོད་མཉམ་པ་ལ་བདག་གཅིག་པུ་བསྲུང་ཞིང་གཞན་མི་བསྲུང་བ་ནི་རིགས་པ་མ་ཡིན་པས་བདག་གཞན་མཉམ་པར་སྒོམ་དགོས་ཏེ། བདག་དང་གཞན་དུ་མཉམ་པ་ནི། དང་པོ་ཉིད་དུ་འབད་དེ་བསྒོམ། བདེ་དང་སྡུག་བསྔལ་མཉམ་པས་ནི། ཐམས་ཅད་བདག་བཞིན་བསྲུང་བར་བྱ། ཞེས་གསུངས་པ་ལྟར་ཐོག་མར་བདག་བཞན་མཉམ་པའི་བྱང་ཆུབ་སེམས་བསྒོམ་མོ།། དེའི་ཚུལ་འདི་ལྟར་དགོས་ཏེ། ནམ་མཁའི་མཐའ་དང་མཉམ་པའི་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་བདག་གི་ཕ་མ་གཉེན་ཚོར་མ་གྱུར་པ་གང་ཡང་མེད་དེ། སློབ་དཔོན་ཀླུ་སྒྲུབ་ཀྱིས། མ་ཡི་གྲངས་མཐའ་རྒྱ་ཤུགས་ཚིག་གུ་ཙམ། །རིལ་བུར་དྲིལ་ཀྱང་ས་ཡིས་ལང་མ་ཡིན། །ཞེས་གསུངས་པ་ལ་སོགས་པའི་ལུང་དང་རིགས་པས་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་རང་གི་ཉེ་དུར་ཐག་བཅད་ལ། དེ་ནས་བཟུང་བདག་ལ་བདེ་བ་སྐྱེས་པ་ན་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་བདག་གི་བདེ་བ་དང་བདེ་བའི་རྒྱུ་འདི་ལྟ་བུ་དང་ལྡན་པར་གྱུར་ཅིག་ཅེས་ཞེ་ཐག་པ་ནས་བསྒོམ། ཡང་བདག་ལ་སྡུག་བསྔལ་ཞིག་སྐྱེས་པ་ན། བདག་དང་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་སྡུག་བསྔལ་དང་སྡག་བསྔལ་གྱི་རྒྱུ་འདི་ལྟ་བུ་དང་བྲལ་བར་གྱུར་ཅིག་སྙམ་དུ་སྙིང་གི་ཁོང་རུས་པའི་གཏིང་ནས་བསྒོམ། དེའི་ཚེ་བསམ་པ་ལ་གེགས་འདི་ལྟ་བུ་སྐྱེ་སྲིད་དེ། བདག་གི་སྡུག་བསྔལ་སེལ་བ་གཞན་ལ་མི་རེ། གཞན་གྱི་སྡུག་བསྔལ་བསལ་བ་བདག་གིས་མི་འགྲུབ་སྙམ་པ་ཉན་ཐོས་ཀྱི་བློ་སྐྱེ་ན། སྤྱོད་འཇུག་ལས། མ་འོངས་པ་ཡི་སྡུག་བསྔལ་ཡང༌། །གནོད་མི་བྱེད་ན་ཇི་ལྟར་བསྲུང༌། །ཞེས་གསུངས་པ་ལྟར་རང་ཉིད་ཀྱིས་ནངས་པར་ཕན་ཆད་ཀྱི་ནད་མེད་པ་དང་ཟས་གོས་ལ་སོགས་ཐོབ་པའི་འབད་པ་ཇི་སྟེ་བྱེད། བདག་སྐད་ཅིག་གིས་འགགས་