NGUYỆN ĐẦU, GIỮA, CUỐI THUẦN THIỆN – Tựa đề tiếng Tạng: ཐོག་མ་དང་བར་དང་ཐ་མར་དགེ་བའི་སྨོན་ལམ།། – Tựa đề tiếng Anh (English Title): A Prayer For The Beginning, Middle, And End Of Practice – Tác Giả (Author): Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug) – Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2020, nhuận văn 2021. |
Tag Archives: ltkb
Lama Tsongkhapa: NGUYỆN VÃNG SINH CỰC LẠC
- Tựa đề tiếng Tạng; Bde ba can du skye bai’ smon lam; Bde smon
- English Title:Prayer to be Reborn in the Land of Bliss
- Tác Giả (Author): Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug)
- Việt ngữ: Hồng Như Thupten Munsel - dịch từ Anh ngữ, 2006
Con xin cầu nguyện / Phật Vô Lượng Thọ, / Thầy của trời, người. / Thiện hạnh của ngài / mang lại lợi ích / không thể nghĩ bàn / đến cho tất cả / mọi loài chúng sinh. / Nhớ nghĩ đến Phật / dù chỉ một thoáng / cũng đủ xóa tan / nỗi sợ thần chết. / Tâm Phật từ bi / đối với tất cả / như lòng mẹ hiền / thương yêu con một.
Tịnh độ Cực Lạc / được Phật Thích Ca / tán dương nhiều lần. / Bằng với năng lực / của tâm từ bi, / cùng với chí nguyện / vãng sinh tịnh độ, / hôm nay con xin / giải thích theo đúng / những gì con biết:
Vô minh sâu dày / không thể nhìn thấy / điều gì cần lấy / điều gì cần bỏ, / thêm tâm sân hận / thiêu cháy tất cả / đường lên thiện đạo. / Tự cột mình trong / tù ngục luân hồi, / tự trói mình bằng / sợi dây tham dục, / để dòng sông nghiệp / lôi cuốn mình đi / vào biển luân hồi,
Trôi nổi sóng dồi / tật bịnh, già nua, / rồi bị thần chết / há miệng nuốt vào, / vùi dưới biết bao / khổ đau bức bách, / khóc than kinh hãi / không nơi nương dựa. / Tâm con khi ấy / chỉ biết mong cầu / người bạn duy nhất / của kẻ đọa lạc: / là bậc cứu độ / Phật A Di Đà.
Bên ngài còn có / đức Quan Thế Âm / cùng chư Thánh chúng. / Xin ngài đừng quên / đại nguyện năm xưa: / vì tâm bồ đề, / mà nguyện cùng tận / vô lượng thời gian / luôn cứu chúng con. / Nương vào sức mạnh / của đại nguyện này, / con khẩn xin Phật / vận dụng thần lực / và tâm đại bi / đến với chúng con / như vua loài chim / cất cánh bay vút / lên tận cõi trời.
Dựa vào năng lực / hai bồ tư lương / phước đức trí tuệ / lớn rộng như biển, / mà bản thân con / cùng với chúng sinh / đã tích tụ được / từ thời quá khứ, / hiện tại, vị lai, / chúng con khẩn xin / Phật A Di Đà, / cùng hai Bồ tát / trưởng tử của Phật / và chúng Bồ tát, / nguyện xin các ngài / hãy ở bên con, / che chở cho con / khi vào cõi chết. / Xin Phật từ bi / cho con trực tiếp / thấy được đức Phật / cùng chư thánh chúng. / Vào giây phút ấy / nguyện cho tấm lòng / tin tưởng nơi Phật / trào dâng chan chứa / trong trái tim con.
Nguyện cho cái chết / không gây đớn đau. / Nguyện con không quên / tấm lòng tin tưởng / con đặt nơi nào. / Đến khi con chết / nguyện cho hết thảy / tám đại Bồ tát / vận dụng thần lực / mà ở bên con, / tiếp dẫn cho con / về nơi Tịnh độ / Phật A Di Đà.
Nguyện nhờ như vậy / con được sinh vào / nhụy của đóa sen / trong cõi tịnh độ, / căn cơ bén nhạy, / thuộc giống đại thừa. / Khi vừa sinh ra, / nguyện giữ lại được / tất cả những gì / có trong kiếp trước, / công phu về Định, / bồ đề vô ngã , / thần thông vô tận / tự tín, tín tâm… / nguyện con thành tựu / viên mãn tất cả / tánh đức vô lượng.
Thiết tha thỉnh nguyện / Phật A Di Đà / cùng chư thánh chúng / cũng như hết thảy / Phật và Bồ tát / có trong khắp cả / mười phương ba thời, / kính xin các ngài / tin tưởng nơi con. / Xin nguyện cho con / thọ nhận tròn vẹn / giáo pháp đại thừa, / hiểu được đúng như / ý thật của Phật. / Nương vào thần lực / nguyện con đi khắp / mọi quốc độ Phật, / làm mọi thiện hạnh / của bậc Bồ tát.
Dù sinh tịnh độ, / nguyện nhờ năng lực / của bồ đề tâm / mà dùng thần lực / tự tại vô ngại / sinh vào những nơi / ác hiểm ô nhiễm.
Nguyện con đủ sức / giáo hóa chúng sinh / đúng với căn cơ / của từng cá nhân. / Nguyện dắt chúng sinh / vào con đường sáng / mà chư Như lai / tán dương ca ngợi. / Nguyện con mau chóng / chu toàn viên mãn / tất cả thiện hạnh, / thành tựu dễ dàng / địa vị Phật đà / vì lợi ích của / vô lượng chúng sinh.
Rồi đến một ngày / khi mạng sống cạn, / nguyện cho tâm con / chan chứa từ bi, / với lòng tin Phật / sáng trong tròn đầy, / thấy được rõ ràng / Phật A Di Đà / và xung quanh là / biển rộng Bồ tát.
Khi cõi trung ấm / vừa mới hiện ra, / nguyện cho tất cả / tám đại Bồ tát / cùng đến tiếp dẫn / con vào Tịnh độ. / Nguyện nhờ như vậy / con được sinh vào / Tây Phương Cực Lạc / để rồi hóa hiện / vào cõi ô nhiễm / phổ độ chúng sinh.
Cho dù bây giờ / con chưa thể đạt / quả vị tối cao, / nguyện mọi kiếp sau / có được thân người. / Nương vào lời giảng / cùng với thành tựu / của giáo pháp Phật / để mà dốc sức / nghe giảng, quán chiếu / cùng với tu tập.
Nguyện con không mất / thân người quý giá / đủ bảy ưu điểm / của cõi thiện đạo / Khi sinh làm người / nguyện con đạt được / khả năng nhớ rõ / những đời quá khứ.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện con thấy được / đời sống luân hồi / vốn không ý nghĩa. / Nguyện hướng niết bàn / nương vào giới luật / để mà buông xả / mọi chuyện thế gian, / bước vào đời sống / xuất gia thanh tịnh. Khi đã xuất gia / nguyện không bao giờ / phạm vào ác nghiệp, / cũng không phá phạm / giới hạnh xuất gia. / Nguyện con được như / đức Mitrugpa / trở thành Phật đà / nhờ giữ giới luật.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện hiểu chính xác / phương pháp thanh tịnh / phiền não ô nhiễm. / Những gì có được / từ kiếp quá khứ, / kể cả nhánh nhỏ / hạnh ba la mật, / nguyện nhớ tất cả / không sót chút gì, / hiểu rõ văn tự, / nắm vững ý nghĩa / thâm diệu Phật Pháp. / Nguyện con có được / niềm tin trong sáng, / giảng pháp mà không / tạo nên chướng ngại / cho bất cứ ai.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện nhập đại định / như “định dũng hành ”; / nguyện thành tựu đủ / năm loại nhãn lực / như là “nhục nhãn”; / nguyện đạt ngũ thông / như “tha tâm thông.” / Nguyện không bao giờ / đánh mất các loại / thần lực nói trên.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau / nguyện con thành tựu / trí giác vĩ đại, / đủ sức dựa vào / thần lực của mình / quán sát phân biệt / biết rõ điều gì / cần lấy hay bỏ. / Nguyện con thành tựu / trí giác trong sáng, / đủ sức phân biệt / thể hiện vi tế / vì sao tâm nhiễm / làm sao thanh tịnh / đúng như sự thật / không chút lẫn lộn. / Nguyện con thành tựu / trí giác chóng vánh, / đủ sức chặt đứt / tất cả mê mờ / vọng kiến hoài nghi / khi vừa dấy lên. Nguyện con thành tựu / trí giác thâm sâu, / đủ sức thâm nhập / chánh pháp nhiệm mầu / không hề vướng kẹt, / luôn hiểu rõ ràng / tất cả mọi điều / thâm sâu khó hiểu.
Tóm lại xin nguyện / như đức Mạn thù, / nhờ trí toàn hảo, / thoát mọi ác kiến / khéo léo thấu suốt / ý thật của Phật, / viên thành trọn vẹn / hạnh ba la mật / của bậc Bồ tát.
