-Tựa Đề Tạng Ngữ (Tibetan Title): བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་ནོར་བུའི་ཕྲེང་བ། -Tác giả (author): Dipamkaraśrijñana (Je Atisa) -Việt ngữ: Hồng Như, bản nháp 2019 |
Chuỗi Ngọc Bồ Tát
Tựa đề tiếng Phạn: Bodhisattvamanevali
Tựa đề tiếng Tạng: changchub sempé norbü trengwa
Kính lễ Tâm Đại Bi
Kính lễ chư Thượng Sư
Kính lễ chư Tôn của tín tâm
1. Nghi hoặc vướng tâm, buông bỏ hết
Dốc tâm tận lực nơi pháp hành
Chìm, chậm và lười đều triệt bỏ
Phải luôn nỗ lực và tinh tấn
2. Chánh niệm, tỉnh giác, bất phóng dật
Luôn dùng để giữ cửa giác quan
Ban ngày ba buổi, đêm ba buổi
Luôn xét tới lui dòng tâm thức
3. Lỗi ở nơi mình phải nói lớn
Còn lỗi người khác chớ tìm tòi
Công đức của mình nên giữ kín
Công đức của người phải nói ra
4. Phú quí, vinh quang, đều từ bỏ
Lợi danh mọi lúc đều phải buông
Phải biết thiểu dục và tri túc
Thọ ơn thì phải biết trả ơn
5. Tâm từ tâm bi, phải huân tập
Giữ tâm bồ đề thật vững chắc
Mười điều bất thiện, luôn từ bỏ
Tín tâm luôn giữ thật vững bền
6. Phẫn nộ ngã mạn đều phải diệt
Còn tâm khiêm hạ giữ bên mình
Nghề nghiệp bất thiện phải từ bỏ
Sinh sống bằng nghề thuận chánh pháp
7. Tài vật hết thảy đều buông bỏ
Trang điểm bằng tài sản Thánh nhân [xem chi tiết đoạn 25-26]
Bao nhiêu náo nhiệt buông ra cả
Ở nơi lan nhã mà an trú
8. Chuyện phiếm tào lao buông bỏ hết
Phải luôn tự chủ lời nói ra
Khi gặp đạo sư, thầy truyền giới
Khởi tâm thành kính muốn hầu Thầy
9. Đối với những ai có mắt pháp
Hay với chúng sinh mới nhập môn
Phải biết tất cả là Đạo sư
Khi gặp bất kỳ chúng sinh nào
Biết là cha mẹ, con cháu mình
10. Bạn bè bất thiện buông bỏ hết
Bậc thiện tri thức, phải nương vào
Bỏ tâm giận dữ và không vui
Còn chỗ nào vui, phải đi đến
11. Bất kể tham gì, cũng bỏ hết
Phải về trú ở sự không tham
Tham thì thiện đạo cũng không đạt
Và làm đứt mạng của giải thoát
12. Hễ thấy pháp gì mang vui đến
Cứ luôn ở đó mà dụng công
Đầu tiên bắt đầu như thế nào
Thì hãy cứ thế mà tu trước
Được vậy mọi sự đều sẽ tốt
Bằng không sẽ chẳng việc gì xong
13. Vì không hề vui cùng việc ác
Cho nên hễ khởi niệm tự cao
Thì ngay lúc ấy chặt ngã mạn
và phải nhớ lời dạy của Thầy
14. Bao giờ tâm lý nổi chán chường
Thì phải tán thưởng, nâng tâm lên
Quán về tánh không của cả hai.
