Karmapa III: LỜI NGUYỆN ĐẠI THỦ ẤN LIỄU NGHĨA

Tác giả (author): the 3rd Karmapa Rangjung Dorje (1284–1339),

017_Vajradhara
Phật Kim Cang Trì



Tiếng Việt

LỜI NGUYỆN ĐẠI THỦ ẤN LIỄU NGHĨA
Đức Rangjung Dorje (Karmapa III) soạn tác

Hồng Như chuyển Việt ngữ – Bản dịch lại từ Tạng ngữ – 09 tháng 01, 2022, xin dùng bản này thay cho các bản dịch trước đây.

Điều kiện hành trì: Mọi người đều có thể đọc, nhưng cần nương bậc đạo sư đủ khả năng khai thị để hành trì.

ན་མོ་གུ་རུ། །
Nam mô Thượng Sư

§I. KHAI TỤNG

#1.
བླ་མ་རྣམས་དང་ཡི་དམ་དཀྱིལ་འཁོར་ལྷ། །
Thượng sư; bổn tôn khắp mạn đà la;
ཕྱོགས་བཅུ་དུས་གསུམ་རྒྱལ་བ་སྲས་དང་བཅས། །
Mười phương ba thời Phật đà bồ tát,
བདག་ལ་བརྩེར་དགོངས་བདག་གི་སྨོན་ལམ་རྣམས། །
Xin thương chúng con, lắng nghe nguyện này,
ཇི་བཞིན་འགྲུབ་པའི་མཐུན་འགྱུར་བྱིན་རླབས་མཛོད། །
Và hộ trì cho nguyện thành sự thật.

§II. PHẦN CHÍNH
§II.A. LỜI NGUYỆN TỔNG QUÁT

#2.
བདག་དང་མཐའ་ཡས་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་ཀྱི། །
Con cùng hết thảy chúng sinh vô biên,
བསམ་སྦྱོར་རྣམ་དག་གངས་རི་ལས་སྐྱེས་པའི། །
Tâm, hạnh sạch trong như đỉnh núi tuyết,
འཁོར་གསུམ་རྙོག་མེད་དགེ་ཚོགས་ཆུ་རྒྱུན་རྣམས། །
Tam luân không nhiễm, công đức suối tràn,
རྒྱལ་བ་སྐུ་བཞིའི་རྒྱ་མཚོར་འཇུག་གྱུར་ཅིག
Nguyện nhập biển rộng tứ thân Thế tôn.

§II.B. LỜI NGUYỆN CHI TIẾT HƯỚNG BỒ ĐỀ
§II.B.1. NGUYỆN ĐỦ THẮNG DUYÊN
§II.B.1.a. NGUYỆN ĐỦ THẮNG DUYÊN: LỜI NGUYỆN TỔNG QUÁT

#3.
ཇི་སྲིད་དེ་མ་ཐོབ་པ་དེ་སྲིད་དུ། །
Trước khi thực hiện được nguyện ước ấy,
སྐྱེ་དང་སྐྱེ་བ་ཚེ་རབས་ཀུན་ཏུ་ཡང་། །
Nguyện mọi đời kiếp tái sinh về sau,
སྡིག་དང་སྡུག་བསྔལ་སྒྲ་ཡང་མི་གྲག་ཅིང་། །
Đến chữ “ác”, “khổ” cũng không nghe thấy,
བདེ་དགེ་རྒྱ་མཚོའི་དཔལ་ལ་སྤྱོད་པར་ཤོག
Hưởng trọn biển rộng công đức an vui.

