– English Title: The Foundation of All Good Qualities – Tibetan:ཡོན་ཏན་གཞིར་གགྱུར་མ། Tác Giả (Author): Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug) Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2011.
༄༅།།ཡོན་ཏན་གཞིར་གགྱུར་མ། NỀN TẢNG MỌI THIỆN ĐỨC – The Foundation Of All Good Qualities (Yöntän Zhir Gyurma)
Nền tảng mọi thiện đức là đấng tôn sư từ hòa tuyệt hảo Nương dựa đúng cách nơi Thầy là gốc rễ của đường tu. Nay con được sự tin hiểu này, nguyện kiên trì cố gắng Xin hộ trì cho con tha thiết kính nương Thầy
Thân người quý giá chỉ đến một lần thôi Tràn đầy ý nghĩa nhưng khó lòng gặp lại Xin hộ trì cho tâm con không gián đoạn, Ngày đêm luôn tận dụng tinh túy kiếp người.
Cuộc sống này phù du như bọt nước, Rã tan nhanh, cái chết đến rất mau. Sau khi chết, tựa như hình với bóng, Quả thiện ác sẽ bám theo không rời
Nay con được sự tin hiểu này, Xin hộ trì cho con luôn cẩn trọng, Rời bỏ điều bất thiện dù bé nhỏ, Hoàn thành mọi việc thiện dù khó khăn.
Lạc thú thế gian là cánh cửa dẫn vào khổ đau Vì không bền lâu, cũng không đáng tin cậy. Nay con được sự tin hiểu này, Xin hộ trì cho con phát chí nguyện cầu vui giải thoát.
Từ chí nguyện cầu giải thoát trong sáng, Chánh niệm, chánh tri, và bất phóng dật sẽ phát sinh. Gốc rễ của chánh pháp là giữ giới biệt giải thoát [pratimoksha], Xin che chở cho con hoàn thành pháp tu trọng yếu này.
Cũng như con trầm luân biển Ta-bà, Hiền mẫu đa sinh của con cũng lạc vào nơi ấy. Xin hộ trì cho con phát được tâm bồ đề, Để gánh lấy trách nhiệm giải thoát chúng sinh.
Nhưng phát tâm bồ đề mà không giữ ba nẻo giới, Cũng không thể thành chánh quả. Nay con được sự tin hiểu này, Xin hộ trì cho con dốc tâm tinh tấn giữ gìn bồ tát giới.
Bao giờ tâm con thôi xao lãng không chạy theo vọng cảnh, Hiểu được ý nghĩa của thực tại, Xin hộ trì cho con mau chóng khai mở từ trong dòng tâm thức, Con đường chỉ quán bất nhị.
Một khi đường tu phổ thông, Con hành trì thuần thục trong sáng, Xin hộ trì cho con mở cánh cửa của những đứa con may mắn, Vào với Kim cang thừa tối thượng.
Lúc bấy giờ, nền tảng hoàn thành hai đại thành tựu, là giữ gìn thuần tịnh giới hạnh và mật thệ [samaya] Nay con có được lòng tin vững chắc này, Xin hộ trì cho con bảo vệ giới nguyện như bảo vệ mạng sống.
Hiểu được ý nghĩa của hai giai đoạn Tinh túy của Kim cang thừa. Thực tập tinh chuyên, không thối chuyển công phu bốn thời, Xin hộ trì cho con thành tựu lời dạy của đấng đạo sư.
Nguyện các đấng đạo sư đã dẫn con vào đường tu cao cả, Cùng các bạn đồng hành trên con đường tu ấy, Có được đời sống lâu dài. Xin hộ trì cho con chinh phục mọi chướng ngại trong ngoài.
Nguyện mọi kiếp sau / không bao giờ lìa / đạo sư toàn hảo Nguyện luôn vui trong niềm vui chánh pháp. Nhờ đạt thiện đức / chứng địa chứng đạo Mau chóng thành tựu / quả Kim Cang Trì.
Tiếng Việt (bản 2006)
Nền tảng mọi thiện đức là đấng đạo sư từ hòa thanh tịnh. Tin tưởng đúng cách nơi thầy là gốc rễ của đường tu. Nay con được sự tin hiểu này, nguyện kiên trì cố gắng, Xin hộ trì cho con thành kính nương dựa đấng đạo sư.
Kiếp người tự do quí giá này chỉ đến một lần thôi. Tràn đầy ý nghĩa nhưng khó lòng gặp lại. Xin hộ trì cho tâm con không xao lãng, Ngày cũng như đêm không uổng phí kiếp người.
Cuộc sống phù du như bọt nước, Rã tan nhanh, cái chết đến rất mau. Sau khi chết, tựa như hình với bóng, Quả báo thiện ác sẽ bám theo không rời
Nay con được sự tin hiểu này, Xin hộ trì cho con luôn cẩn trọng, Rời bỏ điều bất thiện dù bé nhỏ, Hoàn thành mọi việc thiện dù khó khăn.
Lạc thú thế gian là cánh cửa dẫn vào khổ đau Vì không bền lâu, cũng không đáng tin cậy. Nay con được sự tin hiểu này, Xin hộ trì cho con phát chí nguyện cầu vui giải thoát.
Từ chí nguyện cầu giải thoát trong sáng, Chánh niệm, tỉnh giác, và tâm cẩn trọng sẽ phát sinh. Gốc rễ của chánh pháp là giữ giới biệt giải thoát [pratimoksha], Xin che chở cho con hoàn thành môn tu trọng yếu này.
Cũng như con trầm luân trong biển Ta-bà, Các bà mẹ nhiều đời của con cũng lạc vào nơi ấy. Xin hộ trì cho con phát được tâm bồ đề, Để gánh lấy trách nhiệm giải thoát chúng sinh.
Nhưng phát tâm bồ đề mà không giữ ba nẻo giới, Cũng không thể thành chánh quả. Nay con được sự tin hiểu này, Xin hộ trì cho con dốc tâm tinh tấn giữ gìn bồ tát giới.
Bao giờ tâm con thôi xao lãng không chạy theo vọng cảnh, Hiểu được ý nghĩa của thực tại, Xin hộ trì cho con mau chóng khai mở từ trong dòng tâm thức, Con đường chỉ quán bất nhị.
Một khi đường tu phổ thông, Con hành trì thuần thục trong sáng, Xin hộ trì cho con mở cánh cửa của những đứa con may mắn, Vào với Kim cang thừa tối thượng.
Lúc bấy giờ, nền tảng hoàn thành hai đại thành tựu, là giữ gìn thuần tịnh giới hạnh và mật thệ [samaya] Nay con có được lòng tin vững chắc này, Xin hộ trì cho con bảo vệ giới nguyện như bảo vệ mạng sống.
Hiểu được ý nghĩa của hai giai đoạn Tinh túy của Kim cang thừa. Thực tập tinh chuyên, không thối chuyển công phu bốn thời, Xin hộ trì cho con thành tựu lời dạy của đấng đạo sư.
Nguyện các đấng đạo sư đã dẫn con vào đường tu cao cả, Cùng các bạn đồng hành trên con đường tu ấy, Có được đời sống lâu dài. Xin hộ trì cho con chinh phục mọi chướng ngại trong ngoài.
Cho mọi kiếp về sau, nguyện không lìa xa vị đạo sư toàn hảo, Nguyện luôn vui trong niềm vui chánh pháp. Thành tựu mọi thiện đức của chứng địa và đường tu, Nguyện sớm đạt quả vị Phật Kim Cang Trì.
– English Title: The Foundation of All Good Qualities – Tibetan:ཡོན་ཏན་གཞིར་གགྱུར་མ། Tác Giả (Author): Lama Tông Khách Ba – Lama Tsong Khapa (sơ tổ dòng Gelug) Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2011.
The foundation of all good qualities is the kind and perfect, pure guru; Correct devotion to him is the root of the path. By clearly seeing this and applying great effort, Please bless me to rely upon him with great respect.
Understanding that the precious freedom of this rebirth is found only once, Is greatly meaningful and difficult to find again, Please bless me to generate the mind that unceasingly, Day and night, takes its essence.
This life is as impermanent as a water bubble; Remember how quickly it decays and death comes. After death, just like a shadow follows the body, The results of black and white karma follow.
Finding firm and definite conviction in this, Please bless me always to be careful To abandon even the slightest of negativities And accomplish all virtuous deeds.
Seeking samsaric pleasures is the door to all suffering; They are uncertain and cannot be relied upon. Recognizing these shortcomings, Please bless me to generate the strong wish for the bliss of liberation.
Led by this pure thought, Mindfulness, alertness and great caution arise. The root of the teachings is keeping the pratimoksha vows; Please bless me to accomplish this essential practice.
Just as I have fallen into the sea of samsara, So have all mother migratory beings. Bless me to see this, train in supreme bodhicitta, And bear the responsibility of freeing migratory beings.
Even if I develop only bodhicitta, without practicing the three types of morality I will not achieve enlightenment. With my clear recognition of this, Please bless me to practice the bodhisattva vows with great energy.
Once I have pacified distractions to wrong objects And correctly analyzing the meaning of reality, Please bless me to generate quickly within my mind-stream The unified path of calm abiding and special insight.
Having become a pure vessel by training in the general path, Please bless me to enter The holy gateway of the fortunate ones: The supreme vajra vehicle.
At that time, the basis of accomplishing the two attainments Is keeping pure vows and samaya. As I have become firmly convinced of this, Please bless me to protect these vows and pledges like my life.
Then, having realized the importance of the two stages, The essence of the Vajrayana, By practicing with great energy, never giving up the four sessions, Please bless me to realize the teachings of the holy guru.
Like that, may the gurus who show the noble path And the spiritual friends who practice it have long lives. Please bless me to pacify completely All outer and inner hindrances.
In all my lives, never separated from perfect gurus, May I enjoy the magnificent Dharma. By completing the qualities of the stages and paths, May I quickly attain the state of Vajradhara.
Colophon: This lam-rim prayer by Lama Tsongkhapa, translated by Jampäl Lhundrup, comes from Essential Buddhist Prayers: An FPMT Prayer Book, Volume 1, 2001, Vietnamese translation by HongNhu Thubten Munsel, comes from Nghi Thuc Tung Niem Tap Yeu FPMT, Quyển 1.
Dewachen Prayer – Abridged version
།བདེ་སྨོན་བསྡུས་པ་བཞུག་སོ། Tác giả (Author): Đức Karma Chagme Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2013 Ngôn ngữ (Languages): Tạng Văn (Tibetan) – Âm (pronunciation) – English – Việt
Điều kiện hành trì:
Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc tụng.
ཨེ་མ་ཧོ༔ ངོ་མཚར་སངས་རྒྱས་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་དང༔ གཡས་སུ་ཇོ་བོ་ཐུགས་རྗེ་ཆེན་པོ་དང༔ གཡོན་དུ་སེམས་དཔའ་མཐུ་ཆེན་ཐོབ་རྣམས་ལ༔ སངས་རྒྱས་བྱང་སེམས་དཔག་མེད་འཁོར་གྱིས་བསྐོར༔ E MA HO NGO TSAR SANG GYE NANG WA THA YE DANG YE SU JO WO THUK JE CHEN PO DANG YON DU SEM PA TU CHEN THOB NAM LA SANG GYE JANG SEM PAK ME KHOR GYI KOR
E Ma Ho! Wonderful Buddha of Limitless Light and to his right the Lord of Great Compassion
and to his left the bodhisattva of Great Power surrounded by Buddhas and bodhisattvas measureless in number Ê Ma Hô! Huyền diệu thay, đức Phật Vô Lượng Quang / Bên phải là Đại Bồ Tát Đại Bi / Bên trái là Đại Bồ Tát Đại Lực / xung quanh vô lượng / Phật đà, bồ tát. /
༄༅། བདེ་སྐྱིད་ངོ་མཚར་དཔག་ཏུ་མེད་པ་ཡི༔ བདེ་བ་ཅན་ཞེས་བྱ་བའི་ཞིང་ཁམས་དེར༔ བདག་ནི་འདི་ནས་ཚེ་འཕོས་གྱུར་མ་ཐག༔ ཀྱེ་བ་གཞན་གྱིས་བར་མ་ཆོད་པ་རུ༔ DE KYI NGO TSAR PAK TU ME PA YI DE WA CHEN ZHE JA WAY ZHING KHAM DER DAK NI DI NE TSE PHO GYUR MA THAK KYE WA ZHEN GYI BAR MA CHO PA RU
Joy and happiness without limit in this land called Dewachen.
May I be born there as soon as I pass from this life without taking birth anywhere else in the meantime. An vui hỷ lạc / vô cùng vô tận / trong cõi Cực Lạc / Phật A Di Đà (Dewachen). / Nguyện con lìa đời / lập tức vãng sanh / không phải thọ sinh / vào nơi nào khác. /
དེ་རུ་སྐྱེས་ནས་སྣང་མཐའི་ཞལ་མཐོང་ཤོག༔ དེ་སྐད་བདག་གིས་སྨོན་ལམ་བཏབ་པ་འདི༔ ཕྱོགས་བཅུའི་སངས་རྒྱས་བྱང་སེམས་ཐམས་ཅད་ཀྱིས༔ གེགས་མེད་འགྲུབ་པར་བྱིན་བྱིས་བརླབ་ཏུ་གསོལ༔ དྱ་ཐཱ༔ པཉྩནྡྲི་ཡ་ཨ་ཝ་བོ་དྷ་ནཱ་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ༔ DE RU KYE NE NANG THE ZHAL THONG SHOK DE KE DAK GI MON LAM TAB PA DI CHOK CHUI SANG GYE JANG SEM THAM CHE KYI GE ME DRUB PAR JIN GYI LAB TU SOL TA YA THA PEN TSA DRI YA A WA BO DHA NA YE SO HA
Having been born there may I see Amitabha’s face. May the Buddhas and bodhisattvas of the ten directions
give their blessing that this prayer be accomplished without hindrance. Sinh Cực Lạc rồi, / nguyện thấy dung nhan / Phật A Di Đà. / Nguyện cho mười phương / Phật đà, bồ tát / hộ niệm cho lời / nguyện ở nơi đây / được thành sự thật. / TA-ĐI-A THA PEN DZA DRI-YA A-WA BÔ ĐA NAI YÊ SÔ HA
གནམ་ཆོས་འོད་ཆོག་བསྔོ་བ་ནི༔
Dedication from the Amitabha Space Treasure Text
Hồi Hướng trích từ chánh văn A Di Đà Không Tạng
༄༅། ཕྱོགས་དུས་རྒྱལ་བ་སྲས་བཅས་དགོངས༔ ཚོགས་གཉིས་རྫོགས་ལ་རྗེས་ཡི་རང༔ CHOG DU GYAL WA SE CHE GONG TSOG NYI DZOG LA JE YI RANG
Buddhas and Bodhisattvas of all directions, be gracious to me. I rejoice in the two merits accumulated by myself and others. Kính lạy mười phương / Phật đà bồ tát, / thương tưởng cho con. / Nguyện tùy hỉ trọn / hai kho phước trí / con và chúng sinh / đã tích tụ được. /
བདག་གིས་དུས་གསུམ་དགེ་བསགས་པ༔ དཀོན་མཆོག་གསུམ་ལ་མཆོད་པ་འབུལ༔ རྒྱལ་བའི་བསྟན་པ་འཕེལ་གྱུར་ཅིག༔ དགེ་བ་སེམས་ཅན་ཀུན་ལ་བསྔོ༔ DAG GI DU SUM GE SAG PA KUN CHOK SUM LA CHO BA BUL GYAL WAI TEN PA PHEL GYUR CHIG GE WA SEM CHEN KUN LA NGO
Whatever merits I have accumulated in the three times, I offer to the Triple Gem (Buddha, Dharma and Sangha).
May the teachings of the Buddha flourish. I dedicate the merit to all sentient beings. Hết thảy ba thời / được bao công đức / nguyện dâng Tam Bảo. / Nguyện cho Phật Pháp / rạng tỏa mười phương. / Nguyện mang công đức / hồi hướng về cho / khắp cả chúng sinh. /
༄༅། འགྲོ་ཀུན་སངས་རྒྱས་ཐོབ་གྱུར་ཅིག༔ དགེ་རྩ་ཐམས་ཅད་གཅིག་བསྡུས་ཏེ༔ བདག་གཞན་རྒྱུད་ལ་སྨིན་གྱུར་ཅིག༔ སྒྲིབ་གཉིས་དག་ནས་ཚོགས་རྫོགས་ཏེ༔ DRO KUN SANG GYE THOB GYUR CHIG GE TSA THAM CHE CHIG DU TE DAG GI GYU LA MIN GYUR CHIG DRIB NYI DAG NE TSOG DZOG TE
May all sentient beings attain Enlightenment. May the essence of all virtues arise in me.
By purifying the two defilements and attaining the merits, may I have long life without sickness, Nguyện khắp chúng sinh / đều đạt giác ngộ. / Nguyện cho tinh túy / của mọi thiện hạnh / lớn mạnh trong con. / Nguyện nhờ tịnh nghiệp, / tích tụ công đức, / mà thoát tật bệnh, / sống đời dài lâu, /
ཚེ་རིང་ནད་མེད་ཉམས་རྟོགས་འཕེལ༔ ཚེ་འདིར་ས་བཅུ་ནོན་གྱུར་ཅིག༔ ནམ་ཞིག་ཚེ་འཕོས་གྱུར་མ་ཐག༔ བདེ་བ་ཅན་དུ་སྐྱེ་གྱུར་ཅིག༔ TSE RING NE ME NYAM TOG PHEL TSE DIR SA CHU NON GYUR CHIG NAM ZHIG TSE PHO GYUR MA THAG DE WA CHEN DU KYE GYUR CHIG
And may my spiritual practice increase. In this life time; may I attain the ten Bhumis.
At the time of the dissolution of my body, may I be born at once in Dewachen. công phu tu tập, / nguyện luôn tấn tới, / ngay trong đời này, / thành tựu Thập Địa. / Rồi thân thể này / đến lúc hoại tan, / nguyện con lập tức / vãng sinh Cực Lạc. /
༄༅། སྐྱེས་ནས་པདྨའི་ཁ་བྱེ་སྟེ༔ ལུས་རྟེན་དེ་ལ་སངས་རྒྱས་ཤོག༔ བྱང་ཆུབ་ཐོབ་ནས་ཇི་སྲིད་དུ༔ སྤྲུལ་པས་འགྲོ་བ་འདྲེན་པར་ཤོག༔ KYE NE PE ME KHA JE TE LU TEN DE LA SANG JE SHOK JANG CHUB THOB NE JI SI DU TRUL PE DRO WA DREN PAR SHOK
After having been born and having awakened as the lotus blooms, at that very moment,
may I attain enlightenment, and in doing so may I liberate all sentient beings by virtue of my miraculous powers. Sinh Cực Lạc rồi / nở trong nụ sen, / nguyện ngay khi đó / đạt quả giác ngộ, / nhờ đạt giác ngộ / mà đủ khả năng / giải thoát chúng sinh. /
This text was bestowed by the Buddha Amitabha to Tulku Mingyur Dorje
Bài văn này do đức Phật A Di Đà ban truyền cho Tulku Mingyur Dorje
བསྔོ་སྨོན།
Dedication
Hồi Hướng
།སངས་རྒྱས་སྐུ་གསུམ་བརྙེས་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། ། ཆོས་ཉིད་མིན་འགྱུར་ལྡན་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། ། དགེ་འདུན་མི་ཕྱེད་འདུན་པའི་བྱིན་རླབས་ཀྱིས། ། ཇི་ལྟར་སྔོ་བ་སྨོན་ལམ་འགྲུབ་གྱུར་ཅིག ། SANG GYE KU SUM NYE PAY JIN LAP DANG CHO NYI MIN GYUR DEN PAY JIN LAP DANG GE DUN MI CHE DUN PAY JIN LAP KYI JI TAR NGO WA MON LAM DRUP GYUR CHIK
Through the blessing of the Buddhas’ attainment of the three bodies, through the blessing of the unchanging truth of dharmata,
and through the blessing of the unwavering aspiration of the sangha, may this dedication prayer thus be accomplished. Nguyện nương vào năng lực / của thành tựu tam thân / nương năng lực pháp tánh: / chân lý không dời đổi / Nương năng lực tâm nguyện / vững chắc của tăng bảo, / nguyện lời nguyện nơi đây / tất cả thành sự thật. /
༄༅། འཇམ་དཔལདཔའ་བོས་ཇི་ལྟར་མཁྱེན་པ་དང་། ། ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་དེ་ཡང་དེ་བཞིན་སྟེ། ། དེ་བདག་ཀུན་གྱི་རྗེས་སུ་བདག་སློབ་ཅིང་། ། དགེ་བ་འདི་དག་ཐམས་ཅན་རབ་ཏུ་སྔོ། ། JAM PAL PA WO JI TAR KHYEN PA DANG KUN TU ZANG PO DE YANG DE ZHIN TE DE DAK KUN GYI JE SU DAK LOP CHING GE WA DI DAK THAM CHE RAP TU NGO
The courageous Manjushri, who knows everything as it is, Samantabhadra, who also knows in the same way,
and all the bodhisattvas that I may follow in their path, I wholly dedicate all this virtue. Như Mạn Thù, Phổ Hiền / đạt như thật tri kiến, / con cũng xin nguyện đem / trọn vẹn mọi công đức / hồi hướng nơi cao cả, / noi theo chân các ngài. /
An Aspiration for Birth in the Pure Realm of Sukhavati
(Dewachen Prayer – Extended version)
རྣམ་དག་བདེ་ཆེན་ཞིང་གི་སྨོན་ལམ། Tác giả (Author): Đức Karma Chagme Việt ngữ: Hồng Như – bản dịch 2013 Ngôn ngữ (Languages): Tạng Văn (Tibetan) – Âm (pronunciation) – English – Việt
Điều kiện hành trì:
Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc tụng.
Tiếng Việt
Đây là kho tàng pháp hành Karma Chagme. Tôi đích thân viết ra. Thiết nghĩ pháp này sẽ mang lợi ích đến cho số lượng người không nhỏ. Nếu không muốn chép, xin hãy mượn. Không gì lợi ích hơn. Không lời khai thị nào thâm sâu hơn lời khai thị này. Đây là cội rễ của chánh pháp. Xin đừng bỏ sang một bên. Hãy nỗ lực thực hành. Vì pháp này thuộc hệ hiển thừa nên dù chưa thọ pháp vẫn có thể đọc tụng.
Ê Ma Hô
Theo hướng mặt trời lặn,
qua vô lượng quốc độ,
cao cao về phía trên,
có quốc độ Cực Lạc.
Dù mắt nhìn không thấy,
vẫn hiện rõ trong tâm.
Đây chính là trú xứ
của Phật A Di Đà,
thân uy nghi rực rỡ
rạng tỏa sắc hồng liên,
đủ ba-hai tướng chính
cùng tám mươi tướng phụ,
tướng nhục kế trên đỉnh,
thiên phúc luân dưới chân.
Ngài một mặt, hai tay.
Tay ngài cầm bình bát
và kết ấn tam muội,
khoát ba lớp cà sa
ngồi xếp chân kiết già,
tọa đài sen ngàn cánh
cùng với đài mặt trăng,
lưng tựa cội bồ đề,
từ phương xa nhìn về
bằng ánh mắt từ bi.
Bên phải của ngài là
Quan Thế Âm Bồ Tát,
thân tỏa hào quang trắng,
tay trái cầm sen trắng;
bên trái của ngài là
Kim Cang Thủ Bồ Tát,
thân tỏa sắc xanh dương,
tay trái cầm hoa sen,
trên điểm chùy kim cang;
tay phải của hai vị
đều kết ấn qui y.
Tam Thánh hiện vững vàng
như ngọn núi Tu Di,
linh động, rõ, ngời sáng,
xung quanh ngàn vạn ức
chư bồ tát xuất gia,
tất cả màu hoàng kim,
trang nghiêm tướng chính, phụ.
khoác ba lớp cà sa,
thế gian rực sắc vàng.
Nếu chí thành đảnh lễ
thì xa gần như nhau.
Bằng trọn thân, khẩu, ý,
con đảnh lễ đê đầu
A Di Đà pháp thân,
pháp chủ của Phật bộ.
Tay phải ngài hào quang
thành đức Quan Thế Âm,
từ đó mười vạn ức
đức Quan Âm lại hiện;
tay trái ngài hào quang
hiện thành đức Ta-ra,
từ đó mười vạn ức
đức Ta-ra lại hiện;
giữa tim ngài hào quang
thành đức Liên Hoa Sanh,
từ đó mười vạn ức
Liên Hoa Sanh lại hiện:
con xin đảnh lễ đấng
Vô Lượng Quang pháp thân.
Xin Phật thương, giữ gìn
cho khắp cả chúng sinh
ngày và đêm sáu buổi
đối với mỗi chúng sinh
tâm quấy động niệm nào
Phật đều luôn biết rõ;
miệng thốt lên lời nào
Phật đều luôn nghe rõ:
con xin đảnh lễ đấng
Toàn Giác A Di Đà.
Trừ phi bỏ chánh pháp
hay phạm tội ngũ nghịch
ngoài ra, bất kể ai
đủ tín tâm nơi ngài,
phát nguyện sinh Cực Lạc
đều sở cầu như ý.
Đến khi vào trung ấm,
Phật nhất định hiện ra
tiếp dẫn về cõi Phật:
con xin đảnh lễ đấng
Tiếp Dẫn A Di Đà.
Thọ mạng vô lượng kiếp,
ngài không nhập niết bàn,
thường thị hiện sắc thân.
Ai nhất tâm cầu thỉnh,
trừ phi nghiệp đã chín,
bằng không, dù mạng dứt
cũng vẫn sống trăm năm,
thoát cái chết phi thời:
con đê đầu đảnh lễ
đức Phật Vô Lượng Thọ.
Ví như có một ai
mang ngọc quí chất đầy
cả tam thiên thế giới
để mà bố thí cả,
công đức này chẳng sánh
bằng công đức chắp tay
khởi tín tâm trong sáng
khi được nghe danh hiệu
của Phật A Di Đà
và Tây Phương Cực Lạc.
Vậy con xin đảnh lễ
đức Phật A Di Đà
bằng trọn lòng thành kính.
Ai người nghe hồng danh
của Phật A Di Đà
mà khởi được tín tâm
sâu thẳm tận đáy tim,
chân thành chỉ một lần
sẽ không còn thoái chuyển
trên đường tu giác ngộ:
con xin đảnh lễ đấng
Hộ Trì A Di Đà.
Ai được nghe hồng danh
của Phật A Di Đà,
từ đấy cho đến khi
đạt tinh túy giác ngộ
sẽ không sinh thân nữ,
sinh vào nhà chánh tín,
mỗi một kiếp tái sinh
giới hạnh luôn thanh tịnh:
con xin đảnh lễ đức
Thiện Thệ A Di Đà.
Xin hiến dâng thân mạng,
cùng tài sản, thiện căn,
hết thảy mọi cúng phẩm,
phẩm cụ thể bày biện,
hay phẩm hiện trong tâm,
phẩm cát tường, thất bảo,
trọn tam thiên thế giới,
mỗi thế giới gồm đủ
núi Tu di, tứ châu
mặt trời và mặt trăng,
cùng hết thảy bảo vật
trong cõi trời, rồng, người,
tất cả hiện trong tâm,
dâng Phật A Di Đà,
kính xin Phật từ bi
vì con, nhận cúng phẩm.
Nguyện sám hối nghiệp chướng
của con cùng chúng sinh,
khắp đa sinh phụ mẫu,
đã phạm từ vô thủy
mãi cho đến bây giờ.
– Lỗi sát sanh, trộm cướp,
cùng với lỗi tà dâm:
xin phát lộ sám hối
ba việc ác của thân.
– Lỗi dối láo, hai lưỡi,
thô ác và tán gẫu:
xin phát lộ sám hối
bốn việc ác của khẩu.
– Tham, ác ý, tà kiến:
xin phát lộ sám hối
ba việc ác của ý.
– Vì ác mà sát hại
cha, mẹ, a xà lê
hay là a la hán,
làm chảy máu thân Phật:
xin phát lộ, sám hối
trọn năm tội vô gián.
– Giết tỷ kheo, sa di,
khiến chư ni phá giới,
hủy diệt hình, tháp, chùa:
xin phát lộ sám hối
mọi nghiệp cận vô gián.
– Lấy Tam Bảo, chùa, kinh,
cùng với ba chỗ nương,
giả dối mang ra thề:
xin phát lộ sám hối,
nghiệp từ bỏ chánh pháp.
– Giết sạch hết chúng sinh
trong toàn khắp ba cõi,
nghiệp này vẫn chưa bằng
nghiệp phỉ báng bồ tát:
xin phát lộ sám hối
trọng nghiệp vô nghĩa này.
– Lợi ích của thiện đức,
tai hại của nghiệp chướng,
khổ đau và thọ mạng
của chúng sinh địa ngục,
tất cả những việc này
mà nghĩ rằng không thật,
chỉ là lời nói suông,
ý nghĩ này tệ hơn
cả năm nghiệp vô gián:
xin phát lộ sám hối
ác nghiệp khó bỏ này.
– Bốn đọa, mười ba sót
giới phá, giới phải sám,
và các giới phạm nhẹ
– đầy đủ cả năm bộ:
xin phát lộ sám hối
mọi phá phạm giới luật
ba la đề mộc xoa.
– Bốn bất thiện, cùng với
năm, năm, tám đọa rơi
[là 18 trọng giới]:
xin phát lộ sám hối
phá phạm giới bồ tát.
– Đủ mười bốn trọng giới
cùng với tám nhánh chính:
xin phát lộ sám hối
mọi phá phạm mật thệ
của giới luật kim cang.
– Có những việc bất thiện
như tà dâm, rượu chè
cho dù không thọ giới,
tự nhiên vẫn bất thiện:
xin phát lộ sám hối
việc ác vô tình làm.
– Sau khi thọ qui y
cùng với pháp quán đảnh,
xin phát lộ sám hối
những phá phạm mật thệ,
chỉ vì không hiểu rõ
cần phải giữ giới gì.
– Nếu tâm không hối hận,
dù sám, nghiệp chẳng tịnh.
nay con xin phát lộ
hết thảy tội đã làm
với trọn lòng tàm quí,
sợ hãi và thống hối,
như uống phải thuốc độc.
– Nếu không hạ quyết tâm,
chẳng thể tịnh ác nghiệp.
Từ nay, dù mất mạng
nguyện không còn tái phạm.
– Xin thành tâm khẩn nguyện
Thiện thệ A Di Đà,
cùng thánh chúng bồ tát,
xin hộ trì cho con
tịnh sạch dòng tâm thức.
Thấy việc tốt của người
tâm đừng khởi ganh ghen tùy hỉ tận đáy lòng,
thì công đức có được
sẽ ngang bằng như nhau.
Vậy con xin vui cùng
hết thảy mọi thiện hạnh
của thánh giả, phàm phu.
Vui cùng mọi công đức
phát khởi tâm bồ đề
và lợi ích chúng sinh;
công đức lánh thập ác,
công đức hành thập thiện:
cứu sinh mạng hữu tình
bố thí, giữ phạm hạnh,
luôn nói lời chân thật,
hàn gắn mọi xung đột,
thẳng thắng và ôn hòa,
nói lời có ý nghĩa,
giảm thiểu lòng ham muốn,
thuần dưỡng tâm từ bi,
chuyên tâm tu chánh pháp:
xin tùy hỉ hết thảy
những việc tốt lành này.
Trong vô lượng quốc độ
ở khắp cả mười phương
có được bao nhiêu đấng
vừa thành tựu quả Phật:
con khẩn cầu chư vị
sớm chuyển đẩy pháp luân.
Xin vận dụng thần lực
thấu cho lời nguyện này.
Chư Phật đà, bồ tát
chư trì pháp, pháp hữu,
nếu muốn hiện niết bàn
thì con xin chắp tay
thỉnh chư vị đừng vội,
nán lại cùng chúng con.
Bao nhiêu công đức này,
cùng ba thời công đức,
con nguyện mang ra hết, hồi hướng khắp chúng sinh,
nguyện chúng sinh sớm đạt
quả vô thượng bồ đề,
đáy luân hồi ba cõi
nguyện vắng không còn ai.
Nguyện thiện đức mau chóng
chín mùi ở nơi con,
nguyện giải trừ hết thảy
mười tám chết phi thời,
nguyện sức khỏe dồi dào,
cường tráng như tuổi trẻ,
nguyện tài sản bất tận
như sông Hằng mùa hạ.
Nguyện ma vương, kẻ thù
không thể nào quấy phá.
Nguyện tu theo diệu pháp.
Nguyện thỏa mọi ước mong
thuận chánh pháp, tâm ý.
Nguyện viên thành lợi ích
cho Phật pháp, chúng sinh.
Nguyện thân người này đây
trở nên thật xứng đáng.
Nguyện con cùng những ai
có duyên nghiệp với con
vừa lìa bỏ đời này
tức thì ngay trước mắt
Phật Di Đà hiện ra.
cùng chúng tăng bồ tát.
Thấy rồi, lòng mừng vui,
nguyện bước qua cửa tử
không một chút đớn đau.
Nguyện tám đại bồ tát,
nhiệm mầu hiện trên không
và tiếp dẫn cho con
về Tây Phương Cực Lạc.
– Khổ đau cảnh ác đạo
thật không thể nào kham,
lạc thú cảnh trời, người
đều là cảnh vô thường.
Nguyện con thấy sợ hãi.
– Từ vô thủy sinh tử
cho đến tận bây giờ
luân hồi mãi trường tồn,
nguyện con thấy chán ngán.
– Cho dù luôn làm người
thì cũng vẫn phải chịu
khổ sinh lão bệnh tử,
triền miên không kể xiết.
Vào thời mạt pháp này
thật quá nhiều chướng duyên,
lạc thú cõi người, trời
như cơm trộn thuốc độc:
nguyện cho mọi tham ái
dù mỏng như sợi tóc
cũng tuyệt dứt không còn.
– Gia đình và thực phẩm
tài sản cùng bằng hữu,
vô thường như huyễn, mộng.
Nguyện cho mọi chấp luyến
dù mỏng như sợi tóc
cũng tuyệt đứt không còn.
– Quốc, hương, gia, đều như
căn nhà trong giấc mộng,
nguyện con biết nhìn thấy
hết thảy đều không thật.
– Nguyện cho con vượt thoát
biển luân hồi khó vượt,
như tù nhân vượt ngục,
nguyện con vượt sinh tử
đến Tây Phương Cực lạc,
nhất quyết chẳng quay đầu.
Đoạn lìa mọi ái, thủ,
nguyện bay vào trời Tây
như chim kên thoát bẫy,
chỉ trong một phút giây
vượt muôn trùng cõi thế,
đến tịnh độ Cực Lạc.
Nguyện thấy được dung nhan
của Phật A Di Đà,
thật sự đang ở đó.
Nguyện che chướng trong con
hết thảy đều thanh tịnh.
Xét trong bốn loại sinh,
thù thắng nhất vẫn là
sinh từ giữa lòng sen.
Nguyện vãng sinh như vậy,
thân tức thì đầy đủ,
hết thảy tướng chánh, phụ.
Nếu tâm còn chưa chắc
có vãng sanh được chăng,
hoài nghi này sẽ khiến
con kẹt giữa lòng sen
trong suốt năm trăm năm.
Nụ sen vẫn êm ái,
vẫn yên vui thoải mái,
vẫn nghe được tiếng Phật
nhưng vì sen không nở,
nên chậm thấy dung nhan
của Phật A Di Đà.
Nguyện không vướng cảnh này,
nguyện khi vừa vãng sanh,
cánh sen liền rộ nở
cho con thấy khuôn mặt
đức Di Đà Từ Tôn.
Nương công đức, thần lực,
nguyện biển mây cúng dường
từ tay con xuất ra
dâng lên cho đức Phật
cùng thánh chúng tùy tùng.
Khi ấy, nguyện Như Lai
đưa ra bàn tay phải
đặt trên đỉnh đầu con.
Được thọ ký thành Phật,
nghe chánh pháp quảng thâm,
nguyện thành thục, giải thoát,
lại được hai bồ tát
là đức Quan Thế Âm
và đức Kim Cang Thủ
cùng hộ niệm, giữ gìn.
Mỗi ngày đều luôn có
vô lượng Phật, bồ tát
từ mười phương cùng về
hiến cúng đức Di Đà,
chiêm bái cõi tịnh độ.
Khi ấy, nguyện có con
thọ cam lồ chánh pháp.
Nguyện cho con du hành
bằng thần lực vô ngại,
đến các cõi tịnh độ:
cõi Đông Phương Điều Hỉ
cõi Tây Phương Rực Rỡ,
Cõi Bắc Phương Viên Hạnh
cõi Trung Phương Mật Nghiêm.
Buổi sáng thọ quán đảnh,
gia trì và mật thệ,
từ đức Phật Bất Động
từ đức Phật Bảo Sanh,
Phật Bất Không Thành Tựu,
Phật Tì Lô Xá Na,
cùng với chư Phật khác,
dâng phẩm vật phong phú,
cho đến buổi xế chiều
nguyện tự tại trở về
cõi Tây Phương Cực Lạc.
Tại điện Pô-ta-la,
À-la-ka-va-tí,
Cha-ma-rát-vi-pa
và U-đi-ya-na,
mười vạn ức quốc độ,
trong khắp cõi báo thân,
nguyện con được diện kiến
vạn ức Quan Thế Âm,
Ta-ra, Kim Cang Thủ,
cùng đức Liên Hoa Sanh.
Cả biển rộng cúng phẩm
con nguyện dâng hiến hết,
và thọ pháp quán đảnh,
thọ khai thị thâm sâu.
Mau chóng, không ngăn ngại,
trở về lại trú xứ
cõi Cực Lạc Tây Phương.
Nguyện vận dụng thần nhãn
nhìn người thân ở lại,
tăng ni cùng đệ tử,
nguyện hộ trì tất cả.
đến khi họ mạng chung,
nguyện đưa về Cực Lạc.
Cả thời Hiền kiếp này
chỉ dài bằng một ngày
trong cõi Phật Cực Lạc.
Hằng vô lượng đại kiếp
không hề có cái chết.
Nguyện con luôn ở lại
trong cõi Cực Lạc này.
Kể từ đức Di Lạc
cho đến đức Lưu Chí
chư Phật thời Hiền kiếp
sẽ lần lượt xuất thế.
khi ấy, nguyện cho con
vận dụng thần lực mình
để cúng dường chư Phật,
và lắng nghe chánh pháp,
rồi trở về Cực Lạc
ung dung, không ngăn ngại.
Y báo của hết thảy
tám mươi mốt tỷ tỷ
cõi tịnh độ của Phật
đều hiện đủ nơi đây
thù thắng hơn hết thảy:
nguyện vãng sinh Cực Lạc.
Nền đất quí ở đây
phẳng mịn như lòng tay,
bao la và bát ngát,
hào quang chiếu rạng ngời,
dịu êm và nhu nhuyễn,
vui, dịu, rộng thênh thang:
nguyện vãng sinh tịnh độ.
Cây như ý trĩu ngọc
lá bạc cùng trái quí.
Từ nơi ấy hiện ra
chim thánh thót ngọt ngào,
thuyết giảng Pháp quảng thâm,
nguyện sinh cõi mầu nhiệm.
Nơi ấy, nước sông thơm
đủ tám đặc tính quí.
Nơi ấy, bể cam lồ,
nền lát bằng thất bảo.
Sen tỏa ngát mùi hương,
trái cây hào quang chiếu,
trên mỗi nhánh hào quang
chư Phật trang nghiêm hiện:
nguyện sinh cõi nhiệm mầu.
Vắng tám bất tự tại,
không có ba nẻo dữ
cho dù là tên gọi
cũng chưa từng được nghe.
Phiền não, ba, năm độc
bệnh, tà chướng, kẻ thù,
nghèo khổ và xung đột,
hết thảy mọi khổ nạn,
cõi này chưa từng nghe:
Nguyện vãng sinh Cực lạc.
Nơi này không ái dục
không hề sinh từ thai,
hết thảy đều sinh ra
từ lòng sen dịu ngát.
Thân ai cũng như nhau
đều tỏa ngát ánh vàng,
đầy đủ tướng chánh phụ
như nhục kế trên đảnh;
ai cũng đạt ngũ thông,
có đầy đủ ngũ nhãn:
Nguyện vãng sinh cõi này.
Với vô lượng thiện tánh.
Điện ngọc có tự nhiên,
bất kể tâm muốn gì
đều hiện ra như ý,
không cần phải dụng công,
muốn gì đều được nấy;
không khái niệm ngã, tha,
cũng không cả ngã chấp.
Tâm muốn cúng dường gì
đều từ nơi lòng tay
xuất ra cả biển mây
phẩm cúng dường phong phú.
Pháp đại thừa vô thượng
ai cũng luôn hành trì:
Nguyện sinh vào cõi này.
Nơi mà mọi an vui
đều tự nhiên hiện khởi.
Gió thơm thổi dịu ngát
rải bát ngát mưa hoa.
Từ cây cối, sông ngòi,
từ những đóa sen quí
phong phú hiện không ngớt
cả biển mây cúng phẩm
sắc, thanh, hương, vị, xúc.
Dù không có tánh phàm,
thiên nữ vẫn luôn hiện
trùng điệp dâng cúng phẩm.
Bao giờ muốn ngồi xuống
điện ngọc sẽ hiện ra.
Bao giờ muốn nằm nghỉ,
nệm gối êm sẽ hiện
trên giường bằng ngọc quí.
Bao giờ tai muốn nghe
thì chim, cây, sông, nhạc
hát diệu âm chánh pháp;
bao giờ không muốn nghe
thì yên lắng thanh tịnh.
Sông hồ đầy cam lồ,
nhiệt độ tùy ý thích:
Nguyện vãng sinh cõi này,
mọi sự đều như ý.
Trong cõi tịnh độ này
đức Phật A Di Đà
sẽ ở lại trụ thế
dài hàng vô lượng kiếp
mà không nhập niết bàn.
Nguyện trong suốt thời gian
con được phụng sự Phật.
Khi Phật nhập niết bàn,
Pháp vẫn còn tồn tại
thêm một thời gian dài
với số lượng đại kiếp
bằng hai cát sông Hằng.
Khi ấy, nguyện không lìa
bồ tát Quan Thế Âm,
là đấng thay thế Phật
để giữ gìn chánh pháp.
Rồi chánh pháp chiều tà
theo mặt trời bóng ngả.
Khi bình minh hiện ra,
bồ tát Quan Thế Âm
sẽ viên thành Phật quả.
Thành Phật, danh hiệu
“Phổ Quang Công Đức Sơn Vương”
Khi ấy nguyện cho con
phụng sự và thọ pháp.
Thọ mạng ngài sẽ dài,
chín sáu tỷ tỷ kiếp.
Nguyện suốt thời gian này
con luôn được phụng sự,
luôn giữ gìn chánh pháp,
tâm nhớ mãi không quên.
Khi Phật nhập niết bàn,
pháp của ngài ở lại
thêm sáu trăm vạn ức,
ba trăm ngàn đại kiếp.
Trong suốt thời gian này,
nguyện con giữ chánh pháp
không bao giờ lìa xa
bồ tát Kim Cang Thủ.
Rồi khi ngài thành Phật,
thành đức Như Lai
“Thiên Trụ Công Đức Bảo Vương”,
chánh pháp và thọ mạng
bằng đức Quan Thế Âm.
Nguyện con luôn phụng sự
hiến cúng Như Lai này,
và chấp trì chánh pháp.
Sau đời ấy, nguyện con
ở cõi tịnh độ này
hay tịnh độ nào khác,
nguyện đạt chánh đẳng giác
thành một đấng Phật đà.
Thành Phật rồi, nguyện xin,
như đức Vô Lượng Thọ,
hết thảy chúng hữu tình
chỉ cần thoáng qua tai
nghe được danh hiệu con,
là chín mùi, giải thoát.
Nguyện thị hiện phong phú,
dẫn dắt khắp chúng sinh
vô dụng công, nhiệm vận,
và không thể đo lường.
Như lai với thọ mạng,
công đức cùng thiện tánh,
trí giác và uy nghi
hết thảy đều vô lượng;
Pháp thân A Di Đà;
Vô Lượng Thọ Thế Tôn
Vô Lượng Trí Thế Tôn:
Phật Thích Ca dạy rằng
ai niệm hồng danh ngài
đều tránh được hiểm họa
lửa, nước, độc, vũ khí
la sát và dạ xoa
cùng mọi hiểm họa khác,
trừ phi nhằm trường hợp
nghiệp cũ đã chín mùi.
Con xin niệm hồng danh
và đê đầu đảnh lễ.
Xin Phật giữ gìn cho
thoát hung hiểm, đau khổ.
Xin ban cho chúng con
lực gia trì cát tường.
Xin nương lực gia trì
của các đấng Thế Tôn,
thành tựu Tam Thân Phật,
của pháp tánh bất biến
của tâm ý tăng bảo
không bao giờ lay chuyển,
nguyện lời nguyện nơi đây
được viên thành như ý.
Đệ tử đảnh lễ Tam Bảo
TA-ĐI-A THA PEN DZA DRI-YA A-WA BÔ ĐA NAI YÊ SÔ HA
Đà La Ni Viên Thành Nguyện Ước
Đệ tử đảnh lễ Tam Bảo
NAM MÔ MAN SU SHRI YÊ. NAM MÔ SU SHRI YÊ. NAM MÔ UTAMA SHRI YÊ SÔ HA
Đọc rồi lạy 3 lần, làm như vậy sẽ bằng 100 ngàn lần. Vậy, nếu được, hãy lạy 100 lạy, hay càng nhiều càng tốt, tối thiểu 7 lần. Nếu có thể, hãy đọc lời nguyện này mỗi ngày. Bằng không hãy đọc mỗi tháng hay mỗi năm. Chí ít, lúc có thời gian hãy đối mặt với hướng Tây mà nhớ về cõi Tây Phương Cực Lạc, khởi tín tâm chuyên nhất, chắp tay thỉnh cầu đức A Di Đà. Làm được như vậy, chướng ngại đời này sẽ tan biến, hết đời sẽ vãng sinh Cực Lạc, nhất định không sai. Đây là ý thật của Kinh A Di Đà, Kinh Cực Lạc, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Tiếng Trống Bất Tử. Bài pháp này do Tỷ kheo Ragasya soạn tác. Nguyện làm nhân tố cho thật nhiều hữu tình vãng sinh Cực Lạc !
[Ghi chú: Phân đoạn mỗi bốn câu cho dễ tụng, không hợp cách phân đoạn theo nghĩa]
E MA HO! DI NE NYI MA NUP KYI CHOK ROL NA
DRANG ME JIK TEN MANG POY PA ROL NA
CHUNG SE TENG DU PAK PAY YUL SA NA
NAM PAR DAK PAY SHING KHAM DE WA CHEN
DAK GI CHU BUR MIK GI MA TONG YANG
RANG SEM SAL WAY YI LA LAM MER SAL
DE NA CHOM DEN GYAL WA O PAK ME
PE MA RA GAY DOK CHEN SI JI BAR
U LA TSUK TOR SHAP LA KHOR LO SOK
TSEN SANG SO NYI PE CHE GYE CHU TRE
SHAL CHIK CHAK NYI NYAM SHAK LHUNG SE DZIN
CHO GO NAM SUM SOL SHING KYIL TRUNG GI
PE MA TONG DEN DA WAY DEN TENG DU
JANG CHUP SHING LA KU GYAP TEN DZE DE
THUK JEY CHEN GYI GYANG NE DAK LA SIK
YE SU JANG CHUP SEM PA CHEN RE SIK
KU DOK KAR PO CHAK YON PE KAR DZIN
YON DU JANG CHUB SEM PA TU CHEN TOP
NGON PO DOR JEY TSEN PAY PE MA YON
YE NYI KYAB JIN CHAK GYA DAK LA TEN
TSO WO SUM PO RI GYAL LHUN PO SHIN
LHANG NGE LHAN NE LHAM MER SHUK PAY KHOR
JANG CHUP SEM PAY GE LONG CHE WA BUM
KUN KYANG SER DOK TSEN DANG PE CHE GYEN
CHO GO NAM SUM SOL CHING SER TEM ME
MO GU CHAK LA NYE RING KHYE ME CHIR
DAK GI GO SUM GU PAY CHAK TSAL LO
CHO KU NANG WA TA YE RIK KYI DAK
CHAK YE O SER LE TRUL CHEN RE SIK
YANG TRUL CHEN RE SIK WANG CHE WA GYA
CHAK YON O SER LE TRUL DROL MA TE
YANG TRUL DROL MA CHE WA TRAK GYA GYE
TUK KYI O SER LE TRUL PE MA JUNG
YANG TRUL OR GYEN JE WA TRAK GYA GYE
CHO KU O PAK ME LA CHAK TSAL LO
SANG GYE CHEN GYI NYIN TSEN DU DRUK TU
SEM CHEN KUN LA TSE WAY TAK TU SIK
SEM CHEN KUN GYI YI LA GANG DREN PAY
NAM TOK GANG GYU TAK TU TUK KYI KHYEN
SEM CHEN KUN GYI NGAK TU GANG ME TSIK
TAK TU MA DRE SO SOR NYEN LA SEN
KUN KHYEN O PAK ME LA CHAK TSAL LO
CHO PANG TSAM ME CHE PA MA TOK PA
KHYE LA DE CHING MON LAM TAP TSE KUN
DE WA CHEN DER KYE WAY MON LAM DRUP
BAR DOR JON NE SHING DER DREN PAR SUNG
DREN PA O PAK ME LA CHAK TSAL LO
KHYE KYI KU TSE KAL PA DRANG ME DU
NYA NGEN MI DA TA THA NGON SUM SHUK
KHYE LA TSE CHIK GU PAY SOL TAP NA
LE KYI NAM PAR MIN PA MA TOK PA
TSE SE PA YANG LO GYA THUP PA DANG
DU MIN CHI WA MA LU DOK PAR SUNG
GON PO TSE PAK ME LA CHAK TSAL LO
TONG SUM JIK TEN RAP JAM DRANG ME PA
RIN CHEN GYI KANG JIN PA JIN PA WAY
O PAK ME PAY TSEN DANG DE WA CHEN
TO NE DE PAY TAL MO JAR CHE NA
DE NI DE WAY SO NAM CHE WAR SHUNG
DE CHIR O PAK ME LA GU CHAK TSAL
GANG SHIK O PAK ME PAY TSEN TO NE
KHA SHE ME PAR NYING KHONG RU PAY TING
LEN CHIK TSAM SHIK DE PA KYE PA NA
DE NI JANG CHUP LAM LE CHIR ME DOK
GON PO O PAK ME LA CHAK TSAL LO
SANG GYE O PAK ME PAY TSEN TO NE
DE NI JANG CHUP NYING PO MA TOP BAR
BU ME MI KYE RIK NI SANG POR KYE
TSE RAP KUN TU TSUL TRIM NAM DAK GYUR
DE SEK O PAK ME LA CHAK TSAL LO
DAK GI LU DANG LONG CHO GE TSAR CHE
NGO SU JOR WAY CHO PA CHI CHI PA
YI TRUL TA SHI DZE TAK RIN CHEN DUN
DO NE DRUP PA TONG SUM JIK TEN GYI
LING SHI RI RAP NYI DA JE WA GYA
LHA LU MI YI LONG CHO TAM CHE KUN
LO YI LANG TE O PAK ME LA BUL
DAK LA PEN CHIR TUK JEY TOP KYI SHE
PA MAY TOK DRANG DAK SOK DRO KUN GYI
TOK MA ME PAY DU NE DA TAY BAR
SOK CHE MA JIN LANG DANG MI TSANG CHO
LU KYI MI GE SUM PO TOL LO SHAK
DZUN DANG TRA MA TSIK TSUP NGAK KHYAL WA
NGAK GI MI GE SHI PO TOL LO SHAK
NAP SEM NO SEM LOK PAR TA WA TE
YI KYI MI GE SUM PO TOL LO SHAK
PA MA LOP PON DRA CHOM SE PA DANG
GYAL WAY KU LA NGEN SEM KYE PA DANG
TSAM ME NGA YI LE SAK TOL LO SHAK
GE LONG GE TSUL SE DANG TSUN MA PAP
KU SUK CHO TEN LHA KHANG SHIK LA SOK
NYE WAY TSAM ME DIK CHE TOL LO SHAK
KON CHOG LHA KHANG SUNG RAP TEN SUM SOK
PANG SHE TSE TSUK NA SO LA SOK PA
CHO PANG LE NGEN SAK PA TOL LO SHAK
KHAM SUM SEM CHEN SE LE DIK CHE WA
JANG CHUP SEM PA NAM LA KUR WA TAP
DON ME DIK CHEN SAK PA TOL LO SHAK
GE WAY PEN YON DIK PAY NYE MIK DANG
NYAL WAY DUK NGEL TSE TSE LA SOK PA
TO KYANG MI DEN SHE TSO YIN SAM PA
TSAM ME NGA WE TU WAY LE NGEN PA
TAR ME LE NGEN SAK PA TOL LO SHAK
PAM PA SHI DANG LHAK MA CHU SUM DANG
PANG TUNG SOR SHAK NYE CHE DE TSEN NGA
SO TAR TSUL TRIM CHAL WA TOL LO SHAK
NGAK POY CHO SHI TUNG WA NGA NGA GYE
JANG SEM LAP PA NYAM PA TOL LO SHAK
TSA TUNG CHU SHI YEN LAK POM PO GYE
SANG NGAK DAM TSIK NYAM PA TOL LO SHAK
DOM PA MA SHU MI GEY LE CHE PA
MI TSANG CHO DANG CHANG TUNG LA SOK PA
RANG SHIN KHA NA MA TOY DIK PA TE
DIK PA DIK TU MA SHE TOL LO SHAK
KYAP DOM WANG KUR LA SOK TOP NA YANG
DE YI DOM PA DAM TSIK SUNG MA SHE
CHE PAY TUNG WA POK PA TOL LO SHAK
GYO PA ME NA SHAK PAY MI DAK PAY
NGAR CHE DIK PA KHONG DU DUK SONG TAR
NGO TSA JIK TRAK GYO PA CHEN POY SHAK
CHIN CHE DOM SEM ME NA MI DAK PAY
CHIN CHE SOK LA BAP KYANG MI GEY LE
DA NE MI GYI SEM LA DAM CHA SUNG
DE SHEK O PAK ME PA SE CHE KYI
DAK GYU YONG SU DAK PAR JIN GYI LOP
SHEN GYI GE WA CHE PA TO PAY TSE
DE LA TRAK DOK MI GEY SEM PANG NE
NYING NE GA WAY JE SU YI RANG NA
DE YI SO NAM NYAM DU TOP PAR SUNG
DE CHIR PAK PA NAM DANG SO KYE YI
GE WA GANG DRUP KUN LA YI RANG NGO
LA ME JANG CHUP CHOK TU SEM KYE NE
DRO DON GYA CHEN DZE LA YI RANG NGO
MI GE CHU PO PANG PA GE WA CHU
SHEN GYI SOK KYAB JIN PA TONG WA DANG
DOM PA SUNG SHING DEN PAR MA WA DANG
KHON PA DUM DANG SHI DUL DRANG POR MA
DON DANG DEN PAY TAM CHO DO PA CHUNG
JAM DANG NYING JE GOM SHING CHO LA CHO
GE WA DE NAM KUN LA YI RAN NGO
CHOK CHUY JIK TEN RAP JAM TAM CHE NA
DZOK SANG GYE NE RING POR MA LON PAR
DE DAK NAM LA CHO KYI KHOR LO NI
GYA CHEN NYUR DU KOR WAR DAK GI KUL
NGO SHE TUK KYI DE DON KHYEN PA SOL
SANG GYE JANG SEM TEN DZIN GE WAY SHE
NYA NGEN DA WAR SHE KUN DE DAK LA
NYA NGEN MI DA SHUK PAR SOL WA DEP
DI TSON DAK GI DU SUM GE WA NAM
DRO WA SEM CHEN KUN GYI DON DU NGO
KUN KYANG LA ME JANG CHUP NYUR TOP NE
KHAM SUM KHOR WA SONG NE TRUK GYUR CHIK
DE YI GE WA DAK LA NYUR MIN NE
TSE DIR DU MIN CHI WA CHO GYE SHI
NE ME LANG TSO GYE PAY LU TOP DEN
PAL JOR DZE ME YAR GYI GAN GA TAR
DU DRAY TSE WA ME CHING DAM CHO CHO
SAM PAY DON KUN CHO DEN YI SHIN DRUP
TEN DANG DRO LA PEN TOK GYA CHEN DRUP
MI LU DON DANG DEN PAR DRUP PAR SHOK
DAK DANG DAK LA DREL TOK KUN
DI NE TSE PO GYUR MA TAK
TRUL PE SANG GYE O PAK ME
GE LONG GEN DUN KHOR GYI KOR
DUN DU NGON SUM JON PAR SHOK
DE TONG YI GA NANG WA KYI
SHI WAY DUK NGEL ME PAR SHOK
JANG CHUP SEM PA CHE GYE NI
DZU TRUL TOP KYI NAM KHAR JON
DE WA CHEN DU DRO WA YI
LAM TON LAM NA DREN PAR SHOK
NGEN SONG DUK NGEL SO LAK ME
LHA MIY DE KYI MI TAK GYUR
DE LA TRAK SEM KYE WAR SHOK
TOK MA ME NE DA TAY BAR
KHOR WA DI NA YUN RE RING
DE LA KYO WA KYE WAR SHOK
MI NE MI RU KYE CHOK KYANG
KYE GA NA CHI DRANG ME NYONG
DU NGEN NYIK MAR BAR CHE MANG
MI DANG LHA YI DE KYI DI
DUK DANG DRE PAY SE SHIN DU
DO PA PU TSAM ME PAR SHOK
NYE DU SE NOR TUN DROK NAM
MI TAK GYU MA MI LAM SHIN
CHAK SHEN PU TSAM ME PAR SHOK
SA CHA YUL RI KHANG KHYIM NAM
MI LAM YUL GYI KHANG KHYIM TAR
DEN PAR MA DRUP SHE PAR SHOK
TAR ME KHOR WAY GYA TSO NE
NYE CHEN TSON NE TAR PA SHIN
DE WA CHEN GYI SHING KHAM SU
CHI TE ME PAR DRO PAR SHOK
CHAK SHEN TRI WA KUN CHE NE
JA GO NYI NE TAR WA SHIN
NUP KYI CHOK KYI NAM KHA LA
JIK TEN KHAM NI DRANG ME PA
KE CHIK YU LA DRO CHE NE
DE WA CHEN DU CHIN PAR SHOK
DE RU SANG GYE O PAK ME
NGON SUM SHUK PAY SHAL TONG NE
DRIP PA TAM CHE DAK PAR SHOK
KYE NE SHI YI CHOK GYUR PA
ME TOK PE MAY NYING PO LA
DZU TE KYE WA LEN PAR SHOK
KE CHIK NYI LA LU DZOK NE
TSEN PE DEN PAY LU TOP SHOK
MI KYE DOK PAY TE TSOM GYI
LO DRANG NGA GYAY BAR DAK TU
NANG DER DE KYI LONG CHO DEN
SANG GYE SUNG NI TO NA YANG
ME TOK KHA NI MA CHE WAY
SANG GYE SHAL JAL CHI WAY KYON
DE DRA DAK LA MI JUNG SHOK
KYE MA TAK TU ME TOK CHE
O PAK ME PAY SHAL TONG SHOK
SO NAM TOP DANG DZU TRUL GYI
LAK PAY TIL NE CHO PAY TRIN
SAM MI KHYAB PAR TRO CHE NE
SANG GYE KHOR CHE CHO PAR SHOK
DE TSE DE SHIN SHEK PA DEY
CHAK YE KYANG NE GO LA SHAK
JANG CHUP LUNG TEN TOP PAR SHOK
SAP DANG GYA CHEY CHO TO NE
RANG GYU MIN CHING DROL WAR SHOK
CHEN RE SIK DANG TU CHEN TOP
GYAL SE TU WO NAM NYI KYI
JIN GYI LAP SHING JE SUNG SHOK
NYIN RE SHIN DU CHOK CHU YI
SANG GYE JANG SEM PAK ME PA
O PAK ME PA CHO PA DANG
SHING DER TA CHIR JON PAY TSE
DE DAK KUN LA NYEN KUR SHING
CHO KYI DU TSI TOP PAR SHOK
DZU TRUL TOK PA ME PA YI
NGON GAY SHING DANG PAL DEN SHING
LE RAP DZOK DANG TUK PO KO
NGA TRO DE DAK NAM SU DRO
MI KYO RIN JUNG DON YO DRUP
NAM NANG LA SOK SANG GYE LA
WANG DANG JIN LAP DOM PA SHU
CHO PA DU MAY CHO CHE NE
GONG MO DE WA CHEN NYI DU
KA TSEK ME PAR LEP PAR SHOK
PO TA LA DANG CHANG LO CHEN
NGA YAP LING DANG OR GYEN YUL
TRUL KUY SHING KHAM CHE WA GYAR
CHEN RE SIK DANG DROL MA DANG
CHAK DOR PE JUNG CHE WA GYA
JAL SHING CHO PA GYA TSO CHO
WANG DANG DAM NGAK SAP MO SHU
NYUR DU RANG NE DE CHEN SHING
TOK PA ME PAR CHIN PAR SHOK
SHUL GYI NYE DU DRA LOP SOK
LHA YI MIK GI SAL WAR TONG
SUNG KYOP JIN GYI LOP CHE CHING
CHI DU SHING DER TRI PAR SHOK
KAL SANG DI YI KAL PAY YUN
DE WA CHEN GYI SHAK CHIK TE
KAL PA DRANG ME CHI WA ME
TAK TU SHING DE DZIN PAR SHOK
JAM PA NE SUNG MO PAY BAR
KAL SANG DI YI SANG GYE NAM
JIK TEN DI NA NAM JON TSE
DZU TRUL TOP KYI DIR ONG NE
SANG GYE CHO CHING DAM CHO NYEN
LAR YANG DE CHEN SHING KHAM SU
TOK PA ME PAR DRO WAR SHOK
SANG GYE CHE WA TRAK TRIK GYA TONG TRAK
GYE CHU TSA CHIK SANG GYE SHING KUN GYI
YON TEN KO PA TAM CHE CHIK DOM PA
SHING KHAM KUN LE KHYE PAK LA NA ME
DE WA CHEN GYI SHING DER KYE WAR SHOK
RIN CHEN SA SHI KHO NYOM LAK TIL TAR
YANG SHING GYA CHE SAL SHING O SER BAR
NEN NA NEM SHING TEK NA PAR CHE PA
DE JAM YANG PAY SHING DER KYE WAR SHOK
RIN CHEN DU MA LE DRUP PAK SAM SHING
LO MA DAR SAP DRE BU RIN CHEN GYEN
DE TENG TRUL PAY JA TSOK KE NYEN DRE
SAP DANG GYA CHEY CHO KYI DAR NAM DROK
NGO TSAR CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK
PO CHUY CHU LUNG YEN LAK GYE DEN MANG
DE SHIN DU TSIY TRU KYI DZING BU NAM
RIN CHEN NA DUN TEM KE PA GU KOR
ME TOK PE MA DRI SHIM DRE BUR DEN
PE MAY O SER PAK TU ME PA TRO
O SER TSE LA TRUL PAY SANG GYE GYEN
YAM TSEN CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK
MI KHOM GYE DANG NGEN SONG DRA MI DRAK
NYON MONG DUK NGA DUK SUM NE DANG DON
DRA DANG UL PONG TAP TSO LA SOK PA
DUK NEL TAM CHE SHING DER TO MA NYONG
DE WA CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK
BU ME ME CHING NGAL NE KYE WA ME
KUN KYANG ME TOK PE MAY BUP NE TRUNG
TAM CHE KU LU KHYE ME SER GYI DOK
U LA TSOK TOR LA SOK TSEN PEY GYEN
NGON SHE NGA DANG CHEN NGA KUN LA NGA
YON TEN PAK ME SHING DER KYE WAR SHOK
RANG JUNG RIN CHEN NA TSOK SHAL YE KHANG
CHI DO LONG CHO YI LA DREN PAY JUNG
TSO DRUP MI GO GO DO LHUN GYI DRUP
NGA KHYO ME CHING DAK TU DZIN PA ME
GANG DO CHO TRIN LAK PAY TIL NE JUNG
TAM CHE LA ME TEK CHEN CHO LA CHO
DE KYI KUN JUNG SHING KER KYE WAR SHOK
DRI SHIM LUNG GI ME TOK CHAR CHEN BEP
SHING DANG CHU LUNG PE MO TAM CHE LE
YI DU ONG WAY SUK DRA DRI RO REK
LONG CHO CHO PAY TRIN PUNG TAK TU JUNG
BU ME ME KYANG TRUL PAY LHA MOY TSOK
CHO PAY LHA MO DU MAY TAK TU CHO
DUK PAR DO TSE RIN CHEN SHAL YE KHANG
NYAL WAR DO TSE RIN CHEN TRI SANG TENG
DAR SAP DU MAY MAL TEN NGE DANG CHE
JA DANG JON SHING CHU LUNG ROL MO SOK
TO PAR DO NA NYEN PAY CHO DRA DROK
MI DO TSE NA NA WAR DRA MI DRAK
DU TSIY DZING BU CHU LUNG DE NAM KYANG
DRO DANG GANG DO DE LA DE TAR JUNG
YI SHIN DRUP PAY SHING DER KYE WAR SHOK
SHING DER DZOK PAY SANG GYE O PAK ME
KAL PA DRANG ME NYA NGEN MI DA SHUK
DE SI DE YI SHAP DRING CHE PAR SHOK
NAM SHIK O PAK ME DE SHI WAR SHEK
KAL PA GANG GAY LUNG GI CHE MA NYE
NYI KYI BAR DU TEN PA NE PAY TSE
GYAL TSAP CHEN RE SIK DANG MI DRAL SHING
DE YI YUN LA DAM CHO DZIN PAR SHOK
SO LA DAM CHO NUP PAY TO RANG LA
CHEN RE SIK DE NGON PAR SANG GYE NE
SANG GYE O SER KUN NE PAK PA YI
PAL TSEK GYAL PO SHE JAR GYUR PAY TSE
SHAL TA CHO CHING DAM CHO NYEN PAR SHOK
KU TSE KAL PA JE WA TRAK TRIK NI
BUM TRAK GU CHU TSA DRUK SHUK PAY TSE
TAK TU SHAP DRING NYEN KUR CHE PA DANG
MI JE SUNG KYI DAM CHO DZIN PAR SHOK
NYA NGEN DE NE DE YI TEN PA NI
KAL PA DUNG CHUR DRUK DANG CHE WA TRAK
BUM TRAK SUM NE DE TSE CHO DZIN CHING
TU CHEN TOP DANG TAK TU MIN DRAL SHOK
DE NE TU CHEN TOP DE SANG GYE NE
DE SHIN SHEK PA RAP TU TEN PA NI
YON TEN NOR BU TSEK PAY GYAL POR GYUR
KU TSE TEN PA CHEN RE SIK DANG NYAM
SANG GYE DE YI TAK TU SHAP DRING CHE
CHO PAY CHO CHING DAM CHO KUN DZIN SHOK
DE NE DAK GI TSE DE JE MA TAK
SHING KHAM DE AM DAK PAY SHING SHEN DU
LA ME DZOK PAY SANG GYE THOP PAR SHOK
DZOK SANG GYE NE TSE PAK ME PA TAR
TSEN TO TSAM GYI DRO KUN MIN CHING DROL
TRUL PA DRANG ME DRO WA DREN PA SOK
BE ME LHUN DRUP DRO DON PAK ME SHOK
DE SHIN SHEK PAY TSE DANG SO NAM DANG
YON TEN YE SHE SI JI TSE ME PA
CHO KU NANG WA TA YE O PAK ME
TSE DANG YE SHE PAK ME CHOM DEN DE
GANG SHIK KHYE KYI TSEN NI SU DZIN PA
NGON GYI LE KYI NAM MIN MA TOK PA
ME CHU DUK TSON NO JIN SIN PO SOK
JIK PA KUN LE KYOP PAR TUP PAY SUNG
DAK NI KHYE KYI TSEN DZIN CHAK TSAL WAY
JIK DANG DUK NGEL KUN LE KYAB DZE SOL
TA SHI PUN SUM TSOK PAR JIN GYI LOP
SANG GYE KU SUM NYE PAY JIN LAP DANG
CHO NYI MIN GYUR DEN PAY JIN LAP DANG
GEN DUN MI CHE DUN PAY JIN LAP KYI
JI TAR MON LAM TAP SHIN DRUP PAR SHOK
KON CHOG SUM LA CHAK SAL LO
TA YA THA PEN TSA DRI YA A WA BO DHA NA YE SO HA
KON CHOG SUM LA CHAK TSAL LO
NAMO MANJUSHIRIYE NAMO SUSHIRIYE NAMO UTTAMA SHRIYE SOHA
Tạng Văn – Tạng Âm – Anh – Việt
(Tibetan – Tibetan Pronunciation – English – Vietnamese)
Tạng Văn – Tạng Âm – Anh – Việt
(Tibetan – Tibetan Pronunciation – English – Vietnamese)
[Ghi chú: Phân đoạn mỗi bốn câu cho dễ tụng, không hợp cách phân đoạn theo nghĩa]
རྣམ་དག་བདེ་ཆེན་ཞིང་གི་སྨོན་ལམ། འདི་ཉིད་ཆག་མེད་ཐུགས་དམ་མཛོད། །ལག་པ་ན་ཡང་འབད་ནས་བྲིས། །མང་པོ་འགའ་ལ་ཨེ་ཕནབསམ། །དཔེ་གཅོད་འདོད་མི་གདའ་ན་གཡོར།
།འདི་ལས་ཕན་ཡོན་ཆེ་བ་མེད། །འདི་ལས་ཟབ་པའི་གདམས་ངག་མེད། །ང་ཡི་ཆོས་ཀྱི་རྩ་བ་ཡིན། །རང་གར་མ་བསྐྱུར་ཉམས་ལེན་འབུངས། །འདི་ནི་མདོ་ལུགས་ཡིན་པའི་ཕྱིར། །ལུང་མ་ཐོབ་ཀྱང་འདོན་ནི་རུང་།
This is the treasury of Karma Chagme’s practice. I have written it with the work of my own hand. I think it might benefit quite a few beings. If you don’t want to copy it, borrow it. There is nothing more beneficial than this.There are no instructions more profound than this. It is the root of my Dharma. Don’t cast it aside; strive in its practice. As this is of the sutra tradition, it is appropriate to recite it even if you have not received the transmission. Đây là kho tàng pháp hành Karma Chagme, do chính tay tôi viết ra. Thiết nghĩ pháp này sẽ mang lợi ích đến cho số lượng người không nhỏ. Nếu không muốn chép, xin hãy mượn. Không gì lợi ích hơn. Không lời khai thị nào thâm sâu hơn lời khai thị này. Đây là cội rễ của chánh pháp. Xin đừng bỏ sang một bên. Hãy nỗ lực thực hành. Vì pháp này thuộc hệ hiển thừa nên dù chưa thọ pháp vẫn có thể đọc tụng.
༄༅།། ཨེ་མ་ཧོ། འདི་ནས་ཉི་མ་ནུབ་ཀྱི་ཕྱོགས་རོལ་ན། །
གྲངས་མེད་འཇིག་ཏེན་མང་པོའི་ཕ་རོལ་ན། །
ཅུང་ཟད་སྟེང་དུ་འཕགས་པའི་ཡུལ་ས་ན། །
རྣམ་པར་དག་པའི་ཞིང་ཁམས་བདེ་བ་ཅན། ། E MA HO! DI NE NYI MA NUP KYI CHOK ROL NA DRANG ME JIK TEN MANG POY PA ROL NA CHUNG SE TENG DU PAK PAY YUL SA NA NAM PAR DAK PAY SHING KHAM DE WA CHEN
E Ma Ho! In the direction of the setting sun from here, past innumerable worlds
And slightly evelated above us, is the pure realm of Sukhavati. Ê Ma Hô / Theo hướng mặt trời lặn / qua vô lượng quốc độ /cao cao về phía trên / có quốc độ Cực Lạc. /
བདག་གི་ཆུ་བུར་མིག་གིས་མ་མཐོང་ཡང་། །
རང་སེམས་གསལ་བའི་ཡིད་ལ་ལམ་མེར་གསལ། །
དེ་ན་བཅོམ་ལྡན་རྒྱལ་བ་འོད་དཔག་མེད། །
པདྨ་རཱ་གའི་མདོག་ཅན་གཟི་བརྗིད་འབར། DAK GI CHU BUR MIK GI MA TONG YANG RANG SEM SAL WAY YI LA LAM MER SAL DE NA CHOM DEN GYAL WA O PAK ME PE MA RA GAY DOK CHEN SI JI BAR
Although I do not see it with my fluid-filled eye, it is vividly clear in my mind. There resides the bhagavan Amitabha. The colour of ruby he blazes with majesty. Dù mắt nhìn không thấy, / vẫn hiện rõ trong tâm. /Đây chính là trú xứ / của Phật A Di Đà, / thân uy nghi rực rỡ / rạng tỏa sắc hồng liên, /
༄༅། དབུ་ལ་གཙུག་ཏོར་ཞབས་ལ་འཁོར་ལོ་སོགས། །
མཚན་བཟང་སོ་གཉིས་དཔེ་བྱད་བརྒྱད་ཅུས་སྤྲས། །
ཞལ་གཅིག་ཕྱག་གཉིས་མཉམ་གཞག་ལྷུང་བཟེད་འཛིན། །
ཆོས་གོས་རྣམ་གསུམ་གསོལ་ཞིང་སྐྱིལ་ཀྲུང་གིས། ། U LA TSUK TOR SHAP LA KHOR LO SOK TSEN SANG SO NYI PE CHE GYE CHU TRE SHAL CHIK CHAK NYI NYAM SHAK LHUNG SE DZIN CHO GO NAM SUM SOL SHING KYIL TRUNG GI
He is adorned by the thirty-two good marks and the eighty signs, such as the ushnisha on his head and the wheels on his feet. He has one face and two hands and holds an alms bowl in meditation. Wearing the three Dharma robes, he is seated in vajra posture đủ ba-hai tướng chính / cùng tám mươi tướng phụ, / tướng nhục kế trên đỉnh, / thiên phúc luân dưới chân./Ngài một mặt, hai tay, / tay ngài cầm bình bát / và kết ấn tam muội, / khoát ba lớp cà sa / ngồi xếp chân kiết già, /
པདྨ་སྟོང་ལྡན་ཟླ་བའི་གདན་སྟེང་དུ། །
བྱང་ཆུབ་ཤིང་ལ་སྐུ་རྒྱབ་བརྟེན་མཛད་དེ། །
ཐུགས་རྗེའི་སྤྱན་གྱིས་རྒྱང་ནས་བདག་ལ་གཟིགས། །
གཡས་སུ་བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་སྤྱན་རས་གཟིགས། PE MA TONG DEN DA WAY DEN TENG DU JANG CHUP SHING LA KU GYAP TEN DZE DE THUK JEY CHEN GYI GYANG NE DAK LA SIK YE SU JANG CHUP SEM PA CHEN RE SIK
On a thousand-petaled lotus and a moon disk seat. His back is supported by a bodhi tree. He gazes upon me from a distance with compassionate eyes. On his right is the bodhisattva Avalokita. tọa đài sen ngàn cánh / cùng với đài mặt trăng, / lưng tựa cội bồ đề, / từ phương xa nhìn về / bằng ánh mắt từ bi. /Bên phải của ngài là / Quan Thế Âm Bồ Tát, /
༄༅། སྐུ་མདོག་དཀར་པོ་ཕྱག་གཡོན་པད་དཀར་འཛིན། །
གཡོན་དུ་བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་མཐུ་ཆེན་ཐོབ། །
སྔོན་པོ་རྡོ་རྗེས་མཚན་པའི་པདྨ་གཡོན། །
གཡས་གཉིས་སྐྱབས་སྦྱིན་ཕྱག་རྒྱ་བདག་ལ་བསྟན། ། KU DOK KAR PO CHAK YON PE KAR DZIN YON DU JANG CHUB SEM PA TU CHEN TOP NGON PO DOR JEY TSEN PAY PE MA YON YE NYI KYAB JIN CHAK GYA DAK LA TEN
He is white and holds a white lotus in his left hand. On Amitabha’s left is the bodhisattva Vajrapani. He is blue and holds in his left hand a lotus with a vajra on it. The right hands of them both display to me the mudra of giving protection. thân tỏa hào quang trắng, / tay trái cầm sen trắng; / bên trái của ngài là / Kim Cang Thủ Bồ Tát, /thân tỏa sắc xanh dương, / tay trái cầm hoa sen, / trên điểm chùy kim cang; / tay phải của hai vị / đều kết ấn qui y. /
གཙོ་བོ་གསུམ་པོ་རི་རྒྱལ་ལྷུན་པོ་བཞིན། །
ལྷང་ངེ་ལྷན་ནེ་ལྷམ་མེར་བཞུགས་པའི་འཁོར། །
བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་དགེ་སློང་བྱེ་བ་འབུམ། །
ཀུན་ཀྱང་གསེར་མདོག་མཚན་དང་དཔེ་བྱད་བརྒྱན། TSO WO SUM PO RI GYAL LHUN PO SHIN LHANG NGE LHAN NE LHAM MER SHUK PAY KHOR JANG CHUP SEM PAY GE LONG CHE WA BUM KUN KYANG SER DOK TSEN DANG PE CHE GYEN
These three principals are like Mount Meru, vivid, distinct and brilliant.