Vận dụng trí giác / vĩ đại, trong sáng, / chóng vánh, thâm sâu, / nguyện gánh chúng sinh / bằng tâm đại từ, / phá tan ác kiến, / giảng dạy, thảo luận, / soạn thảo luận văn, / diễn giải phong phú / pháp môn của Phật, / trở thành một đấng / luận sư toàn hảo, / khiến cho đẹp lòng / của bậc đại trí.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện con xả bỏ / ý tưởng vì mình, / xả bỏ tâm lý / biếng lười khiếp sợ , / không dám đảm đương / việc làm Bồ tát. / Nguyện khéo phát tâm / bồ đề vô thượng, / tự nguyện gánh vác / lợi ích chúng sinh / bằng tâm vô úy / tròn đầy viên mãn. / Nguyện nhờ vào đó / chu toàn hạnh nguyện / của bậc Bồ tát, / trở thành y như / đức Quan Thế Âm.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / trong khi ra sức / tự lợi, lợi tha, / nguyện con vận dụng / thần lực hàng phục / tất cả ma quân, / thường kiến, đoạn kiến, / hàng phục kẻ thù / chấp thủ vọng kiến, / chu toàn hạnh nguyện / của bậc Bồ tát / trở thành y như / đức Kim Cang Thủ.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện luôn cố gắng / dẹp tâm biếng lười, / chu toàn hạnh nguyện / của bậc Bồ tát / bằng cách tức khắc / phát tâm bồ đề, / trụ vững nơi ấy / không thoáng chao động. / Nguyện nhờ cố gắng / vượt bực như vậy / mà con thành tựu / vô thượng bồ đề, / trở thành y như / đức Phật Thích Ca.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện con chiến thắng / tật bịnh thân tâm / cản trở chướng ngại / đường tu giác ngộ. / Nguyện cho con được / trở thành không khác / Dược Sư Như Lai. / Danh hiệu của ngài / vừa thoáng qua tai / là xóa tan hết / mọi chứng bịnh khổ / của thân ngữ ý.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện cho con được / sống lâu như ý, / trở thành không khác / Phật Vô Lượng Thọ. / Danh hiệu của ngài / vừa thoáng qua tai / là xoá tan mọi / cái chết phi thời. Bao giờ cái chết / đến cạnh gần bên / con khẩn xin đức / Phật Vô Lượng Thọ / hiện ra bên con, / giáo hóa Phật tử / bằng bốn thiện hạnh, / tùy duyên thị hiện / sắc tướng thích hợp. / Nguyện khi vừa thấy / sắc tướng của ngài / là mọi chướng ngại / làm hại mạng sống / đều tan biến hết.
Khi ngài thị hiện / sắc tướng thích hợp / căn duyên chúng sinh, / nguyện chúng con biết / nhận ra sắc tướng / kia chính là Phật. Nguyện lòng tin tưởng / thật sâu và dày / không chút ngụy tạo / tức thì dấy lên. / Nhờ vào năng lực / của lòng tin này, / nguyện cho chúng con / trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau / trực tiếp thấy được / Phật Vô Lượng Thọ / trong sắc tướng của / bậc thiện tri thức, / trực tiếp thọ pháp / và không bao giờ / còn lìa xa Phật.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện được giữ gìn / trong tình thương của / bậc đại đạo sư / đại thừa chân chính, / là cội rễ của / tất cả tánh đức / thế gian, xuất thế. / Nguyện xin đạo sư / hoan hỉ cho con.
Cũng vào lúc ấy / nương vào năng lực / đến từ lòng tin / mãnh liệt vững vàng / nơi đấng đạo sư, / nguyện con vận dụng / trọn thân ngữ ý / làm hết mọi việc / khiến Thầy vui lòng; / không bao giờ làm / bất cứ điều gì / khiến Thầy trái ý / dù chỉ thoáng qua. Bậc thiện tri thức / đã được đẹp lòng, / nguyện thọ nhận đủ / chánh pháp vi diệu / không sót chút gì. / Nguyện thọ nhận rồi / tinh tấn hành trì, / hiểu rõ tất cả / những gì đang học, / hiểu rồi thực hành / cho đến thành tựu. / Nguyện không bao giờ / dù chỉ phút giây / theo ác tri thức / hay theo đạo sư / không đủ đức hạnh.
Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện nhờ trí tuệ / mà biết tin tưởng / nơi luật nhân quả, / nơi tâm buông xả, / nơi tâm bồ đề / và nơi cái nhìn / trong sáng, như thật. / Nguyện cho tất cả / hiểu biết tri thức / đều chuyển hết thành / kinh nghiệm thiền định, / không cần dụng công, / không từng gián đoạn. / Trong suốt mọi kiếp / tái sinh về sau, / nguyện thân ngữ ý / được thiện căn gì, / xin hướng cả về / lợi ích chúng sinh, / trở thành nhân tố / cho chúng sinh đạt / vô thượng bồ đề.
— Xuất xứ bản Tạng ngữ: Đấng Cát Tường Losang Dragpa soạn tác tại chùa Dzing Jhi, Sang Gyong ghi chép.
— Xuất xứ bản Việt ngữ: Hồng Như Thupten Munsel chuyển ngữ, 2006
Lama Tsongkhapa: LAMRIM NHỎ – CHƯƠNG 1
LUẬN VỀ TRÌNH TỰ ĐƯỜNG TU GIÁC NGỘ
Độ Dài Trung Bình
Tác giả: Lama Tsongkhapa
Hồng Như Việt dịch – [Chỉ mới Chương 1 thôi, bản nháp có nhuận văn.]
Ghi chú về bản dịch Việt ngữ:
Sơ Tổ Lama Tsongkhapa (Tông Khách Ba) có viết ba bộ luận về bài pháp Đèn Soi Đường Giác Ngộ của đức Atisa. Ba bộ luận này trước đây chúng tôi dịch tựa theo tiếng Anh thành Lamrim Đại Luận, Lamrim Trung Luận, và Lamrim Tinh Yếu Luận, tương ứng với độ dài ngắn khác nhau. Nay xin chỉnh lại theo tiếng Tạng thành Lamrim Đại Luận, còn gọi là Lamrim Lớn; Lamrim TIểu Luận, còn gọi là Lamrim Nhỏ; và Lamrim Tinh Yếu Luận, còn gọi là Chứng Đạo Ca.
Bộ luận Lamrim Nhỏ dài cỡ trung bình, bao gồm 6 chương: Chương I – Dẫn Nhập; Chương II – Sơ Căn; Chương III – Trung Căn; Chương IV – Thượng Căn; Chương V – Chỉ Quán; Chương VI – Kết Luận.
Ở đây là bản dịch Việt ngữ từ Tạng ngữ của bộ Lamrim Tiểu luận: Lamrim Nhỏ, chương I – Tháng 09 năm 2020. [Cập nhật tháng 2 năm 2023: Đổi tựa].
Chương 1 – Dẫn Nhập
MỤC LỤC
1 – Lý Do Viết Luận & Nói Về Tác Giả
2 – Nói Về Tác Phẩm
3 – Giảng & Nghe Pháp
4 – Cách Nương Đạo Sư
5 – Cách Tu Thiền
6 – Phá Khái Niệm Sai Lầm Về Pháp Thiền
7 – Thân Người Ung Dung Sung Mãn
8 – Ba Loại Căn Cơ Chúng Sinh
Phần 1. LÝ DO VIẾT LUẬN & NÓI VỀ TÁC GIẢ
[ND: Tác giả và tác phẩm ở đây ứng với chánh văn luận Đèn Soi Đường Giác Ngộ của đức Atisa. Đức Tsongkhapa đang luận giải bài chánh văn này]Dưới chân chư Tôn Thắng Đại Bi, đệ tử chí thành đảnh lễ
1a – LÝ DO TÁC LUẬN
Bày tỏ lòng thành kính và phát nguyện tác luận
Kính đức Phật Thế tôn, / hóa chủ cõi Kham Nhẫn;
đức Di lạc Từ thị / nhận ủy thác của Phật;
đức Văn thù, cha sinh / duy nhất của chư Phật;
đức Long Thọ, Vô Trước, / được đức Phật tiên tri
Đối trước khắp chư vị, / con thiết tha kính lạy.Lạy rồi, trình tự tu
Của tri kiến thâm sâu, / và thiện hạnh quảng đại
Con xin được trình bày / ngắn gọn thêm lần nữa
Để có thể thâm nhập / mau chóng và dễ dàng.
Trình bày tổng quát về giáo pháp giảng ở đây
Pháp thuyết ở đây tóm lược toàn bộ giáo pháp Phật dạy không có thiếu sót, thuận theo truyền thống tu của hai cỗ xe tiên phong lớn Long Thọ và Vô Trước. Đây là hệ giáo pháp dành cho bậc thượng nhân hướng về quả vị toàn giác, bao gồm trọn vẹn trình tự đường tu dành cho chúng sinh 3 loại căn cơ, hướng dẫn phương pháp dùng trình tự đường tu giác ngộ này để dẫn dắt kẻ thiện duyên vào Phật địa.
Theo tôn ý của chư Hiền thánh Học viện Vikamasila, có ba điều tối quan trọng cần trình bày trước khi giảng pháp, đó là: giới thiệu về sự vĩ đại của tác giả; giới thiệu về sự vĩ đại của tác phẩm; và cách giảng pháp, nghe pháp.
Thuận theo tôn ý của chư vị, lời giảng về trình tự đường tu giác ngộ ở đây có 4 phần:
- nói về sự vĩ đại của tác giả để thấy nguồn gốc chân chính của Pháp được giảng;
- nói về sự vĩ đại của tác phẩm để khởi lòng tôn kính lời giảng;
- giáo pháp với hai sự vĩ đại như vậy, nên nghe như thế nào và giảng như thế nào; và
- trình tự dẫn dắt người tu qua nội dung chính của lời giảng.
1b – TÁC GIẢ
Nói về sự vĩ đại của tác giả để thấy nguồn gốc chân chính của Pháp được giảng
Trước tiên, nói về tác giả. Giáo pháp giảng ở đây nói chung là pháp của đức Di lạc Từ thị dạy trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận, và đặc biệt là dựa trên nền tảng của bài pháp Bồ Đề Đạo Đăng Luận. Tác giả nói ở đây chính là tác giả của luận này. Hồng danh của Ngài là Nhiên Đăng Cát Tường Trí (Dīpaṃkaraśrījñāna), thường được mọi người gọi là đức Cát Tường Atisa.
