-Tựa đề tiếng Tạng (Tibetan Title): ༄༅། །རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་སོ་བདུན་མ་བཞུགས་སོ། ། -Tác Giả (author): Gyalse Thogme Zangpo -Việt dịch (Vietnamese translation): Cư sĩ Hồng Như Thupten Munsel – 02/2019, hiệu đính 08/2019 |
1. CÔNG ĐỨC PHẦN THƯỢNG—KHAI KỆ
1a. Nói tựa đề
Dưới đây là Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát
1b. Tán Dương
1b1. Nói ngắn gọn
Nam mô Đức Quan Tự Tại Lokesvaraye
1b2. Nói chi tiết
Dù thấy vạn pháp / không đi không đến,
Cũng vẫn dốc sức / chỉ vì lợi sinh:
Thượng sư tôn quí, đức Quan Thế Âm, bậc đại hộ trì,
Đệ tử hằng mang / ba cửa kính lễ.
1c. Lý do tác luận
Chư Chánh Đẳng Giác, / cội nguồn phúc lạc,
Thành Phật là nhờ / chứng đắc diệu Pháp,
Chứng đắc là nhờ / biết được pháp hành:
Vì vậy cho nên / cần phải giảng về / pháp hành bồ tát.
2. CÔNG ĐỨC PHẦN TRUNG—CHÁNH VĂN
2a. Pháp tu sơ khởi (kệ 1-7)
2a1. Thân người ung dung sung mãn khó gặp (kệ 1)
1. Ung dung, sung mãn, / thuyền lớn khó tìm / nay đã có được.
Để độ ngã tha / thoát bể sinh tử
Nên ngày lẫn đêm / đều không xao lãng
Văn tư và tu — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2a2. Từ bỏ quê cha (kệ 2)
2. Thân thì luyến chấp / như là nước cuốn;
Thù thì sân hận / như lửa cháy bừng;
U mê quên hết / điều cần lấy, bỏ:
Quê cha đoạn lìa — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2a3. Trú nơi viễn li (kệ 3)
3. Nhờ lánh chỗ ác / nên phiền não cạn;
Tâm không tán loạn: / thiện hạnh tự tăng;
Trí giữ sáng trong / tự tin nơi pháp:
Trú nơi viễn li — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2a4. Nhớ vô thường (kệ 4)
4. Người thân lâu năm, / lần lượt giã biệt;
Tiền kiếm vất vả, / bỏ lại phía sau;
Thân là nhà trọ, / tâm thức là khách / sẽ phải rời đi:
Đời này xả li — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2a5. Rời bạn xấu (kệ 5)
Có kẻ nếu gần / tam độc sẽ tăng,
Văn tư và tu / hết thảy đều giảm,
Tâm từ tâm bi / rồi sẽ mất sạch:
Rời xa ác hữu — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2a6. Nương thiện tri thức (kệ 6)
6. Lại có những người / nếu nương dựa vào / lầm lỗi sẽ dứt,
Thiện đức sẽ tăng / như trăng độ rằm:
Thiện tri thức ấy / hãy nên trân quí
Hơn cả thân mình — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2a7. Quy Y (kệ 7)
7. Tự mình còn vướng / tù ngục luân hồi,
Chư thiên thế tục / độ được cho ai?
Nếu đã qui y, / hãy tìm về nương / chốn không hư ngụy:
Qui y Tam bảo — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b. Giải thích về đường tu ba loại căn cơ
2b1. Đường tu sơ căn phải tu như thế nào (kệ 8)
8. Phật dạy khổ nạn / ác đạo khó kham
Đều là quả báo / của nghiệp bất thiện.
Vì thế cho nên / chẳng thà mất mạng
Việc ác không làm — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b2. Đường tu trung căn phải tu như thế nào (kệ 9)
9. Lạc thú ba cõi / như sương đầu cỏ,
Chỉ phút giây thôi / rồi tan biến hết.
Quả vị giải thoát / thắng diệu bất biến
Thường luôn tìm cầu — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3. Đường tu thượng căn phải tu như thế nào (kệ 10-24)
2b3a. Phát tâm bồ đề (kệ 10)
10. Đa sinh hiền mẫu / kể từ vô thủy / luôn rất yêu tôi.