Their retinue is a trillion bodhisattva bhikshus. All of them are golden in colour and adorned by the marks and signs. Tam Thánh hiện vững vàng / như ngọn núi Tu Di, / linh động, rõ, ngời sáng, /xung quanh ngàn vạn ức / chư bồ tát xuất gia, / tất cả màu hoàng kim, / trang nghiêm tướng chính, phụ. /
༄༅། །ཆོས་གོས་རྣམ་གསུམ་གསོལ་ཞིང་སེར་ལྟེམ་མེ། །
མོས་གུས་ཕྱག་ལ་ཉེ་རིང་ཁྱད་མེད་ཕྱིར། །
བདག་གི་སྒོ་གསུམ་གུས་པས་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
ཆོས་སྐུ་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་རིགས་ཀྱི་བདག ། CHO GO NAM SUM SOL CHING SER TEM ME MO GU CHAK LA NYE RING KHYE ME CHIR DAK GI GO SUM GU PAY CHAK TSAL LO CHO KU NANG WA TA YE RIK KYI DAK
Wearing the three Dharma robes, they fill the realm with yellow. As there is no difference between near and far for devoted prostration, I devotedly prostrate to you with my three gates. The dharmakaya Amitabha is the lord of the family. khoác ba lớp cà sa, / thế gian rực sắc vàng. /Nếu chí thành đảnh lễ / thì xa gần như nhau. /Bằng trọn thân, khẩu, ý, / con đảnh lễ đê đầu / A Di Đà pháp thân, / pháp chủ của Phật bộ. /
ཕྱག་གཡས་འོད་ཟེར་ལས་སྤྲུལ་སྤྱན་རས་གཟིགས། །
ཡང་སྤྲུལ་སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་བྱེ་བ་བརྒྱ། །
ཕྱག་གཡོན་འོད་ཟེར་ལས་སྤྲུལ་སྒྲོལ་མ་སྟེ། །
ཡང་སྤྲུལ་སྒྲོལ་མ་བྱེ་བ་ཕྲག་བརྒྱ་འགྱེད། CHAK YE O SER LE TRUL CHEN RE SIK YANG TRUL CHEN RE SIK WANG CHE WA GYA CHAK YON O SER LE TRUL DROL MA TE YANG TRUL DROL MA CHE WA TRAK GYA GYE
The light-rays of his right hand emanate Avalokita and a billion further emanations of Avalokita. The light-rays of his left hand emanate Tara and a billion further emanations of Tara. Tay phải ngài hào quang / thành đức Quan Thế Âm, / từ đó mười vạn ức / đức Quan Âm lại hiện; /tay trái ngài hào quang / hiện thành đức Ta-ra, / từ đó mười vạn ức / đức Ta-ra lại hiện; /
༄༅། ཐུགས་ཀྱི་འོད་ཟེར་ལས་སྤྲུལ་པདྨ་འབྱུང། །
ཡང་སྤྲུལ་ཨོ་རྒྱན་བྱེ་བ་ཕྲག་བརྒྱ་འགྱེད། །
ཆོས་སྐུ་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
སངས་རྒྱས་སྤྱན་གྱིས་ཉིན་མཚན་དུས་དྲུག་ཏུ། ། TUK KYI O SER LE TRUL PE MA JUNG YANG TRUL OR GYEN JE WA TRAK GYA GYE CHO KU O PAK ME LA CHAK TSAL LO SANG GYE CHEN GYI NYIN TSEN DU DRUK TU
The light-rays of his heart emanate Padmakara and a billion further emanations of Padmakara. I prostrate to the dharmakaya Amitabha. Buddha, you kindly and constantly regard. giữa tim ngài hào quang / thành đức Liên Hoa Sanh, / từ đó mười vạn ức / Liên Hoa Sanh lại hiện: /con xin đảnh lễ đấng / Vô Lượng Quang pháp thân. / Xin Phật thương, giữ gìn / cho khắp cả chúng sinh, / ngày và đêm sáu buổi. /
སེམས་ཅན་ཀུན་ལ་བརྩེ་བས་རྟག་ཏུ་གཟིགས། །
སེམས་ཅན་ཀུན་གྱི་ཡིད་ལ་གང་དྲན་པའི། །
རྣམ་རྟོག་གང་འགྱུ་རྟག་ཏུ་ཐུགས་ཀྱིས་མཁྱེན། །
སེམས་ཅན་ཀུན་གྱིས་ངག་ཏུ་གང་སྨྲས་ཚིག SEM CHEN KUN LA TSE WAY TAK TU SIK SEM CHEN KUN GYI YI LA GANG DREN PAY NAM TOK GANG GYU TAK TU TUK KYI KHYEN SEM CHEN KUN GYI NGAK TU GANG ME TSIK
All beings throughout the six times of day and night. You always know what thoughts Are moving through the mind of every being. You always hear distinctly the words spoken by every being. Đối với mỗi chúng sinh / tâm quấy động niệm nào, / Phật đều luôn biết rõ; /miệng thốt lên lời nào, / Phật đều luôn nghe rõ: /
༄༅། རྟག་ཏུ་མ་འདྲེས་སོ་སོར་སྙན་ལ་གསན། །
ཀུན་མཁྱེན་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
ཆོས་སྤངས་མཚམས་མེད་བྱས་པ་མ་གཏོགས་པ། །
ཁྱེད་ལ་དད་ཅིང་སྨོན་ལམ་བཏབ་ཚད་ཀུན། ། TAK TU MA DRE SO SOR NYEN LA SEN KUN KHYEN O PAK ME LA CHAK TSAL LO CHO PANG TSAM ME CHE PA MA TOK PA KHYE LA DE CHING MON LAM TAP TSE KUN
I prostrate to the omniscient Amitabha. It is said that, other than those who have rejected Dharma or done any of the five worst actions, all who have faith in you, con xin đảnh lễ đấng / Toàn Giác A Di Đà. / Trừ phi bỏ chánh pháp / hay phạm tội ngũ nghịch /ngoài ra, bất kể ai / đủ tín tâm nơi ngài, /
བདེ་བ་ཅན་དེར་སྐྱེ་བའི་སྨོན་ལམ་གྲུབ། །
བར་དོར་བྱོན་ནས་ཞིང་དེར་འདྲེན་པར་གསུངས། །
འདྲེན་པ་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
ཁྱེད་ཀྱི་སྐུ་ཚེ་བསྐལ་པ་གྲངས་མེད་དུ། DE WA CHEN DER KYE WAY MON LAM DRUP BAR DOR JON NE SHING DER DREN PAR SUNG DREN PA O PAK ME LA CHAK TSAL LO KHYE KYI KU TSE KAL PA DRANG ME DU
And make the aspiration to be born in Sukhavati will fulfil that aspiration. You will appear in the bardo and lead them to your realm. I prostrate to the guide Amitabha. For the length of your life, innumerable kalpas, phát nguyện sinh Cực Lạc / đều sở cầu như ý. / Đến khi vào trung ấm, / Phật nhất định hiện ra / tiếp dẫn về cõi Phật:/ con xin đảnh lễ đấng / Tiếp Dẫn A Di Đà. / Thọ mạng vô lượng kiếp, /
༄༅། མྱ་ངན་མི་འདའ་ད་ལྟ་མངོན་སུམ་བཞུགས། །
ཁྱེད་ལ་རྩེ་གཅིག་གུས་པས་གསོལ་བཏབ་ན། །
ལས་ཀྱི་རྣམ་པར་སྨིན་པ་མ་གཏོགས་པ། །
ཚེ་ཟད་པ་ཡང་ལོ་བརྒྱ་ཐུབ་པ་དང་། ། NYA NGEN MI DA TA THA NGON SUM SHUK KHYE LA TSE CHIK GU PAY SOL TAP NA LE KYI NAM PAR MIN PA MA TOK PA TSE SE PA YANG LO GYA THUP PA DANG
You will not pass into nirvana. You abide manifestly now. It is said that anyone who prays to you with one-pointed devotion, Even if their life is exhausted, unless that is caused by the ripening of karma, ngài không nhập niết bàn, / thường thị hiện sắc thân. / Ai nhất tâm cầu thỉnh, / trừ phi nghiệp đã chín, / bằng không, dù mạng dứt /
དུས་མིན་འཆི་བ་མ་ལུས་བཟློག་པར་གསུངས། །
མགོན་པོ་ཚེ་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
སྟོང་གསུམ་འཇིག་རྟེན་རབ་འབྱམས་གྲངས་མེད་པ། །
རིན་ཆེན་གྱིས་བཀང་སྦྱིན་པ་བྱིན་པ་བས། DU MIN CHI WA MA LU DOK PAR SUNG GON PO TSE PAK ME LA CHAK TSAL LO TONG SUM JIK TEN RAP JAM DRANG ME PA RIN CHEN GYI KANG JIN PA JIN PA WAY
Will live a hundred years. You will avert all untimely death. I prostrate to the protector Amitayus. It is said that there is greater merit in hearing the names Amitabha and Sukhavati cũng vẫn sống trăm năm, / thoát cái chết phi thời: / con đê đầu đảnh lễ / đức Phật Vô Lượng Thọ. / Ví như có một ai / mang ngọc quí chất đầy / cả tam thiên thế giới / để mà bố thí cả, /
༄༅། འོད་དཔག་མེད་པའི་མཚན་དང་བདེ་བ་ཅན། །
ཐོས་ནས་དད་པས་ཐལ་མོ་སྦྱར་བྱས་ན། །
དེ་ནི་དེ་བས་བསོད་ནམས་ཆེ་བར་གསུངས། །
དེ་ཕྱིར་འོད་དཔག་མེད་ལ་གུས་ཕྱག་འཚལ། ། O PAK ME PAY TSEN DANG DE WA CHEN TO NE DE PAY TAL MO JAR CHE NA DE NI DE WAY SO NAM CHE WAR SHUNG DE CHIR O PAK ME LA GU CHAK TSAL
And joining one’s palms with faith, than in filling countless billion-world realms
With jewels and giving them in generosity. I therefore prostrate to Amitabha with devotion. công đức này chẳng sánh / bằng công đức chắp tay / khởi tín tâm trong sáng / khi được nghe danh hiệu / của Phật A Di Đà / và Tây Phương Cực Lạc. / Vậy con xin đảnh lễ / đức Phật A Di Đà / bằng trọn lòng thành kính. /
གང་ཞིག་འོད་དཔག་མེད་པའི་མཚན་ཐོས་ནས། །
ཁ་ཞེ་མེད་པར་སྙིང་ཁོང་རུས་པའི་གཏིང་། །
ལན་གཅིག་ཙམ་ཞིག་དད་པ་སྐྱེས་པ་ན། །
དེ་ནི་བྱང་ཆུབ་ལམ་ལས་ཕྱིར་མི་ལྡོག GANG SHIK O PAK ME PAY TSEN TO NE KHA SHE ME PAR NYING KHONG RU PAY TING LEN CHIK TSAM SHIK DE PA KYE PA NA DE NI JANG CHUP LAM LE CHIR ME DOK
Anyone who, hearing Amitabha’s name, sincerely gives rise to faith From the depths of their heart even once, cannot be turned back from the path of awakening. Ai người nghe hồng danh / của Phật A Di Đà / mà khởi được tín tâm / sâu thẳm tận đáy tim, / chân thành chỉ một lần / sẽ không còn thoái chuyển / trên đường tu giác ngộ: /
༄༅། མགོན་པོ་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
སངས་རྒྱས་འོད་དཔག་མེད་པའི་མཚན་ཐོས་ནས། །
དེ་ནི་བྱང་ཆུབ་སྙིང་པོ་མ་ཐོབ་བར། །
བུད་མེད་མི་སྐྱེ་རིགས་ནི་བཟང་པོར་སྐྱེ། ། GON PO O PAK ME LA CHAK TSAL LO SANG GYE O PAK ME PAY TSEN TO NE DE NI JANG CHUP NYING PO MA TOP BAR BU ME MI KYE RIK NI SANG POR KYE
I prostrate to the protector Amitabha. Having heard the name of the buddha Amitabha, Until one reaches the essence of awakening, one will not be born as a woman without power. One will be born of good family. con xin đảnh lễ đấng / Hộ Trì A Di Đà. / Ai được nghe hồng danh / của Phật A Di Đà, / từ đấy cho đến khi / đạt tinh túy giác ngộ / sẽ không sinh thân nữ, / sinh vào nhà chánh tín, /
ཚེ་རབས་ཀུན་ཏུ་ཚུལ་ཁྲིམས་རྣམ་དག་འགྱུར། །
བདེ་གཤེགས་འོད་དཔག་མེད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
བདག་གི་ལུས་དང་ལོངས་སྤྱོད་དགེ་རྩར་བཅས། །
དངོས་སུ་འབྱོར་བའི་མཆོད་པ་ཅི་མཆིས་པ། TSE RAP KUN TU TSUL TRIM NAM DAK GYUR DE SEK O PAK ME LA CHAK TSAL LO DAK GI LU DANG LONG CHO GE TSAR CHE NGO SU JOR WAY CHO PA CHI CHI PA
In every birth one’s morality will be pure. I prostrate to the sugata Amitabha.
I offer my body, possessions and roots of virtue; whatever actually prepared offerings there are; mỗi một kiếp tái sinh / giới hạnh luôn thanh tịnh: / con xin đảnh lễ đức / Thiện Thệ A Di Đà. / Xin hiến dâng thân mạng, / cùng tài sản, thiện căn, / hết thảy mọi cúng phẩm, / phẩm cụ thể bày biện, /
༄༅། ཡིད་སྤྲུལ་བཀྲ་ཤིས་རྫས་རྟགས་རིན་ཆེན་བདུན། །
གདོད་ནས་གྲུབ་པ་སྟོང་གསུམ་འཇིག་རྟེན་གྱི། །
གླིང་བཞི་རི་རབ་ཉི་ཟླ་བྱེ་བ་བརྒྱ། །
ལྷ་ཀླུ་མི་ཡི་ལོངས་སྤྱོད་ཐམས་ཅད་ཀུན། ། YI TRUL TA SHI DZE TAK RIN CHEN DUN DO NE DRUP PA TONG SUM JIK TEN GYI LING SHI RI RAP NYI DA JE WA GYA LHA LU MI YI LONG CHO TAM CHE KUN
Mentally emanated auspicious substances and signs, and the seven jewels; the pre-existing billion worlds with their billion sets Of four continents, Mount Meru, the sun and the moon; and all the luxuries of devas, nagas and humans. hay phẩm hiện trong tâm, / phẩm cát tường, thất bảo, / trọn tam thiên thế giới, / mỗi thế giới gồm đủ / núi Tu di, tứ châu / mặt trời và mặt trăng, / cùng hết thảy bảo vật / trong cõi trời, rồng, người, /
བློ་ཡིས་བླངས་ཏེ་འོད་དཔག་མེད་ལ་འབུལ། །
བདག་ལ་ཕན་ཕྱིར་ཐུགས་རྗེའི་སྟོབས་ཀྱིས་བཞེས། །
ཕ་མས་ཐོག་དྲངས་བདག་སོགས་འགྲོ་ཀུན་གྱི། །
ཐོག་མ་མེད་པའི་དུས་ནས་ད་ལྷའི་བར། LO YI LANG TE O PAK ME LA BUL DAK LA PEN CHIR TUK JEY TOP KYI SHE PA MAY TOK DRANG DAK SOK DRO KUN GYI TOK MA ME PAY DU NE DA TAY BAR
Bringing all these to mind, I offer them to Amitabha. For my benefit, accept them through your compassion. I confess all the wrongdoing I and all beings, my parents included, have done throughout beginningless time up to now, tất cả hiện trong tâm, / dâng Phật A Di Đà, / kính xin Phật từ bi / vì con, nhận cúng phẩm. / Nguyện sám hối nghiệp chướng / của con cùng chúng sinh, / khắp đa sinh phụ mẫu, / đã phạm từ vô thủy / mãi cho đến bây giờ. /
༄༅། སྲོག་བཅད་མ་བྱིན་བླངས་དང་མི་ཚངས་སྤྱོད། །
ལུས་ཀྱི་མི་དགེ་གསུམ་པོ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
རྫུན་དང་ཕྲ་མ་ཚིག་རྩབ་ངག་འཁྱལ་བ། །
ངག་གི་མི་དགེ་བཞི་པོ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། ། SOK CHE MA JIN LANG DANG MI TSANG CHO LU KYI MI GE SUM PO TOL LO SHAK DZUN DANG TRA MA TSIK TSUP NGAK KHYAL WA NGAK GI MI GE SHI PO TOL LO SHAK
Such as killing, stealing and fornication: I admit and confess the three wrongdoings of body. Lying, calumny, harsh words and gossip: I admit and confess the four wrongdoings of speech. Lỗi sát sanh, trộm cướp, / cùng với lỗi tà dâm: / xin phát lộ sám hối / ba việc ác của thân. / Lỗi dối láo, hai lưỡi, / thô ác và tán gẫu: / xin phát lộ sám hối / bốn việc ác của khẩu. /
བརྣབ་སེམས་གནོད་སེམས་ལོག་པར་ལྟ་བ་སྟེ། །
ཡིད་ཀྱི་མི་དགེ་གསུམ་པོ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
ཕ་མ་སློབ་དཔོན་དགྲ་བཅོམ་བསད་པ་དང་། །
རྒྱལ་བའི་སྐུ་ལ་ངན་སེམས་སྐྱེས་པ་དང་། NAP SEM NO SEM LOK PAR TA WA TE YI KYI MI GE SUM PO TOL LO SHAK PA MA LOP PON DRA CHOM SE PA DANG GYAL WAY KU LA NGEN SEM KYE PA DANG
Covetousness, malice and wrong views: I admit and confess the three wrongdoings of mind.The killing of one’s father, mother, acharya or an arhat and the shedding of a buddha’s blood with malicious intent: Tham, ác ý, tà kiến: / xin phát lộ sám hối / ba việc ác của ý. / Vì ác mà sát hại / cha, mẹ, a xà lê / hay là a la hán, / làm chảy máu thân Phật: /
༄༅། མཚམས་མེད་ལྔ་ཡི་ལས་བསགས་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
དགེ་སློང་དགེ་ཚུལ་བསད་དང་བཙུན་མ་ཕབ། །
སྐུ་གཟུགས་མཆོད་རྟེན་ལྷ་ཁང་བཤིག་ལ་སོགས། །
ཉེ་བའི་མཚམས་མེད་སྡིག་བྱས་མཐོལ་ལོ་བཤགས། ། TSAM ME NGA YI LE SAK TOL LO SHAK GE LONG GE TSUL SE DANG TSUN MA PAP KU SUK CHO TEN LHA KHANG SHIK LA SOK NYE WAY TSAM ME DIK CHE TOL LO SHAK
I admit and confess the five worst actions. Killing a bhikshu or shramanera, seducing a nun, And destroying images, stupas or temples: I admit and confess the nearly worst actions. xin phát lộ, sám hối / trọn năm tội vô gián. / Giết tỷ kheo, sa di, / khiến chư ni phá giới, / hủy diệt hình, tháp, chùa: / xin phát lộ sám hối / mọi nghiệp cận vô gián. /
དཀོན་མཆོག་ལྷ་ཁང་གསུང་རབ་རྟེན་གསུམ་སོགས། །
དཔང་ཞེས་ཚད་བཙུགས་མནའ་ཟོས་ལ་སོགས་པ། །
ཆོས་སྤངས་ལས་ངན་བསགས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
ཁམས་གསུམ་སེམས་ཅན་བསད་ལས་སྡིག་ཆེ་བ། KON CHOG LHA KHANG SUNG RAP TEN SUM SOK PANG SHE TSE TSUK NA SO LA SOK PA CHO PANG LE NGEN SAK PA TOL LO SHAK KHAM SUM SEM CHEN SE LE DIK CHE WA
Swearing by the Three Jewels, temples, scriptures, or the three supports, and swearing by them falsely: I admit and confess the wrongdoing of rejecting Dharma. Worse than killing all beings in the three realms Lấy Tam Bảo, chùa, kinh, / cùng với ba chỗ nương, / giả dối mang ra thề: / xin phát lộ sám hối, / nghiệp từ bỏ chánh pháp. / Giết sạch hết chúng sinh / trong toàn khắp ba cõi, / nghiệp này vẫn chưa bằng /
༄༅། བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་རྣམས་ལ་སྐུར་བ་བཏབ། །
དོན་མེད་སྡིག་ཆེན་བསགས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
དགེ་བའི་ཕན་ཡོན་སྡིག་པའི་ཉེས་དམིགས་དང་། །
དམྱལ་བའི་སྡུག་བསྔལ་ཚེ་ཚད་ལ་སོགས་པ། ། JANG CHUP SEM PA NAM LA KUR WA TAP DON ME DIK CHEN SAK PA TOL LO SHAK GE WAY PEN YON DIK PAY NYE MIK DANG NYAL WAY DUK NGEL TSE TSE LA SOK PA
Is the denigration of bodhisattvas: I admit and confess pointless great wrongdoing.
Thinking that the benefits of virtue, the harm from wrongdoing and the suffering and lifespan in hell nghiệp phỉ báng bồ tát: / xin phát lộ sám hối / trọng nghiệp vô nghĩa này. / Lợi ích của thiện đức, / tai hại của nghiệp chướng, / khổ đau và thọ mạng / của chúng sinh địa ngục, /
ཐོས་ཀྱང་མི་བདེན་བཤད་ཚོད་ཡིན་བསམ་པ། །
མཚམས་མེད་ལྔ་བས་ཐུ་བའི་ལས་ངན་པ། །
ཐར་མེད་ལས་ངན་བསགས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
ཕམ་པ་བཞི་དང་ལྷག་མ་བཅུ་གསུམ་དང་། TO KYANG MI DEN SHE TSO YIN SAM PA TSAM ME NGA WE TU WAY LE NGEN PA TAR ME LE NGEN SAK PA TOL LO SHAK PAM PA SHI DANG LHAK MA CHU SUM DANG
Are untrue, mere sayings, is worse than the five worst actions: I admit and confess the wrongdoing from which it is hard to be freed. The four defeats, the thirteen remainders, the downfalls, tất cả những việc này / mà nghĩ rằng không thật, / chỉ là lời nói suông, / ý nghĩ này tệ hơn / cả năm nghiệp vô gián: / xin phát lộ sám hối / ác nghiệp khó bỏ này. / Bốn đọa, mười ba sót / giới phá, giới phải sám, /
༄༅། སྤང་ལྟུང་སོར་བཤགས་ཉེས་བྱས་སྡེ་ཚན་ལྡ། །
སོ་ཐར་ཚུལ་ཁྲིམས་འཆལ་བ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
ནག་པོའི་ཆོས་བཞི་ལྟུང་བ་ལྔ་ལྔ་བརྒྱད། །
བྱང་སེམས་བསླབ་པ་ཉམས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། PANG TUNG SOR SHAK NYE CHE DE TSEN NGA SO TAR TSUL TRIM CHAL WA TOL LO SHAK NGAK POY CHO SHI TUNG WA NGA NGA GYE JANG SEM LAP PA NYAM PA TOL LO SHAK
The confessables and the misdemeanors – the five classes: I admit and confess impairments of the pratimoksha morality. The four negativities; and the five, five and eight downfalls: I admit and confess impairments of the bodhisattva training. và các giới phạm nhẹ / – đầy đủ cả năm bộ: / xin phát lộ sám hối / mọi phá phạm giới luật / ba la đề mộc xoa. / Bốn bất thiện, cùng với / năm, năm, tám đọa rơi [là 18 trọng giới]: / xin phát lộ sám hối / phá phạm giới bồ tát. /
རྩ་ལྟུང་བཅུ་བཞི་ཡན་ལག་སྦོམ་པོ་བརྒྱད། །
གསང་སྔགས་དམ་ཚིག་ཉམས་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
སྡོམ་པ་མ་ཞུས་མི་དགེའི་ལས་བྱས་པ། །
མི་ཚངས་སྤྱོད་དང་ཆང་འཐུང་ལ་སོགས་པ། TSA TUNG CHU SHI YEN LAK POM PO GYE SANG NGAK DAM TSIK NYAM PA TOL LO SHAK DOM PA MA SHU MI GEY LE CHE PA MI TSANG CHO DANG CHANG TUNG LA SOK PA
The fourteen root downfalls and the eight major branches: I admit and confess impairments of secret mantra samaya. The wrongdoing done when not under vows, such as fornication and drinking alcohol, Đủ mười bốn trọng giới / cùng với tám nhánh chính: / xin phát lộ sám hối / mọi phá phạm mật thệ / của giới luật kim cang. / Có những việc bất thiện / như tà dâm, rượu chè / cho dù không thọ giới, /
༄༅། རང་བཞིན་ཁ་ན་མ་ཐོའི་སྡིག་པ་སྟེ། །
སྡིག་པ་སྡིག་ཏུ་མ་ཤེས་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
སྐྱབས་སྡོམ་དབང་བསྐུར་ལ་སོགས་ཐོབ་ན་ཡང་། །
དེ་ཡི་སྡོམ་པ་དམ་ཚིག་བསྲུང་མ་ཤེས། ། RANG SHIN KHA NA MA TOY DIK PA TE DIK PA DIK TU MA SHE TOL LO SHAK KYAP DOM WANG KUR LA SOK TOP NA YANG DE YI DOM PA DAM TSIK SUNG MA SHE
Actions that are naturally unwholesome: I admit and confess unwitting wrongdoing.
Although I have taken the vow of refuge and empowerments, I admit and confess downfalls of commitment through tự nhiên vẫn bất thiện: / xin phát lộ sám hối / việc ác vô tình làm. / Sau khi thọ qui y / cùng với pháp quán đảnh, / xin phát lộ sám hối / những phá phạm mật thệ, /
བཅས་པའི་ལྟུང་བ་ཕོག་པ་མཐོལ་ལོ་བཤགས། །
འགྱོད་པ་མེད་ན་བཤགས་པས་མི་འདག་པས། །
སྔར་བྱས་སྡིག་པ་ཁོང་དུ་དུག་སོང་ལྟར། །
ངོ་ཚ་འཇིགས་སྐྲག་འགྱོད་པ་ཆེན་པོས་བཤགས། CHE PAY TUNG WA POK PA TOL LO SHAK GYO PA ME NA SHAK PAY MI DAK PAY NGAR CHE DIK PA KHONG DU DUK SONG TAR NGO TSA JIK TRAK GYO PA CHEN POY SHAK
Not knowing how to keep the vows and samaya they entail. Without regret, confession will not purify. I confess all past wrongdoing with great shame, fear and regret, as though I had swallowed poison. chỉ vì không hiểu rõ / cần phải giữ giới gì. / Nếu tâm không hối hận, / dù sám, nghiệp chẳng tịnh. / nay con xin phát lộ / hết thảy tội đã làm / với trọn lòng tàm quí, / sợ hãi và thống hối, / như uống phải thuốc độc. /
༄༅། ཕྱིན་ཆད་སྡོམ་སེམས་མེད་ན་མི་འདག་པས། །
ཕྱིན་ཆད་སྲོག་ལ་བབས་ཀྱང་མི་དགེའི་ལས། །
ད་ནས་མི་བགྱིད་སེམས་ལ་དམ་བཅའ་བཟུང་། །
བདེ་གཤེགས་འོད་དཔག་མེད་པ་སྲས་བཅས་ཀྱིས། ། CHIN CHE DOM SEM ME NA MI DAK PAY CHIN CHE SOK LA BAP KYANG MI GEY LE DA NE MI GYI SEM LA DAM CHA SUNG DE SHEK O PAK ME PA SE CHE KYI
If there is no commitment henceforth, there will be no purification. From now onward, even at the risk of my life, I vow not to engage in wrongdoing. Sugata Amitabha and your bodhisattvas, Nếu không hạ quyết tâm, / chẳng thể tịnh ác nghiệp. / Từ nay, dù mất mạng / nguyện không còn tái phạm. / Xin thành tâm khẩn nguyện / Thiện thệ A Di Đà, / cùng thánh chúng bồ tát. /
བདག་རྒྱུད་ཡོངས་སུ་དག་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས། །
གཞན་གྱིས་དགེ་བ་བྱེད་པ་ཐོས་པའི་ཚེ། །
དེ་ལ་ཕྲག་དོག་མི་དགེའི་སེམས་སྤངས་ནས། །
སྙིང་ནས་དགའ་བས་རྗེས་སུ་ཡི་རང་ན། DAK GYU YONG SU DAK PAR JIN GYI LOP SHEN GYI GE WA CHE PA TO PAY TSE DE LA TRAK DOK MI GEY SEM PANG NE NYING NE GA WAY JE SU YI RANG NA
Grant your blessings that my being may be purified. If, when one hears of another’s virtue, One is without the negativity of jealousy and rejoices from one’s heart, xin hộ trì cho con / tịnh sạch dòng tâm thức. / Thấy việc tốt của người / tâm đừng khởi ganh ghen / nghe vui tận đáy lòng, /
༄༅། དེ་ཡི་བསོད་ནམས་མཉམ་དུ་ཐོབ་པར་གསུངས། །
དེ་ཕྱིར་འཕགས་པ་རྣམས་དང་སོ་སྐྱེ་ཡིས། །
དགེ་བ་གང་བསྒྲུབས་ཀུན་ལ་ཡི་རང་ངོ་། །
བླ་མེད་བྱང་ཆུབ་མཆོག་ཏུ་སེམས་བསྐྱེད་ནས། ། DE YI SO NAM NYAM DU TOP PAR SUNG DE CHIR PAK PA NAM DANG SO KYE YI GE WA GANG DRUP KUN LA YI RANG NGO LA ME JANG CHUP CHOK TU SEM KYE NE
It is said that one will gain equal merit. I therefore rejoice in all the virtuous deeds Of aryas and ordinary beings. I rejoice in their generation of bodhicitta thì công đức có được / sẽ ngang bằng như nhau. / Vậy con xin vui cùng / hết thảy mọi thiện hạnh / của thánh giả, phàm phu. / Vui cùng mọi công đức / phát khởi tâm bồ đề /
འགྲོ་དོན་རྒྱ་ཆེན་མཛད་ལ་ཡི་རང་ངོ་། །
མི་དགེ་བཅུ་པོ་སྤངས་པ་དགེ་བ་བཅུ། །
གཞན་གྱི་སྲོག་བསྐྱབ་སྦྱིན་པ་གཏོང་བ་དང་། །
སྡོམ་པ་སྲུང་ཞིང་བདེན་པར་སྨྲ་བ་དང་། DRO DON GYA CHEN DZE LA YI RANG NGO MI GE CHU PO PANG PA GE WA CHU SHEN GYI SOK KYAB JIN PA TONG WA DANG DOM PA SUNG SHING DEN PAR MA WA DANG
And their vast benefit for beings. The ten virtues that are the opposites of the ten wrongdoings – Saving others’ lives, giving generously, chastity, speaking truthfully, và lợi ích chúng sinh; / công đức lánh thập ác, / công đức hành thập thiện: / cứu sinh mạng hữu tình / bố thí, giữ phạm hạnh, / luôn nói lời chân thật, /
༄༅། འཁོན་པ་བསྡུམ་དང་ཞི་དུལ་དྲང་པོར་སྨྲ། །
དོན་དང་ལྡན་པའི་གཏམ་བརྗོད་འདོད་པ་ཆུང་། །
བྱམས་དང་སྙིང་རྗེ་སྒོམ་ཞིང་ཆོས་ལ་སྤྱོད། །
དགེ་བ་དེ་རྣམས་ཀུན་ལ་ཡི་རང་ངོ་། ། KHON PA DUM DANG SHI DUL DRANG POR MA DON DANG DEN PAY TAM CHO DO PA CHUNG JAM DANG NYING JE GOM SHING CHO LA CHO GE WA DE NAM KUN LA YI RAN NGO
Healing discord, speaking gently and straightforwardly, conversing meaningfully, having little desire, Cultivating love and compassion, and practising Dharma: I rejoice in those virtuous actions. hàn gắn mọi xung đột, / thẳng thắng và ôn hòa, / nói lời có ý nghĩa, / giảm thiểu lòng ham muốn, / thuần dưỡng tâm từ bi, / chuyên tâm tu chánh pháp: / xin tùy hỉ hết thảy / những việc tốt lành này. /
ཕྱོགས་བཅུའི་འཇིག་རྟེན་རབ་འབྱམས་ཐམས་ཅད་ན། །
རྫོགས་སངས་རྒྱསནས་རིང་པོར་མ་ལོན་པར། །
དེ་དག་རྣམས་ལ་ཆོས་ཀྱི་འཁོར་ལོ་ནི། །
རྒྱ་ཆེན་མྱུར་དུ་བསྐོར་བར་བདག་གིས་བསྐུལ། CHOK CHUY JIK TEN RAP JAM TAM CHE NA DZOK SANG GYE NE RING POR MA LON PAR DE DAK NAM LA CHO KYI KHOR LO NI GYA CHEN NYUR DU KOR WAR DAK GI KUL
All you who have recently attained perfect buddhahood in any of the Numberless realms in the ten directions: I urge you to soon turn the vast dharmachakra. Trong vô lượng quốc độ / ở khắp cả mười phương / có được bao nhiêu đấng / vừa thành tựu quả Phật: / con khẩn cầu chư vị / sớm chuyển đẩy pháp luân. /
༄༅། མངོན་ཤེས་ཐུགས་ཀྱིས་དེ་དོན་མཁྱེན་པར་གསོལ། །
སངས་རྒྱས་བྱང་སེམས་བསྟན་འཛིན་དགེ་བའི་བཤེས། །
མྱ་ངན་འདའ་བར་བཞེད་ཀུན་དེ་དག་ལ། །
མྱ་ངན་མི་འདའ་བཞུགས་པར་གསོལ་བ་འདེབས། ། NGO SHE TUK KYI DE DON KHYEN PA SOL SANG GYE JANG SEM TEN DZIN GE WAY SHE NYA NGEN DA WAR SHE KUN DE DAK LA NYA NGEN MI DA SHUK PAR SOL WA DEP
I pray that you hear me with your clairvoyance. All buddhas, bodhisattvas, holders of Dharma, And spiritual friends who wish to pass into nirvana: I pray that you do not do so, but remain. Xin vận dụng thần lực / thấu cho lời nguyện này. / Chư Phật đà, bồ tát / chư trì pháp, pháp hữu, / nếu muốn hiện niết bàn / thì con xin chắp tay / thỉnh chư vị đừng vội, / nán lại cùng chúng con. /
འདིས་མཚོན་བདག་གི་དུས་གསུམ་དགེ་བ་རྣམས། །
འགྲོ་བ་སེམས་ཅན་ཀུན་གྱི་དོན་དུ་བསྔོ། །
ཀུན་ཀྱང་བླ་མེད་བྱང་ཆུབ་མྱུར་ཐོབ་ནས། །
ཁམས་གསུམ་འཁོར་བ་དོང་ནས་སྤྲུགས་གྱུར་ཅིག DI TSON DAK GI DU SUM GE WA NAM DRO WA SEM CHEN KUN GYI DON DU NGO KUN KYANG LA ME JANG CHUP NYUR TOP NE KHAM SUM KHOR WA SONG NE TRUK GYUR CHIK
I dedicate this and all my virtue of the three times to the benefit of all beings. May they all Quickly attain unsurpassable awakening and empty samsara’s three realms from their depths. Bao nhiêu công đức này, / cùng ba thời công đức, / con nguyện mang ra hết, / hồi hướng khắp chúng sinh, / nguyện chúng sinh sớm đạt / quả vô thượng bồ đề, / đáy luân hồi ba cõi / nguyện vắng không còn ai. /
༄༅། དེ་ཡི་དགེ་བ་བདག་ལ་མྱུར་སྨིན་ནས། །
ཚེ་འདིར་དུས་མིན་འཆི་བ་བཅོ་བརྒྱད་ཞི། །
ནད་མེད་ལང་ཚོ་རྒྱས་པའི་ལུས་སྟོབས་ལྡན། །
དཔལ་འབྱོར་འཛད་མེད་དབྱར་གྱི་གངྒཱ་ལྟར། ། DE YI GE WA DAK LA NYUR MIN NE TSE DIR DU MIN CHI WA CHO GYE SHI NE ME LANG TSO GYE PAY LU TOP DEN PAL JOR DZE ME YAR GYI GAN GA TAR
May this virtue quickly ripen in me. In this life, may the eighteen untimely deaths be prevented. May I be healthy and as vigorous as a youth. May my wealth be as inexhaustible as the Ganges in summer. Nguyện thiện đức mau chóng / chín mùi ở nơi con, / nguyện giải trừ hết thảy / mười tám chết phi thời, / nguyện sức khỏe dồi dào, / cường tráng như tuổi trẻ, / nguyện tài sản bất tận / như sông Hằng mùa hạ. /
བདུད་དགྲའི་འཚེ་བ་མེད་ཅིང་དམ་ཆོས་སྤྱོད། །
བསམ་པའི་དོན་ཀུན་ཆོས་ལྡན་ཡིད་བཞིན་འགྲུབ། །
བསྟན་དང་འགྲོ་ལ་ཕན་ཐོབས་རྒྱ་ཆེན་འགྲུབ། །
མི་ལུས་དོན་དང་ལྡན་པར་འགྲུབ་པར་ཤོག DU DRAY TSE WA ME CHING DAM CHO CHO SAM PAY DON KUN CHO DEN YI SHIN DRUP TEN DANG DRO LA PEN TOK GYA CHEN DRUP MI LU DON DANG DEN PAR DRUP PAR SHOK
Unharmed by maras or enemies, may I practice genuine Dharma. May all my wishes be fulfilled in accord with Dharma and my intentions.May I accomplish vast benefit for Dharma and beings. May my human body be meaningful. Nguyện ma vương, kẻ thù / không thể nào quấy phá. / Nguyện tu theo diệu pháp. /Nguyện thỏa mọi ước mong / thuận chánh pháp, tâm ý. / Nguyện viên thành lợi ích / cho Phật pháp, chúng sinh. / Nguyện thân người này đây / trở nên thật xứng đáng. /
༄༅། བདག་དང་བདག་ལ་འབྲེལ་ཐོགས་ཀུན། །
འདི་ནས་ཚེ་འཕོས་གྱུར་མ་ཐག །
སྤྲུལ་པའི་སངས་རྒྱས་འོད་དཔག་མེད། །
དགེ་སློང་དགེ་འདུན་འཁོར་གྱིས་བསྐོར། ། DAK DANG DAK LA DREL TOK KUN DI NE TSE PO GYUR MA TAK TRUL PE SANG GYE O PAK ME GE LONG GEN DUN KHOR GYI KOR
May I and all connected to me, as soon as we pass from this life, Actually see in front of us the emanated buddha Amitabha Nguyện con cùng những ai / có duyên nghiệp với con / vừa lìa bỏ đời này / tức thì ngay trước mắt / Phật Di Đà hiện ra. /
མདུན་དུ་མངོན་སུམ་འབྱོན་པར་ཤོག །
དེ་མཐོང་ཡིད་དགའ་སྣང་བ་སྐྱིད། །
ཤི་བའི་སྡུག་བསྔལ་མེད་པར་ཤོག །
བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་མཆེད་བརྒྱད་ནི། DUN DU NGON SUM JON PAR SHOK DE TONG YI GA NANG WA KYI SHI WAY DUK NGEL ME PAR SHOK JANG CHUP SEM PA CHE GYE NI
Surrounded by his Sangha of bodhisattvas. Seeing them, may we feel joy. May we be without suffering at death. May the eight bodhisattvas cùng chúng tăng bồ tát. / Thấy rồi, lòng mừng vui, / nguyện bước qua cửa tử / không một chút đớn đau. / Nguyện tám đại bồ tát, /
༄༅། རྫུ་འཕྲུལ་སྟོབས་ཀྱིས་ནམ་མཁར་བྱོན། །
བདེ་བ་ཅན་དུ་འགྲོ་བ་ཡི། །
ལམ་སྟོན་ལམ་སྣ་འདྲེན་པར་ཤོག །
ངན་སོང་སྡུག་བསྔལ་བཟོད་བླག་མེད། ། DZU TRUL TOP KYI NAM KHAR JON DE WA CHEN DU DRO WA YI LAM TON LAM NA DREN PAR SHOK NGEN SONG DUK NGEL SO LAK ME
Appear miraculously in the sky. May they show me the way And lead me to Sukhavati. The suffering in lower states is unbearable. nhiệm mầu hiện trên không / và tiếp dẫn cho con / về Tây Phương Cực Lạc. / Khổ đau cảnh ác đạo / thật không thể nào kham, /
ལྷ་མིའི་བདེ་སྐྱིད་མི་རྟག་འགྱུར། །
དེ་ལ་སྐྲག་སེམས་སྐྱེ་བར་ཤོག །
ཐོག་མ་མེད་ནས་ད་ལྟའི་བར། །
འཁོར་བ་འདི་ན་ཡུན་རེ་རིང་། LHA MIY DE KYI MI TAK GYUR DE LA TRAK SEM KYE WAR SHOK TOK MA ME NE DA TAY BAR KHOR WA DI NA YUN RE RING
The pleasures of devas and humans are impermanent. May I be afraid of this. Throughout beginningless time up to now, samsara has lasted for a very long time. lạc thú cảnh trời, người / đều là cảnh vô thường. / Nguyện con thấy sợ hãi. / Từ vô thủy sinh tử / cho đến tận bây giờ / luân hồi mãi trường tồn, /
༄༅། དེ་ལ་སྐྱོ་བ་སྐྱེ་བར་ཤོག །
མི་ནས་མི་རུ་སྐྱེ་ཆོག་ཀྱང་། །
སྐྱེ་རྒ་ན་འཆི་གྲངས་མེད་མྱོང་། །
དུས་ངན་སྙིགས་མར་བར་ཆད་མང་། ། DE LA KYO WA KYE WAR SHOK MI NE MI RU KYE CHOK KYANG KYE GA NA CHI DRANG ME NYONG DU NGEN NYIK MAR BAR CHE MANG
May I feel sorrow about this. I might be born repeatedly as a human being, but I would Experience birth, aging, sickness and death countless times. There are many obstacles in this degenerate time. nguyện con thấy chán ngán. / Cho dù luôn làm người / thì cũng vẫn phải chịu / khổ sinh lão bệnh tử, / triền miên không kể xiết. / Vào thời mạt pháp này / thật quá nhiều chướng duyên, /
མི་དང་ལྷ་ཡི་བདེ་སྐྱིད་འདི། །
དུག་དང་འདྲེས་པའི་ཟས་བཞིན་དུ། །
འདོད་པ་སྤུ་ཙམ་མེད་པར་ཤོག །
ཉེ་དུ་ཟས་ནོར་མཐུན་གྲོགས་རྣམས། MI DANG LHA YI DE KYI DI DUK DANG DRE PAY SE SHIN DU DO PA PU TSAM ME PAR SHOK NYE DU SE NOR TUN DROK NAM
The pleasures of humans and devas are like food mixed with poison. May I have not so much as a hair’s worth of desire for them. My family, food, wealth and friends lạc thú cõi người, trời / như cơm trộn thuốc độc: / nguyện cho mọi tham ái / dù mỏng như sợi tóc / cũng tuyệt dứt không còn. / Gia đình và thực phẩm / tài sản cùng bằng hữu, /
༄༅། མི་རྟག་སྒྱུ་མ་རྨི་ལམ་བཞིན། །
ཆགས་ཞེན་སྤུ་ཙམ་མེད་པར་ཤོག །
ས་ཆ་ཡུལ་རིས་ཁང་ཁྱིམ་རྣམས། །
རྨི་ལམ་ཡུལ་གྱི་ཁང་ཁྱིམ་ལྟར། ། MI TAK GYU MA MI LAM SHIN CHAK SHEN PU TSAM ME PAR SHOK SA CHA YUL RI KHANG KHYIM NAM MI LAM YUL GYI KHANG KHYIM TAR
Are impermanent, like illusions or dreams. May I have not so much as a hair’s worth of attachment to them. My land, my vicinity and my home are just like one’s home in a dream. vô thường như huyễn, mộng. / Nguyện cho mọi chấp luyến / dù mỏng như sợi tóc / cũng tuyệt đứt không còn. / Quốc, hương, gia, đều như / căn nhà trong giấc mộng, /
བདེན་པར་མ་གྲུབ་ཤེས་པར་ཤོག །
ཐར་མེད་འཁོར་བའི་རྒྱ་མཚོ་ནས། །
ཉེས་ཆེན་བཙོན་ནས་ཐར་པ་བཞིན། །
བདེ་བ་ཅན་གྱི་ཞིང་ཁམས་སུ། DEN PAR MA DRUP SHE PAR SHOK TAR ME KHOR WAY GYA TSO NE NYE CHEN TSON NE TAR PA SHIN DE WA CHEN GYI SHING KHAM SU
May I know them to be unreal. May I flee the ocean of samsara, from which it is so hard to get free, Like a felon escaping from prison. May I flee to the realm of Sukhavati nguyện con biết nhìn thấy / hết thảy đều không thật. / Nguyện cho con vượt thoát / biển luân hồi khó vượt, / Như tù nhân vượt ngục / nguyện con vượt sinh tử / đến Tây Phương Cực lạc, /
༄༅། ཕྱི་ལྟས་མེད་པར་འབྲོས་པར་ཤོག །
ཆགས་ཞེན་འཁྲི་བ་ཀུན་བཅད་ནས། །
བྱ་རྒོད་རྙི་ནས་ཐར་བ་བཞིན། །
ནུབ་ཀྱི་ཕྱོགས་ཀྱི་ནམ་མཁའ་ལ། ། CHI TE ME PAR DRO PAR SHOK CHAK SHEN TRI WA KUN CHE NE JA GO NYI NE TAR WA SHIN NUP KYI CHOK KYI NAM KHA LA
Without looking back. Having severed all craving and clinging, May I fly through the western sky like a vulture freed from a snare, nhất quyết chẳng quay đầu. / Đoạn lìa mọi ái, thủ, / nguyện bay vào trời Tây / như chim kên thoát bẫy, /
འཇིག་རྟེན་ཁམས་ནི་གྲངས་མེད་པ། །
སྐད་ཅིག་ཡུད་ལ་བགྲོད་བྱས་ནས། །
བདེ་བ་ཅན་དུ་ཕྱིན་པར་ཤོག །
དེ་རུ་སངས་རྒྱས་འོད་དཔག་མེད། JIK TEN KHAM NI DRANG ME PA KE CHIK YU LA DRO CHE NE DE WA CHEN DU CHIN PAR SHOK DE RU SANG GYE O PAK ME
Passing countless worlds in an instant, And reach Sukhavati. May I see the face of Amitabha, chỉ trong một phút giây / vượt muôn trùng cõi thế, / đến tịnh độ Cực Lạc. / Nguyện thấy được dung nhan / của Phật A Di Đà, /
༄༅། མངོན་སུམ་བཞུགས་པའི་ཞལ་མཐོང་ནས། །
སྒྲིབ་པ་ཐམས་ཅད་དག་པར་ཤོག །
སྐྱེ་གནས་བཞི་ཡི་མཆོག་གྱུར་པ། །
མེ་ཏོག་པདྨའི་སྙིང་པོ་ལ། ། NGON SUM SHUK PAY SHAL TONG NE DRIP PA TAM CHE DAK PAR SHOK KYE NE SHI YI CHOK GYUR PA ME TOK PE MAY NYING PO LA
Who is actually present there. May all my obscurations be purified.
The best of the four births is instantaneous birth in the heart of a lotus flower. thật sự đang ở đó. / Nguyện che chướng trong con / hết thảy đều thanh tịnh. / Xét trong bốn loại sinh, / thù thắng nhất vẫn là / sinh từ giữa lòng sen. /
བརྫུས་ཏེ་སྐྱེ་བ་ལེན་པར་ཤོག །
སྐད་ཅིག་ཉིད་ལ་ལུས་རྫོགས་ནས། །
མཚན་དཔེ་ལྡན་པའི་ལུས་ཐོབ་ཤོག །
མི་སྐྱེ་དྭོགས་པའི་ཐེ་ཚོམ་གྱིས། DZU TE KYE WA LEN PAR SHOK KE CHIK NYI LA LU DZOK NE TSEN PE DEN PAY LU TOP SHOK MI KYE DOK PAY TE TSOM GYI
May I take such a birth. My body complete in an instant, May it have the marks and signs. Doubt as to whether or not I will be born there Nguyện vãng sinh như vậy, / thân tức thì đầy đủ, / hết thảy tướng chánh, phụ. / Nếu tâm còn chưa chắc / có vãng sanh được chăng, /
༄༅། ལོ་གྲངས་ལྔ་བརྒྱའི་བར་དག་ཏུ། །
ནང་དེར་བདེ་སྐྱིད་ལོངས་སྤྱོད་ལྡན། །
སངས་རྒྱས་གསུང་ནི་ཐོས་ན་ཡང་། །
མེ་ཏོག་ཁ་ནི་མི་བྱེ་བས། ། LO DRANG NGA GYAY BAR DAK TU NANG DER DE KYI LONG CHO DEN SANG GYE SUNG NI TO NA YANG ME TOK KHA NI MA CHE WAY
Would cause me to remain in the lotus for five hundred years. I would be happy and comfortable And would hear the Buddha’s speech, but because of the flower not opening hoài nghi này sẽ khiến / con kẹt giữa lòng sen / trong suốt năm trăm năm. / Nụ sen vẫn êm ái, / vẫn yên vui thoải mái, / vẫn nghe được tiếng Phật / nhưng vì sen không nở, /
སངས་རྒྱས་ཞལ་མཇལ་ཕྱི་བའི་སྐྱོན། །
དེ་འདྲ་བདག་ལ་མི་འབྱུང་ཤོག །
སྐྱེས་མ་ཐག་ཏུ་མེ་ཏོག་བྱེ། །
འོད་དཔག་མེད་པའི་ཞལ་མཐོང་ཤོག SANG GYE SHAL JAL CHI WAY KYON DE DRA DAK LA MI JUNG SHOK KYE MA TAK TU ME TOK CHE O PAK ME PAY SHAL TONG SHOK
My seeing the Buddha’s face would be delayed. May that not happen to me. As soon as I am born, may my flower open. May I see Amitabha’s face. nên chậm thấy dung nhan / của đức Phật Di Đà. / Nguyện không vướng cảnh này, / nguyện khi vừa vãng sanh, / cánh sen liền rộ nở / cho con thấy khuôn mặt / đức Di Đà Từ Tôn. /
༄༅། བསོད་ནམས་སྟོབས་དང་རྫུ་འཕྲུལ་གྱིས། །
ལག་པའི་མཐིལ་ནས་མཆོད་པའི་སྤྲིན། །
བསམ་མི་ཁྱབ་པར་སྤྲོས་བྱས་ནས། །
སངས་རྒྱས་འཁོར་བཅས་མཆོད་པར་ཤོག ། SO NAM TOP DANG DZU TRUL GYI LAK PAY TIL NE CHO PAY TRIN SAM MI KHYAB PAR TRO CHE NE SANG GYE KHOR CHE CHO PAR SHOK
Through merit and miraculous powers, may vast clouds of offerings Emanate from my palms, may I present them to the Buddha and his entourage. Nương công đức, thần lực / nguyện biển mây cúng dường / từ tay con xuất ra / dâng lên cho đức Phật / cùng thánh chúng tùy tùng. /
དེ་ཚེ་དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་དེས། །
ཕྱག་གཡས་བརྐྱངས་ནས་མགོ་ལ་བཞག །
བྱང་ཆུབ་ལུང་བསྟན་ཐོབ་པར་ཤོག །
ཟབ་དང་རྒྱ་ཆེའི་ཆོས་ཐོས་ནས། DE TSE DE SHIN SHEK PA DEY CHAK YE KYANG NE GO LA SHAK JANG CHUP LUNG TEN TOP PAR SHOK SAP DANG GYA CHEY CHO TO NE
At that time, may that tathagata extend his right hand and place it on my head. May I receive prophecy of my awakening, having heard profound and vast Dharma, Khi ấy, nguyện Như Lai / đưa ra bàn tay phải / đặt trên đỉnh đầu con. / Được thọ ký thành Phật / nghe chánh pháp quảng thâm, /
༄༅། རང་རྒྱུད་སྨིན་ཅིང་གྲོལ་བར་ཤོག །
སྤྱན་རས་གཟིགས་དང་མཐུ་ཆེན་ཐོབ། །
རྒྱལ་སྲས་ཐུ་བོ་རྣམ་གཉིས་ཀྱིས། །
བྱིན་གྱིས་བརླབས་ཤིང་རྗེས་བཟུང་ཤོག ། RANG GYU MIN CHING DROL WAR SHOK CHEN RE SIK DANG TU CHEN TOP GYAL SE TU WO NAM NYI KYI JIN GYI LAP SHING JE SUNG SHOK
May my being be ripened and liberated. May I be bless ed and cared for by The two foremost bodhisattvas, Avalokita and Vajrapani. nguyện thành thục, giải thoát, / lại được hai bồ tát / là đức Quan Thế Âm / và đức Kim Cang Thủ / cùng hộ niệm, giữ gìn. /
ཉིན་རེ་བཞིན་དུ་ཕྱོགས་བཅུ་ཡི། །
སངས་རྒྱས་བྱང་སེམས་དཔག་མེད་པ། །
འོད་དཔག་མེད་པ་མཆོད་པ་དང་། །
ཞིང་དེར་བལྟ་ཕྱིར་འབྱོན་པའི་ཚེ། NYIN RE SHIN DU CHOK CHU YI SANG GYE JANG SEM PAK ME PA O PAK ME PA CHO PA DANG SHING DER TA CHIR JON PAY TSE
Every day, innumerable buddhas and bodhisattvas gather from the ten directions in order to Present offerings to Amitabha and view that realm. At that time, Mỗi ngày đều luôn có / vô lượng Phật, bồ tát / từ mười phương cùng về / hiến cúng đức Di Đà, / chiêm bái cõi tịnh độ. /
༄༅། དེ་དག་ཀུན་ལ་བསྙེན་བཀུར་ཞིང་། །
ཆོས་ཀྱི་བདུད་རྩི་ཐོབ་པར་ཤོག །
རྫུ་འཕྲུལ་ཐོགས་པ་མེད་པ་ཡིས། །
མངོན་དགའི་ཞིང་དང་དཔལ་ལྡན་ཞིང་། ། DE DAK KUN LA NYEN KUR SHING CHO KYI DU TSI TOP PAR SHOK DZU TRUL TOK PA ME PA YI NGON GAY SHING DANG PAL DEN SHING
May I attend them and receive the amrita of Dharma. With unimpeded miraculous powers, may I go to the realms of Joyous, Glorious, Khi ấy, nguyện có con / thọ cam lồ chánh pháp. / Nguyện cho con du hành / bằng thần lực vô ngại, / đến các cõi tịnh độ: / cõi Đông Phương Điều Hỉ / cõi Tây Phương Rực Rỡ, /
ལས་རབ་རྫོགས་དང་སྟུག་པོ་བཀོད། །
སྔ་དྲོ་དེ་དག་རྣམས་སུ་འགྲོ། །
མི་བསྐྱོད་རིན་འབྱུང་དོན་ཡོད་གྲུབ། །
རྣམ་སྣང་ལ་སོགས་སངས་རྒྱས་ལ། LE RAP DZOK DANG TUK PO KO NGA TRO DE DAK NAM SU DRO MI KYO RIN JUNG DON YO DRUP NAM NANG LA SOK SANG GYE LA
Perfect Action, and Densely Arrayed. Going there in the morning, may I receive Empowerment, blessings and vows from Akshobhya, Ratnasambhava, Amoghasiddhi, Cõi Bắc Phương Viên Hạnh / cõi Trung Phương Mật Nghiêm. / Buổi sáng thọ quán đảnh, / gia trì và mật thệ, / từ đức Phật Bất Động / từ đức Phật Bảo Sanh, / Phật Bất Không Thành Tựu, /
༄༅། དབང་དང་བྱིན་རླབས་སྡོམ་པ་ཞུ། །
མཆོད་པ་དུ་མས་མཆོད་བྱས་ནས། །
དགོང་མོ་བདེ་བ་ཅན་ཉིད་དུ། །
དཀའ་ཚེགས་མེད་པར་སླེབ་པར་ཤོག ། WANG DANG JIN LAP DOM PA SHU CHO PA DU MAY CHO CHE NE GONG MO DE WA CHEN NYI DU KA TSEK ME PAR LEP PAR SHOK
Vairochana and other buddhas. Having presented many offerings, May I return without difficulty to Sukhavati in the evening. Phật Tì Lô Xá Na, / cùng với chư Phật khác, / dâng phẩm vật phong phú, / cho đến buổi xế chiều / nguyện tự tại trở về / cõi Tây Phương Cực Lạc. /
པོ་ཊ་ལ་དང་ལྕང་ལོ་ཅན། །
རྔ་ཡབ་གླིང་དང་ཨོ་རྒྱན་ཡུལ། །
སྤྲུལ་སྐུའི་ཞིང་ཁམས་བྱེ་བ་བརྒྱར། །
སྤྱན་རས་གཟིགས་དང་སྒྲོལ་མ་དང་། PO TA LA DANG CHANG LO CHEN NGA YAP LING DANG OR GYEN YUL TRUL KUY SHING KHAM CHE WA GYAR CHEN RE SIK DANG DROL MA DANG
In Potala, Alakavati, Chamaradvipa and Uddiyana; In a billion nirmanakaya realms, may I meet a billion Avalokites, Taras, Tại điện Pô-ta-la, / À-la-ka-va-tí, / Cha-ma-rát-vi-pa / và U-đi-ya-na, / mười vạn ức quốc độ, / trong khắp cõi báo thân, / nguyện con được diện kiến / vạn ức Quan Thế Âm, / Ta-ra, Kim Cang Thủ, /
༄༅། ཕྱག་རྡོར་པད་འབྱུང་བྱེ་བ་བརྒྱ། །
མཇལ་ཞིང་མཆོད་པ་རྒྱ་མཚོས་མཆོད། །
དབང་དང་གདམས་ངག་ཟབ་མོ་ཞུ། །
མྱུར་དུ་རང་གནས་བདེ་ཆེན་ཞིང་། ། CHAK DOR PE JUNG CHE WA GYA JAL SHING CHO PA GYA TSO CHO WANG DANG DAM NGAK SAP MO SHU NYUR DU RANG NE DE CHEN SHING
Vajrapanis and Padmakaras. May I present oceans of offerings to them And receive empowerments and profound instructions. May I quickly then return unimpeded cùng đức Liên Hoa Sanh. / Cả biển rộng cúng phẩm / con nguyện dâng hiến hết, / và thọ pháp quán đảnh, / thọ khai thị thâm sâu. / Mau chóng, không ngăn ngại, /
ཐོགས་པ་མེད་པར་ཕྱིན་པར་ཤོག །
ཤུལ་གྱི་ཉེ་དུ་གྲྭ་སློབ་སོགས། །
ལྷ་ཡི་མིག་གིས་གསལ་བར་མཐོང་། །
སྲུང་སྐྱོབ་བྱིན་གྱིས་རློབ་བྱེད་ཅིང་། TOK PA ME PAR CHIN PAR SHOK SHUL GYI NYE DU DRA LOP SOK LHA YI MIK GI SAL WAR TONG SUNG KYOP JIN GYI LOP CHE CHING
To my own residence in Sukhavati. May I see with the divine eye My surviving family, monks and disciples. May I protect and bless them trở về lại trú xứ / cõi Cực Lạc Tây Phương. / Nguyện vận dụng thần nhãn / nhìn người thân ở lại, / tăng ni cùng đệ tử, / nguyện hộ trì tất cả. /
༄༅། འཆི་དུས་ཞིང་དེར་ཁྲིད་པར་ཤོག །
བསྐལ་བཟང་འདི་ཡི་བསྐལ་པའི་ཡུན། །
བདེ་བ་ཅན་གྱི་ཞག་གཅིག་སྟེ། །
བསྐལ་པ་གྲངས་མེད་འཆི་བ་མེད། CHI DU SHING DER TRI PAR SHOK KAL SANG DI YI KAL PAY YUN DE WA CHEN GYI SHAK CHIK TE KAL PA DRANG ME CHI WA ME
And lead them to that realm at death. The duration of this fortunate kalpa Is one day in Sukhavati. Throughout countless kalpas, there is no death. đến khi họ mạng chung, / nguyện đưa về Cực Lạc. / Cả thời Hiền kiếp này / chỉ dài bằng một ngày / trong cõi Phật Cực Lạc. / Cả vô lượng đại kiếp / không hề có cái chết. /
རྟག་ཏུ་ཞིང་དེ་འཛིན་པར་ཤོག །
བྱམས་པ་ནས་བཟུང་མོས་པའི་བར། །
བསྐལ་བཟང་འདི་ཡི་སངས་རྒྱས་རྣམས། །
འཇིག་རྟེན་འདི་ན་ནམ་འབྱོན་ཚེ། TAK TU SHING DE DZIN PAR SHOK JAM PA NE SUNG MO PAY BAR KAL SANG DI YI SANG GYE NAM JIK TEN DI NA NAM JON TSE
May I always remain in that realm. From Maitreya up to Rochana, When all the buddhas of this fortunate kalpa come to this world, Nguyện con luôn ở lại / trong cõi Cực Lạc này. / Kể từ đức Di Lạc / cho đến đức Lưu Chí / chư Phật thời Hiền kiếp / sẽ lần lượt xuất thế. /
༄༅། རྫུ་འཕྲུལ་སྟོབས་ཀྱིས་འདིར་འོངས་ནས། །
སངས་རྒྱས་མཆོད་ཅིང་དམ་ཆོས་ཉན། །
སླར་ཡང་བདེ་ཆེན་ཞིང་ཁམས་སུ། །
ཐོགས་པ་མེད་པར་འགྲོ་བར་ཤོག ། DZU TRUL TOP KYI DIR ONG NE SANG GYE CHO CHING DAM CHO NYEN LAR YANG DE CHEN SHING KHAM SU TOK PA ME PAR DRO WAR SHOK
May I come here with miraculous powers, present offerings to those buddhas, Listen to the genuine Dharma, and return unimpeded. khi ấy, nguyện cho con / vận dụng thần lực mình / để cúng dường chư Phật, / và lắng nghe chánh pháp, / rồi trở về Cực Lạc / ung dung, không ngăn ngại. /
སངས་རྒྱས་བྱེ་བ་ཁྲག་ཁྲིག་བརྒྱ་སྟོང་ཕྲག །
བརྒྱད་ཅུ་རྩ་གཅིག་སངས་རྒྱས་ཞིང་ཀུན་གྱི། །
ཡོན་ཏན་བཀོད་པ་ཐམས་ཅད་གཅིག་བསྡོམས་པ། །
ཞིང་ཁམས་ཀུན་ལས་ཁྱད་འཕགས་བླ་ན་མེད། SANG GYE CHE WA TRAK TRIK GYA TONG TRAK GYE CHU TSA CHIK SANG GYE SHING KUN GYI YON TEN KO PA TAM CHE CHIK DOM PA SHING KHAM KUN LE KHYE PAK LA NA ME
To the realm of Sukhavati. All the features and attributes of the realms Of eighty-one septillion buddhas are combined in that realm that is superior to all others. Y báo của hết thảy / tám mươi mốt tỷ tỷ / cõi tịnh độ của Phật / đều hiện đủ ở đây / thù thắng hơn hết thảy: /
༄༅། བདེ་བ་ཅན་གྱི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
རིན་ཆེན་ས་གཞི་ཁོད་སྙོམས་ལག་མཐིལ་ལྟར། །
ཡངས་ཤིང་རྒྱ་ཆེ་གསལ་ཞིང་འོད་ཟེར་འབར། །
མནན་ན་ནེམ་ཞིང་བཏེག་ན་སྤར་བྱེད་པ། ། DE WA CHEN GYI SHING DER KYE WAR SHOK RIN CHEN SA SHI KHO NYOM LAK TIL TAR YANG SHING GYA CHE SAL SHING O SER BAR NEN NA NEM SHING TEK NA PAR CHE PA
May I be born in the realm of Sukhavati. Its precious ground is as even as the palm of a hand. Vast and spacious, it blazes brightly and radiantly. It is soft and supple. nguyện vãng sinh Cực Lạc. / Nền đất quí ở đây / phẳng mịn như lòng tay, bao la và bát ngát, / hào quang chiếu rạng ngời, / dịu êm và nhu nhuyễn, /
བདེ་འཇམ་ཡངས་པའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
རིན་ཆེན་དུ་མ་ལས་གྲུབ་དཔག་བསམ་ཤིང་། །
ལོ་མ་དར་ཟབ་འབྲས་བུ་རིན་ཆེན་བརྒྱན། །
དེ་སྟེང་སྤྲུལ་པའི་བྱ་ཚོགས་སྐད་སྙན་སྒྲས། DE JAM YANG PAY SHING DER KYE WAR SHOK RIN CHEN DU MA LE DRUP PAK SAM SHING LO MA DAR SAP DRE BU RIN CHEN GYEN DE TENG TRUL PAY JA TSOK KE NYEN DRE
May I be born in that pleasant, gentle, spacious realm. The wish-fulfilling trees are composed of many jewels And are decorated by leaves of silk and precious fruit. In them are emanated birds whose sweet calls vui, dịu, rộng thênh thang, / nguyện vãng sinh tịnh độ. / Cây như ý trĩu ngọc / lá bạc cùng trái quí. / Từ nơi ấy hiện ra / chim thánh thót ngọt ngào, /
༄༅། ཟབ་དང་རྒྱ་ཆེའི་ཆོས་ཀྱི་སྒྲ་རྣམས་སྒྲོགས། །
ངོ་མཚར་ཆེན་པོའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
སྤོས་ཆུའི་ཆུ་ཀླུང་ཡན་ལག་བརྒྱད་ལྡན་མང་། །
དེ་བཞིན་བདུད་རྩིའི་ཁྲུས་ཀྱི་རྫིང་བུ་རྣམས། ། SAP DANG GYA CHEY CHO KYI DAR NAM DROK NGO TSAR CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK PO CHUY CHU LUNG YEN LAK GYE DEN MANG DE SHIN DU TSIY TRU KYI DZING BU NAM
Proclaim profound and vast Dharma. May I be born in that wondrous realm. There are many rivers of scented water with the eight attributes. There are also bathing pools of amrita, thuyết giảng Pháp quảng thâm. / Nguyện sinh cõi mầu nhiệm, / nơi ấy, nước sông thơm / đủ tám đặc tính quí, / nơi ấy, bể cam lồ, /
རིན་ཆེན་སྣ་བདུན་ཐེམ་སྐས་ཕ་གུས་བསྐོར། །
མེ་ཏོག་པདྨ་དྲི་ཞིམ་འབྲས་བུར་ལྡན། །
པདྨའི་འོད་ཟེར་དཔག་ཏུ་མེད་པ་འཕྲོ། །
འོད་ཟེར་རྩེ་ལ་སྤྲུལ་པའི་སངས་རྒྱས་བརྒྱན། RIN CHEN NA DUN TEM KE PA GU KOR ME TOK PE MA DRI SHIM DRE BUR DEN PE MAY O SER PAK TU ME PA TRO O SER TSE LA TRUL PAY SANG GYE GYEN
Surrounded by steps and bricks of the seven jewels. Lotus flowers with sweet fragrance and fruit Emit countless rays of light. The ends of those light-rays are adorned by emanated buddhas. nền lát bằng thất bảo. / Sen tỏa ngát mùi hương, / trái cây hào quang chiếu. / Trên mỗi nhánh hào quang / chư Phật trang nghiêm hiện. /
༄༅། ཡ་མཚན་ཆེན་པོའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
མི་ཁོམ་བརྒྱད་དང་ངན་སོང་སྒྲ་མི་གྲགས། །
ཉོན་མོངས་དུག་ལྔ་དུག་གསུམ་ནད་དང་གདོན། །
དགྲ་དང་དབུལ་ཕོངས་འཐབ་རྩོད་ལ་སོགས་པ། ། YAM TSEN CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK MI KHOM GYE DANG NGEN SONG DRA MI DRAK NYON MONG DUK NGA DUK SUM NE DANG DON DRA DANG UL PONG TAP TSO LA SOK PA
May I be born in that amazing realm. Even the names of the eight unleisured states
And lower realms are unheard there, Kleshas, the five and three poisons, sickness, dons, enmity, nguyện sinh cõi nhiệm mầu, / vắng tám bất tự tại, / không có ba nẻo dữ / cho dù là tên gọi / cũng chưa từng được nghe. / Phiền não, ba, năm độc / bệnh, tà chướng, kẻ thù, /
སྡུག་བསྔལ་ཐམས་ཅད་ཞིང་དེར་ཐོས་མ་མྱོང་། །
བདེ་བ་ཆེན་པོའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
བུད་མེད་མེད་ཅིང་མངལ་ནས་སྐྱེ་བ་མེད། །
ཀུན་ཀྱང་མེ་ཏོག་པདྨའི་སྦུབས་ནས་འཁྲུངས། DUK NEL TAM CHE SHING DER TO MA NYONG DE WA CHEN POY SHING DER KYE WAR SHOK BU ME ME CHING NGAL NE KYE WA ME KUN KYANG ME TOK PE MAY BUP NE TRUNG
Poverty, quarrelling and all other sufferings are unheard of in that realm. May I be born in that realm of great happiness. There is no sexuality there and no birth from a womb. All are born from within lotus flowers. nghèo khổ và xung đột, / hết thảy mọi khổ nạn / cõi này chưa từng nghe. / Nguyện vãng sinh tịnh độ / nơi của đại hỉ lạc. / Nơi này không ái dục / không hề sinh từ thai, / hết thảy đều sinh ra / từ lòng sen dịu ngát. /
༄༅། ཐམས་ཅད་སྐུ་ལུས་ཁྱད་མེད་གསེར་གྱི་མདོག །
དབུ་ལ་གཙུག་ཏོར་ལ་སོགས་མཚན་དཔེས་བརྒྱན། །
མངོན་ཤེས་ལྔ་དང་སྤྱན་ལྔ་ཀུན་ལ་མངའ། །
ཡོན་ཏན་དཔག་མེད་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག ། TAM CHE KU LU KHYE ME SER GYI DOK U LA TSOK TOR LA SOK TSEN PEY GYEN NGON SHE NGA DANG CHEN NGA KUN LA NGA YON TEN PAK ME SHING DER KYE WAR SHOK
Everyone’s bodies are alike and golden in colour. They are adorned by the marks and signs, such as the ushnisha on their heads. All have the five clairvoyances and the five eyes. May I be born in that realm of countless attributes. Thân ai cũng như nhau / đều tỏa ngát ánh vàng, / đầy đủ tướng chánh phụ / như nhục kế trên đảnh. / Ai cũng đạt ngũ thông, / có đầy đủ ngũ nhãn. / Nguyện vãng sinh cõi này / với vô lượng thiện tánh. /
རང་བྱུང་རིན་ཆེན་སྣ་ཚོགས་གཞལ་ཡས་ཁང་། །
ཅི་འདོད་ལོངས་སྤྱོད་ཡིད་ལ་དྲན་པས་འབྱུང་། །
རྩོལ་སྒྲུབ་མི་དགོས་དགོས་འདོད་ལྷུན་གྱིས་གྲུབ། །
ང་ཁྱོད་མེད་ཅིང་བདག་ཏུ་འཛིན་པ་མེད། RANG JUNG RIN CHEN NA TSOK SHAL YE KHANG CHI DO LONG CHO YI LA DREN PAY JUNG TSO DRUP MI GO GO DO LHUN GYI DRUP NGA KHYO ME CHING DAK TU DZIN PA ME
In self-arisen palaces of diverse jewels whatever is wanted arises upon recollection. No effort is necessary; everything one needs or wants is spontaneously present. There is no I, no you and no self-fixation. Điện ngọc có tự nhiên, / bất kể tâm muốn gì / đều hiện ra như ý, / không cần phải dụng công, / muốn gì đều được nấy. / Không khái niệm ngã, tha, / cũng không cả ngã chấp. /
༄༅། གང་འདོད་མཆོད་སྤྲིན་ལག་པའི་མཐིལ་ནས་འབྱུང་། །
ཐམས་ཅད་བླ་མེད་ཐེག་ཆེན་ཆོས་ལ་སྤྱོད། །
བདེ་སྐྱིད་ཀུན་འབྱུང་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
དྲི་ཞིམ་རླུང་གིས་མེ་ཏོག་ཆར་ཆེན་འབེབས། ། GANG DO CHO TRIN LAK PAY TIL NE JUNG TAM CHE LA ME TEK CHEN CHO LA CHO DE KYI KUN JUNG SHING KER KYE WAR SHOK DRI SHIM LUNG GI ME TOK CHAR CHEN BEP
Offering clouds of whatever one wishes arise from the palms of one’s hands. Everyone there practices the unsurpassable Mahayana Dharma. May I be born in that realm where every joy and comfort arises. A fragrant breeze sends down rains of flowers. Tâm muốn cúng dường gì / đều từ nơi lòng tay / xuất ra cả biển mây / phẩm cúng dường phong phú. / Pháp đại thừa vô thượng / ai cũng luôn hành trì. / Nguyện sinh vào cõi này, / nơi mà mọi an vui / đều tự nhiên hiện khởi. / Gió thơm thổi dịu ngát / rải bát ngát mưa hoa. /
༄༅། ཤིང་དང་ཆུ་ཀླུང་པདྨོ་ཐམས་ཅད་ལས། །
ཡིད་དུ་འོང་བའི་གཟུགས་སྒྲ་དྲི་རོ་རེག །
ལོངས་སྤྱོད་མཆོད་པའི་སྤྲིན་ཕུང་རྟག་ཏུ་འབྱུང་། །
བུད་མེད་མེད་ཀྱང་སྤྲུལ་པའི་ལྷ་མོའི་ཚོགས། ། SHING DANG CHU LUNG PE MO TAM CHE LE YI DU ONG WAY SUK DRA DRI RO REK LONG CHO CHO PAY TRIN PUNG TAK TU JUNG BU ME ME KYANG TRUL PAY LHA MOY TSOK
From all the trees, rivers and lotuses, clouds of sumptuous offerings constantly emerge,
Pleasing forms, sounds, scents, tastes and textures. Although there is no ordinary gender, Từ cây cối, sông ngòi, / từ những đóa sen quí / phong phú hiện không ngớt / cả biển mây cúng phẩm / sắc, thanh, hương, vị, xúc. / Dù không có tánh phàm, /
མཆོད་པའི་ལྷ་མོ་དུ་མས་རྟག་ཏུ་མཆོད། །
འདུག་པར་འདོད་ཚེ་རིན་ཆེན་གཞལ་ཡས་ཁང་། །
ཉལ་བར་འདོད་ཚེ་རིན་ཆེན་ཁྲི་བཟང་སྟེང་། །
དར་ཟབ་དུ་མའི་མལ་སྟན་སྔས་དང་བཅས། CHO PAY LHA MO DU MAY TAK TU CHO DUK PAR DO TSE RIN CHEN SHAL YE KHANG NYAL WAR DO TSE RIN CHEN TRI SANG TENG DAR SAP DU MAY MAL TEN NGE DANG CHE
Emanated devas constantly present offerings. When one wishes to sit, there are precious palaces. When one wishes to lie down, there are mattresses and pillows of silk on fine, precious beds. thiên nữ vẫn luôn hiện / trùng điệp dâng cúng phẩm. / Bao giờ muốn ngồi xuống / điện ngọc sẽ hiện ra. / Bao giờ muốn nằm nghỉ, / nệm gối êm sẽ hiện / trên giường bằng ngọc quí. /
བྱ་དང་ལྗོན་ཤིང་ཆུ་ཀླུང་རོལ་མོ་སོགས། །
ཐོས་པར་འདོད་ན་སྙན་པའི་ཆོས་སྒྲ་སྒྲོགས། །
མི་འདོད་ཚེ་ན་རྣ་བར་སྒྲ་མི་གྲགས། །
བདུད་རྩིའི་རྫིང་བུ་ཆུ་ཀླུང་དེ་རྣམས་ཀྱང་། JA DANG JON SHING CHU LUNG ROL MO SOK TO PAR DO NA NYEN PAY CHO DRA DROK MI DO TSE NA NA WAR DRA MI DRAK DU TSIY DZING BU CHU LUNG DE NAM KYANG
When one wishes to hear them, birds, trees, rivers and music give forth the melodic sound of Dharma. When one does not wish to listen, they are unheard. The pools and rivers of amrita are Bao giờ tai muốn nghe / thì chim, cây, sông, nhạc / hát diệu âm chánh pháp; / bao giờ không muốn nghe / thì yên lắng thanh tịnh. / Sông hồ đầy cam lồ, /
༄༅། དྲོ་གྲང་གང་འདོད་དེ་ལ་དེ་ལྷར་འབྱུང་། །
ཡིད་བཞིན་འགྲུབ་པའི་ཞིང་དེར་སྐྱེ་བར་ཤོག །
ཞིང་དེར་རྫོགས་པའི་སངས་རྒྱས་འོད་དཔག་མེད། །
བསྐལ་པ་གྲངས་མེད་མྱ་ངན་མི་འདའ་བཞུགས། ། DRO DANG GANG DO DE LA DE TAR JUNG YI SHIN DRUP PAY SHING DER KYE WAR SHOK SHING DER DZOK PAY SANG GYE O PAK ME KAL PA DRANG ME NYA NGEN MI DA SHUK
Of whatever temperature is desired. May I be born in that realm where everything is as wished. In that realm, the perfect buddha Amitabha will remain, not passing into nirvana, for countless kalpas, nhiệt độ tùy ý thích. / Nguyện vãng sinh cõi này / mọi sự đều như ý. / Trong cõi tịnh độ này / đức Phật A Di Đà / sẽ ở lại trụ thế / dài hàng vô lượng kiếp / mà không nhập niết bàn. /
དེ་སྲིད་དེ་ཡི་ཞབས་འབྲིང་བྱེད་པར་ཤོག །
ནམ་ཞིག་འོད་དཔག་མེད་དེ་ཞི་བར་གཤེགས། །
བསྐལ་པ་གངྒཱའི་ཀླུང་གི་བྱེ་མ་སྙེད། །
གཉིས་ཀྱི་བར་དུ་བསྟན་པ་གནས་པའི་ཚེ། DE SI DE YI SHAP DRING CHE PAR SHOK NAM SHIK O PAK ME DE SHI WAR SHEK KAL PA GANG GAY LUNG GI CHE MA NYE NYI KYI BAR DU TEN PA NE PAY TSE
May I attend him for all that time. After Amitabha passes into peace, His Dharma will remain for twice as many kalpas as the Ganges’ sand grains. Nguyện trong suốt thời gian / con được phụng sự Phật. / Khi Phật nhập niết bàn, / Pháp vẫn còn tồn tại / thêm một thời gian dài / với số lượng đại kiếp / bằng hai cát sông Hằng. /
༄༅། རྒྱལ་ཚབ་སྤྱན་རས་གཟིགས་དང་མི་འབྲལ་ཞིང་། །
དེ་ཡི་ཡུན་ལ་དམ་ཆོས་འཛིན་པར་ཤོག །
སྲོད་ལ་དམ་ཆོས་ནུབ་པའི་ཐོ་རངས་ལ། །
སྤྱན་རས་གཟིགས་དེ་མངོན་པར་སངས་རྒྱས་ནས། ། GYAL TSAP CHEN RE SIK DANG MI DRAL SHING DE YI YUN LA DAM CHO DZIN PAR SHOK SO LA DAM CHO NUP PAY TO RANG LA CHEN RE SIK DE NGON PAR SANG GYE NE
During that time, may I be inseparable from Avalokita, his regent and uphold the genuine Dharma. The Dharma will wane at sunset. At the following dawn, Avalokita will attain buddhahood, Khi ấy, nguyện không lìa / bồ tát Quan Thế Âm, / là đấng thay thế Phật / để giữ gìn chánh pháp. / Rồi chánh pháp chiều tà / theo mặt trời bóng ngả. / Khi bình minh hiện ra, / bồ tát Quan Thế Âm / sẽ viên thành Phật quả. /
སངས་རྒྱས་འོད་ཟེར་ཀུན་ནས་འཕགས་པ་ཡི། །
དཔལ་བརྩེགས་རྒྱལ་པོ་ཞེས་བྱར་གྱུར་པའི་ཚེ། །
ཞལ་ལྟ་མཆོད་ཅིང་དམ་ཆོས་ཉན་པར་ཤོག །
སྐུ་ཚེ་བསྐལ་པ་བྱེ་བ་ཁྲག་ཁྲིག་ནི། SANG GYE O SER KUN NE PAK PA YI PAL TSEK GYAL PO SHE JAR GYUR PAY TSE SHAL TA CHO CHING DAM CHO NYEN PAR SHOK KU TSE KAL PA JE WA TRAK TRIK NI
Becoming the buddha called King of Massive Splendor Elevated Above All. From that time, May I serve him and listen to the Dharma. His life span will be Thành Phật, danh hiệu “Phổ / Quang Công Đức Sơn Vương” / Khi ấy nguyện cho con / phụng sự và thọ pháp. / Thọ mạng ngài sẽ dài, /
༄༅། འབུམ་ཕྲག་དགུ་བཅུ་རྩ་དྲུག་བཞུགས་པའི་ཚེ། །
རྟག་ཏུ་ཞབས་འབྲིང་བསྙེན་བཀུར་བྱེད་པ་དང་། །
མི་བརྗེད་གཟུངས་ཀྱིས་དམ་ཆོས་འཛིན་པར་ཤོག །
མྱ་ངན་འདས་ནས་དེ་ཡི་བསྟན་པ་ནི། ། BUM TRAK GU CHU TSA DRUK SHUK PAY TSE TAK TU SHAP DRING NYEN KUR CHE PA DANG MI JE SUNG KYI DAM CHO DZIN PAR SHOK NYA NGEN DE NE DE YI TEN PA NI
Ninety-six septillion kalpas. May I continually attend and serve him. And uphold the Dharma with perfect retention. After his nirvana, his Dharma will remain chín sáu tỷ tỷ kiếp. / Nguyện suốt thời gian này / con luôn được phụng sự, / luôn giữ gìn chánh pháp, / tâm nhớ mãi không quên. / Khi Phật nhập niết bàn, / pháp của ngài ở lại /
བསྐལ་པ་དུང་ཕྱུར་དྲུག་དང་བྱེ་བ་ཕྲག །
འབུམ་ཕྲག་གསུམ་གནས་དེ་ཚེ་ཆོས་འཛིན་ཅིང་། །
མཐུ་ཆེན་ཐོབ་དང་རྟག་ཏུ་མི་འབྲལ་ཤོག །
དེ་ནས་མཐུ་ཆེན་ཐོབ་དེ་སངས་རྒྱས་ནས། KAL PA DUNG CHUR DRUK DANG CHE WA TRAK BUM TRAK SUM NE DE TSE CHO DZIN CHING TU CHEN TOP DANG TAK TU MIN DRAL SHOK DE NE TU CHEN TOP DE SANG GYE NE
For six hundred ten million, three hundred thousand kalpas. During that time, may I uphold the Dharma And be inseparable from Vajrapani. Then, Vajrapani will attain buddhahood, thêm sáu trăm vạn ức, / ba trăm ngàn đại kiếp. / Trong suốt thời gian này, / nguyện con giữ chánh pháp / không bao giờ lìa xa / bồ tát Kim Cang Thủ. / Rồi khi ngài thành Phật, /
༄༅། དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་རབ་ཏུ་བརྟན་པ་ནི། །
ཡོན་ཏན་ནོར་བུ་བརྩེགས་པའི་རྒྱལ་པོར་གྱུར། །
སྐུ་ཚེ་བསྟན་པ་སྤྱན་རས་གཟིགས་དང་མཉམ། །
སངས་རྒྱས་དེ་ཡི་རྟག་ཏུ་ཞབས་འབྲིང་བྱེད། ། DE SHIN SHEK PA RAP TU TEN PA NI YON TEN NOR BU TSEK PAY GYAL POR GYUR KU TSE TEN PA CHEN RE SIK DANG NYAM SANG GYE DE YI TAK TU SHAP DRING CHE
Becoming the tathagata called King of Amassed Jewels and Stable Qualities. His lifespan and Dharma Will equal those of Avalokita. May I continually attend that buddha, present offerings to him, thành đức Như Lai “Thiên / Trụ Công Đức Bảo Vương”, / chánh pháp và thọ mạng / bằng đức Quan Thế Âm. / Nguyện con luôn phụng sự / hiến cúng Như Lai này, /
མཆོད་པས་མཆོད་ཅིང་དམ་ཆོས་ཀུན་འཛིན་ཤོག །
དེ་ནས་བདག་གི་ཚེ་དེ་བརྗེས་མ་ཐག །
ཞིང་ཁམས་དེ་འམ་དག་པའི་ཞིང་གཞན་དུ། །
བླ་མེད་རྫོགས་པའི་སངས་རྒྱས་ཐོབ་པར་ཤོག CHO PAY CHO CHING DAM CHO KUN DZIN SHOK DE NE DAK GI TSE DE JE MA TAK SHING KHAM DE AM DAK PAY SHING SHEN DU LA ME DZOK PAY SANG GYE THOP PAR SHOK
And uphold all his genuine Dharma. Then, after that life, either in that realm Or in another pure realm, may I attain unsurpassable, perfect buddhahood. và chấp trì chánh pháp. / Sau đời ấy, nguyện con / ở cõi tịnh độ này / hay tịnh độ nào khác, / nguyện đạt chánh đẳng giác / thành một đấng Phật đà. /
༄༅། རྫོགས་སངས་རྒྱས་ནས་ཚེ་དཔག་མེད་པ་ལྟར། །
མཚན་ཐོས་ཙམ་གྱིས་འགྲོ་ཀུན་སྨིན་ཅིང་གྲོལ། །
སྤྲུལ་པ་གྲངས་མེད་འགྲོ་བ་འདྲེན་པ་སོགས། །
འབད་མེད་ལྷུན་གྲུབ་འགྲོ་དོན་དཔག་མེད་ཤོག ། DZOK SANG GYE NE TSE PAK ME PA TAR TSEN TO TSAM GYI DRO KUN MIN CHING DROL TRUL PA DRANG ME DRO WA DREN PA SOK BE ME LHUN DRUP DRO DON PAK ME SHOK
After my buddhahood, like Amitayus, may I ripen and liberate all the beings who even just hear my name. May I guide beings through countless emanations and benefit beings effortlessly, spontaneously and immeasurably. Thành Phật rồi, nguyện xin, / như đức Vô Lượng Thọ, / hết thảy chúng hữu tình / chỉ cần thoáng qua tai / nghe được danh hiệu con, / là chín mùi, giải thoát. / Nguyện thị hiện phong phú, / dẫn dắt khắp chúng sinh / vô dụng công, nhiệm vận, / và không thể đo lường. /
དེ་བཞིན་གཤེགས་པའི་ཚེ་དང་བསོད་ནམས་དང་། །
ཡོན་ཏན་ཡེ་ཤེས་གཟི་བརྗིད་ཚད་མེད་པ། །
ཆོས་སྐུ་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་འོད་དཔག་མེད། །
ཚེ་དང་ཡེ་ཤེས་དཔག་མེད་བཅོམ་ལྡན་འདས། DE SHIN SHEK PAY TSE DANG SO NAM DANG YON TEN YE SHE SI JI TSE ME PA CHO KU NANG WA TA YE O PAK ME TSE DANG YE SHE PAK ME CHOM DEN DE
Tathagata of immeasurable lifespan, merit, qualities, pristine wisdom and majesty;
Dharmakaya Amitabha; Bhagavan of immeasurable life and wisdom: Như lai với thọ mạng, / công đức cùng thiện tánh, / trí giác và uy nghi / hết thảy đều vô lượng; / Pháp thân A Di Đà; / Vô Lượng Thọ Thế Tôn / Vô Lượng Trí Thế Tôn: /
༄༅། གང་ཞིག་ཁྱེད་ཀྱི་མཚན་ནི་སུས་འཛིན་པ། །
སྔོན་གྱི་ལས་ཀྱི་རྣམ་སྨིན་མ་གཏོགས་པ། །
མེ་ཆུ་དུག་མཚོན་གནོད་སྦྱིན་སྲིན་པོ་སོགས། །
འཇིགས་པ་ཀུན་ལས་སྐྱོབ་པར་ཐུབ་པས་གསུངས། ། GANG SHIK KHYE KYI TSEN NI SU DZIN PA NGON GYI LE KYI NAM MIN MA TOK PA ME CHU DUK TSON NO JIN SIN PO SOK JIK PA KUN LE KYOP PAR TUP PAY SUNG
It was said by Shakyamuni that anyone who recollects your name will be protected from
Fire,water, poison, weapons, yakshas, rakshas and all danger, unless it is the ripening of previous karma. Phật Thích Ca dạy rằng / ai niệm hồng danh ngài / đều tránh được hiểm họa / lửa, nước, độc, vũ khí / la sát và dạ xoa / cùng mọi hiểm họa khác, / trừ phi nhằm trường hợp / nghiệp cũ đã chín mùi. /
བདག་ནི་ཁྱེད་ཀྱི་མཚན་འཛིན་ཕྱག་འཚལ་བས། །
འཇིཌ་དང་སྡུག་བསྔལ་ཀུན་ལས་བསྐྱབ་མཛད་གསོལ། །
བཀྲ་ཤིས་ཕུན་སུམ་ཚོགས་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས། །
སངས་རྒྱས་སྐུ་གསུམ་བརྙེས་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། DAK NI KHYE KYI TSEN DZIN CHAK TSAL WAY JIK DANG DUK NGEL KUN LE KYAB DZE SOL TA SHI PUN SUM TSOK PAR JIN GYI LOP SANG GYE KU SUM NYE PAY JIN LAP DANG
I recollect your name and prostrate to you. I pray that you protect me from all danger and suffering. Grant the blessing of perfect auspiciousness. Through the blessing of the buddha’s attainment of the trikaya, Con xin niệm hồng danh / và đê đầu đảnh lễ. / Xin Phật giữ gìn cho / thoát hung hiểm, đau khổ. / Xin ban cho chúng con / lực gia trì cát tường. / Xin nương lực gia trì / của các đấng Thế Tôn, / thành tựu Tam Thân Phật, /
༄༅། ཆོས་ཉིད་མི་འགྱུར་བདེན་པའི་བྱིན་རླབས་དང་། །
དགེ་འདུན་མི་ཕྱེད་འདུན་པའི་བྱིན་རླབས་ཀྱིས། །
ཇི་ལྟར་སྨོན་ལམ་བཏབ་བཞིན་འགྲུབ་པར་ཤོག ། CHO NYI MIN GYUR DEN PAY JIN LAP DANG GEN DUN MI CHE DUN PAY JIN LAP KYI JI TAR MON LAM TAP SHIN DRUP PAR SHOK
The blessing of the unchanging truth of dharmata, and the blessing of the Sangha’s unwavering harmony, May my aspirations be fulfilled as intended. của pháp tánh bất biến / của tâm ý tăng bảo / không bao giờ lay chuyển, / nguyện lời nguyện nơi đây / được viên thành như ý. /
དཀོན་མཆོག་གསུམ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། KON CHOG SUM LA CHAK SAL LO
I prostrate to the Three Jewels. Đệ tử đảnh lễ Tam Bảo
།ཏདྱཐཱ། པཉྕནྡྲི་ཡ་ཨཱ་ཝ་བོ་དྷཱ་ན་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ། TA YA THA PEN TSA DRI YA A WA BO DHA NA YE SO HA
TA-ĐI-A THA PEN DZA DRI-YA A-WA BÔ ĐA NAI YÊ SÔ HA
སྨོན་ལམ་འགྲུབ་པའི་གཟུངས་སོ།
The dharani for the fulfilment of aspirations
Đà La Ni Viên Thành Nguyện Ước
དཀོན་མཆོག་གསུམ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། ། KON CHOG SUM LA CHAK TSAL LO
I prostrate to the Three Jewels. Đệ tử đảnh lễ Tam Bảo
ན་མོ་མཉྫུ་ཤྲཱི་ཡེ། ན་མོ་སུ་ཤྲཱི་ཡེ། ན་མོ༔ཨུཏྟ་མ་ཤྲཱི་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ། NAMO MANJUSHIRIYE / NAMO SUSHIRIYE / NAMO UTTAMA SHRIYE SOHA
NAM MÔ MAN SU SHRI YÊ. NAM MÔ SU SHRI YÊ. NAM MÔ UTAMA SHRI YÊ SÔ HA
If after saying that you do three prostrations, it is said that they will be equivalent to a hundred thousand. Therefore do, if possible, one hundred prostrations, or as many as you can, or at least seven. If possible, recite this aspiration every day; if not, once every month or every year. At least, when you are at leisure, face the west and recollect the realm of Sukhavati. Join your palms and pray to Amitabha with one-pointed faith. If you do so, obstacles in this life will be dispelled. There is no doubt that you will be reborn in Sukhavati after this life. This is the intention of the Amitabha Sutra, the Sutra on Sukhavati, the Pundarika Sutra and the Drumbeat of Immortality. It was composed by the Bhikshu Ragasya. May it be a cause of many beings’ birth in Sukhavati!