Đức Atisa có ba sự vĩ đại: 1. cách Ngài hạ sanh vào dòng tộc tối hảo; 2. cách Ngài nhờ đó đạt thiện đức; và 3. cách Ngài đạt thiện đức rồi vì chánh Pháp mà thi triển thiện hạnh.
Dịch giả của đức Atisa đã nói về Ngài như sau:
Ở nơi vương quốc / Zahor phía Đông //
Có một thành lớn //
Tên gọi Vikra-maṇipura //
Ngay chính giữa thành / có một cung điện //
Cực kỳ rộng lớn //
Tên Kim Phan điện //
Đời sống phồn vinh, / quyền lực, tài lực //
Thật chẳng khác gì / hoàng đế Trung Hoa //.
Quốc vương xứ ấy, tên là Đức Cát (Kalyāṇaśrī) //
Cùng với hoàng hậu, tên là Cát Quang (Śrīprabha) //
Có ba Hoàng Nam //
Tên là Liên Tạng, / Nguyệt Tạng, // Cát Tạng.
Vương tử Liên Tạng //
Có 5 Vương phi / và 9 người con,//
Trưởng tử tên là, Phước Đức Cát Tường, //
Bậc đại hiền thánh//
Mọi người đều gọi / là Dhanaśrī.//
Con út Cát Tạng, //
Chính là tỷ-kheo / Vīryacandra//
Còn người con giữa, / Nguyệt Tạng, chính là//
Thượng sư tôn quý / của chúng ta đây.
Cách Ngài đạt thiện đức có hai điểm: cách đạt thiện đức của trí uyên thâm giáo truyền;
Cách đạt thiện đức của chân thành tựu giáo chứng.
Thứ nhất [Cách Ngài đạt thiện đức của trí uyên thâm giáo truyền]: Đến năm 21 tuổi Ngài đã tinh thông cả 4 lĩnh vực kiến thức chung: ngôn ngữ học (thanh minh), luận lý học (nhân minh), kỹ thuật học (công xảo minh), và y học (y phương minh). Đặc biệt năm Ngài 15 tuổi, đức Drolungpa vĩ đại kể rằng sau khi nghe qua một lần bài pháp Giọt Luận Lý [Nyāyabinduprakaraṇa], đức Atisa tranh biện với một vị luận sư ngoại đạo nổi tiếng uyên thâm và đã thắng, từ đó danh tiếng Ngài vang lừng khắp nơi.
Sau đó, đức Atisa thọ quán đảnh từ bậc đạo sư hành giả tự tại cát tường Rāhulagupta tại tu viện núi Hắc Sơn, là bậc thầy đã đạt linh kiến Bổn tôn Hevajra và được đức Kim Cang Đà Kì Ni (Vajraḍākini) ban cho lời tiên tri. Đức Atisa nhận mật danh Trí Mật Kim Cang (Jñānaguhyavajra). Từ đó đến năm 29 tuổi, đức Atisa tu pháp Kim cang thừa cùng nhiều bậc đạo sư chứng ngộ cao, thông đạt kinh văn giáo truyền. Mỗi khi đức Atisa chợt nổi ý nghĩ rằng mình viên thông mật chú, chư Đà kì ni hiện vào trong giấc mơ, chỉ cho nhiều tập mật chú mà Ngài chưa từng thấy qua, khiến tâm kiêu mạn của Ngài tan biến.
Sau đó, nhiều đạo sư và Bổn tôn của Ngài, hoặc là trực tiếp, hoặc qua giấc mơ, nói với Ngài rằng nếu xuất gia thì chánh pháp sẽ vô cùng hưng thịnh, đông đảo chúng sinh được lợi ích lớn lao. Nghe theo lời thúc dục ấy, đức Atisa thọ giới xuất gia, do đấng đại hộ trì giới hạnh Śīlarakṣita, trưởng lão dòng truyền thừa Mahāsaṁghika, đạt đại định như lý trong gia hạnh đạo, chủ trì truyền giới và ban cho pháp hiệu Cát Tường Nhiên Đăng Trí (Śrī Dīpaṃkarajñāna).
Từ đó đến năm 31 tuổi, Ngài học tam tạng kinh điển hai hệ dưới và trên của nội điển lý thừa, đặc biệt là bộ Đại tì bà sa luận [Mahāvibhāṣā] Ngài đã học hết 12 năm cùng sư phụ Dharmarakṣita tại Odantapuri. Nhờ uyên thâm kinh điển của cả bốn tông phái gốc, Ngài nắm vững không rối loạn từng chi tiết tỉ mỉ về điều cần lấy cần bỏ theo mọi tông phái, ví dụ như giới luật về việc nhận phẩm bố thí.
Thứ hai [cách Ngài đạt thiện đức của chân thành tựu giáo chứng]: Vì nói chung hết thảy giáo truyền của đức Thế tôn đều nằm trong tam tạng kinh điển, vì vậy giáo chứng cũng thuộc về ba môn học Giới Định Tuệ trân quí.
Nói về Giới, kinh luận đều tán dương đây chính là nền tảng của mọi thiện đức khác, ví dụ như Định và Tuệ, vì vậy trước tiên cần phải đạt thiện đức giáo chứng về Giới. Bộ giới thứ nhất trong ba bộ giới—giới biệt giải thoát,—đức Atisa giữ như thế nào? Thọ cụ túc giới rồi, Ngài giữ giới như trâu núi giữ đuôi: lông đuôi vướng vào cây, thấy thợ săn đuổi giết, trâu thà mất mạng chứ một sợi lông đuôi cũng giữ không lìa. Tương tự như vậy, đức Atisa từng nhánh nhỏ chi li của nền tảng giới pháp dù mất mạng cũng giữ không bỏ, huống chi nền tảng lớn của giới pháp đã thọ. Vì vậy mà gọi Ngài là bậc trưởng lão hộ trì giới hạnh vĩ đại.
Nói về giới Bồ tát, Ngài trải qua một thời gian dài luyện tâm bồ đề, lấy đại từ đại bi làm gốc, đặc biệt là theo đức Serlingpa luyện tâm theo dòng giáo pháp tối hảo từ đức Di lạc và đức Văn Thù truyền qua cho đức Vô Trước và đức Tịch Thiên, nhờ đó Tâm Bồ đề quý người khác hơn chính bản thân khởi sinh trong tim. Bồ đề tâm nguyện này dẫn đến bồ đề tâm hành, phát thệ tu hạnh bồ tát rộng lớn rồi Ngài hành trì giới pháp, nhờ việc lành này Ngài không từng phá phạm giới hạnh bồ tát.
Nói về giới kim cang: vì có được đại định thấy thân mình là bổn tôn của giai đoạn khởi hiện và ý kim cang của giai đoạn viên thành, Ngài trở thành thành bậc thượng thủ trong hàng hành giả, và đặc biệt là ngài luôn giữ gìn mật thệ đúng cách, không bao giờ phá phạm.
Đức Atiśa can đảm phát thệ thọ ba bộ giới, không những vậy, thọ rồi Ngài còn giữ giới đúng như thệ nguyện, không để giới luật bị phá phạm. Vạn nhất có phạm, dù chỉ mảy may, Ngài cũng mau chóng thực hiện những pháp sám cần thiết để vãng hồi giới ấy.
Pháp tu Định của Ngài có hai: nói về mặt thông thường, Ngài đạt tâm nhu nhuyễn của định chỉ (xa-ma-ta); nói về mặt phi thường, Ngài đạt tâm cực kỳ an định của giai đoạn khởi hiện. Thêm vào đó, trong thời gian 3 năm, cũng có thể là 6 năm, ngài hành trì trí hạnh du già.
Pháp tu Tuệ của Ngài, nói về mặt thông thường, Ngài đạt chánh định tỳ bát xá na chỉ quán hợp nhất; nói về mặt phi thường, ngài đạt chánh định siêu việt của giai đoạn viên thành.
Việc Ngài làm cho chánh pháp có hai: phụng sự chánh pháp tại Ấn Độ và phụng sự chánh pháp tại Tây Tạng.
Thứ nhất [Cách Ngài phụng sự chánh pháp tại Ấn độ]: Tại điện Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng, ngài đã ba lần dùng chánh pháp đánh bại luận sư ngoại đạo, nhờ đó giữ được Phật pháp. Với người trong đạo, ngài quét sạch mọi cấu nhiễm đến từ sự không biết, hay biết mà biết sai, hay là nghi hoặc đối với các hệ giáo pháp trên dưới, nhờ đó hoằng dương chánh pháp. Vì vậy mà tất cả mọi tông phái đều kính Ngài như hạt ngọc vương đỉnh không phân bộ phái.
Tại Tây Tạng: có hai chú cháu Lha Lama lần lượt gửi sang Ấn Độ dịch giả Gyatsön Seng rồi dịch giả Nagtso Tsültrim Gyalwa, bỏ công sức lớn lao nhiều lần thỉnh cầu chánh pháp, nên đến đời Vua Jangchub Ö, đức Atisa đi sang vùng Thượng Ngari, nhận lời thỉnh cầu làm sạch giáo pháp. viết ra bộ Luận Đèn Soi Đường Giác Ngộ (Bồ Đề Đạo Đăng Luận) cùng các tác phẩm khác, thu gọn mọi điểm trọng yếu của hiển pháp và mật pháp thành một đường tu có trình tự. Ngài nán lại 3 năm ở Ngari, 9 năm ở Nyetang, 5 năm ở nơi khác vùng U Tsang, dạy cho người hữu duyên tất cả kinh điển và khẩu truyền của hiển pháp và mật pháp không có thiếu sót, tông môn nào đã tàn thì làm cho sống dậy, tông môn nào còn lại chút ít thì làm cho tăng trưởng, vết bẩn của tà kiến thì khéo làm cho sạch, giúp cho chánh pháp lìa xa mọi cấu nhiễm.