ནས་དེ་ཕན་ཆད་གཞན་དུ་འགྱུར་བའི་ཕྱིར་རོ།། དེ་ལ་འདི་སྙམ་དུ་མ་རིག་པའི་བག་ཆགས་ཀྱིས་ནངས་པར་ཕན་ཆད་ཀྱང་བདག་ཡིན་ནོ་སྙམ་ན་འཁྲུལ་ཏེ། སྤྱོད་འཇུག་ལས། བདག་གིས་དེ་ནི་མྱོང་སྙམ་པའི། །རྣམ་པར་རྟོག་པ་ལོག་པ་སྟེ། །འདི་ལྟར་སྐྱེ་བའང་གཞན་ཉིད་ལ། འཆི་བ་ཡང་ནི་གཞན་ཞིག་ཡིན། །ཞེས་གསུངས་པ་ལྟར་རོ།། དཔེར་ན་བླུན་པོ་དག་འབབ་ཆུ་འདིས་ན་ནིང་ངའི་གོས་ཁྱེར་རོ་སྙམ་པ་དང་ནངས་པར་ཆུ་འདི་བརྒལ་ལོ་སྙམ་དུ་སེམས་མོད་ཀྱང༌། ན་ནིང་གོས་ཁྱེར་བའི་ཆུ་དེ་ཡང་གཞན་ཡིན་ལ། ནངས་པར་བརྒལ་བའི་ཆུ་དེ་ཡང་གཞན་ཡིན་ནོ།། དེ་བཞིན་དུ་འདས་པའི་སེམས་ཀྱང་བདག་མ་ཡིན་ལ། མ་འོངས་པའི་སེམས་ཀྱང་བདག་མ་ཡིན་པར་གཞན་ཡི་ནོ།། དེ་ལ་འདི་སྙམ་དུ་མ་འོངས་པའི་སེམས་ད་ལྟར་གྱི་བདག་མ་ཡིན་ཡང་བདག་གི་སེམས་ཀྱི་རྒྱུན་ཡིན་ནོ་སྙམ་པའི་སེམས་ཀྱིས་རང་དོན་སྒྲུབ་བོ་ཞེ་ན། སེམས་ཅན་གཞན་བདག་མ་ཡིན་ཡང་བདག་གི་སེམས་ཅན་ཡིན་ནོ་སྙམ་པའི་འདུ་ཤེས་ཀྱི་གཞན་གྱི་དོན་ལ་འཇུག་པར་བྱའོ།། གལ་ཏེ་མགོ་གང་གི་ཁ་བ་སྤུག་སྙམས་པའི་ཚུལ་གྱིས་རང་རང་གི་དོན་ལ་འབད་ཀྱིས། ཕན་ཚུན་གཅིག་གི་དོན་གཅིག་གིས་བསྒྲུབ་མི་ནུས་སོ་སྙམ་ན། སྤྱོད་འཇུག་ལས། རྐང་པའི་སྡུག་བསྔལ་ལག་པས་མིན། ཞེས་གསུངས་པ་ཡང་རྐང་པ་ལ་ཚེར་མ་ཟུག་པ་ཡང་ལག་པས་ཅི་སྟེ་འདོན། དེ་བཞིན་དུ་མིག་ཏུ་རྡུལ་སོང་བ་ལག་པས་དང༌། བུ་ཚའི་དོན་ཕ་མ་དང༌། ཁར་ཟས་འཛུད་པ་ལག་པ་ལ་སོགས་པ་ཡང་རང་རང་གི་དོན་བྱེད་དགོས་པར་འགྱུར་ཏེ་ཧ་ཅང་ཐལ་ལོ།། མདོར་ན་ཕན་ཚུན་གཅིག་གིས་གཅིག་གི་དོན་མ་བྱས་པར་རང་རང་གི་དོན་བསྒྲུབ་དགོས་ན་འགྲུབ་པ་ཤིན་ཏུ་དཀའོ།། དེས་ན་དེ་ལྟར་ཤེས་པར་བྱས་ལ་སེམས་ཅན་གྱི་དོན་ལ་འཇུག་པར་བྱའོ།། གཉིས་པ་བདག་གཞན་བརྗེ་བ་བྱང་ཆུབ་ཀྱི་སེམས་བསྒོམ་པ་ཡང༌། སྤྱོད་འཇུག་ལས། བདག་བདེ་གཞན་གྱི་སྡུག་བསྔལ་དག །ཡང་དག་བརྗེ་བར་མ་བྱས་ན། །སངས་རྒྱས་ཉིད་དུ་མི་འགྲུབ་ཅིང༌། །འཁོར་བ་ན་ཡང་བདེ་བ་མེད། །ཅེས་གསུངས་པ་ལྟར་བདག་གི་བདེ་བ་སེམས་ཅན་ལ་སྦྱིན། སེམས་ཅན་གྱི་སྡུག་བསྔལ་བདག་གིས་བླང་ངོ༌།། དེའི་དམིགས་པ་ཡང༌། དམན་སོགས་བདག་ཏུ་བྱས་པ་དང༌། གཞན་ཉིད་དུ་ནི་བདག་བྱས་ནས། རྣམ་རྟོག་མེད་པའི་སེམས་ཀྱིས་སུ། ཕྲག་དོག་འགྲན་སེམས་ང་རྒྱལ་བསྒོམ། །ཞེས་གསུངས་པའི་དོན་ནི། རང་ལས་དམའ་བའི་གནས་སུ་དགྲ་བཞག དགྲ་འམ་གཞན་མཐོན་པོའི་གནས་སུ་རང་བཞག་ལ་རང་མཐོ་བ་དེ་ལ་དགྲ་དམའ་བ་དེས་ཕྲག་དོག་སྒོམ་དུ་གཞུག བསྒོམ་དེ་ཚར་བ་ན་འདི་ལྟ་བུའི་བསྒོམ་པའི་བསམ་པ་འབྱུང་སྟེ། རང་མཐོན་པོར་བསྒོམ་གཞན་དམའ་བར་བསྒོམ་པ་དེས་རང་ལ་ཕྲག་དོག་བྱས་པར་བསྒོམ་པ་ལ་ཡང་འདི་ལྟ་བུའི་སྡུག་བསྔལ་འབྱུང་ན་གཞན་ལ་ཕྲག་དོག་བྱེད་པ་ག་ལ་འཐད་ཅེས་ཕྲག་དོག་རང་ཞི་བར་འགྱུར་རོ།། དེ་བཞིན་དུ་བདག་དང་མཉམ་པ་ལ་བལྟས་ནས་འགྲན་སེམས་སྒོམ་པ་ཡང་བདག་དང་མཉམ་པའི་དགྲའི་གནས་སུ་རང་ཉིད་བཞག རང་གི་གནས་སུ་དགྲ་དེ་བཞག་ལ་དགྲ་དེས་ཕྱོགས་མཐའ་དག་གི་སྒོ་ནས་བདག་ལ་འགྲན་པར་བསྒོམ་མོ།། བསྒོམ་དེ་གྲོལ་ན་འདི་ལྟ་བུ་བསམ་པ་འབྱུང་སྟེ། རང་དགྲར་བསྒོམ་ནས་གཞན་གྱིས་གནོད་པ་དང་འགྲན་སེམས་བྱས་པར་བསྒོམ་པ་ལ་ཡང་འདི་ལྟ་བུའི་སྡུག་བསྔལ་འབྱུང་ན། གཞན་ལ་གནོད་པ་དང་འགྲན་སེམས་བྱར་ག་ལ་རུང་སྙམ་ནས་འགྲན་སེམས་རང་ཞིར་འགྱུར་རོ།། ཡང་དེ་བཞིན་ང་རྒྱལ་བསྒོམ་པ་ཡང་རང་བས་དམའ་བའི་གནས་སུ་བདག་ཉིད་བཞག