Aśvaghoṣa: 50 HẠNH KÍNH THẦY
Tác giả: Cao tăng xứ Ấn Mã Minh – Aśvaghoṣa (Bha-bi-lha - Bhavideva), Việt ngữ: Hồng Như Thupten Munsel , bản dịch 2021, nhuận văn 28/93/2023 Tựa đề tiếng Phạn: Guru Pañcasika Tựa đề tiếng Tạng: bla ma lnga bchu pa Tựa đề tiếng Việt: Năm Mươi Hạnh Kính Thầy Xem bản tạng ngữ ở dưới đây
Đảnh lễ đức Thế Tôn Kim Cang Tát Đỏa
#1. Đạo sư là nhân / cho đạt quả Phật / Kim Cang Tát Đỏa
Dưới gót chân sen / con xin đúng cách / đảnh lễ đê đầu
Pháp kính Thầy này / được dạy trong nhiều / mật điển vô cấu
Nay xin tóm lược, / xin hãy hết lòng / tôn kính lắng nghe.
#2. Ở chỗ bậc Thầy / Kim Cang truyền Pháp
Quán đảnh tối thượng / có chư Như lai
Trong ba thời gian / ở các quốc độ
khắp cả mười phương / cùng về đảnh lễ.
#3. Một ngày ba lần, / tín tâm tột bậc,
Dâng mạn đà la, / dâng hoa, chắp tay,
Tôn kính, phụng sự / đạo sư truyền pháp,
Mang đỉnh đầu lạy / ngang chân của Thầy.
#4. Với Thầy tại gia / hay nhỏ tuổi đạo
Thì để tránh lời / dị nghị thế gian
Hãy lạy thánh vật / đặt ở phía trước.
Còn Thầy thì hãy / lạy ở trong tâm / để giữ luật nghi.
#5. Đứng lên đón Thầy, / thỉnh Thầy an tọa,
Làm theo lời Thầy, / phụng sự như thế,
Đệ tử xuất gia / cũng phải làm đủ,
Chỉ tránh lễ lạy, / hay làm những việc / trái với lẽ thường.
#6. Đối với đạo sư / cũng như đệ tử
Muốn cho mật thệ / không bị suy thoái
Thì lúc ban đầu / phải nên thận trọng,
Sư phụ đệ tử / phải xét lẫn nhau.
#7. Đệ tử có trí / thì thứ đạo sư
Thiếu lòng từ bi / lại nhiều sân hận,
Kiêu căng, chấp trước, / không giữ giới luật,
Khoe khoang khoát lác, / chớ nhận làm Thầy.
#8. Bậc Thầy vững vàng, / tự chế, có trí,
Kham nhẫn, ngay thẳng, / không hề có sự / giả dối hư ngụy,
Biết rõ cách dùng / mật pháp, mật chú,
Có tâm từ bi, / thông làu khế kinh,
#9. Mười tánh mật pháp / biết rõ tường tận,
Khéo rành phương pháp / vẽ mạn đà la,
Biết rõ cách giảng / pháp tu mật chú,
Tín tâm tột bậc, / làm chủ giác quan,
#10. Bậc Thầy như vậy / phát nguyện nhận rồi
Sau lại sinh tâm / khinh rẻ đạo sư,
Đó chính là khinh / hết thảy chư Phật
Nên phải rơi vào / cảnh khổ triền miên.
#11. Nếu như mắng chửi / vị sư phụ ấy
Sẽ vướng truyền nhiễm, / hay bệnh tà ám.
Chí ngu như vậy / nên phải chết vì
Quỷ ác, tật dịch, / hay vì ngộ độc.
#12. Chết vì quỷ vua / vì lửa, rắn độc,
Vì nước, đà-kỳ, / hay vì trộm cướp
Chết vì quỷ ác, / hay quỷ tà dẫn
Chết rồi sẽ đọa / địa ngục triền miên.
#13. Nên Thầy của mình / thì đừng bao giờ
Khuấy động tâm Thầy / khiến Thầy phiền não.