Để viết một bài pháp minh giải ý thật của Phật, cần phải có ba nhân lành như sau: 1. thông đạt năm lãnh vực kiến thức (ngũ minh); 2. thọ nhận lời khai thị hành trì về nội dung tinh yếu xuất phát từ bậc Chánh Đẳng Chánh Giác qua một dòng truyền thừa thù thắng không gián đoạn; 3. diện kiến đấng Bổn tôn, được Bổn tôn trực tiếp cho phép nói pháp. Chỉ cần có được một trong ba nhân lành ấy là có thể tác luận, nếu đủ được cả ba lại càng lớn lao thù thắng. Ba nhân lành ấy, đại đạo sư Atisa có đủ cả.
Về việc Ngài được chư Bổn tôn hộ trì, sách Tán Dương nói như sau:
Hỉ-Kim-Cang cát tường (Hevajra) //
Mật Thệ Trang Nghiêm Vương (Samayāvyūharāja)//
Thế Tự Tại Đại Hùng (Avalokiteśvara)//
Tôn Phật mẫu Tara cùng chư Bổn tôn khác //
Ngài đều được diện kiến, và nhận lời hứa khả //
Trong mộng hay trực tiếp //
Diệu pháp rộng và sâu //
Ngài luôn được nghe thấy. //
Đức Atiśa thọ nhận và nắm giữ rất nhiều dòng truyền thừa đến từ cả hai cỗ xe phổ thông thừa và đại thừa. Trong đại thừa, Ngài có hai cổ xe ba-la-mật thừa và mật chú thừa. Trong ba-la-mật thừa, Ngài có hai dòng tri kiến và thiện hạnh. Trong thiện hạnh, Ngài có cả hai dòng pháp, từ đức Di lạc và từ đức Văn thù, vậy là có ba dòng [ba-la-mật thừa]. Mật chú Ngài cũng thọ năm dòng truyền thừa, cùng các dòng truyền thừa khác như dòng hệ tri kiến, dòng gia trì, dòng các loại khai thị, vân vân.
Nói về chư đạo sư trực tiếp truyền pháp cho Ngài, sách Tán Dương nói như sau:
Trong số các đạo sư / mà Ngài luôn nương dựa://
Có đức Bảo tích tịnh (Śāntipa – Ratnākaraśānti) //
Cùng với đức Pháp Xứng (Serlingpa – Suvarņadvīpa), //
Có đức Quang Bồ Đề (Bhadrabodhi),//
và đức Trí Cát Tường (Jñānaśrī-), //
Rất nhiều bậc đạo sư / đã đạt đại thành tựu,//
Đặc biệt là hai dòng / khai thị quảng và thâm //
Từ Long Thọ truyền xuống //
Từng đời không gián đoạn, //
Ngài là người nắm giữ.
Đức Atisa nổi tiếng có 12 hai vị sư phụ đã đạt đại thành tựu, cùng nhiều vị sư phụ khác. Việc ngài thông đạt ngũ thông trên đây đã nhắc đến. Do vậy mà nói đức Atiśa có đủ khả năng nói đúng ý thật của Phật.
Với bậc Thầy như vậy, đệ tử ở Ấn Độ, Kashmir, Oḍḍiyāna, Nepal và Tây tạng số lượng nhiều không thể tưởng, tuy vậy đại đệ tử vẫn là bốn vị hiền thánh Ấn Độ, trí tuệ ngang bằng với sư phụ: Bitopa, Dharmākaramati, Madhyasiṃha và Kṣitigarbha. Cũng có nơi nói có đức Mitraguhya là đại đệ tử thứ 5. Ở Ngari có hai đại dịch giả Rinchen Zangpo và Nagtso, cùng với Lhalama Jangchub Ö. Ở tỉnh Tsang có Gargewa và Gokugpa Lhaytsay. Ở Lodrag có Chagpa Trichog và Gewa Kyong. Ở Kham có Naljorpa Chenpo, Gönpawa, Sherab Dorjé, and Chadar Tönpa. Rồi ở miền Trung thổ Tây tạng có ba vị Khu, Ngog, và Drom. Trong số chư vị còn có đức Dromtönpa Gyalwa Jungné, là người được đức Tara tiên tri, bậc tổ sư vĩ đại nắm giữ dòng truyền thừa và tiếp nối thiện hạnh hoằng pháp của đức Atiśa.
Ở đây chỉ vài lời ngắn gọn về sự vĩ đại của tác giả. Cần tìm hiểu rộng hơn nhờ dựa vào các bộ sách nói về cuộc đời siêu việt của ngài.
[Chương1, Hết Phần 1. Nói về tác giả]MỤC LỤC
1 – Lý Do Viết Luận & Nói Về Tác Giả
2 – Nói Về Tác Phẩm
3 – Giảng & Nghe Pháp
4 – Cách Nương Đạo Sư
5 – Cách Tu Thiền
6 – Phá Khái Niệm Sai Lầm Về Pháp Thiền
7 – Thân Người Ung Dung Sung Mãn
8 – Ba Loại Căn Cơ Chúng Sinh
LUẬN VỀ TRÌNH TỰ ĐƯỜNG TU GIÁC NGỘ
Độ Dài Trung Bình, Chương 1. Phần 2
Lama Tsongkhapa: XƯNG TÁN DUYÊN KHỞI
Tựa Đề Tạng Ngữ (Tibetan Title): རྟེན་འབྲེལ་བསྟོད་པ་བཞུགས་སོ། །
-Tác giả (author): Lama Tsongkhapa
-Việt ngữ: Hồng Như, bản thảo 12 tháng 5 năm 2019
Việt (Vietnamese) | Tạng (Tibetan) | Tạng-Việt-Anh (Tibetan-Vietnamese-English)
Xưng Tán Duyên Khởi
Lama Tông Khách Ba
Nam mô Guru Manjughoshaya (Kính lạy đức Văn Thù Diệu Âm)
1. Người nào thuyết pháp / từ sự chứng biết,
trí ấy, giáo ấy / không một ai hơn.
Con xin kính lễ / đức Phật tối thắng,
Bậc chứng rồi giảng / giáo pháp duyên sinh.
2. Cõi thế gian này / có bao suy thoái,
hết thảy đều từ / gốc rễ vô minh.
Đức Phật dạy rằng / bất kể là ai,
chứng được duyên sinh / là dẹp được cả.
3. Nên người có trí
đâu thể không hiểu
rằng pháp duyên sinh
chính là cốt tủy / giáo pháp Phật dạy.
4. Vậy xưng tán Phật
đâu có lối nào
mầu nhiệm hơn là
xưng tán bậc thuyết / giáo pháp duyên sinh.
5. “Việc gì đã tùy / nhân duyên sinh ra
thì việc ấy vốn / không có tự tánh.”
Có lời dạy nào / tuyệt diệu hơn là
lời dạy này đây.
6. Vì bám vào đó / mà kẻ ấu trĩ
ràng buộc biên kiến / càng thêm kiên cố;
cũng chính nơi đó / lại là cửa ngỏ
cho người có trí / xẻ lưới niệm khởi.
7. Pháp này nơi khác / chưa từng nghe qua
nên gọi Phật là / đạo sư duy nhất.
Nếu gọi ngoại đạo / [là bậc đạo sư] /
thì khác gì gọi / cáo là sư tử,
chỉ giống như lời / tâng bốc mà thôi.
8. Tuyệt thay đạo sư! Tuyệt thay chỗ nương!
Tuyệt thay luận sư! Tuyệt thay cứu độ!
Đối trước bậc Thầy / khéo thuyết duyên khởi,
con xin đảnh lễ.
9. Để giúp chữa bệnh / nên đấng Lợi Sinh
dạy cho hữu tình
lý luận vô song
xác định tánh không, / trái tim chánh pháp.
10. Lối duyên khởi này
nếu thấy mâu thuẫn / không thể xác minh
thì pháp của Phật
làm sao có thể / thông đạt cho được?
11. Với Phật, bao giờ
chứng được tánh không / qua nghĩa duyên khởi
sẽ thấy tuy rằng / không có tự tánh
vẫn tạo tác dụng, / không hề mâu thuẫn.
12. Phật dạy nếu như / thấy điều ngược lại,
ở trong tánh không / không có tác dụng
có tác dụng lại / không có tánh không,
sẽ phải rơi vào / vực sâu hung hiểm.
13. Vì lý do này / giáo pháp Phật dạy
hết mực đề cao / chứng ngộ duyên khởi;
không phải hoàn toàn / là không hiện hữu,
mà cũng không phải / là có tự tánh.
14. Sự tự-có như / hoa đốm giữa trời,
vì vậy không gì / là không tùy thuộc.
Nếu sự vật nhờ / chính mình mà có
thì không thể nào / tùy thuộc nhân duyên.
15. Nên Phật dạy rằng “vì không có gì
không từ duyên khởi
nên trừ phi là / không có tự tánh
bằng không chẳng có / pháp nào tồn tại.”
16. Phật dạy: “Tự tánh / không hề biến chuyển,
nên nếu các pháp / có chút tự tánh
thì quả niết bàn / không thể nào có,
niệm khởi cũng không / cách nào tịch diệt.”
