Geshe Dawa giảng về LAMA TSONGKHAPA ĐẠO SƯ DU GIÀ (đánh máy)

Geshe Dawa giảng về Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Đâu Xuất Tịnh Độ – Ganden Lha Gyama – pháp đạo sư du già Lama Tông Khách Ba
Thể loại:
Đánh máy bài giảng
– Ngôn ngữ:
Việt
– Việt ngữ: Hồng Như
Điều kiện – Prerequisites: Mọi người đều có thể đọc và hành trì – Everyone can read and practice

  • Hạ Tải – Download: [ PDF Chánh Văn – Root text  Eng-Vi-Tib]
  • Nghe giảng – Teachings (Tib-Eng-Vi): Geshe Thubten Dawa giảng và hướng dẫn phương pháp hành trì pháp Ganden Lha Gyama – Đây là pháp Đạo Sư Du Già với đức Lama Tông Khách Ba là đấng bổn sư. Bài giảng tiếng Tạng, dịch Anh ngữ và Việt ngữ
    Geshe Thubten Dawa teachings and instructions on the practice of Ganden Lha Gyama – This is Guru Yoga practice with Lama Tsongkhapa as the root guru.
    [ MP3 – Geshe Thubten Dawa: Ganden Lha Gyama ]
  • Đánh Máy – Transcript: 

    • ngày 1
    • ngày 2
    • ngày 3 [chưa có]
    • ngày 4 [chưa có]
    • ngày 5 [chưa có]


TRĂM ĐẤNG HỘ PHẬT CÕI TỊNH ĐỘ ĐÂU SUẤT / GANDEN LHA GYAMA
Geshe Thubten Dawa thuyết giảng
Địa điểm: 1 Cairo Avenue, Padstow NSW 2211 –Australia
Dịch Việt ngữ: Hồng Như Thubten Munsel

Ngày 1 – thứ Bảy 8/5/2010

Giới Thiệu

Theo lời thỉnh cầu của chư đệ tử, Thầy sẽ bắt đầu giảng về bài pháp được gọi là “Trăm Đấng Bổn Tôn cõi Tịnh Độ Đâu Xuất”, và chúng ta cũng sẽ cùng Thầy hành trì bài pháp này chứ không chỉ nghe giảng.

Khi chúng ta tụng bài pháp này, đó đã là hành trì, hay khi quán niệm về ý nghĩa của từng câu, đó cũng là một cách hành trì, tuy vậy pháp hành này cũng có thể rất thâm sâu. Vậy khi chúng ta tụng bài Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Tịnh Độ Đâu Xuất, đồng thời phải chiêm nghiệm và thiền quán về ý nghĩa lời kệ.

Để pháp hành hàng ngày của mình trở nên đầy đủ trọn vẹn, người tu cần tu pháp Đạo Sư Du Già, là pháp tu rất quan trọng, rồi hành trì pháp du già của vị bổn tôn của mình, rồi tu pháp hiển tông, bao gồm pháp bảy hạnh Phổ Hiền, và rồi quan trọng cuối thời công phu cần hồi hướng tất cả công đức có được nhờ hành trì.

Pháp tu dòng Nyingma có nói về ba gốc của pháp hành: thứ nhất là pháp Đạo Sư Du Già, quán tưởng, thiền quán về vị bổn sư của mình; thứ hai là Bổn Tôn Du Già, pháp tu về đấng bổn tôn của mình, và thứ ba là pháp hành hộ pháp. Thầy nói rằng mặc dù bốn tông phái Nyingma, Kagyu, Sakya và Gelug có những vị bổn sư, bổn tôn và hộ pháp khác nhau, nhưng phương pháp tu thì đều giống nhau cả. Nói về pháp Đạo Sư Du Già thì dòng Gelugpa (là dòng pháp của Thầy) lấy đức Tông Khách Ba làm đấng bổn sư. Tu theo dòng Nyingma thì bổn sư là ngài Guru Rinpoche (đức Liên Hoa Sanh). Tu theo dòng Kagyu thì bổn sư có thể là ngài Milarepa. Chi tiết có khác nhưng nội dung và phương pháp tu đều như nhau.

Pháp Đạo Sư Du Già có hai loại, thuộc hệ hiển pháp hay mật pháp. “Trăm Đấng Bổn Tôn cõi Tịnh Độ Đâu Xuất” ở bước khởi đầu là hiển pháp, nhưng không nhất thiết, pháp này cũng có thể dẫn chúng ta thâm nhập hệ mật pháp của Đạo Sư Du Già, vô cùng thâm sâu.

Cho người tu dòng Gelug thì bậc đạo sư chính là Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug), nên pháp Đạo Sư Du Già ở đây là pháp Đạo Sư Du Già Lama Tông Khách Ba. Chắc quí vị cũng đã nghe qua về thiện đức của ngài. Lama Tông Khách Ba là bậc đại học giả, đại thiền giả, đại hành giả du già. Ngài mang đủ mọi tánh đức, trí tuệ của ngài không chỉ là hiểu biết kiến thức mà còn là kinh nghiệm chứng ngộ. Ba loại tánh đức ngài đều có đủ: tôn quí, thông tuệ và từ bi. Sử liệu về cuộc cuộc đời của đức Lama Tông Khách Ba tóm tắt ngắn gọn như sau: đoạn đầu học hỏi thọ pháp rộng rãi từ nhiều bậc Đạo sư; đoạn giữa thấy được mọi pháp đã học đã nghe đều là pháp hành, mọi kinh điển luận điển Phật dạy đều là để hành trì; đoạn cuối, áp dụng tất cả những gì đã học thành pháp hành, miên mật ngày đêm không gián đoạn, không bao giờ ngừng tu tập, hành trì và hồi hướng về cho tất cả chúng sinh. Vậy ngài Tông Khách Ba có ba thiện đức chính: một là thông tuệ đa văn; hai là vô cùng tôn quý; và ba là từ bi vô lượng. Nói rằng ngài vô cùng tôn quý và từ bi vô lượng để thấy rằng trí tuệ của đức Tông Khách Ba không phải chỉ là kiến thức suông mà là thành tựu đến từ công phu tu tập hành trì. Vậy ngài đã học, tu và chứng, (văn, tư và tu), chứng ngộ rồi ngài hoằng pháp rộng rãi trên lĩnh vực hiển pháp, rồi ngài cũng học rất rộng, tu rất sâu, chứng ngộ và hoằng pháp rộng rãi trên phương diện mật pháp. Cuộc đời đức Lama Tông Khách Ba bao gồm mọi khía cạnh của hiển và mật, hoằng pháp sâu xa và rộng rãi.

Vậy nếu muốn tu pháp Đạo Sư Du Già, pháp tu về đấng đạo sư của mình, thì điểm quan trọng trước nhất là phải biết đạo sư của mình là ai. Cần phải chọn một đấng bổn sư để hành trì pháp Đạo sư Du Già này. Bổn sư mà chúng ta chọn phải là một vị đạo sư đầy đủ mọi tánh hạnh, mọi chứng ngộ, có vậy pháp hành mới có kết quả. Lama Tông Khách Ba là một trong những bậc đại đạo sư đầy đủ mọi tánh hạnh, rất xứng đáng để chọn làm đấng bổn sư. Ngài đã viên thành biển rộng hiển pháp, mật pháp. Vì vậy chọn Lama Tông Khách Ba để tu pháp Đạo Sư Du Già là sự lựa chọn rất an toàn. Ngài hiện đang ngự cõi Tịnh Độ Đâu Xuất, nếu dịch sát nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì được gọi là cõi Hỷ Lạc.

Các Bước Thực Hành

1. Thỉnh Đạo sư về trước mặt

Chúng ta bắt đầu pháp hành này, đọc câu tụng đầu tiên trong bài pháp “Trăm Đấng Bổn Tôn cõi Tịnh Độ Đâu Xuất”:

(6.1) Trên cụm mây sáng chứa mưa, / tựa đồi sữa trắng tươi thanh mát,
Hiện từ tim đấng Pháp chủ đứng đầu / chư Hộ Phật cõi Đâu Xuất Tịnh Độ,/
là đấng Pháp Vương Toàn Giác Lozang Dragpa, / cùng hai bậc trưởng tử,/
Chúng con khẩn xin các ngài từ bi giá lâm đạo tràng.

Đấng pháp chủ của cõi Đâu Xuất Tịnh Độ nói ở đây là đức Phật Di Lạc. Đức Di Lạc trong cõi Đâu Xuất Tịnh Độ cũng giống như đức Thích Ca trong cõi của chúng ta đây. Ở cõi Đâu Xuất Tịnh Độ, Phật Di Lạc tượng trưng cho Phật Thích Ca. Khi tu pháp Đạo Sư Du Già này, đầu tiên cần cung thỉnh Đạo sư về trước mặt của chúng ta. Để cung thỉnh Lama Tông Khách Ba, chúng ta hướng về trú xứ của ngài là cõi Đâu Xuất, quán tưởng một biển mây sáng, tương tự như sữa hay sữa chua, hiện ra từ tim đức Di Lạc, trên đó là ngài Tông Khách Ba cùng hai vị trưởng tử, là nhị đại đệ tử của Lama Tông Khách Ba. Hướng về đó để cung thỉnh chư vị về phía trước mặt của mình. Quán tưởng như vậy khi đọc câu 6.1. Vì sao thỉnh đức Lama Tông Khách Ba về phía trước mặt? Để tích lũy công đức và sám hối nghiệp chướng của chính mình.

2. Hành Trì Bảy Hạnh Phổ Hiền bằng Chỉ và Quán

Cung thỉnh đức Tông Khách Ba về hiện phía trước mặt rồi, tiếp theo chúng ta hành trì Bảy Hạnh Phổ Hiền.

Chánh văn câu 6.2 nói rằng:

(6.2) Ở nơi khoảng trời / trước mặt con đây, / trên tòa sư tử, / hai tòa sen, nguyệt, /
là đấng đạo sư / môi cười từ hòa / sáng tươi rạng tỏa. / Thầy là ruộng phước / giúp cho chúng con / tín tâm tròn đầy / tích tụ công đức. / Chúng con khẩn xin / đạo sư trụ thế / thêm trăm đại kiếp / để cho giáo pháp / hưng thịnh lâu dài.

Như vậy, quán tưởng Lama Tông Khách Ba ngồi trên một pháp tòa tươi đẹp với đài sen và đài mặt trăng; môi cười từ hòa. Hướng về đức Tông Khách Ba phía trước mặt như vậy để mà thỉnh ngài đừng nhập Niết Bàn. Thỉnh đạo sư trụ thế, đừng nhập Niết Bàn, đó là một trong bảy Hạnh Phổ Hiền. Tiếp theo là hạnh tán dương và đảnh lễ đức Tông Khách Ba với câu 6.3. Ở đây, lời tán dương nói về tất cả những tánh hạnh, thiện đức của Thân, Khẩu và Ý của Lama Tông Khách Ba. Về Ý, chánh văn nói rằng:

Tâm Thầy bao trùm / tất cả những gì / có thể biết được

Trí thông tuệ của Lama Tông Khách Ba bao trùm tất cả đối cảnh mà trí có thể biết. Về Khẩu, chánh văn nói rằng:

Lời Thầy khéo léo / minh giải kinh luận, / là trang sức quí / dành cho đôi tai / của kẻ thiện duyên

Câu này nói về Khẩu của Lama Tông Khách Ba. Về thân, chánh văn nói rằng:

Thân Thầy đẹp ngời / hồng danh rạng tỏa.