Nếu vì ngu muội / mà làm như vậy
Nhất định địa ngục / sẽ bị luộc sôi.
#14. Giáo pháp chân chính / dạy rằng các cõi
Địa ngục đáng sợ / như là vô gián,
Hết thảy những ai / phỉ báng đạo sư
Sẽ phải đi vào / những nơi như vậy.
#15. Cho nên đối với / đạo sư Kim cang
Đại trí, đức hạnh, / kín đáo không lộ,
Với Thầy như vậy / thì phải dốc sức
Đừng bao giờ nên / phỉ báng đạo sư.
#16. [Nếu lỡ bất kính] / thì với đạo sư
Hãy nên cung kính / tùy thuận cúng dường
Được vậy thì mọi / tật dịch tai ương
Nhờ đó mà rồi / sẽ không ập đến
#17. Luôn nương đạo sư / mật thệ của mình
Cho hết tất cả / điều không thể cho:
Vợ, con, tánh mạng, / cúng dường được hết,
Huống chi là chút / tài sản phù du.
#18. Nhờ vậy cho dù / quả Phật khó tu,
Vô số vạn kiếp / cũng khó tìm cầu,
Thế nhưng nhờ sự / nỗ lực này đây
Mà có được ngay / trong kiếp hiện tiền.
#19. Hãy luôn giữ lấy / mật thệ của mình,
Thường xuyên cúng dường / các đấng Như Lai;
Cũng thường hiến cúng / chư vị đạo sư,
Vì Thầy ngang bằng / với khắp chư Phật.
#20. Ai người mong cầu / chân tánh bất tận
Thì hễ trong tâm / ưa thích điều gì,
Dù là vặt vãnh / hay là thượng phẩm,
Hết thảy đều mang / hiến cúng đạo sư.
#21. Hiến cúng như vậy / cũng giống như là,
Liên tục hiến cúng / mười phương Phật đà.
Hiến cúng chính là / tích lũy công đức,
Nhờ công đức mà / thành tựu tối cao.
#22. Nên đệ tử nào / có được đức tánh
Từ bi, rộng lượng, / giới hạnh, kham nhẫn,
Thì đừng bao giờ / nhìn vào sư phụ
Mà thấy khác với / Phật Kim Cang Trì.
#23. Vì sợ việc ác / sánh tày hủy tháp,
Mà bóng đạo sư / còn không dẫm đạp,
Huống chi giày dép, / tọa cụ, yên cương,
Không thể bước lên, / có cần phải nói.
#24. Kẻ đại trí thì / tâm luôn hoan hỉ,
Hăng hái làm theo / lời dạy của Thầy.
Nếu như tự lượng / mình không làm được,
Lý do không được / hãy khéo trình Thầy.
#25. Từ nơi đạo sư / đạt mọi thành tựu,
Sinh vào thiện đạo / được sự vui lành.
Vì vậy phải nên / tận tâm dốc sức,
Không để phá phạm / lời dạy của Thầy.
#26. Vật dụng của Thầy, xem như mạng sống.
Thân quyến cũng xem / như chính đạo sư.
Tùy thuộc quanh Thầy / như người thân thích,
Tâm luôn chuyên nhất / với ý nghĩ này.
#27. [Khi đạo sư đứng, / hay ngồi dưới đất] / không ngồi tọa cụ,
/ [khi đạo sư đi] không đi trước Thầy.
[Trước mặt đạo sư / ] không dùng khăn quấn / thành búi trùm đầu.
[Nếu ngồi chung chỗ / thì Thầy chưa ngồi] không chạm tọa cụ,
Cũng không chống nạnh, hay là khoanh tay.
#28. Nếu như đạo sư / hãy còn đang đứng,
Đệ tử không nằm, / và cũng không ngồi.
Việc của đạo sư / phải luôn sẵn sàng,
Nhanh nhẹn đứng lên / khéo làm xong việc.
#29. Không được nhổ bọt / [khạt ho, xì mũi].
Ngồi ở chỗ ngồi, / không được duỗi chân.