17. Vì vậy nhiều lần / trước hàng trí giả
đức Phật nói bằng / tiếng sư tử hống,
rằng “sự vật vốn / tách lìa tự tánh”
Lời này đố ai / đủ sức phản biện.
18. Tự tánh mảy may / cũng không hề có,
mọi sự đều là / “tùy vào cái này
mà cái kia sinh.” / Có cần phải nói
rằng hai điều này / không hề mâu thuẫn?
19. “Vì hiện khởi nên
không vướng biên kiến.”
Chính vì đức Phật / khéo thuyết như vậy
nên gọi Ngài là / luận sư vô song.
20. “Hết thảy mọi sự / chân tánh vốn không”;
“từ điều này mà / quả kia sinh ra”:
hai khẳng định này hỗ trợ lẫn nhau
không hề mâu thuẫn.
21. Nhiệm mầu nào hơn?
kỳ diệu nào hơn?
Tán dương như vậy / mới là tán dương,
bằng không chẳng xứng.
22. Những ai vì bởi / mê muội khống chế
bất thuận với Phật / thì trước âm thanh
của không-tự-tánh / chẳng thể nào kham,
việc này không lạ.
23. Nhưng nếu tin nhận / kho tàng trân quí
của lời Phật dạy / về thuyết duyên khởi,
mà không kham nổi / tiếng gầm tánh không
mới thật lạ kỳ.
24. Lý duyên khởi là / cánh cửa vô thượng,
lối ngỏ dẫn vào / sự không-tự-tánh.
Nếu kẻ phàm phu / dựa danh duyên khởi
mà chấp tự tánh / thì phàm phu ấy
25. lạc mất lối ngỏ
mà chư thánh giả / đã từng khéo qua.
Đâu là phương tiện / đưa họ về lại
với con đường lành / khiến cho Phật vui?
26. “Tự tánh, không giả, / và không tùy thuộc”
cùng với “duyên sinh, / tùy thuộc, giả hợp”,
Làm sao có thể / qui về một chỗ
mà không mâu thuẫn?
27. Vì thế điều gì / từ duyên sinh ra,
mặc dù bản lai / vốn lìa tự tánh,
nhưng mà tướng hiện / lại giống như có,
nên Phật nói rằng / mọi sự hư huyễn.
28. Vì lý do này / nên con hiểu được
dù ai chống đối / với lời Phật dạy
vẫn không làm sao / xét đúng luận lý
mà tìm ra được / chút sơ hở nào.
29. Tại sao như vậy? / Vì lời giảng này
khiến cho sự vật—dù là thấy được /
hay không thể thấy— khả năng khẳng định /
hay là phủ định đều lìa rất xa.
30. Chính nhờ con đường / duyên khởi này đây,
thấy được lời Phật / thật không đâu sánh.
Vì lẽ này mà / khởi niềm xác quyết
Pháp nào của Phật / cũng đều đúng cả.
31. Phật chứng như nghĩa / rồi khéo nói ra,
những ai dụng công / theo gót chân Ngài,
bao nhiêu suy thoái / hết thảy đều xa,
bao gốc lỗi lầm / đều hồi đầu cả.
32. Còn người quay lưng / với lời Phật dạy
thì dù lao lực / trong thời gian dài
lỗi vẫn tăng thêm—như thể gọi mời—
là vì nương vào / tri kiến chấp ngã.
33. Tuyệt vời lắm thay! / Khi người có trí
hiểu sự khác biệt / giữa hai điều này
khi ấy đáy lòng / không thể nào không
sâu xa kính Phật.
34. Hãy khoan nói đến / vô lượng giáo pháp,
chỉ cần ý nghĩa / một nhánh nhỏ thôi,
dù chỉ đại khái / có được lòng tin,
cũng vẫn đạt được / niềm vui thù thắng.
35. Than ôi! con vì / tâm trí mê muội,
khối thiện đức ấy / qui y đã lâu,
thế nhưng cho dù / chỉ một mẩu nhỏ
cũng chưa hề có.
36. Tuy vậy, trước khi / sinh mạng một dòng
chảy cạn hết vào / miệng của Thần chết,
tín tâm nơi Phật / con được chút ít,
thiết nghĩ đó cũng / là điều đại hạnh.
37. Bậc thuyết duyên khởi / trong khắp giảng sư;
Trí chứng duyên khởi / trong khắp các trí;
Chỉ có Phật như / đế vương tôn thắng / trong cõi thế gian
mới khéo biết được, / người khác chẳng thể.
38. Bất kể là Phật / dạy cho pháp gì,
đều phát xuất từ / giáo lý duyên sinh
và đều hướng đến / mục tiêu niết bàn
Phật không hạnh nào / không khiến tịnh an.
39. Ôi! Giáo pháp Phật
rơi vào tai ai
đều khiến bình an,
hỏi ai lại chẳng / thiết tha giữ gìn.
40. Pháp này tận diệt / hết thảy đối địch;
làm tan biến hết / mâu thuẫn trước sau;
giúp cho toàn thành / cả hai lợi ích;
nhờ diệu pháp này / hoan hỉ càng tăng.
41. Chính vì vậy mà
Phật vô số kiếp / cho rồi lại cho:
khi thì cho thân / lúc lại cho mạng,
cho cả thân nhân, / thọ dụng tài sản.
42. Thấy được thiện đức / của giáo pháp này,/
con thật như là / con cá mắc câu,
từ nơi tim Phật / bị cuốn phăng vào.
Chẳng thể chính tai / nghe lời Phật dạy / thật là bất hạnh.
43. Nỗi thương tâm này / ray rức mãnh liệt,
níu mãi không buông / tâm trí của con.
Cũng tựa như là / trái tim người mẹ
giữ mãi không rời / đứa con thân yêu.
44. Mỗi khi con nhớ / đến lời Phật dạy,
là ý nghĩ này / lại hiện trong con:
“Bổn sư đứng giữa / vùng hào quang sáng,
tướng hảo chánh phụ / rực rỡ rạng ngời,
45. đã dùng Phạm Âm / mà thuyết như vậy.”
Ảnh Phật khi ấy / hiện ra trong con,
xoa dịu trái tim / rát bỏng mòn mỏi,
như trăng thanh mát / dịu cõi nóng khô.
46. Đối với giáo pháp / kỳ diệu này đây
phàm phu kém trí
thấy rối mịt mờ
như là cỏ bện.
47. Nhìn thấy cảnh này / con đã lắm lần
theo bậc trí giả
cố gắng nỗ lực
tìm rồi lại tìm / ý thật của Phật.
48. Khi ấy con học
rất nhiều kinh luận / tông môn trong ngoài,
tâm triền miên khổ
vì lưới hoài nghi.
49-51. Cỗ xe vô thượng / mà Phật để lại,
hai đầu có-không / đều lìa bỏ hết,
được đức Long-thọ—người Phật thọ ký—
giảng đúng như thật.
Vườn hoa kun-da / của luận Long thọ
ngời ánh nguyệt quang / của luận Nguyệt Xứng
trắng sáng rạng soi / tỏ tường khắp cả,
trí tuệ vô cấu / một khối tròn đầy,
du hành vô ngại / giữa trời giáo thuyết,
xóa tan tăm tối / trái tim chấp thủ,
ngàn sao tà thuyết / đều phải lu mờ.
Nhờ ơn đạo sư / thấy được điều này,
tâm con khi ấy / mới thật bình yên.
52. Trong mọi thiện hạnh / mà Phật đã làm, /
thuyết pháp là nhất. Pháp thuyết cũng vậy, /
là pháp này đây. Vì vậy kẻ trí /
nên từ chỗ này mà nhớ đến Phật.
53. Theo gót đấng bổn sư / tôi xuất gia thanh tịnh
tu học lời Phật dạy / không để cho kém cỏi
Tỷ kheo này cố gắng / tu tập hạnh du già
để tỏ lòng tôn kính / với bậc Đại Chân Thật.
54. Gặp được giáo pháp này / của bậc Thầy vô thượng
hết thảy đều nhờ vào / lòng từ của Ân sư
Vậy công đức nơi đây / tôi nguyện xin hồi hướng
cho chúng sinh luôn được / bậc chân sư giữ gìn.
55. Pháp của đấng Lợi Sinh / nguyện cùng tận sinh tử
không bao giờ khuynh động / bởi ngọn gió tà niệm;
nguyện luôn đầy ắp người / chứng cảnh giới lời Phật
nhờ đó tâm xác quyết / tin tưởng đấng đạo sư.
56. Nguyện trì pháp Mâu ni,
sáng soi lý duyên khởi,
mọi đời kiếp về sau / xả bỏ cả thân mạng
không bao giờ xao lãng / dù chỉ thoáng chốc thôi.
57. “Bậc dẫn đường tối thượng / bỏ công khó vô lượng
mới đạt được pháp này
nay dùng cách nào đây / để hoằng dương chánh pháp?”/)
nguyện tôi ngày lẫn đêm / luôn quán xét điều này.
58. Khi nỗ lực như vậy / với đại nguyện trong sáng
Nguyện Phạm Thiên, Đế Thích, / cùng chư vị hộ thế
và hộ pháp như là / đức Mahakala
luôn nâng đỡ cho tôi / không bao giờ lơi nghỉ
Bài pháp tên “Tinh Túy Trí Khéo Thuyết” này do bậc Tỷ kheo Đa văn Losang Dragpa trước tác.