Mẹ đều khổ cả, / con vui sao đành!
Vì để phổ độ / chúng sinh vô biên
Phát tâm bồ đề — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b. Huân tập và phát huy tâm bồ đề
2b3b1. Tâm bồ đề tục nghĩa (kệ 11-21)
2b3b1a. Nhập định quán hoán chuyển ngã tha (kệ 11)
11. Chịu khổ là vì / tôi muốn tôi vui;
Thành Phật là nhờ / tâm muốn lợi người.
Vậy thì vui tôi / đổi lấy khổ người,
Trọn vẹn hoán chuyển — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b1b. Xuất định quán chuyển nghịch cảnh thành đường tu (kệ 12-22)
2b3b1b1. Chuyển khổ nạn thành đường tu (kệ 12-15)
2b3b1b1a. Tổn thất (kệ 12)
12. Dù ai vì tham / mà tài sản tôi
Họ tự tay cướp, / hoặc bảo người cướp,
Đối với người ấy / vẫn mang thân, của, / công đức ba thời,
Hồi hướng cho họ — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b1b1b. Khổ (kệ 13)
13. Tôi một chút lỗi / cũng không hề có,
Nhưng lại có người / chặt mất đầu tôi.
Ác nghiệp người ấy, / với tâm từ bi
Tôi sẽ gánh về — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b1b1c. Khẩu thiệt (kệ 14)
14. Dù có bị ai / mắng chửi đủ điều,
Bêu rếu cùng khắp / tam thiên thế giới,
Đối với người ấy / lại càng từ hòa
Ngợi ca việc thiện — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b1b1d. Chỉ trích (kệ 15)
15. Dù có bị ai / ngay giữa đám đông
Bươi móc lỗi kín / thóa mạ nặng lời
Vẫn xem người ấy / là thiện tri thức
Thành tâm kính lễ — đó là pháp hành / của bậc bồ tát
2b3b1b2. Chuyển cảnh khó thành đường tu (kệ 16-17)
2b3b1b2a. Vô ơn (kệ 16)
16. Người tôi dưỡng nuôi / thương như con ruột
Lại đối với tôi / như với kẻ thù.
Tôi vẫn như mẹ / khi con lâm bệnh
Lại càng thương yêu — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b1b2b. Nhục mạ (kệ 17)
17. Dù người bằng tôi, / hay thấp hơn tôi,
Ngã mạn lăng nhục / làm khó đủ điều,
Vẫn kính người ấy / như kính Tôn sư
Đội ở trên đầu — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b1b3. Chuyển cảnh khốn cùng hay phú quí vào đường tu (kệ 18-19)
2b3b1b3a. Khốn cùng (kệ 18)
18. Dù nghèo xơ xác / bị đời khinh miệt,;
Dù vướng trọng bệnh, / ám chướng, tà ma,
Ác, khổ chúng sinh / vẫn xin nhận hết
Không chút nao lòng — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b1b3b. Phú quí (kệ 19)
19. Danh tiếng lừng vang, / đại chúng đê đầu,
Tài sản sánh tày / Đa Văn Thiên Vương,
Vẫn thấy sá gì / tiền tài thế lực,
Lòng không kiêu ngạo — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b1b4. Chuyển cảnh khiến sân và tham vào đường tu (kệs 20-21)
2b3b1b4a. Cảnh khiến nổi sân (kệ 20)
20. Sân hận của mình, / giặc này không dẹp
Thì giặc bên ngoài / càng quét càng tăng.
Vậy lấy từ bi / dùng làm chiến đội
Tự quét tâm mình — đó là pháp hành / của bậc bồ tát
2b3b1b4b. Cảnh khiến nổi tham (kệ 21)
21. Lạc thú giác quan / tựa như nước muối,
Càng uống bao nhiêu / càng khát bấy nhiêu.
Cứ hễ vật gì / khiến nổi tham chấp
Lập tức buông ra — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b2. Tâm Bồ Đề Chân Nghĩa (kệ 22-24)
2b3b2a. Cách Nhập Định Quán Tánh Không Như Không Gian (kệ 22)
22. Cảnh hiện hết thảy / đều là tâm ta.
Tâm này bản lai / siêu việt khái niệm.