Không đi tới lui / như muốn tranh cãi,
Trong tầm mắt Thầy / không làm như vậy.
#30. Không xoa chân tay / không múa, không hát,
Và không tấu nhạc [ngoại trừ nhạc lễ].
Không nói tào lao / nhiều chuyện ồn ào,
Trong tầm tai Thầy / không làm như vậy.
#31. [Nếu như Thầy vào / ] đệ tử đứng dậy / kính cẩn cúi chào.
[Nếu như Thầy ngồi /] đệ tử hãy ngồi / với lòng tôn kính.
Trong đêm, trên sông, / trên đường hiểm trở,
Nếu được cho phép / phải đi trước Thầy.
#32. Khi đang ở trong / tầm mắt của Thầy,
Hãy giữ ý tứ / không ngồi vặn vẹo,
Không dựa cột nhà, / hay thứ gì khác,
Không bẻ đốt tay.
#33. Khi [giúp sư phụ] / tắm hay rửa chân,
Lau khô, xoa bóp, / các việc đại loại,
Trước hãy lạy Thầy, / làm xong cũng vậy,
Rồi mới tùy ý / [tự lo cho mình].
#34. Khi gọi tên Thầy
Thì phải gọi kèm / danh hiệu tôn kính.
Để gợi tôn nghiêm / nơi tâm người khác,
Có thể dùng nhiều / danh hiệu siêu việt.
#35. Thỉnh ý đạo sư / thì hãy cung kính,
Chắp tay chăm chú / lắng nghe lời Thầy.
Nghe xong rồi phải / thưa với Thầy rằng:
Con sẽ làm đúng / như lời Thầy dạy.
#36. Khi cười, ngáp, ho, / [khạc nhổ, tằn hắng],
Thì phải dùng tay / để mà che miệng.
Việc Thầy giao phó / làm xong thì hãy
Dùng lời nhỏ nhẹ / mà thưa với Thầy.
#37. Khi đến nghe pháp, / hãy ngồi khiêm cung,
Y áo chỉnh tề / giữ gìn chừng mực.
Muốn thỉnh pháp nào / thì quì gối phải,
Hai tay chắp lại / thỉnh pháp ba lần.
#38. Mỗi khi làm việc / phụng sự đạo sư,
Đừng bao giờ làm / với tâm kiêu mạn.
Phải giống như là / cô dâu mới cưới,
Giữ gìn ý tứ / e ngại thẹn thùng.
#39. Hết thảy mọi việc / kiêu ngạo điệu đàng,
Trước mặt sư phụ / bỏ hết không làm.
Khoe khoang với người / cũng là như vậy,
Hãy tự xét mình / để bỏ hết đi.
#40. Pháp lễ chú nguyện / quán đảnh, thí lửa,
Hay là thuyết pháp / cho chúng đệ tử,
Nơi nào có Thầy, / những việc này đây,
Nếu chưa được phép, / đệ tử không làm.
#41. Chủ trì pháp lễ / như pháp khai nhãn,
Được cúng bao nhiêu, / dâng hết cho Thầy.
Thầy giữ một ít [để mà chứng giám]
Phần còn dư lại / xử dụng tùy nghi.
#42. Trước mặt đạo sư / không làm sư phụ,
Không để đệ tử / xem mình là Thầy.
Đệ tử phụng sự / cung nghinh, lễ lạy,
Những việc như vậy / cản đừng cho làm.
#43. Khi dâng cúng phẩm / cho đấng đạo sư,
Hay là khi nhận / những gì Thầy cho,
Phải giữ ý tứ / cung kính cúi đầu,
Nhận bằng hai tay.
#44. Luôn giữ chánh niệm / không bao giờ quên,
Trong mọi việc làm / đều luôn cố gắng.
Nếu bạn đồng tu / phá phạm giới hạnh,
Vui vẻ giúp nhau / hối cải hồi đầu.
#45. Nếu vì thân bệnh / không thể lạy Thầy,
Buộc lòng phải làm / những việc không nên,
Dù chưa được phép / vẫn không vướng lỗi,
Nhờ tâm thuần lành.