§II.B.1.b. NGUYỆN ĐỦ THẮNG DUYÊN: LỜI NGUYỆN ĐẶC THÙ

#4.
དལ་འབྱོར་མཆོག་ཐོབ་དད་བརྩོན་ཤེས་རབ་ལྡན། །
Đạt thân hạ mãn, đủ tín cần tuệ,
བཤེས་གཉེན་བཟང་བསྟེན་གདམས་པའི་བཅུད་ཐོབ་ནས། །
Nương thiện tri thức, thọ pháp khai thị,
ཚུལ་བཞིན་སྒྲུབ་བར་ཆད་མ་མཆིས་པར། །
Nguyện tu đúng cách, chướng ngại đều không,
ཚེ་རབ་ཀུན་ཏུ་དམ་ཆོས་སྤྱོད་པར་ཤོག
Đời đời kiếp kiếp vui cùng diệu pháp.

§II.B.2. NGUYỆN ĐẠT TUỆ GIÁC TOÀN HẢO CHỨNG ĐẠO

#5.
ལུང་རིག་ཐོས་པས་མི་ཤེས་སྒྲིབ་ལས་གྲོལ། །
Nghe giáo và lý, thoát chướng vô tri; [văn tuệ]
མན་ངག་བསམ་པས་ཐེ་ཚོམ་མུན་ནག་བཅོམ། །
Nghe rồi tư duy, phá đêm nghi hoặc; [tư tuệ]
སྒོམ་བྱུང་འོད་ཀྱིས་གནས་ལུགས་ཇི་བཞིན་གསལ། །
Ánh sáng tu tập soi tỏ tánh như : [tu tuệ]
ཤེས་རབ་གསུམ་གྱི་སྣང་བ་རྒྱས་པར་ཤོག
Nguyện tam tuệ quang đều luôn tăng trưởng.

§II.B.3. NGUYỆN ĐƯỜNG TU KHÔNG LẦM LẠC

#6.
རྟག་ཆད་མཐའ་བྲལ་བདེན་གཉིས་གཞི་ཡི་དོན། །
Nhị đế là nền, siêu việt thường, đoạn;
སྒྲོ་སྐུར་མཐའ་བྲལ་ཚོགས་གཉིས་ལམ་མཆོག་གིས། །
Nhị lương là đạo, siêu việt lấy, bỏ;
སྲིད་ཞིའི་མཐའ་བྲལ་དོན་གཉིས་འབྲས་ཐོབ་པའི། །
Nhị lợi là quả, siêu việt tất cả luân hồi, niết bàn:
གོལ་འཆུག་མེད་པའི་ཆོས་དང་འཕྲད་པར་ཤོག
Nguyện con gặp được Pháp không lầm lạc.

§II.B.4. NGUYỆN PHÁP TU KHÔNG LẦM LẠC
§II.B.4.a. NGUYỆN PHÁP TU KHÔNG LẦM LẠC: LỜI NGUYỆN TỔNG QUÁT

#7.
སྦྱང་གཞི་སེམས་ཉིད་གསལ་སྟོང་ཟུང་འཇུག་ལ། །
Nền tảng cần tịnh chính là tự tâm, sáng-không hợp nhất;
སྦྱོང་བྱེད་ཕྱག་ཆེན་རྡོ་རྗེའི་རྣལ་འབྱོར་ཆོས།
Điều khiến cho tịnh là đại thủ ấn du già kim cang;
སྦྱང་བྱ་གློ་བུར་འཁྲུལ་པའི་དྲི་མ་རྣམས། །
Làm cho tịnh đi hết thảy cấu nhiễm vọng tâm sinh diệt,
སྦྱང་འབྲས་དྲི་བྲལ་ཆོས་སྐུ་མངོན་གྱུར་ཤོག
Nguyện nhờ như vậy hiển lộ quả tịnh: ly cấu pháp thân.

§II.B.4.b. NGUYỆN CHO PHÁP TU KHÔNG LẦM LẠC : LỜI NGUYỆN RIÊNG CHO KIẾN, TU, HẠNH (NGẮN)

#8.
གཞི་ལ་སྒྲོ་འདོགས་ཆོད་པ་ལྟ་བའི་གདེངས། །
Diệt vọng về thể là tự tại kiến;
དེ་ལ་མ་ཡིངས་སྐྱོང་བ་སྒོམ་པའི་གནད། །
Giữ kiến không quên là lõi pháp tu;
སྒོམ་དོན་ཀུན་ལ་རྩལ་སྦྱོང་སྤྱོད་པའི་མཆོག།
Tu gì làm nấy là thù thắng hạnh:
ལྟ་སྒོམ་སྤྱོད་པའི་གདེང་དང་ལྡན་པར་ཤོག
Nguyện kiến-tu-hạnh tự tại an nhiên.