Khi gặp cảnh nào khiến tham sân
Thì thấy chỉ như giả, như huyễn
15. Khi nghe phải lời nói khó nghe
Phải thấy chỉ như là tiếng vang
Bao giờ thân thể bị thương tổn
Phải thấy đó là do nghiệp cũ
16. Trú nơi lan nhã miền xa vắng
Giống như xác chết loài thú hoang
Phải tự dấu kín bản thân mình
Và phải trú ở sự không tham
17. Luôn luôn giữ vững thệ nguyện mình.
Khi nào nổi cơn lười giải đãi
Khi ấy hãy tự đếm lỗi mình
Nhớ lại tinh túy của giới luật
18. Khi nào gặp mặt bất kỳ ai
Thì lời nói phải nhẹ và thật
Mặt mày cau có đều bỏ hết
Phải luôn gìn giữ một nụ cười
19. Nói chung mỗi khi gặp người khác
Hãy vui mà cho, đừng bủn xỉn
Đố kị ghét ghen đều từ bỏ
20. Vì để giữ gìn tâm người khác
Nên mọi tranh chấp đều bỏ đi
Giữ tâm kham nhẫn cạnh bên mình
21. Đừng dua nịnh cũng đừng thay đổi
Trước sau như một, đáng tin cậy
Bỏ hết thái độ khinh rẻ người
Ngược lại luôn giữ lòng thành kính
22. Bao giờ cho người lời giáo huấn
Phải bằng tâm từ bi lợi tha
Giáo pháp Phật cho đừng phỉ báng
Pháp nào mà lòng thiết tha muốn
Thì nơi mười cửa pháp hạnh này
Ngày đêm chia ra mà dụng công
23. Ba thời thiện đức được bao nhiêu
Hồi hướng về đại vô thượng giác
Rãi hết công đức cho chúng sinh
Thất chi đại nguyện luôn hiến cúng
24. Làm được như vậy thì hai kho
Tư lương phước trí sẽ viên thành
Và hai chướng ngại sẽ đoạn diệt
Thân người này sẽ đầy ý nghĩa
Quả vô thượng giác sẽ viên thành
25. Tài sản sự tin và giữ giới
Tài sản của sự cho, sự nghe
Tài sản của tâm tàm, tâm quí
Và của trí tuệ, bảy kho tàng.
26. Hết thảy ngọc báu thắng diệu này
Là bảy tài sản không vơi cạn
Ai không phải người, đừng cho biết.
Ở giữa đám đông xét lời nói
Khi ở một mình tự xét tâm
Đến đây chấm dứt bài pháp Chuỗi Ngọc Bồ Tát do Sư trưởng Ấn độ Dipamkaraśrijñana soạn tác