Tiếp theo chúng ta hướng về đức Tông Khách Ba như vậy, đọc rằng:

Xin kính lạy Thầy / đấng rất xứng đáng / cho chúng con nhìn / nghe và niệm tưởng.

Hành trì hạnh đảnh lễ tán dương: chúng ta lạy đức Lama Tông Khách Ba ở phía trước mặt. Vì những tánh hạnh thiện đức vượt bậc của ngài, chỉ cần nghe nhắc đến ngài, nhớ nghĩ đến ngài, là cuộc sống của chúng ta đã trở nên vô cùng có ý nghĩa rồi. Hạnh Phổ Hiền tán dương và đảnh lễ là như vậy.

Chúng ta đang xem tới phần Bảy Hạnh Phổ Hiền trong pháp tu Đạo Sư Du Già của đức Lama Tông Khách Ba. Bảy Hạnh Phổ Hiền gồm đủ hai phần: 1/ để tích tụ phước trí, và 2/ để thanh tịnh nghiệp chướng. Khi tu tập và hành trì, quan trọng nhất ở bước đầu là cần tích lũy phước và trí, sau đó phải thanh tịnh nghiệp chướng của mình. Hành trì Bảy Hạnh Phổ Hiền là đầy đủ tất cả, có thể giúp chúng ta hoàn thành hai mục tiêu này. Bảy Hạnh Phổ Hiền là: 1/ tán dương, đảnh lễ, 2/ cúng dường, 3/ sám hối, 4/ tùy hỉ công đức, 5/ thỉnh Phật trụ thế, đừng nhập Niết Bàn, 6/ thỉnh chuyển pháp luân, 7/ hồi hướng công đức. Để hành trì Bảy Hạnh Phổ Hiền này, Thầy dạy chúng ta truớc tiên thỉnh Lama Tông Khách Ba hiện ra ở phía trước mặt. Đối trước đức Tông Khách Ba -là bổn sư của mình-, để thực hành Bảy Hạnh Phổ Hiền.

Tu Bảy Hạnh Phổ Hiền như vậy là gồm cả hai phần quán và chỉ. Lúc đầu hãy nhấn mạnh phần quán trước: hành trì bảy hạnh này theo tuần tự, quán niệm về từng điểm một, rồi sau đó tu thiền chỉ sau: lấy hình ảnh của Lama Tông Khách Ba làm đề mục thiền chỉ để trú tâm nơi đó. Vậy pháp tu này gồm cả hai phần: chỉ và quán. Chúng ta có thể chọn, hoặc nhấn mạnh phần quán trước rồi tu chỉ sau, hoặc là ngay từ lúc đầu tu chỉ trước rồi phần sau mới tu quán. Với mức độ của chúng ta, chia ra làm hai phần như vậy sẽ dễ hơn. Nếu chọn quán trước chỉ sau, thì chúng ta tuần tự quán về Bảy Hạnh Phổ Hiền này. Đối trước Lama Tông Khách Ba, quán từng hạnh một, theo tuần tự, mỗi hạnh Phổ Hiền sẽ giúp điều trị một loại phiền não hay nhiễm tâm, ví dụ hạnh tán dương đảnh lễ, ở đây là tán dương đảnh lễ ngài Tông Khách Ba, pháp này sẽ giúp chúng ta trị tâm kiêu mạn của mình; cúng dường là để trị tâm keo bẩn; thỉnh chuyển pháp luân để trị ác nghiệp, ác chướng đối với sư phụ của mình: trong các thời quá khứ nếu có từng phạm lầm lỗi với sư phụ, bây giờ thỉnh chuyển pháp luân sẽ giúp thanh tịnh loại nghiệp chướng này; tùy hỉ công đức để trị lòng ganh ghen; thỉnh đạo sư trụ thế để trị yểu mệnh, giúp sống đời trường thọ; v.v… Vậy mỗi Hạnh Phổ Hiền sẽ giúp chúng ta thành tựu một ưu điểm trên đường tu và nhằm trị một loại nhiễm tâm, lầm lỗi, ác nghiệp của mình. Hành trì đủ Bảy Hạnh Phổ Hiền sẽ giúp cho chúng ta tích lũy phước đức, thanh tịnh nghiệp chướng.

Đồng thời, Thầy dạy rằng khi thỉnh đức Tông Khách Ba hiện ra ở phía trước mặt như vậy, chúng ta phải đồng thời giữ ý thức về tánh không. Khi hành trì mỗi hạnh trong Bảy hạnh Phổ Hiền, đều hành trì trong sự nhớ nghĩ về tánh không, biết rằng người làm, việc làm và đối tượng, cả ba điều đều không lìa tánh không. Ý thức về tánh không như vậy sẽ giúp chúng ta tích lũy phần trí tuệ. Phước đức là nhân tố giúp chúng ta đạt sắc thân Phật, còn trí tuệ là nhân tố giúp chúng ta đạt pháp thân Phật. Vì vậy mà nói pháp hành này rất đầy đủ, gồm cả hai pháp thiền là chỉ và quán, gồm cả hai tích lũy là phước đức và trí tuệ. Thầy nói lúc đầu chúng ta quán về Lama Tông Khách Ba, nhớ nghĩ đến tất cả những thiện đức của ngài, từ từ sẽ phát khởi niềm tin tưởng trong sáng nơi đạo sư Tông Khách Ba, và thấy được đạo sư chính là đức Phật. Nhờ chiêm nghiệm, quán tưởng về thiện đức của đạo sư, từ đó khởi tín tâm trong sáng nơi đạo sư, thấy được đạo sư chính là Phật, đây chính là cốt tủy của pháp Đạo Sư Du Già.

Nếu muốn tu định, chúng ta có thể chọn Lama Tông Khách Ba làm đề mục thiền chỉ. Có thể lấy một hình tượng về đức Tông Khách Ba, ghi nhớ hình ảnh đó, đến khi nào có thể mường tượng thấy được hình ảnh của ngài trong tâm thì lấy đó làm đề mục thiền chỉ. Khi tu thiền chỉ như vậy, Thầy nhắc chúng ta phải nhớ thế ngồi Bảy điểm Kim Cang: đầu, chân, tay, lưng, vai, môi-răng và mắt phải như thế nào. Thầy đã giảng phần này ở những nơi khác, không cần lặp lại ở đây. Thầy nói khi chúng ta quán tưởng hình ảnh của đức Tông Khách Ba như vậy, quán tưởng to cỡ nào thì giữ nguyên cỡ đó, đừng để to ra hay nhỏ lại, hãy giữ nguyên. Thấy màu sắc thế nào, to cỡ bao nhiêu, cứ hãy giữ nguyên như vậy. Điều quan trọng là phải có niềm tin mãnh liệt nơi đức Tông Khách Ba. Thầy nói nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ về lòng từ bi và thiện đức của bổn sư, nếu có thể cảm nhận lòng từ bi của bổn sư, ở đây là Lama Tông Khách Ba, còn từ bi với chúng ta hơn cả Phật, từ đó sẽ rất dễ dàng có thể thấy được bổn sư chính là Phật.

Thầy dạy khi thiền chỉ mà hình ảnh không rõ, mờ mịt như lúc mới ngủ dậy, thì đừng nên cố gắng quá độ, cứ để tự nhiên, từ từ hình sẽ rõ hơn. Nếu tâm bị xáo trộn, chúng ta có thể ngưng và thực hành pháp thở chín vòng hô hấp: ba vòng hít lỗ mũi này thở ra lỗ mũi kia, ba vòng hít lỗ mũi kia thở ra lỗ mũi này rồi ba vòng hít vào và thở ra cả hai lỗ mũi. Làm chín vòng hô hấp như vậy sẽ giúp tâm quân bình trở lại. Tâm quân bình rồi mới có thể định tâm được dễ dàng hơn. Tu chỉ rồi, sau đó hành trì bảy hạnh Phổ Hiền. Như vậy, chúng ta có thể hoặc tu quán trước rồi tu chỉ sau, hoặc tu chỉ trước rồi tu quán sau.

Điểm quan trọng nhất khi tu pháp này là cần phải thấy được đấng bổn sư trong pháp Đạo Sư Du Già chính là Phật. Muốn có được cái tâm thấy như vậy, chúng ta cần tìm hiểu thêm về đấng bổn sư của mình, đọc tiểu sử, đặc biệt là đọc những tiểu sử kín mật nói về những thiện đức phi thường của đấng bổn sư của mình, phát sinh được lòng tin tưởng trong sáng nơi đấng bổn sư, từ đó có thể dễ dàng thấy bổn sư chính là Phật. Với cái thấy như vậy hành trì pháp tu này mới có kết quả.

Tuần sau Thầy sẽ hướng dẫn thiền chỉ và thiền quán về Lama Tông Khách Ba, cùng với Bảy Hạnh Phổ Hiền. Chánh văn bắt đầu từ các đoạn 6.1, 6.2 … rất là đơn giản. Thầy khuyên chúng ta về đọc trước, học trước, nếu thuộc lòng được thì tốt, sau đó tới trung tâm Thầy sẽ hướng dẫn chúng ta hành thiền.

[hết ngày 1]


  • Hạ Tải – Download: [ PDF Chánh Văn – Root text  Eng-Vi-Tib]
  • Nghe giảng – Teachings (Tib-Eng-Vi): Geshe Thubten Dawa giảng và hướng dẫn phương pháp hành trì pháp Ganden Lha Gyama – Đây là pháp Đạo Sư Du Già với đức Lama Tông Khách Ba là đấng bổn sư. Bài giảng tiếng Tạng, dịch Anh ngữ và Việt ngữ
    Geshe Thubten Dawa teachings and instructions on the practice of Ganden Lha Gyama – This is Guru Yoga practice with Lama Tsongkhapa as the root guru.
    [ MP3 – Geshe Thubten Dawa: Ganden Lha Gyama ]
  • Đánh Máy – Transcript: 

    • ngày 1
    • ngày 2
    • ngày 3 [chưa có]
    • ngày 4 [chưa có]
    • ngày 5 [chưa có]

TRĂM ĐẤNG HỘ PHẬT CÕI TỊNH ĐỘ ĐÂU SUẤT / GANDEN LHA GYAMA
Geshe Thubten Dawa thuyết giảng
Địa điểm: 1 Cairo Avenue, Padstow NSW 2211 –Australia
Dịch Việt ngữ: Hồng Như Thubten Munsel

Ngày 2 – thứ Bảy 15/5/2010

Thỉnh Đạo sư

Tuần trước chúng ta đã xem sơ lược về pháp tu của bài pháp thỉnh nguyện Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Tịnh Độ Đâu Xuất, cùng Thầy xem 2 đoạn đầu của bài pháp này. Chánh văn bắt đầu từ đoạn số 6. Chúng ta đã cùng Thầy xem câu số 1 và câu số 2. Câu số 1 là:

(6.1) Trên cụm mây sáng chứa mưa,
Tựa đồi sữa trắng tươi thanh mát,
Hiện từ tim đấng Pháp chủ đứng đầu
Chư Bổn Tôn cõi Đâu Xuất Tịnh Độ, 
Là đấng Pháp Vương Toàn Giác Lozang Dragpa, cùng hai bậc trưởng tử,
Chúng con khẩn xin / các ngài từ bi / giá lâm đạo tràng.