Đọc rồi lạy 3 lần, làm như vậy sẽ bằng 100 ngàn lần. Vậy, nếu được, hãy lạy 100 lạy, hay càng nhiều càng tốt, tối thiểu 7 lần. Nếu có thể, hãy đọc lời nguyện này mỗi ngày. Bằng không hãy đọc mỗi tháng hay mỗi năm. Chí ít, lúc có thời gian hãy đối mặt với hướng Tây mà nhớ về cõi Tây Phương Cực Lạc, khởi tín tâm chuyên nhất, chắp tay thỉnh cầu đức A Di Đà. Làm được như vậy, chướng ngại đời này sẽ tan biến, hết đời sẽ vãng sinh Cực Lạc, nhất định không sai. Đây là ý thật của Kinh A Di Đà, Kinh Cực Lạc, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Tiếng Trống Bất Tử. Bài pháp này do Tỷ kheo Ragasya soạn tác. Nguyện làm nhân tố cho thật nhiều hữu tình vãng sinh Cực Lạc !
Dza Patrul Rinpoche: KHO TÀNG TÂM CỦA ĐẤNG GIÁC NGỘ
Tác Luận: Dza Patrul Rinpoche
CHÁNH VĂN: Công Phu Kiến, Tu và Hạnh Còn có tên là: Bài Pháp Đầu, Giữa, Cuối Đều Thiện Việt dịch: Hồng Như, bản hiệu đính tháng 09/2015.
1. Hồng âm một giọt
rơi vào tai ai,
pháp âm rót đầy
hàng vô lượng kiếp:
Tam Bảo nhiệm mầu,
nguyện ánh hồng danh
chở nguồn hạnh phúc
đến cho khắp cả.
2. Quả hồng mùa thu,
trong xanh, ngoài chín,
Tôi đây vỏ ngoài
thấy giống người tu,
nhưng tâm và pháp
bên trong chưa hòa
nên pháp thuyết ra
thật không có mấy.
3. Nhưng vì bạn hiền,
hết mực cầu xin,
không thể thoái thác,
nên xin nói ra
ít lời bộc trực,
không hợp thói thường
của thời mạt pháp,
tặng không dối gạt,
xin hãy khéo nghe.
4. Bậc Chân Hiền Thánh,
trên cả loài trời,
đắc chân thật địa
nhờ tu chân đạo,
chân thật hiển bày
chân đạo vô thượng
cho khắp chúng sinh,
bằng không sao gọi là
Chân Hiền Thánh?
5. Tiếc thay cho người
sống thời mạt pháp,
trực tâm héo tàn,
chỉ còn dối láo,
ý nghĩ vặn vọ,
lời nói quanh co,
khôn khéo lừa người,
ai tin cho được?
6. Than ôi! buồn thay
chúng sinh mạt pháp!
Than ôi! chẳng biết
tin vào nơi ai!
Như lạc giữa chốn
quỉ ăn thịt người,
Hãy suy nghĩ kỹ,
để tự cho mình
một ân huệ lớn.
7. Trước đây tâm mới
lang thang một mình,
bị gió nghiệp cuốn,
sanh vào hiện tại.
Rồi chẳng mấy chốc,
lại như sợi tóc
tuốt khỏi tảng bơ,
một mình lang thang,
bỏ lại tất cả.
8. Tự mình muốn tốt
ấy việc đương nhiên,
Vậy tự với mình,
đâu thể không thật:
không tự vì mình
đạt tinh túy pháp,
chẳng phải đã tự
hại đời mình sao?
9. Chúng sinh mạt pháp,
tâm hạnh xấu ác,
chẳng ai giúp ta,
chỉ toàn dối gạt;
muốn giúp cho người
cũng khó lắm thay!
tốt hơn bỏ hết
trò tất bậc này.
10. Phục dịch kẻ trên,
họ chẳng vừa ý;
chăm lo người dưới,
họ chẳng toại lòng;
giúp đỡ cho người,
người nào giúp mình.
Hãy suy nghĩ kỹ
để hạ quyết tâm.
11. Đời nay đa văn
chẳng lợi chánh pháp,
chỉ thêm tranh biện;
đời nay chứng ngộ
chẳng lợi chúng sinh,
chỉ thêm phê phán;
đời nay địa vị
chẳng giúp trị nước,
chỉ gieo nổi loạn.
Nghĩ chuyện đời nay,
tâm lại càng thêm
xót xa chán ngán.
12. Dù có giải thích
họ cũng không hiểu
và cũng chẳng tin;
dù mang tâm ý
chân thật vì người
họ vẫn thấy ngược.
Đời nay, kẻ méo
nhìn vào việc thẳng
chỉ thấy cong queo.
Chẳng thể giúp ai,
đừng nhiều kỳ vọng.
13. “Vạn pháp như huyễn,”
Phật dạy điều này.
Nhưng đến đời nay
lại càng hư huyễn
hơn bao giờ hết.
Ảo ảnh tạo ra
bởi nhà ảo thuật
ranh ma quỉ quái,
hãy nên thận trọng
với cảnh hư vọng
thời mạt pháp này.
14. “Ngôn từ chẳng qua
chỉ là tiếng vang,”
Phật dạy điều này.
nhưng đến đời nay
lại thành tiếng vang
của những tiếng vang.
Tiếng vang nói gì,
ý nghĩa chẳng hề
phù hợp với âm.
Thôi đừng bận tâm
âm vang quỉ quái.
15. Những kẻ con gặp,
nào phải là người,
toàn là kẻ bịp;
những lời con nghe,
nào phải chân thật,
toàn là dối láo.
Đời nay thật sự
chẳng có một ai
có thể tin vào.
Chi bằng một mình
ung dung tự tại.
16. Nếu việc con làm
thuận với chánh pháp,
họ sẽ chống con;
nếu lời con nói
thuận với sự thật,
họ sẽ hận con;
nếu tâm ý con
trong sáng hiền lành,
họ vẫn bươi lỗi.
Chính lúc này đây
con phải dấu kín
đường đi của mình.
17. Ẩn thân trên núi
hoang vu một mình;
ẩn khẩu bằng cách
quả giao, kiệm ngôn;
ẩn tâm bằng cách
lỗi mình luôn nhớ:
như vậy đúng nghĩa
du già ẩn tu.
18. Chán ngán là vì
chẳng thể tin ai;
buồn vì mọi sự
chỉ là vô nghĩa;
quyết tâm là vì
không đủ thời gian
đạt điều mình muốn:
ba điều nhớ đủ,
sẽ gặp sự lành.
19. Đâu có thời gian
để hưởng hạnh phúc,
chóng qua thế thôi;
đã không muốn khổ
thì dùng chánh pháp
để mà diệt khổ.
Dù vui hay khổ,
con ơi hãy biết
đó là nghiệp lực.
Từ nay về sau,
đối với mọi người,
đừng mong, đừng nghi.
20. Vì nhiều mong đợi
ở nơi người khác,
nên cứ phải cười;
vì nhiều nhu cầu
cho chính bản thân,
nên cứ phải lo;
toan tính trước sau,
trong tâm chứa đầy
mong đợi, e ngại:
Từ nay về sau,
bất kể thế nào,
hãy đừng như thế.
21. Dù chết hôm nay,
nào có gì buồn?
sinh tử luân hồi
vốn là như vậy.
Dù sống trăm năm,
nào có gì vui?
Tuổi trẻ từ lâu
đã không còn nữa.
Nay dù sống chết,
thử hỏi đời này
có gì hệ trọng?
Tu cho đời sau,
mới là trọng yếu.
22. Lạy Quan Thế Âm,
suối nguồn đại bi,
bổn sư từ hòa,
là chốn chở che
duy nhất của con.
Lục tự minh chú,
chân ngôn của Ngài,
chính là diệu pháp.
Từ nay về sau
con chỉ còn biết
trông mong nơi Ngài.
23. Hiểu được bao nhiêu,
chỉ toàn lý thuyết,
nào có ích chi!
làm được bao nhiêu,
đời này xài hết,
nào có ích chi!
nghĩ ngợi bao nhiêu,
chỉ toàn hư vọng,
nào có ích chi!
Nay đã đến lúc
ta phải làm điều
lợi ích thật sự:
trì Lục tự chú.
24. Chỗ nương duy nhất
không hề hư ngụy
chính là Tam Bảo.
Tinh túy duy nhất
ở nơi Tam Bảo,
là Quan Thế Âm.
Với niềm tin tưởng
không hề lay chuyển
nơi trí tuệ ngài:
chắc chắn, quyết tâm,
trì Lục tự chú.
25. Nền tảng Đại thừa
là tâm bồ đề,
là đường duy nhất
mà khắp chư Phật
đã từng đi qua.
Đừng bao giờ xa
đường tu cao quí
của tâm bồ đề,
hãy vì chúng sinh,
trì Lục Tự chú.
26. Trôi lăn luân hồi
kể từ vô thủy
cho đến ngày nay,
mọi việc đã làm
toàn là sai quấy,
càng khiến trầm luân.
Từ tận đáy lòng
phát lộ sám hối
lầm lỗi, đọa rơi
bằng bốn sám lực,
trì lục tự chú.
27. Vì chấp cái tôi,
nên chấp mọi thứ
– đây là nguyên nhân
trầm luân sinh tử.
Vậy hãy cúng dường
cho bậc giác giả
nơi cõi niết bàn;
và hãy bố thí
cho kẻ khốn cùng
ở trong sinh tử;
cho ra tất cả
– thân, của, công đức –
hồi hướng chúng sinh:
tham chấp ném xa,
trì Lục tự chú.
28. Ân sư tôn quí
là chân tánh Phật.
trong mười phương Phật,
ân sư là Phật
từ hòa bậc nhất.
Thấy rõ ân sư
cùng Quan Thế Âm
bất khả phân chia,
thiết tha hướng tâm,
trì Lục tự chú.
29. Giúp thanh tịnh chướng,
khai mở pháp hành,
thành tựu tứ thân,
Bốn pháp quán đảnh,
tinh túy chính là
Thầy Quan Thế Âm.
Chứng Thầy là Tâm
thì bốn quán đảnh
đều được viên thành:
Trong cõi tự thọ
quán đảnh vốn có,
trì Lục tự chú.
30. Luân hồi chỉ là
cái thấy của ta.
Nhận ra tất cả
đều là bổn tôn,
thì việc lợi tha
đều đã viên thành.
Chứng được tánh tịnh
của khắp vạn pháp,
là đồng loạt truyền
bốn pháp quán đảnh
cho khắp chúng sinh:
nạo vét cùng tận
đáy sâu sinh tử,
trì lục tự chú.
31. Tâm không thể gánh
tất cả pháp quán;
quán một Như lai,
là quán đủ cả.
Mọi cảnh hiện ra,
đều là sắc tướng
của đấng Đại Bi:
trong cảnh Phật thân,
sắc hiện vẫn không,
trì Lục tự chú.
32. Tụng niệm, nghi quỹ,
hay là bùa chú,
đều quá phức tạp;
Lục tự chính là
chân âm diệu pháp,
bao hàm tất cả.
Vạn âm đều là
diệu khẩu nhiệm mầu
của đức Quan Âm:
biết âm là chú,
thanh hiện vẫn không,
trì Lục tự chú.
33. Nhị chướng và niệm giảm
thì kinh nghiệm và chứng ngộ tăng.
Nắm được sự thấy
là thắng hết thảy
tà chướng, kẻ thù.
Ban cho thành tựu
thế gian xuất thế
ngay trong đời này,
là Quan Thế Âm:
để bốn pháp hành
tự nhiên thành tựu,
trì Lục tự chú.
34. Vạn pháp khởi sinh,
dùng làm cúng phẩm
dâng khách giải thoát;
mang hết sắc hiện,
dùng làm đất sét
nắn tượng sắc-không;
mang hết tất cả
lễ lạy bất nhị,
dâng đấng Chân Tâm:
khéo tu việc đạo,
trì Lục tự chú.
35. Giặc thù là sân,
hãy chiến thắng bằng
vũ khí đại từ.
Gia đình là khắp
chúng sinh sáu cõi,
hãy bảo vệ bằng
phương tiện đại bi.
Trên ruộng tín tâm,
gặt hái hoa mầu
kinh nghiệm chứng ngộ:
khéo lo việc đời,
trì Lục tự chú.
36. Xác già chấp có,
thiêu bằng vô chấp;
cúng thất bằng tu
tinh túy chánh pháp;
khói cúng thay bằng
hồi hướng đời sau:
vì người quá cố
mà làm việc thiện,
trì Lục tự chú.
37. Tín tâm là con,
đặt nơi gưỡng cửa
của pháp hành trì;
tâm buông sinh tử,
là đứa con trai,
cho gánh việc nhà;
tâm đại từ bi,
là đứa con gái,
gã rể ba cõi:
với người còn sống,
trách nhiệm chu toàn,
trì Lục tự chú.
38. Sắc hiện là vọng,
chưa từng thật có.
Luân hồi – niết bàn,
đều chỉ là niệm,
không là gì khác.
Niệm vừa chớm khởi,
tự giải thoát ngay,
là đủ tất cả
chứng địa, chứng đạo.
Dụng tinh túy pháp
để giải thoát niệm,
trì Lục tự chú.
39. Tự tâm này đây,
giác-không bất nhị,
đó là Pháp thân.
Để cho mọi sự
tự nhiên đơn thuần,
như vậy tánh sáng
sẽ tự hiện ra.
Đừng làm gì cả
mới làm xong hết
những việc cần làm:
trụ trong cảnh giới
giác–không trần trụi,
trì Lục tự chú.
40. Lấy tịnh chặt đứt
đà tăng động niệm;
từ trong loạn động
thấy được tánh tịnh;
tịnh, động bất nhị,
giữ tâm bình thường:
trong cảnh nhất tâm,
trì Lục tự chú.
41. Quán chiếu tục đế,
trực nhận chân đế;
từ trong chân đế,
thấy được tục đế
hiện như thế nào;
nhị đế bất phân,
siêu việt khái niệm,
là cảnh đơn thuần:
ở trong tri kiến
thoát mọi động niệm,
trì Lục tự chú.
42. Từ sắc, đoạn lìa
chấp bám của tâm;
từ tâm, đập tan
sắc hiện hư vọng;
sắc, tâm bất nhị
rộng mở vô biên:
trong cảnh nhất vị,
trì Lục tự chú.
43. Trong chân tánh tâm,
giác-không đơn thuần,
vạn pháp tự tại;
niệm khởi chính là
hoạt dụng của giác,
sẽ tự thanh tịnh;
tâm, giác bất nhị
trong cảnh nhất tánh:
trụ trong cảnh giới
pháp thân vô thiền,
trì Lục tự chú.
44. Biết mọi sắc hiện
đều là bổn tôn,
là then chốt của
giai đoạn khởi hiện;
chấp cảnh đẹp-xấu
tan vào chân tánh;
vô chấp, tướng hiện
tự nhiên của tâm
là thân bổn tôn:
cõi thấy tự thoát,
trì Lục tự chú.
45. Biết thanh là chú,
là then chốt của
pháp tu trì chú;
chấp thanh hay-dở
tan vào chân tánh;
vô chấp, tiếng của
luân hồi niết bàn
là tiếng lục tự.
cõi nghe tự thoát,
trì Lục tự chú.
46. Biết hương vô sinh,
là then chốt của
giai đoạn viên thành;
chấp hương thơm-thúi
tan vào chân tánh;
vô chấp, mùi hương
là hương giới luật
của đấng bổn tôn:
cõi hương tự thoát,
trì Lục tự chú.
47. Biết vị nếm là
phẩm cúng thiêng liêng/
là then chốt của
giai đoạn viên thành;
chấp vị ngon-dở
tan vào chân tánh;
vô chấp, thực phẩm
đều là cúng phẩm
dâng đấng bổn tôn.
cõi vị tự thoát,
trì Lục tự chú.
48. Biết xúc đồng đẳng,
là then chốt của
địa vị nhất vị;
đói, no, lạnh, nóng,
tan vào chân tánh;
vô chấp, xúc cảm
đều là thiện hạnh
của đấng bổn tôn:
cõi xúc tự thoát,
trì Lục tự chú.
49. Biết pháp là không,
then chốt của kiến;
lòng tin chân-vọng
tan vào chân tánh;
vô chấp, vạn pháp
luân hồi niết bàn
là cảnh Pháp thân:
cõi ý tự thoát,
trì Lục tự chú.
50. Đừng theo đối tượng
của lòng sân hận,
hãy nhìn tâm giận;
sân hận vừa chớm
đã tự tan biến,
là cảnh sáng-không;
Sáng-không chính là
đại-viên-cảnh-trí.
Sân tự giải thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.
51. Đừng bám đối tượng
của lòng kiêu căng,
hãy nhìn trí chấp;
tự tôn vừa chớm
đã tự tan biến,
là cảnh vốn-không;
Bản-lai-không, là
bình-đẳng-tánh-trí.
Ngã mạn tự thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.
52. Đừng luyến đối tượng
của lòng ham muốn,
hãy nhìn lòng tham;
tham luyến vừa chớm
đã tự tan biến
là cảnh lạc-không;
lạc-không chính là
diệu-quán-sát-trí.
Tham tự giải thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.
53. Đừng theo đối tượng
của lòng ganh ghen,
xét tâm tầm tư;
ganh ghen vừa chớm
đã tự tan biến,
là cảnh trí-không;
trí-không chính là
thành-sở-tác-trí.
Ganh ghen tự thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.
54. Đừng ham khái niệm
do vô minh tạo,
hãy nhìn tự tánh
của vô minh này;
vọng niệm vừa chớm
đã tự tan biến,
là cảnh giác-không;
giác-không là pháp-giới-thể-tánh-trí.
Vô minh tự thoát:
trong cảnh giới này,
trì Lục tự chú.
55. Sắc uẩn vô sinh,
bản lai là không,
tựa như hư không;
cốt tủy tinh túy
của giác-không này,
là Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Vua Của Trời Rộng:
trong cảnh chứng không,
trì Lục tự chú.
56. Thọ uẩn là dây
buộc tâm vào cảnh;
khi biết thọ này
bình đẳng bất nhị,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
Chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Bất Không Thòng Lọng:
trụ trong cảnh giới
thâm chứng nhất vị,
trì Lục tự chú.
57. Tưởng uẩn nắm mãi,
cho rằng thật có,
đó là vọng tâm;
còn nắm chúng sinh
bằng tâm đại bi
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Vét Đáy Sinh Tử:
trụ trong cảnh giới
đại bi vô lượng,
trì Lục tự chú.
58. Hành uẩn vọng động
tạo tác sinh tử,
thì trôi luân hồi;
còn chứng luân hồi
niết bàn bình đẳng,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là đấng Đại Bi
Chuyển Hoá Chúng Sinh:
trụ cảnh đồng vị,
làm việc lợi tha,
trì Lục tự chú.
59. Thức uẩn biểu hiện
của tâm phàm phu,
chức năng có tám;
chứng biết tâm này
vốn là Pháp thân,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Biển Rộng Thế Tôn:
trú trong cảnh giới
tự tâm là Phật,
trì Lục tự chú.
60. Chấp thân thật có,
là nhân sinh ra
nô lệ buộc ràng;
nếu thấy thân này
chính là bổn tôn,
tuy hiện vẫn không,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
đức Liên Hoa Thủ:
trụ trong cảnh giới
thân tướng bổn tôn,
tuy hiện vẫn không,
trì Lục tự chú.
61. Động niệm phân biệt
nơi cõi ngữ thanh,
là nhân sinh vọng;
chứng khẩu là chú,
tuy vang vẫn không,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Tiếng Gầm Sư Tử:
trụ trong cảnh giới
biết khẩu là chú,
trì Lục tự chú.
62. Chấp ý thật có,
vọng này là nhân
sinh ra luân hồi;
thả ý an trụ
trong tánh tự nhiên
thoát mọi niệm khởi,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Tháo Nơi Chân Tâm:
trụ trong cảnh giới
tâm là Pháp thân,
trì Lục tự chú.
63. Vạn pháp vốn là
cảnh giới Pháp thân
bản lai thanh tịnh;
diện kiến Pháp thân,
thì đó chính là
đức Quan Thế Âm;
chẳng ai khác hơn
là bậc tôn quí
Đấng Ngự Cõi Thế:
trụ trong cảnh giới
thanh tịnh vô lượng,
trì Lục tự chú.
64. Đức Quan Thế Âm:
một đấng bổn tôn
gồm đủ chư Phật;
Lục tự minh chú:
một câu minh chú
gồm đủ mọi chú;
và bồ đề tâm:
một pháp gồm đủ
hai bước hiện, thành:
trụ cảnh chứng một
giải thoát tất cả,
trì Lục tự chú.
65. Làm để làm gì?
Việc nào cũng gieo
toàn nhân sinh tử;
xem việc đã làm
vô nghĩa biết bao!
Nay thà ngưng hết,
đừng làm gì cả,
thả hết chuyện làm,
trì Lục tự chú.
66. Nói để làm chi?
Toàn chuyện tào lao;
Xem đã khiến tâm
tán loạn cỡ nào!
Nay thà lặng thinh
trong cõi tịch lặng,
ngưng hẳn tiếng lời,
trì Lục tự chú.
67. Tấc bậc làm gì?
tới lui thêm mệt;
nhìn xem chánh pháp
lạc xa cỡ nào!
Nay thà một chỗ,
để tâm thư giãn,
ổn định an nhiên,
trì Lục tự chú.
68. Ăn để làm gì?
chỉ toàn thành phẩn;
xem bụng bây giờ
ăn chẳng biết no!
Nay thà sống bằng
lương thực chánh định,
dứt bỏ chuyện ăn,
trì Lục tự chú.
69. Suy nghĩ làm gì?
càng thêm hư vọng;
xem lại mục tiêu
đạt có là bao!
Nay chuyện đời này
thà chẳng nghĩ xa,
buông mọi lo toan,
trì Lục tự chú.
70. Sở hữu làm gì?
chỉ càng thêm vướng;
nhìn xem sớm ngày
phải bỏ mà đi!
Nay thà đoạn dứt
tham lam tài sản,
ngưng gom của cải,
trì Lục tự chú.
71. Ngủ để làm gì?
càng thêm trì trệ;
nhìn xem đời sống
trôi trong dật dờ!
Nay thà bắt đầu
hết lòng nỗ lực,
ngày cũng như đêm,
đá bỏ tán tâm,
trì Lục tự chú.
72. Không rảnh!
không rảnh để mà ngủ nghỉ!
Thình lình chết đến
biết phải làm sao?
Nay thà tức khắc
diệu pháp khởi tu,
gấp lên, mau lên,
trì Lục tự chú.
73. Nói gì đến chuyện
năm, tháng, hay ngày,
nhìn việc trước mắt
thay đổi liền tay,
cái chết thêm gần,
mỗi phút, mỗi giây:
phải ngay bây giờ,
trì Lục tự chú.
74. Mạng sống cạn dần
như mặt trời lặn;
cái chết đến như
bóng đổ chiều tà;
còn lại chút gì,
vội bóng chiều tan:
Không còn thời gian!
trì Lục tự chú.
75. Dù lục tự chú
có là diệu Pháp,
tán tâm nói nhìn,
tụng cũng như không!
lại ham đếm số,
càng mất trọng điểm:
hãy chuyên quán tâm,
trì Lục tự chú.
76. Nếu biết thường xuyên
liên tục xét tâm,
thì mọi việc làm
đều thành diệu pháp.
Trong vạn lời dạy,
cốt tủy là đây:
Qui về làm một,
trì Lục tự chú.
77. Phần đầu, sầu thảm
chuỗi lời than vãn
thời mạt pháp này,
là lời trách móc
ta dành cho ta.
Xót xa muộn phiền,
sâu thẳm lòng ta,
nay tặng cho con,
nếu cùng cảm nhận.
78. Bằng không, nếu con
đã tự tin nơi
kiến, tu của mình,
đầy ý tưởng hay
đạo đời dung hợp;
hành xử khéo léo
vừa lòng mọi người:
nếu là như vậy,
cho ta xin lỗi.
79. Phần hai, xác định
về kiến và tu.
Kinh nghiệm chứng ngộ
ta đều không có,
chỉ nói ra điều
hiểu nhờ giáo pháp
truyền thừa trân quí
Phụ-Tử Toàn Giác.
80. Phần ba, thúc dục
bỏ hết mà tu,
dù con có thể
không thấy điểm này,
cũng tự tuôn ra.
Nhưng không mâu thuẫn
lời Phật, bồ tát,
Thật biết ơn con
nếu gắng thực hành.
81. Bài pháp này đây,
đầu, giữa và cuối,
cả ba đều lành,
– đáp lời thỉnh cầu
người bạn lâu năm
chẳng thể từ chối,
được viết ra trong
Bạch Thạch Thắng Động
của bậc thành tựu
bởi tên rách rưới,
Apu Hralpo,
năm độc cháy bừng.
82. Từ nãy đến giờ,
toàn lời lãi nhãi,
nhưng vậy đã sao?
Nội dung xứng đáng,
ý không sai lầm,
vậy công đức này,
ta dành cho con
cùng với những ai
trong khắp ba cõi,
nguyện mọi nguyện ước
khởi từ chánh pháp
đều thành sự thật!
HẾT PHÂN CHÁNH VĂN
Gyalse Thogme Zangpo: CÁCH GÁNH BỆNH KHỔ TRÊN ĐƯỜNG TU
Tựa đề tiếng Tạng ༈ ནད་ལ་སོགས་པ་ལམ་དུ་འཁྱེར་ཚུལ། do đức རྒྱལ་སྲས་ཐོགས་མེད་བཟང་པོ། Gyalse Thogme Zangpo (1297-1371) tác luận
Tựa đề tiếng Việt: Cách Gánh Bệnh Khổ Trên Đường Tu, do Hồng Như chuyển ngữ năm 2015, nhuận văn 2018, 2021, 2024
Cách Gánh Bệnh Khổ Trên Đường Tu Gyalsé Thogmé Zangpo (1297-1371)
Nam mô Thượng Sư
1/ Khối thân huyễn của tôi và người, Bệnh thì cứ bệnh, bệnh cũng vui. Ác nghiệp đã gieo nhờ đó cạn. Thật ra pháp tu nhiều trăm vạn Chỉ là để tịnh nhị chướng thôi.
2/ Không bệnh thì khỏe, khỏe cũng vui. Thân tâm vui thì thiện hạnh tăng. Thật ra thân người muốn đừng phí, Phải giao ba cửa cho việc lành.
3/ Không của thì thôi, nghèo cũng vui. Khỏi giữ khỏi mất, khỏi lôi thôi. Thế gian giận dữ bao tranh chấp Chắc chắn chỉ vì hám của thôi.
4/ Có của thì có, có cũng vui. Kho công đức tăng là đủ rồi. Đời này kiếp sau bao lợi lạc, Chắc chắn đều nhờ phước trổ hoa.
5/ Chết liền thì chết, chết cũng vui. Nghịch duyên không cản bước chân qua, Tập khí tốt lành luôn gắn bó, Đường không mê lạc, chắc chắn vào.
6/ Sống lâu thì sống, sống cũng vui. Hoa mầu thật chứng đã đâm chồi, Lời khai thị nắng mưa không ngớt, Gần gũi cho lâu sẽ chín mùi.
7/ Dẫu thế nào cũng hãy tập vui.
Như vầy, có vị Geshe dòng Sakya hỏi rằng khi gặp bệnh khổ nghịch duyên thì phải làm sao, để giải đáp làm thế nào đưa bệnh khổ nghịch duyên vào đường tu, tôi, tôn giả Thogme, người nói chánh pháp, viết ra phương thức này.
Sarva mangalam
BẢN TẠNG VIỆT ANH PHÁP
Tựa đề bản tiếng Tạng ༈ ནད་ལ་སོགས་པ་ལམ་དུ་འཁྱེར་ཚུལ། do đức རྒྱལ་སྲས་ཐོགས་མེད་བཟང་པོ། Gyalse Thogme Zangpo (1297-1371) tác luận Tựa đề bản tiếng Việt: Cách Gánh Bệnh Khổ Trên Đường Tu, do Hồng Như chuyển ngữ năm 2015, nhuận văn 2018, 2021, 2024 Tựa đề bản tiếng Anh: How to Transform Sickness and Other Circumstances, translated by Adam Pearcey, 2007. Edited by Phillippa Sison. Revised 2012. http://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/gyalse-thogme-zangpo/how-transform-sickness Tựa đề bản tiếng Pháp: Comment Transformer Maladies et Autres Circonstances en Voie d'Éveil, établie sur la base de l'anglais, Comité de traduction française Rigpa, 2013. https://www.lotsawahouse.org/fr/tibetan-masters/gyalse-thogme-zangpo/how-transform-sickness
ན་མོ་གུ་རུ། Nam mô Thượng Sư Namo guru! Namo guru!
༡ ༽བདག་གཞན་སྒྱུ་ལུས་ཀྱི་ཕུང་པོ་འདི། ། 1/ Khối thân huyễn của tôi và người, This illusory heap of a body, which, like others, I possess— Ce corps que je possède comme les autres, cet amas illusoire, ན་ན་ན་སྟེ་ན་བས་དགའ། ། Bệnh thì cứ bệnh, bệnh cũng vui. If it falls sick, so be it! In sickness I’ll rejoice! S’il est malade, qu’il le soit ! De cette maladie, je me réjouis ! སྔར་བསགས་ཀྱི་ལས་ངན་འཛད་པ་ཡིན། ། Ác nghiệp đã gieo nhờ đó cạn. For it will exhaust my negative karma from the past. Elle balaie mon karma négatif du passé ; ཆོས་སྤྱོད་ཀྱི་བྱ་བ་སྣ་ཚོགས་ཀྱང་། ། Thật ra pháp tu nhiều trăm vạn And, after all, many forms of Dharma practice, Et les diverses pratiques du Dharma, après tout, སྒྲིབ་གཉིས་སྦྱང་བའི་ཆེད་དུ་ཡིན། ། Chỉ là để tịnh nhị chướng thôi. Are for the sake of purifying the two obscurations. Servent à purifier les deux obscurcissements.
༢ ༽ན་བ་མེད་ན་མེད་དེ་དགའ། ། 2/ Không bệnh thì khỏe, khỏe cũng vui. If I am healthy, so be it! In freedom from sickness I’ll rejoice! Si je suis en bonne santé, soit ! Je m’en réjouis ! ལུས་སེམས་བདེ་ན་དགེ་སྦྱོར་འཕེལ། ། Thân tâm vui thì thiện hạnh tăng. When body and mind are well and at ease, Virtuous practice can develop and gain strength. Avec un corps et un esprit à l’aise,་La pratique de la vertu s’intensifie ; མི་ལུས་དོན་ཅན་བྱེད་པ་ཡང༌། Thật ra thân người muốn đừng phí, And, after all, the way to give meaning to this human life Et ce qui donne du sens à cette vie humaine, après tout, སྒོ་གསུམ་དགེ་ལ་སྦྱོར་བ་ཡིན། ། Phải giao ba cửa cho việc lành. Is to devote body, speech and mind to virtue. Est de tourner actes, paroles et pensées vers le bien.
༣ ༽འབྱོར་པ་མེད་ན་མེད་དེ་དགའ། ། 3/ Không của thì thôi, nghèo cũng vui If I face poverty, so be it! In lack of riches I’ll rejoice! Me voilà sans fortune, soit ! Je m’en réjouis ! བསྲུང་བྲལ་གྱི་བྱ་བྲེལ་དེ་ལ་མེད། ། Khỏi giữ khỏi mất, khỏi lôi thôi. I will have nothing to protect and nothing to lose. Point du souci incessant de la garder et de la protéger ! འཐབ་རྩོད་ཀྱི་ཁྲོ་འཁྲུགས་ཇི་སྙེད་པ། ། Thế gian giận dữ bao tranh chấp Whatever quarrels and conflicts there might be, Les disputes et les conflits quels qu’ils soient འཛིན་ཆགས་ཀྱི་ནོར་ལས་བྱུང་བར་ངེས། ། Chắc chắn chỉ vì hám của thôi. All arise out of desire for wealth and gain—that’s certain! Viennent, pour sûr, de s’attacher aux biens et aux richesses !
༤ ༽འབྱོར་པ་ཡོད་ན་ཡོད་དེ་དགའ། ། 4/ Có của thì có, có cũng vui. If I find wealth, so be it! In prosperity I’ll rejoice! Me voilà riche, soit ! Je m’en réjouis ! བསོད་ནམས་ཀྱི་དགེ་ཚོགས་སྤེལ་བས་ཆོག ། Kho công đức tăng là đủ rồi. If I can increase the stock of my merits that will suffice. Pour augmenter mon accumulation de mérites, rien de tel ! འཕྲལ་ཕུགས་ཀྱི་ཕན་བདེ་ཇི་སྙེད་པ། ། Đời này kiếp sau bao lợi lạc, Whatever benefit and happiness there might be, now and in the future, Tout ce que l’on trouve de bonheur, maintenant et dans le futur, བསོད་ནམས་ཀྱི་འབྲས་བུ་ཡིན་པར་ངེས། ། Chắc chắn đều nhờ phước trổ hoa All result from merits I have gained—that’s certain! Est, pour sûr, le fruit du mérite !
༥ ༽མྱུར་དུ་ཤི་ན་ཤི་བས་དགའ། ། 5/ Chết liền thì chết, chết cũng vui. If I must die soon, so be it! In dying I’ll rejoice! Si je dois mourir bientôt, soit ! De la mort, je me réjouis ! རྐྱེན་ངན་གྱིས་བར་དུ་མ་ཆོད་ཅིང༌། ། Nghịch duyên không cản bước chân qua, Without allowing negative circumstances to intervene, Si l’adversité ne me barre pas la route, མཚམས་སྦྱོར་གྱི་བག་ཆགས་བཟང་འགྲོགས་པས། ། Tập khí tốt lành luôn gắn bó, And with the support of positive tendencies I have gathered, Aidé par les habitudes positives que j’ai accumulées, མ་ནོར་གྱི་ལམ་དུ་ཚུད་པར་ངེས། ། Đường không mê lạc, chắc chắn vào. I will surely set out upon the genuine, unerring path! Je rejoindrai, pour sûr, le chemin infaillible !
༦ ༽ཡུན་དུ་གསོན་ན་གསོན་པས་དགའ། ། 6/ Sống lâu thì sống, sống cũng vui, If I live long, so be it! In remaining I’ll rejoice! Si je reste en vie longtemps, soit ! D’être en vie, je me réjouis ! ཉམས་མྱོང་གི་ལོ་ཐོག་སྐྱེས་པ་ལ། ། Hoa mầu thật chứng đã đâm chồi, Once the crop of genuine experience has arisen, La graine de l’expérience, une fois éclose, གདམས་ངག་གི་རླན་དྲོད་མ་ཡལ་བར། ། Lời khai thị nắng mưa không ngớt, As long as the sun and rainfall of instructions do not diminish, Nourrie sans faiblir par le soleil et la pluie des instructions, ཡུན་དུ་བསྟེན་པས་སྨིན་པར་འགྱུར། ། Gần gũi cho lâu sẽ chín mùi. If it is tended over time, it will surely ripen. Finira avec le temps par porter ses fruits.
༧ ༽གང་ཡིན་ཡང་དགའ་བ་སྒོམས་ཤིག་ཨང་། ། 7/ Dẫu thế nào cũng hãy tập vui. So, whatever happens then, let us always cultivate joy! Ainsi, quoi qu’il advienne, entraînons-nous à nous réjouir !
Như vầy, có vị Geshe dòng Sakya hỏi rằng khi gặp bệnh khổ nghịch duyên thì phải làm sao, để giải đáp làm thế nào đưa bệnh khổ nghịch duyên vào đường tu, tôi, tôn giả Thogme, người nói chánh pháp, viết ra phương thức này.
In response to a question from a Sakya geshé, asking what should be done in the event of sickness and the rest, I, the monk Tokmé, who discourses on the Dharma, set down these ways of bringing sickness and other circumstances onto the spiritual path.
En réponse à un guéshé Śākya qui demandait ce qu’il faut faire en cas de maladie, moi, le moine Thogmé, qui disserte sur le Dharma, j’ai exposé ces façons d’amener maladies et autres circonstances sur le chemin spirituel.
སརྦ་མངྒ་ལཾ། ། Sarva mangalam!
Gedun Rinpoche: NHƯ NGỌN LỬA LỚN
Tác Giả: Đại Sư Drakpu – Gendun Rinpoche Việt ngữ: hồng như – bản dịch 2015.
Tâm đại thừa của bồ tát là ước nguyện khi tu có được bao nhiêu quả đều dành hết cho chúng sinh. Tu có tiến bộ được hay không là tùy ở mức độ rộng hẹp của ước nguyện này. Nếu ước nguyện của bồ tát thật sự khởi sinh trong tâm, pháp hành
của chúng ta sẽ trở nên vô cùng rộng lớn, đạt kết quả lớn lao.
Bao giờ thật sự có được tâm vì chúng sinh, thật lòng muốn như vậy, tự nhiên chính tâm nguyện này sẽ trở thành cội rễ của niềm vui. Chúng ta sẽ luôn hoan hỉ, tràn đầy niềm hứng khởi và hăng hái muốn tu. Công phu hành trì không còn là chữ nghĩa đầu môi, mà thật sự mang ý nghĩa sâu xa, xuất phát từ niềm vui này.
Niềm vui đang nói đây là niềm vui gì ?
Là điều cho chúng ta thấy rằng đời sống này thật ra không vô vọng, cũng không tuyệt vọng. Đã đủ thiện duyên để gặp Phật Pháp, lại được quy y, thấy được tiềm năng của chính mình, đời sống của chúng ta nhờ đó trở nên tràn đầy ý nghĩa. Chúng ta tự nói với mình rằng, “tôi đã hiểu ý nghĩa của đời sống này, từ nay sẽ luôn dốc sức nỗ lực mang hạnh phúc về cho chúng sinh.” Niềm vui sẽ dấy lên sâu xa, cùng với nguồn nghị lực và khả năng vô biên, quyết tu cho đến khi đạt quả.
Chúng ta liên tục phát tâm như vậy, không để dây vướng vào những ý nghĩ tiêu cực như là “mình có đủ sức tu hay không?” “mình tu có sẽ được quả gì hay không?” Không còn hoài nghi về chính mình, việc tu trở thành việc tự nhiên, là thành tựu tự nhiên của niềm hoan hỉ trong tim.
Càng cảm thấy vui, chúng ta càng hiểu vui được là nhờ chánh pháp. Càng hiểu được như vậy, niềm vui lại càng lớn thêm, cho đến khi trở nên không còn giới hạn. Chúng ta bị niềm vui xâm chiếm, càng lúc càng rạng ngời tỏa sáng với nguồn ánh sáng nội tại quét tan mê chướng, quét tan mọi thói quen bấn loạn, mọi ác nghiệp đã gieo. Công phu hành trì trở nên dễ dàng, tự nhiên và tự khởi. Chúng ta không cần ép mình, cũng không cần cố gắng, công phu tu tập sẽ phát triển một cách tự nhiên không dụng công, nhờ vào sức mạnh của niềm vui này, như trận lửa lớn, càng lúc càng lan rộng, không thể kiềm chế, thiêu rụi mọi ác nghiệp, mọi phiền não khổ đau. Không còn chỗ để mà buồn phiền, giải đãi, hoài nghi, hay tự vấn, ngược lại chỉ còn lòng tự tín và tín tâm, càng lúc càng tăng. Nguồn ánh sáng nội tại này phá tan mọi thói quen bất thiện, mọi khuynh hướng tiêu cực và mọi hoài nghi. Việc muốn tu trở thành điều hiển nhiên, vô cùng tự nhiên.
Tại sao khi tu, chúng ta luôn cảm thấy nặng nề, thân thể trì trệ, đầu râm rang nhức, không làm sao có thể tu? Tại sao chúng ta luôn có cảm giác tu là thứ gì quá khó, không thể làm nổi?
Là vì tâm của chúng ta đầy cả tham, sân và si, luôn kéo chúng ta rơi về lại với chính mình. Chúng ta bị cầm tù. Chúng ta luôn căng thẳng, không ngừng chất vấn về bản thân và về khả năng tu của chính mình. Chúng ta tự cho rằng mình sẽ không làm sao có thể có được tâm hướng đạo sư chân chính, chỉ vì chúng ta không ngừng tự nói với mình rằng, “tôi phải là người tốt,” “tôi phải làm được,” bận tâm cho cái tôi đến mức dù một câu chú cũng không tài nào đọc nổi. Chúng ta bị tê liệt vì hình tượng của chính mình, và vì nỗi bận tâm muốn chứng minh mình là ai.
Thái độ bám dính vào cái tôi này chính là cội nguồn của mọi khó khăn, mọi vấn đề. Chúng ta bị xâu xé giữa hai cực mâu thuẫn, kẹt cứng trong nỗi bận tâm muốn sống cho tốt, muốn làm người tốt, đến nỗi chính điều này lại ngăn cản không cho chúng ta tự sửa mình. Buông bỏ thứ muốn này đi thì khó khăn mất hết, chúng ta sẽ tiến tới một cách tự nhiên.
Trong đời sống hàng ngày, khi cần thực hiện mục tiêu mà chúng ta tin tưởng và khao khát thì việc gì cũng làm được, thừa sức vượt qua mọi khó khăn không hề thoái chí. Nhưng khi bước vào đường tu thì chúng ta lại cảm thấy quá khó. Chúng ta giận dữ. Chúng ta bực bội, không vừa lòng. Là vì sao? Vì chúng ta chưa thật sự muốn tu. Vì chúng ta chưa có được tâm nguyện thật sự hướng về quả giác ngộ.
Nếu chúng ta có thể hăng hái tu giống như hăng hái làm việc đời thì quả giác ngộ đã không ngoài tầm tay.
Thỉnh Nguyện Đức Tara: BÀI CA MONG CHỜ ĐẤNG KHÔNG HƯ NGỤY
– Dung bö lu me ma – Bài Ca Mong Chờ Đấng Không Hư Ngụy –
do ngài Losang Tänpai Gyältsän soạn tác –
hồng như chuyển việt ngữ – bản tháng 8/2015 –
Hạ Tải PDF: << PDF >>
Nam mô Gu ru A-ri-a Ta-rê-ya
Từ tận đáy lòng, / con về đảnh lễ / Phật Mẫu Tara, / tinh túy đại bi. / Mọi nẻo qui y / tôn quí bậc nhất / qui về làm một. / Từ nay đến ngày / con thành chánh quả, / xin hãy vận dụng / tâm đại từ bi, / nắm giữ lấy con, / giúp con giải thoát.
Tam bảo mười phương / chứng giám cho con. / Nào phải đầu môi, / mà tận sâu thẳm / trong tim, trong tủy, / con thiết tha gọi / đêm ngày không ngớt. / Xin đấng đại từ / cho con được thấy / gương mặt từ hòa, / cho con nghe suối / cam lồ diệu âm.
Đạo sư lớn, bé, / lừa gạt chúng con / bằng pháp hư ngụy, / bán buôn lời Phật, / cuồng vọng thuyết pháp, / chẳng hề suy xét / ai xứng ai không, / chỉ biết lo toan / thủ lợi riêng mình, / miệt mài tám mối / bận tâm thế tục. / Đạo sư thời kỳ / giáo pháp suy đồi, / con thật chẳng biết / tin vào nơi đâu, / chỉ có ngài là, / đạo sư của con. / Xin hãy gia trì, / gìn giữ cho con. / Phật mẫu nhiệm mầu, / tinh túy từ bi, / bằng lực đại bi, / xin nghĩ đến con.
Con nguyện qui y / nơi đức Ta-ra. / Cũng giống như ngài, / chư Phật chẳng hề / dối gạt con đâu. / Nhưng vì hiểu rõ / thời kỳ hư hoại, / nên phần lớn đã / nhập diệt Niết bàn. / Chư Phật mặc dù / chan chứa từ bi, / nhưng mà con đây / túc duyên không có. / Con thật chẳng biết / chư tôn nào khác, / chỉ có ngài là / bổn tôn của con. / Xin hãy ban truyền / thành tựu cho con, / Phật mẫu nhiệm mầu, / tinh túy từ bi, / bằng lực đại bi, / xin nghĩ đến con.
Hộ pháp chẳng màng / thi triển thần lực. / Mệt mỏi chán ngán / kẻ gọi đến mình, / chư vị không còn / quan tâm tiếp ứng. / Các hộ thần khác / mặc dù kém trí / nhưng lại tự cao, / ban đầu thân thiện, / rồi sau tác hại. / Con thật chẳng biết / nhờ ai che chở, / chỉ có Ta-ra / che chở cho con. / Thiện hạnh nhiệm mầu, / Phật mẫu thánh trí, / tinh túy từ bi, / bằng lực đại bi, / xin nghĩ đến con.
Tri kiến phàm phu / lầm danh với nghĩa, / phát sinh vọng kiến, / vướng cảnh luân hồi. / Đến khi lìa đời, / chưa chứng được tâm / thì dù trong tay / nắm ngọc như ý, / thử hỏi hạt mè / mang theo được chăng? / Nên con chẳng tin / vào cảnh hư vọng, / chỉ có ngài là / kho tàng chân thật, / xin ban cho con / mọi điều ước mong, / Phật mẫu nhiệm mầu / tinh túy từ bi, / bằng lực đại bi, / xin nghĩ đến con.
Bằng hữu xấu ác, / cho dù một ngày, / cũng chẳng tin được. / Mặt ngoài luôn luôn / ra vẻ thân thiết, / nhưng ở trong tim / thật là trái ngược. / Thích thì làm bạn, / không thích thì lại / trở mặt thành thù. / Nên con chẳng thể / tin thứ bạn này, / chỉ có ngài là / bạn lành của con. / Xin đừng xa con, / Phật mẫu nhiệm mầu, / tinh túy từ bi, / bằng lực đại bi, / xin nghĩ đến con.
Ngài là đạo sư, / bổn tôn, hộ pháp, / là nơi qui y, / thực phẩm, y phục, / tài sản, bạn lành. / Thiện đức ngài là / tất cả của con, / xin hãy giúp con / đạt điều mình muốn.
Mặc dù con nay / đầy ắp tập khí, / tâm tính bất trị, / xin giúp con chặt / hết thảy ngã ái, / cho con có thể / trao ra thân mạng / cả vạn ức lần, / cho mỗi chúng sinh / mà không thấy nhọc. / Gia trì cho con, / phát khởi tấm lòng / đại bi như vậy, / làm lợi hết thảy.
Gia lực cho con / đốn sạch ngã kiến: / là gốc rễ của / sinh tử luân hồi; / hiểu được chánh pháp / Trung quán thâm sâu / rất khó thâm nhập, / thoát mọi biên kiến.
Gia trì cho con / tu tập giống như / một vị bồ tát, / quay lưng sinh tử, / hồi hướng về cho / pháp giới hữu tình, / không một phút giây / nghĩ đến lợi riêng; / cho con phát tâm / vì khắp chúng sinh / viên thành Phật quả.
Gia trì cho con / thành tựu hết thảy / giới hạnh vi tế, / trang nghiêm cẩn trọng, / không hề phóng dật, / trở thành bồ tát / toàn hảo bậc nhất.
Hãy để cho con / bên ngoài tu tập / bình thường dung dị, / bên trong thành tựu / trọn vẹn đường tu / thâm sâu mật thừa; / tâm ý dũng mãnh, / hành trì nhị đạo; / gia trì cho con / vì khắp chúng sinh / sớm thành Phật quả.
Phật mẫu thánh trí, / Ta-ra từ hòa, / ngài biết tất cả / ngỏ ngách đời con, / chuyện vui chuyện buồn, / chuyện hay chuyện dở; / xin thương cho con, / nhớ nghĩ đến con, / mẹ hiền duy nhất.
Con mang thân mạng / giao hết cho ngài, / và cho những ai / tin tưởng nơi con. / Phật mẫu thánh trí, / Ta-ra từ hòa, / con mở lòng ra / không hề che đậy. / Ta hãy cùng sinh / vào cõi tịnh độ / thanh tịnh bậc nhất. / Đưa con đến ngay, / đừng phải chờ đợi / đời kiếp nào khác.
Nguyện cho móc câu / đại từ đại bi, / phương tiện thiện xảo, / chuyển cho tâm con / trở thành chánh pháp, / chuyển cho hết thảy / chúng sinh hữu tình, / bất kể là ai / đều là mẹ con / [đứa con kém phước / không đủ túc duyên / tu theo Phật pháp].
Đọc bài nguyện này / ba lần mỗi ngày, / trong tâm nhớ đến / Phật mẫu Ta-ra / từ hòa thánh trí, / nguyện con cùng với / hết thảy những ai / hữu duyên với con / có thể vãng sinh / về cõi mình muốn.
Nguyện cho Tam bảo, / và đặc biệt là / Phật mẫu từ hòa / Ta-ra thánh trí, / tinh túy đại bi, / nắm giữ lấy con / bằng lòng trân quí, / cho mãi đến khi / con đạt giác ngộ. / Nguyện con mau chóng / diệt bốn ma vương.
Nếu trong đời này còn sống được bao nhiêu ngày, mỗi ngày đều đọc tụng bài nguyện này ba lần, không phải chỉ từ đầu môi chót lưỡi mà dụng tâm mãnh liệt, làm được như vậy sẽ tạo túc duyên gắn bó chặt chẽ, sẽ được thấy khuôn mặt của đức Tara. Không chướng ngại nào còn gây cản trở, mọi ước nguyện đều sẽ viên thành.
Langri Thangpa: TÁM THI KỆ CHUYỂN TÂM
– [Eight Verses for Training the Mind] – Tác Giả (Author): Geshe Langri Thangpa (thế kỷ thứ 12) – Ngôn ngữ (language): Việt – English – Việt ngữ: hồng như – bản dịch 2006
1. Với quyết tâm thành tựu Lợi lạc lớn lao nhất Nhờ tất cả chúng sinh, Tôi nguyện luôn giữ gìn Chúng sinh trong đáy tim, Vì chúng sinh quí hơn Cả bảo châu như ý.
2.
Khi gặp gỡ tiếp xúc Với bất kỳ một ai, Nguyện tôi luôn thấy mình Là kẻ thấp kém nhất, Từ đáy lòng chân thật Luôn tôn kính mọi người Như kính bậc tối cao.
3.
Nguyện trong từng hành động Tôi luôn tự xét mình, Phiền não vừa dấy lên, Ðe dọa mình và người, Nguyện tức thì nhận diện, Và tức thì dẹp tan.
4.
Khi gặp người hiểm ác Vì bị tâm phiền não Và ác nghiệp tác động, Nguyện tôi quí người ấy Như vừa tìm ra được Kho tàng trân quí nhất.
5.
Khi gặp người vì lòng Ganh ghen và đố kỵ Miệt thị phỉ báng tôi, Nguyện tôi nhận phần thua, Nhường đi mọi phần thắng.
6.
Khi gặp người mà tôi Giúp đỡ, đặt kỳ vọng, Lại vong ân bội nghĩa Gây tổn hại cho tôi, Nguyện tôi xem người ấy Là một đấng tôn sư.
7.
Tóm lại tôi xin nguyện Trực tiếp và gián tiếp Trao tặng mọi lợi lạc Cho tất cả chúng sinh Ðều là mẹ của tôi Từ vô lượng kiếp trước. Nguyện âm thầm gánh chịu Mọi ác nghiệp khổ não Thay thế cho chúng sinh
8.
Nguyện những điều nói trên Không bị vướng ô nhiễm Bởi tám ngọn gió chướng. Nguyện tôi thấy mọi sự Hiện ra trong cõi đời Ðều chỉ như huyễn mộng Cho tâm thôi chấp bám Thoát ràng buộc luân hồi.
1. With the determination to accomplish
The highest welfare of all sentient beings,
Who excel even the wish-fulfilling jewel,
May I at all times hold them dear.
2. Whenever I associate with others
May I think of myself as the lowest of all.
And from the depth of my heart
Hold the others as supreme.
3. In all actions may I search into my mind,
And as soon as delusions arise
That endanger myself and others,
May I firmly face and avert them.
4. When I see beings of wicked nature,
Oppressed by violent misdeeds and afflictions,
May I hold them dear
As if I had found a rare and precious treasure.
5. When others out of envy treat me badly
With slander, abuse and the like,
May I suffer the loss and
Offer the victory to them.
6. When the one whom I have helped
And benelitted with great hope
Hurts me badly, may I behold him
As my supreme guru.
7. In short, may I directly and indirectly offer
Benefit and happiness to all my mothers.
May 1 secretly take upon myself the harmful actions
And suffering of my mothers.
8. May all this remain undefiled by the stains of
Keeping in view the eight worldly principles.
May I, by perceiving all phenomena as illusory,
Unattached, be delivered from the bondage of samsara.
Tác giả (author): the 3rd Karmapa Rangjung Dorje (1284–1339),
Phật Kim Cang Trì
Tiếng Việt
LỜI NGUYỆN ĐẠI THỦ ẤN LIỄU NGHĨA Đức Rangjung Dorje (Karmapa III) soạn tác
Hồng Như chuyển Việt ngữ – Bản dịch lại từ Tạng ngữ – 09 tháng 01, 2022, xin dùng bản này thay cho các bản dịch trước đây.
Điều kiện hành trì:Mọi người đều có thể đọc, nhưng cần nương bậc đạo sư đủ khả năng khai thị để hành trì.
ན་མོ་གུ་རུ། ། Nam mô Thượng Sư
§I. KHAI TỤNG
#1. བླ་མ་རྣམས་དང་ཡི་དམ་དཀྱིལ་འཁོར་ལྷ། ། Thượng sư; bổn tôn khắp mạn đà la; ཕྱོགས་བཅུ་དུས་གསུམ་རྒྱལ་བ་སྲས་དང་བཅས། ། Mười phương ba thời Phật đà bồ tát, བདག་ལ་བརྩེར་དགོངས་བདག་གི་སྨོན་ལམ་རྣམས། ། Xin thương chúng con, lắng nghe nguyện này, ཇི་བཞིན་འགྲུབ་པའི་མཐུན་འགྱུར་བྱིན་རླབས་མཛོད། ། Và hộ trì cho nguyện thành sự thật.
§II. PHẦN CHÍNH §II.A. LỜI NGUYỆN TỔNG QUÁT
#2. བདག་དང་མཐའ་ཡས་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་ཀྱི། ། Con cùng hết thảy chúng sinh vô biên, བསམ་སྦྱོར་རྣམ་དག་གངས་རི་ལས་སྐྱེས་པའི། ། Tâm, hạnh sạch trong như đỉnh núi tuyết, འཁོར་གསུམ་རྙོག་མེད་དགེ་ཚོགས་ཆུ་རྒྱུན་རྣམས། ། Tam luân không nhiễm, công đức suối tràn, རྒྱལ་བ་སྐུ་བཞིའི་རྒྱ་མཚོར་འཇུག་གྱུར་ཅིག Nguyện nhập biển rộng tứ thân Thế tôn.
§II.B. LỜI NGUYỆN CHI TIẾT HƯỚNG BỒ ĐỀ §II.B.1. NGUYỆN ĐỦ THẮNG DUYÊN §II.B.1.a. NGUYỆN ĐỦ THẮNG DUYÊN: LỜI NGUYỆN TỔNG QUÁT
#3. ཇི་སྲིད་དེ་མ་ཐོབ་པ་དེ་སྲིད་དུ། ། Trước khi thực hiện được nguyện ước ấy, སྐྱེ་དང་སྐྱེ་བ་ཚེ་རབས་ཀུན་ཏུ་ཡང་། ། Nguyện mọi đời kiếp tái sinh về sau, སྡིག་དང་སྡུག་བསྔལ་སྒྲ་ཡང་མི་གྲག་ཅིང་། ། Đến chữ “ác”, “khổ” cũng không nghe thấy, བདེ་དགེ་རྒྱ་མཚོའི་དཔལ་ལ་སྤྱོད་པར་ཤོག Hưởng trọn biển rộng công đức an vui.
§II.B.1.b. NGUYỆN ĐỦ THẮNG DUYÊN: LỜI NGUYỆN ĐẶC THÙ
#4. དལ་འབྱོར་མཆོག་ཐོབ་དད་བརྩོན་ཤེས་རབ་ལྡན། ། Đạt thân hạ mãn, đủ tín cần tuệ, བཤེས་གཉེན་བཟང་བསྟེན་གདམས་པའི་བཅུད་ཐོབ་ནས། ། Nương thiện tri thức, thọ pháp khai thị, ཚུལ་བཞིན་སྒྲུབ་བར་ཆད་མ་མཆིས་པར། ། Nguyện tu đúng cách, chướng ngại đều không, ཚེ་རབ་ཀུན་ཏུ་དམ་ཆོས་སྤྱོད་པར་ཤོག Đời đời kiếp kiếp vui cùng diệu pháp.
§II.B.2. NGUYỆN ĐẠT TUỆ GIÁC TOÀN HẢO CHỨNG ĐẠO
#5. ལུང་རིག་ཐོས་པས་མི་ཤེས་སྒྲིབ་ལས་གྲོལ། ། Nghe giáo và lý, thoát chướng vô tri; [văn tuệ] མན་ངག་བསམ་པས་ཐེ་ཚོམ་མུན་ནག་བཅོམ། ། Nghe rồi tư duy, phá đêm nghi hoặc; [tư tuệ] སྒོམ་བྱུང་འོད་ཀྱིས་གནས་ལུགས་ཇི་བཞིན་གསལ། ། Ánh sáng tu tập soi tỏ tánh như : [tu tuệ] ཤེས་རབ་གསུམ་གྱི་སྣང་བ་རྒྱས་པར་ཤོག Nguyện tam tuệ quang đều luôn tăng trưởng.
§II.B.3. NGUYỆN ĐƯỜNG TU KHÔNG LẦM LẠC
#6. རྟག་ཆད་མཐའ་བྲལ་བདེན་གཉིས་གཞི་ཡི་དོན། ། Nhị đế là nền, siêu việt thường, đoạn; སྒྲོ་སྐུར་མཐའ་བྲལ་ཚོགས་གཉིས་ལམ་མཆོག་གིས། ། Nhị lương là đạo, siêu việt lấy, bỏ; སྲིད་ཞིའི་མཐའ་བྲལ་དོན་གཉིས་འབྲས་ཐོབ་པའི། ། Nhị lợi là quả, siêu việt tất cả luân hồi, niết bàn: གོལ་འཆུག་མེད་པའི་ཆོས་དང་འཕྲད་པར་ཤོག Nguyện con gặp được Pháp không lầm lạc.
§II.B.4. NGUYỆN PHÁP TU KHÔNG LẦM LẠC §II.B.4.a. NGUYỆN PHÁP TU KHÔNG LẦM LẠC: LỜI NGUYỆN TỔNG QUÁT
#7. སྦྱང་གཞི་སེམས་ཉིད་གསལ་སྟོང་ཟུང་འཇུག་ལ། ། Nền tảng cần tịnh chính là tự tâm, sáng-không hợp nhất; སྦྱོང་བྱེད་ཕྱག་ཆེན་རྡོ་རྗེའི་རྣལ་འབྱོར་ཆོས། Điều khiến cho tịnh là đại thủ ấn du già kim cang; སྦྱང་བྱ་གློ་བུར་འཁྲུལ་པའི་དྲི་མ་རྣམས། ། Làm cho tịnh đi hết thảy cấu nhiễm vọng tâm sinh diệt, སྦྱང་འབྲས་དྲི་བྲལ་ཆོས་སྐུ་མངོན་གྱུར་ཤོག Nguyện nhờ như vậy hiển lộ quả tịnh: ly cấu pháp thân.
§II.B.4.b. NGUYỆN CHO PHÁP TU KHÔNG LẦM LẠC : LỜI NGUYỆN RIÊNG CHO KIẾN, TU, HẠNH (NGẮN)
#8. གཞི་ལ་སྒྲོ་འདོགས་ཆོད་པ་ལྟ་བའི་གདེངས། ། Diệt vọng về thể là tự tại kiến; དེ་ལ་མ་ཡིངས་སྐྱོང་བ་སྒོམ་པའི་གནད། ། Giữ kiến không quên là lõi pháp tu; སྒོམ་དོན་ཀུན་ལ་རྩལ་སྦྱོང་སྤྱོད་པའི་མཆོག། Tu gì làm nấy là thù thắng hạnh: ལྟ་སྒོམ་སྤྱོད་པའི་གདེང་དང་ལྡན་པར་ཤོག Nguyện kiến-tu-hạnh tự tại an nhiên.
§II.B.4.b.i. KIẾN §II.B.4.b.i.a. NGUYỆN KIẾN ĐẠI THỦ ẤN (NGẮN)
#9. ཆོས་རྣམས་ཐམས་ཅད་སེམས་ཀྱི་རྣམ་འཕྲུལ་ཏེ། ། Vạn pháp đều từ nơi tâm hiện ra. སེམས་ནི་སེམས་མེད་སེམས་ཀྱི་ངོ་བོས་སྟོང་། ། Tâm vốn không tâm, thật tánh vốn không. སྟོང་ཞིང་མ་འགག་ཅིར་ཡང་སྣང་པ་སྟེ། ། Không nên không diệt, hiện đủ sắc tướng. ལེགས་པར་རྟགས་ན་གཞི་རྩ་ཆོད་པར་ཤོག Nguyện khéo quán chiếu, đoạn hết mê lầm về thể của tâm.
§II.B.4.b.i.b GIẢNG RỘNG VỀ KIẾN §II.B.4.b.i.b.1 NGUYỆN CHỨNG VẠN PHÁP LÀ TÂM
#10. ཡོད་མ་མྱོང་བའི་རང་སྣང་ཡུལ་དུ་འཁྲུལ། ། Tự tướng vốn không, lại lầm là cảnh; མ་རིག་དབང་གིས་རང་རིག་བདག་ཏུ་འཁྲུལ། ། Vô minh xui khiến, nhìn vào minh giác lại thấy là tôi; གཉིས་འཛིན་དབང་གིས་སྲིད་པའི་ཀློང་དུ་འཁྱམས། ། Chấp nhị chi phối, trôi lăn luân hồi: མ་རིག་འཁྲུལ་པའི་རྩད་དར་ཆོད་པར་ཤོག Nguyện đoạn vô minh, gốc của mê vọng.
§II.B.4.b.i.b.2 NGUYỆN SIÊU VIỆT THƯỜNG ĐOẠN
#11. ཡོད་པ་མ་ཡིན་རྒྱལ་བས་ཀྱང་མ་གཟིགས། ། Chẳng phải là có, vì chính Phật cũng chưa từng thấy qua; མེད་པ་མ་ཡིན་འཁོར་འདས་ཀུན་གྱི་གཞི། ། Chẳng phải là không, vì là nền tảng sinh tử, niết bàn; འགལ་དུ་མ་ཡིན་ཟུང་འཇུག་དབུ་མའི་ལམ། ། Chẳng phải mâu thuẫn, hợp nhất trung đạo: མཐའ་བྲལ་སེམས་ཀྱི་ཆོས་ཉིད་རྟོགས་པར་ཤོག Nguyện chứng được tâm siêu việt cực đoan.
§II.B.4.b.i.b.3 NGUYỆN SIÊU VIỆT CÓ-KHÔNG
#12. འདི་ཡིན་ཞེས་པ་གང་གིས་མཚོན་པ་མེད། ། Lấy gì khẳng định rằng “chính là nó;” འདི་མིན་ཞེས་བྱ་གང་གིས་བཀག་པ་མེད། ། Lấy gì phủ định rằng “không phải nó;” བློ་ལས་འདས་པའི་ཆོས་ཉིད་འདུས་མ་བྱས། ། Chân tánh vạn pháp, siêu việt khái niệm, không phải hữu vi: ཡང་དག་དོན་གྱི་མཐའ་ནི་ངེས་པར་ཤོག Nguyện biết xác quyết thắng nghĩa cứu cánh.
§II.B.4.b.i.b.4 NGUYỆN CHỨNG TÁNH KHÔNG DUYÊN KHỞI BẤT NHỊ
#13. འདི་ཉིད་མ་རྟོགས་འཁོར་བའི་རྒྱ་མཚོར་འཁོར། ། Vì chưa chứng nên trầm luân biển khổ, འདི་ཉིད་རྟོགས་ན་སངས་རྒྱས་གཞན་ན་མེད། ། Nếu đã chứng rồi, Phật chẳng đâu khác. ཐམས་ཅད་འདི་ཡིན་འདི་མིན་གང་ཡང་མེད། ། Vạn pháp không gì là “thị” hay “phi,” ཆོས་ཉིད་ཀུན་གཞིའི་མཚང་ནི་རིག་པར་ཤོག Nguyện con chứng được pháp tánh kín mật, bản thể vạn pháp.
§II.B.4.b.i.b.5 NGUYỆN ĐOẠN TRỪ NGHI HOẶC VỀ BẢN THỂ
#14. སྣང་ཡང་སེམས་ལ་སྟོང་ཡང་སེམས་ཡིན་ཏེ། ། Cảnh hiện là tâm; không cũng là tâm; རྟོགས་ཀྱང་སེམས་ལ་འཁྲུལ་ཡང་རང་གི་སེམས། ། Chứng ngộ là tâm; mê cũng là tâm; སྐྱེས་ཀྱང་སེམས་ལ་འགགས་ཀྱང་སེམས་ཡིན་པས། ། Sinh cũng là tâm; diệt cũng là tâm: སྒྲོ་འདོགས་ཐམས་ཅད་སེམས་ལ་ཆོད་པར་ཤོག Mê lầm về tâm, nguyện đoạn trừ cả.
§II.B.4.b.ii. TU §II.B.4.b.ii.a. LỜI NGUYỆN TỔNG QUÁT CHO PHÁP THIỀN ĐẠI THỦ ẤN
#15. བློས་བྱས་རྩོལ་བའི་སྒོམ་གྱིས་མ་སླད་ཅིང་། ། Không nhiễm vì niệm thao tác pháp thiền; ཐ་མལ་འདུ་འཛིའི་རླུང་གིས་མ་བསྐྱོད་པར། ། Không loạn vì khí động việc thế gian; མ་བཅོས་གཉུག་མ་རང་བབ་འཇོག་ཤེས་པའི། ། Biết tự an trú trong tánh tự nhiên không cần dụng công སེམས་དོན་ཉམས་ལེན་མཁས་ཤིང་སྐྱོང་བར་ཤོག Nguyện nghĩa của tâm, khéo tu và giữ.
§II.B.4.b.ii.b. LỜI NGUYỆN CHI TIẾT CHO PHÁP THIỀN ĐẠI THỦ ẤN §II.B.4.b.ii.b.1 NGUYỆN ĐẠT TỊNH CHỈ
#16. ཕྲ་རག་རྟོགས་པའི་རྦ་རླབས་རང་སར་ཞི། ། Cho bao sóng niệm thô tế tự lặn; གཡོ་མེད་སེམས་ཀྱི་ཆུ་བོ་ངང་གིས་གནས། ། Cho dòng sông tâm yên lắng tự nhiên; བྱིང་རྨུགས་རྙོག་པའི་དྲི་མ་དང་བྲལ་བའི། ། Thoát li cấu nhiễm hôn trầm trạo cử: ཞི་གནས་རྒྱ་མཚོ་མི་གཡོ་བརྟན་པར་ཤོག Nguyện biển tịnh chỉ bất động vững vàng.
§II.B.4.b.ii.b.2 NGUYỆN ĐẠT TUỆ QUÁN
#17. བལྟར་མེད་སེམས་ལ་ཡང་ཡང་བལྟས་པའི་ཚེ། ། Nhìn đi nhìn lại tâm không thể thấy མཐོང་མེད་དོན་ནི་ཇི་བཞིན་ལྷག་གེར་མཐོང་། ། Điều không thể thấy hiển hiện rõ ràng đúng như sự thật; ཡིན་མིན་དོན་ལ་ཐེ་ཚོམ་ཆོད་མ་ཉིད། ། Nghi hoặc có-không, đoạn lìa hết thảy: འཁྲུལ་མེད་རང་ངོ་རང་གིས་ཤེས་པར་ཤོག Nguyện thoát mê vọng, chứng diện mục mình
§II.B.4.b.ii.b.3 NGUYỆN NHÌN RA CHÂN TÁNH
#18. ཡུལ་ལ་བལྟས་པས་ཡུལ་མེད་སེམས་སུ་མཐོང་། ། Nhìn vào nơi cảnh, thấy tâm không cảnh སེམས་ལ་བལྟས་པས་སེམས་མེད་ངོ་བོས་སྟོང་། ། Nhìn vào nơi tâm, thấy tánh không tâm གཉིས་ལ་བལྟས་པས་གཉིས་འཛིན་རང་སར་གྲོལ། ། Nhìn vào cả hai, nhị chấp tự thoát: འོད་གསལ་སེམས་ཀྱི་གནས་ལུགས་རྟོགས་པར་ཤོག Chứng tánh tự nhiên bản giác diệu minh.
§II.B.4.b.ii.b.4 NGUYỆN ĐẮC NGHĨA VIÊN THÔNG
#19. ཡིད་བྱེད་བྲལ་བ་འདི་ནི་ཕྱག་རྒྱ་ཆེ། ། Thoát ly động niệm là đại thủ ấn; མཐའ་དང་བྲལ་བ་དབུ་མ་ཆེན་པོ་ཡིན། ། Lìa mọi cực đoan là đại trung đạo; འདི་ནི་ཀུན་འདུས་རྫོགས་ཆེན་ཞེས་ཀྱང་བྱ། ། Đủ cả, nên gọi là đại viên mãn: གཅིག་ཤེས་ཀུན་དོན་རྟོགས་པའི་གདེང་ཐོབ་ཤོག Nguyện con đoan chắc: một trí chứng đắc, vạn nghĩa tỏ tường.
§II.B.4.b.ii.b.5 NGUYỆN VÀO CẢNH GIỚI THIỀN TOÀN HẢO
#20. ཞེན་པ་མེད་པའི་བདེ་ཆེན་རྒྱུན་ཆད་མེད། ། Đại lạc vô trước một dòng không dứt; མཚན་འཛིན་མེད་པའི་འོད་གསལ་སྒྲིབ་གཡོགས་བྲལ། ། Diệu minh vô chấp lìa mọi chướng che; བློ་ལས་འདས་པའི་མི་རྟོག་ལྷུན་གྱིས་གྲུབ། ། Siêu việt niệm tưởng, vô niệm tự thành: རྩོལ་མེད་ཉམས་མྱོང་རྒྱུན་ཆད་མེད་པར་ཤོག Cảnh vô dụng công, nguyện không gián đoạn.