§II.B.4.b.i. KIẾN
§II.B.4.b.i.a. NGUYỆN KIẾN ĐẠI THỦ ẤN (NGẮN)

#9.
ཆོས་རྣམས་ཐམས་ཅད་སེམས་ཀྱི་རྣམ་འཕྲུལ་ཏེ། །
Vạn pháp đều từ nơi tâm hiện ra.
སེམས་ནི་སེམས་མེད་སེམས་ཀྱི་ངོ་བོས་སྟོང་། །
Tâm vốn không tâm, thật tánh vốn không.
སྟོང་ཞིང་མ་འགག་ཅིར་ཡང་སྣང་པ་སྟེ། །
Không nên không diệt, hiện đủ sắc tướng.
ལེགས་པར་རྟགས་ན་གཞི་རྩ་ཆོད་པར་ཤོག
Nguyện khéo quán chiếu, đoạn hết mê lầm về thể của tâm.

§II.B.4.b.i.b GIẢNG RỘNG VỀ KIẾN
§II.B.4.b.i.b.1 NGUYỆN CHỨNG VẠN PHÁP LÀ TÂM

#10.
ཡོད་མ་མྱོང་བའི་རང་སྣང་ཡུལ་དུ་འཁྲུལ། །
Tự tướng vốn không, lại lầm là cảnh;
མ་རིག་དབང་གིས་རང་རིག་བདག་ཏུ་འཁྲུལ། །
Vô minh xui khiến, nhìn vào minh giác lại thấy là tôi;
གཉིས་འཛིན་དབང་གིས་སྲིད་པའི་ཀློང་དུ་འཁྱམས། །
Chấp nhị chi phối, trôi lăn luân hồi:
མ་རིག་འཁྲུལ་པའི་རྩད་དར་ཆོད་པར་ཤོག
Nguyện đoạn vô minh, gốc của mê vọng.

§II.B.4.b.i.b.2 NGUYỆN SIÊU VIỆT THƯỜNG ĐOẠN

#11.
ཡོད་པ་མ་ཡིན་རྒྱལ་བས་ཀྱང་མ་གཟིགས། །
Chẳng phải là có, vì chính Phật cũng chưa từng thấy qua;
མེད་པ་མ་ཡིན་འཁོར་འདས་ཀུན་གྱི་གཞི། །
Chẳng phải là không, vì là nền tảng sinh tử, niết bàn;
འགལ་དུ་མ་ཡིན་ཟུང་འཇུག་དབུ་མའི་ལམ། །
Chẳng phải mâu thuẫn, hợp nhất trung đạo:
མཐའ་བྲལ་སེམས་ཀྱི་ཆོས་ཉིད་རྟོགས་པར་ཤོག
Nguyện chứng được tâm siêu việt cực đoan.

§II.B.4.b.i.b.3 NGUYỆN SIÊU VIỆT CÓ-KHÔNG

#12.
འདི་ཡིན་ཞེས་པ་གང་གིས་མཚོན་པ་མེད། །
Lấy gì khẳng định rằng “chính là nó;”
འདི་མིན་ཞེས་བྱ་གང་གིས་བཀག་པ་མེད། །
Lấy gì phủ định rằng “không phải nó;”
བློ་ལས་འདས་པའི་ཆོས་ཉིད་འདུས་མ་བྱས། །
Chân tánh vạn pháp, siêu việt khái niệm, không phải hữu vi:
ཡང་དག་དོན་གྱི་མཐའ་ནི་ངེས་པར་ཤོག
Nguyện biết xác quyết thắng nghĩa cứu cánh.