Đây là lời thỉnh đức Lama Tông Khách Ba cùng với hai vị đại đệ tử về trước mặt của chúng ta. Thỉnh đức Tông Khách Ba về trước mặt rồi, chúng ta đọc tiếp câu thứ 2 để thỉnh đức Tông Khách Ba đừng nhập Niết Bàn:

(6.2) Ở nơi khoảng trời /
trước mặt con đây, /
trên tòa sư tử, /
hai tòa sen, nguyệt, /
là đấng đạo sư /
môi cười từ hòa /
sáng tươi rạng tỏa. /
Thầy là ruộng phước /
giúp cho chúng con /
tín tâm tròn đầy /
tích tụ công đức.
Chúng con khẩn xin /
đạo sư trụ thế /
thêm trăm đại kiếp /
để cho giáo pháp /
hưng thịnh lâu dài.

Khi cất lời thỉnh mời đức Tông Khách Ba cùng hai vị đại đệ tử về, chúng ta hãy quán tưởng có một tòa sư tử thật đẹp, trên đó có đài sen và đài mặt trăng. Đức Tông Khách Ba ngồi bên trên, chúng ta tưởng tượng ngài mỉm cười, nụ cười vô cùng từ hòa. Ngài về trước mặt chúng ta như vậy là để giúp chúng ta tích lũy công đức, vì vậy hãy đối trước đức Tông Khách Ba với lòng tin tưởng thật tròn đầy để hành trì Bảy hạnh Phổ Hiền.

Hạnh thứ nhất là thỉnh đạo sư trụ thế không nhập Niết Bàn ở câu số 6.2.

Thế Ngồi 7 Điểm Kim Cang

Thầy dạy khi tu phải để ý tới thế ngồi của mình, điều này rất quan trọng. Chúng ta có thể dùng pháp tu này để tu chỉ và quán. Bất kể tu theo pháp nào cũng cần phải chú ý tới thế ngồi bảy điểm kim cang, Thầy đã nhiều lần giải thích về thế ngồi này. Một, chân xếp thế kiết già. Hai, tay bắt ấn tam muội: tay trái đặt ở dưới, tay phải đặt phía trên, đầu hai ngón cái chạm vào nhau. Ba, lưng thẳng như mũi tên. Bốn, đầu hơi nghiêng về phía trước. Năm: mắt nhìn vào khoảng không xuôi theo chóp mũi; sáu, đầu lưỡi chạm chân răng, làm như vậy sẽ giúp chúng ta khi ngồi lâu thứ nhất là không ra nhiều nước miếng, thứ hai là không bị khát nước. Môi và răng để trong thế tự nhiên và bảy, hai vai để cân bằng một cách tự nhiên. Thế ngồi 7 điểm kim cang này sẽ giúp cho chúng ta có thể ngồi thiền trong một thời gian dài mà không đau, không mỏi. Thế ngồi cực kỳ quan trọng, cần chú tâm điểm này.

Sau đó, ngồi thế kiết già rồi, chúng ta hành trì chín vòng hô hấp. Đó là: 3 lần hít vào lỗ mũi bên phải và thở ra bằng lỗ mũi bên trái, 3 lần tiếp theo hít vào lỗ mũi bên trái, thở ra bằng lỗ mũi bên phải và 3 lần cuối hít vào và thở ra bằng cả hai lỗ mũi. Pháp hô hấp chín vòng này sẽ giúp thân và tâm an định trở lại, đưa tâm về trạng thái trung tính, nhờ đó có thể dễ dàng phát triển tâm thiện.

Thiền Chỉ

Sau khi ổn định thế ngồi, đưa tâm về trạng thái trung tính rồi, chúng ta có thể bắt đầu tu chỉ để tăng định lực. Thỉnh đức Tông Khách Ba về phía trước mặt, chọn đức Tông Khách Ba làm đề mục nhiếp tâm, giữ hình ảnh ngài trong tâm, càng rõ càng tốt. Mới đầu có thể chỉ được một lúc rất ngắn ngủi, dần dần nhờ tu chỉ sẽ có thể tăng thời gian giữ hình ảnh này trong tâm, càng lúc càng lâu hơn, định lực sẽ theo đó tăng dần. Thầy nói ban đầu có thể hình ảnh không rõ, điều này không quan trọng, cứ hãy tiếp tục kiên trì, càng lúc càng quen, hình ảnh sẽ càng lúc càng rõ hơn lên. Khi tâm an định hơn, tỉnh táo hơn, hình ảnh sẽ hiện rõ. Khi tâm khuấy động, mất hình ảnh, chúng ta cần nâng cao tỉnh giác, mang hình ảnh về lại trong tâm, lấy hình ảnh đức Tông Khách Ba trong tâm mình làm đề mục tu chỉ.

Bao giờ có thể thấy được Lama Tông Khách Ba ở trong tâm, giữ được hình ảnh này một cách rõ ràng, hiển hiện và không mất đi, không sao lãng trong một thời gian dài từ 2-3 tiếng, khi ấy có thể nói rằng chúng ta đã đạt định về pháp tu của đức Tông Khách Ba này. Tu chỉ là như vậy, nhiếp tâm trong hình ảnh này, giữ hình ảnh rõ ràng, không chao động.

Ngoài chỉ quán ra, còn một cách hành trì khác, đó là đọc bài pháp này và quán niệm ý nghĩa sơ lược của bài pháp. Giống như khi chúng ta ngồi trên máy bay nhìn một vòng quanh nước Úc, không thực sự tìm hiểu tận tường. Tương tự như vậy, chúng ta có thể đọc xuôi theo lời văn của bài pháp, hiểu ý nghĩa từng câu nhưng không quán, cũng không tu chỉ, như vậy gọi là quán nghĩa sơ lược (glance meditation). Còn nếu vừa đọc vừa quán ý nghĩa của từng câu, để ý nghĩa hiện ra rõ ràng trong tâm, như vậy là phần tu quán.

Pháp tu ta đang học đây là pháp Đạo Sư Du Già của Lama Tông Khách Ba. Đạo Sư Du Già có nhiều mức độ khác nhau. Có thể chọn tu chỉ về Lama Tông Khách Ba, đây cũng là một cách tu tập Đạo Sư Du Già. Hoặc là phối hợp chỉ quán, tu như vậy sẽ dẫn đến quả chỉ quán hợp nhất. Đạo sư trong pháp tu ở đây chính là đức Lama Tông Khách Ba. Hình ảnh Lama Tông Khách Ba như đã thấy trên bức thangka tại Trung tâm, một mặt, hai tay ngài bắt ấn chuyển pháp luân tức là ấn thuyết pháp, và mỗi tay cầm 1 đóa hoa ưu đàm. Trên đóa hoa ở một bên là thanh gươm trí tuệ, còn trên đóa hoa phía bên kia là Kinh Bát Nhã Ba-la-mật-đa. Thân ngài sắc trắng hồng, ngồi thế kiết già, khoác ba lớp áo cà sa, đội mũ vàng hiền thánh. Đó là hình ảnh của đức Tông Khách Ba.

Nếu chọn hình ảnh đức Tông Khách Ba để tu thiền chỉ, hãy chọn một bức tượng, hay một bức tranh, chọn cái nào rồi thì phải giữ nguyên cái đó, đừng thay đổi. Nếu thay đổi, đổi màu sắc, đổi tướng dạng, đổi cách trình bày, làm như vậy sẽ khiến tâm khó an định, vì vậy đã chọn hình nào rồi hãy nên giữ nguyên hình đó để dựng hình ảnh trong tâm, một khi hình ảnh đã hiện ra trong tâm, hãy cứ giữ nguyên như vậy để tu chỉ.

Hình ảnh trong tâm đừng để giống như một bức tượng hay là một bức tranh, phải tưởng tượng như là Lama Tông Khách Ba đang thật sự có mặt ở nơi đó, hình ảnh thật sống động, đấy mới chính là đề mục để chúng ta nhiếp tâm vào. Tu chỉ là nhiếp tâm vào đề mục, đề mục ở đây là đức Tông Khách Ba. Tuyệt đối đừng nghĩ tới bất cứ điều gì khác, chỉ đơn giản đặt tâm mình nơi hình ảnh đức Tông Khách Ba.

Nói về tu chỉ thì phải nói đến “chánh niệm”. Chánh niệm ở đây có nghĩa là không quên hình ảnh đức Tông Khách Ba, giữ lấy hình ảnh đó. Chính chánh niệm là điều giúp chúng ta lưu giữ hình ảnh Lama Tông Khách Ba trong tâm mình, bắt đầu chỉ được một lúc, từ từ, càng tu càng quen, sức mạnh của chánh niệm sẽ tăng dần, giúp chúng ta giữ được hình ảnh càng lúc càng lâu hơn. Khi tu chỉ quen rồi thì tỉnh giác cũng sẽ tăng, và chính tỉnh giác sẽ giúp cho hình ảnh càng lúc càng rõ ràng hơn lên. Đây là những điều sẽ đến, trải qua một quá trình tu tập kiên trì nhiều nỗ lực. Nếu kiên trì tu tập, nỗ lực nhiếp tâm vào hình ảnh của đức Tông Khách Ba, cứ như vậy sẽ có lúc chánh niệm và tỉnh giác đều tăng, giúp chúng ta giữ được một cách rõ ràng đề mục quán trưởng trong một thời gian lâu dài hơn.

Dùng pháp tu này để tu chỉ, nhiếp tâm vào hình ảnh Lama Tông Khách Ba, chọn đức Tông Khách Ba làm đề mục thiền chỉ của mình. Khi chúng ta làm như vậy, lợi ích không thể đếm kể, đó là vì đức Tông Khách Ba là đạo sư, và chúng ta nhiếp tâm vào hình ảnh của đạo sư với lòng tin tuyệt đối. Làm như thế sẽ tạo được lượng công đức rất lớn, không thể nghĩ bàn. Điều này khác với việc chọn một đề mục bình thường để tu chỉ, chỉ ngay chính bản thân của đề mục đã là điều mang đến cho chúng ta lợi ích vô cùng lớn lao.