རང་གི་གནས་སུ་རང་བས་དམའ་བ་དེ་བཞག་ལ་གཞན་མཐོ་བ་དེས་རང་དམའ་བ་དེ་ལ་རིགས་དང་ཡོན་ཏན་ལ་སོགས་པའི་སྒོ་ནས་ང་རྒྱལ་བྱེད་དུ་གཞུགས། བསྒོམ་དེ་ཚར་བ་ན་བདག་ལ་གཞན་གྱིས་ང་རྒྱལ་བསྒོམ་པ་ན་འདི་ལྟ་བུའི་སྡུག་བསྔལ་འབྱུང་ན་དེའི་ཕྱིར་བདག་གིས་གཞན་ལ་ང་རྒྱལ་བྱར་ག་ལ་རུང་སྙམ་དུ་ང་རྒྱལ་ངོ་བོ་ཉིད་ཀྱིས་ཞི་བར་འགྱུར་རོ།། འདི་དག་གི་དོན་ཞིབ་ཏུ་སྤྱོད་འཇུག་ནས་ཇི་ལྟར་འབྱུང་བ་བཞིན་ཉམས་སུ་བླང་བར་བྱའོ།། དེ་ཙམ་བསྒོམ་པར་མི་ནུས་པས་བསྡུས་ཏེ་བསྒོམ་པར་འདོད་ན། རིན་ཆེན་ཕྲེང་བ་ལས། བདག་ལ་དེ་དག་སྡིག་སྨིན་ཞིང༌། །བདག་བདེ་མ་ལུས་དེར་སྨིན་ཤོག །ཇི་སྲིད་སེམས་ཅན་འགའ་ཞིག་ཀྱང༌། །གང་དུ་མ་གྲོལ་དེ་སྲིད་དུ། །དེ་ཕྱིར་བླ་ན་མེད་པ་ཡི། །བྱང་ཆུབ་ཐོབ་ཀྱང་གནས་གྱུར་ཅིག །དེ་སྐད་བརྗོད་པའི་བསོད་ནམས་འདི། །གལ་ཏེ་དེ་ནི་གཟུགས་ཅན་འགྱུར། །གངྒའི་བྱེ་མ་སྙེད་ཀྱིས་ནི། །འཇིག་རྟེན་ཁམས་སུ་ཤོང་མི་འགྱུར། །འདི་ནི་བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་གསུངས། །གཏན་ཚིག་ཀྱང་ནི་འདི་ལ་སྣང༌། །ཞེས་བྱ་བ་དང༌། སྤྱོད་འཇུག་ལས། །འགྲོ་བའི་སྡུག་བསྔལ་གང་ཅི་ཡང་རུང༌། །དེ་ཀུན་བདག་ལ་སྨིན་གྱུར་ཅིག །བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་དགེ་བ་ཡིས། །འགྲོ་བ་བདེ་ལ་སྤྱོད་པར་ཤོག །ཅེས་བྱ་བའི་དོན་སྒོམ་ཞིང་ངག་ཏུའང་བརྗོད་པར་བྱའོ།། དེ་ལྟར་བདག་གཞན་མཉམ་བརྗེ་སྒོམ་ཚུལ་ནི། འཇམ་དབྱངས་ས་པ་གྱི་གསུང་ལས་བྱུང་བ་ལྟར་བཀོད་པ་ཡིན་ལ། འགྲེལ་པ་རྣམས་ལས་འདི་དང་སྒོམ་ཚུལ་མི་འདྲ་ཙམ་སྣང་ཡང་རང་གི་བློ་གང་བདེ་ལྟར་བསྒོམ་པར་བྱའོ།།

དྲུག་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་ལ། ཤེས་རབ་ཀྱི་ངོ་བོ་ངོས་བཟུང་བ་དེ་ཡུལ་བདག་མེད་ལ་འཇུག་པའོ།། དང་པོ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ངོ་བོ་ནི། མཉམ་བཞག་གི་དུས་སུ་ཆོས་ཐམས་ཅད་སྟོང་ཉིད་དུ་ཤེས་པ་དང༌། རྗེས་ཐོབ་ཏུ་སྒྱུ་མ་དང་རྨི་ལམ་ལྟར་བདེན་མེད་དུ་ཤེས་པ་ཉིད་ཤེས་རབ་ཀྱི་ངོ་བོ་ཡིན་ནོ།།