§II.B.4.b.i.b.4 NGUYỆN CHỨNG TÁNH KHÔNG DUYÊN KHỞI BẤT NHỊ

#13.
འདི་ཉིད་མ་རྟོགས་འཁོར་བའི་རྒྱ་མཚོར་འཁོར། །
Vì chưa chứng nên trầm luân biển khổ,
འདི་ཉིད་རྟོགས་ན་སངས་རྒྱས་གཞན་ན་མེད། །
Nếu đã chứng rồi, Phật chẳng đâu khác.
ཐམས་ཅད་འདི་ཡིན་འདི་མིན་གང་ཡང་མེད། །
Vạn pháp không gì là “thị” hay “phi,”
ཆོས་ཉིད་ཀུན་གཞིའི་མཚང་ནི་རིག་པར་ཤོག
Nguyện con chứng được pháp tánh kín mật, bản thể vạn pháp.

§II.B.4.b.i.b.5 NGUYỆN ĐOẠN TRỪ NGHI HOẶC VỀ BẢN THỂ

#14.
སྣང་ཡང་སེམས་ལ་སྟོང་ཡང་སེམས་ཡིན་ཏེ། །
Cảnh hiện là tâm; không cũng là tâm;
རྟོགས་ཀྱང་སེམས་ལ་འཁྲུལ་ཡང་རང་གི་སེམས། །
Chứng ngộ là tâm; mê cũng là tâm;
སྐྱེས་ཀྱང་སེམས་ལ་འགགས་ཀྱང་སེམས་ཡིན་པས། །
Sinh cũng là tâm; diệt cũng là tâm:
སྒྲོ་འདོགས་ཐམས་ཅད་སེམས་ལ་ཆོད་པར་ཤོག
Mê lầm về tâm, nguyện đoạn trừ cả.

§II.B.4.b.ii. TU
§II.B.4.b.ii.a. LỜI NGUYỆN TỔNG QUÁT CHO PHÁP THIỀN ĐẠI THỦ ẤN

#15.
བློས་བྱས་རྩོལ་བའི་སྒོམ་གྱིས་མ་སླད་ཅིང་། །
Không nhiễm vì niệm thao tác pháp thiền;
ཐ་མལ་འདུ་འཛིའི་རླུང་གིས་མ་བསྐྱོད་པར། །
Không loạn vì khí động việc thế gian;
མ་བཅོས་གཉུག་མ་རང་བབ་འཇོག་ཤེས་པའི། །
Biết tự an trú trong tánh tự nhiên không cần dụng công
སེམས་དོན་ཉམས་ལེན་མཁས་ཤིང་སྐྱོང་བར་ཤོག
Nguyện nghĩa của tâm, khéo tu và giữ.

§II.B.4.b.ii.b. LỜI NGUYỆN CHI TIẾT CHO PHÁP THIỀN ĐẠI THỦ ẤN
§II.B.4.b.ii.b.1 NGUYỆN ĐẠT TỊNH CHỈ

#16.
ཕྲ་རག་རྟོགས་པའི་རྦ་རླབས་རང་སར་ཞི། །
Cho bao sóng niệm thô tế tự lặn;
གཡོ་མེད་སེམས་ཀྱི་ཆུ་བོ་ངང་གིས་གནས། །
Cho dòng sông tâm yên lắng tự nhiên;
བྱིང་རྨུགས་རྙོག་པའི་དྲི་མ་དང་བྲལ་བའི། །
Thoát li cấu nhiễm hôn trầm trạo cử:
ཞི་གནས་རྒྱ་མཚོ་མི་གཡོ་བརྟན་པར་ཤོག
Nguyện biển tịnh chỉ bất động vững vàng.