Vậy chúng ta chọn đức Tông Khách Ba làm đề mục tu chỉ. Ngồi xuống tu với thế bảy điểm kim cang, sau đó hành trì pháp 9 vòng hô hấp: 3 vòng hít vào lỗ mũi bên phải thở ra lỗ mũi bên trái, 3 vòng hít vào lỗ mũi bên trái, thở ra lỗ mũi bên phải, sau đó 3 vòng hít vào và thở ra bằng cả 2 lỗ mũi. Quán 9 vòng hô hấp như vậy sẽ giúp tâm an định, đưa tâm về lại trạng thái trung tính. Một khi tâm đã về lại với trạng thái trung tính rồi, chúng ta có thể nhiếp tâm vào hình ảnh của đức Tông Khách Ba để mà tu chỉ. Nếu sau 9 vòng hô hấp thấy tâm vẫn còn phiền não, không trở về được với trạng thái trung tính, chúng ta có thể làm 27 vòng (3×9 thay vì 3×3).

Thầy nhắc lại khi quán tưởng Lama Tông Khách Ba, đừng thấy ngài như bức tượng hay bức tranh, đều là những vật “chết.” Ngược lại chúng ta cần quán tưởng ngài như người sống, thật sự có mặt phía trước mặt mình. Nếu được, không những thấy ngài là có thật, mà toàn thân ngài chỉ toàn là ánh sáng, không có thành phần vật lý. Tất cả toàn là ánh sáng có thể nhìn xuyên qua được, nhưng màu sắc, tướng dạng và hình ảnh vẫn rõ ràng đầy đủ, chỉ là mang tính chất của ánh sáng, có thể nhìn xuyên suốt. Nếu được thì quán như vậy tốt hơn, còn nếu quá khó, vẫn có thể quán tưởng giống như người thật ở trước mặt của mình.

Bây giờ chúng ta cùng thực hành:

Trước hết hãy chỉnh lại tư thế ngồi:

  • lưng thẳng như mũi tên,
  • hai tay kiết ấn tam muội: tay phải đặt trên tay trái, hai ngón cái chạm nhau,
  • hai vai giữ thẳng cân bằng,
  • đầu và cổ hơi nghiêng về phía trước,
  • mắt hạ xuống xuôi theo dọc mũi,
  • đầu lưỡi chạm vào chân răng hàm trên, môi và răng để thế bình thường,
  • thân không căng thẳng quá, để trong trạng thái tự nhiên, nhưng không để chùng xuống, phải giữ thật thẳng nhưng cũng đừng quá căng.

Thân tâm hãy để cho thật thoải mái. Nếu thân tâm thoải mái thì tu thiền sẽ có kết quả hơn.

Tiếp theo, chúng ta làm 9 vòng hô hấp. Nếu gặp khó khăn trong việc hít vào lỗ mũi này thở ra lỗ mũi kia, chúng ta có thể dùng ngón tay che một lỗ mũi lại. Bắt đầu bằng hít vào lỗ mũi bên phải và thở ra lỗ mũi trái, lập lại 3 lần. Rồi hít vào bầng lỗ mũi trái, thở ra lỗ mũi phải, lập lại 3 lần. Tiếp theo, làm 3 lần hít vào và thở ra bằng cả hai lỗ mũi. Khi chúng ta kết thúc vòng hít vào và thở ra bằng hai lỗ mũi thì tới lần cuối cùng, hãy giữ hơi thở ở vùng ngực một lúc.

Bây giờ bắt đầu quán tưởng hình ảnh Lama Tông Khách Ba. Trong tâm hiện ra bất cứ hình ảnh nào thì hãy cứ giữ hình ảnh đó, nhiếp tâm nơi ấy một thời gian.

Đây là phương pháp để chúng ta có thể xây dựng dần dần pháp tu thiền của mình, để tu thiền định (ở đây là thiền chỉ) tức là tu chỉ để đạt tâm chỉ. Thầy nói lúc ban đầu rất khó, lúc mới tu, chúng ta không có khả năng giữ hình ảnh, đề mục này được lâu, được 1 vài giây là đã tốt rồi. Vậy nên lúc đầu cần lập thời tọa thiền thật ngắn, lặp đi lặp lại, thường xuyên, liên tục như vậy cho quen dần, rồi sau này tâm sẽ có khả năng giữ hình ảnh càng lúc càng lâu hơn. Cho tới khi chúng ta giữ được hình ảnh không bị mất, không bị mờ, được khoảng 4-5 phút, lúc đó chúng ta đã bắt đầu có một pháp tu đúng đường, đúng hướng. Vậy Thầy vừa hướng dẫn cho chúng ta phương pháp tu định. Khi chúng ta có thể tăng cường định lực của mình, từ đó sẽ dần dần tiến đến bước tiếp theo là thành tựu chỉ. Đó là pháp tu chỉ.

Thiền quán

Ngoài ra, tu quán cũng rất quan trọng. Khi tu quán, trước khi bắt đầu chúng ta cần phải điều chỉnh tâm nguyện động cơ của mình. Đây cũng là một yếu tố của pháp tu quán. Cần khởi tâm vì lợi ích của chúng sinh để tu tập hành trì. Có được tâm nguyện này pháp tu của chúng ta mới có hiệu quả. Sau khi phát tâm rồi, chúng ta ngồi tọa thiền theo thế bảy điểm kim cang, khởi tâm tin tưởng tròn đầy nơi đức Tông Khách Ba. Lòng tin tưởng này phát sinh như thế nào? Cần quán về tất cả những thiện đức của đức Tông Khách Ba, nhớ lại đức Tông Khách Ba là bậc đã thành tựu được tâm đại từ đại bi, có đại trí đại dũng, bi-trí-dũng ngài có đủ. Hướng về đức Tông Khách Ba với đầy đủ mọi thiện đức như vậy để khởi tín tâm. Ngài là người đã soạn tác 18 bộ luận rất có giá trị, là bậc đại học giả, đại hành giả, viên thành mọi thánh đạo. Không những bản thân ngài đã thành tựu được, ngài còn hướng dẫn biết bao đệ tử đạt quả vô thượng bồ đề. Chỉ cần nhìn vào công hạnh của chư đệ tử của Lama Tông Khách Ba, đến mãi bây giờ vẫn còn dẫn dắt chúng sinh, hoằng pháp rộng rãi ở Tây Tạng và ở nhiều nơi khác, chúng ta có thể đoán biết được sự vĩ đại của Lama Tông Khách Ba. Vậy nhờ quán về thiện đức của Lama Tông Khách Ba mà có được niềm tin tưởng tròn đầy nơi ngài.

Vậy, phát tâm một cách chính xác, rồi khởi tín tâm nơi Lama Tông Khách Ba, rồi sau đó chúng ta bắt đầu đọc bài pháp này, bắt đầu bằng câu 6.1. Như đã nói, câu này là để thỉnh đức Tông Khách Ba về. Thầy dạy rằng sau khi Lama Tông Khách Ba nhập tịch, ngài đi vào cõi Tịnh Độ Đâu Xuất. Đấng Pháp chủ cõi Đâu Xuất Tịnh Độ là đức Di Lạc. Từ nơi tim của đức Di Lạc tỏa ra một cụm mây sáng, trên đám mây sáng này, chúng ta cung thỉnh đức Tông Khách Ba cùng nhị đại đệ tử về, hiện ở phía trước mặt của chúng ta. Hướng về đức Tông Khách Ba cùng nhị đại đệ tử, chúng ta hành trì bảy Hạnh Phổ Hiền, bắt đầu từ câu số 6.2. Đọc đến đâu hãy quán tưởng hình ảnh lời tụng hiện ra phía trước mặt:

Ở nơi khoảng trời / trước mặt con đây, / trên tòa sư tử, / hai tòa sen, nguyệt, / là đấng đạo sư / môi cười từ hòa / sáng tươi rạng tỏa. /

Chúng ta quán tưởng hình ảnh của pháp tòa sư tử, có đài sen và đài mặt trăng, trên đó là đức Tông Khách Ba, mỉm cười hiền hòa, sáng tươi rạng tỏa.

Thầy là ruộng phước / giúp cho chúng con / tín tâm tròn đầy / tích tụ công đức.

Ở đây, chúng ta bắt đầu Bảy Hạnh Phổ Hiền. Hạnh này là hạnh thứ năm, thỉnh đạo sư trụ thế:

Chúng con khẩn xin / đạo sư trụ thế / thêm trăm đại kiếp / để cho giáo pháp / hưng thịnh lâu dài.

Đối trước hình ảnh của đức Tông Khách Ba trong quán tưởng, hiển hiện linh động như là chính đức Tông Khách Ba đang hiện ra ở phía trước mặt của mình, hành trì 7 Hạnh Phổ Hiền. Bảy hạnh này gọn nhẹ mà đủ năng lực giúp chúng ta tích tụ công đức dồi dào và có thể sám hối được nghiệp chướng của mình. Thầy nhắc lại Bảy Hạnh Phổ Hiền này là 1/ tán dương, đảnh lễ, 2/ cúng dường, 3/ Sám hối, 4/ Tùy hỉ, 5/ thỉnh Phật trụ thế , 6/ Thỉnh Phật chuyển pháp luân, 7/ hồi hướng công đức. Hành trì bảy hạnh này sẽ giúp chúng ta tích tụ công đức một cách nhanh chóng và dồi dào, cũng giúp chúng ta thanh tịnh được nghiệp chướng. Hạnh thứ 5 nằm ở cuối câu số 6.2.

Sau đó câu 6.3 trở lại hạnh thứ nhất, tán dương và đảnh lễ. Ở đây, đảnh lễ đức Tông Khách Ba cũng là đảnh lễ tất cả những thiện đức của đức Tông Khách Ba, vì vậy chánh văn có lời tán dương thân, khẩu và ý của ngài.

(6.3)
[Ý] Tâm Thầy bao trùm / tất cả những gì / có thể biết được;
[Khẩu] Lời Thầy khéo léo / minh giải kinh luận, /
là trang sức quí / dành cho đôi tai / của kẻ thiện duyên;

[Thân]: Thân Thầy đẹp ngời / hồng danh rạng tỏa.
[Đảnh lễ]Xin kính lạy Thầy / đấng rất xứng đáng / cho chúng con nhìn / nghe và niệm tưởng.

Hướng về thân-khẩu-ý tuyệt hảo của đức Tông Khách Ba là để tán dương đảnh lễ, nên cuối câu 6.3 là phần đảnh lễ đức Tông Khách Ba:

Tán dương đảnh lễ như vậy giúp chúng ta tích lũy nguồn công đức vô cùng dồi dào. Ở đây Thầy chỉ cho chúng ta cách lễ Phật. Lạy Phật có nhiều cách, hoặc lạy bằng tâm, hoặc lạy bằng lời nói, hoặc dùng thân để lạy. Thân, khẩu và ý đều có thể lạy Phật. Ở đây nói lạy Phật, là lạy bằng thân. Đặt tay trên đỉnh đầu, Thầy dạy rằng trong tất cả các tướng hảo của Phật, khó đạt nhất là tướng nhục kế trên đỉnh. Đặt tay lên đỉnh đầu khi lạy Phật sẽ giúp chúng ta tích lũy công đức đạt tướng hảo khó đạt này. Tiếp theo, đặt tay nơi trán là gieo công đức để đạt tướng xoáy tóc nơi trán Phật. Đặt tay ở nơi cổ là gieo công đức đạt phạm âm, âm thanh tuyệt hảo của Phật. Chắp tay nơi tim là gieo công đức đạt tâm Phật.