§II.B.4.b.ii.b.6 NGUYỆN THẬT CHỨNG
#21. བཟང་ཞེན་ཉམས་ཀྱི་འཛིན་པ་//རང་སར་གྲོལ། ། Tâm chấp cảnh thiện giải thoát tự nhiên; ངན་རྟོག་འཁྲུལ་པ་// རང་བཞིན་དབྱིངས་སུ་དག Nghịch tâm vọng cảnh, tan vào tự tánh; ཐ་མལ་ཤེས་པ་སྤང་བླང་བྲལ་ཐོབ་མེད། ། Tâm vốn bình thường, chẳng hề lấy bỏ, không có chứng đắc: སྤྲོས་བྲལ་ཆོས་ཉིད་བདེན་པ་རྟོགས་པར་ཤོག Nguyện chứng sự thật chân tánh vạn pháp lìa mọi hý luận.
§II.B.4.b.iii. HẠNH §II.B.4.b.iii.a. NGUYỆN KHỞI ĐẠI BI
#22. འགྲོ་བའི་རང་བཞིན་རྟག་ཏུ་སངས་རྒྱས་ཀྱང་། ། Chúng sinh tự tánh luôn là Phật tánh, མ་རྟོགས་དབང་གིས་མཐའ་མེད་འཁོར་བར་འཁྱམས། ། Bởi vì không biết mà phải trầm luân sinh tử vô biên, སྡུག་བསྔལ་མུ་མཐའ་མེད་པའི་སེམས་ཅན་ལ། ། Khổ đau bức bách, cùng cực triền miên: བཟོད་མེད་སྙིང་རྗེ་རྒྱུད་ལ་སྐྱེ་བར་ཤོག Nguyện tâm đại-bi-khôn-kham dũng phát.
§II.B.4.b.iii.b. NGUYỆN BI TRÍ BẤT NHỊ
#23. བཟོད་མེད་སྙིང་རྗེའི་རྩལ་ཡང་མ་འགགས་པ་པའི། ། Đại-bi-khôn-kham, thị hiện bất tận, བརྩེ་དུས་ངོ་བོ་སྟོང་དོན་རྗེན་པར་ཤར། Từ lòng thương này trần trụi phơi bày ý nghĩa tánh không. ཟུང་འཇུག་གོལ་ས་བྲལ་བའི་ལམ་མཆོག་འདི། ། Thắng đạo hợp nhất, thoát lối mê lầm: འབྲལ་མེད་ཉིན་མཚན་ཀུན་ཏུ་བསྒོམ་པར་ཤོག Ngày cũng như đêm nguyện luôn tu tập.
§II.B.5. NGUYỆN VIÊN THÀNH ĐẠO QUẢ
#24. སྒོམ་སྟོབས་ལས་བྱུང་སྤྱན་དང་མངོན་ཤེས་དང་། ། Nhờ đắc thiền nên sinh nhãn, thần thông; སེམས་ཅན་སྨིན་བྱས་སངས་རྒྱས་ཞིང་རབ་སྦྱངས། ། Thành thục chúng sinh; thanh tịnh cõi Phật; སངས་རྒྱས་ཆོས་རྣམས་འགྲུབ་པའི་སྨོན་ལམ་རྫོགས། ། Viên thành đại nguyện làm việc Phật làm, རྫོགས་མིན་སྦྱངས་གསུམ་མཐར་ཕྱིན་སངས་རྒྱས་ཤོག Rốt ráo cả ba—viên, tịnh, và thục—nguyện thành Phật quả.
#25. ཕྱོགས་བཅུའི་རྒྱལ་བ་སྲས་བཅས་ཐུགས་རྗེ་དང་། ། Nương lực từ bi của Phật bồ tát ở khắp mười phương; རྣམས་དཀར་དགེ་བ་ཇི་སྙེད་ཡོད་པའི་མཐུས། Và nương năng lực thiện nghiệp công đức དེ་ལྟར་བདག་དང་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་ཀྱི། ། Nguyện con cùng với hết thảy chúng sinh སྨོན་ལམ་རྣམ་དག་ཇི་བཞིན་འགྲུབ་གྱུར་ཅིག Có bao nguyện lành đều thành sự thật.
ངེས་དོན་ཕྱག་རྒྱ་ཆེན་པོའི་སྨོན་ལམ་ཞེས་བྱ་བ་རྗེ་རང་བྱུང་རྡོ་རྗེས་མཛད་པའོ། ། Đại Thủ Ấn Liễu Nghĩa Nguyện Tụng, do Pháp Vương Karmapa Rangjung Dorje trước tác.
Kamalashila: TRÌNH TỰ TU THIỀN – Quyển Trung
– English: Stages of Meditation, by Acharya Kalamashila (not available here) – Tác giả (Author): Liên Hoa Giới (Kamalashila) – Việt ngữ: Hồng Như – bản hiệu đính, 06/2008, nhuận văn 07/2009, 06/2015.
Hạ Tải văn bản chánh văn tại www.hongnhu.org/thu-muc/#trinh-tu-tu-thien
KÍNH LỄ ĐỨC MẠN THÙ
Tôi sẽ giải thích ngắn gọn trình tự tu thiền cho người bước theo Đại Thừa Hiển Tông. Ai người có trí muốn mau chóng thành tựu trí toàn giác[1], phải ra sức cố công tích tụ đầy đủ nhân duyên.
1. TÂM LÀ GÌ?
Trí toàn giác không thể không nhân mà có, vì nếu là như vậy, bất cứ điều gì cũng có thể là toàn giác. Nếu sự việc sinh ra không tùy thuộc vào điều gì khác, như vậy mọi sự đều có thể hiện hữu không câu thúc, sẽ chẳng lý do gì lại không thể là toàn giác. Chính vì sự vật chỉ phát sinh tùy lúc, nên bắt buộc phải tùy thuộc nhân duyên. Trí toàn giác cũng vậy, rất hiếm hoi, không phải bất cứ lúc nào chỗ nào cũng có thể sinh ra, vì vậy nhất định phải tùy thuộc nhân duyên.
2. LUYỆN TÂM
Hơn nữa, ta cần huân dưỡng nhân tố cho thật chính xác và đầy đủ. Nếu chọn lầm thì dù ra công khổ nhọc trong thời gian dài bao lâu cũng vẫn không thể đạt mục tiêu mong cầu. Giống như vắt sữa từ sừng. Tương tự như vậy, nhân không đủ thì quả không thể phát sinh. Ví dụ nếu thiếu hạt giống hay thiếu những nhân tố khác thì không thể có được mầm non. Vì thế, muốn đạt điều gì, ta cần huân dưỡng mọi nhân tố cần thiết cho thật đầy đủ chính xác.
Nếu quí vị hỏi rằng, “Đâu là nhân duyên tạo trí toàn giác?”. Tôi, người tựa kẻ mù lòa, chẳng thể trả lời, thế nhưng tôi có thể dựa vào lời của đức Phật sau khi giác ngộ dạy cho chúng đệ tử. Đức Phật nói rằng: “Này Kim Cang Thủ, này đấng Thế Tôn Kín Mật, trí toàn giác siêu việt lấy tâm đại bi làm gốc, sinh ra từ nhân, là tâm vị tha, tâm bồ đề và phương tiện thiện xảo.” Vậy, nếu muốn đạt trí toàn giác, ta cần hành trì ba điều sau đây: tâm đại bi, tâm bồ đề và phương tiện thiện xảo.
3. TÂM ĐẠI BI
Vì có tâm đại bi nên bồ tát lập thệ nguyện phổ độ chúng sinh.
Rồi nhờ chiến thắng tâm chấp ngã, bồ tát tinh tấn miên mật dấn thân hành trì pháp tu tích tụ công đức trí tuệ vô vàn khó khăn.
Nhờ dấn thân hành trì như vậy, bồ tát chắc chắn tích tụ đầy đủ công đức trí tuệ. Công đức trí tuệ đủ rồi thì tựa như nắm trí toàn giác trong lòng bàn tay. Vì tâm đại bi là cội rễ duy nhất của trí toàn giác, cho nên ngay từ đầu ta cần làm quen với pháp tu này. Kinh Chánh Pháp Tập Kinh[2] nói rằng, “Kính bạch đức Phật, Bồ tát không cần hành trì nhiều pháp tu. Nếu Bồ tát có thể giữ một pháp cho thật đúng đắn, tu một pháp cho thật toàn hảo, thì vô lượng thiện đức của Phật đà sẽ nằm gọn trong lòng bàn tay. Nếu hỏi một pháp ấy là gì, đó chính là tâm đại bi.”
Chư Phật tuy thành tựu mục tiêu cứu cánh, nhưng còn chúng sinh thì chư Phật vẫn còn ở lại trong luân hồi. Đó là vì chư Phật có tâm đại bi. Chư Phật không nhập niết bàn an lạc như chư Thanh văn. Vì lợi ích chúng sinh, chư Phật từ bỏ niết bàn an lạc như từ bỏ căn nhà lửa cháy. Vì vậy, nếu muốn thành tựu niết bàn vô trú của một đấng Phật đà thì tâm đại bi là nhân tố duy nhất không thể thiếu.
4. PHÁT TRIỂN ĐẠI XẢ, GỐC RỄ CỦA ĐẠI TỪ
Phương pháp thiền quán tâm bi sẽ được giải thích từ đầu. Bắt đầu bằng pháp quán tâm xả. Hãy cố gắng khởi tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sinh bằng cách đoạn diệt tham và sân.
Tất cả chúng sinh ai nấy đều mong cầu hạnh phúc và không muốn khổ đau. Hãy quán niệm sâu xa rằng, từ vô lượng sinh tử cho đến bây giờ, không có chúng sinh nào không đã từng là thân nhân bằng hữu của mình hàng trăm lần rồi. Vậy chẳng lý do gì lại tham luyến người này, oán hận người kia. Hãy nên khởi tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sinh. Bắt đầu thiền quán đại xả bằng cách nghĩ đến người dưng kẻ lạ, rồi bạn thân, rồi kẻ thù. Một khi đã khởi tâm đại xả đối với hết thảy chúng sinh, hãy thiền quán đại từ. Hãy để nước đại từ thấm nhuần dòng tâm thức, tưới tẩm tâm như tưới mảnh đất phì nhiêu. Để hạt giống bi mẫn một khi gieo xuống, sẽ nhanh chóng nảy mầm, tốt tươi tròn vẹn. Một khi tâm thức đã thấm nhuần trong đại từ, hãy thiền quán đại bi.
5. NHẬN DIỆN KHỔ ĐAU
Tâm bi là ước nguyện mong mỏi chúng sinh khổ đau đều được thoát khổ. Thiền quán tâm bi đối với hết thảy chúng sinh, vì chúng sinh trong toàn ba cõi đều luôn bị hành hạ bởi ba loại khổ, biểu hiện thành nhiều sắc thái phong phú. Đức Phật nói rằng nỗi khổ bỏng cháy và những loại khổ đau khác luôn hành hạ chúng sinh cõi địa ngục trong thời gian dài vô kể. Đức Phật cũng nói rằng các loài ngạ quỉ bị nỗi đói khát thiêu đốt, thể xác đớn đau khôn cùng. Chúng ta cũng có thể thấy loài súc sinh phải chịu khổ đau bất hạnh như thế nào: cứ phải nhai nuốt lẫn nhau, nổi sân hận, bị thương, bị giết. Chúng ta có thể thấy loài người cũng phải chịu đủ loại khổ đau bén nhọn. Điều mong cầu đều không đạt được, nên cứ mãi oán hận, gây thương tổn cho nhau. Điều đẹp đẽ mong cầu cứ mãi mất đi, điều xấu xa muốn tránh thì lại phải chịu, còn phải chịu nỗi khốn khổ bần cùng.
Có người bị ràng buộc trong đủ loại cùm gông phiền não như lòng tham ái. Có người rối loạn bởi nhiều loại tà kiến. Toàn là nhân tố tạo khổ, nên chỉ toàn là nỗi đớn đau cùng cực như đứng cheo leo bờ vực thẳm.
Chúng sinh cõi trời phải chịu khổ đau vì sự biến chuyển thay đổi [hoại khổ]. Ví dụ, tâm chư thiên cõi dục giới luôn bị ám ảnh vì biết khi chết sẽ đọa rơi ác đạo, làm sao có thể sống trong bình an?
Hành khổ là do nghiệp và phiền não làm nhân tố tác động mà khởi sinh, nên mang tính chất sát na sinh diệt và bao trùm toàn bộ chúng sinh cõi luân hồi.
Hãy nhìn chúng sinh trầm luân trong biển lửa khổ đau. Nhớ họ cũng như mình, không ai muốn khổ. “Hỡi ôi! Chúng sinh thương quí của tôi đều phải chịu khổ đau cùng cực như vậy. Tôi có thể làm gì để độ thoát cho họ?”, hãy mang khổ đau của họ làm khổ đau của chính mình. Dù đang nhập định hay đang sống trong đời sống hàng ngày, hãy liên tục thiền quán tâm bi, chú tâm vào chúng sinh, vào tâm nguyện mong chúng sinh thoát khổ.
Bắt đầu bằng thân nhân bằng hữu. Thấy họ phải chịu đủ loại khổ đau như đã giải thích ở trên.
Tiếp theo, vì đã thấy tất cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau nên bây giờ hãy quán về người dưng kẻ lạ. Khi tâm bi đối với họ cũng được như đối với người thân, bấy giờ hãy thiền quán tâm bi đối với chúng sinh khắp thế giới mười phương. Như tấm lòng người mẹ đối với đứa con thương yêu bé bỏng đang chịu bệnh khổ, đối với hết thảy chúng sinh bao giờ tự nhiên luôn có được tấm lòng như vậy, bấy giờ đã thành tựu tâm bi. Tâm bi này được gọi là tâm đại bi.
Thiền quán tâm từ bắt đầu với người thân, với những người quí vị thương quí, khởi tâm mong mỏi cho họ được hạnh phúc. Dần dần mở rộng ra, bao gồm cả người dưng kẻ lạ, gồm cả kẻ thù. Lấy tâm bi huân tập, từ từ sẽ tự nhiên phát khởi chí nguyện muốn độ thoát tất cả chúng sinh. Huân tập trong đại bi, lấy đó làm nền tảng để thiền quán phát tâm bồ đề.
Tâm bồ đề có hai: qui ước và cứu cánh. Tâm bồ đề qui ước là sự huân dưỡng chí nguyện ban đầu, vì lợi ích của chúng sinh trầm luân biển khổ mà hướng về quả vị Phật, vì đại bi mà thọ giới phát nguyện độ thoát chúng sinh. Tâm bồ đề qui ước này cần được thuần dưỡng theo quá trình tương tự như những gì được giải thích trong phẩm Giới Luật, Kinh Bồ Tát Địa[3], phát tâm bồ đề bằng cách thọ Bồ tát giới trước một đấng tôn sư nghiêm giữ giới luật bồ tát.
Sau khi phát khởi tâm bồ đề qui ước rồi, hãy dốc sức huân dưỡng tâm bồ đề cứu cánh. Tâm bồ đề cứu cánh siêu việt mọi niệm khởi. Tâm này cực kỳ trong sáng, là đối tượng cứu cánh, không ô nhiễm, không lay động, như ngọn đèn bơ không chao động trước gió.
Tâm này có được là nhờ liên tục huân tập tâm thức bằng pháp tu chỉ quán trong một thời gian dài. Kinh Giải Thâm Mật[4]nói rằng, “Này Đại bồ tát Từ Thị, hết thảy thiện pháp thuộc loại thế gian và xuất thế của Thanh văn, của Bồ tát hay của Như lai, nên biết đều là thành quả của chỉ quán tạo ra.” Vì tất cả chánh định đều thuộc về chỉ quán, nên mọi hành giả đều nên siêng tu chỉ quán. Kinh Giải Thâm Mật còn nói, “Đức Phật dạy rằng vô lượng chánh định của Thanh văn, của Bồ tát và của Như lai, ông nên biết tất cả đều nằm trong chỉ quán.”
Hành giả không thể tu thiền-chỉ một chiều để đoạn diệt phiền não. Tu thiền-chỉ một chiều, chỉ có thể tạm thời dẹp bỏ phiền não vọng tâm. Thiếu ánh sáng trí tuệ thì không thể đoạn diệt tập khí phiền não, vì vậy không thể tận diệt phiền não. Vì lý do này, Kinh Giải Thâm Mật nói rằng, “Định có khả năng hủy diệt phiền não, tuệ có khả năng triệt để hủy diệt tập khí phiền não.” Kinh Chánh Định Vương[5]còn nói:
Dù lấy tâm định / để mà tu thiền Cũng không thể diệt / vọng tâm chấp ngã Phiền não sẽ vẫn / quay về quấy phá Như trong trường hợp / U-drak nhập định Quán pháp-vô-ngã / cho thật tận tường, Tu thiền dựa vào / pháp quán như vậy Đây chính là nhân / tạo quả giải thoát Chẳng nhân nào khác / mang đến an lạc.
Đại Bồ Tát Tạng Kinh[6]có nói như sau, “Ai chưa từng nghe nói đến giáo pháp của Bồ Tát Tạng, chưa từng nghe nói đến giáo pháp giới luật xuất gia, lại nghĩ rằng chỉ cần đạt định là đủ, người ấy sẽ vì kiêu ngạo mà trở nên tăng thượng mạn. Như vậy, họ sẽ không thể thoát khỏi sinh lão bịnh tử, bần cùng, than khóc, đau đớn, khổ tâm và xáo trộn. Họ cũng không thể giải thoát toàn bộ lục đạo luân hồi, không thể giải thoát ra khỏi núi cao khổ đau thân tâm. Các ông hãy ghi nhớ lời này, Như lai nói rằng nghe giáo pháp này sẽ giúp các ông thoát khỏi tuổi già và cái chết.”
Vì lý do đó, ai muốn đoạn diệt mọi chướng ngại để đạt đến trí tuệ thanh tịnh siêu việt thì phải ở trong định để mà quán tuệ.
6. TRÍ TUỆ
Kinh Bảo Tích[7]nói rằng: Nhờ Giới mà đạt Định. Đạt Định rồi thì tu Tuệ. Tuệ sẽ giúp đạt trí giác trong sáng. Nhờ trí giác trong sáng mà Giới sẽ toàn hảo.
Kinh Quán Tín Tâm Đại Thừa[8]nói rằng: “Này thiện nam tử, nếu các ông không trụ nơi Tuệ thì Như lai chẳng thể nói các ông bằng cách nào lại có thể có được tín tâm nơi Đại Thừa, cũng không thể nói các ông làm sao có thể đặt mình an trụ trong pháp Đại Thừa.”
“Này thiện nam tử, các ông nên biết, chư bồ tát có được tín tâm nơi Đại thừa, đặt mình an trụ trong pháp Đại thừa, tất cả có được đều nhờ quán chiếu thực tại bằng cái tâm không tán loạn.”
Nếu chỉ tu tuệ quán mà không tu định chỉ, tâm sẽ tán loạn theo nhiều đề mục, chao động như ngọn đèn bơ trước gió. Độ trong sáng của trí giác sẽ không có, vì vậy phải song tu [chỉ quán]. Do đó, Kinh Đại Siêu Thoát Khổ[9]có nói như sau: “Chư Thanh Văn không thấy được Phật tánh, vì định mạnh mà tuệ yếu.”
“Chư Bồ tát thấy được Phật tánh, nhưng không thấy rõ, vì tuệ mạnh mà định yếu. Riêng chư Như Lai có thể thấy tất cả, vì định tuệ ngang nhau.”
Nhờ chỉ, tâm sẽ không bị ngọn gió tư tưởng khái niệm làm cho tán loạn, như ngọn đèn bơ không chao động trước gió. Nhờ quán, mọi tà kiến đều đoạn lìa, không còn chịu sự chi phối của người khác. Kinh Nguyệt Đăng[10] nói như sau: “Với chỉ, tâm sẽ không lay động. Với quán, tâm sẽ như ngọn núi.” Vậy hãy nên giữ lấy phương pháp song tu chỉ quán.
7. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT TU CHỈ QUÁN
Khởi đầu, hành giả cần hội đủ mọi điều kiện tiên quyết để nhanh chóng dễ dàng thành tựu chỉ quán.
Điều kiện tiên quyết để thành tựu chỉ, đó là : sống trong môi trường thuận tiện; thiểu dục tri túc; không gánh nhiều việc; giữ giới thanh tịnh; triệt bỏ lòng tham ái cùng mọi tư tuởng khái niệm khác.
Môi trường thuận tiện là môi trường có đủ năm yếu tố sau đây: nơi dễ kiếm thực phẩm y phục; nơi ở không có người ác hay kẻ thù; địa phương không có tai ương tật bệnh; gần bên có bạn đạo giữ giới và có chánh kiến; chỗ ở ban ngày ít người qua lại và ban đêm ít tiếng động.
Thiểu dục nghĩa là không ham muốn nhiều áo quần y phục tốt, ví dụ như áo cà sa v.v… Tri túc nghĩa là hài lòng với bất cứ điều gì mình có, ví dụ áo cà sa phẩm lượng kém v.v….
Không gánh nhiều việc nghĩa là xả bỏ những việc làm thế tục như công việc làm ăn; tránh tham dự vào việc thị phi của Phật tử tại gia hay của chúng tăng; từ bỏ mọi hoạt động y khoa và bói toán.
Cho dù nói rằng phạm giới Thanh Văn thì không thể vãng hồi, tuy vậy, nếu hối cải, kiên quyết không tái phạm, lại có được ý thức về tính chất không tự tánh của tâm tạo tác, quen thuộc với tính chất không tự tánh của các pháp, được như vậy thì giới hạnh có thể nói là vẫn thanh tịnh. Điều này được minh giải qua Kinh A Xà Thế Vương Đoạn Hối[11]. Quí vị phải hàng phục tâm hối tiếc, nỗ lực tu thiền.
Luôn nhớ được sự tai hại của lòng tham luyến trong kiếp hiện tại và mọi kiếp tương lai thì sẽ phá hủy được vọng tâm tham luyến này. Sự vật trong cõi luân hồi, dù đẹp hay xấu, đều phù du như nhau, đều sẽ hư hoại. Chẳng mấy chốc, quí vị sẽ phải lìa xa tất cả, chắc chắn là như vậy. Hãy quán chiếu vì sao cái tôi lại tham luyến sự vật đến như vậy, rồi đoạn diệt mọi tri kiến sai lầm. Thế nào là điều kiện tiên quyết của quán? Đó là: nương dựa vào bậc thánh giả, nghiêm chỉnh thỉnh cầu lời khai thị phong phú, và tư duy chính xác.
Nên nương dựa vào bậc thánh giả nào? Bậc thánh giả học rộng đa văn, khéo giảng chánh pháp, đầy lòng từ bi, giàu sức nhẫn nại.
Nói “nghiêm túc thỉnh cầu lời khai thị phong phú” là nghĩa gì? Đó là bằng trọn lòng tôn kính, nghiêm chỉnh lắng nghe toàn bộ giáo pháp mười hai loại kinh liễu nghĩa và bất liễu nghĩa Phật thuyết. Kinh Giải Thâm Mật nói rằng, “Không lắng nghe bậc thánh giả thuyết pháp cho thỏa chí mong cầu cũng là một chướng ngại cho sự tu quán.” Kinh này còn nói, “Nhân của quán là chánh kiến; nhân của chánh kiến là văn [nghe] và tư [tư duy chiêm nghiệm].” Narayana Vấn Kinh[12] nói rằng, “nhờ nghe mà phát tuệ, nhờ tuệ mà phiền não ô nhiễm đều đoạn diệt.”
Nói “tư duy chính xác”, là nghĩa gì? Là hiểu được chính xác ý nghĩa của kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa. Một khi thoát mọi nghi hoặc, Bồ tát có thể nhất tâm hành thiền. Bằng không, cứ để hoài nghi bủa vây, sẽ như người đứng giữa ngã tư đường, không biết phải chọn hướng đi nào.
Hành giả trong mọi lúc phải tránh các món thịt, cá v.v… ăn uống vừa phải điều độ, tránh mọi thức ăn gây hại cho sức khỏe.
Chư Bồ tát một khi hội đủ mọi điều kiện tiên quyết tu chỉ quán, hãy nên bắt đầu tham thiền.
Khi tham thiền, trước tiên phải hoàn tất mọi pháp tu sơ khởi. Phải tiêu tiểu, rồi ở chốn thoải mái không tiếng động quấy nhiễu, nghĩ rằng, “Tôi sẽ độ hết thảy chúng sinh vào niết bàn giác ngộ.” Rồi khởi tâm đại bi, khởi tâm bồ đề, nguyện độ thoát toàn thể chúng sinh, mang hết năm bộ phận gieo xuống chạm đất để mà đảnh lễ chư Phật và chư Bồ tát khắp mười phương.
Hành giả phải đặt ảnh tượng Phật và Bồ tát, ví dụ như tranh vẽ, ở trước mặt, hay ở nơi nào khác. Phải cúng dường xưng tán chư Phật càng nhiều càng tốt. Hành giả cần sám hối tội chướng và tùy hỉ công đức của mọi người.
Tiếp theo, hành giả ngồi thế kiết già Đại Nhật Như Lai, hay thế bán kiết già trên tọa cụ thoải mái. Mắt không mở lớn, không nhắm kín. Hãy nhìn xuôi chóp mũi. Thân không nghiêng về phía trước hay phía sau. Giữ thân thẳng, tâm xoay vào trong. Hai vai để tự nhiên, đầu không nghiêng về phía sau, phía trước, hay một bên. Mũi giữ thẳng hàng với rốn. Răng và môi để tự nhiên, chót lưỡi chạm hàm trên. Giữ hơi thở thật nhẹ, đều đặn, không phát tiếng động, không cố gắng, không ngắt quảng. Hô hấp tự nhiên, chậm rãi, tựa hồ không có.
8. HÀNH TRÌ THIỀN CHỈ
Phải thành tựu chỉ trước. Chỉ, là cái tâm không tán loạn chạy theo ngoại cảnh, an trụ nơi đề mục một cách tự nhiên, liên tục, nhu nhuyễn khinh an.
Ở trong trạng thái của chỉ, suy xét chính xác về tánh như, đó là quán. Kinh Bảo Vân[13] nói như sau, “Chỉ là cái tâm chuyên nhất bất loạn; quán là cái tâm quán xét riêng biệt về chân tánh.”
Kinh Giải Thâm Mật cũng nói như sau: “Đại Bồ Tát Từ Thị hỏi, “Bạch đức Thế tôn, phải nên cầu về chỉ và khéo về quán như thế nào?’ Đức Phật dạy ‘Đại Bồ tát Từ Thị, giáo pháp Như Lai dạy cho Bồ tát gồm có: khế kinh; xưng tán [ứng tụng]; giáo pháp tiên tri [ký biệt]; thi kệ [phúng tụng]; giáo huấn đặc biệt [tự thuyết]; tùy duyên thuyết pháp [nhân duyên]; hiển lộ thành tựu [thí dụ]; tương truyền [bản sự]; chuyện đản sinh [bản sinh]; giáo pháp rộng lớn [phương quảng]; giáo pháp nhiệm mầu [hy pháp]; thiết lập giáo thuyết [luận nghị]; đối với giáo pháp ấy, Bồ tát khéo lắng nghe, khéo tiếp nhận ghi nhớ, văn khéo rành rẻ, ý khéo tìm tòi. Rồi với cái thấy thông suốt, Bồ tát một mình ở chỗ thanh tịnh mà tác ý tư duy, tiếp tục nhiếp tâm nơi giáo pháp ấy. Giáo pháp nào đã tác ý tư duy thì nhiếp tâm vào nơi đó, giữ cho liên tục. Đây gọi là chánh hạnh của tâm. Khi tâm thường xuyên đứng vững trong chánh hạnh như vậy, đạt sự khinh an nơi thân và nơi tâm, thì tâm ấy gọi là chỉ. Bồ tát cầu về chỉ là như vậy.
Khi Bồ tát đạt được thân tâm khinh an như vậy và an trú trọn vẹn nơi ấy thì sẽ diệt được tán tâm. Nhập chánh định nơi pháp nào thì cần phân tích quán xét pháp ấy, thấy như ảnh hiện. Ảnh hiện này, vốn là đề mục của chánh định, cần dùng trí biết mà chính xác quyết trạch. Phải tầm tư toàn bộ, tận tường quán xét. Phải kiên nhẫn, ưa thích, xét thấy, nhìn thấy và hiểu rõ tận tường. Như vậy gọi là quán. Bồ tát như vậy là khéo về quán.”
Hành giả muốn thành tựu chỉ, ngay từ đầu phải chú tâm để thấy rằng mười hai loại kinh Phật, khế kinh, ứng tụng, v.v…, đều có thể tóm tắt được như sau: tất cả đều đang dẫn đến tánh như, sẽ dẫn đến tánh như, và đã dẫn đến tánh như.
Có thể thiền chỉ bằng cách nhiếp tâm vào các hợp thể thân và tâm [uẩn] là vì đề mục này bao gồm tất cả mọi hiện tượng. Lại có một cách khác: nhiếp tâm vào hình Phật. Kinh Chánh Định Vương nói như sau:
Thân màu hoàng kim, Đấng ngự cõi thế Tướng đẹp vô cùng. Bồ tát nhiếp tâm Vào đề mục này Thì được gọi là Nhập vào chánh định.
Vậy hãy chọn một đề mục thiền chỉ rồi thường xuyên liên tục mang tâm đặt ở nơi ấy. Khi nhiếp tâm vào đề mục như vậy, hãy kiểm soát xem tâm có khéo chuyên chú nơi đề mục hay không. Đồng thời kiểm soát xem tâm có đang bị chìm đắm, có đang bị quấy động vì ngoại cảnh.
Nếu tâm bị chìm đắm vì buồn ngủ, tán loạn, hoặc nếu thấy tâm đang sắp chìm đắm, khi ấy hãy nên nghĩ đến điều đáng vui, ví dụ nghĩ đến hình Phật, hay nghĩ đến ánh sáng. Hết chìm đắm rồi, hãy cố gắng thấy đề mục cho thật rõ nét.
Phải biết nhận diện khi tâm bị chìm đắm không còn thấy rõ đề mục, cảm giác như bị mù, như vào trong bóng tối, hay như khi đang nhắm mắt. Còn nếu ngồi thiền mà tâm bị ngoại cảnh quấy động, ví dụ chạy theo sắc tướng đáng ưa, hoặc chuyên chú vào đề mục khác, hoặc xao lãng vì ham muốn điều gì trước kia đã từng được hưởng, hoặc nếu nghi ngờ sắp bị tán tâm, những lúc như vậy hãy nhớ tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, nhớ nghĩ đến khổ đau luân hồi v.v…, về những đề mục có khả năng giúp tâm an định.
Theo quá trình này, tán tâm là điều cần đoạn diệt, dùng sợi dây chánh niệm và tỉnh giác cột chặt tâm như voi điên vào gốc cây đề mục. Bao giờ thấy tâm thoát mọi chìm đắm, mọi quấy động, không cần cố gắng cũng tự nhiên chuyên chú nơi đề mục, khi ấy, hễ tâm còn được như vậy, hãy thả lỏng tâm trong trạng thái trung tính tự nhiên.
Cần hiểu rằng khi đạt được chỉ thì thân tâm đều khinh an nhờ huân tập lâu dài trong thiền định, và tâm hễ chọn đề mục nào thì đều có được khả năng tùy ý nắm giữ đề mục ấy.
9. THÀNH TỰU QUÁN
Sau khi thành tựu chỉ, hãy nên thiền quán bằng suy nghĩ như sau: tất cả giáo pháp của Phật đều là giáo pháp tuyệt hảo, đều trực tiếp hay gián tiếp làm hiển lộ tánh như và dẫn đường tới tánh như cực kỳ trong sáng. Nếu hiểu được tánh như, sẽ thoát lưới tà kiến, như bóng tối tan khi ánh sáng hiện. Thiền chỉ một chiều không thể thanh tịnh bản giác, cũng không thể xua tan bóng tối của chướng nghiệp. Dùng tuệ để quán tánh như cho đúng cách thì thanh tịnh được bản giác. Phải có tuệ mới chứng được tánh như. Phải có tuệ mới đoạn được chướng nghiệp. Vậy khi thiền chỉ, phải vận dụng tuệ giác để truy tầm tánh như. Không thể với pháp tu chỉ mà thấy đủ.
Tánh như, là thế nào? Tánh như là chân tánh của vạn pháp, rằng rốt ráo đều là vô pháp ngã và vô nhân ngã. Điều này phải chứng bằng tuệ ba la mật, không có cách nào khác. Kinh Giải Thâm Mật nói như sau: ” ‘Kính bạch Như lai, chư Bồ tát chứng pháp vô ngã bằng ba la mật nào?’ Bồ Tát Quan Tự Tại, muốn chứng pháp vô ngã, phải vận dụng tuệ ba la mật.'” Vì vậy hãy từ trong chỉ mà quán tuệ.
Hành giả nên quán xét như sau: cái tôi không nằm ngoài các uẩn[14], các giới, các căn. Cái tôi cũng không mang cùng tính chất với các uẩn v.v…, vì uẩn thì có nhiều và vô thường, còn cái tôi lại được xem là độc nhất và thường còn. Cái tôi chỉ có thể hoặc là một, hoặc nhiều hơn một, không thể có cách hiện hữu nào khác. Vậy có thể kết luận rằng khái niệm thông thường về “tôi” và “của tôi” đều hoàn toàn sai lầm.
Thiền quán các pháp vô ngã như sau: tất cả các pháp, nói tóm lại, đều bao gồm trong năm uẩn[15], mười hai xứ[16], và mười tám giới[17]. Sắc tướng của uẩn, xứ và giới, nói cho rốt lại, chẳng qua chỉ là sắc tướng của tâm. Đó là vì nếu phân chia sắc thể ra thành từng hạt tử cực vi, xét tánh chất của từng hạt tử ấy, cũng chẳng thể tìm ra đặc tính của sắc.
Nói cho rốt ráo thì chính tâm cũng không thật có. Cái tâm này đây, chỉ biết nhìn vào hình tướng hư vọng của sắc, v.v…, biến hiện thành nhiều sắc thái, tâm như vậy làm sao có thể thật có? Cũng như sắc, v.v…, chỉ là hư vọng, vì tâm không tách lìa sắc nên tâm cũng hư vọng. Cũng như sắc v.v… có nhiều sắc thái, đặc tính của sắc không phải một cũng không phải nhiều hơn một, tương tự như vậy, vì tâm không khác với sắc, nên đặc tính của tâm cũng không phải một, không phải nhiều hơn một. Do đó, ngay từ bản chất, tâm vốn như huyễn.
Hãy xét như sau, tương tự như tâm, tánh chất vạn pháp cũng đều như huyễn. Vậy khi lấy tuệ giác quán chiếu đặc tính của tâm, rốt lại sẽ thấy tâm không phải ở trong, không phải ở ngoài, cũng không phải không cả ở trong ở ngoài. Tâm của quá khứ, tâm của vị lai, và tâm của hiện tại đều không thể thấy. Khi tâm sinh, chẳng từ đâu mà sinh, khi tâm diệt, chẳng về đâu mà diệt, là vì tâm không thể nắm bắt, không thể chứng minh, không có hình tướng. Nếu có người hỏi thế nào là sự không thể nắm bắt, không thể chứng minh và không có hình tướng, Kinh Bảo Tích nói rằng, “Này Ca Diếp, tâm này nếu truy tầm sẽ chẳng thể tìm thấy. Không thể tìm thấy thì chẳng thể nhận biết. Không thể nhận biết thì chẳng phải là quá khứ, vị lai, hay hiện tại.” Khi quán chiếu như vậy, điểm khởi đầu của tâm rốt lại không thể thấy; điểm kết thúc của tâm rốt lại không thể thấy, đoạn giữa của tâm rốt lại không thể thấy.
Phải hiểu rằng vạn pháp đều không có phần cuối hay phần giữa; cũng giống như tâm, chẳng có khúc giữa, khúc đuôi. Biết tâm không có khúc đuôi, khúc giữa, sẽ nhận biết sự không-có-đặc-tánh của tâm. Điều gì tâm chứng tận tường thì chứng là không. Chứng được như vậy, ngay chính cái đặc tính được gọi là sắc thái của tâm, như đặc tính của sắc, v.v…, rốt lại đều không thể thấy. Hành giả một khi đã vận dụng trí tuệ mà vẫn không thể quán thấy chân tướng của sự vật, sẽ chẳng cần gì phải phân tích xem sắc là thường hay vô thường, không hay chẳng phải không, ô nhiễm hay không ô nhiễm, sinh hay không sinh, hữu hay không hữu. Đã không quán xét truy tìm sắc, thì thọ, tưởng, hành, thức, cũng vậy, cũng chẳng quán xét truy tìm. Điều gì vốn đã không hiện hữu thì thuộc tính của nó cũng không hiện hữu. Làm sao quán xét truy tìm?
Cứ như vậy vận dụng trí tuệ để quán chiếu truy tìm một vật, vẫn không thể chứng thấy vật ấy vốn thật có, hành giả khi ấy nhập định vô niệm. Và như vậy chứng được sự vô-đặc-tánh của vạn pháp.
Nếu không vận dụng tuệ giác để quán xét chân tướng của từng sự vật mà chỉ đơn thuần đoạn diệt mọi hoạt động tâm thức sẽ không thể siêu việt khái niệm, lại càng không thể chứng biết sự vô đặc tánh, vì thiếu mất ánh sáng trí tuệ. Nếu từ sự quán xét tánh như của từng pháp mà phát được ngọn lửa giác, biết được vạn pháp đúng như sự thật, thì cũng như dùng củi cọ xát vào nhau mà thành lửa, lửa này sẽ thiêu rụi mọi củi gỗ tư tưởng khái niệm. Đó là lời Phật dạy.
Kinh Bảo Vân cũng nói rằng, “Người nào khéo nhận ra lỗi lầm, sẽ nhập định tánh không để siêu việt khái niệm phân biệt. Người như vậy, nhờ thường xuyên thiền quán tánh không nên khi tận tường truy tìm đề mục và đặc tính của đề mục, tâm sẽ thích thú, thư giản, người ấy chứng biết tất cả đều là không. Khi quán chiếu truy tìm ngay chính cái tâm chứng biết ấy, cũng thấy là không. Khi quán chiếu truy tìm đặc tính của điều mà tâm chứng biết, cũng thấy là không. Chứng không như vậy, nguời tu nhập định vô tướng.” Điều này cho thấy chỉ người nào tham thiền quán xét cho thật rốt ráo mới có thể nhập định vô tướng.
[Đức Phật] giải thích rất rõ, rằng nếu tuyệt diệt mọi hoạt động tâm thức, không vận dụng trí tuệ để quán xét đặc tánh của sự vật, sẽ chẳng làm sao có thể nhập định vô niệm. Vậy, đạt định là nhờ vận dụng trí tuệ quán xét rốt ráo chân tướng của sự vật như là sắc, v.v…, chứ không phải nhờ nhiếp tâm vào đề mục sắc, v.v… Cũng không thể đạt định bằng cách trú ở giữa cõi thế gian và xuất thế gian, đó là vì sắc, v.v…, đều không thể nhận biết. Cho nên định này gọi là định vô trú.
[Hành giả như vậy] được gọi là hành giả tuệ giác vô thượng, là vì khi dùng tuệ giác quán xét đặc tánh của vạn pháp, hành giả ấy chẳng tìm thấy gì. Điều này được nói trong Kinh Không Tạng[18]và Kinh Bảo Ngọc Vương Đỉnh[19], v.v…
Vậy, nhờ đi vào tánh như của nhân vô ngã và pháp vô ngã, người tu siêu việt mọi khái niệm, mọi quán xét, là vì không có gì để mà quán xét, quan sát. Người tu thoát mọi niệm khởi, từ trong nhất tâm bất loạn sẽ tự nhiên đi vào trong định mà không cần dụng công. Khi ấy, quán tánh như một cách rõ ràng, trú tâm nơi ấy. Khi trú trong chánh định này, phải giữ tâm cho liên tục, đừng để tán loạn. Khi nào, nói ví dụ, vì tham luyến mà tán tâm theo đối cảnh, tâm phải ghi nhận ngay. Nhanh chóng đình chỉ sự tán tâm bằng cách quán bất tịnh nơi điều mình đang tham luyến, mau chóng mang tâm về lại với tánh như.
Nếu sinh tâm buồn chán đối với pháp thiền này thì hãy tư duy về lợi ích của tâm định, quán bằng sự phấn chấn. Tâm buồn chán cũng nên dẹp bỏ bằng cách thấy rõ nhược điểm của tán tâm.
Nếu mọi điều trong tâm trở nên mờ mịt, tâm bắt đầu chìm đắm, hay sắp sửa bị chìm đắm, vì tán loạn hay vì buồn ngủ, thì hãy như trước, mau chóng dẹp bỏ sự chìm đắm này bằng cách chú tâm vào những điều khiến tâm phấn chấn. Rồi chuyên chú giữ chặt đề mục tánh như. Khi nào thấy tâm bị quấy động, hay sắp sửa tán tâm vì nhớ lại những việc rộn rã tiếng cười trong quá khứ, hãy như trước, đình chỉ mọi quấy động bằng cách nhớ lại tánh chất vô thường của sự vật, làm như vậy sẽ giúp điều tâm. Rồi hãy cố gắng không áp dụng biện pháp hóa giải, giữ tâm trong tánh như.
Bao giờ tâm tự nhiên nhập định tánh như, thoát mọi chìm đắm và quấy động, khi ấy hãy để tâm trong trạng thái tự nhiên, thả lỏng mọi cố gắng. Nếu đang khi nhập định mà cố gắng dụng công, tâm sẽ bị tán. Nhưng nếu bị chìm đắm mà không cố gắng dụng công, tâm sẽ vì quá tối mà trở thành như người mù, không thể đạt tuệ. Vậy, khi tâm bị chìm tối thì phải cố gắng dụng công, còn khi ở trong định thì phải thả lỏng. Trong khi thiền quán, nếu để tuệ mạnh mà định yếu, tâm sẽ chao động như ngọn đèn bơ trước gió, hành giả không thể thấy tánh như một cách rõ ràng. Vào lúc ấy hãy nên thiền chỉ. Đến khi định trở nên quá đà, hãy quán tuệ.
10. HỢP NHẤT PHƯƠNG TIỆN VÀ TRÍ TUỆ
Đến khi chỉ quán cân bằng, hãy giữ tâm tịch lặng, không dụng công. Hễ thân tâm còn thoải mái thì cứ giữ như vậy. Nếu thân tâm bắt đầu khó chịu, hãy nhìn toàn cõi thế gian như huyễn, như ảo, như mộng, như bóng trăng, như ảnh hiện. Nghĩ rằng: “Tất cả chúng sinh đang vô cùng khốn khổ trong cõi luân hồi, đó là vì họ không có được trí tuệ thậm thâm này.” Rồi phát tâm đại bi và tâm bồ đề, nghĩ rằng: “Tôi phải nỗ lực giúp cho họ hiểu được tánh như.” Nghỉ ngơi. Rồi trở lại, như cũ, nhập vào chánh định vô tướng. Nếu tâm buồn nản, hãy lại nghỉ ngơi. Đây là con đường tu tập kết hợp chỉ quán, nhiếp tâm vào đề mục bằng khái niệm và vô niệm.
Qua tiến triển này, hành giả thiền về tánh như một tiếng đồng hồ, hay nửa thời tọa thiền buổi tối, hay trọn một thời tọa thiền, hay lâu hơn nếu thấy thoải mái. Đây là chánh định thâm chứng chân cảnh giới như trong Kinh Nhập Lăng Già[20]có dạy. Tiếp theo, nếu muốn xuất định thì đang khi chân còn xếp bằng, hãy suy nghĩ như sau: “Mặc dù xét theo chân đế, tất cả các pháp này đều không có đặc tánh, nhưng xét theo tục đế, các pháp vẫn hiện hữu. Bằng không, làm sao có nhân quả? Đức Phật dạy rằng:
Vạn pháp sinh ra trong tục đế Còn trong chân đế, không tự tánh.
Chúng sinh với thái độ ấu trĩ luôn phóng đại thế giới thực tại, cho rằng sự vật có đặc tính cố định, mặc dù thật ra không phải vậy. Vì gán đặt hiện hữu có tự tánh lên những điều vốn không tự tánh, nên tâm thức trở nên mê muội, cứ phải lang thang dài lâu trong cõi luân hồi. Vì vậy, tôi phải nỗ lực cố gắng, không chút sai sót, thành tựu công đức trí tuệ vô thượng, đạt địa vị toàn giác để giúp chúng sinh chứng được tánh như.”
Tiếp theo, chầm chậm xả thế kiết già, đảnh lễ mười phương Phật đà, Bồ tát. Hãy cúng dường và tán dương chư Phật, chư Bồ tát. Phát nguyện rộng lớn bằng cách đọc tụng bài Hạnh Nguyện Vương[21][Phổ Hiền], v.v… Sau đó, nỗ lực tích tụ công đức trí tuệ bằng cách thực hành hạnh thí, v.v…, bao gồm đầy đủ tinh túy của tánh không và đại bi.
Làm như vậy sẽ từ trong định chứng được tánh không với đầy đủ mọi thiện đức tối thượng. Kinh Bảo Ngọc Vương Đỉnh dạy rằng “Khoác áo giáp đại từ, an trú trong đại bi, nhập chánh định trực chứng tánh không bao gồm đầy đủ mọi thiện đức tối thượng. Thế nào là tánh không bao gồm đầy đủ mọi thiện đức tối thượng? Là tánh không không rời hạnh thí, không rời hạnh giới, không rời hạnh nhẫn, không rời hạnh tấn, không rời hạnh định, không rời hạnh tuệ, và không rời phương tiện.” Bồ tát phải nương vào thiện hạnh như hạnh thí, dùng làm phương tiện để thành tựu chúng sinh, để thanh tịnh cảnh giới, thân và vô lượng thánh chúng.
Bằng không, lấy gì làm nhân tố để thành tựu cõi Phật như đức Phật thường nói? Trí toàn giác bao gồm đầy đủ mọi thiện đức tối thượng, trí này có thể đạt được nhờ thực hành hạnh thí cùng các hạnh phương tiện khác. Vì vậy đức Phật nói rằng trí toàn giác có được là nhờ phương tiện. Nên Bồ tát cũng phải thực hành hạnh thí cùng các hạnh ba la mật khác, chứ không thể chỉ biết đến tánh không.
Kinh Thiện Pháp Nhiếp Trì Đại Phương Quảng[22] dạy rằng: “Này Di Lạc, chư Bồ tát thành tựu viên mãn sáu hạnh toàn hảo là để đạt quả vị Phật cứu cánh. Nhưng kẻ điên rồ thì lại nói rằng, ‘Bồ tát chỉ cần tu tuệ ba la mật là đủ, cần gì phải tu những ba la mật còn lại?’ Họ từ bỏ các hạnh ba la mật khác. Này Di Lạc, ông nghĩ thế nào? Khi vua Kashi bố thí thịt mình cho chim ưng để cứu chim bồ câu, làm như vậy có phải vì thiếu tuệ?” Bồ tát Di Lạc trả lời, “Không, không phải là như vậy.” Đức Phật dạy, “Di Lạc, Bồ tát tích lũy thiện căn nhờ thực hành đúng theo sáu hạnh ba la mật. Thiện căn này, có tai hại hay chăng?” Bồ tát Di Lạc trả lời, “Kính bạch đức Phật, không thể nào là như vậy.” Đức Phật nói thêm, “Di Lạc, ông cũng đã từng chính xác hành trì hạnh thí ba la mật trong vòng sáu mươi kiếp, hành trì hạnh giới ba la mật trong vòng sáu mươi kiếp, hành trì hạnh nhẫn ba la mật trong vòng sáu mươi kiếp, hành trì hạnh tấn ba la mật trong vòng sáu mươi kiếp, hành trì hạnh định ba la mật trong vòng sáu mươi kiếp, hành trì hạnh tuệ ba la mật trong vòng sáu mươi kiếp. Đối với việc này, kẻ điên rồ sẽ nói: ‘Chỉ có một con đường để đạt quả vị Phật, đó là con đường tánh không.’ Phương pháp hành trì của họ hoàn toàn sai lầm.”
Bồ tát có tuệ mà thiếu phương tiện sẽ như chư Thanh văn, không có khả năng gánh vác thiện hạnh của Phật đà. Nhưng Bồ tát nếu có phương tiện thì sẽ đủ sức gánh vác. Kinh Bảo Tích nói, “Ca Diếp, sự thể là như vậy. Như đấng quốc vương mà được quần thần hỗ trợ thì sẽ đủ sức chu toàn mọi nhiệm vụ. Tương tự như vậy, trí tuệ của bồ tát được phương tiện hỗ trợ thì vị bồ tát ấy sẽ đủ khả năng hoàn thành mọi thiện hạnh của Phật đà.” Tri kiến bồ tát đạo khác với tri kiến ngoài Phật giáo, và [tri kiến] thanh văn đạo cũng khác. Vì tri kiến ngoài Phật giáo lầm thấy có ngã, v.v…, cho nên đường tu của họ hoàn toàn lìa khỏi trí tuệ. Do đó không thể đạt giải thoát.
Chư thanh văn vì tâm lìa đại bi và không có phương tiện nên nhất tâm dốc sức đạt niết bàn. Còn chư Bồ tát trên đường tu luôn trân quí giữ gìn trí tuệ và phương tiện, nên dốc sức đạt niết bàn vô trú. Bồ tát đạo bao gồm trí tuệ và phương tiện, nhờ vậy đạt vô trú niết bàn. Nhờ trí tuệ nên không vướng luân hồi, nhờ phương tiện nên không vướng niết bàn.
Kinh Già Da Thủ[23]nói rằng, “Nói cho ngắn gọn, Bồ tát đạo bao gồm hai phần. Một là phương tiện, hai là trí tuệ.” Kinh Đệ Nhất Tối Thắng Cát Tường[24]nói như sau, “Tuệ giác toàn hảo là mẹ, phương tiện thiện xảo là cha.”
Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh[25]cũng có dạy như sau: “Đối với bồ tát, ràng buộc là thế nào, cởi thoát là thế nào? Sống trong luân hồi mà thiếu phương tiện là ràng buộc. Sống trong luân hồi mà có phương tiện là giải thoát. Sống trong luân hồi mà thiếu tuệ giác là ràng buộc. Sống trong luân hồi mà có tuệ giác là giải thoát. Tuệ giác không phương tiện là ràng buộc. Tuệ giác có phương tiện là giải thoát. Phương tiện không tuệ giác là ràng buộc. Phương tiện có tuệ giác là giải thoát.”
Nếu bồ tát chỉ lo tu tuệ thì sẽ vướng cõi niết bàn mà chư Thanh văn mong cầu. Vậy cũng như bị ràng buộc, không thể giải thoát vào vô trú niết bàn. Nên tuệ giác lìa phương tiện là ràng buộc đối với bồ tát. Như người rét mướt trong cơn gió lạnh trông tìm ngọn lửa ấm, bồ tát cũng vậy, song tu tuệ giác tánh không và phương tiện để diệt trừ ngọn gió vọng kiến, chứ không chỉ riêng đạt tuệ giác tánh không như chư Thanh văn. Kinh Thập Thiện[26]nói rằng, “Này thiện nam tử, sự thể là như vậy. Lấy ví dụ có người hết lòng thờ lửa, kính lửa như kính tôn sư, vẫn không hề nghĩ rằng: “Vì tôi kính ngưỡng, thờ phụng, tôn sùng lửa nên phải ôm chặt lửa bằng cả hai tay.” Là vì người ấy biết nếu làm như vậy sẽ phải chịu đớn đau thể xác tinh thần. Tương tự như vậy, bồ tát biết về niết bàn nhưng không cố đạt niết bàn, vì bồ tát hiểu rằng làm như vậy là quay lưng với giác ngộ viên mãn.
Nếu chỉ dựa vào phương tiện, bồ tát sẽ không thể siêu việt cảnh giới thế tục, tất cả sẽ chỉ là ràng buộc. Vì thế phải song tu phương tiện và trí tuệ. Nương vào tuệ lực, bồ tát có thể chuyển phiền não thành nước cam lồ, như thuốc độc dưới huyền thuật. Chẳng cần gì phải nói đến [lợi ích của] giới ba la mật, v.v…, sẽ đưa đến cảnh giới siêu việt tự nhiên.
Kinh Bảo Tích nói rằng, “Ca Diếp, sự thể là như vậy. Nhờ năng lực của mật chú và dược phẩm, thuốc độc không thể khiến chết người. Tương tự như vậy, nhờ năng lực của trí tuệ, phiền não không thể khiến bồ tát đọa rơi. Vì vậy, nhờ phương tiện, bồ tát không bỏ luân hồi, không rơi niết bàn; nhờ trí tuệ, bồ tát xả bỏ đối cảnh [tưởng lầm là thật có], không trầm luân luân hồi. Từ đó đạt vô trú niết bàn của đấng Phật đà. Kinh Không Tạng cũng có nói, “nhờ trí tuệ nên đoạn diệt phiền não, nhờ phương tiện nên không lìa chúng sinh.” Kinh Giải Thâm Mật cũng nói, “Như lai chẳng hề nói người không quan tâm đến lợi ích của chúng sinh, không hướng về tuệ giác chứng chân tánh của vạn pháp hữu vi, mà lại có thể chứng được quả vô thượng chánh đẳng giác của đấng Phật đà.” Vì vậy, ai người muốn thành tựu Phật quả cần thuần dưỡng cả trí tuệ và phương tiện.
Khi đang quán tuệ giác siêu việt, hay khi đang đi sâu vào trong định, đều không thể hành trì các hạnh phương tiện như là giới ba la mật. Nhưng phương tiện vẫn có thể được thực hành chung với tuệ giác vào những lúc trước hay sau buổi tọa thiền. Đây là phương pháp song tu trí tuệ và phương tiện.
Hơn nữa, đây là đường tu của bồ tát, con đường hành trì pháp tu hợp nhất trí tuệ và phương tiện. Đường tu này siêu việt, thấm nhuần tâm đại bi hướng về toàn thể chúng sinh. Khi tu phương tiện lúc xuất định, hãy thực hành hạnh thí cùng các hạnh ba la mật khác giống như nhà làm ảo thuật, không hề vướng vọng kiến. Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh nói rằng, “Phương tiện của Bồ tát là gì, trí tuệ của Bồ tát là trí tuệ nào? Phương tiện của bồ tát là, trong khi nhập định, với lòng đại bi, luôn nhớ nghĩ và giữ tâm gần gũi với chúng sinh. Nhập định với tâm an lạc và tâm an lạc tột cùng, đó là trí tuệ.” Kinh Phật có nhiều nơi cũng nói về nghĩa này. Trong Phẩm Hàng Phục Ma Lực[27]có nói như sau, “Hơn nữa, hạnh ba la mật của chư Bồ tát là ý thức nỗ lực của tâm tuệ, là kho bồ thiện pháp của tâm phương tiện. Tuệ dẫn đến chứng ngộ vô ngã, tính không hiện hữu [có tự tánh] của chúng sinh, của đời sống, của phương tiện sinh sống và của con người. Còn phương tiện thì giúp thành tựu chúng sinh. Thiện Pháp Nhiếp Trì Đại Phương Quảng cũng nói:
Nhà làm ảo thuật / dễ dàng buông xả / tạo vật của mình. Vì vốn biết rõ / thực chất của nó / nên không tham luyến. Tương tự như vậy / ba cõi như huyễn / Phật biết từ lâu, trước khi biết đến / chúng sinh trong đó, và trước cả khi / nỗ lực độ sinh.
Vì phương pháp hành trì trí tuệ và phương tiện của Bồ tát là như vậy, cho nên có nơi nói rằng: hạnh bồ tát trụ ở luân hồi, trí bồ tát trụ nơi niết bàn.
Vậy hãy huân tập tâm thức với hạnh thí và các hạnh ba la mật khác, hồi hướng chánh đẳng giác, bao gồm tinh túy của tánh không và đại bi. Để phát khởi tâm bồ đề, như đã làm, hãy tinh tấn hành trì chỉ và quán qua các thời tọa thiền đều đặn. Như Kinh Tịnh Hạnh[28]đã dạy, hãy luôn tự huân tập tâm mình trong phương tiện, bằng cách luôn giữ chặt chánh niệm nơi thiện đức của chư Bồ tát, là những người không ngừng nỗ lực vì lợi ích của chúng sinh.
Huân tập trong đại bi, phương tiện và tâm bồ đề như vậy, chắc chắn sẽ được một kiếp sống tuyệt hảo trong hiện tại. Trong mơ luôn thấy chư Phật và chư bồ tát, cùng nhiều giấc mơ cát tường khác. Chư thiên thiện thần đều luôn hộ trì cho người ấy. Bất cứ lúc nào cũng tích tụ được vô lượng công đức trí tuệ. Phiền não cùng các hiện tượng bất tường đều sẽ được thanh tịnh. Lúc nào cũng được vô vàn hạnh phúc an lạc, được vô vàn bậc thánh trân quí giữ gìn. Thân thể cũng vậy, thoát mọi tật bịnh. Tâm được nhiều khả năng tối thượng, đạt các loại thần thông như nhãn thông.
Người như vậy có thể vận dụng thần thông du hành đến vô lượng cõi giới, cúng dường chư Phật, nghe Phật thuyết pháp. Đến lúc mạng chung sẽ thấy chư Phật cùng chư bồ tát [đến tiếp dẫn]. Trong các đời tương lai, sẽ luôn tái sinh vào gia đình nơi chốn đặc biệt, không xa rời chư Phật chư Bồ tát. Không cần dụng công mà vẫn tích tụ tròn đầy công đức trí tuệ, có được tài sản dồi dào, với đông đảo chúng đệ tử, thị giả, có được trí thông minh sắc bén, đầy đủ khả năng thành tựu tâm chúng sinh. Bất kể là sinh ra ở đâu, sẽ luôn nhớ các đời trước. Hãy cố gắng hiểu những lợi ích vô lượng như vậy, trong các bộ kinh khác cũng có giải thích.
Cứ vậy thiền quán về từ bi, về phương tiện và về tâm bồ đề trong một thời gian dài với lòng kính ngưỡng sâu xa, tâm nhờ vậy sẽ từ từ thanh tịnh, chín mùi. Khi ấy, tương tự như dùng khúc cây cọ xát vào nhau để lấy lửa, quí vị sẽ đạt pháp thiền về chân thực tại. Quí vị sẽ có được tuệ giác cực kỳ trong sáng về pháp giới, thoát mọi khái niệm phân biệt, là tuệ giác siêu việt vượt mọi mạng lưới tư tưởng khái niệm bủa vây. Tuệ giác của tâm bồ đề cứu cánh hoàn toàn vô cấu, như ngọn đèn bơ không lay động trước gió. Tâm bồ đề cứu cánh như vậy là nằm trong kiến đạo, chứng thấy chân tánh vô ngã của vạn pháp. Với thành tựu này, quí vị sẽ hội nhập đường tu chứng biết chân tánh của sự vật, sinh vào dòng giống Như Lai, nhập địa vị vô cấu của bồ tát, quay lưng với mọi kiếp tái sinh lẩn quẩn, trụ trong tánh Như của bồ tát, đạt địa bồ tát thứ nhất. Quí vị có thể tìm hiểu thêm chi tiết của lợi ích này trong các kinh văn khác, như Kinh Thập Địa. Đây là phương pháp thiền chỉ, tập trung nơi tánh như, như Kinh Nhập Lăng Già đã dạy. Đây là phương pháp Bồ tát nhập định vô niệm, thoát mọi khái niệm phân biệt.
Như vậy, hành giả vào địa thứ nhất, rồi khi vào tu tập đạo cần huân tập tâm mình với hai loại tuệ giác siêu việt và trí tuệ phương tiện. Làm như vậy sẽ tuần tự thanh tịnh mọi chướng ngại vi tế nhất, là những điều hành giả trong tu tập đạo cần phải tịnh hóa. Và để bước vào những đạo vị cao hơn, hành giả cần thanh tịnh tất cả mọi đạo vị thấp hơn. Khi bước vào trí giác siêu việt của chư Như lai, nhập biển toàn giác, sẽ đạt được tất cả mọi tâm nguyện mục tiêu. Cứ như vậy nhờ tu tập theo quán trình tuần tự, tâm thức trở nên hoàn toàn thanh tịnh. Kinh Nhập Lăng Già nói như vậy, Kinh Giải Thâm Mật nói như vậy, nói rằng, “Để thành tựu các đạo vị cao, cần tịnh hóa tâm như đãi lọc vàng, cho đến khi đạt được quả vô thượng tam miệu tam bồ đề.”
Nhập biển toàn giác rồi thì được mọi tánh đức châu ngọc để gìn giữ chúng sinh, hoàn thành tâm nguyện lúc ban đầu. Cá nhân người tu sẽ là hiện thân của từ bi, có được muôn vàn thiện phương tiện nhiệm vận cùng khắp, hoạt hiện thành nhiều sắc tướng thích ứng với căn cơ sở thích của chúng sinh. Lại đủ mọi tướng hảo. Chư Phật đoạn diệt tất cả ô nhiễm cùng tập khí ô nhiễm, trú ở luân hồi để phổ độ chúng sinh. Nhờ thấy được như vậy, hãy khởi tín tâm nơi Phật, cội nguồn của mọi trí tuệ thiện đức nhiệm mầu. Mọi người đều nên nỗ lực cố gắng thành tựu những thiện đức như vậy.
Cho nên đức Phật nói, “Trí toàn giác siêu việt lấy tâm đại bi làm gốc, tâm bồ đề làm nhân, trở nên toàn hảo nhờ phương tiện thiện xảo. “
Kẻ trí giữ mình lìa tâm ganh ghen cùng nhiễm tâm khác. Nỗi khát trí tuệ thôi thúc khôn nguôi như lòng biển rộng. Sáng suốt phát đoán chỉ giữ lấy điều đáng được gìn giữ như loài thiên nga chắt sữa từ nước. học giả giữ mình lìa xa tất cả khái niệm phân biệt, thời cả đứa trẻ làm được như vậy ngay cả đứa trẻ cũng sẽ ngợi khen.
Nay tôi thuyết giảng pháp trung đạo này được bao công đức nguyện xin hồi hướng về khắp chúng sinh chứng được trung đạo.
[Hết]
Lời Ghi Xuất Xứ:
Trình Tự Tu Thiền, Quyển Trung, do đức A Xà Lê Liên Hoa Giới [Acharya Kamalashila] trước tác đến đây chấm dứt. Sư Trưởng Ấn Độ Prajna Verma và Tỷ kheo Yeshe De chuyển Tạng ngữ và hiệu đính. Ven. Geshe Lobsang Jordhen, Lobsang Choephel Gangchenpa và Jeremy Russell chuyển Anh ngữ và hiệu đính.
Hồng Như Thubten Munsel chuyển Việt ngữ
hiệu đính, 06/2008, nhuận văn 07/2009, 06/2015.
Ghi chú:
Hồi Hướng:
Nguyện cho Bồ đề tâm Nơi nào chưa phát triển Sẽ nảy sinh lớn mạnh. Nơi nào đã phát triển Sẽ tăng trưởng không ngừng Không bao giờ thoái chuyển.
Mọi sai sót là của người dịch
Mọi công đức xin hồi hướng bồ đề
[1] Trí Toàn Giác là trí Phật, biết hết khắp cả, đúng và đủ. [2]The Compendium of Perfect Dharma [3]Bodhisattvabhumi [4]Unravelling of the Thought Sutra [5]King Of Concentration Sutra. Bản Anh ngữ ghi ở đây là Kinh Giải Thâm Mật], đức Đalai Lama đính chính lại thành Kinh Chánh Định Vương [trong kỳ pháp hội Sydney 2008. [6]The Bodhisattva Collection [7]Heap of Jewels Sutra [8]Meditation on Faith in the Mahayana Sutra [9]Sutra of the Great and Complete Transcendence of Suffering [10]Moon Lamp Sutra [11]Sutra on the Elimination of Ajatashatru’s Regret [12]Questions of Narayana Sutra [13]Cloud of Jewels [14] Anh ngữ: mental and physical aggregates, nghĩa là các hợp thể thân và tâm. [15] Anh ngữ : five aggregates, bao gồm các hợp thể thân tâm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. [16] Anh ngữ: twelve sources of perception, nghĩa là mười hai nguồn nhận thức, gồm có sáu căn [mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý] và sáu trần [hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, tiếp xúc, đối tượng của ý tưởng] [17] Anh ngữ: eighteen elements, bao gồm sáu căn, sáu trần và sáu thức. [18]Space Treasure Sutra [19]Jewel in the Crown Sutra [20]Descent into Lanka Sutra [21]Prayer of Noble Conduct [22]Extensive Collection of All Qualities Sutra [23]Hill of Gaya Head Sutra [24]First among the Supreme and Glorious [25]Teaching of Vimalakirti [26]Ten Qualities Sutra [27] The Chapter on Controlling Evil Forces [28]Pure Field of Engagement Sutra
Lama Tsongkhapa: LAMRIM TINH YẾU LUẬN: Chứng Đạo Ca
– English Title: Song of Experience – Tác Giả (Author): Lama Tông Khách Ba (sơ tổ dòng Gelug) – Việt ngữ: Hồng Như
Tibetan title: Lam rim nyams mgur Tựa đề tiếng Việt: LAMRIM CHỨNG ĐẠO CA: Tinh Yếu Trình Tự Đường Tu Giác Ngộ
1. Thân sinh ra từ / muôn vạn thiện lành; Lời nói toàn thành / nguyện ước chúng sinh; Ý thấy khắp cả / đúng như sự thật: Trước bậc đứng đầu / dòng họ Thích ca / con xin đảnh lễ.
2. Là trưởng tử của / bậc Thầy vô song, Đảm đương việc làm / của khắp chư Phật, Du hí thị hiện / hằng sa cõi giới: Di Lạc, Văn Thù / con xin kính lễ.
3. Là người minh giải / ý nghĩa Phật mẫu Thậm thâm khó lường, / đúng như ý Phật, / châu bảo trang nghiêm / cõi Diêm Phù đề: Long thọ, Vô trước, / ba cõi danh lừng, Đê đầu dưới chân / con xin kính lễ.
4. Là người tiếp giữ / mọi điểm tinh yếu / kho tàng khai thị / đầy đủ không sai Của hai đường tu / tri kiến thâm sâu, / thiện hạnh quảng đại, Được truyền xuống từ / nhị đại tổ sư. Đức Atisa (Di-pam-ka-ra), / con xin kính lễ.
5. Ân sư là mắt / cho chúng con nhìn / muôn trùng kinh điển; Là lòng sông cạn / đưa kẻ thiện duyên / sang bờ giải thoát; Từ bi vận dụng / mọi thiện phương tiện, / soi tỏ lối đường: Trước khắp Ân sư / thành tâm kính lễ.
6. Pháp tu Lam-rim / [tức là Trình Tự / Đường tu Giác Ngộ,] Là ngọc trang nghiêm / trên đỉnh bậc trí / cõi Diêm phù đề; Tràng phang danh xưng / lẫy lừng khắp chúng; Được chân truyền từ / nhị đại tổ sư / Long thọ, Vô trước.
7. Vì bởi pháp này / làm tròn nguyện ước / chín loại chúng sinh Nên đây chính là / vua loài ngọc quý, Biển rộng luận giải / rạng ngời khéo giảng, Nơi ngàn dòng suối / luận văn đổ về. Giúp người tu hiểu / trăm vạn pháp môn / vốn không mâu thuẫn; Giúp trọn pháp Phật / tỏa rạng thành lời / trực chỉ khai thị / trong trí người tu; Giúp cho dễ dàng / hiểu được ý Phật; Giúp giữ người tu / thoát khỏi hố thẳm / của đại ác hạnh. Vì vậy nhiều bậc / thiện duyên Ấn-Tạng Dốc tâm nương vào / diệu pháp này đây. Trình tự đường tu / ba căn cơ này, Kẻ trí không ai / không bị cuốn hút.
8. Pháp này thu nhiếp / trọn lời Phật dạy, Nên giảng hay nghe / dù chỉ một lần, Đều như giảng, nghe / toàn bộ diệu Pháp, Lợi ích nhất định / sẽ như sóng cả, / vì vậy hãy nên / chuyên chú tư duy.
9. Rồi sẽ thấy ra / gốc rễ duyên lành Cho mọi thiện lành / đời này kiếp sau Nằm ở nỗ lực / mang tâm và hạnh / nương dựa đúng cách Nơi đấng đạo sư, / là người chỉ cho / đường tu giác ngộ. Thấy điều này rồi / cho dù mất mạng / cũng không từ bỏ, Phải gắng làm cho / đạo sư hoan hỉ / bằng cách tu theo / lời của đạo sư. Thầy là hành giả / đã tu như vậy, Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
10. Thân người ung dung / quí giá còn hơn / bảo châu như ý Đến chỉ một lần / cực kỳ khó gặp, Lại dễ mất như / tia chớp giữa trời. Thấy rõ kiếp người / chóng vánh như vậy, Chuyện đời khác gì / trấu lép loạn bay. Nên ngày lẫn đêm / phải luôn tận dụng / tinh túy thân này. Thầy là hành giả / đã tu như vậy, Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
11. Chết rồi chắc gì / không rơi ác đạo, Giúp thoát sợ này / chỉ có Tam Bảo. Vậy tâm qui y / phải giữ cho chắc, Đừng bao giờ để / phá hạnh qui y. Muốn được như vậy / phải khéo nghĩ về / nghiệp quả thiện ác, Để biết chọn việc / nên bỏ, nên làm. Thầy là hành giả / đã tu như vậy, Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
12. Thân người đủ mọi / phẩm tướng cần thiết / để theo thắng đạo, Nếu như thiếu đi / thì đường giác ngộ / không thể bứt phá. Vậy phải gắng sao / cho có đủ cả. Vì bởi ba cửa / nhuốm đầy cấu nhiễm / ác nghiệp, rơi đọa, Khẩn thiết nhất là / tẩy tịnh nghiệp chướng, Nên bốn sám lực / phải thường trân quí / áp dụng siêng năng. Thầy là hành giả / đã tu như vậy Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
13. Tai hại khổ đế / không nỗ lực quán Thì tâm cầu thoát / không thật phát sinh. Nguyên nhân của khổ / luân chuyển thế nào, / nếu không quán chiếu Thì gốc luân hồi / không biết cách chặt. Cần nhất phải biết / chán khổ sinh tử, / khởi tâm cầu thoát, Và biết điều gì / trói buộc mình trong / sinh tử luân hồi. Thầy là hành giả / đã tu như vậy, Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
14. Phát tâm bồ đề / là cốt lõi của / đường tu Đại thừa; Nền tảng, chỗ dựa / của khắp muôn trùng / sóng cả thiện hạnh; Tựa như thuốc tiên / hóa sắc thành vàng, / biến tất cả thành / hai kho phước trí; Là cả kho tàng / công đức đồ sộ, / chứa hết vô lượng / thiện đức bồ đề. Vì biết điều này / nên chư bồ tát / uy dũng tự tại Gìn giữ tâm ấy / sâu thẳm bên trong / cốt tủy pháp hành. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
15. Thí là ngọc quý / toàn thành ước nguyện / cho khắp chúng sanh; Vũ khí thượng thặng / chặt phăng nút thắt / của lòng keo bẩn; Là hạnh bồ tát / sinh nguồn dũng cảm / không hề chán mệt; Và là nền tảng / khiến cho danh lành / truyền khắp mười phương. Vì biết điều này / nên người có trí / xả hết thân mạng / tài sản công đức, Chỉ để nương theo / con đường lành này. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
16. Giới là nước trong / giặt sạch tất cả / vết nhơ ác nghiệp; Là ánh trăng thanh / xoa dịu nỗi đau / rát bỏng phiền não; Đứng giữa phàm phu, / thân thể rạng ngời / như núi Tu di, Không cần thị uy / nhiếp phục khắp cả. Vì biết điều này / nên chư giác giả, Giữ giới đã thọ / quí như đôi mắt. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
17. Nhẫn là trang sức / quí giá nhất cho / người có quyền năng; Là sức chịu đựng / tuyệt bậc dành cho / bức bách phiền não; Là kim sí điểu / bay vút giữa trời, / làm khắc tinh của / rắn thù sân hận; Là lớp giáp bào / kiên cố ngăn chận / vũ khí ác ngữ. Biết vậy cho nên / giáp bào kham nhẫn, Bằng đủ mọi cách / phải tập làm quen. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
18. Khoát lớp giáp bào / tinh tấn bất thoái Thì học và chứng / tăng trưởng nhanh như / trăng đến độ rằm, Làm gì cũng đều / tràn đầy ý nghĩa, Và đều mang đến / kết quả mong cầu. Vì biết như vậy / nên chư bồ tát Cuộn sóng tinh tấn / quét sạch hết thảy / mọi kiểu biếng lười. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
19. Định là đại vương / ngự trị tâm thức. Để yên, bất động / như núi Tu Di Mở ra, thu nhiếp / toàn bộ thiện pháp, Cho hỉ lạc nhờ / nhu nhuyễn thân tâm. Vì biết vậy nên / hành giả tự tại Luôn nương pháp định / diệt thù tán tâm. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
20. Tuệ là đôi mắt / thâm chứng tánh Như; Là con đường bứng / sạch gốc luân hồi; Là kho tánh đức / kinh luận tán thán; Và nổi danh là / ngọn đèn vô thượng / xua bóng vô minh. Vì biết như vậy / nên người có trí / tìm cầu giải thoát Nỗ lực đủ cách / tu theo đường này. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
21. Nếu chỉ dựa vào / mỗi định-nhất-tâm / thì không thấy được Khả năng chặt đứt / gốc rễ luân hồi. Nếu chỉ có tuệ / thiếu đi tịnh chỉ Thì dù quán chiếu / truy tìm đến đâu / vẫn không thể nào / dứt được phiền não. Vì vậy kẻ trí / lấy tuệ thâm nhập / vào chân thực tại Cưỡi trên lưng ngựa / tịnh chỉ diệu trạm; Dùng vũ khí bén / luận lý Trung đạo / không vướng biên kiến Phá tan hết thảy / khái niệm phân biệt / chấp thường chấp đoạn. Dùng tuệ rộng lớn / quán chiếu chính xác Để làm khai mở / trí chứng tánh Như. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
22. Nhờ thiền nhất tâm / mà đạt tam muội, Chẳng gì đáng nói. / Dùng quán sát trí Truy xét tầm tư, / mà vẫn yên lắng, Bất động vững vàng / nơi chân thực tại, Thấy rồi nỗ lực / hợp nhất chỉ quán, Đây mới chính thật / là điều nhiệm mầu. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
23. Khi vào trong định, Không – như không gian; Khi xuất trở ra, Không – như huyễn cảnh; Tán dương những ai / nhờ tu như vậy / hợp nhất phương tiện / cùng với trí tuệ Nhờ đó siêu việt / các hạnh bồ tát. Để chứng điều này / nên bậc thiện duyên Không đành lòng với / đường tu riêng lẻ. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
24. Như thế chính là / đường tu phổ thông, / thiết yếu cho hai / thắng đạo đại thừa. là cỗ xe nhân / và cỗ xe quả. Tu rồi hãy tìm / nương sự che chở / của bậc thuyền trưởng / trí tuệ tài ba Để mà bước vào / biển cả mật pháp. Rồi nhờ dựa vào / lời giảng toàn hảo Sẽ không phí uổng / thân người có đây. Thầy là hành giả / đã tu như vậy Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
25. Vì để huân tập / tâm của chính mình, Cũng để làm lợi / cho hàng thiện duyên, Thầy đã giải thích / bằng lời dễ hiểu Trọn vẹn đường tu / khiến Phật đẹp lòng. Nương công đức này / nguyện cho chúng sinh Không bao giờ lìa / nguyện cầu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
Trình tự đường tu giác ngộ được trình bày ngắn gọn theo dạng dễ nhớ khó quên, do tỷ kheo đa văn, người đã buông xả, tên Lobsang Drakpa [Lama Tsongkhapa] viết nơi núi lớn lan nhã tại Geden Nampar Gyalwai Ling.
Bản tiếng Việt: Hồng như Thupten Munsel, 2019: Bản mới dịch lại từ Tạng ngữ, tham khảo với ba bản dịch, Alex Berzin, Thupten Jinpa và Ven. Joan Nicell, nhuận văn 2025.
༄། །བྱང་ཆུབ་ལམ་གྱི་རིམ་པའི་ཉམས་ལེན་བསྡུས་དོན་གྱི་ཚིགས་སུ་བཅད་པ་བཞུགས་སོ།། Tibetan title: Lam rim nyams mgur English title: SONGS OF SPIRITUAL EXPERIENCE: Condensed Points of the Stages of the Path Tựa đề tiếng Việt: LAMRIM CHỨNG ĐẠO CA: Tinh Yếu Trình Tự Đường Tu Giác Ngộ
༄༅། །ཕུན་ཚོགས་དགེ་ལེགས་བྱེ་བས་བསྐྲུན་པའི་སྐུ། ། Your body is created from a billion perfect factors of goodness; 1. Thân sinh ra từ / muôn vạn thiện lành; མཐའ་ཡས་འགྲོ་བའི་རེ་བ་བསྐོང་བའི་གསུང༌། ། Your speech satisfies the yearnings of countless sentient beings; Lời nói toàn thành / nguyện ước chúng sinh; མ་ལུས་ཤེས་བྱ་ཇི་བཞིན་གཟིགས་པའི་ཐུགས། ། Your mind perceives all objects of knowledge exactly as they are – Ý thấy khắp cả / đúng như sự thật: ཤཱཀྱའི་གཙོ་བོ་དེ་ལ་མགོས་ཕྱག་འཚལ། ། I bow my head to you O chief of the Shakya clan. Trước bậc đứng đầu / dòng họ Thích ca / con xin đảnh lễ.
ཟླ་མེད་སྟོན་པ་དེ་ཡི་སྲས་ཀྱི་མཆོག ། You’re the most excellent sons of such peerless teacher; 2. Là trưởng tử của / bậc Thầy vô song, རྒྱལ་བའི་མཛད་པ་ཀུན་གྱི་ཁུར་བསྣམས་ནས། ། You carry the burden of the enlightened activities of all conquerors, Đảm đương việc làm / của khắp chư Phật, གྲངས་མེད་ཞིང་དུ་སྤྲུལ་པས་རྣམ་རོལ་བ། ། And in countless realms you engage in ecstatic display of emanations – Du hí thị hiện / hằng sa cõi giới: མི་ཕམ་འཇམ་པའི་དབྱངས་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། ། I pay homage to you O Maitreya and Manjushri. Di Lạc, Văn Thù / con xin kính lễ.
ཤིན་ཏུ་དཔག་པར་དཀའ་བ་རྒྱལ་བའི་ཡུམ། ། So difficult to fathom is the mother of all conquerors, 3. Dù nghĩa Phật mẫu / thậm thâm khó lường, ཇི་བཞིན་དགོངས་པ་འགྲེལ་མཛད་འཛམ་གླིང་རྒྱན། ། You who unravel its contents as it is are the jewels of the world; Vẫn giảng đúng như / ý thật của Phật, / là ngọc trang nghiêm / cõi Diêm Phù đề: ཀླུ་སྒྲུབ་ཐོགས་མེད་ཅེས་ནི་ས་གསུམ་ན། ། You’re hailed with great fame in all three spheres of the world – Long thọ, Vô trước, / ba cõi danh lừng, ཡོངས་སུ་གྲགས་པའི་ཞབས་ལ་བདག་ཕྱག་འཚལ། ། I pay homage to you O Nagarjuna and Asanga. Đê đầu dưới chân / con xin kính lễ.