Hồng Như Thupten Munsel chuyển Việt ngữ từ Tạng ngữ (Kopan Monastery Prayer Book), tham khảo với các bản dịch Anh ngữ của Thupten Jinpa Kilty Galvin, 12 tháng 5 năm 2019
Việt (Vietnamese) | Tạng (Tibetan) | Tạng-Việt-Anh (Tibetan-Vietnamese-English
Lama Tsongkhapa: LỜI NGUYỆN CUỐI LAMRIM ĐẠI LUẬN
-Tựa Đề Tạng Ngữ (Tibetan Title): ࿓༅༎་ལམ་རིམ་སྨོན་ལམ་བཞུགས་སོ༎ -Tác giả (author): Lama Tsongkhapa (Lama Tông Khách Ba) (sơ tổ dòng Gelug) -Việt ngữ (translator): Hồng Như, bản mới 2018 –Nghe Tụng (chanting): Lab Kyabgon Rinpoche <Youtube> |
༡༽ དེར་ནི་རིང་དུ་འབད་ལས་ཚོགས་གཉིས་ནི ། ། DER NI RING DU BÄ LÄ TSHOG NYI NI From my two collections, vast as space, that I have amassed Bấy lâu gắng tu / được nhị lương này མཁའ་ལྟར་ཡངས་པ་གང་ཞིག་བསགས་པ་དེས ། ། KHA TAR YANG PA GANG ZHIG SAG PA DE From working with effort at this practice for a great length of time, Rộng như trời rộng, / xin vì những ai བློ་མིག་མ་རིག་གིས་ལྡོངས་འགྲོ་བ་ཀུན ། ། LO MIG MA RIG GI DONG DRO WA KÜN May I become the chief leading buddha for all those mắt tuệ khuất lấp / bởi màn vô minh རྣམ་འདྲེན་རྒྱལ་བའི་དབང་པོར་བདག་གྱུར་ཅིག ། NAM DREN GYÄL WÄI WANG POR DAG GYUR CHIG Whose mind’s wisdom eye is blinded by ignorance. con nguyện thành Phật / thượng thủ dẫn đường ༢༽ དེར་མ་སོན་པའི་ཚེ་རབས་ཀུན་ཏུ་ཡང་། ། DER MA SÖN PÄI TSHE RAB KÜN TU YANG Even if I do not reach this state, may I be held Khi chưa được vậy / nguyện mọi kiếp sau འཇམ་པའི་དབྱངས་ཀྱིས་བརྩེ་བས་རྗེས་བཟུང་ནས ། ། JAM PÄI YANG KYI TSE WÄ JE ZUNG NÄ In your loving compassion for all lives, Manjushri, Được đức Mạn thù / thương yêu gìn giữ, བསྟན་པའི་རིམ་པ་ཀུན་ཚང་ལམ་གྱི་མཆོག ། TÄN PÄI RIM PA KÜN TSHANG LAM GYI CHOG May I find the best of complete graded paths of the teachings, Trọn vẹn thắng pháp / trình tự đạo giác, རྙེད་ནས་སྒྲུབ་པས་རྒྱལ་རྣམས་མཉེས་བྱེད་ཤོག ། NYE NÄ DRUB PÄ GYÄL NAM NYE JE SHOG And may I please all the buddhas by my practice. Nguyện gặp và tu / khiến Phật đẹp lòng ༣༽ རང་གིས་ཇི་བཞིན་རྟོགས་པའི་ལམ་གྱི་གནད ། ། RANG GI JI ZHIN TOG PÄI LAM GYI NÄ Using skillful means drawn by the strong force of compassion, Chứng đúng như thật, cốt lõi đường tu ཤུགས་དྲག་བརྩེ་བས་དྲངས་པའི་ཐབས་མཁས་ཀྱིས ། ། SHUG DRAG TSE WÄ DRANG WÄI THAB KHÄ KYI May I clear the darkness from the minds of all beings Lấy lực đại từ / làm thiện phương tiện འགྲོ་བའི་ཡིད་ཀྱི་མུན་པ་བསལ་བྱས་ནས ། ། DRO WÄI YI KYI MÜN PA SÄL JÄ NÄ With the points of the path as I have discerned them: Quét sạch bóng tối / trong tâm hữu tình རྒྱལ་བའི་བསྟན་པ་ཡུན་རིང་འཛིན་གྱུར་ཅིག ། GYÄL WÄI TÄN PA YÜN RING DZIN GYUR CHIG May I uphold Buddha’s teachings for a very long time. Giữ cho Pháp Phật / tồn tại dài lâu. ༤༽ བསྟན་པ་རིན་ཆེན་མཆོག་གིས་མ་ཁྱབ་པའམ། TÄN PA RIN CHEN CHOG GI MA KHYAB PAM With my heart going out with great compassion Thắng Pháp quí giá / phương nào chưa thịnh, ཁྱབ་ཀྱང་ཉམས་པར་གྱུར་པའི་ཕྱོགས་དེར་ནི ། ། KHYAB KYANG NYAM PAR GYUR WÄI CHOG DER NI In whatever direction the most precious teachings Hay là đã thịnh / nhưng rồi đã suy སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོས་ཡིད་རབ་བསྐྱོད་པ་ཡིས ། ། NYING JE CHEN PÖ YI RAB KYÖ PA YI Have not yet spread, or once spread have declined, Nguyện lấy đại bi / chấn động lòng người ཕན་བདེའི་གཏེར་དེ་གསལ་བར་བྱེད་པར་ཤོག ། PHÄN DEI TER DE SÄL WAR JE PAR SHOG May I reveal this treasure of happiness and aid. Khai mở rạng ngời / kho tàng phúc lạc ༥༽སྲས་བཅས་རྒྱལ་བའི་རྨད་བྱུང་འཕྲིན་ལས་ལས༎ SÄ CHÄ GYÄL WÄI MÄ JUNG THRIN LÄ LÄ May the minds of those who wish for liberation be granted bounteous peace Nương hạnh nhiệm mầu / của Phật, Bồ tát ལེགས་གྲུབ་བྱང་ཆུབ་ལམ་གྱི་རིམ་པས་ཀྱང་། ། LEG DRUB JANG CHUB LAM GYI RIM PÄ KYANG And the buddhas’ deeds be nourished for a long time Cùng với trình tự / đường tu giác ngộ ཐར་འདོད་རྣམས་ཀྱི་ཡིད་ལ་དཔལ་སྟེར་ཞིང་། ། THAR DÖ NAM KYI YI LA PÄL TER ZHING By even this graded path to enlightenment completed Nguyện làm rực rỡ / tâm người cầu thoát, རྒྱལ་བའི་མཛད་པ་རིང་དུ་སྐྱོང་གྱུར་ཅིག ། GYÄL WÄI DZÄ PA RING DU KYONG GYUR CHIG Due to the wondrous virtuous conduct of the buddhas and their sons. Huân dưỡng lâu dài / thiện hạnh Thế tôn. ༦༽ ལམ་བཟང་བསྒྲུབ་པའི་མཐུན་རྐྱེན་སྒྲུབ་བྱེད་ཅིང་༎ LAM ZANG DRUB PÄI THÜN KYEN DRUB JE CHING May all human and non-human beings who eliminate adversity Nguyện làm thuận duyên / cho pháp lành này གལ་རྐྱེན་སེལ་བྱེད་མི་དང་མི་མིན་ཀུན ། ། GÄL KYEN SEL JE MI DANG MI MIN KÜN And create conducive conditions for practicing the excellent paths Nghịch duyên quét hết, / cho khắp mọi loài / nhân và phi nhân ཚེ་རབས་ཀུན་ཏུ་རྒྱལ་བས་བསྔགས་པ་ཡི ། ། TSHE RAB KÜN TU GYÄL WÄ NGAG PA YI Never be parted in any of their lives Mọi đời kiếp sau / không bao giờ lìa རྣམ་དག་ལམ་དང་འབྲལ་བར་མ་གྱུར་ཅིག ། NAM DAG LAM DANG DRÄL WAR MA GYUR CHIG From the purest path praised by the buddhas. Đường tu trong sáng / mà Phật tán dương. ༧༽གང་ཚེ་ཐེག་པ་མཆོག་ལ་ཆོས་སྤྱོད་བཅུའི༎ GANG TSHE THEG PA CHOG LA CHÖ CHÖ CHÜI Whenever someone makes effort to act Nguyện cho bao giờ / ở nơi thắng thừa ཚུལ་བཞིན་བསྒྲུབ་ལ་བརྩོན་པ་དེ་ཡི་ཚེ ། ། TSHÜL ZHIN DRUB LA TSÖN PA DE YI TSHE In accordance with the ten-fold Mahayana virtuous practices Thuận theo thập thiện / hành trì tinh tấn, མཐུ་ལྡན་རྣམས་ཀྱིས་རྟག་ཏུ་གྲོགས་བྱེད་ཅིང་། ། THU DÄN NAM KYI TAG TU DROG JE CHING May he always be assisted by the mighty ones, Sẽ luôn được chư / Đại lực nâng đỡ, ཀྲ་ཤིས་རྒྱ་མཚོས་ཕྱོགས་ཀུན་ཁྱབ་གྱུར་ཅིག ། TRA SHI GYA TSÖ CHOG KÜN KHYAB GYUR CHIG And may oceans of prosperity spread everywhere. Biển rộng cát tường / tràn khắp mọi nơi. ཅེས་པ་འདི་ནི་རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པས་མཛད་པའོ། ། Bài pháp này do đức Tsong Khapa trước tác |
Lama Tsongkhapa: BA ĐIỂM TINH YẾU CỦA ĐƯỜNG TU
– English Title: Three Principal Aspects of the Path, English translation by Lama Zopa Rinpoche– Tác Giả (Author): Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug) – Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch lại 2017, nhuận văn 2021 |
Bản Việt ngữ mới nhuận văn: 2021
Tiếng Việt:
[TÁN DƯƠNG ĐẢNH LỄ]
Con xin kính lễ / các đấng Tôn Sư.