Thầy dạy khi nhập thất tu pháp tu Đạo Sư Du Già Lama Tông Khách Ba này, nếu muốn có thể làm torma nhưng điều quan trọng là đọc theo chánh văn đến câu kệ Migtsema thì phải tụng câu này cho đủ túc số. Nhập thất cần tụng bao nhiêu thì phải tụng đủ bấy nhiêu. Nếu tu theo pháp tu này mà không nhập thất thì không cần làm torma, chỉ cần bày biện bảy phẩm cúng dường trên bàn thờ rồi ngồi xuống tọa cụ theo thế bảy điểm kim cang như Thầy đã hướng dẫn, rồi quán tưởng theo lời bài pháp ở đây: Thứ nhất, quán tưởng từ tim của đức Phật Di Lạc tỏa ra một cụm mây trắng, trên đó hiện ra đức Tông Khách Ba cùng hai bậc trưởng tử; tiếp theo, thỉnh Lama Tông Khách Ba về tọa pháp tòa sư tử trên đài sen và nguyệt, rồi Lama Tông Khách Ba mỉm cười từ hòa v.v… đọc xuôi theo câu 6.1, 6.2, rồi thỉnh cầu đức Tông Khách Ba trụ thế, đừng vội nhập niết bàn, rồi tán dương và đảnh lễ, v.v… xuôi theo bài pháp như vậy cho đến câu chú Migtsema, ở đây đọc số lượng bao nhiêu tùy ý vì không phải đang nhập thất. Tu pháp Đạo Sư Du Già Lama Tông Khách Ba là vậy.

[Hết ngày 2]


  • Hạ Tải – Download: [ PDF Chánh Văn – Root text  Eng-Vi-Tib]
  • Nghe giảng – Teachings (Tib-Eng-Vi): Geshe Thubten Dawa giảng và hướng dẫn phương pháp hành trì pháp Ganden Lha Gyama – Đây là pháp Đạo Sư Du Già với đức Lama Tông Khách Ba là đấng bổn sư. Bài giảng tiếng Tạng, dịch Anh ngữ và Việt ngữ
    Geshe Thubten Dawa teachings and instructions on the practice of Ganden Lha Gyama – This is Guru Yoga practice with Lama Tsongkhapa as the root guru.
    [ MP3 – Geshe Thubten Dawa: Ganden Lha Gyama ]
  • Đánh Máy – Transcript: 

    • ngày 1
    • ngày 2
    • ngày 3 [chưa có]
    • ngày 4 [chưa có]
    • ngày 5 [chưa có]

TRĂM ĐẤNG HỘ PHẬT CÕI TỊNH ĐỘ ĐÂU SUẤT / GANDEN LHA GYAMA
Geshe Thubten Dawa thuyết giảng
Địa điểm: 1 Cairo Avenue, Padstow NSW 2211 –Australia
Dịch Việt ngữ: Hồng Như Thubten Munsel

Ngày 3

[Chưa Có, Xin Hoan Hỉ Đợi]




SỔ TAY QUI Y

Notes on Refuge (Vietnamese only)
Giảng Sư (Teacher): Geshe Thubten Dawa
Việt ngữ: Hồng Như biên tập
Ngôn ngữ (Languages): Việt
Bài Giảng Gốc (original teachings): < nghe giảng >

Đây là sổ tay học trò, ghi lại bài giảng của Geshe Thubten Dawa về pháp Quy Y, tham khảo với bài giảng Uttaratantra của ngài Kirti Tsenshab Rinpoche. 

Xin lưu ý Sổ Tay Học Trò là do học trò thực hiện, dựa theo sức hiểu ở thời điểm ấy, không phải chính xác nội dung lời Thầy giảng.
Xin nghe nội dung bài giảng ở đây: < nghe giảng Tạng – Anh – Việt >

Sổ tay này có 3 phần: 

  1. Tam Bảo là gì?
  2. Làm sao Qui Y?
  3. Qui y rồi làm gì?

Phần 1: Tam Bảo là gì?

Công phu Phật giáo Đại thừa nào cũng đều phải bao gồm ba phần:

– Đầu: qui y tam bảo, phát tâm bồ đề
– Giữa: công phu hành trì chính
– Cuối: hồi hướng công đức

Ba phần này quan trọng, phải có đủ.
Vậy trước tiên Thầy sẽ giảng về công phu Qui Y Tam Bảo.

Dù tụng theo ngôn ngữ nào, Tạng, Phạn, Anh, hay Việt, nội dung lời qui y đều như nhau:

Quy y Phật,
Quy y Pháp,
Quy y Tăng

Qui y là nương dựa. Vậy Qui Y Tam Bảo là nương dựa Tam Bảo, là Phật, Pháp và Tăng. Gọi là Tam Bảo, vì đây là ba điều rất quí giá hiếm hoi.

Ý nghĩa của Tam Bảo có nhiều mức độ. Có ý nghĩa phổ thông phần lớn ai cũng đã biết, lại có nghĩa phi thường (uncommon), chỉ thấy trong Đại thừa. Ở đây Thầy giảng theo nghĩa phi thường.

Muốn qui y, ít ra phải biết mình qui y những gì. Không rõ là gì mà qui y thì sự quy y này vô nghĩa, làm vậy công phu qui y sẽ rất khô cằn, không nhiều lợi ích. Tâm qui y có vững chắc thuần tịnh hay không còn tùy mình có hiểu rõ đối tượng qui y là gì hay không. Phải biết Tam Bảo là gì, vì sao nên qui y, qui y thì phải làm gì và được lợi ích gì. Càng hiểu rõ về Tam Bảo, tâm qui y sẽ càng thêm vững chắc.

Ghi chú bên lề: cuối buổi giảng 2, hỏi Thầy thì biết ý nghĩa Tam Bảo dạy ở đây dựa vào luận giải Kinh Bát Nhã của đức Di Lạc do ngài Vô Trước chép lại, nằm trong hai bộ luận Uttaratantra và Hiện Quán Trang Nghiêm. Như vậy ý nghĩa Tam bảo nói ở đây không những là của Đại thừa mà còn là Đại Thừa Trung Quán Tông. Theo đức Dalai Lama XIV, đây là tông phái trình bày chân tướng của thực tại chính xác nhất.


I. PHẬT

– ĐỊNH NGHĨA

Nguyên văn tiếng Tạng gọi Phật là San-gye.

Âm đầu, “San“, ứng với nghĩa đoạn diệt tất cả những gì cần đoạn diệt, nghĩa là toàn bộ phiền não chướng và trí chướng [còn gọi là sở tri chướng, chướng ngại đến từ tập khí phiền não, làm ngăn ngại trí toàn giác]

Âm sau, “gye“, ứng với nghĩa thành tựu tất cả những gì những gì cần thành tựu, nghĩa là có được trí toàn giác, là trí biết đúng và biết khắp cả, đầy đủ mọi thiện đức không thiếu thứ chi.

Vậy Phật, hay Sangye, có nghĩa là tâm giác ngộ, hay là người giác ngộ, rốt ráo đoạn diệt mọi chướng ngại, thành tựu mọi thiện đức.

PHẨM CHẤT

Đức Phật như vậy có đủ tám phẩm chất như sau:

I.1. Tự Tánh Thân: Svabhavakaya

Phẩm chất thứ nhất, là bản tánh tự nhiên thanh tịnh, thoát mọi ô nhiễm, không sinh diệt, không nhân duyên, là tánh không của tâm giác ngộ của Phật, còn gọi là niết bàn vô trú, là tự tánh thân.

Bản tánh tự nhiên thanh tịnh này là chân tánh của tâm Phật, và cũng là chân tánh của tâm của chúng sinh, vì tánh không tâm Phật và tánh không tâm chúng sinh vốn không khác. Khác nhau chỉ ở chỗ tâm của chúng ta bị chướng ngại ngăn che mắt tuệ nên không thấy được chân tánh của mình.

Vì chân tánh của tâm Phật và chân tánh của tâm chúng sinh giống nhau nên chúng sinh có khả năng tu thành Phật. Vì Phật đã thoát mọi chướng ngại còn chúng sinh thì bị đủ loại che chướng, nên chúng sinh vẫn phải tu.

Muốn hội nhập chân tánh của mình thì phải làm sao? Phải dựa vào tín tâm, một lòng hướng về Phật, hướng về chân tánh Tâm Phật vốn có trong mình. Tâm hướng Phật là điều giúp chúng ta hiển lộ chân tâm của mình. Vì vậy cần hiểu rõ phẩm chất thứ nhất này của Phật, hiểu rằng bản tánh tâm mình và bản tánh tâm Phật vốn không khác, từ đó phát sinh niềm tin xác quyết là mình có thể thành Phật, tự tin nơi bản tánh của tâm mình để khởi chí nguyện tu thành Phật.

I.2. Trí Pháp Thân: Jnana-Dharma-kaya

Phẩm chất thứ hai là trạng thái tách lìa chướng ngại ô nhiễm của tâm Phật. Vì tách lìa mọi chướng ngại ô nhiễm nên tâm Phật tỏa ra cùng khắp không ngăn ngại. Biết đúng, đủ, và cùng khắp, hoàn toàn không chút dụng công.

Nói không dụng công ở đây là nghĩa gì? Đọc theo thầy Kirti Tsenshab Rinpoche giảng trong Uttaratantra về phẩm chất này của Phật, dạy rằng ví dụ chúng ta khi muốn làm 1 việc gì thì phải suy nghĩ, quyết định, thực hiện, rồi việc có khi thành, có khi không v.v… làm một việc nhỏ cũng cần rất nhiều công đoạn, nhiều nỗ lực. Ngược lại, vì Tâm Phật vì đã thoát mọi che chướng ngăn ngại nên khi làm việc gì Phật đều không cần trải qua nhiều công đoạn, không cần cố gắng mà xong ngay tức thời. Vì vậy gọi là không chút dụng công.

Khác với phẩm chất thứ nhất, phẩm chất thứ hai này do nhân duyên mà có. Như thế nào gọi là do nhân duyên mà có? Là người tu hành trì theo đạo đế, vào địa bồ tát tận cùng địa vị (địa thứ 10), khi ấy bồ tát nhập định quán tánh không để đoạn chướng, cho đến cuối dòng tâm thức chúng sinh, ở ngay ở thời điểm cuối cùng gần sát tới tâm giác ngộ, chút trí chướng vi tế nhất còn sót lại cũng tan biến, ngay lúc ấy chấm dứt dòng tâm thức chúng sinh, chuyển thành Trí Phật.