ཤིང་རྟ་ཆེན་པོ་གཉིས་ལས་ལེགས་བརྒྱུད་པའི། ། Stemming from these two great charioteers with excellence 4. Hai dòng truyền từ / nhị đại tổ sư ཟབ་མོའི་ལྟ་བ་རྒྱ་ཆེན་སྤྱོད་བའི་ལམ། ། Are the two paths of the profound view and the vast conduct; Tri kiến thâm sâu, thiện hạnh quảng đại, མ་ནོར་ཡོངས་སུ་རྫོགས་པའི་གནད་བསྡུས་པའི། ། You’re the custodian of the treasury of instructions encompassing all essential points Kho tàng khai thị không mê lầm này, གདམས་པའི་མཛོད་འཛིན་མར་མེ་མཛད་ལ་འདུད། ། Of these paths without error, I pay homage to you O Dipamkara. Người tiếp giữ trọn / mọi điểm tinh yếu: / Đức Atisa (Dipamkara), con xin kính lễ.
རབ་འབྱམས་གསུང་རབ་ཀུན་ལ་ལྟ་བའི་མིག ། You are the eyes to see all the myriad collections of scriptures; 5. Ân sư là mắt / cho chúng con nhìn / muôn trùng kinh điển; སྐལ་བཟང་ཐར་བར་བགྲོད་པའི་འཇུག་ངོགས་མཆོག ། To the fortunate ones traveling to freedom you illuminate the excellent path, Là lòng sông cạn / đưa kẻ thiện duyên / sang bờ giải thoát; བརྩེ་བས་སྤྱོད་པའི་ཐབས་མཁས་མཛད་པ་ཡིས། ། You do this through skillful deeds stirred forth by compassion. Từ bi vận dụng / mọi thiện phương tiện, / soi tỏ lối đường: གསལ་མཛད་བཤེས་གཉེན་རྣམས་ལ་གུས་ཕྱག་འཚལ། I pay respectful homage to you O all my spiritual mentors. Trước khắp Ân sư / chí thành đảnh lễ.
༈ །འཛམ་གླིང་མཁས་པ་ཡོངས་ཀྱི་གཙུག་གི་རྒྱན། ། You’re the crowning jewels among all the learned ones of this world; 6. Là ngọc trang nghiêm / trên đỉnh bậc trí / cõi Diêm phù đề; སྙན་པའི་བ་དན་འགྲོ་ལ་ལྷང་ངེ་བ། ། Your banners of fame flutter vibrantly amongst the sentient beings; Tràng phang danh xưng / lẫy lừng khắp chúng; ཀླུ་སྒྲུབ་ཐོགས་མེད་གཉིས་ལས་རིམ་བཞིན་དུ། ། O Nagarjuna and Asanga from you flow in an excellent steady stream Pháp chân truyền từ / Long thọ, Vô trước: ལེགས་བརྒྱུད་བྱང་ཆུབ་ལམ་གྱི་རིམ་པ་ནི། ། This [instruction on the] stages of the path to enlightenment. Là Trình Tự Đường / Dẫn Đến Giác Ngộ.
སྐྱེ་རྒུའི་འདོད་དོན་མ་ལུས་སྐོང་བས་ན། ། Since it fulfills all the wishes of beings without exception, 7. Vì bởi pháp này / làm tròn nguyện ước / chín loại chúng sinh གདམས་པ་རིན་ཆེན་དབང་གི་རྒྱལ་བོ་སྟེ། ། It is the king of kings among all quintessential instructions; Nên đây chính là / vua loài ngọc quý, གཞུང་བཟང་སྟོང་གི་ཆུ་བོ་འདུས་པའི་ཕྱིར། ། Since it gathers into it thousands of excellent rivers of treatises, Biển rộng luận giải / rạng ngời khéo giảng, དཔལ་ལྡན་ལེགས་པར་བཤད་པའི་རྒྱ་མཚོའང་ཡིན། ། It’s as well the ocean of most glorious well-uttered insights. Nơi ngàn dòng suối / luận văn đổ về.
བསྟན་པ་ཐམས་ཅད་འགལ་མེད་རྟོགས་པ་དང༌། ། It helps to recognize all teachings to be free of contradictions; Giúp người tu hiểu / trăm vạn pháp môn / vốn không mâu thuẫn; གསུང་རབ་མ་ལུས་གདམས་པར་འཆར་བ་དང༌། ། It helps the dawning of all scriptures as pith instructions; Giúp trọn pháp Phật / tỏa rạng thành lời / trực chỉ khai thị / trong trí người tu; རྒྱལ་བའི་དགོངས་པ་བདེ་བླག་རྙེད་པ་དང༌། ། It helps to find easily the enlightened intention of the conquerors; Giúp cho dễ dàng / hiểu được ý Phật; ཉེས་སྤྱོད་ཆེན་པོའི་གཡང་ས་ལས་ཀྱང་བསྲུང༌། ། It helps also to guard against the abyss of grave negative deeds. Giúp giữ người tu / thoát khỏi hố thẳm / của đại ác hạnh.
དེ་ཕྱིར་རྒྱ་བོད་མཁས་པའི་སྐྱེ་བོ་ནི། ། Therefore this most excellent instruction that is sought after Vì vậy nhiều bậc / thiện duyên Ấn-Tạng སྐལ་ལྡན་དུ་མས་བསྟེན་པའི་གདམས་པ་མཆོག ། By numerous fortunate ones like the learned ones of India and Tibet, Dốc tâm nương vào / diệu pháp này đây. སྐྱེས་བུ་གསུམ་གྱི་ལམ་གྱི་རིམ་པ་ཡིས། ། This [instruction of the] stages of the path of persons of three capacities, Trình tự đường tu / ba căn cơ này, ཡིད་རབ་མི་ དཔྱད་ལྡན་སུ་ཞིག་ཡོད། What intelligent person is there whose mind is not captured by it? Kẻ trí không ai / không bị cuốn hút.
༈ །གསུང་རབ་ཀུན་གྱི་སྙིང་པོ་བསྡུ་བསྡུ་བ། ། This concise instruction distilling the essence of all scriptures, 8. Pháp này thu nhiếp / trọn lời Phật dạy, ཚུལ་འདི་ཐུན་རེ་སྟོན་དང་ཉན་པས་ཀྱང༌། ། Even through reciting it or listening to it only once, Nên giảng hay nghe / dù chỉ một lần, དམ་ཆོས་འཆད་དང་ཐོས་པའི་ཕན་ཡོན་ཚོགས། ། The benefits of teaching the dharma, listening to it, and so on, Đều như giảng, nghe / toàn bộ diệu Pháp, རླབས་ཆེན་སྡུད་པར་ངེས་པས་དེ་དོན་བསམ ། Since such waves of merit are bound to be gathered contemplate its meaning. Lợi ích nhất định / sẽ như sóng cả, / vì vậy hãy nên / chuyên chú tư duy.
༈ །དེ་ནས་འདི་ཕྱིའི་ལེགས་ཚོགས་ཇི་སྙེད་པའི། ། Then, the root of creating well the auspicious conditions 9. Rồi sẽ thấy ra / gốc rễ duyên lành རྟེན་འབྲེལ་ལེགས་པར་འགྲིགས་པའི་རྩ་བ་ནི། ། For all the excellences of this and future lives Cho mọi thiện lành / đời này kiếp sau ལམ་སྟོན་བཤེས་གཉེན་དམ་པ་འབད་པ་ཡིས། ། Is to rely properly with effort both in thought and action Nằm ở nỗ lực / mang tâm và hạnh / nương dựa đúng cách བསམ་དང་སྦྱོར་བས་ཚུལ་བཞིན་བསྟེན་པར་པ་རུ། ། Upon the sublime spiritual mentor who reveals the path. Nơi đấng đạo sư, / là người chỉ cho / đường tu giác ngộ.
མཐོང་ནས་སྲོག་གི་ཕྱིར་ཡང་མི་གཏོང་བར། ། Seeing this we should never forsake him even at the cost of life Thấy điều này rồi / cho dù mất mạng / cũng không từ bỏ, བཀའ་བཞིན་སྒྲུབ་པའི་མཆོད་པས་མཉེས་པར་བྱེད། ། And please him with the offering of implementing his words. Phải gắng làm cho / đạo sư hoan hỉ / bằng cách tu theo / lời của đạo sư. རྣལ་འབྱོར་ངས་ཀྱང་ཉམས་ལེན་དེ་ལྟར་བགྱིས། ། I, a yogi, have practiced in this manner; Thầy là hành giả / đã tu như vậy, ཐར་འདོད་ཁྱོད་ཀྱང་དེ་བཞིན་བསྐྱང་འཚལ་ལོ། You, who aspire for liberation, too should do likewise. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
༈ །དལ་བའི་རྟེན་འདི་ཡིད་བཞིན་ནོར་ལས་ལྷག ། This life of leisure is even more precious than a wish-granting jewel; 10. Thân người ung dung / quí giá còn hơn / bảo châu như ý འདི་འདྲ་རྙེད་པ་ད་རེས་ཙམ་ཞིག་ཡིན། ། That I have found such an existence is only this once; Đến chỉ một lần / cực kỳ khó gặp, རྙེད་དཀའ་འཇིག་སླ་ནམ་མཁའི་གློག་དང་འདྲ། ། So hard to find yet like a flash of lightning it is easy to vanish; Lại dễ mất như / tia chớp giữa trời. ཚུལ་འདི་བསམས་ནས་འཇིག་རྟེན་བྱ་བ་ཀུན། ། Contemplating this situation it’s vital to realize that all mundane pursuits Thấy rõ kiếp người / chóng vánh như vậy,
སྦུན་པ་འཕྱར་བ་བཞིན་དུ་རྟོགས་གྱུར་ནས། ། Are like the empty grain husks floating in the winds Chuyện đời khác gì / trấu lép loạn bay. ཉིན་མཚན་ཀུན་ཏུ་སྙིང་བོ་ལེན་པ་དགོས། ། And that we must extract the essence of human existence. Nên ngày lẫn đêm / phải luôn tận dụng / tinh túy thân này. རྣལ་འབྱོར་ངས་ཀྱང༌ I, a yogi, have practiced in this manner; Thầy là hành giả / đã tu như vậy, ཐར་འདོད་ཁྱེད་ཀྱང༌། །ཚིག་རྐང་འདི་གཉིས་ཕྱིན་ཆད་ཀུན་ལའང་འགྲེ། You, who aspire for liberation, too should do likewise. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
༈ ཤི་ནས་ངན་འགྲོར་མི་སྐྱེའི་གདིང་མེད་ཅིང༌། ། There is no certainty that after death we may not be born in the lower realms; 11. Chết rồi chắc gì / không rơi ác đạo, དེ་ཡི་འཇིགས་སྐྱོབ་དཀོན་མཆོག་གསུམ་དུ་ངེས། ། The protection from such terror lies in the Three Jewels alone; Giúp thoát sợ này / chỉ có Tam Bảo. དེ་ཕྱིར་སྐྱབས་འགྲོ་ཤིན་ཏུ་བརྟན་པ་དང༌། ། So we must make firm the practice of going for refuge Vậy tâm qui y / phải giữ cho chắc, དེ་ཡི་བསླབ་བྱ་ཉམས་པ་མེད་པར་བྱ། ། And ensure that its precepts are never undermined. Đừng bao giờ để / phá hạnh qui y.
དེ་ཡང་དཀར་ནག་ལས་འབྲས་ལེགས་བསམ་ནས། ། This in turn depends on contemplating well the white and black karma Muốn được như vậy / phải khéo nghĩ về / nghiệp quả thiện ác, བླང་དོར་ཚུལ་བཞིན་སྒྲུབ་ལ་རག་ལས་སོ། ། And their effects, and on perfect observance of the ethical norms. Để biết chọn việc / nên bỏ, nên làm. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy, Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
ལམ་མཆོག་སྒྲུབ་ལ་མཚན་ཉིད་ཚང་བའི་རྟེན། ། Until we’ve obtained the most qualified form to pursue the excellent path 12. Thân người đủ mọi / phẩm tướng cần thiết / để theo thắng đạo, མ་རྙེད་བར་དུ་ས་ཕྱོད་མི་འོང་བས། ། [དུས་ཚོད་མི་འོང་བས་??] We will fail to make great strides in our journey, Nếu như thiếu đi / thì đường giác ngộ / không thể bứt phá. དེ་ཡི་མ་ཚང་མེད་པའི་རྒྱུད་ལ་བསླབ། ། So we must strive in all the conditions without exception of such a form; Vậy phải gắng sao / cho có đủ cả. སྒོ་གསུམ་སྡིག་ལྟུང་དྲི་མ་མས་སྦགས་པ་འདི། ། Thus these three doors of ours so sullied with evil karma and downfalls, Vì bởi ba cửa / nhuốm đầy cấu nhiễm / ác nghiệp, rơi đọa,
ལྷག་པར་ལས་སྒྲིབ་སྦྱོང་བ་གནད་ཆེ་བས། ། Since it is especially essential to purify their karmic defilements, Khẩn thiết nhất là / tẩy tịnh nghiệp chướng, རྒྱུན་དུ་སྟོབས་བཞི་ཚང་བ་བརྟེན་པ་གཅེས། ། We must ensure to cherish the constant application all four powers. Nên bốn sám lực / phải thường trân quí / áp dụng siêng năng. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ ༈ ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
སྡུག་བདེན་ཉེས་དམིགས་བསམ་ལ་མ་འབད་ན། ། If we do not strive in contemplating the defects of the truth of suffering, 13. Tai hại khổ đế / không nỗ lực quán ཐར་པ་དོན་གཉེར་ཇི་བཞིན་མི་སྐྱེ་ཞིང༌། ། The genuine aspiration for liberation does not arise in us; Thì tâm cầu thoát / không thật phát sinh. ཀུན་འབྱུང་འཁོར་བའི་འཇུག་རིམ་མ་བསམ་ན། ། If we do not contemplate the causal process of the origin of suffering, Nguyên nhân của khổ / luân chuyển thế nào, / nếu không quán chiếu འཁོར་བའི་རྩ་བ་གཅོད་ཚུལ་མི་ཤེས་པས། ། We will fail to understand how to cut the root of cyclic existence. Thì gốc luân hồi / không biết cách chặt.
སྲིད་ལས་ངེས་འབྱུང་སྐྱོ་ཤས་བརྟེན་པ་དང༌། ། So it’s vital to seek true renunciation of disenchantment with existence Cần nhất phải biết / chán khổ sinh tử, / khởi tâm cầu thoát, འཁོར་བར་གང་གིས་བཅིངས་པ་ཤེས་པ་གཅེས། ། And to recognize which factors chain us in the cycle of existence. Và biết điều gì / trói buộc mình trong / sinh tử luân hồi. རྣལ་འབྱོར། །ཐར་འདོད། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy, Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
༈ སེམས་བསྐྱེད་ཐེག་མཆོག་ལམ་གྱི་གཞུང་ཤིང་སྟེ། ། Generating the mind is the central axle of the supreme vehicle path; 14. Phát tâm bồ đề / là cốt lõi của / đường tu Đại thừa. རླབས་ཆེན་སྤྱོད་པ་རྣམས་ཀྱི་གཞི་དང་རྟེན། ། It’s the foundation and the support of all expansive deeds; Nền tảng, chỗ dựa / của khắp muôn trùng / sóng cả thiện hạnh ཚོགས་གཉིས་ཀུན་ལ་གསེར་འགྱུར་རྩི་ལྟ་བུ། ། ། To all instances of two accumulations it is like the elixir of gold; Tựa như thuốc tiên / hóa sắc thành vàng, / biến tất cả thành / hai kho phước trí རབ་འབྱམས་དགེ་ཚོགས་སྡུད་པའི་བསོད་ནམས་གཏེར། ། It’s the treasury of merits containing myriad collections of virtues; Là cả kho tàng / công đức đồ sộ, / chứa hết vô lượng / thiện đức bồ đề. དེ་ལྟར་ཤེས་ནས་རྒྱལ་སྲས་དབང་བོ་རྣམས། ། Recognizing these truths the heroic bodhisattvas Vì biết điều này / nên chư bồ tát / uy dũng tự tại རིན་ཆེན་སེམས་མཆོག་ཐུགས་དམ་མཐིལ་དུ་འཛིན། ། Uphold the precious supreme mind as the heart of their practice. Gìn giữ tâm ấy / sâu thẳm bên trong / cốt tủy pháp hành. རྣལ་འབྱོར། །ཐར་འདོད། ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
སྦྱིན་པ་འགྲོ་བའི་རེ་སྐོང་ཡིད་བཞིན་ནོར། ། Giving is the wish-granting jewel that satisfies the wishes of all beings; 15. Thí là ngọc quý / toàn thành ước nguyện / cho khắp chúng sanh; སེར་སྣའི་མདུད་པ་གཅོད་པའི་མཚོན་ཆ་མཆོག །། It’s the best weapon to cut the constricting knots of miserliness; Vũ khí thượng thặng / chặt phăng nút thắt / của lòng keo bẩn; མ་ཞུམ་སྙིང་སྟོབས་བསྐྱེད་པའི་རྒྱལ་སྲས་སྤྱོད། It’s an undaunted deed of the bodhisattva giving birth to courage; Là hạnh bồ tát / sinh nguồn dũng cảm / không hề chán mệt; སྙན་པའི་གྲགས་པ་ཕྱོགས་བཅུར་སྒྲོགས་པའི་གཞི། ། It’s the basis to proclaim one’s fame throughout all ten directions; Và là nền tảng / khiến cho danh lành / truyền khắp mười phương. དེ་ལྟར་ཤེས་ནས་ལུས་དང་ལོངས་སྤྱོད་དགེ། ། Knowing this the learned ones seek the excellent path Vì biết điều này / nên người có trí / xả hết thân mạng / tài sản công đức, ཡོངས་སུ་གཏོང་བའི་ལམ་བཟང་མཁས་པས་བསྟེན། ། Of giving away entirely their body, wealth and virtues. chỉ để nương theo / con đường lành này. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
ཚུལ་ཁྲིམས་ཉེས་སྤྱོད་དྲི་མ་འཁྱུད་པའི་ཆུ། ། Morality is the water that washes off the stains of ill deeds; 16. Giới là nước trong / giặt sạch tất cả / vết nhơ ác nghiệp; ཉོན་མོངས་ཚ་གདུང་སེལ་བའི་ཟླ་བའི་འོད། ། It’s the cooling moonlight dispelling the burning agony of afflictions; Là ánh trăng thanh / xoa dịu nỗi đau / rát bỏng phiền não; སྐྱེས་དགུའི་དབུས་ན་ལྷུན་པོ་ལྟ་བུར་བརྗིད། ། In the midst of people it is most majestic like the Mt Meru; Đứng giữa phàm phu, / thân thể rạng ngời / như núi Tu di, སྟོབས་ཀྱིས་བསྡིགས་པ་མེད་པར་འགྲོ་ཀུན་འདུད། ། It draws together all beings without any display of force; Không cần thị uy / nhiếp phục khắp cả. དེ་ལྟར་ཤེས་ནས་ཡང་དག་བླངས་པའི་ཁྲིམས། ། Knowing this the sublime ones guard as if they would their eyes, Vì biết điều này / nên chư giác giả, དམ་པ་རྣམས་ཀྱིས་མིག་བཞིན་བསྲུང་བར་མཛོད། ། The perfect disciplines which they have chosen to adopt. Giữ giới đã thọ / quí như đôi mắt. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
བཟོད་པ་སྟོབས་ལྡན་རྣམས་ལ་རྒྱན་གྱི་མཆོག ། Forbearance is the supreme ornament for those who have power; 17. Nhẫn là trang sức / quý giá nhất cho / người có quyền năng; ཉོན་མོངས་གདུང་བའི་དཀའ་ཐུབ་ཀུན་གྱི་ཕུལ། ། It’s the greatest fortitude against the agonies of afflictions; Là sức chịu đựng / tuyệt bậc dành cho / bức bách phiền não; ཞེ་སྡང་ལག་འགྲོའི་དགྲ་ལ་ནམ་མཁའ་ལྡིང༌། ། Against its enemy the snake of hate it is a garuda cruising in the sky; Là kim sí điểu / bay vút giữa trời, / làm khắc tinh của / rắn thù sân hận; ཚིག་རྩུབ་མཚོན་ལ་སྲ་བའི་གོ་ཆ་ཡིན། ། Against the weapon of harsh words it’s the strongest armor; Là lớp giáp bào / kiên cố ngăn chận / vũ khí ác ngữ.
དེ་ལྟར་ཤེས་ནས་བཟོད་མཆོག་གོ་ཆ་ལ། ། Knowing this we should habituate ourselves with Biết vậy cho nên / giáp bào kham nhẫn, རྣམ་པ་སྣ་ཚོགས་ཚུལ་གྱིས་བསྒོམས་པར་མཛད། ། The armor of excellent forbearance by all possible means. Bằng đủ mọi cách / phải tập làm quen. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ ། I, a yogi, have practice in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
མི་ལྡོག་བརྟན་པའི་བརྩོན་འགྲུས་གོ་བགོས་ན། ། If the armor of unflinching perseverance is worn, 18. Khoát lớp giáp bào / tinh tấn bất thoái ལུང་རྟོགས་ཡོན་ཏན་ཡར་ངོའི་ཟླ་བཞིན་འཕེལ། ། Knowledge of scripture and realization increases like waxing moon; Thì học và chứng / tăng trưởng nhanh như / trăng đến độ rằm, སྤྱོད་ལམ་ཐམས་ཅད་དོན་དང་ལྡན་པར་འགྱུར། ། All conducts become fused with good purpose; Việc làm nào cũng / tràn đầy ý nghĩa, གང་བརྩམས་ལས་ཀྱི་མཐའ་རྣམས་ཡིད་བཞིན་འགྲུབ། ། And whatever initiatives we may begin succeeds as hoped for; Và đều mang đến / kết quả mong cầu. དེ་ལྟར་ཤེས་ནས་ལེ་ལོ་ཀུན་སེལ་བའི། ། Knowing this the bodhisattvas apply great waves of effort, Vì biết như vậy / nên chư bồ tát རླབས་ཆེན་བརྩོན་འགྲུས་རྒྱལ་སྲས་རྣམས་ཀྱིས་བརྩམས། ། Which help to dispel all forms of laziness. Cuộn sóng tinh tấn / quét sạch hết thảy / mọi kiểu biếng lười. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
བསམ་གཏན་སེམས་ལ་དབང་སྒྱུར་རྒྱལ་བོ་སྟེ། ། Concentration is the king that reigns over the mind; 19. Định là đại vương / ngự trị tâm thức. བཞག་ན་གཡོ་མེད་རི་ཡི་དབང་བོ་བཞིན། ། When left it is as unwavering as the king of mountains; Để yên, bất động / như núi Tu Di བཏང་ན་དགེ་བའི་དམིགས་པ་ཀུན་ལ་འཇུག ། When set forth it engages with all objects of virtue; Mở ra, thu nhiếp / toàn bộ thiện pháp, ལུས་སེམས་ལས་སུ་རུང་བའི་བདེ་ཆེན་འདྲེན། ། It induces the great bliss of a serviceable body and mind; Cho hỉ lạc nhờ / nhu nhuyễn thân tâm. དེ་ལྟར་ཤེས་ནས་རྣལ་འབྱོར་དབང་བོ་རྣམས། ། Knowing this the great accomplished yogis Vì biết vậy nên / hành giả tự tại, རྣམ་གཡེང་དགྲ་འཇོམས་ཏིང་འཛིན་རྒྱུན་ཏུ་བསྟེན། ། Constantly apply meditations destroying the enemy of distraction. Luôn nương pháp định / diệt thù tán tâm. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
ཤེས་རབ་ཟབ་མོའི་དེ་ཉིད་བལྟ་བའི་མིག ། Wisdom is the eye that sees the profound suchness; 20. Tuệ là đôi mắt / thâm chứng tánh Như; སྲིད་པའི་རྩ་བ་དྲུང་ནས་འབྱིན་པའི་ལམ། ། It’s the path eradicating cyclic existence from its very root; Là con đường bứng / sạch gốc luân hồi; གསུང་རབ་ཀུན་ལས་བསྔགས་པའི་ཡོན་ཏན་གཏེར། ། It’s a treasury of higher qualities that are praised in all scriptures; Là kho tánh đức / kinh luận tán thán; གཏི་མུག་མུན་སེལ་སྒྲོན་མེའི་མཆོག་ཏུ་གྲགས། ། It’s known as the supreme lamp dispelling the darkness of delusion; Và nổi danh là / ngọn đèn vô thượng / xua bóng vô minh. དེ་ལྟར་ཤེས་ནས་ཐར་འདོད་མཁས་པ་ཡིས། ། Knowing this the learned ones who aspire for liberation Vì biết như vậy / nên người có trí / tìm cầu giải thoát ལམ་དེ་འབད་པ་དུ་མས་བསྐྱེད་པར་མཛད། ། Endeavor with multiple efforts to cultivate this path. Nỗ lực đủ cách / tu theo đường này. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo
རྩེ་གཅིག་བསམ་གཏན་ཙམ་ལས་འཁོར་བ་ཡི། ། In a mere one-pointed concentration I fail to see 21. Nếu chỉ dựa vào / mỗi định-nhất-tâm / thì không thấy được རྩ་བ་གཅོད་པའི་ནུས་པ་མ་མཐོང་ཞིང༌། ། The potency to cut the root of cyclic existence; Khả năng chặt đứt / gốc rễ luân hồi. ཞི་གནས་ལམ་དང་བྲལ་བའི་ཤེས་རབ་ཀྱིས། ། Yet with wisdom devoid of the path of tranquil abiding, Nếu chỉ có tuệ / thiếu đi tịnh chỉ ཇི་ཙམ་དཔྱད་ཀྱང་ཉོན་མོངས་མི་ལྡོག་པས། ། No matter how much one may probe, the afflictions will not be overcome. Thì dù quán chiếu / truy tìm đến đâu / cũng không thể nào / dứt được phiền não. ཡིན་ལུགས་ཕུག་ཐག་ཆོད་པའི་ཤེས་རབ་དེ། ། So this wisdom decisively penetrating the true mode of being, Vì vậy kẻ trí / lấy tuệ thâm nhập / vào chân thực tại གཡོ་མེད་ཞི་གནས་རྟ་ལ་བསྐྱོན་ནས་ནི། ། The learned ones saddle it astride the horse of unwavering calm abiding; Cưỡi trên lưng ngựa / tịnh chỉ diệu trạm; མཐའ་བྲལ་དབུ་མའི་རིག་པའི་མཚོན་རྣོན་གྱིས། ། And with the sharp weapon of reasoning of the Middle Way free of extremes, Dùng vũ khí bén / luận lý Trung đạo / không vướng biên kiến མཐར་འཛིན་དམིགས་གཏད་ཐམས་ཅད་འཇིག་བྱེད་པའི། ། They dismantle all locus of objectification of the mind grasping at extremes; Phá tan hết thảy / khái niệm phân biệt / chấp thường chấp đoạn. ཚུལ་བཞིན་དཔྱོད་པའི་ཡངས་པའི་ཤེས་རབ་ཀྱིས། ། With such expansive wisdom that probes with precision, Dùng tuệ rộng lớn / quán chiếu chính xác དེ་ཉིད་རྟོགས་པའི་བློ་གྲོས་རྒྱས་པར་མཛད། ། The learned ones enhance the wisdom realizing the suchness. Để làm khai mở / trí chứng tánh Như. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
རྩེ་གཅིག་བསྒོམས་པས་ཏིང་འཛིན་འགྲུབ་པ་ནི། ། What need is there say that through one-pointed cultivation 22. Nhờ thiền nhất tâm / mà đạt tam muội, སྨོས་པར་ཅི་འཚལ་ཚུལ་བཞིན་དཔྱོད་པ་ཡི། ། Absorption is realized? Through discriminative awareness Chẳng gì đáng nói. / Dùng quán sát trí སོ་སོར་རྟོག་པ་ཡིས་ཀྱང་ཡིན་ལུགས་ལ། ། Probing with precision as well one can abide unwavering Truy xét tầm tư, / mà vẫn yên lắng, གཡོ་མེད་ཤིན་ཏུ་བརྟན་པར་གནས་པ་ཡི། ། And utterly stable upon the true mode of being. Bất động vững vàng / nơi chân thực tại, ཏིང་འཛིན་བསྐྱེད་པར་མཐོང་ནས་ཞི་ལྷག་གཉིས། ། Wondrous are those who see this Thấy rồi nỗ lực / hợp nhất chỉ quán, ཟུང་འབྲེལ་སྒྲུབ་ལ་བརྩོན་རྣམས་ཡ་མཚན་ནོ། ། And strive for the union of abiding and insight. Đây mới chính thật / là điều nhiệm mầu. རྣལ་འབྱོར། །ཐར་འདོད། ། I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
མཉམ་བཞག་ནམ་མཁའ་ལྟ་བུའི་སྟོང་ཉིད་དང༌། ། The space-like emptiness of meditative equipoise, 23. Khi vào trong định, Không – như không gian; རྗེས་ཐོབ་སྒྱུ་མ་ལྟ་བུའི་སྟོང་བ་གཉིས། ། And the illusion-like emptiness of the subsequent realizations, Khi xuất trở ra, Không – như huyễn cảnh; བསྒོམས་ནས་ཐབས་ཤེས་ཟུང་དུ་འབྲེལ་བ་ཡིས། ། Praised are those who cultivate them and bind together Tán dương những ai / nhờ tu như vậy / hợp nhất phương tiện / cùng với trí tuệ རྒྱལ་སྲས་སྤྱོད་པའི་ཕ་རོལ་འགྲོ་བ་བསྔགས། ། The method and wisdom and travel beyond the bodhisattva deeds. Và rồi siêu việt / các hạnh bồ tát. དེ་ལྟར་རྟོགས་ནས་ཕྱོགས་རེའི་ལམ་གྱིས་ནི། ། It’s the way of the fortunate ones Để chứng điều này / nên bậc thiện duyên ཚིམ་པ་མེད་པ་སྐལ་བཟང་རྣམས་ཀྱི་ལུགས། ། To realize this and not to be content with partial paths; Không đành lòng với / đường tu riêng lẻ. རྣལ་འབྱོར༴ །ཐར་འདོད༴ I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
༈ །དེ་ལྟར་རྒྱུ་དང་འབྲས་བུའི་ཐེག་ཆེན་གྱི། ། Thus having cultivated as they are the common paths 24. Như thế chính là / đường tu phổ thông, / thiết yếu cho hai / thắng đạo đại thừa. ལམ་མཆོག་གཉིས་ཀར་དགོས་པའི་ཐུན་མོང་ལམ། ། Essential for the two supreme paths of causal and resultant great vehicles, là cỗ xe nhân / và cỗ xe quả. ཇི་བཞིན་དཔྱད་ནས་མཁས་པའི་དེད་དཔོན་གྱི། ། I have entered the great ocean of tantras Tu rồi hãy tìm / nương sự che chở / của bậc thuyền trưởng / trí tuệ tài ba མགོན་ལ་བརྟེན་ནས་རྒྱུད་སྡེ་རྒྱ་མཚོ་ཆེར། ། By relying upon the leadership of the learned navigators; Để mà bước vào / biển cả mật pháp. ཞུགས་ནས་ཡོངས་རྫོགས་མན་ངག་བརྟེན་པ་དེས། ། And through application of the quintessential instructions, Rồi nhờ dựa vào / lời giảng toàn hảo དལ་འབྱོར་ཐོབ་པ་དོན་དང་ལྡན་པར་བྱས། ། I have made meaningful human existence that I have obtained. Sẽ không phí uổng / thân người có đây. རྣལ་འབྱོར༴ ། ཐར་འདོད༴ I, a yogi, have practiced in this manner; You, who aspire for liberation, too should do likewise. Thầy là hành giả / đã tu như vậy Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
༈ ། རང་གི་ཡིད་ལ་གོམས་པར་བྱ་ཕྱིར་དང༌། ། In order to make familiar to my own mind, 25. Vì để huân tập / tâm của chính mình, སྐལ་བཟང་གཞན་ལའང་ཕན་པར་བྱ་བའི་ཕྱིར། ། And to help benefit fortunate others as well, Cũng để làm lợi / cho hàng thiện duyên, རྒྱལ་བ་དགྱེས་པའི་ཡོངས་སུ་རྫོགས་པའི་ལམ། ། I’ve explained here in words easy to understand Thầy đã giải thích / bằng lời dễ hiểu གོ་སླའི་ངག་གིས་བཤད་པའི་དགེ་བ་དེས། ། In its entirety the path that pleases the conquerors. Trọn vẹn đường tu / khiến Phật đẹp lòng.
འགྲོ་བ་ཀུན་ཀྱང་རྣམ་དག་ལམ་བཟང་དང༌། ། “Through this virtue may all beings be never divorced Nương công đức này / nguyện cho chúng sinh འབྲལ་མེད་གྱུར་ཅིག་ཅེས་ནི་སྨོན་ལམ་འདེབས། ། From the perfectly pure excellent path” thus I pray; Không bao giờ lìa / chánh đạo tối thượng. རྣལ་འབྱོར་ངས་ཀྱང་སྨོན་ལམ་དེ་ལྟར་བཏབ། ། I, a yogi, have made aspirations in this manner; Thầy là hành giả / nguyện cầu như vậy. ཐར་འདོད་ཁྱེད་ཀྱང་དེ་བཞིན་འདེབས་འཚལ་ལོ། You, who aspire for liberation, too should pray likewise. Con cầu giải thoát / cứ hãy làm theo.
(1) Con xin chí thành đảnh lễ đức Phật, là người đứng đầu dòng họ Thích Ca. Thân Phật nhiệm màu phát sinh ra từ vô vàn thiện hạnh cùng với vô vàn thành tựu viên mãn. Ngữ Phật nhiệm màu hoàn thành ước nguyện vô lượng chúng sinh. Ý Phật nhiệm màu thấy hết khắp cả đúng như sự thật.
(2) Con xin đảnh lễ Bồ tát Di lạc, Bồ tát Văn thù, là bậc trưởng tử của đấng Đạo Sư, không đâu sánh bằng. Hai vị là người giữ gìn thiện hạnh của mười phương Phật; thị hiện sắc thân hằng sa cõi giới.
(3) Con xin đảnh lễ dưới chân hai ngài Long thọ, Vô Trước, quí như châu ngọc trang hoàng cõi Nam. Danh hiệu hai ngài vang lừng ba cõi, là người thuyết giảng ý nghĩa “Phật mẫu”, giáo pháp thâm sâu khó tin nhận nhất hoàn toàn thuận theo ý thật của Phật.
(4) Con đảnh lễ thầy Đi-pam-ka-ra, [đức A-ti-sha] là người tiếp giữ kho tàng chánh pháp, giữ gìn ngọn đèn soi đường giác ngộ. Bao nhiêu tinh túy đường tu quảng, thâm, truyền lại từ hai bậc đại tổ sư đều được giữ gìn chính xác nguyên vẹn trong giáo pháp này.
(5) Con xin kính cẩn đảnh lễ đạo sư. Đạo sư là mắt giúp chúng con nhìn vào biển kinh điển bao la vô tận; là lòng sông cạn nâng đỡ gót chân cho kẻ thiện duyên vượt sang bờ giác. Thầy mở lòng từ vô lượng vô biên, vận dụng muôn vàn phương tiện thiện xảo giúp cho mọi sự rõ ràng trong sáng.
(6) Con đường tuần tự dẫn đến giác ngộ được các bậc thầy nối gót hai tổ Long Thọ, Vô Trước khéo léo giữ gìn. trong số chư Tăng nơi vùng đất Nam các thầy là hạt ngọc châu vương đỉnh. tràng phang các thầy cao trội hơn cả. Tu theo con đường tuần tự giác ngộ sẽ có khả năng hoàn thành ước nguyện chín loại chúng sinh. Vì vậy pháp này là đấng Pháp vương, là lòng biển rộng cho ngàn dòng suối luận văn đổ về.
(7) Pháp này vi diệu – giúp cho người tu hiểu được dễ dàng trăm vạn pháp môn vốn không mâu thuẫn; – giúp cho toàn bộ biển rộng kinh điển đồng loạt tỏa rạng trong trí người tu như lời giáo hóa dành riêng cho mình; – giúp cho dễ dàng hiểu được ý Phật; – hộ trì người tu thoát khỏi hố thẳm sai lầm tai hại. Vì bốn lợi ích lớn lao như vậy nên các hành giả Ấn độ, Tây tạng ai người có trí cũng đều hoan hỉ với diệu pháp này; là pháp chỉ rõ con đường tuần tự dẫn đến giác ngộ tùy theo căn cơ; là pháp cao tuyệt mà kẻ thiện duyên luôn luôn dốc tâm tinh tấn tu hành.
(8) Diệu pháp này do ngài A-ti-sa thu gọn tinh túy của lời Phật dạy mà soạn thành luận. Vì vậy dù chỉ đọc nghe một lần cũng sẽ có được vô vàn công đức, như là tu tập toàn bộ chánh pháp. Huống chi gắng công chuyên cần học hỏi, giảng giải phong phú cho người cùng nghe, chắc chắn công đức sẽ như sóng cả. Vì vậy các con hãy gắng chú tâm (Tu học pháp này Cho thật đúng đắn.)
(9) (Sau khi phát tâm Qui y Tam Bảo) Các con phải thấy gốc rễ điều lành của kiếp hiện tiền và mọi kiếp sau đều nằm ở tâm nương dựa đúng cách nơi đấng đạo sư, trong từng ý tưởng trong từng hành động. Đạo sư là người đưa các con vào đường tu giác ngộ, vì vậy các con phải gắng làm cho Đạo sư hoan hỉ bằng cách chăm chỉ tinh tấn tu hành theo đúng như lời của đạo sư dạy; dù mất mạng sống cũng không từ bỏ lời dạy của thầy, lấy sự tu hành dâng thành cúng phẩm. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(10) Kiếp người này có tám sự tự tại, quí giá còn hơn bảo châu như ý, đến chỉ một lần, cực kỳ khó gặp, nhưng lại dễ mất, tựa như tia chớp thoắt trên trời không. Nhìn rõ kiếp người chóng vánh như vậy thấy chuyện thế tục khác gì trấu lép. Các con hãy gắng vắt lấy tinh túy của kiếp sống này, trong từng phút giây, ngày cũng như đêm đừng để phí uổng. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(11) Khi vào cõi chết Khi vào cõi chết không thể biết chắc mình sẽ không rơi vào cõi ác đạo. Chỉ có Tam Bảo là đủ khả năng che chở cho con thoát cơn sợ hãi. Vì vậy phải gắng giữ tâm qui y cho thật vững chắc, đừng để sơ sót phá hạnh qui y. Muốn được như vậy phải hiểu nghiệp quả sống thuận chánh pháp làm mọi thiện hạnh lánh mọi ác pháp. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(12) Thân người đầy đủ tám sự tự tại nếu như thiếu đi thì không thể có bước nhảy vượt bực trên con đường tu thành tựu giác ngộ. Do đó phải nên lánh ác làm lành để khỏi tái sinh vào cảnh khiếm khuyết; cũng nên siêng năng tẩy sạch ác nghiệp phá phạm giới hạnh đang vấy bẩn ba cửa thân miệng ý; và nhất là để tẩy loại nghiệp chướng khiến ta không thể tái sinh làm người. Các con hãy gắng siêng năng áp dụng bốn lực sám hối thanh tịnh chướng nghiệp. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(13) Nếu không cố gắng quán chiếu về khổ sẽ không thể nào tinh tấn nhất tâm hướng về giải thoát. Không biết đâu là nguyên nhân của khổ, không biết điều gì ràng buộc mình trong cảnh sống luân hồi thì không thể thấy đâu là phương tiện bứng sạch gốc rễ của vòng tái sinh triền miên lẩn quẩn. Các con nên biết chán cảnh sinh tử từ bỏ luân hồi; phải biết quán sát điều gì trói chặt mình trong sinh tử. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(14) Cốt tủy đại thừa là sao cho tâm vô thượng bồ đề luôn luôn tăng trưởng. Đây là căn bản cũng là nền tảng của khắp mười phương hành trạng giác ngộ trùng trùng vời vợi như sóng đại dương [của chư Phật đà]. Tựa như thuốc tiên hóa sắc thành vàng tâm bồ đề cũng có được khả năng khiến mọi hành động biến thành hai bồ tư lương phước trí, tích lũy kho tàng công đức đồ sộ đến từ vô lượng tánh đức bồ đề. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(15) Thí ba la mật là ngọc Như Ý có được khả năng hoàn thành ước nguyện của mọi chúng sinh; là loại vũ khí hữu hiệu bậc nhất chặt phăng nút thắt của lòng keo bẩn. Thái độ vì người sẽ làm tăng nguồn can đảm, tự tín. Người có hạnh Thí mười phương thế giới sẽ đều tán dương. Vì biết điều này nên người có trí dốc tâm tinh tấn tu hành hạnh Thí, cho đi toàn vẹn thân thể, của cải, cho cả hai bồ tư lương công đức. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(16) Giới là nước trong giặt sạch tất cả vết nhơ ác nghiệp. Giới là trăng thanh xoa dịu tất cả vết bỏng nhiễm tâm. Ai người tu Giới thân thể rạng ngời như núi Tu Di chiếu soi khắp cả chín loại chúng sinh. Năng lực của Giới sẽ giúp các con thuần phục tất cả không cần thị uy. Chúng sinh cứng cõi sẽ đều qui thuận. Vì biết điều này nên các bậc Thánh giữ gìn giới hạnh quí như đôi mắt. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(17) Nhẫn là trang sức đẹp nhất cho người có nhiều quyền năng. Nhẫn là pháp tu khổ hạnh tốt nhất cho người thường bị vọng tâm tác hại; là cánh chim ưng bay vút trời cao, khắc tinh của rắn sân hận giận dữ; là áo giáp dày ngăn chận tất cả vũ khí thóa mạ. Vì biết điều này nên người có trí tu tập đủ cách thích ứng tâm mình với lớp áo giáp Hạnh Nhẫn tối thượng. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(18) Khoát được giáp bào của hạnh Tinh Tấn khi ấy sức học, tu hành, chứng ngộ sẽ tăng trưởng nhanh như vầng trăng non đang đến độ rằm, hành động nào cũng tràn đầy ý nghĩa hướng về giải thoát và đều mang lại kết quả mong cầu. Vì biết điều này, nên chư bồ tát cuộn sóng tinh tấn quét sạch hết thảy giải đãi biếng lười. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(19) Định là đại vương ngự trị tâm thức. Khi thâu tâm lại, tâm sẽ an trụ như núi Tu Di, vững không lay động. Khi mở tâm ra tâm sẽ thâu nhiếp toàn bộ thiện pháp. Định khiến thân tâm nhu nhuyễn bén nhạy hỉ lạc khinh an. Vì biết điều này nên các hành giả ai người khéo tu cũng đều dốc sức miên mật thiền chỉ cố gắng hàng phục kẻ thù tán tâm. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(20) Tuệ là đôi mắt thâm chứng tánh Không và là con đường bứng sạch toàn bộ gốc rễ luân hồi. Tuệ là tất cả kho tàng nhiệm màu mà bao kinh luận vẫn hằng tán dương. Là đèn tối thượng phá tan bóng tối cố chấp hẹp hòi. Vì biết điều này nên người có trí mong cầu giải thoát đều dốc tâm sức nỗ lực bước theo con đường tu Tuệ. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(21) Có Định thiếu Tuệ chẳng đủ khả năng chặt đứt gốc rễ ràng buộc luân hồi. Có Tuệ thiếu Định thì dù quán sát miên mật đến đâu cũng không thể nào tách lìa vọng cảnh. Vì vậy các bậc Đạo sư luôn lấy mắt Tuệ thâm nhập vào chân thực tại mà trụ vững vàng trên lưng ngựa Định, rồi dùng vũ khí cực kỳ bén nhọn của luận Trung Đạo, thoát mọi cực đoan, phá hủy nền tảng chấp thường chấp đoạn chấp bám cực đoan, nhờ vậy Không-Tuệ dần dần khai mở. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(22) Nhờ quen tu định đến khi đạt chỉ bấy giờ tu quán. Tâm càng quán chiếu lại càng an định vững vàng thấy rõ chân tánh thực tại. Vì biết điều này ai người tinh tấn phối hợp chỉ-quán đều thấy nhiệm mầu, huống gì các con! hãy nên mong cầu! Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(23) (Đến khi chỉ quán phối hợp được rồi) hãy nên quán chiếu hai loại tánh Không: không – tựa không gian, thu nhiếp tất cả khi nhập vào định; không – tựa huyễn cảnh, hiện ra như mộng khi từ trong định mà bước trở ra. Nhờ tu như vậy phương tiện, trí tuệ thuần nhất bất nhị nên được tán dương là người viên toàn các hạnh bồ tát. Vì ngộ điều này mà bậc thiện duyên không bao giờ nhận đường tu phân chia. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(24) – Chán khổ sinh tử, – phát tâm bồ đề, – trực chứng tánh không, là ba yếu tố căn bản cần thiết để bước lên hai cỗ xe Đại Thừa: là xe tu nhân và xe tu quả. Vậy khi các con phát huy đúng đắn ba điểm này rồi phải nên nương dựa vào đấng đạo sư đầy đủ phẩm hạnh. Xin thầy hộ niệm đưa các con vào (cỗ xe tu quả) vượt qua biển rộng bốn bộ Mật tông. Ai biết tôn kính noi theo lời dạy của đấng đạo sư sẽ không phí uổng kiếp người hiếm hoi đầy tự tại này. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
(25) Vì để thuần dưỡng tâm của chính mình và để lợi ích cho kẻ thiện duyên (đã gặp được đấng Đạo sư chân chính và đủ khả năng tu tập đúng theo những gì thầy dạy) nên Thầy dùng lời rõ ràng dễ hiểu nói lại trọn vẹn đường tu giác ngộ mà mười phương Phật vẫn hằng hoan hỉ. Nguyện công đức này giúp cho chúng sinh, không bao giờ xa đường tu trong sáng chắc thật, nhiệm mầu. Thầy là hành giả đã tu như vậy; các con ai người đang cầu giải thoát hãy tự thuần dưỡng đúng theo lối này.
[Hết]
Đến đây chấm dứt bài Tiểu Luận về Đường Tu Tuần Tự Giác Ngộ, soạn theo thể dạng cực ngắn, dễ nhớ khó quên. Luận giải do tỷ kheo Losang Dragpa [Lama Tông Khách Ba] soạn thảo – là hành giả đã thọ trì nhiều chánh pháp – viết tại Tu viện Ganden Nampar Gyelwa’i, trên ngọn núi Riwoch, Tây tạng.
Nguyên bản Anh ngữ : The Short Lamrim or Lines of Experience or Songs of Spiritual Experiences. trích trong Illuminating the Path to Enlightenment, do đức Đalai Lama thuyết giảng, Thubten Dhargye Ling Archive, Long Beach, California ấn hành.
Atisa: BỒ ĐỀ ĐẠO ĐĂNG LUẬN: Ngọn Đèn Soi Đường Giác Ngộ
Con xin tán dương Bồ tát Mạn thù, tướng mạo trẻ trung.
1. Với lòng tôn kính con xin tán dương Phật, là những đấng đại hùng của khắp mười phương ba thời; Pháp, là giáo pháp do Phật truyền lại; Tăng, là những vị bước theo Phật Pháp. Đáp lời thỉnh cầu đệ tử cao trọng tên Jangchub O, con xin thắp sáng ngọn đèn soi đường dẫn đến giác ngộ.
2. Căn cơ người tu vốn có ba loại thấp, vừa và cao, Vì vậy thầy sẽ nói rõ căn cơ của từng loại người.
3. Có người vận dụng đủ loại phương tiện để tìm cho mình lạc thú thế gian, những người như vậy là bậc sơ căn.
4. Lại có người vì an lạc cá nhân mà từ bỏ hết lạc thú thế gian, hết thảy ác nghiệp, họ đều không làm, những người như vậy là bậc trung căn.
5. Lại có những người đã từng phải chịu rất nhiều khổ não nên mang tâm nguyện tận diệt khổ đau cho mình, cho người, những người như vậy là bậc thượng căn.
6. Vì bậc thượng căn hướng về thượng Pháp, thầy sẽ nói về phương tiện tuyệt hảo do các đạo sư ân cần truyền dạy.
7. Đối trước tranh vẽ hay trước hình tượng của đấng vô thượng chánh đẳng chánh giác, đối trước bảo tháp và trước kinh điển, các con hãy tùy khả năng bày biện hương hoa cúng dường.
8. Thành tâm hiến cúng Thất chi Phổ hiền theo hạnh nguyện vương, lập chí kiên quyết nguyện không quay lại nếu chưa đến được bến bờ nẻo giác.
9. Lòng tin kiên định đặt nơi Tam bảo, hãy quì một chân, và chắp hai tay, đọc câu phát nguyện qui y ba lần.
10. Rồi hãy để cho tâm Từ rộng mở, yêu thương hết thảy các loài chúng sinh. Nhìn rõ chúng sinh vướng trong khổ não, khổ trong ác đạo, khổ vì sinh tử. Hãy nhìn cùng khắp, đừng sót một ai.
11. Vì mong chúng sinh thoát hết tất cả khổ khổ, hoại khổ cùng với hành khổ, thoát cả nguyên nhân tạo nên nỗi khổ, nên lập đại nguyện phát tâm bồ đề quyết không thoái chuyển.
12. Phát tâm như vậy mang ý nghĩa gì, đều đã được đức Di lạc Từ tôn giải thích rõ trong Kinh Thân Tỏa Rộng.
13. Nhờ đọc kinh này, hay nhờ nghe giảng, mà hiểu tường tận lợi ích vô lượng phát tâm bồ đề. Hiểu rồi phải gắng liên tục phát tâm, cho tâm bồ đề ngày thêm tỏa rạng.
14. Trong bộ Vira- datta Vấn Kinh có giải thích về công đức bồ đề. Nay thầy nói lại tóm lược ý kinh.
15. Công đức bồ đề nếu như có thân, thân ấy nhất định đầy ắp không gian, và còn tỏa rộng quá hơn vậy nữa.
16. Ai mang châu báu lấp đầy cõi Phật nhiều bằng số cát có trong sông Hằng để mà hiến cúng chư Phật Thế tôn,
17. thì công đức ấy vẫn không thể sánh với đôi tay chắp tâm hướng bồ đề, vì công đức này bao la vô tận.
18. Tâm nguyện bồ đề một khi đã phát, phải hằng ghi nhớ phát triển không ngừng; đời này kiếp sau không bao giờ xa hạnh nguyện bồ tát.
19. Nhưng tâm bồ đề sẽ không phát sinh nếu không dấn thân phát tâm thọ giới. Vậy con hãy gắng thọ giới bồ tát cho bồ đề tâm bắt rễ đâm chồi.
20. Muốn đủ điều kiện thọ giới bồ tát thì phải thọ giữ một trong bảy bộ giới biệt giải thoát [ba la đề mộc xoa, praktimosha].
21. Phật thuyết bảy bộ giới biệt giải thoát, cao nhất là giới dành cho tỷ kheo và tỷ kheo ni.
22. Làm theo lời kinh Thập Địa Bồ Tát trong chương “Giới Luật”, con hãy đi tìm vị thầy có đủ khả năng truyền giới.
23. Thầy đủ khả năng phải là vị thầy khéo biết nghi thức truyền giới bồ tát, trang nghiêm giới hạnh, đầy đủ tự tín và tâm từ bi truyền giới cho người.
24. Nếu tìm không gặp vị thầy như vậy, vẫn còn một cách thọ giới bồ tát.
25. Trong Kinh Trang Nghiêm Văn Thù Tịnh Độ có kể tường tận chuyện xưa khi ngài Văn thù còn là Quốc vương Am-ba [Amba raja], đã từng phát tâm theo phương pháp này. Bây giờ thầy sẽ giải thích rõ ràng phương pháp phát tâm đúng theo như vậy.
26. “Con xin đối trước các bậc hộ trì, nguyện xin phát tâm vô thượng bồ đề. Mời chúng sinh về chứng giám cho con. Nguyện sẽ quảng độ chúng sinh thoát khỏi ràng buộc luân hồi”.
27. “Từ nay đến ngày con đạt giác ngộ, nguyện từ bỏ hết tâm lý ô nhiễm, ác ý, giận dữ keo bẩn, ganh ghen.
28. “Nguyện giữ giới hạnh từ bỏ ác, tham, vui việc giữ giới nối gót chư Phật.
29. “Nguyện không vì mình mà ham mau chóng thành tựu giác ngộ. Nguyện luôn ở lại làm người sau cùng.
30. “Nguyện sẽ làm sạch vô lượng cõi giới, làm nên tịnh độ không thể nghĩ bàn. nguyện vì những ai gọi đến tên con, mà khắp mười phương con đều có mặt.
31. “Nguyện làm thanh tịnh hết thảy ác nghiệp từ thân ngữ ý mà phát sinh ra. mọi việc bất thiện, con đều không làm. trang nghiêm giữ gìn giới hạnh bồ tát.”
32. Lấy tâm bồ đề mà khéo giữ gìn ba loại giới luật, tâm sẽ kiên định vững tin nơi giới. Đây chính là nhân, khiến thân ngữ ý trở nên thanh tịnh.
33. Bồ tát phát tâm, kiên trì giữ giới, sẽ gom đầy đủ tất cả tư lương thành tựu bồ đề.
34. Chư Phật dạy rằng nhân duyên giúp ta gom đủ phước, tuệ, chính là thần thông.
35. Tựa như chim non không thể cất cánh vút lên trời rộng; người thiếu thần thông không thể làm việc lợi ích chúng sinh.
36. Chưa đạt thần thông dù tu trăm kiếp, được bao công đức vẫn không thể sánh công đức một ngày khi có thần thông.
37. Ai muốn nhanh chóng tích lũy phước, tuệ, thành tựu viên mãn vô thượng bồ đề, thì đừng biếng nhác, siêng tu lục thông.
38. Muốn đạt thần thông, tâm phải an trụ. Vậy phải không ngừng nỗ lực tu chỉ [samatha].
39. Nhân duyên tu chỉ nếu chưa gom đủ thì dù tọa thiền kiên trì vạn năm vẫn không thể nào khiến tâm an trụ.
40. Vậy phải cố gắng gom đủ nhân duyên như đã ghi trong Công Đức Thiền Chỉ. Hãy chọn đề mục để mà nhiếp tâm.
41. Bao giờ đạt chỉ sẽ đạt thần thông. Nhưng nếu thiếu tuệ, vẫn chẳng thể nào tận diệt tất cả các loại chướng ngại.
42. Muốn dẹp tất cả chướng ngại ngăn che giải thoát, giác ngộ, phải luôn tu tuệ phối hợp cùng với phương tiện thiện xảo.
43. Tuệ thiếu phương tiện, phương tiện thiếu tuệ đều thành dây trói ràng buộc luân hồi. Vì vậy cần phải phối hợp cả hai.
44. Để tan nghi vấn về ý nghĩa của trí tuệ, phương tiện, thầy sẽ nói rõ về sự khác biệt giữa hai điều này.
45. Chư Phật dạy rằng ngoài hạnh thứ sáu là Tuệ Toàn Hảo, năm hạnh còn lại, kể từ hạnh Thí cho đến hạnh Định đều là phương tiện.
46. Lấy tâm thuần thục phương tiện thiện xảo để mà tu tuệ sẽ chóng thành tựu vô thượng bồ đề; chứ không thể dựa vào quán vô ngã mà thành tựu được.
47. Thấy uẩn, giới, xứ đều là vô sinh, nhờ đó chứng được tất cả các pháp đều không tự tánh: đó là trí tuệ.
48. Nếu như tự tánh của một vật gì là thật sự có thì chính vật ấy vốn không làm sao có thể phát sinh. Nếu như tự tánh của một vật gì là thật sự không thì giống như hoa hiện ra giữa trời, vốn không có gì để mà nói tới. Cả hai điều này phi lý như nhau. Sự vật khởi sinh vốn không như vậy.
49. Sự vật sinh ra không phải tự sinh; cũng không phải do yếu tố bên ngoài mà phát sinh ra; cũng không phải từ hai điều nói trên mà phát sinh ra; cũng không phải là không có nguyên nhân mà phát sinh ra. Sự vật sinh ra, vốn không tự tánh.
50. Quán chiếu tận tường tất cả các pháp xem là đồng nhất hay là dị biệt, sẽ không thể thấy có một pháp nào hiện hữu độc lập. Nhờ đó thấy rõ các pháp hoàn toàn không có tự tánh.
51. Bảy Mươi Luận Tụng nói về tánh Không hay Luận Trung Quán của ngài Long thọ đều giải thích rằng chân tánh các pháp chính là tánh Không.
52. Biển luận văn này vô cùng phong phú thầy không thể trích hết cả ra đây, chỉ xin tóm lược đôi câu kết luận xác định tông môn, tiện cho các con thiền quán tu hành.
53. Quán về vô ngã, thấy ra sự vật không có tự tánh: đó là tu tuệ.
54. Vận dụng trí tuệ quán chiếu vạn pháp, sẽ không thể thấy pháp có tự tánh. Tương tự như vậy, quán chiếu trí tuệ sẽ thấy tuệ này cũng không tự tánh. Các con hãy gắng siêu việt khái niệm mà quán như vậy.
55. Toàn bộ cõi sống do tâm khái niệm mà phát sinh ra, vì vậy cõi sống vốn thật chỉ là khái niệm phân biệt. Tách lìa phân biệt là đại niết bàn
56. Đức Phật nói rằng khái niệm phân biệt là đại vô minh, ném chúng ta vào luân hồi sinh tử. Tách lìa phân biệt, trụ trong vô niệm, khi ấy cảnh giới siêu việt khái niệm tựa như không gian hiện ra trong sáng.
57. Trong Đà la ni Nhập Tâm Vô Niệm, Đức Phật dạy rằng; “Nếu chư bồ tát lìa tâm phân biệt để mà quán chiếu thì dù khái niệm khó vượt đến đâu cũng sẽ từng phần vượt qua được cả, bước vào cảnh giới siêu việt khái niệm.
58. Nhờ văn và tư, hiểu rằng các pháp không từng khởi sinh, không có tự tánh, khi ấy các con từ sự hiểu này tu thiền chỉ quán siêu việt khái niệm.
59. Quán chiếu cảnh giới chân thật như vậy sẽ tiến từng phần trên đường giác ngộ thành tựu “nội hỏa” thành tựu “đại lạc” cùng những điều khác. Rồi chẳng bao lâu sẽ thành tựu được vô thượng bồ đề.
60. Nếu muốn dễ dàng tích đủ phước tuệ thành tựu bồ đề, có thể nương nhờ năng lực minh chú, hành trì các pháp hàng phục, tăng trưởng.
61. Đồng thời nương vào năng lực của tám thành tựu vĩ đại, hay thành tựu khác, như là “Bình Quí”, nếu muốn bước vào con đường tu Mật, thuận theo hành mật và thiện xảo mật
62. Và nếu muốn nhận đại pháp quán đảnh Đạo sư Kim Cang, phải đối với Thầy hết lòng tận tụy, phụng sự, cúng dường, chăm chỉ làm theo những điều Thầy dạy.
63. Đạo sư hoan hỉ ban cho đại pháp Quán Đảnh Đạo Sư, bấy giờ tất cả ác nghiệp chướng ngại đều tiêu tan cả. tâm sáng thanh tịnh, đồng vị niết bàn.
64. Trong Đại Mật Kinh Đức Phật Bản Lai hết lòng nghiêm dạy các vị tỷ kheo và tỷ kheo ni giữ giới thuần tịnh tuyệt đối không được nhận hai mật pháp quán đảnh kín mật, quán đảnh trí tuệ.
65. Là người giữ gìn phạm hạnh thanh tịnh mà nhận hai pháp quán đảnh nói trên là phá giới hạnh.
66. Nếu như đang giữ phạm hạnh nghiêm mật mà nhận pháp này là phá hủy giới, sa đọa trầm luân tận cùng ác đạo, không thể có được chút thành tựu nào.
67. Tuy vậy nếu là nhận pháp quán đảnh Đạo Sư Kim Cang thể hội chân như thì vẫn có thể nghe giảng mật pháp, hay tự mình giảng, thi hành nghi lễ thiết lập đạo tràng, cúng lửa, sám hối, mà không phạm lỗi.
68. Thầy là trưởng tử Shri Dipamkara, đã học điều này từ nơi kinh luận. Vì lời yêu cầu Của Jangchub O mà viết ra đây bài giảng ngắn gọn vạch ra con đường tuần tự giác ngộ.
Đến đây chấm dứt bài kệ Đèn Soi Đường Giác Ngộ do đại đạo sư Atisha Dipamkara Shri Jnana soạn và đích thân dịch sang Tạng ngữ với sự góp sức của vị tỷ kheo dịch giả người Tây tạng tên Geway Lodro. Bài pháp này được viết tại tu viện Tholing ở Zhang Zhong.
Hồng Như Thubten Munsel chuyển Việt ngữ tháng 07/2005, dựa trên bản dịch Anh ngữ của Dr. Thubten Jinpa trong Illuminating the Path (tác giả: đức Đalai Lama, xuất bản: Thubten Dhargye Ling Archive, Long Beach, California), tham khảo với bản dịch của Ruth Sonam.
Jamgon Kongtrul đời thứ 1: GỌI THẦY TỪ CHỐN XA
– English Title: A Prayer Calling the Lama from Afar – (Not available on this website) – Tựa đề tiếng Tạng: ༄༅།།བླ་མ་རྒྱང་འབོད་ཀྱི་གསོལ་འདེབས་མོས་གུས་སྙིང་གི་གཟེར་འདེབས་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།། – Tác luận (Author): Jamgon Kongtrul đời thứ nhất Lodro Thayé – Việt ngữ: Hồng Như – Bản dịch hiệu đính tháng 7/2015. Điều kiện hành trì: Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc tụng.
Nam mô Gurube. Gọi Thầy Từ Chốn Xa là bài tụng mọi người đều biết. Then chốt để thỉnh lực gia trì là tâm hướng đạo sư phát xuất từ lòng chân thành sám hối lối cũ, buông xả sinh tử luân hồi. Tâm hướng đạo sư này không chỉ là lời nói đầu môi mà phải phát xuất từ tận đáy lòng, từ trong xương tủy, với niềm tin xác quyết rằng ngoài Đạo Sư ra, vốn không có Phật nào khác. Với niềm tự tín tròn đầy như vậy, chúng con tụng rằng:
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con. /
Bổn sư từ hòa, xin nghĩ đến con. //
(I.1.) Thầy là tinh túy của Phật ba thời,/
cội nguồn chánh pháp, kinh điển, thành tựu /
Là bậc thượng thủ Tăng đoàn tôn quí,/
bổn sư từ hòa, xin nghĩ đến con. //
(I.2.) Thầy là kho tàng gia trì, đại bi, /
là cội nguồn của hai loại thành tựu, /
Thiện hạnh của Phật, ban sự như ý, /
bổn sư từ hòa, xin nghĩ đến con.//
(I.3.) Thầy A Di Đà, xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con từ cõi Pháp thân, thoát mọi đối đãi /
Chúng con là kẻ / trầm luân sinh tử / chỉ vì nghiệp ác, /
xin Thầy cho con / vãng sinh về cõi / Cực Lạc của Thầy. //
(I.4.) Thầy Quan Thế Âm, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi Báo thân / rạng ngời trong sáng /
Quét sạch khổ đau / sáu loại chúng sanh, /
chuyển hóa toàn bộ / ba cõi luân hồi.//
(I.5.) Thầy Liên Hoa Sanh, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ đóa sen sáng / của Nga Yab Ling /
Trong thời tối ám, / Thầy vì từ bi / mà mau hộ trì / cho chúng đệ tử / ở xứ Tây Tạng, / những kẻ khốn cùng / không chốn chở che.//
(I.6.) Đức Yeshe Tsogyal /, xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ chốn đại lạc / của Đà kì ni /
Dẫn dắt chúng con, / kẻ phạm ác nghiệp, / vượt biển luân hồi, /
đạt đến thành trì / vĩ đại giải thoát. //
(I.7.) Chư tổ các dòng / nhĩ truyền, tàng truyền, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi trí giác / hợp nhất hiện – không. /
Phá tan ngục tối / của vọng tâm này, /
cho rạng ánh ngày / mặt trời thành tựu.//
(I.8.) Đấng Nhất Thiết Trí / Drime Ozer, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / ngũ quang bản nhiên
Giúp con viên thành / hoạt dụng của tâm, / bản lai thanh tịnh, /
Đạt bốn giai đoạn / a tì du già.//
(I.9.) Đức A ti sa / cùng bậc trưởng tử, / không ai sánh bằng, /
từ giữa trăm đấng / bổn tôn Đâu Xuất / mà nhìn chúng con /
Cho trong tâm con / sinh tâm bồ đề, /
tinh túy tánh không, / cùng tâm đại bi. //
(I.10.) Đại thành tựu giả / Marpa, Mila, / cùng Gampopa, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / đại lạc kim cang /
Giúp cho chúng con / đạt Đại Thủ Ấn / lạc-không hợp nhất, /
thức tỉnh Pháp thân / ngay giữa trái tim.//
(I.11.) Bậc ngự cõi thế, / đức Karmapa, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / chúng sinh vô biên / đều đã viên thành. /
Giúp con chứng biết / vạn pháp như huyễn, / không chút tự tánh; /
chính từ nơi tâm / và tướng của tâm / hiện ba thân Phật.//
(I.12.) Chư tổ Kagyu, / bốn chánh, tám phụ / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / thanh tịnh bản nhiên. /
Quét sạch mê lầm / ở nơi bốn cảnh, /
cho con viên thành / kinh nghiệm, thành tựu.//
(I.13.) Năm đấng sơ tổ / dòng tu Sakya, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cảnh bất nhị / luân hồi niết bàn /
Giúp con hợp nhất / ba pháp thanh tịnh: / tri kiến, thiền, hành /
Đưa chúng con vào / đường tu tối thượng / mật thừa kim cang.//
(I.14.) Chư tổ Shangpa / Kagyu vô song, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn chúng con từ / cõi Phật thanh tịnh /
Giúp con thuần luyện / pháp tu giải thoát, /
đưa con vào quả / hợp nhất cứu cánh / của vô học đạo./
(I.15.) Đại thành tựu giả / Thangtong Gyalpo, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi đại bi / không chút dụng công /
Giúp con đắc pháp / vô sinh cứu cánh /
và giúp chúng con / điều phục khí tâm.//
(I.16.) Từ phụ duy nhất, / Dampa Sangye, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / viên thành Phật hạnh /
Cho tim chúng con / tràn lực gia trì, /
cho điềm cát tường / tràn khắp mọi nơi. //
(I.17.) Từ mẫu duy nhất / Labkyi Dronma, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi bát nhã / ba la mật đa /
Cho con đoạn ngã, / cội của lòng kiêu, /
thâm chứng vô ngã / bất khả tư nghì. //
(I.18.) Đấng Nhất Thiết Trí / Dolpo Sangye, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / đủ mọi thắng tướng /
Giúp con nhiếp khí / về nơi trung đạo, /
và chứng đắc thân / bất hoại kim cang. //
(I.19.) Đức Taranatha / vô vàn tôn quí, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi tam ấn /
Giúp con bước qua / kim cang mật đạo / không vướng chướng ngại, /
để rồi chứng đắc / quả thân cầu vồng. //
(I.20.) Đức Jamyang Khyentse Wangpo, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi trí giác / biết đúng và khắp /
Phá tan bóng tối / mê muội vô minh, /
tăng nguồn ánh sáng / trí tuệ vô thượng. //
(I.21.) Đức Osel Tulpay Dorje, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / ngũ sắc cầu vồng /
Tịnh hết cấu nhiễm / nơi giọt, khí, tâm, /
đưa chúng con đến / với quả giác ngộ / của thân bình trẻ. /
(I.22.) Đức Pema Do Ngak Lingpa, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi bất biến / lạc-không hợp nhất /
Cho con viên thành /
ý thật của khắp / Phật đà bồ tát. //
(I.23.) Đức Ngakwang Yonten Gyamtso, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / bản lai hợp nhất /
Cho chúng con thôi / chấp bám tướng hiện, /
thuần dưỡng khả năng / mang hết cảnh hiện / vào trong đường tu. //
(I.24.) Bồ tát Lodro Thaye, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / đại từ đại bi /
Cho con thấy ra / khắp cả chúng sinh / đều là mẹ hiền /
Có đủ khả năng / từ tận đáy lòng / gánh vác chúng sinh. //
(I.25.) Đức Pema Gargyi Wangchuk, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi lạc-sáng /
Giải thoát năm độc / chuyển thành năm trí /
Cho tâm đối đãi / chấp bám được mất / hoàn toàn tận diệt. //
(I.26.) Đức Tenyi Yungdrung Lingpa, / xin nghĩ đến con./
Nhìn về chúng con / từ trong cảnh giới / luân hồi niết bàn / bình đẳng như một. /
Cho tâm hướng Thầy / chân thành nảy sinh, /
cho con đắc quả / giác ngộ bản nhiên / và quả giải thoát. //
(I.27.) Bổn sư từ hòa, xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ chốn đại lạc / trên đỉnh đầu con /
Cho con nhìn thấy / gương mặt Pháp thân , / là tâm chứng tánh, /
Ngay trong đời này / đưa chúng con vào / quả đại giác ngộ. //
(II.1.) Than ôi!
Chúng sinh như chúng con đây, / phạm bao ác nghiệp, /
trôi lăn luân hồi / kể từ vô thủy /
cho đến bây giờ / vẫn khổ triền miên, /
vậy mà chưa từng / ăn năn sám hối. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con phát tâm chán khổ. //
(II.2.) Thân người quí giá / nay đã đạt rồi, / sao lại lãng phí! /
Siêng việc tào tạp, / rỗng không vô nghĩa, /
Còn quả giải thoát / thì lại biếng lười. /
Thật giống như người / lên đảo châu ngọc / trở về tay không. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con sống cho xứng đáng. //
(II.3.) Thế gian này đây / có ai không chết, /
đang biết bao người / nối gót nhau đi. /
Chính chúng con đây, / sớm ngày cũng chết, /
sao còn ngu xuẩn / tính việc sống đời. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con dứt lòng toan tính. //
(II.4.) Thân nhân bằng hữu, / rồi sẽ lìa xa, /
tài sản chắt chiu / cho người khác hưởng, /
thân dù chăm chút, / cũng bỏ phía sau, /
tâm phải thang lang / trong cảnh trung hữu /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con thấy đời vô nghĩa. //
(II.5.) Trước mặt tối đen / bóng đêm kinh hãi / chực nuốt con vào /
Sau lưng đỏ ngòm / ngọn gió nghiệp chướng / rượt cuốn con đi /
Ngục tốt Diêm vương / dị hình dị dạng / nào đâm nào chém. /
Rồi con phải chịu / cảnh khổ cùng tận / ác đạo luân hồi. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con thoát vực ác đạo. //
(II.6.) Chúng con chôn dấu / ở trong tâm mình / núi cao ác nghiệp /
Vậy mà lỗi người / nhỏ như hạt mè / vẫn lớn tiếng chê. /
Mảy may thiện đức / con đều không có, / chỉ giỏi khoe khoang. /
Mang tiếng là tu, / nhưng chỉ tu toàn / điều trái chánh pháp. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, / đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con lìa tâm ngã mạn cùng tâm ngã ái. //
(II.7.) Dấu ở bên trong / quỉ dữ ngã chấp / chỉ để đọa rơi. /
Niệm nào cũng khiến / cho phiền não tăng. /
Việc nào cũng gieo / toàn quả bất thiện. /
Tâm chưa từng biết / hướng về giải thoát. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con đoạn tâm ngã chấp. //
(II.8.) Được chút tiếng khen / là lòng rộn vui; /
nghe chút lời chê, / lòng tê tái buồn. /
Chạm lời thô ác, / áo giáp kham nhẫn / đã vội vất đi. /
Thấy kẻ khốn cùng, / lòng không thương xót. /
Gặp dịp bố thí, / bó chặt lòng tham. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con trú ở chánh pháp. //
(II.9.) Thấy cảnh luân hồi / con lại tưởng vui./
Tri kiến vô thượng / con vì áo cơm / mà từ bỏ hết. /
Việc gì cũng có, / con vẫn muốn thêm. /
Mê lầm chạy theo / cảnh huyễn không thật. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con dứt tâm mê đắm nơi chuyện đời này. //
(II.10.) Chút khổ thân tâm / đều không kham nổi, /
cớ sao ác đạo / lại không ngần ngại / mù quáng xông vào? /
Dù biết nhân quả / nhất định không sai, /
vẫn không làm thiện, / lại tăng điều ác. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con thâm tín nhân quả. //
(II.11.) Con ghét kẻ thù, / luyến tham bằng hữu, /
lạc trong bóng tối / mê muội vô minh, / không biết điều gì / cần theo cần bỏ. /
Ngồi tu thì tâm / mê mờ trì trệ, / dứt tu tâm lại / sáng suốt thông minh. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con hàng phục kẻ thù nhiễm tâm phiền não. //
(II.12.) Nhìn tướng bên ngoài / thấy giống người tu, /
sao tâm bên trong / không thuận chánh pháp /
Dấu diếm phiền não / như nuôi rắn độc, /
khi gặp nghịch cảnh / phơi bày tánh xấu / của người vụng tu. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con hàng phục tâm này. //
(II.13.) Chúng con không biết / tự xét lỗi mình. /
Khoác áo hành giả, / nhưng lại đeo đuổi / toàn những mục tiêu / không thuận chánh pháp. /
Tâm đã quen trong / phiền não bất thiện. /
Thiện tâm thoạt hiện / là đoạn lìa ngay. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con biết thấy lỗi mình. //
(II.14.) Theo từng ngày qua / thêm gần cõi chết. /
Theo từng ngày đến / tâm càng khô khan. /
Phụng sự đạo sư / mà tâm-hướng-Thầy / ngày thêm mờ nhạt./
Tấm lòng yêu quí / dành cho đồng đạo, / càng lúc càng tan. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, / đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con luyện tâm khó luyện. //
(II.15.) Chúng con qui y, / phát tâm bồ đề, / thỉnh cầu rộng rãi, /
nhưng tâm đại bi / và tâm hướng Thầy / vẫn chưa phát khởi. /
Phật sự, công phu, / chỉ giỏi đầu môi. /
Thành tựu đủ điều, / sao chẳng có gì / khiến tâm rung động. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con,
giữ gìn sao cho mọi việc con làm đều thuận chánh pháp. //
(II.16.) Chúng con vẫn biết / khổ đau đến từ / thủ lợi riêng mình; /
giác ngộ bồ đề / có được là nhờ / tâm muốn lợi người./
Nay đã phát tâm, / nhưng vẫn kín đáo / nuông chiều ái ngã. /
Đã không lợi tha, / lại còn vô tình / nhiễu hại chúng sinh. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con có đủ khả năng hoán chuyển ngã tha. //
(II.17.) Thầy chính là Phật / nhưng con lại thấy / Thầy là kẻ phàm. /
Quên ơn đạo sư / từ bi cho pháp. /
Muốn mà không được / là lòng không vui. /
Nhìn việc Thầy làm / xuyên qua bức màn / hoài nghi ác kiến. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con tăng lòng kính ngưỡng. //
(II.18.) Tâm con là Phật / mà con không biết. /
Niệm là pháp thân, / con cũng chẳng hay. /
Chân tánh tự nhiên / lại không giữ được. /
Thật tánh của tâm / luôn tự an trú, / cũng chẳng hề tin. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con giải thoát tâm mình vào trong trú xứ. //
(II.19.) Cái chết là điều / chắc chắn sẽ đến / lại không thể nhớ. /
Chánh pháp là điều / chắc chắn lợi ích / lại không thể tu. /
Nghiệp và nhân quả, / chắc chắn không sai, / lại không thể chọn / điều cần lấy, bỏ. / Chánh niệm tỉnh giác / chắc chắn cần thiết / lại không thể giữ, / để tâm tán loạn. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, / đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con trú trong chánh niệm, thoát mọi tán tâm. //
(II.20.) Vì ác nghiệp cũ / nên nay con phải / sinh thời mạt pháp./
Nghiệp cũ chỉ toàn / gieo nhân khổ đau. /
Bạn xấu rợp đầy / bóng tối bất thiện. /
Được chút thiện hạnh, / là thói ngồi lê / làm cho hư hết./
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con ấp ủ chánh pháp nơi tận đáy tim. //
(II.21.) Lúc đầu tâm con / toàn là chánh pháp, /
sao rồi rốt lại / chỉ gieo toàn nhân / sinh tử, ác đạo. /
Hoa mầu giải thoát / bị băng ác hạnh / phá hủy cả đi. /
Thành loài cặn bã, / đánh mất tất cả / mục tiêu cứu cánh. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con viên thành chánh pháp. //
(II.22.) Giữ gìn cho con sám hối thành tâm. /
Giữ gìn cho con dứt lòng toan tính. /
Giữ gìn cho con nhớ chết trong tim. /
Giữ gìn cho con thâm tín nhân quả /
(II.23.) Giữ cho đường tu thoát mọi ác chướng. /
Cho con tinh tấn tu tập hành trì. //
Giữ cho nghịch cảnh chuyển thành đường tu. /
Cho pháp đối trị đều luôn hữu hiệu /
Cho tâm hướng Thầy chân thành nảy sinh. /
Cho con chứng được diện mục chân tánh. //
Đánh thức bản giác ngay giữa trái tim. /
Đoạn lìa tất cả mọi tướng hư vọng /
Con thành chánh quả ngay kiếp hiện tiền.//
(II.24.) Con khẩn xin Thầy, đạo sư trân quí, vô vàn từ hòa, ngự cõi chánh pháp, /
con hướng về Thầy thiết tha khẩn nguyện. /
Chúng con là kẻ khốn khổ bất hạnh, được Thầy là nguồn hy vọng duy nhất /
Xin Thầy gia trì / tâm Thầy, tâm con / hòa vào trong nhau./.
Trước đây có một vài tăng sĩ đã nhờ tôi viết ra bài tụng như thế này, thế nhưng thời gian như bóng câu. Gần đây có vị nữ thí chủ Samdrub Dronma, là hành giả thuộc gia đình quí tộc, và Deva Rakshita đã thiết tha thỉnh cầu, do đó mà tôi, Lodro Thaye, kẻ sống thời mạt pháp, chỉ là hình bóng mờ nhạt của bậc đạo sư, đã soạn tác bài tụng này ở chốn già lam tên gọi Dzongsho Deshek Dupa. Nguyện thiện đức tăng trưởng.
Mọi sai sót là của người dịch mọi công đức xin hồi hướng vô thượng bồ đề
Dza Patrul Rinpoche: CHÓI RẠNG ÁNH MẶT TRỜI (Cẩm Nang Hành Trì Nhập Bồ Đề Hạnh Luận)
– A commentary on Shantideva’s Bodhisattva Way Of Life, by Patrul Rinpoche –
༄༅། །བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་སྤྱོད་པ་ལ་འཇུག་པའི་སྒོམ་རིམ་རབ་གསལ་ཉི་མ་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ། ། – Tác Luận: Đức DZA PATRUL RINPOCHE
Việt ngữ: Hồng Như, bản tháng 9/2013 Hạ Tải PDF: <<Chói Rạng Ánh Mặt Trời – Sách PDF >> Điều kiện hành trì: Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc và hành trì.
Cẩm nang hành trì: Thọ Bồ Tát Giới – Tu Bồ Tát Hạnh theo Nhập Bồ Đề Hạnh Luận của ngài Tịch Thiên (Shantideva) –
SƯỜN BÀI
A1. NGƯỜI TU [=CHƯƠNG 1]
A2. TÂM NGƯỜI TU
B1. Bồ Đề Tâm Nguyện
B2. Bồ Đề Tâm Hành
B3. Thọ Bồ Tát Giới
C1. Chuẩn bị Thọ Giới
D1. Mở Tâm Hoan Hỉ
D2. Bảy Hạnh Phổ Hiền
E1. Cúng Dường [=CHƯƠNG 2]
E2. Qui Y, Đảnh Lễ
E3. Sám hối
E4. Tùy hỉ [=CHƯƠNG 3]
E5-7. Thỉnh chuyển pháp luân, Thỉnh Phật trụ thế, Hồi hướng công đức
D3. Chuyển Tâm
C2. Thọ Giới Bồ Tát
C3. Hoàn Tất Thọ Giới
A3. NỘI DUNG PHÁP TU Làm thế nào tu theo pháp hành của bồ tát
Dẫn nhập.