Biết vậy nên khi / tiếp tướng đối đãi
Vẫn không tác ý — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b2b. Khi xuất thiền, làm sao ngừng thấy tham và sân là thật (kệ 23-24)
2b3b2b1. Ngừng thấy cảnh khiến nổi tham là có thật (kệ 23)
23. Khi gặp chốn nào / đẹp đẽ đáng yêu,
Thấy đó chỉ như / cầu vồng mùa hạ,
Rực rỡ hiện ra / nhưng không thật có:
Luyến chấp buông bỏ — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
2b3b2b2. Ngừng thấy cảnh khiến nổi sân là có thật (kệ 24)
24. Hết thảy khổ đau / đều giống trong mơ / thấy con mình chết,
Lấy vọng làm thật / nên luôn đuối mệt,
Vì thế cho nên / khi gặp nghịch cảnh
Thấy đều là vọng — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3. CÔNG ĐỨC PHẦN HẠ — KẾT
3a. Dấn thân vào pháp hành bồ tát (kệ 25-37)
3a1. Sáu Ba La Mật (kệ 25-30)
3a1a. Hạnh Thí (kệ 25)
25. Muốn đạt bồ đề / đến thân còn cho
Huống chi ngoại vật. / Vì thế cho nên
Không mong hồi báo / không cầu thiện quả
Mà làm bố thí — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a1b. Hạnh Giới (kệ 26)
26. Giới đã không thì / tự lợi cũng không,
Lại muốn lợi tha / thật quá nực cười!
Vậy nên vắng mọi / ham muốn thế tục
Để mà giữ giới — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a1c. Hạnh Nhẫn (kệ 27)
27. Đối với bồ tát / hướng về thiện đức
thì kẻ nhiễu hại / chính là kho báu,
Nên với mọi người / lòng không thù hận,
Tu theo hạnh nhẫn — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a1d. Hạnh Tấn (kệ 28)
28.Thanh văn Duyên giác / cầu tự lợi thôi
Đã tinh tấn như / lửa cháy ngang mày
Vậy vì chúng sinh / khởi tâm chuyên cần / nơi gốc thiện đức,
Tu hạnh tinh tấn — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a1e. Hạnh Định (kệ 29)
29. Chỉ, nếu phối hợp / triệt để với Quán
Thì phiền não diệt. / Nhờ biết như vậy,
Siêu việt hết thảy / tứ vô sắc giới,
Tu chánh định này — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a1f. Hạnh Tuệ (kệ 30)
30. Tuệ mà không có / thì năm hạnh kia
Không đủ khả năng / thành tựu chánh giác.
Dùng Phương tiện và / tam vô phân biệt,
Để tu hạnh Tuệ — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a2. Bốn Điều Khế Kinh Dạy (kệ 31-34)
3a2a. Tự Xét Lỗi Mình Để Bỏ Đi (kệ 31)
31. Mê vọng của mình / nếu không tự xét,
Sẽ nhìn giống tu / nhưng làm trái Pháp,
Vậy thì mê vọng / phải luôn tự mình
Xét để mà buông — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a2b. Ngưng Chỉ Trích Bồ Tát (kệ 32)
32. Vì phiền não nên / bêu lỗi bồ tát
Thì bản thân mình / sẽ bị tổn hao.
Vậy thì những ai / đã vào đại thừa,
Mình đừng nói lỗi — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a2c. Chặt Tham Chấp nơi việc nhà của thí chủ (kệ 33)
33. Vì lợi vì danh / mà sanh tranh chấp,
Làm cho hao tổn / cả văn tư tu.
Nên việc người thân, / bằng hữu, thí chủ,
Buông mọi chấp bám — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a2d. Tự Chế Ngự Lời Thô Ác (kệ 34)
34. Lời thô ác khiến / tâm người não loạn
Và làm hao tổn / tánh hạnh bồ tát
Vậy với người khác / đừng gây khó chịu,
Buông ác ngữ đi — đó là pháp hành / của bậc bồ tát
3a3. Cách Dẹp Phiền Não (kệ 35)
35. Phiền não quen lâu / sẽ khó đối trị,
Vũ khí giao cho / chánh niệm chánh trị,
Phiền não như là / tham sân các thứ,
Chớm nhú chặt ngay — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a4. Luyện Chánh Niệm Tỉnh Giác (kệ 36)
36. Tóm lại, bất cứ / ở đâu, làm gì,
Cũng phải tự hỏi / tâm mình ra sao.
Luôn đi cùng với / chánh niệm tỉnh giác
Để mà độ sinh — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3a5. Hồi Hướng Cồng Đức về cho Bồ Đề Viên Mãn (kệ 37)
37. Nỗ lực như vậy / được bao công đức,
Xin vì quét khổ / cho khắp chúng sinh
Mà dùng trí tuệ / siêu việt tam chấp,
Hồi hướng bồ đề — đó là pháp hành / của bậc bồ tát.
3b. Kết
Từ nơi ý nghĩa / của Kinh, Mật, Luận
Dựa theo viên âm / của chư Giác giả,
Nay xin viết lại / thành ba mươi bảy / pháp hành bồ tát
Cho những ai muốn / tu bồ tát đạo.
Tôi vì trí thấp / hiểu biết không nhiều,
Thi kệ không làm / đẹp lòng bậc trí,
Thế nhưng nhờ nương / lời bậc Giác giả / cùng với khế kinh,
Pháp hành bồ tát / thiết nghĩ không lầm.
Tuy vậy, sóng cả / thiện hạnh bồ tát
Thâm sâu khó lường / cho kẻ trí mọn / như là tôi đây.
Lỡ đâu mâu thuẫn / hay thiếu mạch lạc / vướng lỗi đại loại,
Xin chư Giác giả / nhẫn nại dùm cho.
Nhờ công đức này, / nguyện khắp chúng sinh
Với tâm bồ đề / chân nghĩa, tục nghĩa,
Không vướng hai đầu / sinh tử, niết bàn,
Trở thành y như / đức Quan Thế Âm.
Bài pháp này do tỷ kheo Thogme, giáo luận sư, viết tại động đá ở Ngulchu Rinchen, vì lợi ích của mình và của người.
Ghi chú bản tiếng Việt: Cư sĩ Hồng Như Thubten Munsel chuyển Việt ngữ tháng 2 năm 2019, hiệu đính tháng 8 năm 2019.
Chánh văn dịch từ nguyên bản tiếng Tạng, tham khảo với nhiều bản tiếng Anh trong đó có bản dịch của Alex Berzin, Adam Pearcey, Michele Martin, Ruth Sonam ; đại cương dịch từ tiếng Anh theo văn bản của Kurukulla Centre trích từ Transforming Adversity into Joy and Courage, by Geshe Jampa Tegchok.
Tạng Ngữ
ན་མོ་ལོ་ཀེ་ཤྭ་ར་ཡེ། ། གང་གིས་ཆོས་ཀུན་འགྲོ་འོང་མེད་གཟིགས་ཀྱང་། ། འགྲོ་བའི་དོན་ལ་གཅིག་ཏུ་བརྩོན་མཛད་པའི། ། བླ་མ་མཆོག་དང་སྤྱན་རས་གཟིགས་མགོན་ལ། ། རྟག་ཏུ་སྒོ་གསུམ་གུས་པས་ཕྱག་འཚལ་ལོ། ། ཕན་བདེའི་འབྱུང་གནས་རྫོགས་པའི་སངས་རྒྱས་རྣམས། ། དམ་ཆོས་བསྒྲུབས་ལས་བྱུང་སྟེ་དེ་ཡང་ནི། ། དེ་ཡི་ལག་ལེན་ཤེས་ལ་རག་ལས་པས། ། རྒྱལ་སྲས་རྣམས་ཀྱི་ལག་ལེན་བཤད་པར་