#46. Ở đây cần chi / phải nói nhiều lời:
Hãy làm những gì / khiến cho Thầy vui;
Bỏ hết những gì / khiến Thầy trái ý,
Việc này việc kia, / gắng sức mà làm.
#47. Thành tựu đến nhờ / tùy thuận đạo sư,
Phật Kim Cang Trì / đã nói như vậy.
Biết thế, hãy nên / vận dụng tất cả,
Làm cho đạo sư / hết sức hài lòng.
#48. Đệ tử giữ gìn / tâm nguyện sáng trong,
Quay về quy y / ở nơi Tam bảo,
Bước vào pháp tu / tùy thuận đạo sư,
Phải được tặng cho / bài tụng niệm này.
#49 Rồi nhờ đó mà / được thọ mật pháp,
Trở thành bảo bình / hứng nguồn diệu pháp.
Đối với mười bốn / trọng giới kim cang,
Phải nên đọc tụng / [nghiêm mật] giữ gìn.
#50 Vậy là pháp tu / tùy thuận đạo sư
Tôi đã nói đủ, / hữu ích, không sai,
Nhờ đó có được bao nhiêu công đức
Nguyện cho chúng sinh / quả Phật chóng thành.
#Đến đây kết thúc bài pháp Đạo Sư Năm Mươi [Thi Tụng], do Thầy Bha-bi-lha (Bhavideva, tên khác của Ngài Mã Minh) soạn tác.
_____________________________________________
Bản Tạng Ngữ
བཤེས་གཉེན་བསྟེན་ཚུལ་བླ་མ་ལྔ་བཅུ་པ་བཞུགས།
རྒྱ་གར་སྐད་དུ། གུ་རུ་པཉྩ་ཤི་ཀ་
བོད་སྐད་དུ། བླ་མ་ལྔ་བཅུ་པ།
བཅོམ་ལྡན་འདས་རྡོ་རྗེ་སེམས་དཔའ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །
དཔལ་ལྡན་རྡོ་རྗེ་སེམས་དཔའི་གནས་ཐོབ་རྒྱུར་གྱུར་པའི། །བླ་མའི་ཞབས་ཀྱི་པདྨོར་ཇི་བཞིན་བཏུད་བྱས་ཏེ། །དེ་བསྟེན་པ་ནི་དྲི་མེད་རྒྱུད་མང་ལས་གསུངས་པ། ། མདོར་བསྡུས་བཤད་པ་འདི་ནི་གུས་པས་མཉན་པར་གྱིས། །དབང་བསྐུར་མཆོག་ཐོབ་རྡོ་རྗེ་ཡི། །སློབ་དཔོན་ལ་ནི་དེ་བཞིན་གཤེགས། །ཕྱོགས་བཅུའི་འཇིག་རྟེན་ཁམས་བཞུགས་པས། །དུས་གསུམ་དུ་ནི་མངོན་ཕྱག་འཚལ། །མཆོག་ཏུ་དད་པས་དུས་གསུམ་དུ། །དཀྱིལ་འཁོར་མེ་ཏོག་བཅས་ཐལ་མོས། །སྟོན་པ་བླ་མ་བསྙེན་བཀུར་ཞིང་། །ཞབས་ལ་སྤྱི་བོས་ཕྱག་བྱའོ། །ཁྱིམ་པ་ལ་ནི་གསར་བུ་ལ། །འཇིག་རྟེན་དམོད་པ་སྤོང་བའི་ཕྱིར། །དམ་ཆོས་ལ་སོགས་མདུན་བདར་ཏེ། །བརྟུལ་ཞུགས་འཛིན་པའི་བློས་ཕྱག་བྱ། །གདན་བསྟབ་པ་དང་ལྡང་བ་དང་། །དོན་གྱི་བྱ་བ་སོགས་བསྙེན་བཀུར། །བརྟུལ་ཞུགས་ཅན་གྱིས་ཀུན་བྱ་སྟེ། །ཕྱག་དང་དམ་པ་མིན་ལས་སྤང་། །བླ་མ་དང་ནི་སློབ་མ་དག །མཚུངས་པར་དམ་ཚིག་ཉམས་འགྱུར་བས། །དཔའ་བོས་དང་པོར་སློབ་དཔོན་དང་། །སློབ་མའི་འབྲེལ་བ་བརྟག་པར་བྱ། །བློ་ལྡན་སློབ་མས་བླ་མར་ནི། །སྙིང་རྗེ་མེད་ཅིང་ཁྲོ་ལ་གདུག །ཁེངས་ཤིང་ཆགས་ལ་མ་བསྡམས་དང་། །སྤྱོམས་དང་བཅས་པར་མི་བྱའོ། །བརྟན་ཞིང་དུལ་ལ་བློ་གྲོས་ལྡན། །བཟོད་ལྡན་དྲང་ལ་གཡོ་སྒྱུ་མེད། །སྔགས་དང་རྒྱུད་ཀྱི་སྦྱོར་བ་ཤེས། །སྙིང་བརྩེར་ལྡན་ཞིང་བསྟན་བཅོས་མཁས། །དེ་ཉིད་བཅུ་ནི་ཡོངས་སུ་ཤེས། །དཀྱིལ་འཁོར་བྲི་བའི་ལས་ལ་མཁས། །སྔགས་བཤད་པ་ཡི་སྤྱོད་པ་ཤེས། །རབ་ཏུ་དང་ཞིང་དང་ཞིང་དབང་བོ་དུལ། །དེ་འདྲའི་མགོན་ལ་བསམས་བྱས་ནས། །སློབ་མར་གྱུར་ནས་བརྙས་ན་ནི། །སངས་རྒྱས་ཐམས་ཅད་བརྙས་པས་ན། །དེས་ནི་རྟག་ཏུ་སྡུག་བསྔལ་འཐོབ། །སློབ་དཔོན་ལ་ནི་སྨོད་པ་དེ། །ཡམས་དང་འཚེ་བའི་ནད་རྣམས་དང་། །གདོན་དང་རིམས་དང་དུག་རྣམས་ཀྱིས། །རྨོངས་ཆེན་དེ་ནི་འཆི་བར་འགྱུར། །རྒྱལ་པོ་མེ་དང་སྦྲུལ་གདུག་དང་། །ཆུ་དང་མཁའ་འགྲོ་རྐུན་པོ་དང་། །གདོན་དང་ལོག་འདྲེན་རྣམས་ཀྱིས་ཀྱང་། །བསད་ནས་སེམས་ཅན་དམྱལ་བར་འགྲོ། །ནམ་ཡང་སློབ་དཔོན་དག་གི་ནི། །ཀུན་ཏུ་སེམས་དཀྲུགས་མི་བྱ་སྟེ། །གལ་ཏེ་རྨོངས་པས་བྱས་གྱུར་ན། །དམྱལ་བར་ངེས་པར་འཚོད་པར་འགྱུར། །མནར་མེད་ལ་སོགས་འཇིགས་རུང་བའི། །དམྱལ་བ་བསྟན་པ་གང་ཡིན་པ། །སློབ་དཔོན་ལ་ནི་སྨོད་པ་རྣམས། །དེར་ནི་གནས་པར་ཡང་དག་བཤད། །དེ་བས་འབད་པ་ ཐམས་ཅད་ཀྱིས། །རྡོ་རྗེ་སློབ་དཔོན་བློ་གྲོས་ཆེ། །དགེ་བ་རབ་ཏུ་མི་སྤྱོམས་པ། །ནམ་ཡང་སྨད་པར་མི་བྱའོ། །བླ་མ་ལ་ནི་གུས་བཅས་ཡོན། །རྗེས་མཐུན་ཁྱོད་ཀྱིས་སྦྱིན་པར་བྱ། །དེས་ནི་རིམས་སོགས་གནོད་པ་རྣམས། །ཕྱིར་ཞིང་འབྱུང་བར་མི་འགྱུར་རོ། །རང་གི་དམ་ཚིག་སློབ་དཔོན་ནི། །སྦྱིན་མིན་བུ་དང་ཆུང་མ་དང་། །རང་སྲོག་གིས་རྟག་བསྟེན་བྱ་ན། །ལོངས་སྤྱོད་གཡོ་བས་སྨོས་ཅི་དགོས། །གང་ཕྱིར་བསྐལ་པ་བྱེ་བ་ནི། །གྲངས་མེད་པར་ཡང་རྙེད་ དཀའ་བའི། །སངས་རྒྱས་ཉིད་ཀྱང་བརྩོན་ལྡན་ལ། །ཚེ་འདི་ཉིད་ལ་སྟེར་བར་བྱེད། །རྟག་ཏུ་རང་གི་དམ་ཚིག་བསྲུང་། །རྟག་ཏུ་དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་མཆོད། །རྟག་ཏུ་བླ་མ་ལ་ཡང་དབུལ། །འདི་ནི་སངས་རྒྱས་ཀུན་དང་མཉམ། །མི་ཟད་དེ་ཉིད་འདོད་པ་ཡིས། །ཅུང་ཟད་ཡིད་འོང་གང་དང་ཡང་། །ཤིན་ཏུ་ཁྱད་པར་གྱུར་པ་ཉིད། །དེ་དང་དེ་ནི་བླ་མར་དབུལ། །དེ་བྱིན་སངས་རྒྱས་ཐམས་ཅད་ལ། །རྟག་ཏུ་བྱིན་པ་ཉིད་དུ་འགྱུར། །དེ་བཞིན་བསོད་ ནམས་ཚོགས་ཡིན་ཏེ། །ཚོགས་ལས་དངོས་གྲུབ་མཆོག་ཏུ་འགྱུར། །དེ་བས་སློབ་མ་སྙིང་རྗེ་གཏོང་། །ཚུལ་ཁྲིམས་བཟོད་པའི་ཡོན་ཏན་ལྡན། །སློབ་དཔོན་དང་ནི་རྡོ་རྗེ་འཛིན། །ཐ་དད་པར་ནི་མི་བརྟག་གོ །མཆོད་རྟེན་བཤིག་འདྲའི་སྡིག་འཇིགས་པས། །གྲིབ་མའང་འགོམ་པར་མི་བྱ་ནི། །ལྷམ་དང་སྟན་དང་བཞོན་པ་སོགས། །འགོམ་མི་བྱ་བ་སྨོས་ཅི་དགོས། །བློ་གྲོས་ཆེན་པོས་དགའ་སེམས་ཀྱིས། །བླ་མའི་བཀའ་ནི་འབད་དེ་མཉན། །རིགས་པ་ཡིས་ནི་ མི་ནུས་ན། །མི་ནུས་དེ་ལ་ཚིག་གིས་སྦྱང་། །བླ་མ་ལས་ནི་དངོས་གྲུབ་དང་། །མཐོ་རིས་དང་བདེ་བ་འཐོབ། །དེ་བས་འབད་པ་ཐམས་ཅད་ཀྱིས། །བླ་མའི་བཀའ་ལས་འདའ་མི་བྱ། །བླ་མའི་རྫས་ནི་སྲོག་ཇི་བཞིན། །དེ་ཡི་སྡུག་པའང་བླ་མ་བཞིན། །བླ་མའི་འཁོར་ནི་གཉེན་བཞིན་དུ། །མཉམ་པར་བཞག་པས་རྟག་ཏུ་བསམ། །མལ་སྟན་འདུག་དང་སྔོན་འགྲོ་དང་། །གཙུག་ཏོར་དག་དང་བཅས་པ་དང་། །སྟན་ལ་རྐང་འཇོག་རྐེད་པར་ནི། །ལག་བཞག་མཉེ་བར་མི་བྱའོ། །བླ་མ་དག་ནི་ལངས་པ་ན། །ཉལ་དང་འདུག་པར་མི་བྱའོ། །རྟག་ཏུ་དེ་ཡི་བྱ་བ་ལ། །ལྡང་མཁས་ཕུན་སུམ་ཚོགས་པར་བྱ། །མཆིལ་མ་ལ་སོགས་འདོར་བ་དང་། །སྟན་ལ་རྐང་པ་རྐྱོང་པ་དང་། །འཆག་དང་རྩོད་པར་སྨྲ་བ་དག །བླ་མའི་མདུན་དུ་མི་བྱའོ། །ཡན་ལག་མཉེ་དང་གར་དག་དང་། །གླུ་དང་རོལ་མོ་མི་བྱ་ཞིང་། །གཏམ་གྱི་སྦྱོར་བ་མང་པོ་རྣམས། །ཐོས་པའི་ཉེ་འཁོར་དུ་མི་བྱ། །བཏུད་དེ་སྟན་ལས་ལྡང་བ་དང་། །གུས་པ་ཡིས་ནི་འདུག་པར་བྱ། །མཚན་ཆུ་འཇིགས་བཅས་ལམ་དུ་ནི། །བསྒོ་བ་ཐོབ་ནས་མདུན་འགྲོ་བྱ། །སློབ་དཔོན་གྱིས་མཐོང་མདུན་དུ་ནི། །བློ་དང་ལྡན་པས་ལུས་གཅུ་དང་། །ཀ་བ་སོགས་ལ་བརྟེན་མི་བྱ། །སོར་མོའི་ཚིགས་ནི་བགྲང་མི་བྱ། །རྐང་བཀྲུ་བ་དང་ལུས་བཀྲུ་དང་། །དྲིལ་དང་མཉེ་བ་ལ་སོགས་ལ། །ཕྱག་ནི་སྔོན་དུ་འགྲོ་བས་བྱ། །དེ་བཞིན་མཐར་ཡང་ཅི་བདེར་བྱ། །དེ་ཡི་མཚན་སྨོས་བརྗོད་ན་ནི། །མིང་མཐར་ཞལ་སྔ་ལྡན་པར་བྱ། །གཞན་དག་གུས་པར་བྱ་བའི་ཕྱིར། །ཁྱད་པར་ཅན་གྱིས་ཚིག་དག་བརྗོད། །བླ་མ་ལ་ནི་བཀའ་སྩལ་ཞུ། །བཀའ་བཞིན་བགྱིད་ཅེས་བརྗོད་པར་བྱ། །ཐལ་མོ་སྦྱར་ཞིང་མ་ཡེངས་པར། །བླ་མས་བསྒོ་བ་མཉན་པར་བྱ། །དགོད་དང་ལུད་པ་ལ་སོགས་ལ། །ལག་པས་ཁ་ནི་དགབ་པར་བྱ། །བྱ་བ་ཟིན་ནས་འཇམ་པ་ཡི། །ཚིག་དག་གིས་ནི་བཟླས་པར་བྱ།མདུན་དུ་དུལ་བར་འདུག་པ་དང་། །གོས་སོགས་ཚུལ་ནི་བསྡམས་པ་དང་། །པུས་བཙུགས་ཐལ་མོ་སྦྱར་བ་ཡིས། །ཉན་སོགས་འདོད་པས་གསོལ་གསུམ་གདབ། །བསྙེན་བཀུར་སྤྱོད་པ་ཐམས་ཅད་ལ། །ཡིད་ནི་ང་རྒྱལ་མེད་པར་བྱ། །ངོ་ཚ་འཇིགས་ཤིང་བསྡམས་པ་ཡིས། །བག་མ་གསར་བའི་ཚུལ་གནས་བྱ།སྒེག་པ་ལ་སོགས་བྱ་བ་ཀུན། །སྟོན་པའི་མདུན་དུ་སྤང་བར་བྱ། །གཞན་ཡང་དེ་འདྲའི་བྱ་བ་ཀུན། །རང་གིས་བརྟགས་ལ་དོར་བར་བྱ། །རབ་གནས་དཀྱིལ་འཁོར་སྦྱིན་སྲེག་དང་། །སློབ་མ་སྡུད་དང་འཆད་པ་རྣམས། །ཡུལ་དེར་བླ་མ་གནས་པ་ནི། །རྗེས་མ་གནང་བར་མི་བྱའོ། །སྤྱན་འབྱེད་སོགས་ལ་ཅི་ཐོབ་པ། །དེ་ཀུན་བླ་མ་དག་ལ་དབུལ། །དེ་ཡིས་བསྟབས་པ་བླངས་ནས་ནི། །གཞན་དག་ལ་ནི་ཅི་བདེར་བྱ། །བླ་མའི་སློབ་མ་སློབ་མར་མིན། །སློབ་མའང་བླ་མའི་མདུན་དུ་མིན། །བསྙེན་བཀུར་དག་དང་ལྡང་བ་དང་། །ཕྱག་སོགས་བྱེད་པ་བཟློག་པར་བྱ། །སློབ་དཔོན་ལ་ནི་གང་འབུལ་དང་། །བླ་མས་ཀྱང་ནི་གང་བསྩལ་བ། །དེ་ལ་བཏུད་དེ་ལག་གཉིས་ཀྱིས། །བློ་དང་ལྡན་པས་བླང་བར་བྱ། །དྲན་པ་བརྗེད་མེད་གྱུར་པ་དང་། །རང་གི་ཀུན་སྤྱོད་ལ་བརྩོན་པས། །སྤུན་གྱིས་རང་སྤྱོད་ལས་འདས་པ། །དགའ་བས་ཕན་ཚུན་བཟློག་པར་བྱ། །ན་བས་བླ་མའི་བྱ་བ་ལ། །བཏུད་དེ་རྗེས་མ་གནང་བར་ཡང་། །བཀག་པ་རྣམས་ནི་སྤྱད་བྱས་ཀྱང་། །དགེ་སེམས་ཅན་ལ་སྡིག་མི་འགྱུར། །འདིར་མང་སྨོས་པ་ཅི་ཞིག་དགོས། །བླ་མ་དགྱེས་བྱེད་གང་ཡིན་བྱ། །མི་མཉེས་བྱེད་ཀུན་སྤོང་བ་ནི། །དེ་དང་དེ་ལ་འབད་དེ་བྱ། །དངོས་གྲུབ་སློབ་དཔོན་རྗེས་འབྲང་ཞེས། །རྡོ་རྗེ་འཛིན་པ་ཉིད་གསུང་བར། །ཤེས་ནས་དངོས་པོ་ཐམས་ཅད་ཀྱིས། །བླ་མ་ཡོངས་སུ་མཉེས་པར་བྱ། །བསམ་པ་དག་པའི་སློབ་མ་ནི། །དཀོན་མཆོག་གསུམ་ལ་སྐྱབས་སོང་ལ། །བླ་མའི་རྗེས་སུ་འཇུག་པ་འདི། །ཁ་ཏོན་བྱ་བར་སྦྱིན་པར་བྱ། །དེ་ནས་སྔགས་སོགས་སྦྱིན་པ་ཡིས། །དམ་ཆོས་སྣོད་དུ་བྱས་ནས་སུ། །རྩ་བའི་ལྟུང་བ་བཅུ་བཞི་ནི། །ཀློག་དང་འཛིན་པ་ཉིད་དུ་བྱ། །དེ་ལྟར་བླ་མའི་རྗེས་འཇུག་སློབ་མ་ནི། །མ་ལུས་ཕན་བསྐྱེད་སྐྱོན་མེད་འདི་བྱས་པའི། །དགེ་བ་མཐའ་ཡས་བདག་གིས་གང་བསགས་པ། །དེས་ནི་འགྲོ་རྣམས་མྱུར་དུ་རྒྱལ་གྱུར་ཅིག །བླ་མ་ལྔ་བཅུ་པ་སློབ་དཔོན་བྷ་བི་ལྷས་མཛད་པ་རྫོགས་སོ། །