B1. Hạnh Thí [=CHƯƠNG 4 & 5]
B2. Hạnh Giới
C1. Phương tiện giữ giới
C2. Vận dụng phương tiện giữ giới
D1. Giới Hạnh Bồ Đề Tâm Nguyện
E1. Điều cần tránh
E2.Điều cần giữ
D2. Giới Hạnh Bồ Đề Tâm Hành
E1. Điều cần tránh
E2.Điều cần giữ
B3. Hạnh Nhẫn [=CHƯƠNG 6]
Cơ hội tu hạnh nhẫn
C1. Ba lý do nên tiếp nhận khổ đau [an thọ khổ nhẫn]
C2. Ba lý do không nên bận tâm cho việc bị hại [nại oán hại nhẫn]
I.1. Đệ tử đảnh lễ / Thiện Thệ, Pháp Thân,
chư vị Trưởng tử / cùng người xứng đáng.
Nay tôi kính xin / thuận theo lời Phật,
tóm lược lối vào / giới hạnh bồ tát. [NBĐHL – I. 1]
Ở đây có bốn tiêu đề
A1. Người tu
A2. Tâm người tu
A3. Nội dung pháp tu
A4. Kết quả pháp tu
A1. NGƯỜI TU
Thứ nhất, hành giả bước theo pháp hành này phải là một người hội đủ mọi tự tại và thuận duyên, phải có chánh tín và tâm từ bi.
A2. TÂM NGƯỜI TU
Thứ hai, tâm bồ đề có hai: bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm hành.
B1. Bồ Đề Tâm Nguyện
Về bồ đề tâm nguyện, kinh sách dạy rằng:
Phát tâm bồ đề là / Vì lợi ích chúng sinh / Nguyện đạt chánh đẳng giác.
[Hiện Quán Trang Nghiêm, chương 1, đoạn 18]
Nói cách khác, đây là tâm nguyện vì lợi ích của chúng sinh mà cầu quả vị Phật.
B2. Bồ Đề Tâm Hành
Bồ đề tâm hành là lập chí bước theo pháp hành của bồ tát.
B3. Thọ Bồ Tát Giới
Để mang tâm bồ đề về khởi phát trong tâm, người tu cần thọ giới từ một đấng chân sư. Trong trường hợp này, cần theo đúng nghi thức thọ giới bồ tát, hoặc của Duy Thức tông, hoặc của Trung Quán tông. Ở đây hướng dẫn phương pháp tự thọ giới.
Có ba phần: chuẩn bị; chánh lễ; hoàn tất.
C1. Chuẩn bị Thọ Giới
Có ba bước: mở tâm hoan hỉ; dâng bảy hạnh phổ hiền; chuyển tâm
D1. Mở Tâm Hoan Hỉ
Khởi tâm mừng vui vì hiểu lợi ích của tâm bồ đề được giải thích trong chánh văn chương
D2. Bảy Hạnh Phổ Hiền
Dâng bảy hạnh Phổ hiền để tích lũy công đức. Hãy nghĩ rằng mình và chúng sinh đang thật sự ở trước mặt phước điền với hết thảy chư Thế Tôn cùng chư bồ tát. Hướng tâm về vô vàn thiện đức nhiệm mầu của chư thánh chúng để dâng bảy hạnh Phổ hiền.
E1. Cúng Dường
Bày biện hoa, hương, đèn, nước sạch, thực phẩm, càng nhiều càng tốt. Rồi để hiện trong tâm hết thảy núi châu ngọc, rừng gỗ quí, cảnh thiên nhiên thanh tịnh đẹp rạng ngời của toàn cõi thế gian. Đây là phẩm vật cúng dường thuộc loại “không sở hữu”. Hãy cúng dường cả hai loại, phẩm vật sở hữu và không sở hữu, với các câu kệ sau đây:
Với các câu kệ tiếp theo, mang thân khẩu ý về phụng sự:
Với các câu kệ tiếp theo, tán dương đảnh lễ:
Với đầy đủ tám phẩm cúng dường[1]. Để câu tụng xuất phát từ tận đáy tim sâu thẳm, cúng dường bằng trọn tấm lòng thiết tha chân thành.
Cảnh giới thanh tịnh, là vì cúng phẩm này dâng lên Tam Bảo đang thật sự hiện diện. Chất liệu thanh tịnh, là vì phẩm cúng dường không bị việc bất chính hay ý tham lẫn làm cho ô nhiễm. Động cơ cũng thanh tịnh, là vì không mong hồi báo, không cầu công đức.
E2. Qui Y, Đảnh Lễ
Hướng về ruộng phước phi phàm này, là tam bảo tối thượng của cỗ xe đại thừa phi thường, khởi bằng cái tâm phi phàm vì lợi ích của hết thảy chúng sinh, phát nguyện từ nay cho mãi đến khi thành tựu quả vô thượng bồ đề, sẽ quay về nương dựa nơi Tam Bảo, và đọc ba lần câu kệ số 26:
E3. Sám hối
Với câu này, hướng về ruộng phước tối thượng để phát lộ sám hối, thỉnh chư vị rộng lượng đoái thương. Nghĩ rằng:
Hối hận cho ác nghiệp đã gieo, tựa như lỡ uống thuốc độc;
Tam bảo là nền tảng, là điểm dựa, tựa như thần y chữa lành mọi bệnh dữ do thuốc độc gây nên;
Chánh pháp là biện pháp hóa giải, tựa như thuốc giải độc;
Kiên quyết không tái phạm, tựa như nước cam lồ giúp thân thể phục hồi thể lực.
Khởi bốn ý niệm trên, đọc như sau:
Phát huy năng lực hối cải:
Phát huy năng lực nền tảng
Phát huy năng lực hóa giải
E4. Tùy hỉ
Khởi tâm chân thành mừng vui trước tất cả thiện căn công đức, cùng quả mà công đức này mang đến, đọc tụng như sau:
E5-7. Thỉnh chuyển pháp luân, Thỉnh Phật trụ thế, Hồi hướng công đức
Để hành trì hạnh thứ năm là thỉnh chuyển pháp luân, hạnh thứ sáu là thỉnh Phật trụ thế, và hạnh thứ bảy là hồi hướng công đức, hãy đọc các câu kệ sau đây, để ý nghĩa lời kệ xuất phát từ tận đáy lòng:
D3. Chuyển Tâm
Nói về phần chuyển tâm, khởi từ câu kệ 11, hãy luyện tâm mình bằng cách dâng hiến trọn vẹn thân mạng, tài sản và công đức của cả ba thời quá khứ hiện tại và vị lai, phụng sự cho lợi ích của chúng sinh, không chút ngần ngại. Khởi tâm nguyện sâu xa rằng nhờ đó mà chúng sinh hữu tình ở khắp mọi nơi đều sẽ đạt tất cả mọi an vui thắng diệu, từ niềm vui trước mắt cho đến tận quả đại lạc cứu cánh.
C2. Thọ Giới Bồ Tát
Thứ hai, để khởi đầu phần thọ giới, cần thỉnh mời chư Phật đà Bồ tát đoái tưởng:
Kính thỉnh hết thảy / mười phương Phật đà,
Hết thảy Bồ tát / trên mười thánh địa,
Hết thảy đạo sư / chấp giữ kim cang,
Kính xin chư vị / thương tưởng cho con
Rồi thọ giới bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm hành cùng một lúc, bằng cách đọc ba lần hai câu tụng dưới đây:
C3. Hoàn Tất Thọ Giới
Khởi tâm mừng vui, đọc từ câu 26 đến 33. Rồi mời người khác cùng vui và đọc câu kệ 34
Sau đó, có thể đọc tụng bài nguyện sau đây:
Bồ đề tâm trân quý
Nơi nào chưa có, nguyện sẽ phát sinh
Nơi nào đã sinh, nguyện không thoái chuyển
Vĩnh viễn tăng trưởng / không bao giờ ngừng
Ngang đây hoàn tất phần phát khởi tâm bồ đề trong tâm người tu.
A3. NỘI DUNG PHÁP TU
Làm thế nào tu theo pháp hành của bồ tát
Dẫn nhập
Hết thảy mọi pháp hành của bồ tát đều bao gồm trong sáu hạnh ba la mật [còn gọi là lục độ].
Tinh túy sáu hạnh này có thể tóm lược như sau:
Thí, bao gồm bốn đặc tính
Giới, bao gồm bốn đặc tính
Nhẫn, bao gồm bốn đặc tính
Tấn, bao gồm bốn đặc tính
Định, bao gồm bốn đặc tính
Tuệ, bao gồm bốn đặc tính.
Bốn đặc tính là gì? Kinh sách dạy bốn đặc tính là:
phá tan mọi chướng ngại;
đi chung với trí tuệ siêu việt khái niệm;
toàn thành mọi nguyện ước;
thành thục chúng sinh ba loại căn cơ.
Chướng ngại có sáu, tương ứng với sáu hạnh ba la mật:
tham lẫn;
giới bất nghiêm;
sân hận;
lười biếng;
tán tâm;
ác tuệ.
Toàn thành nguyện ước chúng sinh, là vì:
hạnh thí: cho ra mọi sở hữu;
hạnh giới: thành nơi chốn cho người phát khởi tín tâm;
hạnh nhẫn: tự tại trước nghịch cảnh;
hạnh tấn: làm được việc cần làm;
hạnh định: đạt thần thông, khiến chúng sinh tăng trưởng tín tâm
hạnh tuệ: biết điều cần làm, cần bỏ.
Nhờ đó mang lại mọi điều chúng sinh nguyện mong, giúp tâm chúng sinh chín mùi một cách trực tiếp hay gián tiếp bằng cách đưa chúng sinh đạt quả giác ngộ, quả A la hán, Bích Chi Phật, hay quả vị Phật.
Dưới đây hướng dẫn phương pháp đưa sáu hạnh ba la mật vào pháp chuyển tâm.
B1. Hạnh Thí
Một là hạnh thí, tu bằng cách nhớ đến hậu quả tai hại của lòng tham lẫn, của thói quen tham luyến thân thể, tài sản, công đức trong cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời nhớ đến lợi ích của hạnh thí, lý do vì sao nên cho ra v.v…
B2. Hạnh Giới
Thứ hai là hạnh giới, lời khai thị nói rõ về hai việc: phương tiện giữ giới và vận dụng phương tiện này để giữ giới.
C1. Phương tiện giữ giới
Phương tiện giữ giới có ba:
bất phóng dật là tâm cẩn trọng, tỉ mỉ quán xét điều cần lấy, cần bỏ (Skt.apramāda; Tib.བག་ཡོད་bayö);
chánh niệm là tâm ghi nhớ chính xác, không quên điều cần lấy, bỏ. (Skt.smṛti; Tib.དྲན་པ་drenpa)
chánh tri là tâm tỉnh giác, tự kiểm soát tình trạng của thân khẩu và ý (Skt.saṃprajanya; Tib.ཤེས་བཞིན་, she zhin)
C2. Vận dụng phương tiện giữ giới
Trước hết, vận dụng chánh niệm để luôn nhớ không quên điều cần lấy, cần bỏ.
Tiếp theo, vận dụng chánh tri để tự kiểm soát thân khẩu và ý của chính mình, vừa chớm muốn lánh điều thiện, ham điều bất thiện, là có thể nhận biết được ngay.
Lúc ấy, vận dụng tâm bất phóng dật để nhớ lại lợi ích của việc thiện mà làm ngay, hoặc nhớ lại hậu quả tai hại của việc bất thiện mà ngừng ngay.
Niềm tự tín nơi nhân quả là nền tảng của mọi pháp hành, vì vậy cần nương lời của Như lai để khởi tâm thâm tín nhân quả. Từ tận đáy lòng, giữ tâm xác quyết sâu xa vể cảnh khổ sinh tử, biết rõ làm ác thì gặp ác, một khi sa cõi ác đạo rồi, khổ đau bức bách triền miên, đừng nói chi toàn thành lợi ích cho chúng sinh, ngay cả chính mình cũng không tự gánh nổi!
D1. Giới Hạnh Bồ Đề Tâm Nguyện
E1. Điều cần tránh
Giới hạnh có nhiều loại, nhưng có ba nguyên tắc đặc biệt cần tránh vì đi ngược với bồ đề tâm nguyện:
từ bỏ chúng sinh
thoái chuyển thành tâm nhị thừa (thanh văn duyên giác)
phạm bốn pháp bất tịnh
Bốn pháp bất tịnh được nói rõ trong câu kệ sau đây:
Lừa bậc đáng tôn kính / hối hận không đúng chỗ /
Phỉ báng bậc thánh nhân / Lừa đảo chúng hữu tình /
là bốn pháp bất tịnh / phải nỗ lực từ bỏ. /
Nếu làm điều ngược lại / thì gọi là tịnh pháp.
E2.Điều cần giữ
Yếu tố thuận
hướng quả vô thượng bồ đề cùng với nhân của quả này;
vui cùng thiện hạnh của người khác, từ tận đáy lòng cảm thấy rất biết ơn khi chúng sinh làm việc lành;
hồi hướng mọi thiện căn công đức về cho chúng sinh thành tựu Phật quả.
Ba pháp quán đại thừa này cần được mang về giữ ở trong tim.
D2. Giới Hạnh Bồ Đề Tâm Hành
E1. Điều cần tránh
Trong số những yếu tố nghịch với bồ đề tâm hành, nói chung cần phải từ bỏ tâm tác hại chúng sinh cùng tất cả mọi điểm tựa của tâm này. Đặc biệt đối với các trọng giới như xâm phạm sở hữu của Tam Bảo, phỉ báng bồ tát, từ bỏ chánh pháp, đều cần được giữ gìn thận trọng như giữ mạng sống của chính mình.
E2.Điều cần giữ
Nói về yếu tố thuận, đừng bao giờ chê việc thiện nhỏ mà không làm, và phải luôn xét kỹ xem mình có đang tu với ba nguyên tắc hay không.
B3. Hạnh Nhẫn
Cơ hội tu hạnh nhẫn
Có nhiều trường hợp cần phải nhẫn, bắt đầu với bốn cảnh sau đây:
Bị người khinh khi
Bị người chửi mắng
Bị người dèm pha
Hay bị gây đau đớn
Và, tương tự như vậy, khi bốn cảnh nói trên xảy ra cho sư phụ, bằng hữu hay người thân [cộng lại thành tám cảnh]
Thêm vào bốn cảnh tiếp theo đây, xảy ra cho kẻ thù hay những kẻ đối đầu với ta:
Khi họ được an vui hạnh phúc
Khi họ được danh vọng, lợi lạc
Khi họ được tôn vinh
Khi họ người đời ngợi khen
Thêm vào đó, có lúc cảnh trái ngược với mười hai cảnh nghịch ý này, nghĩa là mười hai cảnh thuận ý, bị ngăn trở, vậy tổng cộng có hai mươi bốn cơ hội để tu hạnh nhẫn.
Bất kể thế nào, đừng bao giờ để tâm thoái chí nản lòng vì cảnh hiện trước mắt hay vì khổ đau phải gánh chịu, thay vào đó, hãy tiếp nhận khổ đau, đừng nổi giận với người gây hại, đừng bận tâm đến việc bị hại, giữ tâm vững vàng an định nơi tánh không thâm sâu của thực tại.
Vậy, mỗi trường hợp nhân lên ba lần, thành 72 loại nhẫn cần tu.
C1. Ba lý do nên tiếp nhận khổ đau [an thọ khổ nhẫn]
Nhờ khổ mà sạch được ác nghiệp. Vậy hãy nên tiếp nhận khổ đau, biết đây là cây chổi quét đi mọi lỗi lầm.
Nhờ khổ mà biết chán khổ sinh tử luân hồi, khởi tâm từ bi với chúng sinh, hướng thiện hạnh, tránh ác hạnh. Vậy hãy nên tiếp nhận khổ đau, biết đây sẽ là điều thúc đẩy mình đến với thiện đức.
Nhờ khổ mà quét tâm kiêu ngạo, dẹp nọc ganh ghen, thắng sức mạnh của tham chấp, đưa đến quả thành tựu. Vậy hãy nên tiếp nhận khổ đau, biết đây chính là phẩm trang nghiêm cõi tâm.
C2. Ba lý do không nên bận tâm cho việc bị hại /
[nại oán hại nhẫn]
Vì lòng từ bi đối với người hại mình: thử nghĩ xem, chúng sinh mê muội bị phiền não khống chế, đối với chính bản thân họ còn tác hại, huống chi người khác.
Vì biết lỗi ở nơi mình: người ta hại mình bây giờ chỉ là do nghiệp của mình trong quá khứ và thái độ của mình trong hiện tại.
Vì biết rằng nhờ kẻ thù gây hại nên ta mới có cơ hội tích lũy công đức tu nhẫn, vốn là nền tảng của hết thảy mọi thiện hạnh bồ tát. Vậy kẻ thù chính là bạn lành, thật sự mang lợi ích lớn lao đến cho ta.
C3. Ba pháp quán thậm thâm [đế sát pháp nhẫn]
Hạnh nhẫn có thể huân dưỡng bằng cách quán niệm với lòng xác quyết về giáo pháp thậm thâm qua ba cách sau đây:
Quán về chân đế, là chân tánh không, siêu việt mọi khái niệm: tu hạnh nhẫn bằng cách quán chiếu việc bị hại và người gây hại, cả hai đều không thật có.
Quán về tục đế, cảnh hiện huyễn ảo của duyên sinh: tu hạnh nhẫn bằng cách chứng biết người gây hại và việc bị hại, không bên nào có một cách độc lập.
Quán về sự hợp nhất bất khả phân của chân tánh của tâm: tu hạnh nhẫn bằng cách nhận diện cơn sân hận này bản lai thanh tịnh, hoàn toàn không có nền tảng hay nguồn gốc.
B4. Hạnh Tấn
Ở đây có hai phần: diệt yếu tố nghịch với hạnh tấn, là ba loại giải đãi; và nuôi sáu lực, là yếu tố thuận với hạnh tấn.
C1. Diệt Yếu Tố Nghịch
nhờ móc câu vô thường thúc hối mà diệt được sự giải đãi thích ngồi không;
nhờ vui cùng diệu Pháp mà diệt được sự giải đãi thích việc bất thiện;
nhờ nâng đỡ lòng tự tin của chính mình mà diệt được sự giải đãi thoái chí nản lòng.
C2. Nuôi Yếu Tố Thuận
Phần chuẩn bị, ứng với năng lực chí nguyện: đây là chí nguyện tu theo Phật pháp, do thấy được lợi ích của việc thiện và hậu quả tai hại của việc bất thiện.
Phần chính, ứng với năng lực tự tín: đây là nguồn nghị lực phát sinh từ sức mạnh của trái tim, bảo đảm một khi việc thiện đã bắt đầu là sẽ hoàn tất. Lực tự tín này có ba phương diện:
Tự tín trong hành động: Như mặt trời ló dạng trên mặt đất, đừng để chướng ngại quấy nhiễu, cũng đừng để nghịch cảnh xô đẩy. Như mặt trời chuyển động một mình: tự mình chiến thắng sức mạnh của Ma Vương, đừng cậy nhờ ai khác, cứ thế, thành tựu quả vô thượng bồ đề. Cuối cùng, như mặt trời tỏa ánh sáng chan hòa trên toàn cõi thế, nhờ vận dụng trí, bi và nguyện của bồ tát mà tự mình, chính mình, đủ khả năng giữ gìn sự sống cho toàn thể chúng sinh. Nói cách khác, hãy hăng hái nỗ lực mang lợi ích về cho chúng sinh ở khắp mọi nơi, cùng tận không gian.
Tự tín trong khả năng: Hãy ý thức mình thuộc dòng giống thượng căn, phát chí nguyện mãnh liệt không để bất kỳ một phá giới phạm giới nào, dù là nặng hay nhẹ, làm nhơ dòng giống Phật.
Tự tín trước phiền não: Hãy xem nhẹ phiền não, đừng để bất cứ nghịch cảnh nào khiến phải bận tâm.
Năng lực niềm vui: Luôn tu thiện pháp với trọn niềm hăng say vui thú, nhưng không mong cầu bất cứ quả lành nào, cứ hễ làm được việc lành là tâm đều rộn rã mừng vui.
Năng lực chừng mực: Bao giờ thân nhọc tâm mệt, quét sạch mọi che chướng bằng cách buông nghỉ một thời gian, để rồi mau chóng tiếp tục làm việc thiện với trọn niềm hăng say.
Năng lực chuyên cần: Tận diệt những gì cần diệt bỏ, tận tụy áp dụng chánh niệm và chánh tri để phá nhiễm tâm.
Năng lực tự chủ: Tự luyện mình trong mọi giới luật, nhớ lời dạy về tâm bất phóng dật để tự giữ gìn ba cửa thân khẩu và ý của chính mình.
B5. Hạnh Định
Có hai phần: xả bỏ yếu tố nghịch với hạnh định, và nhiếp tâm vào đề mục thiền chỉ.
C1. Xả bỏ yếu tố nghịch
Phần đầu, xả bỏ yếu tố nghịch, có hai tiêu đề: xả bỏ bận tâm thế tục, và xả bỏ tán tâm.
D1. Xả bỏ bận tâm thế tục
Nói về các mối bận tâm thế tục, tâm sẽ không thể đạt định nếu còn luyến cha mẹ, thân nhân, bằng hữu, thị giả. Vậy cần xả bỏ thói quen lo toan và bận rộn, một mình ở chốn cách ly vắng vẻ thích hợp với pháp tu thiền.
Để tâm tham lợi, tham danh, tham lời khen, tham vinh dự, tham nhu cầu vặt vãnh, đeo đuổi theo lòng tham chỉ tạo chướng ngại cho đường tu chân chính, vậy phải đoạn lìa mọi khuynh hướng mong cầu và âu lo tương tự [thiểu dục], luyện tâm biết vui với những gì mình có [hỉ túc].
D2. Xả bỏ tán tâm
Cho dù ở nơi cách ly, không khởi tâm mong cầu vật chất hay những thứ tương tự, nhưng nếu còn vướng ái dục thì vẫn không thể đạt định, tâm sẽ không có khả năng an trụ trong tịnh chỉ. Muốn đạt các tầng thiền tịnh chỉ, bắt buộc phải dứt bỏ ái dục, điều này rất quan trọng, vì vậy cần tuyệt hết tâm niệm mê luyến người khác phái, bằng cách quán về nhân, vốn không dễ kiếm; về tánh, vốn bất tịnh, và về quả, đưa đến nhiều hậu quả tai hại v.v…
Hơn nữa, cần ý thức tám mối bận tâm thế tục [bát phong] và mọi ý nghĩ hướng về đời sống hiện tiền đều là kẻ thù chân chính. Vì vậy cần chiêm nghiệm về hậu quả của dục niệm, giữ nội tâm trang nghiêm, chân thành nỗ lực xả bỏ tất cả, bất kể dục niệm có trùng điệp đến mức nào.
C2. Nhiếp tâm nơi đề mục
Nói về nội dung của pháp tu định, tuy có nhiều phương pháp, nhưng ở đây chủ yếu là để huân dưỡng tâm bồ đề. Pháp tu này có hai mặt: quán bình đẳng ngã tha, và quán hoán chuyển ngã tha.
D1. Quán bình đẳng ngã tha
Cần thấy rằng nếu chỉ biết quan tâm cho bản thân mà bỏ mặc người khác, thái độ này thật trái lẽ. Là vì ta cùng người khác đều giống như nhau, đều mong cầu hạnh phúc, không muốn khổ đau. Vì vậy mà phải quán về sự bình đẳng giữa mình và người khác.
Như kinh sách nói
Niệm bình đẳng ngã tha
cần tinh tấn huân dưỡng
ngay từ đầu pháp hành.
Vì ta và hữu tình
đối với vui và khổ
đều bình đẳng như nhau,
cần gánh vác hữu tình
như gánh vác bản thân.
Vậy thì ở bước đầu hãy tu pháp quán tâm bồ đề bình đẳng ngã tha. Quán như sau:
Chúng sinh hữu tình nhiều như không gian vô tận, tuy vậy không một chúng sinh nào không từng là cha, là mẹ, hay là bạn của ta. Đức Long Thọ dạy rằng:
Mỗi người mẹ của ta
trong các đời quá khứ
nếu nhỏ bằng hạt mầm,
số lượng nhiều vô tận,
mặt đất toàn cõi thế
cũng không sao chứa nổi.
Dựa vào kinh sách và lý lẽ, ta có thể xác định rằng hết thảy chúng sinh đều đã từng rất thân thiết với mình.
Mỗi khi vui, từ tận đáy lòng hãy khởi tâm nguyện: “nguyện khắp cả chúng sinh có được hạnh phúc, cùng nhân duyên tạo hạnh phúc.” Tương tự như vậy, mỗi khi khổ, từ tận xương tủy hãy khởi ước nguyện: “nguyện tôi cùng hết thảy chúng sinh thoát được khổ đau cùng nhân duyên gây khổ!”
Ở giai đoạn này, có khi chướng ngại sẽ đến, người tu có thể sẽ khởi tâm nhị thừa, nghĩ rằng: “tôi sẽ diệt khổ đau của chính mình, tôi chẳng mong đợi gì nơi ai, cũng chẳng cần phí công cố gắng diệt khổ cho người.” Thế nhưng Nhập Bồ Đề Hành Luận có nói:
[NBĐHL – chương VIII, câu 97]
Nói vậy cần gì lánh khổ tương lai,
vốn chẳng phạm đến tôi trong hiện tại?
Cần gì phải nỗ lực tích lũy tìm cầu sức khỏe, thực phẩm, y phục v.v… cho tương lai. Cái tôi này đây mỗi sát na đều đã không còn, sát na sau đã thành “kẻ khác”. Chỉ vì vô minh nghĩ rằng tôi trong tương lai cũng chính là tôi trong hiện tại, nhưng đó chỉ là vọng tưởng. Đúng như Nhập Bồ Đề Hành Luận có nói:
[NBĐHL – chương VIII, câu 98]
Ý nghĩ: “Nhưng tôi là người chịu khổ!”
thật ra chỉ là ý nghĩ sai lầm,
là vì khi chết là một người khác,
mà khi tái sinh lại là người khác.
Lấy ví dụ, người mê muội nghĩ rằng: “Đây là dòng nước năm ngoái tôi làm rơi chiếc áo”, hay là “đây là con sông hôm qua tôi đi qua”. Nhưng nước cuốn trôi chiếc áo năm ngoái đâu phải là nước bây giờ, và sông của ngày hôm qua cũng đã khác. Tương tự như vậy, tâm của quá khứ đâu phải là tôi và tâm của tương lai cũng đâu phải là tôi, đều khác nhau cả.
Ở đây ta có thể nghĩ rằng: “mặc dù tâm trong tương lai không phải là “tôi” trong hiện tại, nhưng đều cùng là một dòng tâm thức, vậy tôi phải lo cho an nguy của chính mình!” Đã nghĩ như vậy thì lại càng phải lo cho an nguy của người khác, là vì mặc dù chúng sinh hữu tình không phải là cá nhân tôi, nhưng đều là loài hữu tình trong cùng một cõi thế.
Nếu nghĩ rằng: “Việc ai nấy lo, tuyết đầu ai nấy phủi chứ làm sao có thể giúp hết mọi người,” vậy hãy thử chiêm nghiệm câu này trong Nhập Bồ Đề Hành Luận:
[NBĐHL – chương VIII, câu 99]
Vậy thì chân đau, tay đâu cần giúp?
Như đã nói, chân đạp gai, việc gì tay phải tốn công lo nhổ? Tương tự như vậy, tay giúp khi mắt bị vướng bụi, cha mẹ nâng đỡ cho con, tay đút cơm cho miệng. Để lo cho mình, vốn phải làm hết những việc như vậy.
Tóm lại, nếu việc ai nấy lo không cần quan tâm đến kẻ khác, làm như vậy nhất định việc gì cũng khó lòng làm xong. Biết điều này rồi, hãy hết lòng phụng sự lợi ích chúng sinh.
D2. Quán hoán chuyển ngã tha
Thứ hai, quán tâm bồ đề hoán chuyển ngã tha. Nhập Bồ Đề Hành Luận nói như sau:
[NBĐHL – chương VIII, câu 131]
Không đổi vui mình / để lấy khổ người
thì vô thượng giác / sẽ không thể đạt,
trôi trong sinh tử / không chút niềm vui.
Như sách nói, cần mang hạnh phúc của mình tặng cho chúng sinh, và nhận khổ chúng sinh về phần mình. Chi tiết quán tưởng, sách nói như sau:
[NBĐHL – chương VIII, câu 140]
Lấy cảnh của người,
thấp, bằng hay cao,
đổi thành của tôi.
Và đổi cảnh tôi
thành của người khác.
Dẹp hết tán tâm
để mà quán chiếu:
khởi tâm ganh tị
cạnh tranh, kiêu căng
Câu này có nghĩa như sau:
Ở pháp quán đầu tiên, “người khác” là một người thấp kém hơn tôi, đối với người này, địa vị tôi cao quí hơn nhiều. Nhìn từ mắt nhìn của người địa vị thấp kém để cảm nhận lòng ganh ghen đối với tôi là kẻ địa vị cao sang. Sau khi quán như vậy, tự nhiên sẽ cảm nhận được điều sau đây:
“Tôi cao, người ta thấp, chỉ mới tưởng tượng lòng ganh ghen của người khác thôi đã khiến tâm tôi khốn khổ thế này! Vậy có lý nào lại tự mình khởi tâm ganh ghen người khác để làm gì?” Cứ thế, lòng ganh ghen sẽ tan biến.
Tương tự như vậy, quán về lòng cạnh tranh đối với người cùng địa vị với mình. Trong pháp quán này, tôi đổi vị trí cùng người ngang hàng với mình, nhìn từ quan điểm của người này để thấy tôi là kình địch. Tôi lấy vị trí của người kia, nung nấu cạnh tranh trên mọi phương diện. Khi ngưng pháp quán này, trong lòng sẽ cảm thấy như sau:
“Nếu tôi là địch thủ, chỉ mới tưởng tượng thái độ cạnh tranh mờ ám của người khác thôi đã khiến tâm tôi kiệt quệ thế này, vậy còn tự mình khởi tâm cạnh tranh gây hại cho người khác để làm gì!” Làm như vậy sẽ tự nhiên chế ngự được tâm cạnh tranh của chính mình.
Rồi lại theo cùng một phương pháp, quán về lòng kiêu mạn, ở đây tôi là người thấp kém, người khác là kẻ trên. Đặt mình vào chỗ của người khác ở trên, trong lòng phát sinh lòng kiêu căng khinh mạn đối với kẻ dưới, dựa vào gia thế học vấn v.v… Khi ngưng pháp quán này, trong lòng sẽ thấy rằng, “Chỉ mới tưởng tượng lòng khinh mạn của người khác mà đã khốn khổ thế này, vậy làm sao có thể tự mình khởi tâm khinh mạn người khác?” Làm như vậy sẽ tự nhiên hàng phục được thói kiêu căng.
Có thể quán theo chi tiết hướng dẫn trong Nhập Bồ Đề Hành Luận.
Nếu không thể tu các pháp quán này, muốn một pháp tu ngắn gọn hơn thì có thể chọn câu kệ trong Bảo Hành Vương Chánh Luận:
Nguyện việc ác người / trổ quả nơi tôi;
nguyện việc thiện tôi / trổ quả nơi người.
Hễ còn chúng sinh / chưa được giải thoát,
cho dù có đã / đạt vô thượng giác
tôi cũng nguyện xin / vì một hữu tình / mà vào sinh tử.
Công đức lời này / nếu như có thân
thì bao thế giới / số lượng nhiều như / số cát sông Hằng
cũng không làm sao / có thể chứa hết.
Điều này thuận theo / lời của Phật dạy,
và cũng thuận theo / lý lẽ hiển nhiên.
Và Nhập Bồ Đề Hành Luận nói rằng:
[NBĐHL – chương X, câu 56]
Nguyện cho khổ nạn / của khắp chúng sinh / trổ quả nơi tôi.
Nương vào năng lực / chúng Tăng bồ tát
nguyện khắp chúng sinh / hưởng được đầy nguồn
an vui thắng diệu.
Nên quán niệm ý nghĩa của những câu kệ này, đọc lớn tiếng nếu muốn. Quán bình đẳng và hoán chuyển ngã tha như vậy tương tự với pháp tu do Sakya Pandita soạn tác. Tuy có một vài khác biệt nhỏ nơi hầu hết các luận giải, nhưng khi tu cứ hãy tùy ý chọn cách nào thích hợp nhất với tâm của chính mình.
B6. Hạnh Tuệ
Tuệ trước tiên được nhận diện, sau đó được áp dụng vào đề mục vô ngã.
C1. Nhận diện
Trước tiên, tuệ là trí chứng biết vạn pháp giai không trong thời tọa thiền, và chứng biết vạn pháp như huyễn trong thời xuất thiền.
C2. Áp dụng vào tánh không
Sau đó, vận dụng trí tuệ này để quán vô ngã. Ở đây có hai pháp quán: quán nhân vô ngã và quán pháp vô ngã.
D1. Nhân vô ngã
Trước tiên, nhìn lại phàm phu ngu muội lấy kẻ gieo nghiệp và chịu quả mà gọi là ngã, là tôi, một cá nhân, một con người, một sinh thể. Vậy cũng nên tự hỏi cái được gọi là “tôi” đó là ứng vào với thân, với khẩu, với ý, hay là ứng với điều gì khác? Là vô tình hay hữu tình? Là vô thường hay thường còn? v.v…
Quán như vậy, rồi sẽ thấy mặc dù không có “ngã” nhưng ta vẫn chấp ngã, không có “tha” nhưng ta vẫn chấp tha, chỉ vì đã để cho vọng tâm thao túng. Sự vật, thật ra, tự nó vốn không có cái gì để có thể gọi là “tôi” hay là “người khác”.
D2. Pháp vô ngã
Thứ hai, quán pháp vô ngã bao gồm bốn pháp thiền gọi là Tứ niệm xứ
E1. Thân niệm xứ
Tất cả mọi sự hiện ra và tồn tại trong toàn cõi luân hồi và niết bàn này, đều đơn thuần do tâm mà hiện, hoàn toàn không có một khả năng hiện hữu nào ngoài những gì do tâm gán đặt. Tâm này cũng tùy thuộc vào thân, vì vậy mà cần quán về thân bằng cách nêu những thắc mắc như sau:
Cái được gọi là “thân” này đây, vốn là đồng nhất hay dị biệt với tổng thể các thành phần cấu tạo?
Thân này sinh từ đâu?
Thân này trú ở đâu?
Thân này diệt về đâu?
Cuối cùng, để tâm an trụ trong chánh định tánh không của thân.
Bao giờ thân khởi ái dục, hãy quán về tánh bất tịnh và như huyễn của thân mình và thân người, nhờ đó dẹp được lòng ham muốn nhục dục.
E2. Thọ niệm xứ
Cảm giác khoái lạc hay đớn đau là cội rễ sinh ra tâm bất thiện như ái và thủ, vậy cần xét thử xem cảm giác này là đồng nhất hay là dị biệt với tâm… Quán về tánh chất không thật có của hai loại cảm giác này, cùng mọi cảm giác khác [ví dụ cảm giác dửng dưng], để biết rốt lại mọi cảm thọ đều chỉ là khổ đau, hoàn toàn không có chút thực thể nào cả.
E3. Tâm niệm xứ
Thử xét lại cái tâm sinh ra “sáu thức” và quán chiếu xem dòng tâm thức với muôn vàn biến hiện – thời điểm đi trước, thời điểm theo sau, thiện, bất thiện v.v… – là một thứ hay nhiều thứ. Xét xem nhiều trạng thái tâm thức hiện ra như vậy – thích và không thích, tín và bất tín, thuận và nghịch với chánh pháp, vui và buồn, tham và sân, v.v… – là cùng một tâm hay không cùng một tâm. Nếu nói rằng cùng một tâm, vậy thử xét xem vì sao cùng một tâm lại sinh ra nhiều trạng thái khác nhau như vậy, vui buồn, tham sân v.v… Nếu nói rằng những trạng thái tâm thức này tùy duyên sinh ra, vậy thử xét xem nếu không bị duyên chi phối, không tiếp với đối cảnh, thì tâm này thực chất ra sao? có hiện hữu hay không hiện hữu? Thường còn hay vô thường? Hãy dùng lý trí liên tục quán xét như vậy để có được niềm xác quyết rằng tâm này vốn vô sinh.
E4 Pháp niệm xứ
Chứng biết một cách xác quyết rằng những gì không phải là thân, thọ hay là tâm – nghĩa là tất cả những gì thuộc phạm vi của tưởng, hành và thức – đều tùy thuộc nhân duyên mà có, vì vậy hoàn toàn không tự tánh. Chúng đều đơn thuần là tánh không, siêu việt mọi phạm trù đối đãi phân biệt.
a4. KẾT QUẢ PHÁP TU
Chứng biết tướng hiện của tục đế chỉ đơn thuần là huyễn ảo, như trò ảo thuật, như một giấc mơ, từ đó thuần luyện công hạnh quảng đại, tận diệt bảy loại tham chấp. Chứng biết cảnh giới của chân đế dù chỉ một vi trần cũng không hề có tự tánh, từ đó mà đưa pháp hành về nơi tim, không chấp bám vào bất cứ điều gì.
[NBĐHL, Chương X, câu 58]
Nguyện cho chánh pháp,
là thuốc duy nhất
chữa lành bệnh khổ,
là gốc rễ của
mọi nguồn an vui,
luôn được muôn loài
hỗ trợ tôn kính,
tồn tại dài lâu.
Đây là lời của Ragged Abu – Nguyện mọi sự cát tường.
Tựa đề tiếng Phạn: Bodhicaryāvatāra (còn gọi là Bodhisattvacaryāvatāra), Thánh Giả Tịch Thiên [Shantideva] tác luận Tựa đề tiếng Tạng: བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་སྤྱོད་པ་ལ་འཇུགས་པ་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།། Tựa đề tiếng Việt: Nhập Bồ Đề Hạnh Luận, (hay là Nhập Bồ Tát Hạnh Luận). Hồng như chuyển ngữ – Bản hiệu đính, 21/03/2014. Điều kiện hành trì: Pháp phổ thông, ai cũng có thể đọc và hành trì.
Thầy tôi dạy rằng: “Cảnh giới chứng ngộ của ngài Shantideva, kẻ phàm như chúng ta đây không làm sao có thể tưởng tượng nổi. Vậy mà các con lại đủ túc duyên để nghe được những lời này, thật là phước báu khó tìm cầu, phải biết trân quí.”
Bằng tấm lòng trân quí như vậy, tôi xin dịch bài pháp này. Là niềm tri ân sâu xa đối với Ân Sư cùng hết thảy những ai còn nán lại trong khổ đau sinh tử để cho kẻ chậm chân như tôi đây vẫn còn hy vọng phát khởi tâm bồ đề.
Hai nguồn sử liệu chính về cuộc đời ngài Shantideva (Tịch Thiên) đến từ ngài Butön (1290-1364) – và ngài Jetsün Tāranātha (1575-1608). Ngoài ra còn một bản văn ngắn được tìm thấy trong các tác phẩm của học giả Yeshe Peljor (thế kỷ 18). Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm một đoản văn trong bản thảo chép tay ở Nepal thế kỷ 14.
Ngài Kunzang Pelden trong bộ luận “Văn Thù Kim Khẩu Cam Lồ” đã dựa theo bản văn của ngài Butön để soạn tiểu sử của ngài Shantideva. Bản tiếng Việt lược dịch từ tiểu sử này.
Nhập Bồ Đề Hạnh Luận (Bodhicaryāvatāra) do Bồ tát Shantideva (Tịch Thiên) trước tác. Ngài là bậc thầy uyên thâm hội đủ ba phẩm tính cần có của luận giả: trực chứng chân đế, trực kiến bổn tôn, thông làu ngũ minh. Khi còn tại thế, ngài Shantideva viên thành bảy công hạnh phi thường. Đặc biệt ngài là người được đấng bổn tôn Diệu Âm[1] trực tiếp hộ niệm gia trì.
Ngài Shantideva vốn mang dòng máu đế vương. Vào khoảng đầu thế kỷ VIII tại miền Nam xứ Saurashtra (nay là Bang Gujarat tại Tây Bắc Ấn Độ), quốc vương Kalyanavarnam hạ sanh thái tử, đặt tên là Shantivarman. Từ nhỏ thái tử đã sớm hướng tâm về chư Phật trong các thời quá khứ, tự nhiên mang sẵn dòng giống Đại Thừa, dành trọn tấm lòng tôn kính phi thường cho chư Tăng sĩ, Đạo sư. Ngài phụng sự hiến cúng khắp cả, đặc biệt quan tâm chăm sóc cho người nghèo hèn, tật bệnh, đọa rơi. Với trái tim kiên định hướng về nẻo giác, ngài tích lũy tri thức, thông làu ngũ minh. Đặc biệt ngài thỉnh được nghi quỹ đức Văn Thù từ một vị khất sĩ khổ hạnh, hành trì miên mật và xem đức Văn Thù là bổn tôn.
Khi Quốc vương băng hà, vương quyền trao về cho Thái tử Shantivarman. Ngai vàng được dựng lên lộng lẫy để chuẩn bị cho lễ Đăng quang. Ngay đêm hôm trước đại lễ, thái tử nằm mộng thấy đức Diệu Âm tọa trên ngai vàng, nhìn ngài mà nói như sau:
Con yêu duy nhất, / ngai này của ta. Ta là Văn Thù / sư phụ con đây. Sao con có thể / sánh với sư phụ ngang vai ngang vế / ngồi cùng một ngai?
Giật mình tỉnh giấc, thái tử Shantisarman hiểu rằng việc kế thừa vương vị là điều chẳng nên làm. Lòng không lưu luyến tài sản thế gian, ngài từ bỏ ngai vàng, đến học viện Na-lan-đà thọ giới cùng ngài Jayadeva, thượng thủ của năm trăm vị Hiền Thánh, và được sư phụ ban cho pháp hiệu Shantideva[2].
Trong thời gian tu học tại Na-lan-đà, ngài được đức Văn Thù trực tiếp truyền cho Tam Tạng kinh điển. Ngài dựa theo đó tu tập miên mật, qui nạp nội dung chánh pháp thành hai bộ luận: Học Tập Luận và Kinh Tập Luận. Mặc dù ngài Shantideva thành tựu vô lượng thiện đức từ cả hai pháp diệt và đạo, thế nhưng chư Tăng đồng học vẫn không hay biết, chỉ thấy người này hết ăn (Bhuj) lại ngủ (Sup), rồi lại đi lang thang (Kutimgata), nên gọi ngài là Bhu-su-ku. Họ vô cùng bất bình, than rằng, “cả ba việc của người xuất gia tại đây[3], người này chẳng được việc nào cả, sao đủ tư cách thọ trai tăng! Phải đuổi đi mới được!” Họ liền bàn cách đuổi ngài đi, bày ra việc chư Tăng thay phiên nói pháp, tin chắc rằng bao giờ đến phiên phải nói pháp, chắc chắn ngài sẽ xấu hổ mà trốn đi. Họ liên tục đến thúc dục, nhưng lần nào ngài cũng từ chối, bảo rằng không biết gì để nói. Họ kéo nhau đến thỉnh Viện trưởng ra lệnh cho ngài nói pháp. Viện trưởng vừa lên tiếng, ngài liền hứa ngay. Thấy vậy, một số tăng sĩ bắt đầu chột dạ. Để thách thức ngài, họ bày biện cúng phẩm cao như núi, mời thật đông người đến dự, dựng một tòa sư tử chênh vênh ngay chính giữa, rồi mời ngài đến. Bất ngờ thấy ngài đã tọa sẵn trên pháp tòa, họ kinh ngạc hoang mang, không hiểu ngài thượng lên pháp tòa bằng cách nào.
Lúc bấy giờ ngài Shantideva điềm nhiên cất tiếng hỏi: “Các ông muốn nghe pháp nào, pháp thường nghe, hay pháp chưa từng nghe?”
Cả pháp hội sững sờ. “Xin cho chúng tôi nghe pháp chưa từng nghe.”
Học Tập Luận quá dài, Kinh Tập Luận lại quá ngắn, vì vậy ngài Shantideva thuyết Nhập Bồ Đề Hạnh Luận, nghĩa rộng nhưng văn gọn. Lúc bấy giờ đức Văn Thù hiện ra ngay giữa trời không, nhiều người thấy được, tín tâm trào dâng vô bờ. Khi đọc đến chỉnh cú 34, chương 9, “cả sắc và không / đều vắng trong tâm…”, ngài Shantideva và đức Văn Thù cùng thăng lên không trung, cao dần, rồi biến mất, chỉ còn giọng nói ngài Shantideva vọng về cho đến cuối bộ luận.
Trong chúng hội, các vị trí nhớ phi thường liền vội vã chép lại bài pháp, nhưng các bản văn dài ngắn không đồng: có vị chép thành bảy trăm chỉnh cú, có vị chép thành một ngàn chỉnh cú, có vị lại chép thành nhiều chỉnh cú hơn. Chư Hiền giả vùng Kashmir chép thành bảy trăm chỉnh cú và gom thành chín chương, trong khi đó chư vị ở Trung Ấn (Magadha – Ma Kiệt Đà) lại chép thành một ngàn chỉnh cú gom thành mười chương. Lúc ấy, bản văn có sự bất nhất như vậy. Hơn nữa, không ai biết gì về hai bộ luận mà ngài Shantideva dặn dò là cần phải đọc, bộ Học Tập Luận và Kinh Tập Luận (xem chương 5, chỉnh cú 105-106).
Về sau, nghe nói ngài Shantideva đang ở tại bảo tháp Shrīdakṣngahiṇa, vùng Nam Ấn, hai vị hiền thánh với trí nhớ thần thông đã lặn lội tìm đến gặp, xin ngài chuẩn xác lại bộ luận. Ngài xác định bản chép của chư Hiền giả vùng Magadha là chính xác. Khi hỏi đến Học Tập Luận và Kinh Tập Luận, ngài bảo rằng hai vị sẽ tìm thấy hai bộ luận này giấu trên mái nhà trong tịnh xá của ngài tại Học Viện Na-lan-đà. Ngài cũng nhân dịp này truyền khẩu và ban lời khai thị cho hai vị.
Ngài Shantideva sau đó du hành về hướng Đông, vận dụng thần thông hàng phục cuộc xung đột nghiêm trọng, mang lại hòa bình cho cả đôi bên.
Ngài cũng độ cho năm trăm người ngoại đạo miền Tây gần xứ Magadha. Lúc ấy nhằm lúc thiên tai, cả làng lâm nạn đói. Dân làng bảo nếu được ngài cứu mạng, họ nguyện tin theo giáo pháp của ngài. Ngài khi ấy mang bình bát chứa cơm khất thực, cầm trong tay, gia trì bằng đại định. Chỉ với một bình bát, cả làng đều được thỏa thuê no đủ. Nhờ duyên lành này, cả làng bỏ mê tín để bước vào chánh pháp.
Thêm một thời gian sau đó, lại trong một nạn đói kinh khiếp, ngài đã cứu mạng một ngàn hành khất.
Về sau ngài làm cận vệ cho Quốc Vương Arivishana, lúc bấy giờ đang gặp nạn chiến tranh với giặc Machala phía Đông Ấn. Ngài đeo bên mình thanh kiếm gỗ đầy uy lực, đủ khả năng hàng phục mọi hiểm họa, mang an bình đến khắp mọi nơi, được sự nể trọng của khắp cả. Tuy vậy, một số quần thần sanh lòng ganh ghét, đến bẩm báo với vua rằng: “đây chỉ là tên bịp bợm, ngưỡng mong bệ hạ suy xét. Hắn nào có vũ khí gì đâu, chỉ đeo mỗi thanh kiếm gỗ, làm sao bảo vệ được cho bệ hạ!” Vua nghe xong nổi giận, xét vũ khí của từng người. Đến khi vua bảo ngài Shantideva tuốt kiếm, ngài từ tốn thưa rằng làm như vậy sẽ khiến vua bị thương.
“Ta bị thương mặc lòng! ngươi cứ hãy rút kiếm ta xem!” Vua ra lệnh.
Không thể cãi lệnh, ngài mời vua đến nơi vắng vẻ, thỉnh vua lấy tay che một mắt, chỉ nhìn bằng con mắt còn lại. Khi thanh kiếm rút ra khỏi vỏ, hào quang rực rỡ chói lòa khiến mắt vua rơi ngay xuống đất. Vua cùng tùy tùng kinh hãi, xin ngài lượng thứ chở che. Ngài Shantideva lúc bấy giờ trả mắt lại cho vua, nhờ lực gia trì của ngài, mắt vua bình thường như cũ, không chút đau đớn. Cả vương quốc bấy giờ khởi tín tâm sâu xa, quay về quy thuận chánh pháp.
Về sau ngài Shantideva đến vùng Shriparvata miền Nam, sống lẫn trong đám hành khất lõa thể. Ở đó ngài ăn nước rửa chén rửa nồi người ta đổ ra. Có một lần cô thị nữ của vua Khatavihara tên là Kachalaha đổ nước rửa chén, chợt thấy nước hắt lên người Shantideva thì lập tức sôi rít lên, chẳng khác gì đổ trên nền sắt nóng. Cô ta lấy đó làm lạ.
Cũng vào lúc bấy giờ, có một vị sư phụ Ấn giáo tên là Shankaradeva tìm đến gặp vua để ra lời thách đố. Ông ta tuyên bố sẽ vẽ mạn-đà-la Maheshvara trên trời không, nếu Phật giáo không ai phá được thì mọi ảnh tượng kinh sách Phật giáo trong vương quốc đều phải vất vào lửa đỏ, trăm dân phải theo đạo của ông ta. Trước lời thách đố này, nhà vua lập tức triệu tập hết thảy cao tăng về báo việc, nhưng không một ai đủ khả năng nhận lời thách đố. Vua ăn ngủ không yên. Thấy vậy, thị nữ Kachalaha bẩm bạch cùng vua chuyện kỳ lạ về gã hành khất, vua liền ra lệnh tìm Shantideva. Quần thần vội vã tìm trong tìm ngoài, rốt cuộc tìm được ngài đang ngồi dưới một gốc cây. Khi nghe đầu đuôi câu chuyện, ngài nói rằng việc này chẳng khó gì, nhưng phải cho ta một bình đầy nước, hai tấm vải, và lửa. Mọi thứ đều được nhanh chóng chuẩn bị theo đúng ý của ngài.
Buổi chiều ngày hôm sau, hành giả ấn giáo đến vẽ mấy lằn lên không trung rồi bỏ đi. Mọi người đều cảm thấy vô cùng bất an. Sáng sớm hôm sau, đương lúc mạn đà la còn đang thành hình, cửa Đông chưa kịp xong thì ngài Shantideva đã nhập vào đại định. Ngay tức thì, trận cuồng phong nổi lên, quét sạch mạn đà la vào hư không. Hết thảy cây cối, hoa màu, nhà cửa đều bị cuốn tan hoang. Vị hành giả Ấn giáo bị gió tốc như một con chim con. Bóng tối bao trùm khắp lãnh thổ. Rồi hào quang chiếu ra từ giữa hai lông mày của ngài Shantideva, soi lối cho vua và hoàng hậu. Cả hai đều bị gió cuốn, tuột hết siêm y, toàn thân đầy bụi. Và cứ thế, ngài Shantideva dùng lửa để sưởi, dùng nước để tắm, dùng vải để vua và hoàng hậu che thân. Ngài lại dùng thần lực của đại định gom hết dân chúng bị gió cuốn trở về lại, tắm rửa, chăm sóc, trấn an. Biết bao người khởi chánh tín, nhờ đó ngoại đạo suy tàn, chánh pháp hưng thịnh dài lâu. Vương quốc này vì vậy mà được gọi là nơi “hàng phục ngoại đạo.”
Mặc dù ngài Shantideva lúc nào cũng tự cho mình chỉ là kẻ phàm phu, nhưng theo lời ngài Jetari, ngài Shantideva là hiện thân của đức Diệu Âm (Văn Thù). Theo lời ngài Prajnaka-ramati thì ngài Shantideva là bậc thánh tăng. Còn riêng nói về hành trạng của ngài, đức Vibhutichandra nói rằng: Trên cõi thế gian / đã từng xuất hiện nhiều đấng Pháp Vương, / vua của chánh pháp, thế nhưng xét về / thành tựu, kinh nghiệm, chẳng ai sánh bằng / Shan-ti-đê-va.
Ngài Shantideva để lại cho hậu thế ba tuyệt tác: Hai tác phẩm đầu là HọcTập Luận (Shikṣhāsamucchaya) và Kinh Tập Luận (Sūtrasamucchaya), một phong phú, một ngắn gọn. Tác phẩm thứ ba tựa đề Nhập Bồ Đề Hạnh Luận (Bodhicaryāvatāra), hình thức ngắn gọn nhưng nội dung vô cùng phong phú. Ở xứ Ấn có hơn 108 luận giải viết về bài luận bất hủ này.
———–
Ghi chú phần Tiểu Sử:
[1] Bồ Tát Diệu Âm (Manjushosha) là tên khác của Bồ Tát Văn Thù (Manjushri) [2]Shanti- là một phần tên của ngài, và –deva là một phần tên của sư phụ, ghép lại thành Shantideva [3] Học, tu, và làm Phật sự như in sách, làm thuốc v.v…
Tựa đề tiếng Phạn: Bodhicaryāvatāra (còn gọi là Bodhisattvacaryāvatāra)
Tựa đề tiếng Tạng: ༄༅། །བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའི་སྤྱོད་པ་ལ་འཇུགས་པ་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།།
Tựa đề tiếng Việt: Nhập Bồ Đề Hạnh Luận, (hay là Nhập Bồ Tát Hạnh Luận).
CHƯƠNG MỘT: LỢI ÍCH TÂM BỒ ĐỀ
I-1. Đệ tử đảnh lễ Thiện Thệ, Pháp Thân, chư vị Trưởng tử cùng người xứng đáng. Nay tôi kính xin thuận theo lời Phật, tóm lược lối vào giới hạnh bồ tát.
I-2. Lời tôi nói đây chẳng có gì mới, cũng chẳng có gì khéo nói hơn ai. Tôi không viết vì lợi ích chúng sinh, mà chỉ là để tự tâm huân tập.
I-3. Lời này có thể tăng chút tín tâm, cho tôi huân dưỡng thuận theo thiện đức. Ai người may mắn tương tự như tôi, nhờ đọc lời này đôi khi có lợi.
I-4. Tự tại, thuận duyên là điều khó đạt, đủ sức toàn thành nguyện ước chúng sinh. Vậy nếu nay tôi thủ lợi riêng mình, kiếp sau đâu thể thuận duyên như vậy.
I-5. Tựa như tia chớp giữa nền trời đen, trong một phút giây sáng soi khắp cả. Nhờ Phật gia hộ mà người thế gian đôi khi thoạt hiện một vài thiện đức.
I-6. Cho nên tâm thiện bao giờ cũng yếu; tâm ác thì lại mạnh dữ vô cùng. Muốn điều ngự tâm, ngoài tâm bồ đề, thử hỏi có còn thiện tâm nào khác ?
I-7. Mâu Ni nhiều kiếp thâm sâu chiêm nghiệm, thấy chỉ tâm này mới thật lợi sinh. Vô lượng chúng sinh nương vào tâm này, có thể dễ dàng viên thành đại lạc.
I-8. Ai người mong cầu diệt trăm khổ nạn, mong quét bất hạnh của khắp chúng sinh, hay mong được hưởng vạn cảnh yên vui, tâm bồ đề này chớ nên lìa bỏ.
I-9. Chúng sinh khốn khổ trôi lăn luân hồi mà phát được tâm, thì ngay lúc ấy sẽ được gọi là Như lai trưởng tử, thành nơi xứng cho trời, người hiến cúng.
I-10. Tương tự thuốc tiên hóa sắt thành vàng, nay thân ô nhiễm nhờ tâm bồ đề mà thành thân Phật vô vàn trân quí. Vậy hãy giữ chắc tâm bồ đề này.
I-11. Đấng độ quần sinh dùng trí vô lượng quán chiếu tận tường và đều thấy rõ: ai người muốn thoát cảnh khổ luân hồi, phải giữ cho chặt ngọc bồ đề tâm.
I-12. Những thiện đức khác giống như thân chuối, ra quả một lần rồi là tàn rụi. Nhưng tâm bồ đề triền miên kết trái, không bao giờ tàn, vững vàng lớn mạnh.
I-13. Sợ cảnh hung hiểm, ta nương anh hùng; cho dù phạm phải tội ác tột cùng, chỉ cần phát tâm tức thì vượt thoát. Vậy sao những kẻ sợ cảnh đọa rơi lại chẳng tìm đến nương tâm bồ đề ?
I-14. Như lửa hoại kiếp thiêu rụi thế gian, tâm bồ đề này thiêu tan ác nghiệp. Lợi ích vô lượng, bất khả tư nghì, bậc trí Từ Thị dạy cho Thiện Tài.
I-15. Cần biết tâm này nói gọn, có hai, một là ước muốn: bồ đề tâm nguyện; hai là thực hiện: bồ đề tâm hành.
I-16. Cũng như muốn đi khác với lúc đi, tương tự như vậy, kẻ trí cần hiểu thứ tự khác biệt giữa hai tâm này.
I-17. Cho dù còn vướng ở trong sinh tử, bồ đề tâm nguyện đơm quả lớn lao, tuy nhiên cũng vẫn chưa được liên tục như là công đức bồ đề tâm hành.
I-18. Bao giờ phát tâm không còn thoái chuyển, nguyện độ chúng sinh thoát khổ luân hồi, liền ngay lúc ấy, từ đấy trở đi,
I-19. cho dù ngủ nghỉ, hay dù tán tâm, cả một suối nguồn công đức bất tận cũng vẫn trỗi mạnh rộng sánh không gian.
I-20. Chính đức Như lai đã dạy điều này trong bộ Kinh Su-ba-hu Thỉnh Vấn, là để giúp cho những người tâm nhỏ có thể phát khởi tín tâm đại thừa.
I-21. Vì muốn lợi người mà khởi tâm cầu thoát bệnh nhức đầu cho khắp chúng sinh, thì công đức này cũng đã vô tận.
I-22. Huống chi công đức cầu khắp chúng sinh thoát vô lượng khổ, rồi đưa chúng sinh viên thành vô lượng thiện căn công đức.
I-23. Thử hỏi tâm này mấy ai có được ? dù cha hay mẹ chư thiên, thiện giả, ngay cả Phạm Thiên biết có được chăng ?
I-24. Tâm này chúng sinh chưa từng có được, dù là trong mơ, dù chỉ cho mình. Làm sao có thể có được tâm địa vì khắp chúng sinh ?
I-25. Chúng sinh phàm phu chưa từng khởi tâm; Độ cho chính mình còn chưa nghĩ tới ! Tâm bồ đề này mà khởi sinh được là điều nhiệm mầu chưa từng thấy qua !
I-26. Là thuốc chữa lành mọi cơn bệnh dữ, là nguồn hạnh phúc cho khắp chúng sinh. Công đức bồ đề vô vàn quí giá, thật chẳng lấy gì cân đo cho được.
I-27. Chỉ cần một niệm gánh vác chúng sinh, công đức quá hơn công đức cúng Phật, huống chi nỗ lực mang nguồn an lạc về cho chúng sinh.
I-28. Là vì chúng sinh dù cầu thoát khổ, nhưng vẫn mê mải chọn khổ mà theo. Dù cầu an vui, thế nhưng an vui thì lại u mê hủy diệt tất cả như diệt kẻ thù.
I-29. Ai mang vui đến cho người bất hạnh, ai quét khổ nạn cho kẻ khốn cùng,
I-30. ai xua bóng tối mê muội vô minh, thiện đức này đây lấy gì sánh nổi ? có bạn nào hơn người bạn lành này ? chẳng công đức nào tương tự như vậy !
I-31. Giúp người đền ơn mà còn được khen, huống chi bồ tát làm lợi chúng sinh chẳng đợi ai cầu.
I-32. Bủn xỉn mang ra chút ít thực phẩm, khinh miệt bố thí cho đôi ba người, chỉ đủ ấm bụng nửa ngày mà thôi, cũng còn được khen là làm việc thiện.
I-33. Huống chi vĩnh viễn tặng khắp chúng sinh suối nguồn hỉ lạc vô thượng bồ đề; chúng sinh trong tâm có ước nguyện gì, thì đều hết thảy làm cho như nguyện.
I-34. Bậc trí dạy rằng: với chư trưởng tử từ bi của Phật mà khởi niệm ác, khởi bao ác niệm thì phải đọa rơi đủ bấy nhiêu kiếp vào cảnh địa ngục.
I-35. Nhưng nếu khởi được tín tâm trong sáng, thời quả gặt hái tươi tốt xum xuê, vì bồ tát dù rơi vào nghịch cảnh, công đức bồ đề vẫn không suy thoái, thiện đức vững vàng tăng trưởng tự nhiên.
I-36. Nay tôi nguyện xin đê đầu đảnh lễ tất cả những ai sinh tâm bồ đề. Nguyện xin quy y suối nguồn an lạc: người mang vui đến cho kẻ hại mình.
II-1. Nay để phát tâm vô thượng bồ đề, bao phẩm tốt lành tôi xin dâng hiến Như lai, Diệu Pháp vô cấu cực hiếm, cùng chư Trưởng tử thiện đức như biển.
II-2. Nào hoa, nào quả, nào là diệu dược, bao nhiêu châu ngọc của khắp thế gian, hết thảy nguồn nước trong thanh thơm ngọt,
II-3. bao núi châu bảo, bao rừng tịnh yên, bao nhiêu nhánh cây ngàn hoa kín rợp, bao nhiêu đại thụ trái nặng trĩu cành;
II-4. hương thơm của khắp cõi tiên, cõi phàm, hương đốt, cây ngọc, cùng cây như ý, vụ mùa tốt tươi không người cấy trồng, phẩm lượng phong phú xứng dâng lên Phật;
II-5. Này là ao hồ rực rỡ cánh sen, này là tiếng chim nhẹ nhàng thanh thoát, cùng bao phẩm vật không của riêng ai, thênh thang đầy khắp không gian vô tận.
II-6. Nguyện xin dâng hiến từ giữa nơi tâm, dâng đức Mâu ni bậc lưỡng túc tôn cùng chư trưởng tử, kính xin chư vị thương tưởng cho tôi từ bi tiếp nhận.
II-7. Vì công đức cạn nên tôi bần hàn, không có gì khác để mà dâng Phật. Chư Phật đã nguyện gánh vác chúng sinh, xin hãy vì tôi tiếp nhận cúng phẩm.
II-8. Bao nhiêu thân mạng kể từ muôn kiếp, tôi xin kính dâng chư Phật, bồ tát, xin bậc đại hùng thu nhận cho tôi, với trọn lòng thành nguyện về phụng sự.
II-9. Nếu chư vị thương thu nhận tôi về, thời tôi không còn khuất phục sinh tử, ngược lại có thể lợi ích chúng sinh. Bao nhiêu ác nghiệp vất bỏ phía sau, sẽ không bao giờ quay đầu trở lại.
II-10. Nhà tắm ngát hương nguy nga tráng lệ, nền đất pha lê trong veo ngời sáng, cột trụ uy nghi khảm đầy châu báu, dù lọng kín rợp lấp lánh ngọc trai.
II-11. Đây bình châu ngọc đầy ắp nước hương, nhã nhạc du dương, thỉnh Như lai tắm.
II-12. Đây khăn thơm sạch, chất liệu phi phàm, đệ tử kính xin lau khô thân Phật. Dâng y cõi thiên sạch thơm tươi thắm,
II-13. mang hết y phục mềm mại dịu êm, trang sức quí giá nhiều hàng trăm vạn, kính dâng chư tôn Phổ Hiền, Văn Thù, đức Quan Thế Âm cùng chư bồ tát.
II-14. Hương xoa dịu ngát toàn cõi đại thiên, đệ tử kính xin thoa lên ngọc thể của đấng Mâu ni, rạng tỏa ánh vàng như là hào quang vàng ròng tinh luyện.
II-15. Trước đấng Mâu Ni, ruộng phước tối thượng, đệ tử bày biện rực rỡ ngàn hoa, măn đa ra va, sen và ưu đàm… bao nhiêu hoa thơm kết dăng thành chuỗi.
II-21. Nguyện rải mưa hoa ở trên pháp bảo, trên tháp xá lợi cùng mọi biểu tượng ruộng phước Như lai.
II-22. Văn Thù Sư Lợi cùng chư bồ tát đã từng cúng dường Thế tôn ra sao, nay tôi nguyện xin làm theo như vậy, cúng dường Như lai cùng chư bồ tát.
II-23. Với hải triều âm, tôi xin tán dương biển rộng công đức; nguyện diệu âm này theo mây lan rộng cùng khắp mọi nơi.
II-24. Tam thiên thế giới có bao vi trần, tôi nay cũng nguyện hiện bấy nhiêu thân, kính lạy khắp cả chư Phật ba thời, lạy Pháp và Tăng, không hề thiếu sót.
II-25. Tôi xin kính lạy tháp cùng trú xứ của tâm bồ đề, phương trượng truyền giới, đạo sư uyên thâm, hành giả thánh chúng.
II-26. Từ nay đến ngày đạt quả bồ đề, tôi nguyện quay về qui y nơi Phật, qui y nơi Pháp cùng chư bồ tát.
II-27. Xin chắp hai tay thành tâm khẩn nguyện, Phật và bồ tát trú ở mười phương, rộng lượng từ bi chứng giám cho tôi:
II-28. Kể từ vô thủy sinh tử luân hồi, đời này đời khác, bao nhiêu việc ác, tôi đã tự làm, hay bảo người làm.
II-29. Lại còn để cho vô minh thao túng, làm ác mà lại thích thú vui cùng. Nay đã biết lỗi, xin đấng chở che cho tôi quay về thành tâm sám hối.
II-30. Bao nhiêu lầm lỗi do tâm phiền não động thân khẩu ý mà phát sinh ra, xúc phạm Tam Bảo, xúc phạm mẹ, cha, với cả đạo sư, cùng bao việc khác.
II-31. Tôi, kẻ đọa rơi, vướng bao lầm lỗi, bao nhiêu ác nghiệp tôi đã làm nên, nay xin đối trước Thầy của trời người, nguyện không che đậy, một lòng sám hối.
II-32. Lỡ như chết đi mà chưa kịp sám, thời biết làm sao thoát được ác nghiệp ! tôi thành khẩn xin chư tôn che chở cho tôi sớm về sám hối qui y.
II-33. Thần chết thì chẳng tin tưởng được đâu, việc xong hay chưa có bao giờ đợi. Ai bệnh ai khỏe, mạng sống phù du, làm sao có thể tin vào cho được.
II-34. Rồi cũng phải đi, Lìa xa tất cả. Nhưng tôi thì có ý thức được đâu. Cứ bạn cứ thù, ân ân oán oán, trùng trùng điệp điệp, ác nghiệp đầy thân.
II-35. Kẻ thù mà chi, rồi cũng sẽ tan. bằng hữu mà chi, rồi cũng sẽ mất. ngay chính tôi đây cũng sẽ không còn, tất cả mọi cảnh đều là như vậy.
II-36. Hết thảy mọi sự hiện trong cõi đời, phù du ngắn ngủi như một giấc mơ, rồi tan biến hết vào trong ký ức, khi đã tan rồi tìm chẳng thấy đâu.
II-37. Cứ mỗi phút giây trong đời sống này, kẻ thù bằng hữu cứ thế mà đi. vậy mà vì họ tôi gieo ác nghiệp, quả báo thì vẫn còn nằm phía trước.
II-38. Thế nhưng tâm tôi chẳng hề nghĩ tới, rằng tôi đây cũng ngắn ngủi không bền. cứ vậy quay cuồng với tham cùng sân, gieo biết bao nhiêu ác nghiệp ác chướng.
II-39. Hết ngày lại đêm, có bao giờ ngớt, mạng sống thúc ngắn đều đặn không ngừng, chẳng có cách gì nối cho dài lại. Làm sao khỏi chết người giống như tôi ?
II-40. Khi ấy tôi nằm trên giường hấp hối, thân nhân bằng hữu dù ở cạnh bên, cũng chỉ mình tôi lìa xa cõi thế, nghe đời sống cạn mạng sống đoạn lìa.
II-41. Đến khi thần chết đến bắt tôi đi, thân nhân bằng hữu liệu có ích gì ? chỉ còn thiện đức làm nơi che chở, vậy mà tôi đã khinh xuất bỏ qua.
II-42. Lạy đấng chở che ! tôi vì vô tâm, chẳng ngờ có cảnh kinh hoàng như vậy. Chỉ vì đời sống phù du không bền, mà gieo biết bao ác nghiệp chồng chất.
II-43. Nếu như có người đang bị dẫn đến nơi chốn hành hình chặt chân chặt tay, chắc chắn kinh hãi cổ khô, mắt trợn, thần sắc biến đổi chẳng được như xưa.
II-44. Huống chi là tôi. Khi ấy bị lũ ngục tốt diêm vương dị hình dị dạng túm lên lôi xuống, khổ bệnh hành hạ, bấn loạn hãi hùng.
II-45. Ai cứu tôi đây, che chở cho tôi, giúp cho tôi thoát cảnh kinh hoàng này ? Mắt tôi hoảng hốt nhìn quanh tứ phía, hoang mang mong gặp một chốn chở che.
II-46. Nhưng nhìn bốn phía vẫn chẳng tìm ra, có được chốn nào làm nơi nương dựa. Đớn đau tràn ngập, thất vọng vô bờ, không nơi che chở giờ biết làm sao !
II-47. Vậy ngay hôm nay nguyện qui y Phật: là bậc chở che cho kẻ trầm luân, cứu vớt chúng sinh trôi lăn sinh tử, là bậc uy dũng ban sự vô úy.
II-48. Tôi nguyện quay về qui y nơi Pháp: là mọi thành tựu Phật chứng trong tâm, phá tan hết thảy khổ nạn luân hồi. Tôi cũng quay về qui y bồ tát:
II-49. vì quá kinh hãi bao mối hiểm nguy, tôi mang bản thân dâng đức Phổ Hiền; tôi cũng nguyện xin mang hết thân mạng kính dâng lên đức Diệu Âm bồ tát.
II-50. Đấng đại chở che đức Quan Thế Âm, thiện hạnh từ bi không hề hư ngụy: tận cùng thống khổ tôi gọi thiết tha, “xin hãy cứu con kẻ bất thiện này.”
II-51. Đức Hư Không Tạng, đức Địa Tạng Vương, cùng với hết thảy các đấng chở che, đại từ đại bi, lòng con hướng về thiết tha níu gọi, xin được qui y.
II-52. Nguyện về nương dựa đức Kim Cang Thủ, thoáng thấy bóng ngài là lũ ác hung ngục tốt diêm vương hoảng chạy tứ phía.
II-53. Trước kia lời Phật tôi chẳng chịu nghe, nhưng nay thấy cảnh kinh hãi thế này, xin cho tôi về tìm nơi nương dựa, xin hãy giúp tôi quét sạch hiểm nguy.
II-54. Bệnh nhỏ đã phải nghe lời thầy thuốc, huống chi trăm vạn trọng bệnh trầm kha, do tham sân si tác hại tơi bời.
II-55. Chỉ một bệnh thôi đã đủ hủy diệt toàn cõi Diêm Phù; kiếm khắp mọi nơi cũng chẳng thế nào tìm ra thuốc chữa.
II-56. Vậy thì lời Phật, bậc đại y vương, đủ sức chữa lành mọi cơn bệnh dữ, nếu như tôi chẳng thuận ý làm theo, thì có phải là chí ngu không vậy !
II-57. Đi cạnh vực thẳm bé nhỏ tầm thường mà đã ra công đề phòng hết sức, huống chi hiểm họa vực thẳm địa ngục, sa vào ngàn trượng rơi đọa triền miên.
II-58. Chẳng thể nhởn nhơ nghĩ mình không chết, nhất định có ngày tôi phải ra đi.
II-59. Vậy ai là người giúp được tôi đây ? làm sao có thể chắc mình thoát nạn ? Biết rồi có ngày cũng sẽ tan biến, làm sao có thể thanh thản ngồi yên ?
II-60. Cảnh sống vừa đến là đã tan bay. Còn gì cho tôi ? Có gì ở lại ? Vậy mà cứ níu điều không còn nữa, tôi đã phụ lời dạy của Thầy tôi !
II-61. Đến khi đời này bỏ lại phía sau, cùng với hết thảy thân nhân bằng hữu, một mình tôi phải lang thang vô định, thân nhân bằng hữu giữ có ích gì !
II-62. “Làm sao có thể quét sạch ác nghiệp ? là điều chắc chắn mang quả khổ đau !” Đây mới là điều đáng phải quan tâm, ngày cũng như đêm đừng lo việc khác.
II-63. Tôi bởi ngu si, tạo bao việc ác, phạm mười bất thiện, phá giới Phật cho,
II-64. Vì sợ quả báo nhất định sẽ đến, tôi chắp hai tay, kính lạy không ngừng. thiết tha mong cầu các đấng chở che, chứng giám cho tôi phát lộ sám hối.
II-65. Thỉnh Phật thương xót lấy nghiệp dùm tôi. Đối với hết thảy mọi điều bất thiện, từ nay tôi sẽ nhất định không làm.
III-1. Tôi xin vui cùng tất cả việc làm khiến vơi khổ đau trong cõi ác đạo; hay là khiến nơi khổ đau chưa đến có thể giữ nguồn hạnh phúc an vui.
III-2. Tôi xin vui cùng công đức bồ đề, nhờ đó chúng sinh đoạn lìa phiền não, đạt quả giải thoát, thoát khổ thọ sinh.
III-3. Tôi xin tùy hỉ quả vị Phật đà; vui cùng chứng địa của chư trưởng tử;
III-4. Vui với biển cả công đức phát tâm, đưa hết chúng sinh đến bờ an lạc; vui cùng thiện hạnh nâng đỡ chúng sinh.
III-5. Đối trước chư Phật ở khắp mười phương, tôi chắp hai tay thiết tha khẩn nguyện: xin vì chúng sinh thắp ngọn chánh pháp, soi cõi tối tăm khốn khổ hoang mang.
III-6. Chư Phật Thế Tôn muốn hiện niết bàn, thì tôi chắp tay thiết tha khẩn nguyện: kính xin chư Phật sống cùng đời kiếp, đừng bỏ chúng tôi đui mù lang thang.
III-7. Làm những điều này được bao công đức, tôi nguyện hồi hướng về khắp chúng sinh thoát mọi cảnh khổ.
III-8. Chúng sinh có bệnh, bệnh nếu chưa lành, thời tôi còn vẫn theo làm thầy thuốc, làm người điều dưỡng, làm cả thuốc thang.
III-9. Nguyện tôi mưa xuống đầy tràn thực phẩm giải cơn đói khát. Nguyện trong thời kỳ dữ dội kiếp nạn, thân tôi sẽ thành nước uống thức ăn.
III-10. Chúng sinh có nghèo, khổ cực cơ hàn, nguyện tôi sẽ là kho bồ bất tận, hiện ngay trước mặt của khắp chúng sinh; bao nhiêu nhu cầu tôi cung ứng đủ.
III-11. Tài sản, thân mạng, ba thời công đức, tôi mang cho hết, cầu lợi chúng sinh, không hề cảm thấy có gì mất mát.
III-12. Muốn đạt niết bàn phải cho ra hết, trọn vẹn tâm tôi chỉ hướng quả này. Dù sao rồi cũng phải bỏ mà đi, chi bằng bây giờ mang ra bố thí.
III-13. Thân mạng này đây tôi xin hiến cúng cho khắp chúng sinh tùy ý hưởng dụng. Dù giết, dù chê dù là đánh đập, tôi cũng cam tâm.
III-14. Cứ mang tôi ra mà làm trò vui, tha hồ bỡn cợt, chê bai, chế nhạo. tấm thân này đây tôi đã hiến cúng, thì còn có gì đáng để quan tâm.
III-15. Muốn làm gì tôi cứ mặc tình làm, miễn đừng làm điều tự hại mà thôi. Mỗi tâm mỗi niệm họ nhắm vào tôi, nguyện cho hết thảy đều thành lợi ích.
III-16. Nếu nghĩ đến tôi mà tâm không yên, sùng sục nổi sân, nổi cơn ác hận, nguyện ác hận này luôn trở thành nhân giúp cho họ được sở cầu như ý.
III-17. Cùng khắp những ai chỉ trỏ mặt tôi, gieo xuống cho tôi bao điều tổn hại, hoặc mang tôi ra dèm pha, chế diễu, nguyện cho họ đạt thiện duyên bồ đề.
III-18. Ai thiếu chỗ nương, tôi làm chỗ nương; ai khách lữ hành, tôi xin dẫn lối; ai người đang cần vượt biển vượt sông, tôi đây xin nguyện làm ghe, thuyền, cầu.
III-19. Ai ngóng đất liền, tôi làm hòn đảo; ai tìm ánh sáng, tôi sẽ là đèn; ai cần ngơi nghỉ, tôi là giường chiếu; ai cần giúp việc, tôi đây tôi đòi.
III-20. Làm ngọc như ý, làm bình bảo quí, làm câu chân ngôn, thuốc quí, cây thần, làm trâu như nguyện, cho khắp chúng sinh.
III-21. Như là đại địa, như là không gian, cùng các thành phần nước lửa và gió, nguyện thân tôi đây biến hiện phong phú, làm nền tảng sống cho khắp chúng sinh.
III-22. Nguyện làm phương tiện giữ gìn sự sống cho khắp chúng sinh trên toàn cõi thế nhiều sánh không gian bao la vô tận, chờ khắp chúng sinh giải thoát niết bàn.
III-23. Cũng như Như Lai trong thời quá khứ, đã vì chúng sinh phát tâm bồ đề, rồi về trú ở tu theo trình tự pháp hành bồ tát.
III-24. Nay tôi cũng nguyện vì khắp chúng sinh phát tâm bồ đề, nơi pháp hành này tôi về trú ở tuần tự tu theo.
III-25. Ai người vận dụng trí tuệ trong sáng để nắm lấy tâm thanh tịnh bồ đề. nắm rồi có thể tăng trưởng tâm này bằng lời sau đây:
III-26. “Đời sống tôi nay tràn đầy ý nghĩa, tôi đã đạt kiếp làm người tốt đẹp, hôm nay tôi sinh vào giòng giống Phật, trở thành đứa con của đấng Thế Tôn.”
III-27. “Nay dù ra sao quyết không làm ố giống Phật tuyệt hảo, hành động cẩn trọng xứng địa vị mình, không để lỗi lầm làm nhơ giống Phật.”
III-28. Như kẻ mù lòa mò trong đống rác, không ngờ tìm được một khối ngọc châu. Chẳng hiểu nhờ đâu may mắn lạ kỳ, mà tâm bồ đề trong tôi lại khởi.
III-29. Đây chính là nước cam lồ bất tử, chiến thắng Thần Chết của khắp chúng sinh; là cả kho tàng đầy tràn bất tận, phá cảnh bần cùng cho kẻ trầm luân.
III-30. Đây là thuốc thần chữa mọi ác bệnh, của khắp chúng sinh trôi lăn sinh tử; là gốc đại thụ cho chúng hữu tình trên đường trôi lạc ghé đến nghỉ chân;
III-31. là chiếc cầu chung đưa khắp chúng sinh vượt thoát khổ nạn ác đạo luân hồi; là trăng ngời sáng giữa nền trời tâm, xoa dịu cơn đau rát bỏng phiền não;
III-32. và cũng chính là mặt trời chiếu sáng, quét sạch màn sương mê muội vô minh; là bơ kết tinh trên sữa diệu Pháp.
III-33. Khách trần lang thang trên đường sinh tử, mong sao nếm thử chút vị an vui, thì đây là nguồn an vui thắng diệu, khách trần chắc chắn sẽ rất hài lòng.
III-34. Hôm nay đối trước mọi nẻo qui y, tôi mời chúng sinh về làm khách quí, hưởng an vui đến vô thượng bồ đề. Chư thiên, thiện thần, cùng khắp mọi loài, kính xin chư vị tùy hỉ cho tôi.
IV-1. Đã làm con Phật giữ tâm bồ đề, thì đừng bao giờ để cho thoái chuyển, cũng đừng bao giờ phá phạm giới tu.