གཉིས་པ་དེ་ཡུལ་བདག་མེད་ལ་འཇུག་པ་ནི། གང་ཟག་གི་བདག་མེད་དང༌། ཆོས་ཀྱི་བདག་མེད་བསྒོམ་པའོ།། དང་པོ་ནི་རྨོངས་པ་རྣམས་ལས་བསོག་པ་པོ་དང་འབྲས་བུ་མྱོང་བ་པོ་བདག་གམ་གང་ཟག་གམ་སྐྱེས་བུའམ་སེམས་ཅན་ལ་སོགས་པར་གདགས་པའི་གཞི་དེ་ཀ་ལུས་ངག་ཡིད་གསུམ་དང་གཅིག་པ་ཡིན་ནམ། ཐ་དད་པ་ཞིག་ཡིན་ནམ། བེམ་པོ་ཞིག་ཡིན་ནམ། ཤེས་པ་ཞིག་ཡིན་ནམ། རྟག་པ་ཞིག་ཡིན་ནམ། མི་རྟག་པ་ཞིག་ཡིན་ནམ་སྙམ་པ་ལ་སོགས་རིགས་པ་དུ་མས་བརྟགས་ཤིང་དཔྱད་པ་བློ་འཁྲུལ་པའི་དབང་གིས་བདག་མེད་ལ་བདག་དང༌། གཞན་མེད་ལ་གཞན་དུ་བཟུང་བ་མ་གཏོགས་དོན་རང་ངོས་ནས་གྲུབ་པའི་བདག་གམ་སེམས་ཅན་ཅུང་ཟད་ཀྱང་མེད་པར་ཐག་བཅད་དོ།། གཉིས་པ་ཆོས་ཀྱི་བདག་མེད་སྒོམ་པ་དྲན་པ་ཉེ་བར་བཞག་པ་བཞི་ལས། དང་པོ་ལུས་དྲན་པ་ཉེ་བར་བཞག་པ་ནི། འདི་ལྟར་སྣང་སྲིད་འཁོར་འདས་ཀྱིས་བསྡུས་པའི་ཆོས་ཐམས་ཅད་ཀྱང་རང་གི་སེམས་ལ་སྣང་ཞིང་སེམས་ཀྱིས་བཏགས་པ་མ་གཏོགས་ཅུང་ཟད་ཀྱང་མེད་ལ། སེམས་དེ་ཉིད་ཀྱང་ལུས་ལ་བརྟེན། ལུས་ཀྱི་དབང་དུ་གྱུར་པ་ཡིན་པས་ན་ལུས་བརྟགས་པར་བྱ་སྟེ། ལུས་ཞེས་བྱ་བ་དེ་ཡན་ལག་ཚོགས་པ་འདི་དག་དང་གཅིག་གམ་ཐ་དད་དམ་ལུས་དེ་དང་པོ་གང་ནས་བྱང་བ་ཡིན། བར་དུ་ད་ལྟ་གར་གནས། མཐར་གར་འགྲོ་སོགས་བརྟགས་ལ་ལུས་རང་བཞིན་མེད་པའི་དོན་ལ་མཉམ་པར་བཞག ཡང་ལུས་ལ་ཞེན་པ་སྐྱེས་ན་རང་གཞན་གྱི་ལུས་མི་གཙང་བ་སྒྱུ་མ་ལྟ་བུ་སོགས་སུ་བསྒོམ་ལ་ལུས་ཀྱི་ཞེན་པ་སྤང་ངོ༌།། གཉིས་པ་ཚོར་བ་དྲན་པ་ཉེ་བར་བཞག་པ་ནི། ཚོར་བ་བདེ་སྡུག་འདི་དག་ནི་སྲེད་ལེན་སོགས་ཉོན་མོངས་པ་ཐམས་ཅད་ཀྱི་རྩ་བ་ཡིན་པས་སེམས་དང་གཅིག་གམ་ཐ་དད་ལ་སོགས་པ་ལ་བརྟགས་ལ། ཚོར་བ་རང་བཞིན་མེད་པའི་དོན་སྒོམ་ཞིང་གཞན་ཚོར་བ་ཐམས་ཅད་སྡུག་བསྔལ་དང་སྙིང་པོ་མེད་པ་ལ་སོགས་