§II.B.4.b.ii.b.2 NGUYỆN ĐẠT TUỆ QUÁN

#17.
བལྟར་མེད་སེམས་ལ་ཡང་ཡང་བལྟས་པའི་ཚེ། །
Nhìn đi nhìn lại tâm không thể thấy
མཐོང་མེད་དོན་ནི་ཇི་བཞིན་ལྷག་གེར་མཐོང་། །
Điều không thể thấy hiển hiện rõ ràng đúng như sự thật;
ཡིན་མིན་དོན་ལ་ཐེ་ཚོམ་ཆོད་མ་ཉིད། །
Nghi hoặc có-không, đoạn lìa hết thảy:
འཁྲུལ་མེད་རང་ངོ་རང་གིས་ཤེས་པར་ཤོག
Nguyện thoát mê vọng, chứng diện mục mình

§II.B.4.b.ii.b.3 NGUYỆN NHÌN RA CHÂN TÁNH

#18.
ཡུལ་ལ་བལྟས་པས་ཡུལ་མེད་སེམས་སུ་མཐོང་། །
Nhìn vào nơi cảnh, thấy tâm không cảnh
སེམས་ལ་བལྟས་པས་སེམས་མེད་ངོ་བོས་སྟོང་། །
Nhìn vào nơi tâm, thấy tánh không tâm
གཉིས་ལ་བལྟས་པས་གཉིས་འཛིན་རང་སར་གྲོལ། །
Nhìn vào cả hai, nhị chấp tự thoát:
འོད་གསལ་སེམས་ཀྱི་གནས་ལུགས་རྟོགས་པར་ཤོག
Chứng tánh tự nhiên bản giác diệu minh.

§II.B.4.b.ii.b.4 NGUYỆN ĐẮC NGHĨA VIÊN THÔNG

#19.
ཡིད་བྱེད་བྲལ་བ་འདི་ནི་ཕྱག་རྒྱ་ཆེ། །
Thoát ly động niệm là đại thủ ấn;
མཐའ་དང་བྲལ་བ་དབུ་མ་ཆེན་པོ་ཡིན། །
Lìa mọi cực đoan là đại trung đạo;
འདི་ནི་ཀུན་འདུས་རྫོགས་ཆེན་ཞེས་ཀྱང་བྱ། །
Đủ cả, nên gọi là đại viên mãn:
གཅིག་ཤེས་ཀུན་དོན་རྟོགས་པའི་གདེང་ཐོབ་ཤོག
Nguyện con đoan chắc: một trí chứng đắc, vạn nghĩa tỏ tường.

§II.B.4.b.ii.b.5 NGUYỆN VÀO CẢNH GIỚI THIỀN TOÀN HẢO

#20.
ཞེན་པ་མེད་པའི་བདེ་ཆེན་རྒྱུན་ཆད་མེད། །
Đại lạc vô trước một dòng không dứt;
མཚན་འཛིན་མེད་པའི་འོད་གསལ་སྒྲིབ་གཡོགས་བྲལ། །
Diệu minh vô chấp lìa mọi chướng che;
བློ་ལས་འདས་པའི་མི་རྟོག་ལྷུན་གྱིས་གྲུབ། །
Siêu việt niệm tưởng, vô niệm tự thành:
རྩོལ་མེད་ཉམས་མྱོང་རྒྱུན་ཆད་མེད་པར་ཤོག
Cảnh vô dụng công, nguyện không gián đoạn.

§II.B.4.b.ii.b.6 NGUYỆN THẬT CHỨNG

#21.
བཟང་ཞེན་ཉམས་ཀྱི་འཛིན་པ་//རང་སར་གྲོལ། །
Tâm chấp cảnh thiện giải thoát tự nhiên;
ངན་རྟོག་འཁྲུལ་པ་// རང་བཞིན་དབྱིངས་སུ་དག
Nghịch tâm vọng cảnh, tan vào tự tánh;
ཐ་མལ་ཤེས་པ་སྤང་བླང་བྲལ་ཐོབ་མེད། །
Tâm vốn bình thường, chẳng hề lấy bỏ, không có chứng đắc:
སྤྲོས་བྲལ་ཆོས་ཉིད་བདེན་པ་རྟོགས་པར་ཤོག
Nguyện chứng sự thật chân tánh vạn pháp lìa mọi hý luận.