IV-2. Đối với những việc tùy hứng mà làm, vì tâm khinh xuất hay thiếu suy nghĩ, cho dù có đã thề thốt hứa hẹn, vẫn nên nghĩ lại nên làm hay không.
IV-3. Thế nhưng điều mà hết thảy chư Phật cùng chư trưởng tử đã dùng diệu trí quán chiếu tận tường, chính bản thân tôi cũng cân nhắc kỹ, làm sao có thể đổi ý rút lui ?
IV-4. Thề thốt hứa hẹn rồi lại không làm, thành trò lừa đảo khắp cả chúng sinh, mai sau ác báo biết tôi thế nào ?
IV-5. Đức Phật dạy rằng: Ai người khởi tâm tặng món vật mọn, nhưng rồi không cho, nghiệp này sẽ khiến đọa sinh ngạ quỉ.
IV-6. Vậy mà tôi đây, từ tận đáy lòng, mời hết chúng sinh về hưởng đại lạc, để rồi trở tâm dối gạt hết thảy, làm sao có thể mong hái quả lành ?
IV-7. Thoái tâm bồ đề mà còn giải thoát, đường đi của nghiệp thậm thâm khó hiểu, chỉ chư Toàn Giác mới rõ mà thôi.
IV-8. Bồ tát thoái tâm, không đọa rơi nào hơn đọa rơi này, vì nếu xảy ra thì mọi phúc lợi của khắp chúng sinh đều bị đánh mất.
IV-9. Nếu như có ai, chỉ trong phút giây, cản trở công đức của một bồ tát, sẽ phải trầm luân đọa cõi ác đạo, là vì tổn hại lợi ích chúng sinh.
IV-10. Phá niềm an lạc của một chúng sinh đã tự gieo nạn hủy hoại chính mình, huống chi phá hủy niềm an vui của vô lượng hữu tình cùng tận không gian.
IV-11. Với lực phá giới, cho dù có chữa bằng lực phát tâm, cũng vẫn tới lui trong cõi sinh tử, khó lòng có thể bước vào chứng địa.
IV-12. Vậy thì tôi nay vì lời đã hứa, nguyện mọi việc làm đều luôn cẩn trọng, từ đây về sau nếu không cố gắng, đọa ác đạo rồi lại đọa sâu hơn.
IV-13. Chư Phật xuất thế nhiều hàng vô lượng, phổ độ chúng sinh, rồi hiện niết bàn. nhưng tôi phước cạn, nghiệp chướng sâu dày, đã chẳng thể nào hưởng nguồn ân phước.
IV-14. Vậy nếu như tôi không biết sửa đổi, thì muôn đời vẫn cứ thế mà trôi. khổ đau ràng buộc sinh tử luân hồi, bị xé bị giết trong cõi ác đạo.
IV-15. Được Phật xuất thế, lại được chánh tín, cùng với thân người, đều là thiện duyên vô vàn quí hiếm, có thể giúp cho thiện đức gia tăng, bao giờ tôi mới đủ duyên như vậy ?
IV-16. Mặc dù tôi nay không đói, không bệnh, không gặp hiểm nguy, thế nhưng đời sống ngắn ngủi không bền, thân thể chỉ là món đồ vay mượn trong chốc lát thôi.
IV-17. Vậy mà lại sống như thế này đây, chắc chắn chẳng thể lại sinh làm người. thân người quí giá một khi mất rồi, ác nghiệp càng đầy thiện đức càng vơi.
IV-18. Đây chính là lúc đủ duyên làm thiện lại chẳng chịu làm. Đợi khi đọa rơi, trôi lăn vô tận, biết đến bao giờ !
IV-19. Khi ấy cho dù mảy may thiện đức cũng chẳng thể đạt, ngược lại ác nghiệp lại thêm chồng chất. Muôn vạn thời kỳ đến chữ thiện đạo cũng chẳng hề nghe.
IV-20. Vì thế Phật dạy, tựa như rùa mù giữa lòng đại dương, làm sao có thể chui đầu vào ách nổi trên mặt biển.
IV-21. Cho mỗi việc ác phạm chỉ một lúc, địa ngục vô gián đã phải trầm luân vô lượng thời kỳ. Huống chi việc ác tôi đã gieo từ vô thủy sinh tử, chắc chắn chẳng thể đạt chốn an vui.
IV-22. Khổ báo chịu rồi, nghiệp vẫn chưa dứt, càng khổ lại càng gieo nghiệp nhiều thêm.
IV-23. Nay được lơi nghỉ lại không tu thiện, có nỗi ngu nào bằng nỗi ngu này ? chẳng thể đối xử với mình tệ hơn !
IV-24. Nếu như đã biết mà vẫn không chừa, đến khi mạng chung khổ đau khó tránh.
IV-25. Khi mà thân thể bị lửa hỏa ngục thiêu cháy lâu dài, tâm tôi nhất định triền miên thống khổ vì lửa ăn năn.
IV-26. Thân người quí hiếm khó đạt biết bao, tôi đã đạt rồi. Đã biết như vậy mà vẫn còn kéo mình vào địa ngục.
IV-27. Khác gì bùa chú khiến cho mất trí. tôi thật chẳng hiểu trong tôi thế nào !
IV-28. Kẻ thù sân, tham, không chân không tay, không cả giác quan. Chúng chẳng gan dạ, cũng chẳng khôn ngoan, bằng cách nào đây tôi lại bị chúng biến thành nô lệ !
IV-29. Chúng ngự trong tôi, tùy hứng hại tôi. Tôi lặng lẽ chịu, không chút oán hờn. Nhẫn nhịn thế này thật là trái chỗ !
IV-30. Dù hết chư thiên cùng a tu la đồng loạt tấn công cũng không thể nào đẩy được tôi vào lửa ngục vô gián,
IV-31. vậy mà phiền não chỉ trong thoáng chốc đã ném tôi vào sâu thẳm địa ngục, nơi mà ngay cả ngọn núi Tu di cũng cháy tan tro.
IV-32. Phiền não chính là kẻ thù truyền kiếp, vô thủy vô chung bám dính theo tôi. Kẻ thù thế gian không bền như vậy.
IV-33. Kẻ thù thế gian nếu tôi gần gũi xử tốt với họ, có khi họ cũng giúp đỡ cho tôi. Thế nhưng phiền não tôi càng chăm sóc chúng càng tác hại.
IV-34. Triền miên, liên tục, luôn chỉ là thù, luôn ám hại tôi, khiến tôi thêm khổ. Kẻ thù này lại ngự trị trong tôi. Thử hỏi luân hồi sống yên sao được !
IV-35. Hết thảy cai ngục trấn cửa sinh tử cùng bọn đồ tể ngục tốt diêm vương hành hạ tôi trong cảnh khổ địa ngục, bọn chúng đang ngồi ngay ở trong tôi, trong lưới tham dục. Thử hỏi phận tôi nào có vui gì !
IV-36. Trận chiến này đây tôi quyết không bỏ, cho đến mãi khi tận diệt kẻ thù. Người ta bị hại chút ít mà thôi, đã nổi lôi đình, bỏ cả giấc ngủ, hung hăng quyết thắng.
IV-37. Kẻ thù thế gian vốn đầy phiền não, cho dù không giết tự nhiên cũng chết. Vậy mà xông pha, giáo gươm chẳng sợ, chưa thắng kẻ thù chưa chịu thoái lui !
IV-38. Huống chi tôi đây, với kẻ thù này, đâu thể phóng tâm, đâu quản gian khó ! Chúng chỉ có một chức năng duy nhất là làm tôi khổ.
IV-39. Cho những cuộc chiến vô nghĩa thế gian, thương tích còn được xem là thành tích. Huống chi trận chiến cứu cánh này đây, xá gì đôi chút thương vay trận mạc !
IV-40. Vì chuyện áo cơm mà người đánh cá, đồ tể, nông dân, chịu nóng, chịu rét. Vậy nay tôi đây vì nguồn hạnh phúc của khắp chúng sinh, lẽ nào không thể chịu chút khổ này ?
IV-41. Khi kia tôi nguyện chúng sinh mười phương cùng tận không gian, tôi đều độ thoát nhiễm tâm phiền não. Trong khi chính tôi chưa được như vậy !
IV-42. Thật là không biết tự lượng sức mình ! Chẳng phải đã quá điên rồ hay sao ? Nhưng đã trót thề thì trận chiến này chống thù phiền não càng không thể thua !
IV-43. Là điều duy nhất nung nấu tâm can, tôi quyết khai chiến, lòng tràn oán hận ! Não hận loại này sẽ diệt phiền não, vì vậy phải giữ, đừng vội quét đi.
IV-44. Chẳng thà thân tôi chết vì lửa cháy, hay là đầu này bị chém lìa thân, quyết chẳng bao giờ hàng thuận tôn vinh kẻ thù truyền kiếp nhiễm tâm phiền não !
IV-45. Kẻ thù thế gian khi bị đánh đuổi, có thể tháo lui ẩn binh xứ khác, củng cố lực lượng chờ dịp phản công. Nhưng thù phiền não lại không như vậy.
IV-46. Phiền não tội nghiệp, nếu bị mắt tuệ tấn công tơi bời, đánh đuổi khỏi tâm, chúng biết trốn đâu ? bao giờ trở lại ? Cơ sự chỉ tại vì tôi yếu, lười !
IV-47. Phiền não chẳng trú bên trong đối cảnh, hay nơi giác quan, hay ở chính giữa. Cũng chẳng trú ở nơi chốn nào khác. Vậy chúng ở đâu mà hại chúng sinh khốn đốn thế này ? Chỉ là ảo ảnh, có gì đáng sợ ! Cứ hãy kiên trì khai tuệ, chứng tánh. Khổ đau địa ngục thật không cần thiết, chẳng cần phải theo !
IV-48. Tư duy như vậy. Ra công như vậy. Nỗ lực thực hành giới hạnh như vậy. Người bệnh nếu không nghe lời thầy thuốc, bệnh làm sao lành ?
V-1. Muốn tu cần phải tự giữ lấy tâm. Không giữ được tâm thì mọi công phu đều không giữ được.
V-2. Tâm như voi điên, nếu như thả lỏng sẽ đẩy ta vào địa ngục vô gián. Voi lớn bất thuần của khắp thế gian cũng không thể nào hại ta như vậy.
V-3. Nhưng nếu voi này dùng dây chánh niệm trói chặt mọi bề, thì bao sợ hãi đều tan biến hết, tất cả thiện pháp rơi vào lòng tay.
V-4. Cọp, sư tử, voi, gấu, rắn, kẻ thù, quỉ giữ địa ngục, các loài tà ma, quỉ ăn xác chết, cùng với tất cả mọi loài quỉ dữ,
V-5. chỉ cần trói tâm là trói được cả, chỉ cần thuần tâm là thuần tất cả.
V-6. Đức Phật là người nói đúng sự thật đã tuyên thuyết rằng: sợ hãi, khổ đau, hết thảy đều do nơi tâm mà có.
V-7. Ai đã cố tình tạo ra binh khí hành hạ chúng sinh trong cõi địa ngục ? Nền sắt cháy đỏ là do ai nung ? Giống quỷ ăn thịt đội lốt mỹ nhân từ đâu mà có ?
V-8. Bậc Đại Trí dạy: những điều nói trên đều do nơi tâm tạo sinh ác nghiệp. Nên khắp ba cõi ngoài tâm này ra thời không có gì đáng để sợ hãi.
V-9. Nếu như nói rằng thí độ nghĩa là làm cho chúng sinh không còn nghèo khổ, thế thì hạnh thí chư Phật ngày xưa viên thành thế nào, để cho bây giờ vẫn còn kẻ đói ?
V-10. Thí độ thật ra là mang tất cả những gì mình có tặng cho chúng sinh; được bao công đức cũng bố thí cả. Vì vậy mà nói viên mãn Thí độ ngay từ nơi tâm.
V-11. Tôm cá các loại mang giấu đi đâu để khỏi bị giết ? Giới độ nghĩa là ngay từ nơi tâm không còn ý nghĩ tác hại chúng sinh.
V-12. Những kẻ ác hiểm cùng khắp không gian, làm sao có thể hủy diệt tất cả ? Nhưng nếu hủy diệt ác hận nơi tâm thì cũng giống như diệt hết kẻ thù.
V-13. Tìm đâu ra da phủ khắp mặt đất ? Chỉ cần miếng da lót dưới gót giày, thì cũng như là phủ da mặt đất.
V-14. Tương tự như vậy, sự việc bên ngoài làm sao điều phục ? Điều phục được tâm thì chẳng còn gì để mà điều phục.
V-15. Ý niệm trong sáng đủ sức tạo quả thọ sinh Phạm thiên. Quả thân, khẩu nghiệp đều không thể sánh.
V-16. Bậc Biết Thực Tại dạy rằng: nếu như tâm ý xao lãng, thì dù miệng tụng, thân tu khổ hạnh trong thời gian dài cũng đều vô ích.
V-17. Những ai không hiểu bí ẩn của tâm siêu việt vạn pháp, thì dù mong cầu an lạc, thoát khổ, cũng chỉ có thể trầm luân vô định trong cõi luân hồi.
V-18. Vậy nay tôi xin giữ lấy tâm mình. tâm này chẳng giữ thì bao giới luật giữ có ích gì ?
V-19. Giữa đám hỗn loạn, nếu thân bị thương, chắc chắn ta sẽ thận trọng giữ gìn. Vậy nay đứng giữa thế gian hiểm ác, tâm là vết thương cần được gìn giữ.
V-20. Vết thương thân thể đau đớn là bao, mà ta vẫn sợ hết sức giữ gìn. Vậy sao chẳng sợ đớn đau cùng cực địa ngục núi đè, để lo giữ gìn vết thương nơi tâm ?
V-21. Nếu cách hành xử luôn được như vậy, thì dù ở giữa ác nhân, nữ sắc, giới vẫn kiên định, không bị đọa rơi.
V-22. Tài sản, danh dự, thân mạng, sinh kế, đều có thể mất, ngay như tất cả mọi thiện đức khác, có thể hư mòn, thế nhưng không thể để thoái chuyển tâm !
V-23. Này người mong muốn gìn giữ tâm mình, tôi chắp hai tay thiết tha khẩn nguyện: hãy giữ chánh niệm, cùng với chánh tri, như thể giữ gìn chân tay, thân mạng.
V-24. Thân này nếu bị bệnh khổ hành hạ, thì chẳng có sức để làm gì cả. Tương tự như vậy, tâm này nếu bị vô minh hành hạ, thì không đủ sức giữ gìn hành động.
V-25. Tựa như bình rỉ chẳng giữ được nước, tâm thiếu chánh tri thì dù có nghe, tư duy, tu tập, trí nhớ cũng chẳng giữ được chút gì.
V-26. Nhiều người đa văn, tinh tấn, chánh tín, nhưng vì sai lầm thiếu mất chánh tri, nên vẫn đọa rơi.
V-27. Sự thiếu chánh tri tựa như kẻ trộm, rình rập lẻn vào cướp đi chánh niệm, cướp luôn tất cả phước đức tích tụ, khiến phải đọa rơi tận cùng ác đạo.
V-28. Phiền não cũng như một lũ trộm cướp, rình rập thời cơ cướp đoạt thiện đức, khiến ta không thể sinh vào thiện đạo.
V-29. Nên đừng bao giờ để cho chánh niệm xa rời cửa ý. nếu lỡ rời xa, hãy mau nhớ lại cảnh khổ ác đạo để gọi ngay về.
V-30. Nhờ nghe lời khuyên phương trượng trụ trì, nhờ sợ ác đạo, và nhờ sống gần bên cạnh đạo sư, mà người thiện duyên với lòng thành kính dễ sinh chánh niệm.
V-31. Chư Phật, Bồ Tát mắt không ngăn ngại, thấy biết khắp cả, luôn luôn có mặt ở cạnh bên tôi.
V-32. Biết nghĩ như vậy sẽ biết kính sợ, sinh tâm tàm quí, nhờ vậy thường xuyên nhớ nghĩ đến Phật.
V-33. Khi lấy chánh niệm để làm lối ngõ gìn giữ cửa tâm. chánh tri sẽ khởi. Những gì đã mất sẽ đều trở lại.
V-34. Trước khi phát xuất lời nói, hành động, nếu như thấy tâm không được thanh tịnh, thì phải lập tức tự chế ngự mình: yên như khúc gỗ.
V-35. Không để ánh mắt lơ đễnh nhìn quanh, hãy nên nhiếp tâm xuôi mắt nhìn xuống.
V-36. Thỉnh thoảng để mắt thư thả nhìn quanh. Khi gặp người quen hãy nên nhìn thẳng, nói lời chào hỏi.
V-37. Khi cần canh chừng nguy hiểm trên đường, hãy nên cẩn thận nhìn quanh bốn hướng. Khi cần nghỉ ngơi, hãy nên quay lại nhìn ở phía sau.
V-38. Nhìn rõ trước sau để mà tới lui. Trong mọi hoàn cảnh, phải nên thấy rõ việc gì cần làm thì hãy nên làm.
V-39. “Tôi giữ thân thể theo tư thế này,” rồi trở lại với những việc đang làm. Thỉnh thoảng xét lại xem thân thể đang trong tư thế nào.
V-40. Tâm như voi điên, bây giờ trói chặt vào cột chánh pháp. Phải nên nỗ lực hết sức canh chừng, đừng cho sổng chạy.
V-41. Nếu muốn cố gắng tu cho đạt định, thì dù một niệm cũng không để mất. Phải luôn quán sát xem tâm hiện tại đang ở nơi đâu.
V-42. Nếu như không thể giữ được như vậy, vào lúc hiểm nghèo nguy hại tính mạng, hay lúc lễ lạt pháp hội cúng dường, thì hãy tùy cảnh, hành động thích đáng. Đức Phật có dạy, khi hành hạnh thí, có thể xả bỏ giới luật chi li.
V-43. Toan tính việc gì, một khi bắt đầu thì đừng suy nghĩ đến những việc khác, chuyên chú cho xong việc mình đang làm.
V-44. Có được như vậy, mọi việc mới thành, bằng không việc gì cũng chẳng làm xong. Làm theo như vậy, tâm bất chánh tri sẽ không phát triển.
V-45. Khi đi vào nơi náo nhiệt vui vẻ, với nhiều chuyện phiếm, nhiều trò giải trí, thì đừng ham vui, dứt tâm mê luyến.
V-46. Nếu như thấy mình tự nhiên vô cớ đào đất, bứng cỏ, vạch hình mặt đất, thì hãy nhớ lại lời đức Thiện thệ, để mà biết sợ, lập tức ngừng tay.
V-47. Khi muốn cử động, hay muốn nói năng, hãy xét tâm trước: kiên định giữ gìn hành động đúng đắn.
V-48. Tâm nổi tham luyến, hoặc nổi sân hận: thì đừng làm gì, cũng đừng nói gì. phải nên giữ mình lặng yên như cây.
V-49. Khi tâm lăng xăng, mỉa mai, kiêu mạn, muốn nhạo báng người, muốn gây chia rẽ, lừa đảo, dối láo,
V-50. muốn tự khen mình, chê bai người khác, dùng lời thô ác kiếm chuyện sinh sự, những lúc như vậy phải nên giữ mình lặng yên như cây.
V-51. Khi tâm nổi tham, muốn danh, muốn lợi, muốn người tôn kính, thị giả đệ tử muốn họ chăm lo, muốn người hầu hạ, những lúc như vậy phải nên giữ mình lặng yên như cây.
V-52. Khi tâm quẳng hết lợi ích của người, muốn nói những điều nhằm thủ lợi riêng, những lúc như vậy phải nên giữ mình lặng yên như cây.
V-53. Khi thiếu kiên nhẫn, làm biếng, nhát gan, hay quá tự tin, ồn ào khinh mạn, hay là chấp thủ những thứ của mình, những lúc như vậy phải nên giữ mình lặng yên như cây.
V-54. Hãy quán xét tâm, nhận diện phiền não và tính ưa thích những chuyện tào tạp để mà can đảm nắm giữ lấy tâm bằng thuốc đối trị.
V-55. Tín tâm sâu xa, kiên định, cung kính, lễ độ, hổ thẹn, biết sợ quả báo, an định mang lại hạnh phúc chúng sinh.
V-56. Đối trước tất cả đòi hỏi vô lý, tranh cãi ấu trĩ, bồ tát cũng không sinh tâm chán ngán, vì những điều này chỉ do phiền não tác động mà thành, cho nên phải hiểu để trải từ tâm.
V-57. Vì chính bản thân và vì người khác mà giữ thiện hạnh cho thật toàn hảo, phải luôn ghi nhớ rằng chính tâm này vô ngã, như huyễn.
V-58. Thường xuyên nghĩ rằng: “Khó khăn chờ đợi không biết bao lâu nay mới có được thân người quí hiếm,” giữ tâm bất động trong ý nghĩ này, kiên định vững vàng như ngọn núi vương.
V-59. Này tâm, cho dù kên kên háu đói xâu xé thi thể, lôi kéo khắp nơi, ngươi cũng chẳng buồn. vậy sao bây giờ ngươi lại mải mê nuông chiều thân thể ?
V-60. Này tâm, sao ngươi lại bám thân này gọi là “của tôi” ? Giữa ngươi và nó hoàn toàn khác biệt. nó nào có ích gì cho ngươi đâu ?
V-61. Này tâm hư vọng sao chẳng chọn thân chạm trong gỗ sạch làm thân của mình, mà lại chọn lấy dụng cụ ô uế làm bằng của dơ ?
V-62. Trước hết dùng trí mà lột lớp da; rồi hãy vận dụng lưỡi gươm trí tuệ để lóc hết thịt ra khỏi bộ xương;
V-63. rồi xẻ cả xương tìm vào trong tủy, hãy tự hỏi mình: “Đâu là tinh túy ?”
V-64. Cho dù truy tìm ráo riết như vậy, vẫn không thể thấy tinh túy ở đâu. Vậy sao cứ vẫn bám giữ tham luyến ở nơi thân này ?
V-65. Thân này ô uế, chẳng thể nào ăn. Ngay cả máu này cũng không thể uống. Ruột gan phèo phổi, chẳng thể chấm mút. Thân này thử hỏi cần để làm chi ?
V-66. Thật ra có thể giữ thân làm mồi cho chim kên kên hay cho chó rừng. Giá trị thân này chỉ nằm ở chỗ ta mang thân ấy dùng vào việc chi.
V-67. Cho dù chắt chiu gìn giữ như vậy, đến khi Thần Chết đánh cắp mất đi, vất cho chim, chó, khi ấy thử hỏi biết làm thế nào ?
V-68. Tôi tớ lười biếng không chịu làm việc, thì ta chẳng màng cho áo cho cơm. vậy tấm thân này vì sao ta lại phí công cung phụng ? Dù nuôi cách nào cũng sẽ có ngày bỏ ta mà đi
V-69. Đã trả thù lao thì phải bắt làm cho thật xứng đáng. Còn như đối với loại vô tích sự ta cũng chẳng nên lãng phí làm gì.
V-70. Hãy xem thân này tựa như chiếc thuyền đưa ta tới lui: chuyển thành dụng cụ thực hiện nguyện ước cho khắp chúng sinh.
V-71. Vậy hãy tự chế, mặt luôn tươi cười, không bao giờ còn chau mày nhăn nhó; và hãy trở thành người bạn chân thành của khắp chúng sinh.
V-72. Khi khiêng bàn ghế, đừng vô ý tứ tạo nhiều tiếng ồn. Mở cửa nhẹ nhàng, đừng nên thô bạo. Hãy ưa thích hạnh tế nhị kín đáo.
V-73. Cò, mèo, kẻ trộm, làm được tất cả những gì muốn làm nhờ luôn tới lui âm thầm kín đáo. Kẻ trí khi tu cũng thường như vậy.
V-74. Bậc trí khéo biết giáo huấn chúng sinh, nói lời lợi ích không đợi ai cầu, vậy ta hãy nên cung kính tiếp nhận. Với khắp mọi người hãy luôn học hỏi.
V-75. Có ai nói lời khéo tạo lợi ích, hãy nên khen ngợi rằng “thật khéo nói !” Có ai làm điều mang lại lợi ích, hãy nên khuyến khích và tâm mừng vui. 76. Khi ở sau lưng, hãy nên khen ngợi thiện đức người khác. Và khi có ai khen ngợi người khác, hãy khen ngợi theo. Nếu như lời khen là dành cho mình, thì hãy nghĩ về những thiện đức này với lòng tùy hỉ.
V-77. Hết thảy thiện hạnh đều là nhân tố tạo nên niềm vui vô cùng quí hiếm. Bao nhiêu tài sản cũng chẳng thể mua. vậy hãy tận hưởng tất cả niềm vui đến từ thiện hạnh của khắp mọi người.
V-78. Làm được như vậy thì trong đời này chẳng mất mát gì, và mọi đời sau được niềm vui lớn. Còn bới lỗi người chỉ khiến cho mình thành kẻ khó ưa, tâm trí khổ sở, đến những đời sau khổ đau càng lớn.
V-79. Khi nói, hãy nên khởi tự đáy lòng, thốt lời mạch lạc, ý nghĩa rõ ràng, âm điệu dễ nghe, dẹp mọi tham, sân, nhẹ nhàng, vừa đủ.
V-80. Khi nhìn, hãy nên nhớ rằng chính nhờ dựa vào chúng sinh mà ta có thể đạt quả giác ngộ, vậy hãy nhìn bằng ánh mắt chân thành chan chứa từ tâm.
V-81. Hãy luôn giữ lấy tâm nguyện cao nhất, nỗ lực áp dụng năng lực đối trị, thì sẽ nhận được công đức lớn lao đến từ kỉnh điền ân điền, bi điền.[1]
V-82. Hãy khéo hành sự, tín tâm thâm sâu, tự làm thiện hạnh, không ỷ nơi người.
V-83. Thực hành hạnh Thí cùng với tất cả Ba La Mật khác, làm cho tăng trưởng từng hạnh, tuần tự. Không vì hạnh nhỏ mà bỏ hạnh lớn, quan trọng nhất là lợi ích cho người.
V-84. Hiểu rõ như vậy, luôn nỗ lực vì lợi ích chúng sinh. Đức Phật Từ Bi thấy xa, cho phép bồ tát xả bỏ cả những điều cấm.
V-85. Chỉ ăn vừa đủ; hãy nên chia sẻ cho người giữ giới, cho người rơi đọa, cho người khốn cùng không nơi nương tựa, ngoài ba bộ y hãy nên cho hết.
V-86. Thân này dùng để hành trì diệu pháp, không thể vì những việc làm tào tạp mà hại đến thân. Làm được như vậy, bao nhiêu ước nguyện của khắp chúng sinh sẽ mau toàn thành.
V-87. Nếu tâm đại bi chưa được thanh tịnh, nhất định không nên thí xả thân thể. Nhưng nếu là vì mục tiêu cứu cánh, thì nên cho hết đời này, kiếp sau.
V-88. Không nên nói pháp cho người không có thái độ cung kính, hay cho những người không bệnh mà vẫn quấn khăn trùm đầu, cho người che dù, cầm gậy, binh khí, hay cho những người trùm khăn che mặt.
V-89. Cho người trí cạn, không thuyết quảng, thâm; cũng không nói pháp cho người khác phái khi chỉ một mình. Đối với giáo pháp dù cạn hay sâu, cũng đều nói bằng tấm lòng cung kính.
V-90. Không nói pháp nhỏ cho người tâm lớn. Không khiến cho người xả bỏ giới hạnh, lạc lối lầm đường với pháp hiển tông hay là mật tông.
V-91. Khi nhổ nước bọt, vất tăm xỉa răng, phải phủ đất lại. Phân và nước tiểu, không thải vào nơi đất sạch, nước trong dành cho mọi người.
V-92. Khi ăn, hãy đừng nhai nuốt ngồm ngoàm, ồn ào, há miệng. Khi ngồi, hãy đừng duỗi thẳng chân ra, hay khoanh tay lại.
V-93. Không đi chung xe, không ngồi chung giường, hay ở chung phòng với người khác phái. Quan sát tìm hiểu điều gì khiến người sinh lòng thị phi, hãy từ bỏ hết.
V-94. Chỉ đường cho người đừng nên vô lễ trỏ bằng ngón tay. Hãy nên cung kính mở bàn tay phải.
V-95. Không vẩy mạnh tay, hay hét lớn tiếng, hãy tỏ ý mình bằng lời nhỏ nhẹ, kín đáo búng tay, bằng không sẽ thành vô lễ quá độ.
V-96. Khi nằm, hãy chọn quay về hướng tốt, giống như tư thế Phật nhập niết bàn; và ngay từ đầu phải giữ ý niệm quyết chẳng bao lâu sẽ lại đứng lên.
V-97. Trong số vô vàn thiện hạnh bồ tát đã được nhắc đến, hãy nên thực hành tất cả những hạnh thanh tịnh hóa tâm.
V-98. Đọc Kinh Tam Tụ ba thời ban ngày, ba thời ban đêm. Nương vào chư Phật cùng tâm bồ đề, thanh tịnh tất cả giới phạm còn lại.
V-99. Trong mọi hoàn cảnh, trong mọi hành động, dù là cho mình hay là cho người, hãy nên tinh tấn áp dụng tất cả pháp hành thích hợp với hoàn cảnh ấy.
V-100. Không có pháp nào mà người con Phật không cần phải tu. Khéo tu như vậy thì chẳng việc gì lại không tạo phước.
V-101. Dù là trực tiếp, hay là gián tiếp, đừng làm những việc không vì chúng sinh. Có làm được gì cũng vì chúng sinh hồi hướng tất cả về vô thượng giác.
V-102. Dù xả thân mạng, bồ tát cũng không lìa thiện tri thức, là bậc thông tuệ pháp tu đại thừa; và cũng không lìa giới hạnh bồ tát.
V-103. Phải học cách thức tôn kính đạo sư như đã nói trong Truyện Cát Tường Sinh. Những lời khuyên này và giáo pháp khác đều có thể học từ trong kinh luận.
V-104. Mọi pháp hành trì đều có trong kinh, phải nên tìm đọc. Trước hết nên đọc Kinh Hư Không Tạng.
V-105. Những điều cần tu đều được giải thích rõ ràng sâu rộng trong Học Tập Luận, vì vậy phải nên siêng năng đọc tụng.
V-106. Thỉnh thoảng có thể học Kinh Tập Luận, là bộ tóm lược kinh điển đại thừa, cũng nên tìm đọc bộ luận cùng tên của ngài Long thọ.
V-107. Tất cả những gì kinh luận không cấm, hãy nên tu học. Tất cả những gì dạy trong kinh luận, hãy nên thực hành để mà giữ gìn tâm của chúng sinh.
V-108. Muốn giữ chánh tri, nói cho ngắn gọn phải làm như sau: hãy thường quán xét xem thân và tâm đang như thế nào.
V-109. Những điều nói đây cần phải thực hành, nói suông thì chẳng lợi ích gì đâu ! Phỏng như người bệnh chỉ đọc toa thuốc bệnh làm sao dứt ?
/ HẾT CHƯƠNG 5 /
Ghi chú chương 5: [1] kỉnh điền: Phật và Bồ Tát; ân điền: cha mẹ, bằng hữu; bi điền: chúng sinh
VI-1. Bao nhiêu việc lành bố thí, cúng Phật, công đức tích lũy hàng trăm vạn kiếp, chỉ cần loé lên mỗi một niệm sân, cũng đủ làm cho tiêu tan hết thảy.
VI-2. Không ác nghiệp nào như là nghiệp sân. không hạnh tu nào sánh bằng hạnh nhẫn. Vậy hãy đưa tâm vào trong hạnh nhẫn, khéo léo, phong phú miên mật kiên trì.
VI-3. Ai để sân hận dày vò tâm can, thời tâm không còn biết đến bình an, đối với niềm vui thành kẻ xa lạ, chẳng thể chợp mắt chẳng ngớt bất an.
VI-4. Cho dù ta có rộng rãi cho ra tiền tài, địa vị, nhưng nếu tâm trí cuồng điên vì sân, thời kẻ hàm ân vẫn sẽ bức trí mà hại đến mình.
VI-5. Gia đình bè bạn mệt mỏi chán ngán, kẻ chịu ân cũng chẳng kính, chẳng tin. Người nhiều sân hận có bao giờ sống trong cảnh an bình.
VI-6. Bao khổ đau này đều do kẻ thù sân hận gây nên. Ai biết túm lấy đập tan sân hận, đời này kiếp sau sẽ sống an bình.
VI-7. Muốn mà không được; không muốn phải chịu; gặp điều nghịch ý nên tâm không vui: đây là lương thực nuôi cho sân hận trưởng thành lớn mạnh, đánh tôi tơi bời.
VI-8. Nên phải làm sao cắt đường tiếp tế của kẻ thù này. Nó có mục đích nào khác hơn là đánh gục tôi đâu !
VI-9. Nên tôi mặc kệ, ra sao thì ra, quyết không thể để sinh tâm buồn chán. luôn giữ nội tâm vui tươi trong sáng. Vì tâm không vui sẽ không thể đạt những điều mình muốn, ngược lại thiện đức sứt mẻ tan hoang.
VI-10. Sự việc nếu vẫn còn phương cứu chữa, chẳng lý do gì tâm lại không vui. còn nếu thật sự vô phương cứu chữa, thử hỏi không vui liệu có ích gì ?
VI-11. Đớn đau, lăng nhục, dèm pha, quở mắng, đều là những điều không ai mong cầu, dù là cho mình hay cho người thân. Cho người mình ghét lại là trái ngược.
VI-12. Những điều tạo vui vốn là rất hiếm, việc sinh đau khổ thì lại rất nhiều. Nhưng không khổ đau thời chẳng thể nào khởi tâm thoát khổ. vậy tâm tôi ơi, hãy nên kiên định !
VI-13. Người thờ Dur-ga, dân kar-na-ta, chịu bao khổ hạnh, tự thiêu tự cắt, chẳng lợi ích chi. Nay vì giải thoát sao tôi đây lại yếu đuối ương hèn.
VI-14. Không có việc gì không thể làm quen, quen rồi chắc chắn nhẹ nhàng hơn trước. Nay dùng khổ nhỏ để mà huân tập, mai sau khổ lớn gánh vác dễ dàng.
VI-15. Chút khổ thế gian đã là như vậy: muỗi mòng rắn rít cắn đau ngứa ngáy, chịu đói chịu khát da dẻ tấy sưng.
VI-16. Dù là nóng rét, gió mưa, tật bệnh, chịu cảnh tù đày, hay bị hành hung, tâm hãy an vui, quyết đừng phật ý. Để tâm không vui việc sẽ tệ hơn.
VI-17. Có người nhìn thấy máu của chính mình, tâm lại càng thêm quật cường dũng mãnh. Lại có những kẻ thoáng thấy máu người, tâm thần choáng váng bất tỉnh hôn mê.
VI-18. Hoàn toàn tùy ở dũng lực nơi tâm, chọn tâm dũng mãnh hay tâm hèn yếu. Vậy tôi nào có sợ gì thương tích, khổ đau trùng điệp, quyết chẳng nao lòng.
VI-19. Đớn đau ập đến, kẻ trí chẳng sờn, tâm không chao động, điềm tĩnh an nhiên. Dặm trường xông pha chống quân phiền não, gian lao trận mạc nào có xá gì.
VI-20. Tâm không quản ngại khổ của chính mình, quét sạch hết thảy giặc thù ác sân. Đây mới chính là anh hùng đại thắng; anh hùng thế gian chỉ chém thây ma.
VI-21. Là vì khổ đau cũng nhiều giá trị: nhờ khổ đau mà đánh mất tự kiêu; Tâm càng xót thương Chúng sinh luân lạc; Thêm sợ việc ác, Thêm vui việc lành.
VI-22. Cơ thể vướng bệnh ta có hận đâu, mặc dù mang đến muôn vàn đau đớn. Việc chi phải hận những kẻ hại mình, họ chỉ kém trí, bị duyên ràng buộc.
VI-23. Cho dù không muốn, bệnh vẫn phát sinh. cho dù không cầu, phiền não cứ khởi.
VI-24. Chẳng ai nghĩ rằng bây giờ nên giận, chỉ là bất ngờ nổi giận thế thôi. Cơn giận cũng chẳng nghĩ mình cần khởi, chỉ là tự nhiên nổi trận lôi đình.
VI-25. Nhiễm tâm phiền não, bất kể loại nào, mọi điều bất thiện của khắp thế gian, hết thảy đều do nhân duyên mà có, chẳng phải tự phát, cũng chẳng tự sinh.
VI-26. Nhân duyên hội tụ không có ý nghĩ rằng “ta đây phải tạo quả, tác sinh.” Cái được tạo tác cũng không từng nghĩ rằng: “bản thân ta mới được sinh ra.”
VI-27. Điều được gọi là “bản thể nguyên sơ,” hay còn được gọi là “Ngã,” là “Tôi,” chỉ là giả danh không có ý nghĩ “Ta phải sinh ra” rồi mới phát sinh.
VI-28. Là bởi chưa sinh thì không hiện hữu, làm sao có thể khởi ý muốn sinh ? Nếu đã thường còn mà tiếp cận cảnh, thì chẳng làm sao dứt được cảnh này.
VI-29. Rõ ràng là Ngã nếu thật thường còn thì phải ù lì tựa như hư không; cho dù hội tụ với nhiều duyên khác, cũng chẳng đối tác, vì không biến động.
VI-30. Dù duyên tác động ngã vẫn y nguyên. Làm sao có thể ảnh hưởng đến Ngã ? Nếu nói duyên là tánh chất của ngã, thời biết lấy gì kết nối hai bên ?
VI-31. Mọi sự đều là tùy thuộc nhân duyên, vì tùy nhân duyên nên không tự phát. Hiểu được vậy rồi còn chi để hận, muôn sự chỉ là ảo ảnh mà thôi.
VI-32. Nếu nói “trừ hận là việc dư thừa, vì nào có gì để ai trừ diệt,” thế nhưng khổ đau triền miên bất tận, nhờ vào hạnh nhẫn có thể đoạn lìa, nên nói trừ hận chẳng có gì sai.
VI-33. Vậy dù kẻ thù hay là bằng hữu làm điều sai quấy, tôi vẫn an nhiên. Tâm vẫn yên vui tự mình nhắc nhở rằng khắp vạn pháp đều là duyên sinh.
VI-34. Nếu như mọi sự tùy nơi ý mình, thì khổ đau này đã chẳng phát sinh. Thế gian có ai là người muốn khổ !
VI-35. Vậy mà vô tâm không hề ý thức, tự dẫn mình vào những chốn chông gai, điên cuồng đuổi theo nữ nhân, sự nghiệp, đến nỗi không ăn bỏ đói chính mình.
VI-36. Có kẻ tự treo có kẻ nhảy vực, tự uống thuốc độc, ăn của thối tha, tự tạo ác nghiệp, gieo họa cho mình.
VI-37. Khi nổi oán hận, ngay chính bản thân cưng quí biết bao họ còn tự sát, làm sao có thể không gây họa lớn cho người xung quanh ?
VI-38. Vậy với những người phiền não thao túng, có thể cuồng điên sát hại chính mình, đã chẳng quan tâm thương xót thì thôi, cũng đâu có gì để tôi phải hận.
VI-39. Phàm phu ấu trĩ nếu từ bản chất là luôn hại người, thì ta giận họ khác gì giận lửa vì sao lại cháy.
VI-40. Còn nếu như họ bản chất hiền lành, chỉ là lầm lỗi nhất thời mà thôi, vậy nếu giận họ khác gì nổi giận với bầu trời xanh sao dâng đầy khói.
VI-41. Mặc dù cây gậy mới làm tôi đau, nhưng tôi lại hận chính người cầm gậy. Nhưng người cầm gậy thật ra là do ác hận thao túng, lẽ ra tôi phải oán ác hận này.
VI-42. Quá khứ chính tôi đã từng như vậy, đánh đập ngược đãi khắp chúng hữu tình. Nay tôi bị đánh cũng là đáng thôi !
VI-43. Gậy kia, thân này, đều là thủ phạm khiến tôi đau đớn. Gậy là của người, thân là của mình, thật sự chẳng biết phải hận ai đây !
VI-44. Thân là vết thương sưng tấy lở loét mang tướng dạng người, chạm nhẹ cũng đủ đau nhức không nguôi. Tôi vì mù quáng bám chặt vào nó, đến khi nhức nhối hận ai bây giờ ?
VI-45. Thật là ấu trĩ ! tôi sợ khổ đau nhưng lại bám theo toàn nhân tạo khổ ! Tự gieo lầm lỗi, tự hại lấy thân, vậy sao tôi lại nổi sân với người !
VI-46. Sự thật là vậy, phải hận ai đây ? Hết khổ đau này toàn do tôi tạo: ngục tốt Diêm vương trong cõi địa ngục, hay cả rừng đao toàn là ác báo.
VI-47. Họ đến hại tôi là vì nghiệp tôi kêu mời họ đến. Nếu như vì vậy họ phải đọa rơi cùng tận địa ngục thì có phải là tôi hại họ không !
VI-48. Vì họ mà tôi tu được hạnh nhẫn, tịnh được ác nghiệp. Còn nhờ vào tôi mà họ đọa rơi vào cõi địa ngục.
VI-49. Vậy thật ra tôi là kẻ gây hại, còn họ thì lại là kẻ ban ơn. Thử hỏi tâm tôi ác hiểm thế nào để còn tráo trở sinh lòng hờn oán !
VI-50. Tâm mà có nhẫn sẽ khỏi đọa rơi vào cảnh địa ngục. Cứu mình được rồi, nhưng còn kẻ thù cứu cách nào đây !
VI-51. Vậy nếu như tôi ăn miếng trả miếng, chắc chắn sẽ khiến cho họ đọa rơi, còn mình hạnh tu nhất định suy thoái, giới tu nhất định tan hoang không còn.
VI-52. Tâm đâu có thân, có ai diệt được, nhưng vì tâm cứ tham chấp nơi thân, mà thân thì lại đớn đau quẫn bách.
VI-53. Cho dù người ta dùng lời mắng chửi, nói lời thô ác, nói lời khó nghe, lời nói có làm gì được tôi đâu ! Vậy tâm tôi ơi cớ sao oán hận ?
VI-54. Người ta ghét tôi. sự thù ghét này đâu có làm sao nhai nuốt được tôi. Đời này chẳng thể đời sau cũng không. vậy tại sao tôi không thích bị ghét ?
VI-55. Hay là không thích vì nó cản tôi đạt điều mình muốn ? Nhưng tài sản rồi phải bỏ phía sau, ác nghiệp thì lại bền bỉ theo đuổi.
VI-56. Vậy thà tôi đây chết ngày hôm nay, còn hơn là sống để gieo tội nghiệt ! Kẻ giống như tôi, dù sống nhiều ít, đến khi chết đến khổ cũng như nhau.
VI-57. Có người nằm mơ thấy mình sống vui hơn một trăm tuổi, để rồi tỉnh mộng. lại có người mơ thấy mình sống vui được trong khoảnh khắc rồi cũng tỉnh mộng.
VI-58. Mộng đã tỉnh rồi thì dù trăm năm hay dù khoảnh khắc, niềm vui kia cũng không còn trở lại. Tương tự như vậy, khi giờ chết điểm, đời sống dài ngắn chẳng khác gì nhau.
VI-59. Cho dù giàu sang sống trong thế gian, nhiều năm an vui hưởng đời phú quí, nhưng rồi tựa như bị cướp hết cả, hai bàn tay trắng thân trần mà đi.
VI-60. Hay ta nghĩ rằng: “Nhờ vào tiền tài mà được sống lâu, tích thiện, trừ ác.” Thế nhưng vì tiền lại nổi cuồng điên, thiện căn mất hết ác nghiệp thêm dày.
VI-61. Ý nghĩa cuộc sống đánh mất cả rồi, cho dù sống nữa cũng chỉ hoài công, chỉ là để gieo thêm nhiều ác nghiệp.
VI-62. Khi bị phỉ báng ta liền nổi nóng, rằng không thể để họ tự hại mình. Nhưng sao ta lại chẳng hề nóng giận khi lời phỉ báng là dành cho người ?
VI-63. Khi ấy ngược lại kiên nhẫn vô cùng, nói rằng cơ sự chỉ vì nhân duyên. Vậy sao không nhẫn khi bị phỉ báng ? Cơ sự chỉ vì phiền não phát sinh.
VI-64. Ngay cả những người phỉ báng Phật pháp, hủy diệt tượng Phật, phá hoại bảo tháp, cũng không có gì đáng để oán hận, vì chư Phật vốn chẳng hề hấn gì.
VI-65. Cho dù đạo sư, thân nhân, bằng hữu là người bị hại, cũng không nên hận, vì, như đã nói: mọi sự đều là tùy thuộc nhân duyên.
VI-66. Chúng sinh bị hại vì vật vô tình cùng loài hữu tình, vậy sao ta lại chỉ oán hữu tình ? Gặp việc ác hại, tốt hơn nên nhẫn
VI-67. Người ta làm ác chỉ vì vô minh. tôi hận việc ác cũng vì vô minh, vậy ai không lỗi ? ai người có lỗi ?
VI-68. Trước kia vì sao tôi gieo nhân ác, để nay phải chịu quả ác thế này ? Mọi sự chỉ là thuận theo nhân quả, đã biết vậy rồi còn hận ai đây ?
VI-69. Thấy rõ vậy rồi, tôi nay bất kể, dù có thế nào, vẫn sẽ khư khư giữ gìn thiện pháp. Vì chúng sinh mà gìn giữ tấm lòng thương yêu lẫn nhau.
VI-70. Khi nhà bốc lửa sắp sửa lan xa, thời bao rơm, rạ, cùng mồi bắt lửa đều nên dẹp hết.
VI-71. Tương tự như vậy, khi lửa sân hận bốc cháy dữ dội, thời phải tức thì dẹp tan tham ái, bảo vệ công đức khỏi bị cháy tan.
VI-72. Cho kẻ tử tội, nếu được chặt tay để đổi mạng sống, chẳng mừng lắm sao ? Đổi cảnh địa ngục, chỉ cần chịu chút khổ đau cõi người, thật là phước lớn !
VI-73. Chút khổ đau này đã không kham nổi, vậy sao không gắng vất hết niệm sân ? Đây sẽ là nhân đẩy vào địa ngục, chịu khổ cùng tận sâu thẳm muôn trùng.
VI-74. Vì để tranh dành những điều mình muốn mà cả ngàn lần tôi đã rơi sâu, lửa hỏa ngục đốt cùng cực đớn đau, chẳng chút lợi ích cho mình, cho người.
VI-75. Chút khổ hôm nay nào có đáng gì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao. chịu khổ nhỏ này, quét khổ chúng sinh, thử hỏi sao tâm không vui cho được.
VI-76. Có người hoan hỉ cất lời khen ngợi việc lành người khác, này tâm tôi ơi, sao chẳng thấy vui cùng người khen ngợi ?
VI-77. Niềm vui này đây chẳng vướng nhiễm ô, hết thảy thánh giả đều luôn khuyến khích, phương tiện thù thắng thu phục lòng người.
VI-78. Nếu rằng “chỉ có họ hưởng vui thôi !” thế thì cần gì trả lương tôi tớ ? Giữ tâm như vậy chỉ có mình tôi đời này kiếp sau phải chịu thiệt thòi.
VI-79. Khi chính tôi đây là người được khen thì tôi lại mong mọi người tùy hỉ. Nhưng nếu lời khen dành cho người khác, tâm tôi chẳng muốn tùy hỉ chút nào.
VI-80. Tôi đã phát tâm mang nguồn hạnh phúc về cho chúng sinh, nguyện vì chúng sinh tu thành Phật quả, nay chúng sinh được đôi chút niềm vui, sao tôi nổi giận ?
VI-81. Tôi nguyện chúng sinh trọn thành Phật đạo, được khắp ba cõi cất tiếng tôn vinh. Nay chúng sinh được đôi chút ngợi khen, sao tôi lại thấy khổ tâm như vậy ?
VI-82. Có người phải sống nương nhờ vào tôi, nhờ tôi dưỡng nuôi mà họ sống tốt. Nay có người khác chăm lo cho họ, sao tôi chẳng mừng lại còn nổi sân ?
VI-83. Bấy nhiêu đã khiến trái ý phật lòng, làm sao gánh nổi chí nguyện độ sinh ? Thấy người được lợi, lòng tôi vất vả, hỏi tâm bồ đề tìm đâu cho ra ?
VI-84. Phẩm vật kia dù tặng cho người nhận, hay dù thí chủ giữ lại chưa cho, cũng có bao giờ thành của tôi đâu, vậy cho hay không cần gì chú ý ?
VI-85. Công đức của mình, tín tâm của người, cùng thiện đức này, sao tôi vất hết ? Không biết giữ điều mang về thiện quả, này tâm tôi ơi sao chẳng hận mình ?
VI-86. Chẳng những việc ác chưa từng buồn lo, lại còn so đo khi người làm thiện được nhiều công đức.
VI-87. Kẻ thù bị hại, cớ sao tôi lại cảm thấy toại lòng ? Sự việc nào phải vì do tôi muốn mà thành thế đâu ?
VI-88. Cho dù thật sự vì ý tôi muốn mà kẻ thù tôi gặp việc không may, thì điều như vậy nào có gì vui ? Nếu lòng thấy vui, thật chẳng có gì tồi tệ cho bằng.
VI-89. Tựa như con cá đớp phải lưỡi câu, bén nhọn đớn đau. Thợ câu chính là nhiễm tâm phiền não. Lưỡi câu ác ý móc tôi ném thẳng vào chảo đồng nung. Ngục tốt diêm vương tha hồ xâu nướng.
VI-90. Tiếng tăm lừng lẫy, vinh dự, ngợi khen, chẳng thể làm tăng công đức, thọ mạng, không giúp thân thể khỏe mạnh cường tráng, cũng chẳng khiến thân thoải mái khinh an.
VI-91. Nếu tôi biết nghĩ, sẽ tự hỏi mình những điều như vậy được lợi ích chi ? Nếu như là vì giúp tâm thoải mái, vậy sao chẳng kiếm cờ bạc, rượu chè !
VI-92. Tôi vì chút danh mà bỏ tài sản, bỏ cả tánh mạng. Người đã chết rồi, chôn sâu đáy huyệt, chút lời ca tụng dành cho ai nghe ?
VI-93. Lâu đài bằng cát bị biển cuốn tan, trẻ con tuyệt vọng lớn tiếng òa khóc. Tâm tôi cũng vậy, khi mà danh vọng bắt đầu rã tan.
VI-94. Lời nói chóng tan, vốn chẳng có tâm, cho nên chẳng thể tự mình tác ý. Hay là nói rằng người ta khen bằng tấm lòng hoan hỉ nên tôi thấy vui.
VI-95. Tâm người hoan hỉ việc gì đến tôi ? dù là khen người, hay là khen mình. Tâm người ta vui thì người ta hưởng, tâm tôi chẳng thể chia được phần nào.
VI-96. Nếu như tôi vui vì người hoan hỉ, vậy cả thế gian đã khiến tôi vui. Thế nhưng khi người vui vì người khác, tôi luôn bực bội chẳng thấy vui cùng.
VI-97. Có phải là tôi thấy vui như vậy, chỉ vì ý nghĩ chính mình được khen. Nghĩ lại mà xem, thật là vô nghĩa ! Chỉ như đứa trẻ ấu trĩ mà thôi.
VI-98. Danh vọng chỉ làm tâm thêm xao lãng, không còn biết chán cảnh khổ luân hồi. Cạnh tranh ganh tị với người làm thiện, khiến cho công đức thất tán hao mòn.
VI-99. Vậy thì những ai ờ cạnh bên tôi, bôi nhọ tên tôi, mới thật là người bảo vệ cho tôi khỏi rơi ác đạo.
VI-100. Tôi đã phát tâm mong cầu giải thoát, không muốn để mình vướng bả lợi danh. Họ lại cứu tôi thoát vòng ràng buộc, sao tôi có thể sinh tâm oán thù ?
VI-101. Tôi đang chúi đầu rơi sâu ác đạo, may nhờ có họ cản lại dùm tôi. Tựa như ân đức của mười phương Phật, làm sao có thể sinh tâm oán thù ?
VI-102. Đừng nên bực bội nghĩ vì họ cản mà điều công đức tôi chẳng thể làm. Có hạnh tu nào hơn là hạnh nhẫn, chẳng phải tôi cần trú ở hay sao ?
VI-103. Nếu như không thể trú ở hạnh ,nhẫn đó cũng chỉ vì lầm lỗi nơi tôi. Việc công đức lớn đã vào tầm tay, chính tôi đây mới là người cản trở.
VI-104. Việc này nếu không thì việc kia không, Việc này hễ có thì việc kia sinh. Vậy việc này là nhân sinh việc kia, làm sao có thể gọi là chướng ngại ?
VI-105. Hành khất xuất hiện ngay đúng thời điểm, chẳng làm trở ngại cho hạnh bố thí. Chẳng thể nói rằng đạo sư truyền giới là gây chướng ngại cho người xuất gia.
VI-106. Hành khất trên đời hằng hà sa số, nhưng người hại tôi lại chẳng bao nhiêu. Là vì nếu tôi không hại người khác thì cũng chẳng ai gây hại cho mình.
VI-107. Như là kho báu nằm sẵn trong nhà, chẳng nhọc công tìm mà vẫn kiếm ra. Kẻ thù giúp tôi tu hạnh bồ tát, nên gặp kẻ thù lòng thật mừng vui.
VI-108. Nhờ họ mà tôi tu thành hạnh nhẫn, cho nên công đức có được bao nhiêu, xin mang tặng hết, báo đền ơn nặng, vì họ là nhân mang đến quả này.
VI-109. Nếu nói kẻ thù chẳng đáng đền ơn, vì họ nào muốn tôi tu hạnh nhẫn. Nếu vậy cần gì biết ơn Diệu Pháp, là nhân mang đến mọi thành tựu tu.
VI-110. Lại rằng “họ vốn cố tình hại tôi” nên đối với tôi nào có ơn gì !” Vậy nếu như họ giống như y sĩ, thì tôi lấy gì tu hạnh nhẫn đây ?
VI-111. Chính vì tâm họ chất đầy hiểm ác nên tâm tôi mới được hạnh nhẫn này. Ơn nặng khác gì ơn sâu Diệu Pháp, vì nhờ vào đó mà hạnh nhẫn sinh.
VI-112. Đức Thế Tôn dạy Phật và chúng sinh đều là ruộng phước cần được hiến cúng. Nhờ làm đẹp dạ cả hai ruộng phước mà nhiều người đã đến bờ bên kia.
VI-113. Quả vị bồ đề tùy thuộc cả hai, Phật cùng chúng sinh đều quan trọng cả. Thử hỏi tôi đây tu lối tu nào mà chỉ kính Phật xem thường chúng sinh ?
VI-114. Chúng sinh và Phật thiện đức không đồng, nhưng mà tác dụng ngang bằng với nhau. do đó mà nói chúng sinh như Phật.
VI-115. Hiến cúng chư vị trú tâm đại từ, là điểm thù thắng ở nơi chúng sinh. Công đức đến từ tín tâm nơi Phật, là điểm thù thắng nơi đấng Phật đà.
VI-116. Muốn tu thành Phật cần có cả hai, vì vậy mà nói chúng sinh như Phật. Chứ chúng sinh nào có thể sánh với biển cả công đức của đấng Như lai.
VI-117. Biển công đức này ai mà có được, dù chỉ mảy may, thì với người ấy, cho dù ba cõi đều mang hết ra, cũng vẫn không đủ để mà hiến cúng.
VI-118. Chúng sinh vốn là mang đến cho ta quả vô thượng giác. chính vì như vậy mà ta cần phải hiến cúng chúng sinh.
VI-119. Đức Phật chính là người bạn chân thành, ban cho chúng sinh vô lượng ân phước. Muốn đền ơn Phật, ngoài giúp chúng sinh, thử hỏi còn gì khiến Phật hoan hỉ ?
VI-120. Phật xả thân mạng, vào ngục vô gián. để trả ơn này tôi nguyện độ sinh. Vậy dù họ có ngàn lần hại tôi, tôi vẫn một lòng giữ gìn gánh vác.
VI-121. Cho những người mà đến cả chủ tôi cũng còn cưu mang không tiếc thân mạng, sao tôi có thể kiêu căng ngạo mạn, không chịu theo hầu, làm thân tôi tớ !
VI-122. Chư Phật hoan hỉ khi chúng sinh vui; Chư Phật xót thương khi chúng sinh khổ; Giúp chúng sinh vui là khiến Phật vui; tác hại chúng sinh là tổn hại Phật.
VI-123. Người bị lửa đốt thì mọi giác quan đâu còn lạc thú. Làm sao có thể khiến chư Phật vui, nếu chính tôi đây hại chúng sinh khổ.
VI-124. Vậy ra tôi đã khiến Phật buồn lòng, gây bao việc ác, tác hại chúng sinh. Nay xin phát lộ, thành tâm sám hối, xin Phật tha thứ cho lỗi lầm này.
VI-125. Từ nay sẽ làm đẹp lòng Như lai, luôn tự chế ngự luôn làm tôi tớ. dù người thế gian dẫm đạp đầu tôi, cướp mạng sống tôi, quyết không trả miếng. Xin đấng hộ trì tùy hỉ cho tôi.
VI-126. Các đấng đại từ xem khắp chúng sinh ngang bằng với Phật. điều này đã rõ. Dù tướng chúng sinh, nhưng là tánh Phật, sao tôi chẳng thể thành tâm cung kính ?
VI-127. Chỉ vậy là đủ đẹp lòng Như lai. Chỉ vậy là đã chu toàn tự lợi. Chỉ vậy là xóa khổ đau cõi thế. Nên tôi kiên trì chỉ vậy mà tu.
VI-128. Khi mà quân binh gây điều nhiễu hại, ai người có trí hiểu rộng nhìn xa, cho dù đủ sức cũng không khinh xuất làm điều vọng động.
VI-129. Là vì quân binh đâu chỉ một mình, phía sau lưng họ còn có lệnh vua. Cho nên tôi chẳng thể nào khinh xuất, khi kẻ hèn kém sinh sự hại tôi.
VI-130. Sau lưng họ có ngục tốt diêm vương, lại có hết thảy mười phương Phật đà. Như là thần dân nể mặt bạo chúa, tôi đây hết dạ cung phụng chúng sinh.
VI-131. Huống chi dù làm nhà vua nổi giận, thời cảnh địa ngục cũng chẳng rơi vào. Chẳng giống như là yác hại chúng sinh.
VI-132. Hay dù có làm nhà vua vừa ý, quả vị bồ đề vua chẳng thể ban. Quả này chỉ có nhờ mang phúc lạc về cho chúng sinh.
VI-133. Đến như quả vị bồ đề cứu cánh, cũng có được nhờ tâm muốn lợi sinh. Huống chi thiện báo, vinh quang, danh vọng, sở cầu như ý ngay trong đời này.
VI-134. Trú tâm hạnh nhẫn, thì dù vướng kẹt trong cõi sinh tử, vẫn hưởng quả lành, tướng hảo, khang an, danh tiếng lừng vang, sống đời trường thọ hưởng đầy phước lộc, chuyển pháp luân vương.
VII-1. Với tâm an nhẫn, nỗ lực tinh tấn. Nhờ tinh tấn mà đạt quả giác ngộ. Gió kia không thổi thì vật không lay, công đức chẳng tăng nếu không tinh tấn.
VII-2. Tinh tấn là gì ? Vui cùng thiện pháp. Ngược với tinh tấn gọi là biếng lười, thích điều có hại, chán nản, tự khinh.
VII-3. Nếm vị ở không, ưa thích ngủ nghỉ, nên chẳng biết chán cảnh khổ luân hồi.
VII-4. Đã lỡ rơi vào cạm bẫy phiền não, nên vướng kẹt giữa mạng lưới thọ sinh, đưa mình vào trong miệng của thần chết, làm sao có thể không biết cho được !
VII-5. Đồng loại từng người lần lượt bị giết. Vậy mà có thể không thấy thật sao ? Vẫn ngủ no nê giống như loài trâu bên cạnh đồ tể.
VII-6. Thần chết nay đã khép mọi nẻo đường mở mắt chờ ta. Lẽ nào ăn ngon ! Lẽ nào ngủ yên !
VII-7. Biết rồi sẽ chết thời phải mau mau tích lũy tư lương. Đợi chết mới chịu buông tâm lười biếng, nhỡ như chết sớm biết làm thế nào ?
VII-8. Này việc mới khởi, này việc chưa làm, này việc dở dang, đột nhiên chết đến, khi ấy kinh hoàng: “Ôi, ta tiêu mạng !”
VII-9. Mắt đỏ đớn đau, lệ tràn trên má. Người thân bên cạnh tuyệt vọng vô bờ. Riêng tôi nhìn thấy thần chết cạnh bên.
VII-10. Ký ức tràn ngập việc ác đã làm. hoảng sợ điên cuồng thân trào phẩn uế vì bởi tai nghe tiếng kêu địa ngục, biết phải làm sao ?
VII-11. Khổ nạn đời này đã khiến chơi vơi như cá mắc cạn, huống chi địa ngục do nghiệp gây nên !
VII-11. Đã gieo đủ nghiệp khiến sẽ đọa rơi, nơi mà xương thịt sẽ bị đốt nung, nước sôi xối bỏng, làm sao có thể nhởn nhơ sống vui ?
VII-13. Muốn được hưởng quả nhưng không gắng công. Kẻ yếu hèn này sẽ gặp họa lớn. Đến khi gần chết lại giống chư Thiên cất tiếng khóc than: “Ôi, sao quá khổ !”
VII-14. Thân là thuyền bè đủ sức đưa ta vượt qua biển khổ. Nếu lỡ mất rồi làm sao tìm lại ? Hỡi kẻ ngu muội, ngay lúc này đây chớ nên mê ngủ !
VII-15. Hạnh phúc thù thắng cùng với chánh pháp, đều là nhân duyên tạo quả an lạc. Sao không thiết tha lại đi ưa thích lơ đễnh, tán tâm ? đều là nhân duyên tạo nên quả khổ
VII-16. Tâm không buồn nản: đấy là tinh quân. Với lòng chân thật hàng phục chính mình, bình đẳng ngã tha, hoán chuyển ngã tha.
VII-17. Đừng nên nản chí nghĩ rằng “như ta làm sao có thể đạt quả giác ngộ !” Như lai là người nói đúng sự thật, đã dạy điều này:
VII-18. Cho dù có thành ruồi muỗi ong bọ mà đủ tinh tấn, thời cũng có thể đạt được quả vị vô thượng bồ đề.
VII-19. Còn như tôi đây được sinh làm người, biết điều thiện ác, nếu không nản chí từ bỏ đường tu thì chẳng lý nào không thể giác ngộ.
VII-20. Nói rằng “tại vì phải thí thân mạng, cho cả chân tay, nên tôi thấy sợ.” Đó là không biết phân biệt trọng khinh. Vì vô minh nên phát sinh sợ hãi.
VII-21. Vô lượng đời kiếp cũng đã nhiều phen bị đâm, đốt, xẻ thế nhưng chẳng thể đạt quả bồ đề.
VII-22. Nay vì tu chứng phải chịu khổ đau. Khổ này có hạn, ví như giải phẫu để trị liệt thân.
VII-23. Y sĩ gây đau, chữa lành bệnh dữ. Chịu được khổ nhỏ, khổ lớn tiêu trừ.
VII-24. Huống chi thần y lại không như vậy, dùng cách dịu nhẹ chữa bệnh nan y.
VII-25. Dạy ta lúc đầu tập cho rau củ, cho quen rồi mới bố thí thịt xương.
VII-26. Khi tâm chứng được thân, rau chẳng khác, thời thí thân thể nào khó chi đâu.
VII-27. Cũng chẳng đớn đau, vì nghiệp đã đoạn. cũng không nghịch ý, vì luôn thiện xảo. Cho nên, vọng kiến, cùng việc bất thiện là điều tác hại đến thân và tâm.
VII-28. Nếu thân an lạc nhờ công đức tăng, tâm cũng an lạc nhờ luôn thiện xảo, Trú ở luân hồi là vì chúng sinh, làm sao có thể mỏi mệt cho được ?
VII-29. Nghiệp cũ đã cạn nhờ tâm bồ đề. Công đức như biển, hơn hàng Thanh Văn.
VII-30. Bồ tát cưỡi trên lưng ngựa bồ đề, biến tan mỏi mệt. Từ cảnh vui này vào cảnh vui khác, làm sao có thể thoái chí nản lòng ?
VII-31. Tác thành chúng sinh có bốn lực lượng: nguyện, định, vui, nghỉ. Nguyện có được nhờ thiền quán khổ đau, và hiểu lợi ích.
VII-32. Diệt mọi trở lực, tăng cường tinh tấn, được là nhờ nguyện, tự tín, vui, nghỉ, và nhờ năng lực chuyên tâm, tự chủ.
VII-33. Cần diệt bỏ hết vô biên ác nghiệp của mình của người. Diệt một ác nghiệp đã phải gắng công hàng vô lượng kiếp,
VII-34. vậy mà mảy may sám hối nghiệp chướng cũng vẫn chưa hề. Biến mình trở thành kho tàng ác nghiệp, sao tim lại chẳng từng mảnh nổ tung ?
VII-35. Cần thành tựu đủ vô lượng thiện đức cho mình cho người. Tu một thiện đức đã phải gắng công hàng vô lượng kiếp,
VII-36. vậy mà một thoáng huân tập thiện đức cũng vẫn chưa từng. Thật là kỳ lạ ! Thân người này đây quí giá biết bao, lại biến nó thành hoàn toàn vô nghĩa !
VII-37. Chưa từng hiến cúng mười phương Như lai; chưa từng mang đến niềm vui lễ đàn; chưa từng góp sức làm nên pháp hội; chưa từng chu toàn cho người gian nan;
VII-38. chưa giúp kẻ nguy thoát cơn sợ hãi; chưa mang vui đến cho kẻ khốn cùng. Điều tôi đã làm đó là trong thai đã khiến mẹ tôi chịu bao khổ sở !
VII-39. Vì trong quá khứ và trong hiện tại từ bỏ chí nguyện mong cầu Phật Pháp, nên nay mới phải khốn khổ thế này. Vậy ai còn muốn bỏ chí nguyện tu ?
VII-40. Đức Mâu ni dạy: nguyện là cội rễ của mọi thiện đức. Nguyện này sinh ra từ sự liên tục quán về quả báo.
VII-41. Thân đau, tâm khổ, đủ loại hiểm nguy, những điều mong muốn đều phải xa lìa, chẳng qua chỉ vì nghiệp dữ đã tạo.
VII-42. Cố gắng dụng tâm làm nên việc lành, với công đức này, dù sinh ở đâu cũng đều hưởng đủ mọi điều thắng diệu.
VII-43. Đã làm việc dữ, mặc dù muốn vui với ác nghiệp này, dù sinh ở đâu, đao kiếm khổ đau cũng đều bủa xuống.
VII-44. Trú giữa lòng sen dịu mát ngát hương; thực phẩm diệu âm thuần dưỡng rạng ngời; hào quang Phật chiếu; nở từ lòng sen; thân tướng nhiệm mầu; diện kiến Như lai; làm bậc trưởng tử; tất cả đều nhờ công đức thiện nghiệp.
VII-45. Thống khổ biết bao, bị quỉ diêm vương lột da lôi xuống, chảo đồng nung sôi đổ vào thân thể, đao kiếm cháy đỏ đâm xẻ thịt da, cắt nát vụn ra thành hàng trăm mảnh, rớt cả xuống nền sắt nung cháy rực, tất cả chỉ vì nghiệp dữ đã gieo.
VII-46. Vì vậy cần phải tin nơi thiện đức với trọn kính ngưỡng, tu tập chuyên cần. Khởi bằng nghi thức Kinh Kim Cang Tàng, tu tâm tự tín.
VII-47. Trước khi bắt đầu phải nên cân nhắc nên làm hay không. Không làm thì hơn, nhưng nếu đã làm chớ nên bỏ dở,
VII-48. bằng không đời sau sẽ luôn quen thói, khổ nghiệp càng tăng, khả năng càng giảm, đến khi sắp đạt việc lại không thành.
VII-49. Một là hành động; hai là nhiễm tâm; ba là khả năng: tu tập tự tín theo ba điểm này. Nói rằng: “tôi sẽ một mình gánh vác.” Đây chính là tâm tự tín hành động.
VII-50. Người phàm phu bị nhiễm tâm ràng buộc, cả chính bản thân cũng không gánh nổi. Họ chẳng như tôi cho nên tôi phải tự mình cáng đáng.
VII-51. Thấy người làm việc lao nhọc thấp hèn, sao lại ngồi yên ? Chẳng nên kiêu mạn. Đừng bao giờ để khởi lòng tự tôn.
VII-52. Khi gặp rắn chết, quạ cũng thành ưng ; khi tâm nhu nhược, cả lỗi lầm nhỏ cũng gây hại lớn.
VII-53. Kẻ sớm nản lòng, không biết kiên trì, làm sao thoát khổ ? Biết tu tự tín thì dù chuyện lớn cũng vẫn ung dung.
VII-54. Vậy hãy kiên tâm diệt mọi lầm lỗi. Mới gặp lỗi nhỏ đã vội nản lòng, vậy thì chí nguyện hàng phục ba cõi chẳng phải chỉ là trò cười hay sao ?
VII-55. Tôi sẽ là người chinh phục vạn pháp. Sẽ chẳng có gì xô ngã được tôi. Tôi là đứa con của sư tử chúa, luôn luôn an định, tự tín tột cùng.
VII-56. Nếu vì tự tôn mà gặp tổn hại, thì đó chỉ là nhiễm tâm phiền não, chẳng phải tự tín. Ai có tự tín, trăm vạn kẻ thù không thể thao túng. Còn những kẻ khác thường bị tự tôn tác hại tơi bời.
VII-57. Để cho tự tôn thổi phồng tâm trí, thời sẽ trôi lăn vào trong ác đạo, dù sinh làm người cũng chẳng an vui, làm tôi tớ ăn cơm thừa canh cặn.
VII-58. Ngu si, xấu xí, thấp kém, yếu hèn, trở thành trò cười của khắp thiên hạ. Tự tôn tự đại mà gọi anh hùng, chẳng biết ai mới là người tội nghiệp.
VII-59. Tự tín hàng phục kẻ thù tự tôn mới thật xứng đáng là đại anh hùng. Vĩnh viễn đoạn diệt kẻ thù tự tôn, viên thành Phật quả, thành đấng chiến thắng, như là chúng sinh vẫn hằng đợi mong.
VII-60. Ở trong phiền não mà vẫn giữ tâm muôn phần kiên định, không để phiền não xâm phạm đến mình, như sư tử đứng giữa bầy lang sói. Gặp cảnh hiểm nguy thời che đôi mắt, tương tự như vậy, gặp cảnh hung hiểm cũng chẳng để cho phiền não tấn công.
VII-62. Chẳng thà chết cháy, hay bị chém đầu, còn hơn qui hàng kẻ thù phiền não. Vậy trong mọi cảnh phải luôn giữ gìn hành động thích đáng.
VII-63. Như trò chơi vui, Bồ tát làm gì cũng đều vui thích, tâm không thấy thỏa.
VII-64. Khổ công làm lụng, mưu cầu hạnh phúc, thế nhưng hạnh phúc biết có được chăng ! Gặp việc chắc chắn tạo quả hạnh phúc, làm sao có thể không ưa thích làm ?
VII-65. Lạc thú giác quan tựa như mật ngọt trên đầu lưỡi dao, người đời nếm vào còn chưa biết đủ. Huống chi công đức tạo quả an lạc, làm sao có thể thấy đủ cho được.
VII-66. Muốn làm xong việc, thời phải bắt đầu giống như là voi giữa trời trưa nắng gặp được ao trong vội vã dầm mình.
VII-67. Bao giờ yếu mệt thời phải buông nghỉ, rồi lại bắt đầu. Hay khi làm xong phải biết buông nghỉ, vì đây là việc sẽ lại muốn làm.
VII-68. Như tướng ra trận cùng địch so gươm, gạt mọi nhát đâm của kiếm phiền não, nhanh nhẹn tấn công, chiến thắng kẻ thù.
VII-69. Đương khi lâm trận lỡ tay rơi kiếm, kinh hoàng sợ hãi vội vã nhặt lên. Tương tự như vậy, chánh niệm lỡ rơi, phải sợ ác đạo mà lượm ngay về.
VII-70. Thuốc độc vào máu sẽ lan toàn thân; lỗi lầm có dịp sẽ ngập tràn tâm.
VII-71. Như ôm trong tay hũ dầu đầy ắp đi trước lưỡi gươm, sẽ không dám rơi dù chỉ một giọt. Người tu phải nên thận trọng như vậy.
VII-72. Như rắn chạm chân, lập tức hất ra. Tương tự như vậy, nếu tâm trì trệ, buồn ngủ, hôn trầm, phải mau chận đứng.
VII-73. Mỗi khi phạm lỗi, phải tự trách mình, cương quyết lập tâm để không tái phạm.
VII-74. Ở trong mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, sao cho chánh niệm thành thói quen đây ? Nghĩ rằng tôi sẽ cầu gặp đạo sư, làm theo tất cả việc làm thích đáng.
VII-75. Để đủ sức mạnh trong mọi việc làm, hãy nhớ lời dạy về bất phóng dật, nhẹ nhàng khởi công.
VII-76. Như sợi tơ bông nhẹ bồng trong gió, để mình phất phới nhẹ giữa niềm vui, thời có việc gì lại không làm được.
VIII-1. Tu tinh tấn rồi hãy chuyên tu định. Để tâm tán loạn thời nanh phiền não nhất định rơi vào.
VIII-2. Nếu cả thân tâm đều giữ cách ly thì không thể nào sinh tâm tán loạn. Cần lìa xa mọi bận tâm thế tục, dứt bỏ tất cả loạn tưởng vọng tâm.
VIII-3. Bận tâm thế tục rất khó xa lìa, vì luyến người thân và tham danh lợi, đây là điều nên từ bỏ trước hết, kẻ trí vẫn thường làm theo như vậy.
VIII-4. “Quán đi với chỉ, phát hủy nhiễm tâm.” Hiểu điều này rồi, trước tiên tu chỉ, có được là nhờ vui vẻ lìa xa bận tâm thế tục.
VIII-5. Chính bản thân mình vốn đã vô thường, lại còn mê luyến những kẻ vô thường. Mai sau dù có tái sinh ngàn lần, cũng chẳng cách nào gặp được người thân.
VIII-6. Không gặp người thân thời tâm không vui, và không thể nào trú ở nơi định; cho dù có gặp tâm cũng chẳng nguôi, cũng vẫn khốn khổ, đòi hỏi, đợi chờ.
VIII-7. Để tâm mòn mõi mê luyến người thân, thời không thể thấy đúng như sự thật; tâm chán sinh tử rồi sẽ đánh mất; rốt lại khổ lụy cùng cực đớn đau.
VIII-8. Bao nhiêu tâm trí dồn cho người thân, thời gian thấm thoát trôi trong vô nghĩa. Vì chút tình thân ngắn ngủi không bền mà pháp trường tồn lại không giữ được.
VIII-9. Đeo đuổi những việc phàm phu ấu trĩ, chắc chắn ác đạo sẽ phải rơi vào, sẽ khiến cho ta xa lìa thiện pháp, phàm phu ấu trĩ gần gũi làm chi ?
VIII-10. Mới đang là bạn thoắt biến thành thù, vui vẫn chuốc oán, phàm phu ấu trĩ chẳng thể làm sao khiến họ vừa lòng.
VIII-11. Khuyên điều lợi ích họ giận không nghe, ngược lại muốn tôi lìa xa điều thiện. Những lời họ bảo nếu chẳng làm theo, họ liền nổi sân đọa sinh ác đạo.
VIII-12. Ai hơn thì ganh, bằng thì cạnh tranh, thua thì khinh mạn, khen thì tự đại, nghe chê thì lại đùng đùng nổi sân. Ấu trĩ như vậy, chơi thân làm gì ?
VIII-13. Thân gần với kẻ phàm phu ấu trĩ, mọi điều bất thiện chắc chắn phát sinh: tự tôn, tự đại, kiêu mạn, khinh người, luận việc thế tục mê mải không thôi.
VIII-14. Giao du như vậy liệu có ích gì ? Rốt lại chỉ toàn bất hạnh mà thôi. Họ chẳng mang điều lợi ích cho tôi, tôi cũng chẳng mang lợi ích cho họ.
VIII-15. Vậy hãy lánh xa phàm phu ấu trĩ, mỗi khi gặp mặt vui vẻ cười chào, nhưng không trở nên quá đỗi thân mật, cung cách lịch sự như người bình thường.
VIII-16. Chỉ nhận lấy điều lợi cho chánh pháp, như con ong mật mà hút nhụy hoa. Chẳng ai là người thân thiết với ta, ai cũng như người mới vừa gặp mặt.
VIII-17. “Nhưng tôi là kẻ giàu sang danh vọng, có biết bao người rất mực quí tôi.” Nếu giữ cái tâm tự tôn như vậy, sau khi chết rồi xiết bao kinh hãi !
VIII-18. Tâm vì mê muội tham chấp đủ điều. Cứ mỗi niệm tham phát sinh nỗi khổ ngàn lần lớn hơn.
VIII-19. Vì vậy kẻ trí chẳng hề luyến tham. Bởi vì tham luyến mà sinh sợ hãi, tìm cầu bao nhiêu rồi cũng trôi tan, tâm nên vững vàng tư duy như vậy.
VIII-20. Có biết bao người nhiều tiền lắm của, lại biết bao người danh vọng vẻ vang, rồi ôm danh lợi một mớ hành trang mà đi về đâu, nào ai có biết !
VIII-21. Được khen đã sao ? đâu có gì vui ? Còn biết bao người chê bai chỉ trích. Bị chê đã sao ? đâu có gì buồn ? Còn biết bao người nghĩ tốt cho tôi.
VIII-22. Mỗi người mỗi ý, cả đức Thế tôn cũng chẳng thể khiến thế gian vừa lòng, huống chi là kẻ tội nghiệp như tôi. Vậy hãy để tôi lìa xa thế tục.
VIII-23. Nghèo thì khinh thị, giàu thì chê bai, làm sao có thể có chút gì vui khi gần những kẻ khó chơi như vậy.
VIII-24. Như lai nói rằng: “Phàm phu ấu trĩ chẳng phải bạn lành.” Họ có bao giờ xử tốt với ai, nếu chẳng phải vì lợi riêng cho họ.
VIII-25. Vào rừng sống cùng chim muông cây cỏ, không còn nghe nữa tiếng lời thị phi, đây mới thật là bạn hiền chân thật. Bao giờ tôi mới đi vào rừng sâu ?
VIII-26. Bao giờ tôi mới đoạn lìa tất cả, sống trong hang đá, hay nơi miếu hoang. Hay là ngồi xuống ở dưới gốc cây, quyết không bao giờ quay đầu trở lại.
VIII-27. Bao giờ tôi mới sống giữa thiên nhiên, một vùng mênh mông không ai làm chủ. Tự ý tới lui, tự do đi, ở, không gì câu thúc, không chút buộc ràng.
VIII-28. Bao giờ tôi mới sống không âu lo, vỏn vẹn bình bát cùng vài vật dụng, khoát lớp áo rách không ai thèm mặc, và cũng chẳng cần nơi chốn che thân.
VIII-29. Vào bãi tha ma, bao giờ tôi mới nhìn lại thân mình, so với xương trắng chất thành đống kia, bản chất hư hoại thật ra chẳng khác.
VIII-30. Thân thể này đây rồi sẽ hư rửa, nồng nặc bốc mùi cực kỳ hôi thối, đến cả sói lang cũng chẳng dám gần. Thân này thật sự chỉ thế mà thôi.
VIII-31. Cho dù sinh ra trông thật vẹn toàn, nào thịt, nào xương, kết thành đời sống, nhưng sẽ có ngày tất cả rã tan. Thân còn như vậy, huống chi bằng hữu.
VIII-32. Làm thân con người một mình vào đời. Đến khi lìa đời cũng một mình thôi. Nào có ai người chia sẻ nỗi đau. Bằng hữu mà chi, chỉ càng thêm vướng.
VIII-33. Tựa khách viễn du trên con đường dài, bước vào quán trọ làm chốn nghỉ chân. Khách trần viễn du luân hồi sinh tử, lấy kiếp tái sinh làm nơi ở trọ.