པར་སྒོམ་པར་བྱའོ།། གསུམ་པ་སེམས་དྲན་པ་ཉེ་བར་བཞག་པ་ནི། ཚོགས་དྲུག་གིས་བསྡུས་པའི་སེམས་རྣམ་པར་ཤེས་པའི་རིགས་རྒྱུན་འདི་ཉིད་སྔ་ཕྱི་དང་བཟང་ངན་ལ་སོགས་པ་དུ་མར་སྣང་བ་འདི་རྣམས་གཅིག་པ་ཞིག་ཡིན་ནམ། ཐ་དད་པ་ཞིག་ཡིན་ནམ། དགའ་དང་མི་དགའ། དད་དང་མ་དད། ཆོས་དང་ཆོས་མིན། དགའ་སྡུག་ཆགས་སྡང་ལ་སོགས་པར་སྣང་བའི་སེམས་འདི་དག་གཅིག་ཡིན་ནམ། ཐ་དད་པ་ཞིག་ཡིན་ལ་སོགས་པར་བརྟགས། གཅིག་ཡིན་ན་སེམས་གཅིག་ལ་དགའ་སྡུག་དང་ཆགས་སྡང་ལ་སོགས་དུ་མར་སྣང་བའི་རྒྱུ་ཅི་ཡིན་བརྟགས། དེ་དག་གནས་སྐབས་རྐྱེན་གྱི་དབང་གིས་བྱུང་བ་ཡིན་སྙམ་ན། རྐྱེན་ཅུང་ཟན་ཀྱིས་ཀྱང་མ་བསྒྱུར་ཞིང་ཡུལ་གང་དང་མ་འཕྲད་པའི་སེམས་རང་གི་ངོ་བོ་ཇི་ལྟ་བུ་ཞིག དེ་ཡོད་པ་ཞིག་གམ། མེད་པ་ཞིག་གམ། རྟག་པ་ཞིག་གམ། མི་རྟག་པ་ཞིག་སྙམ་པ་ལ་སོགས་པ་དུ་མས་ཡང་དང་ཡང་དུ་བརྟགས་ལ་སེམས་གཞི་མེད་རྩ་བྲལ་དུ་གཏན་ལ་ཕབ་བོ།། བཞི་པ་ཆོས་དྲན་པ་ཉེ་བར་བཞག་པ་ནི། དེ་ལྟར་ལུས་ཚོར་སེམས་གསུམ་ལས་གཞན་པའི་འདུ་ཤེས་དང་འདུ་བྱེད་འདུས་མ་བྱས་གསུམ་གྱིས་བསྡུས་པའི་ཆོས་ཐམས་ཅད་ཀྱང་རྒྱུ་རྐྱེན་རྟེན་འབྲེལ་ལས་སྐྱེས་པའི་ཕྱིར་ན་རང་བཞིན་བདེན་པར་མ་གྲུབ་པའི་སྟོང་ཉིད་སྤྲོས་པའི་མཐའ་ཐམས་ཅད་དང་བྲལ་བར་གཏན་ལ་ཕབ་ནས་ཀུན་རྫོབ་སྒྱུ་མ་རྨི་ལམ་ལྟ་བུའི་རོལ་པས་ཆགས་བདུན་སྤང་བའི་སྤྱོད་པ་རྒྱ་མཚོ་ལ་བསླབ་ཅིང༌། དོན་དམ་པར་ཆོས་ཐམས་ཅད་རང་བཞིན་གྱིས་གྲུབ་པ་རྡུལ་ཙམ་ཡང་མེད་པར་ཤེས་པས་གང་ལ་ཡང་ཞེན་པ་མེད་པར་ཉམས་སུ་བླང་ངོ༌།། འགྲོ་བའི་སྡུག་བསྔལ་སྨན་གཅིག་པུ། །བདེ་བ་ཐམས་ཅད་འབྱུང་བའི་གནས། །བསྟན་པ་རྙེད་དང་བཀུར་སྟི་དང༌། །བཅས་ཏེ་ཡུན་རིང་གནས་གྱུར་ཅིག ཅེས་པ་འདིའང་ཨ་བུ་ཧྲལ་པོས་སྨྲས་སོ།། དགེའོ།། བཀྲ་ཤིས།། །།

image_pdfimage_print