§II.B.4.b.iii. HẠNH
§II.B.4.b.iii.a. NGUYỆN KHỞI ĐẠI BI

#22.
འགྲོ་བའི་རང་བཞིན་རྟག་ཏུ་སངས་རྒྱས་ཀྱང་། །
Chúng sinh tự tánh luôn là Phật tánh,
མ་རྟོགས་དབང་གིས་མཐའ་མེད་འཁོར་བར་འཁྱམས། །
Bởi vì không biết mà phải trầm luân sinh tử vô biên,
སྡུག་བསྔལ་མུ་མཐའ་མེད་པའི་སེམས་ཅན་ལ། །
Khổ đau bức bách, cùng cực triền miên:
བཟོད་མེད་སྙིང་རྗེ་རྒྱུད་ལ་སྐྱེ་བར་ཤོག
Nguyện tâm đại-bi-khôn-kham dũng phát.

§II.B.4.b.iii.b. NGUYỆN BI TRÍ BẤT NHỊ

#23.
བཟོད་མེད་སྙིང་རྗེའི་རྩལ་ཡང་མ་འགགས་པ་པའི། །
Đại-bi-khôn-kham, thị hiện bất tận,
བརྩེ་དུས་ངོ་བོ་སྟོང་དོན་རྗེན་པར་ཤར།
Từ lòng thương này trần trụi phơi bày ý nghĩa tánh không.
ཟུང་འཇུག་གོལ་ས་བྲལ་བའི་ལམ་མཆོག་འདི། །
Thắng đạo hợp nhất, thoát lối mê lầm:
འབྲལ་མེད་ཉིན་མཚན་ཀུན་ཏུ་བསྒོམ་པར་ཤོག
Ngày cũng như đêm nguyện luôn tu tập.

§II.B.5. NGUYỆN VIÊN THÀNH ĐẠO QUẢ

#24.
སྒོམ་སྟོབས་ལས་བྱུང་སྤྱན་དང་མངོན་ཤེས་དང་། །
Nhờ đắc thiền nên sinh nhãn, thần thông;
སེམས་ཅན་སྨིན་བྱས་སངས་རྒྱས་ཞིང་རབ་སྦྱངས། །
Thành thục chúng sinh; thanh tịnh cõi Phật;
སངས་རྒྱས་ཆོས་རྣམས་འགྲུབ་པའི་སྨོན་ལམ་རྫོགས། །
Viên thành đại nguyện làm việc Phật làm,
རྫོགས་མིན་སྦྱངས་གསུམ་མཐར་ཕྱིན་སངས་རྒྱས་ཤོག
Rốt ráo cả ba—viên, tịnh, và thục—nguyện thành Phật quả.

#25.
ཕྱོགས་བཅུའི་རྒྱལ་བ་སྲས་བཅས་ཐུགས་རྗེ་དང་། །
Nương lực từ bi của Phật bồ tát ở khắp mười phương;
རྣམས་དཀར་དགེ་བ་ཇི་སྙེད་ཡོད་པའི་མཐུས།
Và nương năng lực thiện nghiệp công đức
དེ་ལྟར་བདག་དང་སེམས་ཅན་ཐམས་ཅད་ཀྱི། །
Nguyện con cùng với hết thảy chúng sinh
སྨོན་ལམ་རྣམ་དག་ཇི་བཞིན་འགྲུབ་གྱུར་ཅིག
Có bao nguyện lành đều thành sự thật.

ངེས་དོན་ཕྱག་རྒྱ་ཆེན་པོའི་སྨོན་ལམ་ཞེས་བྱ་བ་རྗེ་རང་བྱུང་རྡོ་རྗེས་མཛད་པའོ། །
Đại Thủ Ấn Liễu Nghĩa Nguyện Tụng, do Pháp Vương Karmapa Rangjung Dorje trước tác.