བྱ། ། དལ་འབྱོར་གྲུ་ཆེན་རྙེད་དཀའ་ཐོབ་དུས་འདིར། ། བདག་གཞན་འཁོར་བའི་མཚོ་ལས་བསྒྲལ་བྱའི་ཕྱིར། ། ཉིན་དང་མཚན་དུ་གཡེལ་བ་མེད་པར་ནི། ། ཉན་སེམས་སྒོམ་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། གཉེན་གྱི་ཕྱོགས་ལ་འདོད་ཆགས་ཆུ་ལྟར་གཡོ། ། དགྲ་ཡི་ཕྱོགས་ལ་ཞེ་སྡང་མེ་ལྟར་འབར། ། བླང་དོར་བརྗེད་པའི་གཏི་མུག་མུན་ནག་ཅན། ། ཕ་ཡུལ་སྤོང་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཡུལ་ངན་སྤངས་པས་ཉོན་མོངས་རིམ་གྱིས་འགྲིབ། ། རྣམ་གཡེང་མེད་པས་དགེ་སྦྱོར་ངང་གིས་འཕེལ། ། རིག་པ་དྭངས་པས་ཆོས་ལ་ངེས་ཤེས་སྐྱེ། ། དབེན་པ་བསྟེན་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཡུན་རིང་འགྲོགས་པའི་མཛའ་བཤེས་སོ་སོར་འབྲལ། འབད་པས་བསྒྲུབས་པའི་ནོར་རྫས་ཤུལ་དུ་ལུས། ། ལུས་ཀྱི་མགྲོན་ཁང་རྣམ་ཤེས་མགྲོན་པོས་འབོར། ། ཚེ་འདི་བློས་བཏང་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། གང་དང་འགྲོགས་ན་དུག་གསུམ་འཕེལ་འགྱུར་ཞིང་། ། ཐོས་བསམ་སྒོམ་པའི་བྱ་བ་ཉམས་འགྱུར་ལ། ། བྱམས་དང་སྙིང་རྗེ་མེད་པར་སྒྱུར་བྱེད་པའི། ། གྲོགས་ངན་སྤོང་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། གང་ཞིག་བསྟེན་ན་ཉེས་པ་ཟད་འགྱུར་ཞིང་། ། ཡོན་ཏན་ཡར་ངོའི་ཟླ་ལྟར་འཕེལ་འགྱུར་བའི། ། བཤེས་གཉེན་དམ་པ་རང་གི་ལུས་བས་ཀྱང་། ། གཅེས་པར་འཛིན་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། རང་ཡང་འཁོར་བའི་བཙོན་རར་བཅིངས་པ་ཡི། ། འཇིག་རྟེན་ལྷ་ཡིས་སུ་ཞིག་བསྐྱབ་པར་ནུས། ། དེ་ཕྱིར་གང་ལ་སྐྱབས་ན་མི་བསླུ་བའི། ། དཀོན་མཆོག་སྐྱབས་འགྲོ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཤིན་ཏུ་བཟོད་དཀའི་ངན་སོང་སྡུག་བསྔལ་རྣམས། ། སྡིག་པའི་ལས་ཀྱི་འབྲས་བུར་ཐུབ་པས་གསུངས། དེ་ཕྱིར་སྲོག་ལ་བབས་ཀྱང་སྡིག་པའི་ལས། ། ནམ་ཡང་མི་བྱེད་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། །སྲིད་གསུམ་བདེ་བ་རྩྭ་རྩེའི་ཟིལ་པ་བཞིན། ། ཡུད་ཙམ་ཞིག་གིས་འཇིག་པའི་ཆོས་ཅན་ཡིན། ། ནམ་ཡང་མི་འགྱུར་ཐར་པའི་གོ་འཕང་མཆོག །དོན་དུ་གཉེར་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཐོག་མེད་དུས་ནས་བདག་ལ་བརྩེ་བ་ཡི། ། མ་རྣམས་སྡུག་ན་རང་བདེས་ཅི་ཞིག་བྱ། ། དེ་ཕྱིར་མཐའ་ཡས་སེམས་ཅན་བསྒྲལ་བྱའི་ཕྱིར། ། བྱང་ཆུབ་སེམས་བསྐྱེད་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། སྡུག་བསྔལ་མ་ལུས་བདག་བདེ་འདོད་ལས་བྱུང་། ། རྫོགས་པའི་བྱང་ཆུབ་གཞན་ཕན་སེམས་ལས་འཁྲུངས། ། དེ་ཕྱིར་བདག་བདེ་གཞན་གྱི་སྡུག་བསྔལ་དག །ཡང་དག་བརྗེ་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། སུ་དག་འདོད་ཆེན་དབང་གིས་བདག་གི་ནོར། ། ཐམས་ཅད་འཕྲོག་གམ་འཕྲོག་ཏུ་འཇུག་ན་ཡང་། ། ལུས་དང་ལོངས་སྤྱོད་དུས་གསུམ་དགེ་བ་རྣམས། ། དེ་ལ་བསྔོ་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། བདག་ལ་ཉེས་པ་ཅུང་ཟད་མེད་བཞིན་དུ། གང་དག་བདག་གི་མགོ་བོ་གཅོད་བྱེད་ནའང་། སྙིང་རྗེའི་དབང་གིས་དེ་ཡི་སྡིག་པ་རྣམས། ། བདག་ལ་ལེན་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། འགའ་ཞིག་བདག་ལ་མི་སྙན་སྣ་ཚོགས་པ། ། སྟོང་གསུམ་ཁྱབ་པར་སྒྲོགས་པར་བྱེད་ན་ཡང་། ། བྱམས་པའི་སེམས་ཀྱིས་སླར་ཡང་དེ་ཉིད་ཀྱི། ། ཡོན་ཏན་བརྗོད་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། འགྲོ་མང་འདུས་པའི་དབུས་སུ་འགའ་ཞིག་གིས། ། མཚང་ནས་བྲུས་ཤིང་ཚིག་ངན་སྨྲ་ན་ཡང་། ། དེ་ལ་དགེ་བའི་བཤེས་ཀྱི་འདུ་ཤེས་ཀྱིས། ། ཡོན་ཏན་བརྗོད་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། བདག་གིས་བུ་བཞིན་གཅེས་པར་བསྐྱངས་པའི་མིས། ། བདག་ལ་དགྲ་བཞིན་ལྟ་བར་བྱེད་ན་ཡང་། ། ནད་ཀྱི་བཏབ་པའི་བུ་ལ་མ་བཞིན་དུ། ། ལྷག་པར་བརྩེ་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། རང་དང་མཉམ་པའམ་དམན་པའི་སྐྱེ་བོ་ཡིས། ། ང་རྒྱལ་དབང་གིས་བརྙས་ཐབས་བྱས་ན་ཡང་། ། བླ་མ་བཞིན་དུ་གུས་པས་བདག་ཉིད་ཀྱི། ། སྤྱི་བོར་ལེན་པ་རྒྱལ་སྲས་ཡིན། ། འཚོ་བས་ཕོངས་ཤིང་རྟག་ཏུ་མི་ཡིས་བརྙས། ། ཚབས་ཆེན་ནད་དང་གདོན་གྱིས་བཏབ་ཀྱང་སླར་། ། འགྲོ་ཀུན་སྡིག་སྡུག་བདག་ལ་ལེན་བྱེད་ཅིང་། ། ཞུམ་པ་མེད་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། སྙན་པར་གྲགས་ཤིང་འགྲོ་མང་སྤྱི་བོས་བཏུད། ། རྣམ་ཐོས་བུ་ཡི་ནོར་འདྲ་ཐོབ་གྱུར་ཀྱང་། ། སྲིད་པའི་དཔལ་འབྱོར་སྙིང་པོ་མེད་གཟིགས་ནས། ། ཁེངས་པ་མེད་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། རང་གི་ཞེ་སྡང་དགྲ་བོ་མ་ཐུལ་ན། ། ཕྱི་རོལ་དགྲ་བོ་བཏུལ་ཞིང་འཕེལ་བར་འགྱུར་། ། དེ་ཕྱིར་བྱམས་དང་སྙིང་རྗེའི་དམག་དཔུང་གིས། ། རང་རྒྱུད་འདུལ་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། འདོད་པའི་ཡོན་ཏན་ལན་ཚྭའི་ཆུ་དང་འདྲ། ། ཇི་ཙམ་སྤྱད་ཅིང་སྲེད་པ་འཕེལ་བར་འགྱུར། ། གང་ལ་ཞེན་ཆགས་སྐྱེ་བའི་དངོས་པོ་རྣམས། ། འཕྲལ་ལ་སྤོང་