༄༅༎རྒྱ་གར་སྐད་དུ།བོ་དྷི་སཏྭ་མ་ཎྀ་ཨ་བ་ལི། བོད་སྐད་དུ།བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་ནོར་བུའི་ཕྲེང་བ། ཐུགས་རྗེ་ཆེན་པོ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ༎ བླ་མ་རྣམས་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ༎ དད་པའི་ལྷ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ༎ ཐེ་ཚོམ་ཐམས་ཅད་སྤང་བྱ་ཞེང་། བསྒྲུབ་ལ་ནན་ཏན་གཅེས་སུ་བྱ༎ གཉིད་རྨུགས་ལེ་ལོ་རབ་སྤང་ཞིང་། རྟག་ཏུ་བརྩོན་འགྲུས་འབད་པར་བྱ༎ དྲན་དང་ཤེས་བཞེན་བག་ཡོད་པས༎ དབང་པོའི་སྒོ་རྣམས་རྟག་ཏུ་བསྲུང༌༎ ཉིན་མཚན་དུས་གསུམ་ཡང་དང་ཡང༌༎ སེམས་ཀྱི་རྒྱུད་ལ་བརྟག་པར་བྱ༎ བདག་གི་ཉེས་པ་བསྒྲག་བྱ་ཞིང༌༎ གཞན་གྱི་འཁྲུལ་པ་བཙལ་མི་བྱ༎ བདག་གི་ཡོན་ཏན་སྦ་བྱ་ཞིང༌༎ གཞན་གྱི་ཡོན་ཏན་བསྒྲག་པར་བྱ༎ རྙེད་དང་བཀུར་སྟི་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ ཁྱེད་གྲགས་རྟག་ཏུ་སྤང་བར་བྱ༎ འདོད་པ་ཆུང་ཞིང་ཆོག་ཤེས་དང་༎ བྱས་ལ་དྲིན་དུ་བཟོ་བར་བྱ༎ བྱམས་དང་སྙིང་རྗེ་བསྒོམ་བྱ་ཞིང༌༎ བྱང་ཆུབ་སེམས་ནི་བརྟན་པར་བྱ༎ མི་དགེ་བཅུ་ནི་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ རྟག་ཏུ་དད་པ་བརྟན་པར་བྱ༎ ཁྲོ་དང་ང་རྒྱལ་གཞོམ་བྱ་ཞིང༌༎ དམན་པའི་སེམས་དང་ལྡན་པར་བྱ༎ ལོག་པའི་འཚོ་བ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ ཆོས་ཀྱི་འཚོ་བས་འཚོ་བར་བྱ༎ ཟང་ཟིང་ཐམས་ཅད་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ འཕགས་པའི་ནོར་གྱིས་བརྒྱན་པར་བྱ༎ འདུ་འཇི་[‘འཛི?]ཐམས་ཅད་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ དགོན་པ་ལ་ནི་གནས་པར་བྱ༎ འཁྱལ་བའི་ཚིག་རྣམས་སྤང་བང་ཞིང༌༎ རྟག་ཏུ་ངག་ནི་བསྡམ་པར་བྱ༌། བླ་མ་མཁན་པོ་མཐོང་བའི་ཚེ ༎ གུས་པར་རིམ་གྲོ་བསྐྱེད་པར་བྱ༎ གང་ཟག་ཆོས་ཀྱི་མིག་ཅན་དང་། ལས་དང་པོ་པའི་སེམས་ཅན་ལ༎ སྟོན་པའི་འདུ་ཤེས་བསྐྱེད་པར་བྱ༎ སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་མཐོང་བའི་ཚེ༎ ཕ་མ་བུ་ཚའི་འདུ་ཤེས་སྐྱེད༎ སྡིག་པའི་གྲོགས་པོ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ དགེ་བའི་བཤེས་གཉེན་བསྟེན་པར་བྱ༎ སྡང་དང་མི་བདེའི་སེམས་སྤངས་ཞིང༌༎ གང་དུ་བདེ་བར་འགྲོ་བར་བྱ༎ གང་ལའང་ཆགས་པ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ ཆགས་པ་མེད་པར་གནས་པར་བྱ༎ ཆགས་པས་བདེ་འགྲོའང་མི་ཐོབ་ཅིང་། ཐར་པའི་སྲོག་ཀྱང་གཅོད་པར་བྱེད༎ གང་དུ་བདེ་བའི་ཆོས་མཐོང་བ༎ དེར་ནི་རྟག་ཏུ་འབད་པར་བྱ༎ ཐོག་མར་བརྩམས་པ་གང་ཡིན་པ༎ དང་པོར་དེ་ཉིད་བསྒྲུབ་བྱ་སྟེ༎ དེ་ལྟ་ན་ནི་ཀུན་ལེགས་བྱས༎ གཞན་དུ་གཉིས་ཀ་འགྲུབ་མི་འགྱུར༎ རྟག་ཏུ་སྡིག་དང་དགའ་བྲལ་བས༎ གང་དུ་མཐོ་བའི་སེམས་བྱུང་ཚེ༎ དེ་ཚེ་ང་རྒྱལ་བཅག་བྱ་ཞིང༌༎ བླ་མའི་གདམས་ངག་དྲན་པར་བྱ༎ ཞུམ་པའི་སེམས་ནི་བྱུང་བའི་ཚེ༎ སེམས་ཀྱི་གཟེངས་ནི་བསྟོད་པར་བྱ༎ གཉིས་ཀ་སྟོང་པ་ཉིད་དུ་བསྒོམ༎ གང་དུ་ཆགས་སྡང་ཡུལ་བྱུང་ཚེ༎ སྒྱུ་མ་སྤྲུལ་པ་བཞིན་དུ་ལྟ༎ མི་སྙན་ཚིག་རྣམས་ཐོས་པའི་ཚེ༎ བྲག་ཆ་བཞིན་དུ་བལྟ་བར་བྱ༎ ལུས་ལ་གནོད་པ་བྱུང་བའི་ཚེ༎ སྔོན་གྱི་ལས་སུ་བལྟ་བར་བྱ༎ བས་མཐའ་དགོན་པར་རབ་གནས་ཤིང༌༎ རི་དྭགས་ཤི་བའི་རོ་བཞིན་དུ༎ བདག་གིས་བདག་ཉིད་སྦ་བྱ་ཞིང༌༎ ཆགས་པ་མེད་པར་གནས་པར་བྱ༎ རྟག་ཏུ་ཡི་དམ་བརྟན་བྱ་ཞིང༌༎ ལེ་ལོ་སྙོམས་ལས་སེམས་བྱུང་ཚེ ༎ དེ་ཚེ་བདག་ལ་རྔན་བགྲང་ཞིང༌༎ བརྟུལ་ཞུགས་སྙིང་པོ་དྲན་པར་བྱ༎ གལ་ཏེ་གཞན་དག་མཐོང་བའི་ཚེ༎ ཞི་དེས་གསོང་པོར་སྨྲ་བ་དང་། ༎ ཁྲོ་གཉེར་ངོ་ཟུམ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ རྟག་ཏུ་འཛུམ་ཞིང་གནས་པར་བྱ༎ རྒྱུན་དུ་གཞན་དག་མཐོང་བའི་ཚེ ༎ སེར་སྣ་མེད་ཅིང་སྦྱིན་ལ་དགའ༎ ཕྲག་དོག་ཐམས་ཅད་སྤང་པར་བྱ༎ གཞན་གྱི་སེམས་ནི་བསྲུང་བའི་ཕྱིར༎ རྩོད་པ་ཐམས་ཅད་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ རྟག་ཏུ་བཟོད་དང་ལྡན་པར་བྱ༎ ངོ་དགའ་མེད་ཅིང་གསར་འགྲོགས་མེད༎ རྟག་ཏུ་ཚུགས་ནི་ཐུབ་པར་བྱ༎ གཞན་ལ་བརྙས་པ་སྤང་བྱ་ཞིང༌༎ གུས་པའི་ཚུལ་གྱིས་གནས་པར་བྱ༎ གཞན་ལ་གདམས་ངག་བྱེད་པའི་ཚེ༎ སྙིང་རྗེ་ཕན་སེམས་ལྡན་པར་བྱ༎ ཆོས་ལ་བསྐུར་བ་མི་འདེབས་ཤིང་། གང་མོས་དེ་ལ་འདུན་པ་དང་༎ ཆོས་སྤྱོད་རྣམ་བཅུའི་སྒོ་ནས་ནི༎ ཉིན་མཚན་ཕྱེད་པར་འབད་པར་བྱ༎ དུས་གསུམ་དགེ་བ་ཅི་བསགས་པ༎ བླ་མེད་བྱང་ཆུབ་ཆེན་པོར་སྔོ༎ བསོད་ནམས་སེམས་ཅན་རྣམས་ལ་བདར༌༎ རྟག་ཏུ་ཡན་ལག་བདུན་པ་ཡི༎ སྨོན་ལམ་ཆེན་པོ་གདབ་པར་བྱ༎ དེ་ལྟར་བྱས་ན་བསོད་ནམས་དང་༎ ཡེ་ཤེས་ཚོགས་གཉིས་རྫོགས་པར་འགྱུར༎ སྒྲིབ་པ་གཉིས་ཀྱང་ཟད་འགྱུར་ཏེ༎ མི་ལུས་ཐོབ་པ་དོན་ཡོད་པས༎ བླ་མེད་བྱང་ཆུབ་ཐོབ་པར་འགྱུར༎ དད་པའི་ནོར་དང་ཚུལ་ཁྲིམས་ནོར༎ གཏོང་བའི་ནོར་དང་ཐོས་པའི་ནོར༎ ཁྲེལ་ཡོད་ངོ་ཚ་ཤེས་པའི་ནོར༎ ཤེས་རབ་ཉིད་ཀྱི་ནོར་བདུན་ཏེ༎ ནོར་གྱི་དམ་པ་འདི་དག་ནི༎ མི་ཟད་པ་ཡི་ནོར་བདུན་ཏེ༎ མི་མ་ཡིན་ལ་བརྗོད་མི་བྱ༎ མང་པོའི་ནང་དུ་ངག་ལ་བརྟག༎ གཅིག་བུར་འདུག་ན་སེམས་ལ་བརྟག༎ རྒྱ་གར་གྱི་མཁན་པོ་དཔལ་ལྡན་མར་མེ་མཛད་བཟང་པོ་ཡི་ཤེས་སྙིང་པོས་མཛད་པ༎བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་ནོར་བུའི་ཕྲེང་བ་རྫོགས་སོ༎