Ví như quét nhà, rác bụi là thứ cần quét bỏ, hết bụi thì nhà sạch. Tương tự như vậy, bồ tát trên đường tu, trải qua 5 chứng đạo, bất cứ điều gì cần xả bỏ thì đều xả bỏ, đến khi xả bỏ sạch rồi, điều còn lại là trạng thái vắng bặt mọi chướng ngại ô nhiễm, đó chính là diệt đế, là pháp thân. Là phẩm chất thứ hai nói ở đây.

I.3. Không thể nhờ bên ngoài mà biết: sangye nyi rang

Phẩm chất thứ ba: Phật, hay tâm giác ngộ của Phật, vốn không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì). Nghĩa là:

– không thể dùng ngôn từ giải thích
– không thể dựa vào tri kiến phàm phu, hay dựa vào khái niệm để hiểu
– chỉ Phật mới có thể biết đúng như sự thật

Nói cách khác, chân tánh của tâm Phật, nghe người khác nói, hay là học hỏi tư duy, đều không thể biết. Muốn biết không thể dựa vào văn tuệ hay tư tuệ mà phải nhờ tu tuệ, nghĩa là phải nhập định, nhiếp tâm quán tánh không, quán chân tánh của tâm, phải từ trong định mà chứng biết.

Ba phẩm chất nói trên của Phật (1, 2, 3) đều là Tự Lợi.
Ba phẩm chất tiếp theo đây của Phật, 4, 5, 6, đều là Lợi Tha

I.4. Trí

Trí Phật có nghĩa là trí toàn giác, bao gồm:

– trí biết chân tánh của vạn vật
– trí biết tướng hiện qui ước của sự vật

Trí toàn giác là trí biết đúng và khắp. Nghĩa là sự thật như thế nào thì biết hết tất cả, và biết đúng như sự thật. Với cái trí như vậy, Phật biết rõ chúng sinh cần gì để có thể hướng dẫn chúng sinh thoát khổ một cách hữu hiệu.

I.5. Bi

Khi còn tu học, Phật đã vì tất cả chúng sinh mà phát tâm nguyện muốn tu thành Phật, cho nên khi thành Phật, tâm Bi là một phẩm chất, có chức năng hướng dẫn chúng sinh trên mọi bước đường tu cứu cánh và qui ước.

I.6. Dũng

Bao gồm lực của Năng Trí và của Bi.
Có khả năng bẻ gãy chuỗi 12 duyên khởi, phá tận gốc rễ nhiễm tâm và vô minh.

I.7. Tự Lợi

Phẩm chất thứ bảy là Tự Lợi, bao hàm ba phẩm chất 1-2-3.
Vì 1, 2, 3 đều là Pháp Thân, là chân tánh của tâm Phật, có khả năng tự lợi.

I.8. Lợi Tha

Phẩm chất thứ 8 là Lợi Tha, bao hàm ba phẩm chất 4-5-6.
Vì 4, 5, 6 là Sắc Thân, có khả năng tác thành cho chúng sinh, mang lợi ích cho người khác.

Như vậy 8 phẩm chất của Phật, 3 cái đầu ứng vào với Pháp Thân, ba cái sau ứng vào với Sắc Thân, đầy đủ tính tự lợi, lợi tha. Trong tâm của Phật,có đại bi hướng về tất cả chúng sinh, nên mọi điều Phật làm, đều là vì chúng sinh; lại có đại trí, là trí toàn giác biết đúng và đủ, nên Phật có khả năng chỉ cho chúng sinh biết điều gì cần bỏ, điều gì cần theo. Vì có đại bi và đại trí nên Pháp của Phật dạy là điều chắc thật, không hư ngụy, không sai lầm. Đức Phật như vậy được gọi là đấng Thế Tôn, Bhavagan, xứng đáng cho chúng ta tin tưởng, nương dựa.


II. PHÁP

— ĐỊNH NGHĨA

Pháp là tánh trong sáng và thanh tịnh trong tâm đấng giác ngộ. Trong sáng có nghĩa là viên mãn mọi tánh đức và thanh tịnh là đoạn diệt mọi chướng ngại nhiễm tâm.

Pháp có 8 phẩm chất như sau:

II.1. Không thể nghĩ

Pháp vượt ngoài phạm trù tư duy suy nghĩ.
Nói như vậy là nghĩa gì?
Đó là khi quán xét về chân tướng của sự vật, xem có phải là
– có hiện hữu, hay là
– không hiện hữu, hay là
– vừa có vừa không có, hay là
– không phải vừa có vừa không có
xét như vậy, vẫn không thể tìm ra chân tướng, cho nên mới nói Pháp thì không thể tư duy.

II.2. Không thể bàn

Pháp thì vượt ngoài phạm trù của khái niệm, ý tưởng, chữ nghĩa, mô tả, không thể dùng lời nói để diễn tả cho chính xác đúng như sự thật.

II.3. Không đến từ bên ngoài

Pháp chỉ có thể thấy đúng như sự thật qua kinh nghiệm thực chứng của của đấng giác ngộ, vượt ngoài mọi phạm trù đối đãi phân biệt cho nên không thể đến từ bên ngoài, chỉ thân chứng mới biết đúng.

Ba phẩm chất nói trên của Pháp (1, 2, 3) đều là diệt đế
Ba phẩm chất tiếp theo đây của Pháp (4, 5, 6), đều là đạo đế

II.4. Tịnh

Pháp vốn trong thanh (thanh tịnh). Trong vì bản chất vốn tự nhiên trong. Dứt ô nhiễm thì tánh trong hiện. Phẩm chất này sát theo nguyên văn gọi là [i]trí giác vô cấu [/i],

II.5. Sáng

Pháp vốn sáng (chiếu). Sáng vì không ngăn ngại nên có thể chiếu soi khắp cả.
Trí này vừa có khả năng soi chiếu hết thảy các pháp thâm sâu, thấy rõ chân tánh của thực tại (là tánh không), nói cách khác, thấy đúng như sự thật; lại vừa có khả năng soi chiếu hết thảy các pháp quảng đại, thấy rõ tướng hiện phong phú của vạn pháp, nói cách khác, thấy đủ và khắp.

II.6. Hóa giải

Pháp vốn có khả năng hóa giải ba chất độc tham sân và si.
Từ tâm chúng sinh cho đến tâm Phật đà, người tu cần qua năm chứng đạo.
Mỗi chứng đạo có những chướng ngại nào cần quét, thì Pháp sẽ giúp quét sạch. Vì vậy mà nói Pháp có khả năng hóa giải.

II.7. Diệt Đế

Bao gồm ba phẩm chất 1, 2, 3 của Pháp.
Đây là trạng thái khách thể của tâm sau khi đoạn diệt toàn bộ mọi chướng ngại (phiền não chướng và trí chướng). Nói ” khách thể”, là tạm dùng chữ để diễn tả trạng thái đạt đến sau khi đoạn diệt nhị chướng.

II.8. Đạo Đế

Bao gồm ba phẩm chất 4, 5, 6, của Pháp.
Đây là cái tâm chủ thể sau khi đoạn diệt nhị chướng. Nói “chủ thể” cũng là tạm dùng chữ để diễn tả cái tâm làm nhân tố tách lìa chướng ngại.

Pháp có tám phẩm chất quí hiếm như vậy. Cần tìm hiểu cho sâu cho tận tường, để có thể khởi tâm qui y thuần tịnh nơi Pháp.


III. TĂNG

—ĐỊNH NGHĨA

Nguyên văn tiếng Tạng gọi Tăng là Gedun
Ge nghĩa là thiện đức, ứng vào Phật quả
Dun nghĩa là tín tâm, là sự hướng về

Vậy có thể nói định nghĩa của Tăng là những bậc thượng nhân hướng về thượng pháp.
Tăng như vậy phải là hành giả Đại thừa, từ Kiến Đạo trở lên. Nói như vậy là nghĩa gì? Chứng đạo có năm: tích lũy đạo, gia hạnh đạo, kiến đạo, tu tập đạo, vô học đạo. Đại thừa và Thanh văn thừa đều có năm chứng đạo, và nội dung đều khác nhau. Ở đây là nói đến kiến đạo trong Đại thừa.

Hành giả Đại thừa ở giai đoạn gia hạnh đạo, nhập định quán vô ngã. Vô ngã có nhiều mức độ, ở đây là nói đến tâm vô minh căn bản, bẩm sinh chấp có một thực tại khách quan độc lập và cố định. Vô ngã như vậy bao gồm vô nhân ngã và vô pháp ngã, là tánh không của Đại thừa. Hành giả nhập định quán tánh không như vậy, cho đến khi chứng được tánh không bằng kinh nghiệm trực chứng, ngay thời điểm ấy bước vào kiến đạo, nhập địa bồ tát thứ nhất. Người tu như vậy thuộc về Tăng Bảo.

Nhờ chứng tánh không Bồ tát nhập kiến đạo, vì vậy nắm được liều thuốc hóa giải vô minh căn bản, có khả năng hóa giải nhị chướng (phiền não chướng và trí chướng), không còn thoái chuyển, vì vậy mà gọi là bậc thượng nhân, thuộc hàng Tăng bảo. Tuy nhiên, có thuốc hóa giải không có nghĩa là đã hóa giải được cả. Đối với vô minh bồ tát khởi từ kiến đạo thì hóa giải từng phần, đến địa vị Phật đà thì hóa giải toàn phần. Vì vậy tám phẩm chất này của Tăng Bảo, Phật có toàn phần, còn các bậc thượng nhân đại thừa kiến đạo trở lên chỉ mới có từng phần.

Tướng và tánh của Tăng Bảo:
Tăng Bảo Tục đế ứng vào những bậc thượng nhân bồ tát từ kiến đạo trở lên còn Tăng Bảo Chân đế thì không ứng vào con người mà là trạng thái tối hảo của tâm thức, là diệt đế và đạo đế trong tâm Phật, trạng thái đã diệt tất cả những gì cần diệt, ngộ tất cả những gì cần ngộ.

Tám phẩm chất của Tăng như vậy có thể qui nạp thành hai:
Rigpa: tánh giác, phẩm chất giác ngộ, chứng biết;
Drolwa: tánh siêu thoát, phẩm chất xả bỏ.

III.1. Chứng Chân đế

(chân lý cứu cánh ứng vào với cảnh giới chân thật của vạn pháp)
Là trí thấy được chân tướng của thực tại, trực chứng tánh không. Sự vật vốn hiện hữu như thế nào thì thấy đúng như vậy.
Thấy được như vậy, là vì 1/ tâm thể vốn tự nhiên trong sáng, và 2/ nhiễm tâm vốn không tự tánh, tách lìa với tâm thể.

III.2. Chứng Tục đế

(chân lý hư huyễn, đây là cảnh giới phong phú của tướng hiện)
Thấy được Tục đế nên thấy được tiềm năng có thể thành Phật của tất cả chúng sinh, thấy được Phật tánh trong dòng tâm thức của chúng sinh.

III.3. Chứng tự tánh thanh tịnh

Thấy được chân tánh của chúng sinh, thấy chúng sinh vốn tự nhiên thanh tịnh, sung mãn mọi tiềm năng chuyển trí phàm phu thành trí giác siêu việt của bậc thượng nhân.

Ba phẩm chất nói trên của Tăng (1, 2, 3) là nói đến khía cạnh biết (rigpa) của tâm Phật
Ba phẩm chất tiếp theo đây của Tăng (4, 5, 6) là nói đến khía cạnh buông (siêu thoát, drolwa) của tâm Phật.

Khi nhập định trực chứng tánh không, hành giả đoạn diệt từ từ các chướng ngại:

III.4. Đoạn tham chướng
xả bỏ toàn bộ mọi tâm lý phiền não xáo trộn

III.5. Đoạn trí chướng

Xả bỏ toàn bộ những che chướng áng ngữ trí toàn giác

III.6. Đoạn tiểu nguyện chướng

Buông bỏ tâm nguyện vị kỷ vì mình mà tu. Phật đà và các vị bồ tát từ địa thứ 8 trở lên không còn vướng vào loại chướng ngại này nữa.

Tiếp theo là hai phẩm chất nền tảng của 6 phẩm chất nói trên:

III.7. Tánh biết

Rigpa, nền tảng của phẩm chất 1, 2, 3

III.8. Tánh Siêu thoát

Drolwa, nền tảng của phẩm chất 4, 5, 6

(Hết Phần 1)

Xin lưu ý Sổ Tay Học Trò là do học trò thực hiện, dựa theo sức hiểu ở thời điểm ấy, không phải chính xác nội dung lời Thầy giảng.
Xin nghe nội dung bài giảng ở đây: < nghe giảng Tạng – Anh – Việt >


 

SỔ TAY HỌC TRÒ – QUI Y PHẬT PHÁP TĂNG (2)
LÀM SAO QUI Y?

Bài giảng 3 phần sau &4 của thầy Geshe Thubten Dawa,
ngày 8 tháng 03 năm 2008
tại Tashi Choling Institute, Sydney Australia

Trong Sổ Tay Qui Y 1,  chúng ta đã biết Phật Pháp và Tăng là gì, có những phẩm chất đặc biệt như thế nào, để hiểu rõ nơi chốn mình về qui y là nơi nào. Tuy đếm ra thì Phật có 8 phẩm chất, Pháp và Tăng cũng vậy, nhưng đây chỉ là trình bày cho dễ hiểu. Thật ra phẩm chất của Phật Pháp Tăng nhiều vô hạn, không thể đếm kể.

Biết Phật Pháp Tăng đặc biệt như vậy, muốn qui y thì phải làm sao? Làm cách nào để có được tâm qui y Tam Bảo?

Nhân tố phát khởi tâm qui y:

Muốn khởi tâm qui y, chúng ta cần hội tụ đầy đủ nhân tố. Nhân đủ thì quả sẽ phát sinh.

Vậy nhân nào sinh tâm qui y? Nhân này có hai:

– sợ khổ sinh tử, đặc biệt là khổ đau ba cõi ác đạo: địa ngục, ngạ quỹ và súc sinh;
– tin tưởng Tam bảo có khả năng giúp ta thoát khổ.

Một khi có đủ hai nhân này, tâm qui y sẽ phát sinh.

Không sợ khổ sinh tử thì chẳng lý do gì để qui y.
Sợ khổ nhưng không tin nơi Tam bảo thì không có nhu cầu muốn qui y.

Vậy khi thọ Tam qui chúng ta phải ý thức rõ là mình qui y những gì, vì lý do gì mà qui y. Trong tâm khởi chí nguyện mạnh mẽ, rằng từ nay cho đến khi chết sẽ luôn về nương dựa nơi Tam bảo. Qui y rồi hãy nên tận sức giữ gìn, đừng bao giờ để mất tâm qui y.

Ba mức độ qui y

Ba mức độ này ứng với ba loại tâm nguyện của Phật tử khi qui y

  1. Vì sợ bản thân phải chịu khổ ba cõi ác đạo mà qui y, đây là tâm qui y của bậc sơ căn [tu vì cầu thoát khổ ác đạo].
  2. Vì sợ bản thân phải chịu khổ sáu cõi sinh tử mà qui y, đây là tâm qui y của bậc trung căn [tu vì cầu thoát khổ sinh tử luân hồi].
  3. Vì biết chán sợ cảnh khổ sinh tử luân hồi, vì mong chính mình và chúng sinh không một ai phải chịu khổ sinh tử luân hồi mà qui y, đây là tâm qui y của bậc thượng căn [tu vì cầu chính mình cùng chúng sinh thoát khổ sinh tử luân hồi].

Vì vậy mà nói rằng Phật Pháp Tăng là nơi chốn nương dựa của những ai mong cầu giải thoát.

Phật Pháp Tăng trong cảnh Tục Đế

Phật: chốn qui y căn bản,

Phật là bậc đã thành tựu được cả hai mục tiêu tự lợi lợi tha và cũng là bậc đã xả bỏ mọi chướng ngại, viên mãn mọi tánh đức. Phật như vậy có bốn thân: hai pháp thân và hai sắc thân.

Sắc thân [Rupakaya] là thân có sắc tướng, còn được gọi là đức Phật qui ước quí hiếm [thân Phật trong Tục Đế, cảnh giới huyễn hiện]. Sắc thân có hai loại:

– Thọ dụng thân, còn gọi là Báo thân
– Biến hóa thân, còn gọi là hóa thân, hay ứng hóa thân.

Pháp thân [Dharmakaya]: là Phật cứu cánh quí hiếm [thân Phật trong Chân Đế, cảnh giới cứu cánh]. Pháp thân cũng có hai loại

– Tự tánh thân [svabhavakaya].
– Trí pháp thân [jnana-dharma-kaya]

Pháp:

là diệt đế và đạo đế, chân lý giải thoát trong tâm của bậc giác ngộ,

Bồ tát khi bước vào giai đoạn gọi là “không còn chướng ngại”, chướng ngại nhiễm tâm sạch hết, lúc đó trực chứng tánh không, đạt được diệt đế trong kiến đạo.

Tăng:

là người mang tâm hướng về thiện hạnh thiện đức, là bậc thượng nhân hướng về thượng pháp. Tăng bảo chân thật bao gồm 8 phẩm chất – có 4 phẩm chất thành tựu và 4 phẩm chất giải thoát – đều là bậc thánh tăng [xem sổ tay 1].

Một vị thánh tăng là hiện thân của Tăng bảo. Các vị xuất gia thọ cụ túc giới [tỷ kheo, tỷ kheo ni], dù chỉ là thường tăng, chưa chứng ngộ, nhưng nếu có bốn vị hợp lại thì cũng là Tăng bảo. Cúng dường Tăng đoàn bốn vị thường tăng cũng được công đức ngang bằng với cúng dường thánh tăng.

Giá trị của Tam Bảo

– Gọi Phật bảo là nơi qui y căn bản, vì nhờ có Phật chúng ta mới biết được phương pháp và lối đi trên con đường giải thoát, cũng nhờ Phật hướng dẫn mới biết để mà về qui y Tam bảo.

– Gọi Pháp bảo là nơi qui y thật sự, vì Pháp chính là diệt đế và đạo đế trong tâm. Tâm nào có được diệt đế và đạo đế thì tâm ấy chuyển từ tâm chúng sinh thành tâm Phật.

– Gọi Tăng bảo là thiện tri thức, vì Tăng là bạn đồng hành, cùng chúng ta bước trên con đường qui y, thành tựu đạo quả. Dù đức Phật không còn tại thế, nhưng vẫn còn Tăng, tiếp tục hoằng dương Phật Pháp.

Tam bảo như vậy, có cần phải qui y cả ba?

Nếu cầu giải thoát khổ đau lục đạo luân hồi, nhất định phải nương dựa cả ba. Ví như người bệnh nan y, cần thầy thuốc giỏi định bệnh ra toa, cần thuốc hay để trị bệnh, lại cần người chăm sóc tận tụy, mới hy vọng khỏi.

Nếu chỉ để giải quyết một vài vấn đề lặt vặt, đôi ba chướng ngại nhỏ, chúng ta không cần phương tiện lớn, cũng như bệnh nhẹ không cần thầy giỏi, thuốc hay, tự chăm sóc có khi cũng khỏi. Nhưng ở đây chúng ta đang nói đến chứng bệnh sinh tử luân hồi, vấn đề vĩ đại đến từ những chướng ngại lớn lao, vì vậy nhất định Phật Pháp và Tăng phải nương dựa đầy đủ cả ba.

Một khi có được tâm qui y Tam bảo, dù là tâm qui y của bậc sơ căn, hãy dựa vào tâm đó để sám hối, thanh tịnh nghiệp đọa sinh ác đạo. Nghiệp đã thanh tịnh rồi thì cho dù có muốn cũng không thể nào đọa ác đạo.

Phật là nơi qui y căn bản, rất khéo léo phương tiện hộ trì cho chúng ta thoát mọi vấn đề. Không những vậy, Phật còn có tâm đại bi không phân biệt xa gần, bao trùm cùng khắp, vì vậy bất kể là ai, Phật đều hộ trì không phân biệt.

Xin lưu ý Sổ Tay Học Trò là do học trò thực hiện, dựa theo sức hiểu ở thời điểm ấy, không phải chính xác nội dung lời Thầy giảng.
Xin nghe nội dung bài giảng ở đây: < nghe giảng Tạng – Anh – Việt >


SỔ TAY HỌC TRÒ – QUI Y PHẬT PHÁP TĂNG (3)
QUI Y RỒI LÀM GÌ?

Bài giảng 5 của thầy Geshe Thubten Dawa,
ngày 15 tháng 03 năm 2008
tại Tashi Choling Institute, Sydney Australia

Như đã xem qua, chúng ta nhờ vào hai nhân tố: 1/ sợ khổ đau và 2/ tin Tam bảo, nhờ đó có được tâm qui y.

Một khi qui y rồi chúng ta phải làm gì?

Công phu qui y là nền tảng của mọi pháp tu, nên mọi pháp hành đều bắt đầu bằng qui y. Vì là công phu căn bản nên đi đâu cũng gặp, dễ khiến chúng ta sinh tâm ỷ y, nghĩ rằng mình đã biết đã hiểu. Thật ra qui y là nương dựa những gì, qui y rồi phải làm gì, những điều này nếu không bỏ công tìm hiểu sẽ không thể biết rõ. Nếu không biết rõ thì tâm qui y sẽ không thuần tịnh.

Qui y những gì

Qui y là nương dựa vào Phật Pháp và Tăng.

Phật là bậc chỉ đường, là nơi qui y căn bản.
Pháp là điều đưa chúng ta đạt mục tiêu, là nơi qui y thật sự.
Tăng là thiện tri thức, là bạn đồng hành, giúp chúng ta tiến trên đường giác ngộ.