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཇི་ལྟར་སྣང་བ་འདི་དག་རང་གི་སེམས། ། སེམས་ཉིད་གདོད་ནས་སྤྲོས་པའི་མཐའ་དང་བྲལ། ། དེ་ཉིད་ཤེས་ནས་གཟུང་འཛིན་མཚན་མ་རྣམས། ། ཡིད་ལ་མི་བྱེད་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཡིད་དུ་འོང་བའི་ཡུལ་དང་འཕྲད་པ་ན། ། དབྱར་གྱི་དུས་ཀྱི་འཇའ་ཚོན་ཇི་བཞིན་དུ། ། མཛེས་པར་སྣང་ཡང་བདེན་པར་མེད་ལྟ་ཞིང་། ། ཞེན་ཆགས་སྤོང་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། སྡུག་བསྔལ་སྣ་ཚོགས་རྨི་ལམ་བུ་ཤི་ལྟར། ། འཁྲུལ་སྣང་བདེན་པར་བཟུང་བས་ཨ་ཐང་ཆད། ། དེ་ཕྱིར་མི་མཐུན་རྐྱེན་དང་འཕྲད་པའི་ཚེ། ། འཁྲུལ་བར་ལྟ་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། བྱང་ཆུབ་འདོད་པས་ལུས་ཀྱང་གཏོང་དགོས་ན། ། ཕྱི་རོལ་དངོས་པོ་རྣམས་ལ་སྨོས་ཅི་དགོས། ། དེ་ཕྱིར་ལན་དང་རྣམ་སྨིན་མི་རེ་བའི། ། སྦྱིན་པ་གཏོང་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཚུལ་ཁྲིམས་མེད་ན་རང་དོན་མི་འགྲུབ་ན། ། གཞན་དོན་སྒྲུབ་པར་འདོད་པ་གད་མོའི་གནས། ། དེ་ཕྱིར་སྲིད་པའི་འདུན་པ་མེད་པ་ཡི། ། ཚུལ་ཁྲིམས་བསྲུང་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། དགེ་བའི་ལོངས་སྤྱོད་འདོད་པའི་རྒྱལ་སྲས་ལ། ། གནོད་བྱེད་ཐམས་ཅད་རིན་ཆེན་གཏེར་དང་མཚུངས། ། དེ་ཕྱིར་ཀུན་ལ་ཞེ་འགྲས་མེད་པ་ཡི། ། བཟོད་པ་སྒོམ་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། རང་དོན་འབའ་ཞིག་སྒྲུབ་པའི་ཉན་རང་ཡང་། ། མགོ་ལ་མེ་ཤོར་བཟློག་ལྟར་བརྩོན་མཐོང་ན། ། འགྲོ་ཀུན་དོན་དུ་ཡོན་ཏན་འབྱུང་གནས་ཀྱི། ། བརྩོན་འགྲུས་རྩོམ་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཞི་གནས་རབ་ཏུ་ལྡན་པའི་ལྷག་མཐོང་གིས། ། ཉོན་མོངས་རྣམ་པར་འཇོམས་པར་ཤེས་བྱས་ནས། ། གཟུགས་མེད་བཞི་ལས་ཡང་དག་འདས་པ་ཡི། ། བསམ་གཏན་སྒོམ་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཤེས་རབ་མེད་ན་ཕ་རོལ་ཕྱིན་ལྔ་ཡིས། ། རྫོགས་པའི་བྱང་ཆུབ་ཐོབ་པར་མི་ནུས་པས། ། ཐབས་དང་ལྡན་ཞིང་འཁོར་གསུམ་མི་རྟོག་པའི། ། ཤེས་རབ་སྒོམ་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། རང་གི་འཁྲུལ་བ་རང་གིས་མ་བརྟགས་ན། ། ཆོས་པའི་གཟུགས་ཀྱིས་ཆོས་མིན་བྱེད་སྲིད་པས། ། དེ་ཕྱིར་རྒྱུན་དུ་རང་གི་འཁྲུལ་བ་ལ། ། བརྟགས་ནས་སྤོང་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཉོན་མོངས་དབང་གིས་རྒྱལ་སྲས་གཞན་དག་གི །ཉེས་པ་གླེང་ན་བདག་ཉིད་ཉམས་འགྱུར་བས། ། ཐེག་པ་ཆེ་ལ་ཞུགས་པའི་གང་ཟག་གི །ཉེས་པ་མི་སྨྲ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། རྙེད་བཀུར་དབང་གིས་ཕན་ཚུན་རྩོད་འགྱུར་ཞིང་། ། ཐོས་བསམ་བསྒོམ་པའི་བྱ་བ་ཉམས་འགྱུར་བས། ། མཛའ་བཤེས་ཁྱིམ་དང་སྦྱིན་བདག་ཁྱིམ་རྣམས་ལ། ། ཆགས་པ་སྤོང་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། རྩུབ་མོའི་ཚིག་གིས་གཞན་སེམས་འཁྲུག་འགྱུར་ཞིང་། ། རྒྱལ་བའི་སྲས་ཀྱི་སྤྱོད་ཚུལ་ཉམས་འགྱུར་བས། ། དེ་ཕྱིར་གཞན་གྱི་ཡིད་དུ་མི་འོང་བའི། ། ཚིག་རྩུབ་སྤོང་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། ཉོན་མོངས་གོམས་ན་གཉེན་པོས་བཟློག་དཀའ་བས། ། དྲན་ཤེས་སྐྱེས་བུས་གཉེན་པོའི་མཚོན་བཟུང་ནས། ། ཆགས་སོགས་ཉོན་མོངས་དང་པོ་སྐྱེས་མ་ཐག །འབུར་འཇོམས་བྱེད་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། །མདོར་ན་གང་དུ་སྤྱོད་ལམ་ཅི་བྱེད་ཀྱང་། ། རང་གི་སེམས་ཀྱི་གནས་སྐབས་ཅི་འདྲ་ཞེས། ། རྒྱུན་དུ་དྲན་དང་ཤེས་བཞིན་ལྡན་པ་ཡིས། ། གཞན་དོན་སྒྲུབ་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ། །དེ་ལྟར་བརྩོན་པས་བསྒྲུབས་པའི་དགེ་བ་རྣམས། ། མཐའ་ཡས་འགྲོ་བའི་སྡུག་བསྔལ་བསལ་བྱའི་ཕྱིར་། ། འཁོར་གསུམ་རྣམ་པར་དག་པའི་ཤེས་རབ་ཀྱིས། ། བྱང་ཆུབ་བསྔོ་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ ཡིན། ། མདོ་རྒྱུད་བསྟན་བཅོས་རྣམས་ལས་གསུངས་པའི་དོན། ། དམ་པ་རྣམས་ཀྱི་གསུང་གི་རྗེས་འབྲངས་ནས། ། རྒྱལ་སྲས་རྣམས་ཀྱི་ལག་ལེན་སུམ་ཅུ་བདུན། ། རྒྱལ་སྲས་ལམ་ལ་སློབ་འདོད་དོན་དུ་བཀོད། ། བློ་གྲོས་དམན་ཞིང་སྦྱངས་པ་ཆུང་བའི་ཕྱིར། ། མཁས་པ་དགྱེས་པའི་སྡེབ་སྦྱོར་མ་མཆིས་ཀྱང་། ། མདོ་དང་དམ་པའི་གསུང་ལ་བརྟེན་པའི་ཕྱིར། ། རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་འཁྲུལ་མེད་ལེགས་པར་སེམས། ། འོན་ཀྱང་རྒྱལ་སྲས་སྤྱོད་པ་རླབས་ཆེན་རྣམས། ། བློ་དམན་བདག་འདྲས་གཏིང་དཔག་དཀའ་བའི་ཕྱིར། ། འགལ་དང་མ་འབྲེལ་ལ་སོགས་ཉེས་པའི་ཚོགས། ། དམ་པ་རྣམས་ཀྱིས་བཟོད་པར་མཛད་དུ་གསོལ། ། དེ་ལས་བྱུང་བའི་དགེ་བས་འགྲོ་བ་ཀུན། ། དོན་དམ་ཀུན་རྫོབ་བྱང་ཆུབ་སེམས་མཆོག་གིས། ། སྲིད་དང་ཞི་བའི་མཐའ་ལ་མི་གནས་པའི། ། སྤྱན་རས་གཟིགས་མགོན་དེ་དང་མཚུངས་པར་ཤོག །ཅེས་པ་འདི་རང་གཞན་ལ་ཕན་པའི་དོན་དུ་ལུང་དང་རིགས་པ་སྨྲ་བའི་བཙུན་པ་ཐོགས་མེད་ཀྱིས་དངུལ་ཆུའི་རིན་ཆེན་ཕུག་ཏུ་སྦྱར་བའོ།། །