VIII-34. Vậy thì trước khi có bốn kẻ đến khuân xác tôi đi giữa tiếng khóc than, hãy để cho tôi vào rừng trú ẩn.
VIII-35. Hãy để tôi sống lặng lẽ một mình, không ai làm bạn, không ai oán thù. Tất cả xem tôi như người đã chết, đến khi lìa đời không kẻ tiếc thương.
VIII-36. Không có một ai khóc than tràn lệ khiến tôi xao xuyến; cũng chẳng có ai khiến tâm tán loạn mất chánh niệm Phật cùng với pháp tu.
VIII-37. Hãy để tôi sống đơn độc một mình. Rừng xanh tươi đẹp ít phiền, nhiều vui. Bao nhiêu tán tâm đều thanh tịnh cả,
VIII-38. cho tôi buông hết bao mong cầu khác, chuyên tâm nhắm đến chỉ một nguyện thôi: cố gắng làm sao giữ tâm an tĩnh, tu tập thiền chỉ để mà thuần tâm.
VIII-39. Đời này, kiếp sau ái dục sinh họa. Kiếp này sinh cảnh chém, giết, tù đày. Kiếp sau sinh cảnh địa ngục, đau thương.
VIII-40. Ráo riết cậy nhờ ông tơ bà nguyệt, tới lui mai mối kết chỉ se duyên. Chỉ vì nữ sắc, việc ác không chừa, tiếng nhơ không sợ,
VIII-41. mọi cảnh nguy hiểm đều chẳng từ nan, kể cả tài sản cũng đều không tiếc, chỉ để đổi lấy đôi chút ngất ngây, ấp ủ trong tay tấm thân ngà ngọc.
VIII-42. Thật ra chỉ là cả một túi xương. Nào phải tự khởi, nào có tự tánh, sao đây lại là điều ngươi luyến ái ? hướng quả niết bàn chẳng tốt hơn sao ?
VIII-43. Khó khăn biết bao mới được vén khăn, nâng lên khuôn trăng e ấp thẹn thùng. Dung mạo xưa nay dấu sau khăn phủ, bất kể thế gian có nhìn hay không.
VIII-44. Mong đợi biết bao ! Khao khát biết bao ! Nay khuôn mặt này kên kên vạch khăn cho ngươi nhìn ngắm, sao ngươi hoảng chạy ?
VIII-45. Xưa có ai nhìn là ngươi không vui, sùng sục nổi ghen, vội vàng che dấu. Nay sao chẳng hề ra tay bảo vệ người yêu thành mồi cho loài kên kên ?
VIII-46. Một đống thịt này chim kên rỉa rói, thử hỏi khi trước vất vả mà chi, mang bao vòng hoa, trầm hương, châu ngọc, phí công trang điểm làm mồi cho chim !
VIII-47. Thử hỏi mà xem, đống xương người chết dù chẳng cử động, ngươi vẫn hoảng sợ. Vậy sao không sợ tử thi biết đi ?
VIII-48. Xương bọc thịt da thì ngươi yêu dấu, nay trần xương trắng ngươi lại không ham. Bây giờ lại nói thôi không cần nữa. Nhưng mớ xương bọc lại thích ái ân.
VIII-49. Phân và nước miếng đến từ thức ăn, vậy sao nước miếng ngươi lại đê mê, còn phân thì lại chê là gớm ghiết ?
VIII-50. Gối bông mềm mại, nhưng ngươi nào muốn cùng gối giao tình. Lại còn nói là thân người không hôi. Điên đảo vì tình, chẳng còn phân biệt đâu là thanh tịnh.
VIII-51. Cảm xúc dịu êm, chiếc gối bông mềm, nhưng vì dục tình khiến cho mê muội, chẳng thể cùng gối mở cuộc giao hoan, đến nỗi cuồng điên hận cả chiếc gối.
VIII-52. Không thích của dơ, lại ôm trong lòng cả một túi xương, cột bằng bắp thịt, bọc mớ thịt bùn.
VIII-53. Chính thân ngươi đây đều là của bẩn, ngụp lặn chưa đủ, vốn đã sợ dơ lại còn đèo thêm một túi dơ khác.
VIII-54. Ngươi bảo “nhưng mà tôi thích thịt da để mà vuốt ve, để mà nhìn ngắm. Nhưng sao ngươi lại chẳng hề ưa thích nếu thịt da kia vô tri không hồn ?
VIII-55. Hay điều ngươi thích chính là cái tâm ? Thế nhưng cái tâm làm sao có thể vuốt ve, nhìn ngắm ? Có thể sờ, ngắm, thì nhất định là chẳng phải cái tâm.
VIII-56. Thân của người khác dơ bẩn thế nào, không thấy thì thôi, cũng chưa mấy lạ, nhưng thân của mình toàn là của bẩn mà không tự thấy mới thật lạ kỳ !
VIII-57. Tại sao tâm này chạy theo của bẩn ? Chẳng để mắt đến đóa sen tinh khôi giữa trời nắng mới, mà lại vui thú với túi phân người ?
VIII-58. Chỗ nào trét phân ngươi nào muốn rờ, nhưng ngươi lại thích sờ mó tấm thân, từ đó sinh ra đủ thứ dơ bẩn.
VIII-59. Chẳng thích của bẩn mà lại ôm ấp tấm thân chui ra từ chỗ dơ bẩn, kết tụ từ những hạt giống dơ bẩn.
VIII-60. Dòi sinh từ phân ngươi nào ưa thích, vậy mà ưa thích thân xác người yêu, vốn cũng sinh ra từ nơi dơ bẩn, và vốn chứa đựng đầy tràn của dơ.
VIII-61. Của dơ thân mình không gớm đã đành, lại còn khát khao một túi bẩn khác.
VIII-62. Nếu cho vào miệng nhai xong lại nhổ, thì món thanh tịnh cơm trắng, rau xanh, cũng sẽ trở thành rác dơ mặt đất.
VIII-63. Điều hiển nhiên này nếu vẫn chưa tin, hãy thử bước ra nghĩa trang mà nhìn xác chết hôi thối vất nằm nơi đó.
VIII-64. Thử lột da ra, nhìn lại mà xem, có phải sẽ làm hồn kinh phách tán ? Những điều như vậy làm sao có thể tạo nguồn khoái cảm ?
VIII-65. Mùi hương trên da chỉ là dầu xoa, nào có phải là hương thơm thân thể. Làm sao có thể nghe mùi hương này mà lại tơ tưởng đến tấm thân kia ?
VIII-66. Đã thích mùi thơm cớ sao lại thích thân xác người tình bốc toàn mùi hôi. Người cõi thế gian thích điều vô lý. Vì sao lại thích tẩm hương thân thể ?
VIII-67. Huống chi trầm hương đâu phải hương người. Sao mùi hương gỗ lại gợi dục tình với điều gì khác ?
VIII-68. Nếu để tự nhiên, thân thể trần truồng, tóc móng lê thê, răng vàng hôi thối thật đáng kinh hãi.
VIII-69. Nhưng tôi đây lại cố công trau chuốc, như mài vũ khí tự đâm chính mình. Toàn cõi thế gian rối loạn điên cuồng, chỉ vì nỗ lực của người u mê.
VIII-70. Xương chất nghĩa trang, ngươi nhìn thấy sợ. Lại tìm khoái lạc nơi thành phố chết, giao du với toàn tử thi biết đi.
VIII-71. Mớ túi phân kia nào phải miễn phí. Giá trả thật đắt: kiếp này kiệt quệ, kiếp sau địa ngục trầm luân khổ đau.
VIII-72. Khi còn thơ ấu chẳng thể có tiền, đến tuổi thanh niên bận rộn đủ việc, bao nhiêu thời gian lo toan lập nghiệp, đến lúc về già ân ái còn đâu.
VIII-73. Có kẻ mặc dù sung mãn ái dục, nhưng cả ngày trời vất vả mưu sinh, cuối ngày trở về kiệt quệ mệt mỏi, nặng nề giấc ngủ như một thây ma.
VIII-74. Có người lại phải phương xa lập nghiệp, khổ đau cách biệt, khoắt khoải nhớ thương, cứ vậy nhiều năm, vợ con không gặp.
VIII-75. Có kẻ cầu lợi mà chẳng biết cách, nên gửi bán thân, hạnh phúc mất hết, không còn tự chủ, trôi nổi dật dờ theo ngọn gió nghiệp.
VIII-76. Có kẻ thân mình cũng mang ra bán, chịu cảnh nô lệ khốn khổ bần hàn. Vợ sanh con dưới gốc cây hoang vu đìu hiu gió lộng.
VIII-77. Có kẻ ngu xuẩn, mặc dù sợ chết, vẫn lập sự nghiệp bằng cách đầu quân. Tưởng sẽ vinh quang, ngờ đâu rơi cảnh nô lệ buộc ràng.
VIII-78. Có kẻ chỉ vì chạy theo ham muốn mà bị cắt, xẻ, đóng cọc, dao đâm, hay bị lửa đốt.
VIII-79. Khổ vì gầy dựng, vì giữ, vì mất: tài sản vốn là khổ nạn triền miên. Để tâm tán loạn luyến tham tài sản, thời chẳng cơ hội thoát khổ luân hồi.
VIII-80. Vì nhiều ham muốn nên nhiều vất vả, nhưng mà kết quả lại chẳng bao nhiêu. Giống như loài trâu khuân vác cực nhọc, cũng chỉ được cho vài ba nắm cỏ.
VIII-81. Thật chẳng đáng gì, chẳng phải quí hiếm, cả loài thú vật cũng biết tìm ra. Vậy mà phải đổi bằng bao thiện nghiệp, phí uổng thân người tự tại, thuận duyên cực kỳ quí hiếm.
VIII-82. Những điều ham muốn rồi cũng sẽ mất. Vậy mà vì tham, đọa rơi địa ngục, chịu bao khổ lớn, chỉ vì lợi nhỏ.
VIII-83. Chỉ một phần triệu nỗ lực này thôi cũng đủ để tôi đạt quả vị Phật. Người ta vì tham chịu bao cực khổ, vất vả còn hơn cả bậc chân tu. Thế nhưng quả Phật lại không thể có.
VIII-84. Thử nghĩ mà xem hết thảy khổ đau địa ngục, ác đạo, biết bao khổ nạn lửa, độc, bùa chú, hay là kẻ thù, cũng chẳng thể nào sánh với nạn tham.
VIII-85. Tham dục tôi đã mõi mòn chán ngán, nay muốn quay về vui hạnh cách ly. Giữa rừng hoang vắng an vui thanh tịnh, lìa xa hết thảy phiền não thị phi.
VIII-86. Bước cùng những tảng đá cao chất ngất, ánh trăng thanh mát ngào ngạt trầm hương. Gió rừng yên ả cùng tôi thả gót, thong dong quán chiếu về chuyện lợi sinh
VIII-87. Rồi trong hang núi, hay dưới gốc cây, hay là nhà hoang, tha hồ trú ở. Khỏi cần vất vả đau đáu canh chừng, ung dung thanh thản thoát mọi âu lo.
VIII-88. Chẳng chút luyến tham, không ai buộc ràng, an nhiên tự tại, ít muốn nhiều vui. Cảnh này Đế Thích dù có tìm cầu, cũng vẫn khó lòng tìm cho ra được.
VIII-89. Cứ thế chiêm nghiệm về hạnh cách ly, quét tan hết thảy nhiễm tâm vọng tưởng, để rồi tu tập phát bồ đề tâm.
VIII-90. Trước tiên quán pháp bình đẳng chúng sinh: ai chẳng như tôi trong cơn vui, khổ ? cho nên cần phải bảo vệ người khác như bảo vệ mình.
VIII-91. Dù tay khác chân nhưng đều là thân, cần phải giữ gìn. Tương tự như vậy, chúng sinh tuy khác, thế nhưng vui buồn đều cũng như tôi, đều mong hạnh phúc.
VIII-92. Khổ đau của tôi, đâu ai khác chịu, chỉ mình tôi gánh, đè nặng khó kham. Là vì vướng vào khái niệm chấp ngã, nên lấy khổ này gọi là của mình.
VIII-93. Khổ đau của người tôi nào phải chịu, thế nhưng nếu cũng lấy làm của mình, tự nhiên sẽ thấy trĩu nặng khó kham.
VIII-94. Cho nên khổ người tôi sẽ quét sạch như quét khổ mình. Và tôi cũng sẽ làm lợi khắp cả, đều là hữu tình cũng giống như tôi.
VIII-95. Tôi và hữu tình đều cầu an lạc, bình đẳng như nhau, nào có gì khác ? Vậy sao tôi lại chỉ muốn tôi vui ?
VIII-96. Tôi và hữu tình đều không muốn khổ, bình đẳng như nhau, nào có gì khác ? Vậy sao tôi lại chỉ cứu mình tôi ?
VIII-97. Nói rằng khổ người chẳng hại đến tôi, nên tôi chẳng cần bận tâm che chở. Nói vậy cần gì lánh khổ tương lai, vốn chẳng phạm đến tôi trong hiện tại.
VIII-98. Ý nghĩ “nhưng tôi là người chịu khổ !” thật ra chỉ là ý nghĩ sai lầm. Là vì khi chết là một người khác, mà khi tái sinh lại là người khác.
VIII-99. Nếu như nói rằng “người nào chịu khổ, người nấy tự lo.” Vậy thì chân đau, cần gì tay giúp ?
VIII-100. Lại rằng “đúng vậy thật là vô lý, chỉ do chấp ngã huân tập mà thôi.” Nếu nói như vậy những điều vô lý chấp ngã chấp tha đều phải bỏ hết.
VIII-101. Cái được gọi là một chuỗi, một nhóm, như là tràng hạt, hay là đội binh, đều không thật có. Vốn chẳng có ai là người chịu đau, vậy ai là chủ của khổ đau này ?
VIII-102. Khổ đau không chủ chẳng cần phân biệt. Hễ có khổ đau thì cần diệt khổ, đâu cần xác định [khổ này của ai]
VIII-103. “Nói vậy, cần gì diệt khổ chúng sinh ?” Lời này vô cớ. Khổ mình muốn diệt thì khổ đau người cũng cần phải diệt. Không lo khổ người thì khổ đau mình cũng chẳng cần lo.
VIII-104. Hỏi rằng “từ bi khiến cho khổ não. Vậy sao lại cố phát khởi làm gì ?” Thật ra nếu đã biết khổ luân hồi thì khổ phát tâm làm sao sánh nổi.
VIII-105. Chịu một khổ này thay cho vạn khổ. Ai có tâm từ tự lợi, lợi tha, nhất định sẽ vui cam tâm gánh khổ.
VIII-106. Đức Diệu Hoa Nguyệt biết vua sẽ giết, nhưng vẫn cam tâm chấp nhận khổ đau cho biết bao người diệt trừ khổ não.
VIII-107. Tâm tu như vậy thì vạn khổ người đều luôn gánh vác, sâu thẳm địa ngục hoan hỉ đi vào, tựa như chim trời sà xuống đầm sen.
VIII-108. Chúng sinh giải thoát thì có phải là được cả đại dương an vui hạnh phúc ? Chẳng đủ lắm sao ? Còn chưa thấy thỏa ? Nào đáng gì đâu giải thoát riêng tôi ?
VIII-109. Vậy thì dù tôi gánh vác chúng sinh, cũng không thể nào sinh tâm kiêu ngạo. Lấy hạnh phúc người làm quà cho mình, chẳng hề chờ mong thiện báo nào khác.
VIII-110. Chỉ chút thị phi, tôi đã hết lòng tự bảo vệ mình. Tương tự như vậy, bảo vệ hữu tình bằng trọn tấm lòng thương mến quan tâm.
VIII-111. Vì tâm mê muội huân tập sâu dày, nên tinh huyết người, tôi lại xem là chính bản thân tôi, mặc dù tự nó vốn không tự tánh.
VIII-112. Vậy thì tại sao với thân người khác lại chẳng thể thấy đây cũng là mình ? Và tại làm sao chẳng thể xem mình chính là người khác ?
VIII-113. Nay đã thấy được rằng “ngã” là quấy, thấy biển thiện đức nằm ở nơi “tha,” vậy xin buông hết khuynh hướng ái ngã, để mà huân tập nơi lòng vị tha.
VIII-114. Đã thấy tay chân đều là thân thể, vậy sao chẳng thể thấy khắp chúng sinh đều là hữu tình trong cùng cõi thế ?
VIII-115. Vì lực huân tập mà nhìn thân này lại khởi khái niệm thấy đó là tôi. Vậy sao không thể khởi khái niệm tôi với thân thể khác ?
VIII-116. Cho nên khi ta làm lợi cho người, cũng chẳng có gì để mà khoe khoang. Cũng giống như là tự đút mình ăn, chẳng hề khởi tâm mong cầu hồi báo.
VIII-117. Khi gặp nghịch cảnh, tôi luôn ra sức gìn giữ cho mình. Tương tự như vậy, nay tôi tập quen khởi lòng từ bi gìn giữ chúng sinh.
VIII-118. Đức Quan Thế Âm vì lòng từ bi, tự mang tên mình làm chốn hộ trì cho khắp chúng sinh thoát mọi sợ hãi giữa chốn đông người.
VIII-119. Vậy đừng thoái chí, cứ tập cho quen. Có người ban đầu nghe nhắc đến tên tôi đã thấy sợ, nhưng quen thân rồi, tôi lại kém vui khi phải xa cách.
VIII-120. Ai muốn chính mình thành nơi nương dựa của mình và người, thì nên thâm nhập diệu pháp kín mật hoán chuyển ngã tha.
VIII-121. Vì tôi tham luyến chấp bám thân này mà việc cỏn con cũng gây kinh hãi. Thân này sinh ra biết bao sợ hãi, sao chẳng ghét nó như ghét kẻ thù ?
VIII-122. Cũng vì phải giữ cho thân khỏi bệnh, cho miệng khỏi đói, cho cổ khỏi khô, mà tôi sát hại cá, chim, nai rừng, rình rập bên đường [Chờ dịp cướp bóc]
VIII-123. Vì lợi vì danh có người thậm chí giết cả mẹ cha, cướp phẩm cúng dường, tự đẩy mình vào địa ngục vô gián.
VIII-124. Ai người có trí lại muốn chiều lòng cung phụng tấm thân ! Lại chẳng thấy đây chính là kẻ thù rất đáng khinh miệt !
VIII-125. “Nếu cho ra rồi còn gì để hưởng ?” Đây chính là lời ái ngã của quỉ. “Nếu như giữ hết còn gì để cho ?” Đây chính là lời vị tha của trời.
VIII-126. Vì thủ lợi mình mà hại đến người, sẽ phải đọa rơi khổ đau địa ngục. Vì lợi ích người mà hại đến mình, phước đức gặt hái rực rỡ bao la.
VIII-127. Tranh lợi cho mình, rốt lại đọa rơi vào cõi ác đạo, thấp kém, ngu muội, vậy sao tôi chẳng đổi thành lợi người để sinh vào cõi tôn vinh hạnh phúc ?
VIII-128. Ép người hầu mình sẽ phải chịu cảnh nô lệ tôi đòi. Hiến mình hầu người thì sẽ có được địa vị, quyền uy.
VIII-129. Hết thảy hạnh phúc trong cõi thế gian đến từ nơi tâm cầu lợi cho người. Hết thảy khổ nạn trong cõi thế gian đến từ ham muốn thủ lợi riêng mình.
VIII-130. Phàm phu ấu trĩ thủ lợi riêng mình, còn chư Phật đà luôn vì lợi tha. Khác biệt ra sao có cần phải nói ?
VIII-131. Không đổi vui mình để lấy khổ người, thì vô thượng giác sẽ không thể đạt, trôi trong sinh tử không chút niềm vui.
VIII-132. Đừng nói đời sau, ngay cả kiếp này cũng không trọn vẹn. Kẻ dưới thì luôn biếng lười trốn việc, chủ trên thì lại trốn trả tiền lương.
VIII-133. Bao nhiêu niềm vui đời này kiếp sau, bao la rạng rỡ đều vất bỏ hết. Nào tôi có ngờ ! vì bởi vô minh tổn hại hữu tình mà tự chuốc lấy khổ nạn triền miên.
VIII-134. Bao nhiêu thương tổn trong cõi thế gian, bao niềm sợ hãi, bao nỗi đớn đau, đều đến từ tâm vô minh chấp ngã. Thứ quỉ dữ này giữ lại làm chi ?
VIII-135. Không triệt bỏ đi thì bao khổ đau chẳng thể tận diệt. Lửa chẳng vất đi thì chẳng làm sao khỏi bị đốt cháy.
VIII-136. Muốn mình thoát khổ và diệt khổ người, nên tôi mang thân dâng cho người khác, và trân quí người như quí bản thân.
VIII-137. Này tâm tôi ơi hãy nên đoan chắc rằng nay tôi đã tùy thuộc nơi người. Ngoài tâm vị tha bây giờ không thể có tâm nào khác.
VIII-138. Mắt này, tai này, cùng các giác quan, nay đã trở thành sở hữu người khác. Dùng riêng cho tôi không được nữa rồi. Huống chi là dùng chống lại chủ nhân.
VIII-139. Hữu tình từ nay trở thành trọng yếu. Thân này có gì đều hãy cướp sạch đưa cho hữu tình hưởng dụng tùy nghi
VIII-140. Lấy cảnh của người thấp, bằng, hay cao, đổi thành của tôi. Và đổi cảnh tôi thành của người khác. Dẹp hết tán tâm để mà quán chiếu: khởi tâm ganh tị, cạnh tranh, kiêu căng
VIII-141. Hắn được tôn vinh, còn tôi cùng đinh, không giàu như hắn, không chút tài sản. Người ta kính hắn mà khinh miệt tôi. Hắn sống an vui, tôi khổ cay đắng.
VIII-142. Tôi phải làm lụng, còn hắn ngồi không. Ai cũng biết hắn là bậc vĩ đại. Ai cũng biết tôi là kẻ bất tài.
VIII-143. Khoan đã ! Sao lại là kẻ bất tài ? Thật ra tôi cũng được chút điều hay. So với người này thì tôi thấp kém, nhưng với người kia tôi vẫn trội hơn.
VIII-144. Giới, kiến sa đọa, nhưng phải đâu là lỗi ở nơi tôi. Tôi chỉ là bị nhiễm tâm quấy phá. Hắn giỏi sao không cứu nạn dùm tôi. Hắn mà cứu tôi, khổ đau cỡ nào tôi cũng cam chịu.
VIII-145. Nhưng hắn có hề muốn cứu tôi đâu. Sao lại nhìn tôi xem thường khinh miệt ? Thiện đức mà hắn kiêu ngạo biết bao, đối với tôi đây phỏng có ích gì ?
VIII-146. Không chút đoái thương cho kẻ trôi lăn, lạc chốn hung hiểm cùng tận ác đạo. Vậy mà ra vẻ ung dung đạo đức, còn muốn sánh vai với bậc thánh nhân !
VIII-147. Hắn với tôi đây cùng chung địa vị. để thắng được hắn, tôi không từ nan, chiếm đoạt tài sản, tiếng tăm, danh vọng.
VIII-148. Bằng đủ mọi cách tôi sẽ làm cho khắp cả thế gian biết tôi tài giỏi và sẽ khiến cho tài năng của hắn vĩnh viễn vùi chôn.
VIII-149. Lỗi tôi, tôi dấu. Tôi, chẳng phải hắn, được người cung phụng. Tôi, chẳng phải hắn, được hưởng lợi danh. Tôi, chẳng phải hắn, được đời ca tụng.
VIII-150. Tôi sẽ thích thú khi hắn đọa rơi ; sẽ biến hắn thành trò cười thiên hạ, để cho thế gian dèm pha chế diễu.
VIII-151. Người ta nói rằng kẻ vô minh này ganh đua với tôi. Học rộng, thông minh, tướng mạo, tài sản, làm sao có thể sánh bằng tôi đây.
VIII-152. Mỗi khi thiên hạ cất lời khen tôi, tiếng thơm lừng vang ở khắp mọi nơi, lòng tôi rúng động, niềm vui tê dại, rợn cả lông tóc, thỏa mãn đầy tràn.
VIII-153. Cho dù hắn có được chút tài sản, nhưng hắn là người giúp việc cho tôi, tôi để cho hắn vừa đủ nuôi thân, dư được chút nào, tôi dùng quyền uy mà tước đoạt cả.
VIII-154. Hạnh phúc của hắn, tôi sẽ phá tan. Làm cho tan hoang, luôn gây tổn hại. Đó là vì hắn ở trong sinh tử đã từng trăm lần gây hại cho tôi.
VIII-155. Tâm của tôi ơi, từ vô lượng kiếp vì muốn thủ lợi đã quá mỏi mòn, chỉ để chuốc lấy toàn là bất hạnh.
VIII-156. Vậy thì giờ đây hãy nên cương quyết dốc tâm dồn sức hướng về lợi tha. Phật luôn là người nói đúng sự thật. Tôi nên ghi nhớ lợi ích pháp này.
VIII-157. Nếu trong quá khứ từng tu như vậy, chắc chắn hôm nay quả Phật đại lạc không thể chưa thành.
VIII-158. Vì vậy, cũng như tôi đã từng lấy tinh huyết của người mà thấy là mình, bây giờ cứ hãy lấy khắp hữu tình làm chính bản thân.
VIII-159. Hãy vì người khác mà canh chừng mình. Thân có được gì hãy cướp sạch cho chúng sinh hưởng dụng.
VIII-160. Tôi được an vui, người khác thống khổ. Tôi cảnh cao sang, người khác thấp hèn. Tôi được nâng đỡ, còn người đơn chiết. Vậy sao tôi chẳng hờn ghen chính mình ?
VIII-161. Hạnh phúc tôi nay mang ra cho hết, khổ đau người khác tôi sẽ ôm về. Chất vấn lỗi mình, canh chừng nghiêm ngặt xem đang làm gì !
VIII-162. Khi người phạm lỗi tôi sẽ nhận về chịu lời quở mắng ; còn tôi làm sai dù chỉ mảy may cũng sẽ phát lộ cho khắp mọi người.
VIII-163. Danh tiếng của người tôi sẽ thăng hoa để cho cao trội vượt quá danh tôi. Như kẻ thấp hèn làm thân ở đợ, tôi đây phục dịch cho khắp chúng sinh.
VIII-164. Cái ngã này đây vốn đầy lầm lỗi, ngẫu nhiên có được đôi chút điều hay thì chớ ngợi khen, hãy chôn dấu kỹ đừng cho ai biết.
VIII-165. Hết thảy khổ nạn mà vì lợi riêng tôi hại hữu tình, nay xin hết thảy đổ về nơi tôi. Xin vì hữu tình một mình tôi chịu.
VIII-166. Đừng để lộng quyền, khinh thường, kiêu mạn, mà hãy giống như cô dâu mới cưới, rụt rè, kín đáo, e thẹn, ngại ngần.
VIII-167. Làm như thế này, giữ như thế kia, việc ấy liệu hồn chớ nên xâm phạm. Tự quản thúc mình gắt gao như thế, nếu lỡ vi phạm phải quất phạt ngay.
VIII-168. Đã bảo như vậy nếu chẳng chịu nghe, này tâm ta ơi, chính từ nơi ngươi sinh bao việc ác, nên phải nghiêm khắc trừng phạt nặng tay.
VIII-169. Khi xưa ngươi cứ tha hồ hại ta. Thuở đó đã xa, không còn thế nữa. Nay ta đã thấy ! Ngươi liệu trốn đâu ? Ta đạp cho ngươi Chừa thói kiêu mạn
VIII-170. Hễ vừa khởi tâm thủ lợi cho mình, phải ngay tức thì dẹp bỏ hết đi. Ngươi đã mang thân bán cho người ta, chớ khá than van, lo mà làm việc.
VIII-171. Là vì nếu ta lỡ tâm sẩy ý, không mang ngươi ra cống hiến cho người, thì nhất định là ngươi sẽ bắt ta giao cho ngục tốt, trầm luân địa ngục.
VIII-172. Đã biết bao lần ngươi phản bội ta, đã biết bao đời ta triền miên khổ, nay ký ức ta tràn đầy oán hận, nhất định hủy diệt quân ngã ái này.
VIII-173. Bao giờ muốn vui thì đừng khi nào vui cho riêng mình. Tương tự như vậy, bao giờ bảo vệ thì phải luôn là bảo vệ người khác.
VIII-174. Thân thể này đây hễ càng nuông chiều nó càng đổ đốn, ương hèn, cáu kỉnh.
VIII-175. Để rơi cảnh này, dù được mọi sự trên toàn mặt đất cũng chưa toại lòng. Nỗi ái dục này lấy gì thỏa mãn ?
VIII-176. Vì không thỏa mản tâm loạn, không vui. Còn với những ai tâm không mong cầu thời nguồn phước đức vô biên không cạn.
VIII-177. Vậy đừng bao giờ cho phép thân thể tăng nỗi khát khao. Những món tầm thường không ai thèm muốn, đó mới thật là món đồ hữu dụng.
VIII-178. Thân thể này đây chỉ là tro bụi, không thể cử động, chờ người khuân đi, xấu xí, thối tha, sao tôi lại xem đây là chính mình ?
VIII-179. Sống hay là chết có khác gì đâu. Bộ máy này đây liệu có ích gì ? So với cục đất thật ra không khác. Tôi ơi, sao chẳng vất lòng kiêu hãnh ?
VIII-180. Vì cung phụng nó mà tôi phải chịu khổ đau vô lý. Bao nhiêu mong cầu, bao nhiêu chán ghét, chẳng qua chỉ vì một khúc gỗ khô.
VIII-181. Dù là nuông chiều, hay để chim gặm, thân chẳng hề vui, cũng không hề ghét. Cần gì tôi phải vất vả nâng niu ?
VIII-182. Bị chê chẳng giận, được khen chẳng vui, dù khen hay chê, thân nào hay biết. Cần gì tôi phải nhọc công giữ gìn.
VIII-183. Nếu như nói rằng nâng niu là để cho bạn tôi vui. Thế nhưng bạn tôi với thân của họ đều cảm thấy thích, vậy sao tôi lại chẳng thấy vui cùng ?
VIII-184. Hãy cởi luyến tham để mang thân ra làm lợi cho người. Dù nhiều khuyến điểm vẫn phải giữ gìn để làm dụng cụ.
VIII-185. Ấu trĩ bấy nhiêu đã đủ lắm rồi. Nay nguyện noi theo gót chân bậc giác, nhớ kỹ lời dạy về bất phóng dật, quyết tâm quét hết trì trệ hôn trầm.
VIII-186. Như chư trưởng tử của đấng Phật đà vô vàn từ bi, nay tôi nguyện xin gánh vác tất cả, làm việc cần làm. Nếu không cố gắng nỗ lực ngày đêm, biết đến bao giờ khổ đau mới dứt ?
VIII-187. Vậy để phá tan hết mọi che chướng, tôi phải đưa tâm thoát lối mê lầm. luôn luôn giữ tâm ở nơi đề mục, nhập định tối hảo, liên tục không ngưng.
Ghi chú người dịch: Xin lưu ý chữ “không thật có” ở đây có nghĩa là “không hiện hữu có tự tánh dị biệt.” Trung Quán không hề phủ nhận sự vật thật có qua duyên sinh và giả danh.
IX-1. Đức Mâu Ni thuyết: mọi hạnh tu này, mục đích là để hướng về hạnh tuệ. Vậy muốn diệt khổ thì phải phát tuệ.
IX-2. Tướng là tục đế. Tánh là chân đế. Hai chân lý này gọi là nhị đế. Chân đế không là đối tượng của tâm, vì tâm ứng với cảnh hiện tục đế.
IX-3. Cho nên thế gian có hai loại người: một là hành giả, hai là phàm phu. Tri kiến hành giả phá bỏ hết thảy tri kiến phàm phu.
IX-4. Tri kiến hành giả cũng có thấp cao, bậc trên phá bỏ tri kiến bậc dưới. Dựa vào tỉ dụ hai bên đều nhận. Muốn đạt kết quả thì không quán chiếu.
IX-5. Đối với sự vật, phàm phu tiếp cảnh luôn thấy thật có, chẳng phải hư vọng. Điểm này hành giả khác với phàm phu.
IX-6. Mặc dù thấy sắc, nhưng đây chỉ là cái thấy qui ước, chẳng phải chân thật. Cũng là hư vọng như [thân] bất tịnh mà người thế gian đều thấy là tịnh.
IX-7. Để giúp người đời dễ dàng hội nhập, nên Phật nói rằng sự vật thật có. Thật ra chân đế vốn không phải là sát na sinh diệt. Hỏi: “vậy chẳng lẽ sát na sinh diệt lại là tục đế ?”
IX-8. Điều này không sai: sát na sinh diệt là cảnh tục đế của bậc hành giả ; đối với thế gian lại là chân đế. Bằng không hành giả thấy thân bất tịnh, sẽ bị tri kiến thế gian phá bỏ.
IX-9. Công đức đến từ đức Phật hư huyễn, so với công đức từ Phật thật có, đều là như nhau. Hỏi: “nếu chúng sinh chỉ là hư huyễn, vậy khi chết rồi làm sao tái sinh ?”
IX-10. Duyên còn hội tụ thì cảnh huyễn còn, cho dù kéo dài bao lâu chăng nữa, cũng đâu vì vậy mà thành thật có.
IX-11. Giết kẻ hư huyễn sinh từ huyền thuật thì không tạo nghiệp, vì nào có tâm. Thế nhưng chúng sinh vốn mang tâm huyễn, cho nên phước nghiệp vẫn sẽ phát sinh.
IX-12. Bùa chú không thể tạo ra tâm huyễn. Từ vạn nhân duyên sinh vạn cảnh huyễn.
IX-13. Chưa từng có chuyện chỉ từ một nhân mà sinh nhiều cảnh. Hỏi: “nếu chúng sinh, nhìn từ chân đế, vẫn trú niết bàn, nhưng trong tục đế lại trú sinh tử,
IX-14. nói vậy vô lẽ Phật cũng luân hồi ? Vậy hạnh bồ tát tu để làm chi !” Thật ra nhân duyên nếu chưa đoạn lìa thì chẳng thể nào đoạn lìa huyễn ảo.
IX-15. Còn nếu nhân duyên hết thảy đoạn lìa thì cho dù là cảnh huyễn tục đế cũng chẳng phát sinh. Hỏi: “nếu tâm huyễn vốn không thật có, vậy biết lấy gì để tiếp cảnh đây ?”
IX-16. Chính các anh nói cảnh là hư huyễn, vậy bảo tiếp cảnh là tiếp cảnh gì ? Nếu như nói rằng: “cảnh thì lại khác, là vì cảnh hiện cũng chỉ là tâm.”
IX-17. Nói vậy vô lẽ tâm cũng là cảnh ? Vậy dùng cái gì để thấy gì đây ? Chính đức Thế tôn đã dạy điều này: tâm chẳng tự thấy[1].
IX-18. Cũng như lưỡi dao, chẳng thể tự cắt, tâm cũng tương tự, chẳng thể tự thấy. Hay lại nói rằng: “tâm như ngọn lửa tự soi sáng mình.”
IX-19. Nhưng mà ngọn lửa có bao giờ tối để mà sáng soi ? Hay lại nói rằng: “vật gì vốn xanh, tự nó đã xanh chẳng cần gì khác, chẳng phải giống như là khối pha lê.
IX-20. Nhận thức cũng vậy có thứ tùy thuộc, có thứ lại không.” Nhưng nếu vốn xanh, vô lẽ một mình tự trở thành xanh.
IX-21. Khi anh nói rằng “lửa tự soi sáng,” lửa này do tâm thấy biết nói ra. Nhưng khi nói rằng “tâm tự soi sáng,” thì biết lấy gì thấy biết như vậy ?
IX-22. Đã không có gì có thể thấy biết, lại còn tranh cãi xem tâm có tự soi sáng hay không, thật là vô nghĩa, như xem dung mạo đứa con của người phụ nữ không con.
IX-23. Hỏi: “nếu tâm này không thể tự biết, làm sao có thể nhớ tâm đã qua ?” Thì cũng giống như nọc độc chuột nước, nhờ mối tương quan với việc đã qua mà nay nhớ lại.
IX-24. Hay anh nói rằng: “tâm này có khi có thể thấy được [tâm của người khác] lẽ nào không thể tự thấy chính mình ?” Mắt bôi thuốc thần, tuy thấy bình báu nhưng lại chẳng thể thấy được thuốc bôi.
IX-25. Tâm vẫn thấy, nghe, điều này đã hẳn, không ai chối cãi. Ở đây nói đến vọng niệm chấp vào tự tánh của tâm, là gốc rễ của vạn nỗi khổ đau, đây mới là điều cần phải phá bỏ.
IX-26. Các anh cho rằng: “cảnh huyễn là tâm và cũng chẳng thể nói là không khác.” Tâm nếu thật có sao có thể khác ? Nếu nói không khác, thì không thật có.
IX-27. Cảnh hiện dù huyễn vẫn có thể thấy. Tâm cũng như vậy. Các anh cho rằng: “luân hồi phải dựa trên điều thật có, bằng không rỗng rang như là hư không.”
IX-28. Đã không thật có, làm sao có thể dựa vào điều có để thành thật có ? Nói như các anh thì tâm trở thành hoàn toàn đơn độc, chẳng có đối cảnh.
IX-29. Nếu như tâm này đã không đối cảnh, vậy thì ai ai cũng đã là Phật, cần gì phải nói đến thuyết duy tâm !
IX-30. Hỏi: “cho dù biết sự vật hư huyễn, làm sao có thể dứt bỏ nhiễm tâm ? Thuật sĩ tạo ra mỹ nhân tuyệt sắc, biết là không thật mà vẫn luyến thương.”
IX-31. Đó chỉ là vì thuật sĩ chưa đoạn tập khí phiền não đối với sắc trần. Thấy mỹ nhân ảo mà lực huân tập đối với tánh không hãy còn quá yếu.
IX-32. Tuy vậy, chỉ cần quen với tánh không, từ từ dứt bỏ thói quen chấp sắc. Rồi khi quen với “nhất thiết pháp không” thì cả điều này cũng sẽ từ bỏ.
IX-33. Nói “không” là vì quán chiếu truy lùng, thấy chẳng có gì hiện ra trong tâm. Chứ tánh “không” này đâu thể tự mình hiện ở trong tâm như là thật có.
IX-34. Cả sắc và không đều vắng trong tâm, cũng chẳng hề có trường hợp nào khác, cho nên yên lắng vào trong tịch tịnh.
IX-35. Như ngọc như ý, như cây như nguyện, toại tâm ý người dù chẳng tác ý. Phật trong quá khứ nhờ phát đại nguyện, nay hiện sắc thân trước chúng đệ tử.
IX-36. Như kẻ dựng nên đền kim sí điểu, Người chết đã lâu thế nhưng đền thần vẫn đủ khả năng chữa lành tà độc.
IX-37. Bồ tát cũng vậy, nương hạnh bồ tát dựng nên thân Phật, rồi nhập niết bàn. Nhập diệt đã lâu, thế nhưng cũng vẫn toàn thành nguyện ước cho khắp chúng sinh.
IX-38. Hỏi: “nếu như Phật vốn không tác ý, làm sao cúng Phật lại được công đức ?” Là vì Phật dạy cúng xá lợi Phật, so với cúng Phật, công đức bằng nhau.
IX-39. Kinh Phật nói rõ, cho dù huyễn, thật, kết quả như nhau, cũng như công đức cúng Phật thật có.
IX-40. Hỏi: “chứng diệu đế là đủ giải thoát, Cần gì phải chứng tri kiến tánh không ?” Vì kinh Phật nói không có lối này thì chẳng thể nào đạt chánh đẳng giác.
IX-41. “Nhưng kinh đại thừa chưa được minh xác.” Thế kinh các anh, minh xác cách nào ? “Vì cả hai bên đều nhận là đúng.” Vậy thì đâu phải minh xác từ đầu.
IX-42. Các anh nhờ đâu khởi tín tiểu thừa, tôi cũng y vậy khởi tín đại thừa. Nếu như chỉ cần hai bên chấp nhận, nói vậy vô lẽ cả kinh Vệ đà cũng được minh xác ?
IX-43. Hay là nói rằng: “kinh điển đại thừa không thể chấp nhận vì gây nghi vấn.” Nhưng mà ngoại đạo nghi vấn kinh Phật, ngay chính các anh cùng nhiều người khác cũng còn nghi vấn, chẳng lẽ vất đi ?
IX-44. Tỷ kheo chân chính là gốc chánh pháp, nhưng muốn chân chính thật khó muôn vàn. Tâm còn đối cảnh thì chẳng thể nào đến bờ bên kia.
IX-45. Các anh cho rằng “hễ phiền não đoạn tức thì giải thoát.” Thế nhưng cho dù đoạn dứt phiền não, nghiệp báo vẫn còn.
IX-46. Nói: “chỉ tạm thôi. vì ái đã đoạn nên chẳng thọ sinh.” Ái dục phiền não đúng thật đã đoạn, thế nhưng ái dục loại không phiền não vẫn chưa thể đoạn vì còn vô minh.
IX-47. Ái sinh từ thọ, mà thọ vẫn còn. Niệm vẫn sinh khởi. Tâm vẫn chấp niệm.
IX-48. Tâm chưa chứng không thì dù có đoạn cũng chỉ tạm thời, vẫn sẽ tái khởi, tương tự như người nhập định phi tưởng. Vì vậy nhất định phải quán tánh không.
IX-49. Kinh điển kiết tập đều được nhìn nhận chính là lời Phật, vậy sao không nhận giáo lý Đại thừa, so với kinh điển không hề mâu thuẫn.
IX-50. Vì một không thuận mà bỏ tất cả, đã vậy, sao chẳng vì một thuận mà nhận hết tất cả đều là lời Phật ?
IX-51. Diệu pháp này đây cả đức Ca Diếp cũng chưa thể lường mức độ thâm sâu. Đâu thể chỉ vì chính mình không hiểu mà từ bỏ hết.
IX-52. Hết thảy ái, sân, đều đã tự tại, nhưng vẫn nán lại trú ở luân hồi, vì thương hữu tình khổ trong vô minh: đây chính là quả tánh không mang đến.
IX-53. Sai lầm biết bao nếu thấy tánh không có gì không đúng. Vậy hãy quét sạch hết thảy hoài nghi để mà quán không.
IX-54. Bóng tối trùng điệp của phiền não chướng cùng với trí chướng, đều nhờ tánh không mà quét sạch cả. Ai người mong cầu chóng thành chánh quả, làm sao có thể bỏ mất tánh không !
IX-55. Điều tạo khổ đau mới là đáng sợ, trong khi tánh không là điều diệt khổ, sao lại khiến ta hoảng hốt âu lo ?
IX-56. Nếu “ngã” thật có, thì sợ cũng đúng. Thế nhưng “ngã” này vốn chẳng hề có, vậy nào có gì để ai âu lo ?
IX-57. Răng, tóc hay móng chẳng phải là ngã. Ngã có phải đâu là xương hay máu, hay là đờm, giãi, huyết trắng, mủ xanh.
IX-58. Ngã chẳng phải là mỡ hay mồ hôi, chẳng phải phổi, gan, chẳng là nội tạng, cũng chẳng phải là phân hay nước tiểu.
IX-59. Thịt hay là da, đâu phải là ngã. Thân nhiệt, hơi thở, cũng đâu phải ngã. Lỗ trong thân thể cũng không là ngã. Sáu thức cũng vậy, có phải ngã đâu.
IX-60. Nếu như nhĩ thức vốn dĩ thường còn, lẽ ra lúc nào cũng tiếp âm thanh. Đối cảnh không có, nhận biết gì đây ? Làm sao có thể gọi đó là thức ?
IX-61. Nếu không cần tâm cũng vẫn nhận biết, vô lẽ khúc gỗ cũng biết hay sao ? Đối cảnh không có thì thức cũng không.
IX-62. Các anh nói rằng “thức này thấy sắc,” vậy sao lúc ấy chẳng còn nghe thanh ? Hay là nói rằng: “đã hết âm thanh ?” Không có âm thanh làm gì có thức.
IX-63. Vốn là nhĩ thức, làm sao có thể biến thành nhãn thức ? Cho dù nói rằng: “một người có thể vừa cha, vừa con.” Nhưng nói như vậy chỉ là lập danh, không phải tự tánh.
IX-64. Tương tự như vậy, “khổ,” “trung tánh,” “lạc” vốn không là cha, cũng không là con. Chưa hề tìm ra có nhãn thức nào lại thấy âm thanh.
IX-65. Các anh nói rằng: “giống như diễn viên sắm nhiều vai tuồng.” Nếu vậy đâu thể gọi là thường còn. Trước sau bất nhất mà gọi đồng nhất, việc này đúng thật chưa từng thấy qua !
IX-66. Các anh nói rằng: “chỉ là tướng huyễn.” Vậy xin giải thích tánh thì ra sao ? “Chỉ thuần là biết.” Nói vậy vô lẽ hết thảy chúng sinh đều chỉ là một ?
IX-67. Sự vật có tâm hay không có tâm, lẽ nào giống nhau vì đều hiện hữu. Nếu tướng của tâm hết thảy không thật, thử hỏi còn gì làm nền tảng chung ?
IX-68. Đã là vô tri thì không phải ngã, chỉ là món vật giống như chiếc bình. Nếu như cho rằng: “phối hợp với thức thì sẽ nhận biết,” vậy thì đâu còn là vật vô tri.
IX-69. Hơn nữa, nếu như ngã vốn bất động, vậy biết lấy gì phối hợp với thức ? Ngã mà như vậy, thì cả hư không ù lì vô tri cũng gọi là ngã.
IX-70. Các anh cho rằng: “ngã nếu không có, thì chẳng có gì nối nghiệp với quả. Nếu không có ai là người gieo nghiệp, vậy biết lấy ai làm người chịu quả ?”
IX-71. Cả anh và tôi đều chấp nhận rằng chủ thể của việc gieo nghiệp, chịu quả vốn không đồng nhất, và cũng chấp nhận ngã không tạo tác, vậy còn tranh biện ở chỗ nào đây ?
IX-72. “Nhân đồng với quả” là điều không có phải là cùng chung một dòng tâm thức mới có thể nói đến việc gieo nhân thì phải gặt quả.
IX-73. Tâm của quá khứ, hay của tương lai, đều không phải ngã, vì đã không còn, hay là chưa đến. Nếu cho rằng ngã là tâm hiện tại, vậy khi tâm này tan vào quá khứ, ngã cũng tan theo.
IX-74. Cũng như thân chuối, xẻ hết thân ra chẳng tìm thấy lõi. Tương tự như vậy, quán chiếu tận cùng vẫn không làm sao tìm thấy được ngã.
IX-75. Hỏi: “nếu chúng sinh đều chỉ là không, vậy tâm từ bi còn phát với ai ?” Là vì chúng sinh vô minh chấp ngã, nên cần phát nguyện cứu vớt khắp cả.
IX-76. Hỏi: “nếu chúng sinh đều chỉ là không, vậy ai là người thành tựu Phật quả ?” Đúng là như vậy. Việc này chỉ do vô minh thấy có ! Nhưng để diệt khổ, thì Phật quả mà vô minh thấy có, chẳng thể quét đi.
IX-77. Khổ đau đến từ tự tín chấp ngã, lại được tăng bồi bởi niệm vô minh. Cho dù nghĩ rằng chẳng thể nào khác, nhưng quán vô ngã vẫn là cao hơn.
IX-78. Điều gọi là “thân,” chẳng phải chân, cẳng, chẳng phải đùi, hông, chẳng phải lưng, bụng, cũng chẳng phải là lồng ngực, cánh tay.
IX-79. Thân chẳng phải là xương sườn, bàn tay, chẳng phải là nách, chẳng phải là vai, chẳng là nội tạng, ruột gan, đầu, cổ, vậy thật ra thân trú ở nơi nào ?
IX-80. Nếu thân trú ở khắp mọi bộ phận, mỗi bộ phận ứng với một phần thân, còn chính thân kia trú ở chỗ nào ?
IX-81. Nếu nói rằng: “thân đơn nhất, trọn vẹn, nằm ở bàn tay, ở từng bộ phận,” vậy thì vô lẽ bao nhiêu bộ phận là bấy nhiêu thân ?
IX-82. Không ở bên trong, chẳng ở bên ngoài, làm sao đồng nhất với từng bộ phận ? cũng chẳng thể khác với các bộ phận, hỏi thân như vậy làm sao thật có ?
IX-83. Thân chẳng hề có. Chỉ vì vọng tâm nhìn vào bàn tay cùng các bộ phận mà lại khởi niệm thấy rằng có thân. Cũng như nhìn đá khéo chất thành đống giả làm bù nhìn, tưởng có người ta.
IX-84. Hội đủ nhân duyên thì gã bù nhìn thấy thành người ta. Hội đủ bộ phận thì từ nơi đó hiện ra thân người.
IX-85. Tương tự như vậy, bàn tay chỉ là tổ hợp các ngón chứ nào tự có; ngón tay cũng vậy, do đốt hợp thành; cả đốt tay cũng gồm nhiều bộ phận.
IX-86. Mỗi bộ phận này gồm nhiều phân tử. Phân tử bao gồm thành phần phương hướng. Mỗi thành phần này chẳng đâu tìm thấy mẩu bất khả phân, giống như không gian, cho nên phân tử cũng không tự tánh.
IX-87. Sắc thể, vì thế, đều như huyễn mộng. Đã thấy vậy rồi luyến ái ai đây ? Thân đã không có thì còn nói gì đến là thân nữ hay là thân nam ?
IX-88. Khổ, nếu thật có, tại sao lại chẳng choáng hết niềm vui ? Vui, nếu thật có, tại sao món ngon lại chẳng mang vui cho người thoi thóp ?
IX-89. Nếu như nói rằng: “cảm thọ tuy có nhưng bị che khuất bởi điều mạnh hơn.” Đã không cảm được, làm sao có thể gọi là cảm thọ ?
IX-90. Hay là nói rằng: “vi tế vẫn còn, nhưng khổ thô lậu đã bị lấn át: tuy thấy là vui nhưng trong vi tế vẫn đang là khổ.”
IX-91. Đã nói: “vì có yếu tố đối nghịch mà khổ không hiện,” đó chẳng phải là nói rằng cảm thọ vốn chỉ do tâm lập danh mà có ?
IX-92. Vì lý lẽ này mà gọi thiền quán là pháp đối trị. Định sinh từ quán, đây là thức ăn nuôi dưỡng hành giả.
IX-93. Giữa căn với trần, nếu có khoảng cách, làm sao tiếp xúc ? Nếu không khoảng cách thì đã là một, biết lấy cái gì tiếp xúc gì đây ?
IX-94. Phân tử không gian vì không khối lượng nên chẳng thể nào nhập vào trong nhau. Đã không thể nhập thì không thể hòa. Đã không thể hòa, chẳng thể tiếp xúc.
IX-95. Có ai lại nói vật vô thành phần mà lại có thể tiếp xúc với nhau. Ở đâu thấy được sự tiếp xúc này, xin hãy vui lòng chỉ cho tôi thấy !
IX-96. Chẳng thể nói rằng tâm phi vật thể mà lại có thể chạm vào cái tâm. Ngay cả tổ hợp cũng không thể có như là trước đây đã từng nói rõ.
IX-97. Xúc này từ đầu vốn đã không có, vậy thì thọ này từ đâu sinh ra ? Thử hỏi có gì để dày vò ai ? Việc gì ta phải lao đao như vậy !
IX-98. Vốn chẳng có ai là người cảm thọ. Chính cảm thọ này cũng không tự có. Đã thấy vậy rồi thì ái và thủ, cách gì lại chẳng quay đầu rút lui.
IX-99. Điều thấy trước mắt, nắm ở trong tay, hết thảy đều như là cơn mộng huyễn. Nếu thọ và tâm đến cùng một lúc, thì tâm đã chẳng tiếp được thọ này.
IX-100. Nếu cái này trước, cái kia đến sau, vậy chỉ còn là kinh nghiệm nhớ lại. Thọ cũng chẳng thể tự tiếp chính mình; cũng chẳng gì khác có thể tiếp thọ.
IX-101. Chủ thể cảm thọ vốn không thật có, nên thọ này cũng không có tự tánh. Vậy thì cảm thọ làm sao có thể gây tổn hại cho khối vô ngã này ?
IX-102. Tâm không trú ở bên trong các căn; cũng không trú ở sắc trần bên ngoài; tâm cũng không hề trú ở chính giữa: không trong, không ngoài, không nơi nào khác.
IX-103. Không ở nơi thân, cũng không tách lìa. Không là đồng nhất, cũng không dị biệt. Tâm dù mảy may cũng không thật có: chúng sinh vốn dĩ nằm ngoài cảnh khổ.
IX-104. Nếu như tâm thức đi trước sắc trần, vậy thì lấy gì để sinh ra thức ? Nếu thức và trần đồng loạt với nhau, vậy thì lấy gì để sinh ra thức ?
IX-105. Nếu thức sau trần, thì cũng vậy thôi, chẳng biết lấy gì để sinh ra thức. Cho nên vạn pháp từ đâu sinh ra, là điều vượt ngoài khả năng nhận biết.
IX-106. Hỏi: “nói vậy thì còn gì tục đế ? Tục đế đã không, nhị đế làm sao ? Hơn nữa tục đế nếu đến từ tâm, làm sao có thể đạt được niết bàn !”
IX-107. Thật ra chỉ là vọng cảnh nơi người nào có phải là tục đế tâm ta ? niệm còn nối niệm, tục đế còn hiện, bằng không tục đế đương nhiên không còn.
IX-108. Chủ thể, đối tượng tùy thuộc lẫn nhau nên vẫn có thể dựa lẽ qui ước để nói đến sự quán chiếu, tầm tư.
IX-109. Hỏi: “vậy phải lấy sự tầm tư này để mà quán chiếu, rồi lại quán chiếu sự quán chiếu này, cứ làm như vậy có bao giờ xong.”
IX-110. Nếu biết đúng cách quán chiếu sự vật, thì có còn gì để mà quán chiếu. Đối tượng đã vắng, nên chủ thể tan, đó mới chính là niết bàn chân thật.
IX-111. Ai người nói rằng hai bên đều thật, sẽ khó bảo vệ cho luận kiến này. Nếu dùng tâm thức xác định sự vật, vậy biết lấy gì xác định tâm thức ?
IX-112. Nếu dùng đối cảnh xác định tâm thức, vậy biết lấy gì xác định đối cảnh ? Nếu nói hai bên tùy thuộc lẫn nhau, thì sao còn gọi là có tự tánh ?
IX-113. Nếu không có con đâu thể có cha, vậy đứa con này từ đâu mà có ? Làm gì có cha, nếu không có con, nên cả hai bên không thể thật có.
IX-114. Hay là nói rằng: “cây đến từ hạt, chỉ cần nhìn cây là biết có hạt. Thức đến từ cảnh, sao lại không thể nhìn vào nơi thức biết cảnh thật có ?”
IX-115. Việc này không thể. Nếu muốn nhìn cây để biết có hạt, phải do tâm thức, khác với cây này, suy ra như vậy. Nay biết lấy gì nhìn thức tiếp cảnh để suy ra rằng thức này thật có ?
IX-116. Lẽ thường cho thấy sự việc trong đời đều là có nhân. Hoa sen nhiều cánh đều sinh ra từ nhiều nhân phối hợp.
IX-117. Hỏi: “vậy nhân này từ đâu mà có ?” Từ nhân đi trước. Lại hỏi: “nhân này sao sinh quả kia ?” Là vì tùy thuộc vào nhân đi trước.
IX-118. Tin rằng Thượng đế sinh ra hữu tình, vậy xin nói rõ Thượng đế là gì ? Nếu nói chỉ là thành phần thiên nhiên, thì thôi, cần gì phí công tranh cãi !
IX-119. Tuy nhiên, đất cùng các thành phần khác vốn không đơn nhất, sinh diệt, ù lì, chẳng phải thần thánh, vật dẫm dưới chân, dơ bẩn bất tịnh, sao lại có thể cho là Thượng đế ?
IX-120. Không gian vô năng chẳng phải Thượng đế. Ngã cũng không phải, điều này đã rõ. Nói rằng: “Thượng đế ngoài tầm thấy, biết ?” Vậy bảo rằng “có” là dựa vào đâu ?
IX-121. Thượng đế thật ra muốn tạo những gì ? Hay là Thượng đế tạo sinh ra ngã và các thành phần ? Các anh chẳng nói ngã và các đại cũng là thường còn giống như Thượng đế ? Tâm thức là từ đối cảnh sinh ra.
IX-122. Kể từ vô thủy sướng khổ đều do nơi nghiệp mà có. Thử hỏi Thượng đế sinh được những gì ? Nhân không khởi thủy, thì quả chẳng thể có điểm bắt đầu.
IX-123. Thượng đế nếu không tùy thuộc gì cả, tại sao vạn vật chẳng đồng loạt sinh ? Không một thứ gì Thượng đế không tạo, vậy còn gì để Thượng đế tùy vào ?
IX-124. Nếu nói Thượng Đế tùy thuộc thứ khác, vậy thì vạn vật sinh từ nhân duyên, đâu phải Thượng đế. Hội đủ nhân duyên thì Thượng đế tạo, không đủ thì thôi, không thể tạo sinh.
IX-125. Nếu nói: “Thượng đế không khởi ý muốn nhưng vẫn tạo sinh,” vậy là tùy thuộc vào quyền năng khác. Còn nếu nói rằng: “do muốn mà tạo,” vậy chịu chi phối của lòng ham muốn, thử hỏi Thượng đế vạn năng chỗ nào ?
IX-126. Riêng về tri kiến phân tử thường còn [Mimamsaka theory] đã được phá bỏ ở phần trước đây. Số Luận thì nói [Samkyas] vạn vật sinh từ vật thể nguyên thủy
IX-127. Cái được gọi là “vui,” “khổ,” “trung tánh”[2] ở thế quân bình, thì được gọi là vật thể nguyên thủy; khi mất quân bình, thì sinh vạn vật.
IX-128. Đã là đơn nhất mà lại có ba, là điều không có. Cho nên ba tánh không thể hiện hữu, mỗi tánh lại phải bao gồm cả ba.
IX-129. Ba tánh đã không, vậy thì âm thanh hãy còn rất xa ! Những vật vô tri như là mảnh vải, chẳng thể là nơi chứa được niềm “vui.”
IX-130. Nếu như nói rằng: “những vật như vải mang tánh của nhân.” Trước đây đã chẳng quán “vật” rồi sao ? Các anh cho rằng: “sự vật là do “vui” và đại loại làm nhân mà có.” Vải có bao giờ từ vui sinh ra !
IX-131. Đúng ra phải nói: “vui” đến từ “vải.” Vải đã không có, thì “vui” cũng không. “Vui” và đại loại mà gọi thường còn, đây thật là điều chưa từng thấy qua !
IX-132. Nếu “vui” thường còn, tại sao lại chẳng liên tục thấy “vui” ? Hay là nói rằng ““vui” có khi về dưới dạng vi tế.” Làm sao có thể vừa tế, vừa thô ?
IX-133. Hay là nói rằng: “hết thô lại tế.” Vậy thô và tế, không phải thường còn, đã vậy sao chẳng nói thẳng mọi sự đều là vô thường ?
IX-134. Các anh còn nói: ““thô” chính là “vui.”” Rõ ràng khẳng định “vui” cũng vô thường. Nếu như nói rằng: “đã không hiện hữu, thì không khởi hiện, vì chưa từng có.”
IX-135. Dù đã phủ định “việc chưa từng có chẳng thể phát sinh,” nay các anh lại khẳng định điều này. Nói quả và nhân đồng loạt hiện hành, không lẽ ăn cơm cũng là ăn phân ?
IX-136. Đã vậy cần gì phí tiền mua vải, mua nắm hạt gòn chẳng tốt hơn sao ? Nói: “vì kẻ phàm u mê chẳng thấy, phải do bậc trí dạy lại điều này.”
IX-137. Nhưng mà trí này kẻ phàm cũng có, sao họ không thấy ? Nếu như nói rằng: “cái thấy kẻ phàm không thể tin nhận.” Nói vậy, đối cảnh mà kẻ phàm thấy cũng là hư vọng.
IX-138. Hỏi: “nếu nhận thức đã không giá trị, vậy thì đối cảnh chẳng phải đều là hư vọng hết sao ? Vậy quán tánh không thật là vô lý !”
IX-139. Nhưng mà thật ra nếu như đã thấy đối cảnh là không, thì biết tánh không của đối cảnh kia chẳng thể chấp vào. Đối cảnh hư vọng, bất kể loại nào, tánh không của nó cũng là hư vọng.
IX-140. Như trong giấc mộng thấy con mình chết, ý tưởng “đã chết” thay thế vào cho ý tưởng “còn sống,” mặc dù cả hai đều là hư vọng.
IX-141. Vì vậy sau khi quán chiếu tận tường, biết chẳng có gì là không có nhân, [vô nhân sinh] cũng không có gì cùng ở trong nhân, dù là riêng lẽ [tự sinh] hay là tổ hợp, [cộng sinh]
IX-142. cũng không có gì sinh từ nơi khác. [tha sinh] Không từng ở lại cũng chẳng từng đi, vọng tâm nhìn vào cho rằng thật có. sự vật như vậy xét cho rốt ráo khác gì ảo ảnh ?
IX-143. Cảnh tượng hư ảo thuật sĩ tạo ra Hay là cảnh ảo do nhân duyên tạo biết sinh từ đâu ? biết diệt về đâu ? đây là điều nên quán chiếu tận tường.
IX-144. Đủ duyên thì sinh, bằng không chẳng có. Không chút tự tánh, như ảnh trong gương. Làm sao có thể thật có cho được.
IX-145. Nếu đã thật có, đâu cần đến nhân ? Nhưng cần gì nhân nếu không thật có ?
IX-146. Cho dù hội tụ cả vạn ức nhân, cũng không biến đổi được vật không có. Đã không hiện hữu thì biết lấy gì trở thành hiện hữu ? Trở thành gì đây ?
IX-147. Nếu đã là “không,” lấy gì thành “có” ? Thành “có” như vậy là từ bao giờ ? Nếu “có” không đến thì “không” chẳng đi.
IX-148. “không” này không đi “có” làm sao đến ? Vật “có hiện hữu” thì chẳng thể nào thành “không hiện hữu,” bằng không hai tánh chẳng lẽ hiện hành.
IX-149. Vì vậy mà nói vạn pháp vô sinh, và cũng nói là vạn pháp vô diệt. Hết thảy hữu tình không hề sinh ra, cũng không mất đi.
IX-150. Chúng sinh hữu tình tựa như giấc mơ, quán chiếu truy tìm chỉ như thân chuối. Nói cho rốt ráo, luân hồi, niết bàn, chẳng thể phân biệt.
IX-151. Sự vật như vậy vốn đã là không, thì đâu có gì để mà được, mất ? Có ai ở đó hưởng vinh, chịu nhục, cũng nào có ai khen ngợi, chê bai.
IX-152. Sướng khổ này đây, từ đâu mà đến ? Có gì để phải mừng rỡ, đớn đau ? Xét cho rốt ráo thì nào có ai là người tham luyến ? tham luyến gì đây ?
IX-153. Quán chiếu đời sống của chúng hữu tình, thấy đâu có ai là người đã mất ? cũng chẳng có gì sẽ đến, đã qua, nào có ai là thân nhân, bằng hữu ?
IX-154. Mong người như tôi có thể hiểu rằng hết thảy mọi sự như là hư không. Nhưng người thế gian lại thích tìm cầu hạnh phúc an lạc bằng sự níu, đẩy.
IX-155. Khi thì hoảng loạn lúc lại mừng vui, khốn khổ bức bách, đấu đá, cạnh tranh, đâm chém lẫn nhau, chửi rủa, thóa mạ, sống trong tội ác ngụp lặn đắm chìm.
IX-156. Thỉnh thoảng có khi trồi lên cõi thiện, buông thả mình trong khoái lạc an vui, để rồi chết đi, đọa rơi cõi dữ, chịu khổ cùng cực đăng đẳng triền miên.
IX-157. Cõi thế gian này biết bao vực thẳm ! Nơi này chẳng thể tìm thấy tánh như. Luôn là mâu thuẫn, luôn là từ khước, tánh như vạn pháp có thế bao giờ.
IX-158. Ở đây biển khổ rộng không bến bờ, không có lời nào nói cho hết được. Ở đây sức yếu, mạng sống phù du,
IX-159. đổ dồn tâm sức băn khoăn gìn giữ mạng sống, sức khỏe, cho khỏi đói, mệt. Phí hết thời gian, để mà ngủ nghỉ, để mà phiền muộn, để mà giao du với kẻ ấu trĩ.
IX-160. Đời sống vô nghĩa thấm thoát trôi qua. Trí tuệ phải đâu dễ dàng có được ! Thử hỏi cách gì tìm ra phương cách để đoạn tán tâm ?
IX-161. Đã vậy còn thêm biết bao tà ma sẵn sàng đẩy ta sa vào địa ngục ; còn bao đường đi dối láo hư ngụy ; còn tâm hoài nghi rất khó dẹp bỏ.
IX-162. Thân người tự tại khó lòng tìm lại ; bổn sư xuất thế lại càng khó hơn ; càng hiếm biết bao đoạn dòng phiền não. Than ôi, cứ thế chịu khổ đau hoài.
IX-163. Đớn đau cùng cực, ngụp lặn dòng đời, biển khổ mù khơi, trầm luân đuối ngạt. Vậy mà khổ mình lại không tự thấy. Ôi chúng hữu tình, thật đáng thương thay !
IX-164. Cũng như có người tắm rồi lại tắm, để rồi liên tục lửa nóng xông vào, cứ vậy mà chịu đớn đau khốn khổ, nhưng lại tưởng là khoái lạc an vui.
IX-165. Có người lại sống như thể sẽ không bao giờ già, chết, để rồi, trước tiên, mất đi mạng sống, tiếp theo rơi đọa ác đạo hãi hùng.
IX-166. Bao giờ tôi mới có thể dập tắt ngọn lửa khổ đau thiêu bỏng chốn này bằng trận mưa to của niềm hỉ lạc, dào dạt xuống từ biển mây công đức ?
IX-167. Kho tàng công đức tôi đã tích lũy với trọn lòng thành, tâm không niệm khởi, bao giờ tôi mới vén được tánh không cho khắp những ai vì chấp niệm khởi mà khổ trầm luân trong biển luân hồi.
/ HẾT CHƯƠNG 9 /
Ghi chú chương 9: [1] Trích Luận giải của ngài Kunzang Pelden: “Điểm then chốt ở đây là nếu đã cho rằng tâm có tự tánh dị biệt và đơn nhất, vậy tâm này vốn không thể phân hai để có thể vừa là đối tượng vừa là chủ thể nhìn thấy đối tượng ấy.” Điều nói ở đây không ứng với cái tâm duyên sinh giả danh. [2]sattva, rajas, và tamas. Là ba tánh theo thuyết Số Luận.
X-1. Soạn tác luận này, Nhập Bồ Đề Hạnh, được bao công đức, nguyện xin hồi hướng cho khắp chúng sinh dấn thân bước vào pháp hành bồ tát.
X-2. Nương công đức này, nguyện cho chúng sinh ở khắp mọi nơi, đang chịu khổ đau tinh thần thể xác, tìm được đầy tràn hạnh phúc an vui.
X-3. Còn trong luân hồi, nguyện cõi thế gian được nguồn hạnh phúc không bao giờ tàn, không hề gián đoạn, hưởng nguồn an lạc như là sóng cả của chư bồ tát.
X-4. Nguyện cho chúng sinh khổ đau trong cõi địa ngục trùng điệp trên toàn cõi thế hưởng được niềm vui Tây phương cực lạc.
X-5. Nguyện cho kẻ lạnh tìm được hơi ấm, nguyện cho kẻ nóng dịu mát cơn đau nhờ mây bồ tát mưa xuống biển mưa bao la vô tận.
X-6. Nguyện rừng lá chém thành rừng đẹp vui; nguyện cây giáo gươm thành cây như ý;
X-7. địa ngục trở thành cảnh giới an lạc; hồ sen bao la ngọt ngào thơm ngát, thanh thoát tiếng chim hạc, ngỗng, thiên nga…
X-8. Nguyện núi than hồng trở thành núi ngọc; nguyện đất nung đỏ thành nền pha lê; nguyện dãy núi đè thành cung điện ngọc đầy ắp Như lai.
X-9. Nguyện mưa núi lửa thành trận mưa hoa; nguyện cõi đẳng hoạt hung tàn vũ khí, thành chốn nô đùa tung hoa làm vui.
X-10. Nguyện người trầm luân nơi dòng sông lửa, thịt da tan chảy, xương trắng trần phơi, nương công đức này có được thân trời, cùng bao thiên nữ bên dòng sông thiên êm đềm dịu chảy thanh thản nằm phơi.
X-11. Tự hỏi “vì đâu ngục tốt diêm vương đầu quạ đầu ó bỗng nhiên hốt hoảng ? Do diệu lực nào quét tan bóng tối, mang lại an vui cho cõi địa ngục ?” Ngẩng đầu lên nhìn thấy giữa trời rộng sáng ngời hình bóng đức Kim Cang Thủ. Tâm khởi mừng vui nên hắc nghiệp tan, theo cùng bồ tát rời xa chốn này.
X-12. Bao giờ thạch nham bỗng nhiên tan biến nhờ trận mưa hoa tẩm đầy nước hương. Tự hỏi nhờ đâu ? mà tràn niềm vui ? Nguyện cho chúng sinh trong cõi địa ngục thấy được trước mắt đấng Cầm Hoa Sen[1].
X-13. Bạn hiền tôi ơi hãy mau đến đây, không cần hoảng chạy. Ai ở trên kia ? Chính đức Diệu Âm[2] là bậc bồ tát hộ trì chúng sinh ban sự vô úy. Nhờ lực của ngài khổ đau tan sạch, suối an lạc chảy và bồ đề sinh.
X-14. Xin hãy nhìn xem: ở trong điện ngọc trăm vạn chư thiên đảnh lễ gót sen; trăm vạn thiên nữ rền lời xưng tán. Đôi mắt của ngài từ hòa ướt đẫm. Từ đỉnh đầu ngài rơi trận mưa hoa. Chúng sinh địa ngục thấy được cảnh này cất tiếng reo vui.
X-15. Tương tự như vậy, nương thiện căn này, trùng điệp biển mây chư đại bồ tát, như đức Phổ Hiền cùng chư vị khác, mưa xuống biển mưa an vui thơm mát, cho cõi địa ngục đầy ắp niềm vui.
X-16. Nguyện cõi súc sinh thoát cảnh hãi hùng nhai nuốt lẫn nhau. Nguyện cõi ngạ quĩ được nguồn an lạc Bắc Câu Lư Châu,
X-17. no đủ, tắm mát, nhờ dòng sữa ngọt rót từ ngón tay đức Quan Thế Âm.
X-18. Nguyện cho người mù thấy được hình sắc; nguyện cho người điếc nghe được âm thanh; nguyện cho sản phụ được giống như là Hoàng Hậu Ma Da, không gặp đớn đau trong lúc lâm bồn.
X-19. Nguyện người thân trần tìm được y áo. Nguyện người đang đói kiếm được miếng ăn. Nguyện người đang khát tìm ra thức uống, cùng nguồn giải khát thơm ngon tuyệt diệu.
X-20. Nguyện cho người nghèo tìm được tài sản. Nguyện người yếu khổ thấy được niềm vui. Nguyện kẻ tuyệt vọng gặp nguồn hy vọng, vĩnh viễn sống trong bình an hạnh phúc.
X-21. Nguyện người tật bệnh thoát mọi bệnh khổ. Nguyện nạn thiên tai vĩnh viễn không còn.
X-22. Nguyện kẻ khiếp sợ dứt cơn sợ hãi. Nguyện kẻ tù đày thoát cảnh cùm gông. Nguyện kẻ yếu hèn tìm ra sức mạnh. Nguyện cho chúng sinh sống trong cõi thế đều biết quay về nâng đỡ lẫn nhau.
X-23. Nguyện cho lữ hành trên mọi bước đường đều gặp hạnh phúc, không nhọc công vẫn làm được tất cả những gì muốn làm.
X-24. Nguyện người đi biển tìm được hết thảy mọi điều mong muốn, trở về đất liền bình an vô sự, sum vầy đoàn tụ cùng với thân nhân.
X-25. Nguyện khách lữ hành lạc bước lỡ chân, sớm gặp đồng hành, không sợ cướp bóc, hùm, beo, thú dữ, đường đi thong dong không chút mỏi mệt.
X-26. Nguyện kẻ lạc loài ở nơi hoang dã không bóng người qua, hãi hùng hoang vắng, kẻ say, kẻ điên trẻ thơ, người già, không nơi nương dựa, đều được chư Thiên che chở hộ trì.
X-27. Nguyện cho chúng sinh thoát cảnh ràng buộc, có được chánh tín, trí tuệ, từ bi, lương thực đầy tràn, cung cách uy nghi, luôn nhớ đời trước.
X-28. Nguyện cho mọi người tài sản bất tận, như hư không tạng, không hề mang lại tranh chấp, tổn hại, hưởng dụng tùy ý.
X-29. Nguyện kẻ xấu xí được tướng trang nghiêm. Nguyện người dị dạng được thân toàn hảo.
X-30. Nguyện kẻ mạng thấp trong cõi thế gian sanh vào mạng cao. Nguyện kẻ thấp kém có được địa vị. Nguyện kẻ kiêu căng trở thành khiêm tốn.
X-31. Nương công đức này, nguyện khắp chúng sinh từ bỏ ác hạnh, vĩnh viễn làm theo những việc tốt lành,
X-32. và không bao giờ lìa bồ đề tâm, luôn đi sâu trong pháp hành bồ tát, luôn được chư Phật hộ niệm giữ gìn, tận diệt hết thảy ác hạnh ma vương.
X-33. Nguyện khắp chúng sinh sống đời trường thọ, an vui hạnh phúc, đến cả chữ “chết” cũng chưa hề nghe.
X-34. Nguyện khắp mọi nơi, có biết bao nhiêu vườn cây như ý, pháp âm ngân vang lời giảng của Phật cùng chư trưởng tử.
X-35. Nguyện cho mặt đất ở khắp mọi nơi không đá gập ghềnh, như ngọc lưu ly, như lòng bàn tay muốt trơn phẳng mịn.
X-36. Trong hàng đệ tử, nguyện chúng bồ tát nhiều đến vô lượng, ngồi kín mọi nơi, uy nghi trang điểm khắp mặt đất này.
X-37. Nguyện cho chúng sinh lắng nghe không ngừng âm thanh diệu pháp đến từ chim muông, đến từ cây rừng, đến từ ánh sáng, hay từ không gian.
X-39. Nguyện xin chư Thiên cho mưa đúng thời, cho khắp mùa màng xanh tốt sum xuê. Nguyện cho quốc vương thuận theo chánh pháp. Nguyện cho con dân thịnh vượng cát tường.
X-40. Nguyện thuốc chữa lành mọi cơn bệnh dữ. Nguyện cho mật chú luôn được thành công. Nguyện đà kì ni, quỉ ăn thịt người khởi được từ tâm.
X-41. Nguyện khắp chúng sinh không có một ai phải chịu nạn khổ, tạo tác ác nghiệp, gặp cảnh tật bệnh, khổ vì sợ hãi, hay vì bị người sỉ nhục khinh khi. Cũng không bao giờ khổ vì trầm cảm.
X-42. Nguyện cảnh chùa chiền luôn được thanh tịnh, trường tồn hưng thịnh tu học, tụng kinh. Nguyện cho tăng đoàn sống trong lục hòa, chí nguyện xuất gia toàn thành viên mãn.
X-43. Nguyện người xuất gia có chí nguyện tu, được chốn lan nhã, xả bỏ tán tâm, an trú trong định thuần tâm nhu nhuyễn.
X-44. Nguyện cho chư ni được đủ vật chất, thoát hết tất cả tranh chấp tổn hại. Tương tự như vậy, nguyện người xuất gia trang nghiêm giới hạnh.
X-45. Nguyện người phá giới sám hối tội này, tiêu trừ nghiệp lực sinh cõi bình an, uy nghi giới hạnh, không còn suy thoái.
X-46. Nguyện cho kẻ trí luôn được tôn vinh, được người giữ gìn, hiến cúng rộng rãi, tâm luôn thanh tịnh, danh lừng mười phương.
X-47. Nguyện không còn ai chịu khổ ác đạo, cũng không bao giờ nhọc nhằn vất vả, mau chóng viên thành thắng thân của Phật, thù thắng hơn cả thân của chư thiên.
X-48. Nguyện khắp chúng sinh cúng dường chư Phật nhiều vô số kể, luôn hưởng được nguồn an vui thắng diệu của chư Như Lai.
X-49. Hết thảy bồ tát vì khắp chúng sinh có tâm nguyện gì, nguyện đều thành tựu. Và xin nguyện cho khắp cả chúng sinh hưởng được tất cả tâm ý của Phật cùng chư bồ tát hướng về chúng sinh.
X-50. Tương tự như vậy nguyện Bích Chi Phật cùng chư Thanh Văn được nguồn an vui.
X-51. Và cho đến khi đạt hoan hỉ địa, nguyện nương lòng từ của đức Diệu Âm mà tôi luôn được nhớ lại đời trước, vui hạnh xuất gia.
X-52. Nguyện tôi luôn sống với chút lương thực đơn giản thông thường. Nguyện mọi đời kiếp tìm được nơi trú thanh tịnh toàn hảo.
X-53. Mỗi khi trong tôi khởi tâm muốn thấy hay là muốn hỏi, nguyện được diện kiến bồ tát Diệu Âm, không chút ngăn ngại.
X-54. Như đức Văn Thù toàn thành mục tiêu cho khắp chúng sinh cùng tận không gian, nay tôi cũng nguyện làm theo như vậy.
X-55. Không gian vẫn còn, chúng sinh vẫn còn, thì tôi còn vẫn ở lại chốn này, quét tan khổ nạn của khắp chúng sinh.
X-56. Nguyện cho khổ nạn của khắp chúng sinh trổ quả nơi tôi. Nương vào năng lực chúng Tăng bồ tát, nguyện khắp chúng sinh hưởng được đầy nguồn an vui thắng diệu.
X-57. Nguyện cho chánh pháp là thuốc duy nhất chữa lành bệnh khổ, là gốc rễ của mọi nguồn an vui, luôn được muôn loài hỗ trợ tôn kính, tồn tại dài lâu.
X-58. Tôi xin kính lạy bồ tát Diệu Âm: nhờ ơn của ngài mà tâm thiện khởi. Kính lạy đạo sư cùng chư đạo hữu: nhờ ơn chư vị tâm thiện phát huy.
/ HẾT CHƯƠNG MƯỜI /
Ghi chú chương 10: [1] Bồ tát Quan Thế Âm. [2] Manjughosha: một tên khác của đức Manjushri, là đức Văn Thù Sư Lợi.
CUỐI SÁCH: Đến đây chấm dứt bài pháp Bodhicharyavatara, Nhập Bồ Đề Hạnh Luận, do đại sư Shantideva soạn tác. Sách này do học giả xứ Ấn Sarvajnadeva và tỷ kheo kiêm dịch giả Kawa Peltsek chuyển Tạng ngữ và hiệu đính thành định bản dựa trên bản chép tay đến từ Kashmir. Về sau bản dịch này lại được học giả xứ Ấn Dharmashibhadra và hai vị tỷ kheo kiêm dịch giả xứ Tây Tạng, Rinchen Zangpo và Shakya Lodro hiệu đính dựa theo nguyên bản đến từ Magadha đi kèm với luận giải. Về sau, thêm một lần nữa bản dịch này lại được học giả xứ Ấn Sumatikirti và vị tỷ kheo kiêm dịch giả Ngok Loden Sherab hiệu đính.
Hồng Như chuyển Việt ngữ – Bản hiệu đính, 21/03/2014
Mọi sai sót là của người dịch Mọi công đức xin hồi hướng pháp giới chúng sinh.
Ghi chú của dịch giả: Sách này có thể đọc chung với bài pháp Chói Rạng Ánh Mặt Trời của ngài Patrul Rinpoche, là cẩm nang hành trì của Nhập Bồ Đề Hạnh Luận.