Qui y rồi phải làm gì: Phải tu theo Pháp

Một khi qui y rồi, phải hành trì Phật Pháp. Công phu hành trì bao gồm hai mặt:

  1. bỏ hết những gì cần phải bỏ,
  2. làm hết những gì cần phải làm.

Điều cần bỏ

Khổ đau là điều không ai muốn, vì vậy khổ là điều cần từ bỏ, và cả nguyên nhân tạo khổ cũng cần phải bỏ hết. Nói cách khác, khổ đế và tập đế là điều cần tận diệt.

Điều cần làm

Vì khổ đau là điều phải diệt, cho nên diệt khổ chính là điều phải làm. Diệt khổ bằng cách nào? Bằng con đường diệt khổ. Vậy diệt đế vào đạo đế là điều cần thực hiện.

Đây chính là Tứ Đế. Khổ và tập là hai điều cần từ bỏ, Diệt và đạo là hai điều cần thực hiện. Vậy qui y rồi thì phải tu tập hành trì Tứ đế cho thật tận tường.

Tu Tứ Đế

Vì nhận diện được khổ [khổ đế], nên không muốn khổ. Không muốn khổ thì phải biết vì sao mà có khổ [tập đế]. Có hai nguyên nhân tạo ra quả khổ, đó là nghiệp và phiền não. Nghiệp có thiện nghiệp và ác nghiệp. Phiền não có nhiều loại, quan trọng nhất là vô minh, còn gọi là si. Vì si nên phát sinh tham và sân. Rồi từ tham sân si này mà phát sinh đủ loại sắc thái phiền não khác.

Nghiệp và phiền não như vậy có thể bỏ được hay không? Khẳng định là được

Bằng cách nào? Bằng đạo đế.

Vậy đạo đế là gì?

Đạo đế có thể nói là tâm thật thuần tịnh, thấy rõ cảnh giới cứu cánh và cảnh giới qui ước (chân đế và tục đế), là tâm thấy được chân tánh của thực tại, thấy tất cả chính xác đúng như sự thật. Tâm này hoàn toàn trong và sáng [tịnh, chiếu], siêu thoát mọi phiền não nhiễm tâm. Người tu khi vào tới kiến đạo thì có thể bắt đầu trực tiếp thấy được chân tánh của tâm,. Rồi khi từ kiến đạo mà bước qua tu tập đạo sẽ có khả năng lần lượt diệt bỏ những điều cần bỏ. Từ địa bồ tát thứ nhất ở tu tập đạo thì bắt đầu diệt bỏ từng phần phiền não chướng [chướng ngại đến từ phiền não],đến địa bồ tát thứ 7 thì tận diệt. Từ địa bồ tát thứ 8 là bắt đầu diệt bỏ từng phần trí chướng [chướng ngại ngăn che trí toàn giác, còn gọi là sở tri chướng], đến hết địa bồ tát thứ 10 thì tận diệt cả loại trí chướng vi tế nhất, thoát mọi chướng ngại, hiển lộ tâm Phật.

Có thể nói Phật giáo là tôn giáo duy nhất lấy tứ đế làm nền tảng.

Không có pháp tu nào trong Phật giáo mà không thuộc về tứ đế. Đạo đế là tâm thấy tánh không, thấy được chính xác đúng như sự thật. Vì vậy cần phải luyện tâm. Cho dù đã vào kiến đạo, bắt đầu có được cái thấy đúng như sự thật rồi, cũng vẫn phải tiếp tục luyện tâm cho đến khi thành tựu quả vị Phật.

Nói thêm về qui y Phật trong Đại thừa

Khi mới qui y, chúng ta lấy tâm qui y làm nhân tố tu hành, mang tâm hướng Phật, thỉnh Phật, nương dựa nơi Phật, là bậc có khả năng che chở. Tin tưởng Phật thì dễ có được tín tâm nơi lời Phật dạy, kiên trì tu theo lời hướng dẫn của Phật. Đến khi thành tựu thì tâm quí vị đồng với tâm của Phật, vì vậy qui y cũng là qui y nơi thành quả mà chúng ta sau này sẽ tự mình đạt đến.

Nói thêm về qui y Pháp trong Đại thừa

Trước tiên, đức Phật dạy về tứ đế. Nói đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là sự tận diệt của khổ, và đây là con đường diệt khổ [khổ, tập, diệt, đạo]. Khổ và tập là hai điều cần bỏ, và diệt và đạo là hai điều cần theo. Toàn bộ Phật Pháp được xây dựng trên nền tảng của Tứ Đế, tất cả mọi tông phái trong Phật giáo đều chấp nhận Tứ Đế.

Sau đó, đức Phật ở Drepung [heap of rice] đã truyền mật pháp Kalachakra. Đồng thời, đức Phật cũng giảng về tánh không bát nhã. Trước đó Phật đã dạy về vô ngã, nhưng chỉ nói đến nhân vô ngã [vô ngã của bản thân con người], chưa nói đến pháp vô ngã [vô ngã của thế giới hiện tượng]. Phải đến khi thuyết về không bát nhã thì Phật mới giảng trọn vẹn ý nghĩa của vô ngã. Nếu chưa thấy được chân tánh của thực tại thì chưa thể đạt giác ngộ. Vì vậy chứng tánh không bát nhã, là điều không thể thiếu.

Tuần tự đường tu

[nhắc lại năm chứng đạo: 1. tích lũy đạo, 2. gia hành đạo, 3. kiến đạo, 4. tu tập đạo, 5. vô học đạo.]

1. Tích lũy đạo [path of accumulation]:

Khởi phát tâm bồ đề là khởi bước vào đường tu đại thừa, nhập tích lũy đạo. Đây là chứng đạo đầu tiên. Gọi là “tích lũy”, vì muốn chứng không bát nhã, người tu cần lượng công đức và trí tuệ nhiều vô lượng, vì vậy trong tích lũy đạo người tu cần tích tụ vô lượng công đức nhờ phát tâm bồ đề và hành bồ tát hạnh. Tất cả đều là hướng về chứng ngộ không bát nhã.

2. Gia hành đạo [path of preparation]:

Trong khi tích lũy công đức trí tuệ nhờ phát tâm bồ đề và hành bồ tát hạnh, người tu song tu chỉ quán về tánh không. Đến thời điểm thành tựu được chỉ quán hợp nhất, thì bước qua chứng đạo thứ nhì, đó là gia hành đạo. Trong giai đoạn này, người tu coi như đã được nối liền vơi kiến đạo.

Gia hành đạo có bốn lớp: nhiệt [heat], nhẫn [patience], pic [chót điểm], diệu pháp [excellent Dharma]. Vào đến mức thứ 4 thì hành giả đã gần sát với kiến đạo. Trong một thời tọa thiền, tâm hành giả chuyển từ gia hành đạo vào kiến đạo.

3. Kiến đạo [path of seeing]:

Vào kiến đạo người tu nhập địa bồ tát thứ nhất. Ở thời gian đầu người tu vẫn chưa phá được tâm chấp hiện hữu có tự tánh. Đến giai đoạn được gọi là ‘không còn chướng ngại” [no more obstacle], người tu bước qua “đạo giải thoát” [path of liberation], phá bỏ được tâm chấp tự tánh, nhập tu tập đạo.

4. Tu tập đạo [path of meditation]:

Khi vào tu tập đạo người tu vẫn còn ở địa bồ tát thứ nhất. Đến giai đoạn được gọi là “không còn chướng ngại”, người tu bước qua “đạo giải thoát” và nhập địa bồ tát thứ hai. Rồi địa thứ hai cũng vậy, đến giai đoạn ‘không còn chướng ngại”, bước qua “đạo giải thoát” và nhập địa bồ tát thứ ba, cứ như vậy cho đến địa bồ tát thứ 7. Trong giai đoạn từ địa 1 đến địa 7, người tu lần lượt phá bỏ loại chướng ngại được gọi là phiền não chướng, là loại chướng ngại ngăn cản giải thoát luân hồi. Đến địa thứ 7, phiền não chướng đoạn diệt, người tu nhập địa bồ tát thứ 8.

Từ địa 8 cho đến địa 10, người tu lần lượt phá bỏ trí chướng. Trí chướng này bao gồm chín loại nhiễm tâm, ba loại bị phá bỏ ở địa thứ 8, ba loại bị phá bỏ ở địa thứ 9, ba loại bị phá bỏ ở địa thứ 10. Trong chín loại này, ba loại đầu thô lậu nhất, nên gọi là đại đại, đại trung, và đại tiểu. Tiếp theo ba loại được phá bỏ ở địa thứ 9 được gọi là trung đại, trung trung, và trung tiểu. Cuối cùng còn ba loại vi tế nhất, được phá bỏ ở địa thứ 10, tiểu đại, tiểu trung, tiểu tiểu. Cho đến khi loại nhiễm tâm vi tế nhất trong các loại vi tế bị phá bỏ, thì Pháp thân hiển lộ, đó chính là Trí Pháp Thân [Dharma-jnana-kaya]. Đến giai đoạn “không còn chướng ngại” của địa bồ tát thứ mười thì người tu đi thẳng vào Phật quả.

Như vậy có thể nói rằng tính từ giai đoạn “không còn chướng ngại” ở kiến đạo, địa bồ tát thứ nhất, cho đến giai đoạn “không còn chướng ngại” ở địa bồ tát thứ mười, con đường đó là Pháp: từ kiến đạo trở đi, người tu bắt đầu có được diệt đế và đạo đế, đây chính là Pháp,  là điều giúp chúng ta thật sự bỏ hết những gì cần bỏ [diệt], làm hết những điều cần làm [đạo].

Nói thêm về qui y Tăng trong Đại thừa

Tăng là những bậc từ kiến đạo trở lên.

Nếu là đường tu nguyên thủy, thì Tăng là những bậc đang đi từ kiến đạo cho đến quả A La Hán.

Nếu là đường tu đại thừa, thì Tăng là những bậc đang đi từ kiến đạo cho đến quả vị Phật.

Tóm Tắt Qui Y Phật Pháp Tăng

Phật đã nhờ Pháp mà thành Phật.

Tăng đang nhờ pháp mà thành Thánh Tăng

Người tu như chúng ta, cho dù chưa vào được kiến đạo, chưa có chứng ngộ, nhưng tu theo Phật pháp, sám hối tội chướng, kèm theo đủ bốn năng lực sám hối, như vậy sẽ không sinh ác đạo, cũng vẫn có thể nương dựa nơi pháp, để bắt đầu hành trình thoát khổ.

Kinh Phật có nói đối với nỗi khổ của chúng sinh, Phật không thể dùng tay xoa đầu chúng sinh để giúp chúng sinh thoát khổ, cũng không thể chuyển trí giác của Phật vào cho chúng sinh, chỉ có thể chỉ đường dẫn lối cho chúng sinh.

Người có bịnh mà nhờ Phật xoa đầu nên hết bịnh, sắp chết mà nhờ Phật xoa đầu nên thoát chết, Phật nói đó không phải nhờ nơi Phật xoa đầu, mà chỉ là nhờ nghiệp, nhờ tín tâm.

Hết bài giảng thứ 5