[HỨA VIẾT LUẬN]
[1] Giáo pháp Phật dạy / trọn nghĩa tinh yếu;
Con đường Phật và / Bồ tát tán dương;
Lối ngỏ mở ra / cho kẻ thiện duyên / khát khao giải thoát
Là những điều mà / Thầy sẽ hết lòng / giải thích ở đây.
[KHUYẾN NGHE]
[2] Ai người không cầu / lạc thú thế gian
Gắng tận dụng cảnh / ung dung sung mãn
Noi theo con đường / khiến Phật hoan hỉ,
Bậc thiện duyên này, / xin hãy lắng nghe / với tâm trong sáng.
[VÌ SAO CẦN KHỞI TÂM BUÔNG SINH TỬ]
[3] Tâm quyết cầu thoát / nếu chưa thật có
Thì biển luân hồi / tìm cầu thiện báo, / chẳng cách nào ngưng.
Lại luyến sinh tử, / nên kẻ có thân / luôn bị buộc ràng,
Vậy ngay từ đầu / phải sớm tìm cầu / tâm buông sinh tử.
[LÀM SAO PHÁT TÂM BUÔNG SINH TỬ]
[4] Ung dung sung mãn / là điều khó gặp, /
mạng sống thì lại / ngắn ngủi không bền:
Ý nghĩ này đây / tập cho quen thuộc, /
tâm rồi sẽ thôi / đắm chuyện đời này.
Phải luôn nhớ rằng / nghiệp quả không sai; /
toàn bộ luân hồi / không ngoài khổ não:
Hãy cứ như vậy / thường xuyên nhớ nghĩ, /
tâm sẽ không còn / đắm chuyện đời sau.
[THẾ NÀO MỚI ĐÚNG LÀ KHỞI TÂM BUÔNG SINH TỬ]
[5] Cứ thế, đối với / phồn vinh thế tục,
Đã tuyệt không còn / khởi niệm luyến tham,
Ngày cũng như đêm / đều mong giải thoát:
Tâm buông sinh tử / bấy giờ khởi sinh.
[VÌ SAO CẦN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ]
[6] Nhưng dù có được / tâm buông sinh tử
Mà không phối hợp / với tâm bồ đề
Cũng chẳng thể nào / thành nhân đại lạc / của chánh đẳng giác.
Bởi vậy kẻ trí / phát tâm bồ đề.
[LÀM SAO PHÁT TÂM BỒ ĐỀ]
[7] Bị bốn sông lớn / cuồn cuộn cuống phăng,
Nghiệp cũ buộc ràng / khó lòng tháo gỡ,
Vướng kẹt trùng trùng / lưới sắt chấp ngã,
Khuất ngạt đêm dày / bóng tối vô minh,
[8] Sinh tử, tử sinh, / triền miên bất tận
Chịu ba loại khổ, bức bách không cùng.
Hiền mẫu của tôi / sống như thế đó:
Nhớ nghĩ như vậy, / để mà phát tâm / vô thượng bồ đề.
[THẾ NÀO MỚI ĐÚNG LÀ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ]
[bổ sung] Tóm lại giống như / mẹ thấy con yêu / rơi vào hố lửa
Dù chỉ một giây / cũng đằng đẳng dài / hàng vô lượng kiếp
Nghĩ đến tất cả / hiền mẫu đa sinh / khổ đau vô tận
Tâm không chịu nổi / dù chỉ một giây,
Tự nhiên thiết tha / vì chúng sinh mà / cầu vô thượng giác,
Khi ấy là lúc / đã phát được tâm / vô thượng bồ đề.
[VÌ SAO CẦN CHỨNG NHƯ THẬT TRI KIẾN]
[9] Nhưng thiếu trí tuệ / chứng chân thực tại
Thì dù có đã / phát tâm buông xả, / và tâm bồ đề.
Cũng chẳng thể nào / chặt gốc sinh tử.
Vậy phải tìm cách / chứng lý duyên sinh.
[TRỎ RA NHƯ THẬT TRI KIẾN]
[10] Ai người thấy pháp / luân hồi, niết bàn,
Đều thuận nhân quả / không hề sai chạy,
Và mọi đối cảnh / của tâm chấp bám / toàn bộ rã tan,
Thì đó là người / bước vào con đường / khiến Phật hoan hỉ.
[NHƯ THẬT TRI KIẾN QUÁN SÁT CHƯA THÀNH]
[11] Hiểu được tướng hiện—duyên sinh không sai
Hiểu được tánh không—vắng mọi khẳng định
Hai sự hiểu này / hễ còn riêng lẻ
Là còn chưa chứng / ý thật của Phật.
[NHƯ THẬT TRI KIẾN QUÁN SÁT ĐÃ THÀNH]
[12] Bao giờ đồng loạt / không còn xen kẻ,
Chính lúc chứng biết / duyên sinh không sai
Là lúc rã tan / đối cảnh vọng chấp
Khi ấy chánh-kiến-quán-sát vẹn toàn.
[ĐIỂM THÙ THẮNG CỦA TRI KIẾN TRUNG QUÁN CỤ DUYÊN]
[13] Hơn nữa, vì hiện / mà tan chấp có;
Vì tánh không mà / tan hết chấp không.
Biết rõ thế nào / từ nơi tánh không / hiện ra nhân quả,
Khi ấy không còn / vướng chấp biên kiến.
[ĐẠT NIỀM XÁC QUYẾT RỒI, KHUYÊN TIẾP TỤC TU]
[14] Bao giờ ba điểm / tinh yếu Phật đạo
Con tự chứng biết / đúng như sự thật
Khi ấy, con ơi / tìm nơi thanh tịnh, / tu cho tinh tấn
Mục tiêu cứu cánh / hãy chóng viên thành.
hết
Xem bản Tạng – Anh – Việt ở trang sau
http://www.hongnhu.org/ba-diem-tinh-yeu/2/(opens in a new tab)
Geshe Dawa giảng về LAMA TSONGKHAPA ĐẠO SƯ DU GIÀ (đánh máy)
Geshe Dawa giảng về Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Đâu Xuất Tịnh Độ – Ganden Lha Gyama – pháp đạo sư du già Lama Tông Khách Ba Thể loại: Đánh máy bài giảng – Ngôn ngữ: Việt – Việt ngữ: Hồng Như Điều kiện – Prerequisites: Mọi người đều có thể đọc và hành trì – Everyone can read and practice |
ĐẠO SƯ DU GIÀ Lama Tsongkhapa (Trăm Đấng Bổn Tôn Cõi Đâu Xuất Tịnh Độ – Ganden Lha Gyama)
– English Title: Hundreds Deities of Tushita – Tibetan: GANDEN LHA GYA MA – Ngôn ngữ: Anh – Việt – Tạng Âm Việt ngữ: Hồng Như Điều kiện – Prerequisites: Mọi người đều có thể đọc và hành trì – Everyone can read and practice |
Lama Tsongkhapa: NỀN TẢNG MỌI THIỆN ĐỨC
– English Title: The Foundation of All Good Qualities – Tibetan: ཡོན་ཏན་གཞིར་གགྱུར་མ། Tác Giả (Author): Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug) Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2011. |
Lama Tsongkhapa: LAMRIM TINH YẾU LUẬN: Chứng Đạo Ca
– English Title: Song of Experience – Tác Giả (Author): Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug) – Việt ngữ: Hồng Như |
1: Bản mới, nhuận văn 2021 (dịch từ Tạng ngữ) 2: Bản mới 2019: Tạng Anh Việt (dịch từ Tạng ngữ) 3: Bản cũ 2004 (dịch từ Anh ngữ)
BẢN MỚI, DỊCH TỪ TẠNG NGỮ (2019, nhuận văn 2021)
Tiếng Việt
Tibetan title: Lam rim nyams mgur
Tựa đề tiếng Việt: LAMRIM CHỨNG ĐẠO CA: Tinh Yếu Trình Tự Đường Tu Giác Ngộ
1. Thân sinh ra từ / muôn vạn thiện lành;
Lời nói toàn thành / nguyện ước chúng sinh;
Ý thấy khắp cả / đúng như sự thật:
Trước bậc đứng đầu / dòng họ Thích ca / con xin đảnh lễ.2. Là trưởng tử của / bậc Thầy vô song,
Đảm đương việc làm / của khắp chư Phật,
Du hí thị hiện / hằng sa cõi giới:
Di Lạc, Văn Thù / con xin kính lễ.3. Dù nghĩa Phật mẫu / thậm thâm khó lường,
Vẫn giảng đúng như / ý thật của Phật:
Long thọ, Vô trước, / ba cõi danh lừng,
Đê đầu dưới chân / con xin kính lễ.4. Là người tiếp giữ / mọi điểm tinh yếu / kho tàng khai thị / đầy đủ không sai
Của hai đường tu / tri kiến thâm sâu, / thiện hạnh quảng đại,
Được truyền xuống từ / nhị đại tổ sư.
Đức Atisa (Di-pam-ka-ra), con xin kính lễ.5. Ân sư là mắt / cho chúng con nhìn / muôn trùng kinh điển;
Là lòng sông cạn / đưa kẻ thiện duyên / sang bờ giải thoát;
Từ bi vận dụng / mọi thiện phương tiện, / soi tỏ lối đường:
Khắp đấng Ân sư / con xin kính lễ.6. Là ngọc trang nghiêm / trên đỉnh bậc trí / cõi Diêm phù đề;
Tràng phang danh xưng / lẫy lừng khắp chúng;
Pháp chân truyền từ / Long thọ, Vô trước:
Là Trình Tự Đường / Dẫn Đến Giác Ngộ.7. Vì bởi pháp này / làm tròn nguyện ước / chín loại chúng sinh
Nên đây chính là / vua của vua pháp,
Là lòng biển rộng / rạng ngời khéo giảng,
Nơi ngàn dòng suối / luận văn đổ về.
Giúp người tu hiểu / trăm vạn pháp môn / vốn không mâu thuẫn;
Giúp trọn pháp Phật / tỏa rạng thành lời / trực chỉ khai thị / trong trí người tu;
Giúp cho dễ dàng / hiểu được ý Phật;
Giúp giữ người tu / thoát khỏi hố thẳm / của đại ác hạnh.
Vì vậy nhiều bậc / thiện duyên Ấn-Tạng
Dốc tâm nương vào / diệu pháp này đây.
Trình tự đường tu / ba căn cơ này,
Kẻ trí không ai / không bị cuốn hút.8. Pháp này thu nhiếp / trọn lời Phật dạy,
Nên giảng hay nghe / dù chỉ một lần,
Đều như giảng, nghe / toàn bộ diệu Pháp,
Lợi ích nhất định / sẽ như sóng cả, / vì vậy hãy nên / chuyên chú tư duy.9. Rồi sẽ thấy ra / gốc rễ duyên lành
Cho mọi thiện lành / đời này kiếp sau
Nằm ở nỗ lực / mang tâm và hạnh / nương dựa đúng cách
Nơi đấng đạo sư, / là người chỉ cho / đường tu giác ngộ.
Thấy điều này rồi / cho dù mất mạng / cũng không từ bỏ,
Phải gắng làm cho / đạo sư hoan hỉ / bằng cách tu theo / lời của đạo sư.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy,
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.10. Thân người ung dung / quí giá còn hơn / bảo châu như ý
Đến chỉ một lần / cực kỳ khó gặp,
Lại dễ mất như / tia chớp giữa trời.
Thấy rõ kiếp người / chóng vánh như vậy,
Chuyện đời khác gì / trấu lép loạn bay.
Nên ngày lẫn đêm / phải luôn tận dụng / tinh túy thân này.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy,
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.11. Chết rồi chắc gì / không rơi ác đạo,
Giúp thoát sợ này / chỉ có Tam Bảo.
Vậy tâm qui y / phải giữ cho chắc,
Đừng bao giờ để / phá hạnh qui y.
Muốn được như vậy / phải khéo nghĩ về / nghiệp quả thiện ác,
Để biết chọn việc / nên bỏ, nên làm.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy,
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.12. Thân người đủ mọi / phẩm tướng cần thiết / để theo thắng đạo,
Nếu như thiếu đi / thì đường giác ngộ / không thể bứt phá.
Vậy phải gắng sao / cho có đủ cả.
Vì bởi ba cửa / nhuốm đầy cấu nhiễm / ác nghiệp, rơi đọa,
Khẩn thiết nhất là / tẩy tịnh nghiệp chướng,
Nên bốn sám lực / phải thường trân quí / áp dụng siêng năng.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.13. Tai hại khổ đế / không nỗ lực quán
Thì tâm cầu thoát / không thật phát sinh.
Nguyên nhân của khổ / luân chuyển thế nào, / nếu không quán chiếu
Thì gốc luân hồi / không biết cách chặt.
Cần nhất phải biết / chán khổ sinh tử, / khởi tâm cầu thoát,
Và biết điều gì / trói buộc mình trong / sinh tử luân hồi.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy,
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.14. Phát tâm bồ đề / là cốt lõi của / đường tu Đại thừa;
Nền tảng, chỗ dựa / của khắp muôn trùng / sóng cả thiện hạnh;
Tựa như thuốc tiên / hóa sắc thành vàng, / biến tất cả thành / hai kho phước trí;
Là cả kho tàng / công đức đồ sộ, / chứa hết vô lượng / thiện đức bồ đề.
Vì biết điều này / nên chư bồ tát / uy dũng tự tại
Gìn giữ tâm ấy / sâu thẳm bên trong / cốt tủy pháp hành.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.15. Thí là ngọc quý / toàn thành ước nguyện / cho khắp chúng sanh;
Vũ khí thượng thặng / chặt phăng nút thắt / của lòng keo bẩn;
Là hạnh bồ tát / sinh nguồn dũng cảm / không hề chán mệt;
Và là nền tảng / khiến cho danh lành / truyền khắp mười phương.
Vì biết điều này / nên người có trí / xả hết thân mạng / tài sản công đức,
Chỉ để nương theo / con đường lành này.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.16. Giới là nước trong / giặt sạch tất cả / vết nhơ ác nghiệp;
Là ánh trăng thanh / xoa dịu nỗi đau / rát bỏng phiền não;
Đứng giữa phàm phu, / thân thể rạng ngời / như núi Tu di,
Không cần thị uy / nhiếp phục khắp cả.
Vì biết điều này / nên chư giác giả,
Giữ giới đã thọ / quí như đôi mắt.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.17. Nhẫn là trang sức / quí giá nhất cho / người có quyền năng;
Là sức chịu đựng / tuyệt bậc dành cho / bức bách phiền não;
Là kim sí điểu / bay vút giữa trời, / làm khắc tinh của / rắn thù sân hận;
Là lớp giáp bào / kiên cố ngăn chận / vũ khí ác ngữ.
Biết vậy cho nên / giáp bào kham nhẫn,
Bằng đủ mọi cách / phải tập làm quen.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.18. Khoát lớp giáp bào / tinh tấn bất thoái
Thì học và chứng / tăng trưởng nhanh như / trăng đến độ rằm,
Làm gì cũng đều / tràn đầy ý nghĩa,
Và đều mang đến / kết quả mong cầu.
Vì biết như vậy / nên chư bồ tát
Cuộn sóng tinh tấn / quét sạch hết thảy / mọi kiểu biếng lười.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.19. Định là đại vương / ngự trị tâm thức.
Để yên, bất động / như núi Tu Di
Mở ra, thu nhiếp / toàn bộ thiện pháp,
Cho hỉ lạc nhờ / nhu nhuyễn thân tâm.
Vì biết vậy nên / hành giả tự tại
Luôn nương pháp định / diệt thù tán tâm.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.20. Tuệ là đôi mắt / thâm chứng tánh Như;
Là con đường bứng / sạch gốc luân hồi;
Là kho tánh đức / kinh luận tán thán;
Và nổi danh là / ngọn đèn vô thượng / xua bóng vô minh.
Vì biết như vậy / nên người có trí / tìm cầu giải thoát
Nỗ lực đủ cách / tu theo đường này.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.21. Nếu chỉ dựa vào / mỗi định-nhất-tâm / thì không thấy được
Khả năng chặt đứt / gốc rễ luân hồi.
Nếu chỉ có tuệ / thiếu đi tịnh chỉ
Thì dù quán chiếu / truy tìm đến đâu / vẫn không thể nào / dứt được phiền não.
Vì vậy kẻ trí / lấy tuệ thâm nhập / vào chân thực tại
Cưỡi trên lưng ngựa / tịnh chỉ diệu trạm;
Dùng vũ khí bén / luận lý Trung đạo / không vướng biên kiến
Phá tan hết thảy / khái niệm phân biệt / chấp thường chấp đoạn.
Dùng tuệ rộng lớn / quán chiếu chính xác
Để làm khai mở / trí chứng tánh Như.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.22. Nhờ thiền nhất tâm / mà đạt tam muội,
Chẳng gì đáng nói. / Dùng quán sát trí
Truy xét tầm tư, / mà vẫn yên lắng,
Bất động vững vàng / nơi chân thực tại,
Thấy rồi nỗ lực / hợp nhất chỉ quán,
Đây mới chính thật / là điều nhiệm mầu.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.23. Khi vào trong định, Không – như không gian;
Khi xuất trở ra, Không – như huyễn cảnh;
Tán dương những ai / nhờ tu như vậy / hợp nhất phương tiện / cùng với trí tuệ
Nhờ đó siêu việt / các hạnh bồ tát.
Để chứng điều này / nên bậc thiện duyên
Không đành lòng với / đường tu riêng lẻ.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.24. Như thế chính là / đường tu phổ thông, / thiết yếu cho hai / thắng đạo đại thừa.
là cỗ xe nhân / và cỗ xe quả.
Tu rồi hãy tìm / nương sự che chở / của bậc thuyền trưởng / trí tuệ tài ba
Để mà bước vào / biển cả mật pháp.
Rồi nhờ dựa vào / lời giảng toàn hảo
Sẽ không phí uổng / thân người có đây.
Thầy là hành giả / đã tu như vậy
Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.25. Vì để huân tập / tâm của chính mình,
Cũng để làm lợi / cho hàng thiện duyên,
Thầy đã giải thích / bằng lời dễ hiểu
Trọn vẹn đường tu / khiến Phật đẹp lòng.
Nương công đức này / nguyện cho chúng sinh
Không bao giờ lìa / chánh đạo tối thượng.
Thầy là hành giả / đã nguyện như vậy.
Con cầu giải thoát / cứ hãy nguyện theo.
Trình tự đường tu giác ngộ được trình bày ngắn gọn theo dạng dễ nhớ khó quên, do tỷ kheo đa văn, người đã buông xả, tên Lobsang Drakpa [Lama Tsongkhapa] viết nơi núi lớn lan nhã tại Geden Nampar Gyalwai Ling.
Bản tiếng Việt: Hồng như Thupten Munsel, 2019: Bản mới dịch lại từ Tạng ngữ, tham khảo với ba bản dịch, Alex Berzin, Thupten Jinpa và Ven. Joan Nicell.